1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Phân tích hiệu quả kinh tế cây Thanh Long hữu cơ và một số giải pháp phát triển sản xuất tại xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 24,96 MB

Nội dung

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trườngĐại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Phân tích hiệuquá kinh tế cây thanh long hữu cơ và một số

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NONG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA KINH TE

PHAN TÍCH HIỆU QUA KINH TE CAY THANH LONG HỮU

CO VA MOT SO GIAI PHAP PHAT TRIEN SAN XUAT TẠI XA HAM HIỆP, HUYỆN HAM THUAN BẮC

TINH BINH THUAN

BUI NGOC THIEN

LUAN VAN CU NHAN

NGANH PTNT VA KN

Thanh phé H6 Chi Minh

Thang 07/2006

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường

Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Phân tích hiệuquá kinh tế cây thanh long hữu cơ và một số giải pháp phát triển sản xuất

tại xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận” do Bùi Ngọc

Thiện, sinh viên khóa 28, ngành Phát triển nông thôn và Khuyến nông, đã bảo vệ

thành công trước hội đồng ngày

Giáo Viên Hướng Dẫn

TS PHẠM THANH BÌNH

Ký tên,ngày tháng năm 2006

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày tháng năm 2006 Ký tên,ngày tháng năm 2006

Trang 3

LỜI CÁM TẠ

Nước biển mênh mông không đong day tình mẹ

Mây trời lồng lộng chang phủ kín công cha

Công lao của cha mẹ thật to lớn, thật bao la suốt cuộc đời này con nguyện mãi

khắc cốt ghi tâm Cho con được bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến cha mẹ đã cho

con có được ngày hôm nay.

Không thay đồ mày làm nên

Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thay Cô trường Dai Học Nông Lâm TPHCM,

đặc biệt các Thầy Cô trong khoa Kinh Tế đã tận tụy giảng dạy và truyền đạt kiếnthức quý báu cho tôi trong quá trình học tập tại trường.

Cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Phạm Thanh Bình đã tận tâmgiúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các cô chú tại UBND xã Hàm Hiệp, phòng

NN huyện Hàm Thuận Bắc, cùng toàn thể bà con nông dân ở xã Hàm Hiệp đã tạođiều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ tôi tận tình trong thời gian thực tập.

Hoc thay không tay học bạnTôi xin chân thành cầm ơn các bạn cùng khóa đã nhiệt tình giúp đỡ, trao déi vớitôi trong suốt thời gian học tại trường cũng như thời gian tôi làm đề tài

Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn tất cả mọi người, xin nhận từ nơi tôi lòng

tri ơn sâu sắc.

Trang 4

NỘI DUNG TOM TAT

BÙI NGOC THIỆN, khoa Kinh Tế, Dai Hoc Nông Lâm Thành Phố HồChí Minh Tháng 07 năm 2006 Phân tích hiệu quả kinh tế cây thanh long hữu cơ

và mot số giải pháp phát triển sản xuất tại xã Hàm Hiệp huyện Ham Thuân Bắc

tinh Bình Thuận.

Bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, nghiên cứu tài liệu và vận dụng

các phương pháp tính toán xử lý số liệu với sự trợ giúp của các phần mềm Word,

Excel, Eview.

Đề tài nghiên cứu hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trìnhsản xuất, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ thanh long hữu cơ.

Xác định toàn bộ chi phí giai đoạn kiến thiết cơ ban, chi phí bình quân cho

1000 m? thanh long hữu cơ năm kinh doanh 2005 vu mùa và vụ nghịch

Thông qua các chỉ tiêu NPV, IRR, PP cho ta biết được hiệu quả sản xuấtcây thanh long hữu cơ và qua phân tích độ nhạy sẽ cho biết được tính rủi ro của

đự án.

Trên cơ sở phân tích hiệu quả kinh tế cây thanh long hữu cơ kết hợp với

tình hình thực tế tại địa phương tìm ra một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất

cây thanh long hữu cơ trên địa bàn xã Hàm Hiệp.

Trang 5

BUI NGOC THIEN, Faculty of Economics, Nong Lam University — Ho Chi Minh City, Month 07 Year 06 Anysing of the economic effecience organic

blue dragon and solutions for improving production in Ham Hiep commune,

Ham Thuan Bac district, Binh Thuan provice.

With approachs as the sampling survey, researching documents and using calculating method with support of Word, Excel, Eview software.

The thesis has been implemented in order to find out about the productive

siluation and characteristics, the figures affecting on economic effects of productions, harvest, maintenance and consumption organic blue dragon.

Determining all expenses in period basic contruction, average expenses of

a 1000 metre croping blue dragon in 2005, at a wrong time and the main crop in

the year.

Passing norms as NPV, IRR, PP to show blue dragon production effects

and analysing sensitivity to known risk’s project.

On foundating of analysis economic effect blue dragon tree and combining with fact’s local to find some solution so as to development production of blue

dragon trees on Ham Hiep commune.

Trang 6

MỤC LỤC

"¬ Trang Danh mục các chữ việt tat x Danh mục các bảng biểu xi Danh mục các hình xiii Danh muc phu luc

1.5.C4u trúc luận văn

Chương 2 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2.1 Cơ sở lý luận NHN NH FS + +> FF FW KF eK

2.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất thanh long hữu

cơ 6

2.1.2 Một số yêu cầu trong canh tác thanh long hữu cơ 7 2.1.3 Hiệu quả kinh tế 7

2.2 Phương pháp nghiên cứu 13

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 13 2.2.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu 13

2.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 13

2.2.4 Phương pháp tính khấu hao 13

2.2.5 Phương pháp tính bình quân 13

2.3 Nội dung điều tra 13 2.4 Tống hợp kết quả điều tra 14 Chương 3 Tổng quan 15

VI

Trang 7

3.1.1 Vị trí địa lý

3.1.2 Địa hình thé nhưỡng

3.1.3 Khí hậu - thời tiết

3.1.4 Nguồn nước - thủy văn

3.2 Tình hình kinh tế - xã hội

3.2.1 Diện tích đất đai

3.2.2 Tình hình dân số

3.2.3 Hệ thống giao thông thủy lợi

3.2.4 Chuyển đổi cơ cầu cây trồng

3.2.5 Tín dụng nông thôn

3.2.6 Máy móc

3.3 Một số đặc điểm về cây thanh long hữu cơ

3.3.1 Giống trồng

3.3.2 Khí hậu và đất trồng thanh long

3.4 Một số van đề thu hoạch và sau thu hoạch

3.4.1 Thu hocạch

3.4.2 Sau thu hoạch

Chương 4 Kết qua nghiên cứu và thảo luận

4.1 Thực trạng san xuất thanh long hữu cơ tại xã Hàm Hiệp

4.1.1 Tình hình chung

4.1.2 Vài nét về sản xuất thanh long theo hướng hữu cơ

4.1.3 Lợi ích của việc sản xuất thanh long theo hướng hữu cơ

4.1.4 Hạn chế của việc sản xuất thanh long theo hướng hữu cơ

4.1.5 Tiêu chuẩn của quả thanh long hữu cơ

4.1.6 Tăng cường sử dung phân hữu cơ dé tăng năng suất chất lượng

trái thanh long

4.1.7 Quyền lợi và nghĩa vụ của tỗ viên tham gia sản xuất thanh long

32

33 34 34

Trang 8

4.2.2 Kỹ thuật canh tác 34

4.3 Đặc điểm của các hộ trồng thanh long hữu cơ 37

4.4 Hiệu quả sản xuất thanh long hữu cơ 39

4.4.1 Xác định chi phí sản xuất bình quân của 1000 m” thanh long hữu

cơ giai đoạn kiến thiết cơ bản 39

4.4.2 Xác định chi phí sản xuất bình quân của 1000 m” thanh long hữu

cơ trong năm kinh doanh vụ mùa 2005 42

4.4.3 Xác định chỉ phí sản xuất bình quân của 1000 m” thanh long hữu

cơ trong năm kinh doanh vụ nghịch 2005 46

4.4.4 Xác định kết qua và hiệu quả kinh tế của 1000 m* thanh long

hữu cơ vụ chính và vụ nghịch trong năm kinh doanh 2005 50

4.4.5 Phân tích độ nhạy của yếu tố giá và sản lượng ảnh hưởng đến lợinhuận của 1000 m’ thanh long hữu cơ trong năm kinh doanh vụ mùa2005 53

4.4.6 Phân tích độ nhạy của yếu tế giá và sản lượng ảnh hướng đến

thu nhập của 1000 mỶ thanh long hữu cơ trong năm kinh doanh vụ mùa 2005

55

4.5 Tình hình tiêu thụ thanh long hữu cơ tại xã Hàm Hiệp 57

4.5.1 Tình hình biến động giá cả thanh long hữu co qua các năm kinh

4.7.3 Giải pháp về đầu tư cơ sé hạ tầng 61

4.7.4 Giải pháp công nghệ kỹ thuật 62

4.7.5 Giải pháp về nguồn vốn 624.7.6 Sự liên kết giữa 4 nhà 62

Vili

Trang 9

ư Chương 5 Kết luận và kiến nghị

5.1 Kết luận5.2 Kiến nghị

ix

63 63 65

Trang 10

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

weal Trung Tam

CN Công Nghiệp

NN Nông Nghiệp

NN-NT Nông Nghiệp - Nông Thôn

HĐH-CNH NN-NT Hiện Đại Hóa Công Nghiệp Hóa Nông Nghiệp Nông

Thôn

WTO Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World trade organization)UBND Ủy Ban Nhân Dân

TTTH Tính Toán Tổng Hợp

Trang 11

DANH MỤC CÁC BANG

Trang

Bảng 1 Cơ Cấu Các Loại Địa Hình của Xã Hàm Hiệp 15Bang 2 Co Cấu Dat Dai của Xã Hàm Hiệp Năm 2005 17Bang 3 Cơ Cấu Lao Động Xã Hàm Hiệp Năm 2005 18

Bảng 4 Thành Phần Chất Dinh Dưỡng Thực Tế Có trong 100gr Ăn Được củaThanh Long 22

Bảng 5 Kích Cỡ và Khối Lượng của Qua 30Bảng 6 Đặc Điểm của Các Hộ Trồng Thanh Long Hữu Cơ 37

Bảng 7 Tổng Hợp Ý Kiến của Nông Hộ Trồng Thanh Long Hữu Cơ 38

Bang 8 Chi Phí Vật Chất Đầu Tư Cho 1000 MỸ Thanh Long Hữu Cơ Giai Doan

Kiến Thiết Cơ Bản 39

Bảng 9 Chi Phí Lao Động Đầu Tư Cho 1000M? Thanh Long Hữu Cơ Giai Doan

Kiến Thiết Cơ Bản 40

Bảng 10 Cơ Cấu Chi Phí Đầu Tư Cho 1000 MỸ Thanh Long Hữu Cơ Giai Doan

Kiến Thiết Cơ Bản 41

Bảng 11 Chi Phí Vật Chất Bình Quân 1000 MỸ Thanh Long Hữu Cơ trong Năm

Kinh Doanh Vụ Mùa Năm 2005 42Bảng 12 Chi Phí Lao Động Bình Quân 1000 MỸ Thanh Long Hữu Cơ trong

Năm Kinh Doanh Vụ Mùa Năm 2005 43

Bang 13 Cơ Cầu Chi Phí Đầu Tư Cho 1000 MỸ Thanh Long Hữu Cơ trong NămKinh Doanh Vụ Mùa Năm 2005 44

Bang 14 Kết Quả và Hiệu Quả 1000 MỸ Thanh Long Hữu Cơ Kinh Doanh Vụ

Mùa Năm 2005 45

Bảng 15 Chi Phí Vật Chất Bình Quân 1000 MỸ Thanh Long Hữu Cơ trong Năm

Kinh Doanh Vụ Nghịch Năm 2005 46

Bang 16 Chi Phí Lao Động Binh Quân 1000 M Thanh Long Hữu Cơ trong

Năm Kinh Doanh Vụ Nghịch Năm 2005 47

XI

Trang 12

Bảng 17 Cơ Cấu Chi Phí 1000 MỸ Thanh Long Hữu Cơ trong Năm Kinh Doanh

Kinh Doanh 2005 Vụ Chính và Vụ Nghịch 51

Bảng 21 Sản Lượng và Doanh Thu của Thanh Long Hữu Cơ Trong Giai Doan

12 Nam 52

Bảng 22 Dòng Ngân Lưu của Cây Thanh Long Hữu Cơ 53

Bang 23 Độ Nhay Theo Lợi Nhuận của 1000 MỸ Thanh Long Hữu Co Kinh

Doanh Vụ Mùa Năm 2005 53

Bảng 24 So Sánh Tốc Độ Giảm Giá Bán và Tốc Độ Giảm Lợi Nhuận của Thanh

Long Hữu Cơ 54Bang 25 Độ Nhay Theo Thu Nhập của 1000 MỸ Thanh Long Hữu Co Kinh

Doanh Vụ Mùa Năm 2005 55

Bang 26 So Sánh Tốc Độ Giảm Giá Bán và Tốc Độ Giảm Thu Nhập của Thanh

Long Hữu Cơ 55

Bảng 27 Kết Quả Mô Hình Sản Xuất Thanh Long Hữu Cơ 56

Bảng 28 Biến Động Giá Ca Thanh Long Hữu Cơ Qua Các Năm Kinh Doanh 59

xii

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang Hình 1 Cơ Cầu Dat Dai Xã Hàm Hiệp Năm 2005 17Hình 2 Cơ Câu Lao Động Xã Hàm Hiệp Năm 2005 18

Hình 3 Cơ Cấu Chi Phí của 1000 MỸ Thanh Long Hữu Cơ trong Năm Kinh

Doanh Vụ Mùa Năm 2005 44

Hình 4 Cơ Câu Chỉ Phí của 1000 MỸ Thanh Long Hữu Co trong Năm Kinh

Doanh Vụ Nghịch Năm 2005 48

Hình 5 Kênh Tiêu Thụ Thanh Long Hữu Cơ tại Xã Hàm Hiệp 58

xiii

Trang 14

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Nông Hộ

XIV

Trang 15

CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐÈ

1.1 Sự cần thiết của đề tài

Bình thuận là miền đất của trái thanh long là một tỉnh có điều kiện tự

nhiên khó khăn với địa hình đổi núi, đất khô can, nhiều đồng bào dân tộc vàchuyển đổi kinh tế chậm Cây thanh long chính là lối thoát cho tỉnh Bình Thuận

phát triển kinh tế từng bước xóa đói giảm nghèo.

Cây thanh long có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ, được gọi tên là Pitaya

hay Pitahaya, là một trong những cây phổ biến rộng rãi nhất của họ Cactacear,

hiện nay đã có mặt trên cả 6 lục địa Sự cảm thụ quanh loại quả thần thoại này đãhình thành nên câu chuyện khá lý thú do các nhà thương lái châu Á dựng nên

Chuyện kể lại rằng loại qua này được tao ra từ hàng ngàn năm trước đo những

con rồng thở ra lửa Trong khi đánh nhau, lúc con rồng thở ra lửa thi cái mà nóthé ra sau cùng chính là quả Thanh Long.

Trước đây, cây thanh long chỉ ding làm cây cảnh vì màu hoa trắng, quả

xanh đỏ tươi rất đẹp mắt Nhưng đến năm 1990 được ưa chuộng rộng rãi và

người nông dân Bình Thuận đã bắt đầu chú ý cây thanh long sau đó mở rộng diệntích sản xuất vì quả thanh long có giá trị kinh tế rất cao

Cây thanh long rất dễ trồng nhanh phát triển tuy nhiên đòi hỏi kỹ thuật cao

và có sự đầu tư lớn Hàng năm vào tháng ba âm lịch nếu nông dân đầu tư tốt sẽ

nảy mầm và tạo ra quả thời gian nảy mam cho đến khi quả chín khoảng 48 ngày Đặc biệt khoảng từ năm 1995 đến nay nông dân trồng thanh long Bình Thuận đã

bắt đầu biết cách cho ra hoa trái vụ : dùng bóng đèn 60-75 W thắp sáng vào ban

đêm để tạo chuỗi quang đài kích thích ra hoa tạo quả Do vậy mà trái thanh long

Bình Thuận cho quả quanh năm đáp ứng thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và

ngoài nước.Tuy cây thanh long là loại cây ăn quả được trồng nhiều ở tỉnh Bình

Thuận từ rất lâu nhưng mới phát triển thành sản xuất hàng hóa trên mười năm

nay, những năm gần đây hiệu quả kinh tế từ trồng cây thanh long cao hơn nhiều

Trang 16

so với các loại cây trồng khác nên phong trào trồng cây thanh long phát triểnmạnh khắp cả tỉnh Hiện nay tỉnh Bình Thuận có hơn 7000 ha thanh long trong

đó có nhiều nhất là Hàm Thuận Nam hơn 3560 ha, Hàm Thuận Bắc hơn 1500 ha

với năng suất bình quân 19 tấn /ha/năm

Dù cây thanh long phát triển nhiều nhưng kỹ thuật canh tác chủ yếu dua

vào kinh nghiệm, theo lối tự học lẫn nhau của một số nhà vườn lâu năm đã tìm

tòi nghiên cứu, làm thực nghiệm trong thực tế đã có những kinh nghiệm tốt về kỹthuật canh tác, mang lại hiệu quả kinh tế cao Tuy nhiên việc phát triển cây thanhlong cùng với mặt tích cực đồng thời phát sinh một số mâu thuẫn, vướng mắcnhư năng suất vườn chưa cao, phẩm cấp thanh long loại đạt yêu cầu thị trường

xuất khẩu chưa nhiều và thiếu sự đồng đều, do đó thị trường xuất khẩu còn hạnchế và chưa thật ồn định, doanh thu vườn thanh long chưa cao.

Cũng vào những năm đầu trái thanh long xuất khẩu nhiều và có giá trị caođến thị trường Nhật Bản, nhưng từ khi cơ quan kiểm dịch thực vật Nhật Bản pháthiện có ruồi đục quả (2 loài:Bactrocera dorsalis và Bactrocera cucurbitea) trongthanh long được nhập khẩu từ Việt Nam, trái thanh long hoàn toàn không đượcnhập khẩu vào thị trường nước này và một số nước Châu Âu, Bắc Mỹ Âu trùngcủa ruồi đục quả những đường hầm đi rất sâu vào lòng quả, đo đó rất khó pháthiện những trái bị hại Vì vậy để tiếp tục đứng vững trên thị trường khó tính nhưNhật Ban, Chau Au thi trai thanh long phải đạt tiêu an toàn, sạch do đó việc sản

xuất thanh long hữu cơ dựa trên quy trình EurepGAP là một giải pháp cụ thể và

đáp ứng mọi tiêu chuẩn khi xuất khâu.

Thanh Long là một cây trồng chủ lực của tỉnh, việc mở rộng diện tích

trồng thanh long hữu cơ từng bước có đấu hiệu khả quan về mặt chuyển đổi cơ

cấu kinh tế Với mục đích mở rộng thị trường tiêu thụ, giới thiệu trái thanh long

đến toàn châu lục, một lần nữa trái thanh long hữu cơ đã và đang tiếp tục khang

định vị thế của mình trên đà cất cánh bay xa

Trang 17

1.2 Lý do chọn đề tài : nhu cầu phát triển mô hình thanh long hữu cơ tại xã

Hàm Hiệp

Hàm Hiệp là xã thuần nông, với điện tích nông nghiệp là 2410,60 ha,

chiếm 69,74% tổng diện tích tự nhiên trên toàn xã Hàm Hiệp là một xã trồngthanh long nhiều nhất của huyện Hàm Thuận Bắc, với vị trí địa lý thuận lợi đãtạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ thanh long Nông dân ở xã Hàm Hiệp

trước đây chủ yếu là canh tác lúa, trồng hoa mau và trồng cây thanh long Nhưng

từ khi được sự cho phép của chính quyên địa phương bà con đã mạnh dan chuyển

hướng từ cây lúa sang trồng cây thanh long bởi đặc tính sinh học của cây thanh

long thích nghỉ với điều kiện tự nhiên của xã Hàm Hiệp nên cho hiệu quả kinh tế

cao Hiện nay diện tích trồng thanh long ở xã Hàm Hiệp hiện nay là 565 ha, pháttriển cây thanh long, đối với xã Hàm Hiệp mang một ý nghĩa kinh tế, xã hội sâusắc, từng bước thay đổi bộ mặt trên địa bàn xã Đồng thời còn là động lực thúc

day sự phát triển đồng bộ các hoạt động dịch vụ, thương mại, giải quyết việc làm

cho lao động nông nhàn, nâng cao mức sống của người dân trên địa bàn xã Làmột xã đi đầu trong việc trồng cây thanh long hữu cơ với diện tích khoảng 80 ha,

mở ra hướng đi mới trong việc tiếp cận thị trường khó tính như Nhật Bản và

Châu Âu, trên địa bàn xã hiện nay đã từng bước mở rộng diện tích trồng cây

thanh long hữu cơ với hiệu quả kinh tế rất cao, cây thanh long bữu cơ đã trở

thành “trái vàng” của bà con nông dân xã Hàm Hiệp Được sự cho phép của khoa

Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm, tôi đã tiến hành nghiên cứu hiệu quả sản

xuất thanh long hữu cơ cùng với một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất tại xãHàm Hiệp để phục vụ cho đề tài “PHAN TÍCH HIEU QUA KINH TE CÂY

THANH LONG HỮU CƠ VÀ MOT SO GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN SAN

XUẤT TAI XA HAM HIỆP, HUYỆN HAM THUAN BAC, TINH BÌNH

THUẬN”.

Trang 18

1.3 Mục đích nghiên cứu

Phân tích hiệu quả cây thanh long hữu cơ trên cơ sở tìm hiểu các yếu tốliên quan đến vấn đề sản xuất và tiêu thụ thanh long hữu cơ tại xã Hàm Hiệp, tìmhiểu thực trạng sản xuất cây thanh long hữu cơ tại xã Hàm Hiệp

— Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến vấn đề sản xuất, thu hoạch, bảo

quần và tiêu thụ thanh long hữu cơ tại xã Hàm Hiệp trong năm kinh

doanh 2005.

— Phân tích hiệu quả kinh tế cây thanh long hữu cơ trong vụ chính và

vụ nghịch năm kinh doanh 2005.

- Đề ra một số giải pháp nhằm phát triển mở rộng sản xuất cây thanh

long hữu cơ trên địa bàn xã Hàm Hiệp.

1.4 Phạm vi nghiên cứu :

1.4.1 Không gian: tại xã Hàm Hiệp, thuộc huyện Hàm Thuận Bac, tỉnh Bình

Thuận.

Đề tài tiến hành điều tra trong hai vụ : vụ mùa và vụ nghịch với số mẫu 40

hộ sản xuất thanh long hữu cơ trong tổng số 60 hộ

1.4.2 Thời gian

Đề tài được thực hiện trong năm 2006.

1.5 Cầu trúc luận văn

Chương 1: Đặt van đề

Trình bày cơ sở của việc chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, nội dung và

phạm vi nghiên cứu đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Trình bày các khái niệm có liên quan, đưa ra các chỉ tiêu kết quả - hiệu

quả và sau cùng là các phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, cùng với một số

vấn đề thu hoạch và sau thu hoạch trên địa bàn xã.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trang 19

Trình bày cụ thể về tình hình sản xuất thanh long hữu cơ trên địa bàn xã,

xác định chi phí đầu tư sản xuất bình quân 1000 m” thanh long hữu cơ ở từng giai

đoạn, từng mùa vụ

Tính toán các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả tương ứng thông qua đó có một

số giải pháp nhằm phát triển sản xuất thanh long hữu cơ trên địa bàn xã

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Nêu lên các kết quả của quá trình nghiên cứu và từ đó đưa ra một số kiến

nghị nhằm giải quyết các mặt còn hạn chế cũng như tạo điều kiện thuận lợi choviệc sản xuất thanh long hữu cơ.

Trang 20

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

- 2.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất thanh long hữu cơ

Để sản xuất thanh long hữu cơ được thành công ta phải xét đến các yếu tốảnh hưởng đến quá trình sản xuất của người nông dân như :

Yếu tố tự nhiên : Đất đai, thời tiết, khí hậu, nguồn nước mỗi mộtyếu t6 đều có vai trò quan trọng nhất định phù hợp với từng loại cây trồng.

Yếu tế về vốn : Trong sản xuất nông nghiệp thì vốn là một yếu tốquan trọng giúp người nông dân có điều kiện sản xuất, nhưng trongsản xuất thanh long hữu cơ thì vốn có vai trò quyết định vì việc đầu

tư ban đầu là rất lớn giúp cho việc nâng cao hiệu quả cũng như mở

rộng diện tích trồng thanh long hữu cơ.

Yếu tố vé thị trường tiêu thụ : Nếu cho vốn là điều kiện cần thì thịtrường tiêu thụ là điều kiện đủ, vì vậy thị trường tiêu thụ là yếu tốrất quan trọng quyết định người dân có nên tiếp tục sản xuất và mở

rộng quy mô điện tích hay không Yếu tố kỹ thuật : Đây cũng là yếu tố quan trọng, vì trồng thanh long

hữu cơ đòi hỏi quy trình kỹ thuật cao hơn những cây trồng khác,

góp phần nâng cao năng suất cây trồng cũng như việc xây dựng mô

hình canh tác phù hợp với nhu cầu của thị trường nhằm mang lại

hiệu quả kinh tế ngày càng cao.

Yếu tố về xã hội : Dân số, trình độ học van, tập quán canh tác

góp phan quan trọng quyết định phương thức canh tác phù hợpnhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao

Trang 21

2.1.2 Một số yêu cầu trong canh tác Thanh Long hữu cơ

Do tính chất và quá trình canh tác khác nhau nên mỗi loại cây có nhữngyêu cầu riêng biệt phù hợp cho từng quy trình sản xuất, đối với cây thanh long

+

hữu cơ thì có một số yêu cầu trong canh tác như sau :

Không sử dụng phân chuồng tươi (không qua ủ và chưa hoai mục hoàn toàn) dé bón trực tiếp cho thanh long hữu cơ.

Nên bón phân chuồng trước mỗi vụ thuận và vụ nghịch, tránh sử dụng phân chuồng cho vườn thanh long khi đang mang trái, đặc biệt giai đoạn trái gần thu hoạch.

Nếu nhà vườn tự ủ phân chuồng thì cần phái xây dựng và đặt bể ủphân đảm bảo cách ly, không gây ô nhiễm cho vườn trồng và

nguồn nước.

Thường xuyên cắt ngắn cành thanh long, đầu cành thanh long phải

cách mặt đất ít nhất từ 30-40 em để hạn chế trái tiếp xúc với mặt

đất.

Không được sử dụng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý để tưới

cho thanh long Tránh tưới trực tiếp lên trái nếu nguồn nước không

đảm bảo.

Trong vụ thuận do cây ra hoa và trái liên tục nên cần có thời gian

cách ly tối thiểu 5-7 ngày trước thu hoạch đối với việc bón phân

hóa học.

Không để phân hóa học và phân chuồng tiếp xúc hay dính vào tráithanh long trong quá trình bón phân.

Không quá lạm dụng sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng (GA3)

và phân bón lá, phải có thời gian cách ly tối thiểu, tức là lần phun

cuối cùng trước thu hoạch tối thiểu là 5 ngày

2.1.3 Hiệu quả kinh tế

, Khai niém hiéu qua kinh té trong Nong nghiép: Hiéu qua kinh té trong

y NN là tổng hợp các chi phi và lao động để tạo ra sản phẩm nông nghiệp Như vậy

hiệu quả kinh tế NN được thể hiện bằng cách so sánh kết quả sản xuất đạt được

Trang 22

với giá trị lao động và chỉ phí vật chất bỏ ra Trong đó yếu tế lao động là yếu tốquan trọng của nền kinh tế nông nghiệp, đây là yếu tố tạo ra mọi của cải, giá trị

lao động cũng tạo ra sản phẩm thặng dư trong lý luận cũng như trong sản xuất

thực tế.

Ý nghĩa:Trong sản xuất kinh tế bất kỳ một doanh nghiệp Nhà Nước, đơn

vị kinh tế tư nhân hay kinh tế cá thể nào đều có mối quan tâm hàng đầu là khôngngừng nâng cao hiệu quả kinh tế Việc xác định hiệu quả kinh tế là hết sức cần

thiết tạo ra sự ổn định cho nghành sản xuất, tạo khả năng phát triển nghành, tăng

thu nhập cho người lao động cho xã hội tất nhiên cũng đem lại lợi nhuận cho đơn

vị kinh tế tạo điều kiện cho tái sản xuất mở rộng Trong nên kinh tế hiện nay hiệu

quả kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng nó quyết định sự sống còn của đơn vịkinh tế hay nghành sản xuất Đơn vị nghành NN nói chung và nghành trồng trọt

nói riêng nâng cao hiệu quả kinh tế có nghĩa là tăng năng suất lao động, nâng caochất lượng sản phẩm và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực : nhân lực, vật lực, tài

lực hiện có của địa phương.

Bản chất: Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan, được sử dụng

ở một hình thái kinh tế xã hội Ở đó người ta so sánh hiệu quả với chỉ phí bỏ ra

để đạt được kết quả đó Hiệu quả kinh tế nói lên sự ràng buộc các mối quan hệ

kinh tế xã hội nhất định : quan hệ sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng Nói lên

tăng giảm về chỉ phí và kết quả sản xuất đạt được Hiệu quả kinh tế là một phạm

trù luôn gắn liền với quá trình sản xuất vật chất, là phạm trù tương đối phức tạp

cả về nội dung lẫn hình thức Đối với bat kỳ đơn vị kinh tế nào, kể cả kinh tế hộgia đình thì điều kiện đầu tiên là phải có vốn và các tư liệu sản xuất Vốn là một

yếu tổ cơ bản nhất của quá trình sản xuất kinh doanh, nói lên quy mô sản xuất

kinh doanh của đơn vị Chỉ khi đáp ứng về vốn thì hiệu quả kinh tế mới được

nhắc đến.

Vai trò kinh tế nông hô :Nông thôn nước ta đóng vai trò hết sức quan

trọng trong tiến trình thực hiện CNH, HĐH đất nước.Các chủ trương chính sách

của Đảng và Nhà Nước đang tập trung đây mạnh phát triển NN và NT, CNH

-HDH NN và NT là tiền đề để phát triển cả nước Nông nghiệp, nông thôn đóng

Trang 23

vai trò đặc biệt quan trọng nhằm giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm, cho

cả nước, đặc biệt là lương thực cho quốc gia, cho dự trữ và cho xuất khẩu

Hơn thế nữa, hộ nông dân và xã hội nông thôn còn là nguồn cung cấp lao độngđồi dào để phát triển các nghành nghề ở nông thôn nói riêng và đáp ứng nhu cầu

cung cấp lao động cho nghành CN, du lịch dé góp phan phát triển NN và NT

Định hướng phát triển kinh tế nông hô :Trong nền kinh tế thị trường, dékích thích nhanh hàng hóa nông sản cho nhu cầu trong nước va cho xuất khẩu.Nhà Nước, TW, địa phương và các cơ quan hữu quan cần có định hướng tạo điều

kiện cho kinh tế hộ phát triển, giải quyết mọi nguồn lực từ nông hộ nông thônNhà Nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường đầu vào và đầu ra của quátrình sản xuất theo hướng đa dạng hóa cây trồng ở nông hộ Muốn vậy, cần phảiđịnh hướng rõ ràng sản phẩm hàng hóa và thị trường tiêu thụ sản phẩm Bên cạnh

đó cần phải có chính sách trợ giá vật tư kỹ thuật, giá mua nông sản nhằm giúpnông hộ có thị trường đầu ra ổn định Với một thị trường én định sẽ là nhân tốtích cực để tăng thu nhập và tích lũy vốn cho quá trình tái sản xuất để mở rộng ở

nông thôn.

Đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào trong sản xuất nhằm nâng cao

năng suất cây trồng, giảm chỉ phí và nâng cao năng suất lao động nông nghiệp

Hiệu qua kinh tế của cây thanh long hữu cơ đối nông hô: Là cây manglại hiệu quả kinh tế cao, có giá trị thương phẩm cao, phù hợp với nhu cầu phát

triển của thị trường tiêu thụ và phù hợp với phương thức canh tác hiện nay của

nông dân.

- Trồng thanh long hữu co sử dung được sức lao động nhàn rỗi trong

nông dân, góp phan giải quyết công ăn việc làm, thúc đẩy các

nghành nghề thương mại phát triển (thu mua thanh long hữu cơ,

cung ứng vật tư, phân bón)

_ Sử dụng ngày một tết hơn quỹ dat đai của hộ gia đình

- Da dạng hóa nguồn nông sản của địa phương, tránh rủi ro trong sản

xuất nông nghiệp.

— Thâm nhập vào thị trường tiềm năng có lợi nhuận cao

Trang 24

— Đem lại lợi nhuận cao, thu nhập cao hơn từ trái thanh long hữu cơ.

_ Sản xuất sản phâm được bền vững

— Môi trường làm việc an toàn cho người lao động và cho cả gia đình.

Các chỉ tiêu xác định kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất:

Hiệu quả kinh tế: Là việc nông hộ sử dụng hợp lí các yếu tế đầu vào như:

Phân bón, lao động, kỹ thuật nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người

nông dân Xác định hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa chỉ phí bỏ ra đầu tư chohoạt động sản xuất và hiệu qua đạt được tir sự đầu tư đó

Để đánh giá kết quả - hiệu quả của cây thanh long hữu cơ , chúng ta sử đụng các

hệ thống chỉ tiêu:

Tổng chỉ phí đầu tr (TC).

TC = chỉ phí lao động (V) + chi phí vật chất (C ) + Thuế

V: làm đất, gieo trồng, chăm sóc thu hoạch, tưới tiêu

C: phân bón, giống, thuốc dưỡng

Giá trị tổng sản lượng(GT) Là chỉ tiêu tổng hợp bằng tiền mặt, phan ánh

kết quả lao động sản xuất cây trồng trên một đơn vị điện tích, hay kinh doanh của

Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí lao động nhà.

Tỷ suất lợi nhuận theo chỉ phí Tỷ suất này cho biết cứ một đồng chỉ phísản xuất bỏ ra trong quá trình sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷsuất này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao

Ty suất lợi nhuận theo chi phi = Lợi nhuận / Tổng chi phí

Tỷ suất thu nhập theo chỉ phí Là chỉ tiêu cho biết cứ mỗi đồng vốn đầu

tư trong quá trình sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập được tạo ra

10

Trang 25

Tỷ suất thu nhập theo chỉ phí = Thu nhập / Tổng chỉ phí

Giá trị hiện tại ròng( NPV:Net present Value) Còn gọi là hiện giá

thuần NPV là tổng giá trị hiện tại của mỗi dong tiền trong suốt thời gian thực

hiện dự án Dự án trong nghiên cứu này là quá trình đầu tư để xây dựng vườn

cây Là giá trị hiện tại của một dòng ngân lưu.

3 (Bi-C)NPV=-=2

Nôi Suất Thu Hồi Vốn: (IRR:Inernal Rate of Return)

Đây là thước đo hữu ích dé đánh giá giá trị của dự án đã được ngân hàng thế giớidùng để phân tích tài chính và phân tích kinh tế của dự án Được thể hiện theo tỉ

lệ phần trăm (%) Dự án được chấp nhận thường có suất thu nợ nội tại cao hơn

chi phí co hội của vốn Hầu hết các nước đang phát triển đều chọn suất thu lợinội tại vào khoảng 8 — 16% Chỉ tiêu này được quan tâm khi người nông dân đầu

Trang 26

=—————— =: man

TRR được tính từ công thức:

>5 (Œ-C) NPy=4— - = 0

(+r)!

Chỉ tiêu thời gian hòa vốn:( PP:Pay — back Period)

PP là thời gian cần thiết để thu hồi đầy đủ khoản vốn đã đầu tư vào dự án

PP được tính như sau:

PY tich lũy nam m= PV(0) + PV()+*‹cco-see¿ + PV(m) > 0.(a)

PV tích lũy năm m -1 = PV(0) + PV(1) + +PV(m-1)<0.(-b)

PP=(m-l)năm+X tháng.

Với x=12 :

a+b

Chỉ số chiết khấu: Thường chọn lãi suất ngân hàng

Cơ sở lập bảng ngân lưu

- Vong đời của dự án trồng thanh long hữu cơ được chọn là 12 năm

Ngân lưu vào:

— — Tổng doanh thu thời kì KDSX

- Ở đây không tinh giá trị thanh lý vườn cây và các sản phẩm phụ.Ngân lưu ra gồm:

_ Máy móc thiết bị

- Tổng chi phí đầu tư theo từng thời ki của dự án

Ngân lưu ròng = Ngân lưu vào — Ngân lưu ra.

Cơ sở phân tích độ nhạy Phân tích độ nhạy là nhằm phân tích những bat trắc, rủi ro của một hay nhiều yếu tố như giá cả, sản lượng, chi phí đầu tư đến

mức sinh lợi của dự án Cần thiết phân tích độ nhạy vì toàn bộ giá trị thu thập

trong tương lai chỉ là dự báo Mục đích của phân tích độ nhạy nhằm giúp thẩm

định lại tính hiệu quả của dự án, trong các trường hợp có sự biến động khác nhau

về giá cả, sản lượng từ đó giúp chủ đầu tư chủ động trong dự án của mình.Phân tích độ nhạy giúp cho nhà đầu tư xem và hình dung ra vấn đề.

12

Trang 27

2.2 Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được thu tập tại phòng thống kê huyện, phòng địa chính,

phòng nông nghiệp của xã Bên cạnh đó, có bổ sung các số liệu ở phòng nông

nghiệp huyện và niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận.

Số liệu sơ cấp được điều tra trực tiếp từ nông hộ sản xuất thanh long hữu

cơ thông qua bảng câu hỏi đã soạn sẵn kết hợp với tham khảo ý kiến, kinh

nghiệm của những nhà vườn lâu năm tại địa phương Ngoài ra còn tham khảo

thêm các tài liệu sách báo có liên quan đến nội dung nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu

Chọn ngẫu nhiên 40 hộ sản xuất thanh long hữu cơ để đại diện cho tổng

thé 60 hộ, sử dụng số liệu thu thập được để làm cơ sở tính toán

2.2.3 Phương pháp xử lý thông tin

Chuyển đổi số liệu thô từ bảng điều tra thành số liệu tỉnh Sau đó, liệt kê,

tính toán mô tả, phân tích thông qua phần mềm Word, Excel, chạy hàm trong

phần mém Eviews

2.2.4 Phương pháp tính khấu hao

Để đơn giản trong đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp tính khấu hao

theo đường thẳng.

2.2.5 Phương pháp bình quan

Sản lượng và giá bán năm kinh doanh của thanh long hữu cơ được tính

theo phương pháp bình quân qua các đợt thu hoạch trong năm.

2.3 Nội dung điều tra

Để xác định được kết quả của việc sản xuất thanh long hữu cơ tiến hành

điều tra sản xuất thanh long hữu cơ nông hộ

— Điều tra toàn bộ chỉ phí trong thời kỳ xây dựng cơ bản bao gồm vật

chất và lao động.

— Điều tra toàn bộ chỉ phí trong năm kinh doanh vụ mùa và vụ nghịch

năm 2005

13

Trang 28

- Điều tra toàn bộ năng suất, sản lượng, diện tích của từng vườn

thanh long hữu cơ

— Điều tra giá cả thanh long hữu cơ qua từng đợt trái dé có thể tính

bình quân cho cả vụ

2.4 Tổng hợp kết quá điều tra

Từ kết quả điều tra, tiến hành tổng hợp số liệu để tính toán chỉ phi, năngsuất giá cả cho từng vụ thu hoạch

Từ kết quả trên tiến hành tính toán các chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả kinh tế

của vụ mùa và vụ nghịch năm kinh doanh 2005.

14

Trang 29

CHƯƠNG 3TỎNG QUAN

3.1 Điều kiện tự nhiên

— Phia Đông :giáp xã Phong Nam - thành phế Phan Thiết

— Phía Tây : giáp xã Mương Man - huyện Hàm Thuận Nam

= Phía Nam : sông Cà Ty

— _ Phía Bắc : giáp xã Hàm Liêm - huyện Hàm Thuận Bắc

3.1.2 Địa hình thé nhưỡng

Xã Hàm Hiệp có hai dạng địa hình chính : địa hình đồng bằng phù sa và

địa hình vùng gò.

Bảng 1 : Cơ Cấu Các Loại Địa Hình của Xã Hàm Hiệp

Loại địa hình Diện tích (ha) Cơ câu (%)

Đồng băng phù sa 1667,00 48,22

Vùng gò 1789,80 51,78

Tông điện tích tự nhiên 3456,80 100,00

Nguôn tin: Ban nông nghiệp xã

Xã hàm hiệp chủ yếu có hai loại đất chính : thịt pha cát và đất thịt Tầngcanh tác tương đối nhẹ và dày, thuộc loại phù sa cổ, không có bồi đắp hàng năm.Chất dinh dưỡng trong đất nghèo, độ PH = 4,5

Nhìn chung về địa hình và thổ nhưỡng ở đây rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và

phát triển của các loại cây ăn quả, đặc biệt là cây thanh long

Trang 30

3.1.3 Khí hậu - Thời tiết

Hàm Hiệp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng mang nét đặc trưng của chế độ khí hậu bán khô hạn vùng cực Nam Trung Bộ, với hai mùa rõ

rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng

4 năm sau.

3.1.4 Nguồn nước - Thủy văn

Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt : chủ yếu là nước mưa, nước giếng và

một số hộ sử dụng nguồn nước máy được cung cấp từ nhà nước máy nước ở

thành phế Phan Thiết.

Nguồn nước phục vụ cho sản xuất : đa số các hộ nông dân trong xã đều có

nước giếng để phục vụ cho việc tưới tiêu vào mùa khô, trong mùa mưa thì có

nước mưa nên người dan rất ít tưới, trên địa bàn xã có hồ Sông Quao, suối Cam

Hang, suối Lạng và sông Cà Ty.

3.2 Tình hình kinh tế xã hội

3.2.1 Diện tích đất đai

Bảng 2 : Cơ Cấu Đất Dai của Xã Hàm Hiệp Năm 2005

Loại dat Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Cây ăn quả 340,00 14,10

Cây điều 48,00 2,00đ)Nuôi trồng 1,00 0,42

Trang 31

Qua bảng trên ta thấy điện tích đất nông nghiệp là 2410,60 ha, chiếm tỷ lệ

là 69,74 % tổng điện tích đất tự nhiên trên toàn xã.Trong đó điện tích cây hàng

năm là 1431,60 ha, chiếm tỷ lệ 59,39% tổng diện tích đất nông nghiệp, trong đó

l cây lúa là 756,10ha chiếm tỷ lệ 31,37%, cây khác là 550,00ha chiếm tỷ lệ

22,81%, Rẫy là 125,50 ha chiếm tỷ lệ 5,12% Diện tích cây lâu năm là 868,00ha,chiếm tỷ lệ 36,01% tổng diện tích đất nông nghiệp, trong đó cây thanh long là

480,00 chiếm tỷ lệ 19,91%, cây ăn quả là 340,00ha chiếm tỷ lệ 14,10%, cây điều

là 48,00 ha chiếm tỷ lệ 2,00% Điều này cho thấy đa số người dân ở đây sốngbăng nghề nông nghiệp

Hình 1: Cơ Cấu Dat Dai của Xã Hàm Hiệp Năm 2005

14,61% Fi =

Đât chưa sử dụng

m Đất chuyên dùng 12,79%

ee 2,42%

/O Đất lâm nghiệp

n Đất thé cư

mw Đất nông nghiệp 69,79%

Nguồn tin:Ban nông nghiệp xã3.2.2 Tình hình dân số

Qua nguồn điều tra của xã Hàm Hiệp vào năm 2005 thì xã có 2500 hộ,

gồm 10.919 nhân khẩu Đại đa số người đân ở đây sống bằng nghề nông và thanhlong là loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn xã

LZ

Trang 32

Bang 3: Cơ Câu Lao Động của Xã Hàm Hiệp Năm 2005

Chỉ tiêu Số lượng(Người) Cơ câu(%)

1 Tổng sô hộ 2145

2 Tổng số nhân khẩu 10919 100

3 Tổng số lao động 5784 52,97

a Chia theo nganh nghé 5784 100

Lao động nông nghiệp 5014 86,71 Lao động phi nông nghiệp 5015 10,89

Lao động ngành nghề khác 630 24

b Chia theo giới tinh 5784 100

Nam 2732 47,23

Nữ 3052 52,77

ề Chia theo độ tuổi 5784 100

Lao động trong độ tuôi 4997 86,39 Lao động ngoài độ tuôi 787 13,61

Nguồn tin:Ban dân sô xã Hàm HiệpQua bảng cho thấy, ting số lao động của xã Hàm Hiệp là 5784 người,chiếm tỉ lệ 52,97% tổng số nhân khẩu của xã, lao động nông nghiệp là 5015ngudi, chiém ti 16 86,71% tổng số lao động của xã, lao động phi nông nghiệp là

630 người, chiếm tỉ lệ 10,89% tổng số lao động của xã, lao động ngành nghề

khác là 139 người, chiếm tỉ lệ 2,40% tổng số lao động của xã Lao động nông

nghiệp của xã Hàm Hiệp chiếm tỉ lệ rất cao, điều này sẽ thuận lợi cho việc trồng

và chăm sóc Thanh long, do Thanh long là loại cây trồng đòi hỏi sự chăm sóc rất

Trang 33

3.2.3 Hệ thống giao thông thủy lợi

Hệ thống giao thông

—. Đường bộ: Hệ thống đường liên thôn dài 58 km, nối dai từ thôn đến

xã và 6 km đường liên xã, nối liền thành phố Phan Thiết Mặc dù là

đường liên thôn nhưng có kết cấu tốt, thuận tiện vận chuyến vào

mùa mưa.

= Đường sắt: Có ga Phú Hội nằm trong địa bàn xã, nên việc mua bán,

vận chuyển hàng hóa đi khắp nơi rất thuận tiện

= Phương tiện vận tải: Nhân dân trong xã sử dụng nhiều loại phương

tiện khác như nhau như máy kéo, xe công nông, xe bò, xe thé

Nhìn chung điều kiện giao thông vận tải ở xã rất thuận tiện cho việc sảnxuất và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là cho việc thu mua thanh long.

Hệ Thống Thủy Loi : xã Hàm Hiệp một phần năm trong công trình của

sông Quao, có hệ thống kênh mương nội đồng tương đối tốt, din nước từ hai

suối: suối Cẩm Hang chảy từ Hàm Cần về xã Hàm Hiệp và bào suối Lạng lấynước từ Cà Ty đưa về xã Hàm Hiệp.

3.2.4 Chuyển đồi cơ cấu cây trồng

Để nâng cao sự hiểu biết cho bà con nông dân phát triển kinh tế hộ gia

đình, trong năm 2005, hội nông dân xã đã phối hợp với TTKN tỉnh Bình Thuận

đã tổ chức 20 lớp tập huấn và có 815 người tham dự Đặc biệt là các lớp tập huấn

— Tập huấn cải tạo vườn Điều tại thôn Đại Lộc có 45 người tham gia

— Tập huấn phòng trừ dich bệnh, sâu đục be trên cây lúa

— Trạm khuyến nông Hàm Thuận Bắc phối hợp với chính quyền địa

phương triển khai thực hiện “Mô hinh thâm canh vườn thanh long kinh doanh tăng thu nhập `.

19

Trang 34

= Đặc biệt là chương trình diễn đàn khuyến nông @ công nghệ lần 7

chuyên đề: GAP Thanh Long

3.2.5 Tín dụng nông thôn

Hoạt động quỹ tín dụng nhân dân xã Hàm Hiệp phát triển khá mạnh, tổng

vốn hoạt động hiện nay là 6 tỷ đồng, toàn xã có 900 lượt hộ vay vốn chiếm

45,59% số hộ trong toàn xã.

Hội nông dân xã đã phối hợp cùng ngân hàng huyện thành lập được 5 tổ

vay vốn, gồm 36 người, ngoài ra hộ nông dân còn phối hợp với quỹ tín dung xã

giải quyết cho hộ nông dân vay nuôi bò sinh sản Đây là điều kiện thuận lợi giúp

người dân vay vốn đơn giản hơn về thủ tục thông qua hội Nông Dân, người dân

có vốn san xuất, 6n định sản xuất, giúp hộ nghèo vượt lên hoàn cảnh khó khăn,

hộ khá, giàu ngày càng tăng.

3.2.6 Máy móc

Theo điều tra của thống kê xã, hiện nay có đến 90% hộ nông dân trên địa

bàn xã đã trang bị máy móc để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, đa phần các

loại máy móc có động cơ, công suất nhỏ như : môtơ tưới, máy phát điện, máydiesel Ngoài ra còn có các loai máy như máy tuốt lúa, xe công nông, máy xaysat nhin chung công việc trong xã phần lớn áp dụng máy móc thiết bị vào sản

xuất.

Hiện nay trên toàn địa bàn xã có trên 500 máy điện thoại, trung bình 5 hộgia đình có 1 máy điện thoại, có đến 95,64% hộ sử dụng điện lưới quốc gia

3.3 Một số đặc điểm về cây thanh long

Cây thanh long có nguồn gốc từ các vùng sa mạc thuộc Mêhicô vàColombia, trong các cánh rừng tự nhiên, ở đây có nhiều giống xương rồng mọcrất lâu đời Có hai loại xương rồng quả ăn được : xương rồng hình vợt và xương

rồng hình cây nến.

Trồng ở Việt Nam là loại Hylocerreus Undus, giống này được du nhập

vào Việt Nam từ rất lâu, nhân dân gọi là thanh long Trước đây cây thanh long

được trồng như một loại cây cảnh và trồng để ăn trái trong vườn tap gai đình, qua

thanh long chưa phải là sản phẩm hàng hóa Sau này khi hương vị qua được

20

Trang 35

nhiều người biết đến, cùng với sự ưa chuộng loại quả đơm trên bàn thờ có màu

đỏ đẹp, thanh cao, cùng với sự phát triển của nông sản hàng hóa, sự chuyển dịch

cơ cau cây trồng, thanh long được phát triển mạnh

yếu hơn và không bằng thanh long ở Bình Thuận.

3.3.2 Khí hậu và đất trồng thanh long

Khí hậu : thanh long thuộc giống cây vùng nhiệt đới khô Yêu cầu nhiệt

độ trung bình cao từ 21 — 29 °C, tối đa không quá 38 — 40° C Lượng mưa thích

hợp nhất trung bình từ 600 - 2000mm, luân chuyển hai mùa mưa và mùa khô.Lượng mưa quá cao sẽ làm rụng hoa và trái non Thanh long chịu bạn nhưng lạichịu nóng kém, để đạt sản lượng cao, thanh long cần đủ ánh sáng

Đất đai : nhìn chung thanh long không kén đất, phạm vi trồng khá rộng,nhưng tốt nhất đất ít bị nhiễm phèn, mặn, chọn vùng đất chủ động nước tướitrong mùa khô, thoát nước tốt trong mùa mưa Đất có tang canh tác là dat thịt,thịt pha hay cát pha đều được nhưng có độ dày canh tác từ 30 — 50cm trở lên mới tốt, thích hợp với độ PH từ 4 - 5.

21

Trang 36

Bang 4: Thanh Phần Chất Dinh Dưỡng Thực Tế Có trong 100gr Án Được

của Thanh Long

Thịt trái Thành Thịt tráiThành phần (mg/100gr) phan (mg/100gr)

Nang lượng 6757 Natri 2,9

Nguôn tin: Phòng phân công nghệ sau thu hoạch TP.HCMTrong qua thanh long chứa nhiều nước, các chất khoáng như Ca, Fe, Mg,

P, Na Với chất dinh dưỡng phong phú, ngọt dịu, mát bổ nên nhiều người ưa

chuộng.

3.4 Một số vấn đề thu hoạch và sau thu hoạch

3.4.1 Thu hoạch

Vườn thanh long thâm canh tốt thường sẽ cho 6 lứa trái trong một năm ở

vụ chính, mỗi lứa cách nhau khoảng một tháng Trên một cây thanh long có khi

lứa trái này gối lên lứa trái sau

Trái thanh long có ba lần chín lại, thường phải thu hoạch khi màu của vỏchuyên từ màu xanh sang màu đỏ độ được khoảng ba ngày Tuy nhiên tùy mục

đích thu hái để chọn thời điểm thích hợp, đảm bảo vận chuyển xa không bị hỏng.Nói chung trái chín kĩ thì to, nặng hơn và ngọt hơn tuy nhiên vỏ trái sau khi hái

xuống nhanh bị héo, nhìn không hap dẫn, loại này thường tiêu dùng nội dia

3.4.2 Sau thu hoạch

Phân loại : phân loại tại nhà vườn theo yêu cầu của nhà thu mua Tuy

nhiên tiêu chuẩn sau đây được Phân viện Công Nghệ sau thu hoạch dự thảo đề

xuất.

- Loại 1:

Trọng lượng trái trên 300g.

22

Trang 37

Trái không bị vết của nắm hay côn trùng gây hại

Trái sạch, hình dáng đẹp, có vỏ màu đỏ trên 70% diện tích trái và lang.

Khoang mũi không sâu quá 1 cm, và trái không có mũi nao lồi lên

Tai ở cuối đầu thắng, cứng, xanh và dài trên 1,5 cm

Thịt trái có màu trắng và cứng, hột màu đen.

Trái không có vết thương tổn cơ giới hay bị thâm và không có đốm xanhhay không bị vết cháy do nắng hay phun thuốc hóa học

— Loại 2:

Trọng lượng trái trên 300g.

Trái có tối đa 3 vết nhỏ do côn trùng gây hại nhưng không bị vết nấm

Trái sạch dạng hình đẹp,vỏ có màu đỏ đều trên trái ít nhất 70% diện tích

trái.

Khoang mũi không sâu quá 1,5cm

Tai cứng và xanh tối thiểu còn 2/3.

Trái không có vết thương tổn cơ giới hay bị thâm và không có đốm xanh

hay bị vết cháy do nắng hay phun thuốc hóa học

- Loai 3: hang dat

Là loại qua không đạt tiêu chuẩn của loại 1 và loại 2

Nhãn hiệu : thanh long — nơi sản xuất — Việt Nam Bảng ghi số trái trong

thùng và ngày đóng gói Trọng lượng thực cia thùng: 5kg.

Bên trong thùng có vách ngăn riêng của từng trái, có bao bọc bằngPolyetylen có 10 lỗ với đường kính 1cm hoặc trái được bao bằng lướiPolystiren

tránh tổn thương cơ giới.

23

Trang 38

Vận chuyến : thanh long nên được vận chuyển lúc trời mát tốt nhất trongnhững Cotainer lạnh 5° C và độ thông khí 20 — 25m” /giờ.

Báo quản : Phương pháp điều chỉnh thành phần không khí: nguyên tắcphương pháp này làm tăng nồng độ khí Cacbonic và giảm nồng độ Oxyzen trongkhông khí chung quanh trái để giảm hô hấp trái Trái được bao bằng bao Polyetylen có duc 20 — 30 16 bằng kim băng và hàn kin bao Kỹ thuật này kết hợp

với nhiệt độ lạnh (5°C), thanh long có thé bảo quan tươi 40 — 50 ngày Thanh

long có thé bảo quản trong PE có độ thấm khi 4000ml/giờ/m” ở nhiệt độ 10°C,

thời gian bảo quản 35 — 4Š ngày.

Điều kiện bảo quan: nhiệt độ 5°C, độ âm 90%

Kiểm tra điều kiện bảo quản và vận chuyển: đặc biệt với nhiệt độ, các nhà

xuất nhập khẩu nên sử dụng nhiệt kế tự động theo dõi ghi nhận những thay đổi

nhiệt độ trong quá trình vận chuyển, bảo quản đặt bên trong kho lạnh, container.Kết qua kiểm tra được phân tích trên máy vi tinh.

Nếu giữ trái ở điều kiện bình thường và nhiệt độ không khí 25- 30°C cóthể tồn trữ được 10 — 12 ngày Những trái chín trên cây có thể giữ được 7 ngàykhi không tác động bằng các chất treo trái Trái bảo quản lạnh ở nhiệt độ 3 - 6°C

có thể được 25 ngày.

24

Trang 39

CHƯƠNG 4KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.Thực trạng sản xuất thanh long hữu cơ tại xã Hàm Hiệp

4.1.1 Tình hình chung

Thanh long hữu cơ là loại cây trồng mới dựa trên nền tang sản xuất thanh

long theo hướng cũ nhưng khác về qui trình sản xuất, cũng như biện pháp canh

tác trước đây Thanh long hữu cơ có giá trị kinh tế cao hơn nhiều với so với

thanh long theo hướng cũ.

Cây thanh long hữu cơ đã được nông dân trong xã Hàm Hiệp đầu tư thâmcanh, cải tiến kĩ thuật trồng, chọn hom, tưới nước, bón phân, dưỡng quả, cắt tỉacành ngọn, chong đèn kích thích ra hoa trái vụ và cuối cùng là khâu thu hoạch và

bao quản Cây thanh long hữu cơ cho hoa, kết trái quanh năm do đó thị trườngtrong nước và xuất khẩu luôn có thanh long hữu cơ, người dân có thu nhập từ 7 —

9 lứa trong một năm Cây thanh long hữu cơ ngày càng khẳng định định trongđịnh được thế đứng vững mạnh của mình trên vùng đất của xã Hàm Hiệp

Về mặt xã hội: từ khi tỉnh có chủ trương chuyển địch từ điện tích lúa gòcao, một vụ năng suất thấp và đẩy mạnh việc cấp quyền sử dụng đất cho bà con

nông dân, đã khuyến khích được mọi tiềm năng, nguồn lực lao động ở nông thôn,

tổ chức tín dụng vào sản xuất Vấn đề việc làm, yên tâm sản xuất, ổn định đờisống, vùng nông thôn dan được giải quyết, bộ mặt nông thôn có chuyển biến tíchcực, hộ giàu tăng lên rõ rệt, hộ nghèo hầu như không có

4.1.2 Vài nét về sản xuất thanh long theo hướng hữu cơ

Những năm trước 1994, trái thanh long hữu cơ đã được xuất khẩu và cógiá trị kinh tế cao đến thị trường Nhật Bản, nhưng từ khi cơ quan kiểm dịch thựcvật Nhật Bản phát hiện có ruồi đục quả (hai loài: bactrera dorsalis và bactroceracucurbitae) trong thanh long nhập khẩu từ Việt Nam, trái thanh long hoàn toànkhông được nhập khẩu vào thị trường này và một số nước Châu Âu, Bắc Mỹ

Rudi đục quả gây hại trên trái thanh long là trở ngại chính trong việc mở rộng thị

Trang 40

trường xuất khẩu thanh long Ngoài ra thời gian bảo quản thanh long cũng là một

trở ngại rất lớn cho thị trường xuất khẩu, thanh long khi hái xuống chi dé được

hơn một tuần, nếu bảo quản lạnh cũng chỉ được một thang Do đó thị trường xuất

khẩu chủ yếu là sang các nước châu Á như Trung Quốc, Đài Loan vì thời gianvận chuyến ngắn và thị trường ở đây rất dễ tính Nhưng hiện nay Châu Âu là mộtthị trường day tiềm năng đề xuất khâu thanh long, tuy nhiên thời gian vận chuyểndai, nếu vận chuyên bằng hàng không thì rất tốn kém (một tan vận chuyển đường

hàng không có chi phí bằng vận chuyển tám tấn vận chuyển bằng đường biến) vàđiều kiện kiểm dịch ở thị trường này rất chặt chẽ.

Vì vậy xu hướng của thị trường tiêu thụ thanh long đa dạng hơn bắt đầuxuất hiện nhu cầu của thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ Nhu cầu tiêu đùng ngày

càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng, mẫu mã của thanh long, trong đó nhu cầuthực tế về sản phẩm an toàn, sản phẩm hữu cơ ngày càng tăng Mặt khác một xu

hướng hợp tác của những người sản xuất và hợp tác giữa họ với nhà tiêu thụ cũng

được đặt ra như một xu thé phát triển và tiến bộ trong kinh tế thị trường

Trước tình hình đó, trung tâm SEDEC (trung tâm khuyến khích phát triểnkinh tế xã hội), phối hợp với trung tâm khuyến nông Bình Thuận, chỉ cục bảo vệ

thực vật Bình Thuận, viện Khoa học kĩ thuật miền Nam, viện công nghệ sau thu

hoạch để tìm cách giái quyết cho vấn đề giữ được cho trái thanh long bảo quảnđược lâu hơn, thích hợp cho việc vận chuyển đi xa, đó là phương thức sản xuất

theo hướng hữu cơ.

Phương thức sản xuất thanh long hữu cơ được các hộ nông dân xã HàmHiệp bắt đầu áp dụng từ năm 1999, đã tổ chức nhiều lớp tập huấn và được sự

phối hợp của nhiều cơ quan như trung tâm SEDEC, hội Nông Dân, các Doanh nghiệp tư nhân

và các hộ nông dân sản xuất thanh long theo hướng hữu cơ gồm 60 thành viên

tham gia thành lập hợp tác xã thanh long hữu cơ Phú Hội.

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, công việc tham gia vào sân chơi

lớn như WTO được nhận định như chuẩn bị đi ra biến lớn mà con thuyền “GAP

thanh long” sẽ gặp không ít khó khăn Như chúng ta đã biết các sản phẩm đi vào

26

Ngày đăng: 19/12/2024, 22:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN