1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Tín hiệu thẩm mĩ nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm "Dế mèn phiêu lưu kí" - Tô Hoài

89 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tín Hiệu Thẩm Mỹ Nhân Vật Dế Mèn Trong Tác Phẩm “Dế Mèn Phiêu Lưu Kí” - Tô Hoài
Tác giả Nguyễn Thị Hà Thanh
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Kim Anh
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Việt Nam
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 821,37 KB

Nội dung

Đặc biệt, việc xem xét tìm hiểu một hình tượng nhân vật văn học nhưmột THTM trong tác phẩm văn xuôi, nhất là trong truyện đồng thoại Việt Nam nói chung, truyện DMPLK của Tô Hoài nói riên

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

NGUYỄN THỊ HÀ THANH

TÍN HIỆU THẨM MĨ NHÂN VẬT DẾ MÈN

TRONG TÁC PHẨM “DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ”- TÔ HOÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM

MÃ SỐ: 60.22.01.02

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Thị Kim Anh

HẢI PHÒNG - 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trongbất cứ công trình nào khác

Hải Phòng, tháng 12 năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hà Thanh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS Phạm ThịKim Anh – người thầy đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốtquá trình thực hiện luận văn Thạc sĩ này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Quản lí khoa học vàĐạo tạo sau Đại học, Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Hải Phòng, Viện Ngônngữ học cùng các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôitrong suốt khóa học

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đãquan tâm, động viên, ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu vàhoàn thành luận văn

Hải Phòng, tháng 12 năm 2016

Tác giả

Nguyễn Thị Hà Thanh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 8

1.1 Vài nét về truyện đồng thoại và nhân vật truyện đồng thoại 8

1.1.1 Vài nét về truyện đồng thoại 8

1.1.2 Nhân vật truyện đồng thoại 9

1.2 Một số vấn đề về tín hiệu thẩm mĩ 14

1.2.1 Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ 14

1.2.2 Đặc trưng của tín hiệu thẩm mĩ 16

1.2.3 Cơ chế tạo nghĩa thẩm mĩ bằng phương thức ẩn dụ 23

1.3 Nhà văn Tô Hoài và tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” 25

1.3.1 Tô Hoài với thể loại truyện đồng thoại 25

1.3.2 Sơ lược về tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí“ 26

1.4 Tiểu kết chương 1 28

CHƯƠNG 2: CÁC HÌNH THỨC NGÔN NGỮ BIỂU ĐẠT TÍN HIỆU THẨM MĨ NHÂN VẬT DẾ MÈN TRONG TÁC PHẨM “ DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ” CỦA TÔ HOÀI 30

2.1 Dẫn nhập 30

2.2 Khảo sát các hình thức ngôn ngữ biểu đạt tín hiệu thẩm mĩ nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” 30

2.2.1 Biến thể miêu tả là tên gọi của nhân vật Dế Mèn 31

2.2.2 Biến thể miêu tả là từ ngữ biểu thị ngoại hình của nhân vật Dế Mèn 36

Trang 5

2.2.3 Biến thể miêu tả là các diễn ngôn biểu thị một số sự kiện trong cuộc đời

nhân vật Dế Mèn 39

2.2.4 Biến thể miêu tả là các hành vi ngôn ngữ trong lời thoại của nhân vật

Dế Mèn 45

2.3 Tiểu kết chương 2 53

CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA TÍN HIỆU THẨM MĨ NHÂN

VẬT DẾ MÈN TRONG TÁC PHẨM PHẨM “ DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ”

CỦA TÔ HOÀI 553.1 Dẫn nhập 55

3.2 Khảo sát các ý nghĩa biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ nhân vật Dế Mèn

trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” 56

3.2.1 Tín hiệu thẩm mĩ nhân vật Dế Mèn- Bức chân dung ngoại hình 56 3.2.2 Tín hiệu thẩm mĩ nhân vật Dế Mèn - Bức chân dung tinh thần 59 3.2.3 Tín hiệu thẩm mĩ nhân vật Dế Mèn trong mối quan hệ với tác phẩm, tác

giả và độc giả 713.3 Tiểu kết chương 3 76KẾT LUẬN 78

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

- Cái biểu hiện

- Cái được biểu hiện

Trang 7

Danh từ /cụm danh từ gần nghĩa biểu đạt tên

gọi THTM nhân vật Dế Mèn (Tên gọi khác của

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Ngôn ngữ nghệ thuật là một loại ngôn ngữ đặc biệt được xây dựng

từ ngôn ngữ tự nhiên Tín hiệu thẩm mĩ văn chương (THTMVC) chính là loạingôn ngữ nghệ thuật như vậy THTM là phương tiện quan trọng nhất của hoạtđộng sáng tạo nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng: “Phương tiện sơ cấpcủa văn học là tín hiệu thẩm mĩ rồi cái tín hiệu thẩm mĩ đó còn được thể hiệnbằng các tín hiệu thẩm mĩ ngôn ngữ thông thường” (Đỗ Hữu Châu) Ngônngữ chính là một hệ thống trung gian chuyển hoá các tín hiệu thẩm mĩ củavăn hoá chung vào văn học nghệ thuật Văn học sử dụng tín hiệu thẩm mĩdưới hình thức âm thanh ngôn ngữ, tức là chuyển hoá các tín hiệu thẩm mĩvào hệ thống từ ngữ, cú pháp của văn bản nghệ thuật Vì vậy, những hiểu biết

về THTM sẽ là cơ sở cần thiết để giải mã hình tượng văn học

Tóm lại, tìm hiểu các THTM văn chương chính là phải tìm hiểu các yếu

tố ngôn ngữ giúp biểu hiện nó Nghiên cứu THTM văn chương chính là chiếcchìa khóa quan trọng để độc giả tiếp nhận, giải mã và khám phá những sáng tạonghệ thuật độc đáo của người nghệ sĩ trong văn chương Nghiên cứu THTMvăn chương cũng chính là hoạt động khám phá thế giới tâm hồn của ngườinghệ sĩ, tạo sự đồng điệu, hòa nhịp trái tim giữa tác giả và độc giả văn học

1.2 Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam hiện đại.Ông sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920, mất ngày 6 tháng 7 năm 2014, một conngười từ lúc sinh ra đến khi từ giã cõi đời, cả tên tuổi và sự nghiệp đều gắn bósâu nặng với Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến Văn chương Tô Hoài cósức hấp dẫn lớn đối với với đông đảo nhiều thế hệ độc giả Ông đặc biệt gặthái thành công ở những tác phẩm viết về đề tài loài vật Tác phẩm mang ông

đến gần với độc giả nhất chính là tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” (DMPLK)

sáng tác năm 1941 Qua tác phẩm, Tô Hoài đã xây dựng nên một thế giới loài

vật phong phú, đẹp đẽ, ấn tượng nhất là nhân vật Dế Mèn với cách cảm, cách nghĩ đặc biệt về cuộc sống Có thể thấy vùng đất thẩm mĩ xanh tươi trong

Trang 9

sáng tác của Tô Hoài chính là tập truyện DMPLK – tác phẩm đã làm say sưa

bao thế hệ bạn đọc suốt hơn 70 năm qua

1.3 Tác phẩm DMPLK được đưa vào giảng dạy và học tập chính khóa

trong chương trình Ngữ văn THCS từ đầu lớp 6 đã nhiều thập kỉ nay Đây có

lẽ cũng là dụng ý của những người thực hiện chương trình khi mở ra thế giớivăn chương cho học sinh THCS ở năm học lớp 6 bằng một tác phẩm đồngthoại đậm chất dân gian và giàu triết lí Từ góc độ của người giáo viên THCS,chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc tìm hiểu nhân vật trung tâmtrong tác phẩm này dưới góc độ vận dụng lí thuyết THTM là cách làm rất cầnthiết trong việc phát triển tư duy ngôn ngữ văn học cho học sinh, nâng caonăng lực chuyên môn cho giáo viên

1.4 Nghiên cứu về THTM trong những năm gần đây được đông đảocác nhà ngôn ngữ học đặc biệt quan tâm Nhiều công trình khoa học đã vậndụng lí thuyết này vào nghiên cứu, khảo sát THTM trong thơ ca, ca dao ViệtNam Tuy nhiên, sự vận dụng lí thuyết này trong văn xuôi thì hầu như còn rấthạn chế Đặc biệt, việc xem xét tìm hiểu một hình tượng nhân vật văn học nhưmột THTM trong tác phẩm văn xuôi, nhất là trong truyện đồng thoại Việt

Nam nói chung, truyện DMPLK của Tô Hoài nói riêng thì chưa có công trình

nghiên cứu nào thực hiện

Trên đây là những lí do cơ bản để chúng tôi lựa chọn nghiên cứu vấn đề

Tín hiệu thẩm mĩ nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu

kí” của Tô Hoài dưới góc nhìn của lí thuyết ngôn ngữ học hiện đại.

2 Lịch sử vấn đề

Tô Hoài là một nhà văn có bút lực rất khỏe Có thể kể đến hàng loạt tác

phẩm được độc giả yêu mến của ông: Dế Mèn phiêu lưu ký (1941); Truyện

Tây Bắc (1953); Vợ chồng A Phủ (1960); Miền Tây (1968); Chuyện cũ Hà Nội (1984); Cát bụi chân ai (1992); Chiều chiều (1994) Tuy nhiên, tác

phẩm đưa Tô Hoài đến gần độc giả nhất chính là tập truyện DMPLK, được

Trang 10

dịch ra gần 40 thứ tiếng Đây cũng là tác phẩm được nghiên cứu nhiều nhấttrong sự nghiệp sáng tác của ông.

2.1 Nghiên cứu tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” dưới góc độ văn chương

DMPLK là một trong những tác phẩm rất nổi tiếng của Tô Hoài Từ khi

ra đời đến nay, tác phẩm đặc sắc này luôn nhận được sự quan tâm của các nhànghiên cứu, phê bình chủ yếu từ góc độ văn học Có thể kể đến tác giả là:Trần Đăng Suyền (1984), Nguyễn Lộc, Đỗ Quang Lưu (1990), Hà Minh Đức(1998) cùng nhiều Luận văn Th.sĩ, Luận án Tiến sĩ

Các công trình nghiên cứu phần nhiều đề cập đến thế giới hình tượngnhân vật trong tác phẩm, tiêu biểu là: Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí của tác giả Phạm Thị Tâm, Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí của tác giả Đỗ Thị Thu Hằng Ở đây, các tác giả đồng

thuận cho rằng DMPLK có thế giới nhân vật đông đảo, phong phú, là ẩn dụ

sinh động cho thế giới con người

Nghiên cứu tác phẩm từ thể loại truyện đồng thoại có thể kể tới các

công trình như: Cốt truyện đồng thoại và kĩ thuật kể chuyện qua “Dế Mèn

phiêu lưu kí” của Tô Hoài” đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội, số 10/2012; Thể loại truyện đồng thoại trong văn học Việt Nam, tác giả Lê Nhật Ký, Luận

án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Đại họcquốc gia TP Hồ Chí Minh,

Dưới góc độ văn chương, các nhà nghiên cứu đều thống nhất đánh giá

DMPLK là tác phẩm nổi tiếng sớm nhất trong đời viết văn của Tô Hoài, thể

hiện tài quan sát tỉ mỉ thế giới sinh vật nhỏ bé, tài năng quan sát tinh tế, ócnhận xét sắc sảo, hóm hỉnh và tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên tha thiếtcủa tác giả

2.2 Nghiên cứu tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” dưới góc độ ngôn ngữ

Dưới sự phát triển rất nhanh của ngôn ngữ học hiện đại, tác phẩm

DMPLK trong những năm gần đây đã được nghiên cứu từ góc nhìn ngôn ngữ

Trang 11

học, tiêu biểu phải kể đến một số công trình: Ngôn ngữ khẩu ngữ trong tác

phẩm của Tô Hoài của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga (2000) Tác giả đã tiến

hành khảo sát số lượng các từ thuộc khẩu ngữ, phân tích những nhân tố quyđịnh sự tồn tại của chúng, đồng thời phân loại và khẳng định vai trò tích cựccủa việc sử dụng từ thuộc khẩu ngữ trong các tác phẩm của Tô Hoài Với

Cách xưng gọi trong DMPLK (2001), tác giả Tạ Văn Thông đã chỉ ra sự khéo

léo, tài tình trong việc sử dụng hai hệ thống từ ngữ xưng gọi của các nhân vật

và của người kể chuyện trong DMPLK, và nhận xét: “Những cách xưng gọi

như vậy trong truyện đã góp phần tạo nên các hoạt cảnh sâu sắc, làm tôn lênnhững nét cá tính trong những mối quan hệ giữa nhân vật với nhân vật, giữanhân vật với hoàn cảnh, đồng thời cả người kể và độc giả để rồi cuối cùngtạo nên sự cuốn hút đối với người đọc bằng giọng điệu riêng cùng sự biến hoámuôn màu của cuộc sống được diễn đạt bằng lời” Gần đây nhất là công trình

nghiên cứu: Hội thoại trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài, Luận văn

Thạc sĩ của tác giả Giáp Thị Thủy, Trường ĐHSP, Đại học Thái Nguyên

Chúng tôi nhận thấy, tác phẩm DMPLK phần nhiều được xem xét ở

góc độ văn chương, tiếp cận tập truyện ở góc độ ngôn ngữ học còn chưanhiều Đặc biệt, nghiên cứu tác phẩm qua phương diện tín hiệu thầm mĩ thìchưa có công trình nào đề cập tới Đây chính là “vùng đất xanh tươi” còn rộng

mở để chúng tôi có thêm một góc độ tiếp cận tác phẩm này dưới ánh sángngôn ngữ học hiện đại

3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

3.1 Phạm vi khảo sát về ngữ liệu của đề tài là toàn bộ các biểu thức

ngôn ngữ về nhân vật Dế Mèn qua 9 chương của tập truyện “Dế Mèn phiêu

lưu kí”

3.2 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tín hiệu thẩm mĩ nhân vật Dế

Mèn - nơi gửi gắm những ước vọng, khát khao cùng triết lí nhân sinh sâu sắc

của tác giả

Trang 12

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn sẽ đi vào tìm hiểu các hình thức ngôn ngữ biểu đạt tín hiệu

thẩm mĩ nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”, từ đó chỉ ra

ý nghĩa biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm.

Đây thực chất là nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ - hệthống với ngôn ngữ trong thực tiễn hành chức thuộc về một loại hình văn học

cụ thể gắn với phong cách nghệ thuật riêng của tác giả Tô Hoài

Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi mong muốn thể hiện sự trân trọng,

yêu thích của mình đối với DMPLK,một trong mười tác phẩm văn học thiếu

nhi kinh điển của Việt Nam Bên cạnh đó, chúng tôi còn mong muốn đưa ramột cách tiếp cận hình tượng nghệ thuật trong một tác phẩm văn xuôi nhìn từgóc độ vận dụng lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ văn chương

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi triển khai các nhiệm

vụ nghiên cứu cần thiết qua 3 chương cụ thể của luận văn như sau:

4.2.1 Khảo sát các hình thức ngôn ngữ biểu đạt tín hiệu thẩm mĩ nhân

vật Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”

4.2.2 Ý nghĩa biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ nhân vật Dế Mèn trong

tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi đã sử dụng phối hợp nhữngphương pháp, thủ pháp nghiên cứu chính sau:

* Phương pháp nghiên cứu tổng kết những vấn đề lí luận của ngôn ngữhọc truyền thống và hiện đại có liên quan kết hợp với các thành tựu nghiêncứu về lí luận văn học, thi pháp học…để tiếp cận và luận giải đối tượngnghiên cứu

* Phương pháp thống kê, phân loại: phương pháp này được chúng tôi

sử dụng để tìm ra đầy đủ số lượng các biểu thức ngôn ngữ miêu tả đối tượng

Trang 13

nghiên cứu trung tâm là THTM nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm Từ các số

liệu cần thiết đã thu thập được, chúng tôi triển khai phương pháp phân loạicác số liệu theo tiêu chí đã xác định để tìm ra những hình thức biểu đạt khác

nhau của tín hiệu nghệ thuật nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm DMPLK.

* Phương pháp phân tích diễn ngôn: Phương pháp phân tích diễn ngôn

là phương pháp phân tích ngữ nghĩa của các biểu thức ngôn ngữ gắn với ngữcảnh sử dụng Phương pháp này được áp dụng khi khảo sát sự xuất hiện của

các từ ngữ chỉ nhân vật Dế Mèn cùng với các từ ngữ khác xuất hiện kèm theo

ở những ngữ cảnh khác nhau trong tác phẩm với tư cách là những tín hiệuthẩm mĩ văn chương thuộc các cấp độ khác nhau, phân tích ý nghĩa của cácbiểu thức đó trong từng hoàn cảnh sử dụng, đối tượng sử dụng

* Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đây là phương pháp quan trọng,không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học Phương pháp này giúp chúng tôi

tìm ra những điểm riêng, khác biệt trong việc sử dụng tín hiệu thẩm mĩ nhân

vật Dế Mèn trong tác phẩm DMPLK gắn với phong cách nghệ thuật cá

nhân, với sự cảm thụ của độc giả

* Phương pháp xác lập ngữ cảnh trống: Chúng tôi sử dụng phươngpháp này để tìm sự khác biệt ngữ nghĩa giữa các từ đồng nghĩa Các từ ngữ

cùng chỉ về nhân vật Dế Mèn tuy là đồng nghĩa nhưng ở mỗi ngữ cảnh sử

dụng chúng lại có sự khác nhau về ý nghĩa, về sắc thái biểu cảm - đánh giá vàphạm vi sử dụng

6 Những đóng góp của luận văn

Nghiên cứu THTM nhân vật Dế Mèn trong truyện DMPLK chúng tôi

mong muốn đóng góp thêm một cách nhìn mới trong tiếp cận tác phẩm Ở đây

là vận dụng những vấn đề cơ bản của lí thuyết THTM vào nghiên cứu hìnhtượng nhân vật trung tâm trong một truyện dài thuộc thể loại đồng thoại, tácphẩm bất hủ sáng tác cho thiếu nhi Hướng nghiên cứu này từ trước đến naychưa được tác giả nào đề cập đến

Trang 14

Những kết quả của luận văn còn là nguồn dữ liệu hữu ích cho việc nângcao chất lượng giảng dạy, học tập tác phẩm của Tô Hoài trong nhà trường ởbậc học THCS, góp phần định hướng cho lĩnh vực nghiên cứu phong cáchnghệ thuật của tác giả ở các bậc học cao hơn.

7 Cấu trúc luận văn

Luận văn có cấu trúc 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kếtluận Phần nội dung được trình bày qua ba chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lí thuyết và một số vấn đề liên quan

Chương 2: Các hình thức ngôn ngữ biểu đạt tín hiệu thẩm mĩ nhân vật

Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”

Chương 3: Ý nghĩa biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ nhân vật Dế Mèn

trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1 Vài nét về truyện đồng thoại và nhân vật truyện đồng thoại

1.1.1 Vài nét về truyện đồng thoại

1.1.1.1 Khái niệm chung về truyện đồng thoại

Khái niệm truyện đồng thoại trong văn học Việt Nam hiện đại vốn được vay mượn từ Trung Hoa Ban đầu, đồng thoại được hiểu theo nghĩa

rộng, gồm tất cả mọi tác phẩm có tính kể chuyện cho trẻ em Về sau, đến thờiNgũ Tứ, người ta mới xem đồng thoại là văn học huyễn tưởng có tính đặc thù,trở thành một thể loại độc lập, có địa vị quan trọng trong văn học nhi đồng.Cách hiểu này được duy trì từ đó cho đến nay

Đồng thoại là một thể loại có những đặc trưng riêng biệt về nội dung và

nghệ thuật Hầu hết các tài liệu đều cho rằng đồng thoại tràn đầy viễn tưởng

Từ mây gió tuyết sương, ngày tháng đến trời mây trăng sao, từ côn trùng,

chim, cá, thú dữ đến hoa lá, cỏ cây đều có thể được nhân cách hóa trở thành

nhân vật có tư tưởng, có tính cách, có hành động và lời nói xuất hiện trongđồng thoại

Căn cứ vào những nội dung trên đây, có thể nhận thấy, truyện đồng thoại (Tonghua) trong cách hiểu của người Trung Hoa thực chất là truyện cổ tích.

1.1.1.2 Một số nghiên cứu về truyện đồng thoại ở Việt Nam

Trong quá trình du nhập vào văn học Việt Nam, khái niệm truyện đồng

thoại đã được quy ước lại, thể hiện cách hiểu đầy sáng tạo, riêng biệt của

người Việt Danh từ đồng thoại xuất hiện trong Việt ngữ được ghi nhận lần đầu tiên bởi công trình Hán – Việt từ điển của Đào Duy Anh (Quan hải tùng

thư xuất bản, 1932) Về khái niệm truyện đồng thoại, cho đến nay ở Việt Namtồn tại một số nhóm ý kiến chính:

- Nhóm 1: Các bộ từ điển, gồm Từ điển Hán – Việt, Từ điển TiếngViệt, Từ điển thuật ngữ văn học Các bộ Từ điển này đều thống nhất cho

rằng đồng thoại là thể truyện cho trẻ em, trong đó loài vật và các vật vô tri

Trang 16

được nhân cách hóa, tạo nên một thế giới thần kì thích hợp với trí tưởng tượng của các em.

- Nhóm 2: Ý kiến của các nhà nghiên cứu Những ý kến này rất quantrọng Chúng tôi chú ý tới ý kiến của hai tác giả Cao Đức Tiến và Dương Thị

Hương trong giáo trình Văn học (biên soạn theo chương trình Dự án phát triển

giáo viên tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nhóm này đã xem truyện đồng thoại là một thể loại văn học hiện đại, có đặc trưng nổi bật là hệ thống nhân vật

loài vật, sử dụng nghệ thuật nhân hóa để kể chuyện về con người

- Nhóm 3: Ý kiến của người sáng tác Chúng tôi quan tâm tới ý kiếncủa Võ Quảng, Nguyễn Kiên, những cây bút có nhiều thành tựu trong lĩnhvực truyện đồng thoại

Nhà văn Võ Quảng trong bài viết trên Tạp chí Văn học, số 1/1982: Lại

nói về truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi cho rằng, truyện đồng thoại thuộc

số những thể loại phản ánh cuộc sống không theo quy luật tả thực, giàu tưởngtượng, gần gũi với truyện cổ tích và ngụ ngôn Trên báo Văn nghệ số

14/1986 nhà văn Nguyễn Kiên có bài viết Về sức tưởng tượng của đồng thoại Tác giả cho rằng, đồng thoại là một thể tài hiện đại, nảy sinh trên cơ sở kế

thừa và phát triển trực tiếp từ một số thể loại văn học dân gian như truyện cổtích, ngụ ngôn, truyền thuyết, chuyện vui dân gian

Tóm lại, theo cách hiểu của người Việt, đồng thoại là một thể loại văn học hiện đại dành cho trẻ em, sử dụng loài vật, đồ vật và các vật vô tri được nhân cách hóa làm nhân vật chính, có quan hệ gần gũi với nhiều thể loại, nhất là cổ tích và ngụ ngôn

1.1.2 Nhân vật truyện đồng thoại

1.1.2.1 Thế giới nhân vật truyện đồng thoại

Thế giới nhân vật trong truyện đồng thoại rất đa dạng, phong phú Cóthể nói đó là một thế giới đa chủng, bao gồm con người, loài vật, thực vật,hiện tượng tự nhiên… và cả những đồ vật vô tri, được khai thác từ nguồntruyện kể truyền thống hoặc lấy nguyên mẫu có sẵn trong thực tế đời sống

Trang 17

Trước hết, muông thú là nhân vật phổ biến nhất trong truyện đồng

thoại Từ những loài sống dưới nước đến những loài bay trên trời; từ nhữngloài vật nuôi tới những loài thú hoang dã tất cả đều có thể trở thành nhân vật

của truyện đồng thoại Về thú, có: mèo, chó, trâu, ngựa, dê, voi Về chim, có:

gà, vịt, bồ câu, quạ, chèo bẻo Về côn trùng, có: dế, bọ ngựa, cào cào, ong, ruồi Về các loài lưỡng cư, có: cóc, ếch, nhái, chẫu chàng Thế giới nhân

vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí là thế giới côn trùng, chim chóc, các loài lưỡng

cư như Dế Mèn, Dế Choắt, Cóc, Nhái, Chẫu Chàng, Bọ Ngựa, Ếch Cốm,Châu Chấu Voi, Xiến Tóc, Cốc, Bói Cá…

Sau muông thú, đối tượng được tập trung khai thác là cỏ cây, hoa lá.

Các tác giả truyện đồng thoại đã đưa vào tác phẩm của mình những đối tượng

quen thuộc như: hồng nhung, râm bụt, phù dung, mướp, vạn tuế bởi đó là

hiện thân của cái đẹp hiện hữu trong cuộc sống

Các đồ vật được chọn làm nhân vật trong truyện đồng thoại cũng đều là

những đồ vật quen dùng, gắn bó trong đời sống sinh hoạt của các em như:

thước kẻ, bút chì, quyển vở, phấn, búp bê

Ngoài ra, một số hiện tượng tự nhiên như: mây, gió, mặt trời; một số

kí tự , khái niệm như: chữ a, dấu huyền, nốt si, nốt la cũng đã được xây

dựng thành nhân vật trong truyện đồng thoại của Trần Hoài Dương, XuânQuỳnh, Phạm Đức loại nhân vật này không nhiều nhưng sự xuất hiện củachúng làm cho thế giới nhân vật truyện đồng thoại trở nên thật sự phong phú,hấp dẫn

Nhân vật con người cũng có mặt trong truyện đồng thoại Việt Nam

hiện đại

Chẳng hạn như thằng Lớn, Thằng Bé, thằng Xược, Cai Vườn trong truyện của Tô Hoài; bác bảo vệ Viện bảo tàng trong truyện của Trần Hoài Dương; chị Hồng trong truyện của Đào Vũ Tuy nhiên, nhân vật là con

người xuất hiện không nhiều và nếu có, thì không giữ vai trò chính trongtruyện

Trang 18

Truyện đồng thoại Việt Nam hầu như vắng bóng kiểu nhân vật thần

kì Đây chính là một trong những ranh giới tạo ra sự khác biệt căn bản giữa

truyện cổ tích và truyện đồng thoại

Hệ thống nhân vật truyện đồng thoại tuy đa dạng nhưng đối tượng được

quan tâm khai thác nhất chính là những loài vật nhỏ bé, quen thuộc trong đời

sống hàng ngày Điều này có thể được lí giải bởi:

Một là, xuất phát từ không gian địa lí và không gian văn hóa đặc thù:

là một cộng đồng sống bằng nghề trồng lúa nước, người Việt gần gũi thiênnhiên, thuận theo mùa màng, nương theo thời tiết, đất đai Những muông thú

đã kể ở trên gần như cộng sinh với đời sống của người dân Việt từ ngàn đời

Hai là, xuất phát từ trải nghiệm cá nhân của chủ thể sáng tạo đồng

thoại Trường hợp này thì tác giả Tô Hoài và tập truyện “Dế Mèn phiêu lưukí” là một ví dụ điển hình Chính những trò chơi ấu thơ thời niên thiếu đã đemđến cho nhà văn sự trải nghiệm phong phú Vì vậy, khi cầm bút, những nhânvật trong tác phẩm của ông cứ thế mà hiện ra trong sự say mê sáng tạo củanhà văn

Thứ ba, xuất phát từ chính chủ thể tiếp nhận Trẻ em vốn yêu thích

loài vật Những con vật bé nhỏ, gần gũi như: chó, mèo, dế, chim đều là

những con vật hiền lành, đáng yêu và được coi là người bạn của trẻ thơ

Thứ tư, xuất phát từ dụng ý nghệ thuật của chủ thể sáng tạo Viết về

những con vật nhỏ bé, quen thuộc, các nhà văn muốn hướng các em vào việckhám phá thế giới từ những điều gần gũi nhất

1.1.2.2 Các biện pháp xây dựng nhân vật truyện đồng thoại

Một là, biện pháp đặt tên nhân vật Nhân vật được gọi tên theo danh từ chung, chẳng hạn, những những đồ dùng quen thuộc hàng ngày đã trở thành

nhân vật trong truyện đồng thoại: Thước Kẻ, Bút Mực, Bút Chì, Tẩy trong câu chuyện Vì sao Thước Kẻ chui ra khỏi cặp của tác giả Nguyễn Kiên Ở đó, anh chàng Thước Kẻ là bạn với anh Bút Mực, chị Bút Chì và cô Tẩy.

Trang 19

Cũng có thể gọi tên nhân vật dựa theo một đặc điểm nào đó của đối

tượng: gọi theo đặc điểm ngoại hình, như: Gà Nhép, Chuột Lé, Ếch Xanh, Châu Chấu Voi, Dế Choắt ; gọi theo chức vụ, nghề nghiệp, như: Huyện Chạch, Lục Lươn, Khán Mè, Ếch Cốm Đại Vương ; gọi theo thứ bậc, quan

hệ như: Thỏ mẹ, Thỏ anh, bác Gấu, chị Cào Cào, anh Gọng Vó Tên nhân

vật, ngoài ý nghĩa định danh bao giờ cũng bao hàm một lượng thông tin nhấtđịnh về thái độ và tình cảm của nhà văn với nhân vật

Hai là, biện pháp miêu tả ngoại hình trong xây dựng nhân vật đồng thoại Truyện đồng thoại có sự chú trọng nhất định tới phương diện miêu tả

ngoại hình nhân vật, muốn qua ngoại hình để làm nổi bật thế giới nội tâm vàtính cách nhân vật Do quy mô của tác phẩm và tâm lí tiếp nhận của đối tượng

trẻ em nên việc miêu tả ngoại hình chủ yếu được thực hiện theo lối chấm phá,

ngắn gọn Theo đó, các tác giả chỉ tập trung vào một vài nét tiêu biểu của

nhân vật, rồi dùng các biện pháp, từ ngữ thích hợp để miêu tả, làm cho chúnghiện ra như màu sắc vốn có và mang tính biểu cảm Có thể dẫn ra những chi

tiết miêu tả nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài: Hình ảnh một chàng Dế thanh niên cường tráng hiện ra sắc nét chỉ qua vài nét chấm phá sắc sảo: đôi càng mẫm bóng; cái vuốt nhọn hoắt; đôi cánh

dài; đầu to; hai răng đen nhánh; sợi râu dài và uốn cong So với truyện kể

truyền thống, việc miêu tả ngoại hình và nội tâm nhân vật là một bước tiếnlớn của nghệ thuật kể truyện hiện đại

Ba là, xây dựng hệ thống hành động, thông qua hành động để làm nổi rõ phẩm chất, tính cách nhân vật là một biện pháp nghệ thuật cơ bản của truyện đồng thoại hiện đại Việt Nam Nói cách khác, miêu tả hành động,

thông qua hành động để khắc họa phẩm chất, tính cách nhân vật là trung tâmcảm hứng sáng tạo của các nhà văn viết truyện đồng thoại

Hành động làm bộc lộ tính cách của nhân vật, đồng thời tạo mạchtruyện được triển khai thông suốt khiến cho câu chuyện được diễn ra mộtcách trọn vẹn Hệ thống hành động gắn liền với diễn biến cốt truyện, diễn

Trang 20

biến số phận nhân vật – điều mà độc giả trẻ em quan tâm và ghi nhớ lâu dài.Trong việc miêu tả hành động của nhân vật, điều quan trọng không phải là sốlượng hành động mà là hiệu quả, ý nghĩa của những hành động đó trong việcmiêu tả tính cách, nội tâm nhân vật Yếu tố hành động khiến cho nhân vậttruyện đồng thoại mang tính chất của loại nhân vật hành động, hướng ngoại,thiếu đi màu sắc nội tâm.

Bốn là, nhân vật truyện đồng thoại còn được đặt vào các xung đột, tình huống và sự kiện Đặt nhân vật vào các xung đột, tình huống hay sự kiện

sẽ góp phần bộc lộ phần sâu kín nhất trong tâm hồn, tính cách nhân vật

Trong “ Dế mèn phiêu lưu kí”, nhà văn Tô Hoài đã khéo léo sử dụngrất nhiều tình huống hấp dẫn để làm nổi bật tính cách nhân vật Một trongnhững sự kiện đáng nhớ như vậy là hội võ mùa xuân ở vùng hoa cỏ may Anh

em Mèn và Trũi trên đường phiêu lưu đã đi qua vùng đất này đúng vào mùa lễhội Cả hai đã có cơ hội tham gia tranh hùng cùng võ sĩ Bọ Ngựa Lễ hội mùaxuân trở thành tâm điểm hội tụ của cư dân gần xa, là dịp để những chị CàoCào “áo đỏ áo xanh mớ ba mớ bảy” khoe sắc, các anh Châu Chấu đón đườngtrêu ghẹo các chị Cào cào xinh đẹp , và nhất là để các võ sĩ tranh tài Chính

cuộc tranh tài ấy đã phơi bày cái hay, cái dở của từng nhân vật: Bọ Ngựa ngông nghênh, tự phụ; Dế Mèn anh hùng mà khiêm nhường Tình huống

không ngờ tới là anh em Mèn trở thành Chánh, Phó thủ lĩnh của vùng hoa cỏmay lâu đời này Tình huống này đi ngược với mục đích phiêu lưu của haianh em Để giải thoát cho nhân vật của mình, tác giả buộc phải nghĩ ra tìnhhuống: Dế Trũi bị bọn Châu Chấu Voi bắt đi đâu mất Nhờ tình huống này màMèn có thể đường hoàng rời khỏi vùng cỏ may, cũng từ đây tính cách nhânvật, tình bạn cao đẹp của cặp đôi nhân vật này càng được bộc lộ rõ nét

Năm là, hình tượng nhân vật trong truyện đồng thoại mang tính biểu tượng về con người Đó là kết quả của việc sử dụng biện pháp nhân hóa vào việc miêu tả loài vật Nhân cách hóa là một thủ pháp nghệ thuật truyền

thống, nảy sinh từ xa xưa và được vận dụng rộng rãi trong văn học nghệ thuật,

Trang 21

nhất là văn học cho thiếu nhi vì tính hấp dẫn của nó tạo ra sự thích ứng rất caophù hợp với tâm lí trẻ em Văn hào Pháp Antole France từng nói: “Trẻ em vànhững loài vật rất hiểu nhau Hòn đá biết nói cho những người nào biết nghe”.Với cái nhìn hồn nhiên của mình, nhi đồng rất giàu trí tưởng tượng, các emthấy cái gì cũng có hồn người, từ con chó, con mèo, con chim, con cá đến cỏcây hoa lá và cả những đồ vật không sức sống như cái bàn, cái ghế, viên gạch,hòn bi… Trên thế giới và ở Việt Nam đều đã có rất nhiều tác phẩm thànhcông viết về loài vật Chúng ta không khó để có thể kể ra câu chuyện rất tiêu

biểu về chú Ếch Ping của S.Agold, Dế Mèn của Tô Hoài, những trang truyện

như thế đã làm say mê biết bao thế hệ bạn đọc, làm nên sức sống của văn họcđồng thoại

Hơn nữa, nghệ thuật nhân hóa buộc nhà văn phải xây dựng xã hội loàivật theo “mô hình xã hội” con người Mỗi nhân vật loài vật, theo đó là mộthình ảnh khách quan của thế giới con người thể hiện quan niệm về cuộc

sống của tác giả Các nhân vật - con vật Dế Mèn, Dế Chũi, Xiến Tóc, Bọ

Ngựa, Ếch Cốm… trong “Dế Mèn phiêu lưu kí” đều mang cốt cách của từng

loại người trong xã hội Việt Nam Ở mỗi con vật ấy, Tô Hoài đã lựa chọnnhững đặc điểm tiêu biểu của giống loài rồi gán cho những đặc điểm điểnhình, tiêu biểu của mỗi loại người vào đó Có thể nói, ở mỗi con vật - nhânvật ấy của nhà văn đều có sự hòa kết tích hợp những đặc điểm song trùng củavật mà lại là người, của người mà lại là vật

1.2 Một số vấn đề về tín hiệu thẩm mĩ

1.2.1 Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ

Khái niệm THTM xuất hiện cùng với khuynh hướng cấu trúc trongnghiên cứu mĩ học và nghệ thuật trên thế giới từ giữa thế kỉ XX và được giớithiệu vào Việt Nam từ những năm 70 qua bản dịch các công trình khoa học,trong các bài viết của GS Hoàng Trinh, GS Đỗ Hữu Châu Chúng tôi đặcbiệt chú ý tới ý kiến của nhà nghiên cứu Yu.Lotman: “Văn học nói bằng mộtthứ ngôn ngữ đặc biệt, thứ ngôn ngữ được xây chồng lên trên ngôn ngữ tự

Trang 22

nhiên với tư cách là một hệ thống cấp hai” Nói cách khác, TH ngôn ngữ nghệthuật trong văn học được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ tự nhiên.

Tác giả Đỗ Hữu Châu đã giải thích cụ thể hơn về THTM ngôn ngữ nhưsau: THTM là phương tiện sơ cấp (primaine) của văn học Ngôn ngữ thực sựcủa văn học là ngôn ngữ - THTM, cú pháp - THTM TH ngôn ngữ tự nhiêntrong văn học chỉ là hình thức cbh của THTM [14] Từ đó có thể hiểu,

THTM chính là toàn bộ những yếu tố của hiện thực, những chi tiết, những

sự vật hiện tượng của đời sống được đưa vào tác phẩm vì mục đích thẩm

mĩ [35, tr.26].

Từ những điều đã trình bày, để hiểu rõ mối quan hệ giữa TH ngôn ngữ

và THTM, có thể tham khảo ý kiến của L.Hjelmslev về ngôn ngữ liên hộitheo sơ đồ dưới đây (dẫn theo Phạm Thị Kim Anh, [7, tr.22]):

CbhCbh (TH ngôn ngữ thông thường)

CđbhTHTM Cđbh (YNTM)

Từ sơ đồ trên có thể thấy, cả hợp thể cbh và cđbh tạo thành TH ngônngữ thông thường trở thành cbh cho một cđbh mới là YNTM của THTMtrong tác phẩm văn chương Bới vậy, trong văn chương không thể đồng nhấtphương tiện – THTM với TH ngôn ngữ thông thường được sử dụng làm chấtliệu của tác phẩm Sự khác biệt này đúng như Ch.bally đã nói: “Giữa cáchdùng ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ của nhà văn có một vực thẳm khôngvượt qua được” Đáng chú ý hơn, nếu như mối quan hệ giữa cbh và cđbhtrong ngôn ngữ tự nhiên có thể là võ đoán thì mối quan hệ giữa cbh và cđbhtrong THTM lại luôn luôn có lí do và là lí do liên hội TH ngôn ngữ tự nhiênmuốn trở thành THTM trong tác phẩm văn chương thì phải trải qua một quátrình khái quát hóa nghệ thuật mang tính biểu trưng thì mới đạt được giá trịthẩm mĩ nhất định

Trang 23

Trong luận văn này, chúng tôi đồng thuận cách hiểu về THTM của tácgiả Phạm Thị Kim Anh: “THTM là TH thuộc hệ thống các phương tiện biểuhiện của các ngành nghệ thuật, bao gồm toàn bộ những yếu tố của hiện thực,của tâm trạng (những chi tiết, những sự vật, hiện tượng, những cảm xúc thuộcđời sống hiện thực và tâm trạng), những yếu tố của chất liệu (các yếu tố củachất liệu ngôn ngữ với văn chương; các yếu tố của chất liệu màu sắc với hộihọa; âm thanh có nhịp điệu với âm nhạc ) được lựa chọn và sáng tạo trongtác phẩm nghệ thuật vì mục đích thẩm mĩ” [7,tr.24] Một THTM cần hội đủ

các điều kiện: 1.cbh: hình thức vật chất (chất liệu) nghệ thuật; 2.cđbh:

YNTM; 3.chủ thể sáng tạo bao gồm thế giới phát ngôn (tạo ngôn, tác giả), thế

giới tiếp nhận (thụ ngôn-công chúng bạn đọc); 4.thuộc về một hệ thống THTM

nhất định [35, tr.29]

1.2.2 Một số đặc trưng của tín hiệu thẩm mĩ

THTM là một vấn đề có tính đa ngành hết sức phức tạp, đòi hỏi sự nỗlực của nhiều nhà khoa học Trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôinhận diện vấn đề này theo những đặc trưng cơ bản dưới đây:

a Tính đẳng cấu

Đẳng cấu là sự giống nhau về quan hệ, về nội dung nhưng khác nhau vềhình thức biểu hiện Tác giả Đỗ Hữu Châu cũng đã khẳng định: “Rất nhiềuTHTM được sử dụng trong văn học, trong hội họa, trong điện ảnh, trong âmnhạc như những TH đồng nghĩa (có thể là đồng cảm xúc), chỉ khác nhau ở sự

thể hiện bằng các chất liệu riêng của từng ngành” Chẳng hạn, danh từ Dế

Mèn là cái biểu hiện bằng ngôn ngữ của THTM Dế Mèn THTM Dế Mèn còn

xuất hiện nhiều trong âm nhạc, sân khấu, hội họa Chẳng hạn trong các bài

hát: Con Dế Mèn con – Trần Minh Phi, Con Dế tuổi thơ - Man Châu, Dế

Mèn- sáng tác và trình bày nhóm Bức tường , trong các bức tranh, hội họa,

điêu khắc…Thậm chí trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện

nay người ta còn gọi điện thoại cầm tay của mình là dế yêu

Trang 24

Tính đẳng cấu của THTM không chỉ biểu hiện qua các ngành nghệthuật khác nhau mà còn qua từng hệ thống, từng kết cấu, từng lần xuất hiệnkhác nhau của các TH trong hệ thống Theo tác giả Phạm thị Kim Anh:

“Nghĩa của từng TH là khác nhau, quan hệ giữa các TH trong từng cặp cũngkhác nhau, song nếu cùng đặt vào trong một hệ thống nào đó, chúng lại cóquan hệ, ý nghĩa, cảm xúc giống nhau” Như vậy, đẳng cấu là đặc tính quantrọng của THTM, nó giúp ta nhìn nhận TH trong nhiều quan hệ khác nhau(quan hệ cấp độ, quan hệ đồng nhất và đối lập, quan hệ dọc, quan hệ ngang)

TH ngôn ngữ thông thường ” [dẫn theo 7, tr.24]

Hai là, cấp độ xây dựng: THTM phức Là loại THTM vĩ mô ứng vớinhiều sự vật, hiện tượng được xây dựng từ những TH đơn nhưng ý nghĩakhông phải là kết quả của phép cộng đơn giản những YNTM của các THTMđơn Loại TH phức hợp này được tạo ra để biểu biện những YNTM mới đadạng, phức tạp trong tác phẩm văn chương Nói cách khác, THTM phức là tổhợp của nhiều THTM đơn, nhiều ý nghĩa thẩm mĩ phức tạp hơn ý nghĩa thẩm

mĩ của TT đơn Đó có thể là những hình tượng văn học, hình tượng nhân vật

trong tác phẩm, kể cả một tác phẩm đồ sộ Theo đó, hình tượng nhân vật Dế

Mèn trong “Dế Mèn phiêu lưu kí” cũng được coi là một THTM và thuộc loại

THTM phức THTM này được kiến tạo từ nhiều THTM đơn, THTM phức

Trang 25

hợp thuộc nhiều cấp độ lớn nhỏ khác nhau Chẳng hạn, có THTM đơn như tên

gọi nhân vật: Mèn, Choắt, Chũi, Cốc, Châu Chấu…có THTM phức như cuộc

phiêu lưu bất ngờ, tranh hùng với võ sĩ Bọ Ngựa để được làm Chánh phó thủ lĩnh tổng Châu Chấu

Đặc tính tác động của THTM còn được thể hiện ở chức năng giao tiếp

nghệ thuật mang tính đối thoại đặc thù của nó Khi đó THTM là TH đặc biệt

có khả năng kích thích mạnh mẽ thế giới tư tưởng của chúng ta, do đó nó trở thành yếu tố kích thích của sự điều chỉnh sống động những tâm trạng xã hội khác nhau [32, tr.57] Có thể thấy hiệu quả tác động của xung động TH mang

lại là gây nên một tình huống mới trong nhận thức và hành động của chủ thểtiếp nhận theo hướng mà người phát mong muốn làm mới, làm phong phú,làm thay đổi nhận thức thẩm mĩ và có thể điều chỉnh cả hành vi con người

Nhờ có chủ thể tiếp nhận thì THTM mới có thể phát huy được hiệu quảkích thích của nó và mới xác định được nội dung (hình tượng), tính tư tưởng,tính cảm xúc của THTM trong tác phẩm Khi đó tính hai mặt cbh và cđbhkhông thể tách rời của TH cùng với hiệu lực thông báo của nó mới trở thànhhiện thực Đó là lí do có thể giải thích vì sao ở từng thời đại khác nhau, ở từngđối tượng tác động (tức chủ thể tiếp nhận) khác nhau mà ý kiến khen chê vềcùng một bài thơ, bài văn cũng rất khác nhau Đọc “Dế Mèn phiêu lưu kí”,mỗi độc giả đều được thỏa sức trải nghiệm, tưởng tượng ra các nhân vật cùngnhững sự kiện, biến cố nhân vật trải qua trong đó; đều ít nhiều nhận ra mìnhtrong những cảnh huống tương tự để cùng vui cười hoan hỉ hay đau khổ, thất

Trang 26

vọng…như nhân vật Những trạng thái cảm xúc này chính là do tính tác động

của THTM nhân vật Dế Mèn cùng các THTM khác trong tác phẩm mang lại.

d Tính biểu hiện

Đây là đặc tính quan trọng thể hiện chức năng phản ánh hiện thực củanghệ thuật THTM phải gắn liền với hiện thực, điều này có nghĩa là mỗi THTMphải ứng với một sự vật, hiện tượng thuộc thế giới vật chất hay tinh thần

Vấn đề nêu trên có cơ sở từ đặc tính thông tin của TH nói chung TheoF.de Saussure “TH là một thực thể có hai mặt nội dung và hình thức khôngtách rời nhau; trong đó dấu hiệu vật thể có vai trò rất quan trọng đối với ngườitiếp nhận nếu không có nội dung thì không thể có gì để truyền đạt; và nếu cónội dung nhưng không thông qua lời nói, chữ viết thì người tiếp nhận cũngkhông thể biết được nội dung mà người nói muốn truyền đạt” [44, tr.105] Tácgiả Nguyễn Lai cũng đã khẳng định: “TH bao giờ cũng mang một nội dungthông báo đến một đối tượng nào đó Nếu không mang một nội dung thôngbáo TH không còn là TH” [33, tr.34]

Cũng theo tác giả, sự xuất hiện một TH phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

1 Thông báo một nội dung nào đó

2 Cho ai đó

3 Thông qua một dấu hiệu vật thể nào đó

Hay nói cách khác, một TH không có giá trị thông báo thì không thể trởthành TH Và mặt khác, một TH khi muốn có một giá trị thông báo thì trong tínhhiện thực của nó không thể không hướng tới một đối tượng tiếp nhận Như vậy,cần nhấn mạnh: chỉ có qua đối tượng tiếp nhận, tính hai mặt không thể tách rờicủa TH cùng với hiệu lực thông báo mới trở thành hiện thực [33, tr.34]

đ Tính biểu cảm

Để đạt đến một giá trị thẩm mĩ nhất định, THTM không thể chỉ dừng ởnội dung đơn thuần tái tạo hiện thực Ngoài những thông tin về hiện thực nócòn thông tin về những cảm xúc, tâm trạng nhất định của người nghệ sĩ.Chính vì vậy, nằm trong cấu trúc của THTM, tính biểu cảm là một đặc tính

Trang 27

quan trọng, mang dấu ấn chủ quan của người sáng tác M.B.Khrapchenco đãchỉ ra rằng “có một hệ số cảm xúc nhất định, một cơ cấu cảm xúc thuộc cấutrúc THTM” Theo tác giả, “cảm xúc vừa là cái để truyền đạt trong THTMvừa là cái xác định gián tiếp các đối tượng và hiện thực làm cơ sở cho việchiểu một THTM” [32, 113].

Trong THTM, cảm xúc - vốn là tình cảm chủ quan của chủ thể sáng tạo

đã được khách quan hóa thành một thành phần quan trọng trong cơ cấu nghĩacủa nó Cùng một nội dung hiện thực nhưng nếu với ý nghĩa biểu cảm khácnhau thì sẽ tạo nên cái mới, cái sinh động, cụ thể và riêng biệt cho THTMtrong mỗi lần xuất hiện

e Tính biểu trưng

Tính biểu trưng là đặc tính của THTM xét trong mối quan hệ giữa cbh

và cđbh Đây là mối quan hệ có lí do, liên quan đễn năng lực biểu trưng hóacủa các yếu tố, các chi tiết, các sự vật, hiện tượng được đưa vào làm THTMtrong tác phẩm Theo “Từ điển tu từ phong cách học tiếng Việt” của NguyễnThái Hòa, “tính biểu trưng là khả năng gợi ra một đối tượng khác ngoài sự thểhiện cụ thể của dấu hiệu đó và được cộng đồng chấp nhận” [dẫn theo 7] Biểutrưng, một mặt có tính hình tượng cụ thể, cbh nó là một đối tượng nào đóđược quy chiếu từ hiện thực Mặt khác, đó là ý nghĩa xã hội nào đó được cảcộng đồng chấp nhận Tính chất ước lệ chung cho cbh này chính là tính có lí

do trong THTM nói chung Đặc tính này còn cho thấy lối tư duy, quan niệm

xã hội gắn với một cộng đồng nào đấy, từ đó hình thành ý nghĩa xã hội nào

đó, được cả cộng đồng chấp nhận như vừa được nói tới

Cũng do tính biểu trưng mà hiệu lực, giá trị của THTM phụ thuộc vàocách tri nhận, cách giải thích theo một thiên hướng nào đấy, một quy ước nàođấy của cả cộng đồng mà có khi lại trái ngược với cộng đồng khác

g Tính truyền thống và cách tân

Chúng ta biết rằng, các yếu tố hiện thực xuất hiện ở một dân tộc nhấtđịnh, trong một nền văn hoá nhất định đều chịu sự chi phối của nền văn hoá

Trang 28

dân tộc đó Chính vì vậy, THTM có những nét chung nhưng cũng có nhữngnét riêng cho mỗi dân tộc THTM chung của nhân loại khi đi vào các dân tộc

có thể có những biến đổi riêng theo các dân tộc đó Ví như THTM “bùn lầy”đều có ở trong thơ Pháp và trong thơ Việt Nam Tuy nhiên, ở trong thơ Việt,khi nói đến “bùn lầy” tức là nói đến sự vất vả, sự khốn quẫn của người nôngdân về đời sống kinh tế Chẳng hạn: “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (NguyễnĐình Thi) Trong thơ Charles Baudelaire, “bùn” được dùng với nghĩa chỉ sựđồi bại về đạo đức, về sự bẩn thỉu của nhân cách: “Ở nơi đây bùn lầy đã đượctạo nên bằng nước mắt của chúng ta”

Các THTM đều được khai thác từ hiện thực nên qua chúng, người ta cóthể nghe được hơi thở của dân tộc mình Trong hiện thực, dòng sông mang ý

nghĩa ngăn cách, vì vậy trong văn học, THTM dòng sông thường có ý nghĩa cách trở Để diễn tả những cuộc chia tay, người ta thường dùng THTM dòng

sông: “Đưa người ta không đưa qua sông - Sao có tiếng sóng ở trong lòng”

(Thâm Tâm)

Về sự cách tân, có những THTM đã có từ trước nhưng qua mỗi thời đại

nó lại được đổi thay Ai cũng từng biết THTM con thuyền được dùng nhiều

trong thơ Huy Cận Nếu như trước 1945, người ta cảm nhận được sự đơn

chiếc, sự lẻ loi từ THTM con thuyền trong thơ ông: “Nghe rét thu về hạ kín

mui” thì sau 1945, sự đơn chiếc, lẻ loi ấy đã nhường chỗ cho sự tấp nập, sự

ấm áp: “Thuyền đậu thuyền đi hạ kín mui - Lưa thưa mưa biển ấm chân trời”.

h Tính hệ thống

Nói đến tính hệ thống của THTM, trước hết người ta thường xác địnhkhái niệm hệ thống Khi nói đến hệ thống thì cái then chốt là mối quan hệ.Bởi, hệ thống là một thể thống nhất gồm các yếu tố có quan hệ quy định lẫnnhau Mỗi yếu tố có một giá trị nào đó thì giá trị ấy quan hệ với các yếu tốkhác quyết định Từ quan hệ mà tìm ra giá trị của yếu tố Trong quan hệ củacác yếu tố thường có hai loại Quan hệ thường dùng để phân tích là quan hệngang và quan hệ dọc Hai loại quan hệ này dùng xác định giá trị của yếu tố

Trang 29

Ngoài ra, người ta cũng thường nói đến các quan hệ đồng nhất và đối lập,quan hệ cấp độ, quan hệ giữa các bình diện.

Trong văn học cũng vậy, quan hệ ngang và quan hệ dọc có thể là trong

một tác phẩm, trong một nền văn học, một giai đoạn văn học Một tác phẩm,một giai đoạn , một nền văn học đều được xem như một hệ thống Khi xuấthiện trong một tác phẩm văn học, THTM đều có quan hệ với các tín hiệu

trong tác phẩm người ta gọi đó là quan hệ ngang Còn quan hệ dọc là quan

hệ của nó với các biến thể của chính nó trong các tác phẩm cùng thời haytrong chiều dọc của lịch sử một nền văn học

Trong tác phẩm DMPLK, THTM Dế Mèn có mối quan hệ hệ thống chặt

chẽ với các THTM khác Xét theo quan hệ ngang chẳng hạn, có thể thấy đó là

mối quan hệ giữa THTM Dế Mèn với THTM Dế Trũi, THTM Dế anh cả,

THTM Dế anh hai, là những THTM biểu thị các nhân vật Dế thuộc cùng

trang lứa…Theo quan hệ dọc, đó là quan hệ giữa THTM Dế Mèn hằng thể với

tất cả các biểu hiện cụ thể - các biến thể miêu tả của TH về ngoại hình, tính

cách, hành động, ngôn ngữ…của nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm Những

biến thể miêu tả này của THTM được cụ thể hóa bằng các biểu thức ngôn ngữ

từ đơn giản đến phức tạp như các từ ngữ, câu, đoạn, phần văn bản… trong tác

phẩm xoay quanh nhân vật Dế Mèn.

i Tính trừu tượng và tính cụ thể

Đặc tính này trước hết cũng thuộc về tính hằng thể và biến thể của

THTM Trong TH học, người ta phân biệt điển dạng, có khi là mẫu gốc hay còn gọi là nguyên mẫu (hằng thể) và hiện dạng (biến thể) của mỗi TH Điển

dạng là TH trong tính trừu tượng bất biến của nó, còn gọi là hằng thể của TH Hiện dạng là TH trong tính cụ thể, khả biến của nó, còn gọi là các biến thể

của TH Trên thực tế, ta chỉ gặp các hiện dạng hay biến thể của TH với những

biểu hiện không hoàn toàn giống nhau trong những lần xuất hiện Đối vớiTHTM cũng vậy, khi nghiên cứu các THTM trên thực tế chính là nghiên cứu

các biến thể của chúng Như vậy, có thể hiểu biến thể của THTM là THTM

Trang 30

trong các lần xuất hiện của nó Ở mỗi lần xuất hiện, THTM được biểu đạtbằng một hình thức cbh-biến thể, mang một nội dung cđbđ - biến thể, đồngthời có những mối quan hệ mới với những yếu tố cùng xuất hiện trong hệthống mà THTM tham gia và được cảm nhận với cảm xúc mới

1.2.3 Cơ chế tạo nghĩa thẩm mĩ bằng phương thức ẩn dụ

Trong ngôn ngữ tự nhiên, phương thức ẩn dụ rất phổ biến, dựa trênquan hệ tương đồng giữa các đối tượng được biểu hiện (giống nhau về mộtnét nào đó giữa hai đối tượng ), điều này phần lớn dựa trên những ấn tượngchủ quan của con người

Có thể xét ẩn dụ ở hai lĩnh vực: Ẩn dụ từ vựng và ẩn dụ tu từ Hai loạinày về bản chất là giống nhau, đều xây dựng trên cơ sở quan hệ tương đồng,chỉ khác nhau ở tính cố định hay tính lâm thời

Ẩn dụ từ vựng là loại ẩn dụ dựa trên sự chuyển nghĩa từ nghĩa chínhsang nghĩa phụ dựa trên một sự tương đồng nhất định, từ đây làm gia tăng sốlượng nghĩa cho từ Sự chuyển nghĩa này nhằm đáp ứng nhu cầu đặt tên chonhững sự vật mới Loại ẩn dụ này không trở thành THTM vì nó mang tính cốđịnh, được phổ biến rộng rãi và đã đi vào hệ thống, không còn trở nên sángtạo, mới mẻ nữa

Ẩn dụ tu từ cũng dựa trên sự chuyển nghĩa, tuy nhiên nó chỉ xuất hiệnmột lần, không lặp lại Bởi vậy, loại ẩn dụ này thường có giá trị thẩm mĩ nhấtđịnh Ví dụ cho ẩn dụ loại này có thể kể tới ẩn dụ “mặt trời” trong thơ Viễn

Phương: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng

rất đỏ” Hình ảnh “mặt trời” giống về “phẩm chất” với con người Bác: ấm áp,

vĩ đại, là nguồn sáng - nguồn sống cho con người Việt Nam trong bóng đêm

nô dịch Nhưng khi sang tới bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng

mẹ” (Nguyễn Khoa Điềm): “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/ Mặt trời của

mẹ em nằm trên lưng” thì hình ảnh “mặt trời” lại được hiểu theo một ý nghĩa

thầm mĩ khác Ở đây, “mặt trời” lại được hiểu theo nghĩa nguồn sáng mang

Trang 31

đến niềm tin, hi vọng, động lực sống và lao động cho người mẹ Đó chính là

em bé đang ngon giấc trên lưng bà mẹ Tà-ôi

Trong ngôn ngữ nghệ thuật, rất nhiều trường hợp tín hiệu thẩm mĩ đượcxây dựng theo phương thức ẩn dụ Tác giả phát hiện ra sự giống nhau nào đó,

từ đó xây dựng thành các tín hiệu thẩm mĩ Có thể hiểu THTM “nắng hạ”trong bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu là sự nhận thức mới mẻ về lí tưởng, về lẽsống làm bừng thức một tâm hồn hay THTM “Mặt trời chân lí” gợi ra ánhsáng của lí tưởng cộng sản chiếu rọi lí trí, tâm hồn và tình cảm người thanhniên trẻ Đó là các ẩn dụ tu từ, cấu tạo nên các tín hiệu thẩm mĩ đơn

Có những THTM được xây dựng như một ẩn dụ khái quát, bao trùm cảmột tác phẩm nghệ thuật, cả một văn bản Tác giả bắt đầu từ khâu phát hiện ra

sự tương đồng, từ đó xây dựng hình tượng nghệ thuật thành một tín hiệu thẩm

mĩ, biểu hiện một ý nghĩa thẩm mĩ THTM nhân vật Dế Mèn trong tập truyện

“Dế Mèn phiêu lưu kí” được xây dựng theo phương thức ẩn dụ nhân hóa (sửdụng các chất liệu ngôn ngữ vốn thuộc trường nghĩa con người đem biểu thịcác đặc điểm con vật, làm cho chúng trở thành con người, cũng có những khả

năng giống như con người) DMPLK thuật lại gần trọn vẹn hành trình một

cuộc phiêu lưu khá dài trong cuộc đời nhân vật - con vật Dế Mèn Lớp nghĩađầu tiên, sơ khai của TH này và của loạt các TH khác trong tác phẩm lànhững tập tính sinh học của loài Dế, của các muông thú khác trong tác phẩm.Những tập tính sinh học ấy có nhiều nét tương đồng với sinh hoạt, với lốisống, tính cách…con người xã hội được nhà văn dựa vào để kiến tạo nên

THTM nhân vật Dế Mèn và các THTM khác Loạt các THTM này được sử

dụng nhằm chuyển tải các tầng ý nghĩa nghệ thuật - ý nghĩa biểu trưng lớnnhất là hướng tới thế giới quan nhân sinh cao cả là bức tranh sinh động vềmuôn mặt cuộc sống của con người Nói cách khác đó là những con vật đãđược nhà văn tài năng “phù phép” hóa thân thành con người, thành những đại

diện tiêu biểu cho các hạng người trong xã hội Bởi vậy, có thể coi THTM Dế

Trang 32

Mèn trong tác phẩm cũng là một ẩn dụ nghệ thuật lớn với nhiều lớp ý nghĩa

thẩm mĩ phong phú, hấp dẫn

1.3 Nhà văn Tô Hoài và tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”

1.3.1 Tô Hoài với thể loại truyện đồng thoại

Tô Hoài là một trong những tác giả đi tiên phong trong việc đưa thể

loại truyện đồng thoại đến gần với bạn đọc Theo ông, truyện đồng thoại là

một thể loại văn học dành cho thiếu nhi, lấy loài vật làm nhân vật, lúc nào

cũng thích hợp Nhân vật trong truyện đồng thoại được nhân cách hóa trên cơ

sở đảm bảo “không thoát li sinh hoạt thật có của loài vật, đồng thời không xarời cái nhìn theo thói quen của các em” Hình thức nhân hóa loài vật này đemlại cho thể loại khả năng diễn tả những vấn đề của đời sống một cách hìnhtượng, ý vị

Nhưng điều đó không có nghĩa là truyện đồng thoại xa lạ với bạn đọc

người lớn Mỗi lứa tuổi đều tìm thấy ở truyện đồng thoại những lợi ích tinh

thần khác nhau Chúng tôi nghĩ, quan điểm này của Tô Hoài là có cơ sở, chothấy nhà văn đã thấu được cái lẽ tồn tại của văn chương Rõ ràng, không thểtạo ra những giới hạn nhằm buộc tác phẩm xoay vần trong không gian đã địnhsẵn Những tác phẩm hay bao giờ cũng là tài sản chung của mọi người Nóvượt lên những giới hạn để vươn tới tầm giá trị phổ quát Về quan điểm viết

truyện đồng thoại của Tô Hoài, chúng tôi nhận thấy có ba điều đáng lưu ý:

Thứ nhất, về nhân vật, ông “không thích viết cái ghế, cái bàn, đôi giày, nhữngvật vô tri thành đồng thoại Đối tượng yêu thích nhất của Tô Hoài là các convật gần gũi trong cuộc sống thường ngày Khi viết về chúng, ông luôn “dựavào tâm lí thiếu nhi và sự quen biết thông thường xưa nay của các em về loàivật”, “không đặt một con vật cốt để bạn đọc hiểu ngầm đấy là một con người,một giai cấp Khi miêu tả, ông cố gắng để cho nhân vật hiện ra một cách tựnhiên và dựa vào thói quen, phong tục để nhận xét chúng Thứ hai, về nộidung, ông không viết bâng quơ, sáo rỗng mà “muốn đem vào đồng thoại mộtnội dung xã hội” Có thể thấy, ngay từ khi mới vào nghề, ngòi bút Tô Hoài đã

Trang 33

có thiên hướng đi về phía hiện thực, xa lạ với lối viết truyện viển vông giang

hồ vốn khá phổ biến thời bấy giờ Vấn đề là, ông quan tâm tới hiện thực nào

trong biển đời mênh mông này? Câu trả lời có trong Tự truyện: “Đời sống xã

hội trong xã hội quanh tôi, tư tưởng và hoàn cảnh của chính tôi đã vào cảtrong những sáng tác của tôi Ý nghĩ tự nhiên của tôi bấy giờ là viết những sựxảy ra trong nhà, trong làng quanh mình” Sau này, khi đã trở thành nhà văncách mạng, ngòi bút Tô Hoài càng có điều kiện hơn để gắn bó với hiện thựcđời sống Từ những gì đã trải nghiệm, đã thân thiết, ông tái hiện lên trang viết

của mình; hình thức dù có vẻ hoang đường (như đồng thoại) vẫn lấp lánh hình

bóng cuộc đời với tất cả mọi buồn vui, được mất của cõi nhân sinh Thứ ba,trước năm 1945, Tô Hoài sử dụng hình thức đồng thoại là nhằm tránh lưỡikéo kiểm duyệt của chế độ đương thời, bóng gió gửi gắm những tư tưởng yêunước, yêu tự do Về điều này, ông viết như sau: “Trước kia, vì đế quốc cấmnhững sáng tác có những tư tưởng yêu nước – tư tưởng chính trị, chống đối,cho nên có truyện tôi viết lối bóng gió, ám chỉ, như truyện Đám cướichuột ” Tuy nhiên, tác phẩm đồng thoại của ông vẫn ngời sáng hiện thựccuộc sống

1.3.2 Sơ lược về tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”

”Dế Mèn phiêu lưu kí” được nhà văn Tô Hoài sáng tác năm 1941, làtruyện thiếu nhi nổi tiếng bậc nhất Việt Nam với những nét đáng chú ý:

1.3.2.1 Tác phẩm được Tô Hoài viết từ năm 17 tuổi

Tác phẩm được ra đời từ đơn “đặt hàng” của chủ nhà xuất bản Tân Dânviết về đề tài thiếu nhi, nhưng ban đầu nhà văn vẫn băn khoăn không biết viết gì

Kí ức tuổi thơ đẹp từ những ngày đi đúc dế, chơi dế từ năm lên mười, bên câygạo có hoa đỏ ối từ bao năm nay ùa về Truyện “Con dế mèn” ra đời như thế

Bản thảo gửi đi, hơn một tháng sau thì nhà văn được ông chủ nhà xuấtbản Tân Dân cho người kéo xe tay tới tận nhà (ở làng Nghĩa Đô) mời lên nhà

in nhận sách và nhuận bút Truyện “Con dế mèn”, tiền thân của “Dế mènphiêu lưu ký” đã “trình làng” như thế Sách in lần đầu tại nhà xuất bản Tân

Trang 34

Dân năm 1941, với vẻn vẹn chỉ 30 trang in, là 3 chương đầu của cuốn “Dếmèn phiêu lưu ký” hiện nay Truyện bán rất chạy Ông chủ nhà xuất bản TânDân hào phóng trả cho nhà văn 10 đồng nhuận bút và mời viết tiếp truyện

Nam được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất (do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam

xác nhận vào năm 2006)

1.3.2.3 Tác phẩm có lượng xuất bản hàng đầu trong nước từ trước đến nay

Khoảng 50 lần tái bản là con số đầu tiên Tác phẩm được in lần đầu tiênnăm 1941 NXB Kim Đồng in lại vào cuối năm 1957, đầu năm 1958 Từ đóđến thời kỳ đổi mới, tác phẩm được tái bản vài lần Đặc biệt, từ năm 1993 đếnnay, tức 21 năm, Dế Mèn phiêu lưu ký được tái bản liên tục Số bản sáchđược bán ra, đến tay độc giả thiếu nhi Việt Nam nhiều thế hệ, ước tính lên đếnhàng triệu bản

1.3.2.4 Truyện có lượng bạn đọc yêu mến hàng đầu trong các tác phẩm văn học tại Việt Nam

Tác phẩm của Tô Hoài về tuổi thơ có rất nhiều Nhưng “Dế Mèn phiêulưu kí” là cuốn tiểu thuyết sống theo năm tháng dài lâu nhất, cho dù thế hệnào đi nữa thì tinh thần dũng cảm, phiêu lưu, sự dấn thân độc lập của chú DếMèn trong tác phẩm rất đáng được học tập, ngưỡng mộ

Trang 35

1.3.2.5 Truyện là một trong mười tác phẩm văn học thiếu nhi kinh điển của Việt Nam

Cùng với “Đất rừng phương Nam” hay “Tuổi thơ dữ dội”… “Dế Mènphiêu lưu kí” là một trong những cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệthiếu nhi Việt Nam “Dế Mèn phiêu lưu kí” là một tác phẩm văn học kinhđiển dành cho thiếu nhi Việt Nam và được đưa vào giảng dạy trong nhàtrường

1.4 Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, chúng tôi đã tổng kết những vấn đề cơ bản liên quanđến truyện đồng thoại; lí thuyết THTM; cơ chế tạo nghĩa thẩm mĩ qua phép ẩndụ

Trước hết là những vấn đề liên quan tới truyện đồng thoại: nguồn gốc

khái niệm bắt nguồn từ Trung Quốc với cách hiểu đồng thoại là truyện cổ

tích, sự tiếp cận khái niệm truyện đồng thoại ở Việt Nam với tư cách là một

thể loại văn học hiện đại dành cho trẻ em, có quan hệ gần gũi với nhiều thể loại, nhất là cổ tích và ngụ ngôn Từ đây dẫn tới cách thức xây dựng nhân

vật truyện đồng thoại qua biện pháp đặt tên nhân vật, miêu tả ngoại hình, xâydựng nhân vật qua biến cố, xung đột, xây dựng nhân vật như là biểu trưng vềcon người theo cơ chế tạo nghĩa thẩm mĩ ẩn dụ Chương mở đầu cũng đã nêukhái quát vị trí của tác giả Tô Hoài và tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” trongdòng văn học thiếu nhi, thấy được sức hấp dẫn tuyệt vời của tác phẩm văn họckinh điển này

Tiếp theo những nội dung trên là những vấn đề khái quát về lí thuyếtTHTM THTM ngôn ngữ được coi là một loại TH đặc biệt Tính đặc biệt nàyđược minh định qua loạt các đặc điểm cơ bản của THTM như tính đẳng cấu,tính biểu trưng, tính biểu hiện, tính biểu cảm, tính cấp độ, tính truyền thống

và cách tân, tính hệ thống Những đặc tính này sẽ là những cơ sở lí thuyếtquan trọng giúp lí giải về các TH ngôn ngữ đã có sự chuyển hóa như thế nàotrong quá trình hành chức nghệ thuật

Trang 36

Đặc biệt, ở phần này, chúng tôi hết sức lưu ý mô hình ngôn ngữ liênhội của L.Hjelmslev Đây sẽ là những gợi dẫn rất quan trọng để chúng tôi xác

định được THTM nhân vật Dế Mèn là như thế nào cùng mối quan hệ biện

chứng hữu cơ giữa THTM này với hệ thống các TH ngôn ngữ thông thườngđược sử dụng làm chất liệu cho nó Nói cách khác, đó sẽ là chìa khóa giúpchúng tôi khảo sát, miêu tả các dạng thức ngôn ngữ biểu hiện cụ thể của

THTM nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm được trình bày trong chương 2 tiếp

theo Phương pháp được chúng tôi sử dụng chủ yếu ở đây sẽ là thống kê, phânloại, phân tích diễn ngôn nhằm tìm hiểu các hình thức ngôn ngữ biểu đạt

THTM nhân vật Dế Mèn Những hình thức này theo lí thuyết THTM, chính là

hệ thống các biến thể miêu tả của THTM nhân vật Dế Mèn.

Trang 37

CHƯƠNG 2 – CÁC HÌNH THỨC NGÔN NGỮ BIỂU ĐẠT TÍN HIỆU

THTM văn chương ở đây là THTM nhân vật Dế Mèn do vậy, là việc tìm hiểu

các yếu tố ngôn ngữ giúp cụ thể nó cả về mặt cbđ và cđbđ Những hình thứcngôn ngữ này được coi là những biến thể trong sử dụng (biến thể miêu tả) của

THTM nhân vật Dế Mèn.

Trong chương 2, nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết là khảo sát các loạibiến thể miêu tả, chúng được phân lập thành các nhóm, các tiểu nhóm có cùngđặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp khái quát Những vấn đề này sẽ lần lượt đượcnghiên cứu tổng quát trong mục 2.2 tiếp theo

2.2 Khảo sát các hình thức ngôn ngữ biểu đạt tín hiệu thẩm mĩ

nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”

Khi xem xét các biểu thức ngôn ngữ làm thành hình thức của THTM

nhân vật Dế Mèn, trước hết chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê những từ

ngữ có liên quan tới danh từ Dế Mèn, chủ yếu là các đơn vị gần nghĩa, đồng

nghĩa với nó với tư cách là những BTTV của nó Tiếp theo, là những phươngtiện ngôn ngữ miêu tả ngoại hình, tính cách, ngôn ngữ, các sự kiện biến cố

của nhân vật Dế Mèn Từ các ngữ liệu khảo sát được, chúng tôi phân chia vào các nhóm: biến thể miêu tả là tên gọi của nhân vật Dế Mèn; biến thể miêu tả

là từ ngữ biểu thị ngoại hình của nhân vật Dế Mèn; biến thể miêu tả là những diễn ngôn biểu thị một số sự kiện trong cuộc đời của nhân vật Dế Mèn; biến thể miêu tả là các hành động ngôn ngữ trong lời thoại của nhân vật Dế Mèn.

Trang 38

Sau đây, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu cụ thể về số lần xuất hiện, ý

nghĩa biểu trưng cụ thể của THTM nhân vật Dế Mèn qua các dạng thức biến

thể trong sử dụng của nó

2.2.1 Biến thể miêu tả là tên gọi của nhân vật Dế Mèn

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, tên gọi của THTM nhân vật Dế Mèn

xuất hiện 55 lần (qua 35 đơn vị DT/CDT) với những biến thể đa dạng khácnhau Điều này cho thấy tài năng bậc thầy của Tô Hoài trong việc quan sát,tưởng tượng thế giới côn trùng thuộc họ nhà Dế gắn với những đặc điểm, tậptính giống như con người

2.2.1.1 Danh từ /cụm danh từ biểu đạt tên gọi THTM nhân vật Dế Mèn

Bảng 2.1: Danh từ/cụm danh từ làm tên gọi THTM nhân vật Dế Mèn

Tổng

Tỉ lệ (%)

Một chàng dế thanh niên cường tráng 1 1 12.5

Số liệu khảo sát ở bảng 1 cho thấy, trong tác phẩm, danh từ biểu đạt

THTM nhân vật Dế Mèn xuất hiện 7 lần qua 5 đơn vị: Một chàng dế thanh

niên cường tráng; Thằng dế ốm; Lão dế; Thằng dế; Dế cụ Ở chương 1, CDT Một chàng dế thanh niên cường tráng chỉ xuất hiện 1 lần, chiếm 14%, còn lại

đều tập trung trong chương 2 của tác phẩm (xuất hiện 6 lần, chiếm 86%) Mở

đầu chương 1, Dế Mèn bước vào cuộc sống ở riêng, tự hào, kiêu ngạo về bản

thân mình nên tự nhận mình là “một chàng dế thanh niên cường tráng” Các

chương truyện sau dẫn Dế Mèn vào một loạt những cuộc phiêu lưu không thể

ngờ tới khi trở thành món đồ chơi tiêu khiển của lũ trẻ nghịch ngợm Bởi vậy,

Trang 39

những tên gọi như: dế cụ, lão dế, thằng dế, thằng dế ốm cũng là cách đặt tên đậm màu sắc trẻ thơ mà lũ trẻ gắn cho Dế Mèn Những cách gọi này cũng rất

đúng với đặc điểm nhân vật được phát hiện qua cái nhìn trẻ thơ: dế to mà lại

bạo nước chắc chắn là dế cụ, nên khi bắt được dế, bọn trẻ thích thú hô to: “Ha ha! Bắt được dế cụ” Hay khi Dế Mèn đã không đủ sức để phục vụ cho những

trò đấu dế nghịch ngợm của lũ trẻ, lập túc Dế Mèn trở thành “thằng dế ốm”trong con mắt nhìn trẻ thơ

Ở các chương sau, Dế Mèn mới thực sự bước vào các hành trình phiêu

lưu đầy chông gai, thử thách, được đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều nhân vật khác,

vì thế tên gọi của nhân vật cũng trở nên phong phú, lôi cuốn người đọc hơn

2.2.1.2 Danh từ /cụm danh từ gần nghĩa biểu đạt tên gọi THTM nhân vật Dế Mèn

Bảng 2.2: Danh từ /cụm danh từ gần nghĩa biểu đạt tên gọi THTM

nhân vật Dế Mèn (Tên gọi khác của Dế Mèn)

Tỉ lệ

Tỉ lệ (%)

Trang 40

Theo số liệu ở bảng 2, chúng tôi nhận thấy danh từ/ cụm danh từ gần

nghĩa biểu đạt THTM nhân vật Dế Mèn, cũng là tên gọi chệch, những danh

từ gần nghĩa với nó xuất hiện 48 lần qua 30 đơn vị, được phân bố không

đồng đều qua các chương truyện Cụ thể: Ở chương 1, tên gọi chệch của nhân

vật Dế Mèn chỉ xuất hiện 3 lần chiếm khoảng 6% trong tổng số, biểu hiện qua

các DT/CDT như: con nhà võ, gã xốc nổi, tay ghê gớm Đây đều là những

DT/CDT mà Dế Mèn tự xưng trong quãng thời gian dược sống độc lập,những cũng nếm trải không ít bài học đắt giá về sự ngỗ ngược của bản thânvới thái độ ngậm ngùi, ân hận Còn cách gọi “Con nhà võ, tay ghê gớm” là

những mĩ từ Dế Mèn tự xưng đầy kiêu ngạo trước bà con trong xóm là “mấy

chị Cào Cào, mấy anh Gọng Vó ” yếu đuối, bé nhỏ Chương 7, tên gọi chệch

của THTM nhân vật Dế Mèn cũng xuất hiện 3 lần: bạn chí thân, oắt, chiếm

Ngày đăng: 24/12/2024, 08:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN