Sản xuất và tiêu thụ san phẩm rau an toàn ở thành phố Hồ Chí Minh 1 Giới thiệu chương trình rau an toàn an toàn cúa thành phố

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Phân tích trở ngại đối với sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại huyện Hóc Môn, TP.HCM (Trang 34 - 37)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Sản xuất và tiêu thụ san phẩm rau an toàn ở thành phố Hồ Chí Minh 1 Giới thiệu chương trình rau an toàn an toàn cúa thành phố

Ngay sau khi UBND Thành phế quyết định phê đuyệt Chương trình mục tiêu rau an toàn, Ban Chỉ đạo Chương trình rau an toàn Thành phố đã được thành lập với thành phần gồm Sở Nông Nghiệp — PTNT, Sở Y Tế, Sở Thương Mại,

UBND Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và các Sở ngành liên quan.

Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm cấp Thành phố được thành lập, Sở Y tế làm phó ban thường trực để phối hợp các Sở ngành trong việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có dư lượng độc chất trong rau củ

quả.

UBND các xã, các quận huyện có sản xuất rau đã phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc chỉ đạo, khuyến khích hỗ trợ nông dan tổ chức sản xuất có hiệu quả, hình thành các t6 sản xuất rau an toàn, thực hiện tốt quy trình sản xuất rau an toàn.

3.2.2 Công tác quy hoạch, khảo sát công nhận vùng rau an toàn

Từ năm 2000 — 2001, ngành nông nghiệp Thành phố tổ chức quy hoạch

vùng rau an toàn; trên cơ sở đó năm 2002, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành

Tiêu chuẩn công nhận vùng sản xuất rau an toàn, làm cơ sở cho việc mở rộng sản xuất và công nhận các vùng sản xuất rau của ngoại thành gồm các bước như sau :

- Bước 1: Thẩm định vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn.

- Bước 2 : Công nhận vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn.

- Bước 3 : Công nhận vùng rau an toàn.

- Bước 4 : Tái công nhận vùng sản xuất rau an toàn hàng năm.

22

Bảng 12. Kết Quả Công Nhận Vùng Rau An Toàn

Quận Chỉ tiêu Diện tích công Diện tích tái công STT Huyện (ha) nhận (ha) nhận (ha)

1 Binh Chanh 249,80 249,80 168,5 2 Củ Chi 881,54 881,54 333,9 3 Hóc Môn 618,50 618,50 274,0 4 Quận 9 112,50 112,50 -

5 Quận 12 17,50 17,50 - Cong 1879,84 1879,84 776,4

Nguồn tin: Sở NN thành phố Hô Chí Minh Diện tích đã công nhận vùng sản xuất rau an toàn: 1.879,84 ha (đạt 100%

diện tích hiện hữu có điều kiện sản xuất rau an toàn). Diện tích không đủ điều kiện sản xuất rau an toàn: 234,8 ha (trong đó bao gồm 160,67 ha đang canh tác rau muống nước cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc cây trồng không phải cây lương thực thực phẩm).

Đến cuối năm 2005, ngành nông nghiệp đã hoàn thành công tác công nhận 100% điện tích hiện hữu có điều kiện sản xuất rau an toàn và tái công nhận 776,4 ha diện tích vùng sản xuất rau an toàn ở huyện Hóc Môn, Bình Chánh và Củ Chi.

3.2.3 Công tác phát triển vùng sản xuất rau an toàn

Bảng 13. Kết Quả Thực Hiện Công Tác Phát Triển Diện Tích Rau An Toàn

DVT 2001 2002 2003 2004 2005 Diện tích rau Ha 9.797 9.340 9.126 8.842 8.524 DiệntíchRAT Ha 134 505 1.636 4.390 8.382,7

Năng suất Tấnha 1784 1814 18.15 19.00 21.9 Sản lượng Tấn 174,766 169427 165,616 168/000 183.581

Nguồn tin: Sở NN thành phỗ Hồ Chí Minh Nếu như năm 2001, điện tích gieo trồng rau an toàn chỉ đạt 134 ha tập trung chủ yếu tại xã Tân Phú Trung (Củ Chi), đến nay diện tích gieo trồng rau an toàn trên địa ban Thành phố đã đạt 8382,7 ha (đạt 104,78 % kế hoạch năm) tập trung ở Bình Chánh, Củ Chi và Hóc Môn. Năng suất rau an toàn bình quân đạt

23

21,9 tân/ha với sản lượng rau an toàn trong năm 2005 đạt 183.581 tấn (chiếm 90.35% sản lượng rau sản xuất tại TP.HCM).

Đến nay, diện tích nhà lưới trồng rau là 23,4 ha tập trung ở xã Tân Phú Trung thuộc huyện Củ Chi, xã Xuân Thới Thượng, Tân Thới Nhì,...thuộc huyện

Hóc Môn.

3.2.4 Té chức sản xuất và tiêu thu rau an toàn

Nhằm mở rộng tầm hoạt động của các tổ sản xuất rau an toàn, được sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp, xã Tân Phú Trung (Cu Chi) đã thành lập Liên tổ sản xuất rau an toàn trên cơ sở hoạt động của 4 tổ hiện hữu tại xã, hai hợp tác xã:

HTX sản xuất rau an toàn Tân Phú Trung và HTX Ngã Ba Giồng. Hiện nay Liên tổ và hợp tác xã đã được Sở Nông nghiệp hỗ trợ trang bị máy vi tính, máy Fax, xây dựng trang Web để giới thiệu và giao dịch sản phẩm rau an toàn. Hỗ trợ nông dân trồng rau thành lập 22 tổ sản xuất rau an toàn với hơn 4.300 hộ nông dân

tham gia

Trong thời gian qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã cố gắng làm cầu nối giữa bà con trồng rau an toàn và các nhà thu mua, cung ứng, tiêu thụ; phối hợp với Sở Y tế, Sở Thương mại, Sở giáo duc và đào tạo đã có nhiều buổi làm việc, tiếp xúc với các đơn vị, tổ chức sản xuất, kinh doanh rau an toàn dé thúc day tiêu

thụ rau an toàn. Đặc biệt là các Hội chợ rau an toàn qua các năm; Hội nghị tiêu

thụ sản phẩm nông nghiệp được tổ chức vào tháng 11/2005 ở Hội trường Thành ủy đã thu hút nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp, các ban ngành, trong hội nghị đã có 10 hợp đồng ký kết giữa địa phương, hợp tác xã sản xuất rau an toàn với các doanh nghiệp, tiểu thương ở các chợ đầu mối. Rau an toàn đã được sự tín nhiệm của nhiều đối tác, lượng khách hàng bán và sản lượng rau bán tăng lên hàng năm, sản phẩm rau an toàn được bày bán ở nhiều siêu thị, ở Metro Cash &

Carry,...va một số mặt hang rau an toàn cũng đã được xuất khẩu sang một số

nước.

Sở Nông nghiệp và PTNT đã giải quyết thủ tục nhanh chóng cho 20 công ty và cơ sở công bố tiêu chuẩn chất lượng rau an toàn. Việc công bố này đã gắn

24

trách nhiệm của người cung ứng rau an toàn với người nông dân trồng rau đối với

người tiêu dùng.

3.2.5 Kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV và dư lượng thuốc trừ sâu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Phân tích trở ngại đối với sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại huyện Hóc Môn, TP.HCM (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)