1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tùy bút nguyễn tuân từ những cách tân về ngữ pháp đến nguyên tắc dạy học đọc hiểu

104 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÀ TUẤN KIỆN TUỲ BÚT CỦA NGUYỄN TUÂN – TỪ NHỮNG CÁCH TÂN VỀ NGỮ PHÁP ĐẾN NGUYÊN TẮC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU KHOÁ ḶN TỚT NGHIỆP Chun ngành: Ngơn ngữ học TP Hồ Chí Minh, tháng năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÀ TUẤN KIỆN TUỲ BÚT CỦA NGUYỄN TUÂN – TỪ NHỮNG CÁCH TÂN VỀ NGỮ PHÁP ĐẾN NGUYÊN TẮC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Ngôn ngữ học NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TĂNG THỊ TUYẾT MAI TP Hồ Chí Minh, tháng năm 2021 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận với đề tài Tuỳ bút của Nguyễn Tuân – Từ những cách tân về ngữ pháp đến nguyên tắc dạy học đọc hiểu, nhận giúp đỡ nhiều tập thể cá nhân Trước hết, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Tăng Thị Tuyết Mai – người thầy tận tâm hướng dẫn tơi suốt q trình thực khoá ḷn Bên cạnh đó, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các giáo viên sinh viên tham gia thực khảo sát cung cấp cho những ý kiến quý báu Sinh viên thực đề tài Hà Tuấn Kiện MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 0.1 Lí chọn đề tài 0.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề .4 0.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 12 0.4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 12 0.5 Phương pháp nghiên cứu 13 0.6 Đóng góp khoá luận 13 0.7 Cấu trúc khoá luận 14 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 15 1.1 Cơ sở lí luận 15 1.1.1 Những vấn đề Ngữ pháp học nghiên cứu ngôn ngữ tuỳ bút Nguyễn Tuân 15 1.1.2 Những vấn đề Thi pháp học hữu quan nghiên cứu ngôn ngữ tuỳ bút Nguyễn Tuân 20 1.1.3 Quan niệm cách tân ngữ pháp đề tài 23 1.2 Cơ sở thực tiễn 31 1.2.1 Người lái đò sông Đà nói riêng và tuỳ bút nói chung chương trình Ngữ văn 2018 31 1.2.2 Thực tế dạy học tuỳ bút Nguyễn Tuân 33 CHƯƠNG 2: NHỮNG CÁCH TÂN VỀ NGỮ PHÁP CỦA NGUYỄN TUÂN TRONG TUỲ BÚT 35 2.1 Ở bình diện từ pháp 35 2.1.1 Hiện tượng chuyển hoá từ loại 35 2.1.2 Hiện tượng biến đổi khả kết hợp từ 39 2.1.3 Hiện tượng chêm xen / phân tách từ 45 2.2 Ở bình diện cú pháp 46 2.1.1 Hiện tượng sáng tạo ngữ đối xứng lặp 47 2.2.2 Hiện tượng sáng tạo siêu định ngữ 51 2.2.3 Hiện tượng phức hoá thành phần ngoài nòng cốt câu 64 2.2.2 Hiện tượng lược giản hoặc bổ sung phương tiện liên kết (hoặc ngăn gián) 69 CHƯƠNG ĐỀ XUẤT NGUYÊN TẮC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TUỲ BÚT CỦA NGUYỄN TUÂN 76 3.1 Dạy học tác phẩm gắn với quan niệm nghệ thuật tác giả 77 3.2 Dạy học tác phẩm gắn với kĩ thuật viết tác giả 81 3.3 Dạy học tác phẩm thế gián cách với người học 87 KẾT LUẬN 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 NGUỒN NGỮ LIỆU 100 PHẦN MỞ ĐẦU 0.1 Lí chọn đề tài 0.1.1 Nguyễn Tuân một nhà văn độc đáo tài Là một số không nhiều nhà văn tạo cho mợt phong cách nghệ tḥt đợc đáo, Nguyễn Tuân có nhiều cống hiến cho văn chương Việt Nam kỉ XX Số lượng công trình nghiên cứu ông vô cùng đồ sộ, đa dạng đề tài, phạm vi, đối tượng nghiên cứu, từ thể loại, đến phong cách, tư tưởng, đặc trưng ngôn ngữ… Mặc dù vậy, bình diện ngữ pháp tác giả mợt mảnh đất trống chưa có nhiều người khai thác, đặc biệt ở thể tài tuỳ bút Vì vậy, chọn đề tài một cách để đào sâu thêm hướng nghiên cứu còn bỏ ngỏ 0.1.2 Bàn ngôn ngữ tuỳ bút Nguyễn Tuân, các nhà phê bình trí diện một đặc trưng phức điệu dễ nhận thấy Trên sở đó, nhiều cơng trình thực nhằm xác định nguyên nhân tính chất phức tạp – một lực cản đáng kể đối với tiếp nhận Bên cạnh những nguyên nhân lịch sử phát triển thể loại, phong cách nhà văn, hàm lượng thông tin tuỳ bút…, vấn đề ngữ pháp Nguyễn Tuân xem một nguyên nhân tiêu biểu Chúng chọn đề tài nhằm mục đích nghiên cứu ngữ pháp tuỳ bút Nguyễn Tuân sở so sánh với các ch̉n ngữ pháp thơng dụng, từ khẳng định những nỗ lực cách tân, làm mới tiếng Việt nhà văn 0.1.3 Từ chương trình Ngữ văn 2018 đời, dạy học đọc hiểu theo đặc trưng loại thể trở thành một yêu cầu quan trọng Trong chương trình Ngữ Văn 2018, tuỳ bút Người lái đò sông Đà Nguyễn Tuân tác phẩm chọn nằm danh mục các tác phẩm gợi ý Nguyên tắc dạy học đọc hiểu tuỳ bút vì cũng khơng nằm ngồi những ngun tắc chung lí luận dạy học đọc hiểu Tuy nhiên, Nguyễn Tuân một tượng văn học đặc biệt, ở thể loại tuỳ bút Sự tiếp nhận các tác phẩm thuộc thể tài ít nhiều bị quy định bởi những cách tân mới mẻ nhà văn, dẫn đến việc xuất các yêu cầu phát sinh mà lí luận chung chưa đề cập Vì thế, cùng với nhiệm vụ tìm hiểu những cách tân ngữ pháp, chọn đề tài với mong muốn đề xuất các nguyên tắc dạy học đọc hiểu, hỗ trợ quá trình tiếp nhận học sinh diễn thuận lợi 0.1.4 Thực tế dạy học tác phẩm tuỳ bút Nguyễn Tuân chương trình Ngữ văn phổ thông cũng một những lí việc lựa chọn đề tài Xuất phát từ kinh nghiệm học tập cá nhân, việc khảo sát kinh nghiệm ở các sinh viên, giáo viên (xem phụ lục 2.2) kết các công trình nghiên cứu trước vấn đề dạy học tác phẩm Nguyễn Tuân, nhận thấy rằng việc dạy học tuỳ bút Nguyễn Tuân còn có nhiều bất cập Vì khác biệt quá lớn thể tuỳ bút phong cách nghệ thuật nhà văn với những tượng văn học trước đó, người học sẽ cảm thấy lạ lẫm, bối rối, từ hình thành tâm lí chán nản, đối phó bỏ qua những nỡ lực sáng tạo nhà văn Tình trạng kéo dài, sẽ tạo một khoảng cách cứu vãn giữa người học tác phẩm Do đó, cần có mợt biện pháp can thiệp nhằm cải thiện tình hình Với những lí kể trên, mong muốn rằng kết nghiên cứu đề tài góp mợt phần việc phát thêm những sáng tạo ngôn ngữ Nguyễn Tuân bình diện ngữ pháp, đồng thời đề xuất các nguyên tắc dạy đọc để cải thiện những vấn đề dạy học tuỳ bút tác giả 0.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nguyễn Tuân một nhà văn tài hoa, có nhiều đóng góp quan trọng việc sáng tạo phát triển tiếng Việt Ông viết nhiều thể loại tuỳ bút, bút kí, truyện ngắn…, với mỗi thể loại đạt những thành công định Vì thế, văn chương ông một đối tượng thu hút nhà nghiên cứu từ trước đến Tuy nhiên, lịch sử nghiên cứu vấn đề khóa ḷn, chúng tơi chỉ tập trung tìm hiểu những nghiên cứu ngôn ngữ tuỳ bút những vấn đề dạy học tuỳ bút Nguyễn Tuân 0.2.1 Về vấn đề ngôn ngữ tuỳ bút Nguyễn Tuân Về vấn đề ngôn ngữ tuỳ bút Nguyễn Tuân, theo trình tự thời gian, kể đến những công trình các tác giả tiêu biểu sau: Nguyễn Quang Trung viết Nhà luyện đan ngôn từ – ông lái đò chữ nghĩa (Tiếng nói tri âm, tập 2, 1996) thống kê Sông Đà có tới “ngót 300 đợng từ” “tần số đợng từ đậm đặc ở trường đoạn hỗn chiến giữa người sông nước” Kết thống kê cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa vấn đề từ loại nội dung thể từng phân đoạn tuỳ bút Hai tuyển tập Nguyễn Tuân – Về tác gia và tác phẩm (1998) (có đến 90 viết) Nguyễn Tuân – Tác phẩm và dư luận (2002) (gồm 14 viết) Tôn Thảo Miên biên tập giới thiệu có những cơng trình giá trị gắn với tên tuổi nhiều nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh, Vũ Ngọc Phan, Phong Lê, Vương Trí Nhàn…, những nhà văn cùng thời hậu bối Nguyễn Minh Châu, Thạch Lam…, đưa những hướng tiếp cận, đánh giá phong phú tác phẩm Nguyễn Tuân Các góc nhìn xuất phát từ vấn đề quan điểm nghệ thuật, hành trình phát triển thể loại tuỳ bút, phong cách tác giả đến những hồi ức kỉ niệm với nhà văn… Trong viết các tác giả có thâm niên nghiên cứu Nguyễn Tuân Con đường Nguyễn Tuân đến tuỳ bút chống Mỹ, Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập (Nguyễn Đăng Mạnh), Nguyễn Tuân tuỳ bút (Phong Lê), Tuỳ bút Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng tám (Một số đặc điểm thể loại) (Hà Văn Đức), Người lái đò Sông Đà (Phan Huy Dũng)…, các tác giả chủ yếu khái lược hệ thống tuỳ bút Nguyễn Tuân qua từng thời kì, chỉ những đặc sắc tư tưởng phong cách Nguyễn Tuân, chuyên vào phương diện nội dung, những vấn đề tương giao thể loại Ngôn ngữ nhà văn, có, cũng chỉ dừng lại ở bình diện ngữ nghĩa ngữ âm, những đặc sắc việc dùng từ, âm điệu, nhịp điệu câu văn, một vài nhận xét khái quát linh hoạt câu văn Dù cũng có mợt số nhà nghiên cứu đề cập đến tính chất phức điệu câu văn Ngũn Tn, khơng có viết đề cập đến đặc trưng ngữ pháp Nguyễn Tuân, xem ngữ pháp một đối tượng trung tâm cần nghiên cứu, đặc biệt tuỳ bút Bùi Thanh Thảo (2005) luận văn Cái đẹp văn xuôi nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám đưa số thống kế việc sử dụng từ Hán Việt hai tuỳ bút Phu nhân họ Bồ, Cửa Đại lần lượt 271 từ / 16 trang 122 lượt từ / 15 trang Tuỳ bút Phu nhân họ Bồ tác giả luận văn đánh giá “là một tượng đặc biệt” bởi nhà văn dùng nhiều từ Hán Việt sử dụng “có ý thức, có cân nhắc” Bên cạnh đó, luận văn cũng đề cập tới việc lựa chọn sử dụng từ láy (mặc dù ít việc sử dụng từ Hán Việt) tác phẩm tuỳ bút Nguyễn Tuân lí giải việc lựa chọn “tha hồ bày tỏ cảm xúc, tâm tình” nhà văn Thứ nhất, cho rằng việc tác giả dùng đơn vị thống kê số trang để tiến hành nghiên cứu kết luận chưa đem lại tính chính xác cao thuyết phục cần thiết Bên cạnh đó, luận văn nghiên cứu cái đẹp văn xi Ngũn Tn nói chung, không tách bạch sâu nghiên cứu từng thể loại cụ thể mà chỉ đưa những ví dụ điển hình cái đẹp hình thức mà nhà văn họ Nguyễn sử dụng văn xuôi trước Cách mạng tháng Tám Trong chương luận văn Phong cách Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến (1946 – 1954), Bùi Thị Anh Chung (2007) cũng đưa những đánh giá ngôn từ nghệ thuật Nguyễn Tuân sáng tạo Tác giả luận văn gọi tài sử dụng từ ngữ Nguyễn Tuân “lạ hóa”: “Nguyễn Tn có mợt cá tính thích lạ hóa, thích biến đổi khác người Từ cách cảm nhận giới, cuộc đời đến cách dùng từ ngữ, hình ảnh ơng ln có lạ hóa Ơng khơng thích những chữ cũ mà người ta dùng nhiều, ông gọi những “chữ mòn, non lép”, đặt xuống trang giấy mợt cách dễ dàng” Song song với đó, phạm vi luận văn trên, tác giả cũng chỉ phân tích mợt số kiểu câu văn Nguyễn Tuân dùng việc sáng tác tuỳ bút thời kháng chiến Đó việc Nguyễn Tuân thường xuyên sử dụng các câu văn trùng điệp, câu văn linh hoạt, uyển chuyển, câu văn giàu hình ảnh chất thơ – một những điều tạo nên ấn tượng mạnh cho độc giả đọc văn ông Vấn đề luận văn chỉ dừng lại ở tuỳ bút kháng chiến – một phạm vi nghiên cứu khó nằm vùng lựa chọn nhiều giáo viên lựa dạy học tuỳ bút Một những cơng trình có tìm hiểu sâu rợng các phương diện tuỳ bút Nguyễn Tuân, xem tuỳ bút mợt trọng tâm tồn bợ mục đích nhiệm vụ nghiên cứu, Đặc trưng tuỳ bút Nguyễn Tuân tác giả Nguyễn Thị Hồng Hà (2010) Vì lẽ đó, cơng trình cũng mang ý nghĩa tảng cho tất những 86 sông” Ở đây, nhà văn mắc lỗi liên kết giữa hai câu văn bằng các liên ngữ tình thái ngữ Thông thường, liên ngữ thấy chỉ dùng cho một kết luận cuối cùng – điều có sở đúc kết chắc chắc kiện đề cập câu văn trước Tuy nhiên, ở câu văn trước nhà văn lại mợt kiện không chắc chắn, chưa chứng minh, bằng chứng ở việc dùng tình thái ngữ hình Nếu thay các kiện hai câu văn bằng một kiện khác diễn đạt theo cấu trúc “hình + thấy rằng” sẽ nhận tính phi logic diễn đạt một cách rõ ràng Ví dụ: “Hình Nam chưa học Mới thấy rằng Nam lười lắm” Một ví dụ khác tượng “phủ định phủ định” tuỳ bút Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi nhà văn sử dụng “quên” kiểm tra lại: “Trung tá Lạc Xon nhìn thẳng về phía tơi mà nói: - “Tôi không đánh Hà Nội” Á câu mở đầu của người quan năm chỉ huy cuộc đánh phá Hà Nội một câu trả lời chối cãi! Được, nhà chối, không người Việt Nam nào, không người Hà Nội nào, không ngạc nhiên chút về bất câu chới quanh, câu nói búa của hiếu chiến Hoa Kì”80 Sự phủ định liên tiếp diễn đạt “không một người Việt Nam nào, không một người Hà Nội nào, không ngạc nhiên chút nào…” dẫn tới khẳng định chắc chắn: người Việt Nam cũng ngạc nhiên trước những lời nói dối lính Hoa Kì, mâu thuẫn với tồn bợ ngữ cảnh chung quanh nhà văn mỉa mai trung tá ấy: “Được, nhà cứ chối”… Người học tiếp xúc với văn chương tuỳ bút Nguyễn Tuân, cũng cần rút học để lí trí kiểm soát ngòi bút, không để yếu tố cảm xúc đầu Dẫu biết rằng kiểu ngữ liệu dạy học dựa lỗi sai nhà văn sẽ để lại ấn tượng sâu đậm, giúp người học khắc sâu kiến thức học hơn, nhiên chúng cần phải hạn chế Bởi lẽ, mục tiêu hàng đầu những nguyên tắc đề 80 Nguyễn Tuân (2014: 221) 87 dạy học đọc hiểu ở góp phần giúp học sinh nhận ưu điểm văn chương tuỳ bút Nguyễn Tuân, từ mang lòng say mê học hỏi chứ ngược lại, làm văn chương ông khó tiếp thu lại nhiều khiếm khuyết Bên cạnh đó, sử dụng loại dẫn chứng này, cũng cần cho người học hiểu rằng sai sót bên lề những đóng góp vĩ đại mà nhà văn để lại cho văn học nước nhà, một vết xước nhỏ không đủ sức làm ảnh hưởng đến công lao to lớn nghiệp sáng tác lao động cần mẫn nhà văn suốt những năm tháng sống cống hiến Người dạy cần phải biết tự hạn chế có những nhận xét hợp lẽ, thận trọng sử dụng kiểu ngữ liệu 3.3 Dạy học tác phẩm thế gián cách với người học Trước vào nội dung trọng tâm nguyên tắc này, cần phải dẫn một sở quan trọng việc đề xuất nguyên tắc, Lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ81 nhà ngôn ngữ học Krashen đề xuất từ những năm 1970 Trong hệ thống các lí thuyết Thuyết thụ đắc ngôn ngữ, Thuyết trình tự tự nhiên chính một nội dung quan trọng có đề cập đến hiệu tiếp thu ngữ pháp tự nhiên người học ngôn ngữ: “việc tiếp thu cấu trúc ngữ pháp diễn theo mợt trật tự đoán trước Những người thụ đắc mợt ngơn ngữ định có xu hướng tiếp thu sớm một số cấu trúc định, một số khác thì để sau” 82 Nhìn chung, lí thuyết thụ đắc ngôn ngữ Krashen cho rằng buộc người học khai thác sâu sắc một tượng ngôn ngữ vượt quá mức độ hiểu biết thời họ, người học chỉ tiếp thu hiểu những tượng ngôn ngữ, những cấu trúc ngữ pháp theo một trình tự định với cho phép não bộ (Nắm tinh thần thuyết thụ đắc ngơn ngữ, người dạy học đọc hiểu, dạy Đây một học thuyết thụ đắc ngơn ngữ thứ hai lấy khả học ngôn ngữ bẩm sinh người làm nhân tố trung tâm Krashen cho rằng việc học tiếng mẹ đẻ học ngoại ngữ thực khơng có quá nhiều khác biệt Quá trình tác giả khái quát lên thành những nguyên tắc chung học ngơn ngữ thụ đắc (chứ nỗ lực học thuộc lòng từ vựng ngữ pháp) nhấn mạnh một yếu điểm 82 Nguyên văn: “the acquisition of grammatical structures proceeds in a predictab le order Acquirers of a given language tend to acquire certain grammatical structures early, and others later” Krashen (1982: 12) 81 88 học ngữ pháp nói riêng ngơn ngữ học nói chung, có một sở phù hợp việc lựa chọn ngữ liệu hỗ trợ quá trình dạy học mình) Trong đó, Ngũn Tn xem mợt tượng phức tạp, đến mức, nói Vũ Ngọc Phan (1998: 37), “đứng hẳn mợt phái riêng, lối văn lẫn tư tưởng” Người ta khó lòng xếp ông vào một trào lưu văn học cũng cho rằng câu văn ông thích hợp để dạy học các chuẩn ngữ pháp Vì thế, lựa chọn tác phẩm tuỳ bút Nguyễn Tuân, cần phải đặt khối cấu trúc ngôn ngữ phức tạp thế gián cách tương đối với người học, bởi bất kì đối tượng người học cũng có khả thẩm thấu tốt các cấu trúc ngữ pháp mà không bị bối rối trước những sáng tạo quá khác biệt một nhà văn trung thành với chủ nghĩa hình thức đồng thời mang cái tơi phóng túng đầy khinh bạc Đợ khó tuỳ bút Nguyễn Tuân không chỉ xác nhận bởi những nhà phê bình đọc ông Nếu chúng tơi dùng mợt cơng cụ “đo” đợ khó mợt văn – Ch̉n cớt lõi của chương trình Ngữ văn và Đọc hiểu các môn học Xã hội, Tự nhiên và Kĩ thuật (The Common Core State Standards for English Language Arts & Literacy in History/Social Studies, Science, and Technical Subjects)83, thì với khả xác định đợ khó văn thơng qua hệ thống các tiêu chí định tính, tuỳ bút Nguyễn Tuân nói riêng các văn dạy học nói chung phân tích để thấy tính chất phức tạp Trong phần đề xuất chuẩn phương pháp tiếp cận đợ khó văn (text), chương trình đưa ba yếu tố định xem một văn xem phức tạp hay đơn giản (2017: 6): (1) Chiều kích chất lượng đợ khó (Qualitative dimensions of text complexity); (2) Chiều kích số lượng đợ khó (Quantitative dimensions of text complexity); (3) Người đọc các nhiệm vụ (Reader and task considerations) Cụ thể sau: Chương trình ban hành bởi Hiệp hội thống đốc quốc gia (National Governors Association) Hợi đờng viên chức quản lí giáo dục ở cấp tiểu bang (Council of Chief State School Officers) Hoa Kì nhằm mục đích cung cấp đầy đủ những kiến thức kĩ năng, đảm bảo cho tất các học sinh biết đọc viết (theo nghĩa rợng các từ này) trước hồn tất cấp ba, chuẩn bị cho giai đoạn đại học nghề nghiệp 83 89 Bảng Bảng tổng hợp các tiêu chí xác định đợ khó văn Chuẩn cốt lõi của chương trình Ngữ văn và Đọc hiểu các môn học Xã hội, Tự nhiên và Kĩ thuật NHÓM TIÊU CHÍ CÁC TIÊU CHÍ • Các tầng nghĩa (văn văn học, tạm viết tắt VBVH) hoặc mục đích (văn thông tin, tạm viết tắt VBTT): Một cấp độ nghĩa hay nhiều cấp độ nghĩa; mục đích nêu rõ ràng hay ngầm ẩn; • Kết cấu: Đơn giản hay phức tạp; rõ ràng hay ngụ ý; truyền thống hay phi truyền thống; tuyến tính hay phi tuyến tính (chủ yếu VBVH); rõ hay không đặc trưng thể loại (chủ yếu VBTT); đồ họa đơn giản hay tinh vi; đồ họa cần thiết hay khơng cần thiết cho việc hiểu văn bản; • CHIỀU KÍCH CHẤT LƯỢNG • CỦA ĐỢ KHÓ Tính thơng dụng và sáng ngôn ngữ: Diễn đạt nghĩa đen hay nghĩa bóng / mỉa mai; rõ ràng hay mơ hờ / có mục đích gây hiểu lầm; đương đại, quen thuộc hay cổ xưa, xa lạ; thông dụng hay thuật ngữ / phương ngữ; • Nhu cầu kiến thức – Kiến thức Văn hóa / Văn học (chủ yếu VBVH): Tri thức thường thức đời sống thể loại hay tri văn hóa văn học hữu ích; tính liên văn thấp hay tính liên văn cao; • Nhu cầu kiến thức – Nợi dung / Kiến thức thể loại (chủ yếu VBTT): Kiến thức hàng ngày quen thuộc với các quy ước thể loại cần thiết hay kiến thức mở rợng, có tính chuyên ngành; tính liên văn thấp hay tính liên văn cao CHIỀU • KÍCH • SỚ LƯỢNG • CỦA ĐỘ KHÓ Nhu cầu kiến thức – Trải nghiệm cuộc sống (chủ yếu VBVH): chủ đề đơn giản hay phức tạp; một chủ đề hay nhiều chủ đề; trải nghiệm thông thường hay xa lạ; một quan điểm hay đa quan điểm; quan điểm quán hay không quán; Tần suất xuất các từ / hoặc câu dài; Tần suất xuất các từ quen tḥc, khó hiểu; Tần suất sử dụng các phương tiện liên kết (chẳng hạn các từ cụm từ chuyển tiếp, giúp thiết lập liên kết logic giữa các ý tưởng đơn giản hoá quá trình suy luận cho người đọc) 90 • NGƯỜI ĐỌC VÀ CÁC NHIỆM • VỤ Về người đọc, đợ khó văn bản qút định bởi: khả nhận thức người đọc (chú ý, trí nhớ, phân tích, tham khảo, hình dung); đợng lực (mục đích đọc, quan tâm đến nội dung, hiệu thân người đọc); kiến thức (kiến thức từ vựng chủ đề, kiến thức ngôn ngữ diễn ngôn, kiến thức chiến lược hiểu); kinh nghiệm Về nhiệm vụ, đợ khó văn bản qút định bởi: mục đích người đọc, yêu cầu kiểu đọc (ví dụ đọc lướt, đọc nghiền ngẫm…), dự kiến kết quả, đúc kết tri thức, đề xuất giải pháp cho thực tiễn hoặc cho chính tương tác với văn Lần lượt quy chiếu các tiêu chí mỗi chiều kích vào hệ thống văn tuỳ bút nói chung, ta thấy tuỳ bút Nguyễn Tuân một cấu trúc vô cùng phức tạp, cụ thể: • Ở chiều kích chất lượng đợ khó: 1/ Về kết cấu: tuỳ bút Nguyễn Tuân có kết cấu tuyến tính, phức tạp nội dung chuyển dịch liên tục qua từng đoạn, theo dòng cảm nghĩ, cảm xúc tác giả 2/ Các diễn đạt dùng liên tục dưới nghĩa bóng thơng qua việc sử dụng mợt loạt các biện pháp tu từ; có kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ đương đại, quen thuộc, cổ xưa, xa lạ, cùng một hệ thống thuật ngữ / phương ngữ giàu có 3/ Nhu cầu kiến thức – Trải nghiệm cuộc sống một yêu cầu bắt buộc: chủ đề thường hướng tới những nội dung xa lạ với người đọc đại, thông qua một đối tượng hướng đến nhiều chủ đề; trải nghiệm; một quan điểm quán diễn đạt dài dòng phải thông qua một kiện lớn 4/ Tri thức cần dùng để hiểu tuỳ bút vừa tri thức thường thức đời sống thể loại, vừa tri văn hóa văn học hữu ích 5/ Tính liên văn cao (thể qua liên kết với một loạt những kiện văn học, văn hoá; thành ngữ, tục ngữ, truyện cổ tích; Truyện Kiều;…); • Ở chiều kích số lượng đợ khó: 1/ Tần suất xuất các từ / hoặc câu dài vô cùng lớn 2/ Tần suất xuất các từ quen tḥc, khó hiểu cũng lớn 3/ Các phương tiện liên kết thường xuyên không trọng, có sai khác đáng kể với ngữ pháp thơng thường; • Ở chiều kích người đọc, nhận thấy, dù đặc điểm tâm lí lứa t̉i nhóm học sinh Trung học phở thơng cho thấy đa phần các em có khả 91 nhận thức tốt (khả ý, trí nhớ, phân tích, tham khảo, hình dung) các em chủ yếu gặp phải vấn đề sau: 1/ Động lực học sinh chưa đủ lớn để xem việc đọc tuỳ bút một mục đích thực đáng kể 2/ Kiến thức (kiến thức từ vựng chủ đề, kiến thức ngôn ngữ diễn ngôn, kiến thức chiến lược hiểu) học sinh chưa đủ 3/ Kinh nghiệm, trải nghiệm đọc tuỳ bút thể nghiệm các hoạt động văn hoá tuỳ bút Nguyễn Tn gần khơng có Như vậy, tuỳ bút Ngũn Tuân, trải nghiệm đọc học sinh, một đối tượng vơ cùng khó tiếp nhận Trong mợt câu khảo sát tḥc dạng trả lời ngắn “Có ý kiến cho rằng tuỳ bút Nguyễn Tuân một công trình chạm khắc ngôn ngữ kì vĩ choáng ngợp, dạy học tác phẩm nên một hướng dẫn viên thay vì một nhà khảo cổ, nên tổ chức cho chiêm ngưỡng thay vì khai thác Bạn nghĩ ý kiến này?”, 33 câu trả lời, nhận câu trả lời “Không đồng tình” 22 câu trả lời “Đồng tình” Như vậy, giới thiệu văn chương tuỳ bút Nguyễn Tuân đến cho học sinh, đặc biệt những tuỳ bút phức tạp cú pháp Người lái đò sông Đà, người dạy chỉ nên xem tác phẩm mợt tòa tháp trang hồng bởi mợt loạt các phức cú khác nhau, còn người học mợt đồn du khách đứng từ xa chiêm ngưỡng công trình ngôn ngữ, không nên xem mợt tài ngun ḅc người học phải khai phá cho bằng tồn bợ giá trị ngơn ngữ bên Bởi lẽ, suy cho cùng, với cái ngông nghênh không biết tự hạn chế mình, Nguyễn Tuân ngược lại với truyền thống nhiều phục tùng truyền thống, dù lòng u tiếng Việt ơng có ln tha thiết dạt Bằng cách nói nhiều hình tượng, bình giảng đoạn sông Đà trữ tình êm dịu Nguyễn Tuân, đoạn văn tưởng chừng dễ đọc (vì miêu tả những qng sơng dễ chèo với người lái đò) nhà văn Nguyễn Minh Châu (1998: 305) cũng phải bàng hoàng thừa nhận rằng với Nguyễn Tuân, “tiếng Việt trải một bão tàn phá tốc mái, lay cột, đổ nhà…” Cơn bão ấy, thiết nghĩ không phù hợp đại đa số người đọc chen chân vào, không muốn vi phạm đến nguyên tắc vừa sức giáo dục Trong một câu hỏi khảo sát dạng trắc nghiệm “Theo bạn, người dạy nên hạn chế yêu cầu sau dạy học tuỳ bút Nguyễn Tuân?”, nhận 21 92 lựa chọn cho đáp án “Yêu cầu học tập cách viết theo phong cách Nguyễn Tuân”, cho đáp án “Yêu cầu học thuộc lòng dẫn chứng” cho đáp án “Yêu cầu học sinh đối sánh với những nhà văn khác, tuỳ bút khác” Trong những yêu cầu kể trên, yêu cầu thuộc lòng dẫn chứng tuỳ bút yêu cầu cần tránh nhằm đáp ứng tốt nguyên tắc dạy học tác phẩm gián cách với người học Trong quá trình đọc hiểu, giáo viên sẽ không phân tích quá sâu vào cái hay, cái đẹp những cấu trúc cú pháp quá rắc rối, phức tạp Bởi trước hiểu cái hay, cái đẹp, ở chiều sâu nội dung, học sinh cần phải phân giải thành công những đan cài phức tạp bề mặt ngữ pháp Trong quá trình kiểm tra đánh giá, phải trích dẫn văn bản, học sinh cần cung cấp cho một văn độc lập thay vì phải học thuộc lòng… Cú pháp Nguyễn Tuân kiểu cú pháp sinh để tḥc-nằmlòng Với hình hài biệt có một không hai ngữ pháp tiếng Việt, qua bộ lọc cảm ngữ muôn triệu tấc lòng, có lẽ sẽ khơng ở lại mợt nơi thật vừa vặn Chính ta có mợt điều gì thật trọn vẹn, mới một cấu trúc mãi hấp dẫn, mãi gọi mời, một niềm lưu luyến với người đọc bao hệ mỗi lần giở lại những trang tuỳ bút Nguyễn Tuân, “người mở những khả mới cho tiếng Việt”84 84 Mai Quốc Liên (1998) 93 TIỂU KẾT CHƯƠNG Trong chương ba, đề xuất bộ ba nguyên tắc dạy học đọc hiểu tuỳ bút Nguyễn Tuân, nhìn từ những cách tân ngữ pháp phân tích chương trước Bộ ba là: dạy học tác phẩm gắn với quan niệm của nhà văn; dạy học tác phẩm gắn với kĩ thuật viết của nhà văn; dạy học tác phẩm thế gián cách với người học Khi dạy học tác phẩm gắn với quan niệm của nhà văn, giáo viên cần cho thấy rằng những cách tân hình thức Nguyễn Tuân một việc làm ngược lại với số đông, cố ý tỏ khác người để trở nên nổi bật tác giả “Quan niệm” kiểu “ngữ pháp mang quan niệm” mà đúc kết ở chương trước, vừa quan niệm nghệ thuật lao động chữ nghĩa, vừa quan niệm rằng cách tân hình thức để phục vụ cho một mục đích nghệ thuật, mang lại giá trị tu từ Tất những vấn đề cần giới thiệu chứng minh thật rõ ràng cho người học biết, để hiểu mợt tài năng, mợt nỗ lực đáng ghi nhận trân quý Khi dạy học tác phẩm gắn với kĩ thuật viết của nhà văn, giáo viên cần tổ chức các hoạt động học nhằm liên hệ những tri thức ngữ pháp văn bản, quá trình cách tân ngữ pháp, thái độ đối với cách tân ngữ pháp… đến với học sinh, qua đó, hình thành phát triển lực, phẩm chất người học Nguyên tắc tiến hành theo hai hướng: dạy học tác phẩm gắn với những ưu điểm kĩ thuật viết và dạy học tác phẩm gắn với những hạn chế kĩ thuật viết Khi dạy học theo ưu điểm kĩ thuật viết, những ngữ liệu tuỳ bút chọn sẽ có vai trò các mẫu đạt chuẩn, qua giúp học sinh biết cách xây dựng mợt cú pháp đạt chuẩn, từ hình thành kĩ phân tích câu văn tuỳ bút để hỗ trợ quá trình đọc hiểu Khi dạy học theo hạn chế kĩ thuật viết, những ngữ liệu tuỳ bút chọn sẽ có vai trò các mẫu bị lỡi, qua giúp học sinh tránh những sai sót xây dựng mợt cú pháp, nhờ đó, việc làm chủ câu văn quá trình đọc hiểu cũng trở nên hiệu 94 Khi dạy học tác phẩm thế gián cách với người học, giáo viên phải người chủ động tạo một khoảng cách tương đối tiếp nhận học sinh văn bản, sở ý thức rằng tuỳ bút Nguyễn Tuân một cấu trúc phức tạp lĩnh hội ngữ pháp nhận thức học sinh thì khơng vơ hạn Khơng phải hồn tồn đặt tác phẩm khỏi việc tìm hiểu học sinh, quá trình dạy đọc hiểu, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bằng việc chọn lấy những dẫn chứng ít có vấn đề ngữ pháp Những diễn đạt có cấu trúc ngữ pháp xa lạ nên giáo viên hạn chế chỉ phân tích thực cần thiết, chúng mang một dụng ý nghệ thuật thực đặc sắc, đáp ứng yêu cầu cần đạt chương trình Ngữ văn Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần tránh yêu cầu học sinh học thuộc dẫn chứng, học theo cách viết nhà văn 95 KẾT LUẬN Với một vốn liếng ngơn từ nghệ tḥt giàu có, mỡi cầm bút, bằng nhiều cách khác nhau, Nguyễn Tuân không buông những câu chữ thông thường đời sống Ơng khơng bằng lòng với cách diễn đạt vật ý nghĩ ta quen biết mà tìm mợt cách nói, mợt cách biểu đạt mới lạ Bàn ngôn ngữ tuỳ bút Nguyễn Tuân, các nhà phê bình trí diện một đặc trưng phức điệu dễ nhận thấy, điều gây ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình tiếp nhận Trong những nguyên nhân xác định, những cách tân ngữ pháp Nguyễn Tuân xem mợt ngun nhân tiêu biểu Vì lẽ đó, việc phân tích ngôn ngữ tuỳ bút Nguyễn Tuân ở bình diện ngữ pháp thực cần thiết cho nhiệm vụ đề xuất những nguyên tắc giảng dạy phù hợp Để thực hai nhiệm vụ trọng tâm xác định – phân loại những biểu cách tân ngữ pháp Nguyễn Tuân đề xuất nguyên tắc đọc hiểu tuỳ bút sở phân tích ngữ pháp, khoá luận thực nhằm giới thiệu, phân tích các nội dung nghiên cứu, lần lượt qua ba chương ở phần chính văn: Trong Chương Những vấn đề chung, làm rõ một số vấn đề có ý nghĩa sở cho đề tài các vấn đề Ngữ pháp học Thi pháp học Các vấn đề lí thuyết ngữ pháp học người viết minh định bao gồm: các khái niệm “ngữ pháp”, “Ngữ pháp học”, “Từ pháp học”, “Cú pháp học”, các loại từ các loại ngữ có vai trò các thành phần phụ từ câu Các vấn đề Thi pháp học hữu quan bao gồm khái niệm “định ngữ nghệ thuật”, “hình dung từ” “lạ hoá” Trong chương này, xác định rõ quan niệm “cách tân ngữ pháp” đề tài (được hiểu đồng thời theo hai cách những diễn đạt mang cấu trúc ngữ pháp lệch chuẩn, có tiền lệ chưa tạo thành hệ thống cấu trúc ngữ pháp lệch chuẩn, chưa có tiền lệ), đờng thời lí giải đợng cách tân ngữ pháp từ việc tìm hiểu phong cách Nguyễn Tuân đặc trưng thể loại tuỳ bút Trong phần sở thực tiễn, người viết trình bày kết khảo sát thực tế dạy học đọc hiểu tuỳ bút Nguyễn Tuân vị trí thể loại tuỳ bút chương trình Ngữ văn 2018 96 Trong Chương Những cách tân ngữ pháp Nguyễn Tuân tuỳ bút, người viết tập trung thực các nhiệm vụ nghiên cứu trọng tâm sau: trình bày một số biểu cách tân ngữ pháp tuỳ bút Nguyễn Tuân lần lượt ở bình diện từ pháp, bình diện cú pháp tiến hành phân tích, đối sánh chúng với chuẩn ngữ pháp thông dụng, cuối cùng chỉ hiệu tu từ diễn đạt Ở bình diện từ pháp, khảo sát hệ thống tuỳ bút Nguyễn Tuân xuất các tượng hiện tượng chuyển hoá từ loại; hiện tượng biến đổi khả kết hợp của từ; hiện tượng chêm xen / phân tách từ Ở bình diện cú pháp, các tượng phân tích là: hiện tượng sáng tạo ngữ đối xứng lặp; hiện tượng sáng tạo siêu định ngữ; hiện tượng phức hoá thành phần ngoài nòng cốt câu; hiện tượng lược giản hoặc bổ sung các phương tiện liên kết (hoặc ngăn gián) Đây những tượng làm nên tính chất phức tạp hấp dẫn tuỳ bút Nguyễn Tuân Trong Chương Đề xuất nguyên tắc dạy học đọc hiểu tuỳ bút Nguyễn Tuân, thông qua khảo sát một loạt các tượng mang tính vấn đề ngữ ngáp tuỳ bút, đề xuất bộ ba nguyên tắc dạy học đọc hiểu, bao gồm: dạy học tác phẩm gắn với quan niệm của nhà văn; dạy học tác phẩm gắn với kĩ thuật viết của nhà văn; dạy học tác phẩm thế gián cách với người học Cả ba nguyên tắc đúc kết từ việc tìm hiểu quá trình cách tân ngữ pháp Nguyễn Tuân, thể mong muốn người viết việc giải một số vấn đề dạy học tuỳ bút tác giả 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục Đào tạo (2018) Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn Bùi Mạnh Hùng (2014) Phác thảo chương trình Ngữ văn theo định hướng phát triển lực Tạp chí Khoa học, 56, 23-41 Bùi Thị Anh Chung (2007) Phong cách Nguyễn Tuân qua tuỳ bút kháng chiến (1946-1954) Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn Thái Nguyên: Đại học Thái Nguyên Cao Xuân Hạo (2005) Ngữ pháp chức tiếng Việt – Quyển – Ngữ đoạn và Từ loại Hà Nội: Giáo dục Cao Xuân Hạo (2008) Ngữ pháp chức tính võ đoán các định danh tiếng Việt Ngữ pháp tiếng Việt – Những vấn đề lí luận Hà Nội: Khoa học Xã hợi, 328-399 Diệp Quang Ban, Hồng Văn Thung (2016a) Ngữ pháp tiếng Việt, tập Hà Nội: Giáo dục Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (2016b) Ngữ pháp tiếng Việt, tập Hà Nội: Giáo dục Đặng Lưu (2005) Định ngữ nghệ thuật ngôn ngữ trần thuật Nguyễn Tuân Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, 11(121), 15-18 Đinh Thanh Huệ (2002) Giới từ “trong, ngoài, trước, sau” – Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nợi, 18(4), 8-16 10 Hồng Dũng, Ngũn Thị Ly Kha (2007) Về các thành tố phụ sau trung tâm danh ngữ tiếng Việt Tạp chí Ngôn ngữ (4), 24-34 11 Hoàng Dũng, Nguyễn Thị Ly Kha (2008) Danh từ các tiểu loại danh từ tiếng Việt Ngữ pháp tiếng Việt – Những vấn đề lí luận Hà Nợi: Khoa học Xã hợi, 213296 12 Hồng Văn Hành (2004) Thành ngữ học tiếng Việt Hà Nội: Khoa học Xã hội 13 Krashen, S (1982) Principles and Practice in Second Language Acquisition Oxford: Pergamon 98 14 Lã Nguyên (2018) Phê bình kí hiệu học – Đọc văn là hành trình tái thiết ngôn ngữ Phụ nữ: Hà Nội 15 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999) Từ điển thuật ngữ văn học Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội 16 Lê Đức Luận (2015) Đối xứng cú pháp ngữ nghĩa thành ngữ tiếng Việt Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục, 5(4A), 52-56 17 Lê Thị Thanh Uyên (2011) Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ truyện kí của Nguyễn Tuân Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học TP Hồ Chí Minh: Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 18 Mai Quốc Liên (1998) Phê bình và tranh luận văn học Hà Nội: Văn học 19 National Governors Association, Council of Chief State School Officers (2017) Common Core State Standards (Appendix A) Trích xuất từ: http://www.corestandards.org/assets/Appendix_A.pdf, lúc ngày 1/5/2021 20 Nguyễn Đăng Mạnh (1981) Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập Hà Nội: Văn học 21 Nguyễn Minh Thuyết (2004) Thành phần câu tiếng Việt Hà Nội: Giáo dục 22 Nguyễn Ngọc Chinh, Bùi Vũ Ngọc Dung, Nguyễn Ngọc Nhật Minh (2014) Thưởng thức vẻ đẹp tiếng Việt qua giới nghệ thuật ngôn từ Nguyễn Tuân Tạp chí Khoa học, (60), 154-161 23 Nguyễn Thị Hồng Hà (2010) Đặc trưng tuỳ bút Nguyễn Tuân Hà Nội: Văn học 24 Sklovski, V (2007) Nghệ thuật thủ pháp Lý luận phê bình văn học thế giới thế kỷ XX, 1, 76-93 25 Tôn Thảo Miên (1998) Nguyễn Tuân – Về tác gia tác phẩm Hà Nội: Giáo dục 26 Tôn Thảo Miên (2002) Nguyễn Tuân – Tác phẩm và dư luận Hà Nội: Văn học 27 Trần Ngọc Hưởng (1999) Luận đề về Nguyễn Tuân – Luyện thi Tú tài, Cao đẳng và Đại học TP Hồ Chí Minh: Thanh Niên 28 Trần Thị Mỹ Hạnh (2019) Định ngữ nghệ thuật tác phẩm tuỳ bút Ngôn ngữ Việt Nam bối cảnh giao lưu, hội nhập phát triển Hà Nội: Dân Trí 99 29 Trần Văn Minh (2009) Dạy tác phẩm tuỳ bút trường Trung học phổ thơng – Nhìn từ đặc trưng thể loại Tạp chí Nghiên cứu văn học, (6), 111 30 Vũ Đức Phúc (1980) Nghệ thuật Nguyễn Tuân Tạp chí Văn học, (6), 35-49 31 Vũ Ngọc Phan (1989) Nhà văn hiện đại (tập I) Hà Nội: Khoa học Xã hội 32 Đỗ Ngọc Thống (2011) Nguyễn Tuân phép “lạ hóa” trang văn Truy xuất từ http://nico-paris.com/tin-tuc-37/nguyen-tuan-va-phep-la-hoa-trang-van.vhtm, lúc ngày 1/5/2021 100 NGUỒN NGỮ LIỆU Nguyễn Tuân (1976) Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi Hà Nội: Văn học giải phóng Nguyễn Tuân (1996c) Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập III (Lữ Huy Nguyên tuyển chọn) Hà Nội: Văn học Nguyễn Tuân (1998a) Tuỳ bút viết trước 1945 Hải Phịng: Hải Phòng Ngũn Tn (2000a) Ngũn Tn tồn tập, tập I (Nguyễn Đăng Mạnh tuyển chọn) Hà Nội: Văn học Nguyễn Tuân (2000b) Nguyễn Tuân toàn tập, tập II (Nguyễn Đăng Mạnh tuyển chọn) Hà Nội: Văn học Nguyễn Tuân (2000c) Nguyễn Tuân toàn tập, tập III (Nguyễn Đăng Mạnh tuyển chọn) Hà Nội: Văn học Nguyễn Tuân (2000d) Nguyễn Tuân toàn tập tập IV (Nguyễn Đăng Mạnh tuyển chọn) Hà Nội: Văn học Nguyễn Tuân (2014) Nguyễn Tuân – Truyện ngắn và Kí Hà Nội: Văn học

Ngày đăng: 31/08/2023, 16:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w