2.2 Thống kê các loại phương thức chiếu vật bằng tên riêng trong truyện ngắn Nguyễn Tuân 30 2.3 Thống kê phương thức chiếu vật bằng tên trong truyện ngắn Nguyễn Tuân theo các phạm trù đư
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
NGUYỄN THỊ BẢO NGỌC
MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC CHIẾU VẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN TUÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VIỆT NAM
HẢI PHÒNG - 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
NGUYỄN THỊ BẢO NGỌC
MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC CHIẾU VẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN TUÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8.22.01.02
Người hướng dẫn khoa học: TS Tống Thị Hường
HẢI PHÒNG - 2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và viết luận văn, tôi xin cảm ơn các thầy/cô Trường Đại học Hải Phòng đã giảng dạy tôi trong thời gian qua Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo hướng dẫn - TS Tống Thị Hường Trong suốt quá trình tác giả thực hiện luận văn, cô đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn cám ơn đồng nghiệp và gia đình đã luôn quan tâm, giúp đỡ về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành các nội dung của luận văn
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả
Nguyễn Thị Bảo Ngọc
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi Luận văn không sao chép và vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn và lời cam đoan của mình
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả
Nguyễn Thị Bảo Ngọc
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
Chương 1.MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN 10
1.1 Lý thuyết về chiếu vật 10
1.1.1 Khái niệm chiếu vật 10
1.1.2 Các phương thức chiếu vật 10
1.2 Ngữ cảnh 20
1.2.1 Khái niệm 20
1.2.2 Các bộ phận của ngữ cảnh 21
1.3 Vài nét về nhà văn Nguyễn Tuân và sáng tác của ông 23
1.3.1 Sơ lược về tiểu sử, con người 23
1.3.2 Sự nghiệp văn học 24
Tiểu kết chương 1 29
Chương 2 PHƯƠNG THỨC CHIẾU VẬT BẰNG TÊN RIÊNG VÀ CHIẾU VẬT BẰNG CHỈ XUẤT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN 30
2.1 Phương thức chiếu vật bằng tên riêng trong truyện ngắn Nguyễn Tuân 30
2.1.1 Kết quả khảo sát 30
2.1.2 Đặc điểm ngữ pháp phương thức chiếu vật bằng tên riêng trong truyện ngắn Nguyễn Tuân 31
2.1.3 Giá trị ngữ nghĩa và ngữ dụng của phương thức chiếu vật bằng tên riêng trong truyện ngắn Nguyễn Tuân 38
2.2 Phương thức chiếu vật bằng chỉ xuất trong truyện ngắn Nguyễn Tuân 43
2.2.1 Kết quả khảo sát 43
Trang 62.2.2 Đặc điểm ngữ pháp phương thức chiếu vật bằng chỉ xuất trong truyện
ngắn Nguyễn Tuân 44
2.2.3 Giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của chiếu vật chỉ xuất trong truyện ngắn Nguyễn Tuân 54
Tiểu kết chương 2 60
Chương 3 PHƯƠNG THỨC CHIẾU VẬT BẰNG BIỂU THỨC MIÊU TẢ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN 61
3.1 Kết quả khảo sát 61
3.2 Đặc điểm cấu tạo của các biểu thức miêu tả chiếu vật trong truyện ngắn Nguyễn Tuân 63
3.2.1 Miêu tả tố có cấu tạo là danh từ, cụm danh từ 63
3.2.2 Miêu tả tố có cấu tạo là tính từ 65
3.2.3 Miêu tả tố có cấu tạo là động từ 69
3.2.4 Miêu tả tố có cấu tạo là đại từ 71
3.2.5 Miêu tả tố có cấu tạo là số từ 72
3.2.6 Số lượng các yếu tố trong miêu tả tố 72
3.3 Giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của biểu thức miêu tả chiếu vật trong truyện ngắn Nguyễn Tuân 73
3.3.1 Giá trị ngữ nghĩa của biểu thức miêu tả chiếu vật trong truyện ngắn Nguyễn Tuân 73
3.3.2 Giá trị ngữ dụng của biểu thức miêu tả chiếu vật trong truyện ngắn Nguyễn Tuân 74
Tiểu kết chương 3 83
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 72.2 Thống kê các loại phương thức chiếu vật bằng tên riêng
trong truyện ngắn Nguyễn Tuân
30
2.3 Thống kê phương thức chiếu vật bằng tên trong truyện
ngắn Nguyễn Tuân theo các phạm trù được biểu thị 32
2.4 Thống kê phương thức chiếu vật bằng tên trong truyện
ngắn Nguyễn Tuân theo hình thức cấu tạo 33
2.5 Thống kê phương thức chiếu vật bằng tên riêng theo
2.6 Thống kê các loại phương thức chiếu vật bằng chỉ xuất
2.7 Thống kê các loại phương thức chiếu vật bằng chỉ xuất
Thống kê phương thức chiếu vật bằng biểu thức miêu tả
3.3
Thống kê các loại danh từ trong miêu tả tố có cấu tạo là
Trang 83.4 Thống kê các loại động từ trong miêu tả tố có cấu tạo là
3.5
Thống kê các loại đại từ trong miêu tả tố có cấu tạo là
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
1.1 Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện hữu hiệu nhất trong giao tiếp
mà còn có tác động sâu sắc đến sự phát triển toàn diện của xã hội Trong lịch
sử phát triển của xã hội loài người, ngôn ngữ chính là công cụ giao tiếp quan trọng, cũng là phương thức để truyền tải và lưu giữ thông tin chủ yếu qua hàng nghìn năm lịch sử nhân loại Tuy vậy, khi chúng ta sử dụng ngôn ngữ trong các môi trường khác nhau, trong các trường hợp cụ thể, ngôn ngữ sẽ thể hiện những giá trị và mục đích biểu đạt khác nhau Do đó, khi phân tích, xem xét ngôn ngữ trong mối quan hệ với người sử dụng, thì phương tiện cần quan tâm trước tiên đó chính là chiếu vật
1.2 Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, mỗi vấn đề của ngữ dụng học đều có tác động, ảnh hưởng trực tiếp Chiếu vật chính là phương tiện đầu tiên của diễn ngôn Muốn hiểu được diễn ngôn thì tất yếu người sử dụng ngôn ngữ phải quan tâm trước tiên đến chiếu vật, bởi phương thức chiếu vật sẽ giúp chúng ta hiểu được nghĩa, hiểu được đích của phát ngôn
Hiện tượng chiếu vật không chỉ được dùng rộng rãi trong giao tiếp cuộc sống hàng ngày mà còn rất được quan tâm sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm văn chương nghệ thuật Chính vì thế, tìm hiểu các phương thức chiếu vật trong các tác phẩm sẽ giúp độc giả lĩnh hội các văn bản văn học một cách thấu đáo và đầy đủ hơn Nghiên cứu phương thức chiếu vật chính là việc tìm
ra ý nghĩa của các từ khi đưa vào sử dụng trong hệ thống ngôn ngữ Đồng thời, giúp cho con người lựa chọn cũng như sử dụng tiếng Việt để làm sao phù hợp với bối cảnh giao tiếp cụ thể Từ đó, tìm được “chìa khóa” để chúng
ta hiểu được diễn ngôn trong hoạt động giao tiếp và góp phần tạo ra hiệu quả giao tiếp cao nhất
1.3 Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam Ông
đã dành cả cuộc đời của mình để theo đuổi cái đẹp Có thể nói, trong các nhà văn của nước ta thì Nguyễn Tuân có một phong cách sáng tác tài hoa và uyên
Trang 10bác, được xem là bậc thầy trong việc sử dụng tiếng Việt Nghiên cứu về phương thức chiếu vật trong truyện ngắn của ông là cơ sở để chúng ta đánh giá, khẳng định phong cách, quan điểm, lối văn của một nhà văn mà để nhân vật của mình dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng tỏa sáng, toát lên được vẻ đẹp thanh cao, không bị khuất phục trước cái xấu, cái ác Phương thức chiếu vật là đối tượng nghiên cứu được rất nhiều người quan tâm, việc nghiên cứu, làm rõ phương thức chiếu vật giúp chúng ta có thể hiểu, khám phá cái hay, cái đẹp và giá trị nghệ thuật của ngôn từ trong văn chương
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn: “Một số phương thức chiếu vật
trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân” làm đề tài nghiên cứu luận văn
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến chiếu vật
Lịch sử nghiên cứu chiếu vật xuất hiện khá muộn, từ năm 1882 mới có những nghiên cứu đầu tiên và được trải quan ba giai đoạn khác nhau
Giai đoạn thứ nhất kéo dài từ năm 1882 đến những năm 1950, các nghiên cứu chiếu vật tập trung ở phương diện ngữ nghĩa
Giai đoạn thứ hai từ những năm 1950 đến cuối thế kỷ XX: Chiếu vật được mở rộng nghiên cứu thêm ở góc độ người nói và ngữ cảnh,
Giai đoạn ba, từ cuối thế kỷ XX đến nay: Chiếu vật được nghiên cứu trong phối cảnh liên ngành
Nhà ký hiệu học người Mỹ Charles William Morris, đã tìm hiểu rất
sớm về vấn đề chiếu vật, trong công trình nghiên cứu Foundations of the
Theory of Signs (1938) Charles William Morris đã nghiên cứu, chia ký hiệu
thành kết học, nghĩa học, dụng học, Tác phẩm “Foundations of the Theory of
Signs” mang lại giá trị to lớn trong nghiên cứu chuyên ngành ngôn ngữ học
thế giới Ch.S Peirce (1943) cũng cho rằng khi nghiên cứu một tín hiệu, cần chú ý đến ba bình diện gồm: nghĩa học, kết học, dụng học J.L.Austin và J.Searle trong những thập niên 1960 đã nghiên cứu, đưa ra những kết luận tạo tiền đề cho ngữ dụng học phát triển mạnh mẽ, có khả năng giải đáp, khám
Trang 11phá rất nhiều khía cạnh mới mẻ của ngôn ngữ học Nghiên cứu của
J.L.Austin và J.Searle xuất hiện cùng với lí thuyết hành động ngôn từ (speech
act theory)
Giai đoạn từ năm 1970 đến những năm 1980, đánh dấu quá trình phát triển mạnh mẽ của ngữ dụng học Rất nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng được ra đời Đặc biệt, các công trình nghiên cứu của các tác giả như: S.Levinson, J.L Mey, G Yule, G Leech, R Hurford & B Heasley, v.v… (xuất bản vào năm 1983) được coi là nền tảng lí thuyết quan trọng kéo ngôn ngữ học ra khỏi
“tháp ngà của cấu trúc luận nội tại do F De Saussure khởi xướng”
Paducheva và N.Archiunova (1999), trong tác phẩm “Nguồn gốc, vấn
đề và phạm trù của ngữ dụng học” đã công bố những kết quả nghiên cứu về
lý thuyết về chiếu vật, hành động ngôn từ, chỉ xuất, diễn ngôn, ngữ cảnh Những luận điểm này có tính bao quát chung cho mọi ngôn ngữ Do đó, chúng tôi có thể vận dụng những kết luận xác đáng của công trình nghiên cứu này làm cơ sở lí luận quan trọng, lý giải những vấn đề mang tính chung nhất
về phương thức chiếu vật
Cũng như trên thế giới, Việt Nam cũng có nhiều nhà nghiên cứu về ngữ dụng học, nghiên cứu về chiếu vật và đã có đóng góp nhiều luận điểm quan trọng cho vấn đề này
Những năm 1980 đến 1990, nhiều trường Đại học ở nước ta cũng như các tác giả nổi tiếng đã công bố một số công trình nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến chiếu vật, tiêu biểu như
Năm 1989, trong công trình nghiên cứu Logic ngôn ngữ học, tác giả Hoàng Phê đã trình bày những vấn đề cơ bản đầu tiên về tiếng Việt từ góc độ ngữ dụng học Các công trình nghiên cứu của Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Hữu Châu, Cao Xuân Hạo, được ra đời đã góp phần hình thành nên hệ thống các quan điểm lý thuyết về chiếu vật và phương thức chiếu vật ở nước ta
Nguyễn Hữu Châu là tác giá có nhiều nghiên cứu khá chuyên sâu về
Trang 12vấn đề chiếu vật cũng như phương thức chiếu vật Trong cuốn sách Đại
cương ngôn ngữ học (1993), tác giả dành riêng một nội dung lớn để bàn về
chiếu vật và các phương thức chiếu vật Nguyễn Hữu Châu bàn về phạm trù chiếu vật chỉ xuất về hành vi chiếu vật và các phương thức chiếu vật trong tác phẩm Logic học và vấn đề chiếu vật Tuy nhiên, trong công trình này, tác giả mới bước đầu giới thiệu chứ chưa đi sâu vào phân tích, miêu tả một cách chi tiết Trong cuốn “Cơ sở Ngữ dụng học” (2003), Đỗ Hữu Châu đã có nhiều đóng góp về lý luận ngôn ngữ học khi nghiên cứu về các phương thức chiếu vật, ông đã chỉ ra cấu tạo của biểu thức miêu tả, cấu tạo của biểu thức có chức năng vật loại [5]
Nguyễn Thiện Giáp (2000), trong công trình “Dụng học Việt ngữ” đã
bàn về vấn đề chỉ xuất, quy chiếu trong tiếng Việt Theo tác giả: việc sử dụng quy chiếu được hiểu một cách đơn giản là là hành động mà người nói, người viết sử dụng các hình thức ngôn ngữ khác nhau cho phép người đọc, người nhận diện một cái gì đó [11]
Năm 2005, tác giả Đỗ Thị Kim Liên xuất bản giáo trình Ngữ dụng học,
đây là công trình kế thừa có chọn lọc kết quả của các nghiên cứu dụng học đi trước Tổng quan công trình đề cập đến nhiều nội dung quan trọng như: các phương thức quy chiếu, phát ngôn trong sự quy chiếu, các mặt ngữ nghĩa… [16]
Trong Giáo trình dẫn luận Ngôn ngữ học[15], tác tác giả Đỗ Việt Hùng
cũng dành rất nhiều sự quan tâm đến việc thực hành diễn ngôn thông quan vận dụng lý thuyết ngữ dụng học Chiếu vật, hành động nói, hội thoại, nghĩa hàm ẩn, nghĩa tường minh – các luồng quan điểm xoay quanh những vấn đề này được trình bày một cách rõ ràng, sáng tỏ về lý thuyết liên quan và phân tích thực hành ngữ liệu Có thể nói, đây là cuốn sách nhận được nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn và được đánh giá cao, nội dung kiến thức trọng tâm đã trình bày rõ nét, nhưng vẫn còn một số hạn chế ở các hướng vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn đời sống và phương pháp nghiên cứu đối tượng
Các công trình nghiên cứu về chiếu vật trong các tác phẩm văn chương
Trang 13cũng được nhiều nhà nghiên cứu, học viên cao học, nghiên cứu sinh quan tâm
với nhiều bài viết và luận văn, luận án đã được đề cập như: Sự chiếu vật và
các phương thức ngôn ngữ biểu thị nhân vật trong “Bữa rượu máu” của Nguyễn Tuân và “Chí Phèo”của Nam Cao (1999) của Nguyễn Thị Thu Thủy,
Luận án Tiến sĩ; Chiếu vật bằng biểu thức miêu tả trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu của Nguyễn Thị Thúy Diễm, luận văn thạc sĩ… và nhiều công
trình khác
Các công trình nghiên cứu, luận án, luận văn nói trên đều có sự nghiên cứu công phu về phương thức chiếu vật Tuy nhiên, các luận văn, luận án và các công trình nghiên cứu chưa đề cập, chưa đề cập sâu đến việc tìm hiểu phương thức chiếu vật cụ thể trong một loại hình văn hoặc, đặc biệt là đối với tác giả Nguyễn Tuân Đây chính là những gợi mở cần thiết, để tác giả thực hiện các nội dung của luận văn
2.2 Một số công trình nghiên cứu về ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Tuân
Vũ Ngọc Phan được coi là một trong những nhà phê bình văn học đầu tiên nghiên cứu sâu và bình luận về các tác phẩm của Nguyễn Tuân Năm
1942, trong tác phẩm Nhà văn hiện đại, tác giả đã phát hiện Nguyễn Tuân là
nhà văn rất đặc biệt, “ đứng hẳn riêng một trường phái” Trên cơ sở luận bình các tác phẩm của Nguyễn Tuân đến năm 1942, Vũ Ngọc Phan cho rằng, mạch văn chủ đạo của Nguyễn Tuân là những bản nhạc trầm, Nguyễn Tuân dùng lối viết văn ấy rất hợp lý để viết những chuyện đã trải qua, gợi lại những ký
ức quá khứ của một thời vàng son
Vũ Ngọc Phan rất quý mến Nguyễn Tuân và nhìn nhận Nguyễn Tuân là người đầu tiên làm nổi bật cái đẹp ở phương diện kĩ thuật Cái nhìn kĩ thuật
đã chi phối cảm thức ngôn ngữ Nguyễn Tuân, giúp nhà văn viết nên những ngôn từ và mang tính quy tắc và phá bỏ mọi quy tắc Nhà phê bình còn khẳng định: Có rất nhiều người viết nên những câu văn đẹp, nhưng trong số đó, chỉ
Trang 14có Nguyễn Tuân mới nắm được cái đẹp của câu văn đơn tiết, và Nguyễn Tuân độc đáo trong phong cách quan sát, “kỳ tuyệt” trong sử dụng từ ngữ
Nhà văn Thạch Lam là người rất trân trọng Nguyễn Tuân ngay khi tập
truyện ngắn Vang bóng một thời được ra mắt độc giả Cũng giống như Vũ
Ngọc Phan, Thạch Lam nhìn nhận Nguyễn Tuân là một người “biết yêu mến
dĩ vãng” và luôn đau đáu trong lòng bởi niềm tiếc thương và muốn vớt lại những vẻ đẹp đã qua Thạch Lam đánh giá Nguyễn Tuân chính là nhà văn đã làm sống lại một thời xưa mà không một tác giả nào thể hiện xuất sắc bằng Bên cạnh việc đánh giá cao những giá trị cốt lõi của truyện ngắn Nguyễn Tuân, nhà văn Thạc Lam cũng mong muốn Nguyễn Tuân viết thực sự giản đơn hơn, tránh lối viết kiểu cách và một số lỗi trong âm điệu của lời văn
Trương Chính là người đánh giá rất cao ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn
Tuân và phương diện nghệ thuật Khi nhận định về Vang bóng một thời nói
riêng và truyện ngắn Nguyễn Tuân nói riêng, ông cho rằng, về văn phong, Vang bóng một thời đã đạt đến đỉnh cao mà về sau này ông không đạt tới
được nữa Tập truyện là một lối hành văn mạch lạc, thuật thục và trau chuốt đến từng câu từng chữ, điều đó chứng tỏ Nguyễn Tuân vô cùng ý thức về giá trị nghệ thuật văn chương
Trong mọi thời điểm, trên con đường sáng tác của mình, Nguyễn Tuân luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới phê bình và nghiên cứu văn học Có thể nói, Nguyễn Đăng Mạnh là người dành nhiều tâm huyết hơn cả khi nghiên cứu về sự nghiệp, ngôn ngữ, nghệ thuật trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân Ông đã biên soạn cũng như sưu tầm, viết lời giới thiệu cho các
cuốn sách Nguyễn Tuân toàn tập được xuất bản năm 2000 với 5 tập chính
Công trình này của Nguyễn Đăng Mạnh vô cùng công phu và đánh giá thỏa đánh trên nhiều phương diện về con người, cũng như các tác phẩm của Nguyễn Tuân Nguyễn Đăng Mạnh nhìn nhận và phân tích quan điểm sáng tác, những hạn chế, những thành công trong toàn bộ sự nghiệp của một nhà văn tài hoa của dân tộc Đặc biệt, Nguyễn Đăng Mạnh rất quan tâm đến thái
Trang 15độ và biểu hiện về tinh thần dân tộc, lòng yêu nước của Nguyễn Tuân trong từng trang văn, Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: ở Nguyễn Tuân luôn là sự gắn
bó tha thiết với quê hương xứ sở, với tiếng nói của ông cha Trong hoàn cảnh đất nước bị kẻ thù trà đạp, Nguyễn Tuân luôn dồn tất cả lòng yêu Tổ quốc vào tình yêu tiếng mẹ đẻ[19, tr.26] Đây chính là nền tảng, là chất xúc tác mạnh
mẽ kích thích những tìm tòi sáng tạo trong cách dựng cảnh, tả tình, diễn ý, trong các dùng từ, đặt câu mang màu sắc riêng có của Nguyễn Tuân mà Nguyễn Đăng Mạnh đã khai thác thông qua các tác phẩm văn học sưu tầm được Nguyễn Đăng Mạnh cũng chú ý lối ví von mới lạ, những liên tưởng, chuyển đổi cảm giác tinh thế, những kiến trúc đa tầng, đa nghĩa của câu văn nhằm tạo nên những âm điệu hài hòa, trầm bổng, trong các trang văn của Nguyễn Tuân
Nhìn chung, các ý kiến nhận xét cũng như nhiều công trình nghiên cứu đều thống đánh giá cao năng lực sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân thông qua việc đặt câu, chọn chữ, sử dụng các biện pháp tu từ có hiệu quả Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đều đánh giá một cách tổng quan về các phương diện nói chung, chưa có công trình nào nghiên cứu về ngôn ngữ văn chương Nguyễn Tuân ở khía cạnh phân tích một thể loại, hoặc chỉ tìm hiểu đơn giản thông qua việc điểm bình ngẫu hứng Việc nghiên cứu một cách nghiêm túc và cụ thể về ngôn ngữ trong các tác phẩm ở thể loại truyện ngắn
để từ đó nhận diện những giá trị và phong cách ngôn ngữ Nguyễn Tuân là
một hướng mở, thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài “Một số phương thức chiếu
vật trong truyện ngắn Nguyễn Tuân”
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu về các phương thức chiếu vật và giá trị ngữ nghĩa,
ngữ dụng của chúng trong truyện ngắn Nguyễn Tuân Qua đó, cung cấp một cái nhìn hệ thống và toàn diện hơn về đặc điểm cấu tạo các phương thức chiếu
Trang 16vật, làm rõ mối quan hệ giữa hoạt động giao tiếp và giá trị của việc sử dụng phương thức chiếu vật trong phản ánh đời sống hiện thực
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu tìm hiểu, hệ thống hóa các nội dung lí thuyết làm nền tảng
- Bước đầu phân tích hiệu quả sử dụng phương thức chiếu vật trong
truyện ngắn của Nguyễn Tuân
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số phương thức chiếu vật trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian và khuôn khổ của luận văn, phạm vi nghiên
cứu của luận văn đề tài được xác định là một số phương thức chiếu vật trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân Cụ thể: Chiếu vật bằng tên riêng, chiếu vật bằng biểu thức miêu tả, chiếu vật bằng chỉ xuất (chỉ xuất không gian, chỉ xuất thời gian, chỉ xuất xưng hô) Để thực hiện đề tài, nguồn ngữ liệu được chúng tôi xác định là 20 truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Tuân, trong 2 tập
truyện ngắn: Vang bóng một thời (1938) và Nguyễn (1945)
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ, luận văn sử dụng các phương pháp và thủ pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp miêu tả: Sử dụng để dùng biểu đạt các nội dung chiếu
vật trong truyện ngắn Nguyễn Tuân
Trang 17- Thủ pháp phân tích tổng hợp: Sử dụng trong phân tích, luận giải
những vấn đề lí luận và thực tiễn của đề tài như: vai trò, đặc trưng của phương thức chiếu vật trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân Qua đó, thấy được ý đồ nghệ thuật, phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân dựa trên việc kế thừa kết quả nghiên cứu của lĩnh vực này
- Thủ pháp thống kê - phân loại: Được sử dụng để khảo sát đối tượng
nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Tuân, và bước đầu phân loại chúng theo quan hệ ngữ đoạn của phương thức chiếu vật, đối chiếu để nhận biết đặc điểm phương thức chiếu vật trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
đề tài luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Phương thức chiếu vật bằng tên riêng và chiếu vật chỉ xuất trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân
Chương 3 Phương thức chiếu vật bằng biểu thức miêu tả trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân
Trang 18Chương 1
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lý thuyết về chiếu vật
1.1.1 Khái niệm chiếu vật
Hiểu theo cách đơn giản, quan hệ giữa các bộ phận tạo nên ngữ cảnh của nó với phát ngôn được coi là chiếu vật Chiếu vật làm một thuật ngữ có
tên tiếng Pháp là référence, tên tiếng Anh là reference, ngoài ra nó cũng còn
được gọi là sở chỉ Chiếu vật chính là vấn đề dụng học thứ nhất mà các nhà logic học và ngữ dụng học quan tâm, chiếu vật cũng được coi là hiện tượng ngữ dụng học đầu tiên Để có cơ sở để xác định nghĩa trong một diễn ngôn người ta nhờ vào chiếu vật, bởi vì nhờ có chiếu vật mà ngôn ngữ mới gắn được với ngữ cảnh
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thiện Giáp trong công trình Giáo trình ngôn
ngữ học đã đưa một số quan điểm của học giả nước ngoài về vấn đề chiếu vật:
John Lyons cho rằng, chiếu vật là sự liên quan giữa các sự vật mà chúng thay thế với từ ngữ Rất khó có thể nắm bắc được nghĩa đích của diễn ngôn nếu như không biết được từ ngữ nói ra được quy chiếu với sự vật nào trong ngữ cảnh đó Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Thuật ngữ quy chiếu được các nhà ngôn ngữ học thường dùng để chỉ mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố ngôn ngữ với các biến cố, hành động, sự vật và tính chất mà chúng thay thế” [12, tr.372]
Theo Đỗ Hữu Châu trong “Cơ sở ngữ dụng học” thì “Sự chiếu vật là
dấu hiệu đầu tiên nhằm thể hiện quan hệ giữa hoàn cảnh giao tiếp hay còn gọi
là ngữ cảnh với diễn ngôn, đó là sự tương ứng của các tín hiệu hay là của các yếu tố ngôn ngữ trong diễn ngôn với các sự vật, các hiện tượng đang được nói đến ở trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định” [6, tr.61]
Chiếu vật là phương diện ngữ dụng đầu tiên của diễn ngôn có vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp Vì vậy:
- Chiếu vật là cơ sở để hiểu được dụng ý hay ý nghĩa của một phát ngôn Một phát ngôn mặc dù chứa những từ ngữ quen thuộc, thông dụng
Trang 19nhưng có thể dẫn đến người đọc, người nghe không hiểu được nếu không biết những từ ngữ được sử dụng quy chiếu vào sự vật nào
- Chiếu vật giúp xác định giá trị đúng, sai của phát ngôn Người nhận chỉ có thể hiểu được phát ngôn nhờ chiếu vật, khi đã hiểu được thì người nhận xác định được giá trị đúng, sai của phát ngôn đó
1.1.2 Các phương thức chiếu vật
Đối với người phát ra diễn ngôn, họ là người đã biết được sự vật hiện tượng được nói tới Nhưng đối với người tiếp nhận, đó là cái chưa biết Trước hết người phát trên cơ sở đặc điểm của cuộc giao tiếp, dụng ý sử dụng để tạo nên biểu thức ngôn ngữ phù hợp với khả năng chiếu vật, trên cơ sở đó người tiếp nhận ngôn ngữ dựa vào đó có thể thực hiện hoạt động chiếu vật thuận lợi
Vì vậy, “phương thức chiếu vật” chính là cách thức người phát dựa vào đó để xây dựng biểu thức ngôn ngữ chiếu vật
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, phương thức chiếu vật chính là cách thức con người sử dụng để thực hiện hành vi chiếu vật, nói cách khác, đây là con đường để người nghe tìm ra nghĩa chiếu vật từ các biểu thức chiếu vật nghe (đọc) được[5, tr.64] Luận văn tiếp cận các vấn đề lý luận để làm rõ các phương thức chiếu vật trong truyện ngắn Nguyễn Tuân dựa theo quan điểm
về phương thức chiếu vật của Đỗ Hữu Châu
Các phương thức chiếu vật chia thành các nhóm chủ yếu bao gồm: nhóm miêu tả xác định và dùng tên riêng, tức là cách dựa vào đặc điểm của chính bản thân sự vật xác định (nghĩa chiếu vật); Nhóm chỉ xuất tức, đay là nhóm phải dựa vào quan hệ giữa sự vật Nghĩa chiếu vật với một cái mốc nào
đó để có thể giúp người đọc, người nghe hiểu, nhận biết sự vật (tức là nghĩa chiếu vật đang được nói tới)
Trên có sở phân chia như trên, có thể chia phương thức chiếu vật thành
3 nhóm cơ bản:
- Phương thức chiếu vật bằng tên riêng
- Phương thức chiếu vật bằng biểu thức miêu tả
Trang 20- Phương thức chiếu vật bằng chỉ xuất
1.1.2.1 Chiếu vật bằng tên riêng
Tên riêng liên quan đến từng cá thể, từng sự vật, đó là tên gọi Và tùy theo nhu cầu quan sát hoặc ứng xử xã hội Tên riêng bao gồm cả tên đơn vị hành chính, sự nghiệp, bao gồm các vật thể địa lý như ao, hồ, sông suối, đồi núi và cả con người Chức năng chính của tên riêng là chỉ cá thể sự vật đúng với phạm trù cá thể được gọi tên riêng tương ứng Ví dụ: Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Tuân, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công (phạm trù người); Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, (phạm trù đơn vị hành chính)…; Ngũ Hành Sơn, Nhật Lệ, Tản Viên, (phạm trù vật thể tự nhiên) Biểu thức ngôn ngữ chiếu vật được tạo ra theo phương thức sử dụng tên riêng gọi là biểu thức chiếu vật tên riêng
Biểu thức chiếu vật bằng tên riêng hướng tới sự quy chiếu vào một sự vật nhất định, do đó nó thường ít phụ thuộc vào đặc điểm của từng cuộc giao tiếp Tên riêng vốn dĩ là tên của các vật thể, sự vật cụ thể Và việc sử dụng biểu thức ngôn ngữ tên riêng làm quy chiếu sẽ giúp cho người tiếp nhận rất dễ thực hiện được hoạt động chiếu vật hiệu quả
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện tượng trùng tên rất hay thường gặp và
là nhân tố gây trở ngại lớn nhất cho việc nhận biết sự vật Bởi vì tên riêng không phải lúc nào cũng giải mã hoàn toàn chính xác Có rất nhiều trường hợp tên địa danh, địa phương, tên người trùng với nhau, hoặc tên địa danh được dùng theo nghĩa ẩn dụ, hoán dụ Vì vậy, để khắc phục việc trùng tên gọi, cũng như tránh việc nhầm lẫn trong nghĩa chiếu vật, người ta thường sử dụng thêm một danh từ chung đi kèm với tên riêng như: người Tràng An, phở Hà Nội, nem chua Thanh Hóa, đường Phạm Văn Đồng, dân Hà Tĩnh
Quá trình sử dụng tên riêng người ta còn được dùng theo lối dịch chuyển bằng phương thức hoán dụ Đối với loại nghĩa dịch chuyển này, chức năng chiếu vật của tên riêng vẫn tồn tại, tuy nhiên nó đã có sự thay đổi Tên riêng cũng được dùng để thể hiện chức năng thuộc ngữ, chỉ ra đặc điểm của một
Trang 21thuộc tính, hay phẩm chất đặc trưng nào đó của sự vật hiện tượng
1.1.2.2 Chiếu vật bằng biểu thức miêu tả
* Khái niệm
Phương thức chiếu vật bằng tên riêng có thể coi là loại phương thức chiếu vật hiệu quả nhất, bởi lẽ nó trực tiếp chiếu vào cá thể sự vật duy nhất và giúp người ta rất dễ dàng nhận ra Tuy nhiên, nó chỉ ở mức độ tương đối, không phải người tiếp nhận luôn luôn nhận ra được các sự vật có tên riêng, chính vì vậy, cần một phương thức chiếu vật khác phù hợp hơn Một trong những phương thức ấy là phương thức chiếu vật bằng biểu thức miêu tả
Phương thức chiếu vật miêu tả thường sử dụng các từ ngữ để miêu tả, qua đó giúp người nghe xác định, quy chiếu được sự vật nói đến Do đó, biểu thức chiếu vật có sử dụng các từ ngữ để nêu đặc điểm của sự vật được nói đến chính là biểu thức chiếu vật miêu tả
Như vậy, “Miêu tả chiếu vật là ghép các yếu tố phụ vào một tên chung, nhờ các yếu tố phụ mà tách được sự vật - nghĩa chiếu vật ra khỏi các sự vật
khác cùng loại với chúng” [7, tr.128]
* Phân loại
Dựa vào các đặc điểm của biểu thức miêu tả chiếu vật, thông thường được chia thành 2 loại:
Biểu thức miêu tả xác định: Một biểu thức chiếu vật miêu tả được xem
là xác định khi sự vật, nghĩa chiếu vật được cả người nghe, người nói biết đến (nó có thể được nói đến trong tiền văn) Ngược lại, khi nghĩa chiếu vật của biểu thức mà chưa được người nghe, người nói biết thì nó sẽ ở loại thứ 2 là một biểu thức không xác định
Biểu thức miêu tả không xác định Trong tiếng Việt nó thường bắt đầu
bằng “một”, từ một kết hợp với danh từ có hoặc không có loại từ ở giữa Ví dụ: một cái cây, một con lợn… là những biểu thức miêu tả mà không xác định
Một biểu thức miêu tả được xem là xác định khi sự vật - nghĩa chiếu
Trang 22vật của nó - đã được cả người nói, người nghe biết, nó có thể được nói đến trong tiền văn Khi nghĩa chiếu vật của biểu thức chưa được người nói và người nghe biết thì biểu thức tương ứng là một biểu thức không xác định Chính vì vậy, chúng ta thường dùng biểu thức miêu tả không xác định khi đưa
sự vật, hiện tượng lần đầu tiên vào diễn ngôn Sau đó, ở các phát ngôn tiếp theo sự vật, hiện tượng sẽ được biểu thị bằng một biểu thức miêu tả xác định hoặc một phương thức chiếu vật khác như tên riêng, chỉ xuất
(1) Họ là một bộ ba có ba cái tên rất đẹp, rất thơ mộng: Một người là
Mộng Liên, một người là Mộng Huyền và một người nữa là Mộng Thu
(Đánh thơ )[19, tr.526]
Trong ví dụ trên, biểu thức miêu tả chiếu vật “một bộ ba có ba cái tên rất đẹp, rất thơ mộng” khá mơ hồ về chiếu vật (hiệu quả chiếu vật thấp), người đọc mới chỉ nhận biết: đẹp, thơ, mộng, mà chưa nhận biết được tính chất của của sự vật - nghĩa chiếu vật nên vẫn chưa biết được bộ ba đó họ là ai
Vì thế ở vế sau của phát ngôn, người viết đã sử dụng chiếu vật bằng tên riêng
để làm tăng thêm hiệu quả chiếu vật, làm giảm thiểu đi tính chiếu vật mơ hồ, không xác định của biểu thức miêu tả chiếu vật “một bộ ba có ba cái tên rất
đẹp, rất thơ mộng” là ba người có tên Mộng Liên, Mộng Huyền, Mộng Thu
* Cấu tạo của biểu thức miêu tả chiếu vật
Về mặt cấu tạo ngữ pháp thì biểu thức chiếu vật miêu tả là một cụm danh từ, cũng có thể là một tính từ, hay động từ Tuy nhiên, trong luận văn này, trọng tâm nghiên cứu của chúng tôi chỉ là biểu thức miêu tả chiếu vật có cấu tạo từ cụm danh từ Lấy mô hình cấu tạo của cụm danh từ trên làm cơ sở
để tìm hiểu về cấu tạo của biểu thức miêu tả chiếu vật trong sáng tác Nguyễn Tuân Trong đó, cấu tạo của biểu thức miêu tả chiếu vật cơ bản gồm có 3 phần chính: phần trung tâm, phần phụ trước và phần phụ sau của biểu thức miêu tả chiếu vật
- Phần trung tâm của biểu thức miêu tả chiếu vật:
Vì hầu như các biểu thức miêu tả xác định là các danh từ, cụm danh từ
Trang 23do vậy phần trung tâm của các biểu thức miêu tả xác định cũng chính là phần chứa danh từ làm thành tố chính Tuy một biểu thức miêu tả xác định thường
là các cụm danh từ nhưng trong những trường hợp ngoại lệ các biểu thức ấy là các cụm động từ hoặc tính từ, tuy nhiên những trường hợp này ít xảy ra
- Phần phụ sau của biểu thức miêu tả chiếu vật
Một biểu thức miêu tả chiếu vật được hiểu là một biểu thức gồm các yếu tố phụ gắn kết với một tên chung làm trung tâm nhằm mục đích miêu tả những đặc điểm, tính chất, trạng thái, hoạt động của tên chung đó, và những yếu tố ấy thường là những yếu tố đứng sau tên chung làm trung tâm ấy Chính
vì vậy, các yếu tố làm thành phần phụ sau của biểu thức miêu tả chiếu vật được gọi là miêu tả tố và nó làm nhiệm vụ định ngữ bổ sung ý nghĩa cho danh
từ trung tâm, nó thực hiện thao tác miêu tả để chỉ dẫn chiếu vật đến sự vật - nghĩa chiếu vật mà người nói (người viết) muốn đề cập đến trong phát ngôn, diễn ngôn
- Phần phụ trước của biểu thức miêu tả chiếu vật: chủ yếu là các số từ
và lượng từ đứng trước danh từ trung tâm
Về phương diện ngữ nghĩa, các miêu tả tố làm rõ nghĩa cho sự vật, đây
là một phần không thể thiếu được trong một biểu thức miêu tả chiếu vật hay nghĩa chiếu vật được nói tới
Về mặt ngữ pháp, các miêu tả tố thường nó cũng có cấu tạo như thành phần phụ sau của cụm danh từ Nghĩa là được cấu tạo bởi các từ động từ, danh từ, đại từ, tính từ, số từ… Trong miêu tả tố, các yếu tố miêu tả cũng được phân định theo số lượng như gồm 1 yếu tố, gồm 2 yếu tố miêu tả…
Đặc điểm quan trọng của các miêu tả chiếu vật là không cần thiết phải thật đầy đủ, không đòi hỏi số lượng nhiều các yếu tố miêu tả mà chỉ cần nên
ra một vài dấu hiệu, đặc điểm mà người nói cho rằng đủ để cho người tiếp nhận căn cứ vào để để xác định được nghĩa chiếu vật của biểu thức
Không nhất thiết bất cứ lúc nào diễn ngôn cũng có chức năng chiếu vật, mặc chúng ta rất thường hay dùng biểu thức miêu tả Biểu thức miêu tả chỉ có
Trang 24chức năng thuộc ngữ mà không có chức năng chiếu vật, cũng có thể chiếu vật
cá thể, hay cũng có những biểu thức miêu tả
Chiếu vật bằng phương thức miêu tả là chiếu vật mang tính phân tích,
nó khác chiếu vật theo lối định danh, đây là cách chiếu vật mang tính tổng hợp có khi mang tính võ đoán, phiến diện Chính vì thế mà các nhà văn, nhà thơ thường hay dùng biểu thức miêu tả để chiếu vật để làm nổi bật dụng ý trong tác phẩm văn chương của họ
1.1.2.3 Chiếu vật bằng chỉ xuất
Trong hoạt động thực tế của con người, ngoài ngôn ngữ ta còn có cách
sử dụng hoạt động tay chân để biểu lộ những điều mình muốn truyền đạt, phương thức này tức là ta dùng động tác chỉ trỏ để thực hiện hành vi chiếu vật
và nó được gọi tên là chỉ xuất
Thực tế hoạt động giao tiếp của đời sống xã hội, ngôn ngữ cơ thể cũng
có thể giúp chúng ta nhận biết được sự vật như dùng tay để chỉ, hay ta có thể dùng ánh mắt để báo hiệu, tuy nhiên, tính hiệu quả của các phương thức này không cao Vì bản thân mỗi người không thể dùng ánh mắt, dùng tay chân để diễn tả cho người tiếp thoại hiểu được rằng, họ đang nói về những nội dung được bắt đầu từ đâu, ở vị trí nào và những sự vật hiện tượng ngoài tầm mắt của con người Chính vì vậy, dùng chỉ xuất bằng ngôn ngữ tạo ra khả năng vô cùng lớn trong việc định vị các sự kiện
Tác giả Đỗ Hữu Châu quan niệm chỉ xuất chính là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên cơ sở của hành động chỉ trỏ Tất cả các ngôn ngữ đều có hệ thống từ chuyên chiếu vật theo phương thức chỉ xuất Đó là các từ chỉ xuất thuộc các từ loại như đại từ, chỉ từ, giới từ, Tổ hợp có từ chỉ xuất là một biểu thức chỉ xuất [5, tr.72]
Không giống với biểu thức miêu tả, biểu thức chỉ xuất không thực hiện chức năng chiếu vật thông qua chức năng miêu tả mà thông qua chức năng định vị, điều này có nghĩa chiếu vật được thông qua nhờ việc xác định vị trí của sự vật, hiện tượng được nói tới, để phân biệt nó với các sự vật hiện tượng
Trang 25khác theo thời gian, không gian và các quan hệ khác chứ không phải dựa theo đặc điểm, cấu trúc của sự vật hiện tượng như trong biểu thức miêu tả
Ba phạm trù cơ bản trong chỉ xuất ngôn ngữ là phạm trù chỉ xuất xưng
hô, phạm trù chỉ xuất thời gian và phạm trù chỉ xuất không gian
* Chỉ xuất xưng hô
Xưng hô là hành vi chiếu vật, ở đây là quy chiếu các đối ngôn với ngữ cảnh, nó sẽ gắn diễn ngôn với người nói, người tiếp thoại Xưng hô thể hiện quan hệ giao tiếp Trong giao tiếp, nhờ vào xưng hô, người ta có thể phân biệt các vai giao tiếp khác nhau của người tham gia giao tiếp Đồng thời, qua xưng hô, người ta còn biết được vị thế xã hội, tâm tư tình cảm của nhân vật giao tiếp
Phạm trù xưng hô (thường được gọi là phạm trù ngôi), bao gồm những phương tiện chiếu vật mà dựa trên đó, người nói tự đưa mình vào diễn ngôn, đồng thời đưa cả người giao tiếp với mình vào diễn ngôn [5, tr.73] Người nghe được đưa vào diễn ngôn được thông qua các ngôi thứ hai, còn người nói đưa mình vào diễn ngôn được thông qua các từ chỉ ngôi thứ nhất Còn các từ ngữ có chức năng xác định sự vật chính là các biểu thức xưng hô
Chỉ xuất xưng hô là phương thức chỉ xuất mang tính chủ quan, người nói lấy mình làm điểm mốc và người nghe là ngôi thứ hai, nếu như không có ngôi thức nhất trong diễn ngôn, thì sẽ không có ngôi thứ 2 trong biểu thức xưng hô
Bên cạnh đó, trong biểu thức xưng hô vẫn có thể xuất hiện ngôi thứ ba
số ít và ngôi thứ ba số nhiều Ngôi thứ ba không phải là vai nói cũng như vai nghe trong cuộc hội thoại Nếu như ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai luôn luôn là người, bởi vì chỉ có con người mới có thể sử dụng ngôn ngữ, trừ khi dụng ý nghệ thuật của tác giả, muốn dùng biện pháp tu từ nhân hóa Tuy nhiên ngôi thứ ba vô cùng phong phú và đa dạng, nó có thể là người, có thể là đồ vật, động vật hay sự vật, bởi vì bất cứ điều gì cũng có thể được nhắc tới trong diễn ngôn Và sự vật - nghĩa chiếu vật ngôi thứ ba bao giờ cũng là đã biết Nếu
Trang 26người nghe thông qua giao tiếp chưa biết người nói nói về cái gì, vấn đề gì thì bắt buộc người nói tiến hành giới thiệu trước khi nói về nó
Chúng ta biết rằng trong giao tiếp luôn có quan hệ liên cá nhân, giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với một nhóm trong ngữ cảnh có ngữ vực và chịu
sự chi phối của các yếu tố như văn hóa giao tiếp, phong tục tập quán, ngữ cảnh xác định và của tính thẩm mĩ trong đó Các đặc điểm này đặt ra yêu cầu phải được biểu hiện cụ thể trong lời nói, mà trước hết là trong xưng hô
Các từ xưng hô còn thể hiện ở địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội, thể hiện các mức độ thân quen khác nhau trong dòng tộc, gia đình, bên ngoài xã hội… nhưng dù trong ngữ cảnh nào phải bảo đảm sự lịch sự của người nói đối với người nghe Như vậy xưng hô đóng vai trò cốt lõi vai giao tiếp và nó phải phù hợp với ngữ vực trong cuộc giao tiếp
Tất cả các ngôn ngữ đều được phân chia thành hệ thống đại từ xưng hô,
bao gồm ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai: tớ, mình, chúng tôi, tôi, tao, ta, bọn
mình,… Đây là những từ xưng hô đích thực, bên cạnh đó tiếng Việt còn sử dụng
các phương tiện khác để xưng hô như: các danh từ chỉ thân tộc hoặc các từ chỉ chức nghiệp, tên úy, tên riêng,
Xưng hô là nơi thể hiện đậm nét quan hệ liên cá nhân, đồng thời làm rõ vai nghe, vai nói Bản chất văn hóa của người nói, quan hệ xã hội, gia đình như sự lịch sự hay kính trọng, hoặc coi thường đều được thể hiện trong cách thức xưng hô Đó cũng chính là biểu hiện của chỉ xuất xã hội, nó bị phụ thuộc rất nhiều vào vai giao tiếp Xưng hô trong tất cả các ngôn ngữ đều bị chi phối bởi một số yêu cầu cụ thể:
+ Xưng hô phải thể hiện vai giao tiếp, đây là yêu cầu cơ bản của xưng
hô như đã nói
+ Xưng hô phải thể hiện cho được quan hệ quyền uy
+ Xưng hô phải thể hiện quan hệ thân cận (hay xa lạ)
+ Xưng hô phải phù hợp với ngữ vực
+ Xưng hô phải phù hợp với thoại trường
Trang 27+ Xưng hô phải thể hiện tình cảm, thái độ
Trong từng ngữ cảnh cụ thể, tùy theo sự biến động của 6 nhân tố trên
mà người Việt Nam sẽ lựa chọn cách xưng hô, từ ngữ dùng để xưng hô sao cho phù hợp với mục đích, hoàn cảnh cụ thể, thích hợp với sự chấp nhận của người nghe, không tạo ra sự phản cảm
Sự định vị trong các ngôn ngữ phải dựa vào nguyên tắc “tự ngã trung tâm”, người nói phải lấy lấy mình làm gốc để quy chiếu, soi rọi Sự luân lưu vai nói - vai nghe trong hội thoại kéo theo sự thay đổi trong cách định vị Trong thực tế, sự phân biệt chỉ xuất chủ quan và chỉ xuất khách quan chỉ là sự phân biệt tương đối Đằng sau chỉ xuất khách quan vẫn là sự chỉ xuất chủ quan bởi vì chọn không gian nào của thực tế hay thời điểm nào của sự kiện làm điểm gốc
để chiếu vật lại tùy vào ý định và chiến lược giao tiếp của người nói
* Chỉ xuất không gian
Chỉ xuất không gian bao gồm hai dạng chính là chỉ xuất không gian chủ quan và chỉ xuất không gian khách quan
- Đối với chỉ xuất không gian chủ quan, đây là dạng định vị sự vật trong không gian điểm gốc là vị trí người nói Căn cứ vào vị trí của sự người nói so với vị trí của sự vật mà người phát sử dụng từ cho hợp lý Ví dụ, trong tiếng Việt, ta thường sử dụng từ “kia” để chỉ sự vật ở xa, từ “này” dùng để chỉ
sự vật ở gần Và gần hay xa là biểu thị phạm trù không phải mang tính tuyệt đối, chỉ ở góc độ tính tương đối mà thôi Vì khi sự vật được nói đến nằm ngoài người phát, thì cần có thêm những điều kiện khác, chứ không thể dụng
từ “này”, “kia” được nữa
Chỉ xuất không gian khách quan là dạng định vị điểm gốc còn có thể được xác định theo một vị trí khác ngoài người nói, theo sự tương quan giữa các vật Hay nói cách khác, chỉ xuất không gian khách quan là chỉ xuất không gian theo tương quan giữa các vật
Chỉ xuất không gian khách quan lấy vị trí khác vị trí người nói làm điểm gốc, vì vậy nó thường có tính ổn định, không phụ thuộc vào vị trí của
Trang 28người nói Khi người nói di chuyển, vị trí điểm gốc không thay đổi
* Chỉ xuất thời gian (bao gồm chỉ xuất thời gian chủ quan và chỉ xuất thời gian khách quan)
- Chỉ xuất thời gian chủ quan: chính là thời điểm nói năng của người nói Ngay cả vấn đề quá khứ hay tương lai đều được so sánh với thời điểm đó Chỉ xuất thời gian chủ quan bao gồm các từ ngữ như: lâu rồi, hôm kia, trước đây, hôm nọ, hôm qua Tùy thuộc vào thời điểm nói năng mà một ngày nào
đó được chiếu vật bằng biểu thức: hôm qua hay hôm kia hay ngày mai,…
- Chỉ xuất thời gian khách quan: điểm gốc thời gian không phải là thời điểm khác mà hoạt động nói năng diễn ra Biểu thức chỉ xuất thời gian khách quan có tính ổn định vì không phụ thuộc vào thời điểm nói năng và biểu thức chỉ xuất thời gian chủ quan ngược lại
Sự luân lưu vai nói - vai nghe trong hội thoại kéo theo sự thay đổi trong cách định vị Trong thực tế, sự phân biệt chỉ xuất chủ quan và chỉ xuất khách quan chỉ là sự phân biệt tương đối Đằng sau chỉ xuất khách quan vẫn là sự chỉ xuất chủ quan bởi vì chọn không gian nào của thực tế hay thời điểm nào của sự kiện làm điểm gốc để chiếu vật lại tùy vào ý định và chiến lược giao tiếp của người nói
1.2 Ngữ cảnh
1.2.1 Khái niệm
Việc xác định chiếu vật của các thành tố hay của câu phụ thuộc rất nhiều vào việc câu đó, thành tố đó đặt vào tình huống nào khi nó phát ra Có như vậy, người tiếp nhận mới hiểu được đúng nghĩa của các diễn ngôn và khi
đó, hoạt động giao tiếp mới đích thực đạt được hiệu quả
Hiện nay, theo các góc độ nghiên cứu khác nhau, có một số quan điểm khác nhau về ngữ cảnh
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn sách Giáo trình ngôn ngữ học
(2000) cho rằng: Ngữ cảnh là những từ đi kèm theo một từ, hay là những từ bao quanh từ đó để tạo cho nó tính xác định về nghĩa Tác giả phân biệt giữa
Trang 29hoàn cảnh nói năng và ngữ cảnh Hoàn cảnh nói năng có sự khác biệt cơ bản, bởi đây là cái tình huống, cách bối cảnh phi ngôn ngữ mà từ xuất hiện: ai nói, nói ở đây, nói khi nào, vì sao nói, nói với ai [12, tr.15]
Nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu trong giáo trình Cơ sở ngữ dụng học
(2003) cũng xếp ngữ cảnh vào trong các nhân tố giao tiếp, gồm: đối ngôn
(những người tham gia giao tiếp), hiện thực ngoài ngôn ngữ (hoàn cảnh giao tiếp, thoại trường, hiện thực được nói đến và hệ quy chiếu) nên đây là một yếu tố ngôn ngữ nhạy cảm ngữ cảnh đến mức tối đa Nói theo cách khác, các hiểu biết về ngữ cảnh sẽ là cơ sở, là thức đo để xác định sự chính xác của nghĩa chiếu vật của các phương thức chiếu vật Tác giả Đỗ Hữu Châu cũng nhấn mạnh: “ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn” [6, tr.15]
Trên cơ sở kế thừa công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng
tôi quan niệm: Ngữ cảnh là một loại môi trường phi ngôn ngữ trong đó ngôn
ngữ được sử dụng, là những nhân tố của hoạt động giao tiếp, trừ diễn ngôn
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ, mà ở đó người nói (người viết) sản sinh lời nói thích ứng Còn người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội đúng và đầy đủ lời nói Đối với người nói, ngữ cảnh là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ Còn đối với người nghe, người đọc và quá trình tiếp nhận, thì ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản
1.2.2 Các bộ phận của ngữ cảnh
Ngữ cảnh được xem là sự tích hợp của ba yếu tố kiến thức, tình huống
và văn bản Mỗi phương thức diễn ngôn nhìn nhận ngữ cảnh ở những góc độ khác nhau, có lúc dựa vào tình huống, có lúc lại quan tâm đến văn bản hơn Một ngữ cảnh bao gồm 3 bộ phận chính: Nhân vật giao tiếp, hiện thực ngoài ngôn ngữ và hệ quy chiếu và thế giới khả hữu
1.2.2.1 Nhân vật giao tiếp (đối ngôn)
Không có đối ngôn thì sẽ không có giao tiếp Giao tiếp ít nhất phải có
Trang 30hai đối ngôn Giữa các đối ngôn trong một cuộc giao tiếp sẽ có quan hệ liên
cá nhân cũng như quan hệ tương tác, và những quan hệ này chi phối cả về mặt nội dung lẫn hình thức của cuộc giao tiếp
Các nhân vật giao tiếp thường có quan hệ tương tác với nhau ở khía cạnh người nói - người viết và người nghe - người đọc Quan hệ của các nhân vật giao tiếp, bối cảnh của quan hệ giao tiếp, vị thế của họ so với nhau… là những yếu tố luôn luôn chi phối hình thức, nội dung của câu văn, lời nói
1.2.2.2 Hiện thực ngoài ngôn ngữ
Hiện thực ngoài ngôn ngữ gồm có: bối cảnh giao tiếp rộng và bối cảnh giao tiếp hẹp và hiện thực được nói tới
Bối cảnh giao tiếp rộng là toàn bộ các yếu tố về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tư tưởng và lịch sử, là toàn bộ các ứng xử đạo đức, các thiết chế
xã hội của một cộng đồng ngôn ngữ để tạo nên một môi trường kinh tế - văn hóa – xã hội – địa lí – lịch sử rộng lớn cho cuộc giao tiếp Bối cảnh giao tiếp rộng tạo nên một bối cảnh văn hóa của sản phẩm ngôn ngữ Trong văn học,
đó chính là hoàn cảnh sáng tác, nó ảnh hưởng và chi phối sự ra đời, tư tưởng chủ đạo của tác phẩm cũng như phong cách nghệ thuật và việc sử dụng ngôn
từ của tác giả
Bối cảnh giao tiếp hẹp đó chính là sự cụ thể về mặt thời gian, không gian của cuộc giao tiếp được nói đến, và nó mang yếu tố riêng biệt, tùy thuộc vào từng loại để yêu cầu các nhân vật giao tiếp phải có những ứng xử tương ứng Trong giao tiếp ngôn ngữ, tình huống luôn biến động, từ đó, quan hệ giao tiếp giữa các nhân vật, vị thế, tình cảm, cảm xúc của mỗi người cũng theo đó mà thay đổi theo cho phù hợp
Hiện thực được nói tới đa dạng, có thể là hiện thực bên trong như hiện thực nội tâm của chính các nhân vật giao tiếp Hiện thực có thể là bên ngoài các đối ngôn gồm các biến cố, các sự việc, các sự kiện, hoạt động diễn ra trong thực tế đời sống Các hiện thực này tạo nên thông tin miêu tả, và quan trọng hơn là còn làm nên thông tin bộc lộ
Trang 311.2.2.3 Hệ quy chiếu và thế giới khả hữu
Hệ quy chiếu là vấn đề đầu tiên của ngữ dụng học, đó chính là địa bàn
để thực hiện sự chiếu vật
Thế giới khả hữu: Thế giới vô cùng phong phú, đang dạng, sự vật có thể tồn tại phong phú trong những thế giới rất khác nhau Trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, sẽ có một thế giới khả hữu được xác định
1.3 Vài nét về nhà văn Nguyễn Tuân và sáng tác của ông
1.3.1 Sơ lược về tiểu sử, con người
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 07 năm 1910, quê ở làng Mọc (xã Nhân Mục), nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội
Nguyễn Tuân sinh trưởng trong một gia đình nhà nho Cha ông là Nguyễn An Lan, một nhà nho rất mực tài hoa nhưng lại phải sống trong thời
kỳ “nho học suy vi”, nhưng chính khí tiết và sự tài hoa của người cha đã ảnh hưởng rất lớn đến phong cách sáng tác và cá tính của Nguyễn Tuân trong các sáng tác và cả sự nghiệp văn chương của Nguyễn Tuân sau này
Khi còn trẻ, Nguyễn Tuân gặp nhiều thăng trầm trên con đường học hành, năm 19 tuổi, ông bị buộc cho thôi học do có tham gia vào phong trào phản đối thái độ coi thường người Việt của một số giáo viên người Pháp Sau
đó, Nguyễn Tuân bị bắt ở Thái Lan khi đang cùng với bạn bè trốn ra nước ngoài, bị quản thúc ở Thanh Hóa, sau đó Nguyễn Tuân làm thư ký ở nhà máy điện, trong thời gian này, các tác phẩm văn chương của ông cũng bắt đầu được ra đời
Năm 1941, Nguyễn Tuân tiếp tục bị bắt và bị đưa đi tập trung ở Nho Quan (Ninh Bình), sau hai lần vào tù ra tội, nhận thức sự bất lực của chính mình, Nguyễn Tuân rơi vào tâm trạng bế tắc, cô đời trong cuộc sống thường ngày và ngay chính trong đời sống văn học
Sau năm 1945, ngọn lửa cách mạng đã nung nấu và sưởi ấm tâm hôn u buồn của người nghệ sĩ cô đơn cũng như các tầng lớp văn nghệ sĩ đương thời Nguyễn Tuân nhiệt huyết theo cách mạng, và ông đã sẵn sàng “lột xác” để trở
Trang 32thành con người mới, con người của tự do với ngòi bút chân thành tự do Sự chân thành, hết lòng hết sức của Nguyễn Tuân đối với cách mạng đã đưa nhà văn hòa nhịp với cuộc sống mới, với cuộc kháng chiến trường chinh của dân tộc Ông được bầu làm Tổng thư ký đầu tiên của Hội Văn nghệ Việt Nam tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc năm 1948
Suốt quãng thời gian 30 năm tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Nguyễn Tuân sống và viết bằng trái tim của mình Có rất nhiều câu chuyện vẫn còn lưu giữ về sự nhiệt thành, dấn thân của người nghệ sĩ tài hoa, ông dám xông vào nơi nóng bỏng nhất để ghi chép, để viết, để mang lại cho đời những trang văn rất mĩ miều và độc đáo
Năm 1987, Nguyễn Tuân qua đời tại nhà riêng ở Hà Nội Cuộc đời của nhà văn là một quá trình xê dịch, ông rất ưa xê dịch và xê dịch rất nhiều đã
mở ra mà khép lại trong khí thế rồng thiêng nơi chính ông sinh ra - Hà Nội Năm 1996, Nguyễn Tuân được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, đây là phần thưởng vô cùng xứng đáng cho gần 50 năm lao động nghệ thuật không ngừng nghỉ và nghiêm túc, những đóng góp quý giá của Nguyễn Tuân cho nền văn học dân tộc vẫn còn được các thế hệ hôm nay và mai sau lưu truyền, khai thác và phát triển
1.3.2 Sự nghiệp văn học
Các sáng tác của Nguyễn Tuân trải qua hai chặng đường chủ yếu:
Trước cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nguyễn Tuân viết các tác phẩm đầu tay nhưng chưa thành công, thể loại viết của ông trong giai đoạn này phong phú bao gồm bút ký, truyện ngắn hiện thực trào phúng hay thơ
Nhưng đến năm 1938, bằng việc cho ra đời hàng loạt các tác phẩm Vang bóng
một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua Tên tuổi của Nguyễn
Tuân đã tạo nên tiếng vang lớn của văn đàn đương thời Nhìn chung, các tác phẩm trước cách mạng của ông nội dung thường xoay quanh những đề tài về chủ nghĩa xê dịch, về những vẻ đẹp của quá khứ (Vang bóng một thời) và về đời sống trụy lạc
Trang 33Đứng trước hiện thực xã hội đảo điên, đất nước bị đô hộ, mọi giá trị và quan niệm đều được nhận thức đa chiều, lệch lạc, Nguyễn Tuân cùng với rất nhiều văn nghệ sĩ đứng hẳn về phía truyền thống và cái đẹp Ông dũng cảm chống lại gay gắt xu hướng Tây hóa, Âu hóa của lối sống xu thường Các sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng quan tâm rất nhiều đến việc khơi gợi lại những giá trị truyền thống, những nét đẹp cổ xưa đang từng ngày bị xã hội nửa Tây nửa ta đảo lộn Những ký ức đẹp của dân tộc được trỗi dậy trong niềm day dứt khôn nguôi Trong điều kiện tù túng của xã hội, dòng chảy văn học cũng bị gò bó, nhà văn không được trực tiếp giãi bày tâm sự quá mức Nhưng, qua những trang văn của mình, Nguyễn Tuân đã chứng minh cho độc giả cảm nhận được tấm chân tình với quê hương và tấm lòng chung thủy với
dân tộc Ông đóng vai trò như người giữ lửa, hàn gắn những giá trị đã bị lãng quên và hun đúc nên những gì tốt đẹp nhất trong quốc hồn của túy của văn
hóa và truyền thống người Việt Nam
Cách mạng tháng Tám thành công đã đem lại cho cả dân tộc Việt Nam một khí thế thời đại mới, và Nguyễn Tuân cũng hòa mình vào những ngày sôi nổi nhất của dân tộc, ông chuyển mình mạnh mẽ trong nhận thức, đem sự chân thành trong ngòi bút của mình để trải lòng với cuộc kháng chiến trường chinh của dân tộc, hết lòng hết sức phục vụ kháng chiến Trên cương vị là nhà văn, ông luôn giữ vững lập trường và quan điểm phục vụ xã hội, những khởi nguồn cho sự sáng tạo và cá tính của Nguyễn Tuân cũng được hun đúc từ quan điểm đó Nguyễn Tuân hòa vào dòng chảy văn học kháng chiến bằng những trang văn sắc sảo và đầy tính nghệ thuật Ông ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi sự anh dũng của người lính, của nhân dân lao động trong chiến đấu bảo vệ non sông Các sáng tác của Nguyễn Tuân thể hiện rõ sự chuyển mình mạnh mẽ trong tư tưởng và nhật thức, một loạt tùy bút nổi tiếng đã ra
đời với: Tình chiến dịch, Tùy bút kháng chiến, Tùy bút sông Đà, Ngày cách
mạng đầy tuổi tôi, đường vui
Trang 34Mạch văn trong con người Nguyễn Tuân luôn cuồn cuộn chảy dù trong bất cứ hoàn cảnh nào Vốn dĩ ông là người theo chủ nghĩa xê dịch, đi nhiều, vừa đi vừa rộng lòng đón nhất những điều mới với tất cả tâm tình, đón nhận những thanh sắc của cuộc đời mới đang từng ngày, từng giờ sinh sôi Nếu như trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân chỉ có thể ngậm ngùi bộc lộ tình yêu nước một cách tế nhị, kín đáo, nhưng giờ đây, khi đang ở trong cuộc đời mới, những nét tài hoa uyên bác vốn có trong tiềm thức của nhà văn như tiếp thêm đôi cánh, đâm chồi, nảy lộc ra trong mỗi tác phẩm, Nguyễn Tuân đã phát huy tối đa sở trường của mình, cất cao lời ca ngợi ca con người và đất nước Việt Nam trong thời đại mới
Trong lĩnh vực văn chương, Nguyễn Tuân là người khá đa tài, thể loại
và số lượng tác phẩm của ông khá đồ sộ, phong phú với gần 5000 trang in
quan 5 tập Nguyễn Tuân toàn tập mà nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã
dày công sưu tâm Trong đó có cả thơ, tiểu thuyết, tùy bút, ký sự, truyện ngắn, phóng sự, trong đó, văn xuôi nghệ thuật chiếm một tỷ lệ khá lớn Nguyễn Tuân không chỉ là một nhà tùy bút tiêu biểu của văn chương Việt Nam mà là một cây truyện ngắn với sức sáng tạo không giới hạn Khi đọc truyện ngắn Nguyễn Tuân, người đọc có cảm giác dường như nó không đơn thuần là một truyện ngắn, mà nó có sự pha trộn ở nhiều thể loại và rất có “hương vị” trữ tình, và điều đặc biệt hơn, ta luôn cảm nhận được dường như chẳng thấy một nhân vật nào khác trong tác phẩm ngoài chính bản thân nhà văn, cho dùng tác phẩm đó Nguyễn Tuân đặt tên nó là gì đi chăng nữa, độc giả vẫn nhận ra một cái tôi đặc sắc không lẫn với ai của Nguyễn Tuân
- Các tác phẩm chính
Trước 1945: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1939), Ngọn
đèn dầu lạc (1939), Thiếu quê hương (1940), Tàn đèn dầu lạc (1941), Chiếc
lư đồng mắt cua (1941), Tùy bút I (1941), Tùy bút II (1943), Tóc Chị Hoài
(1943), Nguyễn (1945)
Trang 35Sau 1945: Chùa Ðàn (1946), Ðường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Thắng càn (1963), Tùy bút kháng chiến và hòa bình (Tập I/1955, tập II/1956), Sông Ðà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), Ký (1976), Hương
vị và cảnh sắc đất nước (1978), Tuyển tập Nguyễn Tuân (1994)
Trong điếu văn đọc trước tang lễ của Nguyễn Tuân, nhà văn Nguyễn
Đình Thi khẳng định: “Cùng với những bạn cùng thời như Ngô Tất Tố,
Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… Nguyễn Tuân đã đặt viên đá riêng vào cái nền còn mới mẻ của văn xuôi tiếng Việt ta và viên đá của Nguyễn Tuân là một hòn đá tảng… sẽ chắc bền trong thời gian”
Hơn 50 năm cầm bút, trải qua những giai đoạn lịch sử quan trọng của nước nhà, từ chiến tranh khói lửa đến khi lập lại hòa bình và những năm đầu đổi mới xây dựng đất nước, Nguyễn Tuân đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc, nhà phê bình Tuy có nhiều ý kiến khen, chê khác nhau nhưng tất cả mọi ý kiến thống nhất khẳng định tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân đến với văn học không sớm như một vài hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam, nhưng ông được đánh giá là người có đời văn trọn vẹn hiếm có Trải qua bước thử nghiệm không thành công ban đầu với thơ và truyện ngắn hiện thực, Nguyễn Tuân sớm nhận ra ưu thế của mình ở thể loại tuỳ bút và ông đã định hình phong cách cũng như khẳng định tài năng ở mảng
này Với 4683 trang in (trong công trình Nguyễn Tuân toàn tập- Nxb Văn
học) ở cả lĩnh vực sáng tác (với truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút và phóng sự) lẫn lĩnh vực phê bình, dựng chân dung văn học, Nguyễn Tuân thực sự trở thành một trong những tác gia lớn của nền văn học nước nhà Nhắc đến Nguyễn Tuân, người ta nghĩ ngay đến một con người rất ngông, rất thẳng và cũng rất chân tình, công bằng với mình và với người xung quanh Nhắc đến Nguyễn Tuân, người ta nhớ đến một phong cách độc đáo với những trang văn giàu sức thuyết phục, với những bài phê bình sắc sảo vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay
Trang 36Nhận xét về Nguyễn Tuân, nhà văn Nguyên Ngọc đã bộc bạch hết sức chân thành: “Sau khi ông mất, ta bỗng nhận ra rằng con người ấy đi qua cuộc đời đã để lại trên mặt đất này một vết hằn sâu biết chừng nào Ấy hẳn là do bởi sức nặng nhân cách và tài năng của ông, cả hai đều lớn, nhiều khi lớn đến vướng víu, kềnh càng và không phải ai cũng có thể lấy làm dễ chịu”
Có lẽ không chỉ Nguyên Ngọc mà cả chúng ta, những ai yêu văn và quý con người Nguyễn Tuân đều phải công nhận như thế Nguyễn Tuân thẳng tính, ngông và kiêu bạc lắm Dĩ nhiên không tránh khỏi có lúc quá đà nhưng
đó cũng là do sự thẳng thắn và nhiệt tình của ông Nói những điều đó là dấu hiệu của một cá tính mạnh mẽ, chắc cũng không phải là chủ quan Và có lẽ cá tính đặc biệt ấy của Nguyễn Tuân là một yếu tố quan trọng - cùng với tài năng
và sự lao động nghiêm túc - tạo nên một nhà văn Nguyễn Tuân với phong cách nghệ thuật độc đáo
Trang 37Tiểu kết chương 1
Ở chương 1 này, chúng tôi đã trình bày những vấn đề lí luận cơ bản về Ngữ dụng học Đặc biệt tập trung vào giới thiệu Ngữ cảnh và Chiếu vật; Vài nét khái quát về nhà văn Nguyễn Tuân và truyện ngắn Nguyễn Tuân để làm nền tảng cho việc khảo sát các phương thức chiếu vật, từ đó tìm ra được nghĩa và giá trị ngữ dụng của các phương thức chiếu vật trong truyện ngắn Nguyễn Tuân
Tìm hiểu khái niệm Ngữ dụng học Những vấn đề thuộc ngữ dụng học như ngữ cảnh, chiếu vật, chỉ xuất liên quan đến nội dung của đề tài sẽ
là những cơ sở lí luận để triển khai luận văn Chiếu vật “là vấn đề dụng học đầu tiên mà các nhà lôgic học quan tâm do đó cũng là vấn đề thứ nhất của ngữ dụng học” Không chỉ được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày mà còn được sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm văn chương phương thức chiếu vật là khái niệm rất cơ bản, quan trọng của dụng học liên quan trực tiếp đến việc nghiên cứu đề tài Trong chương này, chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận liên quan đến đề tài đó là các phương thức chiếu vật: chiếu vật bằng tên riêng, chiếu vật bằng biểu thức miêu tả và chiếu vật bằng chỉ xuất
Tìm hiểu khái niệm Ngữ cảnh - cơ sở lí luận đầu tiên của chiếu vật và chỉ xuất - đây sẽ là căn cứ để xác định chính xác nghĩa chiếu vật của các phương thức chiếu vật
Nói đến Nguyễn Tuân, người ta nghĩ ngay đến một cây bút nổi bật của
xu huớng văn học lãng mạn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám Đó là một nhà văn của quan điểm duy mỹ, nghiêng nhiều về phía vị nghệ thuật Đối với Nguyễn Tuân Với tài năng của mình, những lời văn của ông viết ra luôn sang trọng, lịch lãm và cũng không kém phần đặc sắc
Trang 38Bảng 2.1: Thống kê các phương thức chiếu vật
trong truyện ngắn Nguyễn Tuân STT Loại phương thức chiếu vật Lượt dùng Tỷ lệ (%)
Bảng 2.2: Thống kê các loại phương thức chiếu vật bằng tên riêng
trong truyện ngắn Nguyễn Tuân
STT Loại phương thức chiếu vật
bằng tên riêng
Số biểu thức Lượt dùng
Tỷ lệ (%)
Trang 39* Nhận xét kết quả khảo sát
Trên cơ sở lý thuyết về phương thức chiếu vật bằng tên riêng và qua
khảo sát 21 truyện ngắn trong 2 tập truyện Vang bóng một thời và Nguyễn,
Bảng số liệu 2.2 cho thấy, có 161 biểu thức tên riêng với 2464 lượt dùng, chiếm 29,2% trong tổng số lượt dùng của tất cả các phương thức chiếu vật trong toàn bộ các tác phẩm được khảo sát của Nguyễn Tuân Những biểu thức chiếu vật tên riêng này thuộc hai phạm trù (tên riêng chỉ người và tên riêng chỉ sự vật) được cấu tạo theo nhiều phương thức với tần số xuất hiện khác nhau, biểu hiện nhiều sắc thái khác nhau Đối với biểu thức chiếu vật bằng tên riêng, chúng tôi lần lượt xem xét từng đặc điểm của các biểu thức chiếu vật,
bao gồm: Chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa gốc, chiếu vật bằng tên riêng
theo nghĩa gốc kèm với các danh từ chung và chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa chuyển trong các truyện ngắn của Nguyễn Tuân
Đối với phương thức chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa gốc, có 65 biểu thức tên riêng được sử dụng trong tác phẩm với 2165 lượt dùng, chiếm 87,8% Phương thức chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa gốc kèm với danh từ chung có
88 biểu thức, nhưng chỉ có 291 lượt dùng, chiếm tỷ lệ 11,8% Phương thức chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa chuyển được sử dụng rất ít trong các truyện ngắn của nguyễn Tuân, chỉ với 8 lượt dùng, chiếm tỷ lệ 0,4%
2.1.2 Đặc điểm ngữ pháp phương thức chiếu vật bằng tên riêng trong truyện ngắn Nguyễn Tuân
2.1.2.1 Chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa gốc
Phân tích phương thức chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa gốc trong truyện ngắn Nguyễn Tuân, chúng tôi đánh giá ở hai góc độ là theo phạm trù được biểu thị (bao gồm tên riêng chỉ người, chỉ đơn vị hành chính) và theo hình thức cấu tạo (gồm tên gọi, tên họ - tên cá nhân, tên họ, tên đệm, tên cá nhân) Cụ thể như sau:
Trang 40* Phương thức chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa gốc trong truyện ngắn Nguyễn Tuân theo các phạm trù được biểu thị
Bảng 2.3: Thống kê phương thức chiếu vật bằng tên riêng trong truyện ngắn Nguyễn Tuân theo các phạm trù được biểu thị
STT Phạm trù được biểu thị Số biểu thức
chiếu vật
Lượt dùng Tỉ lệ %
lượt dùng
2 Tên riêng chỉ đơn vị hành
147 lượt dùng, chiếm tỉ lệ 6,8% Trong đó, những biểu thức tên riêng có tần
số xuất hiện cao như: Nguyễn (121 lượt), Hoàng (86 lượt),… và có những biểu thức tên riêng chỉ xuất hiện một lần Dựa vào bảng thống kê, chúng ta có thể thấy số lượng biểu thức tên riêng chỉ người và số lượng biểu thức tên riêng chỉ đơn vị hành chính là tương đương nhau nhưng số lượt dùng của biểu thức tên riêng chỉ người (2018) chiếm tỉ lệ 93,2% cao hơn gấp nhiều lần so với số lượt dùng của biểu thức tên riêng chỉ đơn vị hành chính Qua đó, chúng
ta thấy được, chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa gốc trong các truyện ngắn được Nguyễn Tuân được sử dụng rất đa dạng cũng như cấu tạo theo nhiều phương thức linh hoạt khác nhau