1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Từ Lái Trong Thơ Hàn Mặc Tử
Tác giả Trần Thị Thúy Huyền
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Thúy Liễu
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Việt Nam
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn: “Đặc điểm từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngôn ngữ học với hy vọng sẽ có thêm căn cứ kho

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

TRẦN THỊ THÚY HUYỀN

ĐẶC ĐIỂM TỪ LÁY TRONG THƠ

HÀN MẶC TỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM

MÃ SỐ: 8220102

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Thúy Liễu

HẢI PHÒNG - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận văn với đề tài “ đặc điểm từ láy trong thơ Hàn

Mặc Tử ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả khảo sát

trong luận văn đảm bảo chính xác và trung thực; các trích dẫn đầy đủ, có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định

Tác giả

Trần Thị Thúy Huyền

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo, quý thầy, cô giáo Trường Đại học Hải Phòng đã giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại nhà trường

Tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn đến cô giáo hướng dẫn luận văn: TS Trần Thị Thúy Liễu Trong suốt thời gian làm luận văn, tôi luôn nhận được sự

hướng dẫn, hỗ trợ nhiệt tình và chân thành của cô Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của lãnh đạo đồng nghiệp nơi tôi công tác; cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập

Do thời gian nghiên cứu đề tài còn ngắn, khả năng nghiên cứu của bản thân tôi còn hạn hẹp.Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Hải Phòng , ngày tháng 12 năm 2023

Tác giả luận văn

Trần Thị Thúy Huyền

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………v

DANH MỤC BẢNG vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN 8

1.1 Từ và phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt 8

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của từ trong tiếng Việt 8

1.1.2 Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt 9

1.2 Vấn đề từ láy trong tiếng Việt 11

1.2.1 Các khái niệm và các quan niệm xung quanh vấn đề về từ láy 11

1.2.2 Đặc điểm từ láy trong tiếng Việt 13

1.3 Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Hàn Mặc Tử 17

1.3.1 Con người và cuộc đời 17

1.3.2 Sự nghiệp văn chương 19

Tiểu kết chương 1 20

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO, NGỮ PHÁP, NGỮ NGHĨA CỦA TỪ LÁY TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ 21

2.1 Kết quả khảo sát thống kê chung 21

2.2 Đặc điểm cấu tạo 21

2.2.1 Phân loại từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử 22

2.2.2 Thanh điệu trong từ láy 28

2.3 Đặc điểm ngữ pháp 30

2.3.1 Đặc điểm về từ loại 30

2.3.2 Chức năng cú pháp của từ láy 36

Trang 6

2.4 Đặc điểm ngữ nghĩa 41

2.4.1 Quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố trong từ láy 41

2.4.2 Sự biến đổi nghĩa của từ láy theo tiến trình lịch sử 45

Tiểu kết chương 2 50

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ MẶT NGÔN NGỮ TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ QUA VIỆC SỬ DỤNG TỪ LÁY 52

3.1 Giá trị của từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử 52

3.1.1 Giá trị miêu tả của từ láy 52

3.1.2 Giá trị biểu cảm của từ láy 61

3.1.3 Giá trị tu từ của từ láy 64

3.1.4 Giá trị của từ láy trong thể hiện phong cách nghệ thuật 68

3.2 Những đóng góp của Hàn Mặc Tử trong sáng tạo từ láy 72

Tiểu kết chương 3 75

KẾT LUẬN 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

1.1 Từ là đơn vị chất liệu cơ bản của ngôn ngữ dùng để tạo nên các tác

phẩm văn học Từ không chỉ có vai trò biểu đạt nội dung, tư tưởng mà còn truyền đạt những thông điệp cuộc sống và văn chương có ý nghĩa Chính vì thế, khi sáng tác, các nhà văn, nhà thơ đều rất chú trọng đến việc lựa chọn và

sử dụng từ Trong lịch sử văn học, đã có những tác phẩm xuất sắc trường tồn với thời gian không chỉ vì xuất phát từ những giá trị mà tác phẩm đó mang lại,

mà bên cạnh đó còn do ấn tượng của người đọc về khả năng sử dụng ngôn từ

đặc sắc của tác giả

1.2 Láy là một phương thức cấu tạo từ quan trọng của tiếng Việt Đây

cũng lớp từ chiếm số lượng phong phú trong hệ thống từ vựng của tiếng Việt

Đối với các sáng tác văn chương:“Mỗi từ láy là một nốt nhạc về âm thanh

chứa đựng trong mình một bức tranh cụ thể của các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác… làm theo những ấn tượng chủ quan, những cách đánh giá, những thái độ của người nói trước sự vật, hiện tượng đủ sức thông qua các giác quan hướng nội và hướng ngoại của người nghe mà tác động mạnh mẽ đến họ…” Chính vì ý nghĩa đặc biệt của từ láy, rất nhiều nhà thơ đã

luôn chú trọng và cân nhắc khi đưa từ láy vào tác phẩm [3, tr.54]

1.3 Hàn Mặc Tử (1912-1940) là một trong những cây đại thụ của

phong trào Thơ Mới ở Việt Nam Ông sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng đã

để lại trên bầu trời thi ca Việt một vầng sáng lạ lùng và dữ dội Cuộc sống cô đơn (xa gia đình và người thân), lại bị bệnh tật dày vò đã mang đến cho Hàn Mặc Tử sự "đau thương" và "điên loạn" nhưng vượt lên trên tất cả, ông đã sống, sáng tạo một cách mãnh liệt và tạo ra một gia tài thơ với những bài thơ đặc sắc Trong phong trào Thơ Mới, nếu như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính là những nhà thơ chứa đựng dòng lãng mạn thuần khiết; Xuân Diệu và Huy Cận bên cạnh chất lãng mạn đan xen những yếu tố tượng trưng… thì Hàn Mặc Tử là nhà thơ không chỉ hài hòa giữa lãng mạn và tưởng tượng, mà

Trang 10

còn mang đến cho độc giả những suy tư đậm chất siêu thực Có nhiều yếu tố góp phần lột tả được nội dung và tạo nên diện mạo thơ Hàn Mặc Tử với một phong cách thi ca riêng – vô cùng sáng tạo, vô cùng bí ẩn, một trong những yếu tố đó là nhà thơ đã sử dụng hiệu quả từ láy trong sáng tác

Nghiên cứu từ láy trong thơ ca Việt Nam, cụ thể là nghiên cứu từ láy ở các thi sĩ xuất sắc đã được nhiều học giả quan tâm, tìm hiểu như: nghiên cứu

từ láy trong thơ Xuân Diệu, nghiên cứu từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, hay nghiên cứu từ láy trong thơ Nguyễn Duy… Các công trình đó, đã cho chúng ta thấy giá trị của từ láy - như "những hạt ngọc lấp lánh" của ngôn ngữ tiếng Việt, đồng thời khẳng định tài năng sử dụng ngôn ngữ của các nhà thơ Việt Nam

Đối với Hàn Mặc Tử - về cuộc đời và thơ của ông đã trở thành nguồn

đề tài hấp dẫn, thu hút nhiều học giả và bạn đọc quan tâm, nghiên cứu Về cơ bản, các công trình đều chú trọng tập trung khắc họa các hình tượng, phong cách thơ hay đặc điểm về ngôn ngữ thơ của Hàn Mặc Tử Trong các nghiên cứu về ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử hầu hết đều đánh giá Hàn Mặc Tử là thi sĩ

sử dụng ngôn ngữ rất đặc sắc Trong lớp từ tạo nên thanh điệu và hình ảnh trong thơ Hàn Mặc Tử thì từ láy là một công cụ đắc lực Việc sử dụng từ láy không chỉ góp phần giải mã hiện tượng thơ Hàn Mặc Tử về nội dung và giá trị nghệ thuật, hơn thế nữa còn góp phần làm rõ nét độc đáo, nét mới trong thơ ông – một sự riêng biệt "là một, là riêng, là thứ nhất" của thi ca Việt Nam

Trong phạm vi ngôn ngữ có thể nói đề tài nghiên cứu về thơ Hàn Mặc

Tử rất phong phú, đa dạng Các đề tài nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu tổng thể các bình diện thơ Hàn Mặc Tử về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa… Song chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu đến sự sáng tạo trong sử dụng từ láy của nhà thơ Trong khi đó, so với các tác giả đương thời

và cùng trong phong trào Thơ Mới, thì Hàn Mặc Tử rất xuất sắc trong sử dụng lớp từ láy, bởi lẽ bên cạnh những từ láy thông thường thì có những từ láy chỉ xuất hiện trong thơ Hàn Mặc Tử mà gần như chưa thấy xuất hiện ở bất kỳ nhà

Trang 11

thơ nào khác Chính điều đó góp phần quan trọng đưa thơ Hàn Mặc Tử gia nhập vào kho tàng quý báu của văn chương Việt Nam; thậm chí có những câu thơ, những bài thơ trở thành kinh điển cho thi ca, vượt qua cả thời gian trường tồn cùng dòng chảy của văn chương dân tộc và đi vào lòng bạn đọc, để rồi có lúc người ta có thể quên tên người làm thơ nhưng không bao giờ quên những câu thơ, bài thơ của Hàn Mặc Tử

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn: “Đặc điểm từ láy

trong thơ Hàn Mặc Tử” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

ngôn ngữ học với hy vọng sẽ có thêm căn cứ khoa học để khẳng định sự tài hoa của thi sĩ Hàn MặcTử, đặc biệt khả năng sử dụng tinh tế, linh hoạt từ láy của nhà thơ, qua đó góp phần hỗ trợ việc giảng dạy văn học nói chung và thơ

ca Hàn Mặc Tử trong nhà trường nói riêng

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Các công trình nghiên cứu về từ láy trong tiếng Việt

Từ láy vốn là một đề tài quen thuộc của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam, trong đó phải kể đến một số tác giả tiêu biểu như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Văn Hành, Diệp Quang Ban…

Họ đã dành rất nhiều thời gian và công sức để tìm tòi, nghiên cứ và đã có những đóng góp to lớn trong lĩnh vực nghiên cứu từ láy của tiếng Việt Có thể

kế đến các công trình của một số tác giả như sau:

Tác giả Đỗ Hữu Châu với công trình Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, trong công trình này ông đã khẳng định: “Láy là những từ được cấu tạo theo

phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết, với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm: nhóm cao; thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thanh thấp; thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng - của một hình vị hay đơn vị có nghĩa” [3; tr.34]

Tác giả Hoàng Văn Hành lại đi sâu vào phân tích mặt hình thức ngữ âm

lẫn mặt ý nghĩa của từ láy trong cuốn Từ láy trong tiếng Việt, từ đó ông cho

Trang 12

rằng: “Sở trường của từ láy là làm chất liệu để xây dựng văn bản nghệ thuật

làm phương tiện cho tư duy nghệ thuật Mà văn bản nghệ thuật rất cần những phương tiện ngôn ngữ như thế để xây dựng hình tượng Cho nên, các nhà văn, nhà thơ rất chú ý sử dụng từ láy.” [17, tr.142]

Bên cạnh các công trình của những nhà nghiên cứu hàng đầu về ngôn ngữ còn có rất nhiều các tác giả trẻ quan tâm, nghiên cứu về từ láy trong tiếng

Việt, chẳng hạn như: Tác giả Nguyễn Thị Hường với công trình “Hệ thống từ

láy tiếng Việt trong một số khúc ngâm thế kỉ XIX” [22]; Tác giả Nguyễn Thị

Thu Hương có công trình “Tìm hiểu giá trị của từ láy trong sử dụng (Khảo sát

qua thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương)” [23]; Tác giả Hoàng

Thị La có luận văn “Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” [24]

Điểm chung của các công trình nghiên cứu nêu trên là đều chỉ ra giá trị gợi hình, gợi cảm, tạo âm hưởng của từ láy, và đặc biệt là đi sâu làm rõ giá trị của từ láy trong việc hình thành phong cách nghệ thuật của các nhà thơ Đây

có thể coi là những gợi dẫn cho luận văn khi tiếp cận về cơ sở lý thuyết và thực tiễn để đi vào nghiên cứu đặc điểm từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử, đặc biệt là phần lý thuyết về từ láy

2.2 Các công trình nghiên cứu về thơ Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ của phong trào Thơ Mới (1932 – 1945) nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn học Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về thơ Hàn Mặc Tử như sau:

Hai nhà văn Hoài Thanh – Hoài Chân trong cuốn Thi nhân Việt Nam,

khi đề cập đến các đại biểu trong phong trào Thơ Mới 1932 - 1945 đã có những đánh giá bước đầu về thơ Hàn Mặc Tử trong đó có vấn đề ngôn từ khi đánh giá: sự sáng tạo của Hàn Mặc Tử là đã dùng những cụm từ như “lời thơ dính máu” hay “rộng rinh không bờ bến” [35]

Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan với công trình Nhà văn hiện đại đã thẳng thắn cho rằng: “Hàn Mặc Tử có những thi hứng rất dồi dào, nhưng thơ ông

Trang 13

lại phần nhiều khúc mắc nhiều bài thơ của ông chỉ là những bằng chứng rất

lạ cho những ai muốn khảo sát về một tâm trạng, một linh hồn đau khổ” [31,

tr 145]

Trong khi đó, tác giả Nguyễn Thị Thanh Đức với công trình Phong

cách ngôn ngữ thơ Hàn Mặc Tử (Luận án tiến sĩ, Đại học Vinh - Năm 2021)

đã đề cập đến biểu hiện phong cách ngôn ngữ của Hàn Mặc Tử Trong đó, tác giả đi sâu tìm hiểu các trường từ vựng ngữ nghĩa mà nhà thơ sử dụng; làm rõ cách thức kết hợp có tính độc đáo của Hàn Mặc Tử; đồng thời miêu tả và phân tích cách thức lựa chọn từ ngữ trong sáng tạo thơ của thi sĩ Hàn Mặc Tử trong tác phẩm của ông, ở tất cả các giai đoạn sáng tác [12]

Tác giả Lê Thị Hải với công trình Tìm hiểu nghệ thuật thơ Hàn Mặc

Tử, ngoài những những khảo sát bước đầu về nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc

Tử, công trình có đề cập đến một số đặc trưng về mặt ngôn ngữ thơ Hàn Mặc

Tử và đặc biệt nhấn mạnh ở nét giản dị đời thường trong thơ Hàn Mặc Tử là

do sử dụng chất giọng miền Trung [19]

Tác giả Lưu Văn Din với công trình Đặc điểm ngôn ngữ thơ Hàn Mặc

Tử từ góc nhìn tín hiệu thẩm mĩ đã mang đến một cách tiếp cận mới về thơ

Hàn Mặc Tử khi thông qua các hình thức ngôn ngữ và giá trị biểu đạt của chúng tập để khẳng định vẻ đẹp ngôn ngữ của thơ Hàn Mặc Tử [8]

Tác giả Chu Văn Sơn với luận án Thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử

đã xem xét một cách tổng quát những vấn đề về lịch sử nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử và thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử; đồng thời tác giả đã đưa ra một cách có hệ thống quan niệm thơ, mô tả và lý giải về thế giới hình tượng nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử; đặc biệt tập trung làm rõ các đặc trưng thẩm mỹ nổi bật và quy luật hình thành của thơ Hàn Mặc Tử trong tiến trình Thơ Mới đương thời [34]

Tác giả Hồ Hạnh Ngọc có công trình Nhịp điệu trong Thơ mới (khảo

sát qua thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên) Trong công

trình này, ngoài phần lý luận chung về nhịp điệu thơ thì tập trung làm rõ: các

Trang 14

phương thức tạo nhịp trong Thơ Mới; giá trị nghệ thuật và sức mạnh biểu đạt

ý nghĩa của nhịp điệu trong Thơ Mới; và luận văn đã tập trung nghiên cứu dấu

ấn tạo nhịp trong ba nhà thơ nổi bật đó là: Chế Lan Viên, Xuân Diệu, và Hàn Mặc Tử [29]

Như vậy có thể thấy, đối với thơ Hàn Mặc Tử đã được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Song dưới góc độ ngôn ngữ việc đi sâu làm đặc điểm từ láy xuất hiện trong thơ ông chưa có nhiều, với những tài liệu thu thập được, và tình cảm quý mến dành cho một thi sĩ tài hoa chúng tôi

mạnh dạn đi sâu nghiên cứu “Đặc điểm từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử” để

giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về thơ Hàn Mặc Tử, và sự đóng góp của nhà thơ đối với ngôn ngữ tiếng Việt nói riêng và đối với nền văn học Việt

Nam nói chung

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn tiến hành khảo sát, thống kê và phân loại từ láy xuất hiện trong thơ Hàn Mặc Tử; làm rõ đặc điểm của từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử (về các phương diện cấu tạo, ngữ pháp và ngữ nghĩa) qua đó khẳng định những đóng góp về mặt ngôn ngữ của nhà thơ

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, khái lược về cuộc

đời và sự nghiệp thơ ca của Hàn Mặc Tử

Hai là, thống kê và phân tích đặc điểm cấu tạo, ngữ pháp, ngữ nghĩa

của từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử

Ba là, làm rõ những đóng góp về mặt ngôn ngữ trong thơ Hàn Mặc Tử

qua việc sử dụng từ láy

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là đặc điểm từ láy trong thơ của Hàn Mặc Tử

Trang 15

nhất nằm trong các tập thơ đó là: Lệ Thanh thi tập, Gái quê, Thơ điên (Hương

thơm, Mật đắng, Máu cuồng và Hồn điên), Xuân như ý, Thượng thanh khí và Cẩm châu duyên Được in trong Tuyển tập Hàn Mặc Tử (Chế Lan Viên tuyển

chọn và giới thiệu) của Nxb Văn học, Hà Nội 2001

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp phân tích ngôn ngữ

Phương pháp này dùng để phân tích các từ láy trong các câu thơ, đoạn thơ nhằm làm rõ những đặc điểm về ngữ pháp, ngữ nghĩa cũng như làm rõ giá trị của từ láy trong các sáng tác của Hàn Mặc Tử

5.2 Phương pháp đối chiếu, so sánh

Phương pháp này sử dụng khi xem xét từ láy mà nhà thơ Hàn Mặc Tử

sử dụng với các từ láy có mặt trong một số cuốn từ điển mà luận văn sử dụng

5.3 Thủ pháp thống kê, phân loại

Thủ pháp này dùng để thống kê các từ láy trong các các bài thơ của Hàn Mặc Tử và để phân loại về kiểu láy, tần số xuất hiện của các từ láy có mặt trong thơ Hàn Mặc Tử

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Phụ lục, luận văn gồm ba

chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Đặc điểm cấu tạo, ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ láy trong thơ

của Hàn Mặc Tử

Chương 3: Những đóng góp về mặt ngôn ngữ trong thơ Hàn Mặc Tử

qua việc sử dụng từ láy

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN

1.1 Từ và phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của từ trong tiếng Việt

Khái niệm từ tiếng Việt

Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ Trong ngôn ngữ học, các định nghĩa hay khái niệm về từ đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập khá nhiều Chẳng hạn như:

Học giả B.Golovin cho rằng: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu Tác giả L.Bloomfiled cùng đồng quan điểm khi nhấn mạnh: Từ là một hình thái tự do nhỏ nhất [5, tr.136]

Một số quan điểm khác lại cho rằng: Từ là một tổ hợp âm có nghĩa [13, tr.134] Hoặc: Từ là một ký hiệu ngôn ngữ ứng với một khái niệm [8, tr.134]

Tuy nhiên, để làm căn cứ cho việc nghiên cứu định nghĩa hiện nay

được cho là tương đối phổ quát về từ đó là: "Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn

ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức" [13, tr.61]

Ở Việt Nam, trong lĩnh vực ngôn ngữ các nhà nghiên cứu cũng đã đưa

ra khái niệm (định nghĩa) về từ tiếng Việt Một trong những định nghĩa về từ được thừa nhận là đầy đủ và trọn vẹn hơn cả là định nghĩa của Đỗ Hữu Châu:

"Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến về hình thức ngữ âm theo các quan hệ hình thái học (như quan hệ về số, về giống ) và cú pháp trong câu, nằm trong một kiểu cấu tạo nhất định, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, ứng với những nghĩa nhất định, sẵn có đối với mọi thành viên của xã hội Việt Nam, lớn nhất trong hệ thống tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu" [4, tr.29]

Định nghĩa của Đỗ Hữu Châu chỉ ra những đặc điểm cơ bản của từ tiếng Việt như sau:

Trang 17

- Một là, tính bất biến về hình thức ngữ âm của từ Nghĩa là, hình thức

ngữ âm của từ tiếng Việt là âm tiết điều đó là không thay đổi, tuy nhiên số lượng âm tiết trong một từ là biến động, tức là một từ có thể có một âm tiết

hoặc là nhiều hơn một âm tiết Chẳng hạn như các từ: nhà, áo, mua, đẹp là những từ một âm tiết, còn các từ: tắc kè, xe đạp là những từ hai âm tiết

- Hai là, kiểu cấu tạo là một đặc điểm cần chú ý để nhận diện từ Nghĩa

là dựa vào cấu tạo của từ có thể xác định được ngữ nghĩa và ngữ pháp của từ

- Ba là, đặc điểm ngữ pháp là một trong những đặc điểm quyết định tư

cách của một đơn vị nào đấy Tức là, nếu hai từ có hình thức ngữ âm giống nhau hoàn toàn nhưng có những đặc điểm ngữ pháp khác nhau thì là hai từ khác nhau

- Bốn là, đặc điểm về ngữ nghĩa là đặc trưng quan trọng nhất để khẳng

định tư cách từ của một hình thức ngữ âm nào đấy Điều đó có nghĩa là, nếu cũng là âm tiết nhưng các âm tiết không có nghĩa thì không thể là từ trong tiếng Việt

- Năm là, đặc điểm chức năng của từ chính là đơn vị nhỏ nhất để tạo

câu Đây là đặc điểm phân biệt từ với các đơn vị tuy cũng có nghĩa nhưng không thể độc lập tạo câu

- Sáu là, đặc điểm “sẵn có” của từ Đây là đặc điểm phân biệt từ với các

đơn vị thuộc cấp độ cú pháp Cũng vì có tính sẵn có nên từ mới là đơn vị lớn nhất trong hệ thống ngôn ngữ (trừ các ngữ cố định) Không có đơn vị ngôn ngữ nào sẵn có mà lại lớn hơn từ

Như vậy, với 6 đặc điểm cơ bản trên Đỗ Hữu Châu đã đem đến một định nghĩa tương đối đầy đủ, trọn vẹn về từ, và cho đến nay giới ngôn ngữ học Việt Nam vẫn sử dụng định nghĩa trên như là cơ sở, căn cứ để nghiên cứu

các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ Việt Nam hiện đại

1.1.2 Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt

Phương thức cấu tạo từ là cách thức tổ chức các đơn vị cấu tạo từ để

cho các từ của một ngôn ngữ nào đấy

Trang 18

Trong Tiếng Việt có các phương thức tạo từ cơ bản là: Phương thức

ghép, phương thức láy và phương thức từ hóa hình vị

Đường và sắt là hai đơn vị vốn không có quan hệ gì với nhau được kết

hợp lại với nhau cho từ ghép đường sắt

Có hai loại từ ghép đó là: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập

Từ ghép chính phụ: là những từ ghép mà có thành tố cấu tạo này phụ

thuộc vào thành tố cấu tạo kia Trong đó thành tố phụ có vai trò phân loại,

chuyên biệt hóa cho thành tố chính Ví dụ: tàu hoả, sân bay, hàng không,

Tổ hợp đơn vị gốc và đơn vị thứ phát là một từ láy

Ví dụ: Cho đơn vị non Phương thức láy tác động vào nó cho ta đơn vị

thứ sinh nớt và tổ hợp non nớt là một từ láy hai âm tiết

- Phương thức từ hoá hình vị

Là phương thức tạo từ tác động vào bản thân một hình vị làm cho nó có những đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà không thêm bớt gì cả vào hình thức của nó

Ví dụ: Những từ như: nhà, xe, áo, người, phanh, mì chính, lốp (xe đạp)

là những từ hình thành do sự từ hoá các hình vị nhà, xe, áo, người, phanh, mì

chính

Trang 19

Các phương thức trên là phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt, trong

đó phương thức láy được coi là phương thức rất đặc trưng của tiếng Việt

1.2 Vấn đề từ láy trong tiếng Việt

1.2.1 Các khái niệm và các quan niệm xung quanh vấn đề về từ láy

Từ trong tiếng Việt nói chung và từ láy nói riêng là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, có thể kể đến những nhà nghiên cứu tiêu biểu như: Đỗ Hữu Châu, Mai Ngọc Chừ, Diệp Quang Ban Nguyễn Thiện Giáp, Đái Xuân Ninh Tùy vào mức độ nghiên cứu mà mỗi tác giả thông qua mỗi công trình đề cập đến từ láy ở các góc độ khác nhau Tuy nhiên, có một điểm chưa đi đến sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu

đó là khái niệm, tên gọi của từ láy Trong đó, một số tác giả đã đưa ra định nghĩa (khái niệm) về từ láy như sau:

Nguyễn Tài Cẩn đưa ra khái niệm: Từ láy âm là loại từ ghép mà các

thành tố trực tiếp được kết hợp lại với nhau chủ yếu theo quan hệ ngữ âm Quan hệ ngữ âm được thể hiện ra ở chỗ là các thành tố trực tiếp phải tương ứng với nhau về hai mặt: mặt yếu tố siêu đoạn tính (thanh điệu) và mặt yếu tố

âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính giữa, vẩn và âm cuối vần [2, tr.109]

Đỗ Hữu Châu thì định nghĩa: “Từ láy là những từ được cấu tạo theo

phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với những thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu, biến đổi theo hai nhóm, nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa” [4, tr.41]

Nguyễn Thiện Giáp lại cho rằng: “Ngữ láy âm là những cụm từ được

hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có Đặc trưng ngữ nghĩa nổi bật của ngữ láy âm là giá trị gợi tả (biểu cảm, mô phỏng, tượng hình, tượng thanh)” [13, tr 188]

Hoàng Văn Hành quan niệm: “Từ láy, nói chung, là từ được cấu tạo

bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những quy tắc nhất định, sao cho quan hệ

Trang 20

giữa các tiếng trong từ vừa điệp, vừa đối, vừa hài hòa với nhau về âm và về nghĩa, có giá trị biểu trưng hóa" [17, tr.27]

Như vậy, qua tiếp cận các quan niệm, định nghĩa của nhà nghiên cứu cho thấy hiện nay có hai cách nhìn khác nhau về hiện tượng láy như sau:

* Cách nhìn thứ nhất coi láy là ghép Đại diện cho cách nhìn này có

nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Văn Tu Trong đó Nguyễn Tài

Cẩn nhấn mạnh: “Từ láy là loại từ ghép, trong đó theo con mắt nhìn của

người Việt hiện nay, các thành tố trực tiếp được kết hợp lại với nhau chủ yếu

là theo quan hệ ngữ âm ” [2, tr.109]

* Cách nhìn thứ hai coi láy là sự hòa phối ngữ âm có giả trị biểu trưng

hóa Đại diện cho cách nhìn này có Đỗ Hữu Châu, Hoàng Tuệ, Hoàng Văn

Hành Trong đó Hoàng Văn Hành khẳng định: “Xét về nhiều mặt, có thể

nhận định rằng quan điểm coi láy là sự hòa phối âm có tác dụng biểu trưng hóa có nhiều ưu điểm hơn quan điểm coi từ láy là ghép” [17, tr.23]

Trên đây là một số các quan niệm xung quanh về vấn đề từ láy, để đảm bảo về mặt nhận thức, trong luận văn, chúng tôi thống nhất cách hiểu về khái niệm từ láy như sau:

Từ láy là từ đa âm tiết được cấu tạo theo phương thức láy, trong đó quan hệ giữa các âm tiết phải thể hiện được sự hòa phối và lặp lại về mặt ngữ

âm, có giá trị biểu trưng và sắc thái hóa về ngữ nghĩa

Trong tiếng Việt, việc phân biệt từ ghép và từ láy vốn rất phức tạp vì vậy, để phân biệt từ láy và từ ghép chúng tôi đưa ra một số tiêu chí nhận diện

từ láy sau đây:

- Tiêu chí thứ nhất: Láy âm là phương thức cấu tạo riêng của từ tiếng

Việt Và như vậy từ Hán Việt nói chung không có dạng láy âm (trừ trường hợp yếu tố gốc Hán đã được Việt hóa hoàn toàn) Cho nên, nếu từ có một từ hai âm tiết là từ Hán Việt thì xác định nó là từ ghép nghĩa chứ không phải là

từ láy âm Ví dụ: lãng đãng, tư lự, tử tế…

- Tiêu chí thứ hai: Để phân biệt một từ thuần Việt và một từ láy đôi

Trang 21

thuần Việt là: Ở từ ghép hai âm tiết, cả hai tiếng đều có nghĩa Ví dụ: bèo bọt,

che chắn, trai trẻ, máu mủ Còn từ láy đôi thì chỉ một tiếng gốc là có nghĩa,

còn tiếng kia là tiếng láy lại, không có nghĩa hoặc mất nghĩa, không loại trừ

có trường hợp cả hai tiếng đều vô nghĩa

- Tiêu chí thứ ba: Nếu đảo trật tự giữa các tiếng mà giữa các tiếng ấy

đều có nghĩa thì đó là từ ghép nghĩa Bởi vì, láy âm nói chung - không đảo được) Ví dụ:

Các từ: đoạ đày/ đày đọa, gìn giữ/giữ gìn, mờ mịt/ mịt mờ đều có thể

đảo trật tự các tiếng trong từ nên là các từ ghép nghĩa

Các từ: lạnh lùng, tần ngần, thấm thoắt, thập thò là các từ láy âm

Như vậy, để xác định được đâu là từ láy, đâu là từ ghép cần căn cứ vào các tiêu chí trên Tuy nhiên, có những trường hợp không phân định rạch ròi được đó là từ ghép hay từ láy thì phải xếp vào đơn vị trung gian

1.2.2 Đặc điểm từ láy trong tiếng Việt

1.2.2.1 Về mặt cấu tạo

Từ láy được cấu tạo theo phương thức hòa phối ngữ âm Phương thức này biểu hiện ở quy tắc điệp và quy tắc đối Điệp và đối ở đây được hiểu với nghĩa rộng: điệp là sự lặp lại, sự thống nhất về âm, nghĩa; còn đối là sự sai khác, sự dị biệt về âm và nghĩa Đồng nhất và dị biệt có quy tắc chứ không phải là tùy tiện, là ngẫu nhiên [28, tr.25]

Như vậy, về mặt cấu tạo, từ láy tiếng Việt được phân loại trên hai cơ sở sau đây:

a Một là, căn cứ theo số lượng âm tiết trong từ láy

Căn cứ theo số lượng tiếng trong từ láy có các kiểu từ láy hai tiếng, từ láy ba tiếng, từ láy bốn tiếng (còn gọi là từ láy đôi, từ láy ba, từ láy tư)

Từ láy đôi từ láy gồm hai tiếng có sự hòa phối ngữ âm, ở từ láy đôi các đặc trưng cơ bản thể hiện bản chất của hiện tượng láy được bộc lộ đầy đủ (cả

bình diện âm thanh, lẫn bình diện ngữ nghĩa) Ví dụ: Ào ào, phau phau, đo

đỏ, nhàn nhạt, phơn phớt [28 tr.21] Đây cũng là kiểu láy chiếm vị trí hàng

Trang 22

đầu trong từ láy của tiếng Việt

Từ láy ba là những đơn vị gồm ba tiếng có sự hòa phối ngữ âm, ví dụ:

dửng dừng dưng, cỏn còn con, tất tần tật

Từ láy tư là từ láy gồm bốn tiếng trong thành phần cấu tạo của nó Ví

dụ: lơ thơ lẩn thẩn, lồm nhồm loàm nhoàm, hăm hăm hở hở

b Hai là, căn cứ vào sự đồng nhất hay khác biệt trong thành phần cấu tạo của các thành tố trong từ láy là do cách phối hợp ngữ âm tạo nên

Căn cứ vào cơ sở này, các từ láy được phân loại thành từ láy hoàn toàn

và từ láy bộ phận

- Từ láy hoàn toàn: Là những từ láy có sự đồng nhất, tương ứng hoàn toàn

giữa các thành phần cấu tạo của hai thành tố như: đùng đùng, bừng bừng

Trong từ láy không phải là sự lặp lại âm thanh nguyên vẹn, mà là lặp lại âm thanh có biến đổi theo những quy tắc hòa phối ngữ âm chặt chẽ, và có tác dụng tạo nghĩa Điều này thể hiện ở từ láy hoàn toàn như sau:

+ Từ láy hoàn toàn điệp phụ âm đầu và khuôn vần, thanh được chuyển đổi để tạo thế đối Do hiện tượng phát âm lướt nhẹ ở phụ âm đầu nên có thể

xảy ra hiện tượng biến thanh theo những quy tắc chặt chẽ Ví dụ: đo đỏ, tim

tím Sự khác biệt về thanh điệu được thể hiện qua hai dấu hiệu sau Một là,

đối lập bằng - trắc: trong đó thanh bằng gồm có thanh ngang và thanh huyền;

thanh trắc gồm có thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc và thanh nặng Hai là, đối

lập âm vực trong đó: thuộc về âm vực cao có thanh không dấu (thanh ngang), hỏi, sắc; thuộc về âm vực thấp có thanh huyền, ngã, nặng

+ Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng khác nhau về âm cuối Do hiện tượng phát âm lướt nhẹ ở tiếng đầu tiên nên có thể xảy ra hiện tượng biến vần theo quy luật chặt chẽ: Các phụ âm tắc vô thanh -p,-t,-k (thể hiện bằng con chữ c vành), sẽ chuyển thành các phụ âm vang mũi cùng cặp -m -n, -ị) (thể hiện bằng con chữ ng vành) Ví dụ:

p-m: chiếp chiếp => chiêm chiếp

t-n: sát sát =>san sát

Trang 23

- Từ láy bộ phận: Là từ láy trong đó có sự phối hợp ngữ âm của từng bộ phận âm tiết theo những quy tắc nhất định Đặc trưng của từ láy bộ phận là trong cấu tạo của nó tiếng gốc chỉ được lặp lại một phần tiếng láy Trong từ láy bộ phận có hai kiểu láy sau:

+ Từ láy vần: là từ láy trong đó phần vần được lặp lại ở cả hai âm tiết của từ láy đôi, còn phụ âm đầu khác biệt nhau (điệp khuôn vần, đổi phụ âm

đầu) Ví dụ: lác đác, luẩn quẩn, lò dò, bịn rịn, lất phất, tần ngần Cả hai yếu

tố phải giống nhau hoàn toàn ở phần vần, và thanh điệu phải phù hợp với luật cùng âm vực

+ Từ láy âm: là từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc, vừa bảo tồn phụ âm đầu, vừa kết hợp một khuôn vần mới từ ngoài vào tiếng láy để tạo

thế vừa điệp vừa đối Ví dụ: xinh > xinh xắn, lòe> lập lòe, chóe > chí chóe

Như vậy, tiêu chí hình thức cấu tạo của từ láy được phần lớn các nhà nghiên cứu dùng làm căn cứ để phân loại từ láy trong tiếng Việt Vì thế, luận văn cũng căn cứ vào việc phân loại từ láy nêu trên làm một trong những cơ sở

để khảo sát và tìm hiểu những giá trị của từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử

1.2.2.2 Về mặt ngữ nghĩa

Trong lịch sử nghiên cứu từ láy tiếng Việt, khi dựa vào tiêu chí nghĩa

để phân loại đã tồn tại nhiều kiểu phân loại khác nhau Trong đó:

- Hoàng Tuệ đã dựa vào "sự tương quan âm – nghĩa" trong từ láy chia

để từ láy thành 3 nhóm khác nhau như sau:

Nhóm thứ nhất gồm những từ như: gâu gâu cu cu "nói chung là

những từ mô phỏng tiếng vang”

Nhóm thứ hai gồm những từ như: làm lụng, mạnh mẽ, loanh quanh

Đó là những từ “bao gồm một âm tiết - hình vị”

Nhóm thứ ba gồm những từ như: lác đác, bâng khuâng, bịn rịn, long lanh Đó là những từ không bao gồm một âm tiết - hình vị, “nhưng lại là

những từ có biểu cảm rất rõ” [41, tr.21-24]

- Hoàng Văn Hành thì căn cứ vào tính có lý do của từ láy để chia từ láy

Trang 24

Cách phân loại từ láy trên cơ sở ngữ nghĩa của tác giả Hoàng Văn Hành

đã thỏa mãn được mối tương quan giữa âm và nghĩa trong từ láy, tác giả có quan tâm đến vai trò nghĩa của tiếng gốc và khuôn vần Đồng thời cách phân loại này cùng bộc lộ được giá trị ngữ nghĩa của các kiểu láy khác nhau

Khi xem xét nghĩa của ba nhóm từ láy trên, tác giả Hoàng Văn Hành cũng đã nhắc đến vai trò của khuôn vần đối với từng loại từ láy, cụ thể:

Với loại từ láy nhóm 1, ví dụ: lách tách, lộp bộp thì nghĩa của từ láy

đối vần kiểu này cùng là sự mô phỏng âm thanh lặp đi lặp lại với cường độ và

âm sắc khác nhau nhưng sự lặp đi lặp lại ấy là sự lặp đi lặp lại theo chu kỳ Sự khác nhau về cường độ, âm sắc cũng như là về tính chất của chu kỳ là do kiểu cấu tạo của từ và bản chất khuôn vần được kết hợp vào tiếng láy quy định

Với từ láy nhóm 2, ví dụ: lênh đênh, lác đác bâng khuâng để tìm ra ý

nghĩa của chúng “có thể dựa ngay vào cơ chế láy để giải thích” Chẳng hạn,

những từ: tấp tểnh,, tập tễnh, khấp khểnh có thể dựa vào kiểu cơ cấu của các

từ láy có khuôn vần -ấp để thể hiện những ấn tượng do tác động khép mạnh

của đôi môi, nó biểu trưng cho trạng thái khép lại, sập xuống, tắt đi, chìm xuống , hoặc trạng thái bám chặt, áp sát” [42, tr.86]

Còn với từ láy nhóm 3, vai trò của khuôn vần trong từ láy đối vần được

tác giả chú ý hơn: "sự khác nhau về nghĩa giữa các từ láy đối vần trong sự so

sánh với nghĩa của tiếng gốc còn do bản chất khuôn vần được dùng để kết hợp vào tiếng láy quy định" [42, tr 93]

Như vậy khi xem xét cơ cấu nghĩa của từ láy GS Hoàng Văn Hành có tính đến vai trò của khuôn vần

Trang 25

- Từ những vấn đề và sự phân loại từ láy trong tiếng Việt nêu trên, luận văn đưa ra một số phân biệt và quy ước nhằm có được sự thống nhất khi xác định từ láy trong tiếng Việt như sau:

Những từ ghép mà tình cờ giữa hai tiếng có các yếu tố ngữ âm giống nhau

như các từ: buôn bán, leo trèo, tranh giành không được coi là những từ láy

Không có sự phân biệt giữa từ láy và dạng láy nên các từ như: ai ai,

đêm đêm, người người cùng được xếp vào danh sách các từ láy

Xét các hiện tượng láy trên quan điểm tâm và biên, rồng rồng, đom

đóm, bòng bong, hay các từ kiểu như: bèo bọt, nghênh ngang, chập chồng

chúng tôi đều coi là từ láy

Như vậy, láy là một hiện tượng phổ quát của ngôn ngữ, và nó cũng đặc biệt phổ biến trong tiếng Việt Với những nội dung nêu trên cho thấy từ láy có đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa riêng so với các lớp từ khác, do đó

nó có chức năng biểu đạt riêng và mang lại những giá trị to lớn trong việc thể hiện nội dung tác phẩm và phong cách nghệ thuật văn chương cho nhà văn, nhà thơ Vì lẽ đó, từ láy cũng trở thành công cụ ngôn ngữ được nhiều tác giả

sử dụng và thực tế việc sử dụng từ láy trong sáng tác đã mang lại những hiệu quả nghệ thuật đặc biệt góp phần làm nên tên tuổi của nhiều tác giả trong văn chương Việt Nam, đặc biệt là trong thơ ca, có thể kể đến những nhà thơ tiêu biểu như: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Bích Khê, Huy Cận, Tố Hữu… trong số đó Hàn Mặc Tử nổi lên như một người nghệ sĩ tài hoa, tung hứng với con chữ (đặc biệt là từ láy) để tạo nên những câu thơ bất hủ, những bài thơ đặc sắc trong kho tàng thi ca Việt Nam

1.3 Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Hàn Mặc Tử

1.3.1 Con người và cuộc đời

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22-9-1912 Ông sinh ra trong gia đình theo đạo Thiên Chúa, tại Lệ Mỹ, Đồng Hới, Bình Trị Thiên (nay là Quảng Bình)

Trang 26

Hàn Mặc Tử học tiểu học ở Quảng Ngãi Năm 1928, nhà thơ ra Huế học trung học tại trường Pellerin Ngay từ những năm 1926-1927 tức là lúc 16 tuổi, tài năng thơ ca của Hàn Mặc Tử đã được bộc lộ khi nhà thơ đã bắt đầu xướng họa thơ với anh mình và lấy bút hiệu là Minh Duệ Thị

Năm 1930, Hàn Mặc Tử thôi học về Quy Nhơn Vào năm 1931, Hàn Mặc Tử đã có thơ (Đường luật) đăng trên báo với bút danh Phong Trần Với bút hiệu này ông trở nên nổi tiếng vì được Phan Bội Châu họa thơ và đề cao

Từ 1932, Hàn Mặc Tử làm ở Sở Đạc điền Quy Nhơn Vào năm 1933, ông được mời làm Ban giám khảo cuộc thi thơ ở Quy Nhơn (lúc này mới 21 tuổi) Từ tháng 7 năm 1934, Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo, ông lấy bút danh là Lệ Thanh, rồi đổi sang Hàn Mạc Tử và sau đó sửa lại và dùng bút danh Hàn Mặc Tử cho đến cuối đời Ngoài những bút danh nêu trên thì nhà thơ còn một số bút danh khác như Mộng Cầm, Trật Rèn…

Từ giữa năm 1936, Hàn Mặc Tử về sống ở Quy Nhơn sau khi biết mình mắc bệnh phong Tuy nhiên trong khoảng thời gian từ năm 1938 - 1940 ông

đã phải nhiều lần thay đổi chỗ ở ở trong thành phố để tránh bị bắt đưa vào trại phong Cũng trong thời gian này, Hàn Mặc Tử cùng với Chế Lan Viên, Bích

Khê và một số bạn thơ khác lập ra Trường Thơ Loạn

Đến tháng 4 -1940 thì Hàn Mặc Tử vào bệnh viện phong Quy Hòa để chữa bệnh, khi biết mình bị bệnh phong ông cũng đã cắt đứt thư từ đi lại với bạn bè Những ngày tháng ở Quy Hòa, ông sống một cuộc sống cô đơn và đau

đớn (cả thể xác và tinh thần), đây cũng là thời kỳ mà "Bây giờ tôi dại tôi điên/

Chắp tay tôi lạy cả miền không gian", nhưng ngay cả khi cái chết đang hành

hạ hàng ngày, Hàn Mặc Tử vẫn không chịu khuất phục Ông vẫn làm thơ,

thậm chí làm những câu thơ hay: "Ở trên kia có một người/ Ngồi bến sông

Ngân giặt lụa chơi/ Nước hóa thành trăng, trăng ra nước/ Lụa là ướt đẫm cả trăng thơm" [36, tr.117]

Ngày 11/11/1940, Hàn Mặc Tử đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện phong Quy Hoà Hàn Mặc Tử ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng những gì

Trang 27

ông để lại cho thơ ca thì vẫn còn sống mãi Đó là : Hàn Mặc Tử – một hồn thơ

lãng mạn – một hồn Thơ Mới – một diện mạo rất riêng của thơ ca Việt Nam

1.3.2 Sự nghiệp văn chương

Mặc dù sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng Hàn Mặc Tử đã để lại một kho tàng thơ ca có giá trị (với những bài thơ đặc sắc, kinh điển và mẫu mực

về nghệ thuật), thơ ông đã trở thành di sản tinh thần quý báu của phong trào Thơ Mới nói riêng và của nền văn chương Việt Nam nói chung Năm 1963

thơ Hàn Mặc Tử được đưa vào Tổng tập Văn học Việt Nam (phần giai đoạn

1930-1945) và cho đến nay Hàn Mặc Tử là nhà thơ có nhiều bài thơ nhất được đưa vào giảng dạy ở bậc phổ thông

Về sự nghiệp văn chương của Hàn Mặc Tử gồm có:

- Lệ Thanh thi tập (tập thơ Đường luật) từ năm 1930-1935 có 12 bài thơ

- Gái quê (tập thơ) viết năm 1936 có 21 bài thơ

- Đau thương (tức Thơ điên) được viết năm 1938 với 32 bài thơ gồm

các phần: Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và Hồn điên Đây là tập thơ có

nhiều bài thơ nhất của Hàn Mặc Tử, và thời gian này chính là giai đoạn nhà thơ điều trị tại bệnh viện phong Quy Hòa Sự đau đớn về thể xác, sự rối loạn

của tâm hồn cũng là chính là mảnh đất nảy mầm cho tập Thơ điên

- Xuân như ý (tập thơ) viết vào năm 1939 có 12 bài thơ

- Thượng thanh khí (tập thơ) viết năm 1939 với 7 bài thơ

- Cẩm châu duyên (tập thơ) viết năm 1939 có 3 bài thơ (Lúc đầu tập

thơ định lấy tên là Thương thương)

Bên cạnh thơ, Hàn Mặc Tử còn viết kịch thơ và văn xuôi, đó là: Duyên

kì ngộ (kịch thơ) viết năm 1939; Quần tiên hội (kịch thơ - đang viết dở)

1940; Chơi giữa mùa trăng, Chiêm bao với sự thực (thơ văn xuôi) từ 1935

-1940 Ngoài ra ông còn viết một số tiểu luận, phỏng vấn, phóng sự

Có thể thấy, nhà thơ Hàn Mặc Tử sáng tác rất nhiều, nhưng chỉ có tập

Gái quê được xuất bản lúc ông còn sống Năm 1944, khi nhà thơ đã mất thì

tập thơ Hàn Mặc Tử mới được xuất bản Sau này, các tác phẩm của Hàn Mặc

Trang 28

Tử được xuất bản và tái bản nhiều lần

Trong những nhà Thơ Mới thì thơ Hàn Mặc Tử không chỉ mới mà còn độc đáo và sáng tạo Tư duy thơ của Hàn Mặc Tử đã thoát khỏi giới hạn của những gì gọi là khuôn mẫu, phép để tạo nên một Hàn Mặc Tử rất riêng – rất lạ – rất tài hoa

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận văn đã làm rõ những vấn đề cơ bản của lý thuyết liên quan đến đề tài, đồng thời khái quát sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Hàn Mặc Tử, cụ thể:

1 Luận văn làm rõ từ và phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt Đặc biệt luận văn tập trung vào nghiên cứu vấn đề từ láy trong tiếng Việt với những nội dung cơ bản như: Khái niệm về từ láy, đặc điểm (về mặt cấu tạo và ngữ nghĩa) của từ láy Qua đó cho thấy, từ láy là mảng từ vựng thể hiện rõ nhất đóng góp của hình thức ngữ âm tiếng Việt trong việc biểu lộ tư tưởng tình cảm của người sử dụng ngôn ngữ Vì vậy, từ láy cũng trở thành công cụ ngôn ngữ rất được các nhà thơ yêu chuộng sử dụng

2 Luận văn đã khái lược những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà thơ Hàn Mặc Tử Trong đó, giới thiệu về những dấu mốc quan trọng của cuộc đời thi sĩ và dấu ấn của nó để lại trong thi ca Qua tìm hiểu tiểu sử và thơ ca Hàn Mặc Tử một lần nữa cho thấy sự tài hoa nhưng bạc mệnh của nhà thơ Mặc dù, cuộc sống ngắn ngủi và nhiều đau thương nhưng đến với thơ ông, ngoài sự lãng mạn siêu thực, sự đau đớn về thể xác và tâm hồn, người đọc vẫn cảm nhận được một tâm hôn chan chứa tình yêu thương con người, yêu cuộc sống và khát vọng sống mãnh liệt

Trang 29

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO, NGỮ PHÁP, NGỮ NGHĨA

CỦA TỪ LÁY TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ

2.1 Kết quả khảo sát thống kê chung

Từ việc khảo sát các từ láy trong các tập thơ của Hàn Mặc Tử, chúng tôi đã thống kê có 355 lượt từ láy xuất hiện trong 85 bài thơ thuộc các tập thơ

(Lệ Thanh thi tập, Gái quê, Thơ điên (Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và

Hồn điên), Xuân như ý, Thượng thanh khí và Cẩm châu duyên thuộc Tuyển tập Hàn Mặc Tử (Nxb Văn học - năm 2001) [Phụ lục]

Trong số các bài thơ sử dụng từ láy, có những bài tần số xuất hiện dày

đặc như: Trường tương tư (20 từ/ 30 câu), Lưu luyến (14 từ/ 28 câu) , Ngủ với

trăng (10 từ láy/ 24 câu), Tình quê (8 từ/ 22 câu thơ), Quả dưa (10 từ/ 12

câu), Mùa xuân chín (7 từ/16 câu), Tôi không muốn gặp (6 từ/ 12 câu)

Những từ láy này đã góp phần giúp nhà thơ thể hiện được rõ ràng, sinh động cảm xúc, tình cảm, tâm tư của mình vào trong tác phẩm Ngoài

ra, cũng chính lớp từ này đã góp phần làm nên một Hàn Mặc Tử - một nhà thơ lạ nhất trong phong trào Thơ Mới, một thi sĩ có chỗ đứng rất riêng trong lòng bạn đọc yêu thơ Việt Nam

Sau đây chúng tôi sẽ làm rõ đặc điểm từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử trên các phương diện sau: đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ pháp, chức năng cú pháp và đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử

2.2 Đặc điểm cấu tạo

Trên cơ sở khảo sát, chúng tôi phân loại từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử

theo đặc điểm cấu tạo như sau:

Trang 30

Bảng 2.1 Bảng phân loại từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử

theo đặc điểm cấu tạo

Số lượng

(lượt)

(Nguồn khảo sát: Tuyển tập Hàn Mặc Tử, Nxb Văn học – năm 2001)

Qua bảng thống kê trên, chúng tôi nhận thấy: xuất hiện trong thơ Hàn

Mặc Tử chủ yếu từ láy đôi với số lượng 355 lượt từ Trong đó, từ láy hoàn toàn xuất hiện với số lượng 52/355 lượt từ láy (chiếm 14,6 %), số từ láy vần

là 73/355 (tương ứng với 20,6 %) và nhiều nhất là từ láy âm với 230/355 (tương ứng với 64,8%)

2.2.1 Phân loại từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử

2.2.1.1 Phân loại từ láy theo số lượng âm tiết

Theo kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong thơ Hàn Mặc Tử các từ láy xuất hiện hầu hết là từ láy đôi (với 355 lượt), nhà thơ không sử dụng từ láy ba, láy tư nhưng không vì thế mà làm giảm đi sự biểu cảm Ngược lại, với số lượng từ láy đôi được sử dụng và sử dụng một cách phổ biến, linh hoạt, sáng tạo đã đưa đến nhiều dấu ấn, mới lạ góp phần tạo dựng phong cách nghệ thuật riêng của nhà thơ Điều này sẽ được làm rõ hơn ở chương sau

2.2.1.2 Phân loại từ láy theo quy tắc điệp và đối

Dựa trên cách phối hợp ngữ âm tạo nên (quy tắc điệp và đối), từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử được chia thành các loại sau:

a Từ láy hoàn toàn

Theo kết quả thống kê (bảng 2.1) có 52 lượt từ láy hoàn toàn xuất hiện, chiếm 14,6% tổng số tổng số lần xuất hiện của từ láy Xét về mặt ngữ âm, trong các từ láy hoàn có từ láy lặp lại hoàn toàn, có từ láy lặp lại nhưng có sự

Trang 31

biến đổi về thanh điệu và phụ âm cuối theo quy tắc nhất định Hình thức này

trong thơ Hàn Mặc Tử được biểu hiện cụ thể như sau :

Bảng 2.2 Các hình thức từ láy hoàn toàn xuất hiện trong thơ

Ngữ âm hoàn toàn giống nhau

(Nguồn khảo sát: Tuyển tập Hàn Mặc Tử, Nxb Văn học – năm 2001)

Như vậy, trong tổng số 52 từ láy hoàn toàn, nhiều nhất là từ láy có sự biến đổi về thanh điệu với 26 từ (chiếm 50%), tiếp theo là từ láy có ngữ âm hoàn toàn giống nhau với 24 từ (chiếm 46,2%), và ít nhất là từ láy có sự khác biệt về âm cuối với số lượng 2 từ (chiếm 3,8%) Cụ thể các hình thức từ láy

đó như sau:

* Từ láy có hình thức ngữ âm hoàn toàn giống nhau

Từ láy có hình thức ngữ âm hoàn toàn giống nhau trong thơ Hàn Mặc Tử

có 24 từ xuất hiện, chiếm 46,2% trong tổng số từ láy hoàn toàn, đó là những từ

như: Đăm đăm, hây hây, chang chang, rầu rầu, bời bời, rào rào, song song,

thao thao, hao hao, nao nao, phiêu phiêu, rao rao, bừng bừng, tơ tơ, đầm đầm, nôn nôn, ran ran, xiêu xiêu…

Đặc trưng của từ láy loại này là toàn bộ âm tiết được lặp lại và trọng

âm trở thành nét dị biệt trong quan hệ giữa tiếng gốc và tiếng láy, đồng thời cũng tạo nên vế đối trong từ Ở từ láy có hình thức ngữ âm hoàn toàn giống nhau trọng âm thường rơi vào tiếng thứ hai, cho nên khi đọc tiếng thứ nhất được đọc lướt nhẹ và ngắn hơn, còn tiếng thứ hai lại được nhấn mạnh và có trường độ dài hơn

* Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng có sự biến đổi về thanh điệu

Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng nhưng khác nhau về thanh điệu với số

Trang 32

lượng là 26 từ chiếm 50% tổng số từ láy hoàn toàn trong thơ Hàn Mặc Tử

(bảng 2.2) Đó là các từ như: chầm chậm, lẳng lặng, mong mỏng, len lén, lanh

lảnh, loang loáng, nhè nhẹ, ngấm ngầm, hiển hiện, sường sượng, ngâm ngấm, khăn khắn…

Hiện tượng từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng có sự khác nhau về thanh điệu xảy ra tuân theo quy luật chặt chẽ, đó là:

- Đối lập bằng - trắc: trong đó, thanh bằng gồm thanh ngang, thanh huyền; thanh trắc gồm thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngã và thanh nặng

- Đối lập âm vực cao - thấp : Trong đó, âm vực cao gồm thanh không, thanh hỏi, thanh sắc; âm vực thấp gồm thanh huyền, thanh ngã và thanh nặng

Trong thơ Hàn Mặc Tử chính sự phối hợp thanh điệu tuân theo quy luật nêu trên đã hình thành quy tắc hài thanh giữa các tiếng của từ láy

Tuy nhiên, trong tiếng Việt nói chung và trong thơ Hàn Mặc Tử nói riêng trong từ láy hoàn toàn nếu cả hai tiếng đều là thanh trắc thì bao giờ một tiếng cũng chuyển sang thanh bằng cùng âm vực

* Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng có sự khác nhau về âm cuối

Khảo sát thơ Hàn Mặc Tử, chúng tôi thống kê chỉ có 2 từ láy biến đổi phụ âm cuối, kèm biến thanh, chiếm 5,7% trong tổng số từ láy hoàn toàn

(bảng 2.2) Đó là các từ láy: ngan ngát, bàng bạc

Đối với hai từ láy kể trên, sự chuyển đổi cũng diễn ra theo quy luật phù trầm Đây là hệ quả tất yếu của sự chuyển đổi phụ âm cuối khi cấu tạo từ láy

Trang 33

Những từ láy bàng bạc, ngan ngát tiếng láy được đọc lướt với trường độ ngắn hơn

tiếng gốc, mặc dù trường độ của tiếng gốc đã bị giảm đi do khuôn vần khép

Xem xét hai từ láy bàng bạc, ngan ngát nói trên chúng ta thấy, mặc dù

các từ láy có biến đổi về phụ âm cuối nhưng chỉ làm thay đổi âm sắc của âm tiết chứ không làm thay đổi âm tiết (cả về diện mạo ngữ âm và âm sắc) Vì thế, hai từ láy nêu trên vẫn được coi là từ láy hoàn toàn

b Từ láy bộ phận

Từ láy bộ phận trong thơ Hàn Mặc Tử có 303 lượt từ xuất hiện, chiếm 85,4% trong tổng số từ láy xuất hiện, đây cũng là loại từ láy được nhà thơ ưa dùng cho nên nó xuất hiện nhiều nhất trong thơ Hàn Mặc Tử Căn cứ vào sự phối hợp các bộ phận khác nhau của âm tiết, từ láy bộ phận trong thơ Hàn Mặc Tử được chia thành hai kiểu như sau:

Bảng 2.3 Các kiểu từ láy bộ phận trong thơ Hàn Mặc Tử

Khảo sát từ láy âm trong thơ Hàn Mặc Tử, chúng tôi thống kê được có

230 từ láy âm xuất hiện trong thơ Hàn Mặc Tử, chiếm 75,9% tổng số từ láy

bộ phận (bảng 2.3) Trong đó, có những từ láy âm được sử dụng nhiều là: vội

vàng (3 lần), hổn hển (3 lần), lưu luyến (3 lần), nao nức (3 lần), say sưa (3

lần), quyến luyến (3 lần), tha thiết (3 lần), hững hờ (2 lần), bẽn lẽn (2 lần),

thấp thỏm (2 lần), xôn xao (2 lần), sững sờ (2 lần)

Các từ láy âm có phụ âm đầu kết hợp với nhau trong thơ Hàn Mặc Tử khá phong phú và đa dạng, hầu hết các phụ âm đầu đều có mặt, cụ thể:

Trang 34

- Phụ âm môi

|b|: Bẽ bàng, bẽn lẽn

|m|: Mê man, miên man, muộn màng, man mác, mềm mại, mong mỏi

|f|: Phập phồng, phất phơ, phảng phất, phũ phàng

|v|: vội vàng, vi vu, vẩn vơ, vương vấn, vấn vương, vùng vằng, vàng vọ

- Phụ âm đầu lưỡi (bẹt)

|t'|: thướt tha, tha thướt, thầm thì, thấp thỏm, thiệt thòi, thấp thoáng, thì

thào, thơ thẩn, thẹn thò, thổn thức, thơm tho

|t|: tinh tú, tiêu tao, tan tành

|d|: đầy đặn, đậm đà, đau đớn

|n|: non nớt, nôm na, não nề, nao nức, năn nỉ, nõn nà, nức nở

|s|: xênh xang, xinh xắn, xí xóa, xa xôi, xao xuyến, xôn xao

|z|: dở dang, dặn dò, dầm dề, dật dờ, dùng dằng

|l|: lập lòe, lai láng, lẳng lơ, lả lơi, lấp loáng, lưu luyến, lai láng, lẻ loi,

lạnh lùng, lỏn lẻn, lửng lơ, lân la

- Phụ âm đầu quặt lưỡi

|ş|: sờ sẫm, sột sạt, sột soạt, say sưa, sững sờ, sảng sốt, sững sờ

|z|: réo rắt, rung rinh, rào rạt, rộn rã, rên rỉ, rền rĩ, rùng rợn, ròng rã,

|k|(c-q): côi cút, quấn quýt, quyến luyến

|ŋ|: ngây ngất, ngọt ngào, ngấu nghiến, ngất ngư

|χ|: khắc khoải, khao khát, khát khao, khô khan, khoan khoái

- Phụ âm thanh hầu

|h|: hiu hắt, hững hờ, hờ hững, hồi hộp, hơ hớt, hổn hển, hoảng hốt,

Trang 35

hồng hào, hoi hóp, hấp hối, hả hơi, hí hửng, hoảng hồn, hào hoa

* Từ láy vần

Từ láy vần là từ láy trong đó phần vần lặp lại ở cả hai âm tiết, còn phụ

âm đầu khác biệt nhau Căn cứ vào đặc điểm này, chúng tôi thống kê được có 73/303 lượt từ láy vần chiếm 24,1% tổng số từ láy bộ phận xuất hiện trong thơ

Hàn Mặc Tử (xem bảng 2.3) Các từ láy vần được sử dụng nhiều nhất là: đê

mê, lang thang (4 lần), quyến luyến, mường tượng, sáng lạng (3 lần), thiêng liêng (2 lần), lao xao (2 lần), bẽn lẽn (2 lần), bơ vơ (2 lần), bâng khuâng, im lìm, bối rối (2 lần), lan tràn (2 lần)

Nguyên tắc cấu tạo của từ láy vần là phần vần trong thành tố gốc và phần vần trong thành tố láy phải giống nhau hoàn toàn, thanh điệu giữa hai thành tố phải tuân theo nguyên tắc cùng âm vực Khảo sát trong thơ Hàn Mặc

Tử có 73 từ láy vần, nhưng lại rất đa dạng về phụ âm đầu Các phụ âm đầu thường kết hợp với nhau theo quy luật: Trong mỗi cặp, hai phụ âm đầu phải khác nhau về phương thức và bộ vị cấu âm Và theo quy luật này, trong thơ

Hàn Mặc Tử có đến 29 từ láy vần có phụ âm đầu là |l| ở tiếng thứ nhất trên

b-h: bải hoải, bàng hoàng

b-kh: băn khoăn, bâng khuâng

b-l: bẽn lẽn

b-r: bối rối,

Trang 36

Trên đây là những khảo sát về phân loại từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử,

để thấy rõ hơn sự phong phú và sức biểu cảm của từ láy trong thơ Hàn Mặc

Tử chúng ta cần tìm hiểu phần thanh điệu trong từ láy

2.2.2 Thanh điệu trong từ láy

Từ láy trong tiếng Việt bao giờ cũng kết hợp thanh điệu theo nguyên tắc cùng âm vực Trong đó, thuộc âm vực thấp là các thanh: huyền, ngã, nặng; thuộc âm vực cao là các thanh: ngang, hỏi, sắc Trong thơ Hàn Mặc Tử, đa số các từ láy đều tuân thủ nguyên tắc này một cách nghiêm ngặt và chặt chẽ

Khảo sát trong thơ Hàn Mặc Tử, chúng tôi thống kê: có 35 từ láy có sự kết hợp không theo quy tắc thanh điệu cùng âm vực (chiếm 9,9%) trong đó có

4 từ láy hoàn toàn Đó là từ: lẳng lặng (lẳng âm vực cao, lặng âm vực thấp),

Trang 37

ngấm ngầm (ngấm âm vực cao, ngầm âm vực thấp), ngầm ngấm (ngầm âm vực

thấp, ngấm âm vực cao) và hiển hiện (hiển âm vực cao, hiện âm vực thấp)

Ngoại trừ 4 từ láy hoàn toàn nêu trên thì 31 từ còn lại là từ láy bộ phận

có sự kết hợp thanh điệu không theo quy tắc cùng âm vực, cụ thể là:

- Ngang – Huyền: mơ màng, la đà, lưng chừng, im lìm, âm thầm, tan tành

- Huyền – Ngang: tràn lan, triền miên, hào hoa

- Huyền – Sắc: đầm ấm

- Huyền – Hỏi: chìm lỉm

- Sắc – Huyền: chán chường, sóng lòng

- Hỏi – Huyền: thỉ thầm, hoảng hồn

- Ngang – Nặng: tư lự, lưu lạc, rung rợn

- Ngã – Sắc: phiếu diễu

Như vậy trong toàn bộ sáng tác thơ Hàn Mặc Tử với 35 từ láy có tới 8 cặp kết hợp thanh điệu giữa hai thành tố không đúng theo quy tắc cùng âm

vực Chẳng hạn, trong bài thơ Đàn nguyệt, có câu thơ:

Chường mình trước án trông đầy đặn

Nép mặt trong hoa nói thỉ thầm

[47, tr.58]

Câu thơ trên, nếu sử dụng từ láy đúng nguyên tắc cùng âm vực sẽ là

"thì thầm" hoặc "thầm thì" nhưng nếu dùng như vậy sẽ không mang lại hiệu

quả nghệ thuật cao Đi ngược lại nguyên tắc đó, nhà thơ Hàn Mặc Tử đã kết hợp thanh điệu giữa hai thành tố không đúng theo quy tắc cùng âm vực (hỏi –

ngang) để tạo thành từ "thỉ thầm" và với sự kết hợp này không chỉ lột tả rõ

hơn hình ảnh cây đàn nguyệt e ấp, thủ thỉ như người con gái mà còn có sự đồng điệu về âm thanh khi đọc lên

Ở trường hợp khác, Hàn Mặc Tử viết:

Người lắng nghe lắng nghe trong đáy giếng

Tiếng vang rơi chìm lỉm xuống hư vô

[47, tr.88]

Trang 38

Trường hợp này cũng xuất hiện từ láy không đúng theo quy tắc cùng âm

vực đó là từ "chìm lỉm", từ láy này đem đến cho người đọc cảm nhận được một

sự mất hút đột ngột, yên ắng và vô vọng của một vật khi rơi xuống đáy giếng Việc sử dụng trái với quy tắc đã thực sự tạo cho câu thơ giá trị miêu tả cao

Theo nhà nghiên cứu Hà Quang Năng thì trong tiếng Việt có khoảng

350 từ láy có sự kết hợp thanh điệu không đúng luật âm vực Cho đến nay, chưa có những công trình khoa học nào lý giải sự kết hợp thanh điệu không đúng luật âm vực một cách đầy đủ, song có thể nói việc sử dụng các từ láy

trên là một tinh thần mới trong thơ Hàn Mặc Tử

(Nguồn khảo sát: Tuyển tập Hàn Mặc Tử, Nxb Văn học - năm 2001)

Như vậy, qua khảo sát cho thấy số lượng từ láy là tính từ được sử dụng nhiều nhất với 258 từ (chiếm tỷ lệ 72,7%) từ láy là động từ sử dụng ít hơn với

94 từ (chiếm tỷ lệ 26,5%) Và ít nhất là từ láy danh từ với 3 từ (tỷ lệ 0,8%)

2.3.1.1 Danh từ

Có thể nói rằng, thơ vốn dĩ là tiếng lòng của thi sĩ, do đó thường ít khi nhà thơ dùng từ chỉ đối tượng và định danh sự vật (tức ít dùng từ láy là danh từ) Điều này xảy ra với hầu hết các nhà thơ chứ không riêng gì Hàn Mặc Tử (ngay cả ông hoàng thơ tình Việt Nam là Xuân Diệu cũng sử dụng rất ít), vì

Trang 39

thế khi đến với thơ Hàn Mặc Tử chúng ta thấy từ láy là danh từ cũng xuất hiện rất ít

Thống kê của bảng 2.4 cho thấy, nhà thơ Hàn Mặc Tử rất ít khi sử dụng những từ láy thuộc loại danh từ chỉ đối tượng, định danh sự vật Trong 85 bài thơ được khảo sát chỉ có 03 từ láy là danh từ xuất hiện, chiếm 0,8 % số từ láy

sử dụng Đó là những từ: thâm tâm, tinh tú, tính tình trong các ngữ cảnh sau:

Tôi lạy muôn vì tinh tú nhé

Xin đừng luân chuyển để thời gian

[47, tr.97]

Ở đâu chàng ở đâu ra

Xem trong cốt cách mới ra tính tình

[47, tr.157]

Khi nhận thấy trong thâm tâm cay nghiệt

Giọng hờn đau trăm vạn nỗi niềm riêng

[47, tr.109]

Tuy ít xuất hiện, nhưng các từ láy là danh từ trong thơ Hàn Mặc Tử dưới ý đồ sử dụng của tác giả đã có ý nghĩa định danh sự vật nhất định, giúp người đọc xác định được sự vật như nó vốn có

2.3.1.2 Tính từ

Trong từ láy tiếng Việt, tính từ là từ loại chiếm số lượng cơ bản và nhiều nhất Từ láy tính từ cũng là từ loại được nhiều nhà thơ yêu thích và sử dụng Theo kết quả thống kê của chúng tôi (tại bảng 2.4) có 258 từ láy là tính từ xuất hiện trong thơ Hàn Mặc Tử, chiếm 72,7 % số từ láy mà nhà thơ sử dụng Nói cách khác, trong toàn bộ số từ láy không nhỏ và đa dạng được nhà thơ sử dụng, loại từ láy được Hàn Mặc Tử ưa dùng là những từ láy đôi thuộc kiểu loại tính từ

Đó là những từ: thướt tha, mặn mòi, vắng vẻ, vội vàng, chầm chậm, mê

mỏi, non nớt, đầy đặn, lẳng lặng, mờ mịt, thiệt thòi, xinh xinh, mong mỏng, lẳng

lơ, rào rạt, sột sạt, rộn rã, đê mê, man mác, bàng bạc, hờ hững, não nề, bẽn lẽn, nhơ nhởn,nõn nà, hây hây, muộn màng, xênh xang, sượng sung, xinh xắn, chán

Trang 40

chường, ưng ửng, lanh lảnh, bâng khuâng, chang chang, uyển chuyển…

Có thể thấy rằng, từ láy là tính từ chiếm một tỉ lệ rất lớn trong số từ láy xuất hiện ở các sáng tác của thi sĩ Hàn Mặc Tử, lớp từ láy này đã phục vụ đắc lực cho việc biểu hiện tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng; trong diễn tả tâm trạng, cảm xúc của con người, và mang lại sự sống động khi miêu tả hình ảnh thiên nhiên trong thơ của ông

Chúng ta bắt gặp từ láy là tính từ trong những câu thơ sau:

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lý bóng xuân sang

Với những từ láy trên, thi sĩ Hàn Mặc Tử đã mang đến cho người đọc

về hình ảnh một làng quê Việt vào độ xuân - rất sinh động nhưng cũng quá đỗi thân thương Khung cảnh làng quê vào xuân được hiện ra trong trí tưởng

tượng của người đọc bởi tính từ lấm tấm và sột soạt – là những từ mang tính hình tượng cao Lấm tấm chỉ tính chất “thưa thớt và rải rác”; còn sột soạt chỉ

tính chất "có tiếng động nhẹ như tiếng của những vật khô, mỏng, cứng va chạm vào nhau" [44, tr.483]

Trong khi đó, để diễn tả tâm trạng của con người, Hàn Mặc Tử lại viết:

Lòng ta rào rạt như làn sóng

Tay ngoắt đám mây dừng lại ngay

[47, tr.65]

Hay :

Họ đã xa rồi khôn níu lại

Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa

Người đi một nửa hồn tôi mất Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ

[47, tr.111]

Ngày đăng: 03/12/2024, 16:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN