Từ những kiến thức được thầy cô giảng dạy trên lớp cộng với những kinh nghiệm học được từ quá trình thực tập và sự hướng dẫn hỗ trợ từ các anh chị kỹ thuật của trại, em đã tiến hành điều trị các bệnh thường gặp trong quá trình mang thai của lợn nái sinh sản như sảy thai, viêm tử cung, đau móng, viêm khớp, bỏ ăn không rõ nguyên nhân theo những phác đồ và loại thuốc sử dụng tại trại để điều trị, hỗ trợ sức đề kháng cho đàn lợn nái tại trang trại và được thể hiện ở bảng 4.7 dưới đây:
Bảng 4.7. Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn mang thai tại trại
Tên bệnh
Sảy thai
viêm khớp Bỏ ăn không
rõ nguyên nhân Từ kết quả thu được ở bảng 4.7có thể thấy:
Khi lợn sảy thai, em sử dụng kháng sinh phổ rộng duafamox G150/40 100ml (amoxcillin 15% và gentamycine 4%) để kháng viêm trong trường hợp thai chết, bị phân hủy, thối rữa trong tử cung khiến lợn mẹ bị viêm tử cung. Ngoài ra em cũng tìm hiểu thêm về phác đồ điều trị sau sảy thai với amox 150 (amoxcillin 15%) cộng với thụt rửa bằng KMnO4 0,1% giúp lợn nái không bị viêm nhiễm tử cung nặng.
Đối với viêm đường sinh dục ngoài hay viêm tử cung trong quá trình mang thai do dụng cụ phối quá cứng, không được vô trùng, làm niêm mạc đường sinh dục, dẫn đến viêm nhiễm đường sinh dục. Điều trị bằng dufamox 150/40 có tỷ lệ khỏi đạt 80,00%, điều trị lợn nái mang thai bị đau móng, viêm khớp bằng penstrep LA đạt 84,2%, điều trị lợn nái mang thai bỏ ăn không rõ nguyên nhân đạt 100%.
Từ kết quả trên, việc chẩn đoán đúng bệnh và lựa chọn đúng thuốc điều trị là rất quan trọng. Chọn đúng thuốc, trị đúng bệnh thì kết quả điều trị cao nâng cao được năng suất chăn nuôi, giảm bớt chi trong chăn nuôi.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ