Một số loại thuốc được sử dụng trong trị bệnh của chuyên đề

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trang trại liên kết của công ty cổ phần dược phẩm thái việt pharma (Trang 35 - 38)

Oxytocin: Quy cách đóng lọ 100ml. - Thành phần: Oxytocin

Tá dược vừa đủ.

Công dụng: Kích thích xuống sữa, phòng sót nhau, sót con, can thiệp đẻ khó. Do oxytocin có tác dụng kích thích gây co bóp tử cung, tăng trương lực cơ. Ngoài ra oxytocin còn có tác dụng tăng co bóp cơ trơn tử cung làm tăng quá trình đẩy hết sản dịch trong đường sinh dục ra ngoài trong trường hợp bị viêm tử cung.

- Cách dùng: Tiêm bắp thịt, dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch, với liều từ 3 -5ml/lần/con 1 liều duy nhất. Nếu cần thiết có thể tiêm liều thứ 2 sau 3 giờ.

Anagin + C: Quy cách đóng lọ 100ml. - Thành phần: Anagin: 25g

Vitamin C: 10g

Dung môi vừa đủ: 100ml.

- Công dụng: Anagin có tác dụng giảm sốt, giảm đau nhanh ngay sau khi tiêm thuốc. Kháng viêm trong các bệnh nhiễm trùng hoặc chấn thương. - Cách dùng: Tiêm bắp thịt 2 lần/ngày cho đến khi hết triệu chứng sốt, lợn to tiêm 1ml/15kgTT.

Dufamox 150 Inj.

Quy cách đóng gói 100ml.

- Thành phần: Amoxycillin (dưới dạng trihydrate) 150mg và gentamycine 40mg

- Công dụng: kháng sinh bán tổng hợp, phổ rộng, chống lại cả vi khuẩn gram âm và gram dương. Chống nhiễm trùng đường tiêu hóa, đường hô hấp, đường niệu sinh dục...

- Cách dùng: tiêm bắp, lắc đều truớc khi sử dụng. Tiêm 1ml/15kg TT. Không nên tiêm quá 20ml vào một vị trí.

Eco Ivermectin. Qui cách: 100ml. Thành phần Ivermectin

Công dụng: Điều trị và kiểm soát nhiễm trùng đường tiêu hóa, giun phổi, ve, chấy....

Liều dùng:

- Gia súc và cừu: 1ml/50kg thể trọng (tùy thuộc vào liều chỉ định của 200mcg. Ivermectin/1kg thể trọng). Tiêm dưới da trước và sau vai.

- Lợn: 1 ml/33kg thể trọng (tùy thuộc vào liều điều trị của 300mcg. Ivermectin /1 kg thể trọng). Tiêm dưới da ở cổ.

Ngoài ra trang trại còn dùng một số loại thuốc như: hanprot, Bacitracin enrofloxacin,...

2.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam các nhà khoa học đã nghiên cứu tổng kết về bệnh sinh sản

trên đàn lợn nái và quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của lợn nái trong quá trình mang thai. Bệnh sinh sản trên lợn nái có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản, không chỉ khiến lợn nái giảm khả năng sinh sản mà có thể làm mất khả năng sinh sản, chậm làm giảm khả năng sống sót của lợn con.

Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [1]: khi lợn nái có triệu chứng sảy thai tiêm Progestero l50mg trong một ngày, tiêm bắp liên tục 3 - 5 ngày, thuốc ở dạng ống Lutogyl 1cc có chứa 25mg.

Vương Nam Trung và cs. (2017) [9]: điều chỉnh khẩu phần ăn cho lợn nái mang thai dựa vào độ dày mỡ lưng đã giúp cải thiện đáng kể năng suất sinh sản của lợn nái thuần Đan Mạch, làm tăng 3,6% số con đẻ ra/ổ; 1,6% số con sống/ổ và 2,5% số con cai sữa/ổ, giúp rút ngắn thời gian động dục trở lại sau cai sữa 1 ngày.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011) [6] cho biết: dụng cụ thụ tinh nhân tạo quá cứng sẽ gây xây sát và tạo ra các ổ viêm trong âm đạo, tử cung. Tinh dịch bị nhiễm khuẩn, lợn đực giống bị viêm niệu quản và dương vật nên khi nhảy trực tiếp hoặc khai thác tinh nhân tạo sẽ truyền lây mầm bệnh cho lợn nái. Rối loạn sinh sản do nhiều nguyên nhân gây ra.

Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [7] cho biết: do trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động, hoặc bị một số bệnh truyền nhiễm như: sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis), xoắn khuẩn (Leptospirosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cho cơ thể lợn nái yếu dẫn đến việc sảy thai, đẻ non, thai chết lưu từ đó dẫn đến viêm tử cung.

Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2003) [2] cho rằng: không nên cho phối giống ở lần động dục đầu tiên vì lợn nái động dục lần đầu cơ thể chưa phát triển chưa đầy đủ, chưa tích tụ chất dinh dưỡng nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con cái lâu bền cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ rồi mới cho phối giống. Thường cho động dục thứ 2 - 3 trở đi.

Theo Bùi Kim Dung và Bùi Huy Như Phúc (2008) [3]: Việc bổ sung các nguyên liệu giàu xơ cám lúa mỳ, vỏ đậu nành và lá khoai mì vào khẩu phần lợn nái mang thai không ảnh hưởng xấu đến năng suất sinh sản của lợn nái, đặc biệt nó có thể làm giảm tỉ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung từ 44,4% xuống còn 11,1%; làm tăng sức sống của lợn con sơ sinh, tăng tỉ lệ lợn con nuôi đến rẽ bầy và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với lô đối chứng.

Theo Lã Văn Kính và cs. (2019) [5]: khi tăng tỷ lệ xơ trong khẩu phần lợn nái mang thai từ 8% lên 10 - 12% đã giúp tăng khối lượng lợn nái lúc mang thai lên 24 - 35%, tăng khả năng ăn vào của lợn nái nuôi con từ 12 - 17%, tăng khối lượng lợn con sơ sinh/ổ từ 2 - 8% và tăng khối lượng lợn con cai sữa/ổ từ 6 - 10%. Tỷ lệ xơ trong khẩu phần lợn nái mang thai tối ưu là 10 - 12%. Không nên phối hợp khẩu phần có tỷ lệ xơ trong khẩu phần vượt quá 12%.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trang trại liên kết của công ty cổ phần dược phẩm thái việt pharma (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w