1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Câu hỏi trong văn xuôi của Nguyên Hồng

115 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Câu Hỏi Trong Văn Xuôi Của Nguyên Hồng
Tác giả Trần Thị Út Thu
Người hướng dẫn PGS. TS. Đào Thị Vân
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Việt Nam
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 735,74 KB

Nội dung

DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu 2.1 Số lượng câu hỏi trong các tác phẩm của Nguyên Hồng 33 2.2 Câu hỏi trong tác phẩm của Nguyên Hồng phân loại theo 2.3 Bảng tổng kết các tiểu loại câu hỏi là

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

TRẦN THỊ ÚT THU

CÂU HỎI TRONG VĂN XUÔI CỦA NGUYÊN HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VIỆT NAM

HẢI PHÒNG - 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

TRẦN THỊ ÚT THU

CÂU HỎI TRONG VĂN XUÔI CỦA NGUYÊN HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VIỆT NAM

Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã số: 8220102

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đào Thị Vân

HẢI PHÒNG - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Nội dung

và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực, khách quan, chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023 Tác giả luận văn

Trần Thị Út Thu

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài nghiên cứu 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

2.1 Đối tượng nghiên cứu 2

2.2 Phạm vi nghiên cứu 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3.1 Mục đích nghiên cứu 3

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Cấu trúc của luận văn 4

Chương 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN5 1.1 Khái quát tình hình nghiên cứu câu hỏi tiếng Việt 5

1.2 Cơ sở lí luận 11

1.2.1 Khái quát về câu tiếng Việt 12

1.2.2 Khái quát về lí thuyết Ngữ dụng học 21

Tiểu kết chương 1 31

Chương 2 CÂU HỎI TRONG VĂN XUÔI CỦA NGUYÊN HỒNG XÉT VỀ MẶT CẤU TẠO HÌNH THỨC 32

2.1 Câu hỏi trong văn xuôi Nguyên Hồng xét về cấu tạo ngữ pháp 32

2.1.1 Kết quả thống kê và phân loại 32

2.1.2 Miêu tả các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu hỏi trong tác phẩm của Nguyên Hồng 33

Trang 5

2.2 Câu hỏi trong tác phẩm của Nguyên Hồng được phân loại theo các dấu hiệu

đặc thù 51

2.2.1 Nhận xét chung 51

2.2.2 Phân loại, miêu tả các tiểu loại câu hỏi trong tác phẩm của Nguyên Hồng căn cứ vào dấu hiệu đặc thù 51

Tiểu kết chương 2 65

Chương 3 CÂU HỎI TRONG VĂN XUÔI CỦA NGUYÊN HỒNG XÉT VỀ MẶT DỤNG HỌC 67

3.1 Câu hỏi trong văn xuôi của Nguyên Hồng nhìn từ bình diện đích ở lời 67

3.1.1 Nhận xét chung 67

3.1.2 Phân loại và miêu tả câu hỏi trong tác phẩm của Nguyên Hồng theo đích ở lời 68

3.2 Câu hỏi trong tác phẩm của Nguyên Hồng xét theo lí thuyết hội thoại 95

3.2.1 Câu hỏi trong tác phẩm của Nguyên Hồng được phân loại theo chủ ngôn 95

3.2.2 Câu hỏi trong tác phẩm của Nguyên Hồng xét về phương diện chức năng trong cặp thoại 96

Tiểu kết chương 3 100

KẾT LUẬN 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

Trang 6

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích

BT Bình thường CĐĐB Câu đơn đặc biệt CN-VN Chủ ngữ - vị ngữ

CT Cấu trúc C-V Chủ - vị

TL % Tỉ lệ phần trăm

TL Tỉnh lược TNCD Từ ngữ chuyên dụng

Tp N Thành phần nòng cốt

TTT Tiểu từ tình thái

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

2.1 Số lượng câu hỏi trong các tác phẩm của Nguyên Hồng 33

2.2 Câu hỏi trong tác phẩm của Nguyên Hồng phân loại theo

2.3 Bảng tổng kết các tiểu loại câu hỏi là câu đơn bị lược

thành phần trong văn xuôi của Nguyên Hồng 39

2.4 Bảng tổng kết số lượng và tỉ lệ % của các tiểu loại câu hỏi

có cấu tạo là câu đơn trong tác phẩm của Nguyên Hồng 41

2.5 Bảng tổng kết câu hỏi là câu phức trong văn xuôi của Nguyên

Hồng (Tỉ lệ phần trăm tính theo số câu hỏi là câu phức) 45 2.6 Kiểu câu hỏi là câu ghép trong sáng tác của Nguyên Hồng 50

2.7 Bảng các kiểu câu hỏi trong tác phẩm Nguyên Hồng xét về

2.11 Bảng câu hỏi sử dụng các từ ngữ đặc thù và dấu chấm hỏi 61

2.12 Bảng tổng kết câu hỏi sử dụng cấu trúc đặc thù và dấu

2.13 Bảng tổng kết kiểu câu hỏi có ba dấu hiệu đặc thù 64

2.14 Bảng tổng kết câu hỏi trong tác phẩm của Nguyên Hồng

dựa vào số lượt dùng và các dấu hiệu đặc thù 65 3.1 Bảng tổng kết kiểu câu hỏi chính danh và không chính

danh trong tác phẩm của Nguyên Hồng 69

Trang 8

3.2 Bảng tổng kết các kiểu câu hỏi chính danh trong tác phẩm

3.3 Bảng tổng kết câu hỏi thuộc lớp Trình bày 79 3.4 Bảng tổng kết câu hỏi thuộc lớp điều khiển 84 3.5 Bảng tổng kết câu hỏi có đích ở lời thuộc lớp Biểu cảm 94 3.6 Bảng tổng kết các kiểu câu hỏi không chính danh 95 3.7 Các kiểu câu hỏi từ góc nhìn của lí thuyết hội thoại 99

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài nghiên cứu

1.1 Câu là một trong những đơn vị ngôn ngữ dùng để giao tiếp Ngôn ngữ học truyền thống dựa vào mục đích nói để chia câu thành các tiểu loại: câu kể, câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn), câu khiến cầu và câu cảm

Ngữ dụng học đã chỉ ra rằng, câu nói chung, câu hỏi nói riêng không chỉ được dùng đúng với mục đích vốn có của chúng mà còn được dùng với nhiều mục đích khác Chẳng hạn, câu hỏi ngoài chức năng để hỏi, nó còn được dùng với mục đích để chào, yêu cầu hay bộc lộ thái độ, v.v Vấn đề đặt ra ở đây là, ngoài việc dùng với đích để hỏi như đã nói, câu hỏi còn có thể thực hiện bao nhiêu hành vi ngôn ngữ gián tiếp khác? Trong tác phẩm nghệ thuật, câu hỏi được

sử dụng như thế nào? Cấu tạo hình thức của kiểu câu hỏi ra sao? Đó là những mảnh đất nghiên cứu đến nay còn đang bỏ trống

1.2 Trong thời kì lịch sử 1930 - 1945, dòng văn học hiện thực đã sản sinh

ra nhiều nhà văn lớn làm rạng rỡ nền văn học nước nhà mà Nguyên Hồng là một trong số đó Ông là nhà văn gắn liền với những xóm thợ, là người đã đem vào trang sách những muối mặn, mồ hôi cùng với đất bụi cuộc đời

Nguyên Hồng đến với văn chương không chỉ từ chính đường đời mà còn bằng vốn sống của những sự buồn tủi riêng và bằng chính những hoàn cảnh nhức nhối ngoài xã hội Mỗi tác phẩm của ông tuy có nội dung khác nhau nhưng đều phản ánh hiện thực một cách chân thực, rõ nét

Văn xuôi Nguyên Hồng đã thu hút mọi người ở nhiều tầng lớp, ở mọi lứa tuổi không chỉ vì tác phẩm của ông mang đậm nét hiện thực mà còn một phần vì tác giả có tài sử dụng ngôn ngữ, trong đó có kiểu câu hỏi

1.3 Có thể khẳng định ngay rằng, công trình nghiên cứu câu hỏi thì đã có nhiều Song hầu hết các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc bàn đến câu hỏi được dùng trong giao tiếp đời thường (giao tiếp khẩu ngữ) chứ ít thấy ai quan tâm, tìm hiểu câu hỏi dùng trong văn chương Hơn nữa, chúng tôi chưa thấy có công trình nào nghiên cứu câu hỏi trong văn xuôi Nguyên Hồng tính đến thời điểm này

Trang 10

Những lí do vừa trình bày đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài "Câu hỏi trong văn xuôi Nguyên Hồng" để nghiên cứu, với hi vọng tìm ra những nét đặc sắc của kiểu câu này không chỉ trong giao tiếp khẩu ngữ mà còn cả trong tác phẩm văn chương

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là câu hỏi trong văn xuôi của Nguyên Hồng

Xin nói thêm, câu hỏi có người gọi là câu nghi vấn Luận văn sẽ dùng

cả hai cách gọi này trong khi thực hiện đề tài để tránh lặp từ

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Câu hỏi trong văn xuôi của Nguyên Hồng được sử dụng khá nhiều Có thể nghiên cứu câu hỏi từ phương diện như: cấu tạo ngữ pháp, ngữ nghĩa hay vai trò của câu hỏi trong hành chức, song luận văn này đặt ra giới hạn phạm

vi nghiên cứu như sau:

- Phạm vi nguồn ngữ liệu khảo sát:

Nguyên Hồng đã để lại cho văn học nước nhà một khối lượng tác phẩm văn xuôi đồ sộ (theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, Nguyên Hồng có tới

24 tác phẩm văn xuôi tiêu biểu đã xuất bản (chưa kể 3 cuốn tuyển tập)) Luận văn này giới hạn nguồn ngữ liệu khảo sát ở 7 công trình tiêu biểu, đó là (liệt

kê theo năm xuất bản):

+ Nguyên Hồng (1961), Sóng gầm, Nxb Văn học, Hà Nội

+ Nguyên Hồng (1968), Cơn bão đã đến, Nxb Văn học, Hà Nội

+ Nguyên Hồng (1976), Thời kì đen tối, Nxb Văn học, Hà Nội

Ngoài 3 tác phẩm tiêu biểu vừa nói, có bốn tác phẩm của nhà văn cũng được luận văn lựa chọn làm đối tượng để thống kê câu hỏi mà nhà văn đã dùng, đó là cuốn "Bỉ vỏ", ra đời năm 1938, cuốn "Những ngày thơ ấu", xuất bản năm 1940, cuốn "Khi đứa con ra đời" xuất bản năm 1976 và cuốn "Tuyển tập Nguyên Hồng", ra mắt bạn đọc năm 2000, sau khi nhà văn mất 18 năm

Trang 11

- Phạm vi nội dung nghiên cứu:

Như đã nói, có thể đứng từ nhiều góc độ để nghiên cứu câu hỏi trong văn học nói chung, trong văn xuôi Nguyên Hồng nói riêng, nhưng chúng tôi dựa vào cả lí thuyết truyền thống lẫn lí thuyết hiện đại để tìm hiểu, miêu tả, phân tích kiểu câu này, đó là:

(1) Dựa vào lí thuyết truyền thống là lí thuyết về ngữ pháp và dấu hiệu hình thức để nghiên cứu câu hỏi (cụ thể là nghiên cứu câu hỏi về cấu tạo ngữ pháp và dấu hiệu đặc thù đánh dấu kiểu câu hỏi)

(2) Dựa vào lí thuyết Ngữ dụng học, cụ thể là lí thuyết hành vi ngôn ngữ, lí thuyết hội thoại để tìm hiểu câu hỏi trong tác phẩm Nguyên Hồng về đích ở lời, chủ ngôn và chức năng trong cặp thoại

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Thông qua việc miêu tả, phân tích các kiểu câu hỏi trong một số tác phẩm văn xuôi của Nguyên Hồng, luận văn giúp người đọc nắm được cấu tạo hình thức cũng như đích ở lời, chủ ngôn của hành vi ngôn ngữ và chức năng trong hội thoại của câu hỏi Cùng với đó, luận văn cũng góp phần làm rõ một

số vấn đề lí thuyết, như: lí thuyết về ngữ pháp học, lí thuyết về ngữ dụng học

- Luận văn này có thể dùng làm một kênh tham khảo cho những người nghiên cứu, giảng dạy về các kiểu câu nói chung, kiểu câu hỏi nói riêng dưới góc nhìn của ngữ pháp học và ngữ dụng học

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đã đặt ra, luận văn xác định các nhiệm vụ phải thực hiện là:

- Tổng quan một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài

- Trình bày một cách sơ lược những vấn đề lí thuyết được dùng làm căn

cứ lí luận cho đề tài, như: lí thuyết về ngữ pháp tiếng Việt mà trọng tâm là lí thuyết về câu, câu hỏi tiếng Việt; lí thuyết về hành vi ngôn ngữ (hành động ngôn ngữ, hành động nói), lí thuyết hội thoại,

Trang 12

- Khảo sát, phân loại và miêu tả các tiểu loại câu hỏi trong văn xuôi Nguyên Hồng

- Sau khi phân loại và miêu tả từng tiểu loại câu hỏi, luận văn dùng lời

và bảng tổng kết để biểu diễn các kết quả nghiên cứu cũng như kết luận lại một cách khái quát những vấn đề đã nghiên cứu được

4 Phương pháp nghiên cứu

Một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây sẽ được luận văn dùng

để nghiên cứu đề tài, đó là: phương pháp thống kê và phân loại, phương pháp so sánh đối chiếu, thủ pháp miêu tả và phương pháp phân tích, tổng hợp

- Luận văn dùng phương pháp thống kê, phân loại vào việc khảo sát và phân loại kiểu câu hỏi trong 7 tác phẩm văn xuôi của nhà văn Nguyên Hồng

đã được chọn làm ngữ liệu

- Phương pháp so sánh đối chiếu được dùng vào việc so sánh, đối chiếu các loại câu hỏi trong văn xuôi Nguyên Hồng về số lượt sử dụng

- Thủ pháp miêu tả được dùng để miêu tả đối tượng nghiên cứu, cụ thể

là miêu tả các kiểu câu hỏi trong tác phẩm của Nguyên Hồng

- Sau khi phân loại đối tượng nghiên cứu thành từng loại, luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để phân tích và kết luận các kết quả nghiên cứu

5 Cấu trúc của luận văn

Luận văn ngoài ba chương chính còn có các phần: Mở đầu, Kết luận và

Tư liệu tham khảo, nguồn thống kê câu hỏi Ba chương của luận văn là:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận

Chương 2: Câu hỏi trong văn xuôi của Nguyên Hồng xét về mặt hình thức Chương 3: Câu hỏi trong văn xuôi của Nguyên Hồng xét về mặt dụng học

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN Chương này trình bày một số lí thuyết ngôn ngữ được dùng làm căn cứ lí luận cho đề tài, cụ thể đó là lí thuyết về câu tiếng Việt và lí thuyết về ngữ dụng học

1.1 Khái quát tình hình nghiên cứu câu hỏi tiếng Việt

Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về câu và câu hỏi tiếng Việt Các tác giả tiêu biểu đã công bố những công trình dày dặn về vấn đề này và đến nay chúng vẫn là những tài liệu tham khảo hữu ích cho ngành ngôn ngữ học

Trước hết phải kể đến một loạt những công trình của các tác giả có tên tuổi, như: Diệp Quang Ban, Đỗ Hữu Châu, Lê Đông, Cao Xuân Hạo, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thị Thìn, Nguyễn Thị Lương, Hoàng Trọng Phiến, v.v Tuy đứng từ những góc nhìn khác nhau để nghiên cứu câu hỏi tiếng Việt nhưng mỗi công trình đều đã đưa ra được những quan điểm riêng của mình và đem lại những đóng góp nhất định Dưới đây chúng tôi xin điểm qua một số công trình tiêu biểu (liệt kê theo thứ tự năm xuất bản):

(1) Cao Xuân Hạo (2007), Ngữ pháp chức năng - Câu trong tiếng Việt, Quyển 1, Nxb Giáo dục, HN

Tác giả Cao Xuân Hạo đã dùng thuật ngữ câu nghi vấn thay cho cách gọi câu hỏi mà các nhà ngôn ngữ học trước đây thường dùng

Khác với nhiều nhà Việt ngữ học, ngay từ đầu, Cao Xuân Hạo đã đứng

từ góc nhìn của lí thuyết hành vi ngôn ngữ để đưa ra định nghĩa về câu nghi vấn Tác giả quan niệm: Câu nghi vấn là kiểu câu có đích ở lời là yêu cầu người nghe phải đưa ra một câu trả lời để thông báo về một sự tình hay một phần sự tình mà người nói cần biết [16; trang 124]

Hai nhóm lớn đầu tiên của câu hỏi tiếng Việt đã được Cao Xuân Hạo xác lập và đặt tên một cách cụ thể, đó là: (1) Câu nghi vấn chính danh (còn được gọi là câu nghi vấn trực tiếp) và (2) Câu nghi vấn không chính danh

Trang 14

(còn gọi là câu nghi vấn gián tiếp) Câu nghi vấn nhóm 1 chỉ có một đích ở lời hỏi, còn câu nghi vấn nhóm 2 rất đa dạng về đích ở lời Chúng có thể là hỏi để khẳng định, hỏi để bộc lộ thái độ yêu, ghét, dọa nạt, nghi ngờ, khen, hỏi để nhờ, yêu cầu, đề nghị, chất vấn, v.v…

(2) Đinh Trọng Lạc với công trình nghiên cứu có tên gọi "99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt", được Nxb Giáo dục, HN phát hành năm

1989 Nội dung của cuốn sách cũng đã nói khá kĩ về kiểu câu hỏi

Vốn là một chuyên gia đầu ngành về tu từ học, Đinh Trọng Lạc đã nghiêng về lí thuyết tu từ học để có cái nhìn về câu hỏi Nói cách khác, dưới ánh sáng của tu từ học, tác giả Đinh Trọng Lạc trình bày quan niệm của mình

về câu hỏi như sau:

Thứ nhất, tác giả Đinh Trọng Lạc khẳng định ngay rằng, câu hỏi là kiểu câu tuy có hình thức là câu hỏi song về thực chất chúng lại là câu khẳng định hoặc phủ định Mặc dù không nói tường minh nhưng rõ ràng quan niệm này hàm ý cho người đọc thấy được đích ở lời của câu hỏi không phù hợp với điều kiện sử dụng của câu Quan điểm của Đinh Trọng Lạc đã được nhiều nhà nghiên cứu câu hỏi tiếng Việt thừa nhận Các nhà Ngữ dụng học đã xếp những loại câu (trong đó có câu hỏi) giữa đích ở lời và hình thức thể hiện không phù hợp nhau này vào kiểu câu nói gián tiếp

Thứ hai, tác giả Đinh Trọng Lạc một lần nữa nhấn mạnh: " câu hỏi tu

từ chẳng những có tác dụng tăng cường tính diễn cảm của phát ngôn mà còn làm cho hình tượng văn học đẹp lên gấp bội” [27, tr 215] Dễ dàng nhận thấy câu hỏi mà tác giả Đinh Trọng lạc bàn là kiểu câu hỏi tu từ

Tóm lại, Đinh Trọng Lạc tuy đã đưa kiểu câu hỏi vào đối tượng nghiên cứu nhưng ông mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu câu hỏi trong hành chức và giới hạn phạm vi rất hẹp là kiểu câu hỏi tu từ

(3) Nguyễn Kim Thản là một trong những nhà Việt Ngữ học quan tâm đến câu rất sớm Cuốn Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt của ông được công bố năm

2008 do Nxb Khoa học xã hội phát hành đã cho người đọc thấy được tư tưởng

Trang 15

cơ bản của nhà ngôn ngữ học này về kiểu câu hỏi đang bàn

Cũng như tác giả Đinh Trọng Lạc, tác giả Nguyễn Kim Thản khẳng định rằng câu hỏi không phải lúc nào cũng được dùng với chức năng để hỏi Nhiều trường hợp chúng còn được dùng với nhiểu mục đích khác nhau Tác giả đã liệt kê ra ba kiểu câu hỏi dạng này, đó là: (1) Dùng câu hỏi - khẳng định để phủ định, (2) Dùng câu hỏi - phủ định để khẳng định, (3) Dùng câu hỏi để bày tỏ cảm xúc Mỗi kiểu câu vừa nói lại được tác giả khái quát bằng những mô hình đặc trưng kèm theo ví dụ để làm minh chứng (X 48, từ trang

46 đến 74) Dưới đây là một số ví dụ tương tự với ví dụ mà Nguyễn Kim Thản đã đưa ra:

Ví dụ: - Tớ đâu có làm việc đó? (Tớ không làm việc đó)

- Tôi thích gì đi bơi (Tôi không thích đi bơi)

- Sao tôi làm được việc đó? (Tôi không làm được việc đó)

Mô hình cấu trúc của kiểu câu hỏi gián tiếp hỏi - khẳng định để phủ định này là: Đâu đó, CN+ Thích gì + VN + đó? Sao + P(mệnh đề) + đó?

Riêng với kiểu câu hỏi - phủ định để khẳng định, tác giả cho rằng kiểu câu này có mô hình cấu trúc cơ bản là: Không bào giờ P Đặc biệt nó thường được dùng để bác bỏ lời khẳng định hay qui kết của người tham gia đối thoại Chẳng hạn như ví dụ dưới đây:

Ví dụ: A - Tớ không bao giờ hút thuốc

B - Không bao giờ cậu hút thuốc? (Hôm qua tớ thấy cậu hút đấy thôi Tức cậu có hút thuốc)

Ngoài những kiểu câu hỏi gián tiếp nói trên, còn kiểu câu hỏi dùng để bày tỏ cảm xúc của người nói cũng được tác giả này bàn đến và chỉ rõ những

mô hình cấu trúc đặc trưng, như: sao mà thế, sao mà vậy, hoặc sau câu kể

có thêm một trong những từ: sao, biết bao, biết mấy, làm sao

Ví dụ: - Sao mà tôi đau bụng thế không biết? / Tôi sao mà đau bụng vậy?

- Hai đứa nó bỏ nhau thật sao?

- Giá bạn đừng nghe nó thì có hay biết mấy / biết bao (không)?

Trang 16

(4) Diệp Quang Ban năm 2009 cũng đã cho ra đời cuốn Ngữ pháp tiếng Việt Cuốn sách này do Nxb Giáo dục, Hà Nội chịu trách nhiệm xuất bản

Cũng như tác giả Đinh Trọng Lạc, câu hỏi được tác giả Diệp Quang Ban gọi là câu nghi vấn và đã đưa ra quan niệm về kiểu câu này Tác giả khẳng định:

Trước tiên, cần phải thấy chức năng vốn có của câu nghi vấn là dùng để hỏi Có nghĩa là người nói (Sp1) muốn người đối thoại với mình (Sp2) phải cung cấp cho Sp1 những nội dung thông tin mà Sp1 chưa biết

Thứ hai, Diệp Quang Ban chỉ rõ, ngoài những đặc trưng chung như các kiểu câu khác, câu hỏi còn có những đặc trưng riêng về hình thức, thể hiện bằng những dấu hiệu đặc thù, như:

"- Dấu chấm hỏi ở cuối câu

- Các đại từ dùng để hỏi

- Quan hệ từ hay (chỉ sự lựa chọn);

- Các phó từ dùng vào chức năng hỏi;

- Các ngữ thái từ (một số trong tình thái từ);

- Ngữ điệu hỏi…” [1, tr.118]

Cách hiểu về câu hỏi của Diệp Quang Ban có phần đồng nhất với quan điểm của các nhà Việt ngữ học vừa giới thiệu ở trên Song, so với các tác giả khác, Diệp Quang Ban đã bàn kĩ hơn về mặt hình thức của câu hỏi Đặc biệt, đôi chỗ tác giả có nói đến những trường hợp câu hỏi không được dùng với đích để hỏi nhưng vẫn còn sơ lược

Có thể thấy Diệp Quang Ban cũng như vài tác giả khác đã sớm nhìn thấy khả năng biểu đạt nhiều hành vi ngôn ngữ của loại câu hỏi và chia chúng thành hai nhóm: Câu hỏi dùng với đích ở lời hỏi và câu hỏi không dùng với đích để hỏi

(5) Tác giả Đỗ Hữu Châu (2001) với công trình Đại cương ngôn ngữ học, Tập 2, Ngữ dụng học, ( Nxb Giáo dục chịu trách nhiệm xuất bản) cũng

đã bàn khá kĩ về kiểu câu hỏi trong tiếng Việt

Trang 17

Tác giả Đỗ hữu Châu không chính thức định nghĩa câu hỏi là gì mà ông chỉ nêu những đích ở lời thường thấy của câu hỏi một cách sơ lược khi nghiên cứu hành vi ngôn ngữ Tác giả dẫn ra một số kiểu câu hỏi gián tiếp, tức kiểu câu hỏi không dùng để hỏi, như:

1 Câu hỏi có đích lời gián tiếp cầu khiến Ví dụ:

- Mày có dọn dẹp sách vở cho gọn lại không? / Dọn dẹp ngay sách vở cho gọn

- Anh có hút thuốc lá không? / Cho tôi một điếu

2 Câu hỏi có đích ở lời gián tiếp khẳng định Ví dụ:

- Mày không làm vỡ cái cốc thì ai làm? / Chính mày làm vỡ cái cốc” [3, tr 148] Tóm lại, cũng như tác giả Diệp Quang Ban, tác giả Đỗ Hữu Châu đã chỉ rõ rằng, câu hỏi không chỉ được dùng với mục đích để hỏi (tức câu hỏi chính danh) mà còn được dùng với hiệu lực ở lời gián tiếp (câu hỏi không chính danh)

(6) Nguyễn Thị Lương với công trình Câu tiếng Việt xuất bản năm

2006 do Nxb Đại học Sư phạm chịu trách nhiệm phát hành

Khác với các tác giả nói trên, khi tìm hiểu về câu hỏi, ngay từ đầu công trình tác giả Nguyễn Thị Lương đã đặt nhiệm vụ nghiên cứu kiểu câu này với

tư cách là hành động ngôn ngữ gián tiếp là chủ yếu

Trong công trình nghiên cứu vừa dẫn, tác giả đã chỉ ra rằng: Cấu trúc đặc thù và ngữ cảnh là hai căn cứ để phân loại câu hỏi thành các tiểu loại Cả hai tiêu chí này không nên xem nặng căn cứ nào Mỗi căn cứ cho ta nhận diện một số kiểu câu hỏi với đích ở lời khác nhau Và đôi khi phải phối hợp cả hai tiêu chí này Chẳng hạn, bàn về việc xác định hành động nói gián tiếp nhận diện qua ngữ cảnh và dấu hiệu đặc thù, Nguyễn Thị Lương đã đưa ra 8 kiểu câu hỏi được dùng theo lối gián tiếp, xin liệt kê 8 kiểu câu hỏi gián tiếp này:

(1) Câu hỏi được dùng với đích ở lời ra lệnh

(2) Câu hỏi được dùng với đích ở lời đề nghị

Trang 18

(3) Câu hỏi được dùng với đích ở lời khuyên

(4) Câu hỏi được dùng với đích ở lời mời

(5) Câu hỏi được dùng với đích ở lời nhắc nhở

(6) Câu hỏi được dùng với đích ở lời từ chối

(7) Câu hỏi được dùng với đích ở lời chê trách

(8) Câu hỏi được dùng với đích khẳng định

Có thể nói, những kiểu câu hỏi gián tiếp mà tác giả Nguyễn Thị Lương đưa ra đủ cho người đọc thấy sự đa dạng, phong phú của kiểu câu hỏi dưới góc nhìn của ngữ dụng học

Theo tiêu chí nhận diện câu hỏi gián tiếp qua cấu trúc đặc thù, tác giả Nguyễn Thị Lương đã đưa ra bốn kiểu câu hỏi gián tiếp tiêu biểu cùng những

mô hình cấu trúc đặc thù, đó là: (1) Cấu trúc hỏi - dọa / hỏi - cảnh cáo, (2) Cấu trúc hỏi - phủ định / phản bác, (3) Cấu trúc hỏi - ra lệnh / dọa / ép, và (4) Cấu trúc hỏi - thách thức, bất cần

Tất cả những kiểu câu hỏi với những cấu trúc và ví dụ cụ thể được tác giả Nguyễn Thị Lương trình bày khá rõ ràng (X 29, tr.57 - 86) Chẳng hạn:

+ Câu hỏi có đích ở lời gián tiếp dọa hoặc cảnh cáo thường có mô hình cấu trúc là: (có) muốn à / hả / phỏng / không?

Ví dụ: Mày muốn chết à/hả/phỏng/không?

Bạn muốn kỉ luật à/hả/phỏng/không? (mà mang tài liệu vào phòng thi)

+ Câu hỏi có đích gián tiếp là phủ định / phản bác có mô hình cấu trúc điển hình như sau: Chẳng lẽ / lẽ nào A (mà) lại B sao / ư / à? Hoặc Dễ thường C - V đấy chắc? A gì mà A / A đâu mà A? Thế mà A à?

Trang 19

Cái xe máy này thế mà đẹp à? (Cái xe máy này không đẹp)

+ Mô hình khái quát: "Có A không thì bảo?" là cấu trúc đặc trưng của kiểu câu hỏi - ra lệnh / dọa / ép

Ví dụ: (Mày) có đi rửa bát không thì bảo?

+ Cấu trúc hỏi - thách thức, bất cần lại có mô hình cấu trúc đặc thù là: không A thì đã sao?

Ví dụ: Không học lái xe thì đã sao?”

Có thể nói, về kiểu câu hỏi được dùng theo lối gián tiếp, tác giả Nguyễn Thị Lương đã miêu tả tương đối tỉ mỉ và cho người đọc nắm được một số kiểu cấu trúc đặc thù của kiểu câu này

Tóm lại, qua việc giới thiệu khái quát các các công trình nghiên cứu tiêu biểu dẫn trên, có thể thấy rằng câu hỏi trong tiếng Việt đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà Việt ngữ học Song, tùy góc nhìn của từng nhà nghiên cứu mà trọng tâm nghiên cứu kiểu câu này có phần không đồng nhất

Tác giả Đinh Trọng Lạc thì nghiêng về lí thuyết tu từ để tìm hiểu về câu hỏi, Diệp Quang Ban, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Thị Lương thì dựa vào

cả quan điểm truyền thống lẫn hiện đại để phân tích, đánh giá kiểu câu này và

đã đưa ra những nhận xét khá mới mẻ Riêng tác giả Đỗ Hữu Châu thì phân tích, đánh giá, phân loại câu hỏi dựa vào lí thuyết ngữ dụng học Ông chỉ quan tâm đến đích ở lời của kiểu câu hỏi là chính chứ hầu như không quan tâm đến cấu tạo ngữ pháp của đối tượng đang bàn

Luận văn sẽ vận dụng những thành tựu của các nhà đi trước một cách

có chọn lọc để nghiên cứu các kiểu câu hỏi được sử dụng trong văn xuôi của Nguyên Hồng Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ cho người đọc có cái nhìn toàn diện, bao quát về câu hỏi dưới ánh sáng của ngữ pháp học truyền thống và lí thuyết Ngữ dụng học

1.2 Cơ sở lí luận

Ba căn cứ lí luận cơ bản mà luận văn sử dụng để xử lí đề tài, đó là: lí thuyết câu tiếng Việt, lí thuyết hành vi ngôn ngữ và Lí thuyết hội thoại Theo

Trang 20

đó, mục 1.2 sẽ trình bày khái quát những vấn đề lí thuyết vừa nêu

1.2.1 Khái quát về câu tiếng Việt

1.2.1.1 Khái niệm câu và câu tiếng Việt

a) Về định nghĩa câu nói chung: Luận văn chỉ nghiên cứu câu hỏi trong tiếng Việt nên không bàn đến định nghĩa về câu nói chung Mặc dù đến nay đã có khá nhiều tác giả trong và ngoài nước đưa ra định nghĩa về câu nhưng thực sự chưa có định nghĩa nào bao quát, toàn diện câu của các ngôn ngữ Điều này cũng dễ giải thích bởi đặc điểm hình thức của câu trong các ngôn ngữ khác nhau thì khác nhau Không thể đưa ra một kết luận chung cho những đối tượng không cùng bản chất

b)Về định nghĩa câu tiếng Việt: Có thể nói đã có nhiều định nghĩa về câu tiếng Việt của các nhà Việt ngữ học tiêu biểu, như (liệt kê tên tác giả theo năm xuất bản công trình): Các tác giả cuốn Ngữ pháp tiếng Việt của Ủy ban Khoa học Xã hội (1983), Hữu Quỳnh (1990), Nguyễn Thị Thìn (1996), Diệp Quang Ban (2004), Cao Xuân Hạo (2007), Hoàng Trọng Phiến (2008), Nguyễn Thị Lương (2006),

Định nghĩa của các tác giả vừa dẫn tuy có chỗ không đồng nhất nhưng đều chung nhau ở một vài điểm: (1) Câu là một đơn vị của ngôn ngữ, (2) Câu

có cấu tạo hình thức, (3) Câu thông báo một nội dung trọn vẹn, và (4) Câu có khả năng tồn tại độc lập, dùng để giao tiếp

1.2.1.2 Phân loại câu tiếng Việt

Căn cứ vào nhiều tiêu chí để có thể chia câu thành các loại Chẳng hạn:

- Dựa vào tiêu chí cấu tạo ngữ pháp;

- Căn cứ vào đích ở lời;

- V.v

Tùy mục đích nghiên cứu mà các nhà ngôn ngữ học có thể chia câu nói chung, câu hỏi nói riêng thành các tiểu loại

a) Phân loại câu dựa vào tiêu chí cấu tạo ngữ pháp

Câu đơn, câu phức và câu ghép là ba kiểu câu mà các nhà ngữ pháp

Trang 21

học có tên tuổi như Diệp Quang Ban, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Kim Thản đã đưa ra khi các ông dựa theo quan điểm truyền thống để chia câu tiếng Việt Tên gọi của các kiểu câu được phân loại theo cấu tạo ngữ pháp tương đối thống nhất giữa các nhà nghiên cứu, duy kiểu câu phức có tác giả gọi là câu trung gian

Thống nhất với cách gọi tên và quan điểm phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp của các tác giả nêu trên, luận văn cũng sẽ chia câu hỏi trong tác phẩm của Nguyên Hồng thành 3 loại, là: câu đơn, câu phức và câu ghép

- Câu đơn: Về cơ bản, các nhà ngữ pháp học đều khẳng định rằng câu đơn có hai kiểu: 1) Câu đơn bình thường và 2) Câu đơn đặc biệt Câu đơn (bình thường) được xác định là câu có một cụm chủ - vị (C-V) Đương nhiên, cụm chủ - vị này sẽ là nòng cốt câu Câu đơn đặc biệt là câu đơn chỉ gồm một trung tâm cú pháp chính Ta không thể xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu Nói cách khác, đây là kiểu câu đơn không phân biệt chủ ngữ - vị ngữ Dưới đây là một ví dụ về hai kiểu câu đơn:

Ví dụ 1:

a Chúng tôi / đang học thạc sĩ

CN VN

b Trên tường có chiếc đồng hồ

Câu trong ví dụ (1a) là câu đơn bình thường có cấu tạo là một cụm chủ

- vị Chủ ngữ là "Chúng tôi", phần còn lại là vị ngữ (học là động từ vị ngữ chính, thạc sĩ là thành phần bổ ngữ chỉ đối tượng)

Câu trong ví dụ (1b) là câu đơn đặc biệt chỉ sự tồn tại (tồn tại một chiếc đồng hồ đã được ai đó treo trên tường) Câu này không thể phân định được chủ - vị của câu

- Câu phức: Câu phức có người gọi là câu trung gian hay câu phức thành phần Theo quan điểm của rất nhiều nhà ngữ pháp học Việt ngữ, những câu có từ 2 cụm chủ - vị trở lên song chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt câu được gọi là câu phức (hay câu phức thành phần) Các cụm chủ vị còn lại

Trang 22

sẽ đóng vai trò làm thành phần của câu Về nguyên tắc, thành phần nào của câu cũng có thể có cấu tạo là một cụm chủ - vị và tên gọi của câu phức sẽ phụ thuộc vào thành phần câu có cấu tạo C-V đó Dưới đây là một số ví dụ về kiểu câu phức trong tiếng Việt:

Chủ ngữ nòng cốt của ví dụ (2a) là "Ông em" Vị ngữ nòng cốt là "tóc

đã bạc" Vị ngữ của câu này lại là một cụm C-V

Chủ ngữ nòng cốt của ví dụ (2b) là "chị Dậu" Vị ngữ nòng cốt là

"bước lên thềm nhà" Ngoài chủ ngữ và vị ngữ nòng cốt, câu này còn có trạng ngữ "Tay xách cái nón" và trạng ngữ ở đây cũng có cấu tạo là một cụm C-V Theo đó, câu trong ví dụ (2b) được xếp vào kiểu câu phức trạng ngữ

Có thể dẫn thêm một số ví dụ về các kiểu câu phức khác nữa, chẳng hạn: + Câu phức bổ ngữ:

Ví dụ 3: Tôi / đố các bạn tên của thầy giáo dạy văn là gì?

C V BN1 BN2 Phần in nghiêng trong ví dụ vừa dẫn là thành phần bổ ngữ của câu (bổ ngữ 2 của động từ "đố") Bổ ngữ này có cấu tạo là một cụm chủ - vị

+ Câu phức định ngữ:

Ví dụ 4: Căn lớp mà chúng tôi đang học / rất sạch sẽ

TT ĐN

Phần in nghiêng là thành phần định ngữ, bổ sung ý nghĩa hạn định cho

"Căn lớp" và định ngữ này cũng có cấu tạo là một cụm chủ - vị

- Câu ghép: Nói chung các nhà Việt ngữ học đều quan niệm câu ghép

là kiểu câu do nhiều vế câu ghép lại Mỗi vế câu giống như một câu đơn và có

Trang 23

quan hệ ý nghĩa theo những kiểu nhất định Ba kiểu quan hệ ý nghĩa giữa các

vế của câu ghép thường gặp là: quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ và quan

hệ qua lại, Tên gọi của các tiểu loại câu ghép phụ thuộc vào kiểu quan hệ giữa các vế câu như vừa nói

Ví dụ (3):

a Vì chiếc xe này cũ và màu không đẹp nên bạn đừng mua (Câu ghép chính phụ)

b Tôi học Văn còn Minh học Toán (Câu ghép đẳng lập)

c Gió thổi, mây bay, trời quang đãng (Câu ghép chuỗi)

d Nhãn vừa ra cùi mà trẻ con đã vặt sạch (Câu ghép qua lại)

Xin nói thêm, loại câu ghép chuỗi chúng tôi xếp vào kiểu câu có quan

hệ đẳng lập

b) Phân loại câu theo mục đích nói

Theo cách phân loại truyền thống khi xem câu trong hành chức, câu được chia thành 4 loại: (1) Câu tường thuật, (2) Câu hỏi, (3) Câu cầu khiến,

và (4) Câu cảm thán Câu tường thuật còn có tên gọi khác là câu kể Câu hỏi còn được gọi là câu nghi vấn Câu cầu khiến còn có tên là câu mệnh lệnh và câu cảm thán còn được gọi tắt là câu cảm

Việc phân loại câu thành các tiểu loại vừa trình bày phần nào cho thấy các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã nhìn câu từ góc độ hành chức

Tiếp thu có lựa chọn việc phân loại câu vừa trình bày, đặc biệt dựa vào cách phân loại câu theo đích ở lời của J.R.Searle (sẽ nói kĩ ở mục 1.2.2.1), luận văn này phân loại câu hỏi trong tác phẩm của Nguyên Hồng thành 5 lớp như cách phân loại của J.R Searle: Trình bày, điều khiển, cam kết, biểu cảm

và tuyên bố

1.2.1.3 Khái quát về câu hỏi

a) Khái niệm câu hỏi

Câu hỏi còn gọi là câu nghi vấn Đây là kiểu câu mà người nói (Sp1) nêu điều chưa biết hay còn hoài nghi và mong muốn người nghe (Sp2) đưa ra

Trang 24

câu trả lời hay giải thích rõ Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, không phải câu hỏi lúc nào cũng được dùng để yêu cầu một sự trả lời (câu hỏi chính danh) mà nó còn được dùng để đề nghị, để chất vấn, khẳng định, phủ định hay biểu cảm

Tác giả Diệp Quang Ban đã dựa vào hình thức và chức năng của câu hỏi để đưa ra một số kết luận có tính chất khái quát về bản chất của kiểu câu này, đó là:

- Chức năng vốn có của câu hỏi là để hỏi, yêu cầu người đối thoại trả lời về những điều mà người nói cần biết

- Tuy "chức năng vốn có của câu hỏi là để hỏi" nhưng có khi nó được dùng để thực hiện những hành vi ngôn ngữ khác, như chào, yêu cầu, đề nghị, mời, khen,

- Câu hỏi có những dấu hiệu hình thức riêng để nhận diện, như dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu, nhóm đại từ nghi vấn, nhóm tiểu từ tình thái hay kết

từ chỉ quan hệ lựa chọn, v.v

Luận văn này thống nhất với tác giả Diệp Quang Ban về cách hiểu kiểu câu hỏi đang bàn

b) Phân loại câu hỏi

Có thể phân loại câu hỏi theo nhiều tiêu chí, như: cấu tạo hình thức, đặc điểm ngữ nghĩa hay đích ở lời, v.v Luận văn này giới hạn phạm vi phân loại câu hỏi dựa vào ba tiêu chí sau: thứ nhất, dựa vào đặc điểm hình thức của câu hỏi, thứ hai, dựa vào đích ngôn trung, và thứ ba, dựa vào chủ ngôn và chức năng trong cặp thoại Theo ba tiêu chí này, ở chương 2 và chương 3 luận văn sẽ tiến hành phân loại và miêu tả các kiểu câu hỏi trong văn xuôi của Nguyên Hồng

(1) Phân loại câu hỏi dựa vào đặc điểm hình thức

Theo tiêu chí này, câu hỏi được phân loại tiếp tục dựa vào 2 tiêu chí nhỏ, là: căn cứ vào cấu tạo ngữ pháp và căn cứ vào những dấu hiệu đặc thù của kiểu câu hỏi

Trang 25

- Căn cứ đặc điểm cấu tạo ngữ pháp: Dựa theo tiêu chí này, như đã nói ở mục 1.2.1.2a ở trên, có thể chia câu hỏi thành ba loại, là: câu đơn, câu phức (có người gọi là câu trung gian) và câu ghép

- Căn cứ vào các dấu hiệu đặc thù đánh dấu kiểu câu hỏi: Những dấu hiệu đặc thù đánh dấu các kiểu câu nói chung, kiểu câu hỏi nói riêng được tác giả Đỗ Hữu Châu gọi là “Các phương tiện chỉ ra lực ngôn trung” Như đã nói, mỗi kiểu câu đều có những dấu hiệu riêng để nhận diện, nhưng ở đây chỉ xem xét các dấu hiệu đặc thù đánh dấu kiểu câu hỏi vì đó là đối tượng nghiên cứu của luận văn

+ Cấu trúc đặc trưng của các kiểu câu hỏi: Cấu trúc đặc trưng giúp ta

dễ dàng nhận ra các kiểu câu hỏi là: P không/ phải không?, Có không?, đã chưa? Có phải P không? P à/nhé/ư?, v.v

Ví dụ 4:

a Hà có quyển từ điển tiếng Việt không?

b Có phải ngày kia kiểm tra môn Lịch sử không?

c Bác đã ăn cơm chưa?

+ Từ ngữ chuyên dụng: Từ ngữ chuyên dụng đánh dấu kiểu câu hỏi khá đa dạng Chúng có thể là đại từ nghi vấn, là kết từ mang ý nghĩa lựa chọn hay một số tiểu từ tình thái

Trong câu hỏi có thể có những từ chuyên dụng là đại từ nghi vấn, kiểu như: mấy, bao nhiêu, ai , cái gì, đâu, v.v

Trang 26

nơi chốn (đâu)

Kết từ mang ý nghĩa lựa chọn "hay" mang ý nghĩa lựa chọn cũng là một trong những dấu hiệu đánh dấu kiểu câu hỏi bởi kết từ này cho phép người trả lời câu hỏi chứa nó chỉ được chọn một phương án trả lời

Ví dụ 6:

A Hỏi: Bạn học tiếng Anh hay tiếng Nhật?

B Trả lời: (Giới hạn một trong bốn khả năng để trả lời)

- Tôi học tiếng Anh

- Tôi học tiếng Nhật

- Tôi học cả tiếng Anh lẫn tiếng Nhật

- Tôi không học cả tiếng Anh lẫn tiếng Nhật

Các tiểu từ, như: à, ư, nhỉ, hả, chứ, nhé, v.v là những tiểu từ tình thái chuyên dụng cho kiểu câu hỏi Xin xem ví dụ (7)

Ví dụ 7:

a Hôm nay Minh lại nghỉ học à?

b Con chưa nấu cơm ư?

c Khuya rồi mà em định đi chơi hả?

d Bạn ăn bún nhé?

Các tiểu từ tình thái chuyên dụng để đánh dấu kiểu câu hỏi là: à, ư, nhỉ, nhé, hả, hử, v.v Tiểu từ tình thái góp phần giúp ta phân biệt câu hỏi với câu khẳng định Nếu không có tiểu từ tình thái (và dấu chấm hỏi), các câu dẫn trên thường được xem là câu khẳng định

+ Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu:

Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu là dấu hiệu quan trọng để phân biệt kiểu câu hỏi với các kiểu câu khác Có thể nói, dấu chấm hỏi giúp cho sự nhận diện kiểu câu không bị mơ hồ Dù đích ở lời của câu hỏi không phải lúc nào cũng giống nhau nhưng về hình thức của câu nếu có dấu chấm hỏi thì nhất định sẽ phải xếp nó vào kiểu câu có hình thức nghi vấn (tức câu hỏi)

+ Ngữ điệu:

Trang 27

Ngữ điệu của kiểu câu hỏi chính là sự nâng cao giọng ở phần cuối của câu khi nói Về hình thức, những câu hỏi chỉ dựa vào ngữ điệu thường là kiểu câu hỏi có kết từ còn đặt ở đầu câu

Ví dụ 8:

a Mai tôi sẽ đi học bằng xe đạp Còn bạn? (Còn bạn đi bằng phương tiện gì?)

b Hôm nay em phải đi dạy Còn anh? (Còn anh làm gì?)

Trong ngôn ngữ nói, ngữ điệu là dấu hiệu quan trọng để nhận diện câu hỏi Trong văn viết, nếu không có những dấu hiệu khác đi kèm ngữ điệu thì người viết chú thích thêm sau câu

Ví dụ 9: Hà: Tớ sẽ bỏ học Minh ạ

Minh: Cậu bỏ học (Minh cao giọng hỏi lại)

Nhờ phần chú thích thêm vào đặt trong dấu ngoặc đơn mà ta biết câu của Minh là câu hỏi chứ không phải là câu xác tín

(2) Phân loại câu hỏi theo đích ở lời

Dựa vào mục đích nói, tức đích ở lời, hầu hết các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đều chia câu hỏi thành hai loại lớn: thứ nhất là câu hỏi chính danh và thứ hai là câu hỏi không chính danh

- Câu hỏi chính danh: Câu hỏi có khi được dùng đúng với chức năng để hỏi Nó yêu cầu người nghe phải đưa ra câu trả lời và nội dung của câu trả lời

là điều mà người nói cần biết nêu trong câu hỏi Loại câu hỏi này còn có tên gọi khác là câu hỏi trực tiếp Ví dụ 10 dưới đây là kiểu câu hỏi chính danh

Ví dụ 10:

A: Cậu sắp đi Hà Nội phải không?

B: Đúng rồi, tớ sắp đi Hà Nội thăm một người bà con

Câu hỏi của A đòi hỏi B phải đưa ra một câu trả lời phù hợp với đích

mà A cần biết Đây là kiểu câu hỏi chính danh

- Câu hỏi không chính danh: Không như kiểu câu hỏi chính danh, đây

là kiểu câu hỏi có đích ở lời không tương thích với hình thức câu hỏi Tức là

Trang 28

câu hỏi (mang dấu hiệu đặc trưng của câu hỏi) nhưng không dùng để hỏi mà

để thực hiện những đích ở lời khác, như: hỏi để chào, hỏi để đề nghị, hỏi để dọa hay bộc lộ thái độ, v.v Có thể dẫn một số ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ 11:

a Bác đi chợ à? (Hỏi để chào)

b Cậu có thể không đi học muộn nữa được không? (Hỏi để đề nghị)

c Em dám nói như thế à ? (Hỏi để dọa)

d Viên Cẩm biến nét mặt, nhại Bính với giọng mỉa mai:

- Bẩm con không biết quê quán ở đâu cả? (Hỏi để mỉa mai) [61, tr.52] Như vậy, có thể chia câu hỏi thành những kiểu loại khác nhau, tùy theo mục đích của người nghiên cứu Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp, có thể thấy câu hỏi có cấu tạo khá đa dạng: là câu đơn, câu phức hoặc câu ghép Câu hỏi thường chứa những dấu hiệu đặc thù để nhận diện Dấu hiệu đặc thù này có thể là cấu trúc dùng riêng cho kiểu câu hỏi, dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu hay

từ tình thái hoặc đại từ nghi vấn chuyên dụng

Câu hỏi có khi được dùng để hỏi (câu hỏi chính danh) và có thể được dùng với những đích ở lời khác (câu hỏi gián tiếp), như để khẳng định, đe dọa, bộc lộ thái độ, chào, chất vấn, v.v

(3) Phân loại câu hỏi dựa vào chủ ngôn hay chức năng trong cặp thoại

- Chủ ngôn của câu hỏi có thể là người nói ra phát ngôn hỏi và cũng có thể không phải là người nói ra phát ngôn Trong tác phẩm văn học, chủ ngôn của câu hỏi có khi là tác giả, có khi là nhân vật (Mặc dù lời của nhân vật cũng chính là lời của tác giả nhưng chúng tôi phân biệt như vậy để tiện miêu

tả đối tượng này)

- Xét về chức năng mà câu hỏi đảm nhiệm trong cặp thoại, dễ dàng nhận thấy, câu hỏi có thể giữ vai trò là tham thoại dẫn nhập hay tham thoại hồi đáp Cũng có khi nó đồng thời đảm nhiệm hoặc không đảm nhiệm hai chức năng này (sẽ nói rõ thêm ở chương 2)

Trang 29

1.2.2 Khái quát về lí thuyết Ngữ dụng học

1.2.2.1 Lí thuyết hành vi ngôn ngữ

a) Khái niệm hành vi ngôn ngữ

Hành vi ngôn ngữ (Diệp Quang Ban gọi là hành động nói) là một loại hành động đặc biệt là dùng phương tiện ngôn ngữ để thực hiện hành động Ví

dụ, khi ta thực hiện hành động "khuyên", ta dùng các phương tiện ngôn ngữ như từ, mô hình ngữ pháp để tạo ra một phát ngôn (câu) "khuyên"

Về định nghĩa hành vi ngôn ngữ, xin xem cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học (1998) (Nguyễn Như Ý chủ biên), Nxb Giáo dục, trang 245 [dẫn theo 2, tr 87]

Tóm lại, hành vi ngôn ngữ là hành động đặc thù mà phương tiện thực hiện hành động là ngôn ngữ Trong ngữ cảnh nhất định, người nói (viết) đã dùng các phương tiện ngôn ngữ như từ, qui tắc kết hợp từ để tạo ra một phát ngôn U với những đích ở lời nào đó (U là kí hiệu mà Đỗ Hữu Châu dùng để chỉ phát ngôn)

Hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời là ba hành vi ngôn ngữ mà các nhà Việt ngữ học đã phân loại khi bàn về các kiểu hành vi ngôn ngữ Về khái niệm ba loại hành vi này, xin xem [2, tr.88]

Có thể thấy ngay rằng, hành vi ngôn ngữ là một lĩnh vực tương đối phức tạp và đa dạng Có loại hành vi ngôn ngữ không thể khái quát thành những công thức chung bởi hiệu quả ở lời của chúng rất phân tán, khó nắm bắt như hành vi mượn lời Ví dụ, cùng nghe một phát ngôn như "Đài báo ngày mai trời sẽ rét" song hiệu quả mượn lời đối với mỗi người một khác: với bạn

A bị bệnh phổi mãn tính thì nghe câu này xong sẽ cảm thấy lo lắng vì rét về

sẽ hay bị viêm phổi, nhưng với bạn B khi nghe câu này lại thấy vui mừng vì rét về thì vườn rau cải của bạn B sẽ mọc nhanh và bớt bị sâu (trời rét sẽ phù hợp với sự sinh trưởng của loài rau cải) Từ việc phân tích ví dụ vừa dẫn có thể thấy, cùng nghe một câu (phát ngôn) mà với người này thì lo lắng còn người kia lại vui mừng Đó là hành vi mượn lời Bởi sự khác biệt khá lớn của

Trang 30

ba kiểu hành vi ngôn ngữ vừa nói mà luận văn này chỉ xem xét câu hỏi trong tác phẩm của Nguyên Hồng về phương diện hành vi ở lời

b) Phân loại hành vi ở lời

J L Austin, J.R Searle, A Wierzbicka, Đỗ Hữu Châu, v.v… là những người đã từng đưa ra bộ tiêu chí để phân loại các hành vi ở lời Cần phải nói ngay rằng, các nhà ngôn ngữ học dẫn trên có kế thừa và phát huy các cách phân loại hành vi ở lời của nhau với hi vọng đem lại hiệu quả tốt nhất Tuy nhiên, đọc các cách phân loại của các nhà ngôn ngữ học thì thấy rằng, không thể xác định được cách phân loại nào là toàn diện và thật bao quát, bởi ngôn ngữ là một mạng lưới các sự giao thoa, nhất là phương diện đích ở lời giữa các phát ngôn

Trong lúc chờ đợi một bộ tiêu chí phân loại hành vi ở lời một cách ổn thỏa nhất, luận văn này tạm theo cách phân loại của J.R Searle Tác giả này đã đưa ra 12 tiêu chí phân loại hành vi ở lời (tác giả gọi là hành động ở lời) và xếp chúng vào 5 lớp: (1) Lớp hành vi trình bày, (2) Lớp hành vi điều khiển, (3) Lớp hàng vi cam kết, (4) Lớp hành vi biểu cảm, và (5) Lớp hành vi tuyên bố Có thể hiểu tinh thần cơ bản của các hành vi ngôn ngữ thuộc 5 lớp này như sau:

- Thứ nhất, lớp hành vi trình bày (còn gọi là lớp hành vi biểu hiện, xác tín): Tất cả những hành vi ở lời, như: miêu tả, khẳng định, phủ định, minh họa, phân tích, phân loại, v.v đều được J.R Searle xếp vào lớp hành vi trình bày

Lớp hành vi lớp trình bày có đích chung là miêu tả một sự tình nào đó đang được nói đến Bởi vậy mà các mệnh đề của các hành vi trình bày đều có thể đánh giá được theo tiêu chuẩn đúng - sai logic

- Thứ hai, lớp hành vi điều khiển: Tất cả các hành vi ở lời, như: ra lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép, nhờ, v.v đều được tác giả J.R Searle xếp vào lớp hành vi điều khiển Đích ở lời chung của các hành vi thuộc lớp điều khiển là người nghe phải có trách nhiệm thực hiện một hành động nào đó trong tương lai do người nói đặt ra Chẳng hạn, khi A (Sp1) nói ra phát ngôn Tôi nhờ anh đóng giúp tôi cái cửa thì khi nói xong phát ngôn này, A đã đặt người nghe B

Trang 31

(Sp2) vào trách nhiệm thực hiện một hành động trong tương lai là sẽ ra "đóng cửa" theo yêu cầu của A

- Thứ ba, lớp hành vi cam kết: Những hành vi ngôn ngữ, như: hứa hẹn, tặng, biếu, cho, được Searle xếp vào nhóm này Nếu như các hành vi ngôn ngữ lớp điều khiển có đích ở lời chung là người nghe (Sp2) phải có trách nhiệm thực hiện hành động nào đó trong tương lai thì đích ở lời của các hành

vi ngôn ngữ thuộc lớp cam kết là người nói (Sp1) phải thực hiện hành động nào đó trong tương lai do chính người nói đặt ra Ví dụ, khi A nói với B một câu, như: Tôi sẽ biếu anh cái cặp sách là A đã tự đặt cho mình một trách nhiệm là phải đưa cho B một chiếc cặp sách (một hành động xảy ra sau câu

"hứa") Nếu A không thực hiện việc này thì A sẽ bị cho là "hứa xuông"

- Thứ tư, lớp hành vi biểu cảm: Những hành vi ở lời như: chúc mừng, cảm ơn, mong muốn, ruồng rẫy, khen, chê, vui mừng, buồn chán, v.v đã được J.R.Searle xếp vào lớp hành vi biểu cảm

Hành vi ngôn ngữ lớp biểu cảm có đích ở lời là Sp1 bày tỏ trạng thái tâm lí Trạng thái tâm lí này có thể là của Sp1 dành cho Sp2, hoặc Sp1 dành cho sự vật, đối tượng nào đó Ví dụ, khi A nói với B: Tôi chúc mừng bạn đã thi đỗ là A đã dành tình cảm cho B (người) bằng hành vi chúc mừng Khi A nói Cái áo này đẹp thế là A đã tỏ thái độ khen chiếc áo (sự vật)

- Thứ năm, lớp hành vi tuyên bố: Những hành vi ở lời như: tuyên án, buộc tội, tuyên bố, bổ nhiệm, v.v đều thuộc lớp hành vi tuyên bố Làm cho

có tác dụng nội dung của hành động chính là đích ở lời chung của các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp tuyên bố Chẳng hạn, kết thúc phiên xử án, chủ tọa của tòa án (Sp1) nói với B (Sp2, bị cáo): Tòa tuyến án bị cáo sẽ bị án tù giam 5 năm Khi tòa tuyên án xong (nói xong lời tuyên án) là hành vi tuyên án đã có hiệu lực

Dựa vào lí thuyết phân loại hành vi ở lời của J R Searle, luận văn sẽ thực hiện phân loại câu hỏi trong tác phẩm của Nguyên Hồng theo các lớp như vừa trình bày ở trên

Trang 32

c) Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi

- Khái niệm phát ngôn ngữ vi

Để hiểu về phát ngôn ngữ vi, hãy phân tích 2 ví dụ sau đây:

Ví dụ thứ nhất: Sp1 nói với Sp2 phát ngôn Tôi khuyên bạn không nên nghỉ học Khi Sp1 nói xong phát phát ngôn này tức là Sp1 đã thực hiện xong cái việc khuyên được nói trong phát ngôn Từ đây người nói phải chịu trách nhiệm về lời khuyên của mình và cũng từ đây, bắt đầu Sp1 chờ đợi việc thực hiện lời khuyên từ Sp2, mặc dù Sp2 có quyền thực hiện hoặc không thực hiện lời khuyên của Sp1 Về phía Sp2, sau khi nghe phát ngôn khuyên của Sp1 thì Sp2 có thể nghe hoặc không nghe theo lời khuyên nhưng có một điều chắc chắn là Sp2 không còn vô tư như khi chưa nghe được lời khuyên từ Sp1 Phát ngôn vừa dẫn là phát ngôn ngữ vi

Ví dụ thứ 2: Giả sử Sp1 nói ra một phát ngôn Tôi uống bia thì khi kết thúc phát ngôn này, hành động uống (bia) vẫn chưa được thực hiện Muốn uống (bia) thì Sp1 phải đi lấy bia, phải lấy cốc và rót bia ra cốc, Như vậy, tuy Sp1 đã nói xong một phát ngôn nhưng cái việc nói trong phát ngôn (việc uống bia) vẫn chưa được thực hiện Phát ngôn đã dẫn không phải là phát ngôn ngữ vi

Chúng tôi đã theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu khi nói về phát ngôn ngữ vi, cụ thể:

Phát ngôn ngữ vi trước hết là một biểu thức ngôn ngữ nhằm thực hiện hành vi ở lời Phát ngôn này khi người ta nói ra là người ta đã thực hiện được ngay cái việc nói trong phát ngôn Đây là điều quan trọng giúp ta phân biệt phát ngôn ngữ vi với những phát ngôn không phải là phát ngôn ngữ vi (những phát ngôn mà khi ta nói xong ta vẫn chưa thực hiện được cái việc biểu thị trong phát ngôn) như ví dụ thứ 2 vừa dẫn

- Khái niệm biểu thức ngữ vi

Để hiểu về biểu thức ngữ vi, có thể phân tích ví dụ 11 dưới đây:

Trang 33

Ví dụ 12: Nếu cậu đi hiệu sách, cậu mua giúp mình quyển Bỉ Vỏ của Nguyên Hồng nhé

Phát ngôn trên có đích ở lời là nhờ (nhờ mua quyển sách) Song, chỉ có

bộ phận in nghiêng là thể hiện hành động nhờ, phần không in nghiêng chỉ là phần có đích rào đón (theo lí thuyết lịch sự, khi nhờ ai điều gì tức là ta đã làm phiền, vi phạm qui tắc tôn trọng thể diện của người đó nên phải "rào trước đón sau" để bớt làm mất thể diện của người bị nhờ) Bộ phận in nghiêng trong

ví dụ 12 "cậu mua giúp mình cuốn từ điển nhé" là biểu thức ngữ vi Biểu thức ngữ vi chính là cái lõi của phát ngôn ngữ vi

Về hình thức, biểu thức ngữ vi có thể chính là phát ngôn ngữ vi (biểu thức ngữ vi trùng với phát ngôn ngữ vi) song cũng có khi nó chỉ là một bộ phận của phát ngôn ngữ vi như ví dụ 12 đã dẫn (toàn bộ phát ngôn trong ví dụ

12 là phát ngôn ngữ vi nhưng biểu thức ngữ vi chỉ là phần in nghiêng) Còn

hình thức trùng với phát ngôn ngữ vi (biểu thúc ngữ vi cũng chính là phát ngôn ngữ vi)

sử dụng đúng với chức năng như tên gọi của chúng Những động từ nói năng này được gọi là động từ ngữ vi Động từ nói năng nhờ và khuyên trong các phát ngôn ở ví dụ 13 cũng đều là động từ ngữ vi:

Trang 34

Ví dụ 13:

a Mẹ nhờ con mua cho mẹ bát phở

b Chị khuyên em đừng uống nhiều rượu

Ngược lại, trong ví dụ 14, cũng là động từ nhờ và khuyên nhưng chúng lại không phải là động từ ngữ vi vì chúng không được dùng đúng chức năng

mà nó gọi tên

Ví dụ 14:

a Hôm qua mẹ nhờ con mua cho mẹ bát phở (mà con không mua)

b Chị đã khuyên em đừng uống nhiều rượu (mà em không nghe chị)

Cả hai động từ (nhờ và khuyên) đều không phải là động từ ngữ vi vì chúng được dùng để kể và nhắc lại (kể lại việc "Hôm qua mẹ đã nhờ con mua

hộ bát phở" và nhắc lại việc "Chị đã khuyên em đừng uống nhiều rượu)

Tóm lại, có thể hiểu khái niệm động từ ngữ vi như tác giả Đỗ Hữu Châu đã nêu định nghĩa về động từ này, xin xem [2, tr.97] Động từ ngữ vi là một căn cứ quan trọng để luận văn xác định hành vi ở lời của câu hỏi trong văn xuôi Nguyên Hồng

d) Phát ngôn ngữ vi tường minh và phát ngôn ngữ vi nguyên cấp

Một số hành vi ngôn ngữ hoặc được thực hiện bởi một phát ngôn ngữ

vi tường minh hoặc được thực hiện bởi một phát ngôn ngữ vi nguyên cấp Một phát ngôn ngữ vi có sử dụng động từ ngữ vi gọi là phát ngôn ngữ vi tường minh Ngược lại, một phát ngôn ngữ vi không sử dụng động từ ngữ vi

để tường minh hành vi ở lời được gọi là phát ngôn ngữ vi nguyên cấp

Ví dụ 15: a Thầy khuyên em nên đi học thêm tiếng Anh

b Chị nhờ em đóng cái cổng lại

c Cô yêu cầu em từ nay không được trêu bạn Hà

Khuyên, nhờ, yêu cầu là ba động từ ngữ vi do đó ba phát ngôn ngữ vi chứa các động từ này trong ví dụ 15 đều là phát ngôn ngữ vi tường minh

Các phát ngôn ngữ vi trong các ví dụ 16a,b,c lại đều là những phát ngôn ngữ vi nguyên cấp bởi vì chúng không chứa động từ ngữ vi

Trang 35

Ví dụ 16: a Em không nên nghỉ học

b Em đóng cái cổng lại

c Từ nay em không được trêu bạn Hà nữa

Biểu thức ngữ vi nguyên cấp thường mơ hồ về hành vi ngôn ngữ Chẳng hạn, phát ngôn 16b "Em đóng cái cổng lại" có thể hiểu đây là hành vi nhờ, cũng có thể hiểu là hành vi yêu cầu hay là hành vi sai

Cần nói thêm, một số hành vi ở lời, ví dụ như hành vi xin lỗi hay tuyên án luôn luôn chỉ có thể thực hiện bằng một phát ngôn ngữ vi tường minh; còn những hành vi ở lời, chẳng hạn như dọa, chửi, khen, lại không thể thực hiện được bằng một phát ngôn ngữ vi tường minh Không ai lại nói ra một câu dọa kiểu như: "Tao dọa mày, mày thì mày chết" mà chỉ cần nói "Mày thì mày chết" là

đã thực hiện xong hành vi dọa

Song các hành vi ở lời như khuyên, nhờ, yêu cầu, hứa, xin, lại có thể hoặc thực hiện bằng phát ngôn ngữ vi tường minh, hoặc thực hiện bằng phát ngôn ngữ vi nguyên cấp Ví dụ, cùng là các hành vi ở lời là khuyên, nhờ, yêu cầu nhưng ở ví dụ 15 chúng được thực hiện bằng phát ngôn ngữ vi tường minh, còn

ở ví dụ 16 chúng lại được thực hiện bằng phát ngôn ngữ vi nguyên cấp

e) Hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp

Phân tích hai phát ngôn trong ví dụ 17 sau đây để hiểu khái niệm hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp (Diệp Quang Ban dùng tên gọi "hành động ở lời trực tiếp" và "hành động ở lời gián tiếp" để chỉ hai khái niệm này):

Ví dụ 17:

a Mẹ nhờ con đóng hộ mẹ cái cửa

b Con có thể đóng giúp mẹ cái cửa được không?

Cả hai phát ngôn ngữ vi trên đều là hành vi nhờ (Người mẹ nhờ con đóng giúp cái cửa) Ở ví dụ 17a, hành vi nhờ được thực hiện bằng phát ngôn tường minh (có động từ ngữ vi nhờ) Đích ở lời nhờ phù hợp với hình thức của phát ngôn Kiểu hành vi ở lời này được gọi là hành vi ở lời trực tiếp

Trang 36

Phát ngôn thứ hai, ví dụ 17b, cũng có đích ở lời nhờ những khác với ở

ví dụ 17a, hành vi nhờ trong ví dụ 17b lại được thực hiện dưới hình thức là phát ngôn hỏi (nhờ bằng cách hỏi) Ở đây giữa đích ở lời và hình thức phát ngôn không phù hợp Do đó, hành vi ở lời trong ví dụ 17b được gọi là hành vi

ở lời gián tiếp

Hành vi ở lời trực tiếp và gián tiếp có mối quan hệ chặt chẽ Không thể hiểu được hành vi ở lời gián tiếp nếu như không nắm được hành vi ở lời trực tiếp và ngược lại, hiệu lực ở lời gián tiếp chính là cái thêm vào cho hiệu lực ở lời trực tiếp

1.2.2.2 Sơ lược về lí thuyết hội thoại

a Khái niệm hội thoại

Thực tế giao tiếp cho thấy, có giao tiếp một chiều và giao tiếp hai chiều Giao tiếp một chiều là cuộc giao tiếp mà các vai tham gia giao tiếp luôn luôn giữ nguyên từ đầu đến cuối và không có sự luân phiên lượt lời Nói khác đi, ở đây người nói (Sp1) từ đầu đến cuối cuộc thoại chỉ giữ vai trò là vai nói, còn người nghe (Sp2) cũng từ đầu đến cuối chỉ giữ vai nghe Giao tiếp một chiều còn gọi là đơn thoại

Cũng có cuộc giao tiếp vai nói và vai nghe thường xuyên có sự luân phiên Đỗ Hữu Châu đã mô hình hóa sự luân phiên vai giao tiếp này là ababab Trong đó, a là vai nói, b là vai nghe Sự luân phiên này thể hiện ở chỗ, bây giờ anh là vai nói (Sp1), lát sau anh lại trở thành vai nghe (Sp2) Hội thoại là kiểu giao tiếp hai chiều bằng dạng nói

b) Các đơn vị hội thoại

Xét theo cấp bậc từ lớn đến nhỏ, các đơn vị hội thoại có thể mô hình hóa như sau:

- Cuộc thoại (cuộc tương tác - conversation, interaction)

- Đoạn thoại (séquence)

- Cặp trao đáp (cặp thoại) (eschange)

- Tham thoại (intervention)

Trang 37

- Hành động nói (hành vi ngôn ngữ)

Cuộc thoại, đoạn thoại và cặp trao đáp là các đơn vị của hội thoại có tính chất lưỡng thoại; còn tham thoại và hành vi ngôn ngữ là những đơn vị có tính chất đơn thoại, tức là chúng hình thành bởi một người nói ra

Luận văn này sẽ vận dụng lí thuyết hội thoại vào việc phân tích ba đơn

vị của hội thoại, đó là Cặp thoại, tham thoại và hành vi ngôn ngữ

(1) Cặp thoại: Một cặp thoại có cấu trúc đầy đủ sẽ gồm tham thoại dẫn nhập và tham thoại hồi đáp Vì thế, Đỗ Hữu Châu gọi đây là cặp trao đáp Phân tích ví dụ 18 dưới đây để hiểu thêm về khái niệm này

(2) Tham thoại

Phần đóng góp lượt lời của từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại được gọi là tham thoại Ở dạng cấu trúc đầy đủ, mỗi cặp thoại gồm tham thoại dẫn nhập và tham thoại hồi đáp

Phần in nghiêng thứ nhất trong ví dụ 18 vừa dẫn (Chị chắc con này làm

đĩ chứ?) là tham thoại dẫn nhập; phần in nghiêng thứ hai (Bẩm quan trăm người) là tham thoại hồi đáp có hành vi chủ hướng là “Chắc chắn lắm ạ”, phần còn lại là hành vi phụ thuộc (Bẩm quan lớn)

Câu hỏi trong tác phẩm của Nguyên Hồng được tác giả sử dụng có khi giữ chức năng là tham thoại dẫn nhập và có khi giữ chức năng là tham thoại hồi đáp Loại trước là chủ yếu Đặc biệt, có một số trường hợp câu hỏi trong

Trang 38

tác phẩm của Nguyên Hồng vừa giữ chức năng là tham thoại dẫn nhập, vừa giữ chức năng là tham thoại hồi đáp hoặc không giữ chức năng nào (tức câu hổi được dùng trong đơn thoại)

(3) Hành vi ngôn ngữ

Hành vi ngôn ngữ chính là đơn vị nhỏ nhất của ngữ pháp hội thoại Tham thoại dẫn nhập của Sp1 trong ví dụ 12 Nếu cậu đi hiệu sách, cậu mua giúp mình quyển Bỉ Vỏ của Nguyên Hồng nhé Có hai hành vi ngôn ngữ: Hành vi thứ nhất "Nếu cậu đi hiệu sách" là hành vi rào đón, "cậu mua cho mình nhé" là hành vi nhờ Trong một tham thoại có nhiều hành vi ngôn ngữ thì sẽ có hành vi đóng vai trò là hành vi chủ hướng và lại có hành vi đóng vai trò là hành vi phụ thuộc Ví dụ vừa dẫn trên có hành vi nhờ là hành vi chủ hướng, còn hành vi rào đón chỉ là hành vi phụ thuộc

Về hành vi ngôn ngữ trong cặp thoại, xin xem [2, từ trang 310-319] Khi nghiên cứu câu hỏi trong tác phẩm của Nguyên Hồng về phương diện hành vi ngôn ngữ, luận văn chỉ nghiên cứu các hành vi chủ hướng

Ngoài những cơ sở lí luận vừa trình bày, những vấn đề lí thuyết khác, như lí thuyết về tu từ học, lí thuyết ngữ cảnh cũng được luận văn sử dụng Tuy nhiên, đây là những vấn đề lí thuyết khá quen thuộc; hơn nữa do dung lượng của luận văn, chúng tôi không trình bày ở chương này Xin xem các lí thuyết này trong các tài liệu tham khảo được dẫn ở cuối luận văn

Trang 39

Tiểu kết chương 1 Hai nội dung lớn đã được trình bày ở chương này là: thứ nhất: Tổng quan tình hình nghiên cứu (về câu tiếng Việt nói chung và câu hỏi trong tiếng Việt nói riêng), thứ hai: Những vấn đề lí thuyết được dùng làm căn cứ lí luận cho để tài

1 Về tổng quan tình hình nghiên cứu

Những công trình nghiên cứu về câu và câu hỏi tiếng Việt tiêu biểu của một số nhà Việt ngữ học có tên tuổi đã được chương này sơ lược khái quát tinh thần cơ bản Có thể nói, đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu

về câu và câu hỏi trong tiếng Việt Dù quan điểm nghiên cứu còn có chỗ khác nhau, song tất cả các nhà nghiên cứu câu hỏi trong tiếng Việt đã dẫn đều chung nhau ở một điểm: khẳng định câu hỏi trong tiếng Việt ngoài chức năng dùng để hỏi, còn được dùng để thực hiện nhiều hành vi ở lời khác

Mặc dù việc nghiên cứu câu hỏi đã được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhưng việc nghiên cứu câu hỏi trong tác phẩm văn chương lại chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện

2 Về cơ sở lí luận

Một số vấn đề lí thuyết được luận văn dùng làm căn cứ lí luận để xử lí

đề tài, đó là: lí thuyết về ngữ pháp câu, lí thuyết về hành động ngôn ngữ và lí thuyết hội thoại, v.v Những lí thuyết này được trình bày những điểm cơ bản,

đủ cho người đọc thấy luận văn đã tiếp thu những lí thuyết này ở mức độ nào

Vận dụng lí thuyết về hành vi ngôn ngữ, luận văn sẽ miêu tả, phân loại kiểu câu hỏi trong tác phẩm của Nguyên Hồng theo 5 lớp hành vi ở lời đã nói ở trên Theo lí thuyết hội thoại, có thể chia một cuộc thoại thành những đơn vị lớn nhỏ khác nhau: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại, tham thoại và hành vi ngôn ngữ Luận văn cũng sẽ nghiên cứu câu hỏi trong tác phẩm của Nguyên Hồng về chức năng của nó trong một cặp thoại

Trang 40

Chương 2 CÂU HỎI TRONG VĂN XUÔI CỦA NGUYÊN HỒNG

XÉT VỀ MẶT CẤU TẠO HÌNH THỨC Xét về phương diện cấu tạo hình thức, câu hỏi trong tác phẩm văn xuôi của Nguyên Hồng được luận văn nghiên cứu từ hai bình diện: Đặc điểm cấu tạo ngữ pháp và các dấu hiệu đặc thù đánh dấu kiểu câu hỏi

2.1 Câu hỏi trong văn xuôi Nguyên Hồng xét về cấu tạo ngữ pháp

2.1.1 Kết quả thống kê và phân loại

2.1.1.1 Số liệu thống kê

Chúng tôi đã thống kê được 3.262 lượt sử dụng câu hỏi trong 7 tác phẩm của Nguyên Hồng được chọn làm ngữ liệu khảo sát Số liệu cụ thể trong từng tác phẩm, xin xem bảng tổng kết 2.1

Kết quả điều tra cho thấy, số lượt dùng kiểu câu hỏi không giống nhau Một số tác phẩm có tần suất sử dụng khá cao, như tác phẩm Sóng Gầm Ngược lại, có những tác phẩm tác giả sử dụng tương đối ít, như tác phẩm Những ngày thơ ấu Cụ thể về số lượng câu hỏi dùng trong các tác phẩm văn xuôi của Nguyên Hồng, xin xem bảng tổng kết 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1: Số lượng câu hỏi trong các tác phẩm của Nguyên Hồng

Ngày đăng: 05/12/2024, 10:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN