1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Phân tích trở ngại đối với sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại huyện Hóc Môn, TP.HCM

82 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Trở Ngại Đối Với Sản Xuất Và Tiêu Thụ Rau An Toàn Tại Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Gia Thịnh
Người hướng dẫn TS. Lê Quang Thịnh
Trường học Nong Lam University
Chuyên ngành Phát Triển Nông Thôn
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2006
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 27,32 MB

Nội dung

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trườngĐại Học Nông Lân Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Phân tích các trở ngại đối với sản xuất và tiêu thụ rau an

Trang 1

he AukUv

BO GIAO DUC VA DAO TAO

ĐẠI HOC NONG LAM TP.HÒ CHÍ MINH

KHOA KINH TE

(rrr

| ĐẠI HOC NOMP LAM TP.HCM

| THU vIÊN

PHAN TÍCH CAC TRO NGAI DOI VOI SAN XUẤT VA

TIEU THU RAU AN TOAN TAI HUYEN HOC MON

TP HO CHi MINH.

NGUYEN GIA THINH

LUAN VAN CU NHANNGANH PHAT TRIEN NONG THON

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 07/2006

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường

Đại Học Nông Lân Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Phân tích các

trở ngại đối với sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại huyện Hóc Môn, thành phố

Hồ Chí Minh” do Nguyễn Gia Thịnh, sinh viên khóa 28, ngành Phát Triển Nông Thôn, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Lê Quang Thông

Người hướng dẫn,

Ký tên, ngày tháng năm 2006.

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ký tên,ngày tháng năm 2006 Ký tên ngày tháng năm 2006

Trang 3

LOI CAM ON

Bang sự nỗ lực lớn của ban thân và sự giúp đỡ tận tình của quý Thay, Cô, Cán bộ và bạn bè, bây giờ tôi đã hoàn tất luận văn tốt nghiệp cử nhân của mình.

Trước hết, tôi xin gới lời cảm ơn vô cùng sâu sắc đến thầy TS Lê Quang

Thông về sự giúp đỡ tận tình và sự thông cảm sâu sắc mà thầy đã giành cho tôi.

Tôi cũng xin cảm ơn các Thầy Cô ở các khoa và bộ môn đã nhiệt tình

giảng dạy cho tôi trong những năm học đại học.

Xin cảm on anh Hải và các anh ở phòng Kinh Tế huyện Hóc Môn đã tạo

điều kiện cho tôi thực tập

Xin cảm ơn các cô chú nông đân ở Hóc Môn đã nhiệt tình cung cấp thông tin cho tôi trong khi thu thập số liệu và xin cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ tôi

hoàn tất luận văn này

Thủ Đức, ngày 06 tháng Ø7 năm 2006

Nguyễn Gia Thịnh

Trang 4

NOI DUNG TOM TAT

NGUYEN GIA THỊNH, Khoa Kinh Tế, Dai Hoc Nông Lâm Thành phố

Hồ Chí Minh Tháng 07 năm 2006 Phân tích các trở ngai đối với sản xuất và tiêu

thụ rau an toàn tại huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh.

Phát triển rau an toàn là một chương trình quan trọng của Tp Hồ Chí Minh Sản xuất rau an toàn phát triển mạnh vẻ điện tích, sản lượng và cả hình

thức tổ chức sản xuất ở thành phố Hồ Chí Minh, nhất là Củ Chi, Bình Chánh,

Hóc Môn.

Ở huyện Hóc Môn, việc sản xuất rau an toàn gặp khó khăn hơn các huyện

khác, thể hiện qua hiệu quả của sự hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Đề tài được thực hiện với mục đích tìm ra khó khăn mà các hộ sản xuất rau an toàn đang gặp phải và có giải pháp khắc phục Kết quả nghiên cứu:

Hiệu quả kinh tế từ cây rau an toàn tương đối cao, lợi nhuận của hộ trồng

rau ăn lá là 1.279.760đ/tháng còn đối với hộ trồng đậu bắp là 3.056.730đ /hộ/vụ ;

Các nông hộ vẫn còn gặp khó khăn, nhất là ở khâu thị trường Người tiêu

dùng khó phân biệt giữa rau an toàn và rau thông thường trong khi người mua sỉ

thì không cần phân biệt giữa rau an toàn và rau thông thường;

Từ đó, lợi thế cạnh tranh của rau an toàn không cao, không khuyến khích

nông hộ đầu tư mô hình nhà lưới tiên tiến và làm cho lợi nhuận của các nông hộsản xuất — bán lẻ bị thiệt hại 28.953đ/ngày/hộ;

Nguyên nhân dẫn đến trở ngại trên là do người tiêu dùng chưa có cách

phân biệt rau an toàn với rau thông thường Giải pháp được đề xuất dé khắc phục trở ngại này là xây dựng một chiến lược tạo điểm phân biệt và khuyếch trương

sản phâm rau an toàn.

Trang 5

NGUYEN GIA THINH, Faculty of Economics, Nong Lam University —

Ho Chi Minh City July 2006 Analyzing difficulties of farm households

producing safe vegetables in Hoc Mon district, Ho Chi Minh City.

This study focus on determining difficulties of farm households

producting safe vegetables in Hoc Mon district, Ho Chi Minh City Using data

gathered from 52 producers and 30 customers this study achieved following

results:

The most difficulty that households faces in safe vegetables production is how to make customers distinguish which is safe vegetables and then they could

be willing to pay higher for it Secondly, middlemen costumers seems don’t care

about the difference between safe and unsafe vegetables.

That difficulty reduces competition capacity of safe vegetables, doesn’t

encourage producers to invest “nha luoi” modern and also causes producers

Trang 6

1.1 Sự cần thiết của đề tai

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.3 Các giả thiết nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu.

CHƯƠNG 3 TONG QUAN

3.1 Tổng quan về huyện Hóc Môn

3.1.1 Điều kiện tự nhiên3.1.2 Điều kiện kinh tế3.1.3 Điều kiện xã hội3.2 Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn ở thành phố Hồ

3.2.3 Công tác phát triển vùng sản xuất rau an toàn

3.2.4 Tổ chức sản xuất và tiêu thụ rau an toàn 3.2.5 Kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV và dư lượng

thuốc trừ sâu

3.2.6 Nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản

xuất rau an toàn

Trang Vili

PRWWNNE REM

Đb

aA

==o ~11

12

18 15

15 17

Trang 7

3.2.7 Định hướng phát triển sản xuất rau an toàn của

CHƯƠNG 4 KET QUA NGHIÊN CUU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ rau an toàn ở các nông hộ

4.1.1 Đặc điểm các nông hộ sản xuất rau an toàn

4.1.2 Kết qua và hiệu quả sản xuất

không phân biệt giữa rau an toàn và rau thông thường”.

4.3.1 Nguyên nhân của sự không phân biệt giữa RAT

5.3 Vấn đề mà đề tài chưa giải quyết được

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

26

27 27

27 31

31 bal 33 39

40

40 45

61

Trang 9

DANH MỤC CÁC BANG

Bang 1 Diện Tích Và Số Hộ Trồng Rau An Toàn Huyện Hóc Môn

Bảng 2 Phân Bố của Mẫu Điều Tra

Bảng 3 Cơ Cấu các Dạng Địa Hình Huyện Hóc Môn

Bảng 4 Hệ Thống Sông Rạch Chính của Huyện Hóc Môn

Bảng 5 Cơ Cấu Kinh Tế Huyện Hóc Môn

Bảng 6 Cơ Cầu Kinh Tế Nông Nghiệp Huyện Hóc Môn

Bảng 7 Cơ Cấu Sử Dụng Đất Huyện Hóc Môn

Bang 8 Các Loại Cây Trồng ở Huyện Hóc Môn

Bảng 9 Cơ Cấu Diện Tích và Dân Số Huyện Hóc Môn

Bang 10 Cơ Cấu Lao Động Theo Ngành Nghé ở Huyện Hóc Môn

Bảng 11 Đời Sống Dân Cư Huyện Hóc Môn

Bảng 12 Kết Quả Công Nhận Vùng Rau An Toàn

Bảng 13 Kết Quả Thực Hiện Công Tác Phát Triển Diện Tích Rau An

Toàn

Bảng 14 Kết Quả Công Tác Theo Dõi Sử Dụng Thuốc Trừ Sâu trong

Rau

Bang 15 Cơ Cầu Rau Chung của Hóc Môn Vụ Đông Xuân năm 2006

Bảng 16 So Sánh Diện Tích Và Sản Lượng của Rau An Toàn với Rau

Bảng 19 Phân Bố Hộ Sản Xuất Rau An Toàn theo Chủng Loại Rau

Bảng 20 Chi Phí Cố Dinh Của các Nông Hộ Trồng Rau Ăn Lá Ngắn

Trang 10

Bang 21 Chi Phí Lưu Động của các Nông Hộ Trồng Rau Ăn Lá Ngắn

Bang 24 Chi Phí Lưu Động/Vụ Đậu Bap

Bảng 25 Hiệu Quả Kinh Tế của Trồng Đậu Bắp

Bảng 26 Các Trở Ngại của các Hộ Trồng RAT

Bang 27 Nhu Cầu Phân Biệt Rau An Toàn — Rau Thường của Những

Người Mua Sỉ

Bảng 28 Nhu Cầu cề Rau An Toàn Của Người Tiêu Dùng

Bảng 29 Tiêu Chuẩn Lựa Chọn Rau của Người Tiêu Dùng

Bảng 30 Lý Do Không Dau Tư Nhà Lưới của các Hộ Trồng Rau An

Bảng 31 Mức Sẵn Lòng Trả của Người Tiêu Dùng Đối Với RAT

Bảng 32 Lợi Nhuận Thu Được Ứng với Mỗi Mức Giá Bán

Bảng 33 Thông Tin Về Rau An Toàn Người Tiêu Dùng Nắm Được

Bang 34 Dấu Hiệu Dé Người Tiêu Dùng Xác Định 1 Gian Hàng Bán

54

37

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Sản Phẩm của các Hộ Trồng Rau

An Toàn Huyện Hóc Môn

Trang

39

Trang 13

CHƯƠNG 1

ĐẶT VAN DE

1.1 Sự cần thiết của đề tài

Từ khi thực hiện chương trình rau an toàn (năm 1996) đến nay, diện tích

rau an toàn tăng mạnh ở Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn Các huyện này được

quy hoạch là nguồn chính cung cấp rau an toàn cho thành phố đến năm 2010.Hiện nay, những vùng rau ngoại thành mới chỉ đáp ứng 30% cho thành phó, còn

lại phải nhập từ các tỉnh như Đà Lạt, Tây Ninh, Long An

Khi mà ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân được nâng cao thìnhu cầu rau an toàn là rất lớn nhưng diện tích rau an toàn của thành phố khôngphát triển nhanh như dự kiến Hơn nữa, các nông hộ sản xuất rau an toàn còn gặprất nhiều khó khăn về đầu tư sản xuất và tiêu thụ Nhiều công ty thu mua ngừng

việc thu mua sản phẩm cho nông dân, nhiều nông hộ chuyển từ trồng rau an toànsang trồng cây khác, giá rau an toàn bán ở các chợ không khác với giá rau thôngthường làm giảm hiệu quả sản xuất của nông hộ, không khuyến khích họ tiếp tục

đầu tư Thực trạng trên đã đặt ra câu hỏi:

“ Các nông hộ trồng rau an toàn đang gặp phải những trở ngại gì?

- Cac trở ngại đó anh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ra sao?

- Để khắc phục các trở ngại trên thì phải làm thé nào ?

Đề tài “Phân tích các trở ngại đối với sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại

huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh” có mục đích tìm hiểu, phân tích các

trở ngại đối với sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở các hộ nông dân và xây dựnggiải pháp để khắc phục các trở ngại đó

Đề tài này được thực hiện tại 3 đơn vị sản xuất rau an toàn là tổ DânThắng 1 xã Tân Thới Nhì, tổ 14 Xuân Thới Sơn và Hợp Tác Xã Ngã Ba Giồng ởXuân Thới Thượng huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh Từ kết quả nghiên

cứu ở huyện Hóc Môn có thể suy rộng ra toàn thành phố vì Hóc Môn là vùng rau

Trang 14

an toàn theo quy hoạch của thành phó, và tình trạng sản xuất, tiêu thụ rau an toàn

ở các huyện ngoại thành cũng giống nhau

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cho các nông hộ sản xuất rau an

toàn những khuyến cáo dé khắc phục trở ngại ho đang gặp phải Bên cạnh đó, các

kết quả nghiên cứu có thể là tư liệu để các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước

chức năng tham khảo và có những hỗ trợ tích cực cho nông dân trong việc khắc

phục các trở ngại.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn ởcác tổ trên dia bàn huyện Hóc Môn, dé tài sẽ xác định các yếu tế gây trở ngại chosản xuất và tiêu thụ rau an toàn trồng ở các hộ nông dân và tìm ra một số giảipháp khắc phục trở ngại, góp phần làm tăng diện tích rau an toàn ở huyện Hóc

- Xây dựng các giải pháp dé khắc phục trở ngại

1.3 Giả thiết nghiên cứn

Thông qua các phương pháp thu thập thông tin như: phỏng vấn nhữngngười cho thông tin chủ chốt(KIP), phỏng vấn sâu nông dân, tham khảo các tư

liệu thứ cấp trên các nghiên cứu trước và phương tiện thông tin đại chúng, dé tài

đã xây dựng các giả thiết cho các mục tiêu nghiên cứu như sau:

Trở ngại chính trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn mà các nông hộ đang

gặp phải là ở khâu thị trường, trong đó, người mua lẻ không thể phân biệt giữa

RAT — RTT dù họ muốn và người mua sỉ xem RAT và RTT là như nhau dù họbiết rõ mỗi loại rau

Trở ngại trên làm cho khả năng cạnh tranh của rau an toàn kém hơn rau

thông thường, lợi nhuận thu được không khuyến khích các hộ đầu tư theo mô

Trang 15

hình trồng rau an toàn nhà lưới tiên tiến và người trồng rau an toàn phải chịu một

khoản thiệt hại.

1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

1.4.1 Giới hạn không gian: huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chi Minh.

1.4.2 Giới hạn thời gian: các vụ trồng từ năm 2000 đến 2005

1.5 Cấu trúc của luận văn

Chương 1: Mở Dau Chương này nên sự cần thiết của van dé nghiên cứu,

mục tiêu nghiên cứu, các giả thiết nghiên cứu và giới hạn về không gian, thời

gian của đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Trong chương này,đầu tiên, tác giả trình bày những kết quả nghiên cứu trước đây và thông tin từ các

phương tiện thông tin dai chúng về van đề nghiên cứu dé từ đó nêu lên được nétmới của dé tài này Sau đó, dé tài trình bay các cơ sé lý thuyết được áp dungtrong dé tài, các phương pháp chon mẫu, thu thập và xử lý số liệu

Chương: Tổng quan Chương này trình bày điều kiện tự nhiên, kinh té, xã

hội của địa bàn nghiên cứu (huyện Hóc Môn) và các thông tin cơ bản về sản xuất,tiêu thụ RAT ở thành phố Hồ Chí Minh và huyện Hóc Môn

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Trong chương này, tác giả

mô tả đặc điểm của các nông hộ sản xuất RAT, kết quả và hiệu quả sản xuất củamột số loại RAT điển hình Trọng tâm của chương này chính là liệt kê các trở

ngại mà hộ sản xuất RAT đang gặp phải và tìm ra trở ngại quan trọng nhất Phân

tích tác động của trở ngại chính được chọn và xây dựng giải pháp để khắc phục

trở ngại đó.

Chương 5: Kết luận, kiến nghị Chương này nên các kết luận về tình hìnhchung sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, trở ngại quan trọng nhất của các nông hộ,ảnh hướng của nó và giải pháp khắc phục

Trang 16

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Kết quả nghiên cứu của các đề tài trước về vấn đề rau an toàn

Trồng rau an toàn trong nhà lưới dùng nhiều phân chuồng hơn, ngoài nhàlưới dùng nhiều phân hữu cơ hơn Sản xuất ngoài trời có chỉ phí sản xuất cao hơn

Trồng trong nhà lưới thì cải có thu nhập cao hon, còn rau muống và rau dén thitrồng bên ngoài có thu nhập cao hơn (Vĩnh, 2004)

Kết quả và hiệu qua sản xuất rau an toàn cao hơn rau thông thường do các chiphí về phân bón, thuốt Bảo vệ thực vật của rau an toàn ít hơn (Mai, 2005)

Các lý do dẫn đến sự chậm trễ của thị trường rau an toàn là hiểu biết củangười tiêu đùng còn hạn chế, động cơ và thói quen sử dụng rau Nhu cầu san phẩmrau an toàn ở thành phố rất lớn nhưng nguồn cung chưa đáp ứng được Kênh phân

phối của rau an toàn còn chưa rộng rãi làm hạn chế tiêu thụ rau an toàn của người

tiêu dùng (Tường, 2003).

2.1.2 Thông tin về rau an toàn từ các phương tiện truyền thông đại chúng

Trồng rau trong lồng nhà lưới có thể đạt 12 vụ trong năm và năng suất cũngvượt lên gấp 3, 4 lần Chẳng những thé, công cán, chi phi cho lứa rau bên ngoài nhà

lưới cũng cao hơn rất nhiều lần do trời nắng, phải tưới nước nhiều hơn Nếu đầu tư

nhà lưới sẽ phải trang bị cả hệ thống vòi tưới thì sẽ giải quyết được khâu nước- yếu

tố quyết định năng suất (Dat, 2004)

Mô hình nhà lưới hiện nay còn quá đơn điệu, nguyên tắc cứng nhắc nênkhông áp dụng rộng rãi cho các loại đất đai thổ nhưỡng khác nhau của các nơi Giá

thành một nhà lưới khép kin còn quá cao, từ 10 đến 15 triệu đồng cho 1.000mỶ, sốtiền này với người trồng rau hiện nay quá cao Mặt khác, giá rau trong và ngoài nhà

lưới vẫn bị đánh đồng với nhau cũng là nguyên nhân tác động không nhỏ làm cho

cánh nông dân chưa mặn mà với nhà lưới (Đạt, 2004).

Trang 17

Diện tích rau an toàn tại vùng quy hoạch ở các xã Tân Quy Tây, Tân Phú

Trung, Tân Thới Nhì, Xuân Thới Thượng không phát triển nhanh như dự kiến.Trong khi các huyện ngoại thành còn hơn 10.000 ha đất trồng rau thì một số đơn vịkinh doanh vẫn phải mua thêm ở các tỉnh giáp ranh khác Dù đầu ra khá ổn định

nhưng điện tích rau chưa phát triển như dự kiến là do chi phí đầu tư khá cao nênkhông phải hộ nào cũng có điều kiện để xây dựng nhà lưới, hệ thống tưới để trồngrau an toàn Cũng vì chi phí sản xuất cao nên giá thành 1 kg rau an toàn thường caohơn rau bình thường cùng loại vài ngàn đồng, đo vậy chỉ có một bộ phận nhỏ người

tiêu dùng có mức thu nhập cao mới mua rau an toàn cho bữa ăn hàng ngày (Hạ,

2005).

Đa số người tiêu dùng rất quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm, nên họthích mua RAT tại các siêu thị vì biết được nguồn gốc của nhà sản xuất Chính sự

thuận lợi về mặt cầu nên diện tích trồng và lượng RAT tiêu thụ tại Tp Hồ Chí Minh

thời gian qua đã tăng đáng kể Xã Tân Phú Trung, Củ Chỉ còn thành lập 1 liên tô va

1 hợp tác xã sản xuất RAT, hoạt động công nghiệp có trang bị máy tính, máy fax và

website dé giới thiệu và giao dịch sản phẩm (Cường, 2004)

Năm 2005, thành phố Hồ Chí Minh tăng điện tích gieo trồng RAT lên 8.000

ha, với sản lượng tương đương 160.000 tan Dé cải thiện đầu ra cho sản phẩm RAT,hiện tại nhiều đơn vị kinh doanh cũng đã hướng đến việc xuất khâu Mới đây, liên tổsản xuất RAT Tân Phú Trung đã ký hợp đồng xuất khẩu 5.000 tấn rau đay sang thịtrường Nhật Hiện tại mỗi tháng Sao Việt xuất khẩu sang thị trường Nga 1,5 tắn khổqua, 2,5 tấn gắc và 700 kg môn bạc hà Riêng mặt hàng bắp cải, giữa tháng 12 nàySao Việt cũng sẽ xuất container đầu tiên sang Nga (Cường, 2004)

Một nghịch lý của chương trình phát triển RAT của TPHCM hiện nay là: thịtrường thì lớn, nhưng người trồng “than” không có đầu ra, còn các điểm kinh đoanhthì bảo không tìm được nguồn hàng Don cử như Trung tâm Sao Việt, hiện dang đầu

tư, bao tiêu cho 50 hộ nông dân ở Bình Chánh và Đà Lạt dé trồng RAT trên điệntích 20 ha Mỗi ngày cung cấp cho thị trường TP từ 2,5-3 tan RAT và được bày ban

tại 10 cửa hàng của trung tâm Thế nhưng mỗi năm Sao Việt phải chịu lỗ hơn 2 tỉđồng từ chương trình này do khó khăn trong tiêu thụ (Cường, 2004)

Trang 18

Kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu trên hơn 3.100 mẫu rau củ quả các loại lấy

từ các địa bàn sản xuất rau, chợ đầu mối, những don vị cung ứng rau qua , Chi cụcbảo vệ thực vật TP HCM đã phát hiện có 37 mẫu vượt giới hạn cho phép, trong đóđến 34 mẫu là rau sạch, rau an toàn (Anh, 2005)

Năm 2003, khi thành phố Hồ Chí Minh triển khai chương trình rau an toàn,

Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang đã tiên phong, ký kết hợp đồng kinh tế

với nông dân xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh đầu tư vốn, kỹ thuật, bao tiêu sản

phẩm với phương châm bảo đảm lợi nhuận én định cho nông dân, để thực hiện mô

hình sản xuất rau an toàn Năm 2003 công ty lỗ 1,4 tỉ đồng, năm 2004 lỗ 1,8 tỉ đồng

và năm 2005 lỗ 770 triệu đồng Tổng cộng 3 năm, số lỗ ma công ty đầu tư vào kinhdoanh rau sạch xấp xi 4 ti đồng, tương đương kinh phí mỗi năm dành cho công tác

khuyến nông trên địa bàn TPHCM (Cường, 2006)

2.1.3 Sự khác biệt của nghiên cứu này

Rau an toàn là vấn đề đã được nghiên cứu bỡi nhiều đề tài trước đây Do đó

khi nghiên cứu đề tài này, tác giả đã cố gắng để có được những nét mới trên cơ sở

kế thừa các nghiên cứu trước và phù hợp với tình hình thực tế

Nhìn chung, các đề tài khóa trước khi nghiên cứu về sản xuất và tiêu thụ rau

an toàn, tác giả thường chú trọng vào miêu tả đặc điểm nông hộ và tính toán kết quảsản xuất như lợi nhuận, thu nhập và hiệu quả sản xuất như tỉ suất lợi nhuận/chỉ phí,doanh thu/chi phí Những yếu tố ảnh hưởng đến kết qua, hiệu quả sản xuất rau an

toàn hoặc là những khó khăn mà các nông hộ đang gặp phải không được phân tích

rõ Do đó, những đề tài trên đừng lại ở việc cung cấp thông tin mà không đưa ra

được khuyến cáo giúp người sản xuất giải quyết những vấn đề trọng tâm hiện nay

Đề tài “ Phân tích các trở ngại đối với sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ởhuyện Hóc Môn”, tập trung vào tìm hiểu các trở ngại mà các nông hộ đang gặp phải

và tác động của nó đến sản xuất, tiêu thụ rau an toàn Từ đó, sẽ xây dựng hướng giải

quyết Mục đích chính của dé tài là đưa ra các khuyến cáo giúp các nông hộ giải

quyết các khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

Phần 2.1.2 đã nêu ra các thông tin xung quanh vấn đề sản xuất và tiêu thụ rau

an toàn Bên cạnh các thông tin khả quan vê sản xuât rau an toàn, còn có nhiêu

Trang 19

vướng mac, khó khăn trong sản xuất — tiêu thụ Do đó, mục đích nghiên cứu và nộidung của đề tài này tương đối phù hợp với thực tế và có tích thời sự.

2.1.4 Văn bản pháp luật liên quan đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

Thành phố đã có chủ trương triển khai chương trình sản xuất rau an toàn từ

năm 1996 (Thống báo số 395/TB-ỤB ngày 2/04/1996 của UBND Thành phó), thành

lập Ban chi đạo sản xuất rau an toàn (Quyết định số 2958/ QD-UB-KT ngày 19/06/1996) và giao nhiệm vụ cụ thé cho một số sở ngành như: Nông nghiệp - PTNT, Khoa học - CN MT, Thương mại, Hội Nông dân tổ chức vận nông dân sảnxuất và tiêu thụ rau an toàn

Bộ Nông nghiệp - PTNT đã ban hành "Quy định tạm thời về sản xuất rau an

toàn" (Quy định số 67/1998-BNN-KHCN ngày 28/4/1998) với yêu cầu nội chất của

sản phẩm rau phải dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn của các tổ chức Quốc tế FAO, WHO hoặc của một số nước tiên tiến như Nga, Mỹ Chỉ tiêu nội chất được

quy định cho rau gồm có các chỉ tiêu về dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng Nitrate(NO3), hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu Cu, Pb, Hg, mức độ nhiễm vi sinh

vật gây bệnh (Ecoli, Samonella) và ký sinh trùng đường ruột (trứng giun đũa

-Asiaris).

UBND Thanh phố đã có chi thị số 37/1998/CT-UB-KT ngày 16/10/1998 về

việc triển khai thực hiện Quyết định số 67/QD-BNN-KHCN của Bộ trưởng Bô

Nông nghiệp - PTNT trên địa bàn Thành phố Đây là cơ sở pháp lý cho việc khảo

sát, quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, xác định các vùng đất có khả năng sảnxuất đồng thời đề xuất các biện pháp khả thi cho việc sản xuất-tiêu thụ sản phẩm rau

an toàn trên địa bàn thành phố, đáp ứng nhu cầu và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu

dùng, xây dựng nền nông nghiệp sạch và bén vững

Ngoài những văn bản trên, còn có một số văn bản pháp luật khác quy định về

rau an toàn như : chỉ thị 08/1999/CT-TTg ngày 15/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ

về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ; nghị

định 46/CP ngày 6/8/1996 của Chính phi quy định về việc xử phạt vi phạm hànhchánh trong lĩnh vực quan lý nhà nước về y tế ; quyết định số 867/1998/QĐ-BYTngày 4/4/1998 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với

Trang 20

lương thực, thực phẩm ; chỉ thị 24/CT-UB-KT ngày 29/8/1997 của UBND TP HCM

về việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá, trong đóphân công cho ngành Nông nghiệp chịu trách nhiệm về quản lý đối với dư lượng

thuốc trừ sâu trong rau quả

2.1.5 Rau an toàn

Khái niêm Rau an toàn là rau mà dư lượng thuốc hóa học, số lượng vi sinh

vật, dư lượng đạm Nitrat va du lượng kim loại nặng ( chì, thủy ngân, kẽm, đồng)

không vượt quá tiêu chuẩn cho phép Hàm lượng tồn dư của các chất trên được quyđịnh bỡi các tổ chức FAO WHO và các nước tiên tiến như Nga, Mỹ và được trình

bày ở phụ lục 1.

Điều kiện dé được sắn xuất và công nhận là vùng sản xuất rau an toàn.Theo quy định về tiêu chuẩn công nhận vùng rau an toàn kèm theo quyết định số 84ngày 15 tháng 4 năm 2002 của giám đốc sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thônthành phố Hồ Chí Minh, vùng rau đạt tiêu chuẩn an toàn, phải hội đủ các điều kiện

về sản xuất, kỹ thuật và tổ chức

Về điều kiện sản xuất, vùng rau an toàn phải có diện tích canh tác tập trung

theo đơn vị hành chánh là ấp, liên ấp hoặc xã và nằm trong vùng quy hoạch pháttriển rau an toàn của Thành phố, không gần nơi bị ô nhiễm như khu công nghiệp,

bệnh viện, khu chứa rác thải, nghĩa trang Đất canh tác của vùng rau an toản phải có

lý hóa tính đất phù hợp với sự phát triển của cây rau, thường xuyên được bón phân,duy trì độ phì của đất Riêng các loại rau trồng ruộng nước như rau muống, rau nhút,sen thì ruộng không bị ô nhiễm bởi nguồn nước

Nguồn nước tưới cho vùng rau an toàn không bị ô nhiễm các loại hóa chất và

vi sinh vật độc hại, không dùng nước thải của sản xuất công nghiệp, nước thải sinh

hoạt, nước ao tù đọng chưa qua xử lý và có các chỉ tiêu phân tích lý hóa đạt tiêu

chuẩn an toàn theo Quyết định số 67/1998/QD-BNN-KHCN ngày 28/4/1998 của Bộ

Nông nghiệp và PTNT về “Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn”

Về điều kiện về kỹ thuật, tối thiểu 90% số hộ trồng rau trong vùng đồng

thuận sản xuất rau an toàn và được Chỉ cục Bảo vệ Thực Vật thành phố tập huấn về

kỹ thuật sản xuất và cấp giấy chứng nhận Vùng rau an toàn phải đảm bảo trên 95%

Trang 21

diện tích trồng rau trong vùng thực hiện đúng quy trình sản xuất rau an toàn của Sở

Nông nghiệp và PTNT và phải áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợpnhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho con người và môi trường

Công tác chọn giống phải đảm bảo chọn giống tốt, sạch mầm sâu bệnh và

khuyến khích sử dụng các giống mới, giống lai F1, có chất lượng và năng xuất cao.

Biện pháp canh tác trong vùng rau an toàn phải thực hiện theo quy trình sản

xuất rau an toàn do Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành, chú ý chế độ luân canh rau màu hoặc xen canh, luân canh giữa các loại rau khác họ với nhau để giảm mức

lúa-độ lây lan của sâu bệnh.

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) chỉ sử dụng khi thật cần thiết và luân phiên

các loại thuốc BVTV khác nhau, bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạchđúng hướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc Tuyệt đối không dùng các loại thuốcnằm trong danh mục thuốc BVTV cắm sử dụng và hạn chế sử dung ở Việt Nam đã

được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Khuyến khích sử dụng các loại thuốcsinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độ độc thấp (nhóm thuốc III, IV), thuốc chóng

phân huỷ ít ảnh hưởng đến các loài sinh vật có ích trên đồng ruộng

Về phân bón, vùng rau an toàn không sử dụng phân rác tươi, phân hữu cơ

chưa ủ hoai Tuỳ từng loại rau mà định số lượng, chủng loại phân bón cân đối, hợp

lý và có thời gian cách ly an toàn trước khi thu hoạch Việc sử dụng phân đạm và

các loại phân hóa học khác phải đảm bảo không tao ra dư lượng trong rau vượt mmức

cho phép theo Quyết định số 67/1998/QD-BNN-KHCN ngày 28/4/1998 của BộNông nghiệp và PTNT về “Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn” Hạn chế tối

đa việc sử dụng chất kích thích và điều hòa sinh trưởng cho cây rau

Về điều kiện về tổ chức, vùng rau an toàn phải vận động các hộ nông dân

trồng rau trong vùng thành lập Tổ sản xuất, có Ban điều hành đo tập thể bầu ra déthuận tiện trong việc tổ chức sản xuất, tiếp thu, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật va

tiêu thụ sản phẩm

Trong thời gian 3 tháng sau khi tập huấn, Chi cục BVTV sẽ tiến hành kiểm

tra ngẫu nhiên các mẫu rau trên đồng ruộng và sau thu hoạch Sau đó sẽ đề nghị Sở

Trang 22

Nông nghiệp và PTNT ra quyết định công nhận vùng rau an toàn khi tất cả số mẫu

đều đạt tiêu chuẩn rau an toàn về các chỉ tiêu theo quy định

Sau khi được công nhận vùng rau an toàn, Chi cục BVTV sẽ thường xuyên

kiểm tra và đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục công nhận đạt tiêu chuẩn sau

thời hạn 1 năm kể từ ngày ra quyết định công nhận của kỳ trước

Quyền lơi của hộ nông dân trồng rau trong vùng trồng rau an toàn.Được thể hiện qua các điểm sau :

Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND các quận huyện, phường xã

có vùng rau an toàn và chỉ đạo cho các đơn vị thuộc Sở Chi cục quản lý nước và PCLB, trung tâm nước sinh hoạt va VSMTNT cùng bà con nông dân hoàn chỉnh hệ

thống tưới tiêu, nước sinh hoạt giao thông nông thôn, giao thông nội đồng để đâm

bảo cho sinh hoạt và sản xuất

Sở Nông nghiệp và PTNT chi đạo cho Chi cục BVTV, Trung tâm Khuyến

Nông xây dựng mạng lưới cộng tác viên để kịp thời theo dõi tình hình sâu bệnh,

hướng dẫn các phòng trị Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, xây dựng hệ thống nhà

lưới sản xuất rau ăn lá

Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với các Ngân hàng địa phương giúp

cho nông dân trồng rau an toàn hưởng các chế độ tín dụng theo văn bản của UBND thành phố Sở sẽ vận động các Công ty thuốc trừ sâu, giống cây trồng, phân bón cung ứng vật tư theo phương thức ứng trước (nếu nông dân có yêu cầu) và sẽ vận

động các tổ chức và cá nhân kinh đoanh rau an toàn tổ chức thu mua sản phẩm cho

vùng rau an toàn.

Sở Nông nghiệp và PTNT giao cho Phòng Nông thôn Sở hướng dẫn nông

dan thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, xây dựng các biện pháp quản lý va điều

hành.

Kỹ thuật sản xuất rau an toàn Kỹ thuật sản xuất rau an toàn bao gồm 4

quy trình chính bao gồm : quy trình kỹ thuật làm giảm hàm lượng nitrat có trong sản

phẩm ; quy trình kỹ thuật làm giảm hàm lượng nguyên tố nặng trong sản phẩm ; quy

trình làm giảm ký sinh trùng ; quy trình kỹ thuật bảo vệ thực vật (không dùng các

10

Trang 23

hóa chất bảo vệ thực vật và giảm dùng các thuốc bảo vệ thực vật vi sinh) Các quy

trình trên được trình bày ở phần phụ lục 2

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Tổng 973 100 471 100

Nguồn tin: Phòng Kinh Tê huyện Hóc Môn

Căn cứ vào phân bố của các hộ trồng rau an toàn, dé tài sẽ chọn trong mẫu

nghiên cứu là các nông hộ trồng rau an toàn tại 3 xã có số lượng hộ sản xuất rau an

toàn nhiều nhất là : Tân Thới Nhì, Xuân Thới Sơn và Xuân Thới Thượng Côngthức tính kích cỡ mẫu như sau :

n= p.q.( sy

trong đó, p là ti lệ mẫu dự kiến so với tổng thé, q = 1 - p, Z là trị số tra bảng phân

phối chuẩn ứng với độ tin cậy Số mẫu dự tính điều tra ban đầu là 45 chiếm 5% tổng

thể, nên p=0.05 ; q= I1— 0,05 = 0,95 ; với độ tin cậy P = 95% nên Z = 1,64, sai số cho phép được chon là ¢ = 5% Theo công thức trên, mẫu tối thiếu là 52 Do đó, đề

tài sẽ tiến hành điều tra 52 hộ (tăng thêm 5 hộ so với dự kiến ban đầu).

11

Trang 24

Phân bố của mẫu điều tra :

Bảng 2 Phân Bố Của Mẫu Điều Tra

Số hộ điều tra Tí lệ trong mẫu được chọn

%

Tân Thới Nhì 12 23Xuân Thới Sơn 15 20Xuân Thới Thượng 25 48

Téng 32 100

Nguồn tin: Tính Toán Tổng HợpThông thường, các nghiên cứu thường chọn sai số cho phép là 1%, nhưng với sai số này thì s6 mẫu sẽ lên đến 1285 mau Với năng lực và điều kiện của tác giả thì

không thể điều tra được số mẫu lớn như thế, do đó đề tài chấp nhận sai số chuẩn là

5% để lượng mẫu tối thiểu có quy mô hợp với khả năng điều tra.

Ngoài việc điều tra các nông hộ sản xuất, đề tài thu thập số liệu trên mẫu

ngẫu nhiên gồm 30 người tiêu đùng rau an toàn ở các thị trường và một số thương

lái và người bán lẻ rau khác.

2.2.2 Phương pháp thu thập và phân tích số liệu

Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng kết chương trình rau an

toàn, niên giám thống kê, báo, tạp chí, các dé tài nghiên cứu trước đây và mạng

internet từ các website của sở nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Báo Thanh

Niên, Người Lao Động

Các số liệu sơ cấp được thu thâp bằng các phương pháp phỏng van người cung cấp thông tin chủ yếu (KIP), phỏng vấn nông hộ sản xuất rau an toàn và phỏng

vấn người tiêu dùng Những người cung cấp thông tin chủ yếu (KIP) là : Nguyễn LêTrường Hai — cán bộ phòng kinh tế Hóc Môn, Cao Thị Hòa - Chủ Nhiệm Hợp Tác

Xã sản xuất - cung cấp rau an toàn Ngã Ba Gidng, Trần Văn Giàu - Tổ trưởng tổ

rau an toàn Dân Thắng 1, Nguyễn Út Thơm — Tổ trưởng tổ rau an toàn ấp 14 Xuân

Thới Sơn Còn các hộ nông dân được phỏng vấn là những nông hộ trong mẫu được

chọn ở phan 2.2.1

12

Trang 25

Mỗi mục tiêu nghiên cứu sẽ can thu thập những thông tin thích hợp và cách

phân tích số liệu thích hợp, cụ thể như sau:

Đối với mục tiêu 1 “Xác định các trở ngại đối với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn ở các nông hộ”, đề tài sẽ thu thập ý kiến của các nông hộ về

những vấn đề mà họ cho là trở ngại đối với sản xuất và tiêu thụ sắn phẩm rau an

toàn Bảng câu hỏi sẽ đưa ra những trở ngại có thể có từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ để các hộ được phỏng vấn chọn, bên cạnh đó họ có thể đưa ra những trở ngại

khác Các trở ngại trên được xếp hạng cho điểm, trở ngại nào lớn nhất thì xếp hạng

1, nhỏ hơn thì xếp hạng 2, 3 Qua công cụ này, đề tài sẽ xác định được trở ngạinào là trở ngại lớn nhất đối với họ

Đối với mục tiêu 2 “Phân tích tác động của các trở ngại đó đối với kết quả

sản xuất và tiêu thụ rau an toàn” , dữ liệu cần được thu thập căn cứ vào các giả

thuyết nghiên cứu được đặt ra ở phần 1.3 Các giả thuyết trên được đặt ra từ lúc đầu

nghiên cứu và đã được chỉnh sửa phù hợp với thực tế Cụ thể cho từng giả thiết như

sau :

Về giả thiết “trở ngại trên làm cho khả năng cạnh tranh của rau an toàn yếu hơn rau thông thường”, thông tin cần thu thập là ý kiến đánh giá và so sánh củangười mua về một số thuộc tính của 2 loại rau trên Các đánh giá, nhận định củangười mua sẽ được tổng hợp và lượng hóa nếu được để so sánh lợi thế cạnh tranh

giữa 2 loại rau.

Về giả thiết “trở ngại trên làm cho lợi nhuận thu được thấp, không khuyến

khích các hộ đầu tư mô hình nhà lưới tiên tiến”, thông tin cần thu thập là nguyên

nhân làm cho nông hộ không đầu tư hoặc không tái đầu tư mô hinh nhà lưới Các nguyên nhân làm cho nông hộ không đầu tư hoặc không tái đầu tư nhà lưới đượcthống kê, so sánh tần suất và kết luận

Về giả thiết “trở ngại trên gây ra cho người người trồng rau an toàn mộtkhoản thiệt hại về lợi nhuận”, thông tin cần thu thập là doanh thu, lợi nhuận của các

hộ trồng rau an toàn trong các trường hợp người mua có và không có sự phân biệt

giữa rau an toàn và rau thông thường.

13

Trang 26

Các chỉ số doanh thu, lợi nhuận giữa 2 trường hợp sẽ được so sánh để biết trường hợp nào của thị trường sẽ cho doanh thu lợi nhuận cao hơn Nếu trường hợp “người

mua có sự phân biệt” cho các chỉ số trên cao hơn thì đề tài đã chứng minh được

phan thiệt hại của người sản xuất vì hiện tại, trên thị trường, người mua không phân

biệt giữa rau an toàn và rau thông thường.

14

Trang 27

CHƯƠNG 3 TỎNG QUAN

3.1 Tổng quan về huyện Hóc Môn

Huyện Hóc Môn là một huyện ngoại thành nằm về phía Tây Bắc thànhphố Hồ Chí Minh Đến năm 2004, Hóc Môn có 11 xã một thị tran với điện tích tựnhiên là 10.919 ha, trong đó đất nông nghiệp là 6.605 ha Quy mô đân số năm

2004 là 241.905 người.

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vi trí dia lý Huyện Hóc Môn nằm phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh,

có tổng điện tích tự nhiên là 10.919 ha gồm 11 xã và 1 thị tran Ranh giới huyện

Hóc Môn được xác định như sau :

Tọa độ : 1000°43°' — 1049”45?? vĩ độ Bắc

106°31?20°° — 10640°45°? kinh độ Đông

Giới cận : Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương có ranh giới là sông Sài Gòn,

phía Tây giáp Long An có ranh giới là kênh thủy lợi, phía Nam giáp quận 12,

phía Bắc giáp huyện Củ Chi, phía Tây Nam giáp huyện Bình Chánh có ranh giới

là kênh thủy lợi.

Địa hình, dia mạo Huyện Hóc Môn có kiểu địa hình phân bố thấp dan từ

Đông Bắc xuống Tây Nam và chia thành 3 dạng như sau :

Bảng 3 Cơ Cấu Các Dạng Địa Hình Huyện Hóc Môn

Donvi Vinggd Vùng trin Vùng bung trũng

Chiêu cao m 8-10 7-8 <2Diện tích ha 277 5719,15 4932,22

Ty lệ % 1,53 53,38 49,09

Nguôn tin: Phòng Thông Kê huyện Hóc Môn

Vùng gò có cao trình 10 chiếm diện tích 277 ha có đặc điểm nền móng

vững chắc, thoát nước tốt, thuận lợi bố trí các cơ sở công nghiệp, các trung tâm

hạ tang kỹ thuật, các khu cây xanh tập trung

Trang 28

Vùng trién có chiều cao 2 — 8 m có diên tích 5719,15 ha, là vùng chuyên

canh rau, thuận lợi bố trí các khu công nghiệp sạch vừa và nhỏ

Vùng bưng trũng có cao trình dưới 2m chiếm điện tích 4923,22 ha là vùngthoát nước kém, thích hợp trồng lúa nước Vùng ven sông rạch đã và đang hình

thành vùng cây ăn trái nhà vườn.

Khí hậu Hóc Môn có khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích

đạo Trong năm chia thành 2 mùa mưa và khô rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa phân bố không đều, tăng dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, mưa tập trung từ tháng 8 và tháng 9 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng

4 năm sau Vào mùa khô mực nước ngầm xuống thấp, dễ gây hiện tượng thiếu

nước cho sản xuất nông nghiệp

Thủy văn Toàn huyện có 6 sông rạch chính : sông Sài Gòn, rạch Tra,

sông Cầu Xáng, kênh An Hạ, kênh Thầy Cai, rạch Hóc Môn tập trung ở phía Bắc

và Đông.

Bảng 4 Hệ Thống Sông Rạch Chính Của Huyện Hóc Môn

STT Hệ thốngsôngrạch Chiêu dài Chiéuréng Diện tích

Nguôn tin: Phòng Thông Kê Huyện Hóc Môn

Ngoài hệ thống kênh rạch chính còn có hệ thống kênh rạch nhỏ và hệ

thống thủy lợi phục vụ cho việc tưới tiêu nước Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 6

nước sông, rạch ngọt có thể dùng cho sinh hoạt Ngược lại vào mùa mưa chịu ảnh

16

Trang 29

hưởng rửa trôi phèn tại chỗ và phèn ngoại lai nên nước sông rạch không dùng

cho sinh hoạt được.

Tài nguyên thiên nhiên Gồm có tài nguyên đất, nước và rừng.

Tài nguyên đất : thành phần thé nhưỡng của huyện Hóc Môn chia làm 3

nhóm chính Nhóm đất xám có điện tích 5172 ha, chiếm 4,37% diện tích tự nhiên

và phân lớn có cao trình từ 2 — 10 m Nhóm đất phèn có diện tích 4107 ha chiếm

37,61% diện tích tự nhiên, chủ yếu tập trung ở vùng ven sông rạch Nhóm đất khác có diện tích 1640 ha chiếm 15,24% diện tích tự nhiên phan lớn sử dung vào

muc dich lâm nghiệp.

Tài nguyên nước : nguồn nước ngầm được chia làm 5 tầng, tầng 1 năm ở

độ sâu 15 — 20m, đây là tầng nước thủy cấp ; tầng 2 nằm ở độ sâu hơn 20 — 50m ;

tầng 3 nằm ở độ sâu 50 — 90m ; tang 4 nằm ở độ sâu 100 — 120m ; tầng 5 nằm ở

độ sâu trên 120m.

Trong 5 tầng nước, tang 2 và tầng 3 có trữ lượng và chất lượng tốt Hiện

nay, nhân dân đang khai that chủ yếu ở tang 2 để phục vụ cho sinh hoạt hằng

ngày Tầng 4 và tầng 5 do công ty cấp nước thành phố khai thát phục vụ cho khu

vực nội thành.

Nguồn nước mặt : Hóc Môn có hệ thống kênh rạch, sông suối khá phong phú nên nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất khá đồi dào Ngoài ra, còn có các công trình thủy lợi vừa và nhỏ cung cấp nước tưới cho cây trồng, đáng

kể nhất là công trình thủy lợi Hóc Môn — bắc Bình Chánh Đây là hệ thống kênh

cấp 1, lấy nước từ kênh An Hạ tươi tiêu cho cánh đồng bưng của 2 xã Xuân Thới

Sơn và Tân Thới Nhì.

Tài nguyên rừng : rừng ở Hóc Môn có độ che phủ thấp, tổng điện tích lâm

nghiệp trên địa bàn huyện là 146,21 ha, chiếm 1,34% diện tích tự nhiên của toàn

huyện, trong đó diện tích rừng 14 134,21 ha.

3.1.2 Điều kiện kinh tế

Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế của huyện là công nghiệp-xây dựng, nông

nghiệp và dịch vụ.

17

Trang 30

Bảng 5 Cơ Cấu Kinh Tế Huyện Hóc Môn

Sản lượng Cơ cầu

Co cầu kinh tế nông nghiệp

Bảng 6 Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp Huyện Hóc Môn

Sản lượng Cơ câu

(Triệu) (%)

Trông trot 80.980 40,1

Chăn nuôi 121.086 59,9

Téng 202.066 100

Nguồn tin: Phòng Thông Kê huyện Hóc Môn

Hóc Môn là địa bàn có diện tích đất nông nghiệp khá rộng Trong ngànhtrồng trọt, cây lúa không còn là cây trồng chính và thay vào đó là các loại cây rau

đậu và công nghiệp có giá trị cao Ngành chăn nuôi sau đợt địch cúm gia cầm,đàn gia cầm vẫn còn chưa phục hồi ; đàn bò sữa của huyện vẫn phát triển tốt và

ổn định Trong cơ cấu giá trị sản lượng, ngành chăn nuôi chiếm tỉ lệ 60%, caohơn ngành trồng trọt có tỉ lệ là 40%

18

Trang 31

Cơ cấu sử dụng đất.

Bảng 7 Co Cau Sử Dụng Dat Huyện Hóc Môn

Diện tích Cơ câu(ha) (%)

Dat nông nghiệp 6634,09 60,8

Đất phi nông nghiệp 4163,62 38,1

Dat chưa sử dụng 120,8 TT

Tổng 10918,51 100,0

Nguôn tin: Phòng Thông Kê huyện Hóc Môn

Quá trình đô thị hóa xảy ra nhanh chóng làm cho diện tích đất nôngnghiệp ở các huyện ngoại thành nói chung và Hóc Môn nói riêng bị thu hẹp rất

nhanh Nếu như vào năm 2003, điện tích đất nông nghiệp ở Hóc Môn là 7498,45

ha thì đến năm 2004 chỉ còn 6634,09 ha Trong hiện tại, đất nông nghiệp vẫn

chiếm tỉ trọng cao nhất 60,8% ; đất phi nông nghiệp là 38,1% và đất chưa sử

dụng chỉ còn 1% Trong tương lai, đất nông nghiệp sẽ còn giảm hơn nữa để có

diện tích cho xây dựng và công nghiệp.

Cơ câu cây trồng

Bảng 8 Các Loại Cây Trồng ở Huyện Hóc Môn

Diện tích Cở cầu(ha) (%)

Nguôn tin: Phòng Thông Kê huyện Hóc Môn

Tuy không còn giữ vai trò chủ đạo nhưng lúa van giữ ti trọng diện tích lớn53,4% Lúa được trồng vào 3 vụ là Đông Xuân, Hè Thu và vụ lúa Mùa, trong đó,

19

Trang 32

vụ Mùa là vụ lúa quan trọng và có sản lượng cao nhất Hiện nay, có một phần

diện tích lúa được bà con chuyển sang trồng bắp cải vào mùa khô và chỉ trồng lúa

vào vụ Mùa.

Bên cạnh cây lúa, rau đậu cũng chiếm tỉ trọng rất cao về diện tích

(46,3%) Sự tiếp cận khoa học kỹ thuật và thị trường Tp Hồ Chí Minh rộng lớn

là cơ hội tốt cho sản xuất và tiêu thụ các loại rau đậu Hiện nay, với sự ra đời và

hoạt động của chương trình rau an toàn của Thành Phố, cây rau an toàn ở HócMôn cũng được phát triển nhanh Các loại cây trồng khác như đậu phông, khoaicác loại, mía có diện tích không đáng kể vì giá trị kinh tế của các loại này tương

đối thấp và sự thu hẹp điện tích đất nông nghiệp của huyện

3.1.3 Điều kiện xã hội

Cơ cầu hành chính và dân số

Bảng 9 Cơ Cấu Diện Tích và Dân Số Huyện Hóc Môn

Diéntich Cơcấudiện Dân số Cơ cầu

Xuân Thới Thượng 18,5624 17,0 20.628 8,5

Xuân Thoi Dong 2.9918 3.7 17.883 74

Bà Điểm 7,0156 6,4 35.777 14,8

Téng 109,185 100,0 241.905 100,0

Nguôn tin: Phòng Thông Kê Huyện Hóc Môn

20

Trang 33

Huyện Hóc Môn có 11 xã 1 thị trấn Trong đó xã Xuân Thới Thượng có diện tích lớn nhất với quy mô 18,5624 ha và chiếm 17% diện tích của toàn

huyện Thới Tam Thôn tuy không có diện tích lớn nhưng là xã có dân cư đông

đúc nhất chiếm 12,8% dân số huyện Hóc Môn Có rất nhiều người nhập cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung chuyển tới định cư ở Thới Tam Thôn và sinh kế của

họ vẫn là làm nông nghiệp

Lao đồng.

Bảng 10 Cơ Cau Lao Động Theo Ngành Nghề ở Huyện Hóc Môn

Tỉ lệ

Lao động công nhân 33,25

Lao động nông nghiệp 7,35

Lao động thương nghiệp 7m

Lao động ngành khác 28,33

Nôi trợ gia đình 13,97

Téng 100

Nguôn tin: Phòng Thông Kê huyện Hóc Môn

Trong xu thế đô thị hóa, những người trong độ tuổi lao động, nhất là laođộng trẻ tuổi đã thoát ly nông nghiệp và tìm cho mình một nghề khác Công

nhân là lực lượng lao động đông đảo nhất ở Hóc Môn với tỉ lệ 33,25% Lao động

trong các ngành khác chiếm 28,33 % và lao động nông nghiệp có tỉ lệ ít nhất ở

Hóc Môn với tỉ lệ 7,35%.

Đời sống dân cư

Bảng 11 Đời Sống Dân Cư Huyện Hóc Môn

Đơn vị Giá trị Thu nhập đầu người/năm 1000 §.107

Xóa đói giảm nghèo % 0

Giải quyết việc làm Người 4.222

Hạ tỷ lệ thất nghiệp % 1,84

Nguồn tin: Phòng Thông Kê huyện Hóc Môn

21

Trang 34

Tính ở năm 2004, thu nhập đâu ngườinăm ở huyện Hóc Môn đạt 8,1triéu/ngudi/nam Năm 2003, tỉ lệ đói nghèo của huyện còn 0,11% và vào năm

2004, huyện Hóc Môn đã hoàn thành xóa đói giảm nghèo Năm 2004, trên địa

bàn huyện có 4.222 người có việc làm và tỉ lệ thất nghiệp là 1,84%.

3.2 Sản xuất và tiêu thụ san phẩm rau an toàn ở thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1 Giới thiệu chương trình rau an toàn an toàn cúa thành phố

Ngay sau khi UBND Thành phế quyết định phê đuyệt Chương trình mục tiêu rau an toàn, Ban Chỉ đạo Chương trình rau an toàn Thành phố đã được thành

lập với thành phần gồm Sở Nông Nghiệp — PTNT, Sở Y Tế, Sở Thương Mại,

UBND Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và các Sở ngành liên quan.

Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm cấp Thành phố được

thành lập, Sở Y tế làm phó ban thường trực để phối hợp các Sở ngành trong việc

quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có dư lượng độc chất trong rau củ

quả.

UBND các xã, các quận huyện có sản xuất rau đã phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc chỉ đạo, khuyến khích hỗ trợ nông dan tổ chức sản xuất có hiệu quả, hình thành các t6 sản xuất rau an toàn, thực hiện tốt quy trìnhsản xuất rau an toàn

3.2.2 Công tác quy hoạch, khảo sát công nhận vùng rau an toàn

Từ năm 2000 — 2001, ngành nông nghiệp Thành phố tổ chức quy hoạch

vùng rau an toàn; trên cơ sở đó năm 2002, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hànhTiêu chuẩn công nhận vùng sản xuất rau an toàn, làm cơ sở cho việc mở rộng sản

xuất và công nhận các vùng sản xuất rau của ngoại thành gồm các bước như sau :

- Bước 1: Thẩm định vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn.

- Bước 2 : Công nhận vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn

- Bước 3 : Công nhận vùng rau an toàn.

- Bước 4 : Tái công nhận vùng sản xuất rau an toàn hàng năm.

22

Trang 35

Bảng 12 Kết Quả Công Nhận Vùng Rau An Toàn

Quận Chỉ tiêu Diện tích công Diện tích tái công STT Huyện (ha) nhận (ha) nhận (ha)

diện tích hiện hữu có điều kiện sản xuất rau an toàn) Diện tích không đủ điều

kiện sản xuất rau an toàn: 234,8 ha (trong đó bao gồm 160,67 ha đang canh tác

rau muống nước cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc cây trồng không phải

23

Trang 36

21,9 tân/ha với sản lượng rau an toàn trong năm 2005 đạt 183.581 tấn (chiếm

90.35% sản lượng rau sản xuất tại TP.HCM)

Đến nay, diện tích nhà lưới trồng rau là 23,4 ha tập trung ở xã Tân Phú

Trung thuộc huyện Củ Chi, xã Xuân Thới Thượng, Tân Thới Nhì, thuộc huyệnHóc Môn.

3.2.4 Té chức sản xuất và tiêu thu rau an toàn

Nhằm mở rộng tầm hoạt động của các tổ sản xuất rau an toàn, được sự hỗ

trợ của ngành nông nghiệp, xã Tân Phú Trung (Cu Chi) đã thành lập Liên tổ sản

xuất rau an toàn trên cơ sở hoạt động của 4 tổ hiện hữu tại xã, hai hợp tác xã:

HTX sản xuất rau an toàn Tân Phú Trung và HTX Ngã Ba Giồng Hiện nay Liên

tổ và hợp tác xã đã được Sở Nông nghiệp hỗ trợ trang bị máy vi tính, máy Fax,

xây dựng trang Web để giới thiệu và giao dịch sản phẩm rau an toàn Hỗ trợ nôngdân trồng rau thành lập 22 tổ sản xuất rau an toàn với hơn 4.300 hộ nông dân

tham gia

Trong thời gian qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã cố gắng làm cầu nối giữa bà con trồng rau an toàn và các nhà thu mua, cung ứng, tiêu thụ; phối hợp với Sở Y tế, Sở Thương mại, Sở giáo duc và đào tạo đã có nhiều buổi làm việc, tiếp xúc với các đơn vị, tổ chức sản xuất, kinh doanh rau an toàn dé thúc day tiêu

thụ rau an toàn Đặc biệt là các Hội chợ rau an toàn qua các năm; Hội nghị tiêu

thụ sản phẩm nông nghiệp được tổ chức vào tháng 11/2005 ở Hội trường Thành

ủy đã thu hút nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp, các ban ngành, trong hội

nghị đã có 10 hợp đồng ký kết giữa địa phương, hợp tác xã sản xuất rau an toàn

với các doanh nghiệp, tiểu thương ở các chợ đầu mối Rau an toàn đã được sự tín

nhiệm của nhiều đối tác, lượng khách hàng bán và sản lượng rau bán tăng lênhàng năm, sản phẩm rau an toàn được bày bán ở nhiều siêu thị, ở Metro Cash &

Carry, va một số mặt hang rau an toàn cũng đã được xuất khẩu sang một số

nước.

Sở Nông nghiệp và PTNT đã giải quyết thủ tục nhanh chóng cho 20 công

ty và cơ sở công bố tiêu chuẩn chất lượng rau an toàn Việc công bố này đã gắn

24

Trang 37

trách nhiệm của người cung ứng rau an toàn với người nông dân trồng rau đối với

người tiêu dùng.

3.2.5 Kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV và dư lượng thuốc trừ sâu

Bang 14 Kết Quả Công Tác Theo Dõi Sử Dụng Thuốc Trừ Sâu Trong Rau

Diễn giải 2002 2003 2004 2005

Tổng sô mẫu kiểm tra 1.060 2.386 3.107 4.631

Số mẫu có dư lượng vượt

mức cho phép 103 86 ai 60

Ti lệ mẫu vượt 9.71 3,6 1.19 1,29

Nguồn tin: Sở NN-PTNT Tp Hồ Chí Minh

Bằng công nghệ phân tích nhanh của Đài Loan và Thái Lan để kiểm soát

dư lượng thuốc trừ sâu trong rau thu hoạch trong sản xuất và đã phối hợp với ngành thương mại Thành phố triển khai kế hoạch kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu

trong các nguồn rau củ quả tại chợ đầu mối Qua 4 năm thực hiện chương trình

rau an toàn cho thấy diễn biến dư lượng đang có chiều hướng giảm rõ rệt: từ 9,71% (năm 2002) xuống còn 1,29% (năm 2005) là bước chuyển biến tích cực của ngành trong sản xuất rau Điều này cho thấy kết quả rất thuyết phục đối vớicác biện pháp mà Thành phố cũng như các tỉnh bạn đang thực hiện cho chương

trình rau an toàn của từng địa phương.

Bên cạnh, ngành Nông nghiệp đã phối hợp với Cục Bảo vệ Thực vật tổ

chức mô hình tự giám sát vi sinh vật, hoá chất độc hại tồn đư tại vùng sản xuất

rau an toàn xã Nhuận Đức - Củ Chi nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và huấn

luyện kỹ năng quản lý dư lượng độc chất trong sản xuất rau an toàn cho ngườisản xuất Từ mô hình thử nghiệm này sẽ tiến đến cấp giấy chứng nhận sản phẩmrau sản xuất theo quy trình an toàn trong thời gian tới

3.2.6 Nghiên cứu và chuyền giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất rau an toàn

Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật được ngành nông nghiệp phối hợp

với các đoàn thể như Hội Nông dân , Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội làmvườn Trung ương, Chính quyền địa phương và đặc biệt có sự tham gia của các

doanh nghiệp như Metro, Cty dịch vụ bảo vệ thực vật An Giang.

25

Trang 38

Với hơn 160 mô hình, điểm trình diễn, trong đó có 7 mô hình rau hữu cơ

phối hợp với Viện Khoa Học Nông Nghiệp Miền Nam và 02 mô hình ; tổ chức

trên 700 lớp tập huấn và huấn luyện nông dân, trên 200 cuộc hội thảo, tổ chức 70

chuyến tham quan trong và ngoài thành phố, hơn 200 chương trình phát thanh và

phát hình về rau an toàn, 9 pano và 6 lượt thông tin lưu động tuyên truyền cho sử

dụng thuốc 4 đúng và nhiều hoạt động khác đã tạo cho nông dân nhận thức

được trách nhiệm của mình trong việc sản xuất ra sản phẩm trồng trọt an toàn

hơn, năng suất cao hơn, chất lượng mẫu mã đẹp hơn, chỉ phí giá thành thấp hơn

do giảm số lần phun thuốc và đảm bảo thời gian cách ly và đặc biệt là những

chuyển biến tích cực trong khâu sản xuất như sử đụng giống F1, phân bón, thuốc

BVTV.

Sở Nông nghiệp va PINT phối hợp với Hiệp hội Trái cây Việt Nam tổ

chức Hội thảo chuyên đề “Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt cho ngành rau quả

(GAP)”.

Chi cục BVTV đang triển khai thực hiện phần 1 dé tai “ Nghiên cứu xây

dựng mô hình nhà lưới phục vụ sản xuất RAT ở ngoại thành TP.HCM”

Chi cục PTNT đã hoàn chính đề án “Nghiên cứu các mô hình quản lý,

hình thành một cơ chế quan lý phù hợp để hướng dẫn cho các tô hợp tác, Hợp tác

xã trồng rau an toàn”

3.2.7 Dinh hướng phát triển sản xuất rau an toàn của thành phố

Mục tiêu đến cuối năm 2006 Phát triển từ 9.500 đến 12.000 ha gieo

trồng rau (tương ứng 2.500 - 3.000 ha diện tích canh tác) Trong đó 95% đạt diện

tích rau an toàn Ưu tiên chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang mở

rộng diện tích rau an toàn.

Hạn chế đến mức thấp nhất dư lượng thuốc BVTV, không dé xãy ra hiện

tượng ngộ độc cấp tính đối với rau lưu thông trên địa bàn Thành phố Tăng

cường tổ chức, xây dựng hệ thống kiểm soát, tự kiểm soát du lượng thuốc BVTV

hệ thống sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ rau an toàn

Sản xuất rau an toàn với giá thành hạ, chất lượng và năng suất cao để nâng

cao sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập các nước trong khu vực Liên kết với

26

“2

Trang 39

các tỉnh như Lâm Đồng, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Long An, Tiền

Giang, Vĩnh Long, Bà Rịa-Vũng Tàu để triển khai các biện pháp quản lý chất

lượng nguồn rau từ các tỉnh về với mức độ an toàn về dư lượng thuốc bảo vệ thực

vật ở quy mô vùng.

Mục tiêu đến năm 2010 Diện tích gieo trồng rau đạt 16.000 ha, trong đó

100% diện tích rau an toàn Các sản phẩm rau sản xuất, lưu thông trên địa bàn

Thành phố (trong đó có cá rau từ các tinh nhập về) đâm bảo các tiêu chuẩn về

chất lượng rau an toàn, trong đó các chỉ tiêu về dư lượng thuốc BVTITV, kim

loại nang, nitrate đưới mức quy định của Nhà nước.

Trong giai đoạn này, ngành Nông nghiệp Thành phố không những phải

vừa tổ chức quan ly các vùng sản xuất rau an toàn ngay tại Thành phố mà còn

phải phối hợp xây dựng phát triển các vùng sản xuất rau an toàn tại các tỉnh để có

nguOn rau an toàn cho người tiêu dùng trong Thành phố

Tạo chuyển biến đáng kể về nhận thức của người nông dân, các nhà kinh

doanh dịch vụ và người tiêu dùng đối với sản phẩm rau an toàn và sức khỏe cộng

đồng

3.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn ở Hóc Môn

3.3.1 Chủ trương của huyện đối với sản xuất rau an toàn

Theo tỉnh thần của hội nghị sơ kết sản xuất vụ Đông Xuân 2005 — 2006,

UBND huyện Hóc Môn và các huyện có sản xuất rau an toàn vẫn tiếp tục khuyến

khích và tạo diều kiện cho nông dan liên kết hình thành tổ hợp tác, hợp tác xã,

hình thành vùng sản xuất tập trung để được hỗ trợ tết hơn về vốn, giống và ký

hợp đồng tiêu thụ sản phẩm Tổ chức các hội chợ, hội nghị khách hàng, tìm hiểu

và tiếp xúc với các doanh nghiệp dé có thé xúc tiến tiêu thụ sản phẩm rau an toàn

tốt hơn Các hợp đồng nguyên tắc sẽ được biến thành các hợp đồng kinh tế để có

thể giúp người nông dan yên tâm sản xuất

3.3.2 Tình hình san xuất rau và rau an toàn của huyện Hóc Môn

Hóc Môn là huyện đã có phần lớn số xã được công nhận là vùng sản xuất

rau an toàn nhưng không phải là tất cả diện tích rau ở đây đều là rau an toàn

27

Trang 40

Trước hết, dé tai trình bày về cơ cấu về diện tích và sản lượng của cây rau nóichung (bao gồm cả rau an toàn và rau thông thường) ở huyện.

Bang 15 Cơ Cau Rau Chung Của Hóc Môn Vụ Đông Xuân năm 2006

Nguôn tin: Phong Kinh Tê Huyện Hóc Môn

Xét về điện tích, rau ăn lá (muống, bắp cải, bông cải, cải các loại và rau

ăn lá khác) chiếm tỉ trọng cao nhất so với các loại rau khác trên toàn huyện với tỉ

trọng 61,2% Tiếp theo là rau ăn quả (dưa leo, bầu bí, mướp, cà các loại, đậu đũa,

đậu bắp, khổ qua) chiếm 32,7% Các loại rau khác như rau gia vị, rau ăn củ, đậu

ăn hạt có diện tích không đáng kể

Xét về sản lượng, rau ăn lá vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất 79,9 %, sản lượngcủa rau ăn quả chiếm 15,5% Rau ăn lá chiếm 61,2% mà sản lượng chiếm đến

79,9% là vì rau ăn lá có hệ số quay vòng nhanh (Itháng/vụ) nên diện tích gieotrồng lớn hơn nhiều so với điện tích canh tác

Sự nỗi trội của rau ăn lá so với các loại rau khác về diện tích và sản

lượng là vì nhu cầu rau ăn lá của thị trường Tp.Hồ Chí Minh là rất lớn Hơn nữa

rau ăn lá là loại khó vận chuyển và đễ hư hỏng nên huyện Hóc Môn nói riêng vàcác huyện ngoại thành khác nói chung do gần thành phố nên có lợi thế hơn so với

các địa phương khác trong việc sản xuất và cung cấp rau ăn lá cho Tp.Hồ ChíMinh.

Để thấy được tỉ trọng về điện tích và sản lượng của cây rau an toàn so với

cây rau nói chung, đê tài đã so sánh diện tích và sản lượng của 2 loại này.

28

Ngày đăng: 19/12/2024, 22:29

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN