1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Ẩn dụ tu từ bổ sung trong một số tác phẩm thơ mang đương đại Việt Nam

146 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ẩn Dụ Tu Từ Bổ Sung Trong Một Số Tác Phẩm Thơ Mang Đương Đại Việt Nam
Tác giả Bùi Thị Yến
Người hướng dẫn GS. TS Nguyễn Văn Khang
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Việt Nam
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 886,76 KB

Nội dung

Đến nay, ẩn dụ bổ sung vẫn tiếp tục được vận dụng độc đáo và sáng tạo với nhiều nét mới, thể hiện trong các tác phẩm thơ đương đại Việt Nam đặc biệt là thơ mạng, gắn liền với tên tuổi củ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

–––––––––––––––––––

BÙI THỊ YẾN

ẨN DỤ TU TỪ BỔ SUNG TRONG MỘT SỐ

TÁC PHẨM THƠ MẠNG ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

HẢI PHÒNG - 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

––––––––––––––––

BÙI THỊ YẾN

ẨN DỤ TU TỪ BỔ SUNG TRONG MỘT SỐ

TÁC PHẨM THƠ MẠNG ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM

MÃ SỐ: 8.22.01.02

Người hướng dẫn khoa học: GS TS Nguyễn Văn Khang

HẢI PHÕNG - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công

bố trong bất kì công trình nào khác Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc

Hải Phòng, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Bùi Thị Yến

Trang 4

Gia đình - những người luôn giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất;

Quí Thầy, Cô giảng dạy chuyên ngành Ngôn ngữ học Việt Nam khóa 8 tại trường Đại học Hải Phòng, những người đã hết lòng truyền đạt kiến thức

và những kinh nghiệm quí báu cho chúng tôi;

Thầy giáo, GS.TS Nguyễn Văn Khang, người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp;

Các anh chị học viên trong lớp Cao học Ngôn ngữ Việt Nam khóa 8 và các bạn đồng nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tài liệu cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này;

Cuối cùng xin kính chúc sức khỏe quí thầy cô, gia đình và các anh chị học viên

Hải Phòng, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Bùi Thị Yến

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do lựa chọn đề tài 1

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

3 Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng, phạm vi và nguồn tư liệu 6

5 Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp của đề tài 7

7 Cấu trúc của luận văn 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 9

1.1 Khái quát về vấn đề ẩn dụ trong ngôn ngữ học 9

1.1.1 Nhận xét chung 9

1.1.2 Những quan niệm và cách lí giải ẩn dụ trong ngôn ngữ học 12

1.2 Ẩn dụ và ẩn dụ bổ sung theo góc nhìn của tu từ học và phong cách học 15

1.2.1 Định nghĩa ẩn dụ và ẩn dụ bổ sung 15

1.2.2 Cách lí giải cơ chế ẩn dụ bổ sung 17

1.3 Đôi nét về thơ mạng đương đại Việt Nam và một số cây bút thơ mạng 23

1.3.1 Đôi nét về thơ Vi Thùy Linh 24

1.3.2 Đôi nét về thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh 25

1.3.3 Đôi nét về thơ Nguyễn Thiên Ngân 26

Tiểu kết chương 1 28

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CÁC KIỂU ẨN DỤ BỔ SUNG TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM THƠ MẠNG ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM 29

Trang 6

(Qua một số tác phẩm thơ của ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Nguyễn Thế Hoàng Linh

và Nguyễn Thiên Ngân) 29

2.1 Giới hạn khảo sát 29

2.2 Đặc điểm về cấu trúc- ngữ nghĩa của ẩn dụng bổ sung trong một số tác phẩm thơ đương đại qua ba trường hợp Vi Thùy Linh, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Nguyễn Thiên Ngân 31

2.2.1 Các tiêu chí cấu trúc - ngữ nghĩa 31

2.2.2 Đặc điểm về cấu trúc - ngữ nghĩa 32

2.3 Đặc điểm về khả năng kết hợp của ẩn dụng bổ sung trong một số tác phẩm thơ đương đại qua ba trường hợp Vi Thùy Linh, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Nguyễn Thiên Ngân 41

2.3.1 Giới hạn khảo sát 41

2.3.2 Các kiểu kết hợp các yếu tố ngôn ngữ 41

Tiểu kết chương 2 46

CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT VÀ HIỆU QUẢ TU TỪ CỦA ẨN DỤ BỔ SUNG TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM THƠ MẠNG ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM (Qua một số tác phẩm thơ của ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Nguyễn Thế Hoàng Linh và Nguyễn Thiên Ngân) 48

3.1 Đặt vấn đề 48

3.2 Giá trị biểu đạt của ẩn dụ bổ sung 49

3.2.1 Giá trị lựa chọn các kiểu ẩn dụ bổ sung 49

3.2.2 Giá trị kết hợp trong ngữ cảnh và sự đa dạng về mặt kết hợp 52

3.2.3 Tạo cảm xúc và cảm hứng thẩm mĩ 59

3.2.4 Hiệu quả tu từ của ẩn dụ bổ sung 61

3.3 Ẩn dụ bổ sung như là một nhân tố phong cách nghệ thuật 70

3.3.1 Ẩn dụ bổ sung như là một nhân tố phong cách trong thơ Vi Thùy Linh 71

3.3.2 Ẩn dụ bổ sung như là một nhân tố phong cách trong thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh 75

Trang 7

3.3.3 Ẩn dụ bổ sung như là một nhân tố phong cách trong thơ Nguyễn Thiên

Ngân 79

Tiểu kết chương 3 82

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHỤ LỤC 1

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

2.1 Kết quả thống kê phân loại ẩn dụ bổ sung theo tiêu

chí cấu trúc - ngữ nghĩa 33

2.2 Kết quả thống kê phân loại ẩn dụ bổ sung theo tiêu

chí kết hợp từ loại 40

2.3 Kết quả khảo sát ẩn dụ bổ sung căn cứ vào sự có

mặt hoặc vắng mặt của ĐTCG trong kết hợp 43

3.1 Các kiểu loại ẩn dụ bổ sung trong thơ Vi Thùy

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lí do lựa chọn đề tài

1.1 Ẩn dụ từ lâu đã được các nhà ngôn ngữ học quan tâm, nghiên cứu Thông thường ẩn dụ được hiểu là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt Đây là cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có sự tương đồng hay giống

nhau Có thể xem so sánh ngầm là quy trình cơ bản để hiểu về ẩn dụ

1.2 Đối với các tác phẩm văn chương, ẩn dụ giúp cho các nhà văn, nhà thơ đạt hiệu quả cao trong việc phác nên bức tranh nghệ thuật ngôn từ đồng thời tạo nên những hình tượng thẩm mĩ cho tác phẩm Ẩn dụ chính là phương thức chính để xây dựng tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương Tìm hiểu về ẩn dụ trong các tác phẩm văn học là một phương pháp khoa học để giải mã giá trị cách mạng trong thơ ca, đồng thời là một bước khảo nghiệm lý thú giữa ẩn dụ ngôn ngữ và ẩn dụ thi ca

1.3 Ẩn dụ tu từ bổ sung (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) được sử dụng rất nhiều trong thơ ca, đặc biệt trong phong trào thơ Mới những năm đầu thập niên 1930 Đến nay, ẩn dụ bổ sung vẫn tiếp tục được vận dụng độc đáo và sáng tạo với nhiều nét mới, thể hiện trong các tác phẩm thơ đương đại Việt Nam đặc biệt là thơ mạng, gắn liền với tên tuổi của một số tác giả như: Nguyễn Thế Hoàng Linh, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Nguyễn Phong Việt, Nguyễn Thị Việt Hà, Nguyễn Thiên Ngân…Đó là những tác giả trẻ mang hơi thở của cuộc sống mới, cuộc sống hiện đại vào trong những trang thơ Tìm hiểu ẩn dụ tu từ bổ sung trong một số tác phẩm thơ mạng đương đại Việt Nam chính là tìm hiểu những đặc điểm cụ thể về ngôn ngữ để thấy được những đặc điểm về nội dung ẩn chứa trong từng tác phẩm, qua đó đánh giá được những đóng góp không thể phủ nhận của thơ mạng đương đại vào quá trình phát triển nền thơ ca Việt

Trang 11

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn: "Ẩn dụ tu từ bổ sung

trong một số tác phẩm thơ mạng đương đại Việt Nam" là đề tài nghiên cứu

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Những nghiên cứu về ẩn dụ trong thơ ca

Ẩn dụ là một hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt và khá phổ biến trong giao tiếp bằng tiếng Việt Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thường xem xét ẩn dụ từ góc độ từ vựng - ngữ nghĩa hoặc từ góc độ những phạm trù phong cách học ngôn ngữ Ẩn dụ đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học như các tác giả: Đỗ Hữu Châu (1962), Cù Đình Tú (1983), Đinh Trọng Lạc (1968), Nguyễn Thái Hòa (1993), Nguyễn Thiện Giáp (1996), …

Khi nghiên cứu về ẩn dụ phải kể đến các công trình khoa học của một số

tác giả như: Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu, Nguyễn Huệ Yên, Luận văn Thạc

sĩ, Đại học Thái Nguyên, năm 2008; Ẩn dụ tu từ trong một số tác phẩm văn

học được giảng dạy ở bậc phổ thông cơ sở dưới ánh sáng của ký hiệu học,

Nguyễn Thị Duyên, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại KHXH và Nhân văn - Đại

học Quốc gia Hà Nội, năm 2000; Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng

Việt (thể hiện qua ca dao trữ tình, thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh), Phạm Thị Xuân Rớt, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm thành phố

Hồ Chí Minh, 2007; Ẩn dụ tu từ trong một số tác phẩm của Nguyễn Du, Tố

Hữu, Xuân Quỳnh, Bùi Thị Yến, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Sư

phạm Hà Nội, năm 2001; Phương thức ẩn dụ thể hiện qua thơ tình Xuân

Diệu, Nguyễn Cẩm Tú, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Cần Thơ,

2012;… Các luận văn này đã nghiên cứu ẩn dụ tu từ trong một số tác phẩm văn học cụ thể để thấy được đặc điểm và giá trị của việc sử dụng phương thức

ẩn dụ tu từ trong thơ ca, đồng thời khám phá thêm một nét mới trong việc liên tưởng, sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật của nhà thơ dưới góc độ ngôn ngữ qua

đó đánh giá được phong cách riêng của từng nhà thơ ở mỗi giai đoạn, mỗi thời đại khác nhau

Trang 12

Đề tài Ẩn dụ tu từ bổ sung trong thơ văn Việt Nam từ năm 1930 đến

nay của tác giả Đỗ Thị Hằng, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà

Nội, năm 2006 lại không đi vào tìm hiểu phương thức ẩn dụ tu từ nói chung

mà đi sâu vào tìm hiểu một loại ẩn dụ cụ thể trong thơ văn giai đoạn 1930 đến nay, đó là ẩn dụ tu từ bổ sung hay còn gọi là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác Đề tài đã khảo sát tỉ mỉ, công phu quá trình xuất hiện, thống kê và miêu tả các kiểu loại ẩn dụ bổ sung trên một phạm vi rộng Trên cơ sở nghiên cứu nghệ thuật sử dụng ẩn dụ bổ sung trong văn học Việt Nam, đề tài đã làm rõ được giá trị diễn đạt, hiệu quả tu từ và vai trò xây dựng phong cách nghệ thuật tác giả của phương tiện ẩn dụ tu từ bổ sung Ẩn dụ tu từ bổ sung đã đem lại cho thơ văn sự biểu hiện mới lạ, mở rộng hình tượng nghệ thuật nhờ những kết hợp khác lạ, tạo điểm nhấn cho mỗi tác phẩm văn chương

Bên cạnh đó cũng có một số công trình liên quan đến đề tài này như:

Dạy Truyện Kiều từ góc độ khai thác ẩn dụ, hoán dụ, Đoàn Thị Thanh Bình,

Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010; Ẩn dụ, hoán dụ chỉ bộ phận

cơ thể người trong văn chương dân gian Việt Nam, Bùi Thị Diệu Trang, Luận văn

Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ

Chí Minh, 2016; Ẩn dụ tri nhận trong thơ Xuân Diệu, Nguyễn Thị Thùy, Luận

văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn , Đại học Quốc gia Hà Nội,

2013; Khảo sát phương thức sử dụng ẩn dụ ngữ pháp trong các văn bản khoa học

Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016;v.v

2.2 Những nghiên cứu về thơ đương đại Việt Nam

Trong những năm gần đây, thơ đương đại Việt Nam đặc biệt là thơ mạng đương đại đã được nhiều nhà nghiên cứu chú ý khai thác trên nhiều phương diện, trong đó không thể không kể đến sự đóng góp của một số tác giả với các công trình nghiên cứu như:

Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ đương đại (Qua Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và

Trang 13

Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012 của tác giả Phan Trắc Thúc Định

đã bước đầu khái quát được diện mạo thơ trẻ đương đại Việt Nam trên phương diện cái tôi trữ tình và khái quát phong cách thơ của các nhà thơ được nghiên cứu

Đề tài Văn học mạng và vấn đề tiếp nhận, Luận văn Thạc sĩ, Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014 của tác giả Phùng Thị Hiền Lương đã tiếp bước các công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách chuyên sâu về văn học mạng và vấn đề tiếp nhận Luận văn góp thêm một cái nhìn mới mẻ về văn học mạng – một trào lưu văn học đang dần trở thành xu thế mới của văn học đương đại

Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng với đề tài Ý thức phái tính trong thơ nữ

đương đại (khảo sát qua hai tác giả Tuyết Nga và Phạm Thị Ngọc Liên), Luận

văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016 đã tìm ra những biểu hiện của ý thức phái tính trong tác phẩm trên các bình diện Từ đó, khẳng định đóng góp của các tác giả đối với việc tạo nên diện mạo phong phú, đặc sắc của thơ ca đương đại; đồng thời bước đầu nhìn nhận một trong những đặc điểm tiêu biểu của thơ nữ Việt Nam sau 1975: viết với ý thức của một người phụ nữ

Không đi vào nghiên cứu một tác giả cụ thể nào trong thơ đương đại Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Yến trong Luận văn Thạc sĩ, Học viện Khoa học và Xã

hội, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, 2016 với đề tài Cái tôi trong thơ

mới và thơ đương đại Việt Nam lại đi vào nghiên cứu, so sánh, nhìn lại sự vận

động của Cái Tôi trữ tình cô đơn trong Thơ mới và thơ Việt Nam đương đại thông qua Cái Tôi cá thể và Cái Tôi bản thể để từ đó hiểu hơn được sự đổi mới của thơ Việt Nam nói chung và thơ đương đại nói riêng

Cũng nghiên cứu về đặc điểm của thơ mạng qua phương diện nội dung,

tác giả Nguyễn Thị Giao với đề tài Thơ mạng đương đại Việt Nam (qua hai

trường hợp Nguyễn Thế Hoàng Linh và Nguyễn Phong Việt), Luận văn Thạc

sĩ, Học viện Khoa học và Xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,

Trang 14

2018 lại đi vào tìm hiểu đặc điểm thơ mạng đương đại Việt Nam qua hai gương mặt tiêu biểu Nguyễn Thế Hoàng Linh và Vi Thùy Linh từ đó có những nhận xét về phong cách tác giả và cho thấy sự vận động phát triển của văn học nước nhà

Cùng nghiên cứu về văn học đương đại qua trường hợp cụ thể là Vi

Thùy Linh, tác giả Trần Thị Hoa Thơm với đề tài Thế giới hình ảnh trong thơ

Vi Thùy Linh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2015 và tác giả

Lưu Văn Hạnh với đề tài So sánh tu từ trong thơ Vi Thùy Linh, Luận văn tốt

nghiệp Đại học, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2015 đã có những đóng góp không nhỏ vào việc nghiên cứu, tìm hiểu về đặc điểm nội dung, hình thức trong thơ Vi Thùy Linh, một tác giả trẻ tiêu biểu của văn học đương đại Việt Nam, qua đó đánh giá được phong cách nghệ thuật và vị trí của tác giả Vi Thùy Linh trong nền Văn học nước nhà

Bên cạnh những đề tài nghiên cứu về một tác giả cụ thể như Vi Thùy

Linh, đề tài Về tập thơ "Hở" của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh, Luận văn

tốt nghiệp Đại học của Đặng Thị Thu Hiền, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011

đã đi vào phân tích và nhìn nhận một cách cụ thể về tập thơ Hở ở nhiều phương diện khác nhau Phân tích và nhận định một cách tổng quan về tập thơ

và đưa ra những nhận xét, ý kiến đóng góp về tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh trên thi đàn văn học Việt

Như vậy, có thể thấy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ẩn dụ tu

từ và ẩn dụ tu từ bổ sung trong thơ ca Việt Nam cũng như các đề tài nghiên cứu về văn học đương đại và văn học mạng đương đại Việt Nam Tuy nhiên, chưa có công trình nào dành riêng cho việc nghiên cứu một cách toàn diện, có

hệ thống về ẩn dụ tu từ bổ sung trong thơ mạng đương đại Việt Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các tác giả đi trước, đề tài đi sâu nghiên cứu về ẩn dụ tu từ bổ sung trong một số tác phẩm thơ mạng đương đại Việt Nam thông qua các trường hợp cụ thể Nguyễn Thế Hoàng Linh, Vi Thùy Linh và Nguyễn Thiên Ngân để bước đầu đánh giá được vị trí, đặc điểm

Trang 15

phong cách các tác giả cũng như đánh giá sự vận động phát triển của văn học nước nhà

3 Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là thông qua nghiên cứu, khảo sát, thống kê phân loại và miêu tả các kiểu ẩn dụ bổ sung trong một số tác phẩm thơ mạng đương đại Việt Nam góp phần vào việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá giá trị của các tác phẩm thơ ca đương đại từ góc độ ngôn ngữ học; góp phần vào nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa ngôn ngữ và xã hội, bước đầu thấy được sự đổi mới, phát triển trong ngôn ngữ của thế hệ trẻ hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài giải quyết các nhiệm vụ sau: 1/ Tổng quan được tình hình nghiên cứu

2/ Hệ thống hóa một số vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài

3/ Thống kê phân loại và miêu tả các kiểu ẩn dụ bổ sung trong một số tác phẩm thơ mạng đương đại Việt Nam

4/ Chỉ ra được giá trị diễn đạt và hiệu quả tu từ của ẩn dụ bổ sung trong một số tác phẩm thơ mạng đương đại Việt Nam

4 Đối tượng, phạm vi và nguồn tư liệu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là tập trung khảo sát, nghiên cứu ẩn dụ bổ sung trong một số tác phẩm thơ mạng đương đại Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong đề tài này, chúng tôi khảo sát đặc điểm về ẩn dụ tu từ bổ sung qua thơ của ba tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh, Vi Thùy Linh và Nguyễn Thiên Ngân

Trang 16

4.3 Nguồn tư liệu

Luận văn tiến hành khảo sát thơ mạng đương đại Việt Nam qua ba trường hợp: Nguyễn Thế Hoàng Linh (271 bài), Nguyễn Thiên Ngân (53 bài), Vi Thùy

Linh (39 bài) được đăng tải trên trang https://www.thivien.net

5 Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:

1) Thống kê phân loại: sử dụng phương pháp này để thống kê phân loại

các kiểu ẩn dụ bổ sung theo các tiêu chí đã xác định, các bảng số liệu cụ thể làm cơ sở cho việc phân tích, nhận xét đánh giá những đặc trưng về nội dung của hiện tượng

2) Phương pháp phân tích ngữ cảnh: phương pháp này được dùng để

xác định giá trị lựa chọn và kết hợp các đơn vị ngôn ngữ cấu tạo ẩn dụ bổ

sung làm cơ sở cho việc đánh giá giá trị biểu đạt của hiện tượng

3) Phương pháp phân tích ngữ nghĩa và ngữ dụng: phương pháp này

được dùng để phân tích những ngôn liệu, chỉ ra ý nghĩa bổ sung tu từ học, giá trị biểu cảm, hiệu quả tu từ của ẩn dụ bổ sung trong ngữ cảnh tu từ học

Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các phương pháp và thủ pháp khác như : diễn dịch, quy nạp, các phương pháp phân tích văn bản của ngôn ngữ học và văn học

6 Đóng góp của đề tài

6.1 Về lý thuyết

Đề tài góp phần vào việc nghiên cứu đặc điểm của ẩn dụ tu từ bổ sung trong thơ mạng đương đại Việt Nam; góp phần vào nghiên cứu giá trị diễn đạt

và hiệu quả tu từ bổ sung trong thơ, nó như là một nhân tố phong cách nghệ

thuật của một số tác giả thơ mạng đương đại Việt Nam

6.2 Về thực tiễn

Kết quả khảo sát, nghiên cứu của đề tài có thể được vận dụng để nghiên cứu, học tập và giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường theo hướng tiếp cận tác phẩm từ bình diện nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, nhằm nâng cao chất

Trang 17

lượng giảng dạy và nâng cao năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh Bên cạnh đó, đề tài bước đầu góp phần nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa ngôn ngữ và xã hội, thấy được sự đổi mới, phát triển trong ngôn ngữ của thế

hệ trẻ hiện nay

7 Cấu trúc của luận văn

Luận văn ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ

lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí thuyết của đề tài

Chương 2: Đặc điểm các kiểu ẩn dụ bổ sung trong một số tác phẩm thơ

mạng đương đại Việt Nam

Chương 3: Giá trị biểu đạt và hiệu quả tu từ của ẩn dụ bổ sung trong

một số tác phẩm thơ mạng đương đại Việt Nam

Trang 18

ẩn dụ hình tượng, ẩn dụ bổ sung, ẩn dụ tượng trưng Trong đó, ẩn dụ bổ sung còn có tên gọi khác là “ẩn dụ chuyển đổi cảm giác”, là sự thay thế một cảm giác này bằng một cảm giác khác trong nhận thức cũng như trong diễn đạt ngôn ngữ

Theo nhận xét của tác giả Đỗ Thị Hằng trong Luận án Tiến sĩ với đề tài

Ẩn dụ tu từ bổ sung trong thơ văn Việt Nam từ năm 1930 đến nay cũng giống

như những phương tiện tu từ ngữ nghĩa, ẩn dụ và ẩn dụ bổ sung là những phương tiện ngôn ngữ được dùng nhiều trong giao tiếp và trong sáng tạo văn học Để nhận diện ẩn dụ, trong đó có ẩn dụ bổ sung, trước hết phải phân biệt được tính hình tượng, ngôn ngữ hình tượng trong tác phẩm với tính cụ thể của ngôn ngữ tự nhiên trong giao tiếp hằng ngày, từ đó phân biệt ẩn dụ, ẩn dụ bổ sung với các phương tiện tu từ khác Các phát ngôn hình tượng bằng cách này hay cách khác, đã phá vỡ cái chuẩn của ngôn ngữ tự nhiên, để xây dựng chuẩn mực mới trong văn bản Quy tắc cấu tạo lời nói trong ngôn ngữ tự nhiên bao gồm các quy tắc ngữ pháp, quy tắc ngữ nghĩa và các ràng buộc về mặt dụng học Các phát ngôn có tính hình tượng, nói chung tuân thủ các quy tắc ngữ pháp, đôi khi vi phạm các quy tắc ngữ nghĩa và phần lớn các trường hợp đều vi phạm các ràng buộc về mặt dụng học (hiểu dụng học trong phạm

vi giao tiếp) Nếu hiểu theo câu chữ, sự vi phạm các quy tắc đó khiến cho các

Trang 19

phát ngôn bề mặt có vẻ như là không đúng, hoặc không thích hợp Mặc dù đôi khi ẩn dụ, kể cả ẩn dụ bổ sung, được đồng nhất với ngôn ngữ hình tượng, nhưng trước hết phải xem chúng như những thủ pháp tu từ đặc biệt, khác với những thủ pháp tu từ khác như nói mỉa, nói phóng đại, hoán dụ…v.v và có thể nhận diện chúng nhờ các kiểu vi phạm về ngữ nghĩa và vi phạm về mặt dụng học trong giao tiếp Một phát ngôn có thể trở thành không logic, chuẩn mực theo nghĩa của từng câu, từng chữ, bởi có khi vị ngữ của phát ngôn đó lại do các từ không thỏa mãn được các điều kiện lựa chọn do chủ ngữ quy định hoặc ngược lại, đảm nhiệm, nhưng được chấp nhận trong giao tiếp thông thường [26, tr.10,11]

Ví dụ: Những ngọn cỏ non uống trăng đêm Nếu xét về mặt ngữ nghĩa, ẩn

dụ này đã vi phạm quy tắc lựa chọn vì vị ngữ "uống" đòi hỏi tham thể chủ thể phải là động vật hoặc con người và đòi hỏi tham thể thụ thể phải là chất lỏng

Các câu có dùng cải dung, hoán dụ và nhất là ẩn dụ thì thường không đúng theo nghĩa từng câu, từng chữ, vì chúng chứa đựng sự vi phạm các quy tắc hạn chế lựa chọn nằm ở việc nhập cảnh một từ lấy từ các lĩnh vực khác, từ trong một trường nghĩa cách xa hơn là ở sự lệch hướng về đảm nhận các tham tố ngữ nghĩa của các từ Còn trong trường hợp của ẩn dụ bổ sung thì sự vi phạm các quy tắc lựa chọn nằm ở việc lấy một từ hoặc nhiều từ từ các lĩnh vực khác, miễn

là thuộc cùng một trường nghĩa, trường nghĩa cảm giác, một trường nghĩa nhỏ thuộc con người, đảm nhiệm các tham tố ngữ nghĩa của các từ

Ví dụ: Tôi đã nghe hoa nở đỏ trời Ở đây, động từ "nghe" đóng vai trò

vị ngữ trong câu, thỏa mãn yêu cầu tham thể chủ thể là động vật hoặc con người nhưng tham thể đối thể phải là âm thanh thì lại không được thỏa mãn, bởi nó đã được thay thế bằng màu sắc vốn là tham thể đối thể của động từ

"nhìn" Nghĩa là ở phát ngôn trên không đúng nếu xét theo quy tắc lựa chọn ngữ nghĩa nhưng nó vẫn được chấp nhận vì thỏa mãn các yêu cầu về mặt dụng học, giúp người ta có thể diễn đạt một cách sinh động hơn những cảm giác tinh tế, đa chiều bằng nhiều cảm giác

Trang 20

Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những ẩn dụ không vi phạm quy tắc

hạn chế lựa chọn, ví dụ: chó cùng rứt giậu, áo gấm đi đêm, cây ngay không sợ

chết đứng v.v Những ẩn dụ này có thể đúng cả về mặt hình ảnh và mặt câu

chữ nhưng ngay cả khi không có sự lệch hướng về ngữ nghĩa ở trong câu chứa ẩn dụ thì ẩn dụ vẫn cứ phụ thuộc vào một sự bất thường nào đó về nhận thức, mà chính sự bất thường đó là cái quyết định cơ bản đối với tính sáng tạo

về trí tuệ - cái vốn là bộ phận của hiệu quả nhận thức được tạo ra khi nói đến

sự vật này bằng tên gọi của sự vật khác - của ẩn dụ Như vậy, nghĩa là có một

ý nghĩa khác, ý nghĩa thứ hai, ý nghĩa hàm ẩn, ngoài ý nghĩa trực tiếp theo câu chữ của các ẩn dụ Ý nghĩa thứ hai này mới là ý nghĩa - đối tượng - của quá trình lí giải duy nhất về ẩn dụ, nghĩa là cần tìm ra cho được tính tương đồng giữa các lĩnh vực và tính đẳng cấu giữa các nét nghĩa để giải thích vì sao một từ ngữ nào đó trong lĩnh vực ngữ nghĩa của cái mốc so sánh lại được dùng trong lĩnh vực của topic, tức là của cái chủ đề

Từ quan điểm ngôn ngữ học, vấn đề cơ bản của ẩn dụ là một đối tượng nào đó được biểu thị trong ngôn ngữ và có tính chung bất thường hay lệch chuẩn chung Về mặt ngữ pháp, sự lệch chuẩn có thể chia ra hai kiểu Kiểu thứ nhất, sự lệch chuẩn về cú pháp, tức là tác động gây ra khi các quy tắc chi phối sự kết hợp các từ ngữ đã bị vi phạm Thứ hai, những lệch chuẩn ngữ nghĩa, theo đó những sự vi phạm không nằm ở sự kết hợp các từ ngữ mà ở sự hạn chế lựa chọn giữa các phạm trù Khi khảo sát về ẩn dụ bổ sung không thể

ở các diễn đạt thông thường mà là các kiểu ý nghĩa dụng học Những kiểu này không hoàn toàn là những ý nghĩa thuộc về ngữ nghĩa học, nghĩa là không phải là những nét nghĩa tạo thành ý nghĩa của một từ Ý nghĩa dụng học là một hàm số của những hiểu biết mà ta có được theo vai trò một ngữ cảnh cụ thể Nói cách khác, ý nghĩa dụng học chính là những hiểu biết bách khoa về

sự vật, về tính chất, chứ không phải là nghĩa của từ Như vậy, cùng với ngữ nghĩa học, tín hiệu học, phân tích diễn ngôn và dụng học có vai trò quan trọng trong việc lí giải cơ chế của ẩn dụ, trong đó có ẩn dụ bổ sung, bởi sự lí giải

Trang 21

các ẩn dụ và ẩn dụ bổ sung không phải chỉ dựa trên sự hiểu biết về ngữ nghĩa,

về sự chuyển hóa giữa các nghĩa trong quá trình sử dụng mà còn phải dựa trên

cả sự hiểu biết về quan niệm thế giới và nhân sinh Chính vì thế, ẩn dụ trong ngôn ngữ và trong lời nói được các nhà ngôn ngữ học tiếp cận và lí giải theo

các quan niệm khác nhau

1.1.2 Những quan niệm và cách lí giải ẩn dụ trong ngôn ngữ học

1.1.2.1 Cách lí giải ẩn dụ bằng lí thuyết trường từ vựng - ngữ nghĩa

Theo Đỗ Hữu Châu "giữa các trường nghĩa thiếu đường ranh giới rứt khoát và tình trạng một từ có thể có mặt trong một số trường do từ có tính nhiều nghĩa biểu vật Vì thế, một từ có thể đi vào nhiều trường biểu vật khác nhau tùy theo số lượng các ý nghĩa biểu vật của nó" [6, tr.286] Ví dụ những

từ như: tính toán, vẽ, múa, hát, viết, đọc, nghĩ… chỉ nằm trong trường biểu vật chỉ hoạt động của con người Những từ như: chân, tay, mắt, mũi, miệng… vừa có mặt trong trường biểu vật chỉ các bộ phận cơ thể người vừa có mặt trong trường biểu vật chỉ các bộ phận cơ thể động vật Do hiện tượng một từ

có thể đi vào nhiều trường, đã tạo nên sự giao thoa, xuyên thấm vào nhau giữa các trường nghĩa Hai trường biểu vật giao thoa với nhau khi một số từ của trường này cũng nằm trong trường kia Đó là sự chuyển trường nghĩa của từ

Cơ sở của sự chuyển trường là sự chuyển đổi ý nghĩa của từ, là hiện tượng nghĩa của từ Trong sự chuyển biến ý nghĩa, có khi nghĩa biểu vật đầu tiên không còn nữa, nó đã bị quên đi, nhưng thông thường cả nghĩa đầu tiên và nghĩa mới cùng tồn tại, cùng hoạt động, rất khó nhận ra nghĩa nào là nghĩa đầu tiên của từ

Sự chuyển đổi nghĩa của từ xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu giao tiếp của con người Có nhu cầu về mặt trí tuệ, có nhu cầu về mặt tu từ Ngôn ngữ luôn đòi hỏi con người phải kịp thời sáng tạo ra những phương tiện mới để biểu thị những sự vật, hiện tượng và những nhận thức mới xuất hiện trong cuộc sống để thay thế những cách diễn đạt đã cũ, không còn khả năng gợi tả, bộc lộ cảm xúc và gây

Trang 22

những ấn tượng tới người nghe Chính vì vậy, việc thay đổi ý nghĩa sẵn có của từ và thổi vào chúng luồng sinh khí mới là một biện pháp hay, sống động… nhanh chóng đáp ứng được những nhu cầu giao tiếp Đó cũng là cách khai thác và phát huy tiền năng của ngôn ngữ

Theo Đỗ Hữu Châu "trong những ẩn dụ kết quả, có một loại đáng được chú ý đặc biệt, đó là những ẩn dụ dùng tên gọi của những cảm giác thuộc giác quan này để gọi tên những cảm giác của giác quan khác hay cảm giác của trí tuệ, tình cảm"[8, tr.160] Hàng ngày, trong lời nói tự nhiên, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều hiện tượng lấy từ gọi tên cảm giác này để gọi tên cảm giác khác, ví dụ như những từ gọi tên cảm giác vị giác, được dùng để gọi cảm giác thính giác như: "lời nói cay đắng", "giọng nói của cô ấy rất chua", "tiếng hò của ông lão ngọt lịm", hay dùng để gọi cảm giác thị giác như: "chiếc áo có màu đỏ nhàn nhạt", "nước biển hôm nay có màu xanh đậm"…; "nặng", "nhẹ",

"êm"… là những từ gọi tên cảm giác xúc giác, "thối" là từ gọi tên cảm giác khứu giác, lại được dùng cho cảm giác thính giác, thị giác như: "em nói nhẹ giọng chứ - con đang ngủ", "tiếng hát nghe từ xa rất êm", "nắng có màu hồng rất nhẹ", "căn phòng sơn một màu xanh êm dịu", "anh đừng nói nữa - anh nói thối quá"…v.v Trong những cách nói trên, các cảm giác không có tính chất thuần túy thính giác, thị giác nữa mà đã nặng tính chất trí tuệ, tình cảm

Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ nghệ thuật là một ngôn ngữ tạo hình trên cơ sở những hình ảnh tâm lí của các tín hiệu ngôn ngữ Tính tạo hình của ngôn ngữ thể hiện ở sự dồi dào về các tên gọi hay về các tổ hợp từ vựng biểu thị các sự vật, sự việc, hiện tượng… có thể quan sát, thể nghiệm được bằng cảm quan Các sự vật, sự việc, hiện tượng đó hoặc là những cái gắn liền và do

đó được dẫn ra để tiêu biểu cho một cái gì tổng quát hơn, trừu tượng hơn; hoặc là những cái được mượn để nói thay cho một sự vật, sự việc, hiện tượng, tính chất… khác đang nói tới dù chúng không liên hệ thực sự với nhau trong thực tế Theo Đỗ Hữu Châu, "thủ đoạn thứ nhất là hoán dụ và các biến thể, thủ đoạn thứ hai là ẩn dụ và các biến thể" [4, tr.50] Ẩn dụ bổ sung là một kiểu ẩn dụ, vì vậy nó cũng mang đặc trưng này Sự chuyển nghĩa ở ẩn dụ rất

Trang 23

rộng, từ trường biểu vật này sang trường biểu vật khác nhưng ở ẩn dụ bổ sung thì sự chuyển nghĩa chỉ giới hạn trong phạm vi trường cảm giác của con người

vì cảm giác ở sự chuyển nghĩa này mang nặng tính chất trí tuệ, tình cảm, cái

mà chỉ con người mới cảm nhận và diễn đạt được Sự chuyển nghĩa ở đây giới hạn trong cảm giác thị giác, vị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, đều là những cảm giác của con người Như vậy, ngữ nghĩa học lí giải hiện tượng ẩn

dụ bằng cơ chế chuyển đổi trường nghĩa, từ vựng - ngữ nghĩa đã miêu tả, lí giải bản chất của chuyển nghĩa ẩn dụ, trong đó có ẩn dụ bổ sung

1.1.2.2 Lí giải ẩn dụ theo quan điểm lí thuyết tín hiệu học

Vận dụng lý thuyết tín hiệu học, J Cohen lí giải hiện tượng chuyển nghĩa của các tín hiệu ngôn ngữ như sau: một tính hiệu a (Sa) có nghĩa (1) (Sé1) chuyển thành nghĩa (2) (Sé2) đồng thời cũng là sự vi phạm mã của lời nói thích ứng, nằm trên bình diện cú đoạn; ẩn dụ là một sự vi phạm mã của ngôn ngữ ở bình diện đối vị Ta có:

Sa

↓ ––––––––––––––––––––––––––––– Sé 1 Cú đoạn

Sa

↓ ––––––––––––––––––––––––––––– Sé 1 = Biểu vật

<––––––––––––––––––––––––––––Sé 2 = Biểu niệm

(J.Cohen, tr214, dẫn theo [29, tr.8])

Trang 24

Tín hiệu học đã phân tích trên cả hai bình diện đối vị và cú đoạn Thực chất đó là sự chuyển mã và có thể ứng dụng sự chuyển mã của tín hiệu học vào phân tích ngữ cảnh tu từ của ẩn dụ và ẩn dụ bổ sung

1.1.2.3 Lí giải ẩn dụ theo lí thuyết ngữ dụng

Như chúng ta biết, ý nghĩa của một phát ngôn gồm nội dung mệnh đề

và nội dung thuộc ngữ dụng học, trong đó có các ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học và

ý nghĩa hàm ẩn ngữ dụng học Ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học hiểu theo nghĩa tín hiệu học là ý nghĩa hàm ẩn có quan hệ nội dung mệnh đề với các nhân tốc ngôn ngữ biểu thị nội dung mệnh đề đó Ý nghĩa hàm ẩn ngữ dụng học là những ý nghĩa hàm ẩn có quan hệ với các quy tắc ngữ dụng học như các quy tắc chiếu vật, quy tắc lập luận, các hành vi ngôn ngữ, quy tắc hội thoại… Trong số những ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học, ngữ dụng học còn có thể tách ra thành hai loại: tiền giả định và các hàm ngôn Tiền giả định là đặc thù của khung phát ngôn, là tất cả những thông tin không được nói trắng ra nhưng nó được kéo theo một cách tự động do sự hình thành phát ngôn, chính là những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình Hàm ngôn là tất cả những nội dung có thể suy ra từ một phát ngôn cụ thể, từ ý nghĩa tường minh cùng với tiền giả định của nó Như vậy, nội dung hàm ẩn cũng có nhiều kiểu khác nhau

1.2 Ẩn dụ và ẩn dụ bổ sung theo góc nhìn của tu từ học và phong cách học

1.2.1 Định nghĩa ẩn dụ và ẩn dụ bổ sung

a Ẩn dụ

Ẩn dụ là một thủ pháp tu từ được khảo sát và nghiên cứu từ xa xưa Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về ẩn dụ Dưới đây là quan niệm của một số tác giả:

Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa: "Ẩn dụ là so sánh ngầm, trong

đó vế so sánh được giảm lược đi, chỉ còn vế được so sánh dựa trên cơ sở của phép chuyển nghĩa khi hai đối tượng có một nét nghĩa tương đồng" [35, tr.194]

Trang 25

Cù Đình Tú: "Ẩn dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên mối quan hệ liên tưởng

về nét tương đồng giữa hai đối tượng" [48, tr.279]

Hữu Đạt: "Ẩn dụ là kiểu so sánh không nói thẳng ra Người tiếp nhận văn bản khi tiếp cận với phép ẩn dụ phải dùng năng lực liên tưởng để quy chiếu giữa các yếu tố hiện diện trên văn bản với các sự vật, hiện tượng tồn tại ngoài văn bản Như vậy thực chất của phép ẩn dụ chính là việc dùng tên gọi này để biểu thị sự vật khác dựa trên cơ chế tư duy và ngôn ngữ dân tộc" [16, tr.302]

Từ quan niệm của các định nghĩa về ẩn dụ, để tiện cho việc nghiên cứu chúng tôi dựa vào định nghĩa của Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa, trong

đó Đinh Trọng Lạc có bổ sung định nghĩa nhấn mạnh vào tính hình tượng của

ẩn dụ như sau: "Ẩn dụ là định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên

sự giống nhau hay tương đồng (có tính chất hiện thực hoặc tưởng tượng ra) giữa khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) A được định danh với khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) B có tên gọi được dùng cho A" [34, tr.52]

b Ẩn dụ bổ sung

Ẩn dụ bổ sung (Completive metaphor), theo Nguyễn Thiện Giáp (2016)

là "sự kết hợp của hai hay nhiều từ, ngữ chỉ những cảm giác sinh ra từ các trung tâm cảm giác khác nhau tạo ra những ẩn dụ được gọi là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (synesthesie) hoặc còn gọi là ẩn dụ bổ sung" Khái niệm ẩn dụ

bổ sung được sử dụng thành trào lưu khởi nguồn từ Baudelaice - một nhà thơ tiêu biểu của chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Pháp thời kì hậu lãng mạn, được gọi là sự tương giao giữa các giác quan Có thể nói, ẩn dụ bổ sung là một phương tiện tu từ chuyển nghĩa thuộc nhóm ẩn dụ có nguồn gốc trong lời nói tự nhiên, với chức năng chủ yếu là giao tiếp, được đưa vào sáng tạo văn học trở thành phương tiện nghệ thuật, đơn giản mà phong phú, có giá trị diễn đạt sâu sắc, mở rộng không gian, phát triển tư duy nghệ thuật Ẩn dụ nói

Trang 26

chung và ẩn dụ bổ sung nói riêng là những phương tiện ngôn ngữ được dùng nhiều trong giao tiếp và trong sáng tạo văn học

1.2.2 Cách lí giải cơ chế ẩn dụ bổ sung

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều quan niệm ẩn dụ là một phương tiện tu

từ chuyển nghĩa, lấy tên gọi biểu thị đối tượng này để biểu thị đối tượng kia, dựa trên cơ sở nét tương đồng giữa hai đối tượng

Dựa vào quan niệm và cách lí giải của tác giả Đỗ Thị Hằng, Luận án

Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2006, đề tài Ẩn dụ tu từ bổ

sung trong thơ văn Việt Nam từ năm 1930 đến nay từ trang 42 đến trang 60,

chúng tôi khái quát lại như sau:

a Nguồn gốc của ẩn dụ bổ sung

Ẩn dụ bổ sung có nguồn gốc từ trong lời nói tự nhiên, với chức năng

chủ yếu là giao tiếp Chúng ta thường nói: Giọng chị ấy ấm hơn/ tiếng nói của

anh ta rất ngọt ngào… Cách nói phổ biến này chính là dựa vào sự tri giác mối

tương đồng nào đó giữa hai loại cảm giác khác nhau tạo nên những cách diễn đạt hình tượng, làm phong phú thêm các phương tiện ngôn ngữ trong kho tàng tiếng Việt Trong khẩu ngữ (lời nói tự nhiên) còn thấy hiện tương giao thoa của những trường từ vựng chỉ cảm xúc Trong phạm trù những động từ chỉ cảm giác, động từ "thấy" và động từ "nghe" thường vượt nhiều nhất ra khỏi phạm vi tri giác thuộc giác quan của nó để thay đế những động từ khác, diễn đạt sự tri giác bằng một giác quan khác, chính vì đứng ở quan điểm chủ quan nhận thức của người nói mà xét, thì thị giác đúng là giác quan quan trọng nhất Ví dụ: Tôi thấy (thị giác) - thấy tối (thị giác), thấy thơm (khứu giác), thấy ngọt (vị giác), thấy ồn (thính giác), thấy ráp (xúc giác)… trong lời nói tự nhiên, thị giác có thể thay thế tất cả các động từ chỉ cảm giác khác Trong trường hợp: Tôi nghe (thính giác) - thơm (khứu giác), nóng (xúc giác)… trong lời nói tự nhiên, thính giác vượt ra khỏi phạm vi tri giác thuộc giác quan của

nó để thay thế cho các giác quan khứu giác, xúc giác

Trang 27

Từ trong khẩu ngữ - lời nói tự nhiên, vì sao ẩn dụ bổ sung đi vào các sáng tạo văn học, trở thành một hình thức tu từ có tác dụng tạo ra những hình ảnh nghệ thuật độc đáo, gợi lên những cảm giác lạ lùng thú vị? Trước năm

1930, phương tiện tu từ này đã được sử dụng trong sáng tạo văn học, xuất hiện trong ca dao, trong thơ cổ điển như:

Liệu mà thờ kính mẹ già

Đừng tiếng nặng, nhẹ người ta chê cười

(Ca dao) Hay:

Trộm nghe thơm nước hương lân

Một đền Đồng tước, khóa xuân hai Kiều

(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Hoặc:

Bối rối tình duyên cơn gió thoảng

Nhạt nhèo quang cảnh bóng trăng suông

(Trần Tế Xương - Đêm hè)

Từ sau 1930, cùng với sự phát triển của văn học Lãng mạn, ẩn dụ bổ sung được dùng rộng rãi và xuất hiện phổ biến trong nhiều thể loại, nhiều tác phẩm, ở nhiều tác giả với tư cách là một phương tiện tu từ có giá trị biểu đạt xuất sắc của cả một giai đoạn văn học, đặc biệt được sử dụng rất thành công trong Thơ Mới Cùng trong nhóm ẩn dụ có thể xem ẩn dụ bổ sung là một sự đổi mới và phát triển các phương tiện nghệ thuật và tiếng Việt trong giai đoạn những năm 30 của thế kỷ XX Văn học Việt Nam giai đoạn này đòi hỏi khẳng định vai trò của cái tôi cá nhân, đi sâu khám phá nội tâm, lấy cảm xúc chủ thể làm trung tâm phản ánh Từ nhu cầu đòi giải phóng, đòi tự bộc lộ tư tưởng tình cảm, văn học Lãng mạn đã tạo ra những thay đổi táo bạo về cảm xúc, về ngôn ngữ và giọng điệu Trong văn học Lãng mạn Việt Nam, Thơ mới tìm đến những tinh hoa của thơ Pháp từ Ronsard thời Phục hưng đến thơ lãng mạn của Hugo, Lamartine, Musset, đặc biệt là dòng thơ tượng trưng của

Trang 28

Baudelaire, Rimbaud, Verlaine… để đổi mới thơ ca dân tộc Một trong những biểu hiện của cái mới đó là việc sử dụng rộng rãi ẩn dụ bổ sung làm phương tiện biểu đạt những cảm xúc tinh tế, phức tạp, đa dạng, phong phú của tâm hồn con người thời hiện đại trước thiên nhiên và cuộc sống, để không chỉ cảm nhận thế giới mà còn tạo ra một thế giới huyền diệu, một thế giới được cảm nhận khác với thế giới của chúng ta Ví dụ:

Gió nhẹ, mây hờ, sương hơi hơi,

Mưa thưa, nắng mỏng, nhạc khoan lời,

Dây đàn chầm chậm hôn trên phím

Muôn vạn cung "Hồ" lả lướt rơi

(Vũ Hoàng Chương - Dịu nhẹ)

Ẩn dụ bổ sung được sử dụng thành trào lưu khởi nguồn từ Baudelaire - một nhà thơ tiêu biểu của chủ nghĩa tượng trưng trong thơ Pháp thời kì hậu lãng mạn, được gọi là sự tương giao giữa các giác quan Có thể nói, ẩn dụ bổ sung là một phương tiện tu từ chuyển nghĩa thuộc nhóm ẩn dụ có nguồn gốc trong lời nói tự nhiên, với chức năng chủ yếu là giao tiếp, được đưa vào sáng tạo văn học trở thành phương tiện nghệ thuật, giản đơn mà phong phú, có giá trị diễn đạt sâu sắc, mở rộng không gian, phát triển tư duy nghệ thuật

b Mối quan hệ giữa ẩn dụ bổ sung và nhóm ẩn dụ

Từ ẩn dụ, nhân hóa, phúng dụ, ẩn dụ tượng trưng đến ẩn dụ bổ sung có

sự nối tiếp, chuyển hóa cảm thụ và diễn đạt Ví dụ:

Hẹn nhau quên chẳng hẹn trời

Đêm qua mưa gió ướt hết lời hẹn nhau

(Đặng Vương Hưng - Lỗi Hẹn)

Là một kiểu nhỏ trong nhóm ẩn dụ, dựa trên cơ chế của sự so sánh, bắt nguồn từ mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng, vì vậy ẩn dụ bổ sung mang nhiều đặc điểm của nhóm ẩn dụ, rất gần gũi với các phương tiện tu từ thuộc nhóm ẩn dụ Cũng giống như ẩn dụ, nhân hóa, ẩn dụ tượng trưng… ẩn

Trang 29

dụ bổ sung cũng là hiện tượng của sự chuyển đổi trường nghĩa, của sự vi phạm quy tắc kết hợp

Như vậy, ẩn dụ bổ sung và các phương tiện tu từ thuộc nhóm ẩn dụ là kết quả của sự sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật lựa chọn và kết hợp các đươn vị ngôn ngữ, để cái được quy chiếu có thể hiện lên đầy đủ, chính xác, sinh động và giàu giá trị biểu cảm

c Ẩn dụ bổ sung và ngữ cảnh tu từ - Cái quy chiếu và cái biểu đạt

Cho đến nay, ngữ cảnh tu từ vẫn chưa có một cách hiểu thống nhất do những góc độ nghiên cứu khác nhau Tuy vậy, để tiện cho việc nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số đặc trưng được miêu tả về ngữ cảnh tu từ như sau:

(1) "Là trích đoạn văn bản có chứa đơn vị được xác định để phân tích; là điều kiện, đặc điểm sử dụng một đơn vị ngôn ngữ trong lời nói" [50, tr.178]

(2) Có chức năng biểu cảm tu từ, có ý nghĩa biểu hiện mang màu sắc tu

sự lựa chọn cái biểu đạt theo quy luật di chuyển ngữ nghĩa của từ trong cùng một trường nghĩa tạo nên sự mở rộng cảm giác, sự liên hội các cảm giác Ngữ cảnh có ẩn dụ bổ sung là ngữ cảnh đặc biệt do chuyển trường nghĩa cảm giác,

do hiệu quả của điểm nhấn tu từ tạo ra làm tâm của ngữ cảnh tu từ

Văn học là hoạt động sáng tạo, thể hiện ở hai phương diện: sự bình giá khách thể theo cái nhìn chủ quan của nhà văn và biểu đạt sự bình giá đó bằng ngôn từ Trong sự biểu đạt ngôn ngữ, có sự biểu đạt bình thường và biểu đạt khác thường Ở văn học, bằng cách biểu đạt khác thường, người nghệ sĩ đã thể hiện được cái đẹp, đã tạo nên được giá trị thẩm mĩ cho hoạt động sáng tạo của mình Ẩn dụ bổ sung là một nghệ thuật trong sử dụng ngôn từ bởi sự sáng

Trang 30

tạo trong biểu đạt của nó vô cùng tinh tế Nó không chỉ là sự tổng hòa các giác quan, là siêu cảm giác khi nhận thức thế giới mà còn là sự bình giá năng lực của cảm giác, thể hiện tình cảm, trí tuệ sáng tạo của người sử dụng, khiến cho muôn vật bỗng có cảm xúc, tâm hồn như con người

Khi quy chiếu một tín hiệu chỉ cảm giác vào một cảm giác khác sẽ cho

ẩn dụ bổ sung Ví dụ:

Ở lại vườn Thanh có một mình

Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh

Yêu trăng lạnh lẽo rơi trên áo

Yêu bóng chim sa nắng lướt nhành

(T.T.KH)

Là một hiện tượng ngôn ngữ nhưng ẩn dụ bổ sung không đơn thuần là

sự cộng lại của các đơn vị ngôn từ mà là sáng tạo độc đáo của nhà nghệ sĩ trong nghệ thuật lựa chọn và kết hợp các đơn vị ngôn từ, tạo thành phương tiện tu từ giàu giá trị biểu hiện, được người đọc chấp nhận một cách thích thú

Ưu điểm lớn nhất của ẩn dụ bổ sung là khắc phục được tính hình tuyến của ngôn ngữ bằng cảm nhận không gian nhiều chiều Đó là sự cảm nhận đồng thời nhiều giác quan khác nhau, tạo thành sự tổng hòa các giác quan, làm cho sự biểu đạt không chỉ có trật tự trước sau của thời gian mà còn có liên tưởng và tưởng tượng trên bề rộng, bề cao của không gian, để cái được biểu đạt - hiện thực quy chiếu - hiện lên như hiện thực đa dạng nhiều hướng vốn có của nó

Để nhận diện ẩn dụ bổ sung trong ngữ cảnh cần dựa vào các tiêu chí sau: Có hiện tượng chuyển nghĩa ẩn dụ; quy chiếu về một cảm giác nhất định, khác các phương tiện tu từ ngữ nghĩa khác trong nhóm ấn dụ (như: ẩn dụ quy chiếu về vật thể, hình ảnh; ẩn dụ tượng trưng quy chiếu về ý niệm; nhân hóa quy chiếu về con người; phúng dụ quy chiếu về bài học luân lí đạo đức); được người đọc chấp nhận

Trang 31

d Giá trị diễn đạt của ẩn dụ bổ sung

Một phát ngôn của ngôn ngữ tự nhiên, ngoài chức năng quy chiếu, chức năng thông tin, chức năng mô tả, còn chứa đựng chức năng quan trọng khác

đó là chức năng bộc lộ cảm xúc, chức năng biểu cảm - một nhu cầu không thể thiếu của con người khi sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, nó thể hiện mối liên quan chặt chẽ giữa tâm lí và ngôn ngữ Ẩn dụ là một trong những phương tiện hữu hiệu giúp con người thỏa mãn trong một chừng mực nhất định nhu cầu bộc lộ trên Chức năng của ẩn dụ không phải là định danh mà là biểu cảm Ẩn

dụ ngoài giá trị thông tin, giá trị miêu tả còn có giá trị bổ sung

Là một kiểu trong nhóm ẩn dụ, ẩn dụ bổ sung cũng đem lại giá trị bổ sung cho phát ngôn nhờ sự cảm nhận nhiều chiều bằng nhiều giác quan Đây

là một kỹ thuật có tính hài hòa, tạo sự cộng hưởng để giải tỏa những rung động cá nhân trong nội tâm Ví dụ:

Này nắng nghe em khúc nhạc thơm

Say người như rượu tối tân hôn…

Hãy tự buông cho khúc nhạc hường

Dẫn vào thế giới của Du Dương

Ngừng hơi thở lại xem trong ấy

Hiển hiện hoa và phảng phất hương

(Xuân Diệu)

Có thể thực hiện một phép thử: thay thế những từ thơm, hường, say…

bằng những từ miêu tả đúng đặc điểm của âm thanh khúc nhạc mà ngôn ngữ

thơ có thể sử dụng như: réo rắt, vang, ngân… khi đó chúng ta sẽ có những

câu thơ đơn thuần miêu tả khúc nhạc đúng như đặc điểm cơ bản vốn có của

âm thanh và chúng ta cũng sẽ chỉ nhận một lượng thông tin đúng, khô cứng

và thiếu sức sống Khúc nhạc trong thơ Xuân Diệu rất kỳ diệu nó hiện hình, bay lượn, đầy màu sắc, hương thơm… bởi nó được nghe bằng cả tâm hồn và

ẩn dụ bổ sung đã đem lại sự kỳ diệu đó cho các tác phẩm văn chương

Trang 32

1.3 Đôi nét về thơ mạng đương đại Việt Nam va một số cây bút thơ mạng

Theo tác giả Nguyễn Thị Yến, thơ Việt Nam đương đại là giai đoạn văn học có sự chuyển đổi hệ hình rõ nét mang tinh thần hiện đại Khó có thể đưa ra một sự khu biệt chính xác về khái niệm văn học đương đại, một giai đoạn văn học

có sự tiếp nối những giá trị trước nó và kiến tạo những giá trị mới Văn học đương đại không phải là một hiện tượng ngay bây giờ mà nó là một giai đoạn văn học có chung những yếu tố cấu tạo nên một nền văn học [53, tr.12]

Trong đó phải kể đến tên tuổi của các tác giả như: Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Việt Chiến, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Nguyễn Thiên Ngân…v.v Khác với giai đoạn trước, ở thơ đương đại giai đoạn này nổi bật đó là cảm hứng nhân bản và sự thức tỉnh cá nhân đã trở thành nền tảng và cảm hứng chủ đạo Các nhà thơ không còn bị vướng bận với những kiểu hiện thực chủ yếu và hiện thực thứ yếu, không bị bó buộc trong những khung tư tưởng định sẵn mà cố gắng thể hiện đa chiều hiện thực Thơ đương đại lúc này không còn hiện tượng đi tìm những giá trị chung, cổ vũ cho những gì mang tính chất hoành tráng, sử thi mà nó đã tìm về với những vấn đề của sự tồn tại con người Thơ đương đại khai thác những vấn đề về thân phận con người trong tương quan với cảm thức về thời gian, nỗi cô đơn và cái chết Giọng thơ không còn hào sảng, sung sức mà nó trầm xuống đầy trăn trở với những băn khoăn mang màu sắc triết luận Cái hình tượng trong thơ không còn kì vĩ, lớn lao mà xuất phát từ thế giới nội tâm bên trong với những khám phá thế giới từ bên trong cái tôi chủ thể, lúc này cái tôi trữ tình đã đi vào địa hạt trung tâm của thơ Cái tôi trữ tình giai đoạn này là cái tôi mang nỗi buồn thế thái nhân tình Thơ ca sau 1986 đã khai thác triệt để nỗi buồn, nỗi buồn trở thành dòng chủ lưu của thơ sau 1986 Có nỗi buồn xa, có nỗi buồn gần, có nỗi buồn riêng và có cả những nỗi buồn chung, đó là cái tôi trữ tình khiêm nhường bé nhỏ với những

Trang 33

khắc khoải trước bộn bề cuộc sống Cái tôi trở nên bi quan và hoài nghi trước cuộc sống muôn vàn biến động và đầy rẫy những điều bất thường

Thơ mạng đương đại là các tác phẩm thơ đương đại được đăng tải trên các trang mạng, đặc biệt được đăng trên chính những trang cá nhân của các tác giả trẻ như những lời tâm sự, bộc bạch… nó coi "chữ" như những ký hiệu,

ám hiệu, độc giả buộc phải giải mã câu chữ mới hiểu được ý nghĩa Các tác giả của các bài thơ mạng đương đại không quá cầu kỳ, coi trọng sự "thanh cao" trong ngôn ngữ như thời kỳ trước đây Họ đưa ngôn ngữ đời sống tràn vào các trang thơ, nó mang nhiều giọng điệu Đôi lúc nhà thơ không có sự

"đầu tư" cho ngôn ngữ mà để cho nó tự nhiên xuất lộ theo ý thơ Thậm chí có những kiểu ngôn ngữ thơ mà các nghệ sỹ cố tình làm cho nó "dị biệt" để tạo

ra tính "lạ hóa" cho câu thơ của mình và ở điểm này, các tác giả tạo ra sự ấn tượng bằng nghệ thuật tu từ ẩn dụ bổ sung, rất nhiều cảm giác mới, lạ được chuyển đổi trong thơ… đặc biệt xuất hiện nhiều trong các trang thơ của tác giả Vi Thùy Linh, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Nguyễn Thiên Ngân

1.3.1 Đôi nét về thơ Vi Thùy Linh

Nhà thơ Vi Thùy Linh sinh ngày 04-4-1980 tại Hà Nội, là một nhà thơ

nữ của Việt Nam Tuy là thế hệ nhà thơ trẻ nhưng Vi Thùy Linh đã nhanh chóng trở thành một "hiện tượng" trong nền thi ca Việt Nam đương đại với nhiều tập thơ: Khát (NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1999); Linh (NXB Thanh niên, Hà Nội, 2000); Đồng Tử (NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 2005); ViLi in love (2008); Phim đôi-Tình tự chậm (2011)…

Mỗi tác phẩm của Vi Thùy Linh ra đời bao giờ cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của công chúng nhưng để cảm nhận được những thông tin trong thi phẩm của ViLi nữ sỹ không phải dễ và không phải ai cũng có thể “giải mã” được Sáng tác của cô không dành cho số đông mà dành cho những người có vốn kiến thức nhất định Với nền tảng học vấn vững vàng cộng với

sự quảng giao đã cho phép Vi Thùy Linh nhìn sâu vào những vấn đề của đời sống, mang đến cho thơ một giọng điệu vừa riêng, vừa lạ Vi Thùy Linh đã

Trang 34

viết về tình yêu rất nồng nàn, tình yêu đôi khi là một khát khao cháy bỏng, một sự tận hiến, với cô tình yêu không chỉ thiêng liêng mà hơn thế người tình được ví như một đấng sáng thế Thơ cô không chỉ giới hạn ở những vấn đề thuộc về đời tư mà hơn thế đó là từ góc nhìn bản thể Vi Thùy Linh cắt nghĩa đời sống, định giá những hiện tượng Cách quan niệm của Vili nữ sỹ dù diễn đạt khác chúng ta, dù được truyền tải dưới lớp vỏ ngôn ngữ gồ ghề, sắc cạnh khiến nhiều người băn khoăn nhưng xét đến cùng nó cũng hướng đến những quan niệm về giá trị nhân bản phổ quát

Có lẽ hơn ai hết khi sáng tác, tác giả của nó cũng ý thức được việc tìm hình thức thể loại phù hợp để truyền tải ý tưởng đến độc giả Thực tế Linh đã không lựa chọn những hình thức thể loại truyền thống mà dùng hình thức thơ

tự do để truyền tải những ý tưởng của mình Trong đó, Vi Thùy Linh sử dụng rất nhiều ẩn dụ bổ sung để truyền tải cảm xúc của mình, cảm xúc đa chiều, được cảm nhận bằng nhiều giác quan khác nhau khiến người đọc phải thực sự tập trung suy ngẫm, cảm nhận và có những hiểu biết nhất định mới có thể hiểu được

1.3.2 Đôi nét về thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh

Nguyễn Thế Hoàng Linh sinh năm 1982 Hiện anh đang sống tại Hà Nội Sáng tác từ khi 12 tuổi, Nguyễn Thế Hoàng Linh sớm bộc lộ tài năng thi

ca của mình Đến nay, anh đã viết và xuất bản nhiều tác phẩm thơ với hàng nghìn bài thơ trên diễn đàn internet Tác giả đã chọn lựa và làm thành các tập

thơ sau: Mầm sống, Uống một ngụm nước biển, Em giấu gì ở trong lòng thế, Bé

tập tô, Mật thư, Ra vườn nhặt nắng, và một số tác phẩm văn xuôi: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, Chuyện của thiên tài (tiểu thuyết), Văn chương động, Năm 2004, Nguyễn Thế Hoàng Linh vinh dự nhận giải thưởng

của Hội Nhà văn Hà Nội cho tiểu thuyết Chuyện của thiên tài

Thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh đem đến cho người đọc những bất ngờ từ cách tư duy rất riêng của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh chủ trương sống vui, vì thế thơ của anh đọc lên thoạt tiên là vui, sau đó, nếu ngẫm nghĩ

Trang 35

mới thấy được những suy tư, tình cảm ẩn sau đó Anh thành công và bước ra

từ văn học mạng, những bài viết, bài chia sẻ trên mạng của Nguyễn Thế Hoàng Linh được cộng đồng đón nhận một cách nồng nhiệt Cũng giống như

Vi Thùy Linh, Nguyễn Thế Hoàng Linh không lựa chọn thể loại thơ truyền thống trong sáng tác mà anh lựa chọn thể tự do để bộc lộ, gửi gắm cảm xúc của mình trong thơ Đọc thơ anh, bạn đọc thấy được những hình ảnh ẩn dụ bổ sung rất rõ nét, nhờ đó mà tác giả có thể miêu tả đa chiều, đa màu sắc những suy tư, tình cảm ẩn sau mỗi câu chữ trong thơ của mình

1.3.3 Đôi nét về thơ Nguyễn Thiên Ngân

Nguyễn Thiên Ngân sinh năm 1988 tại Buôn Mê Thuột, là một nữ tác giả trẻ Cô tốt nghiệp khoa Văn học và ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học

xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh Từ khi còn là học sinh tại Đắc

Lắc, cô đã đoạt giải nhất truyện ngắn cuộc thi viết “Chân dung tuổi mới lớn”

lần 2 (2005) của báo Mực tím Năm 20 tuổi Nguyễn Thiên Ngân đã có 4 cuốn

sách được xuất bản: Những phố dài ướt mưa (NXB Kim Đồng), Hai chiếc xe

khoá chặt vào nhau (NXB Kim Đồng), Cặp vòng mây (NXB Văn Hoá Sài

Gòn) và Ngôi nhà mặt trời (NXB Phụ Nữ) Cô là một người đa tài, ngoài các tập truyện, năm 2012 Nguyễn Thiên Ngân ra mắt bạn đọc tập thơ Mình phải

sống như mùa hè năm ấy

Đọc những vần thơ của Nguyễn Thiên Ngân ta có thể cảm nhận được những cung bậc cảm xúc của tình yêu, đó có thể là những rung động hay những nỗi xót xa không thể nói lên thành lời nhưng tất cả đều rất nhẹ nhàng, ý nhị Chính những điều này đã làm cho các bài thơ của Nguyễn Thiên Ngân thêm phần ý nghĩa và nó cũng dễ dàng hơn trong việc chạm tới trái tim của người hâm mộ

Như vậy, có thể nói, các nhà thơ đương đại cũng tạo nên kiểu ngôn ngữ thơ cho riêng mình, với mục đích đào sâu hơn cái tôi bản thể Một kiểu ngôn ngữ thơ giàu chất suy nghiệm, triết luận, xuất hiện gắn liền với nỗ lực thể hiện cái tôi bản thể của nhiều tên tuổi các nhà thơ trong giai đoạn văn học này

Trang 36

Tiểu kết chương 1

Ở chương 1, chúng tôi đã tìm hiểu và đưa ra những khái niệm lí thuyết nền tảng về ẩn dụ và ẩn dụ bổ sung; khái quát đôi nét về thơ mạng đương đại Việt Nam Trong đó, chúng tôi đi vào khái quát lại một số vấn đề ẩn dụ trong ngôn ngữ học, đưa ra những định nghĩa về ẩn dụ, cách lí giải cơ chế ẩn dụ ở góc độ phong cách học, các lí giải cơ chế ẩn dụ bổ sung

Vì ẩn dụ bổ sung là một kiểu nhỏ trong nhóm ẩn dụ nên nó cũng mang đầy

đủ những đặc điểm của ẩn dụ Đó là kết quả của sự sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật lựa chọn và kết hợp các đơn vị ngôn ngữ, để cái được quy chiếu có thể hiện lên đầy đủ, chính xác, sinh động và giàu giá trị biểu cảm

Dựa vào những lý thuyết nền tảng đó, chúng tôi đi vào mô tả, phân tích, nhận xét những đặc điểm cơ bản về ẩn dụ bổ sung trong thơ mạng đương đại Việt Nam, cụ thể qua các trường hợp Vi Thùy Linh, Nguyễn Thiên Ngân và Nguyễn Thế Hoàng Linh

Trang 37

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CÁC KIỂU ẨN DỤ BỔ SUNG TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM THƠ MẠNG ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM (Qua một số tác phẩm thơ của ba nhà thơ Vi Thùy Linh, Nguyễn Thế

Hoàng Linh và Nguyễn Thiên Ngân) 2.1 Giới hạn khảo sát

Để miêu tả ẩn dụ bổ sung, trước hết cần xem xét các yếu tố cấu trúc ẩn

dụ bổ sung có chuyển đổi không, các cách kết hợp có chuyển nghĩa ẩn dụ không và phải xem xét trong ngữ cảnh chứa ẩn dụ bổ sung có hàm ẩn không Như vậy, có thể thống kê phân loại ẩn dụ bổ sung theo 3 tiêu chí:

(1) Tiêu chí cấu trúc - ngữ nghĩa;

(2) Tiêu chí lựa chọn - kết hợp các thành tố nghĩa;

(3) Tiêu chí phân bố trong ngữ cảnh;

Ẩn dụ bổ sung là một biểu thức tu từ được kết hợp từ các yếu tố ngữ nghĩa trong ngữ cảnh khá phức tạp Để phân tích cấu trúc nghĩa và khả năng kết hợp của các đơn vị ngữ nghĩa trong ngữ ảnh, luận văn sử dụng một số phương pháp phân tích cấu trúc ngữ nghĩa - cú pháp của L.Tesnière Lấy động

từ cảm giác làm trung tâm, luận văn phân tích các nét nghĩa có thể kết hợp được với các yếu tố đứng trước và đứng sau nó trong những chức năng khác nhau để lí giải rõ những khái niệm, không đi sâu vào phân tích ngữ pháp của

ẩn dụ bổ sung Luận văn chỉ xem xét các kết hợp của động từ đối với trường hợp ẩn dụ bổ sung có động từ cảm giác và xem xét các thành phần trong kết hợp đối với trường hợp ẩn dụ bổ sung không có động từ cảm giác Trường hợp có động từ cảm giác làm trung tâm, phần đứng trước động từ thường đóng vai trò chủ thể của hành động, phần đứng sau động từ đóng vai trò đối tượng của hành động và các nét nghĩa bổ túc Trường hợp không có động từ cảm giác nhưng có cảm nhận do cảm giác đưa lại, phần đứng trước đóng vai trò chủ thể tác động, phần đứng sau đóng vai trò thành phần làm rõ nghĩa cho phần đứng trước nó Để tiện cho việc miêu tả và thống kê, chúng tôi không đi

Trang 38

sâu vào ngữ pháp - ngữ nghĩa, chúng tôi sử dụng các thuật ngữ chủ tố, tác tố, động từ trung tâm, đối tố, vị từ chỉ hiệu quả cảm giác, thành tố bổ nghĩa để gọi các thành tố để phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của ẩn dụ bổ sung trong ngữ cảnh Cụ thể nhƣ sau:

(1) Tiêu chí cấu trúc - ngữ nghĩa;

(2) Tiêu chí lựa chọn - kết hợp các thành tố nghĩa

Trang 39

2.2 Đặc điểm về cấu trúc- ngữ nghĩa của ẩn dụng bổ sung trong một số tác phẩm thơ đương đại qua ba trường hợp Vi Thùy Linh, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Nguyễn Thiên Ngân

2.2.1 Các tiêu chí cấu trúc - ngữ nghĩa

Tiến hành phân tích đặc điểm về cấu trúc- ngữ nghĩa của ẩn dụng bổ sung trong một số tác phẩm thơ đương đại qua ba trường hợp Vi Thùy Linh, Nguyễn Thế Hoàng Linh và Nguyễn Thiên Ngân, chúng tôi dựa vào các tiêu chí sau:

a Nét nghĩa cơ bản thuộc trường nghĩa cảm giác bao gồm: nhìn, nghe, ngửi, nến, sờ Cụ thể:

Nhìn: hoạt động tiếp nhận và phân tích màu sắc ánh sáng, hình ảnh, đường nét bằng cơ quan thị giác (mắt)

Nghe: hoạt động tiếp nhận và phân tích âm thanh bằng cơ quan thính giác (tai)

Ngửi: hoạt động tiếp nhận và phân tích mùi hương bằng cơ quan khứu giác (mũi)

Nếm: Hoạt động tiếp nhận và phân tích vị bằng cơ quan vị giác (lưỡi) Sờ: hoạt động tiếp nhận và phân tích các đặc điểm, tính chất của sự vật

và tác động của ngoại cảnh đến cơ thể như nóng, lạnh bằng làn da

b Cách lựa chọn kết hợp các nét nghĩa: có 2 kiểu lựa chọn và kết hợp

đó là kết hợp bình thường (cách kết hợp đúng theo cách diễn đạt thông

thường và đúng quy tắc ngữ nghĩa, ví dụ: Nghe + tiếng đàn + hay = Nghe +

âm thanh + nghĩa biểu niệm) và kết hợp không bình thường (đó là sự vi phạm quy tắc kết hợp các nét nghĩa cơ bản, gây ra sự chuyển đổi ý nghĩa hay còn

gọi là hiện tượng chuyển trường nghĩa, ví dụ: Nghe + khúc nhạc + thơm

(thơm = mùi hương), dựa vào kết hợp sai nét nghĩa cơ bản nên có: Nghe + âm thanh + hiệu quả khứu giác

Ẩn dụ bổ sung là sự sáng tạo mới trong diễn đạt, tạo ra những nét nghĩa mới, có màu sắc nghệ thuật xuất phát từ sự kết hợp nghĩa bất thường đạt trong

Trang 40

ngữ cảnh tu từ Chúng tôi sẽ phân tích cụ thể hơn nội dung này ở các mục, các chương tiếp theo của luận văn

2.2.2 Đặc điểm về cấu trúc - ngữ nghĩa

2.2.2.1 Sự xuất hiện của động từ cảm giác trong câu thơ và hiệu qủa của các động từ này

Trước hết, chúng tôi muốn tìm hiểu trong các câu có hay không có động từ cảm giác và hiệu qủa của chúng trong câu thơ Cụ thể:

+ ngôi nhà xanh (Đối tố)

+ nhạc (Đối tố)

= ĐT nghe + Âm thanh

(Chủ tố)

ngửi (ĐTCG)

+ nước hoa (Đối tố)

= ĐT ngửi+ Hương thơm

(Chủ tố)

nếm (ĐTCG)

+ canh (Đối tố)

+ trời rất lạnh (Đối tố)

= ĐT sờ/ cảm thấy + cảm giác cơ thể (nóng, lạnh,

đau ) Trong trường hợp có động từ cảm giác, hiện tượng chuyển nghĩa tu từ

sẽ xuất hiện ở phần cuối Tức là xuất hiện những thành tố nghĩa thể hiện hiệu quả cảm giác khác với cảm giác của động từ trung tâm

Ngày đăng: 16/12/2024, 11:09