1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Agribank Tiên Lãng

85 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Tăng Cường Công Tác Huy Động Vốn Tại Agribank Tiên Lãng
Tác giả Đoàn Thị Mai Hiên
Người hướng dẫn TS. Bùi Bá Khiêm
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 556,92 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, Việt Nam cũng như hệthống ngân hàng thương mại NHTM, hoạt động kinh doanh của các ngânhàng đã từng bước được đổi m

Trang 1

- -

ĐOÀN THỊ MAI HIÊN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK TIÊN LÃNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: TS Bùi Bá Khiêm

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

HẢI PHÒNG, NĂM 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Một số biện pháp tăng cường công tác

huy động vốn tại Agribank Tiên Lãng” là công trình nghiên cứu tại Ngân

hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tiên Lãng - Đông HảiPhòng do tôi tự thực hiện Số liệu sử dụng và kết quả nghiên cứu trong luậnvăn là trung thực

Tôi đã sử dụng nhiều nguồn thông tin liên quan khác nhau để phục vụcho việc nghiên cứu, các nguồn thông tin đã được xử lý và trích dẫn rõ nguồntài liệu tham khảo theo quy định Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài đãđược cảm ơn./

Hải Phòng, ngày 08 tháng 12 năm 2016

Tác giả luận văn

Đoàn Thị Mai Hiên

Trang 3

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, các Thầy giáo, Cô giáokhoa sau đại học trường đại học Hải Phòng đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi vềcác điều kiện trong quá trình thực hiện luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ,nhân viên Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh TiênLãng đã cung cấp thông tin, tài liệu và hợp tác giúp đỡ tôi trong quá trình thựchiện luận văn

Mặc dù đã nỗ lực hết mình trong học tập và nghiên cứu nhưng luận vănkhông tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết Tác giả rất mong nhậnđược những góp ý từ những nhà khoa học để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện đềtài hơn nữa

Hải Phòng, ngày 08 tháng 12 năm 2016

Tác giả luận văn

Đoàn Thị Mai Hiên

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại 3

1.1.1 Khái niệm, vai trò của ngân hàng thương mại 3

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 3

1.2 Những vấn đề cơ bản về huy động vốn của NHTM 4

1.2.1 Vốn của ngân hàng thương mại 4

1.2.2 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng Thương mại 4

1.2.3.Vai trò của nguồn vốn đối với ngân hàng thương mại 7

1.3 Công tác huy động vốn của NHTM 9

1.3.1 Khái niệm về công tác huy động vốn 9

1.3.2 Sự cần thiết phải nâng công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại 10

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM 12

1.4.1 Nhân tố thuộc về Ngân hàng 12

1.4.2 Nhân tố bên ngoài Ngân hàng 15

1.5 Kinh nghiệm huy động vốn của các ngân hàng thương mại 17

CHƯƠNG 2 18

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN TIÊN LÃNG 18

Trang 5

2.1 Tổng quan về Agribank chi nhánh huyện Tiên Lãng 18

2.1.1 Quá trình Lịch sử hình thành và phát triển của Agriank chi nhánh Huyện Tiên Lãng 18

NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Tiên Lãng có trụ sở chính tại Khu 2 Thị Trấn Tiên Lãng - Hải Phòng 18

2.1.2 Mô hình tổ chức 18

2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Huyện Tiên Lãng giai đoạn 2011-2015 19

2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Huyện Tiên Lãng 31

2.2.1 Tổng quan về sự biến động vốn huy động của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiên Lãng 31

2.2.2 Thực trạng về nguồn vốn huy động của Agribank Tiên Lãng 32

2.3 Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Tiên Lãng 42

2.3.1 Thực trạng chi phí huy động vốn 42

2.3.2 Thực trạng hiệu suất sử dụng vốn huy động 43

2.3.3 Thực trạng quy mô và chất lượng huy động vốn 45

2.3.4 Thực trạng rủi ro trong huy động vốn 48

2.4 Thành công và hạn chế trong hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh huyện Tiên Lãng giai đoạn 2011-2015 48

2.4.1 Những kết quả đạt được 48

2.4.2 Một số hạn chế nguyên nhân 49

CHƯƠNG 3 54

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TIÊN LÃNG 54

3.1 Phương hướng hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Huyện Tiên Lãng 54

Trang 6

3.2 Biện pháp tang cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng No&PTNT

CN huyện Tiên Lãng 55

3.2.1 Biện pháp về khách hàng 56

3.2.2 Biện pháp liên quan đến sản phẩm 57

3.2.3 Biện pháp về quản lý rủi ro và giảm chi phí huy động vốn 57

3.2.4 Đa dạng hóa các hình thức huy động 58

3.2.5 Biện pháp để đảm bảo an toàn tiền gửi cho khách hàng 59

3.2.6 Nâng cao trình độ và kỹ năng cho cán bộ công nhân viên trong ngân hàng 59

3.2.7 Biện pháp cho chính sách lãi suất 60

3.2.8 Biện pháp hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 62

3.2.9 Biên pháp liên quan đến Marketing và phát triển kênh phân phối 63

3.3 Một số điều kiện để thực hiện biện pháp đề xuất 66

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 66

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 67

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 68

KẾT LUẬN 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 8

2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank CN huyện

2.7 Tổng nguồn vốn huy động Agribank CN Huyện Tiên Lãng 312.12 Các chỉ tiêu về chi phí trả lãi, thu lãi tại Agribank CN

2.14 Tính cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn ngắn hạn 442.15 Tính cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn dài hạn 442.16 Tỷ kệ tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn của Agribank CN

2.18 Huy động vốn và sử dụng vốn trung và dài hạn của

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Số

2.5 Tỷ trọng tiền gửi qua phát hành giấy tờ có giá giai đoạn

2011-2015

37

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, Việt Nam cũng như hệthống ngân hàng thương mại (NHTM), hoạt động kinh doanh của các ngânhàng đã từng bước được đổi mới và phát triển ngày càng đa dạng Sự cạnhtranh giữa các ngân hàng cũng diễn ra ngày càng gay gắt Vì thế ngân hàngNông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) đã không ngừng pháttriển và ngày càng khẳng định mình là một bộ phận không thể thiếu của nềnkinh tế Bằng lượng vốn huy động được trong xã hội thông qua nghiệp vụ huyđộng vốn, NHNo&PTNT đã cung cấp một lượng vốn lớn cho mọi hoạt độngkinh tế, đáp ứng các nhu cầu vốn một cách nhanh chóng, kịp thời cho quátrình sản xuất và tái sản xuất Nhờ đó mà hoạt động sản xuất kinh doanh củacác thành phần trong nền kinh tế được diễn ra một cách thuận lợi Trên cơ sở

đó, trong thời gian tới, để phát huy hơn nữa vai trò của mình và đồng thời đápứng cho sự phát triển chung của nền kinh tế cũng như cho chính bản thân hệthống ngân hàng thì việc huy động vốn cho kinh doanh trong tương lai sẽđóng vai trò rất quan trọng đối với các tổ chức tài chính (TCTC), các NHTMnói chung và NHNo&PTNT nói riêng, đó cũng là vấn đề đặt ra cho hoạt độnghuy động vốn của NHNo&PTNT huyện Tiên Lãng Nhằm phát huy có hiệuquả,là chức năng cầu nối giữa nơi thừa và nơi thiếu vốn, đáp ứng được nhucầu vốn cho sự phát triển kinh tế của huyện, vấn đề cốt lõi của NHNo&PTNThuyện Tiên Lãng là phải có định hướng phát triển lâu dài cùng với những biệnpháp tăng cường công tác huy động vốn một cách hiệu quả để thu hút nguồntiền nhàn rỗi từ người dân

Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện

pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Agribank Tiên Lãng” làm luận

văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế.

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Trang 11

Đề xuất một số biện pháp hữu hiệu, khả thi nhằm tăng cường công táchuy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyệnTiên Lãng.

Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ cụ thể của đề tài là:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến huy độngvốn của ngân hàng thương mại

- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn huy động của NHNo&PTNT huyệnTiên Lãng giai đoạn 2011–2015

- Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốntại NHNo&PTNT CN huyện Tiên Lãng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Tiên Lãng trong giaiđoạn 2011-2015

5 Kết cấu của đề tài

Đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm có 3 chương như sau:Chương 1: Cơ sở lý luận chung về công tác huy động vốn tại NHTM.Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn của ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Lãng

Chương 3: Phương hướng và một số biện pháp tăng cường công tác huyđộng vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Lãng

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm, vai trò của ngân hàng thương mại

“Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủyếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả

và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làmphương tiện thanh toán.[8]

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Hoạt động sử dụng vốn [5]

Đây là hoạt động trực tiếp mang lạo lợi nhuận cho ngân hàng, nghiệp

vụ sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả sẽ nâng cao uy tín của ngân hàng,quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường Do đó cácNHTM cần phải nghiên cứu và đưa ra các chiến lược sử dụng vốn của mìnhsao cho hợp lý.Các hình thức sử dụng vốn cốt yếu của ngân hàng:

- Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống: là hình thức cho vay mua sắmhàng tiêu dùng, vật dụng gia đình; Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo,nâng cấp mua nhà đối với dân cư

- Cho vay phục vụ nhu cầu khác là hình thức cho vay như: Cho vay tàichính; Cho vay thấu chi tài khoản; Cho vay trả góp;…

- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh: là hình thức cho vay vốn ngắnhạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ; Cho vay đầu tư vốn cố định dự ánsản xuất kinh doanh; cho vay các dự án theo chỉ định của Chính phủ; Cho vaytheo hạn mức tín dụng; …

1.1.2.2 Hoạt động huy động vốn [4]

Hoạt động huy động vốn là hoạt động cơ bản, quan trọng nhất ảnhhưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng Vốn được ngân hàng huyđộng dưới nhiều hình thức khác nhau như huy động dưới hình thức tiền gửicủa dân cư, các TCKT, phát hành giấy tờ có giá Hoạt động huy động vốn của

Trang 13

ngân hàng ngày càng được mở rộng, tạo uy tín của ngân hàng ngày càng cao,các ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh, mở rộng quan hệ tíndụng với các thanh phần kinh tế và các tổ chức dân cư, mang lại lợi nhuậncho ngân hàng.

1.2 Những vấn đề cơ bản về huy động vốn của NHTM

1.2.1 Vốn của ngân hàng thương mại

Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo rahoặc huy động được để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinhdoanh khác Nó chi phối toàn bộ hoạt động NHTM, quyết định sự tồn tại vàphát triển của ngân hàng [12]

1.2.2 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng Thương mại

1.2.2.1 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi

Huy động vốn qua tài khoản là hình thức huy động cổ điển và mangtính đặc thù riêng có của NHTM Do nhu cầu và động thái tiền gửi của kháchhàng rất đa dạng và khác nhau nên để thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền,NHTM phải thiết kế và phát triển thành nhiều loại sản phẩm tiền gửi khácnhau [12]

a) Tiền gửi thanh toán

Thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán khách hàng có thể sử dụng đểthanh toán, chuyển khoản sang tài khoản tiền gửi thanh toán, gửi góp, thựchiện các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt: Séc, ủy nhiệm chi, pháthành thẻ, thấu chi,…

Để thu hút khách hàng, NH trả lãi đối với tài khoản tiền gửi thanh toán,tuy nhiên mức lãi suất áp dụng thường rất thấp so với lãi suất của những loạitiền gửi tiết kiệm khác Lãi tiền gửi thanh toán được tính lãi nhập gốc, trr 1lần vào ngày cuối tháng

b) Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm

- Tiết kiệm không kỳ hạn

Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được dành cho đối tượngkhách hàng cá nhân hoặc tổ chức, có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi NH vì

Trang 14

mục tiêu an toàn và sinh lợi nhuận không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiềngửi trong tương lai Đối với khách hàng khi lựa chọn hình thức tiền gửi nàythì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lợi Đối vớingân hàng vì loại tiền gửi này khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào cũng đượcnên phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi đểcấp tín dụng Do vậy, ngân hàng thường trả lãi suất thấp cho loại tiền gửi này.Với sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiềnbất cứ lúc nào trong giờ giao dịch Tuy nhiên, khác với hình thức tài khoảntiền gửi cá nhân mỗi lần giao dịch khách hàng phải xuất trình sổ tiền gửi vàchỉ có thể thực hiện được các giao dịch ngân quỹ như là gửi tiền và rút tiềnchứ không thể thực hiện được các giao dịch thanh toán như trong trường hợptiền gửi thanh toán.

- Tiết kiệm có kỳ hạn

Khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạnvới đa dạng kỳ hạn gửi và hình thức lĩnh lãi cho khách hàng lựa chọn (Trả lãikhi đến hạn, trả lãi ngay khi khách hàng gửi tiền, trả lãi theo định kỳ dướihình thức lĩnh lãi bằng tiền mặt, chuyển khoản), khách hàng chỉ được rút tiềngửi theo đúng kỳ hạn đã cam kết, không được phép rút tiền trước hạn Tuynhiên để khuyến khích và thu hút khách hàng gửi tiền đôi khi NH cho phépkhách hàng được rút tiền gửi trước hạn nếu có nhu cầu, nhưng khi đó kháchhàng bị mất tiền lãi hoặc chỉ được trả lãi theo tiền gửi không kỳ hạn

Với thủ tục gửi tiền nhanh chóng, đơn giản Được thiết kế dành chokhách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục đích an toàn, sinhlợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai Đối tượng kháchhàng chủ yếu của loại tiền gửi này là các cá nhân muốn có thu nhập ổn định

và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý Đa sốkhách hàng thích lựa chọn hình thức tiền này là công nhân, viên chức hưu trí

Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được đối tượng kháchhàng này Lãi suất trả cho tiền gửi tiết kiệm định kỳ cao hơn lãi suất trả cho

Trang 15

loại tiền gửi không kỳ hạn tùy theo loại tiền gửi tiết kiệm và tùy theo uy tín

và rủi ro của NH nhận tiền gửi

Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn có thể phân chi thành nhiều loại Căn cứ vàothời hạn có thể chia thành tiền gửi kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng,

12 tháng và trên 12 tháng Căn cứ vào phương thức trả lãi có thể chia thành:tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ, tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ, tiền gửi kỳ hạnlĩnh lãi theo định kỳ(tháng hay quý)

Việc phân chia tiền gửi kỳ hạn thành nhiều loại khác nhau làm cho sảnphẩm tiền gửi của ngân hàng trở nên đa dạng và phong phú có thể đáp ứngđược nhu cầu gửi tiền đa dạng của khách hàng

- Các loại tiết kiệm khác

Ngoài hai loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạnhầu hết các NHTM đều có thiết kế với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sảnphẩm của mình luôn được đổi mới theo nhu cầu của khách hàng và tạo ra ràocản dị biệt để chống lại sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh

1.2.2.2 Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy độngtrong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định,điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và ngườimua Việc huy động giấy tờ có giá của ngân hàng được điều chỉnh theo Quyếtđịnh 02/2004/QĐ-NHNN và thông tư 16/2012/TT-NHNN [9]

- Các loại giấy tờ có giá

Căn cứ vào công cụ trên thị trường vốn, giấy tờ có giá có thể chia thànhgiấy tờ có giá thuộc công cụ nợ như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu;

và giấy tờ có giá thuộc công cụ vốn như cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu phổ thông

Căn cứ vào thời hạn, giấy tờ có giá có thể chia thành giấy tờ có giángắn hạn và giấy tờ có giá dài hạn

1.2.2.3 Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác và từ NHNN:

Trang 16

- Vay NHNN: Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp báchtrong chi trả của ngân hàng trong trường hợp thiếu hụt dự trữ Hình thức chovay chủ yếu của NHNN là tái chiết khấu các thương phiếu Thông thường,NHNN chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có chất lượng (thời gianđáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao) và phù hợp với mục tiêu của NHNN trongtừng thời kỳ Trong điều kiện chưa có thương phiếu, NHNN cho các NHTMvay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định.

- Vay các tổ chức tín dụng khác: 1Đây là nguồn các ngân hàng vaymượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngânhàng

1.2.3.Vai trò của nguồn vốn đối với ngân hàng thương mại

- Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thìphải có vốn bởi vì vốn phản ánh năng lực chủ yếu quyết định đến khả năngkinh doanh của ngân hàng Riêng đối với ngân hàng, vốn là cơ sở để Ngânhàng Thương mại tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình Vốn càng lớnthì ngân hàng càng mạnh, điều đó chứng tỏ việc xử lý khả năng thanh khoảncủa ngân hàng là lớn mạnh hay yếu kém Nếu khách hàng rút vốn mà ngânhàng đủ tiền trả thì ngân hàng đủ khả năng thanh khoản, nếu khách hàng rútvốn mà ngân hàng không đủ vốn để trả thì ngân hàng không đủ khả năngthanh khoản Khi tổ chức kinh tế đến đòi tiền (như thuế) mà ngân hàng không

đủ khả năng trả thì ngân hàng rơi vào trạng thái rủi ro thanh khoản hay đứng

ở một góc độ khác khi ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu tiền mặt của cáchoạt động xung quanh thì được coi là rủi ro thanh khoản dù đó là bất kỳ ai,bất kỳ tổ chức nào

Vốn lớn quyết định ngân hàng có dự trữ sơ cấp lớn Điều này cho thấy

là ngân hàng chống lại được việc rút tiền đột ngột của khách hàng Dự trữ sơcấp của ngân hàng chủ yếu là tiền mặt tại quỹ, tiền gửi các tổ chức kinh tế,các NHTM khác Vốn càng lớn thì khả năng đầu tư vào thứ cấp càng cao

Trang 17

Vốn càng lớn thì ngân hàng càng dễ đi vay các ngân hàng khác và cho cácngân hàng khác vay Vốn càng lớn thì sự hỗ trợ của cơ quan quản lý vĩ môcàng cao và rất khó có khả năng thanh khoản Chính vì vậy, ngân hàng có thểhoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạtđộng cạnh tranh có hiệu quả nhằm giữ chữ tín và nâng cao vị trí của ngânhàng trên thị trường.

- Vốn nhiều quyết định mở rộng phát triển khả năng sinh lời cao

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh hàng hóa đặc biệt trên thị trườngtiền tệ và thị trường chứng khoán Chúng ta có thể thấy được vai trò quantrọng của vốn đối với hoạt động của ngân hàng, vốn của ngân hàng càng lớnthì quyết định khả năng mở rộng và phát triển chi nhánh càng cao đồng thờiquyết định khả năng sinh lời của ngân hàng Nếu ngân hàng có nhiều vốn thì

sẽ mở rộng cho vay và dễ tiếp cận với khách hàng lớn nhưng không đượcvượt quá 15% giá trị vốn tự có của ngân hàng Vốn lớn thì khả năng được đầu

tư của ngân hàng càng nhiều nhưng không được vượt quá 40% giá trị vốn tự

có của ngân hàng [10]

Chính vì thế, có thể nói: vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh củangân hàng Do đó, vốn nhiều hay ít quyết định rất lớn đến ngân hàng, đòi hỏingân hàng luôn luôn quan tâm tới việc đáp ứng đủ nguồn vốn cho hoạt độngkinh doanh, phải giữ cho nguồn vốn tăng tương đối và ổn định, vững mạnh

- Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân

hàng trên thị trường:

Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và ngày càng mở rộng quy môhoạt động đòi hỏi các ngân hàng phải có uy tín lớn trên thị trường là điềutrọng yếu Uy tín đó phải được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanhtoán chi trả cho khách hàng của ngân hàng Khả năng thanh toán của ngânhàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn Vì vậy, loại trừ cácnhân tố khác, khả năng thanh toán của ngân hàng tỷ lệ thuận với vốn của ngânhàng nói chung và với vốn khả dụng của ngân hàng nói riêng Với tiềm năng

Trang 18

vốn lớn, ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mởrộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả nhằm vừa giữ chữ tín,vừa nâng cao thanh thế trên thị trường.

- Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt với "nguyên liệu"chính là tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong xã hội Ngân hàng là tiền đềcho việc thu hút vốn đồng thời khả năng lớn về vốn là điều kiện thuận lợi vớingân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét

cả về quy mô khối lượng tín dụng, một phần lớn là do quy mô, trình độnghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật hiện đại của ngân hàng Ngân hàng phải tăngcường cơ sở vật chất kỹ thuật và quy mô hoạt động của ngân hàng trên mọilĩnh vực Ngân hàng chủ động về thời gian, thời hạn cho vay thậm chí quyếtđịnh đến mức lãi suất vừa phải cho khách hàng Điều đó cho thấy ngân hàngthu hút được càng nhiều khách hàng, doanh số hoạt động của ngân hàng càngtăng lên nhanh chóng và ngân hàng có nhiều thuận lợi trong kinh doanh Đâycũng là điều kiện bổ sung thêm vốn tự có của ngân hàng

Vốn càng lớn thì khả năng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng càngtốt, vốn lớn thì đào tạo con người hiện đại và công nghệ hiện đại Nếu ngânhàng mà lớn thì dễ giữ nhân viên như: đầu vào tốt, đào tạo lại, chia lươngthưởng tốt hơn, khả năng thăng tiến cao hơn Đồng thời phần mềm thanh toán

là rất cao vì công nghệ tiên tiến hơn Điều đó chứng tỏ ngân hàng lớn thì cólợi về cạnh tranh và tuyển dụng con người

Tóm lại, vai trò của vốn đối với hoạt động ngân hàng là rất quan trọng

Do vậy, trong quá trình hoạt động của mình ngân hàng luôn trú trọng việcđảm bảo sự tăng trưởng một cách ổn định các nguồn vốn của ngân hàng kể cảvốn huy động và vốn tự có

1.3 Công tác huy động vốn của NHTM

1.3.1 Khái niệm về công tác huy động vốn

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ngân hàng cũng như các tổ chứctín dụng khác đang phải đối mặt với các cuộc cạnh tranh khốc liệt Bất kỳ

Trang 19

biến động nào dù nhỏ hay lớn đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh củangân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng Vì vậy, công táchuy động vốn không chỉ đánh giá chính xác đúng đắn hoạt động huy độngvốn nói riêng mà còn phản ánh khả năng thích nghi và khẳng định sự pháttriển trên thị trường của ngân hàng.

Công tác huy động vốn là dựa trên sự so sánh giữa kết quả đạt được vàchi phí bỏ ra Khi so sánh giữa kết quả và chi phí thì cần phải so sánh dướidạng thương số, hoặc kết quả/chi phí hoặc chi phí/kết quả Mỗi cách so sánh

đó đều cung cấp các thông tin có ý nghĩa khác nhau Đặc biệt không thể tínhkết quả bằng cách lấy kết quả - chi phí vì như vậy chỉ cho ra một chỉ tiêu kếtquả chứ không phải chỉ tiêu kết quả

Khái niệm công tác huy động vốn như trên cho thấy rằng chỉ khi nàođạt được kết quả cao nhất trong điều kiện chi phí thấp nhất mới được coi là cóhiệu quả tốt Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định kết quả nào là cao nhất vớichi phí thấp nhất là rất khó

Như vậy, công tác huy động vốn được thể hiện ở khả năng đáp ứng caonhất nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng Đó chính là sự đáp ứng kịp thời,đầy đủ, nhu cầu sử dụng vốn với chi phí hợp lý

1.3.2 Sự cần thiết phải nâng công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại

a) Đối với ngân hàng

Công tác huy động vốn được các ngân hàng quan tâm không chỉ vì nó

là một nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng mà còn vì nó là một trongnhững hoạt động chủ yếu và mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng Do đótrong mọi giai đoạn, nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn luôn là vấn đềđược các Ngân hàng Thương mại chú trọng

Nhu cầu phát triển của xã hội ngày càng tăng kéo theo nhu cầu về vốncủa các thành phần kinh tế, của dân cư Để đáp ứng được mọi yêu cầu nàythì các ngân hàng phải có một nguồn vốn đủ lớn để có thể phục vụ cho sựphát triển chung của nền kinh tế, mà nguồn vốn tự có của ngân hàng luôn là

Trang 20

quá “nhỏ bé” trước yêu cầu phát triển của xã hội Do đó để có thể có mộtlượng vốn cần thiết để thực hiện sứ mệnh “bà đỡ” cho nền kinh tế thì cácNgân hàng Thương mại phải tìm cách tăng trưởng nguồn vốn hiện có củamình và vấn đề nâng cao công tác huy động vốn được đặt ra rất bức thiết.

Các Ngân hàng Thương mại hoạt động trên thị trường với tư cách làcác trung gian tài chính với chức năng chủ yếu là phân phối lại tiền tệ trong

xã hội, thúc đẩy nền kinh tế không ngừng phát triển Hoạt động huy động vốnchính là việc thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để rồi sau đó ngânhàng phân phối đến nơi thiếu vốn (bằng các hoạt động cho vay, đầu tư) Làmtốt công tác huy động vốn cũng đồng nghĩa với ngân hàng làm tốt nhiệm vụquan trọng nhất của mình Cho nên mọi Ngân hàng Thương mại đều ý thứcđược sự cần thiết của việc đẩy mạnh hiệu quả hoạt động huy động vốn

b) Đối với dân cư

Nghiệp vụ huy động vốn đã cung cấp cho mọi người dân các phươngthức tiết kiệm tiền hợp lý và an toàn Nguồn tiền tiết kiệm trong dân cư rất dồidào, có nhiều điều kiện thuận lợi để ngân hàng sử dụng kinh doanh Để thuhút được các nguồn vốn này các ngân hàng đã sử dụng nhiều hình thức huyđộng vốn phong phú và tiện lợi Điều này giúp người dân dễ dàng lựa chọnmột hình thức gửi tiền phù hợp với đặc điểm khoản tiền của mình Do đó tâm

lý người dân luôn mong ngân hàng đưa ra được các hình thức huy động vốnhiệu quả, có lợi cho cả hai bên: vừa ích nước vừa lợi nhà, vừa an toàn tài sản

c) Đối với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp

Nghiệp vụ huy động vốn đã giúp cho các tổ chức kinh tế, các doanhnghiệp thuận tiện trong thanh toán giao dịch thông qua tài khoản tiền gửithanh toán Nếu ngân hàng đẩy mạnh công tác huy động vốn thì sẽ giúp cácdoanh nghiệp rất nhiều trong hoạt động kinh doanh, làm cho hoạt động củadoanh nghiệp và các tổ chức kinh tế luôn trôi chảy Hơn nữa, các doanhnghiệp và tổ chức kinh tế đều có quan hệ tín dụng với ngân hàng và huy độngvốn có hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp có vốn kịp thời bất cứ lúc nào mà

Trang 21

doanh nghiệp cần vốn Do đó đứng ở góc độ doanh nghiệp thì nâng cao hiệuquả công tác huy động vốn ở mỗi ngân hàng là cần thiết.

d) Đối với nền kinh tế

Nghiệp vụ huy động vốn giúp cho các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hộiđược tập trung về một mối, thuận tiện cho việc phân phối lại chúng Tránhđược tình trạng lãng phí nguồn vốn, một số người tổ chức “hụi”, “họ” gây mất

ổn định trong xã hội.Với nền kinh tế thì hoạt động huy động vốn là không thểthiếu nhất là khi nền kinh tế có lạm phát, lúc đó huy động vốn là một trongnhững công cụ để kìm chế lạm phát Khi nền kinh tế trong giai đoạn pháttriển, huy động vốn giúp cho nó phát triển nhịp nhàng, hiệu quả hơn Vì thếđẩy mạnh công tác huy động vốn ở mỗi Ngân hàng Thương mại có ý nghĩa rấtlớn đối với sự phát triển của nền kinh tế

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM [11]

1.4.1 Nhân tố thuộc về Ngân hàng

Hiệu quả trong công tác huy động vốn của ngân hàng được đánh giábằng tỷ lệ giữa kết quả và chi phí để thu được kết quả đó Như vậy, ngay trongchính chỉ tiêu hiệu quả trên đã chỉ ra rằng kết quả và chi phí huy động vừa là bộphận cấu thành vừa là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả Như vậy các nhân tốảnh hưởng tới kết quả và chi phí chính là các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quảhoạt động huy động vốn

1.4.1.1 Chính sách lãi suất của ngân hàng

Lãi suất được coi là giá cả của các sản phẩm dịch vụ tài chính Ngânhàng sử dụng hệ thống lãi suất tiền gửi như một công cụ quan trọng trong việchuy động tiền gửi và thay đổi quy mô nguồn vốn Để duy trì và thu hút thêmnguồn vốn, ngân hàng cần ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện những

ưu đãi về giá cho những khách hàng lớn, gửi tiền thường xuyên Hơn nữa hệthống lãi suất cần linh hoạt, phù hợp với quy mô và cơ cấu nguồn vốn

Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần phải chú ý rất nhiều đến lãi suất tiềnvay để có thể có các hoạt động kinh doanh hợp lý, đem lại các khoản thu nhập

Trang 22

cao nhất cho ngân hàng để bù đắp được các khoản chi phí đã bỏ ra và vẫnmang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

1.4.1.2 Mạng lưới huy động vốn của ngân hàng

Mạng lưới hoạt động của ngân hàng và các hình thức huy động vốncàng đa dạng, phóng phú thì kết quả huy động vốn càng nhiều về số lượng doviệc thực hiện được dịch vụ trọn gói và mở rộng dịch vụ ngân hàng Cáckhoản tiền tiết kiệm của dân cư thường là các khoản tiền nhỏ Vì vậy, nếuviệc tiếp cận với ngân hàng khó khăn sẽ tạo ra cho khách hàng tâm lý ngạiđến ngân hàng Với một mạng lưới rộng khắp, tạo ra sự sễ dàng trong việctiếp cận ngân hàng của người dân thì ngân hàng sẽ dễ dàng thu hút được cáckhoản tiền gửi đó một cách có hiệu quả

1.4.1.3 Hoạt động marketing của ngân hàng

Mục tiêu cuối cùng là thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng vừa đảmbảo khả năng sinh lời, kảh năng cạnh tranh an toàn trong kinh doanh thìmarketing đã trở thành công cụ không thể thiếu được trong ngân hàng thươngmại hiện nay

Hoạt động ngân hàng có tính xã hội hoá cao, phụ thuộc chặt chẽ vàomôi trường kinh doanh như môi trường dân cư, môi trường kinh tế, môitrường chính trị, nên sự thay đổi của bất kỳ yếu tố nào cũng ảnh hưởng quantrọng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động huyđộng vốn nói riêng

Chính sách marketing có hai nhiệm vụ chính:

Nắm bắt kịp thời sự thay đổi môi trường, thị trường cũng như nhu cầucủa khách hàng đối với dịch vụ sản phẩm mà ngân hàng cung cấp

Xây dựng chính sách, biện pháp thích hợp để thắng đối thủ cạnh tranhđạt được mục tiêu lợi nhuận

Việc nắm bắt kịp thời sự thay đổi của môi trường, nhu cầu sẽ giúp ngânhàng đưa ra được những sản phẩm phù hợp, linh hoạt góp phần đáp ứng đượcnhu cầu của khách hàng đồng thời thu hút được lượng vốn lớn Cũng từ việcnghiên cứu thị trường, ngân hàng sẽ đưa ra những sản phẩm mới

Trang 23

Mặt khác chính sách khuếch trương sẽ giúp người dân hiểu rõ ràng, đầy

đủ về ngân hàng thông qua phương tiện thông tin đại chúng xây dựng mộthình ảnh nhân viên ngân hàng tận tình, chu đáo, có trình độ chuyên môn, sẽtạo lòng tin với khách hàng

Như vậy chính sách marketing có ảnh hưởng quan trọng đến khả nănghuy động vốn nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung

1.4.1.4 Tổ chức nhân sự

Trong hoạt động huy động vốn, con người là yếu tố quan trọng trongviệc tiếp xúc khách hàng, đặt quan hệ giao dịch, Như vậy để nâng cao hiệuquả huy động vốn thì một yêu cầu được đặt ra là ngân hàng cần phải có một độingũ cán bộ có năng lực, được đào tạo một cách bài bản, có chuyên môn nghiệp

vụ cao, đồng thời phải nắm bắt được những kiến thức ở nhiều lĩnh vực khácnhau Ngoài những yêu cầu về nghiệp vụ thì một cán bộ tín dụng phải có tưcách phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và tuân thủ pháp luật, các quy định củangân hàng Mặt khác, tổ chức nhân sự hợp lý tạo nên một chi phí hợp lý đối vớinguồn nhân lực như vậy, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng sẽ tốt hơn

Trang 24

lớn, được ngân hàng tín nhiệm thì ngân hàng sẽ có chính sách lãi suất ưu đãi,cũng như việc xét thưởng cho đối tác.

c) Chất lượng phục vụ, dịch vụ; Uy tín danh tiếng

Trên cơ sở thực tế sẵn có, mỗi Ngân hàng đã, đang và sẽ tạo đượchình thế hơn trong các hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động huyđộng vốn nói riêng Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúp cho Ngân hàng cókhả năng ổn định khối lượng vốn huy động và tiết kiệm chi phí huy động từ

đó giúp Ngân hàng chủ động hơn trong kinh doanh Một Ngân hàng có một

bề dày lịch sử với danh tiếng, cơ sở vật chất, trình độ nhân viên…sẽ tạo rahình ảnh tốt về Ngân hàng, gây được sự chú ý của khách hàng từ đó lôikéo được khách hàng đến quan hệ giao dịch với mình

1.4.2 Nhân tố bên ngoài Ngân hàng

1.4.2.1 Khách hàng

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nềnkinh tế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nềnkinh tế nói chung và hệ thông tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thươngmại thương chiếm tỷ trong lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượngcác ngân hàng Chính vì vậy, khách hàng của ngân hàng cũng bao gồm nhiềuđối tượng khác nhau Mỗi loại khách hàng lại mang những đặc điểm riêng cócủa mình Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu của từng loại khách hàngcủa mình, ngân hàng cần phải có các chính sách, chiến lược phát triển phùhợp để có được hoạt động kinh doanh tốt nhất của mình

1.4.2.2 Môi trường kinh tế

Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại bị các chỉ tiêu kinh tếnhư tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập quốc dân, tốc độ chu chuyểnvốn, tỷ lệ lạm phát, tác động trực tiếp Khi nền kinh tế trong thời kỳ hưngthịnh, có tốc độ phát triển nhanh, thu nhập quốc dân cao, các đơn vị kinh tế,dân cư sẽ có nguồn tiền gửi dồi dào vào ngân hàng Ngược lại, trong điều kiệntình hình kinh tế bất ổn, nền kinh tế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp cao, tỷ lệ lạm phát

Trang 25

cao thì việc huy động vốn của ngân hàng nói chung và các hoạt động khác củangân hàng noi chung sẽ gặp nhiều khó khăn bởi người dân không tin tưởng gửitiền vào ngân hàng mà dùng tiền để mau các tài sản có tỉnh ổn định cao, còncác doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất, lượng tiền gửi vào ngân hàng sẽ

bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng

Mặt khác, trong môi trường ngày càng phát triển hiện nay, khả năngứng dụng công nghệ trở thành một trong những điều kiện bắt buộc để ngânhàng tồn tại và phát triển Nhiều sản phẩm dịch vụ đã xuất hiện liên quan đếnhoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại như dịch vụ ngân hàng tạinhà (Home banking), máy rút tiền tự động ATM (Automatic Teller Money),thư tín dụng (L/C), hệ thống thanh toán điện tử, đã làm cho tỷ lệ gửi tiền,thanh toán qua ngân hàng ngày càng tăng và đạt tỷ lệ cao

1.4.2.3 Môi trường xã hội

Môi trường xã hội cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt độngcủa ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng

Phân bố dân cư, thu nhập của người dân là một nguồn lực tiềm tàng cóthể khai thác nhằm mở rộng quy mô huy động vốn của ngân hàng thương mại

Vì vậy những khu vực đông dân cư, với thu nhập cao thì sẽ dễ dàng hơn trongviệc huy động vốn đối với ngân hàng

Môi trường văn hoá như tập quán, tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặtcủa dân cư ảnh hưởng nhiều đến quyết định kinh tế về tiêu dùng và tiết kiệmcủa người có thu nhập, mức độ chấp nhận rủi ro khi gửi tiền vào các tổ chứctín dụng hay quyết định chi tiêu số tiền nhàn rỗi của mình vào đầu tư bất độngsản, động sản, chứng khoán

1.4.2.4 Môi trường pháp lý

Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá đặc biệt,hàng hoá tiền tệ nên chịu tác dụng bởi nhiều chính sách, các quy định củaChính Phủ và của Ngân hàng Nhà nước Sự thay đổi chính sách của nhà nước,của Ngân hàng Nhà nước về tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất sẽ ảnh hưởngđến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng của nguồn vốn của ngân hàng

Trang 26

thương mại Sự ổn định về chính trị hay về chính sách ngoại giao cũng tácđộng đến nguồn vốn của một ngân hàng thương mại với các quốc gia kháctrong khu vực và trên thế giới.

1.5 Kinh nghiệm huy động vốn của các ngân hàng thương mại

Để thu hút được nguồn vốn huy động lớn các ngân hàng thương mạihầu hết đều đưa ra các chính sách ưu đãi cho khách hàng thông qua cácchương trình khuyến mại tại ngân hàng:

Agribank: khi khách hàng gửi tiết kiệm tại tất cả các điểm giao dịch củaAgribank trên toàn quốc bằng VND với kỳ hạn nhất định, khách hàng sẽ đượccấp mã dự thưởng để tham gia quay số trúng thưởng, hoặc khách hàng sẽđược nhận thẻ cào phần thưởng ngay tại quầy giao dịch

Sacombank: Khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 15 tháng trở lênbằng VND với số tiền tối thiểu là 50 triệu đồng sẽ nhận ngay tiền thưởngtương ứng 0.2% trên số dư tiền gửi

Ngân hàng ACB: Khách hàng tham gia gửi tiết kiệm sẽ nhận ngay quàtặng và có thêm cơ hội rinh giải thưởng quay số

Vietinbank: triển khai chương trình “Gửi tiền online cộng ngay lãisuất” áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng gửi tiết kiệmonline trên kênh Ngân hàng điện tử VietinBank iPay và Vietinbank iPayMobile App Khách hàng được cộng ngay thêm 0.15%/năm vão lãi suất sovới số tiền gửi tại quầy

VPBank: Ngân hàng sẽ cấp mã dự thưởng để quay số trúng thưởng chocác khách hàng gửi tiết kiệm bằng tiền mặt từ 10 triệu VND với kỳ hạn 01tháng trở lên và khách hàng có số dư trong tài khoản thanh toán từ500.00VNĐ

Trang 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA AGRIBANK CHI

NHÁNH HUYỆN TIÊN LÃNG

2.1 Tổng quan về Agribank chi nhánh huyện Tiên Lãng.

2.1.1 Quá trình Lịch sử hình thành và phát triển của Agriank chi nhánh Huyện Tiên Lãng

Thành lập ngày 21/02/1993 với tên gọi Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Việt Nam chi nhánh Huyện Tiên Lãng – Hải Phòng theo quyếtđịnh thành lập số 66/QĐ - NH5 ngày 27/3/1993 của NHNo&PTNT Việt Nam

Năm 2016: Đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nôngthôn Việt Nam chi nhánh Huyện Tiên Lãng – Đông Hải Phòng

NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Tiên Lãng có trụ sở chínhtại Khu 2 Thị Trấn Tiên Lãng - Hải Phòng

2.1.2 Mô hình tổ chức

Là một ngân hàng thương mại mới thành lập từ năm 1993 đến nayquy

mô hoạt động của chi nhánh Tiên Lãng chưa rộng lớn, nhân sự còn hạn chế,với phương châm của ngân hàng là “cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả antoàn” Agribank Chi nhánhTiên Lãng- Hải Phòng cơ cấu nhân sự theo sơ đồsau:

Sơ đồ 2.1: Mô hình NHNo&PTNT huyện Tiên Lãng

BAN GIÁM ĐỐC

NGÂN QUỸ

PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

Trang 28

Với mô hình hoạt động như trên, trước hết tạo điều kiện cho việc phâncông trách nhiệm của từng cán bộ, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho kháchhàng tới giao dịch tại Chi nhánh Đến nay NHNo&PTNT huyện Tiên Lãng có

33 cán bộ công nhân viên trong đó có 28 cán bộ có biên chế, 5 cán bộ hợpđồng ngắn hạn

2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động của Agribank Tiên Lãng giai đoạn 2011-2015

2.1.3.1 Công tác sử dụng vốn [2]

Hoạt động sử dụng vốn là hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếucho chi nhánh Hoạt động tín dụng tăng trưởng an toàn và có hiệu quả là mục tiêucần đạt được của mỗi NHTM Nó không những mang lại nguồn lợi nhuận choNgân hàng mà còn tạo cho các doanh nghiệp kinh doanh có lãi, làm cho thu nhập

xã hội tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm

Nếu sử dụng vốn có hiệu quả sẽ bù đắp được chi phí cho huy động vốn vàthu được lợi nhuận Nếu không sẽ gây hại cho nguồn vốn tự có của Ngân hàng Vìthế Agribank Huyện Tiên Lãng đã và đang thực hiện tốt công tác tín dụng đồngthời chú trọng đến công tác huy động vốn theo hướng “Đi vay để cho vay” đếnmọi thành phần kinh tế, thu nhập của hoạt động này chiếm phần lớn trong tổngthu nhập của ngân hàng Khoản thu nhập này sẽ bù đắp chi phí huy động vốn, chiphí hoạt động, chi phí khác Kết quả của hoạt động cho vay của chi nhánh TiênLãng qua 5 năm được thể hiện như bảng 2.1 dưới đây:

Mặc dù nền kinh tế nói chung gặp khó khăn và cạnh tranh giữa cácngân hàng trên địa bàn gay gắt Song tổng dư nợ vẫn được nâng lên, trong đótập trung đầu tư cho vay hộ sản xuất

Doanh số cho vay trong năm 2012 tăng 32,89% so với năm 2011, năm

2013 giảm 2,85% so với năm 2012; năm 2014 tăng so với năm 2013, tỷ lệtăng là 22,27%.; năm 2015 tình hình cho vay đã được cải thiện đáng kể, tăngtới 12,69% so với năm 2014, nguyên nhân do năm 2015 Ngân hàng Nhà nướcđưa ra các gói cứu trợ để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nhất là khu vực nôngnghiệp nông thôn

Trang 29

Bảng 2.1: Cơ cấu cho vay của NHNo&PTNT Tiên Lãng

Trang 30

Do nhu cầu tăng trưởng tín dụng hàng năm theo chỉ tiêu mà Ngân hàng

đề ra, thêm vào đó nhu cầu tín dụng trong huyện ngày càng tăng cao làm chodoanh số cho vay tăng cao, nhưng kỳ hạn của mỗi hợp đồng tín dụng là khácnhau nên kỳ hạn thu nợ cũng không giống nhau do đó dư nợ tín dụng tăng làđiều tất yếu

Về tình hình tổng dư nợ

Tổng dư nợ của chi nhánh luôn tăng theo các năm, nhưng vẫn đạt ởmức thấp chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương, năm 2012 so với

2011 tăng 0,9%; năm 2013 tăng 5,87% so với năm 2012; năm 2014 so với

2013 là 9,13% nhưng tới năm 2015 chỉ lên tới 4,29% Đây là một điểm hạnchế của chi nhánh do tình hình kinh tế trong giai đoạn này chậm phát triển,các yếu tố đầu ra khó khăn nên khách hàng không đầu tư nhiều vào sản xuất

Vì vậy, trong những năm tới chi nhánh cần triển khai tích cực các hoạt độngcho vay, không những cho vay các hộ sản xuất mà còn đẩy mạnh cho vaythương mại, cho vay đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản

Để thấy được tình hình dư nợ cụ thể của chi nhánh trong giai đoạn2011-2015, ta xét bảng 2.2 sau:

Cụ thể từng chỉ tiêu như sau: dư nợ cho vay ngắn hạn trong năm 2011đạt 113.650 triệu đồng, năm 2013 đạt 123.653 triệu đồng, năm 2014 đạt151.304 triệu đồng hay tăng 22,36% so với năm 2013, năm 2015 đạt 211.877triệu đồng Sỡ dĩ tổng dư nợ ngắn hạn tăng đều qua các năm là do doanh sốcho vay ngắn hạn qua các năm tăng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của ngườidân, cũng như Ngân hàng đầu tư chủ yếu vào loại hình cho vay này

Từ bảng 2.2b cho thấy, dư nợ trên địa bàn huyện tăng qua các năm.Năm 2012 tăng 10.003 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 tăng 27.651triệu đồng, năm 2014 tăng 60.573 triệu đồng, năm 2015 đạt 233.188 triệuđồng, tốc độ tăng so với năm 2014 là 4,96%

Trang 31

Bảng 2.2a: Tình hình sử dụng vốn của Agribank CN huyện Tiên Lãng 2011-2015

Trang 32

Bảng 2.2b: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiên Lãng 2011-2015

Trang 33

Dư nợ trung và dài hạn cũng tăng đều qua các năm, chiếm tỷ trọng nhỏhơn dư nợ ngắn hạn Mặc dù dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọngkhông lớn nhưng có mức tăng trưởng đều qua các năm và có chiều hướng hoạtđộng tốt Điều này cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng ngày càng tiếp cậnnhiều với người dân, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh trong mọilĩnh vực trên địa bàn huyện.

Hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn thu củaNgân hàng Nguồn thu này không ngừng tăng qua các năm, ta có thể thấy rõhơn thông qua bảng số liệu 2.3 sau:

Bảng 2.3: Thu nhập từ hoạt động cho vay tại Agribank

Chi nhánh huyện Tiên Lãng

2014 /2013

2015 /2014

(Nguồn: Agribank Chi nhánh huyện Tiên Lãng)

Nhìn vào bảng trên ta thấy, thu nhập từ hoạt động chi vay của chinhánh ngày càng tăng, năm 2012 so với năm 2011 tăng 11,33%, năm 2013 đạt28.039 triệu đồng, năm 2014 tăng lên con số 33.330 triệu đồng, với mức tăngtrưởng năm 2014 so với 2013 là 18,87%, số lượng tăng gần 5.291 triệu đồng

và năm 2015 so với năm 2014 là 74,22%, số lượng tăng là 24.737 triệu đồng,đạt mức kế hoạch đề ra Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàngngày càng được đẩy mạnh

Trong những năm vừa qua, ngân hàng có chất lượng tín dụng tương đốitốt và chất lượng tín dụng ngày càng tăng qua các năm 2011-2015

Trang 34

2.1.3.2 Công tác huy động vốn

Huy động vốn được xem là một trong những nghiệp vụ không thể thiếutrong hoạt động của Ngân hàng Thương mại nói chung và chi nhánh TiênLãng nói riêng Với phương châm là "đi vay để cho vay" Ngân hàng coi huyđộng vốn là công cụ chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả trong hoạtđộng kinh doanh của mình.Từ đó ngân hàng cũng tích cực thực hiện các biệnpháp để huy động nguồn vốn như mở thêm phòng giao dịch để thuận tiện choviệc giao dich phục vụ khách hàng, tuyên truyền quảng cáo các hình thức huyđộng tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi củaNHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng ngày càng tăng trưởng ổn định vững chắc.Đặc biệt là mở rộng hoạt động tài khoản tiền gửi cá nhân thu hút ngoại tệ từnước ngoài chuyển về Triển khai tốt dịch vụ thẻ ATM thu hút nguồn vốn từngân sách và cũng để đáp ứng nhu cầu không dùng tiền mặt của khách hàng

Khái quát về tình hình huy động vốn của Ngân hàng giai đoạn

2011-2015 như bảng 2.4 dưới đây

Nhìn vào bảng trên ta thấy mặc dù công tác huy động vốn qua các nămqua có nhiều khó khăn song tổng nguồn vốn huy động vẫn giữ được ổn định

và có tăng trưởng, đáp ứng được các nhu cầu vay vốn của các đơn vị kinh tế

Trang 35

Bảng 2.4: Kết quả huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiên Lãng 2011-2015

ĐVT: Triệu đồng

Trang 36

Để có thể so sánh được tỷ trọng của từng loại tiền gửi huy động vốn vớitổng vốn huy động, ta đi xem xét các biểu đồ sau đây:

Phát hành GTCG

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2011-2015

Từ năm 2011-2015 tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong năm

2012 so với 2011 giảm 2.264 triệu đồng, tương đương giảm 0,76%, năm 2013tăng 23.439 triệu đồng so với năm 2012, tương đương tăng 7,94%; sang năm

2014 đạt tốc độ tăng trưởng 2,67% so với năm 2013 Năm 2015, tổng nguồnvốn huy động của Chi nhánh Tiên Lãng đạt tốc độ tăng trưởng 0,96% so vớinăm 2014 Đây là một kết quả rất khả quan trong điều kiện NHNN thực hiệnchính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát và sự cạnh tranh gay gắttrên thị trường ngân hàng

2.1.3.3 Dịch vụ và các tiện ích

Để tiến tới một Ngân hàng hiện đại thì ngoài việc mở rộng hoạt độngtín dụng, Agribank CN Huyện Tiên Lãng còn chú trọng đến việc mở rộngkinh doanh đa năng nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ như: dịch vụchuyển tiền điện tử đảm bảo chính xác và thu hút hầu hết các khoản chuyểntiền qua bưu điện trước đây, Ngân hàng đứng ra bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnhthanh toán cho nhiều doanh nghiệp Năm 2004, Ngân hàng bước đầu áp dụngchuyển tiền nhanh Western Union Ngoài ra còn thêm dịch vụ Mobile

Trang 37

Banking, VNTOPUP…Các loại hình dịch vụ này đã thu hút được số lượnglớn các khách hàng tham gia không những tăng thu nhập mà còn giúp ngânhàng tăng uy tín trong việc đảm bảo an toàn Trong các hoạt động dịch vụ nóichung và dịch vụ thanh toán nói riêng, chúng không chỉ đóng vai trò chứcnăng cơ bản của ngân hàng mà còn đóng vai trò quan trọng liên kết các hoạtđộng của ngân hàng.

Trong giai đoạn 2011-2015 nguồn thu từ hoạt động thanh toán củaNHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tiên Lãng qua các năm thể hiện trên số liệu 2.5

Bảng 2.5: Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Agribank

CN huyện Tiên Lãng

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014 2015 2012

/2011

2013 /2012

2014 /2013

2015 /2014

Thu nhập từ

hoạt động

dịch vụ

855,06 1.413,5 1.514,5 663,5 712,5 65,31 7,15 (56,19) 7,39

(Nguồn: Agribank Chi nhánh huyện Tiên Lãng)

Lượng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng có chiều hướng tăngdần qua các năm Năm 2012 tăng 65,31% so với 2011; năm 2012 nguồn thu từdịch vụ tăng đột phá từ 855,06 triệu đồng vào năm 2012 đã tăng lên 1.413,5triệu, với mức tăng 65,31%, số lượng tăng là 558,44 triệu đồng, tuy nhiên sangnăm 2015 thì nguồn thu này giảm dần mức tăng chậm lại, chỉ đạt 7.39%, sốlượng tăng là 49 triệu đồng do ngân hàng chịu sự cạnh tranh lớn từ nhiều ngânhàng khác với mạng lưới dịch vụ ngày càng mở rộng với mức phí thấp

Nhìn chung, chiếm phần lớn nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của chinhánh là thu từ dịch vụ chuyển tiền trong nước và nhận kiều hối với tỷ lệ củahai hoạt động này trong tổng nguồn thu luôn đạt trên 60% Điều này có được

do ưu thế của hệ thống Agribank Việt Nam với mạng lưới trải rộng trên tất cảcác tỉnh, thành phố cả nước Nguồn thu từ các hoạt động mới khác đang dầnchiếm tỷ trọng lớn hơn như nghiệp vụ bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, ủy thác đạilí… Chứng tỏ nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng của người dân càng ngày càng

Trang 38

tăng Ngân hàng nên chú trọng phát triển thêm nhiều dịch vụ ngân hàng để khaithác tiềm năng từ hoạt động này.

2.1.3.4 Hoạt động ngân quỹ

Ngân hàng No&PTNT CN Huyện Tiên Lãng quan tâm đến công tácđảm bảo an toàn kho quỹ bằng các biện pháp cụ thể: tăng cường lực lượngbảo vệ có xe chuyên dụng điều chuyển tiền, trang bị thêm máy soi, đếm tiền,két sắt hiện đại Thường xuyên kiểm tra quy trình niêm phong, bảo quản tiền

và định mức tồn quỹ, bảo quản chìa khoá kho, két Hệ thống sổ sách được ghichép đầy đủ theo quy định Hoạt động ngân quỹ được nâng cao về nhận thức,

kỹ năng nghiệp vụ Cán bộ ngân hàng đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữgìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tạo được niềm tin cho khách hàng vớiNgân hàng

2.1.3.5 Kết quả kinh doanh của Agribank CN Huyện Tiên Lãng - Hải Phòng[5]

Hiện nay, các NHTM đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do sự biếnđộng phức tạp của thị trường trong nước và quốc tế Song có thể nói rằng,NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng là một trong những chi nhánh hoạt động hiệuqủa trong hệ thống chi nhánh của NHNo Được như vậy có thể nói là do Chinhánh đã nắm bắt kịp thời những cơ hội để phát triển trong quá trình hội nhập.Bên cạnh đó là sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Chi nhánh

đã góp sức không nhỏ vào thành công của Ngân hàng

Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càngđược củng cố, mở rộng quy mô và tăng cường hơn đối tượng cho vay Do đóNgân hàng đã thu được một số kết quả khá tốt, đây cũng là tiền đề cho sự pháttriển trong thời gian sắp tới Cụ thể đơn vị đạt được kết quả như bảng 2.6:

Theo bảng 2.6 về tổng thu nhập hoạt động năm 2012 đạt 23.553 triệuđồng, năm 2014 tăng 21,39% đạt 28.592 triệu đồng, năm 2015 tăng 28,79%đạt 36.823 triệu đồng Trong đó nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh là thu từ lãicho vay và thu khác Ngoài ra còn có các khoản thu từ hoạt động dịch vụ vàthu lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng

Trang 39

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

(Nguồn:Phòng Kế hoạch - kinh doanh của Agribank Tiên Lãng 2011-2015)

Về tổng chi phí hoạt động, năm 2013 tổng chi phí đạt 18.239 triệuđồng, năm 2014 tăng 13,68% đạt 20.734 triệu đồng, năm 2015 tăng 18,29%

đạt 24.526 triệu đồng Trong đó chi chủ yếu cho các hoạt động trả lãi huy

động

Về tổng lợi nhuận trước thuế, năm 2013 tổng lợi nhuận đạt 5.314 triệuđồng, năm 2014 tăng 47,87% đạt 7.858 triệu đồng, năm 2015 tăng 56,49% đạt

12.297 triệu đồng Như vậy nhìn chung về tình hình kinh doanh của Chi

nhánh qua 5 năm luôn có lời, kinh doanh có hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp

phát triển CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn của huyện nhà

Đạt được hiệu quả như vậy chính là nhờ sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo và

sự cố gắng, phấn đấu của toàn thể nhân viên Chi nhánh Bên cạnh đó còn có

sự hỗ trợ của các ngành, các cấp chính quyền địa phương trong việc đánh giá

phân loại khách hàng giúp Ngân hàng đầu tư tín dụng đúng đối tượng qua

từng ngành nghề thích hợp, tạo điều kiện đầu tư sản xuất cho nông dân, giúp

họ cải thiện mức sống thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp nông

thôn ở địa phương

Trang 40

2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Huyện Tiên Lãng.

2.2.1 Tổng quan về sự biến động vốn huy động của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiên Lãng [1]

Các hình thức huy động chủ yếu được áp dụng tại Chi nhánh trong thờigian qua là:

- Nhận tiền gửi của Kho bạc nhà nước

- Nhận tiền gửi của dân cư

- Phát hành giấy tờ có giá

- Nhận tiền gửi của các TCTD khác

Trong những năm qua, Chi nhánh luôn chú trọng áp dụng nhiều biệnpháp nhằm tăng trưởng vốn huy động như tuyên truyền, quảng bá, tạo mọiđiều kiện cho khách hàng, linh hoạt điều chỉnh lãi suất trong phạm vi chophép… chính nhờ tăng cường công tác HĐV nên thời gian qua tuy gặp nhiềukhó khăn nhưng hoạt động huy động vốn của chi nhánh luôn phát triển khá ổnđịnh Ta xét bảng sau:

Bảng 2.7: Tổng nguồn vốn huy động Agribank

chi nhánh Huyện Tiên Lãng

(Nguồn: NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tiên Lãng )

Nhìn vào bảng trên ta thấy rõ được tổng vốn huy động của Chi nhánh

từ 2011-2015 Năm 2011 tổng vốn huy động của toàn chi nhánh là 297.319triệu đồng nhưng đến 31/12/2012 thì tổng nguồn vốn huy động đã đạt 295,055

Ngày đăng: 24/12/2024, 08:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN