Chính vì thế, cùng với sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ của đời sống xã hội, vốn từ vựng trong tiếng Việt nói chúng và vốn từ vựng liên quán đến từ “nhà” và “cửa” nói riêng cũng không n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TẠO
UBND THÀNH PHÔ HẢI PHÒNG phphpjpphphphPHOPPPPPHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
VŨ THỊ THU HOÀI
NGỮ NGHĨA VÀ KHẢ NĂNG TẠO TỪ NGỮ CỦA HAI TỪ "NHÀ" VÀ "CỬA" TRONG
TIẾNG VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8220102
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Khang
HẢI PHÒNG - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, trích dẫn trong luận văn được khảo sát trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu
là trung thực
Tác giả
Vũ Thị Thu Hoài
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Quá trình thực hiện luận văn, bản thân tôi luôn nhận được sự quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Hải Phòng cũng như sự giúp đỡ, tạo điều kiện của lãnh đạo và động viên giúp đỡ của đồng nghiệp Đặc biệt, là được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng
dẫn luận văn: GS.TS Nguyễn Văn Khang đã luôn sát sao chỉ bảo, giúp đỡ hỗ
trợ hết mình để tôi hoàn thành nhiệm vụ
Vì năng lực của bản thân có hạn, nên chắc chắn luận văn sẽ có những những hạn chế, thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp cũng như sự giúp đỡ, hỗ trợ của thầy, cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, ngày tháng 12 năm 2022
Tác giả luận văn
Vũ Thị Thu Hoài
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU v
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
1.1 Từ tiếng Việt 7
1.1.1 Khái niệm từ và từ tiếng Việt 7
1.1.2 Đặc điểm của từ tiếng Việt 8
1.1.3 Cấu tạo của từ tiếng Việt 10
1.2 Nghĩa của từ 11
1.2.1 Khái niệm nghĩa của từ 11
1.2.2 Sự phát triển nghĩa của từ 12
1.3 Thành ngữ tiếng Việt 18
1.3.1 Khái niệm thành ngữ và thành ngữ tiếng Việt 18
1.3.2 Đặc điểm của thành ngữ tiếng Việt 21
1.3.3 Phân loại thành ngữ tiếng Việt 26
Tiểu kết chương 1 28
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ “NHÀ” VÀ "CỬA" 29
2.1 Ngữ nghĩa của từ “nhà” 29
2.1.1 Nghĩa gốc của từ “nhà” 29
2.1.2 Sự phát triển nghĩa của từ “nhà” 31
2.1.3 Từ “nhà” trong sử dụng 35
2.2 Ngữ nghĩa của từ "cửa” 39
2.2.1 Nghĩa gốc của từ “cửa” 39
2.2.2 Sự phát triển nghĩa của từ “cửa” 41
2.2.3 Từ “cửa” trong sử dụng 42
Trang 6Tiểu kết chương 2 48
Chương 3: KHẢ NĂNG TẠO TỪ VÀ THÀNH NGỮ CỦA TỪ "NHÀ” VÀ "CỬA" VỚI TƯ CÁCH LÀ THÀNH TỐ CẤU TẠO 49
3.1 Khả năng tạo từ của từ “nhà” và từ “cửa” với tư cách là thành tố cấu tạo 49
3.1.1 Khả năng tạo từ của từ “nhà” với tư cách là thành tố cấu tạo 49
3.1.2 Khả năng tạo từ của từ “cửa” với tư cách là thành tố cấu tạo 54
3.2 Khả năng tạo thành ngữ của từ “nhà” và từ “cửa” với tư cách là thành tố cấu tạo 56
3.2.1 Khả năng tạo thành ngữ của từ “nhà” với tư cách là thành tố cấu tạo 57
3.2.2 Khả năng tạo thành ngữ của từ “cửa” với tư cách là thành tố cấu tạo 60
3.2.3 Khảo sát trường hợp các thành ngữ có thành tố “nhà” và “cửa” 62
Tiểu kết chương 3 66
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 73
Trang 8Nghĩa của từ là một hợp điểm, là kết quả của những nhân tố và tác động giữa các nhân tố ngoài ngôn ngữ và trong ngôn ngữ Với tư cách là những đơn vị hữu hạn dùng để biểu thị thế giới khách quan vô hạn nên các từ
luôn phát triển nghĩa, theo đó, đại đa số các từ đều là đa nghĩa Từ nhà và cửa
trong tiếng Việt cũng như vậy
Trong xã hội Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, gia đình luôn là tế bào của xã hội, và “nhà” là nơi sinh hoạt của mọi gia đình người Việt Cuộc sống dù ở thôn quê hay thành thị luôn gắn liền với nhà cửa, ruộng vườn, nơi
đó không chỉ là nguồn sống, miếng cơm manh áo hàng ngày mà còn là nơi gắn kết yêu thương, nuôi dưỡng tình cảm, truyền đạt tư tưởng, truyền thống, những đạo lý được hun đúc từ đời này qua đời khác trong cùng một mái nhà
Đối với người Việt, xây dựng nhà cửa rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, vì nhà là trụ cột, bảo vệ và che chở… Nhà là nơi sống, làm việc, sinh hoạt của gia đình, khi bước chân vào nhà, cánh cửa chính là điểm nhấn, là đại diện cho khuôn thước và tầm vóc ngôi nhà “Nhà” và “cửa” có ý nghĩa rất cao cả về mặt tinh thần lẫn vật chất Nhà không chỉ là để trú ngụ nắng mưa mà còn đáp ứng nhu cầu về văn hóa, tâm linh Do vậy nhà không chỉ có ý nghĩa đối với gia đình mà còn mang ý nghĩa trong cộng đồng xã hội
Thông qua những câu thành ngữ, tục ngữ hay những câu khẩu ngữ quen thuộc hàng ngày về “nhà” và “cửa” như: Nhà cao cửa rộng, con hơn cha
Trang 9là nhà có nóc, bán cửa bán nhà, Một năm làm nhà - Ba năm hết gạo cha ông
ta vừa muốn truyền thụ kinh nghiệm vừa trao gửi đến thế hệ con cháu những bài học về nhân cách, quan niệm và triết lý sống, các hành xử trong xã hội của con người
Thông qua ngôn ngữ và cách sử dụng từ “nhà” và “cửa” trong giao tiếp, trong đời sống hàng ngày chúng ta có thể hiểu được phần nào đặc điểm phong tục, tâm lý dân tộc cũng như cách ứng xử của con người trong xã hội, giữa con người với thế giới tự nhiên Chính vì thế, cùng với sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ của đời sống xã hội, vốn từ vựng trong tiếng Việt nói chúng và vốn từ vựng liên quán đến từ “nhà” và “cửa” nói riêng cũng không ngừng phát triển, sự phát triển đó được thể hiện đậm nét trong ngôn ngữ
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Ngữ nghĩa và
khả năng tạo từ ngữ của hai từ " nhà" và "cửa" trong tiếng Việt” làm luận văn
thạc sĩ chuyên ngành ngôn ngữ học Việt Nam, với mong muốn góp một phần nhỏ vào nghiên cứu sự phát triển của từ vựng tiếng Việt nói chung, và của nhóm từ liên quan đến từ “nhà” và “cửa” nói riêng
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1 Nhóm các nghiên cứu về nghĩa của từ và sự phát triển nghĩa của
từ ở Việt Nam
Đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu về nghĩa của từ
và sự phát triển nghĩa của từ Ở nước ta, các công trình về ngữ nghĩa học có một số công trình tiêu biểu như:
Trước hết, công trình nghiên cứu sự biến đổi, phát triển ngữ nghĩa của
từ vựng đầu tiên, gắn liên với các mốc thời gian và sự kiện lịch sử của dân tộc
phải kể đến là của tác giả Lê Quang Thiêm với đề tài: Sự phát triển nghĩa từ
vựng tiếng Việt từ năm 1945 đến năm 2005 [37] Trong công trình nghiên cứu
này, tác giả đã đề cập một cách toàn diện và rõ nét về sự phát triển ngữ nghĩa
từ vựng tiếng Việt gắn liền với sự thay đổi của xã hội Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ Sự phát triển ấy gắn liều với những thay đổi của dân tộc, gắn liền
Trang 10với điều kiện kinh tế xã hội, và đặc điểm tâm lý, cách ứng xử của người Việt Nam đối với thời cuộc
Cùng với tác giả Lê Quang Thiêm, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Tu cũng trình bày sâu sắc, bản chất của sự biến đổi ngữ nghĩa của từ vựng tiếng
Việt trong công trình: Từ vựng học tiếng Việt hiện đại [41], trên cơ sở thống
kê sự phát triển ngữ nghĩa của từ vựng tiếng Việt, tác giả đã phân loại nghĩa,
lý giải sự ra đời của các nghĩa mới trong từ vựng, từ đó sắp xếp một cách có
hệ thống sự thay đổi đó để mọi người có thể tiếp cận
Công trình có tính hàn lâm trong nghiên cứu từ vựng tiếng Việt là bộ
sách: Giáo trình từ vựng học tiếng Việt của tác giả Nguyễn Hữu Châu, trong
giáo trình, tác giả đã khái quát những vấn đề cơ bản nhất của từ vựng, trong
đó nhấn mạnh sự thay đổi ngữ nghĩa của từ trong tiếng Việt xuất phát từ nguyên nhân đơn giản nhất đó chính là đáp ứng nhu cầu của xã hội Tác giả lý giải, sự vận động và phát triển của xã hội đòi hỏi ngôn ngữ giao tiếp, học thuật, nghệ thuật phải thích ứng, do đó từ vựng không còn trong khuôn thước bền vững mà không ngừng nảy nở để đáp ứng những đòi hỏi mới của cuộc sống
Trên cơ sở nghiên cứu tiếng Việt và tiếng Nga, tác giả Nguyễn Đức
Tồn với công trình Đặc trưng văn hoá – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy [39]
nghiên cứu khá sâu về từ vựng tiếng Việt trong mối tương quan với các ngôn ngữ của dân tộc khác (tiếng Nga) Thông qua đó tác giả khái quát sự phát triển ngữ nghĩa của từ cũng như khẳng định sự giàu có của vốn từ tiếng Việt
Trên cơ sở lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận, tác giả Lý Toàn Thắng với
công trình nghiên cứu Ngôn ngữ học tri nhận nhìn từ lý thuyết đại cương đến
thực tiễn tiếng Việt [22], trong công trình này, tác giả đã vận dụng khái niệm cơ
bản của ngôn ngữ học tri nhận vào thực tiễn tiếng Việt để làm căn cứ đưa ra những kết luận và luận giaỉ rất có giá trị liên quan đến sự phát triển ngữ nghĩa tiếng Việt, cuối cùng tác giả đi đến kết luận, thông qua sự phát triển ngữ nghĩa
Trang 11của từ trong tiếng Việt đã làm “sáng” tư duy và nhận thức của người Việt Nam,
tư duy ấy có yếu tố tương đồng cùng với sự đi lên của xã hội
Cũng trên cơ sở tiếp cận phương diện nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận
Tác giả Nguyễn Thị Hiên năm 2018 đã xuất bản ấn phẩm Sự phát triển ngữ
nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận
[17], theo đó, tác giả phân tích rõ sự phát triển ngữ nghĩa dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận Sự phát triển ấy được thông qua hai phương thức chuyển nghĩa căn bản là hoán dụ và ẩn dụ, thông qua các phương thức này, tác giả khẳng định các giá trị tư duy và văn hoá đặc thù của người Việt Nam thông
qua việc hiểu, nhận biết, sử dụng và phát triển ngôn ngữ của mình
Như vậy, dưới góc độ ngôn ngữ học nói chung và ngôn ngữ học tri nhận rói riêng, các công trình nghiên cứu của của một số tác giả tiêu biểu đã tập trung lý giải sự phát triển nghĩa của từ Sự đa dạng về nghĩa cũng như đa dạng trong cách sử dụng và sự linh hoạt trong vận dụng vào thực tiễn cuộc sống đã tạo nên những nét mới trong nghiên cứu sự phát triển nghĩa của từ trong tiếng Việt Đây chính là cơ cở lý luận để đề tài kế thừa làm rõ khái niệm, đặc điểm, cấu tạo của từ cũng như nghĩa của từ, và sự phát triển nghĩa của từ trong tiếng Việt
2.2 Tình hình nghiên cứu sự phát triển nghĩa của nhóm từ, ngữ nói
về “nhà” và “cửa” trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt, việc nghiên cứu về nhóm từ, ngữ nói về “nhà” và
“cửa” dưới góc độ ngôn ngữ học đến nay còn rất ít, chủ yếu là các bài báo liên quan đến góc độ nghiên cứu về văn hóa, kiến trúc
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh trong công trình Văn hóa Việt Nam –
những điều học hỏi[19] khi nghiên cứu về văn hóa và kiến trúc Việt Nam đã
đề cập khá chi tiết đến từ "nhà" Tác giả cho rằng: trong ngôn ngữ Việt Nam,
“nhà” được ghép thành rất nhiều từ thông dụng Đồng thời tác giả cũng chỉ ra những từ ghép với từ nhà là thích hợp, và những từ không liên quan nhưng
vẫn ghép với từ nhà, lúc này nhà là thành phần của từ tố, từ vị
Trang 12Tác giả Phan Bảo An với bài viết “Văn hóa Việt Nam với kiến trúc nhà
ở” [50] có đề cập đến quan niệm về nhà ở của người Việt trong quá khứ, chỉ
ra các giá trị cốt lõi “nếp nhà”, “gia tộc” cần gìn giữ trong “kiến trúc nhà ở” gắn liền với bản sắc văn hóa Việt Nam
Với những công trình ít ỏi nêu trên cho thấy việc nghiên cứu về từ “nhà” và
“cửa” trong tiếng Việt dưới góc độ ngôn ngữ học không nhiều Đặc biệt là việc lý giải đầy đủ về cơ chế hình thành những nghĩa đó, cũng như khả năng kết hợp của nhóm từ, ngữ “nhà” và “cửa” trong Tiếng Việt thì chưa có công trình nào Vì thế
đề tài “Ngữ nghĩa và khả năng tạo từ ngữ của hai từ "nhà" và "cửa" trong tiếng
Việt” là hướng nghiên cứu mới của luận văn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu đặc điểm và khả năng phát triển ngữ nghĩa của hai từ "nhà" và "cửa" trong tiếng Việt; khả năng tạo từ ngữ và thành ngữ của
chúng với tư cách là thành tố cấu tạo Thông qua kết quả nghiên cứu, luận văn
mong muốn đóng góp một vào nghiên cứu đặc điểm văn hóa, tư duy dân tộc của người Việt được phản ánh trong ngữ nghĩa của từ “nhà” và “cửa”
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ như sau:
- Thứ nhất, khái quát tình hình nghiên cứu về nghĩa của từ nói chung, hai từ “nhà” và “cửa” nói riêng, để từ đó xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài
- Thứ hai, khảo sát, phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của từ “nhà” và "cửa"
- Thứ ba, khảo sát khả năng tạo từ và thành ngữ từ “nhà”, "cửa" với
tư cách là thành tố cấu tạo
4 Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hai từ “nhà” và “cửa”
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 13Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào phân tích đặc điểm nghĩa của từ “nhà”, “cửa” (bao gồm, nghĩa gốc, nghĩa phát triển nghĩa) và khả năng kết hợp để tạo ra các từ ngữ (gồm từ và các thành ngữ) có thành tố nhà
và cửa
4.3 Tư liệu nghiên cứu
Tư liệu nghiên cứu của luận văn được lấy từ các nguồn sau
- Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 2004)
- Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên)
- Từ điển thành ngữ Việt Nam (Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành)
- Một số các tác phẩm văn học, các công trình, bài viết đăng tải trên các tạp chí và mạng internet
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích nghĩa: Phương pháp này sử dụng trong luận văn
chủ yếu để phân tích nghĩa của từ nhằm tìm ra nghĩa gốc, nghĩa phái sinh của từ
- Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng trong luận văn nhằm xác định các nội hàm các khái niệm từ, nghĩa của từ, và các từ đồng nghĩa
- Phương pháp thống kê, phân loại: Được sử dụng để khảo khảo sát số lượng từ trong hệ thống từ điển, sau đó tổng hợp, tiến hành phân loại từ
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý thuyết
Chương 2 Đặc điểm ngữ nghĩa của từ “nhà”, "cửa"
Chương 3 Khả năng tạo từ và thành ngữ từ “nhà”, "cửa" với tư cách
là thành tố cấu tạo
Trang 14Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Từ tiếng Việt
1.1.1 Khái niệm từ và từ tiếng Việt
Từ là một trong những khái niệm cơ bản nhất của ngôn ngữ học, đồng thời cũng là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ nói chung Do đó, khi nghiên cứu bất
cứ ngôn ngữ nào thì đơn vị được xác định và đề cập đầu tiên là từ Trong địa hạt ngôn ngữ có khá nhiều quan điểm khác nhau về từ, và vấn đề “từ” trong tiếng Việt cũng vậy Toàn bộ hệ thống miêu tả ngôn ngữ phụ thuộc vào nó
Hiện nay, mặc dù chưa có một định nghĩa nào hoàn chỉnh và đầy đủ về
từ để có thể áp dụng cho mọi ngôn ngữ, nhưng trên góc độ tiếng Việt các học giả đã đưa ra những khái niệm khác nhau, cụ thể:
Đề cập về khái niệm từ trong tiếng Việt, tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu”[2, tr.16] Như vậy với quan niệm này, các thành phần ngữ pháp, ngữ âm, cấu tạo và thành phần ý nghĩa luôn có sự quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau để tạo nên một tập thể từ Điều đó cũng có nghĩa là các thành phần này có tính đồng loại chứ không hề mang tính riêng biệt Đây là
cơ sở để lý giải khi gặp một hình thức ngữ âm cụ thể nào đó, chúng ta dựa vào thành phần ý nghĩa mới phán đoán và kết luận được, đó là từ loại nào, và được sử dụng theo cách nào
Ví dụ: Khi gặp hình thức ngữ âm “sơn”, dựa vào thành phần ý nghĩa
chung với các từ như tường, nhà chúng ta quyết định nó được sử dụng như
một động từ Cũng hình thức ngữ âm “sơn”, Nhưng khi cách thành phần ý
nghĩa khác được dùng chung như xanh, đỏ, tím, vàng chúng ta dựa vào đó lại
quyết định nó được sử dụng như một danh từ
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thiện Giáp là người rất quan tâm nghiên cứu
về từ vựng tiếng Việt, tác giả cho rằng, từ chính là đơn vị nhỏ nhất của ngôn
Trang 15ngữ nhưng độc lập về ý nghĩa và độc lập về hình thức [11, tr.61] Nội dung quan niệm này chưa hai vấn đề:
Thứ nhất là tính độc lập của từ, tức là khả năng tách biệt khỏi những từ đứng cùng để phân biệt được với các bộ phận tạo thành của từ
Thứ hai là, tính hoàn chỉnh của từ, nghĩa là từ hiện diện với tư cách là một từ riêng biệt, thông qua đó ta phân biệt được với cụm từ
Căn cứ trên những đặc điểm sau: Một là, trong tiếng Việt từ là đơn vị
nhỏ nhất có nghĩa Ví dụ: Ăn là một từ có ý nghĩa nhưng nếu tách ra thành /ă/, /n/ thì đó chỉ là những âm đó hoàn toàn vô nghĩa Hai là, trong tiếng Việt, từ
có thể có biến thể ngữ âm (ví dụ như: trời và giời, lời và nhời, trăng và giăng)
hay biến thể từ vựng – ngữ nghĩa (ví dụ như: các ý nghĩa khác nhau của từ cửa: cửa sổ, cửa biển, cửa miệng, cửa tử ) nhưng không có biến thể hình thái học Ba là, từ trong tiếng Việt ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp có sự gắn
bó chặt chẽ với nhau Tác giả Nguyễn Thiện Giáp đã đưa ra định nghĩa như sau: “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền” [11, tr.77] Cho đến nay, đây là định nghĩa phổ biến và được nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam đánh giá là phù hợp Với quan điểm này, trong tiếng Việt, những từ như: ăn, ngủ, nói, hát, tốt, đẹp, xấu và, rằng, thì, mà, là đều được mọi người nhất trí coi là từ
Như vậy, mặc dù đều đề cập đến những khía cạnh và góc độ khác nhau của từ tiếng Việt, song các nhà nghiên cứu cũng có những quan điểm khác nhau Để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu, luận văn lựa chọn tiếp cận khái niệm về “từ” theo quan điểm của nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu
1.1.2 Đặc điểm của từ tiếng Việt
Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng Mỗi ngôn ngữ khác nhau sẽ có đặc điểm khác nhau về từ Trong tiếng Việt, từ có một số đặc điểm chính như sau:
Thứ nhất, từ của các ngôn ngữ đều được tạo thành bởi các hình vị
Trang 16Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có giá trị về mặt nghĩa hoặc có nghĩa Về nguyên tắc của các ngôn ngữ nói chung thì từ được cấu tạo bởi các hình vị, nhưng các ngôn ngữ khác nhau thì cấu tạo của từ cũng có thể không giống nhau
Trong tiếng Việt, đơn vị cơ sở cấu tạo là các tiếng (ngữ âm học gọi là
âm tiết), và tiếng có giá trị tương đương như hình vị trong các ngôn ngữ khác Chúng có hai đặc điểm cần thiết của một hình vị:
- Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa (đơn vị ngôn ngữ tối giản)
- Hình vị có giá trị về mặt ngữ pháp
Hình vị trong tiếng Việt và hình vị của nhiều ngôn ngữ khác nhau cũng
có những điểm khác nhau cơ bản về hình thức, nội dung Cụ thể:
Về mặt hình thức, ở các ngôn ngữ thuộc loại hình khác (như ngôn ngữ
Ấn, Âu) thì hình vị chỉ là đơn vị thuần ngữ pháp, hoàn toàn không có liên quan gì đến các đơn vị ngữ âm gọi là âm tiết cả Hình vị ở các ngôn ngữ này
có dạng ngữ âm là một âm vị, cũng có dạng ngữ âm là một tập hợp nhiều âm
vị Chính vì thế, xác định âm tiết và xác định hình vị những ngôn ngữ này là hai quá trình tách biệt, đưa đến những kết quả khác nhau
Về mặt nội dung, hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nội dung được thể hiện,
nó cũng có giá trị về cấu tạo từ (hình thái học) Sự có mặt hay không có mặt của tiếng trong một ngữ đoạn bất kỳ bao giờ cũng đưa đến tác động nhất định
về mặt này hay mặt khác Ví dụ: Xanh - xanh xanh - xanh rì - xanh lè; Dài -
áo dài - áo rất dài
Từ những phân tích trên, có thể khái quát được, tiếng Việt không phải
là một hình vị đơn thuần như nhiều hình vị của các ngôn ngữ khác Tiếng Việt
là một loại hình vị đặc biệt Một tình tiết (Morphemsyllable), một hình tiết ( hay âm tiết) có giá trị hình thái học
Thứ hai, từ của tiếng Việt có thể có biến thể ngữ âm nhưng không có biến thể hình thái học
Trang 17Các ngôn ngữ khác, như tiếng Anh có biến thể hình thái học (đó là những hình thái ngữ pháp khác nhau của một từ) Ví dụ: con trai = boy (số ít), boys (số nhiều), boy's (sở hữu cách số ít), boys' (sở hữu cách số nhiều)
Trong tiếng Việt thì có thể có biến âm (đó là sự biến dạng của từ về mặt ngữ âm và cấu tạo từ) ví dụ: lời và nhời, trăng và giăng, nhăn và dăn ;
Có biến thể từ vựng – ngữ nghĩa (mỗi từ có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau)
ví dụ như: từ chết, có thể có các ý nghĩa như sau: bà ấy vừa chết; đồng hồ chết rồi, làm thế thì chết tôi… nhưng tuyệt nhiên không có biến thể hình thái học Khi đứng trong câu hay đứng lẻ một mình, từ bao giờ chúng cũng giữ nguyên một hình thức Đây là điều khác nhau căn bản của tiếng Việt với các ngôn ngữ Ấn – Âu
1.1.3 Cấu tạo của từ tiếng Việt
- Đơn vị cấu tạo từ
Đơn vị cấu tạo nên từ trong tiếng Việt là tiếng
Ví dụ, từ các tiếng trồng, nuôi, buồn, đẹp ta có thể tạo thành các từ
như dưới đây:
+ Trồng trọt, trồng tỉa, nuôi trồng, cây trồng, vun trồng
+ Nuôi nấng, nuôi dạy, con nuôi, mẹ nuôi
+ Buồn tủi, buồn vui, buồn buồn
+ Đẹp đẽ, tươi đẹp, xinh đẹp
- Các kiểu cấu tạo từ
+ Từ tiếng Việt có thể chia thành hai loại lớn: từ đơn, từ phức Từ đơn
là những từ chỉ có một tiếng Ví dụ: Khi / có / việc / cần / thần / mới / hiện / lên Từ phức là những từ có từ hai tiếng trở lên
+ Từ phức (dựa vào mối quan hệ giữa các tiếng: có láy âm hay không
láy âm) lại có thể chia nhỏ ra thành:
* Từ ghép là những từ giữa các tiếng không có quan hệ láy âm Ví dụ: khỏe mạnh, yêu mến, lạ thường, dòng họ
Trang 18* Từ láy là những từ giữa các tiếng có quan hệ láy âm với nhau Ví
dụ: hồng hào, đẹp đẽ, thỉnh thoảng, khoẻ khoắn
1.2 Nghĩa của từ
1.2.1 Khái niệm nghĩa của từ
Khi bàn về quan hệ của từ với một cái gì đó nằm ngoài bản thân của từ
đó thì được coi là nghĩa của từ Tức là mối quan hệ giữa từ với các đơn vị ngôn ngữ khác Hiểu nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ bất kỳ tức là hiểu đơn vị ngôn ngữ ấy có quan hệ với cái gì và nó biểu thị cái gì
Sở dĩ từ có quan hệ rất đa dạng với các sự vật hiện tượn, vì vậy nghĩa của từ là một hiện tượng phức tập bao gồm một số thành tố cơ bản như:
Nghĩa sở chỉ là mối quan hệ của từ với đối tượng mà từ biểu thị Đối
tượng mà từ biểu thị không phải chỉ là những sự vật mà còn là các tính chất, quá trình, hiện tượng nào đó (cái này gọi là cái sở chỉ của từ), còn mối quan
hệ của từ với cái sở chỉ được gọi là nghĩa sở chỉ
Nghĩa sở biểu là quan hệ của từ với ý, tức là với khái niệm hoặc biểu tượng mà từ biểu hiện Khái niệm hoặc biểu tượng có quan hệ với từ được gọi
là cái sở biểu và cái quan hệ giữa cái sở biểu với từ gọi là nghĩa sở biểu (và thuật ngữ ý nghĩa được cho là thích hợp nhất là dùng để để chỉ nghĩa sở biểu)
Nghĩa sở dụng là quan hệ của từ với người sử dụng Người sử dụng
ngôn ngữ (người nói, người nghe, người đọc, người viết) hoàn toàn không thờ
ơ đối với từ ngữ được dùng Họ có thể bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của mình với từ ngữ, qua đó tới cái sở chỉ và cái sở biểu của từ ngữ Quan hệ của
từ với người sử dụng được gọi là nghĩa sở dụng
Nghĩa cấu trúc là quan hệ giữa từ với những từ khác trong hệ thống
Mỗi từ đều nằm trong một hệ thống từ vựng, có quan hệ đa dạng phức tạp với các từ khác Quan hệ giữa từ này với từ khác được biểu hiện trên hai trục: trục
vị và trục ngữ đoạn Quan hệ của từ trên trục vị được gọi là nghĩa khu biệt hay giá trị Quan hệ với từ trên trục ngữ đoạn được gọi là nghĩa cú pháp hay nghĩa trị
Trang 191.2.2 Sự phát triển nghĩa của từ
Sự biến đổi nghĩa là quy luật chung, khách quan trong diễn tiến ngôn ngữ Thực tế, kết cấu nghĩa của từ không phải là bất động mà luôn luôn vận động, phát triển, biến đổi cùng với sự sự vận động và phát triển của ngôn ngữ Phát triển nghĩa chính là quá trình phát triển mở rộng các chức năng như định danh, biểu đạt của từ Đây là quá trình tăng lên về số lượng nghĩa có trong một từ, nó tương đồng với việc tăng thêm các biến thể từ vựng- ngữ nghĩa trong vỏ bọc âm thanh của từ và cũng là sự tăng lên các nét nghĩa trong cấu trúc của một biến thể từ vựng-ngữ nghĩa
Các nét nghĩa đối với một biến thể từ vựng cho phép chủ thể ngôn ngữ
có thể sử dụng nó để gọi tên, biểu thị những đối tượng mà trước đây chưa thể thực hiện được Khi đó, phạm vi ứng dụng nghĩa của từ đã được mở rộng ra Phát triển nghĩa, vì thế sẽ cho phép mặt được biểu hiện của từ sẽ tăng lên những ý niệm, tăng thêm các phạm trù nhận thức nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn về mặt biểu hiện
Theo tác giả Phạm Văn Lam cho rằng: “Phát triển nghĩa của từ là quá trình phát triển, mở rộng các chức năng của từ để từ đó có thể trỏ ra, gọi tên, biểu thị những đối tượng mà trước đây chưa được trỏ ra, gọi tên, biểu thị; sự phát triển, sự phát triển mở rộng chức năng của từ này phải được đa số các chủ thể sử dụng ngôn ngữ trong cộng đồng nói năng chấp nhận Đó chính là
sự phát triển, mở rộng về phạm vi ứng dụng của từ”[23, tr 9]
Ngữ nghĩa học truyền thống đã phát hiện ra những quá trình phát triển
ý nghĩa cơ bản mà ngữ nghĩa học ngày nay không thể bác bỏ được Đó là hai khuynh hướng biến đổi: mở rộng và thu hẹp ý nghĩa (phát triển nghĩa và mất nghĩa), chuyển đổi tên gọi bằng ẩn dụ và hoán dụ
Theo tác giả Lê Quang Thiêm: Phạm vi rộng hẹp thể hiện ở số lượng và
cả ở tính chất nét nghĩa.Có nét nghĩa khu biệt thiên về cụ thể, loại biệt, cũng
có nét nghĩa phạm trù, thiên về cái chung[36, tr.311]
Trang 20Quá trìnhphát triển từ cái cụ thể đến cái trừu tượng, từ cái riêng đến cái chung được coi là sự mở rộng ý nghĩa Ý nghĩa được hình thành từ quá trình này được gọi là nghĩa mở rộng
Ví dụ; Tính từ “đẹp”, ban đầu chỉ dùng ở khía cạnh hình thức, nhưng
hiện nay, nó được sử dụng rộng rãi ở mọi góc độ và khía cạnh của xã hội
như quan hệ, tình cảm, nhân cách sống Chẳng hạn: tình cảm đẹp, tình yêu
đẹp, tấm lòng đẹp, lời nói đẹp, hành động đẹp, lối sống đẹp
Trái ngược với mở rộng ý nghĩa chính là thu hẹp ý nghĩa Đây là quá trình phát triển từ cái trừu tượng thành cái cụ thể, từ cái chung thành cái riêng Ví dụ từ “mùi” chính là cảm giác do khứu giác của chúng ta thu nhận
được, nhưng khi nói: “tô cơm có mùi rồi” thì lúc này nó lại có nghĩa cụ thể
là mùi hôi, hay nói cách khác, tô cơm đã bị thiu Có lẽ việc nói tô cơm có
mùi rồi sẽ giúp người nghe cảm thấy dễ chịu hơn từ dựa trên sự thu hẹp
nghĩa của từ
Tóm lại, mở rộng và thu hẹp ý nghĩa là quá trình chuyển từ khái niệm
về loại sang khái niệm về chủng (mở rộng) hoặc chuyển từ khái niệm về chủng sang khái niệm về loại (thu hẹp) Quy luật tạo ra sự phát triển này là
dựa vào các mối liên hệ tương đồng và tiếp cận Và các mối liên hệ đó thể
hiện dưới các hình thức ẩn dụ và hoán dụ Đây được coi là cơ sở để tạo ra các nghĩa bóng, các nghĩa phái sinh của từ
Ví dụ:
- Răng (là một bộ phận trên cơ thể người) và răng (của vật, ví dụ như
răng lược, răng bừa)
- Mũi (là một bộ phận trên cơ thể con người) và mũi (của vật, ví dụ như mũi thuyền, mũi kim…)
Đây là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng thông qua hình thức ẩn dụ
Hay sự chuyển đổi tên gọi từ sự vật, hiện tượng này sang hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ logic giữa các sự vật, hiện tượng ấy qua hình thức
hoán dụ Ví dụ: Nhà tôi – vợ tôi; mình (bản thân) – mình (vợ, chồng)
Trang 21Sự phát triển nghĩa của từ luôn đi cùng với sự phát triển của xã hội Sự biến đổi không ngừng của nghĩa do sự biến đổi của cuộc sống và cách sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo, linh hoạt, giàu hình ảnh của con người đã góp phần làm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn Sự phát triển ấy theo hai khuynh hướng cơ bản: mở rộng và thu hẹp ý nghĩa, chuyển đổi tên gọi bằng ẩn dụ và hoán dụ Những đơn vị từ vựng được lựa chọn để phát triển nghĩa thường là những đơn vị mang những giá trị văn hóa ước định của cộng đồng, được mọi người chấp nhận, sử dụng, dễ dàng nhập vào hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa như là một đơn vị khu biệt Nghĩa là nó được đánh giá thuận lợi cho công việc giao tiếp, được thẩm định
về khả năng biểu đạt nghĩa và giá trị thẩm mỹ khi đi vào hành chức
* Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Trên thực tế, cấu trúc ý nghĩa của từ không nhất thành bất biến mà luôn
luôn vận động và phát triển Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn Từ và từ
vựng học tiếng Việt [11, tr.162] cho rằng: Có rất nhiều nguyên nhân làm cho
một từ phát triển thêm các biến thể từ vựng - ngữ nghĩa, nhưng có thể quy vào các yếu tố cơ bản sau đây:
Một là, do sự biến đổi, phát triển không ngừng của đời sống
Hai là, do sự phát triển của nhận thức con người về thế giới
Ba là, do sự phát triển của hệ thống ngôn ngữ
Bốn là, tính quy ước của nghĩa
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Hiện tượng nhiều nghĩa là kết quả của sự chuyển biến ý nghĩa của từ Từ (đơn hoặc phức) lúc đầu mới xuất hiện đều chỉ
có một nghĩa biểu vật Sau một thời gian được sử dụng, nó có thể có thêm những nghĩa biểu vật mới Các nghĩa biểu vật mới xuất hiện ngày càng nhiều thì nghĩa biểu niệm của nó càng có khả năng biến đổi”[2, tr.147]
Từ các nguyên nhân dẫn đến sự chuyển nghĩa của từ, ngữ nghĩa học truyền thống đã phát hiện ra những quá trình phát triển ý nghĩa cơ bản mà ngữ nghĩa học hiện đại ngày nay không thể bác bỏ Theo các tác giả Nguyễn Thiện
Trang 22Giáp và Đỗ Hữu Châu, hiện tượng chuyển nghĩa của từ chủ yếu dựa vào hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ
Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự tương đồng giữa các sự vật
hiện tượng được so sánh với nhau So sánh bộ phận được gọi là “đầu” của con
người với bộ phận trên của cái van xe đạp, chúng ta thấy có một điểm chung
là “bộ phận phía trên, trước hết” Từ đó dẫn đến việc lấy tên gọi của bộ phận thân thể để biểu thị bộ phận của cái van Mặt khác, so sánh con vật với hàng người, đoàn người thấy cả hai đều có bộ phận trước, bộ phận sau, do đó đã lấy tên bộ phận trước hết của vật chỉ bộ phận trước hết của đoàn người, hàng
người… Cứ phân tích như vậy, sẽ thấy các nghĩa phái sinh của từ “đầu” đều
là kết quả của quá trình chuyển nghĩa ẩn dụ
Hoán dụ là hiện tượng chuyển tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hoặc hiện tượng khác dựa trên một mối quan hệ logic giữa các sự vật hiện tượng ấy Căn cứ vào tính chất của các quan hệ mà có thể chia ra làm nhiều loại hoán dụ khác nhau như: quan hệ giữa cái toàn thể và bộ phận, lấy không gian, địa điểm thay cho những người sống ở đó Ví dụ: “Nhà có 5
miệng ăn” lẽ ra là “nhà có 5 người ăn” Đây là kiểu hoán dụ theo quan hệ lấy
cái bộ phận thay cho toàn thể
Nhìn chung, ẩn dụ và hoán dụ thường liên hệ với các hiện tượng mở rộng và thu hẹp ý nghĩa Những ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng hay ẩn dụ căn
cứ vào sự giống nhau về chức năng đồng thời cũng là một quá trình mở rộng
ý nghĩa Hoán dụ thường liên hệ với hiện tượng thu hẹp ý nghĩa Ẩn dụ, hoán
dụ là phương thức cơ bản tạo nên nghĩa mới cho từ
* Từ đa nghĩa
Hiện tượng đa nghĩa là một hiện tượng phổ biến trong mọi ngôn ngữ Nói một cách đơn giản, đây là hiện tượng một đơn vị ngôn ngữ mà cấu tạo nội dung của nó có nhiều nghĩa khác nhau Điều này một mặt tạo ra tính đa dạng phong phú của ngôn ngữ Đây là hiện tượng biểu hiện một cách điển hình ở cấp độ từ vựng - ngữ nghĩa Ở cấp độ này hiện tượng đa nghĩa không
Trang 23chỉ bộc lộ gắn liền với đặc điểm của từ mà còn thể hiện đặc điểm cấu tạo và phát triển của hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa của ngôn ngữ
Chúng ta thấy rằng, một từ khi mới được xuất hiện nó chỉ có một nghĩa, tuy nhiên, theo dòng thời gian, nó tồn tại và vận động cùng với sự phát triển của xã hội đã trở thành nhiều nghĩa Sự xuất hiện nghĩa mới của từ luôn có quan hệ với sự vận động và phát triển giàu có, phong phú của thành phần từ vựng một ngôn ngữ Đây là quy luật, là kết quả của sự phát triển nghĩa của từ nói riêng và hệ thống từ vựng ngữ nghĩa nói chung Điều này trên thực tế, chúng ta có thể lý giải được vì sao ngôn ngữ luôn gắn liền với một nền văn minh, và nền văn minh tiên tiến thường có sự phát triển, mở rộng ngữ nghĩa của từ rất đa dạng Phát triển từ đa nghĩa còn là một biện pháp, một phương thức làm giàu vốn từ ngữ dân tộc Đa nghĩa là qui luật chung của ngôn ngữ nhân loại Việc tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt trong nội dung từ
đa nghĩa liên quan đến các dân tộc và cũng liên quan đến văn hoá và ngôn ngữ của mỗi địa phương, mỗi quốc gia Bởi lẽ, đặc điểm đa nghĩa của mỗi ngôn ngữ chính là sản phẩm sáng tạo là kết quả được tập thể, cộng đồng ngôn ngữ ấy hình thành nên
Cho đến nay đã có rất nhiều cách hiểu khác nhau về từ đa nghĩa từ vựng Chẳng hạn như tác giả O.C.Akhmanôva cho rằng:“Đa nghĩa là sự tồn tại ở từ một số nghĩa vốn thường xuất hiện do việc sử dụng từ và sự phát triển các nghĩa bóng của từ”[36, tr.305]
Tác giả Vũ Đức Nghiệu nhận định: Những từ mà có nghĩa biểu thị thuộc tính, đặc điểm khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại được gọi là từ đa nghĩa[4, tr.172]
Trên cơ sở phân tích, đánh giá quan điểm của một số học giả, Lê Quang Thiêm đã đưa ra quan niệm của mình về từ đa nghĩa như sau:“Từ đa nghĩa là
từ mà nội dung bao gồm một số nghĩa khác nhau, các nghĩa này lập thành một
hệ thống nằm trong các mối quan hệ liên kết với nhau, gồm một vài nét nghĩa chung và nhiều nét nghĩa loại biệt thường biểu thị các đối tượng khác nhau
Trang 24nhưng lại được đặt cơ sở trên một sự giống nhau về chức năng, hình thức hoặc thuộc tính nào đó của đối tượng”[36, tr.305]
+ Các kiểu nghĩa của từ đa nghĩa
Nghĩa của các từ đa nghĩa được tổ chức và sắp xếp theo cách thức và trật tự nhất định Việc phân loại nghĩa khác nhau của từ đa nghĩa giúp cho chúng ta tìm ra được mối quan hệ của chúng và từ đó có cơ sở hiểu rõ hơn nghĩa của từ
Trên cơ sở căn cứ vào tiêu chí nguồn gốc của nghĩa, nghĩa của từ đa nghĩa gồm có hai loại chính: nghĩa phái sinh và nghĩa gốc Nghĩa gốc chính là nghĩa đầu tiên, nghĩa vốn có của một từ Chính vì vậy, chúng ta thường khó giải thích được lý do và có thể nhận diện một cách độc lập không cần thông qua các nghĩa khác Ngược lại, nghĩa phái sinh có sau, được tạo thành từ nghĩa gốc nên chúng ta thường có lý do và được nhận ra thông qua nghĩa gốc của từ
Ví dụ, từ chân trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê [28, tr.125] có các nghĩa gốc và nghĩa phái sinh như sau:
1 Ngữ nghĩa gốc: Chân là bộ phận dưới cùng của cơ thể động vật và người, dùng để đi, đứng, chân được coi là biểu tượng hoạt động đi lại của con người (què chân, Vui chân đi quá xa, nước đến chân mới nhảy)
2 Nghĩa phái sinh: Chân của con người, biểu tượng của phận sự và cương vị của con người với tư cách là thành viên của một tổ chức (chân trong hội đồng quản trị, thiếu một chân (đánh bài), chân sào)
- Dựa vào khả năng tồn tại độc lập của từ, nghĩa của từ đa nghĩa gồm hai loại: nghĩa tự do và nghĩa hạn chế Nghĩa tự do là nghĩa được bộc lộ trong mọi hoàn cảnh, không lệ thuộc vào hoàn cảnh bắt buộc nào Nghĩa hạn chế là nghĩa chỉ xuất hiện trong một hoàn cảnh nhất định
- Dựa vào mối quan hệ định danh giữa từ và đối tượng, nghĩa của từ đa nghĩa gồm hai loại: nghĩa trực tiếp và nghĩa gián tiếp Nếu một nghĩa trực tiếp phản ánh đối tượng, làm cho từ gọi tên sự vật một cách trực tiếp thì đó là
Trang 25nghĩa trực tiếp (nghĩa đen) Còn nếu một nghĩa gián tiếp phản ánh đối tượng, làm cho từ gọi tên sự vật một cách gián tiếp (thông qua hình tượng hoặc nét đặc thù) thì đó là nghĩa gián tiếp (nghĩa bóng)
- Nghĩa của từ đa nghĩa được chia thành nghĩa thường trực và nghĩa không thường trực dựa vào tiêu chí nghĩa đang xét đã nằm trong cơ cấu chung
ổn định của nghĩa từ hay chưa Một nghĩa được coi là nghĩa thường trực nếu
nó đã đi vào cơ cấu chung ổn định của nghĩa từ và được nhận thức một cách
ổn định, như nhau trong các hoàn cảnh khác nhau Ngược lại, nếu có một nghĩa bất chợt nảy sinh trong một hoàn cảnh nào đó trong quá trình sử dụng, sáng tạo ngôn ngữ, nó chưa hề đi vào cơ cấu ổn định, vững chắc của nghĩa đó
là nghĩa không thường trực (nghĩa ngữ cảnh)
Trên đây là cách phân loại nghĩa của từ đa nghĩa thường gặp Mỗi tiêu chí khác nhau có hệ thống phân loại khác nhau Trong thực tế, từ đa nghĩa không chỉ có 2, 3 nghĩa mà có từ có rất nhiều nghĩa Nghĩa của từ đa nghĩa rất phong phú, đa dạng nên khi phân tích nghĩa theo thế lưỡng phân thường là sẽ
có một số nghĩa không được gọi tên mà bị gộp chung với một nghĩa nào đó khái quát hơn
1.3 Thành ngữ tiếng Việt
1.3.1 Khái niệm thành ngữ và thành ngữ tiếng Việt
Thành ngữ là một bộ phận quan trọng của ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng Đó là một đơn vị ngôn ngữ đặc biệt, tính đặc biệt nằm ở cấu trúc hình thái và ngữ nghĩa và nằm ở khả năng biểu đạt tinh tế những đặc trưng văn hóa tư duy của dân tộc sở hữu nó
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, vì thế ngôn ngữ khác nhau phản ảnh
tư duy của mỗi dân tộc khác nhau Trong đó, thành ngữ được xem là dấu ấn tư duy của mỗi dân tộc được đọng lại rõ nét nhất
Trong hệ thống ngôn ngữ, thành ngữ là bộ phận quan trọng gắn liền với
tư duy người bản ngữ, nó ẩn chứa những dấu ấn về văn hóa, phong tục tập quán của mỗi dân tộc Do đó nghĩa của thành ngữ có tính hình tượng và thường ngắn gọn, súc tích, và gợi cảm Tuy là ngắn gọn nhưng thành ngữ vẫn
Trang 26là cụm từ hoàn chỉnh về mặt cấu trúc và ý nghĩa Trong nghệ thuật, thành ngữ được xem là phương tiện phản ánh đắc dụng thể hiện sự tinh tế trong văn phong đời sống hàng ngày
Thành ngữ Việt Nam là một trong những kho tàng ngôn ngữ tiếng Việt Với số lượng đồ sộ, thành ngữ tiếng Việt từ lâu đã được các học giả quan tâm nghiên cứu Vì thế đã hình thành nên những quan điểm khác nhau về thành ngữ như sau:
- Quan điểm thứ nhất: Coi thành ngữ là đơn vị cố định về cấu trúc và
có nghĩa hoàn chỉnh Cụ thể:
Tác giả Nguyễn Văn Mệnh cho rằng: “Thành ngữ là đơn vị có nội dung giới thiệu, miêu tả một hình ảnh, một hiện tượng, một tính cách, một trạng thái Về mặt hình thức, tuyệt đại đa số chúng là những cụm từ cố định” [26, tr.11]
Theo Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học: Thành ngữ (idiom) là một tổ
hợp tương đối ít biến đổi trong thành phần cấu tạo, có tính chất của đơn vị trọn vẹn về nghĩa tương đương với cấu tạo của một từ có nghĩa từ vựng [43, 458]
- Quan điểm thứ hai: Chú trọng đến tính hình tượng của thành ngữ
Quan điểm này cho rằng "nghĩa của thành ngữ có tính hình tượng và gợi cảm" [4, tr.153-165]
Theo nhà nghiên cứu Hồ Lê thì: “Thành ngữ là cụm từ cố định hoàn
chỉnh về cấu trúc ngữ nghĩa, nghĩa của chúng có tính hình tượng và gợi cảm” [24, tr.77] Như vậy, Thành ngữ là cụm từ có tính nguyên khối về mặt ngữ
nghĩa - nó không nhằm diễn đạt một ý, một nhận xét như tục ngữ mà nhằm thể hiện một quan niệm dưới một hình thức sinh động, hàm súc,
- Quan điểm thứ ba: Coi thành ngữ là đơn vị của ngôn ngữ văn hóa
Tác giả Nguyễn Công Đức đã định nghĩa: “Thành ngữ là những cụm từ
cố định, là đơn vị có sẵn trong kho từ vựng, có chức năng định danh, gọi tên
Trang 27sự vật và phản ánh khái niệm một cách gợi tả bóng bảy; có hiệu năng trong giao tiếp và là đơn vị ngôn ngữ văn hóa.” [6, tr.34]
Tác giả Nguyễn Đức Dân cho rằng: Thành ngữ là những đơn vị ngôn ngữ ổn định về hình thức, phản ánh lối nói, lối suy nghĩ đặc thù dân tộc, phản
ánh khái niệm và hiện tượng.” [5] Ở đây tác giả tiếp cận về đặc tính văn hóa
dân tộc của thành ngữ tức trong mỗi thành ngữ không chỉ phản ánh sự vật hiện tượng mà còn thể hiện tư duy (suy nghĩ và diễn đạt) của mỗi dân tộc
- Quan điểm thứ tư: Chú trọng đến mặt sử dụng của thành ngữ
Tác giả Hoàng Văn Hành quan tâm đến phương diện ngữ dụng của thành ngữ, ông cho rằng: “Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững
về hình thái cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là khẩu ngữ” [13, 27]
Nguyễn Thiện Giáp cho rằng, để phân biệt thành với các đơn vị định danh khác thì căn cứ ở tính hình tượng "Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của thành ngữ" [12; tr.27] Và tác giả cũng chỉ rõ tính hình tượng của thành ngữ được xây dựng trên cơ sở của hiện tượng so sánh và ẩn dụ
Trong sự so sánh bao gồm ba yếu tố đó là: cái so sánh, cái được so sánh
và từ so sánh Ví dụ, thành ngữ: "Đen như củ súng" trong đó, đen là cái so sánh (A), củ súng là cái được so sánh (B), và từ "như" là từ so sánh Nên cấu trúc là
A như B
Về hiện tượng ẩn dụ trong thành ngữ, Nguyễn Thiện Giáp cho rằng:
"Các thành ngữ tiếng Việt được xây dựng trên cơ sở hiện tượng ẩn dụ toàn bộ
có số lượng nhiều hơn các thành ngữ so sánh" [12; tr.29]
Chúng ta bắt gặp rất nhiều thành ngữ ẩn, ví dụ: nước đổ lá khoai, chó ngáp phải ruồi, mẹ tròn con vuông, cả vú lấp miệng em, ngồi mát ăn bát vàng… Thực chất ẩn dụ cũng là một kiểu so sánh, nhưng là so sánh ngầm, trong đó chỉ có cái được so sánh tồn tại độc lập với tư cách một đơn vị ngôn ngữ
Trang 28- Quan điểm thứ năm: chú trọng về mặt hình thức ngữ âm của thành
ngữ tiếng Việt
Đại biểu cho quan điểm này, tác giả Nguyễn Văn Khang cho rằng:
“Thành ngữ là những cụm từ cố định, thường có vần điệu, được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, trong đó nghĩa không giải thích đơn giản bằng ý nghĩa của các từ cấu tạo nên nó” [20, tr.719]
Như vậy, khi nghiên cứu về ngôn ngữ tiếng Việt từ trước đến nay, trong đó đặc biệt là thành ngữ đã có nhiều quan điểm khác nhau Trên cơ sở
kế thừa những thành quả nghiên cứu của các học giả đi trước, luận văn đưa ra quan niệm:
Thành ngữ là những ngữ cố định được dùng để định danh cho các sự vật, hiện tượng, tính chất, hành động; có cấu trúc hình thái ổn định Thành ngữ có nội dung và hình thức khá hoàn chỉnh Nghĩa của thành ngữ có tình hình tượng, tính gợi cảm, tính biểu trưng hóa Thành ngữ là đơn vị ngôn ngữ văn hóa, thường có vần điệu, có phong cách khẩu ngữ
1.3.2 Đặc điểm của thành ngữ tiếng Việt
1.3.2.1 Về mặt cấu tạo và chức năng ngữ pháp
Về mặt cấu tạo, thành ngữ là loại cụm từ có tính cố định, chặt chẽ Tính
cố định của thành ngữ thể hiện ở chỗ thành phần từ vựng cấu tạo nên thành ngữ hầu như được giữ nguyên trong quá trình sử dụng Ví dụ: "hổ phụ sinh hổ tử" không thể đổi thành cọp phụ sinh cọp tử; hay khi so sánh "khuôn mặt trái xoan" thì không thể đổi thành "khuôn mặt quả xoan"… nghĩa là trong thành ngữ, không thể thêm bớt, thay thế hoặc cắt xén yếu tố nào trong lòng thành ngữ Nếu như cắt xén hoặc thêm bớt nó sẽ không đảm bảo tính hoàn chỉnh và trọn vẹn cũng như biểu trưng hóa
Về mặt từ vựng và cấu trúc, thành ngữ có tính cố định, ổn định do thói quen sử dụng Điều này xuất phát từ thói quen sử dụng của người bản ngữ Vốn dĩ ban đầu thành ngữ là những tổ hợp từ tự do, nhưng cùng với thời gian các tổ hợp này được sử dụng nhiều lần, lặp đi lặp lại cùng với sự chuyển di
Trang 29ngữ nghĩa như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ… đã tạo nên dạng ổn định của thành ngữ như ngày nay
Tuy nhiên, tính cố định và bền vững về hình thái cấu trúc của thành ngữ không phải là bất biến, bất di bất dịch Nghĩa là trong hoạt động giao tiếp, người
ta vẫn chấp nhận sự thay đổi nhất định trong việc sử dụng thành ngữ một cách
sáng tạo, linh hoạt Chẳng hạn, trong bài thơ “Bánh trôi nước” có viết:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Câu thơ trên, Hồ Xuân Hương không sử dụng trực tiếp thành ngữ ba
chìm bảy nổi mà chuyển thành bảy nổi ba chìm Việc dùng thành ngữ theo
cấu trúc đảo này, đã giúp cho nhịp điệu câu thơ trở nên hài hòa và uyển chuyển hơn
Đại thi hào Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều, thường sử dụng lối tách thành ngữ ra từng bộ phận và xen vào những yếu tố phụ để nhấn mạnh ý nghĩa của tục ngữ, thành ngữ hoặc để cho phù hợp với vần điệu của
câu thơ Ví dụ như các thành ngữ “tình sông nghĩa bể”, “khổ tận cam lai”,
“trong ấm ngoài êm” được “bẻ vụn đan cài vào” các câu thơ sau:
- “Một nhà sum họp trúc mai, Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông”
- “Tẻ vui bởi tại lòng này Hay là khổ tận đến ngày cam lai”
- “Nàng rằng: non nước xa khơi, Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm.”
Tính cố định, bền vững và tính uyển chuyển của thành ngữ trong sử dụng là hai mặt không hề mâu thuẫn, loại trừ nhau mà có tác dụng bổ sung cho nhau Chính điều này khiến cho kho tàng thành ngữ ngày càng được mở rộng, phong phú hơn do xuất hiện nhiều biến thể của một thành ngữ Bên
cạnh thành ngữ vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm còn có vắng chủ nhà gà bới
Trang 30bếp, hay các thành ngữ: Con một cha, nhà một nóc; Con có cha, nhà có nóc; Cha già nhà giột đều nói về vai trò của người cha trong gia đình…
Bên cạnh đó, thành ngữ có chức năng cấu tạo phát ngôn, nó có thể làm thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ, hoặc tham gia làm thành phần phụ của phát ngôn Khi làm thành phần phụ, thành ngữ có khả năng làm trạng ngữ chủ yếu là trạng ngữ cách thức và trạng ngữ thời gian Trường hợp thành phần phụ của cụm từ, thành ngữ xuất hiện với tư cách là bổ ngữ, là định ngữ Sau
đây là một số ví dụ thành ngữ đảm nhận các chức vụ cú pháp trong phát ngôn:
– Lên voi xuống chó là quy luật thường tình của cuộc sống -> thành ngữ
làm chủ ngữ
– Là con gái như tôi chân yếu tay mềm lắm, không làm được những việc khuân vác nặng nhọc -> thành ngữ làm vị ngữ
– Con giun xéo mãi cũng quằn, tôi không còn chịu đựng được nữa, tiền
làm bao nhiêu người ta cũng trấn lột hết -> thành ngữ làm trạng ngữ chỉ cách thức
– Ngày đầu năm mới, người ta thăm hỏi chúc tết nhau, không nên mắng
chó chửi mèo, không hốt rác, rồi trồng nêu, vạch vôi vẽ cung tên, chẳng qua
chỉ để hi vọng năm sắp tới, bản thân mình, gia đình mình khoẻ mạnh hơn, vui tươi hơn -> thành ngữ làm bổ ngữ
Như vậy, về mặt ngữ pháp, thành ngữ là đơn vị tương đương với từ và dùng để cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ lớn hơn
1.3.2.2 Về nội dung ngữ nghĩa
Có thể nhận thấy trong các công trình nghiên cứu về từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt nói chung, về thành ngữ tiếng Việt nói riêng, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã đi đến một số điểm khá thống nhất căn bản về nghĩa của thành ngữ Đặc trưng nổi bật về ngữ nghĩa của thành ngữ là có tính hoàn chỉnh, bóng bẩy và tính gợi cảm cao Nghĩa của thành ngữ không phải là nghĩa đen của các yếu tố cấu thành cộng lại mà là nghĩa bóng, nghĩa toàn khối Nghĩa này được suy ra trên cơ sở nghĩa của các yếu tố cấu thành Mỗi thành ngữ là
Trang 31một đơn vị hoàn chỉnh về mặt ý nghĩa, diễn đạt tương đối trọn vẹn một khái niệm hay một hiện tượng trong đời sống xã hội Nghĩa của một thành ngữ không phải là sự cộng gộp ý nghĩa của các yếu tố trong thành ngữ một cách máy móc Chẳng hạn, nghĩa của thành ngữ “Mía sâu có đốt, nhà dột có nơi:” không phải đề cập đến việc cây mía và căn nhà mà ý nghĩa của nó là nói đến việc trong xã hội có người xấu, người tốt, tùy nơi chỗ bị hư hỏng, đó là điều
bình thường Hay thành ngữ kén cá chọn canh không có nghĩa là "kén chọn cá
ngon, canh ngọt trong ăn uống" mà dùng để chỉ người phụ nữ "kén chọn
chồng quá kĩ do cầu kì hoặc khó tính" Hoặc thành ngữ chó ngáp phải ruồi
không phải nói về sự tình một con chó ngáp đớp phải con ruồi, mà dùng để
"ví những trường hợp không có tài năng, chỉ nhờ may mắn hiếm có mà đạt được cái gì" Chính đặc điểm ngữ nghĩa này được gọi là "tính thành ngữ" của
ý nghĩa các từ ghép và các cụm từ cố định nói chung
Nghĩa của thành ngữ là kết quả của quá trình biểu trưng hóa Quá trình biểu trưng được thực hiện theo con đường liên tưởng tương đồng hoặc tương cận Theo con đường tương đồng, ta có các thành ngữ ẩn dụ hoặc so sánh, theo con đường tương cận ta có các thành ngữ hoán dụ
Trong thành ngữ, các yếu tố tham gia có giá trị như một nét tín hiệu thẩm mỹ Nghĩa của thành ngữ rút ra trên cơ sở khái quát hóa, trừu tượng hóa của tín hiệu này Bản chất của sự việc đưa ra mới là nghĩa của thành ngữ Vì vậy, cùng một nghĩa, có thể có nhiều thành ngữ khác nhau Ví dụ như các
thành ngữ: chó ngáp phải ruồi; buồn ngủ gặp chiếu manh; chuột sa chĩnh
gạo… cùng có ý nghĩa chỉ sự may mắn Đó là lí do vì sao nói thành ngữ có
tính chỉnh thể hình tượng Nhờ tính chỉnh thể hình tượng mà thành ngữ trở thành một phương tiện diễn đạt độc đáo
Trang 32yêu kiều của người phụ nữ, nhưng nó không nêu lên được một nhận xét, một lời khuyên hay một sự phê phán nào cả Vì thế, dù được diễn đạt một cách bóng bảy, có hình ảnh (chức năng thẩm mỹ), thành ngữ trên không mang lại cho người ta một hiểu biết về cuộc sống và một bài học nào về quan hệ con người trong xã hội (chức năng nhận thức và chức năng giáo dục) Thành ngữ thuộc về ngôn ngữ Cho nên, nó xuất hiện trong phát ngôn với chức năng miêu tả, góp phần làm cho phát ngôn trở nên hình ảnh, đặc biệt là trong tác phẩm văn chương Bởi vậy mà thành ngữ thường được dùng trong cách diễn đạt có ngụ ý: nhấn mạnh, cường điệu, bóng gió, hoa mĩ, và không dùng trong các lối diễn đạt thông thường
Thành ngữ diễn đạt khái niệm nên chức năng của thành ngữ là định danh chứ không phải chức năng thông báo Trong ngôn ngữ, chức năng định danh được thực hiện bằng các từ ngữ, cho nên việc sáng tạo thành ngữ về thực chất là một trong những hình thức sáng tạo từ ngữ để đáp ứng yêu cầu đặt tên cho những sự vật, hiện tượng mới
1.3.2.4 Về mặt ngữ âm
Ngữ âm của thành ngữ trước hết thể hiện ở số lượng âm tiết trong thành ngữ bao giờ cũng là âm tiết chẵn (khoảng 90% thành ngữ là 4 âm tiết) Bên cạnh đó các âm tiết được ghép kết để tạo thành thành ngữ phải dựa theo luật
hài âm
+ Lặp âm: yếu tố đầu vế 1 trùng với yếu tố đầu vế 2
Ví dụ: Ba cọc ba đồng, Bán tín bán nghi, biết người biết ta, trăm trận
Trang 33Ví dụ: Mẹ tròn con vuông, Quỷ tha ma bắt, Được voi đòi tiên…
+ Nhịp điệu sóng đôi: Nhịp song hành tạo nên tiết tấu nhấn mạnh, dễ nhớ
Ví dụ: Tay bắt//mặt mừng, trống đánh xuôi//kèn thổi ngược, ông nói
gà//bà nói vịt…
Ngoài ra, thành ngữ thường có vần lưng Ví dụ: Nhà không chủ như tủ
không khoá; Nhà hàng nói thách, làm khách trả rẻ; Nhà dột, cột xiêu; Nhà có ngạch, vách có tai; Làm sui một nhà, làm gia cả họ…
1.2.3 Phân loại thành ngữ tiếng Việt
Thành ngữ tiếng Việt được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau Có tác giả phân chia thành ngữ theo tiêu chí nguồn gốc xuất xứ; có tác giả phân chia thành ngữ theo ngữ nghĩa, và cũng có tác giả phân chia thành ngữ theo đặc điểm cấu trúc
Với tiêu chí nguồn gốc xuất xứ, các tác giả Nguyễn Văn Tu [41], Nguyễn Lực, Lương Văn Đang [25] đã phân chia thành ngữ tiếng Việt thành bốn loại cơ bản sau đây:
Một là, những thành ngữ là tổ hợp từ cố định Các từ kết hợp thành một
khối vững chắc, hoàn chỉnh Các từ trong tổ hợp đã mất tính độc lập về nghĩa khi kết hợp với nhau Các thành ngữ loại này có ý nghĩa khác với nghĩa của
các thành tố gộp lại Thí dụ: “Mẹ tròn con vuông”, “Ngã vào võng đào”
Hai là, những thành ngữ vốn là tổ hợp từ tự do được cố định hóa trong
quá trình phát triển của lịch sử Phần lớn các thành ngữ loại này không có tính chất điển cố Hình tượng ý nghĩa mà thành ngữ nêu lên chủ yếu ý nghĩa miêu
tả hiện có của nó Thí dụ: “già kén kẹn hom”
Ba là, những thành ngữ mang tính chất điển cố, điển tích Ví dụ: “lá
thắm chỉ hồng”, “chàng Ngưu ả Chức”
Bốn là, những thành ngữ được hình thành từ tiến trình lịch sử đất nước
ta Thí dụ: “con Hồng cháu Lạc”
Dựa trên cơ chế cấu tạo cấu trúc, Nguyễn Thiện Giáp [8] phân chia thành ngữ tiếng Việt thành hai loại: thành ngữ hợp kết và thành ngữ hòa kết
Trang 34Thành ngữ hợp kết có cơ chế cấu tạo là “một yếu tố biểu thị thuộc tính chung của đối tượng và một yếu tố biểu thị thuộc tính riêng của đối tượng; hoặc là
sự kết hợp của hai thành tố nghĩa biểu thị những mặt riêng của một đối tượng
chung hơn cần biểu đạt” Ví dụ: “Mẹ góa con côi”, “ông chằng bà chuộc”,
“đầu bạc răng long” Còn về thành ngữ hòa kết, nghĩa của nó được hình
thành trên cơ sở của một ẩn dụ toàn bộ Tất cả các từ làm nên thành ngữ hòa kết cùng hòa vào với nhau tạo ra nghĩa mới cho thành ngữ ấy
Ví dụ: “Đũa mốc chòi mâm son”, “tan cửa nát nhà”
Dựa trên phương thức tạo nghĩa, tác giả Hoàng Văn Hành [13] phân chia thành ngữ tiếng Việt thành hai loại: thành ngữ so sánh và thành ngữ miêu
tả ẩn dụ Thành ngữ so sánh được nhận diện khá nhiều trong thành ngữ tiếng Việt nói chung và thành ngữ về quan hệ tình yêu, hôn nhân, gia đình nói
riêng Đây là loại thành ngữ sử dụng cấu trúc so sánh Ví dụ: “Mê như điếu
đổ”, “chị em dâu như bầu nước lã” Thành ngữ miêu tả ẩn dụ là thành ngữ
mà ý nghĩa của nó là nghĩa bóng, nghĩa biểu trưng Khi thành ngữ xuất hiện trong phát ngôn với chức năng miêu tả sẽ góp phần làm cho phát ngôn trở nên
hình ảnh hơn, mang ý nghĩa sâu sắc hơn Ví dụ: “Cơm dẻo canh ngọt”, “có
nếp có tẻ”, “chăn đơn gối chiếc”
Như vậy, có thể thấy rõ là thành ngữ tiếng Việt đã được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ phân chia ra nhiều kiểu loại từ các bình diện nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên, điểm chung lại, từ góc độ cấu trúc, thành ngữ tiếng Việt được phân chia thành ba loại chính: thành ngữ có cấu trúc đối xứng, thành ngữ có cấu trúc phi đối xứng và thành ngữ có cấu trúc so sánh; từ góc độ ngữ nghĩa, thành ngữ tiếng Việt được nghiên cứu với phép chuyển nghĩa ẩn dụ và
hoán dụ
Trang 35vỡ bất kỳ lúc nào Chính vì vậy, sự phát triển nghĩa của từ cũng như thành ngữ là sự thật thực hiển nhiên trong ngôn ngữ Theo quan niệm truyền thống, có hai khuynh hướng biến đổi: phát triển nghĩa và mất nghĩa Trên thực tế, bất kỳ một nghĩa nào đó đã xuất hiện, một cách tiềm năng, đều có khả năng tái hiện ở những lần sau Vì thế nếu một nghĩa nào đó không may
bị mất đi, thì nó vẫn có khả năng được sử dụng trở lại, bởi cái nghĩa ban đầu bao giờ cũng là cái được con người dễ nhận diện nhất, được con người duy trì bảo hộ nhiều nhất Vì thế, biến đổi nghĩa cũng là phát triển nghĩa
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ tạo nên hiện tượng đa nghĩa từ vựng
Có hai con đường chuyển nghĩa cơ bản là mở rộng nghĩa hoặc thu hẹp nghĩa, thường được thực hiện thông qua ẩn dụ hoặc hoán dụ Trong từ đa nghĩa, giữa nghĩa gốc của từ với các nghĩa chuyển luôn có mối liên hệ nhất định về nghĩa, tuy nhiên, các nghĩa phái sinh thường vận động theo hướng ngày càng xa rời nghĩa gốc và trong những trường hợp cụ thể, giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển còn xảy ra hiện tượng chuyển loại
Đây là những tiền đề lý luận cơ bản giúp chúng tôi triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu trong chương 2 và chương 3 của luận văn
Trang 36Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ “NHÀ” VÀ "CỬA"
2.1 Ngữ nghĩa của từ “nhà”
2.1.1 Nghĩa gốc của từ “nhà”
Văn hóa sinh hoạt truyền thống mang nét tự nhiên, được hình thành trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, thể hiện tính đặc trưng riêng của mỗi quốc gia, dân tộc Đối với người Việt Nam, “nhà” không chỉ đơn thuần là nét văn hóa về vật chất, một hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cá nhân, cộng đồng, mà còn phản ánh góc độ về văn hóa, phản ánh về tiếng nói, tâm hồn con người Việt Thông qua ngôi nhà, người ta có thể hiểu được nét văn hóa, trình
độ văn hóa, phong tục, tập quán, triết lý nhân sinh và cả đời sống tâm linh của từng gia đình, cộng đồng và rộng hơn nữa là cả một địa phương, dân tộc và quốc gia Nếu như cái ăn đóng vai trò duy trì sự sống của con người, thì “cái
ở” thể hiện rõ vai trò là cách sống, phong cách sống
Trong Từ điển Tiếng Việt (2010) của Hoàng Phê (chủ biên) đã khái quát từ “nhà” (danh từ) là một từ đa nghĩa gồm có 9 nghĩa (nghĩa gốc và các nghĩa phái sinh) như sau:
1 Công trình xây dựng có mái, có tường vách để ở hay để dùng vào một việc nào đó Đó là: nhà ở, nhà ngói, nhà cao tầng, nhà kho, khu nhà của hội chợ
2 Chỗ ở riêng, thường cùng với gia đình: Nhà ở xa, dọn nhà đi nơi khác, mẹ vắng nhà (hiện không có mặt ở nhà)
3 Tập hợp người có quan hệ gia đình ở trong một nhà, gia đình: Nhà có ba người, việc nhà, nhớ nhà, nhà nghèo, con nhà lính - tính nhà quan (thành ngữ)
4 Tập hợp những vua cùng một dòng họ kế tiếp nhau trị vì: Nhà Lý đổ, nhà Trần lên thay, thời nhà Lê
Trang 375 Từ dùng để chỉ vợ hay chồng mình khi nói với người khác hoặc vợ
chồng dùng để gọi nhau trong đối thoại Nhà tôi đi vắng, nhà giúp tôi một tay
(khẩu ngữ)
6 Từ dùng trong đối thoại để chỉ cá nhân người khác một cách thân mật
hoặc với ý coi thường: Nhà Xoan mới cho một ít chè, ai cho nhà chị vào đây
7 Người hoặc những gì có quan hệ rất gần gũi, thuộc về hoặc coi như
thuộc về gia đình mình, tập thể mình (dùng phụ sau danh từ) Anh em nhà, xã
nhà, vườn rau nhà
8 Thú vật đã được thuần dưỡng (dùng để phân biệt với thú vật sống
hoang): Trâu rừng dữ hơn trâu nhà
9 Dùng trong một số tổ hợp, trước danh từ, chỉ người chuyên một
ngành nghề, một lĩnh vực hoạt động nào đó, đạt trình độ nhất định Nhà khoa
học, nhà quân sự, nhà báo, nhà sư [28, tr.699-700]
Như vậy, về mặt ngữ nghĩa gốc, “nhà” chính là công trình xây dựng có mái, có tường bao quanh với mục đích dùng để ở, để sinh hoạt văn hoá, xã hội, hay là nơi che chở, cất giữ vật chất phục vụ cho chính các hoạt động cá nhân và cộng đồng trong xã hội, nhà cũng là nơi cư trú, trú ẩn
Trong quan điểm của người Việt, nhà được bố trí hài hòa với tự nhiên mặc dù có bố cục phân tán, ví dụ như các dãy nhà phụ tách ra khỏi nhà chính, giữa các dãy nhà được nối với nhau bởi các khoảng sân vườn, cầu nối, hàng hiên tuy vào điều kiện tự nhiên, phương thức sinh hoạt của mỗi vùng khác nhau trên cả nước mà ngôi nhà ở những vùng miền cũng có sự khác nhau Có thể nhận thấy, ở khu vực miền Bắc và miền Trung thường có gió Nam và Đông Nam, vì vậy ngôi nhà cũng phải được thiết kế để đối phó với các hướng
gió đó (dân gian thường có câu thành ngữ vợ hiền hoà, nhà hướng nam) và
kết hợp với một số loại cây trồng phù hợp để quá trình cư trú được thuận lợi
(trước cau, sau chuối)
Ngược lại, ở khu vực Nam bố, khí hậu mát mẻ quanh năm nên thường đơn giản hơn trong việc xây nhà và linh hoạt trong cách thức tổ chức, gian
Trang 38nhà chính có thể không theo nguyên tắc nhà nước Nam, mà quay mặt về
hướng trục giao thông, hàng hiên thiết lập xung quanh (4 mặt) như là không gian đệm chuyển nối giữa trong nhà và ngoài trời, đồng thời cũng là không gian sinh hoạt hằng ngày Hàng hiên nhà ở Bắc bộ kéo dài suốt mặt trước, trong khi nhà ở Trung bộ chỉ chiếm một phần các gian giữa tính tư hữu của ngôi nhà được thể hiện bằng ranh giới tường rào và cổng ngõ, quy định phạm
vi sử dụng riêng của từng gia đình Tuy nhiên sự ngăn cách này cũng mang tính ước lệ, không cản trở giao tiếp giữa xóm giềng với nhau
Đối với người Việt, “nhà” đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, nó cũng là bộ mặt của một gia đình, dòng tộc, quê hương và cũng hàm chứa những ý nghĩa triết lý của cuộc sống Trong tâm thức của người Việt, nhà là nơi ngập tràn tình yêu thương giữa mọi thành viên trong gia đình Không có chỗ cho sự vụ lợi, không có chỗ cho sự ganh ghét, nghi ngờ lẫn nhau như ở ngoài xã hội, không có chỗ cho sự giả tạo Nhà là nơi gắn kết mọi thành viên trong gia đình bằng tình yêu thương, bằng những tiếng cười và và bằng sự bình yên mà không ở đâu khác có được Nhà cũng là nơi tình yêu bắt đầu, không chỉ là tình yêu giữa vợ chồng, mà đó còn là tình yêu của bố mẹ dành cho con cái, tình yêu của ông bà dành cho cháu, tình yêu của anh chị em dành cho nhau, tình yêu với mọi đồ vật dù nhỏ bé trong gia đình Những tình yêu thương vô điều kiện, giản dị nhưng lớn lên từng ngày trong trái tim mỗi người Điều đó rất dễ hiểu khi ai đi xa, người ta thường nói: “không nơi đâu bằng nhà mình” Ý nghĩa của từ “nhà” là vô cùng đa dạng và sâu sắc
Có thể nói “nhà” phản ánh đặc trưng văn hóa dân tộc vô cùng rõ nét Ngôi nhà vừa mang nét riêng của đời sống gia đình vừa thể hiện tính cộng đồng xã hội, vừa nói lên triết lý về đạo sống, đồng thời nó cũng phản chiếu phép tắc xã hội Từ ngôi nhà, văn hóa gia đình trở thành một giá trị văn hóa của mỗi làng, mỗi vùng và rộng hơn là của cả dân tộc
Trang 392.1.2 Sự phát triển nghĩa của từ “nhà”
Như đã đề cập ở trên, sự phát triển của xã hội làm cho ngôn ngữ cũng
có sự biến đổi Ngoài nghĩa gốc "nguyên bản", các từ trong tiếng Việt cũng có
sự phát triển khác nhau Do đó, từ “nhà” mang nhiều ý nghĩa khác nhau, song
cơ bản là chỉ “nơi ở”, “người có cùng huyết thống”, “cùng chung sống và có quan hệ gần gũi”, đồng thời nó cũng mang ý nghĩa chỉ vật nuôi gia súc, gia cầm, như “lợn rừng, lợn nhà”
Cùng với sự phát triển của xã hội, trong quá trình sử dụng khi đi vào ngôn bản và trong từng hoàn cảnh cụ thể Nhóm từ nói về “nhà” được sử dụng khá linh hoạt cho phù hợp với từng hoàn cảnh nhằm mang lại giá trị biểu cảm riêng Các nét nghĩa được mở rộng và theo thời gian các nét nghĩa phái sinh mới được hình thành và ngày càng phong phú, làm giàu cho hệ thống từ vựng của tiếng Việt Điều đó cho thấy, quá trình vận động và phát triển nghĩa của
từ “nhà” khá mạnh mẽ
Trong quá trình phát triển ngữ nghĩa, việc tạo ra từ ngữ hoàn toàn mới
là ít hơn nhiều so với việc tạo ra từ ngữ mới từ những yếu tố có sẵn theo hai phương thức ghép và láy Trong hai phương thức này, phương thức ghép có sức sản sinh cao hơn
Ví dụ: Nhà + gỗ = nhà gỗ; nhà gỗ + Lim + Nhà gỗ Lim
Nhà + văn = nhà văn; nhà văn + hóa = Nhà văn hóa
Ngày nay từ “nhà” cũng thường dùng để chỉ những người có chuyên môn (thường là sâu hoặc cao) về một lĩnh vực, ví dụ: "nhà nho", “nhà binh”, “nhà kinh doanh”, “nhà toán học”, “nhà tư tưởng”, “nhà bác học”,
“nhà khoa học” Nhà cũng được gép với các từ khác để xưng, gọi một người được trọng vọng như: “nhà vua”, “nhà tu hành” “nhà sư” Ngoài ra nhiều từ trong tiếng việt có nguồn gốc từ chữ Hán và dùng âm Hán Việt như “gia súc”, “gia cầm”, “gia sư”, “gia quyến”, “gia tộc”, “gia đình”, “gia đinh”, “gia sản”, “nho gia”, “pháp gia” Ngoài ra nó còn dùng để chỉ tính chất hay phong cách đặc trưng, tình trạng chung của các thành viên trong
Trang 40nhà, như: “nhà nghèo”, “Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh” (Tục ngữ) Dùng để chỉ sự sở hữu “Cái cò cái vạc cái nông, sao mày giẵm
lúa nhà ông hỡi cò”
Sự phát triển nghĩa của từ nhà làm cho nó có nhiều nghĩa Trong số các nghĩa đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển Sự chuyển nghĩa đó có thể có
mặt cả hai phương thức ẩn dụ hoặc hoán dụ Ví dụ như câu
“Một nhà sum họp trúc mai
Càng sâu nghĩa bể càng dày tình sông”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Từ “nhà” trong câu “một nhà sum họp trúc mai” không còn mang nghĩa trực tiếp là nơi để ở, tức là “vật chứa” mà mang nghĩa hoán dụ với nghĩa “những người trong gia đình”, tức là những người “được chứa đựng trong cái nhà”
Chữ “nhà” rất quen thuộc với tất cả mọi người Việt Nam Vì vậy mà từ
“nhà” rất phong phú và nhiều nghĩa Trong tâm khảm của người Việt, nhà là điểm tựa của quê hương, điểm tựa của đời sống Mỗi dịp tết đến xuân về, có
lẽ từ “nhà” là từ thân thương và ai ai cũng hướng tới nhiều hơn cả Vì dịp tết, mọi người xa quê đều mong muốn được trở về nhà để đoàn tụ cùng gia đình
và dường như từ “nhà” là cả một gia đình Nhà có thể phân hóa thành nhà giàu, nhà nghèo, nhà ngói, nhà lim, nhà rạ nhưng là nơi mỗi người muốn trở
về, ở đó có mẹ, có cha, có vợ chồng, anh em, có kí ức của tuổi thơ
Hiện nay, trong nhịp sống hiện đại, trước sự phát triển mau lẹ của xã
hội, thì câu chuyện “nhà quê”, và “quê nhà” tưởng nhỏ mà không nhỏ Tác
giả Phạm Quang Long, nguyên là cán bộ Sở Văn hóa Thông tin thành phố Hà Nội chia sẻ: “Là trai nông thôn, học xong làm việc ở thành thị, lấy vợ là người
Hà Nội, công việc, con cái ổn cả, nhà cửa chẳng sang trọng gì nhưng cũng đủ
để sống một cuộc sống yên ổn mà sao những suy nghĩ về quê cứ luôn thấp thỏm trong tôi? Trước đây, thỉnh thoảng vợ và con vẫn đùa: "Bố nhà quê lắm" Tôi hiểu, đó như một lời chê Thì tôi vốn là người nhà quê, không quê