1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Nghiên cứu câu của tác giả sách ngữ văn lớp 6 (Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống)

125 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Câu Của Tác Giả Sách Ngữ Văn Lớp 6 (Bộ Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống)
Tác giả Nguyễn Hoài Phương
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Việt Nam
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Phân loại câu theo nhóm tác giả khá tương đồng với cách phân loại của tác giả Diệp Quang Ban, đó là có ba kiểu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp là câu đơn, câu phức và câu ghép và có

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

NGUYỄN HOÀI PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU CÂU CỦA TÁC GIẢ

SÁCH NGỮ VĂN LỚP 6 (BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VIỆT NAM

HẢI PHÒNG – 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

NGUYỄN HOÀI PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU CÂU CỦA TÁC GIẢ

SÁCH NGỮ VĂN LỚP 6 (BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH : NGÔN NGỮ VIỆT NAM

MÃ SỐ : 8220102

Người HD khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Hiệp

HẢI PHÒNG – 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực

Kết quả của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào

Tác giả luận văn

Nguyễn Hoài Phương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Các thầy giáo, cô giáo giảng viên và phòng quản lý sau đại học trong trường Đại học Hải Phòng đã tận tình truyền đạt kiến thức nền tảng cơ sở, kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam thực sự hữu ích cho bản thân tôi trong quá trình thực hiện luận văn

Cảm ơn GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, đã hết lòng hỗ trợ và giúp đỡ tôi từ

khâu chọn đề tài cho đến khi hoàn thành luận văn

Các cô, chú, anh, chị, em làm việc trường THCS Đại Đồng đã tạo cho tôi cơ hội được giảng dạy bộ môn Ngữ văn 6 năm học 2021 - 2022 của trường Các cô, chú, anh, chị, em của các bộ phận đặc biệt là chú Hoàng Văn Thành – Hiệu trưởng của trường THCS Đại Đồng đã nhiệt tình giúp đỡ, đã có những ý ý kiến, nhận xét có giá trị giúp tôi hoàn thiện luận văn này đúng thời hạn và nội dung quy định

Cuối cùng, tôi chúc các thầy cô cùng các cô, chú, anh, chị, em của trường trường THCS Đại Đồng dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong cuộc sống

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC KÍ HIỆU SƠ ĐỒ vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 9

1.1 Câu và các bình diện nghiên cứu câu 9

1.1.1 Khái niệm câu 9

1.1.2 Các bình diện nghiên cứu câu 11

1.2 Phân loại câu 12

1.2.1 Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp 12

1.2.2 Phân loại câu theo mục đích phát ngôn 19

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 33

CHƯƠNG 2: CÂU TRONG LỜI CỦA TÁC GIẢ SÁCH GIÁO KHOA “NGỮ VĂN 6” (BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) PHÂN LOẠI THEO CẤU TẠO NGỮ PHÁP 34

2.1 Câu đơn 35

2.1.1 Câu đơn bình thường 35

2.1.2 Câu đơn tỉnh lược 43

2.2 Câu phức 45

2.2.1 Câu phức thành phần vị ngữ 45

2.2.2 Câu phức thành phần bổ ngữ 46

2.2.3 Câu phức thành phần định ngữ 48

2.2.4 Câu phức thành phần đề ngữ 50

2.3 Câu ghép 51

Trang 6

2.3.1 Câu ghép chính - phụ 51

2.3.2 Câu ghép đẳng lập 53

2.3.3 Câu ghép chuỗi 54

2.3.4 Câu ghép nhiều bậc 54

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 55

CHƯƠNG 3: CÂU TRONG LỜI CỦA TÁC GIẢ SÁCH GIÁO KHOA “NGỮ VĂN 6” (BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH PHÁT NGÔN 57

3.1 Câu trong lời của tác giả sách giáo khoa “Ngữ văn 6” (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) được dùng theo lối trực tiếp 57

3.1.1 Câu trần thuật dùng để kể, miêu tả 59

3.1.2 Câu nghi vấn dùng để hỏi 61

3.1.3 Câu cầu khiến dùng để yêu cầu, đề nghị 68

3.1.4 Câu cảm thán dùng để thể hiện tình cảm, thái độ 69

3.2 Câu phân loại theo mục đích phát ngôn được dùng theo lối gián tiếp 70

3.2.1 Câu trần thuật dùng để thể hiện mệnh lệnh, yêu cầu, gợi ý… 71

3.2.2 Câu cảm thán dùng để khuyên nhủ 73

3.2.3 Câu nghi vấn dùng để yêu cầu 74

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 75

KẾT LUẬN 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

1.2 Các yếu tố trong câu và cấu trúc cú pháp của câu 13

2.1 Câu của tác giả phân loại theo cấu tạo ngữ pháp 33

3.1 Câu của tác giả phân loại theo mục đích phát ngôn

3.2 Câu của tác giả phân loại theo mục đích phát ngôn

Trang 9

DANH MỤC KÍ HIỆU SƠ ĐỒ

Sơ đồ:

Kết cấu chủ ngữ - vị ngữ (C- V)

Kết cấu chính phụ (C - P)

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Từ những thế kỷ III – II trước công nguyên, học phái ngữ pháp

Alecxanđria đã định nghĩa “Câu là sự tổng hợp của các từ biểu thị một tư

tưởng trọn vẹn” [20, tr 106] Câu là đơn vị nhỏ nhất có chức năng thông báo,

do vậy để trình bày được trọn vẹn một tư tưởng, người ta phải xây dựng nên câu theo quy tắc ngữ pháp – ngữ nghĩa của từng ngôn ngữ

Lĩnh vực nghiên cứu về câu trong tiếng Việt đã diễn ra từ rất lâu và đạt được nhiều thành tựu trên cả ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng Điển hình là các công trình nghiên cứu ngữ pháp về câu của các tác giả Hoàng Tuệ, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung, Hoàng Trọng Phiến, Cao Xuân Hạo, Đinh Văn Đức, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp … Trong những công trình của mình, các tác giả đã đưa ra những vấn đề lí luận về câu tiếng Việt có sức thuyết phục, phản ánh thành tựu các lí thuyết ngữ pháp đương đại và vì vậy những công trình ngữ pháp câu của các tác giả đã được các thế hệ nghiên cứu Việt ngữ học đi sau lấy làm cơ sở lí luận cho các đề tài nghiên cứu của mình

Chúng ta biết rằng, ngôn ngữ, ngoài hai chức năng quan trọng cơ bản

nhất: chức năng là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất và chức năng là

công cụ của tư duy trừu tượng, ngôn ngữ còn có các chức năng khác trong đó

có chức năng siêu ngôn ngữ - dùng ngôn ngữ để nói về chính ngôn ngữ Luận văn đi theo hướng chức năng siêu ngôn ngữ (metalanguage) – nghiên cứu

ngôn ngữ của chính những nhà khoa học, của các chuyên gia ngôn ngữ, xem cách các nhà khoa học sử dụng ngôn ngữ để nói về ngôn ngữ như thế nào

Trong hoạt động giao tiếp, bao giờ con người cũng phải sử dụng ngôn ngữ để làm công cụ nhằm đạt tới đích giao tiếp nhất định Để đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất, người ta có thể sử dụng các kiểu câu phân theo mục đích nói theo 2 cách: trực tiếp và gián tiếp Mục đích của 2 cách sử dụng này

Trang 11

không đơn thuần là tạo ra một phát ngôn mà mục đích lớn hơn là bằng việc sử dụng hai lối nói này sẽ tạo ra tính sinh động cho lời nói, tạo sức hấp dẫn cho cuộc giao tiếp Thêm vào đó, là một người giáo viên dạy Ngữ Văn việc tiếp cận, tìm hiểu các kiểu câu phân loại theo mục đích nói và cách sử dụng là yêu cầu bức thiết cho việc dạy câu tiếng Việt ở trường phổ thông Hiện nay khi vấn đề dạy câu ở các cấp học vẫn đang là một vấn đề nan giải, gây nhiều khể khăn cho cả người dạy lẫn người học mà nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu nhất quán trong nội dung giảng dạy câu tiếng Việt ở các cấp

Năm học 2020 - 2021, lần đầu tiên bộ sách giáo khoa Kết nối tri thức

với cuộc sống được công bố và được một số trường THCS lựa chọn, đưa vào

giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 6 thay thế bộ sách Ngữ văn 6 cũ Bộ sách được biên soạn rất công phu, khoa học, hướng đến việc dạy, học văn gần gũi với thực tế cuộc sống và phát huy năng lực của học sinh Nói về việc dạy

học Ngữ văn 6, Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống được biên soạn rất công

phu, khoa học và đã được nhiều trường THCS đưa vào giảng dạy từ năm học

2021 – 2022 Vì thế, luận văn chọn nghiên cứu câu của các tác giả sách giáo

khoa “Ngữ văn 6”, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống để nghiên cứu cách

thức các tác giả viết bộ sách này dùng câu như thế nào để viết sách Đó là

những lí do luận văn chọn đề tài là Nghiên cứu câu của tác giả sách “Ngữ

văn 6” (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

* Giới thiệu về bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Sách giáo khoa Ngữ văn 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống bồi

dưỡng các phẩm chất cho học sinh gần với đặc thù của môn Ngữ văn như: lòng nhân ái, khoan dung, tình yêu quê hương đất nước và có sự kế thừa hiểu biết, nhận thức kĩ năng đã hình thành ở các lớp dưới, có hướng mở giúp học sinh tự học, tự khám phá, liên hệ và ứng dụng vào thực tế

Hệ thống câu hỏi bài tập tác giả soạn theo hình thức sách giáo khoa phát triển năng lực và phẩm chất của người học: Khởi động, hình thành kiến

Trang 12

thức mới, luyện tập, vận dụng, mở rộng đảm bảo tính khoa học hợp lý theo từng mức độ nhằm định hướng phát triển phẩm chất, năng lực

Sách chủ trương dạy học theo nội dung bài học, chủ đề tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp, kĩ

thuật dạy học tích cực Bên cạnh đó sách giáo khoa Ngữ văn 6 - Bộ sách Kết

nối tri thức với cuộc sống còn áp dụng các kĩ thuật tích hợp các kĩ năng đọc,

viết, nói và nghe trong cùng một bài học; tích hợp dạy học kiến thức ngôn ngữ, văn học với kiến thức về văn hóa, khoa học, nghệ thuật bảo đảm phát triển hiệu quả các năng lực và phẩm chất người học sinh

Sách giáo khoa Ngữ văn 6, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống đã

xây dựng các bài học theo các chủ đề, nội dung gắn kiến thức với thực tế lịch

sử của đất nước với địa phương, phù hợp với đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh Nội dung sách đảm bảo tính chính xác, khoa học, đảm bảo các yêu cầu cần đạt, chú trọng định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh Tên các chủ đề ngắn gọn, hay, vừa gợi mở, vừa giàu ý nghĩa giáo dục Từ đó, học sinh sau khi lĩnh hội các kiến thức có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống, phát triển bản thân theo xu thế hội nhập hiện đại đáp ứng yêu cầu phân luồng và định hướng nghề nghiệp

Hệ thống bài học có sự liên kết, bố cục hợp lí, hệ thống câu hỏi và bài tập kích thích tư duy sáng tạo của học sinh, được thiết kế theo hệ thống chủ đề

và thể loại, loại văn bản, đảm bảo phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh Ngữ văn 6 gồm có 10 bài học Khi đọc sách chúng ta có thể thấy rõ tên bài cũng chính là tên chủ đề (trừ bài 10 là một dự án đọc sách) Cụ thể: Bài 1 Tôi

và các bạn; Bài 2 Gõ cửa trái tim; Bài 3 Yêu thương và chia sẻ; Bài 4 Quê hương yêu dấu; Bài 5 Những nẻo đường xứ sở; Bài 6 Chuyện kể về những người anh hùng; Bài 7 Thế giới cổ tích; Bài 8 Khác biệt và gần gũi; Bài 9 Trái Đất - ngôi nhà chung; Bài 10 Cuốn sách tôi yêu Ngoài ra sách giáo khoa Ngữ văn 6, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống có nội dung phù hợp với văn

Trang 13

hóa lịch sử, phong tục, lối sống của địa phương, phù hợp với đặc điểm về đạo đức, truyền thống hiếu học, năng động, sáng tạo của học sinh Hải Phòng

là câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán Các giáo trình như: “Câu đơn tiếng Việt”, 1987, Nxb Giáo dục; “Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1 - 2”, 1996, Nxb Giáo dục; “Ngữ pháp tiếng Việt”, 2005, Nxb Giáo dục … của tác giả Diệp Quang Ban đã công bố tất cả các phương diện lí luận có liên quan đến vấn đề câu tiếng Việt từ định nghĩa câu, các thành phần chính – phụ của câu, cách phân loại câu, nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái của câu, nghĩa dụng học của câu Có thể nói, về phương diện lí luận, những công trình trên của tác giả là những công trình tiêu biểu, được nhiều người nghiên cứu kế thừa khi nghiên cứu về câu trong tiếng Việt

Bên cạnh tác giả Diệp Quang Ban, có nhiều tác giả khác cũng đề cập vấn đề câu tiếng Việt ở góc độ này hay góc độ khác

Ở giáo trình “Ngữ pháp tiếng Việt - Câu”, 1978, Nxb ĐH &THCN, tác giả Hoàng Trọng Phiến đã đưa ra quan điểm của mình về khái niệm, cách phân loại câu tiếng Việt Điểm khác biệt của tác giả so với tác giả Diệp Quang Ban là cách phân loại câu và một số vấn đề có liên quan, cụ thể là vấn đề câu đặc biệt được đặt ra chưa rõ ràng, cụ thể vì ở công trình này, câu đặc biệt được xếp cùng một loại với kiểu câu khuyết chủ ngữ mà tác giả gọi là câu không có đề ngữ

Nhóm tác giả Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán, trong “Giáo trình

Tiếng Việt 2”, 1998, Nxb Giáo dục nhìn nhận: “Câu có một cấu tạo ngữ pháp

Trang 14

nhất định và có một ngữ điệu kết thúc Phân loại câu theo nhóm tác giả khá

tương đồng với cách phân loại của tác giả Diệp Quang Ban, đó là có ba kiểu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp là câu đơn, câu phức và câu ghép và có bốn kiểu câu phân loại dựa vào mục đích giao tiếp là câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán

Giáo trình “Thành phần câu tiếng Việt”, 1998, Nxb ĐH & THCN của

hai tác giả Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp nêu ra những căn cứ cụ thể để xác định các thành phần chính và phụ của câu một cách nhất quán, dựa vào khái niệm nòng cốt câu và một loạt các thao tác cải biến cú pháp như phép lược, phép thay thế, phép bổ sung, phép nguyên nhân hoá Nhờ công trình nghiên cứu này, chúng ta có thể dễ dàng phân xuất các thành phần câu tiếng Việt

Ngoài các nhà ngữ pháp kể trên, còn có các công trình nghiên cứu về cấu trúc câu trong tiếng Việt trong thời gian gần đây:

+ Tác giả Lê Thị Minh Hằng (2013) đã nghiên cứu “Biến thể cú pháp của câu quan hệ và việc dạy tiếng” Tác giả viết: “Để hình thành một biến thể mới, hầu hết các biến thể cú pháp trong câu quan hệ đều có sự hoán vị Tất nhiên, tình hình này không chỉ diễn ra ở câu quan hệ mà ở các loại câu khác

Sự chuyển đổi này phần lớn tương ứng với sự chuyển đổi hai vai ngữ nghĩa của cấu trúc quan hệ vào vị trí điển hình của Đề, nhưng cũng có nhiều trường hợp một thành phần phụ ở cấp ngữ đoạn cũng có thể được “đề bạt” vào vị trí này Các biến thể hình thành trên cơ sở một khung tham tố tuy có sự chia sẻ ngữ nghĩa nhưng xét về nghĩa phát ngôn thì chúng là những câu khác nhau –

ít nhất là khác nhau về mặt cấu trúc thông tin (hai thực thể khác nhau được đặt làm thì không thể có hai phát ngôn đồng nghĩa, hiểu theo nghĩa nghiêm ngặt của từ này” …

+ Tác giả Dương Xuân Quang (2022) nghiên cứu các biến thể về câu tiếng Việt, thể hiện qua chuyên khảo “Biến thể cú pháp câu tiếng Việt” Trong

Trang 15

chuyên khảo này, tác giả phân tích các chức năng ngữ dụng mà các biến thể

cú pháp câu tiếng Việt biểu thị

+ Tác giả Nguyễn Văn Hiệp (2022) công bố chuyên khảo “Xác lập cơ

sử lí thuyết cho việc biên soạn cú pháp tiếng Việt” Chuyên khảo xác định cơ

sở cho việc biên soạn cú pháp tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn lập, phân tích tính điển hình là ngữ pháp truyền thống, kết hợp với ngữ pháp chức năng và ngữ pháp tri nhận

Nhìn chung, các tác giả chủ yếu đề cập đến vấn đề cú pháp trong tiếng Việt nói chung Từ đó đưa ra những giải pháp giảng dạy câu tiếng Việt trong trường phổ thông

Luận văn tập trung nghiên cứu câu trong lời của các tác giả sách giáo

khoa “Ngữ văn 6” (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) theo cấu tạo ngữ

pháp và theo mục đích phát ngôn với mục đích làm rõ các loại câu được sử dụng, đặc biệt là giá trị ngữ dụng câu của các tác giả trong sách giáo khoa

“Ngữ văn 6” (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống), từ đó nâng cao việc giảng dạy về câu nói chung và câu trong chương trình Ngữ văn lớp 6 nói riêng

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là: Nghiên cứu cách các tác giả sách giáo khoa

“Ngữ văn 6” trong bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống sử dụng câu như thế

nào để cung cấp, hướng dẫn cho người dạy, người học nắm được tri thức của

bộ sách và vận dụng những tri thức đó vào thực tiễn học tập, giao tiếp

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ của luận văn là:

- Xác lập cơ sở lý thuyết về câu

- Vận dụng cơ sở lý thuyết về câu để nghiên cứu cách các tác giả sách

giáo khoa “Ngữ văn 6” trong bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống sử dụng

câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp và theo mục đích phát ngôn như thế nào,

Trang 16

từ đó có những kiến nghị, vận dụng phù hợp, thông qua phần nhận xét giá trị ngữ dụng của các loại câu được dùng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là câu trong lời của các tác giả biên

soạn sách giáo khoa “Ngữ văn 6” trong bộ sách Kết nối tri thức với cuộc

sống

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu câu theo cấu tạo ngữ pháp và nghiên cứu câu theo mục đích phát ngôn trong lời tác giả biên soạn phạm vi sách giáo khoa “Ngữ

văn 6”, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Thủ pháp thống kê, phân loại

Thủ pháp này được áp dụng để tiến hành thống kê các câu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp và câu phân loại theo mục đích phát ngôn của các

tác giả sách giáo khoa trong SGK Ngữ văn 6 (Bộ sách Kết nối tri thức với

Trang 17

6 Bố cục của luận văn

Kết cấu luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Câu của tác giả sách giáo khoa “Ngữ văn 6” (Bộ sách Kết

nối tri thức với cuộc sống) phân loại theo cấu tạo ngữ pháp

Chương 3: Câu của tác giả sách giáo khoa “Ngữ văn 6” (Bộ sách Kết

nối tri thức với cuộc sống) phân loại theo mục đích phát ngôn

Trang 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Câu và các bình diện nghiên cứu câu

1.1.1 Khái niệm câu

Trong hệ thống ngôn ngữ, xét về mặt ngữ pháp, câu là đơn vị lớn nhất của mặt cấu trúc trong tổ chức ngữ pháp của ngôn ngữ, đơn vị lớn hơn câu như văn bản” là đơn vị thuộc về nghĩa, thuộc về ngôn ngữ trong sử dụng Nếu

so sánh câu với văn bản thì có thể nói một cách ngắn gọn: câu là đơn vị cấu trúc ngữ pháp mang nghĩa, văn bản là đơn vị nghĩa có cấu trúc và cấu trúc đó lấy câu là đơn vị cơ sở để xây dựng các đơn vị lớn hơn câu, là đoạn văn và văn bản

Xét tổ chức nội bộ của câu, “câu là một khúc đoạn ngôn ngữ tập trung chung quanh một vị ngữ (vị tố), và được dùng để diễn đạt một sự thể hay sự việc)” Vị tố là yếu tố trung tâm (hạt nhân của câu về ngữ pháp và về nghĩa

Kết hợp hai mặt xem xét trên, định nghĩa của câu sẽ là: Câu (câu đơn)

là đơn vị lớn nhất của mặt cấu trúc trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ, được làm thành từ một khúc đoạn ngôn ngữ tập trung chung quanh một vị ngữ (vị tố), và được dùng để diễn đạt một sự thể (hay một sự việc)

Có thể thấy rằng, định nghĩa câu như trên có tính khái quát cao, không phân biệt ngôn ngữ nói và viết, không phân biệt ngôn ngữ thuộc các loại hình khác nhau, chỉ tính kiểu nghĩa rõ nhất và tương đối ổn định trong một câu là nghĩa chỉ sự việc, chưa tính các kiểu nghĩa khác

Ở Việt Nam, thời kỳ đầu của ngữ pháp tiếng Việt, những vấn đề về

“văn phạm Việt Nam” nói chung và câu nói riêng mới được nghiên cứu ở mức “sơ khai”, phần lớn mô phỏng sách ngữ pháp của tiếng Pháp do đó vấn

đề định nghĩa về câu thực sự chưa có gì thay đổi Tác giả Trần Trọng Kim

viết: “Câu lập thành do một mệnh đề có ý nghĩa lọn hẳn hoặc hai hay nhiều

mệnh đề” [dẫn theo 23; tr 15] Còn Nguyễn Lân thì cho rằng: “Nhiều từ hợp lại mà biểu thị một ý dứt khoát về động tác, tình hình hoặc tính chất của sự

Trang 19

vật thì gọi là một câu” [19; tr 19]

Trong những năm gần đây, khi nghiên cứu về câu các nhà ngữ pháp học Việt Nam đã nhìn nhận với xu hướng mới đó là đồng thời dựa vào cả hai bình diện cấu trúc và ý nghĩa của câu Tiêu biểu là định nghĩa về câu của theo

tác giả Diệp Quang Ban trong “Ngữ pháp tiếng Việt” (2005): “Câu là đơn vị

của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ” [4; tr 107]

Theo Hoàng Trọng Phiến, câu phải đảm bảo cả về mặt ngữ pháp lẫn ngữ nghĩa Dấu hiệu để nhận biết câu đó là ngữ điệu khi sử dụng

Và trong “Nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ”, tác giả Đỗ Việt Hùng (2011)

có nêu: “Câu là đơn vị ngôn ngữ do các từ ngữ kết hợp với nhau theo những

quy tắc ngữ pháp nhất định, biểu thị một nội dung tương đối trọn vẹn, có chức năng thực hiện một hành động ngôn ngữ” [16; tr 27]

Nguyễn Thị Lương trong “câu tiếng Việt” cũng định nghĩa: “Câu là

đơn vị ngôn ngữ không có sẵn, dùng để biểu thị sự tình, được tạo nên từ các đơn vị ngôn ngữ nhỏ hơn theo những quy tắc ngữ pháp nhất định, có dấu hiệu hình thức riêng, được sử dụng trong giao tiếp nhằm thực hiện một hành động nói” [20; tr 17]

Các định nghĩa về câu trên đây đã chỉ ra cả hai mặt nội dung và hình thức câu Các quan niệm, định nghĩa về câu của các tác giả là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp và câu phân loại theo mục đích phát ngôn của nhóm tác giả sách giáo khoa “Ngữ văn 6” (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Trang 20

1.1.2 Các bình diện nghiên cứu câu

1.1.2.1 Kết học (syntactics)

Kết học là bình diện nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu với tín hiệu hay là bình diện của những mối quan hệ giữa các từ ngữ trong chức năng tạo câu Bình diện kết học xem xét những vấn đề như thành phần ngữ pháp của câu, các kiểu cấu tạo ngữ pháp và các quan hệ ngữ pháp trong câu

1.1.2.2 Nghĩa học (semantics)

Nghĩa học là bình diện nghĩa là nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu

với hiện thực khách quan được tín hiệu biểu thị

Bình diện nghĩa học của câu được nghiên cứu hai thành phần nghĩa: nghĩa biểu hiện (nghĩa miêu tả) và nghĩa tình thái (nghĩa liên nhân) Nghĩa biểu hiện của câu phản ánh một sự tình xảy ra trong thực tế Đó là một sự tình hay một sự thể mà cốt lõi của nó được biểu hiện bằng vị từ và có sự tham gia của các tham tố quanh sự thể Nghĩa miêu tả của câu liên quan tới khái niệm cấu trúc vị từ - tham tố Trong thế giới các sự vật, mỗi sự vật đều có thuộc tính riêng, phân biệt với các sự vật khác, đó là đặc trưng Theo đó đặc trưng gắn liền với cấu trúc nghĩa biểu hiện Chưa tính đến thế giới nghĩa biểu hiện, Tác giả Diệp Quang Ban gọi cấu trúc nghĩa biểu hiện là cấu trúc đặc trưng/quan hệ - vai nghĩa và cho rằng:

“Xem xét nghĩa miêu tả của câu nghĩa là xem xét thành phần nghĩa

phản ánh vật, việc, hiện tượng được nói tới trong câu, hay gọi chung là sự việc Phân tích nghĩa của sự việc là chỉ ra phần đặc trưng/ quan hệ của sự việc và các thực thể tham gia vào sự việc” [2, tr 188].

1.1.2.3 Dụng học (pragmatics)

Theo “Từ điển Bách khoa ngôn ngữ và ngôn ngữ học”, dụng học được

hiểu như sau: “Dụng học là (bộ môn) nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ trong mối quan hệ với ngữ cảnh xã hội, đặc biệt là những ý nghĩa của phát ngôn xuất hiện trong các tình huống” Đó là bình diện liên quan đến những yếu tố tham gia vào việc truyền tải và tiếp nhận văn bản: người nói, người nghe,

Trang 21

hoàn cảnh giao tiếp và đến ý định thông báo của người nói Bình diện dụng học còn tính đến đặc điểm hay kiểu loại phong cách của văn bản

1.2 Phân loại câu

Câu là một đơn vị có nhiều bình diện nên việc phân loại câu trong ngôn ngữ học hiện nay khá phức tạp, dựa vào những tiêu chí khác nhau Trong nghiên cứu ngữ pháp của câu, các nhà ngữ pháp học, nhà nghiên cứu câu thường phân loại câu dựa trên hai phương diện sau:

- Phân loại câu dựa vào cấu tạo ngữ pháp

- Phân loại câu dựa vào mục đích phát ngôn

Tuy nhiên, cách phân loại câu dựa vào cấu trúc ngữ pháp và dựa vào mục đích phát ngôn cũng chưa có sự thống nhất

Đái Xuân Ninh (2008) chia câu ra làm hai loại: Câu bình thường và câu

đặc biệt

Tác giả Nguyễn Thị Thìn (2003) cũng chia câu thành hai loại nhưng không phải chia thành câu bình thường với câu đặc biệt hay câu đơn phần với câu song phần mà “căn cứ vào nòng cốt câu có thể phân chia thành hai loại câu: câu đơn, câu ghép” [29; tr 111]

Rõ ràng việc phân loại câu cũng đang tồn tại nhiều kiểu khác nhau Trong luận văn này, chúng tôi thống nhất phân loại câu thành hai loại: câu về

mặt cấu tạo ngữ pháp và câu dựa vào mục đích phát ngôn

1.2.1 Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp

Nhìn chung để phân loại câu theo cấu trúc ngữ pháp các tác giả sách giáo khoa căn cứ vào cụm chủ - vị làm nòng cốt câu và căn cứ vào cụm chủ -

vị các tác giả thống nhất phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp thành ba loại: câu đơn, câu phức, câu ghép

1.2.1.1 Câu đơn

a Khái niệm

Câu đơn là đơn vị lớn nhất của mặt cấu trúc, trong một tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ, được làm thành từ một khúc đoạn ngôn ngữ tập trung chung

Trang 22

quanh một vị ngữ (vị tố), và được dùng để diễn đạt một sự thể (một sự việc) [3;

tr 10]

b Phân loại câu đơn

Cấu tạo ngữ pháp của câu được xem xét trên cơ sở câu đơn, và câu đơn được xây dựng trên cơ sở một cấu trúc chủ-vi, cho nên cấu trúc chủ - vị được coi là cấu trúc cơ sở (hay nòng cốt) của câu đơn Có thể hình dung cấu trúc cơ

sở của câu như sau:

Cấu trúc cơ sở = chủ ngữ + vị ngữ (= vị tố + bổ ngữ)

Cấu trúc cơ sở của câu chính là mệnh đề ngôn ngữ của câu (phân biệt với “mệnh đề” của lôgic học) Trong câu, ngoài cấu trúc cơ sở còn có thể có một thành phần đi kèm cấu trúc cơ sở, chứ không nằm trong cấu trúc cơ sở, như thành phần chỉ hoàn cảnh không gian, thời gian mà thường được gọi là trạng ngữ (do cách đi kèm có tính chất “giúp thêm” này mà ngôn ngữ học hiện đại gọi nó là gia ngữ – adjunct: ‘trợ gia’ - thay cho tên gọi trạng ngữ) [3;

tr 11]

Mối quan hệ giữa sự việc được diễn đạt với cấu trúc cú pháp của câu có thể hình dung qua lược đồ trong Bảng 1.1

Bảng 1.1 Cấu trúc cú pháp của câu

Cấu trúc cơ sở của câu

Cấu trúc cú pháp câu

Trong câu thông thường không chỉ có các yếu tố liên quan trực tiếp đến

sự việc được diễn đạt như trong sơ đồ trên, mà còn có những yếu tố khác với những chức năng khác, nằm ngoài cấu trúc cú pháp, chỉ gián tiếp liên quan đến sự việc diễn đạt trong câu Những yếu tố này, nhìn chung gồm:

- Yếu tố tình thái nêu ý định thực hiện hành động nói của người nói, như hành động hỏi, ra lệnh, vv về cú pháp được gọi là biệt tố (disjunct), do

nó không tham dự vào việc phản ánh sự việc được diễn đạt trong câu

Trang 23

- Yếu tố tình thái chỉ độ tin cậy, ý kiến đối với việc được diễn đạt trong câu, như hình như, không chắc, có lẽ, (có thể đứng trước chủ ngữ), về cú pháp cũng được gọi là biệt tố

- Yếu tố chỉ mối quan hệ của câu chứa nó với câu khác, hoặc với tình huống bên ngoài câu, về cú pháp được gọi là liên tố (conjunct)

Các bộ phận này có cấu tạo với “tố” (“x tố”), như biệt tố, liên tố, nhằm

phân biệt với các thành phần câu (có dạng “x ngữ), như chủ ngữ, bổ ngữ,

trạng ngữ… Trong ngữ pháp thực hành, khi cần giản dị có thể gọi chung ba

bộ phận này “x tố” này là phần biệt lập, hiểu là chúng không gắn trực tiếp với

nghĩa chỉ sự việc trong câu (khi cần nêu chi tiết thì phân biệt thành ba kiểu như trên)

Ví dụ về các yếu tố trong câu: “Thế thì có lẽ hôm nay bọn trẻ học toán

nhỉ?” Câu đơn trong ví dụ này có thể coi là có giới hạn tối đa, trừ phần phụ

chú ít gặp, cho nên có thể coi giới hạn của nó là khung câu (sentence frame)

Câu này được phân tích cú pháp như trong lược đồ ở Bảng 1.2

Bảng 1.2 Các yếu tố trong câu và cấu trúc cú pháp của câu

Thế thì có lẽ hôm nay Bọn trẻ học văn nhỉ Liên tố Biệt tố Gia ngữ Chủ ngữ Vị tố Tân ngữ Biệt tố

1.2.1.2 Câu phức

a Phân biệt câu phức với câu ghép

Câu phức cần được phân biệt với câu ghép về phương diện cấu tạo Câu phức giống câu ghép ở chỗ trong cả hai kiểu câu này đều có chứa hai hoặc hơn hai cụm chủ - vi, tuy nhiên chỗ khác nhau rất cơ bản giữa chúng là ở kiểu quan

hệ giữa các cụm chủ - vị với nhau Ở câu phức, tuy có hai (hoặc hơn hai) cụm

Khung câu Cấu trúc ngữ pháp của câu

Cấu trúc cơ sở của câu

Trang 24

chủ - vị, nhưng trong số đó chỉ có một cụm chủ - vị nằm ngoài cùng “bao các cụm chủ - vị còn lại, (các) cụm chủ - vị còn lại được coi là bị bao hay “nhúng” (embedding) bên trong cụm chủ-vị nằm ngoài cùng đó Cụm chủ - vị bị bao có thể thuộc bậc câu, mà cũng có thể là thành tố phụ của cụm từ chính phụ [3; tr 49]

Ví dụ: (1) Cây này lá vàng Câu này được phân tích cú pháp như trong

Bảng 1.3, cụm chủ - vị bị bao được đặt trong ngoặc vuông

Bảng 1.3 Phân tích cú pháp câu phức (1), có vị ngữ là cụm chủ - vị bị bao

Ở câu ghép, các cụm chủ - vị không bao nhau, mỗi cụm chủ - vị là một

vế câu và chúng nằm ngoài nhau, chứ không “lồng” hay “nhúng” vào nhau, theo kiểu bao nhau

Ví dụ: (2) Trời mưa, đường trơn

Câu này được phân tích cú pháp như trong Bảng 1.4

Bảng 1.4 Phân tích cú pháp câu ghép (2)

b Những kiểu câu phức thường gặp

Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, các dạng hiện thực của câu phức khá phong phú, sau đây là ví dụ về một số kiểu thường gặp Trong các ví dụ này, các cụm chủ - vị bị bao bên trong câu phức sẽ được in đậm

Trang 25

(5) Bọn trẻ đang xem hai con gà chọi nhau

(6) Họ cần hai người ấy giúp việc

b.4 Câu phức có đề ngữ là cụm chủ-vị

(7) Hạc là hạc, giá là xe, tiên là cõi tiên, du là chơi, các ông hiểu

chưa? (Nguyễn Công Hoan) (Đề ngữ có dạng câu ghép tiếp liên (ghép chuỗi)

b.5 Câu phức có trạng ngữ là cụm chủ-vị

Nhìn chung, khi một trạng ngữ (gia ngữ) có cấu tạo là cụm chủ - vị thì câu thuộc loại câu ghép Thế nhưng nếu giữa chủ ngữ của vế câu đứng trước với chủ ngữ của vế câu đứng sau có quan hệ chỉnh thể - bộ phận thì về trước

là trạng ngữ và câu thuộc loại câu phức, vì kiểu câu này không diễn đạt hai sự kiện khác nhau

Ví dụ (cụm chủ-vị làm trạng ngữ in đậm):

(8) Mắt đeo kính trắng, người đàn ông nhìn về phía công trường

(9) Chân kéo đôi giày vá, ông giáo đi từ đầu nhà thờ sang

b.6 Câu phức là câu bị động

Dấu hiệu cú pháp của câu bị động là:

- Chủ ngữ bị động, chịu tác động của động từ ngoại động trong câu bị bao

- Có mặt trợ động từ (tác tố) bị động bị hay được

- Vị ngữ là một câu bị bao, trong đó chủ ngữ có thể vắng mặt, vị ngữ của câu bị bao chứa động từ ngoại động Chủ ngữ của câu bao và câu bị bao không trùng nhau

Cụm chủ - vị bị bao trong câu bị động đứng sau trợ động từ bị, được,

và có thể vắng chủ ngữ

(10) Thuyền được (người lái) đẩy ra xa

(11) Giáp được (nhiều người) tin yêu

Câu phức là một hiện tượng có thực, dù xếp nó vào kiểu câu đơn hay tách ra thành kiểu riêng Việc xếp riêng câu phức có giá trị thực tế đối với ngữ pháp thực hành, cụ thể là cách đưa một câu bên ngoài vào làm một bộ phận

Trang 26

trong câu phức thế nào cho thích hợp Đây là một vấn đề còn ít được quan tâm trong tiếng Việt

1.2.1.3 Câu ghép

a Về khái niệm câu ghép

Câu ghép là câu chứa hai hoặc hơn hai cụm chủ - vị, trong số đó không cụm chủ - vị nào bao cụm chủ - vị nào; mỗi cụm chủ - vị diễn đạt một sự việc,

và các sự việc này có quan hệ với nhau theo những mối quan hệ xác định [3;

tr 52]

Sau đây là một số quy ước cụ thể

- Chủ ngữ của vế đầu chỉ bộ phận trong quan hệ với chỉnh thể nêu ở

chủ ngữ của vế sau, như giữa mắt và ông trong Mắt đeo kính, ông ngồi xem

từng bức tranh, câu này được coi là câu phức có trạng ngữ chỉ cách thức

- Chủ ngữ trong vế chính của câu ghép chính phụ, nếu trùng với chủ ngữ

ở vế phụ thì có thể vắng mặt (bị tỉnh lược), như trong: Vì con gà đói, nên chết

Khảo sát các ví dụ sau đây:

(12) Năm chúng tôi đi làm, các anh còn đang đi học

(13) Khi ấy các anh còn đang đi học

Tổ hợp của một trong những từ này với cụm chủ-vị đứng sau chúng được coi là thành phần phụ của trạng ngữ

b Khái quát về các kiểu câu ghép

b.1 Câu ghép chính phụ

Câu ghép chính phụ là câu ghép có quan hệ ngữ pháp không bình đẳng, thường gọi là quan hệ chính phụ, vế phụ được đánh dấu bằng quan hệ từ phụ thuộc Vế phụ tình huống của sự việc diễn đạt ở vế chính, hai sự việc ở hai vế không ngang hàng nhau như ở câu ghép liên hợp Đối chiếu ví dụ sau đây:

(14) Vì trời mưa, nên nước sông dâng cao (Câu ghép chính phụ nguyên nhân

– hệ quả) Trong câu ghép chính phụ, nội dung mối quan hệ giữa các vế do quan hệ từ phụ thuộc (Quan hệ từ 1 trong Bảng 1.5) định đoạt Các dấu sổ nghiêng chỉ sự lựa chọn

Trang 27

Bảng 1.5 Kiểu câu ghép chính phụ và các quan hệ từ được dùng

Kiểu câu ghép chính phụ Quan hệ từ 1 Quan hệ từ 2 Nguyên nhân – hệ quả vì / bởi vì / tại vì

do

bởi tại nhờ

(cho) nên / mà (cho) nên / mà (cho) nên / mà (cho) nên / mà (cho) nên / mà

Điều kiện / giả thiết – hệ

Nhượng bộ – nghịch đối

(tương phản)

tuy mặc dầu

dù thà

nhưng nhưng nhưng chứ

b.2 Câu ghép đẳng lập

Câu ghép đẳng lập là câu ghép mà quan hệ ngữ pháp giữa các vế câu là quan hệ bình đẳng Câu ghép liên hợp bao gồm các kiểu nhỏ:

- Câu ghép dùng quan hệ từ, hay câu ghép liên hợp, là câu ghép sử

dụng các quan hệ từ bình đẳng về ngữ pháp, như và, còn, mà, nhưng, rồi, hay,

, diễn đạt những kiểu quan hệ nghĩa có nội dung khác nhau

- Câu ghép qua lại, hay câu ghép tương liên, là câu ghép sử dụng các hư

từ, như các cặp phó từ hô ứng chưa đã , hoặc một phó từ với một quan hệ

từ loại như đang thì , hoặc các cặp đại từ phiếm chỉ – xác định hộ ứng, như

sao vậy, mỗi yếu tố nằm ở một vế câu và kết nối hai vế câu lại với nhau

Trang 28

- Câu ghép chuỗi, hay câu ghép tiếp liên (dịch từ Pháp: juxtaposé), là

câu ghép không sử dụng các phương tiện kết nối là hư từ như đã nêu ở các điểm a và b [3; tr 55]

b.3 Câu ghép chứa lời dẫn

Câu ghép chứa lời dẫn, là kiểu câu ghép trong đó phần thuật lại lời của người khác Lời dẫn có phân biệt cách dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp

Sự phân loại các kiểu câu ghép vừa trình bày có thể lược đồ hóa như trong Sơ đồ 1.1

Dùng quan hệ từ phụ

thuộc

Dùng quan hệ từ bình đẳng (liên hợp)

CG qua lại (tương liên)

CG chuỗi (tiếp liên)

CG chứa lời dẫn gián

+ Cấu tạo ngữ pháp: Đây là câu đơn có mô hình C - V

+ Phương diện sử dụng: Đây là một câu miêu tả trần thuật

CÂU GHÉP (CG)

CG đẳng lập

CG chính phụ

Trang 29

+ Nội dung miêu tả được biểu hiện trong cấu trúc C - V Câu phân loại theo mục đích nói là sự giao thoa giữa hai phương diện trên, tức vừa có sự tình vừa có mục đích phát ngôn mà câu thực hiện trong tình huống giao tiếp

+ Mục đích sử dụng câu

+ Tiêu chuẩn lấy mục đích phát ngôn để phân loại câu Như đã nói, có rất nhiều cách để phân loại câu Tuy nhiên về cơ bản, có hai cơ sở để phân loại câu là: dựa vào cấu tạo ngữ pháp và dựa vào mục đích phát ngôn Dựa vào cấu tạo ngữ pháp trên tiêu chí cơ sở này tác giả chia câu thành các kiểu câu sau: Câu đơn; câu phức; câu ghép

Trong phạm vi luận văn này, tác giả không chỉ đề cấp đến các kiểu câu phân theo tiêu chí này mà bên cạnh đó còn xem xét câu ở tiêu chí: Câu phân loại theo mục đích phát ngôn Dựa vào mục đích phát ngôn, tác giả chia câu thành những kiểu câu sau: Câu trần thuật; Câu nghi vấn; Câu cảm thán; Câu cầu khiến

1.2.2.1 Câu trần thuật

a Khái niệm

Loại câu này có tần số sử dụng cao

Mục đích cơ bản của câu trần thuật được dùng dưới hình thức là: kể lại

sự việc, hiện tượng, miêu tả tính chất, đặc điểm, trạng thái, biểu hiện quan hệ

sự vật, hay trình bày nhận định, ý kiến [25; tr 219]

Ví dụ:

(15) Hai cái quạt đang bật

(16) Lớp 6A đang học ngữ pháp

(17) Tôi là con gái Hà Nội

(Lê Minh Khuê)

Câu trần thuật còn ở dạng câu khẳng định, hay phủ định Những câu ví

dụ trên là thuộc dạng khẳng định, còn có những câu dạng phủ định như:

(18) Anh không dám nhìn vào mặt con

(Nguyễn Minh Châu)

Trang 30

(19) Hầm của Nho không bị sập

(Lê Minh Khuê)

Về phương diện hình thức, câu trần thuật tiếng Việt không dùng những

từ ngữ chuyên dùng trong các loại câu khác Nghĩa là hình thức của nó thuộc

về “không được đánh dấu” Tuy nhiên, về ngữ điệu, câu trần thuật vẫn có nét riêng biệt so với các loại câu khác Người Việt ta thường miêu tả ngữ điệu trần thuật là ngữ điệu kết thúc, hạ giọng ở cuối câu Khi viết ngữ điệu đó được

kí hiệu bằng dấu chấm cuối câu

b Đặc điểm

Câu trần thuật mang hình thức biểu hiện thường gặp của một phán đoán logic Trong câu thể hiện ngoài các thực từ và hư từ còn có các hình thái từ được dùng để bày tỏ thái độ với nội dung câu nói đối với người nghe, hoặc khi chỉ nhằm hoàn chỉnh một câu giúp cho một tổ hợp từ trở thành câu

Ví dụ, xét trường hợp: (6) Cháu đi,

Muốn thành câu phải thêm vào đó một ngữ điệu đặc thù, hoặc rõ hơn, một từ nào để thích hợp Trong số những từ có thể thêm, nói riêng ta thường gặp các tiểu từ tình thái vừa có tác dụng biểu thị thái độ của người nói vừa có tác dụng làm cho câu đứng được Chẳng hạn:

(20) Cháu đi ạ (kính trọng)

(21) Cháu đi nha (hay: đây) (thân mật) Có những trường hợp một số

phụ từ cũng được dùng vào chức năng này Ví dụ:

(22) Con cừ lắm (hoặc Con cừ lắm!)

(23) Con rất giỏi (hoặc Con rất giỏi!)

Những từ lắm, rất trong trường hợp này không hẳn chỉ mức độ cao

của tính chất mà đúng hơn là giúp cho câu tồn tại được với tư cách là câu tường thuật

(Dấu ‘!’ ở đây chỉ ý khen, đánh giá, chưa đến mức độ cảm thán)

Ngoài ra, trong câu trần thuật cũng có một số cụm từ làm cho tổ hợp từ thành một câu rõ ràng

Trang 31

Ví dụ:

- Cháu thông minh lắm!

- Cháu rất xuất sắc

- Cháu khoẻ quá!

- Việc miêu tả cấu tạo của câu trần thuật khó có thể thực hiện được một cách toàn diện, chu đáo bởi lẽ động từ tiếng Việt không biến đổi hình thái theo ngôi, thời, thể, thức như ngôn ngữ biến hình từ Nói một cách chung nhất

về phương diện cấu tạo thì câu trình bày không chứa dấu hiệu hình thức của

những kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán

- Về nội dung: Câu kể có nội dung rất phong phú bởi nó có khả năng thông báo về nhiều mặt

- Cấu trúc của câu kể phụ thuộc vào nội dung và tính chất của nó Nếu miêu tả hoạt động trạng thái thì vị ngữ sẽ là động từ biểu thị hoạt động trạng thái Nếu miêu tả đặc điểm tính chất của sự vật, hiện tượng thì chủ ngữ là danh từ, vị ngữ là tính từ

c Phân loại

Căn cứ vào thái độ của người nói đối với hiện thực được nói tới trong câu, người ta chia thành câu phủ định và câu khẳng định Ví dụ: nó rất tốt (câu trần thuật khẳng định) Nó không tốt (câu trần thuật phủ định)

c.1 Câu trần thuật

Câu trần thuật khẳng định là loại câu dùng để xác nhận hoạt động, trạng thái, đặc trưng, tính chất của đối tượng Câu trần thuật khẳng định không dấu

hiệu hình thức riêng Ví dụ: Quyển sách này rất hay

Câu trần thuật khẳng định nhìn chung không có hình thức riêng cho nó

mà trong nhiều trường hợp đều thể hiện cấu tạo chung của câu đơn bình ường Khi cần nhấn mạnh ý nghĩa khẳng định, trong cấu trúc câu có kết hợp với một số nhóm từ mang ý nghĩa phủ định Đó là các nhóm: không thể không, không ai mà không, không khỏi hoặc trong cấu trúc có thêm "có"

th-Ví dụ:

Trang 32

(24) Anh ta đến đây

(25) Anh ta nhất định đến đây

(26) Cô ta không thể không đến đây

(27) Mọi người đều đồng lòng

(28) Không ai không khỏi động lòng

(29) Thực tình em có nói dối

c.2 Câu trần thuật phủ nhận

Câu trần thuật phủ nhận, xét về mặt nghĩa, câu phủ định ghi nhận sự vắng mặt của sự vật, hiện tượng, đặc trưng, tính chất của quan hệ trong hiện thực hoặc trong tưởng tượng

Ví dụ:

(30) Nó không chăm học

(31) Nó chưa chăm học

Trong cấu trúc của câu phủ định thường chứa các phụ từ phủ định:

không, chưa, chẳng, chả, đâu có, làm gì có

Đứng trước các đơn vị bị phủ định, thông thường có hai khả năng phủ định: Câu phủ định toàn bộ và câu phủ định bộ phận

Câu phủ định toàn bộ là sự phủ định liên quan tới cả câu hoặc thành phần chính chủ ngữ, vị ngữ

Ví dụ:

(32) Không ai đến lớp cả

(33) Không người nào để cô ra đi

(34) Chị ấy không tháo vát

Câu phủ định bộ phận là phủ định có liên quan tới thành phần phụ của câu hoặc thành tổ phụ của từ: bổ ngữ, trạng ngữ, định ngữ

Ví dụ:

(35) Sẽ không bao giờ tôi gặp lại anh

Từ phủ định "không bao giờ" nằm trong thành phần trạng ngữ nên nó

có tác dụng phủ định, trạng ngữ

Trang 33

Để tăng thêm mức độ phủ định người ta có thể dùng kèm các phụ từ chỉ mức độ tuyệt đối như: tuyệt nhiên, nhất định, hoàn toàn,

Ví dụ:

(36) Tuyệt nhiên tôi không muốn phiền anh

Chú ý: Ranh giới giữa câu trần thuật phủ định và câu trần thuật khẳng định, giữa ý nghĩa khẳng định và ý nghĩa phủ định trong nhiều trường hợp rất khó xác định Muốn hiểu được bản chất của nó phải căn cứ vào hoàn cảnh sử dụng và căn cứ vào mục đích phát ngôn

Ví dụ:

(37) Không gì vui bằng ánh mắt Bác Hồ cười

(38) Không có gì quý hơn độc lập tự do

1.2.2.2 Câu nghi vấn

a Khái niệm

Đây là loại câu dùng khá phổ biến trong giao tiếp

Mục đích thực sự của câu nghi vấn là nêu điều và mong muốn được người nghe trả lời, cung cấp thông tin

Về phương diện hình thức, câu nghi vấn dùng những từ ngữ chuyên dụng và/ hoặc ngữ điệu nghi vấn Ngữ điệu nghi vấn được đánh dấu bằng dấu (?) ở cuối câu [25; tr 215]

Câu nghi vấn là loại câu nên ra điều thắc mắc yêu cầu được trả lời Câu nghi vấn xuất hiện khi có hai điều kiện sau:

- Có cái chưa rõ hay cái không biết

- Có nhu cầu và ý định hỏi

Trang 34

Ở ví dụ trên, câu thứ nhất và câu thứ ba đều là câu nghi vấn Câu thứ nhất dùng cả cặp từ nghi vấn có không và cả ngữ điệu nghi vấn (đánh dấu chấm hỏi), còn câu thứ ba chỉ dùng ngữ điệu (đánh dấu chấm hỏi) Đó là những câu hỏi của kẻ hỏi cung đối với một người tù cộng sản

b Chức năng

Mục đích cơ bản của câu nghi vấn là dùng để hỏi và có nhu cầu được giải đáp, song trong hoạt động giao tiếp câu nghi vấn con thực hiện được rất nhiều mục đích nói khác

c Phân loại

Có thể phân biệt 4 loại câu nghi vấn:

c.1 Câu nghi vấn tổng quát

Người nói dùng câu hỏi loại này khi mới chỉ biết một sự việc nào đó xảy ra, nhưng chưa hề biết một chi tiết nào về sự việc đó Người nói muốn biết thông tin về toàn bộ sự việc Trong câu hỏi dùng ngữ điệu nghi vấn và từ nghi vấn gì, cái gì

Câu trả lời cho câu hỏi tổng quát phải là câu có cấu trúc đầy đủ, không thể là dạng tỉnh lược hay rút gọn được Bởi vì câu trả lời phải cung cấp thông tin về toàn bộ sự việc

Ví dụ: (41) “Thơm: - (Có tiếng rầm rầm ở ngoài) Cái gì thế?

Ngọc: - Các ông ấy đợi đằng sau nhà,

(Nguyễn Huy Tưởng)

c.2 Câu nghi vấn chuyên biệt

Người nói đã biết nhiều chi tiết về sự việc, nhưng còn chưa biết về một chi tiết của sự việc và chỉ hỏi về chi tiết đó thôi Trong câu, ngoài ngữ điệu

nghi vấn, thường dùng một trong các đại từ nghi vấn như: ai, gì, nào, sao,

đâu, mấy, bao nhiêu, bao giờ, thế nào, như thế nào, bao lâu

Đại từ nghi vấn đặt ở vị trí tương ứng với điều chưa biết trong sự việc

mà câu biểu hiện (chứ không nhất thiết đặt ở đầu câu như trong một số ngôn ngữ khác) Đối với câu nghi vấn chuyên biệt, câu trả lời có thể có cấu trúc đầy

Trang 35

đủ, nhưng thường là ở dạng rút gọn: tỉnh lược điều đã biết trong câu hỏi, chỉ

cần có được nội dung trả lời cho điểm hỏi Ví dụ:

(42) “- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

c.3 Câu nghi vấn lựa chọn

Người nói nêu ra hai hoặc nhiều khả năng khác nhau, và mong muốn người nghe, khi lời, chọn một khả năng, Còn loại trừ các khả năng khác

Câu hỏi thường dùng quan hệ từ hay, hay là

Trang 36

(50) Có thích hát văn nghệ không? (Câu nghi vấn lựa chọn)

- Không!”

(Nguyễn Đức Thuận)

c.4 Câu nghi vấn giả thiết

Trong câu hỏi, người nói vừa hỏi, vừa nêu một giả thiết ít nhiều đã có tính khẳng định và mong muốn người nghe cho biết ý kiến về điều giả thiết Ngoài ngữ điệu nghi vấn, câu nghi vấn loại này còn thường dùng ở cuối câu

một hay một vài tình thái từ: à, tư, hả, hử, chứ, nhỉ, nhé, chăng, ru,

Câu cầu khiến là loại câu nêu ý muốn mệnh lệnh của người truyền đạt, mục đích của câu cầu khiến là hướng tới người nghe, để người nghe phải thực hiện điều nêu ra trong câu

Câu cầu khiến có dùng những phương tiện ngôn ngữ đặc thù Ngoài ngữ điệu cầu khiến (khi viết được đánh dấu bằng dấu chấm than), câu cầu khiến còn có thể dùng những phụ từ hãy, chớ, đừng ở trước, hay đi, thôi, nào, ở sau bộ phận thể hiện ý cầu khiến, hoặc có thể dùng các động từ tình thái như nên, cần, phải ở trước vị ngữ của câu [25; 217]

Trang 37

Ví dụ:

(54) “Tôi sửng sốt nhìn anh ta Nhưng hai anh lính khác giục tôi:

- Chạy mau đi!”

(Anh Đức)

(55) “Hãy nhớ lấy lời tôi!”

(Tố Hữu) Câu cầu khiến có nhiều cung bậc và sắc thái khác nhau

- Mức độ cao và có tính bắt buộc thực hiện là mệnh lệnh Loại câu này

thường sử dụng khi các nhân vật có vị thế khác nhau Câu thường ngắn gọn,

có khi chỉ là một từ phối hợp với ngữ điệu Ví dụ: các mệnh lệnh như sau:

(56) “- Đứng lại!”

(57) “- Tất cả trật tự!”

- Mức độ thấp hơn là đề nghị, yêu cầu Người nghe có thể thực hiện

hoặc không thực hiện Ví dụ:

(58) “- Anh nói nữa đi! - Ông giục

Trang 38

(61) “ tên chủ sự vẫn nhỏ nhẹ:

- Anh nên thương cô ấy, đừng nên cưới người ta ít ngày, bây giờ bỏ mặc người ta dang dở.”

(Trần Đình Vân)

b Đặc điểm cấu tạo

Cấu tạo của câu cầu khiến chủ yếu được biểu thị bằng ngữ điệu và kèm theo hoặc không kèm theo một trong những tình thái từ (nhỉ, đi, với, nhé ), có khi câu cầu khiến còn được cấu tạo bằng gắn một ngữ điệu bằng một thực từ

Em làm bài đi (câu cầu khiến)

Khi cầu khiến được cấu tạo theo lối gián tiếp thì ý nghĩa cầu khiến bị nhạt đi

Ví dụ:

(64) Mời anh xơi nước!

Người ta sử dụng câu cầu khiến trong khi mời mọc, yêu cầu:

Ví dụ:

(65) Tôi yêu cầu mọi người trật tự

Mời bố mẹ xơi cơm!

Người ta sử dụng câu cầu khiến như một mênh lệnh, một sự cấm đoán, trong trường hợp này thường sử dụng các từ như: hãy, đừng, chớ, ở trong cấu trúc câu

Ví dụ:

(66) Đừng làm ồn nhé!

Trang 39

Người ta còn sử dụng trong câu cầu khiến để làm một lời kêu gọi, lời chúc tụng

Ví dụ:

(67) Tiến lên chiến sĩ đồng bào!

Chúc anh thượng lộ bình an!

Như vậy, bốn loại câu này chính là những phương tiện thực hiện hành

Câu cảm thán có mục đích bộc lộ rõ rệt và trực tiếp cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói Mặc dù, ở bình diện nghĩa, bất cứ câu nào cũng có nghĩa tình thái Những câu cảm thán vẫn là loại câu có mục đích riêng, khi nó bộc lộ trực tiếp cảm xúc Có những trường hợp một câu trần thuật và một câu cảm thán cùng đề cập đến một trạng thái cảm xúc, tình cảm nhưng mục đích của câu trần thuật là kể lại, thuật lại sự việc, còn mục đích của câu cảm thán là bộc lộ trực tiếp cảm xúc So sánh:

Câu trần thuật: Chúng tôi rất vui

Câu cảm thán: Ôi, vui quá!

Vì thế, ở câu cảm thán thường dùng phương tiện ngôn ngữ đặc thù Ngữ điệu cảm thán rõ rệt được đánh dấu bằng dấu chấm than (!) khi viết

Ví dụ:

(68) Anh ấy hiền sao! Ôi thích quá!

Trong câu cảm thán thường dùng các thán từ, từ tình thái: ôi, than ôi,

hỡi ôi, chao ôi (ơi), trời ơi, ô, ô hay, ái chà, úi chà, ưa, ối, ái các từ chỉ mức

độ cao như: biết bao, xiết bao, vô cùng, cực kì, biết chừng nào, thay

Trang 40

Ví dụ:

(69) “Nhân vẫn gào lên, giọng the thé:

- Khốn nạn em tôi! Khổ thân em tôi! Em làm gì mà lại khổ thế em ơi!"

(Chu Văn)

(70) Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không thể địch nổi với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đệ này hỏng mất!

(Phạm Duy Tốn) Đối với câu cảm thán, trật tự thường dễ dàng thay đổi: các từ ngữ cảm thán có thể ở trước chủ ngữ

Ví dụ: ở trên và các ví dụ sau:

(71) Thương thay cũng một kiếp người

Hại thay mang lấy sắc tài làm chi?

(Nguyễn Du)

b Cách dùng

Câu cảm thán được dùng khi cần thể hiện đến một mức độ nhất định những tình cảm khác nhau, thái độ đánh giá, những trạng thái tinh thần khác thường của người nói đối với sự vật hay sự kiện mà câu nói đề cập hoặc ám chỉ Câu cảm thán cũng có những dấu hiệu hình thức của mình Câu cảm thán tiếng Việt được cấu tạo nhờ những phương tiện sau đây:

- Thán từ (tự mình làm thành câu, hoặc kết hợp với từ khác, hoặc làm thành thành phần phụ của câu)

Ví dụ:

(72) Ô hay! bà cứ tưởng con đùa (Nam Cao)

(73) Ôi sức trẻ! (Tố Hữu)

(74) Đời! Ôi chao đời! (Nam Cao)

(75) Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp (Tố Hữu)

Lối kết hợp thán từ với thực từ có thể làm thành khuôn hình "x ơi là x!"

- Buồn (vui) ơi là buồn (vui)

- Con ơi là con! (tiếng kêu khóc)

- Tiểu từ thay (đứng sau vị từ), nhỉ (đứng cuối câu)

Ngày đăng: 05/12/2024, 11:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w