1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Phương thức lặp trong ca dao tình yêu đôi lứa người Việt

117 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Thức Lặp Trong Ca Dao Tình Yêu Đôi Lứa Người Việt
Tác giả Vũ Thị Minh Lý
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Hiên
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Việt Nam
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Sự lặp lại đã được chỉ ra như một phương thức điển hình để tổ chức văn bản thơ trên những biểu hiện đa dạng của nó ở tất cả các cấp độ ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và cả dụng học.. Những ng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

VŨ THỊ MINH LÝ

PHƯƠNG THỨC LẶP TRONG CA DAO TÌNH YÊU ĐÔI LỨA NGƯỜI VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

HẢI PHÒNG - 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

VŨ THỊ MINH LÝ

PHƯƠNG THỨC LẶP TRONG CA DAO TÌNH YÊU ĐÔI LỨA NGƯỜI VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM

MÃ SỐ: 8.22.01.02

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Thị Hiên

HẢI PHÒNG - 2019

Trang 3

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hải Phòng, ngày 05 tháng 11 năm 2019

Học viên

Vũ Thị Minh Lý

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tham gia bồi dưỡng lớp cao học ngôn ngữ Việt Nam khóa 8, tạo cơ sở nền tảng kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Hải Phòng, các cán bộ quản lí, các phòng ban đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập tại trường

Tôi xin chân thành cảm ơn Trường THPT Hải An đã tạo điều kiện về thời gian, động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo hướng dẫn – PGS.TS Nguyễn Thị Hiên Cô đã dành nhiều thời gian, tâm huyết chỉ bảo, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ này

Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thiện luận văn bằng năng lực của mình nhưng chắc chắn luận văn vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn

Xin chân thành cảm ơn!

Hải Phòng, ngày 05 tháng 11 năm 2019

Học viên

Vũ Thị Minh Lý

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC BẢNG iv

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

1.1 Khái quát về văn bản và liên kết văn bản 7

1.1.1 Về khái niệm văn bản và diễn ngôn 7

1.1.2 Một số vấn đề về liên kết văn bản 10

1.2 Phương thức lặp trong văn bản trữ tình 26

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của phương thức lặp 26

1.2.2 Vai trò của phương thức lặp trong văn bản trữ tình 27

1.2.3 Lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong văn bản trữ tình 30

1.3 Vài nét về ca dao và ca dao tình yêu đôi lứa người Việt 31

1.3.1 Vài nét về ca dao Việt Nam 31

1.3.2 Vài nét về ca dao tình yêu đôi lứa người Việt 33

Tiểu kết cương 1……… 34

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG THỨC LẶP TRONG CA DAO TÌNH YÊU ĐÔI LỨA NGƯỜI VIỆT 35

2.1 Giới thiệu chung về việc khảo sát 35

2.2 Kết quả khảo sát phương thức lặp trong ca dao tình yêu đôi lứa 35

2.2.1 Lặp từ vựng 35

2.2.2 Lặp cấu trúc cú pháp 41

2.3 Nhận xét chung về việc sử dụng phương thức lặp trong ca dao tình yêu đôi lứa người Việt 43

Tiểu kết chương 2………45

CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ CỦA PHƯƠNG THỨC LẶP TRONG CA DAO TÌNH YÊU ĐÔI LỨA NGƯỜI VIỆT 46

3.1 Giá trị nghệ thuật của phương thức lặp xét từ phương diện cấu trúc 46

Trang 6

3.1.1 Tạo nên tính cân đối và tính nhịp điệu cho văn bản ca dao 46

3.1.2 Tạo nên tính chính xác, rõ ràng, chặt chẽ cho văn bản ca dao trữ tình 48 3.1.3 Tạo nên tính lập luận cho các bài ca dao về tình yêu đôi lứa 51

3.1.4 Tạo nên những môtíp quen thuộc của ca dao 55

3.2 Giá trị nghệ thuật của phương thức lặp xét từ phương diện ngữ nghĩa 59

3.2.1 Tạo nên tính hoàn chỉnh về nội dung 59

3.2.2 Phương thức lặp góp phần tạo nên các giá trị nhận thức và thẩm mĩ mới cho ca dao tình yêu đôi lứa 63

Tiểu kết chương 3………75

KẾT LUẬN 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

bảng

lứa người Việt

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

1.1.Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp

cơ bản và quan trọng nhất của loài người Từ đời sống đến văn học, người nghệ sĩ sáng tác cũng giao tiếp với độc giả bằng ngôn ngữ qua các tác phẩm văn chương Nếu như tác phẩm nghệ thuật được xem như chiếc cầu nối giữa người nghệ sĩ với độc giả thì ngôn ngữ chính là vật liệu để kiến tạo nên chiếc cầu nối ấy Cho nên nghiên cứu ngôn ngữ trong một văn bản nghệ thuật là xét đến một cách thức tư duy trên chất liệu ngôn ngữ của người nghệ sĩ sáng tác

Sự tổ chức ngôn ngữ trong một tác phẩm văn học là một kiểu hành chức mang tính đặc thù, là chất liệu để tạo nên các hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ văn học (ngôn ngữ nghệ thuật) qua đó gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm thẩm mĩ của người nghệ sĩ Vì vậy nghiên cứu cấu trúc ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật chính là một cách tiếp cận thế giới trí tuệ và tâm hồn người nghệ sĩ, hứa hẹn sẽ đem đến những khám phá mới mẻ

1.2.Từ lâu, cấu trúc ngôn ngữ trong các tác phẩm trữ tình luôn dành

được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Nhà nghiên cứu Phan Ngọc định

nghĩa: “Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp

nhận phải nhớ, phải cảm xúc và suy nghĩ do chính hình thức ngôn ngữ này”

[33;67] Trong nhiều công trình nghiên cứu về các tác phẩm trữ tình, các nhà

nghiên cứu như Đặng Tiến, Nguyễn Quốc Hưng, Phan Ngọc, Nguyễn Phan Cảnh… đều dành sự quan tâm đặc biệt đến cách thức tổ chức ngôn ngữ trong thơ, trong đó có vấn đề sử dụng các phép liên kết nói chung, phép lặp nói riêng Sự lặp lại đã được chỉ ra như một phương thức điển hình để tổ chức văn bản thơ trên những biểu hiện đa dạng của nó ở tất cả các cấp độ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và cả dụng học) Theo hướng đi này, chúng tôi dành sự quan tâm đến cấu trúc lặp trong ca dao tình yêu đôi lứa như một cách tổ chức ngôn ngữ để tạo nên sự đặc biệt trong nghệ thuật biểu hiện của ca dao

Trang 9

1.3.Trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam, ca dao về tình yêu đôi lứa

chiếm một dung lượng khá lớn Cũng như các thể loại văn học dân gian khác,

ca dao tình yêu đôi lứa là sáng tác của nhân dân dân lao động để biểu lộ những suy nghĩ, tình cảm và cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày Những bài

ca dao vì vậy mà gần gũi, giản dị như một lời tâm tình, thủ thỉ, dễ nhớ, dễ thuộc và dễ đi vào lòng người Để đạt được hiệu quả đó, xét từ góc độ văn học

và ngôn ngữ học, các tác giả dân gian đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật trong đó có các biện pháp ngôn từ Điển hình trong số đó có một biện pháp nghệ thuật độc đáo, được sử dụng thường xuyên trong ca dao là lặp lại các cấu

trúc ngôn ngữ bao gồm: lặp lại từ ngữ, lặp lại vế câu và lặp lại cả câu Biện pháp này vừa tạo được hiệu quả thẩm mỹ vừa chuyển tải được các nội dung ý

nghĩa mà tác giả dân gian cần thể hiện đến với người đọc một cách tự nhiên nhất, có hiệu quả nhất

Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phương

thức lặp trong ca dao tình yêu đôi lứa người Việt”, xem như đây là một

cách thức để tiếp cận ca dao từ góc độ ngôn ngữ Trên cơ sở đó có thể cảm nhận một phần thế giới trí tuệ và tâm hồn vô cùng phong phú của nhân dân xưa

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1 Những nghiên cứu về phương thức liên kết văn bản và phương thức lặp trong tác phẩm trữ tình

Ở Việt Nam từ những năm 70, việc nghiên cứu về ngữ pháp văn bản,

về các phương thức liên kết trong văn bản và đặc biệt là hiện tượng lặp đã được các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu và thừa nhận chúng như một hiện tượng phổ biến trong tiếng Việt Trong đó phải kể đến những công trình nghiên cứu tiêu biểu như:Trần Ngọc Thêm, cuốn “Hệ thống liên kết văn

bản tiếng Việt”, NXB GD, 1999; Đinh Trọng Lạc, cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ trong tiếng Việt”, NXB GD, Hà Nội; Nguyễn Minh Thuyết, cuốn “Tiếng Việt thực hành”, NXB ĐH QG HN, 2001; Diệp Quang Ban và

Trang 10

Đỗ Hữu Châu, cuốn “Tiếng Việt 10”, NXB GD 2000; Đinh Trọng Lạc cuốn

“Phong cách học tiếng Việt”, NXB GD 1999; Diệp Quang Ban cuốn Ngữ

pháp tiếng Việt (II), NXB Giáo dục, Hà Nội 1996 và “Văn bản và liên kết

trong văn bản”, NXB GD 2006

Tác giả Đinh Trọng Lạc coi hiện tượng lặp lại là một dạng của tu từ cú pháp mà ông gọi là phép điệp ngữ Ông định nghĩa “Điệp ngữ là lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý, mở rộng ý, gây ấn tượng mạnh, hoăc ̣ gợi xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe”

Trần Ngọc Thêm trong cuốn Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt coi

hiện tượng lăp ̣ là một phương tiện liên kết

Diệp Quang Ban trong cuốn Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, cũng

nghiên cứu hiện tượng lăp ̣ như một phương thức liên kết văn bản nhưng ông

đề cập nhiều về phương diện lí luận mà chưa thực sự đi sâu vào mặt biểu hiện của chúng trên văn bản

Mặc dù có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau, song về cơ bản

các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đều thống nhất với ý kiến cho rằng: “Phép

lặp là một phương thức liên kết thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngônnhững yếu tố đã có ở chủ ngôn” [39;40] Từ quan niệm này, cho phép các nhà

nghiên cứu mở rộng hướng quan sát để chỉ ra các quy tắc liên kết các phát ngôn thông qua hiện tượng lăp,̣ mở ra một hướng tiếp cận mới cho những người nghiên cứu ngôn ngữ học

Phép lặp với vai trò là một phương tiện liên kết trong văn bản đặc biệt

là trong các tác phẩm trữ tình đã được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đặc biệt

quan tâm Tác giả IU.M.Lotman trong Cấu trúc văn bản nghệ thuật đã lần

lượt chỉ ra các đặc điểm của sự lặp lại trên nhiều cấp độ của cấu trúc một tác phẩm trữ tình: cấp độ ngữ âm, nhịp điệu, ý tưởng, ngữ pháp trong văn bản thơ

Có thể thấy, Lotman là người đã quan tâm một cách đặc biệt tới sự lặp lại trong thơ, tìm hiểu nó trên nhiều phương diện và từ đó xây dựng một khung lý thuyết cần thiết cho việc nghiên cứu sự lặp lại trong một văn bản cụ thể

Trang 11

Ở Việt Nam, tác giả Phan Ngọc là người đề xướng mạnh mẽ hướng tiếp

cận văn học từ góc độ ngôn ngữ với những công trình tiêu biểu như Tìm hiểu

phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều hay Cách giải thích văn họcbằng ngôn ngữ học

Trong giáo trình Dẫn luận thi pháp học, tác giả Trần Đình Sử khi trình bày về phương pháp nghiên cứu thi pháp học đã nhấn mạnh: “Các nguyên tắc

thi pháp thể hiện qua các yếu tố lặp lại và không lặp lại Không tìm thấy tính độc đáo sáng tạo thì không thấy tính nghệ thuật, mà không thấy tính lặp lại trên nhiều cấp độ và trong một hay nhiều văn bản thì không thấy các quy tắc

tổ chức hình thức [38;49] Sự lặp lại được ông vận dụng hiệu quả như một

bước quan trọng khi tìm hiểu về các trường hợp cụ thể như Truyện Kiều của Nguyễn Du hay thơ Tố Hữu

Như vậy có thể thấy những nghiên cứu về phương thức liên kết văn bản

và phương thức lặp trong tác phẩm trữ tình đã được rất nhiều các nhà ngôn ngữ học quan tâm, tìm hiểu Song, các công trình nghiên cứu kể trên quan tâm đến phép lặp trên một bình diện khá rộng hoặc còn nghiêng nhiều về tìm hiểu phép lặp dưới góc độ của thi pháp học Vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu phép lặp như một phương thức tổ chức ngôn ngữ trong các tác phẩm trữ tình là một việc làm vô cùng cần thiết

2.2 Những nghiên cứu về ca dao và ca dao tình yêu đôi lứa trên phương diện ngôn ngữ

Trong mấy thập kỷ qua, những công trình nghiên cứu về ca dao vô cùng phong phú và đa dạng với số lượng ngày càng tăng Tuy nhiên chủ yếu

vẫn là các công trình có tính chất sưu tầm như: Tục ngữ ca dao dân ca Việt

Nam của các giả Vũ Ngọc Phan;Tổng hợp tổng tập văn học dân gian người Việt của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia; Kho tàng ca dao người Việt (tập 1,2,3) do nhóm tác giả Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật

(chủ biên),…

Bên cạnh đó là các công trình nghiên cứu, phê bình bình giảng ca dao

Trang 12

như: Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính; Ca dao Việt Nam và những lời

bình của tác giả Vũ Thị Thu Hương (tuyển chọn);Văn học dân gian của nhóm

tác giả Đinh Gia Khánh (chủ biên); Bình giảng ca dao của tác giả Triều Nguyên; Cấu trúc ca dao trữ tình của Lê Đức Luận,…Những công trình

nghiên cứu ngôn ngữ ca dao còn khá khiêm tốn như: Mai Ngọc Chừ viết về

Ngôn ngữ ca dao Việt Nam; Nguyễn Xuân Kính trong Bình giảng ca dao, …

Từ tình hình trên, việc tiếp tục khám phá cơ chế nội tại trong văn bản

ca dao tình yêu đôi lứa là cấu trúc lặp (lặp từ, cụm từ, lặp vế câu, lặp cấu trúc) được coi là một hướng đi mới Với hướng đi này, chúng tôi còn muốn chỉ ra giá trị của phương thức lặp trong việc xây dựng chỉnh thể văn bản ca dao nói chung và ca dao tình yêu đôi lứa nói riêng

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của chúng tôi khi thực hiện đề tài Phương thức lặp trong ca

dao tình yêu đôi lứa người Việt là: Từ việc khảo sát, thống kê tần số xuất

hiện của các hiện tượng lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong ca dao tình yêu đôi lứa, có thể đánh giá, chỉ ra những giá giá trị nghệ thuật tiêu biểu mà phương thức liên kết văn bản này mang lại cho một bộ phận rất quan trọng trong kho tàng ca dao của người Việt, đó là ca dao về tình yêu đôi lứa

3.2 Nhiệm vụ

Chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ cụ thể cho đề tài như sau:

- Hệ thống hóa, trình bày những vấn đề lí thuyết có liên quan, làm cơ sở khoa học để triển khai đề tài nghiên cứu

- Khảo sát, thống kê sự xuất hiện của các hiện tượng lặp,từ đó phân tích, làm rõ những biểu hiện đặc sắc, cụ thể của phương thức lặp trong các văn bản trữ tình – các bàica dao về tình yêu đôi lứa

- Bước đầu chỉ ra và nhận định về một số giá trị, hiệu quả của việc sử dụng phương thức lặp trong các bài ca dao về tình yêu đôi lứađó

Trang 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là “đặc điểm phương thức lặp trong ca dao tình yêu đôi lứa người Việt”

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung khảo sát đặc điểm của phương thức lặp trong các bài

ca dao về chủ đề tình yêu đôi lứađược tập hợp trong Tuyển tập Tục ngữ , ca

dao, dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan, Nxb Văn học, năm 2017

5 Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu chủ yếu:

5.1 Phương pháp khảo sát, thống kê: Chúng tôi tiến hành khảo sát,

thống kê và phân loại các hiện tượng lặp lại tiêu biểu làm cứ liệu minh xác cho việc phân tích, đánh giá

5.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận văn triển khai phân tích,

chỉ ra vai trò, hiệu quả nghệ thuật của sự lặp lại trong các bài ca dao tình yêu đôi lứa

5.3 Phương pháp phân tích tu từ học: Chúng tôi đi vào phân tích hiệu

quả tu từ của việc sử dụng cấu trúc lặp trong các bài ca dao

5.4 Thủ pháp so sánh – đối chiếu: Để làm nổi bật đặc điểm và chức

năng thể hiện của ca dao tình yêu đôi lứa trong việc sử dụng sự lặp lại, chúng tôi so sánh qua các bài ca dao với những mục đích thể hiện khác nhau

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn

được triển khai thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Đặc điểm phương thức lặp trong ca dao tình yêu đôi lứa người Việt

Chương 3: Giá trị của phương thức lặp trong ca dao tình yêu đôi lứa người Việt

Trang 14

người Bỉ - E Buysen trong tác phẩm Hoạt động nói năng và văn bản Sau đó

vào những năm sáu mươi của thế kỷ XX, diễn ngôn trở thành một vấn đề nghiên cứu khoa học phổ biến và thống nhất trong tất cả các khoa học thuộc ngành xã hội và nhân văn Thuật ngữ này được các nhà nghiên cứu tên tuổi như: Sara Mills, Marie Christine, M Foucault, J Derrida, R Barthes… sử dụng trong các công trình nghiên cứu danh tiếng của mình

Người đầu tiên đề xướng ra khái niệm về diễn ngôn là Z.Harris trong

công trình Discourse Analysis – Phân tích diễn ngôn (1952) Diễn ngôn được

hiểu với tư cách là một văn bản liên kết ở bậc cao hơn câu Brown và Yule coi diễn ngôn như là “sản phẩm” hay “tiến trình” Còn tác giả Guy - Cook cho rằng: “Diễn ngôn là những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là trọn nghĩa, được hợp nhất lại và có mục đích”

Ở Việt Nam,Diệp Quang Ban là một trong những tác giả quan tâm và nghiên cứu diễn ngôn Với công trình “Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản”, ông đồng tình với quan điểm của Cook Tác giả Nguyễn Hòa lại chú trọng vào việc phân biệt hai khái niệm diễn ngôn và văn bản Ông cho rằng:

“Văn bản như là sản phẩm ngôn ngữ ghi nhận lại quá trình giao tiếp hay sự kiện giao tiếp nói và viết trong một hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể” Trong khi đó “diễn ngôn như là sự kiện hay là quá trình giao tiếp hoàn chỉnh thống nhất có mục đích không giới hạn được sử dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp

xã hội cụ thể” Còn theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp thì: “Thuật ngữ diễn ngôn

và văn bản thường được coi là đồng nghĩa với nhau để chỉ sản phẩm của

Trang 15

ngôn ngữ, viết hay nói, dài hay ngắn, tạo nên một tổng thể hợp nhất, trong đó diễn ngôn thường được hiểu là bao hàm văn bản, còn văn bản thiên về sản phẩm viết nhiều hơn” Tác giả Đỗ Hữu Châu khẳng định: diễn ngôn là đơn vị lớn hơn câu, đúng hơn là lớn hơn một phát ngôn, nó có thể là một phát ngôn hoặc vô số phát ngôn hợp lại

Hiểu một cách tổng quát, diễn ngôn là thực tiễn giao tiếp của con người trong xã hội Diễn ngôn (hay diễn từ, ngôn bản, ngôn phẩm ) được coi

là một chuỗi phát ngôn được thực hiện trong giao tiếp bằng lời Diễn ngôn là cách nói năng, phương thức biểu đạt về con người, thế giới,về các sự việc trong đời sống Diễn ngôn không chỉ dùng cho các phát ngôn mang tính hội thoại, mà còn chỉ cả các trường hợp đơn thoại Diễn ngôn biểu hiện thành hình thức ngôn ngữ, như các cuộc thảo luận, tranh tụng, phát biểu, diễn thuyết, diễn đạt thành khái niệm, cụm từ, hệ thống các từ ngữ, các thuật ngữ, phạm trù… Diễn ngôn là những chỉnh thể có cấu trúc xác định, nội dung hoàn chỉnh, có chức năng giao tiếp nhất định Vì vậy phân tích diễn ngôn là phân tích các yếu tố hình thức của diễn ngôn (bao gồm các yếu tố ngôn ngữ , các đơn vị từ vựng, các quy tắc kết học, các hành vi ngôn ngữ tạo lời….) và nội dung của diễn ngôn (bao gồm nội dung thông tin và nội dung miêu tả Hai nội dung này có thể tường minh hoặc hàm ẩn)

1.1.1.2 Văn bản

Liên quan mật thiết đến khái niệm diễn ngôn là khái niệm văn bản, trong thực tế cho đến nay các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học vẫn chưa đi đến sự thống nhất trong việc định nghĩa hai khái niệm này Các tác giả Barthes (1970), Ballert (1971), Halliday và Hassan đều có chung quan niệm diễn ngôn trùng với văn bản Nhưng Brown.G và Yule.G, Cook, David Numan… lại cố gắng phân biệt diễn ngôn với văn bản

Theo các nhà ngôn ngữ học nước ngoài, văn bản là “một chuỗi nào đó các câu kết hợp với nhau trong khuôn khổ ý đồ chung của tác giả” (dẫn theo M.Nicolaeva), là “tổng của những quan hệ cấu trúc tìm được sự thể hiện ngôn

Trang 16

ngữ học (dẫn theo M.Lôtman) Trong nhiều bài nghiên cứu, một định nghĩa khác về văn bản cũng thường được trích dẫn: “Văn bản đó là tác phẩm của quá trình tạo lời, mang tính cách hoàn chỉnh, được khách quan hóa dưới dạng tài liệu viết, được trau chuốt văn chương theo loại hình tài liệu ấy, là tác phẩm gồm tên gọi (đầu đề) và có một loại đơn vị riêng (những thể thống nhất trên câu) hợp nhất lại bằng những loại hình liên kết khác nhau bằng từ vựng, ngữ pháp, lôgic, tu từ có một hướng đích nhất định và một mục tiêu thực dụng” (dẫn theo I.R.Gaperin)

Ở Việt Nam, khái niệm văn bản cũng được nhiều nhà nghiên cứu khoa học quan tâm Theo hai tác giả Lê A và Đình Cao thì “Văn bản là môṭ hê ̣

chăṭche,̃ trong đó mỗi câu là môṭđơn vi ̣liên kết của văn bản Mỗi đơn vi ̣của văn bản tổ hơp ̣ gắn bó với nhau taọ thành môṭcấu trúc hoàn chỉnh, nhằm thưc ̣ hiêṇ môṭ ý đồgiao tiếp chung” [1;55] Tác giả Đinh Trọng Lạc quan niệm:

“Văn bản…là một thể thống nhất toàn vẹn được xây dựng theo những nguyên tắc nhất định” [23;7] Nhóm tác giả Bùi Minh Toán – Lê A – Đỗ Việt Hùng (1997) đưa ra quan niệm : văn bản vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Từ đó các tác giả khẳng định: văn bản cũng đảm nhận hai chức năng chính: là phương tiện giao tiếp và là công cụ tư duy của con người

Trong luận văn, chúng tôi lựa chọn quan niệm văn bản của tác giả Diệp Quang Ban làm công cụ cho đề tài: “Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, nó là một thể thống nhất có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức” [4;19]

Từ định nghĩa này có thể thấy đặc trưng của văn bản thể hiện qua các tính chất: tính hoàn chỉnh, tính thống nhất, tính liên kết và tính mạch lạc Trong đó tính hoàn chỉnh và tính liên kết là hai đặc trưng cơ bản

Trang 17

1.1.2 Một số vấn đề về liên kết văn bản

1.1.2.1 Khái niệm liên kết và một số khái niệm liên quan

a Khái niệm liên kết văn bản

Theo Trần Ngọc Thêm: “Văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là các phần tử Ngoài các câu – phần tử, trong hệ thống văn bản còn

có cấu trúc Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối liên

hệ, quan hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản

nói chung Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy” [40;22]

Mỗi văn bản được tạo lập đều hướng đến thể hiện một chủ đề nhất định Điều này có nghĩa là trong mỗi văn bản, các hiện tượng, sự kiện được viết ra đều có mối liên hệ với nhau để cùng phản ánh một hiện thực chung; các biểu thị thái độ, tình cảm của tác giả đi kèm với các hiện tượng ấy cũng có mối liên

hệ với nhau để cùng hướng tới thể hiện một tư tưởng, tình cảm chung Vì vậy mỗi từ, mỗi câu trong văn bản cũng được sắp xếp theo những trình tự và vị trí nhất định để thể hiện quan hệ lôgic giữa các hiện tượng, sự kiện được phản ánh với suy nghĩ và tình cảm của người viết

Ví dụ trong văn bản “Tuyên ngôn độc lập”, để vạch trần bộ mặt giả dối của thực dân Pháp, Bác viết:

“Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân

chủ nào Chúng thi hành những luật pháp dã man Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của

ta trong những bể máu

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược…”

Trang 18

Trong đoạn trích trên các câu và các đoạn đều có mối liên hệ với nhau

vì cùng đề cập đến một đối tượng “chúng” “Chúng” ở đây chỉ thực dân Pháp – kẻ thù xâm lược nước ta Mỗi lần từ “chúng” lặp lại đều gắn liền với những

hành động tội ác mà chúng đã thực hiện để áp bức, đầu độc nhân dân ta Mỗi

lần từ “chúng” và các hành động tội ác được nhắc lại đều giúp người đọc cảm

nhận được thái độ coi thường và lòng căm phẫn sục sôi của Bác Như vậy mối liên hệ về nội dung giữa các câu trong văn bản trên được thể hiện bằng các

phương tiện liên kết hình thức mà thấy rõ nhất ở đây là phép lặp từ “chúng”

Như vậy liên kết văn bản là mạng lưới các mối quan hệ hình thức và nội dung giữa các đơn vị trong nội bộ văn bản và mối quan hệ của văn bản với các yếu tố ngoài nó Nói như tác giả Trần Ngọc Thêm, liên kết văn bản là

“Những mối quan hệ qua lại phức tạp …tạo nên một mạng lưới” nhờ vậy mà

“các câu gắn bó lại với nhau tạo thành văn bản” [40;18] Liên kết văn bản gồm hai phương diện là liên kết hình thức và liên kết nội dung

Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ

đơn vị dưới văn bản như các câu, các đoạn, các phần….Trong quá trình tạo lập văn bản, người viết, người nói vận dụng các phương tiện ngôn từ cụ thể để hình thức hóa, xác lập mối quan hệ giữa đề tài và chủ đề của văn bản Liên kết hình thức là toàn bộ các phương tiện ngôn từ có giá trị xác lập mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn

Liên kết hình thức trong văn bản được chia thành nhiều phương thức

liên kết trong đó mỗi phương thức liên kết bao gồm nhiều phương tiện liên kết

khác nhau có chung đặc điểm nào đó Liên kết hình thức bao gồm các phép liên kết: lặp ngữ âm, lặp từ vựng,lặp cấu trúc, thế đồng nghĩa, liên tưởng, đối nghịch, thế đại từ, tỉnh lược cấu trúc, và tuyến tính Các phép liên kết nàythể hiện ở nhiều cấp độ trong văn bản như: trong tổ chức của đoạn văn hoặc giữa các đoạn, phần trong văn bản

Trang 19

Liên kết về mặt nội dung biểu hiện qua việc tổ chức, triển khai đề tài và chủ đề của văn bản, trên cơ sở đó hình thành hai nhân tố liên kết đề tài và liên

kết chủ đề (còn gọi là liên kết chủ đề và liên kết lô-gích) Liên kết đề tài là sự

kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản nhằm hướng tới đối tượng được đề cập, còn liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính lô-gích về nội dung nghĩa giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản (tương hợp về nội dung miêu tả, trần thuật hay bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản) Một văn bản được xem là có liên kết lô-gích khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn luận giữa các câu, các đoạn… không rời rạc hay mâu thuẫn với nhau (trừ trường hợp sự mâu thuẫn có chủ ý, nhằm mục đích biểu đạt nào đó)

Trong một văn bản, liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan

hệ biện chứng với nhau Trong đó, liên kết nội dung quy định liên kết hình thức

b Môṭ sốkhái niêṃ liên quan đến liên kết văn bản

* Khái niệm chủ ngôn và kết ngôn

Trong hai câu liên kết với nhau, có một câu chứa đựng yếu tố liên kết của nó với câu còn lại - câu đóđươc ̣ goịlàkết ngôn Câu còn laịcóvai trò độc lâp ̣ hơn đươc ̣ goịlàchủ ngôn Chủ ngôn là phát ngôn tiền đề, phát ngôn đứng làm chủ Còn kết ngôn là phát ngôn liên kết với các phát ngôn khác (căn cứ theo quan hệ giữa hai câu đang xét) Trên thực tế, một kết ngôn này lại có thể

là chủ ngôn của phát ngôn khác

Ví dụ: (1) "Hai mụ Bọ Muỗm cứ vừa đánh, vừa kêu, làm cho họ nhà Bọ

Muỗm ở gần đấy nghe tiếng (2) Thế là, cả một bọn Muỗm lốc nhốc chạy ra"

(Dế mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài )

Trong ví dụ trên, câu (1) và (2) liên kết với nhau câu (1) là chủ ngôn (phát ngôn đứng làm chủ), còn câu (2) chứa những dấu hiệu liên kết với câu

(1) (từ nối Thế là và cụm từcả một bọn Muỗm trong mối liên hệ với cụm từ hai mụ Bọ Muỗmvàhọ nhà Muỗmở câu (1))- đó là kết ngôn (phát ngôn liên

kết)

Trang 20

* Khái niệm yếu tốliên kết, kết tố, chủ tố

Những yếu tốtrưc ̣ tiếp tham gia thểhiêṇ sư ̣liên kết ở chủngôn vàkết

ngôn đươc ̣ gọi làcác yếu tốliên kết Yếu tốliên kết ở kết ngôn đươc ̣ gọi là kết

Ví dụ: “Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng, ngây

thơ Chú chẳng còn phải quấn quýt bên chân mẹ nữa rồi” (Hải Hồ)

Ở ví dụ này yếu tố liên kết là từ “Trống Choai” và đại từ “chú” Từ

“Trống Choai” là chủ tố còn từ “chú”là kết tố

* Khái niệm câu tự nghĩa và câu hơp̣ nghĩa

Trong hai câu liên kết với nhau nếu câu nào hoàn chinh̉ vềnôịdung, ta

có thể hiểu được nó mà không cần sự hỗ trợ của câu còn lại hoăc ̣ ngữ cảnh

đươc ̣ nóta phải dưạ vào nghiã của câu khác hoăc ̣ ngữcảnh

Ví dụ: (1) "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước (2) Đó là một

truyền thống quý báu của ta” (Hồ Chí Minh)

Xét ví dụ trên câu (1) là câu tự nghĩa, câu (2) là câu hợp nghĩa

1.1.2.2 Phương tiện liên kết và phương thức liên kết

Phương tiện liên kết là yếu tố ngôn ngữ được sử dụng nhằm làm bộc lộ mối dây liên lạc giữa các bộ phận có liên kết với nhau Cách sử dụng những phương tiện liên kết cùng loại xét ở phương tiện cái biểu hiện được gọi là phương thức liên kết (phép liên kết) Trong văn bản có hai phương thức liên kết là liên kết hình thức (Phép lặp, phép đối, phép thế, phép nối, phép liên tưởng, phép tuyến tính) và liên kết nội dung (liên kết lôgic – ngữ nghĩa)

1.1.2.3 Hệ thống các phương thức liên kết văn bản

a Phép lặp

Phương thức lặp là "một phương thức liên kết thể hiện ở việc lăp ̣ lại trong kết ngôn những yếu tố đa ̃cóởchủngôn" [39;40]

Trang 21

Phương thức lặp có cả hai yếu tố liên kết (chủ tố và kết tố) Kết tố ở đây được gọi là lặp tố Căn cứ vào tính chất của lặp tố phương thức lặp chia thành

3 dạng thức: lăp ̣ ngữ âm, lăp ̣ từ vựng, lặp ngữ pháp

* Lăp̣ ngữâm

- Là một dạng thức của phương thức lặp thực hiện ở việc sử dụng trong kết ngôn những yếu tốngữâm (như âm tiết, sốlương ̣ ấm tiết, khuôn vần, phụ âm đầu, thanh điêụ…) đa ̃cóở chủngôn

Ví dụ:

“Hôm nay trời nắng chang chang Mèo con đi học chẳng mang thứ gì”

(Mèo con đi học - Phan Thị Vàng Anh)

tiết“mang”

- Phân loại lặp ngữ âm: trong lăp ̣ ngữâm, các phương tiện ngữ âm được

sử dụng để liên kết thường ởhai kiểu sau: lăp ̣ số lương ̣ âm tiết và vần

+ Lăp ̣ sốlương ̣ âm tiết: đây làmôṭphương tiêṇ liên kết đươc ̣ sử dụng trong văn vần của moịngôn ngữ

(Đồng dao)

Ở ví dụ trên ngoài lăp ̣ từ ngữ, lăp ̣ vần, lăp ̣ cấu trúc ngữpháp, các câu còn liên kết với nhau nhờlăp ̣ sốlương ̣ âm tiết (4 âm tiết)

+ Lăp ̣ vần:

Ví dụ:“Cái Bống là cái Bống bang

Khéo sẩy khéo sàng cho mẹ nấu cơm”

(Ca dao)

Trang 22

Ở ví dụ này câu dưới lăp ̣ lại vần “ang” của câu trên (âm tiết “bang” và

“sàng”)

* Lăp̣ từ vựng

- Là một dạng thức của phương thức lặp thể hiêṇ ởviệc lăp ̣ laịtrong

Ví dụ:

“Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đỉnh núi bóng chiều lưng nương

Căn cứ vềmăṭ cấu trúc, cấu taọ lăp ̣ từ ngữ đươc ̣ chia ra làm 4 loại

+ Lăp ̣ nối tiếp: là dạng lăp ̣ trong đó từ ngữđược lăp ̣ laịtrưc ̣ tiếp đứng bên nhau

Ví dụ:

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách áo mở tung trắng cả trời chiều”

(Gửi em, cô thanh niên xung phong - Phaṃ Tiến Duâṭ)

+ Lặp cách quãng: là dạng lặp trong đó những từ ngữ được lăp ̣ lại đứng cách xa nhau

Ví dụ:

“Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ”

(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)

Trang 23

+ Lăp ̣ vòng tròn (lặp cuối đầu): là dạng lặp có giá trị tu từ lớn thể hiện

ở chỗchữ cuối của câu trước đươc ̣ lăp ̣ laịở chữđầu của câu sau

Ví dụ:

“Cùng trông laị mà cũng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt môṭ mầu

Lòng chàng ýthiếp cứ sầu hơn ai”

+ Lặp đầu – cuối: là dạng lăp ̣ mà yếu tố được lặp đứng ở đầu câu còn yếu tố lăp ̣ đứng ởcuối câu

Ví dụ:

“Vui là vui gương̣ kẻo là

Ai tri ân đómăṇ màvới ai”

(Truyện Kiều - Nguyêñ Du)

Căn cứ vào chủ tốvà lăp̣ tố, ta có thể phân chia phép lăp ̣ từ ngữ thành

hai loại là: lặp từ vàlăp ̣ cuṃ từ (ngữ) Trong cuṃ từ cóthểphân thành: lăp ̣ hoàn toàn vàlăp ̣ bô ̣phâṇ

Ví dụ lăp ̣ từ:

“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân”

(Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)

Ví dụ: lăp ̣ ngữhoàn toàn

“Từ đó nhân dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật Từ đó

nhân dân ta càng cực khổ, nghèo nàn”

(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

Trang 24

Ví dụ:Lăp ̣ ngữâm bộ phận

“Buổi sáng, Bé dậy sớm ngồi học bài Dậy sớm học bài là một thói

quen tốt.Nhưng phải cố gắng lắm bé mới có được thói quen ấy…”

(Em bé và chích bông – Tô Hoài)

Căn cứ vào bản chất từ loại của chủ tố và lăp̣ tố có thể chia lăp ̣ từ ngữ

thành lăp ̣ cùng từ loại và lăp ̣ chuyển từ loại

+ Lăp ̣ cùng từ loại:

Ví dụ:

“Họ hàng nhà kiến kéo ra

Kiến con đi trước, kiến già theo sau

Cầm hương, kiến Đất bạc màu áo tang Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang”

(Trần Đăng Khoa) + Lăp ̣ chuyển từ loại

Ví dụ:

“Bóng chiều không thắm không vàng vọt

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong”

(Tống biệt hành – Thâm Tâm)

Căn cứ vào chức năng làm thành phần phát ngôn của chủ tố và lăp̣ tố

có thể chia ra lăp ̣ cùng chức năng và lăp ̣ chuyển chức năng

+ Lăp ̣ cùng chức năng:

Ví dụ:

“Tôi yêu trời nguyệt bạch,

Tôi say màu thanh thiên, Tôi ưng cả thuyền quyên

Ở trong pho tình sử”

+ Lăp ̣ chuyển chức năng

Ví dụ: “Tôi sắp phải đi công tác xa Nhưng sức khỏe của tôi quá yếu”

Trang 25

Đã qua mùa thác lũ”

(Thư tình cuối mùa thu– Xuân Quỳnh)

Trong ví dụ trên, ở kết ngôn lặp lại cấu trúc đã có ở chủ ngôn “Tìnhta như… Đã qua mùa….”

- Phân loại lặp ngữ pháp: căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của chủngôn và kết ngôn, có thể phân loại lăp ̣ ngữpháp thành bốn kiểu: lăp ̣ đủ, lăp ̣ thiếu, lăp ̣ thừa vàlăp ̣ khác

+ Lăp ̣ đủ: là toàn bộ cấu trúc của chủ ngôn với đầy đủ các thành phần của nó được lăp ̣ lại hoàn toàn ở kết ngôn

Ví dụ:

Voi là voi ơi

Voi yêu voi quý Voi nằm voi nghỉ Voi nghỉ voi chơi

Voi là voi ơi

Trang 26

“Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bất cù bơ”

+ Lặp thừa: là ngoài cấu trúc của chủ ngôn, trong kết ngôn còn chứa thêm môṭbô ̣phâṇ nào đó của chủngôn không có

Ví dụ:

“Lắng nghe trăng giải bên thềm

Lắng nghe trăng giải bên thềm… ái ân!”

(Bao la sầu – Lưu Trong̣ Lư)

kết ngôn

Ví dụ:

“Chúng không cho những nhà tư bản ngóc đầu lên Chúng bóc lột

công nhân ta môṭ cách vô cùng tàn nhâñ” (Dâñ theo Trần Ngoc ̣ Thêm)

* Đối trái nghĩa:

- Đối trái nghĩa là kiểu đối sử dụng từ trái nghĩa (là những từ cùng một trường nghĩa và có ít nhất một nét nghĩa đối lặp nhau, tất cả các nét nghĩa khác đều đồng nhất)

Ví dụ: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già"

Trang 27

(Vội vàng – Xuân Diệu)

- Căn cứ vào hình thức của từ, đối trái nghĩacó thể chia thành hai kiểu: Đối sử dụng các cặp từ trái nghĩa trực tiếp và đối sử dụng những cặp từ trái nghĩa gián tiếp

- Đối miêu tảlà kiểu đối mà một trong hai yêu tố liên kết là một cụm từ

miêu tảnhững dấu hiệu của thuộc tính đối lập.Ví dụ:

“Nó cười rúc rích, rồi trở mình một cái, ngáy khò khò luôn Ông Sần

không ngủ, nằm cân nhắc một lúc nữa” (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)

* Đối lâm thời:

- Đối lâm thời là kiểu đối mà trong những điều kiện nhất định các cụm

từ làm chủ tố và đối tố lâm thời đối lập nhau (bình thường không phải là những từ trái nghĩa)

Trang 28

về nghĩa với nhau thông qua một số nét nghĩa chung và không chứa nét nghĩa đối lập

Phép liên tưởng gồm: liên tưởng cùng chất (Liên tưởng bao hàm; Liên tưởng định lượng; Liên tưởng đồng loại,) và liên tưởng khác chất (Liên tưởng định vị; Liên tưởng định chức; Liên tưởng đăc ̣ trưng; Liên tưởng nhân quả)

c.1 Liên tưởng cùng chất

* Liên tưởng bao hàm

Liên tưởng bao hàm là kiểu liên tưởng mà chủ tố và liên tố chỉ những đối tượng có quan hệ bao hàm với nhau (bao hàm giữa một cái chung, cái toàn thể với cái riêng, cái bộ phận)

Ví dụ:

“Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ Những con sít lông tím,

mỏ hồng kêu vang như tiếng kèn đồng Những con bói cá mỏ dài lông sặc sỡ

Những con cuốc đen trùi trũi len lủi giữa các bụi ven bờ.”

* Liên tưởng đồng loại

- Liên tưởng đồng loại là kiểu liên tưởng của những đối tượng đồng chất ngang hàng nhau, không phân biệt được cái nào bao hàm cái nào

* Liên tưởng định lượng (số lượng)

- Liên tưởng định lượng là kiểu liên tưởng của những đối tượng đồng chất và ta có thể tính đếm về măṭsố lượng

Ví dụ:

“Năm hôm, mười hôm… Rồi nửa tháng, lại một tháng”

(Nguyễn Công Hoan)

Trang 29

- Kiểu liên tưởng định lượng có thể chia thành hai loại: Liên tưởng định lượng hợp – phân và liên tưởng đối chiếu

c.2 Liên tưởng khác chất

* Liên tưởng định vị

- Liên tưởng định vị là kiểu liên tưởng giữa một đơn vị, một tĩnh vật hoăc ̣ một hành động với vị trí tồn tại điển hình của nó trong không gian (liên tưởng định vị cho người, sự vật…)

Ví dụ:

“Nhân dân là bể Văn nghệ là thuyền”

(Tố Hữu)

* Liên tưởng định chức

- Liên tưởng định chức là kiểu liên tưởng giữa đơn vị, tĩnh vật hoặc một hoạt động với chức năng điển hình của nó (đây là kiểu liên tưởng phong phú nhất của phép liên tưởngvì dùng cho cả người, hiện tượng, hoạt động)

* Liên tưởng đăc ̣ trưng

- Liên tưởng đặc trưng là sự liên tưởng giữa một hoạt động hay một tĩnh vật hoăc ̣ với dấu hiệu điển hình đăc ̣ trưng cho nó

Trang 30

Là kiểu liên tưởng giữa những từ ngữ chỉ nguyên nhân và những từ ngữ chỉ kết quả(tuy… nhưng, nếu…thì)

Ví dụ:

“Ngày Tết, mị cũng uống rượu.Mị lén lấy hũ rượu uống ực từng bát Rồi say, Mị lịm mặt đấy nhìn người ta nhảy đồng, người hát”

(Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)

Ở ba câu này đều có sự liên kết bằng phép tuyến tính vì khi thay đổi trật

tự của các câu thì nghĩa của chuỗi phát ngôn cũng thay đổi theo

Xét mối quan hệ nội dung giữa các câu, phép tuyến tính có thể quy về hai kiểu:

- Liên kết tuyến tính của những câu có quan hệ thời gian

Ví dụ:

“Ngày mười tám, trận Chi Lăng Liễu Thăng thất thế Ngày hai mươi, trận Mã Yên Liễu Thăng cụt đầu Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn

(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

- Liên kết tuyến tính của những câu không có quan hệ thời gian

Ví dụ:

“Chao ôi! Dì Hảo khóc Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như

ngườita thổ Dì thổ ra nước mắt” (Dì Hảo – Nam Cao)

Ở ví dụ này sự liên kết diễn ra đồng thời

e Phép thế

Trang 31

Đây là phương pháp thay thế từ ngữ ở các câu đi trước bằng các từ ngữ tương đương của các câu đi sau (cùng chỉ sự vật đồng chiếu) Nhờ đó các câu này liên kết với nhau Có thể phân biệt thành một số loại nhỏ sau:

“Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang

nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn

tất cả mọi người thời xưa Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông

pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng Tuy thế

người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm…

“Chí Phèo vừa đi vừa chửi Cứ rượu xong là hắn chửi ”

(Chí Phèo – Nam Cao)

g Phép tỉnh lươc ̣

Phép tỉnh lược là phương thức liên kết thực hiện ở việc lược đi một số yếu tố cần thiết ở kết ngôn Muốn hiểu được hết nghĩa của kết ngôn thì cần phải khôi phục yếu tố tỉnh lược và việc khôi phục các yếu tố tỉnh lược này phải lựa vào một câu khác gần đó (vì yếu tố đó có măṭtrong câu ấy)

Yếu tố tỉnh lược được gọi là lược tố Câu chứa lược tố chính là kết ngôn, còn câu làm cơ sở cho việc khôi phục yếu tố tỉnh lược là chủ ngôn Tùy

Trang 32

theo chức năng của lược tố mà trong phép tỉnh lược liên kết có thể tách ra hai trường hợp

* Phép tỉnh lược yếu

- Tỉnh lược yếu là việc rút bỏ trong câu kết những yếu tố tương ứng có mặt trong câu chủ đề tạo liên kết, sự vắng mặt của những yếu tố lược bỏ này phá vỡ tính hoàn chỉnh nội dung của câu kết nhưng vẫn không ảnh hưởng đến cấu trúc nòng cốt của nó

Ví dụ:

“Tôi khệ nệ bựng đặt lên đầu hè Rồi đem đến một đôi guốc mộc, để bên cạnh”

(Ông Ấm – Tô Hoài)

Ở ví dụ này, chủ ngữ đã được tỉnh lược ở kết ngôn

* Phép tỉnh lược mạnh

- Phép tỉnh lược mạnh là phương thức liên kết của ngữ trực thuộc thực hiện ở sự lược bỏ trong kết ngôn những yếu tố làm thành phần nòng cốt, dựa vào sự có măṭcủa chúng trong chủ ngôn

Ví dụ:

“Hai người đi qua đường đuổi theo nó Rồi ba bốn người, sáu bảy

người” (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)

Với từ nối “rồi” ở kết ngôn nên kết ngôn có thể tỉnh lược được vị ngữ

và thành phần phụ đã có ở chủ ngôn

h Phép nối

Phép nối là cách dùng những từ ngữ mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kết các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau

Có thể phân loại phép nối căn cứ vào phương tiện dùng để nối:

* Nối bằng kết từ (quan hệ từ, từ nối) : là những hư từ quen thuộc như

và, với, thì, mà, còn, nhưng, vì…

Trang 33

Ví dụ:

“Ông trời nhiều khi hay chơi ác đem đầy ải những cái thuần khiết vào

giữa một đống cặn bã Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải

ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt.”

(Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)

“Ngày nào, cứ chập tối, mẹ Liên tạt ra thăm hàng một lần, và bà dặn

hễ cứ trống thu không là phải đóng cửa hàng lại Thế mà Liên mải ngồi nhìn

phố quên mất!”

(Hai đứa trẻ - Thạch Lam)

* Nối bằng trợ từ, phụ từ, tính từ: một số trợ từ, phụ từ, tính từ mang ý nghĩa quan hệ được dùng làm phương tiện liên kết để nối các bộ phận trong

văn bản như cũng, lại, khác,…

Ví dụ:

Tôi biết trong vụ này anh không phải là người có lỗi Người có lỗi là người khác cơ

1.2 Phương thức lặp trong văn bản trữ tình

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của phương thức lặp

Trang 34

nên những sắc thái tu từ, biểu thị sự sáng tạo độc đáo mang màu sắc cá nhân

để nhấn mạnh, gây ấn tượng về cảm xúc và nội dung muốn biểu hiện

Trong các văn bản trữ tình, phương thức lặp được sử dụng như một biện pháp

tu từ nghệ thuật

1.2.1.2.Đặc điểm

Trong các văn bản trữ tình, phép lặp trước hết cũng thực hiện chức năng liên kết, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ cả về nội dung và hình thức của văn bản Tuy nhiên khi sử dụng lăp ̣ từ vựng và lặp ngữ pháp cũng như khi phân tích phép lăp ̣ cần luôn luôn ý thức rằng về hình thức nó là sự lặp lại, nhưng về nội dung thì nó là sự nhấn mạnh và mở rộng ý Phương thức lặp được sử dụng trong các văn bản trữ tình khiến cho các câu thơ, đoạn thơ có từ, cụm từ hay cấu trúc câu được lặp lại có độ tập trung cao về thông tin Ngoài nội dung thông tin chính còn có các thông tin bổ sung như tình cảm, mục đích, đánh giá Điều này khiến cho sắc thái biểu cảm của đoạn thơ, bài thơ tăng lên rất cao

Một đặc điểm nữa của phép lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong các văn bản trữ tình là nó có thể có dạng liên kết bắc cầu trên khoảng cách tương đối lớn có khi từ đầu đến cuối văn bản Chính sự liên kết bắc cầu ấy là chìa khóa để chúng ta hiểu thêm văn bản Đồng thời chỉ trong văn bản trữ tình lăp ̣ từ vựng

và lặp ngữ pháp mới phát huy được đầy đủ khảnăng tu từ học của mình, đăc ̣ biệt là với thơ ca

1.2.2 Vai trò của phương thức lặp trong văn bản trữ tình

Văn bản trữ tình là khái niệm dùng để chỉ các tác phẩm chủ yếu dùng phương thức trữ tình để miêu tả Phạm vi các tác phẩm trữ tình rất phong phú bao gồm tác phẩm văn xuôi trữ tình, tác phẩm trữ tình viết bằng văn vần, tác phẩm thuộc loại kí, thơ Trong đó chiếm số lượng lớn nhất là thơ trữ tình

Thơ là loại hình văn học sớm nhất của nhân loại Thơ ra đời hầu như cùng một lúc với nhạc, họa, múa nhảy trong các cuộc tế lễ thần linh, ma thuật thời nguyên thủy Phạm Quỳnh đã đưa ra một định nghĩa rất đơn giản về thơ,

Trang 35

khi liên hệ giữa thơ và họa: “Ta coi thơ tức là vẽ, và vẽ tức là thơ; thơ là vẽ

bằng lời, bằng âm thanh, vẽ là thơ bằng hình ảnh, bằng màu sắc” Năm 1949,

Nguyễn Đình Thi viết Mấy ý nghĩ về thơ đã trình bày sự khác biệt giữa văn và

thơ, những nguyên nhân khiến nghệ sĩ sáng tác và tác dụng tình cảm của thơ

ca Ông cho rằng: Tâm hồn chúng ta có một rung động thơ khi nó thoát ra

khỏi trạng thái bình thường Làm thơ, ấy là dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói – tức là chữ - để thể hiện một trạng thái tâm lí đang rung chuyển khác thường [41;39] Và đến năm 1995, trong công trình Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Phan Ngọc đã đưa ra định nghĩa về thơ: Thơ là một

tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này [33;27] Theo

đó, ông khẳng định thêm: Một khi đã nhìn theo quan điểm này thì từ, nhịp,

vần, phách, thể loại, trường phái cái gì cũng có nội dung của nó và nội dung ấy là những kiểu quan hệ [33;35].Thụy Khuê cũng khẳng định: Giá trị của văn nằm trong ý tưởng Giá trị của thơ nằm trong mỗi chữ, mỗi vần, không cần qua trung gian của ý tưởng [22;55] Nói điều này là để khẳng định

vai trò quan trọng đặc biệt của ngôn ngữ trong thơ

Từ góc độ lí luận văn học, Nguyễn Xuân Nam đã nhận định: Ngôn từ thơ là ngôn từ được cấu tạo đặc biệt Ông chỉ ra ba đặc trưng của ngôn từ thơ:

- Thứ nhất, đó là ngôn từ có nhịp điệu

- Thứ hai, ngôn từ thơ không có tính liên tục và tính phân tích như ngôn từ văn xuôi, ngược lại, nó có tính nhảy vọt, gián đoạn tạo thành những khoảng lặng giàu ý nghĩa

- Thứ ba, ngôn từ thơ giàu nhạc tính với những âm thanh luyến láy, những từ trùng điệp, sự phối hợp bằng trắc và những cách ngắt nhịp có giá trị gợi cảm

Đặng Tiến chia ra ba kĩ thuật sử dụng ngôn ngữ của thi nhân: một là, khai thác quy luật của ngôn ngữ để làm thơ; hai là, phải vi phạm vào quy luật thông thường mới tạo ra được một hệ thống kí hiệu tự tại và ba là, niêm – luật

Trang 36

được xem như một phương pháp quy củ để phá vỡ khuôn khổ bình thường của ngôn ngữ

Bản thân ngôn ngữ trong thơ đã là một giá trị và trở thành những hình tượng nghệ thuật Yếu tố làm nên đặc trưng ấy của thơ trong phân biệt với các loại thể khác chính là sự lặp lại Sự lặp lại trên nhiều cấp độ là nguyên tắc cấu

trúc nên văn bản thơ Nguyễn Phan Cảnh đã chỉ ra rằng: “Các biện pháp tu từ

đã được tổng kết và chấp nhận, từ điệp âm đến hình thức song song, xét cho cùng không gì khác ngoài sự lặp, đi từ cấp độ thấp nhất là âm vị, qua từ, đến câu và cho tới văn bản” [5;46]

Bàn về điều này IU.M.Lotman cũng cho rằng: khuynh hướng hướng tới

tính lặp lại được coi như một nguyên lý mang tính cơ cấu của thi ca [29;125]

Như vậy, theo Lotman, nguyên lý cấu trúc nên văn bản thơ chính là sự lặp lại

Sự lặp lại được nhấn mạnh là một nguyên lý cơ bản chi phối tới cách tổ chức ngôn ngữ của toàn bộ văn bản thơ, chứ không đơn thuần chỉ là một phép tu từ

Một văn bản liên kết tất yếu phải có lăp ̣ ngữ âm, lăp ̣ từ vựng, lăp ̣ ngữ pháp Vì các đối tượng của hiện thực luôn nằm trong những mối quan hệ đa dạng khác nhau và được xem xét dưới nhiều góc độ Để thực hiện những mối quan hệ và những góc độ xem xét ấy, trong một văn bản hình tuyến tất yếu phải sử dụng ít nhất một trong ba tiểu loại của phép lặp Chính điều này sẽ tạo

ra tính liên kết cho văn bản Mặt khác việc sử dụng phép lăp ̣ bao giờ cũng gắn liền với sự tăng tiến hoăc ̣ vận động của ý nghĩa cảm xúc Một điều cần chú ý khi phân tích hiện tượng lặp đó là: về mặt hình thức nó là sự lặp lại, nhưng về nội dung thì hiện tượng đó lại muốn nhấn mạnh một giá trị nào đó mà tác giả muốn gửi gắm Phép lặp nghệ thuật trong thơ là một sự nhắc lại theo ý đồ của tác giả trước hết là tạo ra mạch liên kết trong văn bản trữ tình, sau là sự hướng tới thể hiện một nội dung ngữ nghĩa, một chủ đề, một “tứ” thơ nào đó

Trong các văn bản trữ tình, phép lặp được sử dụng có vai trò quan trọng trong việc tạo nên giá trị nghệ thuật của văn bản trên cả hai phương diện cấu trúc và ngữ nghĩa Về phương diện cấu trúc, phép lặp đã phát huy hiệu quả

Trang 37

của nó trong việc tạo nên nhịp điệu, tạo nên tính chính xác, tính tổ chức chặt chẽ và tính lập luận cho tác phẩm Về phương diện ngữ nghĩa, phép lặp góp phần đem đến cho văn bản tính hoàn chỉnh về nội dung, tạo nên giá trị nhận thức và giá trị thẩm mĩ

Ca dao là những bài thơ trữ tình dân gian nên trong ca dao phương thức lặp có một vai trò vô cùng quan trọng trong tổ chức kết cấu và biểu thị nội dung Từ nhận thức này chúng tôi muốn qua các sáng tác ca dao về tình yêu đôi lứa để khảo sát hiện tượng lăp ̣ dưới góc độ phân tích liên kết văn bản

1.2.3 Lặp từ vựng và lặp ngữ pháp trong văn bản trữ tình

Trong văn bản trữ tình nói riêng và văn bản thuộc phong cách nghệ thuật nói chung, lặp từ vựng là biện pháp tu từ sử dụng biện pháp lặp đi lặp lại nhiều lần một từ, cụm từ một cách có nghệ thuật Phép lặp từ vựng được sử dụng có tác dụng nhấn mạnh, làm nổi bật ý, vừa tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu thơ, đoạn thơ vừa khơi gợi cảm xúc trong lòng người đọc

Lặp ngữ pháp là biện pháp tu từ sử dụng biện pháp lặp đi lặp lại một cấu trúc câu một cách có nghệ thuật tạo nên âm hưởng nhịp nhàng cho lời thơ lời văn, gây ấn tượng và cảm xúc cho người đọc

Được sử dụng như một biện pháp tu từ trong các văn bản trữ tình, lăp ̣ từ vựng và lặp ngữ pháp không chỉ thực hiện được chức năng liên kết văn bản

mà còn tạo ra được những màu sắc tu từ, làm tăng hiệu quả biểu đạt cho tác phẩm Hiện tượng lăp ̣ lại có ý thức, có tính chủ động nhằm tạo nên những ấn tượng mới mẻ, nhấn mạnh một sắc thái ý nghĩa, một sắc thái biểu cảm nào đó…khi đó phép lăp ̣ đã thực hiện được mục đích tu từ

Trong các văn bản trữ tình, lăp ̣ từ vựng và lặp ngữ pháp chính là một biện pháp nghệ thuật Giá trị nhấn mạnh và giá trị biểu cảm của phép lăp ̣ này được hình thành trong mối quan hệ ngữ cảnh với những từ khác trong chuỗi lời nói Ngoài ra trong các văn bản nghệ thuật lăp ̣ từ vựng và lặp ngữ pháp tự thân nó đã chứa sự lăp ̣ ngữ âm nên nó tạo cho văn bản tính nhịp điệu, tính nhạc Măṭkhác khi lăp ̣ từ vựng và lặp ngữ pháp được đẩy tới mức cực đoan

Trang 38

nó có tác dụng nhấn mạnh vào hiện tượng được nói tới đồng thời làm nổi rõ

sự khác biệt

1.3 Vài nét về ca dao và ca dao tình yêu đôi lứa người Việt

1.3.1 Vài nét về ca dao Việt Nam

Riêng vấn đề thuật ngữ, khái niệm ca dao đã được lí giải ở nhiều công trình Trong Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm cho rằng: "Ca dao (ca: hát; dao: bài hát không có chương khúc) là những bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, thường tả tính tình, phong tục của người bình dân" [16;11] Các nhà nghiên cứu văn học dân gian Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên cho rằng: “Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt Theo cách hiểu thông thường thì ca dao là lời của các bài dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy, hoặc ngược lại là những câu thơ có thể bẻ thành những làn điệu dân ca” [20;295-296] Còn theo Vũ Ngọc Phan, “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các làn điệu dân ca” [37;31] Từ các định nghĩa về ca dao nói trên có thể tìm thấy một điểm chung: ca dao là những bài thơ trữ tình dân gian, có vần, có điệu, có thể hát lên, ngâm lên thành những làn điệu dân ca Trong văn chương, người ta đề cập tới ca dao dân ca như là thơ dân gian

Về nội dung, ca dao Việt Nam là nơi lưu giữ nhiều giá trị tinh thần của

nhân dân ta Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước,…Nói như Vũ

Ngọc Phan “Tình yêu của người lao động Việt Nam biểu hiện trong ca dao về

nhiều mặt : Tình yêu giữa đôi bên trai gái, yêu gia đình, yêu xóm làng, đồng ruộng, yêu đất nước, yêu lao động, yêu thiên nhiên, yêu hòa bình Không những thế, ca dao còn biểu hiện tư tưởng đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống xã hội, trong những khi tiếp xúc với thiên nhiên…”[37;41]

Ngoài những biểu hiện về đời sống tình cảm, đời sống vật chất của con người,

ca dao còn phản ánh ý thức lao động, sản xuất của nhân dân Việt Nam và tình hình xã hội xưa về các mặt kinh tế và chính trị Vì vậy qua ca dao, ta không

Trang 39

chỉ cảm nhận được thế giới tâm hồn, tình cảm mà còn thấy được phẩm chất của người dân lao động trong các cuộc đấu tranh thiên nhiên, đấu tranh xã hội

Trong tuyển tập “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” (Nhà xuất bản

văn học, 2017), Vũ Ngọc Phan phân loại ca dao theo hai chủ đề gồm: ca dao

về quan hệ thiên nhiên (khí tượng và lao động sản xuất, Kinh nghiệm sản xuất

và chăn nuôi) và ca dao về quan hệ xã hội (Tình yêu nam nữ, hôn nhân và gia đình, đối với giai cấp phong kiến, đối với thực dân đế quốc xâm lược và những kẻ làm tay sai, ca dao kháng chiến chống Pháp, ca dao chống Mỹ cứu nước)

Về hình thức, ca dao là những bài văn vần do nhân dân sáng tác tập thể,

được lưu truyền bằng miệng và được phổ biến rộng rãi trong nhân dân Ca dao có nhiều thể: thể bốn chữ, thể song thất lục bát nhưng nhiều nhất là thể lục bát Đặc điểm của ca dao về phần hình thức là vần vừa sát lại vừa thanh thoát, không gò ép, giản dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày Trong ca dao dân gian thường sử dụng lối ví von, những hình ảnh ẩn dụ, nhân cách hóa và đặc biệt là phương thức lặp từ ngữ vì vậy mà lời ca dao rất giàu nhạc điệu, hình ảnh và rất hàm súc Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, hát ru… hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ những luyến láy khi hát

Ca dao thực sự là những sáng tạo của nhân dân ở phương diện ngôn ngữ văn học

Nếu xét về nội dung, ca dao là cuốn bách khoa về đời sống tâm hồn của nhân dân xưa thì xét về hình thức, ca dao là kho kinh nghiệm quí báu trong lĩnh vực nghệ thuật ngôn từ Không phải ngẫu nhiên, nhiều nhà thơ tài năng ở các thời đại khác nhau đã tìm thấy ở ca dao những bài học sáng tạo đáng giá

Vì vậy, đối với nghiên cứu ngôn ngữ, việc học tập, tìm hiểu, nghiên cứu ca dao vẫn chưa hề mất tính thời sự

Trang 40

1.3.2 Vài nét về ca dao tình yêu đôi lứa người Việt

Trong ca dao Việt Nam, những bài ca dao về tình yêu đôi lứa chiếm số

lượng nhiều hơn cả.Trong Tuyển tập tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam Vũ

Ngọc Phan đã sưu tầm được 481 bài ca dao tình yêu đôi lứa ( so với ca dao về hôn nhân 74 bài; ca dao về tình cảm vợ chồng 170 bài; ca dao về chế độ phong kiến 126 bài; ca dao về đế quốc xâm lược và những người làm tay sai

49 bài; ca dao kháng chiến chống Pháp 79 bài; ca dao chống Mĩ cứu nước 115 bài) Điều này một phần được lí giải bằng sự thống trị kéo dài của giai cấp

phong kiến ở Việt Nam mà như Vũ Ngọc Phan đã nhận định: “Giai cấp

phong kiến đã dùng triết lí Khổng Mạnh làm những sợi dây tinh thần để trói buộc con người về tình cảm Đối với thanh niên, luân lí Khổng Mạnh lại càng nghiệt ngã.Tuổi thanh niên là tuổi tha thiết yêu đương, nhưng đối với tình yêu nam nữ, kỷ cương phong kiến rất độc đoán”[37;42] Vì vậy mà những nỗi

niềm của nam nữ yêu nhau từ những nỗi nhớ nhung khi xa cách, những nỗi lo lắng khi muốn bảo vệ tình yêu chung thủy cho đến những đau thương khi tình yêu bị cản trở không thành… đều được nhân dân thổ lộ vào ca dao, làm cho

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi

Chính trong môi trường tự nhiên ấy, tình yêu của nam nữ đã vượt qua

được bức tường thành của lễ giáo phong kiến Nói như Vũ Ngọc Phan “Tình

yêu trong ca dao là thứ tình yêu lành mạnh, thắm thiết, hồn nhiên vượt ra

Ngày đăng: 16/12/2024, 11:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN