Bên cạnh những kết quả đạt được quan trọng, công tác quản lý chi ngân sách địa phương vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, như: Phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, không gắn với kế hoạch vốn; c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
_
DƯƠNG ÁNH TUYẾT
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HẢI PHÒNG - 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
_
DƯƠNG ÁNH TUYẾT
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8.31.01.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Văn Hiệp
HẢI PHÒNG - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện theo sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đào Văn Hiệp
Nội dung nghiên cứu và các số liệu trích dẫn trong Luận văn là hoàn toàn trung thực, khách quan dựa trên kết quả khảo sát thực tế và các công trình khoa học đã được công bố
Hải Phòng, ngày 19 tháng 3 năm 2018
Học viên
Dương Ánh Tuyết
Trang 4LỜI CẢM ƠN Trong thời gian rất ngắn học tập, nghiên cứu tại lớp Cao học Quản lý Kinh tế K3C, khoa sau Đại học, Trường Đại học Hải Phòng, học viên đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các Thầy, cô giáo Cho phép học viên được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng
Với sự biết ơn chân thành, học viên xin được bày tỏ lời cảm ơn trân trọng tới Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Đào Văn Hiệp; Phòng Tài chính – Kế hoạch UBND thành phố Uông Bí, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho học viên hoàn thành luận văn này
Trong quá trình nghiên cứu do khả năng có hạn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế mà vấn đề đặt ra lại khá lớn nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót Kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để công trình nghiên cứu tiếp theo được hoàn thiện hơn
Hải Phòng, ngày 19 tháng 3 năm 2018
Học viên
Dương Ánh Tuyết
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3
1.1 Khái quát về quản lý chi ngân sách nhà nước 3
1.1.1 Khái niệm quản lý chi NSNN 3
1.1.2 Phân cấp quản lý nhà nước về chi ngân sách 3
1.1.3 Vai trò của quản lý chi ngân sách 3
1.1.4 Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước 3
1.2 Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước 4
1.2.1 Lập dự toán chi NSNN 4
1.2.2 Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước 5
1.2.3 Quyết toán chi ngân sách nhà nước 6
1.2.4 Thanh tra, kiểm tra chi ngân sách nhà nước 8
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước 9
1.3.1 Điều kiện tự nhiên 9
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 9
1.3.3 Trình độ của cán bộ quản lý 9
1.4 Một số kinh nghiệm về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của một số thành phố thuộc tỉnh ở trong nước 10
1.4.1 Thành phố Đà Lạt 10
1.4.2 Thành phố Hải Dương 11
Trang 6CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI UBND THÀNH PHỐ UÔNG BÍ 13
2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội thành phố Uông Bí 13
2.1.1 Vị trí địa lý Thành phố Uông Bí 13
2.1.2 Đặc điểm kinh tế Thành phố Uông Bí 14
2.2 Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại UBND thành phố Uông Bí 18
2.2.1 Công tác lập dự toán NS 18
2.2.2 Quản lý chi ngân sách 18
2.2.3 Tình hình cân đối Ngân sách 24
2.2.4 Công tác quyết toán Ngân sách 26
2.2.5 Thanh kiểm tra, giám sát chi NS 26
2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý chi ngân sách của Thành phố Uông Bí 28
2.3.1 Những kết quả đạt được 28
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 30
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ UÔNG BÍ – QUẢNG NINH 37
3.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 37
3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội giai đoạn 2018 - 2022 37
3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Uông Bí giai đoạn 2018-2022 và tầm nhìn đến năm 2030 39
3.1.3 Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý NSNN cấp huyện của Thành phố Uông Bí giai đoạn 2018-2022 và tầm nhìn đến năm 2030 42
3.2 Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại UBND Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 44 3.2.1 Củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản
Trang 7lý tài chính ngân sách 44
3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán NSNN 46
3.2.3 Đổi mới công tác quản lý chi NS 49
3.2.4 Chú trọng chất lượng công tác quyết toán NSNN 56
3.2.5 Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi ngân sách của kho bạc Nhà nước thành phố 58
3.2.6 Tăng cường công tác công tác thanh tra tài chính, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm 59
3.2.7 Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy và sự điều hành của UBND thành phố đối với quản lý chi ngân sách nhà nước 60
3.2.8 Thực hiện nghiêm túc việc công khai tài chính các cấp 61
3.2.9 Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan tài chính, thuế, kho bạc Nhà nước và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý ngân sách 62
3.2.10 Phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý NSNN huyện 62
3.3 Một số kiến nghị 62
3.3.1 Phân cấp quản lý ngân sách các cấp 63
3.3.2 Về phân cấp nguồn thu 63
3.3.3 Về phân cấp nhiệm vụ chi 64
3.3.4 Hoàn thiện định mức phân bổ ngân sách 65
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Trang 8NSTW Ngân sách Trung ương
NSĐP Ngân sách Địa phương
QLKT Quản lý kinh tế
UBND Ủy ban nhân dân
XDCB Xây dựng cơ bản
Trang 92.3 Một số công trình chưa thanh toán hết 33
2.4 Tình trạng chi sai nội dung của một số đơn vị trên địa
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
2.1 Tình hình thực hiện chi NSNN TP Uông Bí 2013-2017 21
2.2 Tỷ trọng chi thường xuyên NSNN TP Uông Bí
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
NSNN là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia, là điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, là công cụ có hiệu quả thiết thực để nhà nước điều chỉnh vĩ mô toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia Chi NSNN địa phương có vai trò quan trọng nhằm duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước; là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng phát triển kinh tế, văn hóa, thực hiện chính sách đảm bảo công bằng, an sinh xã hội trên địa bàn Trong những năm qua, công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn thành phố Uông Bí đã đi vào nề nếp, có những đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Bên cạnh những kết quả đạt được quan trọng, công tác quản lý chi ngân sách địa phương vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, như: Phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, không gắn với kế hoạch vốn; công tác quản lý tạm ứng, thanh toán vốn còn nhiều bất cập; giải ngân vốn đầu tư chậm; nợ đọng XDCB chưa có nguồn thanh toán; chuyển nguồn chi ngân sách hàng năm còn lớn; tình trạng chi vượt dự toán vẫn xảy ra; còn tình trạng lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả trong quản lý kinh phí chi thường xuyên; chưa có công cụ, thước đo hiệu quả việc
sử dụng NSNN đối với các đơn vị thực hiện khoán chi hành chính; mối quan hệ giữa các cơ quan tài chính và KBNN trong hệ thống tài chính ở địa phương vẫn còn trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ trong quá trình chấp hành dự toán chi NSNN và kiểm tra, giám sát lẫn nhau; việc phân định trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý kiểm soát chi NSNN chưa rõ ràng Từ những nhận thức và thực tế đặt ra, tôi chọn
đề tài “Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại UBND thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn với mong muốn đóng góp thiết thực một phần vào việc hoàn thiện hơn công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn thành phố Uông Bí
2 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN địa phương làm cơ sở nghiên cứu đề tài Phân tích thực trạng quản lý chi NSNN thành phố Uông Bí; rút ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân cơ bản của
Trang 11những tồn tại trong công tác quản lý chi NSNN của thành phố Nghiên cứu và
đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN của thành phố Uông Bí trong thời gian tới
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Tập trung vào công tác quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán, quyết toán
NS cho đến thanh kiểm tra, giám sát chi NS để tìm ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Không gian: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu một cách hệ thống các khoản chi NSNN phạm vi Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Thời gian: Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý chi NSNN của Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2013-2017
4 Phương pháp nghiên cứu
Về mặt phương pháp luận: Sử dụng phương pháp chủ đạo là phương pháp duy vật biện chứng Các phương pháp cụ thể được sử dụng: Nghiên cứu
lý thuyết và vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật; khảo sát tình hình thực tế; thu thập tài liệu; phương pháp phân tích thống kê số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình; phương pháp so sánh đối chiếu, suy luận
Trang 12CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1 Khái quát về quản lý chi ngân sách nhà nước
1.1.1 Khái niệm quản lý chi NSNN
Quản lý chi NSNN là quá trình nhà nước vận dụng các chính sách của Đảng và luật pháp của nhà nước trong quản lý kinh tế, đồng thời sử dụng các công cụ và phương pháp quản lý nhằm tác động đến quá trình sử dụng nguồn vốn của NSNN để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do nhà nước đảm nhiệm một cách có hiệu quả nhất
1.1.2 Phân cấp quản lý nhà nước về chi ngân sách
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước chính là giải quyết các mối quan
hệ giữa chính quyền nhà nước trung ương và các cấp chính quyền nhà nước địa phương liên quan đến hoạt động thu - chi NSNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NSNN
Để chế độ phân cấp quản lý mang lại kết quả tốt cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Một là: phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế, xã hội của đất nước Hai là: ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung các nguồn lực cơ bản để đảm bảo thực hiện các mục tiêu trọng yếu trên phạm vi cả nước 1.1.3 Vai trò của quản lý chi ngân sách
Vai trò và nhiệm vụ của quản lý chi ngân sách nhà nước là để duy trì và phát triển bộ máy nhà nước, phát triển kinh tế xã hội của địa phương, chăm sóc y tế ngày càng tốt hơn, nâng cao trình độ học vấn, đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút đầu
tư Góp phần giảm bớt khoảng cách giàu nghèo do nền kinh tế thị trường sinh
ra bằng những công trình phúc lợi xã hội, đầu tư cho vùng cao, vùng sâu để giúp những khu vực khó khăn này có điều kiện phát triển
1.1.4 Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước
- Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn: Mọi khoản thu, chi phải được ghi đầy đủ
Trang 13vào kế hoạch NSNN, mọi khoản chi phải được vào sổ và quyết toán rành mạch
- Nguyên tắc thống nhất: Mọi khoản thu - chi của NSNN phải tuân thủ theo những quy định của Luật NSNN, phải được dự toán hàng năm và được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
- Nguyên tắc cân đối ngân sách NSNN được lập và thu - chi NS phải được cân đối Nguyên tắc này đòi hỏi các khoản chi chỉ được phép thực hiện khi đó có đủ các nguồn thu bù đắp
- Nguyên tắc công khai hóa: NSNN phải được quản lý rành mạch, công khai để mọi người dân có thể biết nếu họ quan tâm Nguyên tắc công khai của NSNN được thể hiện trong suốt chu trình và phải được áp dụng cho tất cả các
cơ quan tham gia vào chu trình NSNN
- Nguyên tắc rõ ràng, trung thực và chính xác: Nguyên tắc này là cơ sở, tạo tiền đề cho mỗi người dân có thể nhìn nhận được chương trình hoạt động của Chính quyền địa phương và chương trình này phải được phản ánh ở việc thực hiện chính sách tài chính địa phương
1.2 Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước
1.2.1 Lập dự toán chi NSNN
Trên cơ sở dự toán do Ủy ban nhân dân cấp dưới và dự toán của các đơn vị dự toán cùng cấp lập, các chủ thể quản lý phân tích, đánh giá, kiểm tra một cách toàn diện về trình tự lập dự toán chi NSNN
Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán chi NSNN là nhằm tính toán đúng đắn NS trong kỳ kế hoạch, có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn các chỉ tiêu thu, chi của NS trong kỳ kế hoạch
- Yêu cầu trong quá trình lập dự toán chi NSNN phải đảm bảo:
+ Kế hoạch chi NSNN phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và
có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội
+ Kế hoạch chi NSNN phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng đắn các quan điểm của chính sách tài chính địa phương trong thời kỳ và yêu cầu của Luật Ngân sách Nhà nước
Trang 14- Căn cứ lập NS cấp huyện:
+ Nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Văn hoá - Xã hội đảm bảo quốc phòng,
an ninh của Đảng và Chính quyền địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo.[3,Tr.14]
+ Lập NS phải dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong năm kế hoạch Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội là cơ sở, căn
cứ để đảm bảo các nguồn thu cho NS Đồng thời, cũng là nơi sử dụng các khoản chi tiêu của NS
+ Lập NS phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch NS của các năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo
+ Lập NS phải dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức cụ thể về thu, chi tài chính nhà nước
- Qui trình lập dự toán NSĐP được thực hiện qua ba giai đoạn như sau: + Giai đoạn 1: hướng dẫn lập dự toán NS và thông báo số kiểm tra + Giai đoạn 2: Lập và thảo luận dự toán Ngân sách:
+ Giai đoạn 3: Quyết định phân bổ, giao dự toán NSNN:
1.2.2 Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước
Chấp hành chi NSNN chính là thực hiện dự toán NSNN trên cơ sở dự toán được phê chuẩn Quản lý chi ngân sách trong khâu chấp hành dự toán chính là quản lý việc chấp hành chi theo đúng quy định, tiêu chuẩn định mức
và sao cho đạt hiệu quả và tiết kiệm nhất
Sau khi Uỷ ban nhân dân giao dự toán NS, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi NS cho các đơn vị sử dụng NS trực thuộc theo các nguyên tắc được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 44 của Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ[3,Tr.22]
Dự toán chi thường xuyên giao cho đơn vị sử dụng NS được phân bổ theo từng loại của nhiệm vụ chi và ngành kinh tế
Trong quá trình chấp hành NS, khi có sự thay đổi về thu - chi, chủ tịch
Uỷ ban nhân dân Thành phố thực hiện như sau:
Trang 15- Nếu tăng thu hoặc tiết kiệm chi so với dự toán được duyệt thì số tăng thu hoặt tiết kiệm chi được dùng để giảm bội chi, tăng chi trả nợ hoặc để bổ sung quỹ dự trữ tài chính, hoặc chi một số khoản cần thiết khác, nhưng không cho phép chi về quỹ tiền lương, trừ trường hợp đặc biệt được cấp có thẩm quyền cho phép
- Nếu giảm thu so với dự toán thì phải sắp xếp lại để giảm một số
khoản chi tương ứng; Nếu có nhu cầu chi đột xuất ngoài dự toán nhưng không thể trì hoãn được mà nguồn dự phòng không đủ đáp ứng thì phải sắp xếp lại các khoản chi; Khi thực hiện việc tăng, giảm thu chi, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phải báo cáo Hội đồng nhân dân cung cấp vào kỳ họp gần nhất
1.2.3 Quyết toán chi ngân sách nhà nước
Quyết toán chi ngân sách nhà nước là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý chi ngân sách, bao gồm việc tổng hợp, phân tích, đánh giá các khoản chi NSNN Nội dung của công tác quyết toán chi NSNN bao gồm: kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp, phân tích số liệu kế toán và lập, gửi các báo cáo quyết toán Để thực hiện tốt công tác này, các đơn vị phải thực hiện đánh giá lại tình hình thực hiện dự toán, các nhiệm vụ được giao, xác định số thực chi, số kinh phí còn lại phải thu hồi để nộp NSNN, số kinh phí được chuyển sang năm sau chi tiếp (đối với các trường hợp có quy định)
* Theo Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ, quyết toán Ngân sách phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Số liệu quyết toán Ngân sách:
+ Số quyết toán thu NS là số thu đã được thực nộp hoặc hạch toán thu
NS qua Kho bạc Nhà nước
+ Số quyết toán chi NS là số chi đã thực thanh toán hoặc đã hạch toán chi theo quy định tại Điều 62 của Luật NSNN và các khoản chi chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp theo quy định tại Khoản 2 Điều 66 của Nghị định này[4,Tr.38]
- NS cấp dưới không được quyết toán các khoản kinh phí uỷ quyền của
Trang 16NS cấp trên vào báo cáo quyết toán NS cấp mình Cuối năm, cơ quan Tài chính được uỷ quyền lập báo cáo quyết toán kinh phí uỷ quyền theo quy định gửi cơ quan Tài chính uỷ quyền và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp uỷ quyền[4,Tr.38]
- Kho bạc nhà nước các cấp có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để cơ quan Tài chính lập báo cáo quyết toán Kho bạc nhà nước xác nhận số liệu thu, chi NS trên báo cáo quyết toán của
NS các cấp, đơn vị sử dụng NS[4,Tr.39]
- Hồ sơ: Đối với đơn vị dự toán (hay còn gọi là đơn vị sử dụng NS) cuối mỗi kỳ báo cáo các đơn vị dự toán phải lập các loại báo cáo quyết toán như sau: Bảng cân đối tài khoản; Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng; Chi tiết kinh phí hoạt động đề nghị quyết toán; Bảng đối chiếu hạn mức kinh phí - Phụ biểu F02-3H; báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản cố định-Mẫu B03-H; Báo cáo kết quả hoạt động sự nghiệp có thu - Mẫu B04 - H; Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu B05-H
Xét duyệt, phê chuẩn quyết toán NS huyện:
- Trình tự lập, gửi, xét duyệt và thẩm định quyết toán năm của các đơn
vị dự toán được quy đinh như sau:
+ Đơn vị dự toán cấp IV lập báo cáo quyết toán theo chế độ quy định
và gửi đơn vị dự toán cấp trên
+ Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc Các đơn vị dự toán cấp trên là đơn
vị dự toán cấp I, phải tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm của đơn vị mình và báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc, gửi
cơ quan tài chính cùng cấp
+ Cơ quan Tài chính cấp huyện thẩm định quyết toán năm của các đơn
vị dự toán cấp huyện, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử
lý sai phạm trong quyết toán của đơn vị dự toán cấp huyện, ra thông báo thẩm định quyết toán gửi đơn vị dự toán cấp huyện Trường hợp đơn vị dự toán cấp
Trang 17I đồng thời là đơn vị sử dụng NS, cơ quan tài chính duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp I[4,Tr.39]
- Trình tự lập, gửi, thẩm định quyết toán thu, chi NS hàng năm của NS cấp huyện được quy định như sau:
+ Mẫu, biểu báo cáo quyết toán năm của NSNN nói chung và NS huyện nói riêng thực hiện theo chế độ kế toán Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính[4,Tr.40]
+ Ban Tài chính xã, phường lập quyết toán thu, chi NS cấp xã trình Uỷ ban nhân dân xã, phường xem xét gửi phòng Tài chính cấp huyện; Đồng thời
Uỷ ban nhân dân xã trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn Sau khi được Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, Uỷ ban nhân dân xã báo cáo bổ sung, quyết toán
NS gửi phòng Tài chính cấp huyện[4,Tr.40]
+ Phòng Tài chính cấp huyện thẩm định quyết toán thu, chi NS xã, phường; Lập quyết toán thu chi NS cấp huyện; Tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu NSNN trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã và quyết toán thu, chi
NS huyện (Bao gồm quyết toán thu, chi NS cấp huyện và quyết toán thu, chi
NS cấp xã) trình Uỷ ban nhân dân đồng cấp xem xét gửi sở Tài chính; Đồng thời Uỷ ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn Sau khi được Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn, Uỷ ban nhân dân báo cáo bổ sung, quyết toán NS gửi sở Tài chính[4,Tr.40]
- Nội dung duyệt quyết toán năm đối với đơn vị dự toán: Xét duyệt từng khoản thu, chi phát sinh tại đơn vị, các khoản thu phải đúng pháp luật, pháp lệnh thuế, pháp lệnh phí, lệ phí và các chế độ thu khác của Nhà nước; Các khoản chi phải đảm bảo các điều kiện chi quy định, thu chi phải hạch toán theo đúng chế độ kế toán, đúng mục lục NSNN, đúng niên độ NS; Chứng từ thu, chi phải hợp pháp Sổ sách và báo cáo quyết toán phải khớp với chứng từ và khớp với số liệu của Kho bạc Nhà nước
1.2.4 Thanh tra, kiểm tra chi ngân sách nhà nước
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý nhà
Trang 18nước và đơn vị dự toán ngân sách có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chi và quản lý chi ngân sách, quản lý tài sản của Nhà nước Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản nhà nước của tổ chức, cá nhân Khi thực hiện thanh tra, kiểm tra tài chính có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân xuất trình các hồ sơ, tài liệu liên quan; nếu phát hiện vi phạm, có quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi vào NSNN những khoản chi sai chế độ Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm để xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử
lý theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm[4,Tr.43-44]
Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý NS Nó đảm bảo cho việc thực hiện NS đúng pháp luật, đảm bảo việc sử dụng nguồn lực đóng góp của nhân dân theo đúng mục tiêu
đề ra, tránh những hậu quả xấu đè nặng lên người dân, người chịu thuế
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước
Đối với nền kinh tế thị trường, NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội Bên cạnh đó công tác quản lý NSNN huyện chịu tác động của một số nhân tố
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của địa phương, từ đó quyết định đến mức chi NSNN
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Sự phát triển của lực lượng sản xuất trong các thành phần kinh tế có tính chất quyết định đến nội dung, cơ cấu của chi NSNN trên địa bàn Sự phát triển của lực lượng sản xuất vừa tạo khả năng và điều kiện cho việc hình thành nội dung cơ cấu chi NSNN một cách hợp lý, vừa đặt ra yêu cầu thay đổi nội dung, cơ cấu chi trong từng thời kỳ nhất định theo định hướng phát triển của địa phương
1.3.3 Trình độ của cán bộ quản lý
Công tác quản lý là nhân tố quyết định trong việc điều hành ngân sách
Trang 19Hiệu quả của quản lý chi NSNN trước hết phụ thuộc vào trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý Việc quản lý điều hành ngân sách tốt hay không phụ thuộc vào cán bộ quản lý Trình độ của bộ máy quản
lý ảnh hưởng trực tiếp đến việc đề ra biện pháp quản lý
Trình độ của bộ máy quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến việc đề ra biện pháp quản lý Tổ chức quản lý ngân sách huyện, chính quyền các cấp đều tổ chức bộ máy tham mưu giúp việc phù hợp với thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền quy định Tổ chức bộ máy không khoa học và chất lượng nguồn nhân lực thấp sẽ kéo theo sự trì trệ trong phát triển KT-XH đồng thời lãng phí vốn, tiền và tài sản Nhà nước
Bên cạnh đó các chế độ, chính sách quản lý tài chính đều do con người trực tiếp triển khai thực hiện, nếu đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ thấp không nhận thức đúng đắn và đầy đủ dễ dẫn đến sai phạm trong quá trình thực thi công vụ và hiệu quả quản lý NSNN thấp, thất thoát, lãng phí và dẫn đến sai phạm
1.4 Một số kinh nghiệm về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của một
số thành phố thuộc tỉnh ở trong nước
1.4.1 Thành phố Đà Lạt
Thành phố Đà Lạt, là thành phố là trung tâm kinh tế - chính trị - hành chính của tỉnh Lâm Đồng, đây cũng là một trong những trung tâm dụ lịch lớn của cả nước với dân số khoảng 122 ngàn người, gồm có 12 phường và 4 xã
Cơ cấu kinh tế được xác định là: dịch vụ du lịch - công nghiệp - nông lâm nghiệp Công tác quản lý thu thuế, phí và lệ phí được thực hiện như sau: trên
cơ sở đề án ủy nhiệm thu được UBND tỉnh phê duyệt, Chi cục thuế thực hiện quản lý thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đối với các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh có doanh thu lớn, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền thuê đất,thu cấp quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ; cấp xã, phường tổ chức thu thuế nhà đất, môn bài từ bậc 4 đến bậc 6, thuế công thương nghiệp đối với hộ kinh doanh nhỏ, người trực tiếp thực hiện ủy nhiệm
Trang 20thu và xã, phường được trích tỷ lệ hoa hồng ủy nhiệm thu từ kinh phí của Chi cục thuế Công tác quản lý chi thường xuyên: đã tiến hành khoán biên chế và khoản chi hành chính nên đơn vị dự toán đã chủ động trong sử dụng kinh phí được ngân sách cấp, sắp xếp bộ máy, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức Thực hiện nghiêm túc việc công khai ngân sách các cấp, nhất là các quỹ nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng
Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cũng như tỷ lệ điều tiết các khoản thu giữa các cấp ngân sách được thực hiện ổn định trong 4 năm đã từng bước nâng các được tính chủ động và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong điều hành ngân sách, tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
1.4.2 Thành phố Hải Dương
Thành phố Hải Dương trực thuộc tỉnh Hải Dương gồm 15 phường, 6
xã Thành phố Hải Dương là thành phố đạt tiêu chuẩn đô thị loại loại 2 năm
2009, là Trung tâm công nghiệp - dịch vụ thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc
bộ Đây là đơn vị có số thu ngân sách hàng năm lớn nhất trong các huyện, thị, thành phố của tỉnh Hải Dương, với nguồn thu chủ yếu là thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh Nhều năm nay, thành phố Hải Dương đã thực hiện
đề án ủy nhiệm thu đối với một số nguồn thu (thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đối với hộ các thể, thuế nhà đất, phí …) cho UBND xã, phường thực hiện Việc này đã mang lại hiệu quả đáng kể, tăng cường được sự quan tâm chỉ đạo của UBND các xã, phường trong công tác thu ngân sách, khai thác tốt nguồn thu, tập trung số thu đầy đủ,kịp thời vào ngân sách, hạn chế nợ đọng, thất thu và sót hộ
Trong quản lý chi đầu tư đã tiến hành phân cấp vốn đầu tư dưới hình thức bổ sung có mục tiêu cho các xã, phường đã giúp cho các xã, phường từng bước nâng cao năng lực quản lý đầu tư, hạ tầng kỹ thuật giao thông nông thôn từng bước được cải thiện Việc xác định số bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu cho các xã, phường đảm bảo hợp lý, công bằng,có cơ sở, phù hợp với khả năng ngân sách theo hướng phân cấp mạnh cho cơ sở Qua nghiên
Trang 21cứu công tác quản lý thu chi ngân sách ở hai địa phương trên có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Hầu hết các địa phương đều tăng cường thực hiện công tác ủy nhiệm thu, điều này vừa tăng thu được cho ngân sách về thuế, chống thất thu sót hộ, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các xã, phường trong công tác thu ngân sách
- Coi việc thực hiện công khai tài chính ngân sách các cấp là biện pháp để tăng cường giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc quản lý sử dụng ngân sách ở địa phương, đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách
- Đẩy mạnh thực hiện việc khoán biên chế và quỹ lương, coi đây là biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác của bộ máy hành chính, tăng cường trách nhiệm cũa cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ công chức
Trang 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI UBND THÀNH PHỐ UÔNG BÍ 2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội thành phố Uông Bí
2.1.1 Vị trí địa lý Thành phố Uông Bí
Thành phố Uông Bí là thành phố miền núi, nằm phía Tây Nam tỉnh Quảng Ninh trên trục đường quốc lộ 18A, cách Hà Nội 120km, cách Hải Phòng 29 km và cách trung tâm tỉnh lỵ hơn 40 km về phía Tây, phía Đông giáp huyện Hoành Bồ, phía Đông Nam giáp với huyện Yên Hưng, phía Tây giáp huyện Đông Triều, phía Bắc giáp địa phận huyện Sơn Động thuộc tỉnh Bắc Giang, phía Nam là thành phố Hải Phòng qua sông Đá Bạc chảy ra sông Bạch Đằng Uông Bí cũng như một số huyện khác trong tỉnh nằm ở sườn phía Đông Nam vòng cung Đông Triều, vị trí này tạo ra cho Uông Bí có một số điều kiện tự nhiên khác với các vùng lãnh thổ khác Uông Bí có diện tích tự nhiện 255,46 km2, chiếm 4,1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh; tổng dân số đến 31/12/2017 là 180.331 người (bao gồm: dân số thường trú 125.981 người, dân số quy đổi 54.350 người)
Về hành chính thành phố Uông Bí bao gồm 9 phường và 2 xã
Về Tài nguyên thiên nhiên chính:
- Khoáng sản là thế mạnh của thành phố Uông Bí Qua điều tra khảo sát, khoáng sán chủ yếu và lớn nhất Uông Bí là than đá, với trữ lượng lớn
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố Uông Bí
là 255,46km2, được chia thành 2 nhóm chính (đất đồi núi chiếm xấp xỉ 70%, đất đồng bằng ven biển chiếm khoảng 25%) với 6 loại đất
- Tài nguyên rừng: Uông Bí có 11.830,4 ha rừng ( bao gồm cả rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, rừng trồng) chiếm 46,3% tổng diện tích tự nhiên Rừng Uông Bí có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi sinh, giữ nguồn nước, tạo cảnh quan, giữ gìn các di tích lịch sử, văn hóa
- Khí hậu, thủy văn: Khí hậu đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho thành
Trang 23phố Uông Bí phát triển nông nghiệp, theo hướng đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi Thủy văn: do chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ giao động thủy triều trung bình 0,6m đảm bảo cho tầu có trọng tải 5.000 tấn và sà lan 400-500 tấn ra vào cảng là đường thủy liên tỉnh, có giá trị lớn nhất về giao thông vận tải, tàu bè và thuyền lớn có thể đi lại vận chuyển vật tư hàng hóa từ Uông Bí đến Hải Dương, Hải Phòng và ngược lại
- Tài nguyên du lịch:
Tài sản văn hóa vật thể: Uông Bí có nhiều di tích văn hóa - lịch sử bao gồm Di sản Quốc gia Yên Tử, trung tâm Phật giáo lớn nhất của Việt Nam Ngoài Yên Tử, Uông Bí còn có chùa Ba Vàng, Chùa Hang Son, Đình Điền Công, Hồ Yên Trung, Lựng Xanh trong hệ thống cảnh quan du lịch và di tích lịch sử của cả vùng từ Côn Sơn - Kiếp Bạc, Bạch Đằng Giang, Đền Vua Bà Quảng Yên đến Bãi Cháy, Bái Tử Long, Cửa Ông, Vân Đồn, Trà Cổ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch trong nước và quốc tế
Tài sản văn hóa phi vật thể: Lễ hội Yên Tử được tổ chức tại Yên Tử kéo dài trong 3 tháng; Lễ hội chùa Ba Vàng và một số lễ hội quan trọng đối với các phật tử và người Việt Nam Các lễ hội này thường kéo dài nhiều ngày
và có tầm quan trọng về tín ngưỡng và văn hóa
2.1.2 Đặc điểm kinh tế Thành phố Uông Bí
Trong nhiệm kỳ 2010-2015, Thành uỷ, HĐND thành phố Uông Bí đã đưa ra những quyết sách mang tính chiến lược, được coi là “động mạch chủ” thúc đẩy phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội của thành phố Trong đó phải kể đến hàng loạt những quyết sách quan trọng nhất tập trung cho các mục tiêu thành lập TP Uông Bí; nâng cấp thành phố lên đô thị loại II; đưa Uông Bí trở thành thành phố động lực phát triển trong chuỗi đô thị, công nghiệp xanh phía Tây của tỉnh; đề ra nhóm giải pháp thực hiện Đề án 25 tinh giản bộ máy biên chế…
Có thể thấy việc quyết định tập trung thành lập TP Uông Bí, nâng cấp thành phố lên đô thị loại II đã kéo theo sự chuyển động mạnh mẽ và tích cực đến rất nhiều lĩnh vực hạ tầng đô thị, thu ngân sách, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
Trang 24giảm nghèo, thực hiện Đề án 25 Uông Bí không phải thủ phủ của tỉnh và trên địa bàn không có nhiều doanh nghiệp, chưa được ưu tiên nhiều cơ chế ưu đãi như các thành phố khác, song trong 5 năm qua Uông Bí đã có nhiều thành công đột phá Toàn thành phố đã đầu tư xây dựng và nâng cấp 55,7km đường giao thông; 60,75km tuyến rãnh tiêu thoát nước; 25,6km tuyến đường điện chiếu sáng; 68,79km tuyến ống cấp nước; 105km hệ thống cấp nước; làm mới 222.800m2 vỉa hè Tốc độ tăng trung bình thu ngân sách nhà nước trên địa bàn của Uông Bí đạt 13,8%, cụ thể bình quân mỗi năm, thu ngân sách nhà nước đạt 2.000 tỷ đồng; thu ngân sách địa phương đạt bình quân 500 tỷ đồng Chính nhờ vậy nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của Uông Bí đạt trung bình 12% năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 4.500 USD/người/năm, tăng 2.000 USD so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo dưới 1% với 283 hộ; các ngành kinh tế trọng điểm như khai thác than, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, xi măng, cơ khí chế tạo, dịch vụ thương mại, du lịch có bước phát triển nhanh Đến hết năm 2011, Uông Bí đã có 100% số trường học hệ công lập từ mầm non đến THPT đạt chuẩn Quốc gia, đến nay có 57,1% trường mầm non, tiểu học đạt chuẩn mức độ 2 Uông Bí cũng duy trì đạt chuẩn Quốc gia về y tế theo tiêu chí mới tại 100% xã, phường; số giường bệnh đạt 92 giường/1 vạn dân…
Đối với thực hiện Đề án 25, Uông Bí cũng đã đề ra 8 nhóm giải pháp
về việc nâng cao năng lực, sức chiến đấu; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; 4 nhóm giải pháp về tinh giản bộ máy và 4 nhóm giải pháp về tinh giản biên chế Hiện toàn thành phố đã giảm được 1.617 định biên; tổng số tiền tiết kiệm được sau tinh giản biên chế là gần 27 tỷ đồng/năm
Nhờ có quyết sách đúng hướng, năm 2011 Uông Bí chính thức được công nhận là thành phố; năm 2013 được nâng cấp lên đô thị loại II Hiện nay Uông Bí đang là thành phố động lực khu vực miền Tây của tỉnh, là địa phương được đánh giá thực hiện hiệu quả cao Đề án 25 Như vậy Uông Bí từ một thị xã đã hình thành được 50 năm với dấu ấn nổi bật là hai ngành công nghiệp than và điện thì nay mang diện mạo thành phố với bức tranh đô thị hiện đại, nền kinh tế nhiều màu sắc và sôi
Trang 25động Và quan trọng hơn người dân trên địa bàn đang được hưởng thụ ngày càng tốt hơn các điều kiện về điện, đường, trường, trạm, vui chơi giải trí, nâng cao kiến thức, chăm sóc sức khoẻ…
Sau thành công thành lập TP Uông Bí và nâng cấp thành phố lên đô thị loại II, Đảng bộ TP Uông Bí tiếp tục bổ sung một số mục tiêu, trong đó trọng tâm là chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ “nâu” sang “xanh”; cải cách hành chính và bảo vệ môi trường
Đến thời điểm hiện nay cơ cấu kinh tế của TP Uông Bí đã chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp xuống còn 8,7%; đưa tỷ trọng công nghiệp, xây dựng tăng lên 53,3%; tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, du lịch, thương mại lên trên 38% Riêng đối với kinh tế du lịch của Uông Bí đã
và đang thể hiện rất rõ nét mục tiêu “tăng trưởng xanh” Trong thời gian qua, Uông Bí đã huy động xã hội hoá các nguồn lực triển khai đầu tư nhiều hạng mục công trình cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch với tổng vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước 200 tỷ đồng, vốn huy động xã hội hoá trên 1.000 tỷ đồng Nhờ đó lượng khách du lịch đến Uông Bí tăng nhanh, bình quân hàng năm đạt 2,3 triệu lượt người, trong đó du khách nước ngoài đạt gần 6 vạn lượt/năm Doanh thu từ du lịch ước đạt bình quân
500 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 25%/năm Đặc biệt, thành phố
đã có 5 sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận thương hiệu là Vải chín sớm Phương Nam, Thanh long ruột đỏ, thông, Rượu mơ và Mai vàng Yên Tử và
13 sản phẩm được lựa chọn tham Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh Điều này thể hiện sự nâng cao giá trị và phát triển bền vững ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của thành phố
Tháng 8-2013, sau thời gian khẩn trương chuẩn bị, TP Uông Bí đã đưa Trung tâm phục vụ Hành chính công thành phố vào hoạt động, trở thành một trong hai địa phương sớm nhất tỉnh đạt được mục tiêu này Đến nay, Trung tâm đã đưa 200 thủ tục hành chính vào thực hiện, trong đó 60 thủ tục thuộc các ngành công an, thuế, bảo hiểm, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng
Trang 26trong việc giải quyết thủ tục hành chính một cách công khai, minh bạch, đúng luật cho người dân và doanh nghiệp Trong đó riêng đối với doanh nghiệp, cùng với các giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp thiết thực khác mà thành phố đã và đang triển khai thì đây cũng là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, thu hút đầu tư của doanh nghiệp Cùng với Trung tâm phục vụ Hành chính công, Uông Bí cũng triển khai các quy hoạch trên nhiều lĩnh vực,
ưu tiên quỹ đất cho các dự án, tạo cơ chế thuận lợi thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Đến nay Uông Bí đã thu hút được 79 dự án đầu tư trên các lĩnh vực, trong đó có 33 dự án hạ tầng đô thị, 10 dự án sản xuất than với mức đầu tư trên 21.495 tỷ đồng
Một thành công rất nổi bật khác của Uông Bí trong nhiệm kỳ
2010-2015 đó chính là việc từng bước cải thiện môi trường Trước đây Uông Bí vẫn được biết đến với 4 bẩn: Đường bẩn, nhà bẩn, xe bẩn, cây bẩn, nhưng giờ đã được khắc phục Hầu hết đơn vị ngành Than đã vận chuyển than bằng đường sắt, đường băng tải thay vì vận tải bằng đường bộ; tất cả các phương tiện vận tải đều đạt tiêu chuẩn và thực hiện đúng cam kết về môi trường Riêng tổ máy
110 Mw của Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, vốn là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường do công nghệ cũ và thời gian sử dụng lâu thì từ đầu năm 2015 đã chính thức dừng hoạt động Bên cạnh đó hệ thống bến, bãi lưu trữ, tiêu thụ than trên địa bàn cũng được nâng cấp và hiện đang được quy hoạch phù hợp
Những thành công của nhiệm kỳ 2010-2015 kể trên cho thấy sự nỗ lực, mạnh bạo và quyết liệt của cả hệ thống chính trị TP Uông Bí trong cả công tác điều hành và triển khai Đây cũng là cơ sở, động lực để Uông Bí tiếp tục phấn đấu và đạt kết quả tốt hơn trong nhiệm kỳ mới 2015-2020
Năm 2015-2017 dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND&UBND tỉnh; sự tích cực và chủ động của cấp ủy, chính quyền các cấp của thành phố triển khai, cụ thể hóa thực hiện các Nghị quyết của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố về thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội hàng năm Do vậy, kinh tế -
Trang 27xã hội của thành phố đã đạt được những kết quả tích cực, các chỉ tiêu cơ bản đều tăng so cùng kỳ, đạt kế hoạch đề ra; mức tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt và vượt kế hoạch: năm 2015 tăng 13,5%, năm 2016 tăng 11,5%, năm
2017 tăng 13,3%; Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư trên
cơ sở ngân sách và nguồn lực xã hội hóa, tạo nên những chuyển biến tích cực
về diện mạo đô thị thành phố; đời sống nhân dân ổn định và phát triển; quốc phòng an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội ổn định
2.2 Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại UBND thành phố Uông Bí
2.2.1 Công tác lập dự toán NS
Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố phối hợp với Chi cục Thuế trên
cơ sở tăng trưởng kinh tế, phân cấp của tỉnh, số thực hiện thu năm trước và các chỉ tiêu liên quan thực hiện xây dựng dự toán thu NS Dự toán chi NS của các huyện do phòng Tài chính - Kế hoạch của Thành phố lập trên cơ sở định mức chi của Nhà nước Việc lập dự toán thu, chi NS cấp huyện có thảo luận với các đơn vị dự toán thuộc cấp huyện quản lý và các xã, thị trấn vào năm đầu của thời kỳ ổn định NS Dự toán thu, chi NS cấp huyện sau khi lập xong báo cáo Thường trực HĐND cấp huyện đồng thời gửi sở Tài chính thẩm định trình UBND Tỉnh quyết định phân bổ Sau khi có quyết định phân bổ dự toán của UBND Tỉnh, phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu cho UBND cấp huyện trình HĐND huyện quyết định dự toán thu, chi NS cấp huyện Sau khi
dự toán đã được HĐND phê chuẩn, UBND huyện sẽ quyết định phân bổ dự toán thu, chi NS cho từng đơn vị dự toán và từng xã, phường
2.2.2 Quản lý chi ngân sách
2.2.2.1.Tổng chi và cơ cấu chi NSNN TP Uông Bí giai đoạn 2013-2017
Tình hình chi và cơ cấu chi NSNN TP Uông Bí giai đoạn 2017được thể hiện qua bảng 2.1, bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 như sau:
Trang 282013-Bảng 2.1: Tình hình thực hiện chi NSNN TP Uông Bí giai đoạn 2013- 2017
TH/
DT (%)
TH/
DT (%)
TH/
DT (%)
TH/
DT (%)
II Chi từ nguồn thu
để lại quản lý qua
Trang 29Bảng 2.2 : Chi tiết chi thường xuyên của TP Uông Bí giai đoạn 2013 - 2017
TH/
DT (%)
TH/
DT (%)
TH/
DT (%)
TH/
DT (%) TỔNG CHI THƯỜNG
XUYÊN 115.132 124.784 108,4 145.486 162.095 111,4 212.174 246.178 116,0 332.705 358.174 107,7 356.496 395.465 110,9
I xã phường chi 14.090 16.488 117,0 19.477 24.714 126,9 26.127 40.051 141,2 53.190 51.763 66.100 127,7
II TP chi 101.042 108.296 107,2 126.009 137.381 109,0 186.047 206.127 106,9 304.984 304.733 329.365 108,1
1 Chi sự nghiệp kinh tế 18.882 20.948 110,9 25.625 25.996 101,4 48.359 38 600 76,4 73.038 40.659 55,7 81.708 67.867 83,1
2 Chi sự nghiệp giáo dục,
đào tạo 55.494 58.328 105,1 69.234 71.124 102,7 83.186 92.325 107,4 138.684 100.416 72,4 136.431 136.431 100,0
3 Chi sự nghiệp y tế, dân số 5.696 5.593 98,2 5.370 5.808 108,2 8.592 8.837 98,9 1.812 9.710 535,9 1.755 1.755 100,0
4 Chi sự nghiệp văn hóa
Trang 30vị tự cân đối ngân sách nên nguồn thu không đảm bảo làm ảnh đến công tác chi gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những khoản chi đột xuất ngoài dự toán
Cụ thể năm 2017 chi xây dựng cơ bản cao nhất so với các năm đạt tốc độ tăng trưởng là 480,5 %, dự toán giao đầu năm là 70,642 tỷ đồng nhưng khi thực hiện là 339,431 tỷ đồng do trong năm thành phố có 02 nhiệm vụ chi rất lớn (quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TP Uông Bí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050) nhưng mới bố trí vốn ngân sách Thành phố có 7,5 tỷ đồng còn lại là nguồn đi vay ngân sách Tỉnh Thành phố là đơn vị tự cân đối ngân sách nên nguồn thu cân đối chi XDCB phụ thuộc vào nguồn thu cấp
2013 2014 2015 2016 2017
Trang 31quyền sử dụng đất là chính
- Chi thường xuyên: là phần chi chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu chi ngân sách của Thành phố Trong 2 năm 2014-2015 nhiệm vụ chi thường xuyên gặp nhiều khó khăn nhất do nguồn thu không đảm bảo làm ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình điều hành ngân sách Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với
sự điều hành linh hoạt, ngân sách Thành phố ưu tiên đảm bảo các khoản chi cho con người, nhiệm vụ an sinh xã hội, giảm tối đa cho chi các hoạt động hành chính, tạm dừng, cắt giảm các khoản chi thực sự chưa cần thiết, cấp bách Do đó, việc sử dụng hiệu quả, tiết kiệm chi thường xuyên luôn được Thành phố quan tâm thực hiện Năm 2015 Thành phố đã tiết kiệm từ nguồn chi thường xuyên (không có tính chất theo lương) để chi cho công trình An sinh xã hội là 7 tỷ đồng Các năm tốc độ chi thường xuyên đều tăng nhẹ do Chính phủ ban hành chế độ chính sách mới như các Nghị định tăng lương, phụ cấp theo lương Cụ thể năm 2013 là 124,748 tỷ đồng, năm 2014 là 162,095 tỷ đồng, năm 2015 là 246,178 tỷ đồng, năm 2016 là 358,175 tỷ đồng
và năm 2017 là 395,465 tỷ đồng đạt 110,9%
2.2.2.2 Chi thường xuyên NSNN TP Uông Bí giai đoạn 2013 – 2017
Trong 5 năm vừa qua, chi thường xuyên là 1 trong những nhiệm vụ chi chủ yếu của ngân sách thành phố với 1.286.696 triệu đồng, chiếm 47,27% tổng chi NSNN, trong đó năm thấp nhất là năm 2014 với 32,16% và năm cao nhất là năm 2016 với 64,3%, thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng chi thường xuyên NSNN TP Uông Bí 2013-2017
TH 2013 TH 2014 TH 2015 TH 2016 TH 2017 TH2013-2017
Trang 32Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng các khoản chi thường xuyên TP Uông Bí 2013-2017
Cụ thể, qua biểu đồ 2.3 có thể thấy giai đoạn 2013-2017, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo là lớn nhất với 458.624 triệu đồng chiếm 42,2% tiếp theo là các khoản chi sự nghiệp kinh tế với 194.070 triệu đồng chiếm 17,8% và chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể với 184.943 triệu đồng chiếm 17% Thấp nhất là chi sự nghiệp phát thanh truyền hình với 0,8%
2.2.2.3 Chi đầu tư xây dựng cơ bản
Tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của cả giai đoạn 2013-2017 đạt 1.128.938 triệu đồng, trong đó cao nhất là năm 2014 chiếm 59,28% và thấp nhất là năm 2016 chiếm 20,33% tổng chi ngân sách Chi đầu tư xây dựng cơ bản về số tiền (đơn vị tính: tỷ đồng) và tỷ trọng ( % ) trong tổng chi NSNN cụ thể qua các năm được thể hiện qua biểu đồ 2.4 và 2.5 như sau:
Biểu đồ 2.4: Tình hình thực hiện chi đầu tư xây dựng cơ bản TP Uông Bí
Trang 33Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng chi đầu tư xây dựng cơ bản TP Uông Bí 2013-2017 Năm 2014 chi XDCB là 298,84 tỷ đồng năm này thành phố tập trung cho nhiều hạng mục công trình lớn để chuẩn bị cho quá trình đô thị hóa và đón nhận danh hiệu đô thị loại II trực thuộc tỉnh vào năm 2015 Năm 2017 số vốn đầu tư cho XDCB là 339,43 tỷ đồng đạt 44,7% do phát sinh hai nhiệm vụ đột xuất ngoài dự toán là chi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TP Uông Bí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Các khoản chi khác như chi từ nguồn thu để lại quản lý qua NSNN và chi bổ sung cho NSNN không đáng kể Hai khoản này chỉ đạt tương ứng là 33.685 triệu đồng, chiếm
tỷ trọng là 1,24% và 51.310 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,89% cho cả giai đoạn 2011 - 2015
2.2.3 Tình hình cân đối Ngân sách
Trong các năm qua Thành phố đã giao kế hoạch và giao quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về tài chính cho tất cả các đơn vị Các đơn vị đã thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và Thông tư số 71/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính Do vậy các đơn vị đã có trách nhiệm với hoạt động tài chính của mình, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng dần được chuyển biến
Trong 5 năm (2013-2017), UBND Thành phố đã quản lý và điều hành
Trang 34Ngân sách theo Luật Ngân sách Nhà nước ban hành, giành tỷ lệ điều tiết hợp
lý giữa hai cấp NS huyện và cấp xã tạo thế ổn định và chủ động ở mỗi cấp NS
để thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, luôn quan tâm, giành nguồn thu để đầu tư XDCB, cơ sở hạ tầng ở hai cấp NS đảm bảo tỷ lệ mà Nghị quyết HĐND Thành phố đề ra
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.6: Tình hình cân đối thu-chi NSNN TP Uông Bí 2013-2017
Có thể thấy chất lượng dự toán ban đầu mang nặng tính hình thức, nhiều chỉ tiêu không sát với thực tế, số liệu mang tính ước đoán, độ chuẩn xác không cao nên khi thực hiện thường vượt xa so với dự toán ban đầu Tuy nhiên qua biểu đồ 2.6 thì mặc dù nhiệm vụ chi đột xuất ngoài dự toán rất lớn nhưng thành phố vẫn tự cân đối được thu chi ngân sách là do phần lớn vay tạm ứng từ ngân sách tỉnh
Trong những năm qua nhiệm vụ chi của NS Thành phố khá nặng nề Đối với nguồn tăng thu trong năm: Căn cứ vào khả năng tăng thu NS chi thường xuyên, sau khi dành 50% tăng thu cho dự phòng tăng lương, ưu tiên
bố trí đầu tư XDCB, để bổ sung một số nhiệm vụ chi chưa được cân đối trong
TH 2013
TH 2014
TH 2015
TH 2016
TH 2017
Trang 35dự toán đầu năm Việc sử dụng nguồn kinh phí dự phòng chủ yếu cho các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của địa phương, các nhiệm vụ chính trị như: Tiêu hủy phòng chống dịch bệnh, cho hoạt động giải phóng mặt bằng…
Đối với công tác đầu tư XDCB: Năm 2013 - 2017 là giai đoạn Thành phố Uông Bí ưu tiên mọi nguồn lực để tập trung mạnh vào công tác hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển mạng lưới
đô thị và điểm dân cư tập trung theo hướng hiện đại
Đối với công tác chi thường xuyên: Các nhiệm vụ chi hàng năm tăng cao, đáp ứng tương đối đầy đủ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố trong những năm qua Chi quản lý hành chính tuy quản lý chặt chẽ và
đã thực hành tiết kiệm, nhưng vẫn tăng cao do tăng nền lương tối thiểu và còn phát sinh nhiều nhiệm vụ chi phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương
2.2.4 Công tác quyết toán Ngân sách
Trình tự lập, gửi, thẩm định quyết toán thu, chi NS của các huyện thực hiện như sau: Cuối mỗi quí và cuối niên độ NS các đơn vị dự toán, các xã phường thực hiện lập quyết toán thu, chi NS theo đúng mẫu biểu qui định của
Bộ Tài chính gửi cơ quan Tài chính cấp huyện để thẩm định và tổng hợp Cơ quan tài chính sau khi thẩm định xong báo cáo quyết toán thu, chi NS của các đơn vị dự toán và các xã, phường thực hiện tổng hợp báo cáo thu, chi NSĐP, tham mưu cho UBND huyện trình HĐND huyện phê chuẩn quyết toán thu, chi NS đồng thời gửi sở Tài chính thẩm định Sau khi có quyết định phê chuẩn của HĐND huyện và thông báo thẩm định của sở Tài chính, UBND huyện ra thông báo xử lý số kết dư NS cấp huyện năm trước theo quy định 2.2.5 Thanh kiểm tra, giám sát chi NS
Hàng năm cùng với công tác thẩm định quyết toán NS, việc kiểm tra tình hình chấp hành dự toán NS của các đơn vị, địa phương thuộc cấp huyện được tiến hành mỗi năm một lần do cơ quan tài chính đảm nhận Ngoài ra cơ quan Thanh tra nhà nước cấp huyện cũng tiến hành thanh tra tình hình quản
lý, sử dụng NS của các đơn vị thụ hưởng NS theo hình thức vụ việc hoặc
Trang 36chọn mẫu Công tác kiểm soát chi NS được thực hiện thường xuyên qua hệ thống Kho bạc Nhà nước cấp huyện Việc thanh kiểm tra của cơ quan thanh tra tài chính cấp trên được thực hiện 2 năm một lần và của cơ quan kiểm toán nhà nước là 2 năm 1 lần
Công tác này được Thành phố hết sức quan tâm Hàng năm cơ quan Tài chính Kế hoạch thành phố tiến hành thẩm định quyết toán NS của các đơn vị
dự toán, các xã, phường và tiến hành đồng thời công tác kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng tài sản công Kịp thời chấn chỉnh và kiến nghị xuất toán đối với các trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính Cơ quan Thanh tra Nhà nước cấp Thành phố cũng định kỳ thanh tra tình hình thực hiện NS tại một số đơn vị điển hình Vì vậy trong năm 2015 công tác thanh tra, kiểm tra
đã xử lý thu hồi nộp NS các khoản thanh toán không đúng quy định với số tiền là 326.357.531 đồng; Giảm trừ thanh quyết toán của 27 công trình xây dựng cơ sở hạ tầng với số tiền là 1.271.810.177 đồng
Ngành Tài chính (bao gồm các cơ quan Tài chính, Thuế, Kho bạc …)
đã tập trung thực hiện công tác cải cách hành chính: thực hiện cơ chế "một cửa", hoàn thiện các quy trình quản lý chi ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản từ khâu lập dự toán, thẩm tra dự toán đến quyết toán; kiểm soát chi, thẩm định giá, đền bù giải phóng mặt bằng … theo hướng công khai, minh bạch, gọn nhẹ Qua công tác này đã nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức; tạo điều kiện thuận lợi cao nhất cho các cơ quan, đơn
vị và công dân
Công tác kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước trong những năm gần đây khi thực hiện thanh toán qua hệ thống Kho bạc đã phát huy tác dụng Nhiều nội dung chi không đúng chế độ, sai nguyên tắc tài chính đã được phát hiện kịp thời trước khi hành tự qua NS Hạn chế rất nhiều sai sót trong hạch toán kế toán NSNN, giảm tải cho công tác thẩm định quyết toán NS của cơ quan Tài chính cũng như công tác thanh tra, kiểm toán
Trang 372.3 Đánh giá chung về công tác quản lý chi ngân sách của Thành phố Uông Bí
2.3.1 Những kết quả đạt được
2.3.1.1 Bộ máy quản lý NS cấp huyện
Với chức năng, nhiệm vụ và số lượng biên chế được giao Phòng Tài chính - kế hoạch huyện đã phân công các bộ phận thuộc phòng và thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ công chức viên chức hoàn thành nhiệm vụ được giao
2.3.1.2 Công tác lập dự toán ngân sách Nhà nước
Cùng với việc xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm, việc lập
dự toán thu, chi NS cũng được thực hiện theo quy định của Luật NS
Phần lớn Thành phố đã chủ động phối kết hợp giữa các ngành như Tài chính - Kế hoạch, Thuế và các xã, phường trong công tác xây dựng dự toán thu, chi NS hàng năm Công tác này thường xuyên có sự giám sát của HĐND Thành phố thông qua Ban Kinh tế Xã hội của HĐND Thành phố và tại các kỳ họp HĐND khi thông qua dự toán NS
2.3.1.3 Công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản: Thực hiện theo đúng phân cấp của Tỉnh Quảng Ninh; danh mục dự án được lập trên cơ sở nguồn kinh phí đầu tư của địa phương được phân cấp, ưu tiên các công trình trọng điểm theo chủ trương của Đảng và định hướng của Chính phủ, đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương qua từng năm
Chi đầu tư XDCB của các xã, phường cơ bản thực hiện đúng trình tự, thủ tục đầu tư theo qui định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật từ khâu lập dự án khả thi đến thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật, đấu thầu, thi công, nghiệm thu, quyết toán, thẩm định quyết toán công trình
Các phòng ban chức năng của cấp thành phố (Tài chính Kế hoạch - Phòng quản lý đô thị - Ban quản lý dự án công trình) đã tăng cường phối kết hợp trong giám sát, lập, thẩm định các dự án đầu tư, thực hiện cắt giảm các
Trang 38khoản chi không đúng thiết kế dự toán, không đúng tiêu chuẩn định mức đầu
tư góp phần tiết kiệm chi cho NSNN
- Chi thường xuyên: Việc sử dụng hiệu quả, tiết kiệm chi thường xuyên luôn được Thành phố quan tâm thực hiện Qui trình lập dự toán chi thường xuyên được lập đảm bảo theo trình tự qui định; bám sát các chỉ tiêu kinh tế -
xã hội của địa phương; dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên kỳ kế hoạch, các chính sách, chế độ, định mức chi thường xuyên của NSNN hiện hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch 100% các phòng, ban đã thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị quản lý hành chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ
Thủ trưởng các đơn vị có quyền quyết định các nội dung chi trong phạm
vi chỉ tiêu biên chế và kinh phí được giao, tạo quyền chủ động cho đơn vị sử dụng NS đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức trong sử dụng tiền và tài sản của NSNN Thực hiện cơ chế khoán theo Nghị định của Chính phủ đã giúp các huyện tiết kiệm chi phí chi thường xuyên rất nhiều 2.3.1.4 Công tác quyết toán NS
Quyết toán thu, chi NS cấp huyện của Thành phố Uông Bí nói chung đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, báo cáo kế toán, quyết toán NSĐP theo luật định Việc phối hợp xử lý các tình huống và đối chiếu số liệu kế toán, quyết toán NSNN giữa cơ quan Tài chính các cấp và Kho bạc Nhà nước đều khá tốt
2.3.1.5 Công tác thanh kiểm tra, giám sát thu chi NS
Công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn đã góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế trong xã hội, góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, nâng cao hiệu quả sử dụng NS
Giai đoạn 2013 - 2017 công tác quản lý NS cấp huyện trên địa bàn Thành phố Uông Bí đã có những bước chuyển biến tích cực góp phần quan
Trang 39trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Thành phố Thu, chi NS cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng, an ninh địa phương 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quản lý NS Thành phố còn tồn tại một số hạn chế nhất định xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan
và nguyên nhân chủ quan
2.3.2.1 Hạn chế trong bộ máy quản lý ngân sách tại địa phương
Mỗi cơ quan trong bộ máy quản lý NS trên địa bàn Thành phố chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của từng cấp khác nhau: cơ quan tài chính cấp huyện, ban tài chính xã trực thuộc UBND địa phương; cơ quan Thuế, Kho bạc
là các đơn vị thuộc ngành dọc quản lý tập trung từ TW xuống địa phương Giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý NS trên địa bàn không có một cơ quan đầu mối tập hợp nên mối sự phối hợp giữa các cơ quan này hiện nay đang lỏng lẻo, làm hạn chế phát huy tính tích cực trong công tác quản lý NS
Mặc dù Luật NSNN, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật NSNN cũng như cơ chế phân cấp quản lý điều hành NS của Tỉnh đã phân cấp từ nguồn thu, nhiệm vụ chi NS của mỗi cấp chính quyền địa phương, làm rõ trách nhiệm quản lý điều hành NS ở mỗi cấp Nhưng trên thực tế, quyền chủ động lại rất hạn chế; bởi vì HĐND cấp huyện vẫn quyết định dự toán NSNN, phê chuẩn quyết toán NSNN bao gồm cả NS cấp huyện và NS cấp xã Vì vậy, HĐND cấp xã quyết định dự toán và phân
bổ NSĐP cũng chỉ là quyết định số dự toán mà cấp trên đã quyết định, dẫn tới, nhiệm vụ và quyền quyết định NS mỗi cấp của HĐND xã chỉ là hình thức, HĐND và UBND cấp xã không thể tự quyết định thu - chi của cấp mình
mà phải tuân theo sự phân bổ và giao dự toán thu - chi cũng như chế độ, chính sách do cấp trên qui định Điều đó đã làm kiềm chế tính chủ động, năng động, sáng tạo của các cấp chính quyền địa phương trong việc đề ra các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng
Trang 40kinh tế địa phương Do tỷ lệ điều tiết các nguồn thu cho các đơn vị còn thấp lên các đơn vị không cân đối được các định mức chi mà phải ăn trợ cấp từ ngân sách cấp trên
2.3.2.2 Hạn chế trong công tác lập dự toán ngân sách Nhà nước
Việc lập dự toán NSNN hàng năm của Thành phố chưa thực sự xuất phát từ cơ sở Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trong đó có nguyên nhân do các xã, phường lập dự toán chậm không đảm bảo thời gian để tổng hợp tại cấp huyện nên việc lập dự toán chủ yếu do cơ quan cấp huyện làm Điều đó khiến cho dự toán NS khi giao cho từng địa phương sẽ có những bất cập, không sát với tình hình thực tế là một trong những nguyên nhân gây
ra tình trạng điều chỉnh, bổ sung dự toán trong quá trình chấp hành NS
Thực tế công tác giao dự toán hiện nay của cấp huyện trên cơ sở số giao của Tỉnh, tính toán và ấn định mức giao thu, chi cho các đơn vị và địa phương trực thuộc Việc thảo luận dự toán chi NS chỉ được thực hiện vào năm đầu của thời kỳ ổn định NS, các năm tiếp theo hầu như các xã, phường và các đơn vị không có yêu cầu thảo luận, do đó mặc nhiên thừa nhận theo số tính toán của cấp trên dù có những chỉ tiêu không còn phù hợp với tình hình kinh
tế - xã hội của địa phương, làm giảm chất lượng của công tác xây dựng dự toán NS rất nhiều Đồng thời các địa phương cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác điều hành do nguồn thu và nhiệm vụ chi không cân xứng Cụ thể như
dự toán thu NS theo Nghị quyết của HĐND năm sau phải tăng so với năm trước 5 - 10%, cơ quan cấp huyện căn cứ số thực hiện năm trước tính toán ra
số dự toán cho năm tiếp theo trên cơ sở tỷ lệ tăng trưởng lên Trong khi do nhiều yếu tố tác động một số chỉ tiêu dự kiến trong năm tiếp theo sẽ bị giảm sút nhưng do xã, phường không thực hiện thảo luận nên cấp huyện không nắm bắt hết được nên vẫn xây dựng tăng trong dự toán của địa phương đó, dẫn tới hụt thu, mất cân đối NS Cụ thể: UBND phường Phương Nam có một
số chỉ tiêu thu lập dự toán không sát nên ảnh hưởng đến mất cân đối chi thường xuyên năm 2013 là 84 triệu đồng và năm 2015 là 154 triệu đồng