Nghiên cứu giai đoạn trước năm 1945 người ta ngày càng phát hiện ra những cuốn nhật kí hết sức mới lạ, độc đáo, sâu sắc không những là nhật kí cho riêng mình mà còn là nhật kí cho toàn t
Trang 1NGUYỄN CÔNG HOAN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận Văn học
Người hướng dẫn khoa học
ThS HOÀNG THỊ DUYÊN
HÀ NỘI, 2016
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Hoàng Thị Duyên giảng viên khoa Ngữ Văn, trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm khóa luận
Đồng thời tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong tổ lý luận đã giúp đỡ tôi trong 4 năm học tại đây đặc biệt trong quá trình nghiên cứu lý luận này
Cảm ơn tất cả các bạn đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh Viên
Nguyễn Thị Thành
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận “Đặc trưng của nhật kí văn học qua ba cuốn: Nhật kí đi
Tây của Phạm Phú Thứ, Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh và
Cô làm công của Nguyễn Công Hoan được hoàn thành dưới sự hướng
dẫn trực tiếp của Giảng viên – Thạc sĩ Hoàng Thị Duyên, tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do chính em thực hiện, hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác Nếu có gì sai sót trong Luận văn em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh Viên
Nguyễn Thị Thành
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
3.1 Mục đích 4
3.2 Nhiệm vụ 4
Tìm hiểu về nhật kí văn học 4
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
4.1 Đối tượng 4
4.2 Phạm vi 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Đóng góp của khóa luận 5
7.Cấu trúc khóa luận 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỂ LOẠI NHẬT KÍ 6
1.1 Tổng quan về thể kí văn học 6
1.2 Khái quát về nhật kí văn học 6
1.2.1 Quan niệm về nhật kí 6
1.2.2 Đặc trưng của nhật kí 7
1.2.2.1 Người trần thuật trong nhật kí 7
1.2.2.2 Sự thật là vấn đề cốt lõi của nhật kí 8
1.2.2.3 Nhật kí là một thể loại mang tính chất cá nhân riêng tư 10
1.2.2.4 Tính chất biên niên của nhật kí 11
CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG CỦA NHẬT KÍ VĂN HỌC QUA BA CUỐN: NHẬT KÍ ĐI TÂY CỦA PHẠM PHÚ THỨ, PHÁP DU HÀNH TRÌNH NHẬT KÍ CỦA PHẠM QUỲNH VÀ CÔ LÀM CÔNG CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN 12
Trang 52.1 Hình tượng người trần thuật trong nhật kí biểu hiện qua ba cuốn 12
2.1.1 Người trần thuật ở ngôi thứ nhất 12
2.1.2 Người trần thuật là người trải nghiệm 19
2.1.3 Người trần thuật là người đánh giá 21
2.1.4 Người trần thuật gắn với ngôn ngữ độc thoại 27
2.2 Đặc trưng của nhật kí văn học biểu hiện qua ba cuốn 31
2.2.1 Tính chân thực 31
2.2.2 Tính chất cá nhân 40
2.2.3 Tính chất biên niên 45
KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nhà báo Marta Roja bình luận: Nhật kí Đặng Thùy Trâm là một cuốn
sách vô cùng xúc động, tình cảm và rất con người Có thể nói đây là một trong những cuốn sách ấn tượng nhất trong thể loại nhật kí được viết trong thế kỷ XX Cuốn sách này chỉ có thể so sánh với cuốn Nhật kí Anne Frank, tuy nhiên khác với Nhật kí Anne Frank, trong câu chuyện của Đặng Thùy Trâm có cuộc đời của hai con người Nhật kí Đặng Thùy Trâm đã quen thuộc
với bạn đọc trong nước và quốc tế viết về người chiến sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, nó trở thành tiếng vang lớn tiêu biểu cho ý chí nghị lực của bất kì người thanh niên nào, biết bao người đã có những lắng đọng cảm xúc, say mê, yêu mến với cuốn nhật kí Đã có những cuốn nhật kí để lại trong lòng người đọc mãi không quên như thế, đã có những cuốn nhật kí đi theo chúng ta suốt cuộc đời, cho ta nhận thức ý nghĩa cuộc sống, biết bao điều hay, những nhận thức vô giá, những tri thức lịch sử, những bằng chứng thép không thể chối cãi của những con người thép trong lịch sử, bên cạnh đó còn là những góc cạnh tâm tư viết cho riêng mình để rồi nó đưa ta đi theo năm tháng, đưa ta đi qua những năm tháng khó khăn, nó giúp ta cất giữ mọi tâm tư tình cảm, mọi niềm
vui nỗi buồn trong cuộc sống Không chỉ riêng Nhật kí Đặng Thùy Trâm các
cuốn nhật kí khác bản thân nó cũng tồn tại những giá trị bền vững như vậy Mỗi cuốn nhật kí với nội dung khác nhau sẽ có những hấp dẫn lôi cuốn khác nhau, và nhật kí trước năm 1945 có những cuốn nhật kí như vậy mà chúng ta cần phải nghiên cứu
Bên cạnh thể loại nhật kí còn chưa được quan tâm nhiều với số lượng còn ít, chủ yếu là thơ và truyện ngắn mà hơn thế nữa nhật kí có tầm quan trọng đối với cuộc sống chúng ta đặc biệt khi cuộc sống càng văn minh Xã hội càng hiện đại con người càng lao vào cuộc sống công nghiệp, con người
Trang 7làm việc và nghỉ ngơi cũng theo lối gấp gáp của công nghiệp văn minh Đến một ngày nào đó con người dừng lại bất chợt một phút giây, một phút trầm tư
để suy nghĩ về mình và về cuộc đời, giây phút ấy thật đáng ý nghĩa, đáng trân trọng biết bao khi ta được sống là chính bản thân mình, ta sống với cái tôi thỏa sức bay bổng làm những gì ta muốn, suy nghĩ những gì ta thích Xã hội ngày nay ít ai có thời gian để ngồi lại với chính mình và được sống là chính mình, do vậy chỉ có nhật kí mới có thể giúp con người cân bằng trạng thái tinh thần trong guồng quay của xã hội, con người thèm muốn được thư thái, được bình yên Do đó nhật kí ngày càng được quan tâm đặc biệt là giới trẻ hiện nay, họ biết tìm đến những trang mạng xã hội như: Facebook, blog cá nhân, những trang điện tử, trở thành người bạn tri kỉ của mỗi chúng ta Nhật
kí điện tử giúp chúng ta chia sẻ mọi cung bậc cảm xúc, giảm bớt strees, tăng niềm vui hay lưu giữ lại những sự việc mà bạn đã đang và sẽ xảy ra nếu như bạn không muốn đánh mất những kỉ niệm của riêng bạn, những người mà bạn yêu mến cứ như vậy nhật kí ngày càng lên ngôi
Nhật kí ngày càng được quan tâm, chú trọng Nghiên cứu giai đoạn trước năm 1945 người ta ngày càng phát hiện ra những cuốn nhật kí hết sức mới lạ, độc đáo, sâu sắc không những là nhật kí cho riêng mình mà còn là nhật kí cho
toàn thể dân tộc tiêu biểu: Nhật kí đi Tây của Phạm Phú Thứ và Pháp du hành
trình nhật kí của Phạm Quỳnh và Cô làm công của Nguyễn Công Hoan là ba
cuốn nhật kí có quy mô như vậy Qua ba tác phẩm này chúng ta phần nào khám phá được một cách chân thực nhất những góc khuất trong cuộc sống, thấy được thế giới bên ngoài rộng lớn Cánh cửa nhật kí không chỉ bó hẹp trong phạm vi một đất nước hay một khung cảnh chiến tranh ác liệt, những dòng nhật kí mùi mẫn, bùi ngùi, xúc động mà chúng ta đã biết đến qua một số tác giả như Chu Cẩm Phong, Đặng Thùy Trâm hay Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Ngọc Tấn mà nó còn mới lạ, mang đậm tính chất khám phá của những “chú dế mèn phiêu lưu”, băng qua mọi khung cảnh tuyệt diệu để rồi
Trang 8đưa ta tiếp cận với những mảnh đất ngoại quốc tươi đẹp Đó là thời kì Việt Nam trước cách mạng tháng Tám với những hiện thực được phơi bày như thế nào?, cuộc đời của những con người trong cái đói có thê thảm như những trang truyện ngắn mà chúng ta đã từng cảm thụ hay không? Và con người trước cách mạng tháng Tám mang thế giới nội tâm ra sao? Tất cả điều đó sẽ được giải đáp qua những cuốn nhật kí sau đây sẽ đi vào nghiên cứu
Đồng thời việc chọn và nghiên cứu đề tài trên, tôi nghĩ không chỉ có dịp
đi sâu vào nghiên cứu những nét độc đáo của thể loại nhật kí qua ba tác phẩm
mà chúng ta còn phát hiện được cái hay đặc biệt trong việc thể hiện cái “tôi”, cái “tôi” trong sự phiêu lưu của cảm nghĩ rộng lớn và cái “tôi” không chỉ gắn liền với cá nhân nhỏ bé mà nó còn gắn với mục đích chính trị, nhiệm vụ cấp bách của một dân tộc
2 Lịch sử nghiên cứu
Khi nghiên cứu về các khía cạnh của nhật kí thì ta đã thấy có một số
công trình nghiên cứu về nhật kí như: Nghệ thuật trần thuật trong nhật kí
Đặng Thùy Trâm [27] cũng đã tìm hiểu về ngôn ngữ, giọng điệu của nhật kí
nhưng chưa đi sâu nghiên cứu tính chất cốt lõi như tính chân thực, tính biên
niên, tính cá nhân của nhật kí Cuốn thứ hai là Nhật kí từ điểm nhìn thể loại [25] nhưng công trình này mới chỉ nghiên cứu chung nhất về nhật kí như: đặc
trưng của nhật kí, phân loại hay giá trị của nhật kí mà chưa đi vào nghiên cứu
từng tác phẩm cụ thể nào hay Bước đầu tìm hiểu nhật kí Nguyễn Huy Tưởng [1] tác giả cũng đã chỉ ra những nét khái quát về nhật kí như đặc trưng, phân
loại, kết cấu, ngôn ngữ và người trần thuật Tuy nhiên mới chỉ ra điểm nhìn và ngôi kể mà chưa đề cập đến người trần thuật là người trải nghiệm, là người đánh giá và gắn với ngôn ngữ độc thoại, chưa đi vào nghiên cứu bản chất sự
thật, tính biên niên, tính chất cá nhân của nhật kí như công trình Nghệ thuật
trần thuật trong nhật kí Đặng Thùy Trâm [13] Cuối cùng cuốn Nghệ thuật trần thuật trong nhật kí Nguyễn Ngọc Tấn [23] cũng mới chỉ ra những khía
Trang 9cạnh về nghệ thuật mà chưa đi vào tính chất nội dung đặc trưng của nhật kí như đã nói ở trên Hay có công trình nghiên cứu về nhật kí nhưng lại gắn với
các cuốn nhật kí khác trong khi đó đặc biệt với ba cuốn nhật kí Nhật kí đi Tây của Phạm Phú Thứ, Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh và Cô làm
công của Nguyễn Công Hoan thì hoàn toàn chưa từng được nghiên cứu Có
thể thấy rằng ba tác phẩm nhật kí của ba tác giả trên hoàn toàn mới lạ với độc giả, hoàn toàn chưa từng được nghiên cứu trên bất kì hình thức hay diễn đàn nào
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Tìm hiểu đặc trưng của nhật kí văn học qua ba cuốn: Nhật kí đi Tây,
Pháp du hành trình nhật kí và Cô làm công như một thể loại nhật kí văn học
trên việc nghiên cứu một số phương diện cụ thể như: người trần thuật, tính chân thực, tính chất biên niên và tính chất cá nhân của nhật kí
Tìm ra sự khác biệt giữa ba cuốn nhật kí ra đời trong thời gian khác nhau
và với phong cách từng nhà văn giúp bạn đọc thấy được cái hay, cái độc đáo của nhật kí để từ đó khảo sát quá trình phát triển của nhật kí nói chung trong nền văn học nước nhà
Tạo ra nhận thức mới và quan trọng hơn cả là sự trân trọng của độc giả đối với nhật kí
3.2 Nhiệm vụ
Tìm hiểu về nhật kí văn học
Nghiên cứu đặc trưng của nhật kí văn học trên một số phương diện qua
ba cuốn nhật kí trên
Phân tích các giá trị mà ba cuốn nhật kí đem lại
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng
Trong khóa luận, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu tổng quan về nhật kí,
Trang 10tìm hiểu nhật kí trên các phương diện như: người trần thuật, tính chân thực, tính chất biên niên và tính chất cá nhân trong ba cuốn nhật kí
4.2 Phạm vi
Luận văn khảo sát qua 3 tác phẩm Nhật kí đi Tây Phạm Phú Thứ, Pháp
du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh và Cô làm công của Nguyễn Công
Hoan cùng một số cuốn nhật kí của các tác giả trong các giai đoạn khác nhau
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp phân tích, hệ thống
6 Đóng góp của khóa luận
Với đề tài “Đặc trưng của nhật kí văn học qua ba cuốn: Nhật kí đi Tây của Phạm Phú Thứ, “Pháp du hành trình nhật kí” của Phạm Quỳnh và Cô
làm công của Nguyễn Công Hoan chúng tôi mong muốn làm rõ đặc trưng của
nhật kí qua ba cuốn trên
7.Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo thì khóa luận được chia ra làm hai chương đó là:
Chương 1: Tổng quan về thể loại nhật kí văn học
Chương 2: Đặc trưng của nhật kí văn học qua ba cuốn: Nhật kí đi Tây của Phạm Phú Thứ, Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh và Cô làm
công của Nguyễn Công Hoan
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỂ LOẠI NHẬT KÍ
1.1 Tổng quan về thể kí văn học
Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực đời sống dưới nhiều góc độ khác nhau với mọi cung bậc cảm xúc của thế giới tâm hồn con người Để có thể hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, làm nên “bông hồng vàng” kết tinh những nét đặc sắc nhất của hiện thực đời sống, văn học nghệ thuật không chỉ mang đến cho người yêu văn chương một cách nhìn mà còn phản ánh cuộc sống đa dạng với nhiều thể loại văn học phong phú như: thơ, tiểu thuyết, kịch…và nhật kí cũng là một loại hình thu hút lớn đối với nhà văn cũng như độc giả
“Kí gồm nhiều thể chủ yếu là văn xuôi tự sự như: bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tùy bút do có tính chất trung gian mà người ta liệt kí vào cận văn học”
Kí là loại hình văn học trung gian có nhiều biến thể xuất hiện khá muộn
so với các thể loại khác nhưng nhật kí có những nét riêng không thể trộn lẫn, góp phần làm nên sự phong phú của văn chương nghệ thuật
1.2 Khái quát về nhật kí văn học
1.2.1 Quan niệm về nhật kí
“Nhật là ngày Kí là ghi chép Nhật kí là ghi chép lại những sự việc diễn
ra hàng ngày, tuy nhiên từ khi xuất hiện có rất nhiều quan niệm khác nhau về nhật kí, tiêu biểu ta chú ý đến các quan niệm sau:
Quan niệm thứ nhất: nhật kí đích thực là một thể tài ngoài văn học Với quan niệm này, nhật kí ở đây chỉ được xem là những ghi chép cá nhân đơn thuần được sử dụng để bộc lộ chân tình những tâm sự riêng, để kí thác những suy nghĩ khó giãi bày với người khác chứ không mang những nét đặc trưng làm nên diện mạo riêng của một thể loại văn học [25, tr 6]
Quan niệm thứ hai: coi nhật kí là một thể loại văn học Cuốn Từ điển
Trang 12thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi là cuốn
sách đầu tiên trong văn học Việt Nam đã nhắc đến thể loại nhật kí với tư cách
là : “Một thể loại thuộc loại hình kí” [25, tr 6] Giáo sư Trần Đình Sử cũng đã
đánh giá nhật kí là một tiểu loại của loại hình kí, Nhật kí là thể loại kí mang
tính chất riêng tư, đời thường nhiều nhất [20, tr 379] Cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX của Phan Cư Đệ cũng cho rằng nhật kí là một thể loại văn học: Nhật
kí ghi chép những sự việc và cảm nghĩ về bản thân, về cuộc đời diễn biến theo ngày tháng Nhật kí thiên về tâm tình hơn sự kiện Một tập nhật kí có ý nghĩa văn học khi thể hiện được một thế giới tâm hồn, qua sự việc và tâm trạng cá nhân toát lên những vấn đề xã hội rộng lớn [4, tr 8]
Chúng tôi qua việc khảo sát các tác phẩm nhật kí thấy rằng nhật kí là một thể loại văn học Nghĩa là chúng tôi thừa nhận nhật kí mang trong nó những quy luật đặc thù của thể loại làm nên diện mạo riêng của nó Vậy ta có thể thấy bản chất cốt lõi của nhật kí là sự thật, nhật kí mang tính chất biên niên,
có tính chất cá nhân riêng tư hay người trần thuật trong nhật kí luôn mang những đặc trưng riêng biệt của thể loại
1.2.2 Đặc trưng của nhật kí
1.2.2.1 Người trần thuật trong nhật kí
Trần thuật (narration) là hành vi ngôn ngữ kể, thuật, miêu tả sự kiện, miêu tả nhân vật theo một thứ tự nhất định, theo một cách nhìn nào đó Theo
Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
thì trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu
khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cái nhìn của người trần thuật [6; tr 364] Như vậy người trần thuật trong
tác phẩm là một người hư cấu hoặc có thật thực hiện nhiệm vụ trần thuật, truyền đạt, chỉ dẫn, bình luận những vấn đề được mô tả hoặc được kể trong tác phẩm gồm hai dạng chủ yếu: người trần thuật lộ diện (ngôi thứ nhất), người trần thuật dấu mặt (ngôi thứ ba)
Trang 13Ở nhật kí chủ yếu người trần thuật được kể theo ngôi thứ nhất, người trần thuật luôn là tác giả hoặc nếu có gửi gắm ủy thác cho nhân vật của mình thì đó là nhân vật xưng “tôi” kể lại cuộc đời của chính nhân vật chứ không phải nhân vật ở ngôi thứ ba như trong truyện hay tiểu thuyết Nhật kí là thể loại độc thoại, tự mình nói với mình, vì thế ta luôn thấy người trần thuật luôn giữ ngôi thứ nhất Người trần thuật lộ diện, tôi tự kể chuyện của mình, kể những gì liên quan đến mình Đây là kiểu người trần thuật tường minh hay nói cách khác là người trần thuật xuất hiện, lộ diện trực tiếp
Người kể ngôi thứ nhất trong nhật kí có vai trò bao quát, quán xuyến
toàn bộ tác phẩm, nhân vật “tôi” trong nhật kí vừa là nhân vật - nhân chứng
cho các sự kiện đời sống và là nhân tố tổ chức, xâu chuỗi các chi tiết, sự kiện vừa là tác giả bàn bạc, đánh giá về đối tượng phản ánh và bộc lộ lập trường, quan điểm cảm xúc của bản thân [25; tr 20] Trần thuật theo ngôi thứ nhất
giúp người viết có thể bộc lộ trực tiếp những lập trường quan điểm tư tưởng, cảm xúc riêng của bản thân đáng tin cậy chứ không phải thông qua đoạn trữ tình ngoại đề trong truyện
Chính vì thế, người viết có thể bộc lộ trực tiếp, thẳng thắn, rõ ràng lập trường, thái độ của mình vì ở nhật kí luôn đòi hỏi sự có mặt trực tiếp của người viết với nhân chứng của hiện thực để quan sát, nhận xét, chứng kiến
Có hai lập trường chủ yếu là lập trường phê phán (thẳng thắn tố cáo, lên án tội
ác của kẻ thù, mỉa mai những mặt trái của con người và xã hội) và lập trường cộng đồng (ngợi ca những tấm gương tốt, người tốt, việc tốt), điều này góp phần đảm bảo tính chính xác, chân thực trong nhật kí đồng thời tạo niềm tin nơi người đọc
1.2.2.2 Sự thật là vấn đề cốt lõi của nhật kí
Bởi kí “cõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm”, “tính chính xác tối đa là
đặc trưng cơ bản của kí” [21; tr 244] thì nhật kí cũng vậy tính xác thực của sự
việc ghi chép được coi là đặc trưng của nhật kí, nó được thể hiện ở chỗ:
Trang 14Không chứa đựng yếu tố hư cấu, khác hoàn toàn với truyện và tiểu thuyết, yếu tố hư cấu là điều tối kị nhất trong nhật kí, người viết nhật kí không
tự dưng thêm vào các tình tiết câu chuyện không có thực trong đời sống Nhật
kí luôn đòi hỏi sự thành thực của người viết và tính xác thực đối với những thông tin đươc ghi chép lại Nếu như truyện và tiểu thuyết viết ra nhằm đạt thông tin thẩm mỹ thì nhật kí nhằm hướng tới thông tin sự thật Giáo sư Trần
Đình Sử viết rằng: Nhật kí là thể loại ghi chép những sự việc, suy nghĩ cảm
xúc hàng ngày của chính người viết giá trị quan trọng nhất của nhật kí là tính chân thực do ghi chép sự việc đang diễn ra [21, tr 261] Như vậy tính xác
thực chính là yếu tố làm nên giá trị của nhật kí
Và sự thật trong nhật kí đó là: sự thật lịch sử nằm trong thế giới khách quan Tất cả các thông tin được ghi chép lại phải xác thực về ngày tháng đối với sự kiện, số liệu đối với hiện tượng, địa chỉ đối với nhân vật Tất cả đều phải nguyên vẹn như những gì diễn ra trong thế giới khách quan, còn trong cảm xúc là sự thành thực bộc lộ tâm trạng, tình cảm của bản thân Chúng ta có
thể nhận thấy điều này ở các trang nhật kí như Nhật ký chiến trường của
Dương Thị Xuân Qúy được ghi chép trong chưa đầy một năm chị hành quân
vượt Trường Sơn, hay nhật kí Đặng Thùy Trâm đã giúp những ai chưa bao
giờ biết đến chiến tranh, chưa bao giờ sống trong khói lửa chiến tranh nhận ra nhiều sự thật mà trong cuộc sống thời bình không thể nào có được Trong lời
giới thiệu Nhật kí chiến tranh nhà thơ Bùi Minh Quốc đã viết: Tất cả những
gì ta đọc được ở đây đều là sự thật; cái sự thật thô tháp tươi ròng và sống động Những con người thật; những địa chỉ thật; những sự việc thật; những tâm trạng thật [15, tr 18] Vậy nên đọc Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm
Phong ta nhận thấy tất cả những sự kiện, sự việc, những con người, những hình ảnh đặc trưng của từng mảnh đất đã trải qua quãng đời công tác đều được anh ghi chép trong cuốn nhật kí này
Với tất cả điều trên ta nhận thấy tính chất xác thực đã tạo ra sức hấp dẫn riêng cho thể loại đồng thời có khả năng mạnh mẽ trong việc tạo ra giá trị
Trang 15nhận thức, tạo ra sức thuyết phục, sức lay động, niềm tin đối với người đọc đồng thời là những cuốn tư liệu vô giá cho mọi thời đại đã qua đi
1.2.2.3 Nhật kí là một thể loại mang tính chất cá nhân riêng tư
Giáo sư Trần Đình Sử khẳng định trong giáo trình Lý luận văn học phần
tác phẩm và thể loại: nhật kí là thể loại mang tính chất riêng tư đời thường nhiều nhất nếu mục đích của bài viết là đề giao lưu với người khác thì nhật kí trái lại chỉ đề giao lưu với chính mình, mình viết để cho mình, nói với mình Riêng tư chính là lý do tồn tại của nhật kí [20; tr 379]
Nhật kí chính là lời tâm sự, bộc bạch của tác giả hay nhân vật những lúc
cô đơn, muốn tự mình chiêm nghiệm lại những gì đã xảy ra Vì thế có thể nói nhật kí chính là thể loại kí mang tính chất riêng tư, tính chân thực và rất đời
thường Với tư cách là những ghi chép cá nhân, trong nhật kí người viết có thể
tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm, tình cảm và thái độ trước một sự thật
[26, tr.11] Nguyễn Văn Thạc viết nhật kí chỉ nhằm cho riêng mình và từng
coi nhật kí là một kỉ vật thiêng liêng, một “người bạn đường nghiêm khắc và
tốt bụng” [24, tr 227] Chính bởi tính cá nhân riêng tư này mà nhật kí cá nhân
thường là những lời tâm sự, những suy ngẫm “sống để bụng, chết mang theo” của cá nhân người viết mà người khác cũng nhận ra điều này và không được xâm phạm đến
Tính chất cá nhân riêng tư của nhật kí không giống với thơ, truyện, kịch
Ở thơ, truyện, kịch khi viết tác giả luôn xác định mục đích sáng tác, đối tượng tiếp nhận và nghệ sĩ sau khi sáng tác thường không giữ tác phẩm lại làm sản phẩm cho riêng mình mà luôn công bố trước đông đảo bạn đọc trong khi đó nhật kí tác giả viết cho riêng mình với những điều bí mật nhất của bản thân nên hoàn toàn không có ý định công bố rộng rãi trước công chúng, tất cả đều được giữ bí mật
Tính chất cá nhân của nhật kí còn được thể hiện ở phong cách của mỗi tác giả, mỗi người nghệ sĩ sẽ có đời sống nội tâm, cảm xúc cá nhân khác nhau Mỗi trang nhật kí là những lời tâm sự riêng của cá nhân người viết với
Trang 16chính bản thân mình, do vậy qua mỗi trang nhật kí bạn đọc có thể tìm thấy những cảm xúc khác nhau hết sức phong phú, ngoài ra ở mỗi nhật kí lại sử dụng những kí hiệu riêng mà nếu không lí giải thì ta không thể biết được cũng tạo nên tính chất cá nhân riêng tư của nhật kí
Tóm lại, tính chất cá nhân riêng tư làm nên nét riêng đồng thời tạo ra sức hấp dẫn của nhật kí
1.2.2.4 Tính chất biên niên của nhật kí
Một cuốn nhật kí luôn luôn viết theo kết cấu thời gian tuyến tính, theo trình tự về ngày tháng năm và bao giờ khoảng thời gian ghi chép giữa các ngày tháng cũng được ghi rõ: ngày tháng năm (bằng số) Người viết nhật kí bao giờ cũng tôn trọng trật tự biên niên của sự việc ghi chép Sự việc hay hiện tượng được ghi lại trong nhật kí bao giờ cũng được sắp xếp theo đúng trình tự thời gian mà người viết lần lượt được chứng kiến hay tham gia Theo giáo sư
Trần Đình Sử: Nhật kí ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc theo ngày tháng,
có thể liên tục nhưng cũng có thể ngắt quãng [20, tr.379] tùy theo cảm hứng
và thời gian công việc của người viết Điều đó có nghĩa là thứ tự ngày tháng
có thể theo đúng thứ tự liên tục như 1, 2, 3, 4 nhưng cũng có thể ngắt quãng nhưng vẫn phải theo thứ tự liên tục như 1, 2, 5, 6, 7 Ngoài ra trong nhiều cuốn nhật kí ngoài ghi ngày tháng năm người viết còn ghi cả nơi viết, giờ viết nhật kí
Tính chất biên niên có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính chân thật của nhật kí Người viết nhật kí đã biết vận dụng yếu tố này của nhật kí để ghi chép, phản ánh kịp thời những vấn đề thời sự nóng hổi, những vấn đề cấp bách của xã hội Nhờ tính chất biên niên này mà nhật kí được coi là thể loại văn học bám sát hiện thực đời sống một cách nhanh nhạy, kịp thời và chính xác nhất
Trang 17CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG CỦA NHẬT KÍ VĂN HỌC
QUA BA CUỐN: NHẬT KÍ ĐI TÂY CỦA PHẠM PHÚ THỨ, PHÁP DU
HÀNH TRÌNH NHẬT KÍ CỦA PHẠM QUỲNH VÀ CÔ LÀM CÔNG
CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN 2.1 Hình tượng người trần thuật trong nhật kí biểu hiện qua ba cuốn:
Nhật kí đi Tây của Phạm Phú Thứ, Pháp du hành trình nhật kí của Phạm
Quỳnh và Cô làm công của Nguyễn Công Hoan
2.1.1 Người trần thuật ở ngôi thứ nhất
Thể loại nhật kí chủ yếu sử dụng hình thức ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”,
“mình”, “chúng tôi” Hình tượng cái “tôi” trong nhật kí không có gì có thể phủ nhận được yếu tố tâm tình, trò chuyện là yếu tố quan trọng nhất trong nhật kí Hơn nữa, đó lại là những lời tâm sự trò chuyện của người viết với chính bản thân họ nên việc ai là đối tượng trực tiếp trong nhật kí không phải
là vấn đề đáng quan tâm Vì vậy sức hút của những cuốn nhật kí này phụ thuộc vào cái “tôi” với nhiều cảm xúc sâu sắc trước những sự việc diễn ra trong đời sống hàng ngày, tất nhiên điều đó phụ thuộc vào đạo đức và yếu tố thẩm mỹ của người viết nhật kí Giá trị của nhật kí gắn bó chặt chẽ với đời sống nội tâm của người viết góp phần tạo nên chiều sâu nhân văn cho tác phẩm Cái “tôi” trong nhật kí không ghi chép hoặc phản ánh một cách thụ động về hiện thực cuộc sống và con người mà phải tái tạo biểu đạt một cách chủ động, sáng tạo trước những hiện thực đó Do nhật kí là những trang viết
kể về chính cuộc đời mình, kể lại những sự kiện xung quanh tác giả nên người
kể trong nhật kí luôn đứng ở ngôi thứ nhất kể lại, hay chính là tác giả, tác giả
là người trực tiếp trải nghiệm, là minh chứng cho từng trang nhật kí hoặc gửi gắm qua một nhân vật “tôi” kể lại cuộc đời mình Đó chính là người trần thuật
lộ diện
Trong Nhật kí đi Tây, người trần thuật ngôi thứ nhất xưng “tôi” là tác
giả và người trần thuật ngôi thứ nhất số nhiều xưng “chúng tôi”, bởi trong
Trang 18chuyến du hành cùng với tác giả còn có những người xứ bộ khác đi cùng Quay trở lại với bối cảnh An Nam lúc bấy giờ, thời kì dân ta đang chịu sự thống trị của Pháp, Phạm Phú Thứ là một trong ba đại sứ An Nam sang Pháp, Tây Ban Nha năm 1863 – 1864 để học tập, tiếp cận, tìm hiểu văn minh phương Tây để khi trở về ông tâu trình lên vua tất cả những gì được nghe, thấy, hỏi, trả lời nhằm thực hiện tư tưởng canh tân đất nước Trong lúc trên đường đi tới hai nước Phú Lãng Sa và Y - pha - nho Tất cả những sự kiện xoay xung quanh nhân vật “tôi” và bạn bè đều được kể lại một cách chi tiết,
cụ thể Bắt đầu từ “ngày mồng sáu tháng năm năm Tự Đức thứ mười sáu, giờ
thìn, chúng tôi vào Triều lạy và, sau khi nghe những lời dạy của Hoàng thượng, chúng tôi ra về” [46] đến khi lên thuyền bắt đầu chuyến đi xa “giờ mùi chúng tôi liền cùng với các quan và nhân viên tùy thuộc xuống thuyền từ bến Đông Gia ra cửa Thuận An” Rồi được Lý - a - nha đưa đến dinh soái
phủ Lục - lăng nghỉ ngơi chờ tàu đến để lên đường “đến cổng, chúng tôi
xuống xe Lục-lăng đưa chúng tôi đi qua khỏi dãy nhà thứ nhất, thì vị nguyên soái giở mũ, bước tới phía chúng tôi, bắt tay rồi dẫn vào phòng khách” [51],
mỗi một nơi “tôi” và bạn bè đi tới đều được tâu trình rõ ràng với vua, đó là
thành phố sư tử Singapo “Lý - a - nhi thuê xe ngựa mời chúng tôi lên bờ đi
xem thành phố Tân Gia Ba” đến đây chúng tôi đi ngắm cảnh và “có đến thăm lãnh sự Phú - lãng - sa” đi qua đất nước Inddonexia, rồi đến Ấn Độ, Ai Cập,
Hi Lạp, Angieri với bao cảnh đẹp và những chuyến du ngoại kì thú Cuối cùng “chúng tôi” đã đặt chân tới mảnh đất với bạt ngàn rừng nho và những chai rượu nho tuyệt vời, bắt đầu được nhận thức về công nghệ, kĩ thuật văn
minh của Pháp, đó là kĩ thuật chụp hình “chúng tôi lần lượt mặc phẩm phục
lên nhà lầu lợp kính trong quán để chụp ảnh”, sau đó “chúng tôi chuyển đi xem sở chế tạo đồng hồ và đồ đồng”, đi xem lầu chứa đồ kĩ xảo, coi ống máy
làm băng, sở làm đồ pha lê Đến nhà thờ, đi thăm các vị quan chức nơi đây
Đó là mảnh đất xứ sở của rượu nho, mảnh đất của văn minh, tiên tiến đều hơn
Trang 19hẳn so với An Nam lạc hậu, truyền thống Vậy đến Tây Ban Nha có điều gì lí
thú, ta cùng đi với nhân vật “tôi” xem sao Đến Tây Ban Nha “từ cửa biển đi
vào là núi và sa mạc, nhưng khi đã vào nội địa là một sứ xở của lúa mạch và khoai, nho và lựu” hết sức thân thiện và hiếu khách “phái viên đón tiếp sứ bộ
là A - sưng - gốt cùng với bốn nhân viên giúp việc và Ba - lãng - ca đến đón chúng tôi bên bờ Trên bến, người ta bày binh khí và cử nhạc đưa chúng tôi đến quán” [234] À ! Đây là xứ sở của lúa mạch và khoai, nơi tạo ra những
thứ bánh quyến rũ người thưởng thức một lần mà nhớ mãi Con người ở đây cũng hết sức mến khách và trang trọng, điều này làm cho nhân vật “tôi” thích thú, ca ngợi tuy có khác với nước Pháp nhưng cũng thật giàu có và văn minh không kém “Chúng tôi” được mời đi xem hát, thăm xưởng thuốc lá rồi tiến kiến các đại sứ Tây Ban Nha Như vậy chỉ với những trải nghiệm ban đầu Phạm Phú Thứ và các đại sứ An Nam đã kể lại tương đối tỉ mỉ những sự kiện
đã xảy ra Hơn thế nữa không chỉ riêng tác giả nhìn thấy, nghe thấy, đặt chân tới mà các đại sứ Phan Thanh Giản, Ngụy Khắc Đản cũng là người trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy, đặt chân tới do vậy cuốn nhật kí này làm tăng tính chân thực, chính xác của tác phẩm Bởi lẽ tất cả các sự kiện không chỉ một mình tác giả nhìn nhận mà còn có hai đại sứ đi cùng chứng nhận điều tác giả kể trên đây là đúng Ngoài ra còn sử dụng người trần thuật ngôi thứ nhất số ít xưng
“tôi” nhưng với tần xuất không nhiều, chỉ khi cá nhân một trong ba đại sứ trả lời hay lí do cá nhân mới xưng tôi như : khi đến phủ soái Lục - lăng được
quyền soái hỏi “đất Tây Ninh giáp với Cao Man, vậy biên giới lấy gì làm căn
cứ?” Tôi, Phan Thanh Giản, nói: “muốn biết giới hạn rõ ràng, phải chờ xét
kỹ, song nói chung, phàm đã trở thành thôn xóm thì là người Việt, còn ở rải rác trong rừng là người Man” [54] hay khi cần có thêm một người đi cùng
trong chuyến đi đó thì “Tôi, Phan Thanh Giản, lại đem con là Phan Liêm
theo để trông nom việc thuốc thang”, “Tối ngày mười lăm, bố chánh và án sát Tây mời cơm chúng tôi Tôi, Phạm Phú Thứ, vì bị cảm, nên nằm ở quán
Trang 20trọ” hay khi đến nước Pháp các đại sứ An Nam nhận Quốc thư từ tham tri bộ
Lễ của họ thì “Tôi, Phạm Phú Thứ, cung kính bưng Quốc thư đi trước một tí
Tôi, Phan Thanh Giản và những người khác đi tiếp theo” Người trần thuật
xưng “tôi” và “chúng tôi” có sự chuyển đổi, phù hợp với từng điều kiện phát ngôn khiến người đọc không dập khuôn, nhàm chán và tạo nên sự độc đáo của
Nhật kí đi Tây
Cuốn nhật kí thứ hai cũng thể hiện hết sức rõ đặc điểm này Người trần
thuật ngôi thứ nhất xưng “tôi” trong Pháp du hành trình nhật kí viết rằng:
“Tôi đi Tây chuyến này, định quan sát được điều gì hay, khi trở về sẽ biên tập thành sách để cống hiến các đồng bào Như vậy có nghĩa nhân vật “tôi” đã
chú trọng việc theo dõi, ghi chép một cách cẩn thận để phục vụ cho đồng bào,
kể lại cho họ nghe những gì mình trải qua Phạm Quỳnh được cử sang Pháp
tham dự cuộc đấu xảo thuộc địa năm 1922 cũng như Nhật kí đi Tây, tác giả
Pháp du hành trình nhật kí kể lại chặng đường kéo dài sáu tháng từ 3/1922
đến 9/1922 với những gì tác giả đã nghe thấy, nhìn thấy: “Tôi được quan
Thống sứ Bắc kỳ cử sang Đại Pháp thay mặt cho Hội Khai trí tiến đức để dự cuộc đấu xảo Marseille, lại được quan Toàn quyền đặc phái sang diễn thuyết tại mấy trường lớn ở Paris, ngày 9 tháng 3 Tây năm 1922 (tức là ngày 11 tháng 2 ta), xuống Hải Phòng để đáp tàu Armand Béhic về Pháp.” [1] Từ khi
tàu nhổ neo cho đến đi sang các nước láng giềng Singapo, Vịnh Peang (Malaixia), Colombo và cuối cùng là Pháp, nhân vật “tôi” dường như đã cho người đọc được chứng kiến tận mắt như mình đã một lần đặt chân tới những
mảnh đất thân yêu, giàu có đầy kì thú và quyến rũ ấy: “Mặt trời mới mọc,
trông vào bến Singapore, không cảnh gì đẹp bằng, như một bức tranh sơn thủy vậy Lần này mới được trông thấy một nơi hải cảng là lần thứ nhất, thật
là một cái cảnh tượng to tát Cửa Hải Phòng, cửa Sài Gòn của ta kể cũng khá
to, nhưng sánh với cửa Singapore này còn kém xa nhiều Bến liền nhau với
bể, chạy dài đến mấy nghìn thước, tàu đỗ không biết cơ man nào mà kể, tàu
Trang 21của khắp các nước đi tự Á Đông sang Ấn Độ và Âu Tây đều phải qua đấy”
[12-13], rồi “Pinang là chỗ nghỉ ngơi Đi ra ngoài mấy phố buôn bán, toàn là
những nhà ở riêng của các phú thương người Anh, người Khách, cũng làm theo một lối “biệt thự”như ở Singapore, nhà giữa, vườn cây chung quanh, nhưng rộng rãi, mát mẻ hơn nhiều Vườn nào cũng đặt đường chạy quanh cho
ô tô đi được Có nhiều cái vườn rộng mênh mông, trồng toàn cau và dừa, như
vô số những cột thẳng một dóng cau, trên lá xoè như cái tán trông đẹp lắm Các biệt thự của người Tàu có những hoành phi, câu đối, chậu hoa, ghế đá, đôn sứ, núi giả, nghiễm nhiên ra cái vẻ phong lưu của người Đông Á Người Tàu lại còn có những nhà hội quán riêng, làm theo kiểu các “câu lạc bộ” (clubs) của người Anh, có câu lạc bộ cho đàn ông, lại có câu lạc bộ cho đàn bà” [18] Và cũng như Phạm Phú Thứ, nhân vật “tôi” ở đây khi đến Pháp
cũng thực hiện những điều thích thú của mình khi tới đây và đều được “tôi”
kể lại cụ thể, chi tiết: từ việc đến Pháp đi thăm người thân, đi nghe diễn thuyết, xem điểm binh và đi thăm những địa danh nổi tiếng nơi đây như: nhà
thờ Pari, Trường Đại học Pháp, tháp Epphen, thăm Viện Bảo Tàng “Ở
Marseill có cảnh đẹp nhất là nhà thờ “Đức bà Bảo hộ” (Notre Dame de la Garde), xây trên cái đống cao 150 thước, trấn hám cả địa thế thành Marseille; thờ Đức bà bảo hộ cho con nhà đi bể, khác nào như bà Thiên hậu của người Tàu Một tòa nhà thờ chon von ở giữa cái đống cao, trên đỉnh gác chuông lại có một cái tượng Đức bà lực lưỡng cao ngót mười thước, nặng hơn bốn nghìn năm trăm cân, những buổi mây quang trời tạnh, đứng khắp thành Marseille ở đâu cũng trông thấy, rõ như bức tranh vẽ, thật cũng là một cái kỳ quan”, “Tối nghe diễn thuyết ở Hội Diễn thuyết thành Marseille Ở Marseille này, trong một tuần lễ không có mấy ngày là không có diễn thuyết Trong nhật báo đã có một mục riêng để báo các ngày giờ diễn thuyết ở các nơi, có ngày hai ba bốn nơi diễn thuyết về đủ các vấn đề: cách trí, văn chương, lịch sử, chính trị; lại có nơi gọi là “Maison de Provence” [29 - 30],
Trang 22rồi “Gặp cậu P M ở Toulouse lại Cậu người Trung Kỳ, sang tòng chinh bên
này, rồi khi chiến tranh xong xin ở lại học, hiện theo học ở ban Cách trí Hóa học tại trường Đại học Toulouse” [33] Đọc đến những dòng nhật kí này, có
lẽ trong chúng ta ai cũng ước mơ được đặt chân đến một lần để thưởng ngoại, cảnh vật hết sức quyến rũ, đặc biệt qua cái nhìn dưới con mắt của nhà văn thì nơi đây trở nên đẹp vô cùng
Dừng lại với những khung cảnh nên thơ, trữ tình, cuốn nhật kí Cô làm
công sẽ đưa chúng ta đến với một khung cảnh hoàn tác khác lạ qua cái nhìn
của nhân vật chứ không phải của nhà văn Nguyễn Công Hoan không đứng ra
kể lại câu chuyện như hai nhà văn trên mà để cho nhân vật “tôi” tự kể lại cuộc đời mình, vì chính cô mới là người trực tiếp trải nghiệm cuộc sống của một kẻ
đi làm công cho người ta - nhân vật xưng “tôi”, đây chính là điều khác biệt thấy rõ nhất giữa ba cuốn nhật kí Nguyễn Công Hoan để cho nhân vật tự kể lại cuộc đời của nhân vật như vậy sẽ chính xác, trung thực hơn Đó là khi cô nhận được một công việc dạy học tư ở nhà ông Hường Đào với lương hai chục một tháng nhưng khó chịu thay khi bà Hường cứ xăm xe, can thiệp, phản đối công việc của “tôi”, ăn được đồng tiền của bà đâu có dễ, bà moi móc
từng li từng tí để đổ lỗi, trách móc “tôi” khiến đôi lúc “tôi” thấy “ác cảm với
cái mặt bè bè và giọng nói khẽ nằng nặc ấy quá bà ấy quen cư xử của lối bà Hường cậy ta có tiền nuôi giáo cho con thì có quyền xem xét và bẻ họe”, “ai lại đàn bà cứ luôn the thé, hết mắng con vú lại chửi thằng xe”, việc cá nhân
riêng tư của “tôi” cũng bị xoi mói, để ý, “tôi” đi đôi guốc bà “cũng phải ngắm
nghía, ra ý khinh bỉ”, đáng thương hơn ngay cả bà cũng ghen với “tôi” với
ông Hường “nó dám bảo chồng nó với tôi phải lòng nhau từ bao giờ, rồi
chồng nó lập kế mời đến dạy con cho được luôn luôn gần gụi nhau” [25] thế
có khổ cho cô làm công không, trước sau thì cũng bị đuổi thôi, lại trở về cảnh nghèo đói Có việc cũng sung sướng bớt lo gánh nặng miếng cơm cho các em
và bà ở nhà nhưng có việc trong cảnh đi làm công cũng phải sùi nước mắt,
Trang 23cắn răng chịu đựng vì kiếp con kiến không được phép lên tiếng Còn việc bán hàng cũng cay cực lắm! Suốt ngày phải tươi cười, lễ phép, dù gặp ông khách khó tính, cục cằn đến đâu cũng cứ phải giả điếc, giả câm, giả mù, cho người
ta được lòng, bán hàng mà ế “tôi” phải chịu trách nhiệm Nhưng không may thay cho cô, đứa đểu cáng nào lấy trộm của gian hàng cô bốn cuốn băng, phải làm sao bây giờ? Người ta sẽ đổ tội cho cô là lấy cắp nó, người ta sẽ chửi mắng cô, đuổi việc cô, thôi thì đành nói rằng “tôi” mua nhưng chưa có tiền trừ vào tiền lương tháng, đến cuối tháng nhận tiền coi như là hết Khổ thay! Nhân vật “tôi” không chỉ kể về cuộc đời của mình đó còn là những mảnh đời như cô, cô Đoan đi khâu vá thuê cho người ta, tháng sáu đồng bạc bẽo chả đi
mình chị ăn mà “khâu xấu thì phải phạt, khâu xấu thì phải đền Con chủ
nghịch dao hay kéo của mình mà có đứt tay mình cũng chịu lây tai vạ” rồi sáu
đồng mà phải kiêm cả chức trách làm vú em “chúng tôi phải chăn dắt, trông
nom đứa trẻ con chủ, khi chúng chơi nghịch” Đời làm công hèn mọn biết
bao! Đó là một mảnh nhỏ cuộc đời của kiếp làm công
Như vậy, ở mỗi cuốn nhật kí nhân vật “tôi” là những hình tượng nghệ thuật khác nhau nhưng đều đảm nhiệm chức năng đó là kể lại cuộc đời mình
qua cảm xúc thẩm mỹ khác nhau Nếu như ở Nhật kí đi Tây, Pháp du hành
trình nhật kí nhân vật “tôi” kể lại với cảm xúc hết sức hồ hởi, vui mừng xen
lẫn sự ngỡ ngàng, thán phục thì Cô làm công lại được kể lại với cảm xúc buồn
thương, triết lí Sử dụng người trần thuật ngôi thứ nhất xưng tôi không những giúp cho bạn đọc có cái nhìn bao quát nhất đối với hiện thực khách quan, càng đưa tầm mắt của mình ra xa bao nhiêu thì càng nhìn thấy rõ, chiêm nghiệm được bấy nhiêu mà còn thấy được sự tinh tế, cảm xúc sâu sắc của mỗi nhà văn Đây chính là lợi thế của việc sử dụng người trần thuật ở ngôi thứ nhất, làm cho cuốn nhật kí như những thước phim trung thành của thời đại, người đọc như được phiêu lưu cùng với tác giả tới những mảnh đất và con người kì thú, lạ kì Ta được sống và được cảm thông với những kiếp làm công
Trang 24tủi nhục qua trang nhật kí của Nguyễn Công Hoan, ta được vi vu, phiêu lưu để biết được những mảnh đất xa xôi, kì thú văn minh hơn hẳn An Nam chúng ta qua trang nhật kí của Phạm Phú Thứ và Phạm Quỳnh Nhân vật xưng “tôi” không cần đến những đoạn trữ tình ngoại đề mà trực tiếp kể lại đồng thời người trần thuật xưng “tôi” sẽ giúp nhân vật “tôi” có thể trực tiếp nói lên cảm xúc của mình, do đó nó tạo ra một đặc trưng nữa đó là: người trần thuật là người đánh giá
2.1.2 Người trần thuật là người trải nghiệm
Nhật kí là những chuyến phiêu lưu “trường kì” của chính tác giả được
kể lại với tất cả những gì mình nhìn thấy, được quan sát và được lắng nghe Tác giả là người trực tiếp trải nghiệm với những gì xảy ra xung quanh tác giả, với thế giới khách quan, với tất cả những cung bậc cảm xúc rất thực Sự trải nghiệm đó ở mỗi bối cảnh khác nhau thì mỗi nhà văn sẽ có những trải nghiệm, những nhận thức về cuộc sống khác nhau
Nhật kí đi Tây là cuốn nhật kí được ra đời trong khoảng thời gian từ
tháng 5 năm 1863 đến tháng 3 năm 1864, tương ứng với khoảng thời gian tác giả ở bên Tây và sau khi trở về sẽ tâu trình lên vua những gì mình nhìn thấy, được nghe và được trải nghiệm Do vậy có thể nói nhật kí này là một chặng
đường chưa đầy một năm nhưng nó đã trở thành cuốn bách khoa toàn thư của
dân tộc, nhà văn tỉ mỉ, cẩn thận ghi chép mọi sự chuyển động, “hơi thở” của
mảnh đất, con người Pháp và Tây Ban Nha Và Pháp du hành trình nhật kí
của Phạm Quỳnh cũng vậy, người trần thuật xưng tôi được trải nghiệm qua từng mảnh đất và con người của các nước láng giềng để đi sang bên Pháp và Tây Ban Nha, đó là nơi cội nguồn của đạo Phật (Ấn Độ), đó là thành phố sư
tử (Singapo) hay vùng đất của những dãy Kim Tự Tháp khổng lồ (Ai Cập) để rồi cuối cùng ta người trần thuật xưng tôi đưa chúng ta trải nghiệm trên đất nước của tháp Ephe, của Nhà thờ đức bà Pari…và đất nước Tây Ban Nha Những trải nghiệm của nhân vật “tôi” này đã phần nào được nhắc tới và trở
Trang 25thành nội dung trong những bài thuyết trình trước toàn dân An Nam nhằm thực hiện cuộc canh tân đất nước vĩ đại với nhà văn Phạm Phú Thứ, nắm bắt giải quyết vấn đề thuộc địa của An Nam ta trong nhật kí của Phạm Quỳnh Quan sát điều hay đó chính là sự trải nghiệm sâu sắc, rộng lớn của người trần thuật trong hai tác phẩm này
Ngược lại, Cô làm công của Nguyễn Công Hoan không phải là cuốn nhật
kí mang sứ mệnh của dân tộc như sự cách tân dân tộc, đấu tranh thuộc địa đòi
tự do, công bằng cho dân tộc mà nó là số phận của một con người, một kiếp người đang hiển hiện trước mắt chúng ta trong bối cảnh xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám Kiếp người ấy cũng cần được quan tâm, chia sẻ, cảm thông và cứu giúp cấp bách ngay thời điểm lúc bấy giờ như số phận của dân tộc An Nam thế kỉ XIX Và cũng như hai cuốn nhật kí trên, tác giả của
Cô làm công cũng phản ánh bức tranh có thật trong xã hội Việt Nam trước
cách mạng tháng Tám, là những kiếp làm công có thật mà Nguyễn Công Hoan đã được tận mắt nhìn thấy Cô gái không xưng tên ấy chính là đại diện cho tất những mảnh đời đi làm công, không chỉ riêng những người con gái mà
cả những thanh niên, đàn ông Với trải nghiệm đời của một cô làm công, người trần thuật xưng tôi được trải nghiệm, được “lăn đời” với số phận cô làm công Từ khi đi làm gia sư cho nhà giàu có cho đến phải đi làm công bán hàng
“tôi” phải trải qua chịu đựng với những mặt trái của cuộc đời khi không có đồng tiền, đời không công bằng với cô đó là sự mỉa mai, khinh miệt, cay nghiến nhưng vẫn phải cắn răng chịu đựng vì miếng cơm manh áo Đó là những lúc thất nghiệp, các em đói rét, bà thì ốm yếu phải mang quần áo đi cầm cự cho người nhà giàu để sống qua ngày Cho đến lúc xin được một công việc mới thì cô phải hạ mình, chịu đựng sự đùa giỡn, ong bướm của những kẻ
hạ lưu đến mua hàng, những bọn thích trêu ghẹo con gái nhà lành, tất cả “tôi” đều phải chịu đựng, giả câm, giả điếc để cho xong Đọc đến những dòng nhật
kí đó bạn đọc không thể cầm được nước mắt, hiện thực cuộc sống trước cách
Trang 26mạng tháng Tám sao đen tối, tủi nhục biết nhường nào
Như vậy, chính sự trải nghiệm thực tế của người trần thuật đã tạo nên chất chân thực của nhật kí, ý muốn của người trần thuật sau khi được trông thấy “những điều hay” ấy là muốn viết thành những cuốn sách, vậy thì sự chân thực này đã tạo nên những cuốn sách lịch sử giàu tính xác thực nhất Không những vậy, từ sự trải nghiệm trên bạn đọc thấy được sự ham học hỏi,
sự nhiệt huyết, không ngừng tìm tòi, thử thách trải nghiệm với đời của các nhà văn để từ đó trau dồi, hình thành nên vốn tri thức sâu sắc, rộng lớn Điều này trong văn chương nghệ thuật đòi hỏi hơn bao giờ hết vì nghệ thuật cần sự đổi mới, sáng tạo không rập khuôn, máy móc do vậy chỉ có sự trải nghiệm, tìm tòi mới có thể sáng tạo ra những tác phẩm hoàn toàn mới thu hút bạn đọc
Và ba cuốn nhật kí trên đã thực sự tạo nên sự hứng thú, cuốn hút cho người đọc với những trải nghiệm có thật, sự mới lạ, độc đáo từ đó tạo niềm tin, cảm xúc trong người đọc
2.1.3 Người trần thuật là người đánh giá
Như đã nói ở trên, cái “tôi” trong nhật kí không đơn thuần chỉ biểu đạt hiện thực cuộc sống mà phải chủ động sáng tạo, nghĩa là cái “tôi” không chỉ đảm bảo tính xác thực của đối tượng miêu tả mà còn phải biểu đạt, sử dụng tiếng nói cảm xúc của mình một cách tinh tế, nhạy cảm để làm cho thế giới hình tượng nghệ thuật càng thêm phong phú và đa dạng Đây là hệ thống quan điểm cảm nhận thế giới khác với điểm nhìn bên ngoài chỉ ghi đặc điểm nhân vật, sự việc Điểm nhìn đánh giá xuất phát từ trung tâm giá trị, thường là nhân vật chính, người trần thuật Quan điểm đánh giá thể hiện ở thái độ của chủ thể lời nói đối với khách thể bộc lộ qua từ đánh giá, cách nhấn mạnh Bản thân việc đánh lựa chọn người trần thuật với những đặc tính xã hội - thẩm mĩ cụ thể, cá biệt đã thể hiện một sự đánh giá tư tưởng hay cụ thể nó phải là lời người đánh giá, là đưa ra quan điểm, lập trường, thái độ của riêng cá nhân người trần thuật về những sự việc, sự kiện bên ngoài được viết trong nhật kí
Trang 27với những thái độ tâm trạng xuất phát từ thế giới bên trong của người trần thuật Đó có thể là thái độ, lập trường khen ngợi hay có thể chê bai, trách móc, phê phán, đả kích một con người hay một chế độ xã hội nào đó hay cũng
có thể là lời cảm thương cho số phận mình và người Và với mỗi một hình tượng nghệ thuật khác nhau thì mỗi nhà văn lại có cách đánh giá, nhìn nhận khác nhau
Có thể thấy rằng, với những mục đích khác nhau, với những hoàn cảnh khác nhau mà người trần thuật đánh giá ở mỗi tác phẩm lại khác nhau, đây là
sự phong phú, độc đáo của mỗi tác phẩm Với Nhật kí đi Tây của Phạm Phú Thứ và Pháp du hành trình nhật kí việc du ngoại bên phương Tây mục đích là
học hỏi, ghi chép văn minh phương Tây, được nhìn thấy mọi điều lí thú, tuyệt đẹp thì chủ yếu là sự đánh giá ca ngợi, thán phục Cụ thể ở đây là ca ngợi những con người tài giỏi, những con người thân thiện, mến khách, những cảnh đẹp, kì quan, văn minh của những mảnh đất xứ người mà người trần thuật được đặt chân tới với tâm trạng hết sức hồ hởi, ngạc nhiên và thích thú
Người trần thuật trong Nhật kí đi Tây ca ngợi trước vẻ đẹp của vịnh Péc - xích
“ở bờ biển, núi đá dựng đứng, dải cát nghiêng nghiêng ôm vòm cửa vịnh; những chóp núi nhọn hoắc như những ngọn lửa vậy” [79], ngạc nhiên với
kinh đô nước Ba - bì - luân “có một cái vườn treo, ghép gỗ lại để chứa đất và
đá, bốn bên dựng trụ đá có móc sắt để treo trên vườn lên không trung, vườn rộng vài dặm và có đủ lấu nhà, non nước, côn trùng, chim thú, cỏ hoa, cây
đá, không thiếu thứ gì” [105], đặc biệt khi tới Pháp và Tây Ban Nha, nhân vật
“tôi” ca ngợi hết lời trước sự ưu ái của thiên nhiên trời đất ban tặng cho nơi đây mà không phải mảnh đất nào cũng có được, rừng Boulogne (Bô - linh)
như thiên đường trên mặt đất “Rộng chừng hơn mười dặm vườn thông với
đường cái quan, cây cối rậm rạp, hoa trồng thành dãy Ở hai bên vệ đường, dưới gốc cây, cỏ như thả có hồ bán nguyệt hứng nước ở giữa nổi lên với những hòn đảo nhỏ với lâu đài đền tạ chim bơi, cá lội…” [146 - 147] như
Trang 28cảnh vật sơn thủy hữu tình Đó là ca ngợi những vị anh hùng vĩ đại trong lịch
sử bên Tây như: Napoleon II, vị hoàng hậu Ơ - GIÊ - RI hay Victor - Emmannuel người đã có công thống nhất nước Y - ta - li - a Đó còn là những con người thân thiện, hiếu khách khi xứ bộ An Nam đến, họ hát hò, nhảy múa, cử người đi thăm đón, chu toàn cho xứ bộ ta nơi ăn nghỉ, hướng dẫn đi tham quan văn minh của nước họ Thật đáng mến biết bao!
Do cùng gánh trên vai trọng trách của dân tộc đi sang phương Tây do vậy cả hai nhân vật “tôi” đều có thái độ đánh giá tương đồng nhau Nhân vật
“tôi” trong Pháp du hành trình nhật kí cũng có những lời đánh giá, lập trường
ca ngợi, đó là khi đến Penang “một nơi thắng cảnh tuyệt thú, khách du lịch ai
cũng phải đến xem Đến xem một nơi ấy cũng đáng công tự trên tàu xuống bộ Nơi ấy là chùa “Cực lạc” của người Tàu đặt ở trên một ngọn núi, cảnh trí đã đẹp, đứng trên núi cao trông xuống dưới biển, kiến trúc lại công phu và có một cái vẻ cực kỳ tráng lệ Tự dưới đi lên, xẻ thành đợt đá, như cái thang rộng, càng bước lên càng thấy những lầu những các, những đình những tạ, chồng chất lên nhau, trông thật là nguy nga” [18], nhà thờ “Đức bà bảo hộ”
thì “rõ như bức tranh vẽ, thật cũng là một cái kỳ quan” [29 - 30], đó là ngợi
ca tháp Eiffel (Ephe): “Xét ra tháp Eiffel này là cái công trình kiến trúc cao
nhất trong thế giới Tháp Woolworth Building ở New York cao 229 thước, thạch bi Ai Cập ở Washington cao 160 thước, mà tháp sắt Eiffel này cao tới
300 thước Do ông kỹ sư Eiffel nghĩ kiểu đốc công dựng lên, bắt đầu ngày 28 tháng 01 năm 1887, đến ngày 31 tháng 3 năm 1889 mới hoàn công, nặng 7 triệu cân Tây, có 1 vạn 2 nghìn mảnh sắt nối lại với nhau bằng 2.500.000 cái
ốc lớn, nặng cả thảy là 45 vạn cân; bốn chân mỗi chân to là 26 thước vuông, chôn sâu xuống đất từ 9 thước đến 14 thước Tháp có ba từng, từng dưới cách đất 57 thước, từng giữa cao 115 thước, từng trên cao 275 thước, còn từ đấy lên đến trên ngọn 300 thước có một sở vô tuyến điện” [83], từ việc ngợi ca đó
mà tác giả thấy được sự lạc hậu, kém văn minh ở An Nam ta “Nghĩ cái chí
Trang 29người Tây họ cũng hùng thật: bỗng dưng làm một cái tháp sắt ngất trời mà chơi! Chẳng bù với người mình chơi cây uốn với chơi non bộ!” [83], viện bảo
tàng đồ sộ: “Nhà bảo tàng ở Paris thì biết bao nhiêu mà kể, cứ giở một
quyển “Chỉ nam thành Paris”, về mục “Bảo tàng viện”, trông thấy một dòng dài những tên cũng đã đủ ngốt rồi”, [85] đọc những lời ngợi ca ta thấy sự
khâm phục, ngưỡng vọng của tác giả đối với một người bác học “ông Paul
Boyer là Chánh đốc trường Đông phương Bác ngữ (Ecole des langues orientales) để định ngày diễn thuyết Ông đốc này người đã có tuổi, coi đạo mạo lắm, rõ ra một tay bác học” khi ông giáo K ở Pari diễn thuyết về Hội
nhân quyền với vấn đề chiến tranh và việc nghị hòa “Ông này nói mới hay
chứ! Lời lẽ lưu loát, nghe như rót vào tai Hai tay cắp sau lưng, cứ đi ngang
đi dọc trên sân khấu mà vừa đi vừa nói trong hơn hai giờ đồng hồ, không vấp một chữ nào, không ngừng một lúc nào Tôi chưa từng được nghe người Tây nào diễn giỏi bằng ông giáo… Giỏi thật, giỏi quá! Mà giỏi nhất là dùng chữ không có miễn cưỡng” so với những anh nói lém thì “cứ nói tràn đi, người ngoài nghe tựa hồ như lưu loát lắm, nhưng tế nhận ra thời lời nói loạn xạ, chữ dùng bậy bạ, râu ông nọ cắm cằm bà kia, và trước sau không có quán xuyến gì cả Đó là những tay hùng biện giả chữ nào dùng cũng nghĩa chữ ấy, lời với ý xứng nhau như in, tưởng giá dùng cách tốc ký mà biên lấy thời những lời ứng khẩu ấy không khác gì lời văn viết vậy” [27] Bên cạnh ca
ngợi, thích thú, hào hứng thì với chặng đường dài như vậy, những khó khăn vất vả trên đường đi khiến nhân vật “tôi” đôi lúc cũng cảm thấy mệt mỏi biết nhường nào, đặc biệt khi đi trên biển với sóng to gió lớn “Ở bể Ấn Độ Dương này, tuy trên mặt không có sóng, mà ở dưới có những “sóng đáy” (lames de fond), tự dưới đáy bể lên, sức lại càng mạnh lắm, làm cho cái tàu khi thì chồng chềnh bên này sang bên kia, khi thì nhảy chồm đàng sau ra đàng trước”, điều này khiến “tôi” mệt mỏi “chỉ lung lay có một phía thì còn
Trang 30chịu được, nếu vừa chồng chềnh hai bên lại vừa nhảy chồm hai đầu thì người mạnh đến đâu cũng phải say sóng”, “cũng khó chịu lắm; phải nằm luôn trên ghế dài, hễ ngồi dậy thời đầu lảo đảo ngay, thành ra mấy hôm nay không cầm bút viết được một dòng nào cả Cứ như thế mà nằm bốn ngày luôn ở trên tàu, lại từ Colombo đến Djibouti, nghe đâu còn phải 8 ngày nữa, chà chà! Nghĩ
mà dài ghê! Mấy ngày đầu ở trên tàu còn thấy vui rồi sau chán quá!” [21]
Rồi đó còn là tâm trạng ngán ngẩm, ngao ngán, buồn bã trong thời gian đợi chờ đến với những mảnh đất khác, đối với “tôi” thời gian đó có lẽ dài lê thê
như một tháng, một năm nào đó, kể ra cũng buồn chán thật! “Ngày nào cũng
ăn rồi lại nằm, nằm rồi lại ăn, bể lặng còn có thể đi bách bộ quanh tàu được,
bể sóng thời đành nằm dí trên ghế, nói chuyện mãi rồi cũng đến hết chuyện, đọc sách thời nhiều khi váng đầu không đọc được, cứ thế luôn trong một tháng trời, phỏng có chán không?” [2] Phải chăng nhân vật “tôi” không phải
lúc nào cũng hào hứng, ngợi ca mà cũng có những lúc bản thân mình cảm thấy mệt mỏi Đó là tâm trạng của một người xa xứ, hào hứng chờ đón cái mới mẻ nhưng để thưởng ngoại với điều mới lạ ấy thì không hề dễ dàng Việc đặt song hành giữa ba cuốn nhật kí luôn cho ta tìm được điểm giống và khác nhau điều này tạo nên sự độc đáo, riêng biệt ở mỗi cuốn nhật
kí Lập trường thái độ của người trần thuật xưng “tôi” được thể hiện cụ thể qua ba tác phẩm nhưng nếu ở hai cuốn nhật kí trên chủ yếu mang lập trường,
thái độ khen ngợi còn Cô làm công thì ngược lại đa số là thái độ chê bai, trách
móc, phê phán, đả kích cụ thể là đối với xã hội Việt Nam lúc bấy giờ Một
điều nữa xét thấy, trong ba cuốn nhật kí thì Cô làm công của Nguyễn Công
Hoan người trần thuật là người đánh giá được thể hiện rõ và nhiều hơn cả so với hai tác phẩm kí trên, với rất nhiều các cung bậc cảm xúc khác nhau: khi yêu thương dạt dào, khi thương xót đau đớn, khi lại triết lí chiêm nghiệm Bởi
lẽ Cô làm công là những trang đầy nước mắt ngậm ngùi của một người sống
kiếp làm công, với sự bươn chải với số phận của nhân vật “tôi”, đó là miếng