Viêm tử cung là một bệnh sinh sản thường gặp trong chăn nuôi lợn nái, có thể xuất hiện ở nhiều giai đoạn nhưng thường xảy ra ở giai đoạn sau khi sinh, đặc biệt là trên lợn nái ngoại (siêu nạc), sau đó đến lợn nái lai, thấp nhất
ở lợn nái nội.
Viêm tử cung dẫn đến lợn nái mệt mỏi, sốt, bỏ ăn, mất sữa, có thể kế phát sang viêm vú. Lợn nái viêm tử cung dẫn tới làm thay đổi số lượng và
chất lượng sữa, lợn con bị tiêu chảy sớm và chữa không khỏi dứt điểm nếu không chữa khỏi cho con mẹ.
a. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh viêm tử cung thường do các nguyên nhân sau:
- Trong phối giống trực tiếp lợn nái, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái trước đó phối bị viêm tử cung, viêm âm đạo truyền cho lợn khỏe.
- Công tác phối giống không đúng kỹ thuật nhất là trong phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây sát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn tinh không được vô trùng khi phối bị nhiễm khuẩn.
- Tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu trong khẩu phần thức ăn bị thiếu vitamin A, D, E gây khô niêm mạc, dễ xây xước, nhiễm khuẩn
- Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm
mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây viêm.
- Lợn nái sau đẻ bị sát nhau không xử lý triệt để cũng dẫn đến viêm tử cung. Do kế phát một số bệnh truyền nhiễm như: sảy thai truyền nhiễm, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS), Leptospirosis… gây viêm.
- Do khâu vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau khi đẻ không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung luôn mở vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm.
- Ngoài các nguyên nhân kể trên, viêm tử cung còn có thể là biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời gian động đực, vi khuẩn xâm nhập vào tử cung theo con đường máu hoặc do quá trình viêm lan từ các bộ phận khác của cơ thể như: viêm âm đạo, viêm phúc mạc.
b. Triệu chứng
Bệnh thể hiện ở dạng điển hình như lợn có biểu hiện mệt mỏi, sốt, hay nằm úp bầu vú, bỏ ăn, ăn kém, âm hộ sưng tấy đỏ, dịch xuất tiết từ âm đạo
chảy ra trắng đục nếu nặng dịch có máu, đứng nằm, bứt rứt không yên, lợn con thường thiếu sữa, kêu nhiều.
Sản dịch của lợn nái bình thường kéo dài trong vòng 4 - 5 ngày, cá biệt tới 6 - 7 ngày, sản dịch có màu sắc hơi đỏ do lẫn máu, sau chuyển dần sang vàng hay trắng và trong, không có màu đen và mùi hôi thối. Trong trường hợp có viêm thì sản sinh dịch có thể có màu đen hôi thối, mùi tanh rất khó chịu.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006) [6] bệnh viêm tử cung ở lợn nái được chia làm hai thể:
+ Thể cấp tính: Con vật sốt 41 - 42oC trong vài ngày đầu, âm môn sưng
tấy đỏ, dịch chảy ra từ âm đạo có màu trắng đục đôi khi có màu máu lờ đờ. + Thể mãn tính: Không sốt, âm môn không sưng tấy đỏ nhưng vẫn có dịch nhầy màu trắng đục tiết ra từ âm đạo, dịch nhầy thường không tiết ra liên tục mà theo từng đợt kéo dài vài ngày đến một tuần. Lợn thường thụ tinh không có kết quả hoặc khi thụ thai sẽ bị tiêu thai vì quá trình viêm nhiễm niêm mạc âm đạo lan sang thai làm chết thai.
Nguyễn Xuân Bình (1996) [1] cho biết, sau khi đẻ 1 - 10 ngày nái ăn ít sốt cao 40 - 41oC thường sốt ở buổi chiều 15 - 17 giờ, ở âm hộ chảy nước đục trắng mùi hôi tanh, (sốt theo quy luật lên xuống) sáng sốt nhẹ 39 - 39,5oC, chiều sốt cao 40 - 41oC.
Khi kiểm tra qua trực tràng có thể cảm nhận thấy một hoặc hai sừng tử cung sưng to, thành tử cung dày, khi sờ vào phản ứng co lại của sừng tử cung yếu. Nếu trong tử cung có tích nước thẩm xuất thì sờ vào thấy vỗ sóng.
Tùy mức độ tổn thương, loại vi khuẩn, mức độ phát triển và hoạt động của loại vi khuẩn, sự rối loạn chúcư năng sinh lý và nội tiết tử cung mà tử cung có các biểu hiện triệu chứng lâm sàng khác nhau.
Bảng 2.3. Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung Chỉ tiêu phân biệt Dịch Màu viêm Mùi Phản ứng đau Phản ứng co nhỏ của tử cung c. Hậu quả
Bệnh gây tổn thương cơ quan sinh dục, viêm xảy ra trong thời gian có chửa thì do biến đổi trong cấu trúc niêm mạc như: teo niêm mạc, sẹo trên niêm mạc, thoái hóa niêm mạc... dẫn đến phá vỡ hàng rào bảo vệ thai. Qua chỗ tổn thương, vi khuẩn cũng như các độc tố do chúng tiết ra làm bào thai phát triển không bình thường. Nếu không phát hiện và điều trị triệt để sẽ làm tổn thất kinh tế cho người chăn nuôi.
- Phòng bệnh: Trong quá trình thụ tinh nhân tạo hay tự nhiên cần thực hiện đúng quy định vệ sinh đầy đủ dụng cụ, tay chân. Các dụng cụ sử dụng trong thụ tinh nhân tạo cần được vô trùng, không dùng dụng cụ quá cứng gây xây sát nhiễm trùng đường sinh dục. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, cẩn thận phun sát trung và nước vôi định kỳ theo qui trình của trang trại .