TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG ĐÀO THỊ HỒNG LỘC MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ KHI THỰC HIỆN HÀNH VI ĐE DỌA THỂ DIỆN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN HẢI PHÒNG - 20
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
ĐÀO THỊ HỒNG LỘC
MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ KHI THỰC HIỆN HÀNH VI ĐE DỌA THỂ DIỆN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
HẢI PHÒNG - 2019
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
ĐÀO THỊ HỒNG LỘC
MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ KHI THỰC HIỆN HÀNH VI ĐE DỌA THỂ DIỆN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8.22.01.02
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thuận
HẢI PHÒNG - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Hải Phòng, 20 tháng 11 năm 2019 Tác giả
Đào Thị Hồng Lộc
Trang 4sẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn này
Hải Phòng, tháng 11 năm 2019
Tác giả
Đào Thị Hồng Lộc
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Sp1 Vai người nói
Sp2 Vai người nghe
B&L Brown&Levinson
TSXH Tần suất xuất hiện
FTA Hành vi đe dọa thể diện (Face Threatening Acts) TLTK Tài liệu tham khảo
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
2.1 Bảng tổng hợp tần suất sử dụng các chiến lược lịch sự
âm tính khi đe dọa thể diện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
28
2.2 Bảng tổng hợp tần suất sử dụng các biện pháp thay thế
hành vi khi đe dọa thể diện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
30
2.3 Bảng tổng hợp tần suất sử dụng các phương tiện tu từ
trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
36
2.4 Bảng tổng hợp tần suất sử dụng các biện pháp đi kèm
hành vi khi đe dọa thể diện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT iv
DANH MỤC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7
1.1 Lịch sự trong hội thoại 7
1.1.1 Sơ lược về thuật ngữ “lịch sự” 7
1.1.2 Các phương châm lịch sự 10
1.1.3 Thể diện 12
1.1.4 Chiến lược lịch sự âm tính và những biểu hiện ngôn ngữ của phép lịch sự âm tính 12
1.1.5 Chiến lược lịch sự dương tính và những biểu hiện ngôn ngữ của phép lịch sự dương tính 14
1.1.6 Chiến lược nói kín 15
1.2 Vai giao tiếp 16
1.2.1 Một số quan điểm về vai giao tiếp 16
1.2.2 Các phương tiện thể hiện vai giao tiếp 18
1.3 Vị thế xã hội và vị thế giao tiếp 19
1.3.1 Vị thế xã hội 19
1.3.2 Vị thế giao tiếp 19
1.4 Lí thuyết về hành động ngôn ngữ (hành vi ngôn ngữ) 21
1.4.1 Khái niệm về hành động ngôn ngữ 21
1.4.2 Phân loại các lớp hành động ngôn ngữ 22
1.4.3 Cách sử dụng hành động ở lời 232
1.5 Vài nét về cuộc đời và truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan 24
1.5.1 Vài nét về cuộc đời Nguyễn Công Hoan 24
1.5.2 Vài nét về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan 25
Trang 8Tiểu kết chương 1 26
CHƯƠNG 2 CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ ÂM TÍNH KHI THỰC HIỆN HÀNH VI ĐE DỌA THỂ DIỆN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN 298
2.1 Nhận xét chung 298
2.2 Miêu tả các biểu hiện của chiến lược lịch sự âm tính khi thực hiện hành vi đe dọa thể diện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan 30
2.2.1 Các biện pháp thay thế hành vi đe dọa thể diện trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan 30
2.2.2.Các biện pháp đi kèm hành vi đe dọa thể diện trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan 41
Tiểu kết chương 2 520
CHƯƠNG 3 CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ DƯƠNG TÍNH, CHIẾN LƯỢC NÓI KÍN KHI THỰC HIỆN HÀNH VI ĐE DỌA THỂ DIỆN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN _Toc25068471 51
3.1 Chiến lược lịch sự dương tính khi thực hiện hành vi đe dọa thể diện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan 531
3.1.1 Nhận xét chung về tần suất sử dụng chiến lược lịch sự dương tính trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan 531
3.1.2.Miêu tả các biểu hiện của chiến lược lịch sự dương tính 542
3.2 Chiến lược nói kín khi thực hiện hành vi đe dọa thể diện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan 620
3.2.1 Nhận xét chung về tần suất sử dụng chiến lược nói kín trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan 620
3.2.2 Miêu tả các chiến lược nói kín khi thực hiện hành vi đe dọa thể diện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan 641
Tiểu kết chương 3 751
KẾT LUẬN 773
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người Nó gắn bó chặt chẽ với con người và được loài người nghiên cứu từ rất sớm với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị
Nhắc đến phạm trù giao tiếp bằng ngôn ngữ, không thể không nhắc tới Ngữ dụng học - một chuyên ngành ngôn ngữ mới được hình thành và phát triển
ở Việt Nam từ giữa những năm 80 của thế kỉ XX đến nay Chuyên ngành này
đề cập nhiều đến sự giao tiếp bằng ngôn ngữ, cách dùng ngôn ngữ thực sự trong những ngữ cảnh chuyên biệt Mặc dù ra đời khá muộn nhưng ở Việt Nam, ngữ dụng học đã đạt được nhiều kết quả đáng kể
Khi bàn về giao tiếp ngôn ngữ, người ta không thể không đề cập đến Hiệu lực tại lời, chiến lược lịch sự Trong đó, chiến lược lịch sự là một trong những vấn đề được nhiều nhà Ngữ dụng học quan tâm, nghiên cứu Chiến lược lịch sự
có một vai trò vô cùng quan trọng, đó là giúp cho cuộc tương tác được thuận lợi
Theo Giáo trình Ngữ dụng học của Đỗ Thị Kim Liên thì chiến lược lịch
sự được hiểu là những phương thức, những ý định sử dụng ngôn ngữ sao cho đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất Chiến lược lịch sự là những giải pháp sử dụng hành động ngôn ngữ của người nói nhằm gìn giữ thể diện, bảo toàn thể diện cho mình cũng như người cùng tham gia giao tiếp [24, tr.83]
Theo quan điểm này, có thể thấy rằng, cách ứng xử khôn khéo, cách dùng ngôn ngữ tế nhị nhằm tránh xúc phạm, áp đặt và làm đối phương vừa lòng để đạt được thành công trong giao tiếp chính là chiến lược lịch sự
Trong cuộc sống, con người luôn đặt mình trong các mối quan hệ xã hội Các mối quan hệ của con người rất đa dạng và phức tạp nên đòi hỏi mỗi người phải có cách ứng xử đúng đắn Cách xử thế đó được thể hiện qua phép Lịch sự Trong các cuộc giao tiếp, ai cũng muốn được cư xử theo kiểu hình
Trang 10ảnh của mình được người khác tôn trọng Đó chính là nhu cầu về thể diện của mỗi con người trong giao tiếp Trong quá trình giao tiếp, người ta khó có thể tránh được có lúc buộc phải thực hiện những hành vi đe dọa thể diện người nghe Nguyên tắc tối cao trong giao tiếp là không được đe dọa thể diện của đối phương, nếu buộc lòng phải sử dụng hành vi đe dọa thể diện thì cần phải tìm cách giảm nhẹ hành vi đe dọa thể diện bằng các phương tiện ngôn ngữ khác Đó cũng chính là nguyên tắc của lịch sự Vì vậy sử dụng chiến lược lịch
sự nhằm tránh hoặc làm giảm tính căng thẳng trong giao tiếp để đạt đươc hiệu quả cao trong giao tiếp là một việc làm cần thiết
1.2 Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam Ông là bậc thầy về truyện ngắn trong văn học Việt Nam hiện đại Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan rất đa dạng, phong phú bao gồm nhiều tầng lớp tạo nên một bức tranh hiện thực xã hội thực dân phong kiến ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX Nhờ nét độc đáo trong nghệ thuật giao tiếp mà gần một thế kỉ đã trôi qua, nhưng những nhân vật trong truyện ngắn của ông vẫn cuốn hút hàng triệu độc giả Chiến lược lịch sự giao tiếp cũng là một nét nghệ thuật độc đáo làm nên thành công của truyện ngắn Trong truyện, các nhân vật đã sử dụng các chiến lược lịch sự để đạt được thành công trong giao tiếp Các chiến lược lịch sự còn góp phần phản ánh tính cách cũng như bộc lộ bản chất của nhân vật, từ đó thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm Có thể khẳng định rằng chiến lược lịch sự khi sử dụng hành vi đe dọa thể diện của các nhân vật, chính là một nét đặc sắc trong nghệ thuật sáng tác của nhà văn Nguyễn Công Hoan
Mặc dù đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan nhưng tìm hiểu về chiến lược lịch sự thì còn khá mới mẻ, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề này Là một giáo viên dạy Ngữ văn ở nhà trường phổ thông, chúng tôi rất muốn đi sâu tìm hiểu phương diện này để có thêm kiến thức giúp học sinh của mình tìm hiểu về nhân vật, từ
đó khám phá các tầng giá trị của ngôn ngữ, của tác phẩm Vì vậy, chúng tôi đã
Trang 11chọn “Một số chiến lược lịch sự khi thực hiện hành vi đe dọa thể diện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan” làm đối tượng nghiên cứu của đề tài
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Về chiến lược lịch sự
Chiến lược lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ là một vấn đề được rất nhiều các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới quan tâm, có thể kể đến như R.Lakoff, G.Leech, P.Brown và S.Levison Vấn đề này cũng được khá nhiều các nhà nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam đi sâu tìm hiểu Một số những công trình nghiên cứu thành công được nhiều người biết đến như Đại cương ngôn ngữ học, Tập 2của Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh toán [3] và giáo trình Ngữ dụng học của Đỗ Hữu Châu - Đỗ Việt Hùng [4], Ngôn ngữ học xã hội của Nguyễn Văn Khang [16], giáo trình Ngữ dụng học của Đỗ Thị Kim Liên [24], giáo trình Ngữ dụng học của Nguyễn Thị Thuận [30] Các công trình nghiên cứu này đều có một điểm chung là coi lịch sự là chiến lược hay phương tiện để tránh đụng độ trong giao tiếp và đều chỉ ra được các biểu hiện của siêu chiến lược lịch sự Tuy xây dựng được một cơ sở lí luận nhưng vẫn chỉ là trên lí thuyết, mang tính hàn lâm, chưa vận dụng lí luận để nghiên cứu, tìm hiểu các biểu hiện của một số chiến lược lịch sự khi thực hiện hành vi đe dọa thể diện trong tác phẩm cụ thể Cũng
có một số công trình nghiên cứu cụ thể hơn nhưng mới chỉ là nghiên cứu về chiến lược lịch sự nói chung như một số bài viết trên tạp chí Ngôn ngữ, đề tài luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ như “Khái niệm thể diện và ý nghĩa đối với việc nghiên cứu ứng xử lịch sự” của Vũ Thị Thanh Hương, [15]“Vai giao tiếp
và phép lịch sự trong tiếng Việt” của Tạ Thị Thanh Tâm [28], “Tính lịch sự của hành động cầu khiến trên tư liệu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan” của Nguyễn Thị Thuận, Bùi Thị Hường [31], “Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt” của Lê Thị Kim Đính [8]
2.2 Về truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
Tính đến thời điểm này đã có rất nhiều công trình với quy mô lớn nhỏ khác nhau nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan Riêng lĩnh vực
Trang 12ngôn ngữ học đã có nhiều bài viết, luận văn và công trình nghiên cứu như
“Tính lịch sự của hành động cầu khiến trên tư liệu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan” của Nguyễn Thị Thuận, Bùi Thị Hường [31]; Nghệ thuật viết truyện ngắn Nguyễn Công Hoan của Lê Thị Đức Hạnh [11]; Trào phúng Nguyễn Công Hoan của Nguyễn Đăng Mạnh [ 25](Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách NXB Văn học, Hà Nội, 2003); Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, của Hà Mỹ Hạnh [12] (Luận văn Thạc
sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội) Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả này đã đi vào nghiên cứu, tìm hiểu một số vấn đề cụ thể trong giao tiếp ngôn ngữ nhưng chưa có một công trình nào tìm hiểu về biểu hiện của một số chiến lược lịch sự khi thực hiện hành vi đe dọa thể diện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu một số chiến lược lịch sự khi thực hiện hành vi đe dọa thể diện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan 3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu một số biểu hiện cụ thể của các chiến lược lịch sự âm tính, lịch sự dương tính và siêu chiến lược nói kín khi sử dụng các hành vi đe dọa thể diện trong truyện ngắn của một tác giả
cụ thể
Các ngữ liệu khảo sát và trình bày trong luận văn này được thu thập từ
“Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan”, NXB Văn học, Hà Nội, 2015
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Hiện nay rất nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ chú ý quan tâm đến việc nghiên cứu, tìm hiểu phép lịch sự khi thực hiện hành vi đe dọa thể diện trong một tác phẩm văn học cụ thể Nghiên cứu đề tài này, người viết muốn tìm hiểu sâu hơn về lí thuyết giao tiếp, về nghệ thuật giao tiếp của các nhân vật
Trang 13trong truyện để từ đó hiểu sâu thêm về đặc điểm phong cách của nhà văn
Nguyễn Công Hoan trên lĩnh vực truyện ngắn
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài
- Tìm hiểu các biểu hiện cụ thể của chiến lược lịch sự âm tính khi thực
hiện hành vi đe dọa thể diện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
- Tìm hiểu các biểu hiện cụ thể của chiến lược lịch sự dương tính, chiến
lược nói kín khi thực hiện hành vi đe dọa thể diện trong truyện ngắn của
Nguyễn Công Hoan
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp và thủ pháp sau để giải quyết được
các nhiệm vụ trên:
- Phương pháp miêu tả dùng để miêu tả từng biểu hiện của các chiến
lược lịch sự khi buộc phải thực hiện hành vi đe dọa thể diện
- Phương pháp phân tích diễn ngôn dùng để phân tích từng biểu hiện
của các chiến lược lịch sự khi buộc phải thực hiện hành vi đe dọa thể diện
- Thủ pháp cải biến dùng để tìm hiểu các biểu hiện của các phép lịch
sự khi thực hiện hành vi đe dọa thể diện
- Thủ pháp thống kê, phân loại dùng để phân loại tần suất xuất hiện
của của các chiến lược lịch sự khi thực hiện hành vi đe dọa thể diện Từ đó có
cơ sở, nền tảng đánh giá những biểu hiện của các chiến lược lịch sự trong
truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
- Thủ pháp so sánh, đối chiếu dùng để so sánh đối chiếu tần suất xuất
hiện của biểu hiện cụ thể của các chiến lược lịch sự khi thực hiện hành vi đe
dọa thể diện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
6 Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phần phụ lục,
nội dung luận văn có 3 chương:
Trang 14Chương 1: Một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Chiến lược lịch sự âm tính khi thực hiện hành vi đe dọa thể diện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
Chương 3: Chiến lược lịch sự dương tính, chiến lược nói kín khi thực hiện hành vi đe dọa thể diện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
Trang 15CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sự trong hội thoại
1.1.1 Sơ lược về thuật ngữ “lịch sự”
Theo Vũ Thị Thanh Hương [14, tr.149] trên thế giới, trong các công trình nghiên cứu về lịch sự, hiện nay có 2 cách tiếp cận khá rõ ràng: Cách tiếp cận chiến lược và cách tiếp cận chuẩn mực Cách tiếp cận chiến lược thể hiện qua mô hình lý thuyết về lịch sự, thường được tuyên bố là phổ niệm, của Lakoff (1973), Brown&Levinson (viết tắt là B&L) (1978) và Leech (1983) Mặc dù có sự khác nhau về phương pháp nhưng các tác giả trên đây đều thống nhất cho rằng lịch sự là chiến lược hay phương tiện tránh đụng độ trong giao tiếp Quan niệm này được trình bày rõ ràng nhất trong mô hình lý thuyết về lịch sử của B&L Toàn bộ lí thuyết của B&L dựa trên giả định cơ bản cho rằng hoạt động giao tiếp của con người là có lí trí và có mục đích và con người được xã hội ban tặng cùng với lí trí là thể diện như là sự thống nhất của hai loại mong muốn: Thể diện tiêu cực là mong muốn được người khác tôn trọng sự riêng tư cá nhân, quyền tự chủ, tức là quyền tự do hành động và
từ chối, thể diện tích cực là mong muốn hình ảnh cái tôi của mình được người khác xác nhận, bênh vực, ủng hộ Các ý muốn thể hiện rất dễ bị tổn thương trong hoạt động giao tiếp, vì thế bất kỳ một hành vi ngôn ngữ nào liên quan đến bình diện quan hệ có hàm chứa sự đe dọa thể diện cũng đều tiềm ẩn sự cần thiết phải được điều chỉnh ở những mức độ nhất định bởi sự đầu tư về lịch
sự Như vậy, lịch sự theo B&L, là một chiến lược nhằm sửa đổi, giảm thiểu mức độ “mất thể diện” đã hoặc sẽ xảy ra trong hoạt động giao tiếp của con người Cùng với việc liệt kê các hành động (bằng lời nói và không bằng lời)
đe dọa thể diện, các tác giả đã đề xuất một danh mục phong phú các chiến lược và tiểu chiến lược lịch sự được coi là phổ quát để đối phó, trong đó có
Trang 16các chiến lược cơ bản là: Lịch sự tích cực là hành vi sửa đổi hướng đến thể diện tiêu cực; gián tiếp là hành vi sửa đổi bằng cách tránh bộc lộ trực tiếp lực ngôn trung của lời nói Việc sử dụng các chiến lược lịch sự phổ quát này, theo tình huống và văn hóa là tương quan về quyền và khoảng cách xã hội giữa người nói và người nghe, và mức độ áp đặt tuyệt đối của các hành vi đe dọa thể diện trong các nền văn hóa cụ thể
Tuy nhiên, mô hình lịch sự của B&L bị phê phán và phản bác từ phía các nhà nghiên cứu về lịch sự theo quan điểm chuẩn mực xã hội dựa trên các cứ liệu văn hóa ngôn từ của các xã hội Tây Âu Sự phê phán tập trung chủ yếu vào các tuyên bố của B&L về tính phổ niệm của lịch sử là quan niệm coi lịch
sự thuần túy chỉ là chiến lược giao tiếp cá nhân mà bỏ qua mặt chuẩn mực xã hội của nó Khái niệm thể diện và lịch sự của B&L nhấn mạnh đến mong muốn đạt tính tự chủ và riêng tư, bắt nguồn từ sự đánh giá cao chủ nghĩa cá nhân trong văn hóa phương Tây, không phản ánh đúng quan niệm về thể diện
và lịch sự trong các xã hội phương Đông nơi mà trong hoạt động giao tiếp người ta quan tâm đến việc giữ gìn tính cộng đồng, tương quan vị thế, bổn phận hơn là các ý muốn về tự do cá nhân hay về cái tôi Vì vậy, ứng xử lịch
sự không phải hệ quả của tính toán cá nhân mà là của áp lực chuẩn mực xã hội lên hành vi cá nhân
Thực ra, cần phải nghiên cứu lịch sự như là sự thống nhất của 2 bình diện: Lịch sự chiến lược và lịch sự chuẩn mực
Trong việc sử dụng ngôn ngữ, lịch sự cũng là một quy tắc, nó có tên gọi
là quy tắc chi phối quan hệ liên nhân, quan hệ giữa những người cùng tham gia giao tiếp Về mặt lí thuyết đã có khá nhiều định nghĩa được đưa ra chung quanh thuật ngữ “lịch sự”
- Theo Thomas, “… phép lịch sự được xem là một (hay một loạt chiến lược) được người nói dùng đề hoàn thành một số mục đích như thiết lập hoặc duy trì những quan hệ hài hòa.” [3, tr.256]
Trang 17- Theo Lakoff “Có thể định nghĩa lịch sự như là một phương thức đề giảm thiểu sự xung đột trong diễn ngôn (…) Những chiến lược lịch sự có nhiệm vụ đặc biệt là làm cho cuộc tương tác được thuận lợi” [3, tr.256]
Cụ thể, phép lịch sự có chức năng: “Gìn giữ sự cân bằng xã hội và quan
hệ bạn bè, những quan hệ này khiến chúng ta có thể tin rằng người đối thoại với chúng ta tỏ ra trước hết là cộng tác với chúng ta.” [3, tr.256] “Phép lịch
sự là hệ thống những phương thức mà người nói đưa vào hoạt động nhằm điều hòa và gia tăng giá trị của đối tác của mình.” [3, tr.280]
Ở Việt Nam, quan niệm về lịch sự gắn với chuẩn mực xã hội hơn là chiến lược giao tiếp cá nhân Gắn với mục đích tôn trọng chuẩn mực, thường đồng nhất lịch sự với lễ độ mà nội dung cơ bản của nó là lễ phép, đúng mực, khiêm nhường Trong giao tiếp bằng lời, phép lịch sự này biểu hiện rõ nhất ở việc tuân theo các quy tắc ứng xử có tính chuẩn mực cao khi xưng hô, chào hỏi, đáp lễ, cám ơn, xin lỗi Gắn với mục đích nâng cao hiệu quả giao tiếp, thường đồng nhất lịch sự với sự khéo léo và tế nhị, nghĩa là cùng một mục đích giao tiếp phải biết chọn cách nói thích hợp, có khả năng làm vừa lòng người nghe nhất, đặc biệt là khi phê phán, từ chối, cầu khiến, phủ định, khẳng định Về mặt thuật ngữ, các ý kiến này cho rằng có thể dùng từ lịch sự (phép lịch sự) để chỉ chung cho cả hai bình diện, và phân biệt bình diện thứ nhất là lịch sự tối thiểu hay lịch sự lễ độ với bình diện thứ hai là lịch sự xã giao hay lịch sự chiến lược Trái với cách hiểu rộng trên đây về lịch sự , một số ý kiến khác lại cho rằng cần phân biệt lịch sự như là một phong cách xã giao có nội dung cơ bản là khéo léo, tế nhị, với lễ độ là chuẩn mực ứng xử theo quy tắc lễ phép, đúng mực Theo họ, khái niệm lịch sự chỉ thích hợp với bình diện thứ hai (chiến lược), còn với bình diện thứ nhất (chuẩn mực) chính xác hơn nên gọi là lễ độ hay lễ phép Do đó, một hành động ứng xử tôn kính ở trong gia đình hoặc của trẻ em thay vì gọi là lịch sự thì nên gọi theo cách truyền thống
là lễ độ hay lễ phép Như vậy, tương ứng với hai cách hiểu trên đây chúng ta
Trang 18có hai cách xác định rộng hẹp khác nhau về khái niệm lịch sự trong tiếng Việt
Trong luận văn này, khái niệm lịch sự được xác định theo nghĩa rộng, bao gồm cả lịch sự lễ độ và lịch sự chiến lược Trong đó lịch sự lễ độ được hiểu là hành động ứng xử ngôn ngữ phù hợp với những chuẩn mực giao tiếp
xã hội nhằm mục đích tôn trọng các phẩm chất xã hội (thứ bậc, địa vị, tuổi tác,…) của người đối thoại mà nội dung cơ bản của nó là lễ phép, đúng mực, khiêm nhường Lịch sự chiến lược là cách ứng xử ngôn ngữ khôn khéo, tế nhị nhằm tránh xúc phạm hay áp đặt và làm tăng sự vừa lòng đối với người đối thoại để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất
Trong giao tiếp, người Việt rất đề cao phép lịch sự lễ độ, coi đó như một biểu hiện tối thiểu của trình độ văn hoá mà chủ yếu là của đạo đức và nhân cách, vì vậy sự vi phạm các quy tắc, chuẩn mực lịch sự này thường bị đánh giá tiêu cực về mặt nhân cách, đạo đức Khác với lịch sự lễ độ, lịch sự chiến lược ở một cấp cao hơn của văn hóa ứng xử, không phải dễ dàng học hỏi và vận dụng Nó gắn với kinh nghiệm sống, vốn văn hóa, sự hiểu biết tâm
lí và khả năng sử dụng ngôn từ hơn là với đạo đức nhân cách Vì vậy, sự vi phạm lịch sự chiến lược không bị đánh giá nặng nề về mặt đạo đức, hay nhân cách mà chủ yếu về kinh nghiệm nói năng và tính văn hóa của ứng xử Do tầm quan trọng và tính chuẩn mực cao của nó, phép lịch sự lễ độ thường được chú ý trong giáo dục ứng xử ở gia đình và nhà trường, còn phép lịch sự chiến lược được tiếp thu chủ yếu thông qua hoạt động giao tiếp ngoài xã hội Tuy nhiên, hiện nay theo yêu cầu xã hội hóa ngày càng cao, lịch sự chiến lược được đặc biệt chú ý và được đưa vào nhà trường giảng dạy cùng với phép lịch
sự lễ độ
1.1.2 Các phương châm lịch sự
Để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động giao tiếp thì những người tham gia giao tiếp cần phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định Đó là
Trang 19nguyên tắc “giảm tới mức tối thiểu những cách nói không lịch sự và tăng tới mức tối đa những cách nói lịch sự” (G.Leech) [3, tr.260]
Để thực hiện được nguyên tắc đó, người nói cần đảm bảo sự cân bằng trong quan hệ liên cá nhân giữa người nói và người nghe bằng việc điều chỉnh mức lợi - thiệt để có được một phát ngôn lịch sự Các nguyên tắc trên được hình thành dựa vào bốn phương châm hội thoại của P.Grice (phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức), và đã được G.Leech cụ thể hóa thành sáu phương châm lịch sự như sau:
< 1> Phương châm khéo léo:
- Giảm tối thiểu những điều thiệt cho người
- Tăng tối đa những điều lợi cho người
< 2> Phương châm hào hiệp (rộng rãi):
- Giảm tối thiểu những điều lợi cho ta
- Tăng tối đa những điều thiệt cho ta
<3> Phương châm tán thưởng:
- Giảm tối thiểu những lời chê đối với người
- Tăng tối đa những lời khen cho người
<4> Phương châm khiêm tốn:
- Giảm tối thiểu việc khen ta
- Tăng tối đa việc chê ta
<5> Phương châm tán đồng:
- Giảm tối thiểu sự bất đồng giữa ta và người
- Tăng tối đa sự đồng ý giữa ta và người
<6> Phương châm cảm thông (thiện cảm):
- Giảm tối thiểu ác cảm giữa ta và người
- Tăng tối đa thiện cảm giữa ta và người
Trang 20Khi cần biểu cảm, người tham gia giao tiếp thường dùng phương châm tán thưởng còn khi thực hiện hành động thỉnh cầu hay cam kết sẽ dùng phương châm khéo léo và phương châm hào hiệp
Sẽ có sự tương phản giảm - tăng về việc khen - chê, bất đồng - tán đồng, không thiện cảm - thiện cảm hướng về người nói và người nghe giữa các phương châm khiêm tốn, tán đồng, cảm thông
Trên thực tế, khi tham gia giao tiếp khó có thể tuân thủ trọn vẹn tất cả các phương châm này Khi ấy, để đảm bảo cho cuộc thoại thành công thì các chiến lược lịch sự dương tính và âm tính sẽ được họ sử dụng
1.1.4.1 Khái niệm lịch sự âm tính
Lịch sự âm tính là những phương châm, cách thức sử dụng hành vi ngôn ngữ nhằm bày tỏ sự tôn trọng, nhấn mạnh tầm quan trọng, chú ý đến những điều người khác quan tâm
1.1.4.2 Các chiến lược lịch sự âm tính
Có 10 chiến lược lịch sự âm tính sau:
<1> Dùng lối nói gián tiếp đã thành quy ước
<2> Dùng các yếu tố rào đón hay tình thái hóa
<3> Hãy tỏ ra bi quan
<4> Giảm thiểu sự áp đặt
<5> Tỏ ra kính trọng
<6> Xin lỗi
Trang 21<7> Phi cá nhân hóa Sp1 và Sp2, tức là dùng những diễn ngôn phiếm chỉ, không có chủ đề rõ ràng
<8> Trình bày hành vi đe dọa thể diện như một quy tắc chung
<9> Định danh hóa
<10> Bày tỏ lối nói trắng rằng mình mang ơn Sp2 hoặc Sp2 không phải chịu ơn mình
1.1.4.3 Những biểu hiện ngôn ngữ của phép lịch sự âm tính
Những biểu hiện ngôn ngữ của phép lịch sự âm tính có nhiều tên gọi khác nhau P.Brown và S.Levinson gọi các biểu hiện ngôn ngữ của siêu chiến lược lịch sự âm tính khi thực hiện các hành vi đe dọa thể diện là các biện pháp dịu hóa Labov và Fanshel gọi là các biện pháp mềm hóa; Keller gọi là các yếu tố pha loãng; Fillmore gọi là các yếu tố bôi trơn
Biện pháp làm giảm hiệu lực đe dọa thể diện của người nghe được gọi là các biện pháp dịu hóa Chúng bao gồm: các biện pháp thay thế cho các hành
vi đe dọa thể diện và các biện pháp đi kèm Sau đây là nội dung cụ thể
a) Các biện pháp thay thế cho các hành vi đe dọa thể diện
Các biện pháp thay thế cho các hành vi đe dọa thể diện gồm:
- Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp Ví dụ, thay vì nói thẳng: Cho mượn cái bút, lại nói: Bạn có thể cho mình mượn cái bút được không?
- Các phương tiện tu từ như nói giảm, nói vòng,…
- Các phép phủ định lịch sự như: Không sớm lắm đâu, không phải là thông minh cho lắm,…
Trang 22hỏi bằng một câu hỏi như: Tôi có thể hỏi bạn được không? Tiền dẫn nhập một lời đánh giá, nhận xét, phê bình cũng bằng câu hỏi kiểu như: Mình có thể nhận xét một chút không? Hoặc bằng hành động xin phép Cho mình góp ý nhé!
c Có thể giảm nhẹ hiệu lực đe dọa thể diện bằng lời xin lỗi, bằng cách nêu lí do để thanh minh,…
d Giảm thiểu hiệu quả xấu bằng cách nói: Một ít, một tí, một chút, một lát, một tí tì ti thôi, chút xíu thôi, chẳng là bao đâu,…
đ Tình thái hóa như: Tôi nghĩ rằng, tôi thấy rằng, có lẽ là, theo tôi nghĩ… Những công thức tình thái hóa này thường dùng trong các hành động xác tín, khẳng định, đánh giá
e Biện pháp “tháo ngòi nổ” Dự đoán được hành động sắp thực hiện có thể gây đe dọa thể diện cho người nghe thì người nói có thể nói trước cái hiệu quả xấu đó ra như:
Tôi rất ngại khi phải phiền anh, nhưng…
Mình biết cậu đang bận, nhưng…
f Những yếu tố vuốt ve làm cho người nghe nuốt trôi những viên thuốc đắng Đây là cách nói nêu ra ưu điểm của người nhận trước khi nêu ra hành vi
đe dọa thể diện Ví dụ: Cô bạn thủ khoa Toán ơi, giảng hộ mình bài này với 1.1.5 Chiến lược lịch sự dương tính và những biểu hiện ngôn ngữ của phép lịch sự dương tính
1.1.5.1 Khái niệm lịch sự dương tính
Phép lịch sự dương tính là phép lịch sự hướng vào thể diện dương tính của người tiếp nhận Nói cụ thể hơn là, phép lịch sự dương tính nhằm thực hiện những hành vi tôn vinh thể diện, tức những hành vi làm gia tăng một trong hai thể diện của đối tác
1.1.5.2 Các chiến lược lịch sự dương tính
Có 15 chiến lược lịch sự dương tính sau:
<1> Bày tỏ cho Sp2 sự chú ý của mình đối với Sp2
Trang 23<2> Nói quá sự tán dương, thiện cảm của mình đối với Sp2
<3> Gia tăng sự quan tâm của mình đối với Sp2
<4> Sử dụng những dấu hiệu báo hiệu mình cùng nhóm với Sp2
<5> Tìm kiếm sự tán đồng
<6> Tránh sự bất đồng
<7> Nêu ra những lẽ thường ( chung cho cộng đồng của Sp1 và Sp2)
<8> Hãy biết nói đùa, nói vui
<9> Quan tâm đến sở thích của Sp2
<10> Mời, hứa hẹn
<11> Hãy tỏ ra lạc quan
<12> Lôi kéo Sp2 cùng với mình làm chung một việc
<13> Nêu ra lí do của hành động
<14> Đòi hỏi sự có đi, có lại
<15> Trao tặng cho Sp2 cái gì đó
1.1.5.3 Những biểu hiện ngôn ngữ của phép lịch sự dương tính
Các biện pháp ngôn ngữ này chủ yếu là nhằm tôn vinh thể diện của cả người nghe và người nói Có hai nhóm biểu hiện sau:
- Dùng các hành vi tôn vinh thể diện người nhận như: Biện pháp vuốt ve, xin lỗi, xin phép,…
- Dùng các yếu tố ngôn ngữ nhằm xác lập quan hệ cùng nhóm xã hội giữa người nói và người nhận Ví dụ về các phát ngôn chê sau:
Em gái ơi, đanh đá quá đấy
Bố ơi! Bố nóng tính quá đấy
U bán đắt quá u ạ, u chẳng thương bọn sinh viên nghèo chúng con tí nào cả Trong các phát ngôn trên, hiệu lực đe dọa thể diện của hành động chê bị giảm bớt, mức độ tự ái do lời chê gây ra cũng đã giảm bớt bởi người nói đã dùng các từ thân tộc với những người không có quan hệ thân tộc phối hợp với lối xưng hô theo kiểu biệt ngữ như Em gái, Bố, U và lối nói suồng sã tạo nên
Trang 24quan hệ gia đình giữa người chê và người bị chê, làm cho khoảng cách gữa hai người được thu hẹp lại
Như vậy, khi thực hiện hành vi tôn vinh thể diện, chúng ta thường dùng phép lịch sự dương tính là chủ yếu Các hành vi tôn vinh thể diện được thực hiện thường theo cách nói trắng và nói quá, tức cứng rắn hóa, kiểu như: Em thật tuyệt vời; Cám ơn anh nghìn lần,…
1.1.6 Chiến lược nói kín
1.1.6.1 Khái niệm nói kín
Nói kín là không cần nói một cách cụ thể với ai những điều mà ngay khi cần phải nói Ví dụ, đến lớp không có bút, ta lục lọi cặp của mình, sờ túi,…Bằng chính những động tác đó người bạn bên cạnh có thể biết ta cần gì
và đưa bút cho ta mượn Khi cực chẳng đã phải nói, ta có thể nói ví dụ như: Thôi chết, quên bút ở nhà rồi! Là bạn cho ta mượn bút Hoặc như đứa trẻ nói Cặp của con rách hết cả rồi mẹ ạ! Là bà mẹ biết nó muốn mua cặp mới, bà mẹ
sẽ mua cho nó cặp mới (hay mắng cho đứa bé vài câu vì không biết giữ gìn cặp sách cẩn thận)
1.1.6.2 Các chiến lược nói kín
Các chiến lược này được chia làm hai nhóm, thứ nhất là nhóm dùng hàm ngôn hội thoại và nhóm thứ hai là nhóm dùng lối nói mơ hồ, nhiều nghĩa, vi phạm phương châm cách thức
Thuộc nhóm thứ nhât là các chiến lược:
<1> Dùng lối nói gợi ý bóng bẩy
<2> Đưa ra những chỉ dẫn
<3> Tiền giả định
<4> Nói giảm
<5> Nói quá
<6> Dùng lối nói trùng ngôn (tautologie)
<7> Dùng lối nói trái ngược
<8> Hãy tỏ ra hài hước
Trang 25<9> Dùng ẩn dụ
<10> Dùng các câu hỏi tu từ
Thuộc nhóm thứ hai là các chiến lược:
<11> Hãy dùng lối nói nhiều nghĩa
<12> Hãy dùng lối nói mơ hồ
<13> Hãy dùng lối khái quát hóa
<14> Thay đổi người nhận ( thay đổi người nhận đích thực của lời nói của mình bằng một người khác, tức lối nói “ nói cây tre đè bụi hóp”…
<15> Dùng lối nói tỉnh lược
1.2 Vai giao tiếp
1.2.1 Một số quan điểm về vai giao tiếp
Trong giao tiếp ngôn ngữ, con người là các thành viên của hệ thống giao tiếp xã hội cụ thể Mỗi cá nhân luôn đảm nhiệm nhiều vai, các mối quan hệ của
cá nhân sẽ quy định số vai mà cá nhân đó đảm nhiệm Có nghĩa là các mối quan
hệ của cá nhân càng rộng, càng đa hướng thì số vai của người đó càng phong phú
Mỗi con người bao giờ cũng có một “bộ vai xã hội” theo từng cặp đối xứng phản ánh quan hệ ứng xử xã hội của cá nhân đó Khi cá nhân chuyển từ vai nọ sang vai kia thì bắt buộc phải chuyển mã giao tiếp cho phù hợp với quan hệ vai mới
Tác giả Đỗ Hữu Châu [3, tr.205] quan niệm trong một cuộc giao tiếp luôn có sự phân vai Kí hiệu Sp được ông dùng để chỉ người tham gia vào hội thoại Trong đó, Sp1 là vai người nói, Sp2 là vai người nghe Cuộc đối thoại thông thường sẽ có sự luân chuyển giữa hai vai (Sp1 < > Sp2) Cả Sp1 và Sp2 có thể tồn tại ở hai dạng Sp1 gồm chủ ngôn, thuyết ngôn và Sp2 gồm đích ngôn, tiếp ngôn và đều phải cùng hướng vào mục đích giao tiếp chung Thông qua ngữ cảnh, tuổi tác và địa vị xã hội mà cá nhân có thể hình thành vai giao tiếp cho phù hợp với vị thế của người cùng tham gia giao tiếp
Trang 26Tác giả Nguyễn Văn Khang cho rằng nếu nhìn từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, quan hệ giao tiếp được xây dựng trên cơ sở hệ thống các mối quan hệ xã hội chung, trên cơ sở cấu trúc của xã hội đó “Mỗi ngôn ngữ nói chung và trong một ngôn ngữ nói riêng đều chịu sự chi phối của nhiều nhân tố như truyền thống dân tộc, cấu trúc xã hội, ý thức cộng đồng và tương ứng với khoảng cách về nhân thân cũng như mức độ thân sơ giữa những người giao tiếp” [16, tr.201-202]
Khi tham gia giao tiếp, để đạt được hiệu quả, người nói và người nghe phải lựa chọn câu hỏi và câu trả lời phù hợp với vị thế xã hội của mình Đồng thời người tham gia giao tiếp cần phải tính đến mối quan hệ giữa bản thân với đối tượng giao tiếp Như vậy vai giao tiếp là một thuật ngữ dùng để biểu thị vị thế xã hội của các nhân vật tham gia hội thoại
Trong giao tiếp ngôn ngữ, con người không chỉ bó hẹp trong vai người nói (Sp1) hoặc người nghe (Sp2) mà là các thành viên của hệ thống giao tiếp
xã hội cụ thể
Vai giao tiếp luôn bị chi phối bởi vị thế xã hội của con người Ở mỗi vị thế xã hội, con người có vai giao tiếp khác nhau Sẽ có sự chuyển vai trong giao tiếp Mỗi lần chuyển vai là thực hiện chuyển mã ngôn ngữ cho phù hợp với địa vị mới
Như vậy, từ những quan điểm trên có thể thấy, vai giao tiếp được hình thành dựa trên các mối quan hệ xã hội và mỗi người có nhiều vai khác nhau Tùy theo từng hoàn cảnh giao tiếp mà một vai cụ thể được thiết lập
1.2.2 Các phương tiện thể hiện vai giao tiếp
Vai giao tiếp được hình thành từ quan hệ liên nhân và thể hiện thông quan các phương tiện sau:
1.2.2.1 Phương tiện phi ngôn ngữ
Yếu tố phi ngôn ngữ là những yếu tố thường đi kèm với ngôn ngữ bao gồm: các cử chỉ, điệu bộ, tiếp xúc cơ thể, tư thế cơ thể, vẻ mặt, ánh mắt, khoảng cách không gian Dựa vào ngữ cảnh, tuổi tác, địa vị xã hội và mối
Trang 27quan hệ với đối tượng giao tiếp mà người nói có thể chọn cho mình tư thế giao tiếp phù hợp với vai đảm nhiệm Ví dụ khi nói chuyện với bạn bè cùng trang lứa thường có những cử chỉ đi kèm như: khoác vai, bá cổ, tạo sự thân thiện Nhưng khi giao tiếp với bề trên, nhằm thể hiện sự lễ phép, người dưới
sẽ có tư thế cúi đầu, khoanh tay
Thái độ, tình cảm, tính cách của người tham gia giao tiếp sẽ được bộc lộ thông qua phương tiện phi ngôn ngữ
1.2.2.2 Phương tiện ngôn ngữ
a) Yếu tố kèm lời
Trong cuộc thoại, bên cạnh các yếu tố ngôn ngữ và yếu tố phi ngôn ngữ thì những yếu tố kèm lời cũng được người ta sử dụng để làm phương tiện biểu thị vai giao tiếp
Yếu tố kèm lời là các yếu tố không có đoạn tính nhưng lại đi kèm với các yếu tố đoạn tính như âm vị và âm tiết Bất kì một yếu tố đoạn tính nào khi được phát âm ra cũng có yếu tố kèm lời đi theo Các yếu tố kèm lời là những yếu tố như ngữ điệu, trọng âm, cường độ, độ dài, đỉnh giọng Các yếu tố này còn được gọi bằng một thuật ngữ mang tính chất thông dụng là giọng điệu Khi thực hiện vai giao tiếp bao giờ cũng có yếu tố giọng điệu đi kèm để biểu thị ý nghĩa lời nói Yếu tố giọng điệu chính là yếu tố gắn chặt với hành động lời nói của nhân vật
Trong giao tiếp, không phải lúc nào người ta cũng đều có một giọng điệu giống nhau mà có khi trầm, nhỏ nhẹ, the thé, cũng có khi gắt gỏng, rin rít Giọng điệu này cũng có sự thay đổi tùy theo từng đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp sao cho phù hợp
b) Yếu tố ngôn ngữ
Nếu như yếu tố phi ngôn ngữ và yếu tố kèm lời được coi là những yếu tố phụ lời thì yếu tố ngôn ngữ được coi là hạt nhân của lời nói Khi nghiên cứu vai giao tiếp, chúng tôi thấy nó được bộc lộ chủ yếu qua các nhân tố sau đây:
- Từ ngữ xưng hô
Trang 281.3.2 Vị thế giao tiếp
“Vị thế giao tiếp là địa vị, tư thế của một người nào đó trong bối cảnh
cụ thể của cuộc giao tiếp mà người đó tham gia” [dẫn theo 32, tr.22]
Vị thế giao tiếp được tạo thành bởi các nhân tố: vị thế xã hội + mục đích phát ngôn
Vị thế giao tiếp có khi trùng với vị thế xã hội nhưng cũng có khi không
Ví dụ 1: Tôi cấm anh không được phép sử dụng bàn làm việc của tôi
Ví dụ 2: Mẹ xin con cố gắng uống thuốc cho mau khỏi
Ở ví dụ 1, thông qua việc người nói ra lệnh cho người nghe “không được
sử dụng bàn làm việc” và động từ ngôn hành cấm cho ta thấy người nói có vị thế xã hội và vị thế giao tiếp cao hơn người nghe Trong trường hợp này, vị thế giao tiếp trùng với vị thế xã hội
Ở ví dụ 2, xét theo tuổi tác, quan hệ huyết thống, vai trò của người mẹ trong gia đình thì người mẹ luôn có vị thế xã hội cao hơn con Nhưng trong hoàn cảnh trên (có thể là đứa con đang ốm), việc dùng hành động ngôn trung
có sắc thái cầu khiến vị thế giao tiếp của người mẹ thấp hơn con do mẹ phải nài xin con thực hiện hành động “uống thuốc” Trong trường hợp này vị thế
xã hội và vị thế giao tiếp không trùng nhau
Như vậy, vị thế giao tiếp mới chính là nhân tố liên quan trực tiếp đến hội thoại chứ không phải là vị thế xã hội Vị thế xã hội chỉ có ảnh hưởng đến vị thế giao tiếp Thông thường vị thế xã hội chi phối vị thế giao tiếp Mối quan
hệ giữa vị thế xã hội và vị thế giao tiếp có thể có các khả năng sau:
Trang 29Vị thế xã hội cao Vị thế giao tiếp cao
Vị thế xã hội cao Vị thế giao tiếp ngang bằng
Vị thế xã hội cao Vị thế giao tiếp thấp
Vị thế xã hội thấp Vị thế giao tiếp thấp
Vị thế xã hội thấp Vị thế giao ngang bằng
Rất hiếm khi xảy ra trường hợp vị thế xã hội thấp mà vị thế giao tiếp cao
vì đặc điểm ứng xử của người Việt là khiêm tốn khi xưng, khi gọi thì tôn trọng Cho nên, khi người nói sử dụng ngôn từ không phù hợp với vị thế xã hội và vị thế giao tiếp của mình, người nghe sẽ phản bác ngay
Ví dụ:
- Lấy cho con quyển vở, bố! (1)
- Mày ra lệnh cho ai đấy ?
- Đâu có, con nhờ bố chứ
Câu (1) có hành động ngôn trung là ra lệnh được biểu thị bằng hành động cấu khiến nguyên cấp: danh từ bố ở ngôi thứ hai và cũng là chủ thể hành động “lấy” và vị từ “lấy + cho” chính là phương tiện nguyên cấp chỉ dẫn lực ngôn trung cầu khiến Hành động này đòi hỏi vị thế xã hội và vị thế giao tiếp của người nói phải cao hơn người nghe Nhưng ở đây, vị thế xã hội và vị thế giao tiếp của người con đều thấp hơn bố nên không thể dùng hành động ra lệnh Chính vì người con không dùng lời cầu khiến tường minh (lời cầu khiến chứa vị từ ngôn hành cầu khiến ra lệnh) nên khi người bố hỏi lại nhằm xác định hành động ngôn trung tường minh mà người con định dùng thì người con vội chối và cải chính bằng cách dùng vị từ ngôn hành biểu thị hành động cầu khiến tường minh “nhờ”
1.4 Lí thuyết về hành động ngôn ngữ (hành vi ngôn ngữ)
1.4.1 Khái niệm về hành động ngôn ngữ
Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng người Anh J.L.Austin và J.Searle cho rằng: nói năng trước hết cũng là một dạng hoạt động của con người cũng như hoạt động vật lí khác Khi chúng ta nói năng là chúng ta thực hiện một loại hành
Trang 30động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ Công trình “How to do things with words” (Người ta hành động như thế nào bằng lời nói), J.L.Austin đã phát hiện ra bản chất hành vi của ngôn ngữ và xây dựng nên lí thuyết về hành
vi ngôn ngữ - một lí thuyết được coi là xương sống của ngữ dụng học Sau này dần dần được các nhà ngôn ngữ học trên thế giới bổ sung và hoàn thiện Vấn đề này ở Việt Nam vào những năm đầu thập kỉ của thế kỷ XX mới được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm như Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp, Diệp Quang Ban, Nguyễn Văn Khang Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra các khái niệm về hành động ngôn ngữ (còn gọi là hành vi ngôn ngữ)
Theo Đỗ Hữu Châu: “Hành động ngôn ngữ được thực hiện khi người nói (hoặc người viết) Sp1 nói ra một phát ngôn cho người nghe (hoặc người đọc) Sp2 trong ngữ cảnh C” [3, tr.88]
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp gọi hành vi ngôn ngữ là hành động ngôn từ, ông cho rằng: “Các hành động được thực hiện bằng lời gọi là hành động ngôn từ (speech act) Hành động ngôn từ chính là ý định về mặt chức năng của một phát ngôn” [9, tr.42]
Tác giả Diệp Quang Ban dùng thuật ngữ hành động nói và cho rằng “Hành động nói là hành động được thực hiện trong việc nói ra một điều gì, nhằm tác động đến người nhận, như hỏi, sai khiến, hứa, v.v ” [dẫn theo 30, tr.58]
Như vậy, hành động ngôn ngữ, một lần nữa được khẳng định là hành động nói năng của con người và nó cũng là một hành động mang tính chất xã hội 1.4.2 Phân loại các lớp hành động ngôn ngữ
J.L.Austin đã phân loại ra năm phạm trù hành động ngôn từ: phán xử, hành xử, cam kết, trình bày, ứng xử Bảng phân loại của J.L.Austin được xem
về cơ bản là phân loại từ vựng các động từ ngôn hành tiếng Anh
Theo J.Searle, việc phân loại ngôn ngữ cần dựa vào mười hai tiêu chí, trong đó có bốn tiêu chí quan trọng là:
- Đích ở lời;
Trang 31- Hướng khớp ghép giữa lời với hiện thực mà lời đề cập đến;
- Trạng thái tâm lí được thể hiện;
- Nội dung mệnh đề
Trên cơ sở những tiêu chí phân loại trên, J.Searle đã đưa ra năm phạm trù lớn của hành động ở lời: hành động biểu hiện (khảo nghiệm, miêu tả, thông tin); hành động điều khiển (ra lệnh, yêu cầu, hỏi); hành động cam kết (hứa, hẹn, thề); hành động biểu cảm; hành động tuyên bố
1.4.3 Cách sử dụng hành động ở lời
Căn cứ vào cách sử dụng hành động ngôn ngữ, có thể chia hành động ở lời ra làm hai loại: hành động ở lời trực tiếp và hành động ở lời gián tiếp 1.4.3.1 Hành động ở lời trực tiếp
Theo tác giả G.Yule: “Chừng nào có mối liên hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng, thì ta có một hành động nói trực tiếp” [37, tr.33].Tác giả Nguyễn Thiện Giáp cũng đưa ra nhận định: “Hành động ngôn ngữ trực tiếp là hành động ngôn từ được thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng” [9, tr.390]
Tác giả Đỗ Hữu Châu thì cho rằng “Những hành vi ngôn ngữ được sử dụng đúng với mục đích, đúng với điều kiện chân thành của chúng là những hành vi ở lời trực tiếp” [3, tr.75]
Còn tác giả Diệp Quang Ban thì nhận định “khi một kiểu câu được dùng đúng với chức năng vốn có của nó, thì nó hoạt động với tư cách hành động nói trực tiếp” [1, tr.109]
Phương tiện để thể hiện hành động ngôn ngữ trực tiếp là các kiểu câu có hình thức, chức năng phù hợp với hiệu lực ở lời của hành động nói đó
1.4.3.2 Hành động ở lời gián tiếp
Trong thực tế giao tiếp, một phát ngôn thường không phải chỉ có một đích ở lời mà theo Labor và Fansel: “Đại bộ phận các phát ngôn được xem như là thực hiện đồng thời một số hành vi ” [3, tr.18] Hiện tượng người
Trang 32giao tiếp sử dụng trên bề mặt hành động ở lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành động ở lời khác được gọi là hiện tượng sử dụng hành động ngôn ngữ theo lối gián tiếp
Hành động ở lời gián tiếp được J.L.Austin khởi xướng và J.Searle kế tục Theo J.Searle “ một hành vi ở lời được thực hiện gián tiếp thông qua sự thực hiện một một hành vi ở lời khác sẽ được gọi là một hành vi gián tiếp” [3, tr.18]
G Yule cho rằng: “Chừng nào có một mối liên hệ gián tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng, thì ta có một hành vi ngôn ngữ gián tiếp” [37, tr.15] Tác giả Nguyễn Thiện Giáp đã nhận định: “Hành động ngôn từ gián tiếp
là hành động ngôn từ được thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ gián tiếp giữa một chức năng và một cấu trúc” [9, tr.390]
Nguyễn Đức Dân trong cuốn Lôgích và tiếng Việt, Nxb Giáo dục cho rằng: “Một hành vi tại lời này nhằm đến một hiệu lực tại lời là một hành vi khác, thì hành vi này được gọi là một hành vi gián tiếp” [6, tr.35]
Tác giả Diệp Quang Ban cũng cho rằng: “Khi một kiểu câu hoạt động với một chức năng không phải vốn có của kiểu câu đó thì nó hoạt động vói tư cách là hành động nói gián tiếp” [1, tr.109]
Ở Việt Nam, định nghĩa về hành động ngôn ngữ gián tiếp chủ yếu được chia sẻ theo ý kiến của J.Searle hoặc của G.Yule
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Một hành vi được sử dụng gián tiếp là một hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác” [3, tr.146]
1.5 Vài nét về cuộc đời và truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
1.5.1 Vài nét về cuộc đời Nguyễn Công Hoan
Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6 tháng 3 năm 1903 tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc tỉnh Hưng Yên, trong
Trang 33một gia đình Nho học Ông thân sinh là Nguyễn Đạo Khang làm huấn đạo Vì nhà nghèo lại đông anh en nên năm lên bốn tuổi, Nguyễn Công Hoan được người bác là Nguyễn Đạo Quán (đỗ Phó bảng, được bổ tri huyện, sau thăng tri phủ) nuôi cho ăn học Từ bé ông đã thích sưu tầm phương ngôn, tục ngữ, ca dao, ngụ ngôn, soạn sách dạy chữ Nho Bên cạnh đó, ông còn ảnh hưởng nhiều ở người bà nội am hiểu thơ phú, truyện cổ dân gian Chính người bà đã truyền cho ông sự say mê văn học ngay từ hồi thơ ấu
Năm lên 9 tuổi, Nguyễn Công Hoan bắt đầu theo học tại trường Bưởi ở
Hà Nội Năm 1922, ông đỗ trường Nam sư phạm và đến năm 1926 ông tốt nghiệp rồi đi dạy ở nhiều nơi
Năm 17 tuổi, lúc còn đang theo học ở trường Bưởi ông đã bắt đầu viết văn (1920) Năm 1923 (20 tuổi) ông cho ra đời tập truyện ngắn đầu tiên được viết bằng chữ Quốc ngữ “Kiếp hồng nhan” Đầu năm 1930, ông có nhiều truyện đăng báo, được mọi người chú ý Đến năm 1935, ông nổi tiếng khắp ba miền Bắc, Trung, Nam với tập truyện ngắn “Kép Tư Bền”
Sau khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, ông giữ chức Giám đốc Sở tuyên truyền Bắc Bộ Trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, ông làm công tác văn hóa trong quân đội: Chủ nhiệm tờ Quân nhân học báo, Chủ bút báo Vệ quốc quân Ông cũng bắt đầu trở lại viết văn Với sự phấn đấu không ngừng, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tại Chi bộ Cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam năm 1948 Năm 1949, ông giữ chức vụ Giám đốc Trường văn hóa Quân nhân Lý Thường Kiệt Năm 1952, ông công tác ở ban tu thư Bộ Giáo dục, làm nhiệm vụ biên soạn sách giáo khoa về lịch sử Năm 1954, hòa bình lập lại, ông trở về Thủ đô, làm việc trong Hội văn nghệ Việt Nam và từ đây ông trở lại viết liên tục Ông được bầu làm Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam khóa đầu tiên năm 1957
Ngày 6 tháng 6 năm 1977, sau gần 60 năm cầm bút, ông đã từ trần tại bệnh viện Hữu nghị Hà Nội, thọ 74 tuổi Với những đóng góp lớn lao của ông
Trang 34cho nền văn học nước nhà, Nguyễn Công Hoan được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996
1.5.2 Vài nét về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Nhắc tới nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, không thể không nhắc tới Nguyễn Công Hoan Ông được coi là người mở đầu cho trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945, là cầu nối giữa truyện ngắn cũ và truyện ngắn đời sau Ngòi bút của Nguyễn Công Hoan rất sắc sảo và sáng tạo không ngừng Có thể nói ông là một tài năng xuất sắc của nền văn học nước nhà Nguyễn Công Hoan đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam hơn 300 truyện ngắn sau hơn nửa thế kỉ cầm bút Chính vì vậy mà độc giả đã tôn vinh ông là bậc thầy truyện ngắn Ông có rất nhiều truyện ngắn hay, có ý nghĩa tiêu biểu cho nền văn học dân tộc
Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thường viết về cuộc sống của những người nghèo khổ, cùng khốn của xã hội Thế giới nhân vật trong truyện của ông rất đa dạng, phong phú, gồm nhiều tầng lớp, từ quan lại đến thường dân, đến những con người bần cùng trong xã hội…Đa số nhân vật phản diện của ông đều thuộc tầng lớp thượng lưu giàu có và quan lại, cường hào Toàn những cảnh xấu xa, bỉ ổi, những chuyện bất công, ngang ngược, những con người ghê tởm, đáng khinh bỉ Những nhân vật ấy đã giúp ông tái hiện lại một cách chân thực bức tranh xã hội Việt Nam đương thời
Trong Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, hiện thực xã hội được phơi bày một cách chân thực nhất Ông thường viết về những chuyện đời thường ,
về những con người khốn khổ bị bóc lột đến tận xương tủy bởi bọn cường hào, địa chủ, quan tham Ông có sở trường về cách mô tả tư cánh hèn hạ, đê tiện hết chỗ nói của bọn quan lại sâu mọt, bọn nha lại hãnh tiến giàu có, sang trọng và khinh người bằng con mắt nhìn đả kích giễu cợt sâu cay, xuất phát từ lòng căm giận kẻ cường quyền, bọn cường hào, địa chủ và tình yêu thương, đồng cảm những người nghèo khó Tất cả những nét độc đáo đó đã tạo nên phong cách văn rất riêng mà không một nhà văn hiện thực cùng thời nào có được
Trang 35Tiểu kết chương 1
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Một số chiến lược lịch sự khi thực hiện hành vi đe dọa thể diện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan” Nghiên cứu đối tượng này, chúng tôi đã vận dụng các cơ sở lí thuyết sau:
- Lí thuyết về lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ: Chúng tôi trình bày sơ lược về thuật ngữ lịch sự (lí thuyết lịch sự của R.Lakoff, G.Leech, P.Brown
và S.Levinson là căn cứ phân tích chiến lược lịch sự trong giao tiếp), các phương châm lịch sự, thể diện, chiến lược lịch sự âm tính (các biện pháp thay thế và các biện pháp đi kèm), những biểu hiện ngôn ngữ của phép lịch sự âm tính, chiến lược lịch sự dương tính và những biểu hiện ngôn ngữ của phép lịch
sự dương tính, chiến lược nói kín
- Lí thuyết về vai giao tiếp: Chúng tôi trình bày một số quan điểm về vai giao tiếp; các phương tiện thể hiện vai giao tiếp (phương tiện phi ngôn ngữ và phương tiện ngôn ngữ)
Để hiểu rõ về vai giao tiếp chúng tôi đã trình bày cách hiểu về vị thế xã hội, vị thế giao tiếp và mối quan hệ tương tác giữa các khái niệm này
- Lí thuyết về hành động ngôn ngữ: Chúng tôi trình bày khái niệm về hành động ngôn ngữ, phân loại các lớp hành động ngôn ngữ và cách sử dụng hành động ở lời
Những tài liệu của tác giả Đỗ Hữu Châu, cùng với kiến thức mà chúng tôi đã tổng hợp qua một số công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Dân, Vũ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Thuận…chính là những tài liệu quan trọng để chúng tôi xây dựng
cơ sở lí thuyết trên Đó là căn cứ để chúng tôi nhận diện, miêu tả và phân tích một số chiến lược lịch sự khi thực hiện hành vi đe dọa thể diện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
Trên cơ sở lí thuyết ở trên, luận văn sẽ tiến hành thống kê, phân loại, phân tích và mô tả một số chiến lược lịch sự khi thực hiện hành vi đe dọa thể
Trang 36diện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan theo các nội dung tương ứng với hai chương như sau:
- Chiến lược lịch sự âm tính khi thực hiện hành vi đe dọa thể diện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
- Chiến lược lịch sự dương tính, chiến lược nói kín khi thực hiện hành
vi đe dọa thể diện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
Trang 37CHƯƠNG 2 CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ ÂM TÍNH KHI THỰC HIỆN HÀNH VI ĐE DỌA THỂ DIỆN TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN
2.1 Nhận xét chung về tần suất sử dụng chiến lược lịch sự âm tính khi thực hiện hành vi đe dọa thể diện trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan các nhân vật khi tham gia giao tiếp khó tránh được những hành vi ngôn ngữ tiềm ẩn khả năng đe dọa thể diện của nhau Nhưng để đạt được mục đích giao tiếp, để bộc lộ tính cách nhân vật, Nguyễn Công Hoan đã sử dụng chiến lược lịch sự âm tính khi xây dựng các cuộc đối thoại giữa các nhân vật
Trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, chúng tôi thấy các chiến lược lịch sự âm tính được sử dụng khá phong phú Khảo sát 60 truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng tháng Tám, chúng tôi thấy ông thường xuyên sử dụng chiến lược lịch sự âm tính khi xây dựng những đoạn đối thoại giữa các nhân vật Kết quả khảo sát được tổng hợp bằng bảng sau:
Bảng 2.1 Tổng hợp tần suất sử dụng các chiến lược lịch sự âm tính khi
đe dọa thể diện trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Trang 38và các biện pháp đi kèm hành vi đe dọa thể diện với tần suất không giống nhau Sử dụng nhiều nhất vẫn là các biện pháp thay thế hành vi đe dọa thể diện (139/ 227 lần, chiếm 61.2% trong tổng số các chiến lược lịch sự âm tính) Các biện pháp đi kèm xuất hiện ít hơn ( chỉ có 88/ 227 lần, chiếm 38.8%) Sở dĩ các biện pháp thay thế hành vi đe dọa thể diện được tác giả sử dụng nhiều hơn bởi trong giao tiếp, muốn đạt được mục đích của mình thì người tham gia giao tiếp không được phép đe dọa thể diện của đối phương, đẩy cuộc giao tiếp vào tình huống căng thẳng mà cần đảm bảo các phương châm lịch sự Giữ thể diện cho đối phương cũng là giữ thể diện cho chính mình Hay nói cách khác:
để đạt được mục đích giao tiếp, người tham gia giao tiếp tốt nhất là không nên nói những lời có khả năng đe dọa thể diện của người khác mà cần thay thế những lời nói đó bằng những lời nói khác để tránh đe dọa thể diện của họ Bên cạnh đó, thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan rất phong phú, từ quan lại, địa chủ, tư sản…đến những người dân thường lao động nghèo khổ trong xã hội Các nhân vật tham gia vào giao tiếp đều có mục đích riêng và mong đạt được mục đích đó Mục đích giao tiếp của các nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đa phần là mục đích xấu xa, bỉ
ổi của bọn quan lại, của những kẻ ích kỉ, toan tính Việc Nguyễn Công Hoan
sử dụng biện pháp thay thế hành vi đe dọa thể diện trong truyện ngắn của mình là để bộc lộ tính cách nhân vật, từ đó hiểu rõ đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm Chỉ khi nào các nhân vật để đạt được mục đích của mình nhưng không thể tránh được việc phải đe dọa thể diện của đối phương thì nhà văn mới dùng đến biện pháp đi kèm Đó chính là lí do vì sao các biện pháp đi kèm được nhà văn sử dụng ít hơn các biện pháp thay thế Nhưng các biện pháp đi kèm cũng góp phần không nhỏ vào việc lột tả tính cách nhân vật Nó chứng tỏ
sự khôn ngoan, lọc lõi của những nhân vật phản diện
Trang 392.2 Miêu tả các biểu hiện của chiến lược lịch sự âm tính khi thực hiện hành vi đe dọa thể diện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan 2.2.1 Các biện pháp thay thế hành vi đe dọa thể diện trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
2.2.1.1 Nhận xét chung
Khi tham gia giao tiếp, thường rằng người nói luôn có ý thức “giữ thể diện” cho người nghe Thế nhưng phần lớn các hành vi ngôn ngữ đều tiềm ẩn khả năng làm ảnh hưởng đến thể diện người khác P.Brown & S.Levinson gọi chúng
là những hành vi đe dọa thể diện (Face threatening acts) Trong giao tiếp, để giảm khả năng đe dọa thể diện của người khác, người ta thường dùng biện pháp thay thế hành vi vi đe dọa thể diện Để thay thế FTA người nói có thể dùng:
<1> Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp
<2> Các phương tiện tu từ như nói giảm, nói tránh, nói vòng
<3> Các phép phủ định lịch sự
Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, kết quả cho thấy nhà văn thường dùng các phương tiện tu từ và dùng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp để làm giảm khả năng đe dọa thể diện của các nhân vật khi tham gia hội thoại Kết quả được tổng hợp cụ thể bằng bảng sau:
Bảng 2.2 Tổng hợp tần suất sử dụng các biện pháp thay thế hành vi
đe dọa thể diện trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Các biện pháp thay thế hành vi
đe dọa thể diện
Trang 40Từ kết quả khảo sát trên, chúng tôi rút ra những nhận xét sau:
Trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, 3 nhóm biện pháp dùng các hành
vi ngôn ngữ gián tiếp, dùng các phương tiện tu từ và dùng các phép phủ định lịch sự có tần suất xuất hiện không đều Cụ thể các hành vi ngôn ngữ gián tiếp
có tần suất xuất hiện cao nhất (75/139) trường hợp, chiếm 54.0%); các phương tiện tu từ có tần suất xuất hiện cao thứ hai (52/139 trường hợp, chiếm tỉ lệ 37.4
%); xuất hiện ít nhất là các phép phủ định lịch sự (chỉ có 12/139 trường hợp, chiếm 8.6%)
Sở dĩ hai biện pháp thay thế này được sử dụng nhiều bởi nó sẽ giúp người nói không phải nói thẳng ra những mục đích thiếu tế nhị của mình, nhất
là trong truyện ngắn của nguyễn Công Hoan, mục đích của những kẻ ở tầng lớp trên phần lớn đều là những mục đích tầm thường, bỉ ổi Nếu nói thẳng ra thì không những mất thể diện của mình mà chưa chắc đã đạt được mục đích như ý muốn Việc sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp và các phương tiện tu
từ sẽ giúp các nhân vật đạt được hiệu quả giao tiếp, giữ được lịch sự, tránh làm mất thể diện của nhau
Sau đây là những miêu tả cụ thể
2.2.1.2 Miêu tả các biện pháp thay thế hành vi đe dọa thể diện trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
1) Dùng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp
“Một hành vi được sử dụng gián tiếp là một hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác” [3, tr.146]
Lối nói gián tiếp thường không rõ ràng, đòi hỏi người nói phải khéo léo Vì vậy, khi giao tiếp, người tham gia giao tiếp thường dùng cách nói trực tiếp bởi cách nói này sẽ giúp người nghe dễ hiểu hơn là lối nói gián tiếp, người nghe không phải suy luận mới hiểu được Tuy nhiên, trong giao tiếp, có những vấn đề tế nhị, khó nói thẳng, đặc biệt là để bảo toàn thể diện của người