Kết Quả, Hiệu Qua Sản Xuất của Các Hộ Trồng Rau Nhóm Ăn Lá

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Phân tích trở ngại đối với sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại huyện Hóc Môn, TP.HCM (Trang 48 - 71)

KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Bang 22. Kết Quả, Hiệu Qua Sản Xuất của Các Hộ Trồng Rau Nhóm Ăn Lá

Ngắn Ngày

Đơn Vị Tính Giá Trị

Tổng chi phí 1000đ 1570,24

KHTSCĐ 1000đ 37,48

Chỉ phí lưu động 1000đ 1532,76 Doanh thu 10004 2850,00 Thu nhap 1000đ 2239,76 Lợi nhuận 1000đ 1279,76 Tỉ suất TN/CP 1,43 Tỉ suất LN/CP

0,82

Nguồn tin: Điều Tra Tổng Hop Doanh thu được tính theo số tiền trung bình mà mỗi hộ thu được từ ban rau trong 1 tháng. Sản lượng và giá cả của mỗi loại rau cụ thể trong một ngày hay trong 1 tháng là không thể xác định được bằng phương pháp điều tra nông hộ bỡi vì chủng loại và số lượng rau mỗi loại được trồng rất đa dạng theo yêu cầu của

người bán lẻ.

Qua bang trên ta thấy : trong 1 tháng, 1 hộ trồng rau ăn lá ngắn ngày có quy mô trung bình là 1360m có thu nhập là 2.239.760đ và lợi nhuận là

1.279.760đ. Một đồng vốn bỏ ra sẽ thu được 1,43 đồng và lời 0,82 đồng.

Hiệu quả kinh tế của đâu bắp. Các số liệu sau được tính toán trên 11 hộ trồng đậu bắp với diện tích trung bình là 2900m”.

36

trà

Bảng 23. Khấu Hao Tài Sản Cố Định Đối Với Trồng Đậu Bắp Trong 1 Vụ S TênTSCĐ Số Giá Thành Kỳ hạn Khẩu T sửdụng lượng mua tiền sử dụng hao/Vụ T (10003) (10008) (Năm) (10008)

1 Máybơm 1,00 915,60 915,60 5,40 56,52

2 Ong tdi 75,80 7,58 574,56 2,63 72,82

3 Binh xit 1,00 154,30 154,30 4,90 10,50 4 Dụng cụ - - 115,50 3,00 12,83

Tổng khấu hao tài sản cố định 152,67 Nguôn tin: Điêu Tra Tông Hop Các tai sản cố định được sử dung ở các hộ trồng đậu bắp cũng không khác gì so với các hộ trồng nhóm rau ăn lá. Nhưng khác là ở chỗ đậu bắp có thời gian trồng là 3tháng/vụ nên tuổi thọ của tài sản được quy ra đơn vị thời gian là 3 tháng. Qua số liệu từ bảng trên, khấu hao tài sản cố định của các hộ trồng đậu bắp là 152.670đ/vụ.

Bảng 24. Chi Phí Lưu Động/Vụ Đậu Bắp

Khoản chỉ Đơn vitinh Số lượng Giá Thành tiền Chi phí vật chat 1000đ 1005,782 Làm đất 1000m7 2,94 50,00 147,00

Bón lót kg 102,50 1,00 102,50

Giống kg 0,80 20,00 16,00

Phân bón 382,82

Ure kg 45,00 4,20 189,00 Lan kg 95,20 1,80 171,36 Kali kg 10,21 2,20 22,46

Thuốt BVTV chai, bịch 128,65 Điện Kw/h 152,54 1,50 228,81

Chi phi lao động 1832,88 Lao động nhà công 54,85 30,00 1645,38 Lao dong thué công 6,25 30,00 187,50

Téng 2838,66 Nguôn tin: Điều Tra Tông Hợp

37

Trong khâu làm đất, các nông hộ phải trả tiền thuê máy cày 50.000đ/1000m”. Đối với các hộ dùng giống cũ từ vụ trước để lại (không mua giống) thì đề tài vẫn tính

chi phí mua lượng giống đó theo giá thị trường. Lao động trung bình của hộ là 1,8 người, trong 1 vụ trồng, thời gian tinh gộp lại của 1 lao động là 30 ngày/người. Trong thời điểm làm có dé chuẩn bị bón phân, họ có thuê lao động

ngoài và trung bình là 6,25 lao động/hộ. Theo bảng trên, chi phí lưu động trung

bình của 1 hộ trồng đậu bắp là 2.838.660đ.

Bảng 25. Hiệu Quả Kinh Tế Của Trồng Đậu Bắp

Ti Giá trị

Tổng chỉ phí 1000đ 2991.33

KHTSCD 1000đ 152,67 Chi phí lưu động 1000đ 2838,66 Doanh thu 10004 6048,06 Thu nhập 1000đ 4702,11 Lợi nhuận 1000đ 3056,73 Tỉ ai TN/CP

1,57

Tỉ suât LN/CP 1,02

Nguồn tin: Điều Tra Tông Hợp Đậu bắp không được thu hoạch 1 lần vào cuối vụ mà phải thu hoạch mỗi ngày khi cây bắt đầu cho quả. Lượng thu hoạch trung bình của các hộ là 47,14kg

, thời gian thu hoạch kéo đài trung bình là 50 ngày, giá bán trung bình là

2500d/kg. Doanh thu gộp sau vụ trồng kết thúc tính trung bình là 6.048.060đ/hộ.

Theo bảng trên ta thấy : sau vụ trồng kéo đài 3 tháng, 1 hộ với diện tích bình quân là 2.900m” sẽ có mức thu nhập là 4.702.110đ và lợi nhuận là 3.056.730.

Cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì sau 3 tháng sẽ thu được 1,57 đồng và lời 1,02 đồng.

38

Se —=——...——:.—-—=.--.ae=.em=.. .=m=an

4.1.3 Tình hình tiêu thụ

Hình 1. Sơ Đồ Kênh Tiêu Thu San Pham Của Các Hộ Trồng Rau An Toàn

Huyện Hóc Môn

Người tiêu

| dùng 14,46 %

Người bán Người tiêu

Mer | dùng 30.77 %

Nông Dân SXRAT

Người thu Người bán Người tiêu

| mua rl le a ding 48.08 %

Các don vị : bếp ăn, nhà trẻ, :

=] hop tac xa. nouns

Các nông hộ sản xuất rau an toàn tiêu thụ rau qua 4 kênh chủ yếu theo đồ

thị trên.

Kênh 1 : bán lẻ trực tiếp cho người tiêu đùng. Chỉ có một số hộ trồng rau ăn lá ngắn ngày sử dụng kênh tiêu thụ này. Họ trồng nhiều loại rau và có 1 quay hàng ở chợ để bán sản phẩm. Do nhu cầu đa dang về rau xanh của người tiêu dùng nên đòi hỏi họ phải trồng nhiều loại và phối hợp nhiều lứa tuổi để có sản phẩm bán hằng ngày. Nếu thiếu thì ho sẽ lấy hang của những người khác dé bán.

Có 13,46% số hộ trồng rau an toàn tiêu thụ theo cách này.

Kênh 2 : người sản xuất bỏ mối cho những người bán lẻ ở chợ. Các hộ sản xuất rau ăn lá ngắn ngày và rau ăn quả thường tiêu thụ theo kênh này. Họ không có quầy hàng ngoài chợ để bán sản phẩm nên bán sỉ sản phẩm của mình cho những người bán lẻ ở chợ với giả rẻ hơn giá bán lẻ để người bán lẻ có lời. Có 30,77% số hộ sử đụng kệnh tiêu thụ này.

Kênh 3 : người san xuất bán sỉ cho thương lái. Các thương lái có thể đến tận nhà nông dân để mua sản phẩm hoặc là nông dân chở sản phẩm ra chợ đầu

môi đề bán cho họ. Các hộ sản xuât rau ăn quả và nhật là rau ăn lá dài ngày sẽ áp

39

dụng kênh tiêu thụ này do sản phẩm của họ thu hoạch đồng loạt với số lượng lớn nên không thé bán lé được. Có 48,08% số hộ sử dụng kênh tiêu thụ này.

Kênh 4 : người sản xuất bán sản phẩm cho các đơn vị như trường học bán trú, nhà trẻ, hợp tác xã thương mại. Thường thì các nông hộ là người trồng rau ăn lá ngắn ngày hoặc rau ăn quả. Ti lệ hộ tiêu thụ sản phẩm theo cách này là rat ít, chiếm 7,69% các hộ trồng rau an toàn.

Sau khi trình bày các thông tin về nông hộ sản xuất rau an toàn, hiệu quả kinh tế của một số loại rau an toàn đặc trưng và tình hình tiêu thụ, đề tài sẽ đi vào phần trọng tâm, đó là tìm hiểu, phân tích tác động các trở ngại và tìm giải pháp khắc phục.

4.2 Trở ngại trong san xuất và tiêu thụ rau an toàn ở huyện Hóc Môn 4.2.1 Tré ngại trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở các nông hộ

Xác định trở ngại. Qua mẫu điều tra ở 3 tổ rau an toàn huyện Hóc Môn, các trở ngại mà các nông hộ đưa ra được thống kê như sau :

Bảng 26 : Các Trở Ngại Của Các Hộ Trồng RAT

Trở ngại Số hộ Tỉ lệ

1. Thiêu vôn lãi 2152)

2. Thiếu kỹ thuật 15 28,8 3. Thiéu dién tich 2 3,8 4. Thiếu lao động 8 15,3 5. Đầu ra không ổn định 30 a77 6. Người mua lẻ không thé va người mua si không 42 80,76 cần phân biệt RAT với RTT.

7. Không có sự hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ 19 36,54 Nguồn tin: Điêu Tra Tổng Hop Qua bang trén ta thay :

Vốn đầu tư không phải là vấn đề khó khăn của các hộ trồng rau an toàn.

Có nhiều ý kiến cho rằng nông hộ không thể đầu tư nhà lưới với mức từ 10 — 15 triệu đồng/1000m” lưới, nhưng thực ra van đề không phải là vốn mà là hiệu quả

40

i

đầu tư. Do giá bán rau an toàn bị đánh đồng với rau thông thường nên hiệu qua đầu tư thấp. Đó là lý do khiến nông hộ không bỏ vốn đầu tư.

Vấn đề kỹ thuật trồng rau an toàn : đối với đại đa số nông hộ thì kỹ thuật không phải là khâu khó khăn. Chỉ có các nông hộ ở Ấp 14 xã Xuân Thới Sơn là gap khó khăn về kỹ thuật trong sản xuất rau an toàn ( chiếm 28.8 % ). Đây là vùng chuyên canh cây rau lâu năm, trước đây các hộ đã dùng thuốc BVTV với nồng độ cao và số lượng lớn nên sâu bệnh hại quen thuốc, phát triển rất phực tạp.

Do đó, các biện pháp phòng trừ sâu hại tổng hợp IPM áp dụng trong trồng rau an toàn không có hiệu quả. Khó khăn này làm cho các hộ sản xuất có khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều để trồng rau nên rau không đạt tiêu chuẩn rau an

toan.

Vấn đề diện tích đất trồng rau cũng không gây khó khăn cho các nông hộ.

Đa số các hộ cho rằng diện tích đang canh tác là phù hợp với điều kiện lao động, sản xuất của mình và không có nhu cầu tăng điện tích.

Vấn đề lao động : phần lớn các nông hộ có 2 lao động tham gia trồng rau và phổ biến nhất là vợ và chồng của chú hộ. Các con họ thường làm việc khác chứ không tham gia trồng rau. Chỉ có một số ít hộ chỉ có vợ hoặc chồng sản xuất rau an toàn còn con của họ đi học hoặc đi làm việc khác nên họ thấy thiếu lao động. Số này chỉ chiếm 15.3 %.

Vấn đề đầu ra : Các nông hộ có quầy hàng ở chợ (thường là vợ bán ở chợ) bán rau trực tiệp cho người tiêu ding, họ không phải mắt một khoản chênh lệch giá qua trung gian nên đầu ra tương đối thuận lợi. Một số ít hộ ở Xuân Thới Thượng có hợp tác sản xuất-tiêu thụ bán sản phẩm cho hợp tác xã Ngã Ba Giồng với giá tương đối ổn định nên không gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ. Còn lại các hộ tiêu thụ sản phẩm bằng cách bỏ mối cho người bán lẻ, bán cho người thu mua hoặc bán ra chợ đầu mối gặp phải giá cả rất thất thường. Do đó, khâu đầu ra đối với họ là khó khăn lớn và các hộ gặp phải khó khăn này chiếm 57.7 %.

Vấn đề người mua lẻ không thể và người mua sỉ không cần phân biệt RAT với RTT: 80,76% các nông hộ cho biết RAT được sản xuất với chi phí cao hơn RTT va đảm bảo sức khỏe cho người tiêu ding, nhưng giá bán cũng chi bằng

4

RTT. Có 2 đối tượng người mua chính là người mua si và người tiêu dùng trực tiếp. Những người mua sỉ khi mua rau của nông dan, dù rằng họ biết đó là RAT nhưng chỉ trả giá băng RTT. Người tiêu dùng khi mua rau của nông hộ ngoài chợ không tin đó là RAT nên cũng trả giá bằng với RTT. Điều này làm cho lợi thế cạnh tranh của rau an toàn không bằng rau thông thường (vì rau an toàn thường không bắt mắt bằng rau thông thường) và giá bán của rau an toàn cũng bị đánh đồng với rau thông thường làm giảm lợi nhuận của các hộ sản xuất và không khuyến khích họ đầu tư.

Vấn đề hợp tác sản xuất : Hiện nay, khâu hợp tác sản xuất giữa các tô rau ở Hóc Môn rất lỏng lẻo. Có 36,54 % số hộ cho rằng khó khăn của họ là không hợp tác được trong khâu sản xuất và tiêu thụ. Phần lớn các hộ này là những người coi trồng rau là nghề chính và rất có tâm huyết với sự phát triển vững mạnh của tổ rau cũng như nghề trồng rau an toàn. Còn các hộ còn lại cho rằng hợp tác gây rắc rối, không có gì ích lợi, họ thích tự họ trồng và bán sản phẩm của mình,

không muốn phụ thuộc vào ai.

Như vậy, trở ngại lớn nhất mà các hộ trồng rau an toàn đang gặp phải chính là người mua lẻ không thé và người mua sỉ không cần phân biệt RAT với

RTT.

Kiểm định trở ngại chính của người sản xuất rau an toàn. Những nông hộ sản xuất rau an toàn cho rằng trở ngại lớn nhất mà họ đang gặp phải là “người mua lẻ không thé và người mua si không cần phân biệt RAT với RTT. ”. Dé kiếm chứng thông tin này, đề tài đã tiến hành phỏng vấn 2 đối tượng người mua là

người tiêu dùng ở các chợ và người mua sỉ.

Đối với đối tượng người mua sỉ, họ bao gồm những vựa rau ở chợ đầu mỗi Tân Xuân, các thương lái đến thu mua tận nhà nông hộ và người mua si dé bán lẻ ở các chợ. Trong 3 đối tượng này, các nông hộ bán phần lớn sản phẩm cho các vựa rau ở chợ đầu mối Tân Xuân và người mua sỉ bán lẻ .

Ở chợ đầu mối Tân Xuân, có 110 vựa kinh doanh rau, củ, quả ở các lô A,

B, C, F chan. Trong đó khoản 70 vựa kinh doanh rau củ quả từ Da Lạt và có khoản 40 vựa thu mua rau từ các nông hộ ở Hóc Môn, Củ Chi và các huyện khác.

42

Đối với đối trong mua si - bán lẻ, da số là những người có gian hàng rau ở chợ thị trần Hóc Môn, ngoài ra còn có một số người bán rau ở các điểm bán lẻ không phải ở trong chợ này. Ở chợ thị tran Hóc Môn có khoản 32 gian hàng bán

rau củ quả.

Đề tài đã phỏng vẫn được 15 vựa rau ở chợ Tân Xuân và 15 gian hàng bán rau ở chợ Thị trấn Hóc Môn có mua rau từ các nông hộ. Như vậy mẫu phỏng vấn đối với đối tượng mua sỉ rau của các nông hộ được chọn là 30 người mua sỉ để mẫu đảm bảo quy luật số lớn. Thông tin thu được đã cho kết quả như sau :

Bang 27. Nhu Cau Phân Biệt RAT — RTT của Những Người Mua Si

Số lượng Tỉ lệ (%) Biết được đó là RAT 22 73

Không có nhu cầu phân biệt RAT-RTT 26 87 Mua giá RAT bằng với RTT 30 100

Nguôn tin: Điêu Tra Tổng Hop Ở những người mua sỉ trên, có 73% biết rau của các nông hộ bán cho họ là

rau an toàn vì họ mua bán với nhau từ lâu. Nhưng 87% những người mua sỉ cho

rằng, rau an toàn hay không an toàn là không có gì khác nhau cho nên tất cả họ đều mua rau an toàn của nông hộ với giá cũng chỉ bằng rau thông thường. Lý do cơ bản của hiện tượng này là họ mua sỉ rau để bán sỉ hoặc bán lẻ lại. Mà khách hàng của họ không đòi hỏi rau an toàn nên họ cũng không cần phải phân biệt hai

loại rau.

Vậy người mua sỉ khi mua rau an toàn của các nông hộ không can phân

biệt giữa RAT va RTT.

Đối với người tiêu dùng trực tiếp, mẫu điều tra 30 người tiêu dimg ở chợ thị trấn Hóc Môn với nội dung xoáy vào hành vi mua rau của họ đã cho những kết quả sau :

43

Bảng 28. Nhu Cầu Về Rau An Toàn Của Người Tiêu Dùng

Số người Tỉ lệ (%) Hiểu đúng ích lợi của RAT 20 70

Có nhu cầu mua rau an toàn 30 100

Kha năng chi tra

Cao hon 1500 4 13,33 Không cao hon 1500 9 30 Không cao hon 1000 14 46,67 Không cao hon 500 3 10

Không biết được rau nào là rau an toàn 25 83,3

Nguôn tin: Điêu Tra Tông Hop Ta thấy, tất cá mọi người tiêu dùng đều có nhu cầu về rau an toàn dé bảo đảm sức khỏe cho bản thân và gia đình và họ đều sẵn sảng mua rau an toàn với giá cao hơn rau thường dù mức sẵn lòng trả khác nhau. Tuy nhiên, có khoản 83%

người tiêu ding không biết được rau nào là rau an toàn, rau nao là rau thường nên đẫn đến tiêu chuẩn lựa chọn rau của họ như sau :

Bảng 29. Tiêu Chuẩn Lựa Chọn Rau của Người Tiêu Dùng

Tiêu chuẩn lựa chọn rau Số người Tỉ lệ (%)

Người quen § 26,67

Mẫu mã đẹp, bắt mắt 17 56,67

Gặp đâu mua đó 5 16,67

Nguôn tin: Điêu Tra Tông Hợp Khi mà người tiêu dùng mua rau ở chợ mà không biết đâu là rau an toàn đâu là rau thông thường thì họ chọ rằng tất cả rau được bán ở chợ đều là rau thông thường. Một số người tiêu dùng mua của người quen, còn lại đa số họ mua rau căn cứ vào mẫu mã, màu sắc và độ bắt mắt của rau. Thuộc tính “an toàn” của rau không được đề cập tới.

Vậy, trở ngại “người tiêu dùng không thể và người mua sỉ không cân phân

biệt RAT — RTT” là đúng sự that.

44

CS eR eS LS eh: cS == - —.=

4.2.2 Phân tích tác động của trở ngại chính

Trở ngại lón nhất mà các nông hộ sản xuất rau an toàn đang gặp phải chính là “người tiêu dùng không thé và người mua sỉ không cẩn phân biệt RAT — RIT”. Điều này gây ra những thiêt hại đối với người sản xuất như : lợi thế cạnh tranh của rau an toàn không bằng rau thông thường ; không khuyến khích người sản xuất đầu tư các mô hình sản xuất rau an toàn tiên tiến và gây cho họ một khoản thiệt hại. Phần này của đề tài sẽ tập trung phân tích các tác động trên.

Lợi thế cạnh tranh của rau an toàn không bằng rau thông thường. Sự không phân biệt giữa RAT và RTT của những đối tượng người mua làm cho lợi thế cạnh tranh của rau an toàn kém hơn rau thông thường.

Đặt trong trường hợp 2 sản phẩm phân biệt, người tiêu dùng hiểu rõ các thuộc tính của 2 sản phẩm đó thì bằng phương pháp đánh giá cho điểm cho từng

thuộc tính của mỗi sẵn phẩm, ta có thể so sánh được lợi thế so sánh của 2 sản

phẩm theo cách định lượng.

Nhưng trong vấn đề mà dé tài nghiên cứu, người tiêu ding không biết được sản phẩm nào là rau an toàn, sản phẩm nào là rau thông thường, do đó phương pháp định lượng (đánh giá cho điểm từng thuộc tính của 2 sản phẩm) không thể được áp dụng để so sánh lợi thế cạnh tranh của rau an toàn và rau

thông thường.

- Nhưng trong trường hợp này, phương pháp định tính cũng có thể giúp ta so sánh lợi thế cạnh tranh của 2 loại rau an toàn và rau thông thường. Có 3 thuộc tính của rau được đưa ra để so sánh là: mẫu mã, an toàn cho sức khỏe và giá cả.

Đối với người mua rau là người tiêu dùng, quay lại bảng 29 thể hiện sự

lựa chọn rau của họ :

Bảng 29. Tiên Chuẩn Lựa Chọn Rau Của Người Tiêu Dùng

Tiên chuẩn lựa chọn rau Số người Tỉ lệ (3%)

Người quen § 26,67

Mẫu mã đẹp, bat mắt 17 56,67

Gặp đâu mua đó 5 16,67

Nguôn : Điêu Tra Tông Hop.

45

t?

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Phân tích trở ngại đối với sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại huyện Hóc Môn, TP.HCM (Trang 48 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)