Việc tìm hiểu thơ Nguyễn Bính từ góc độ ẩn dụ tri nhận là một hướng nghiên cứu mới mẻ, cần được thực hiện để góp phần khẳng định ẩn dụ ý niệm trong thơ ca là một cách mở rộng về sự nhận
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
TRỊNH THỊ NGỌC BÍCH
ẨN DỤ TRI NHẬN TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VIỆT NAM
HẢI PHÒNG - 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
TRỊNH THỊ NGỌC BÍCH
ẨN DỤ TRI NHẬN TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH : NGÔN NGỮ VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Phương Lâm
HẢI PHÒNG - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học Kết quả khảo sát và nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng có bất cứ công trình nào công bố trước đó Những quan điểm trích dẫn đều được ghi nguồn rõ ràng
Đề tài “Ẩn dụ tri nhận trong thơ Nguyễn Bính” do chính tác giả
nghiên cứu và thực hiện
Hải Phòng, tháng 6 năm 2023
Tác giả luận văn
Trịnh Thị Ngọc Bích
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ với
đề tài “Ẩn dụ tri nhận trong thơ Nguyễn Bính”, tôi đã nhận được sự yêu
thương, động viên, giúp đỡ từ mọi người
Trước tiên, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất tới TS Đỗ Phương Lâm
Thầy là người đã trực tiếp hướng dẫn, luôn quan tâm, khích lệ, truyền nhiệt huyết và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các quý thầy cô Trường Đại học Hải Phòng, đặc biệt là khoa Ngữ văn và Khoa học Xã hội đã tận tình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp cũng như sự giúp đỡ, hỗ trợ của thầy, cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, tháng 6 năm 2023
Tác giả luận văn
Trịnh Thị Ngọc Bích
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC BẢNG 5
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 8
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 8
1.1 Khái quát về ẩn dụ 8
1.1.1 Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống 8
1.1.2 Ẩn dụ theo quan điểm ngôn ngữ học tri nhận 9
1.2 Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến ẩn dụ tri nhận 11
1.2.1 Ý niệm và sự ý niệm hóa 11
1.2.2 Miền, miền nguồn, miền đích và ánh xạ 14
1.2.3 Điển mẫu 20
1.2.4 Tính nghiệm thân 22
1.2.5 Mô hình tri nhận 23
1.2.6 Lược đồ hình ảnh 25
1.2.7 Vai trò của văn hóa trong ẩn dụ tri nhận 26
1.2.8 Phân loại ẩn dụ tri nhận 27
1.3 Nguyễn Bính, cuộc đời và thi phẩm 30
1.3.1 Tác giả Nguyễn Bính 30
1.3.2 Thi phẩm Nguyễn Bính 33
Tiểu kết chương 1 36
CHƯƠNG 2 38
MÔ HÌNH TRI NHẬN CỦA ẨN DỤ TRI NHẬN 38
TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH 38
2.1 Hệ thống ẩn dụ tri nhận trong thơ Nguyễn Bính 38
2.2 Các miền nguồn tiêu biểu trong thơ Nguyễn Bính 41
2.2.1 Các miền nguồn chiếu xạ đến miền đích 41
2.2.2 Các thuộc tính của miền nguồn chiếu xạ đến miền đích 42
Trang 62.3 Các miền đích tiêu biểu trong thơ Nguyễn Bính 55
2.3.1 Miền đích “con người/ cơ thể con người” 56
2.3.2 Miền đích “tình yêu” 57
2.3.3 Miền đích “cuộc đời” 59
2.4 Cơ sở kinh nghiệm làm nền tảng cho những mô hình tri nhận của ẩn dụ tri nhận trong thơ Nguyễn Bính 60
2.4.1 Sự khởi phát cái tôi Thơ Mới 60
2.4.2 Nguyễn Bính - một cái tôi đôi bờ trong Thơ mới 62
Tiểu kết chương 2 66
CHƯƠNG 3 68
MỘT SỐ ẨN DỤ TRI NHẬN TIÊU BIỂU TRONG 68
THƠ NGUYỄN BÍNH 68
3.1 Ẩn dụ ý niệm về con người 68
3.1.1 Ẩn dụ ý niệm “CON NGƯỜI LÀ THỰC VẬT/CỎ CÂY” 68
3.1.2 Ẩn dụ ý niệm “CƠ THỂ CON NGƯỜI LÀ VẬT BẦU CHỨA TÌNH CẢM” 76
3.2 Ẩn dụ ý niệm về tình yêu 77
3.2.1 Ẩn dụ ý niệm “TÌNH YÊU LÀ SỢI TƠ” 77
3.2.2 Ẩn dụ ý niệm “TÌNH YÊU LÀ DÒNG SÔNG” 81
3.3 Ẩn dụ ý niệm về cuộc đời 84
3.3.1 Ẩn dụ ý niệm “CUỘC ĐỜI LÀ CHUYẾN HÀNH TRÌNH” 84 3.3.2 Ẩn dụ ý niệm “HÔN NHÂN LÀ CHUYẾN ĐÒ NGANG” 86
Tiểu kết chương 3 90
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 745
2.3
Các thuộc tính chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích trong ẩn dụ ý niệm “cơ thể con người là vật/bầu chứa đựng tình cảm”
46
2.5
Lược đồ chiếu xạ từ miền nguồn đến miền đích của ẩn
dụ ý niệm “CUỘC ĐỜI LÀ CHUYẾN ĐI BẰNG THUYỀN”
47
2.6
Các thuộc tính chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích trong ẩn dụ ý niệm “CUỘC ĐỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH (CHUYẾN ĐI BẰNG THUYỀN)”
48
2.7 Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm “TÌNH YÊU LÀ
2.9 Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm “TÌNH YÊU LÀ
Trang 82.12
Các thuộc tính chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích trong ẩn dụ ý niệm “TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH HỒI SINH”
52
2.13 Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm “TÌNH YÊU LÀ
2.15 Lược đồ chiếu xạ của ẩn dụ ý niệm “TÌNH YÊU LÀ
3.1 Mô hình chuyển nghĩa ẩn dụ tri nhận của lớp từ thuộc
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
1.1 Ngôn ngữ học tri nhận là một khuynh hướng ngôn ngữ học ra đời
vào khoảng nửa sau của thế kỉ XX với nhiệm vụ trung tâm là nghiên cứu ngôn ngữ dựa trên cơ sở trải nghiệm, tư duy của con người và nghiên cứu cách con người tri nhận về thế giới qua lăng kính ngôn ngữ và văn hóa Đối tượng nghiên cứu chính của ngôn ngữ học tri nhận không chỉ là những hiện tượng có thể quan sát trực tiếp mà còn là những hiện tượng không thể quan sát trực tiếp được như tri thức, tinh thần, tình cảm, ý chí, Ngôn ngữ học tri nhận không chỉ nghiên cứu hiện tượng tri nhận trong tất cả các bình diện của ngôn ngữ học: từ vựng, ngữ pháp, âm vị mà còn nghiên cứu hiểu biết, tri thức trong đầu con người- nền tảng cơ sở đã hình thành những phương thức miêu tả thế giới, truyền đạt thông tin về thế giới Có thể thấy, so với ngôn ngữ học truyền thống thì ngôn ngữ học tri nhận giàu năng lực giải thích hơn
Vấn đề ẩn dụ tri nhận trong thơ là một nhánh mới của ẩn dụ ý niệm Ngôn ngữ học tri nhận và lý thuyết điển mẫu đã nghiên cứu mô hình tri nhận trong thơ, gọi là thi pháp học tri nhận Thi pháp học tri nhận khám phá không gian tinh thần và pha trộn khái niệm để giải thích quá trình sáng tạo trong tâm trí con người và các khái niệm trừu tượng Ý niệm hình ảnh thơ thuộc về hệ thống logic trong mô hình tri nhận, tạo ra lí tưởng hóa và hình ảnh lược đồ Thi pháp học tri nhận tập trung vào nghiên cứu tư duy và quá trình tâm lý của
nhận thức trong thơ ca
1.2 Theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ được gọi là ẩn
dụ tri nhận hay ẩn dụ ý niệm Đây là một công cụ để con người ý niệm hóa các khái niệm trừu tượng và là một hình thái tư duy của con người về thế giới,
tư duy ẩn dụ được xây dựng dựa trên cơ sở các ý niệm Ẩn dụ ý niệm là “một
trong những hình thức ý niệm hóa, một quá trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình thành những ý niệm mới và không có nó thì không thể nhận được tri thức mới” [3, tr.293] Như vậy, ẩn dụ ý niệm được xem là một phương
Trang 10pháp để nhận thức và trải nghiệm về thế giới Do đó, luận văn lựa chọn nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm để từ đó tìm hiểu sâu hơn về cách con người Việt Nam tư duy, nhận thức về thế giới xung quanh
1.3 Nguyễn Bính - nhà thơ hiếm hoi thành công ở cả hai lần chuyển
giao (trước và sau dấn thân kháng chiến ở miền Nam), tự nguyện làm cuộc hành trình đầy phiêu lưu, bất ngờ bằng cái nhìn dự cảm kỳ và vững tin mình không lạc khỏi chính mình Thế giới hình ảnh trong thơ Nguyễn Bính vừa đậm sắc màu hiện thực, ngồn ngộn hơi thở cuộc sống vừa mang tính biểu tượng cao Điều ấy góp phần gợi ra trong trí tưởng tượng của người đọc nhiều liên tưởng bất ngờ và thú vị, làm cho lời thơ thêm mượt mà, trong sáng Việc tìm hiểu thơ Nguyễn Bính từ góc độ ẩn dụ tri nhận là một hướng nghiên cứu mới mẻ, cần được thực hiện để góp phần khẳng định ẩn dụ ý niệm trong thơ
ca là một cách mở rộng về sự nhận thức thế giới theo những khung giả định của kinh nghiệm cá thể trong cách sáng tạo của nhà thơ - nhìn từ cơ chế của hoạt động tư duy Hơn nữa, hiện nay cũng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện, có hệ thống về ẩn dụ tri nhận trong thơ Nguyễn Bính
Vì những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Ẩn dụ tri nhận
trong thơ Nguyễn Bính”
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Những nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận và ẩn dụ tri nhận trong thơ
Trên thế giới, ẩn dụ ý niệm đã được nghiên cứu từ lâu Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:
Metaphors We Live by của G Lakoff và M Johnson ra đời năm 1980
đã đánh dấu bước đầu phát triển của lí thuyết về ẩn dụ ý niệm Công trình này
khẳng định bản chất của ẩn dụ ý niệm là “hiểu và trải nghiệm một loại vấn đề
trong một thuật ngữ của một vấn đề khác” thông qua sự chiếu xạ từ lĩnh vực
cụ thể sang lĩnh vực trừu tượng Từ đây, ẩn dụ không còn mang tính quy ước như quan điểm của ngôn ngữ học truyền thống mà gắn liền với sự trải nghiệm
Trang 11văn hóa, sự trải nghiệm thế giới xung quanh của con người
Sau công trình Metaphors We Live By, năm 1987, Lakoff đã công bố công trình Women, Fire, and Dangerous Things What Categories Reveal
about the mind với sự nghiên cứu về các phạm trù cơ bản và điển mẫu Năm
1989, Lakoff còn cộng tác cùng Mark Turner và xuất bản công trình More
than Cool Reason: A Field Guide to Poetic Metaphor nghiên cứu về ẩn dụ
trong thơ ca Năm 1993, Lakoff tiếp tục phát triển lý thuyết ẩn dụ ý niệm
trong The Contemporary Theory of Metaphor, Metaphor and Thought” (2nd
edition) Trong công trình này, bên cạnh việc bổ sung lý thuyết về ẩn dụ ý
niệm, ông còn chỉ ra những cách hiểu chưa hoàn chỉnh về ẩn dụ của ngôn ngữ học truyền thống và đề cập tới ẩn dụ ý niệm trong tác phẩm văn học Zoltan Kovecses (nhà ngôn ngữ học người Hungary) cũng là một trong những nhà ngôn ngữ tiêu biểu đã đào sâu nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm Ông đã nghiên cứu về những ẩn dụ cảm xúc trong ngôn ngữ có cơ sở từ sự trải nghiệm vật lí
và văn hóa của con người trong Metaphors and Emotion: Language, Culture,
and Body in Human Feeling (2000) Năm 2002, ông nghiên cứu về hệ thống
lý thuyết về ẩn dụ ý niệm và trình bày kết quả trong công trình Metaphor: A
Practical Introduction
Nói chung, sau công trình mở đường cho nghiên cứu ẩn dụ ý niệm là
Metaphor We Live By, xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu ẩn dụ ý niệm có
giá trị và Georgee Lakoff, Mark Turner, Mark Johnson, Zoltan Kovecses, Ronald Langacker (ngữ pháp học tri nhận), Fillmore (nghiên cứu về ngữ nghĩa học khung), Fauconnier (nghiên cứu về không gian tinh thần, không gian pha trộn), Talmy (ngữ nghĩa của lớp từ chỉ không gian), là những nhà ngôn ngữ học tiêu biểu nghiên cứu về lĩnh vực này
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về vấn đề này Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như:
Công trình Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt của Nguyễn
Lai năm 1990 có thể xem là nghiên cứu sớm nhất có khuynh hướng tri nhận
Trang 12Dù không sử dụng thuật ngữ “tri nhận” nhưng trong công trình này, tác giả đã
nghiên cứu ngữ nghĩa của các từ chỉ hướng ra - vào, lên - xuống, đến - tới, lại- qua, sang - về theo cách thức của ngôn ngữ học tri nhận
Năm 1994 có thể được xem là thời gian chính thức du nhập ngôn ngữ
học tri nhận vào Việt Nam Bài báo Ngôn ngữ và sự tri nhận không gian của
Lý Toàn Thắng trên Tạp chí Ngôn ngữ số 4 năm 1994 là công bố đầu tiên bằng tiếng Việt đề cập trực tiếp tới ngôn ngữ học tri nhận (nếu tính tiếng Nga thì có thể là sớm hơn) Kể từ đây, ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam bắt đầu được các nhà nghiên cứu quan tâm tới và có nhiều điều kiện phát triển Lý Toàn Thắng là người có nhiều đóng góp lớn cho ngôn ngữ học tri nhận ở
nước ta Công trình Ngôn ngữ học tri nhận từ lý thuyết đại cương đến thực
tiễn tiếng Việt” công bố năm 2005 của ông là nghiên cứu tổng quan đầu tiên
về những quan điểm đáng chú ý trong ngôn ngữ học tri nhận Trong cuốn sách này, ông chưa đi sâu vào nghiên cứu ẩn dụ mà chủ yếu nghiên cứu về cách thức tri nhận không gian trong ngôn ngữ Ông đưa ra hướng tiếp cận không gian theo nguyên lí “dĩ nhân vi trung”- lấy con người làm trung tâm của vũ trụ
Những nghiên cứu trên đây đều là những tiền đề lí luận và thực tiễn để tôi tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn này
2.2 Những nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính
Cho đến nay, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu thơ Nguyễn Bính trên các phương diện nội dung, nghệ thuật, đưa ra những khám phá khá sâu sắc về
nhà thơ chân quê này Có thể kể tên một số bài viết: Nguyễn Bính – một ngôi
sao sáng trong bầu trời thơ (Trần Lê Văn), Đường về chân quê (Đỗ Lai
Thúy), Thi sĩ của hồn quê (Vương Trí Nhàn), Thông điệp Nguyễn Bính (Phan Văn Cảnh, Phạm Thị Hòa), Nguyễn Bính trong nền thơ Việt Nam (Vũ Quần Phương), Nguyễn Bính, một hồn thơ dân tộc (Hữu Thỉnh), Người chân đất đi
vào tương lai (Ngô Thảo), Nguyễn Bính – Người tráng sĩ cuối cùng của thơ Việt (Hoài Anh) Nhiều bài trong số đó đã được tập hợp trong công trình
Trang 13Nguyễn Bính – về tác gia và tác phẩm (Hà Minh Đức, Đoàn Đức Phương
tuyển chọn và giới thiệu) Các công trình này đều tập trung nghiên cứu phong cách chân quê của Nguyễn Bính thể hiện trong thơ ca Với những nghiên cứu
đó, Nguyễn Bính được định danh là “thi sĩ của hồn quê” (Vương Trí Nhàn),
“người chân đất đi vào tương lai” (Ngô Thảo), “người tráng sĩ cuối cùng của
thơ Việt” (Hoài Anh), Đây có thể coi là hình ảnh của riêng Nguyễn Bính
được định hình trong thơ ca Việt Nam
Không chỉ những học giả trong nước mới quan tâm đến thơ Nguyễn Bính mà còn có một nhà thơ người Nga tên là Ilia Phônhiacập cũng cho rằng:
“hiện tượng nổi bật nhất là sự trở về của Nguyễn Bính” Sự trở về “hồn xưa”
của dân tộc làm cho thơ Nguyễn Bính thấm đẫm giá trị truyền thống
Đặc biệt, nhân kỷ niệm 100 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1917 –
2017), bộ sách Nguyễn Bính toàn tập (gồm 2 tập dày gần 1500 trang – Nhà
xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành vào tháng 3 năm 2017) do chính Nguyễn Bính Hồng Cầu (con gái của thi sĩ Nguyễn Bính) dành nhiều tâm huyết sưu tầm, biên soạn đã ra đời trong sự đón đợi nhiệt thành của bạn đọc gần xa
Riêng về khía cạnh ngôn ngữ học, việc xem xét các ẩn dụ ý niệm trong thơ của Nguyễn Bính song song với việc xác định cơ chế tạo thành ẩn dụ thi ca; cũng như việc tìm hiểu quan hệ của nó với kinh nghiệm văn hóa là điều còn ít được quan tâm Hoặc có, thì vẫn còn khá đơn lẻ, chỉ mang tính gợi nhắc, chưa toàn diện và hệ thống về mô hình ẩn dụ tri nhận trong thơ Nguyễn Bính Đó là khoảng không gian trong nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính cần được bổ sung, chính vì thế, tôi đã mạnh dạn, với tinh thần cầu thị, dành trọn tâm huyết của mình những mong có thể tiếp bước các bậc thức giả đi tiếp con đường đến với thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bính vốn rất gần gũi, dung dị nhưng chất chứa những dư vị ngọt ngào và sâu lắng làm say đắm lòng người
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là:
Trang 14- Hệ thống hóa những kiến thức lí luận về ẩn dụ tri nhận và cơ chế nhận biết ẩn dụ tri nhận
- Khảo sát ẩn dụ ý niệm trong thơ Nguyễn Bính dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận nhằm khẳng định những đóng góp của Nguyễn Bính về mặt sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống các cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án
và tổng hợp một số quan điểm, vấn đề liên quan đến đối tượng khảo sát
- Tổng hợp, phân loại và thiết lập các mô hình ẩn dụ tri nhận trong thơ Nguyễn Bính
- Phân tích cơ chế chiếu xạ giữa miền nguồn và miền đích dựa trên những thuộc tính đặc trưng tiêu biểu nhất Đồng thời, lý giải các lược đồ tri nhận trong thơ Nguyễn Bính để thấy được vẻ đẹp con người tinh thần của tác giả và mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hóa - tư duy
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Các ẩn dụ tri nhận trong thơ Nguyễn Bính
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Tư liệu khảo sát trong luận văn là những tác phẩm
thơ của Nguyễn Bính được in trong Nguyễn Bính toàn tập (Nhà xuất bản Hội
nhà văn, 2017) tập 1 và tập 2
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp miêu tả: Phương pháp miêu tả được dùng để diễn đạt chính xác các hiện tượng ngôn ngữ (cơ chế ẩn dụ hóa, quy trình chiếu xạ, miền nguồn và miền đích, sự tương đồng giữa miền nguồn và miền đích, ) Bên cạnh đó, tôi còn kết hợp giải thích hợp lý các biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ
Trang 15- Thủ pháp thống kê, phân loại: Thủ pháp phân loại được dùng để phân loại các ẩn dụ theo các tiêu chí cụ thể để quy chúng về các kiểu ẩn dụ tri nhận tiêu biểu Còn thủ pháp thống kê được sử dụng để chỉ ra mức độ phổ biến của từng loại ẩn dụ ý niệm trong thơ Nguyễn Bính
- Thủ pháp phân tích định tính: Thủ pháp này dùng để phân tích các ẩn
dụ ý niệm, các quá trình chiếu xạ trong các lược đồ tri nhận, nhất là các thuộc tính khác nhau trong lược đồ tri nhận Phân tích định tính giúp người viết mô
tả các ý niệm kết hợp với số lượng các ẩn dụ nhằm minh họa cụ thể xu hướng,
mô hình các ý niệm ẩn dụ trong sáng tác Nguyễn Bính
6 Đóng góp của đề tài
6.1 Về phương diện lí thuyết
Góp phần củng cố lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, làm rõ thêm một
số vấn đề lí thuyết về ẩn dụ qua ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính Qua đó cũng góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu khuynh hướng lí thuyết về ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam
6.2 Về phương diện thực tiễn
Lí giải các thao tác tư duy trong thơ Nguyễn Bính, từ đó thấy được phong cách riêng của nhà thơ
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận văn được tổ chức thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
Chương 2: Mô hình tri nhận của ẩn dụ tri nhận trong thơ Nguyễn Bính Chương 3: Một số ẩn dụ tri nhận tiêu biểu trong thơ Nguyễn Bính
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm được coi là một cách hiểu thế giới trong mối liên hệ của nó với ý chí và hoạt động sáng tạo của con người Trong Chương 1 của luận văn tôi tập trung đến các vấn đề lí luận cơ bản của ẩn dụ ý niệm, trong đó nhấn mạnh đến thi pháp học tri nhận dựa trên lịch sử nghiên cứu có liên quan đến đề tài Với cách làm này, giúp tôi có cách nhìn bao quát, toàn diện hơn về các công trình nghiên cứu đã có và tiếp thu những thành tựu khoa học của các nhà nghiên cứu đi trước Từ đó, tôi đã xây dựng cơ sở lí luận làm định hướng cho việc khảo sát ẩn dụ ý niệm trong thơ Nguyễn Bính trong các chương tiếp theo
1.1 Khái quát về ẩn dụ
1.1.1 Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống
N.Golovin cho rằng: “Sự chuyển đổi của các từ từ một đối tượng này
sang một đối tượng khác trên cơ sở sự giống nhau của chúng được gọi là ẩn dụ” [10]
Trong Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, O.X Akhmanova đã định nghĩa ẩn dụ là “Phép chuyển nghĩa dùng các từ và ngữ ở ý nghĩa bóng trên cơ
sở sự tương tự, sự giống nhau ” [10] Nếu Golovin cho rằng ẩn dụ là sự
chuyển nghĩa của các từ thì Akhmanova cho rằng ẩn dụ không chỉ diễn ra ở từ
mà diễn ra ở cả “ngữ”, tức là ẩn dụ tồn tại ở cả từ và cụm từ Nhưng nhìn
chung, cả hai nhà nghiên cứu đều cho rằng ẩn dụ có cơ sở là sự giống nhau giữa hai đối tượng
Trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt (1999), Đỗ Hữu Châu đã đưa
ra quan niệm cụ thể hơn về ẩn dụ: “Cho A là một hình thức ngữ âm, X và Y là
những ý nghĩa biểu vật A vốn là tên gọi của X (tức X là ý nghĩa biểu vật chính của A) Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của X để gọi
tên Y (để biểu thị Y), nếu như X và Y có nét nào đó giống nhau” [3, tr.45]
Trang 17Cùng quan điểm với Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Ẩn
dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện
tượng được so sánh với nhau” [7, tr.162]
Tựu chung lại, theo ngôn ngữ học truyền thống, ẩn dụ có thể xảy ra ở
từ hoặc cụm từ, được xem là phương thức dùng tên của sự vật, hiện tượng này
để gọi tên sự vật, hiện tượng khác dựa trên sự tương đồng giữa chúng
1.1.2 Ẩn dụ theo quan điểm ngôn ngữ học tri nhận
Với sự xuất hiện của cuốn Metaphors We Live By (1980) của George
Lakoff và Mark Johnson, quan niệm về ẩn dụ đã có sự thay đổi Trước đây, ẩn
dụ được nhiều người hiểu là một hiện tượng ngôn ngữ hay sử dụng trong tác phẩm văn học, người bình thường không cần có ẩn dụ vẫn sống tốt Nhưng
thực tế, “ẩn dụ thẩm sâu vào trong cuộc sống thường ngày, không chỉ thẩm
vào trong ngôn ngữ mà thẩm vào trong cả tư duy và hành động Hệ thống ý niệm mà thông thường chúng ta dùng để suy nghĩ và hành động, bản chất đều mang tính ẩn dụ.” [31, tr.3] “Bản chất của ẩn dụ là hiểu và trải nghiệm một loại sự vật này từ góc độ của sự vật khác” [31, tr.5] Ẩn dụ lúc này không chỉ
đơn thuần là một hiện tượng ngôn ngữ chỉ có trong các tác phẩm văn học mà
ẩn dụ còn là một hiện tượng tri nhận, được nhìn nhận và giải thích thông qua
sự hiểu và trải nghiệm thế giới xung quanh Ẩn dụ phản ánh phương thức tư duy của con người qua hệ thống các ý niệm, vì vậy Lakoff và Johnson gọi nó
bằng thuật ngữ “ẩn dụ tri nhận” hay “ẩn dụ ý niệm”
Theo hai tác giả này, “trong một phép ẩn dụ, có hai miền: miền đích -
chính là chủ thể của vấn đề, và miền nguồn mà miền trong đó lập luận ẩn dụ được diễn ra và cung cấp các ý niệm nguồn được sử dụng trong lập luận đó
Trong miền nguồn, ngôn ngữ ẩn dụ có nghĩa đen.” [15, tr.266] Thêm vào đó,
hai tác giả này cũng khẳng định tức là “ẩn dụ cho phép chúng ta hiểu một
miền trải nghiệm này từ góc độ của một miền trải nghiệm khác” [15, tr.117]
Như vậy, ẩn dụ ý niệm gồm có hai miền là miền đích và miền nguồn, miền
đích sẽ được hiểu thông qua kinh nghiệm của con người về miền nguồn
Trang 18Kovecses (2010) cho rằng: “Theo quan điểm ngôn ngữ học tri nhận, ẩn
dụ được định nghĩa là việc hiểu một miền ý niệm này dựa trên một miền ý niệm khác” [29, tr.4] Như vậy, quan điểm về ẩn dụ của Kovecses cũng giống
quan điểm của Lakoff và Johnson, nhưng ông đã bổ sung thêm mô hình của
ẩn dụ ý niệm Theo Kovecses, “A là B” chính là một ẩn dụ ý niệm Ẩn dụ ý niệm này gồm có hai miền ý niệm là A và B, trong đó miền A được hiểu dựa trên miền B
Ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Trần Văn Cơ quan niệm ẩn dụ ý niệm là
“một trong những hình thức ý niệm hóa, một quá trình tri nhận có chức năng
biểu hiện và hình thành những ý niệm mới và không có nó thì không thể nhận được tri thức mới ẩn dụ được xem như là cách nhìn một đối tượng này thông qua một đối tượng khác.” [6, tr.293] Quan điểm này được ông xây
dựng dựa trên quan điểm về ẩn dụ của Lakoff và Johnson
Nhà ngôn ngữ Lý Toàn Thắng thì cho rằng ẩn dụ ý niệm “là sự chiếu
xạ giữa một miền nguồn (source domain) cụ thể hơn và một miền đích (target domain) trừu tượng hơn, nghĩa là chúng ta thường dựa vào kinh nghiệm của mình về những con người, những sự vật và hiện tượng cụ thể thường nhật để
ý niệm hóa các phạm trù trừu tượng.” [23, tr.105] Quan điểm của ông có
phần cụ thể hơn quan điểm của Trần Văn Cơ
Dựa trên quan điểm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới và ở Việt Nam, có thể thấy, ẩn dụ tri nhận (ý niệm) là một phương thức để tạo nên những ý niệm trong tâm trí con người, phương thức này chính là một hình thức ý niệm hóa An dụ ý niệm có mô hình A là B, trong đó A là miền đích trừu tượng, B là miền nguồn cụ thể Dựa trên cơ sở kinh nghiệm của con người, những thuộc tính của miền nguồn B sẽ được ánh xạ (tức chiếu xạ, phóng chiếu) lên miền đích A; từ đó, con người tri nhận về miền đích A thông qua sự hiểu biết và trải nghiệm về nguồn B
Tóm lại, hệ thống lại các quan điểm trên, chúng tôi đi đến khái lược
khái niệm ẩn dụ tri nhận như sau: ẩn dụ tri nhận/ẩn dụ ý niệm
Trang 19(cognitive/conceptual metaphor) chính là một quá trinh tri nhận gồm miền nguồn (source) mang tính cụ thể và miền đích (target) mang tính trừu tượng; dựa trên cơ sở kinh nghiệm của con người, những thuộc tính của miền nguồn
sẽ được chiếu xạ (ánh xạ, phóng chiếu) lên miền đích, miền địch được hiểu dựa trên việc hiểu và trải nghiệm miền nguồn Kết quả của việc hiểu miền đích chính là hình thành nên một ý niệm mới trong tâm trí con người, ẩn dụ ý niệm chính là một hình thức ý niệm hóa nên ý niệm đó
1.2 Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến ẩn dụ tri nhận
1.2.1 Ý niệm và sự ý niệm hóa
Nếu ngôn ngữ học truyền thống coi ý nghĩa là đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất thì với ngôn ngữ học tri nhận, đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất chính là ý niệm
Xung quanh thuật ngữ “ý niệm” có nhiều quan điểm khác nhau
Năm 1997, Stepanov - một nhà Ngôn ngữ học Nga đưa ra quan niệm:
“Ý niệm tựa như một khối kết đông của nền văn hóa trong ý thức con
người; dưới dạng của nó, nền văn hóa đi vào thế giới ý thức (tư duy) của con người.” [6, tr.26] Theo định nghĩa mà ông đưa ra, thì ý niệm chính là
văn hóa trong tâm thức mỗi con người, văn hóa ấy có tác động tới sự tư duy của con người
Lý Toàn Thắng khẳng định “Ý niệm trước hết không phải và không chỉ
là kết quả của quá trình tư duy, quá trình phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người; mà nó là sản phẩm của hoạt động tri nhận, nó là cái chứa đựng tri thức hay sự hiểu biết của con người về thế giới trên cơ sở kinh nghiệm từ đời này qua đời khác, nó vừa mang tính nhân loại phổ quát, vừa
mang tính đặc thù dân tộc.” [23, tr.65]
Nếu như Stepanov cho rằng ý niệm có liên quan tới tư duy của con người thì Lý Toàn Thắng cụ thể hơn, ông cho rằng ý niệm chính là kết quả của tư duy Ngoài ra, ông còn bổ sung thêm, ý niệm cũng là kết quả của sự tri nhận về thế giới, vừa có tính phổ quát, vừa có tính dân tộc
Trang 20Trần Văn Cơ cũng đưa ra định nghĩa: “Ý niệm là cái chứa đựng sự hiểu
biết của con người về thế giới, được hình thành trong ý thức trong quá trình tri nhận và hiện thân trong ngôn ngữ Trong ý niệm có cái phổ quát (khái niệm) và cái đặc thù (văn hóa được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau).” [6,
tr.142] Có thể thấy, dù diễn đạt khác nhưng về cơ bản, quan điểm của Trần Văn Cơ và Lý Toàn Thắng là tương tự như nhau Sự trải nghiệm về thế giới hình thành sự hiểu biết của con người về thế giới và sự hiểu biết ấy chính là ý niệm Ý niệm vừa mang tính phổ quát, vừa mang tính đặc thù Nhưng quan điểm về ý niệm mà Trần Văn Cơ đưa ra có bổ sung thêm là ý niệm được biểu đạt bằng ngôn ngữ
Do ý niệm được hình thành từ những trải nghiệm của con người về thế giới nên ý niệm mang tính nghiệm thân Cụ thể hóa tính nghiệm thân của ý
niệm, Nguyễn Thiện Giáp cho rằng “Ý niệm về những sự vật cụ thể bắt nguồn
từ những trải nghiệm của các giác quan, còn ý niệm về các sự vật trừu tượng
là kết quả của việc điều chỉnh, tổng hợp, xử lí thông tin trên cơ sở các ý niệm
về sự vật cụ thể” [8, tr.221]
Từ những quan điểm trên của các nhà ngôn ngữ học, có thể tóm lại rằng, ý niệm (concept) chính là tập hợp những hiểu biết, trải nghiệm của con người về thế giới quan thông qua quá trình tri nhận, tồn tại trong ý thức của con người và được cụ thể hóa bằng lời nói, phát ngôn Ý niệm vừa bao hàm cái phổ quát (khái niệm) vừa bao hàm cái đặc thù (văn hóa dân tộc)
Cùng xuất phát từ thuật ngữ “concept” nhưng cần phân biệt giữa “khái niệm” và “ý niệm” “Khái niệm” là tập hợp những thông tin khách quan về sự vật, hiện tượng, có thể kiểm chứng được, có tính phổ quát toàn nhân loại, mang tính miêu tả và không mang tính hình tượng, không chứa ẩn dụ, được biểu đạt bằng từ Trong khi đó, “ý niệm” là tập hợp những thông tin mang tính chủ quan, phụ thuộc vào sự hiểu biết, trải nghiệm của riêng từng cá nhân
Ý niệm không chỉ mang đặc trưng miêu tả mà còn mang tính cảm xúc và mang tính văn hóa (được hình thành khác nhau tùy theo sự tác động qua lại
Trang 21của tôn giáo, dân tộc, hệ tư tưởng, ) Ý niệm được biểu đạt bằng từ, cụm từ hoặc thậm chí có thể được biểu đạt bằng câu Ví dụ, “mặt trời” và “con rắn”
là khái niệm khi: mặt trời là một thực thể có trong tự nhiên, một “thiên thể
nóng sáng, ở xa Trái Đất, là nguồn chiếu sáng và sưởi ấm chủ yếu cho Trái Đất” [27, tr.621] hay con rắn là con vật, loài “động vật thuộc lớp bò sát, thân dài, có vảy, không chân, di chuyển bằng cách uốn thân” [28, tr.823] Còn
những cách nói như: mặt trời trong lăng rất đỏ; mặt trời của mẹ; cô ta là một con rắn độc, là minh họa cho ý niệm Trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của
tác giả Viễn Phương, từ “mặt trời” được sử dùng trong câu “Thấy một mặt
trời trong lăng rất đỏ" chính là ý niệm Ý niệm “mặt trời” bao gồm khái niệm
về mặt trời và văn hóa mang tính cá nhân - dựa trên kinh nghiệm, tác giả Viễn Phương biết được Bác Hồ là người dẫn đường cho dân tộc đứng lên kháng chiến, giành lại độc lập, tự do; công lao của Bác ví như vầng mặt trời soi sáng
và đem đến sự sống cho triệu người dân Việt Ý niệm “con rắn độc” tồn tại
trong tâm thức con người bao hàm khái niệm về con rắn và bao hàm trong nó
cả văn hóa dân tộc- qua trải nghiệm, người Việt nhận thấy đa phần các loài rắn đều có độc, gây hại cho con người nên thường được dùng để chỉ những gì liên quan đến sự xấu xa, độc ác
Ý niệm có cấu trúc gồm: trung tâm (hạt nhân) và ngoại vi (vệ tinh) Hạt nhân chính là phần lõi của ý niệm, là khái niệm nằm ở trung tâm, mang tính phổ quát toàn nhân loại Hạt nhân chính là thành tố lõi nên có tính chất bất khả li Vệ tinh là những yếu tố nằm ở ngoại vi, mang những nét đặc thù văn hóa dân tộc Nét đặc thù văn hóa bao gồm văn hóa toàn dân tộc; văn hóa các tộc người; văn hóa vùng, miền, địa phương; văn hóa riêng của các nhóm xã hội mà con người tham gia và chịu tác động; và văn hóa cá thể với những đặc điểm của riêng mỗi cá nhân
Ý niệm hóa chính là quá trình ngữ nghĩa hóa thông tin nhận được để cấu tạo nên những ý niệm, những cấu trúc ý niệm và toàn bộ hệ thống ý niệm trong não bộ con người
Trang 22Nói cách khác, ý niệm hóa là một quá trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình thành nên những ý niệm mới, gồm nhiều quá trình tinh thần khác nhau và các quá trình ấy đều phải bắt đầu từ việc tổng hợp những kết quả thu nhận được bởi tri giác cảm tính thông qua các giác quan của con người
Tóm lại, ý niệm chính là sản phẩm của quá trình con người tri nhận về thế giới thông qua sự tương tác với thế giới, có nghĩa là: ý niệm chính là sản phẩm của sự ý niệm hóa Một trong những hình thức ý niệm hóa chính là ẩn
dụ ý niệm
1.2.2 Miền, miền nguồn, miền đích và ánh xạ
1.2.2.1 Miền, miền nguồn, miền đích
Từ điển thuật ngữ Ngôn ngữ học tri nhận định nghĩa “Miền (hay miền ý
niệm, miền kinh nghiệm): là một thực thể ý niệm được sử dụng trong lý thuyết
ẩn dụ ý niệm và những hướng tiếp cận liên quan tới chiếu xạ ý niệm, như hướng tiếp cận hoán dụ ý niệm và lý thuyết ẩn dụ sơ cấp Miền ý niệm có cấu trúc tri thức tương đối phức tạp có liên quan đến các phương diện thống nhất trong kinh nghiệm.” [26, tr.15] Ví dụ: miền ý niệm hành trình được giả thiết
bao gồm những đại diện cho những thứ như du khách, phương thức di chuyển, tuyến đường, điểm đến, những khó khăn trên đường, Một ẩn dụ ý niệm phục vụ cho thiết lập những tương ứng được gọi là ánh xạ xuyên miền giữa một miền nguồn và một miền đích bằng cách phóng chiếu các đại diện từ một miền ý niệm lên những đại diện tương ứng ở một miền ý niệm khác
Như vậy, miền có thể được hiểu là các bình diện kinh nghiệm khác nhau của con người về thế giới xung quanh hay là kiến thức nền mà con người tiếp nhận qua trải nghiệm các lĩnh vực trong cuộc sống
Ẩn dụ ý niệm là sự thông hiểu một ý niệm (hay một miền ý niệm) này thông qua một ý niệm (hay một miền ý niệm) khác Ví dụ như khi chúng ta nói và nghĩ về con người qua cây cỏ, về tình yêu qua nhiệt/lửa, về lý thuyết qua tòa nhà, về cuộc đời qua cuộc hành trình, về tranh luận qua chiến tranh,
Ý niệm luôn gắn liền với kinh nghiệm của con người về cuộc đời
Trang 23Mô hình của ẩn dụ ý niệm là “A là B”, trong đó A là ý niệm đích, B là
ý niệm nguồn Một ẩn dụ ý niệm có hai miền ý niệm, ý niệm đích được hiểu thông qua ý niệm nguồn Tên gọi ẩn dụ ý niệm được các nhà ngôn ngữ học tri nhận đặt ra để phân biệt với ẩn dụ ngôn từ và dùng chữ in hoa để ghi các biểu thức ẩn dụ ý niệm Ví dụ: cuộc đời là cuộc hành trình,
“Các miền ý niệm được thừa nhận trong các ẩn dụ ý niệm có hai vai trò
chính là miền nguồn và miền đích Miền đích là miền ý niệm mà chúng ta cố gắng hiểu Miền đích được hiểu thông qua miền nguồn Nhiều yếu tố của miền đích đến từ miền nguồn và không tồn tại trước Ví dụ: ẩn dụ ý niệm
“tình yêu là một quá trình” có miền đích là “tình yêu” và miền nguồn là
“một quá trình” [8, tr.275] Miền nguồn là “miền ý niệm trong ẩn dụ tri nhận
mà từ đó chúng ta rút ra các biểu thức ẩn dụ Các quan hệ, cấu trúc của miền nguồn được ánh xạ tới miền đích, giúp cụ thể hóa những quan hệ hay cấu trúc của miền đích Ánh xạ là một tập hợp có hệ thống những tương ứng tồn tại giữa các yếu tố tạo thành của miền nguồn và miền đích” [8, tr.275]
Như vậy, ẩn dụ ý niệm là sự hiểu một đối tượng này qua lăng kính của đối tượng khác Nói cách khác, ẩn dụ ý niệm là một sự “chuyển di” hay “ánh xạ” cấu trúc và các quan hệ nội tại của miền nguồn sang miền đích Có hai miền ý niệm tham gia cấu trúc nên một ẩn dụ ý niệm Miền ý niệm có nhiều biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ để làm rõ nghĩa cho miền ý niệm khác gọi là miền nguồn Còn miền ý niệm được hiểu và được làm cụ thể hóa gọi là miền đích Miền nguồn có chức năng cung cấp tri thức mới và gán tri thức mới đó cho miền đích
Miền ý niệm đích thường trừu tượng hơn, còn miền ý niệm nguồn thì
cụ thể và thuộc về vật chất hơn Chẳng hạn cuộc đời, tranh luận, tình yêu, tổ chức xã hội, thuyết, là miền đích, chúng trừu tượng hơn chiến tranh, cuộc hành trình, thực phẩm, thực vật, tòa nhà, Điều này dẫn đến một cảm giác trực giác rằng, nếu muốn thấu hiểu hơn về một ý niệm thì chúng ta phải dùng đến một ý niệm khác cụ thể hơn, có tính vật chất hơn hoặc hữu hình hơn so
Trang 24với ý niệm đó Ví dụ, ẩn dụ ý niệm “TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH”,
“tình yêu và cuộc hành trình” là hai miền ý niệm của một ẩn dụ, trong đó ý niệm tình yêu là miền đích còn ý niệm cuộc hành trình là miền nguồn Miền nguồn “cuộc hành trình” mang những thuộc tính nổi trội của nó như người tham gia hành trình, không gian, thời gian, đích đến, trở ngại trên đường đi, trạng thái tâm lí, sự lựa chọn, biểu đạt qua các biểu thức ngôn ngữ để làm rõ nghĩa cho miền đích tình yêu Như vậy miền đích bao giờ cũng được hiểu thông qua các phẩm chất của miền nguồn
Kinh nghiệm của con người về thế giới vật chất chính là cơ sở tự nhiên
và hợp lí để ta hiểu những miền ý niệm trừu tượng hơn Điều này lí giải tại sao trong hầu hết các trường hợp ẩn dụ thường ngày, miền nguồn và miền đích không thể đảo ngược cho nhau Đây được xem là tính đơn tuyến của ẩn dụ ý niệm, tức là ánh xạ được cấu trúc từ miền nguồn sang miền đích và không có chiều ngược lại Cái này chính là nguyên tắc theo một hướng duy nhất, đó là điển hình của quá trình ẩn dụ là đi từ cái cụ thể đến cái trừu tượng hơn
Trong ẩn dụ ý niệm, có những miền nguồn thông dụng thường nhắc đến như: cơ thể con người; động- thực vật; nhà cửa và xây dựng; trò chơi và thể thao; máy móc và công cụ; sức khỏe và bệnh tật; nấu ăn và thực phẩm; ánh sáng và bóng tối; tiền bạc và giao dịch kinh tế; nóng và lạnh; chuyển động và chiều hướng, Những miền đích quen thuộc thường xuất hiện như: cuộc đời, quan hệ con người, tình yêu, đạo đức, tư duy, quốc gia, đất nước, xã hội, giao tiếp, sự sống và cái chết, chính trị, kinh tế, cảm xúc, Sự chiếu xạ giữa hai miền ý niệm này luôn theo nguyên tắc một hướng bất biến như đã nêu ở trên
Cũng cần phân biệt giữa ẩn dụ tri nhận hay ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor) với biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ biểu thức ẩn dụ (metaphorical linguistics expressions) Biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ là
sự minh họa và diễn giải các ẩn dụ ý niệm “Ẩn dụ ý niệm là những ý niệm trừu tượng như “TRANH LUẬN LÀ CUỘC CHIẾN TRANH”, “TÌNH YÊU
Trang 25LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH”, còn ẩn dụ ngôn ngữ là từ ngữ thể hiện các ý niệm trên” [22, tr.240] Như thế, nếu các biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ
là cách chúng ta nói thì ẩn dụ ý niệm là cách chúng ta nghĩ Các biểu thức ngôn ngữ giúp chúng ta khám phá con đường tư duy thể hiện qua ý niệm Một
ẩn dụ ý niệm có rất nhiều biểu thức ngôn ngữ biểu thị nó Giả dụ như ẩn dụ ý niệm “CON NGƯỜI LÀ THỰC VẬT/CỎ CÂY” trong thơ Nguyễn Bính có
thể có những biểu thức ngôn ngữ sau biểu thị nó: (1) “Cho ta làm một trái mù
u/ Lăn theo chân các anh các chị”; (2) “Cho lòng tôi đến trước/ Làm bông hoa trắng ngần”; (3) “Quen nắng mưa bàn chân thành cây”; (4) “Thấy áo xanh màu khói lá/ Ngón tay bồi hồi như mỗi chồi non”; (5) “Ta là bồ câu trắng/ Ta là đóa hướng dương”; (6) “Chúng ta có mặt bên nhau như những cây đời/ Tỏa màu xanh cho nhau”,
1.2.2.2 Ánh xạ
Khái niệm ánh xạ tương tự như khái niệm phóng chiếu (projection) của
N.Chomsky “Theo Chomsky, cấu trúc sâu đã được phóng chiếu lên cấu trúc
mặt ( ) Cái được chuyển di bằng một ẩn dụ là một cấu trúc, tức là các quan
hệ nội tại hay logic của một mô hình tri nhận Các nhà ngôn ngữ học tri nhận
đã gọi sự chuyển di đó là một “ánh xạ” từ nguồn (source) sang đích (target) Nói cách khác, theo quan điểm tri nhận, một ẩn dụ là một ánh xạ của cấu trúc
từ một mô hình nguồn sang một mô hình đích” [7, tr.45]
Trong mô hình ẩn dụ ý niệm, miền đích được hiểu nhờ vào miền nguồn Quá trình hiểu ý niệm đích thông qua ý niệm nguồn gọi là sự chiếu xạ hay ánh xạ Đó là quá trình “chỉ có một/ một số phương diện (aspect) của miền ý niệm nguồn được “làm nổi bật” (highlighting) – tức là được sử dụng
và kích hoạt để ta hiểu miền ý niệm đích và những phương diện còn lại thì bị
“che giấu” (hiding) đi” [24, tr.147] Sơ đồ ánh xạ (mapping) trong cấu trúc ẩn
dụ ý niệm là một hệ thống cố định các tương ứng giữa các yếu tố hợp thành miền nguồn và miền đích Nhiều yếu tố trong các khái niệm của miền đích xuất phát từ miền nguồn và trước đây có thể chưa từng có Khi những tương
Trang 26ứng này được kích hoạt, các sơ đồ ánh xạ có thể phóng chiếu từ miền nguồn sang miền đích Hiểu một ẩn dụ ý niệm có nghĩa là hiểu được hệ thống sơ đồ ánh xạ của một cặp nguồn – đích Ví dụ như ẩn dụ ý niệm đời người là một ngày Có thể thấy sơ đồ quy ước: thời điểm sinh ra tương ứng với bình minh, tuổi trưởng thành ứng với buổi trưa, tuổi già ứng với hoàng hôn, tình trạng chết tương ứng với bóng đêm Cấu trúc cơ bản của nó là một lược đồ hình ảnh bao gồm một thời điểm bắt đầu sinh ra, trưởng thành, kết thúc và ra đi Các ánh xạ trong ẩn dụ được hiểu theo nghĩa toán học, dựa trên điểm tương ứng giữa hai miền không gian
Bản chất của ánh xạ ẩn dụ là ẩn dụ chỉ phản ánh một phần Điều này có nghĩa là chỉ một số bình diện của miền nguồn được chiếu xạ sang miền đích chứ không phải toàn bộ Sự ánh xạ giữa A và B chỉ mang tính bộ phận Tức là một bộ phận của ý niệm nguồn B được ánh xạ lên ý niệm đích A và chỉ một phần ý niệm đích A được bao hàm trong sự ánh xạ từ ý niệm nguồn B Ẩn dụ
ý niệm thường được tạo nên nhờ rất nhiều sự ánh xạ Trong não chúng ta chứa hàng ngàn ý niệm cụ thể và ý niệm trừu tượng Thường chỉ có một hoặc một
số bình diện của trường nguồn được chiếu qua trường đích Do đó chỉ một số
ý niệm ở miền nguồn được sử dụng, kích hoạt để giúp ta hiểu miền ý niệm đích, còn những phương diện còn lại thì bị ẩn đi Tính bộ phận của ẩn dụ ý niệm làm cho hai không gian nguồn và đích không đồng nhất tuyệt đối, chỉ đồng nhất bộ phận Chẳng hạn như trong ẩn dụ ý niệm “thời gian là tiền bạc”, miền đích “thời gian” chỉ thu nhận một số thuộc tính của miền nguồn “tiền bạc” như quý, giá trị, phung phí, tiết kiệm, tặng, dành cho, tiêu tốn, hao, ít, nhiều, Nhiều thuộc tính khác của “tiền bạc” không tham gia vào việc cấu trúc nghĩa của ý niệm “thời gian”, như thật, giả, mất giá, in ấn, phát hành, rách, đổi, tham nhũng,
Cơ sở tri nhận của ánh xạ ẩn dụ ý niệm là những nền tảng kinh nghiệm
Để hiểu được sự ánh xạ từ miền nguồn lên miền đích, chúng ta phải dựa vào
sự tương liên trong kinh nghiệm, sự tương đồng cấu trúc trong tri giác, dựa
Trang 27vào cội rễ văn hóa mà hai ý niệm cùng bắt nguồn, Một miền ý niệm đích có thể là một tổ hợp miền vì phải có nhiều miền ý niệm nguồn mới giúp ta hiểu được các phương diện hay các miền con của nó Hệ thống mạng lưới tầng bậc các miền ý niệm đó gọi là tri thức bách khoa
Lakoff và Turner (1989) đã khái quát những bản chất điển hình của sự chiếu xạ như sau:
(1) Sự chiếu xạ phi đối xứng và mang tính bộ phận Ý niệm ẩn dụ không phản ánh và cũng không thể phản ánh được tất cả các bình diện của ý niệm xuất phát Khi chúng ta nói rằng một ý niệm nào đó được xếp đặt làm ẩn
dụ là có ý nói nó chỉ được xếp đặt một bộ phận thôi và có thể được sử dụng
mở rộng bằng phương thức không phải võ đoán mà là hoàn toàn xác định
(2) Chiếu xạ là một quá trình chuyển tập hợp những thông tin từ các thực thể ở miền nguồn sang các thực thể ở miền đích
(3) Chiếu xạ ẩn dụ theo nguyên tắc một hướng: sơ đồ hình ảnh của miền nguồn được chiếu xạ lên miền đích chứ không ngược lại
(4) Sự chiếu xạ không võ đoán mà có cơ sở trong cơ thể con người, trong kinh nghiệm thường nhật và trong tri thức
(5) Có hai loại chiếu xạ: chiếu xạ ý niệm và chiếu xạ hình ảnh, cả hai đều phục tùng nguyên tắc bất biến
(6) Chiếu xạ ẩn dụ thay đổi theo mức độ phổ quát: một số có tính phổ quát, một số khác được phổ biến rộng rãi, một số nữa thì bị quy định bởi văn hóa [10, tr.71]
Hệ thống ý niệm ở con người về cơ bản là phổ quát Ẩn dụ ý niệm là công cụ tri nhận của con người, nên danh sách các ẩn dụ ý niệm giữa các ngôn ngữ khác nhau cơ bản là giống nhau dù các biểu thức ngôn ngữ mang tính ẩn dụ có thể không giống nhau Sự chiếu xạ giữa hai miền ý niệm có bản chất nội tại, có cơ sở tri nhận nhất định và tính tương quan rõ ràng chứ không tùy tiện hay chịu sự chi phối chủ quan cá nhân
Trang 28Trong tương quan giữa miền nguồn và miền đích của ẩn dụ ý niệm, một miền đích có thể tương ứng với nhiều miền nguồn Các miền nguồn cấu trúc hóa nội dung cho miền đích, làm sáng rõ các phương diện khác nhau của miền đích Để hiểu một miền đích trọn vẹn, đôi khi cần nhiều miền nguồn Ví
dụ trong thơ Nguyễn Bính, miền ý niệm đích con người có 3 miền nguồn là thực vật/ cỏ cây, vật/bầu chứa đựng tình cảm và khu vườn Ý niệm đích tình yêu có 6 miền nguồn là cuộc hành trình, sợi tơ, nhiệt/ lửa, sức mạnh hồi sinh, cuộc chiến và trỏ chơi Mỗi ý niệm đích có nhiều ý niệm nguồn chiếu xạ như vậy giúp ta nhận thức được các phẩm chất, quan niệm, lối tư duy của Nguyễn Bính về con người, tình yêu
1.2.3 Điển mẫu
Điển mẫu là “những ví dụ đạt nhất” (best examples) theo quan điểm của H.Rosch Như ta biết, thế giới xung quanh ta bao gồm vô số sự vật và hiện tượng cần phải nhận diện, phân loại và đặt tên cho chúng Sự phân loại
sự vật, hiện tượng là một quá trình tinh thần phức tạp thường được gọi là “sự phạm trù hóa” mà sản phẩm của nó là “các phạm trù tri nhận” ( ) Về sau các học giả khác cũng đều định nghĩa điển mẫu như là “ví dụ đạt nhất của một phạm trù”, “ví dụ nổi bật”, “trường hợp rõ nhất trong các thành viên phạm trừ”, “đại diện tiêu biểu nhất của các vật được bao hàm trong một lớp “thành viên trung tâm và điển hình”.” [7, tr.159]
Quá trình tri nhận sẽ diễn ra như sau: khi thấy một sự vật, hiện tượng không biết xếp vào phạm trù nào, ta sẽ lấy sự vật, hiện tượng đó so sánh với điển mẫu Khi nghiên cứu thường bắt đầu từ cái điển hình nhất, tức là bắt đầu
từ trung tâm chứ không phải ngoại vi Đa số những thứ chúng ta nhận thức được đều được phân tích và phân loại trong tâm trí theo mức độ phù hợp với một điển mẫu nào đó Phát hiện này chứng minh rằng ý niệm tồn tại trong suy nghĩ của con người ở mọi dân tộc Trong những nền văn hóa khác nhau, chúng ta sẽ phân loại sự vật theo một hình ảnh tinh thần nào đó, hình ảnh ấy
có vai trò như một điển mẫu để so sánh với các thành viên khác Một số học
Trang 29giả khác từ góc nhìn tri nhận luận cho rằng trước hết điển dạng là một biểu tượng tinh thần (mental representation), một loại điểm quy chiếu tri nhận (cognitive reference point)
“Những nghiên cứu của Rosh và những người khác rất quan trọng đối với lý thuyết phạm trù, chúng cho chúng ta thấy rõ rằng: sự phân biệt các thành viên trong một phạm trù không phải là sự phân biệt “có – hay – không” như lâu nay chúng ta thường giả tưởng Quá trình này thực ra bao hàm trong
nó nhiều trình độ khác nhau của tính điển hình và các phạm trù được hình thành nên xung quanh các điển dạng (vốn hành chức như những điểm quy chiếu tri nhận)” [25, tr.33]
Lakoff (1986) đã đưa ra cơ sở để phân loại điển mẫu [6, tr.237]:
(1) Những ví dụ điển hình, chẳng hạn chim sâu và chim sẻ là những con chim điển hình
(2) Những khuôn mẫu xã hội, được dùng để xây dựng những phán đoán nhanh về con người, ví dụ người mẹ điển hình là người nội trợ
(3) Những khuôn mẫu lí tưởng, lí tưởng hóa vật thể, ví dụ người chồng
lí tưởng là người kiếm được nhiều tiền, chung thủy, được mọi người kính trọng và có sức hấp dẫn
(4) Khả năng tạo sinh, ví dụ khi cần tạo một định nghĩa chung, người ta định nghĩa phạm trù này thông qua phạm trù khác
(5) Các tiểu mô hình (tiểu phạm trù), ví dụ phạm trù động vật có các tiểu phạm trù động vật có ý thức (con người) và động vật không có ý thức
(6) Những ví dụ nổi tiếng ai cũng biết, dễ nhớ, ví dụ nếu có một người quen ăn chay thì có thể căn cứ vào người đó để suy xét về tất cả những người
ăn chay khác
Các phạm trù tri nhận “có một cấu trúc nội tại phức tạp, bao gồm các điển dạng, các thí dụ đạt và thí dụ tồi, và có các ranh giới mờ Bản chất của chúng được thể hiện ở chỗ:
Trang 30(1) Các phạm trù không biểu hiện sự phân chia võ đoán các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan; chúng phải được cơ sở trên những khả năng tri nhận của trí não con người
(2) Các phạm trù tri nhận như màu sắc, hình dáng cũng như các sinh vật và các sự vật cụ thể, đều liên đới với các điển dạng nổi trội về mặt ý niệm vốn là một bộ phận trọng yếu để thành tạo các phạm trù
(3) Ranh giới của các phạm trù tri nhận là ranh giới mờ (fuzzy), tức là các phạm trù lân cận không được tách bạch rõ ràng mà chúng lẫn vào nhau
(4) Nằm giữa các điển dạng và các ranh giới, các phạm trù tri nhận gồm
có các thành viên được đánh giá theo một thang độ về tính điển hình và được xếp hạng từ các ví dụ đạt đến các ví dụ tồi
Song song với lý thuyết về phạm trù, các nhà ngôn ngữ học tri nhận cũng quan tâm đến phạm trù hóa Lakoff (1986) đã tổng kết sáu nguyên tắc của phạm trù hóa là: tính trung tâm, những thành tố cơ bản của phạm trù phải
là trung tâm; mối liên hệ dây chuyền, ví dụ: phụ nữ và cái đẹp; miền kinh nghiệm như chính trị, kinh tế, giáo dục, ; những mô hình lí tưởng; kiến thức chuyên môn; không có những đặc tính chung cho tất cả các thành tố của phạm trù [12, tr.86]
Như vậy, có thể thấy các phương tiện ngôn ngữ của loài người là có hạn, trong khi đó khả năng sử dụng ngôn ngữ lại là vô hạn Lý thuyết điển mẫu góp phần vô tận hóa khả năng nhận thức của con người về thế giới khách quan, có vai trò quan trọng trong việc cắt nghĩa ẩn dụ ý niệm trong thi pháp học tri nhận Nhờ lý thuyết điển mẫu, ta có thể hiểu được quá trình lựa chọn những đặc điểm điển hình của những phạm trù để tạo nên những ý niệm ẩn dụ
1.2.4 Tính nghiệm thân
Ngôn ngữ học tri nhận có phương pháp luận chủ đạo là “dĩ nhân vi trung”, phương pháp luận này lấy con người làm trung tâm để nhìn nhận về ngôn ngữ, thế giới G Lakoff đã có những nhận xét liên quan đến tính nghiệm
thân “những cấu trúc dùng để kết nối hệ thống ý niệm đều nảy sinh từ những
Trang 31trải nghiệm thân thể và được hiểu theo những cách trải nghiệm thân thể; hơn nữa, bản chất cốt lõi của hệ thống ý niệm bắt nguồn trực tiếp từ tri giác, sự vận động của thân thể cùng sự trải nghiệm về những đặc trưng thể chất và xã hội” [32, tr.xiv] Tính nghiệm thân thực chất chính là kinh nghiệm, tri thức
mà bản thân con người tự trải nghiệm và tích lũy được trong quá trình tương tác với thế giới trên nhiều phương diện như sinh học, xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị, tôn giáo
Trải nghiệm thân thể (cả về mặt cơ thể sinh học và về văn hóa) là nền tảng hình thành ý niệm, là cơ sở của ẩn dụ bởi không có ý niệm nào không nằm trong sự trải nghiệm của con người về thế giới
Chẳng hạn, ẩn dụ “vui định hướng lên trên” có kinh nghiệm vật lí từ sự hoạt động của cơ thể: khi vui con người thường đứng thẳng, hoặc nhảy lên, giơ tay lên, ngửa mặt lên, mắt hướng lên trên; trị giác con người cũng nhận thấy cây cỏ khi giàu sức sống, tươi tốt cũng vươn lên trên hay con chó khi mừng rỡ cũng thường sủa, nhảy lên, hoặc hai chân trước giơ cao, đuôi vẫy vẫy Điều này có nghĩa là kinh nghiệm mà con người có được khi trải nghiệm niềm vui, khi chứng kiến trạng thái của cây cỏ tươi tốt, đã trở thành cơ sở của ẩn dụ vui định hướng lên trên
1.2.5 Mô hình tri nhận
Theo Nguyễn Thiện Giáp, mô hình tri nhận “là tổng số các ý niệm đã
trải qua và đã tích lũy được cho một lĩnh vực nhất định ở một cá nhân; Mô hình tri nhận là phương thức tổ chức và biểu đạt các kiến thức do con người tạo ra khi tương tác với ngoại giới Thay cho tất cả các hiện tượng mà chúng
ta tình cờ thấy hằng ngày, chúng ta đã có kinh nghiệm và lưu giữ một số lớn các ngữ cảnh có quan hệ qua lại Các phạm trù tri nhận không chỉ phụ thuộc vào cái ngữ cảnh trực tiếp mà chúng được ấn vào, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều ngữ cảnh có liên hệ với nó Vì thế, sẽ là rất hữu ích nếu có một thuật ngữ bao trùm tất cả các biểu tượng tri nhận được tích trữ thuộc về một trường nhất định ( ) Các mô hình tri nhận dựa trên cơ sở tâm lí của tri thức
Trang 32tích trữ về một phạm vi nhất định Bởi vì trạng thái tâm lí luôn luôn là riêng
tư và là những kinh nghiệm cá nhân, việc miêu tả các mô hình tri nhận như thế cần thiết phải bao gồm một mức độ đáng kể của sự lí tưởng hóa Nói cách khác, việc miêu tả các mô hình tri nhận được dựa trên tiền ước rằng có nhiều người có cùng tri thức cơ bản về sự vật” [8, tr.277]
Lý thuyết về mô hình tri nhận được Fauconnier (1985) nhấn mạnh với hai nội dung cơ bản: các không gian tinh thần và các mô hình trị nhận cấu trúc hóa không gian này Fauconnier cho rằng không gian tinh thần một phần cấu trúc tư duy, suy luận của con người trong việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp mỗi ngày và chúng là bản sao, biểu hiện của việc con người suy nghĩ hay nói về sự vật này, sự vật khác thông quan các mô hình tri nhận lí tưởng
Như vậy, “tri nhận là tất cả quá trình trong đó dữ liệu cảm tính được cải
biến khi truyền vào não dưới dạng những biểu hiện tinh thần (hình ảnh, mệnh
đề, khung, cảnh ) để có thể lưu lại trong trí nhớ của con người” [6, tr.90]
Các quá trình tri nhận bao gồm: quá trình nhận thức, ý niệm hoá, phạm trù hoá, tri giác và các biểu hiện tinh thần đang diễn ra trong bộ não của con người, nhờ đó con người nhận được những tri thức về thế giới
Theo các nhà ngôn ngữ, trong quá trình tri nhận, các lược đồ ý niệm là lược đồ tổ chức kiến thức của con người Từ đây, nó tạo ra những mô hình tri nhận về bất kỳ lĩnh vực nào đó trên thế giới mà chúng ta cần hiểu Những mô hình tri nhận được dùng để nhận thức về những trải nghiệm của con người và suy luận về nó Các mô hình tri nhận thuộc về những kinh nghiệm và tư duy của con người Và trong quá trình tri nhận, một cách vô thức chúng ta đã sử dụng những mô hình này để nhận thức và tư duy về các lĩnh vực khác nhau của thế giới
Mô hình tri nhận giúp chúng ta lí giải các ý niệm, có ý niệm được lí giải trực tiếp bằng những trải nghiệm nhưng cũng có những ý niệm phức tạp cần sử dụng mối quan hệ giữa chúng với các ý niệm trực tiếp để có thể hiểu
Trang 33một cách trọn vẹn Như vậy, qua những trải nghiệm cá nhân, tương tác xã hội, trải nghiệm văn hóa mà con người tích lũy được những mô hình tri nhận
1.2.6 Lược đồ hình ảnh
Lược đồ hình ảnh biểu trưng cho các mẫu lược đồ từ các miền hữu ảnh (có hình ảnh) như vật chứa, đường đi, khớp nối hay cân bằng diễn ra trong phạm trù nghiệm thân và tạo thành trải nghiệm tự thân của con người thông qua ẩn dụ
Các mẫu lược đồ từ các miền hữu ảnh (có hình ảnh) như vật chứa, đường đi, khớp nối hay cân bằng diễn ra trong phạm trù nghiệm thân và tạo thành trải nghiệm tự thân của con người thông qua ẩn dụ được biểu thị bằng lược đồ hình ảnh Lược đồ hình ảnh là một phần trong quá trình nhận thức và tâm trí của con người Nó có tính trừu tượng và đồng thời cũng cụ thể bởi nó
là kết quả của quá trình nghiệm thân Quá trình này đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến cuộc sống thực tiễn Những
tư duy này hoàn toàn bắt nguồn từ trải nghiệm và hình thành các biểu tượng tinh thần Vì thế, lược đồ hình ảnh mang tính nghiệm thân
Theo Johnson (1987), trong một hệ thống ý niệm, các lược đồ hình ảnh được khai triển từ kinh nghiệm nghiệm thân, cụ thể là các kinh nghiệm mà con người có tích lũy được trong quá trình giao tiếp với thế giới xung quanh Cho nên, có lược đồ hình ảnh không chỉ đơn giản là hình ảnh được cụ thể hóa
mà nó còn có tính trừu tượng Đó là những lược đồ xuất hiện trong trí não khi chúng ta tư duy về một ý niệm nào đó Có thể nói, lược đồ hình ảnh đã cấu trúc những ý niệm trừu tượng của chúng ta một cách ẩn dụ, nó có vai trò:
(1) Lược đồ hình ảnh có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn các “ý nghĩa ngôn ngữ” (linguistic meanings) bởi vì nằm bên dưới các ý nghĩa là các lược
đồ hình ảnh vốn cho thấy mối quan hệ ý nghĩa với kinh nghiệm nghiệm thân
(2) Lược đồ hình ảnh có thể giúp ta hiểu nhiều hơn về tư duy “trừu tượng” vốn cũng có cơ sở nghiệm thân Cấu trúc ý niệm một phần được tổ chức nên nhờ “hệ thống ẩn dụ” vốn gắn kết với một hệ thống các liên tưởng
Trang 34hay “ánh xạ” (mapping) giữa các miền cụ thể và các miền trừu tượng: các lược đồ hình ảnh có thể cung cấp cơ sở cho những ánh xạ ẩn dụ đó
- Lược đồ hình ảnh cấu trúc trở thành tiên nghiệm qua trải nghiệm thân thể của con người chúng ta
- Các khái niệm lược đồ hình ảnh tương ứng thật sự tồn tại
- Ẩn dụ là ánh xạ các lược đồ hình ảnh vào các miền trừu tượng dựa trên logic cơ bản
- Ẩn dụ không mang tính quy ước mà được kích hoạt bởi các cấu trúc
có sẵn trong trải nghiệm thân thể hằng ngày
Lược đồ hình ảnh là một trong những vấn đề của ẩn dụ tri nhận được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, nó không những giúp lí giải những tư duy của con người mà còn là một nhân tố chủ chốt để hiểu và lí giải các ý niệm ẩn dụ Quan trọng hơn, thì xác định lược đồ lược đồ chiếu xạ là một cách để ta không bị nhầm lẫn sang ẩn dụ truyền thống khi ngôn từ mang tính hình ảnh và giàu tính biểu cảm
1.2.7 Vai trò của văn hóa trong ẩn dụ tri nhận
Sự tư duy, nhận thức, giao tiếp của con người chịu sự chi phối và ảnh hưởng rất lớn của văn hóa cộng đồng, văn hóa dân tộc mà con người sinh sống, gắn bó Văn hóa cũng có vị trí ảnh hưởng lớn đối với ẩn dụ ý niệm
Các mô hình văn hóa, mô hình tri nhận tồn tại vô thức trong trí não con người, khi ta nói hoặc viết, tư duy sẽ hoạt động và biểu đạt thông qua ngôn từ Cùng với toàn bộ ý niệm, các giá trị văn hóa hình thành một hệ thống tương hòa không mâu thuẫn Những giá trị cơ bản nhất trong một nền văn hóa sẽ tương hợp với mô hình ẩn dụ của những ý niệm cơ bản nhất trong nền văn hóa ấy Tuy nhiên, không phải là mọi giá trị văn hóa luôn bằng nhau trong mọi ý niệm Có khi nét văn hóa ở ý niệm này là trung tâm nhưng ở ý niệm khác chỉ là thứ yếu
Chẳng hạn trong thơ Nguyễn Bính, các ẩn dụ ý niệm “tình yêu là sức mạnh thiên nhiên, con người là thực vật/cỏ cây” thì yếu tố thiên nhiên với nét
Trang 35văn hóa “Thiên nhân hợp nhất” có sức ảnh hưởng lớn nhất, nhưng trong ẩn dụ
ý niệm “thời gian là sự chuyển động”, “thời gian là kẻ làm thay đổi” thì quan niệm “Thời gian là vàng”, “Thời gian qua đi là không trở lại” lại có vị trí tác động quan trọng nhất Sự ưu tiên các giá trị văn hóa do ảnh hưởng bởi nền tiểu văn hóa, môi trường con người sinh sống, văn hóa nhóm xã hội, sự ưa thích cá nhân, Văn hóa xã hội sẽ có cơ sở chung nhưng mỗi nền tiểu văn hóa lại đem đến những giá trị khác nhau trong tư duy, nhận thức Điều đó làm nên tính đa dạng của các ẩn dụ ý niệm trong thơ ca
Như vậy, ẩn dụ ý niệm có những bản chất điển hình và luôn nằm trong một chỉnh thể có mối quan hệ hữu cơ của nhiều nhân tố như văn hóa, tư duy, kinh nghiệm, hệ thống các ý niệm, Trong đó văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ẩn dụ ý niệm Và cũng chính vì tính tương hòa văn hóa trong ẩn dụ ý niệm mà để hiểu được các ý niệm ẩn dụ, con người phải
có tri thức và có nền tảng văn hóa liên quan đến ngôn ngữ được biểu đạt
1.2.8 Phân loại ẩn dụ tri nhận
Trong cuốn “Metaphors We Live by” xuất bản năm 1980, Lakoff và Johnson chia ẩn dụ ý niệm thành: structural metaphors (ẩn dụ cấu trúc); orientational metaphors (ẩn dụ định hướng); ontological metaphors (ẩn dụ bản thể) và conduit metaphors (ẩn dụ ống dẫn) Nhưng trong cuốn Metaphors We Live By tái bản năm 2003, dựa vào chức năng tri nhận của ẩn dụ, hai nhà nghiên cứu này đã có sự phân chia lại bốn loại ẩn dụ ý niệm trên thành ba loại: ẩn dụ định hướng, ẩn dụ bản thể và ẩn dụ cấu trúc Trong đó, ẩn dụ cấu trúc là ẩn dụ mà cấu trúc ánh xạ lên cấu trúc, ẩn dụ bản thể là ẩn dụ làm cho miền đích trừu tượng được “vật thể hóa” và ẩn dụ định hướng là ẩn dụ mang tính định hướng không gian
* Ẩn dụ cấu trúc (Structural metaphor)
Ẩn dụ cấu trúc là loại ẩn dụ dùng hiểu biết về cấu trúc của thực thể này
để giải thích cấu trúc của một thực thể khác có tính trừu tượng hơn Nói cách khác, chức năng tri nhận của những ẩn dụ này là sự cho phép hiểu miền đích
Trang 36A thông qua cấu trúc của miền nguồn B, sự hiểu biết này diễn ra qua sự ánh
xạ ý niệm giữa các yếu tố của A và B
Ví dụ: Trong ẩn dụ “tranh luận là chiến tranh”, miền đích “tranh luận” mang tính trừu tượng, khó hình dung được ý niệm hóa, trở nên cụ thể hơn dựa trên miền nguồn “chiến tranh” thông qua những biểu thức ngôn ngữ như:
- Anh ấy liên tiếp tấn công bằng những lí lẽ sắc bén
- Cô ấy không bảo vệ được quan điểm của mình
- Bố tôi chưa bao giờ thẳng trong những cuộc tranh luận với mẹ
- Lí lẽ của Nam đã bị luật sư đập tan trong tích tắc
- Cuộc tranh luận nảy lửa làm cả căn phòng nín thinh
- Cuối cùng thì sếp cũng phải nhượng bộ cô vợ thôi!
Từ miền nguồn “chiến tranh” với những thuộc tính như đối tượng tham gia chiến tranh (quân lính, chỉ huy, kẻ địch, ); vũ khí chiến đấu (bom, súng trường, lựu đạn, ); phương tiện tham gia chiến đấu (xe tăng, ngựa, ), hành động trong chiến đấu (bắn, tấn công, rút lui, phòng thủ, ); kết quả của trận chiến (hòa, thua, thắng); con người tri nhận về cuộc tranh luận cũng giống như một trận chiến, cũng có người tham gia tranh luận thuộc về hai phe đối nghịch; không khí khi tham gia tranh luận cũng sục sôi, căng thẳng như không khí trên chiến trường; khi tranh luận cũng có giai đoạn tấn công, rút lui, bảo vệ, phản công và tranh luận cũng có kết quả chiến thắng, thất bại hay bất phân thắng bại
Tóm lại, trong ẩn dụ cấu trúc, miền nguồn (cụ thể) cung cấp một cấu trúc tri thức tương đối phong phú để hiểu được miền đích (trừu tượng) Loại
ẩn dụ này thường sử dụng kết quả của quá trình biểu trưng hóa và của sự liên tưởng để có thể hiểu được miền đích thông qua các cấu trúc ý niệm miền nguồn
* Ẩn dụ định hướng (Orientational metaphor)
Không cấu trúc một ý niệm này dựa trên cấu trúc của một ý niệm khác
như ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ định hướng “làm cho một hệ thống các ý niệm đích
Trang 37trở nên nhất quán trong hệ thống ý niệm” [30, tr.40] Ẩn dụ định hướng cung
cấp cho ý niệm một sự định hướng không gian; chẳng hạn, “hạnh phúc là lên” Ý niệm “hạnh phúc” được định hướng lên trên nên trong tiếng Việt có cách diễn đạt như “Hãy vui lên nào, đừng lo lắng nữa!”; “Nghĩ về em làm tôi phấn chấn hẳn lên.”)
Tóm lại, ẩn dụ định hướng là loại ẩn dụ có liên quan đến sự định hướng không gian với những cặp đối lập: lên- xuống, trong- ngoài, trước- sau, trên-dưới, nông- sâu, trung tâm- ngoại vi,
Ẩn dụ định hướng luôn có điểm mốc để định vị, nếu không có điểm mốc thì sẽ không có định hướng Ba vật định vị chủ yếu trong các ẩn dụ định hướng chính là trời- đất- con người
Ẩn dụ định hướng không mang tính võ đoán, chúng được xác lập dựa trên kinh nghiệm vật lí và văn hóa của con người Xét ẩn dụ định hướng nhiều
là lên, ít là xuống, ta có các biểu thức ngôn ngữ như:
- Lượng gạo xuất khẩu mỗi năm ngày càng tăng
- Số lượng bệnh nhân nhiễm covid-19 tăng lên theo từng ngày
- Tỉ lệ tử vong vì tai nạn giao thông đang có dấu hiệu suy giảm
- Số lượng người di chuyển bằng xe bus ngày càng ít đi
Trong tiếng Việt, có một số trường hợp “lên” có thể thay thế bằng “ra”, thay vì dùng “xuống” có thể dùng “đi” để chỉ số lượng như ít đi, nhiều ra,
Cơ sở vật lí: trong văn hóa Việt, khi thêm một số lượng vật chất hay thực thể nào đó vào trong một vật chứa hay một đống thì mức độ của cái đựng trong vật chứa tăng lên, còn đống thì phình ra
Do kinh nghiệm vật lí và văn hóa ở mỗi vùng miền đều có sự khác biệt nên ở những nền văn hóa khác nhau thì những ẩn dụ định hướng có thể không giống nhau Chẳng hạn, lấy mốc định vị là thời điểm hiện tại, trong tiếng Anh, thời gian tương lai được định hướng về phía trước (next week), trong khi ở Việt Nam, thời gian tương lai được định hướng về phía sau (tuần tới, tuần sau)
Trang 38* Ẩn dụ bản thể (Ontological metaphors)
Ẩn dụ bản thể là loại ẩn dụ “vật thể hóa” các ý niệm trừu tượng (sự kiện, hoạt động, cảm xúc, ý tưởng, ) dựa trên kinh nghiệm của mỗi cá nhân trong việc tri giác đối tượng vật lí, chất liệu hay vật chứa, tức là ẩn dụ bản thể làm cho các ý niệm trừu tượng trở nên cụ thể như một vật thể/ thực thể Ví dụ: Cuộc đời là vật thể; lòng là vật chứa cảm xúc; đầu là một bộ máy;
Do có đặc trưng “vật thể hóa” các ý niệm trừu tượng nên biện pháp tu
từ nhân hóa được xem như một hình thái của ẩn dụ bản thể Ví dụ:
- Lí luận của anh ấy đã thuyết phục tôi
- Cuộc đời đã lừa dối tôi
- Lạm phát đang ăn mòn lợi nhuận của chúng tôi
“Lí luận”, “cuộc đời”, “lạm phát” không phải là con người, nhưng chúng được gán cho những phẩm chất của con người như thuyết phục, lừa dối
và ăn mòn Nhân hóa sử dụng một trong những miền nguồn tốt nhất mà chúng
ta có- đó là chính chúng ta (con người) Nhờ việc nhân hóa, những miền đích không có nhân cách được cụ thể hóa thành con người, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về các miền đích
Như vậy, mỗi loại ẩn dụ ý niệm có vai trò, ý nghĩa riêng, có những đặc trưng riêng để nhận diện Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các loại ẩn
dụ ý niệm có thể cùng tồn tại với nhau chứ không tách biệt, loại trừ nhau Chẳng hạn, ẩn dụ cấu trúc có thể cùng kết hợp với ẩn dụ định hướng, ẩn dụ bản thể; thậm chí là trong bản thân ẩn dụ cấu trúc cũng có thể chứa đựng ẩn
Trang 39Cha Nguyễn Bính tên là Nguyễn Đạo Bình, làm nghề dạy học, mẹ ông là bà Bùi Thị Miên con gái một gia đình khá giả Ông bà sinh được ba người con trai là Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường), Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Bính
Mẹ mất lúc Nguyễn Bính 3 tháng tuổi Bà cả Giần là chị ruột của mẹ Nguyễn Bính, nhà bà lại giàu có, nên bà cùng ông Bùi Trình Khiêm là cậu ruột của Nguyễn Bính và là cha của nhà văn Bùi Hạnh Cẩn, đón ba anh em Nguyễn Bính về nuôi cho ăn học Nguyễn Bính làm thơ từ thuở bé, được cậu Khiêm khen hay nên được thương
Năm 13 tuổi Nguyễn Bính được giải nhất trong cuộc thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng Sau khi Trúc Đường- anh trai cả của Nguyễn Bính, đỗ bằng Thành chung (Diplôme d’Étude Primaire Supérieurs Franco-Indigènes) vào loại giỏi ở Hà Nội, được tuyển vào dạy học tại một trường tư thục ở Hà Đông, bắt đầu viết văn và làm thơ Nguyễn Bính về ở với anh và được dạy cho văn học Pháp Từ đó Nguyễn Bính gắn bó với Trúc Đường cả về văn chương lẫn đời sống
Năm 1932, 1933 Nguyễn Bính có theo người bạn học ở thôn Vân lên Đồng Hỷ, Thái Nguyên dạy học Bài thơ của ông được đăng báo đầu tiên là bài “Cô hái mơ” Năm 1937 Nguyễn Bính gửi tập thơ “Tâm hồn tôi” tới dự thi và đã được giải khuyến khích của nhóm Tự lực văn đoàn
Từ năm 1940, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số lượng thơ khá dày,
đề tài phong phú, trong đó chủ yếu là thơ tình Cuối năm 1941, đầu năm 1942,
ông sáng tác nhiều bài thơ của Nguyễn Bính trong đó tiêu biểu nhất có: Xuân
tha hương và Oan nghiệt
Lần chia tay cuối cùng với Trúc Đường là vào năm 1943, đến năm
1945 tin tức thưa dần Năm 1946 thì mất liên lạc hẳn Trong thời gian này Nguyễn Bính đã gặp nhà thơ Đông Hồ, Kiên Giang Có lúc ông cư ngụ trong
nhà Kiên Giang Đó là thời ông viết những bài Hành phương Nam, Tặng Kiên
Giang, Từ độ về đây,
Trang 40Những năm tháng tham gia kháng chiến ở miền Nam
Năm 1943, Nguyễn Bính phiêu bạt vào Nam Ông quen thân với một số văn nghệ sĩ như Hoàng Tấn, Hoàng Phố, Trúc Khanh, Thanh Bình, Thiếu Sơn,
Lê Tràng Kiều, Khổng Dương, và tiếp tục làm thơ đăng báo Ông tiếp nối tâm hồn rong ruổi của mình từ những Mỹ Tho, Cần Thơ đến Bến Tre, Có một thời gian ông làm khách ở Hà Tiên, ở nhờ nhà của vợ chồng thi sĩ Đông
Hồ - Mộng Tuyết, sống phong lưu, phóng khoáng
Sau, ông dần dần bị ảnh hưởng bởi không khí kháng chiến, có lẽ là bởi
sự gặp gỡ và thân quen với Nguyễn Oanh, bấy giờ là Bí thư Thành uỷ Sài Gòn (theo lời Hoàng Tấn)
Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Bính tới Mỹ Tho và quen được Bảo Định Giang, là người mà theo ông tâm đầu ý hợp nhất Ông tiếp tục di chuyển xuống tận Rạch Gía Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia công tác chính quyền ở Rạch Giá Lúc đầu phụ trách ở Hội Văn hoá cứu quốc tỉnh Rạch Giá, sau được phân công Phó Chủ tịch tỉnh bộ Việt Minh Rạch Giá
Năm 1946, Nguyễn Bính về chiến khu Đồng Tháp Mười
Cũng trong thời gian này Nguyễn Văn Thinh (Thủ tướng chính phủ
"Nam Kỳ tự trị") có treo giải: Ai đưa được nhà thơ Nguyễn Bính "dinh tê" (vào thành) theo chính phủ ("Nam Kỳ tự trị") sẽ được thưởng 1000 đồng Đông Dương! Nếu nhà thơ tự vào thành cũng được hưởng như thế (1000 đồng Đông Dương hồi đó là cả một cơ nghiệp) Nhiều thi sĩ là bạn Nguyễn Bính viết thư "thuyết khách" mời ông vào Hồi đó ông đang lang thang ở Rạch Giá, ngày thì ăn ở nhờ một người bạn, đêm ra đình ngủ, ông chỉ có cái bao cói để chui vào cho khỏi muỗi, nên có nhiều người tưởng ông vào thành với Chính phủ Cộng hòa Nam Kỳ Nhiều người ở Nam Bộ hồi đó biết chuyện gọi Nguyễn Bính là có chí khí của một sĩ phu yêu nước
Năm 1947 Nguyễn Bính đi theo Việt Minh Một thời gian sau, nhờ
sự mai mối của ông Lê Duẩn, ông kết hôn với bà Nguyễn Hồng Châu (một cán bộ Việt Minh), ông sinh một con gái với bà này, đặt tên là Nguyễn