1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm nhóm từ chỉ mức độ tiếng Việt và các biểu thức tương đương trong tiếng Anh

160 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HOC QUOC GIA HA NOI

TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

LE THU HA

DAC DIEM NHOM TU CHi MUC DO

TIENG VIET VA CAC BIEU THUC TUONG DUONG

TRONG TIENG ANH

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HOC QUOC GIA HA NOI

TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

LE THU HA

DAC DIEM NHOM TU CHi MUC DO

TIENG VIET VA CAC BIEU THUC TUONG DUONG

TRONG TIENG ANH

Chuyên ngành: Ngôn ngữ hoc

Mã số: 8229020.01

Chủ tịch Hội đồng Người hướng dẫn

PGS.TS Nguyễn Hồng Cén PGS TS Trần Thị Hồng Hạnh

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài này là quá trình nghiên cứu trung thực của tácgiả luận văn dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Trần Thị Hồng Hạnh.Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào và các nguồntham khảo đều được trích dẫn rõ ràng.

Luận văn nghiên cứu “Đặc điểm nhóm từ chỉ mức độ trong tiếng Việtvà các biểu thức tương đương trong tiếng Anh” là kết quả của quá trình học

tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc.

Các dữ liệu trong luận văn được thu thập từ từ điển, các tác phẩm vănhọc có nguồn sốc rõ ràng, đáng tin cậy, được khảo sát, thong kê một cách

khách quan, trung thực.

Tác giả luận văn

Lê Thu Hà

Trang 4

đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại khoa.

Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.

Xin chân thành cảm on!

Tác giả luận văn

Lê Thu Hà

Trang 5

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu - -««+ss«++sx++s+2 8

4 Phương pháp nghiên CỨU -G- 5 6+ 1E 1E 931 811911 E1 911 9v vn nh ng rưy 8

5 Ý nghĩa đóng góp - + 2-52 SE+SE‡EEEEEE12112112117171211211211 111111110 98:00 ái 0 888 10

Chương 1 CO SỞ LY THUYÊÊTT 2-22 ©£+EE22EE£+EEESEEEtEExrrrrrrrxee 11

1.1 Lich sử nghiên cứu vấn 6 -¿- + ©++cx+z++rxrzrxerxesrxerseerxee II1.2 Về khái niệm từ chỉ mức độ ¿ ¿©+++++z++cx++zxerxesrxrrxesrxee l6

1.2.1 Từ và từ loại trong tiếng 2Á 161.2.2 Từ và từ loại trong tiẾng AHhh -¿©-e+-s+ce+reerterkcrrcrrrrsee 19

1.2.3 Tie CMU MU AG seecsesseecsesssessscssesssessssssessssssessusssessussssssssssesssessessseeseeases 29

1.3 Nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ 2 2 s+x+Ex+rEerEzEzrerrxees 331.4 Lý thuyết dịch -:- 5c ©5c+Sz+2<2EE£E1EEEEEEEE12112112111111 1111.111 xe 3481 = 5 37

Trang 6

Chương 2 ĐẶC DIEM NGỮ PHAP CUA NHÓM TỪ CHÍ MỨC ĐỘ

TIENG VIỆT VÀ CÁC BIEU HIỆN TƯƠNG DUONG TRONG TIENG

ANH G2521 2t 2221211211211 1121121111111 1111 1 1 1111111 1o 38

2.1 Miêu tả tư liỆU ¿2-52 ©222S22EEEEEEE1E211271 2112712111121 re, 38

2.2 Về khả năng kết hợp của phụ từ chỉ mức độ trong tiếng Việt 39

2.2.1 Nhóm phụ từ chỉ mirc AG Vie ằ ScS ST hhhieiierseerree 422.2.2 Nhóm phụ từ chỉ mứC AG CAO SE kSkiisseessseeesse 432.2.3 Nhóm phụ từ chỉ mức độ cực cấp " 452.3 Liên hệ với các biéu hiện tương đương trong tiếng Anh 47

2.4 Tiểu Keto cccccccccccscssessessessessessessessssssessessessessussesssessessessessessesssesseeseeseesess 56Chương 3 BAC DIEM NGỮ NGHĨA CUA NHÓM TỪ CHÍ MỨC ĐỘTIENG VIET VA CÁC BIEU THỨC TƯƠNG DUONG TRONG TIENG, 9 4 58

3.1 Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ chi mức độ trong tiếng Việt 58

3.1.1 Nhóm phụ từ chi mức độ vừa trong TV «<+<s++sesexss 583.1.2 Nhóm phụ từ chỉ mức độ cao trong TÌV - ««-s«+ss++sx++ex+se 603.1.3 Nhóm phụ từ chỉ mức độ cực cấp trong TV -:-ce©5+¿ 613.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của các biéu hiện tương đương trong tiếng Anh 64

3.2.1 Biểu hiện tương đương trong tiếng Anh chỉ mức độ vừa 65

3.2.2 Biểu hiện tương đương trong tiếng Anh chỉ mức độ cao 66

3.2.3 Biểu hiện tương đương trong tiếng Anh chi mức độ cực cấp 67

3.3 So sánh đôi chiêu đặc điêm ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ mức độ tiêng

Việt và các biéu hiện tương đương trong tiếng Anh 5- 5552 70

Trang 7

3.4 Tiểu KẾT ¿- 2 St SE E1 1E 151121111121111111111 1.11111111111111 re.KET LUẬN - 2 SE E1 11 1111121111111 11111111 1111 11 11 1x11 1x xe,TÀI LIEU THAM KHAO 2-2 52SS£SE£+EE£EEESEEtEEESEEerEkrrkerrrrred

PHU LUC: BANG KHẢO SAT

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

Tr TrangPg Page

Vd Vidu

TV Tiéng Viét

TA Tiéng Anh

DHQG HN Dai hoc Quốc gia Hà Nội

PGS.TS Phó giáo sư Tiền sĩ

NXB Nhà xuất bản

KHXH Khoa học xã hội

Tp HCM Thành phô Hô Chí Minh

Trang 9

DANH MỤC CÁC BANG BIEU

Bang 2.1 Các phụ từ chỉ mức độ trong tiếng Việt -2- 5c scsecse¿ 38Bang 2.2 - Các mô hình kết hợp tong quát - 2 22 s£s+zxzzxzzse¿ 39Bảng 2.3 - Các mô hình kết hợp chỉ tiẾt 2-2 5+ 522£zz£zzeccxez 40

Bảng 2.4 - Các phụ từ chỉ mức độ TV và mô hình kết hợp - 41

Bảng 2.5 - Mô hình kết hợp với thực từ (nhóm từ chỉ mức độ vừa) 42

Bảng 2.6 - Mô hình kết hợp với thực từ (nhóm từ chi mức độ cao) 44

Bảng 2.7 - Mô hình kết hợp với thực từ (nhóm từ chỉ mức độ cực cấp) ¬ 45Bảng 2.8 - Các biểu hiện tương đương trong tiếng Anh -: 48

Bảng 2.9 - Cau tạo của các biểu hiện tương đương trong tiếng Anh 52

Bảng 2.10 Đối chiếu các mô hình kết hợp TV và TA -: 5¿ 55Bang 3.1 - Y nghĩa và sắc thái biểu hiện của phụ từ chỉ mức độ vừa TV 59

Bảng 3.2 - Y nghia va sắc thái biểu hiện của phụ từ chi mức độ cao TV 60

Bang 3.3 - Y nghĩa và sắc thái của phụ từ chi mức độ cực cấp trong TV 62

Bang 3.4 - Y nghĩa biểu hiện của phụ từ chỉ mức độ TV -:- 63

Bang 3.5 - Sắc thái biểu hiện của phụ từ chỉ mức độ TV - 64

Bang 3.6 - Y nghĩa biểu hiện của các biểu hiện tương đương trong tiếng Anhchỉ mức độ VỪa - 21 1110111122230 101 111155 1kg ngà 65Bảng 3.7 - Y nghĩa biểu hiện của các biểu thức tương đương trong tiếng Anhchỉ mức độ CAO - c2 1111111122231 1111111993011 KH vn 66Bảng 3.8 - Ý nghĩa biểu hiện của các biểu thức tương đương trong tiếng Anhchỉ mức độ cực cấp ¬— 68

Bảng 3.9 - Ý nghĩa biéu hiện của các biéu thức tương đương trong tiếng Anh 69

Bang 3.10 - Đối chiếu các phụ từ chỉ mức độ trong TV và biểu thức tương đươngtrong TA, van giữ nguyên được ý nghĩa biéu hiện và sắc thái biéu hiện 70Bang 3.11 - Đối chiếu các phụ từ chỉ mức độ trong TV và biéu thức tương

đương trong TA, vẫn giữ nguyên sắc thái biểu hiện nhưng thay đổi ý nghĩa

biểu hiện - 52+ 22 HH HH HH 72

Trang 10

MỞ DAU1 Lý do chọn đề tài

Ý nghĩa mức độ là ý nghĩa phô biến trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ.Trong quá trình con người giao tiếp với nhau thông qua hoạt động ngôn ngữ,ý nghĩa mức độ luôn được sử dụng với tần suất cao Ở bất kỳ ngôn ngữ nào, ýnghĩa mức độ cũng đóng vai trò rất quan trọng, bởi khi chúng ta phản ánh sự

vật xung quanh ở các trạng thái khác nhau thì ý nghĩa mức độ đã giúp cho sự

phản ánh trở nên sát sao hơn, cụ thê và rõ ràng hơn, phản ánh đúng đắn những gìngười nói muốn truyền tải cho người nghe, do đó, ý nghĩa mức độ giúp cho sựgiao tiếp băng ngôn ngữ đạt hiệu quả tối ưu nhất Trong các ngôn ngữ, các từhay các biểu thức ngôn ngữ dé thé hiện ý nghĩa về mức độ đều hiện diện vì nhucầu biéu đạt, thể hiện mức độ trong giao tiếp hàng ngày là vô cùng cần thiết.

Việc nghiên cứu ý nghĩa mức độ và các phương thức biểu thị ý nghĩa

mức độ đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của giới Việt ngữ học, nhưng

việc đối chiếu từ chỉ mức độ trong tiếng Việt với các biểu thức tương đươngtrong tiếng Anh trên cơ sở đối chiếu bản dịch tác phẩm văn học thì đến thờiđiểm hiện tại vẫn là chưa có nhiều kết quả nghiên cứu Trong tiếng Việt vàtiếng Anh đều có những phương tiện dé biểu hiện ý nghĩa mức độ, nhưng dosự khác biệt về loại hình ngôn ngữ nên có thé sẽ có những điểm tương đồngvà khác biệt nhất định Nhận thức được tầm quan trọng của ý nghĩa mức độvà nhận thấy những khoảng trống nhất định trong nghiên cứu về từ chỉ mứcđộ trong tiếng Việt, trong luận văn này chúng tôi đã khảo sát một số phươngtiện dé biểu thị ý nghĩa mức độ trong tiếng Việt và đối chiếu với các biéu thứctương đương trong tiếng Anh.

Tiếng Việt là ngôn ngữ mang bản chất đơn tiết tính, các từ không biếnhình để thể hiện ý nghĩa cũng như các quan hệ ngữ pháp như ngôn ngữ Ấn -Âu, phương tiện ngữ pháp đặc thù quan trọng của tiếng Việt là sử dụng hư từ,

Trang 11

trật tự từ và ngữ điệu Y nghĩa mức độ trong tiếng Việt được thể hiện băng cảhư từ và thực từ, các từ và biéu thức ngôn ngữ biểu thị mức độ rat cần thiết vàhữu ích trong giao tiếp hàng ngày Trong đó, hư từ chỉ mức độ trong tiếngViệt có tần suất sử dụng rất lớn, Luận văn này sẽ đi sâu phân tích, khảo sát vàđối chiêu nhóm hư từ chỉ mức độ (một số tác giả gọi là phó từ, phụ từ chỉ mứcđộ) để làm rõ các đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của nhóm từ này và so sánh

với các biểu hiện tương đương trong tiếng Anh Theo khảo sát của chúng tôi,việc nghiên cứu nhóm từ chỉ mức độ trong tiếng Việt tuy đã có những kết quảnhất định nhưng vẫn còn nhiều nội dung cần được bé sung Vì vậy, chúng tôitiến hành nghiên cứu đề tài này với mong muốn kết quả nghiên cứu của đề tài“Nhóm từ chỉ mức độ tiếng Việt và các biểu thức twong đương trong tiếngAnh” sẽ đóng góp thêm cho lý luận về từ chỉ mức độ trong tiếng Việt, đồngthời các kết quả nghiên cứu sẽ có thể góp phần hữu ích vào công tác nghiêncứu ngôn ngữ, dạy và học hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh cũng như

công tác dịch thuật giữa hai ngôn ngữ.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phạm vỉ ngữ liệuĐối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn này lựa chọn đối tượng nghiên cứu từ chỉ mức độ trong tiếng

Việt, có sự liên hệ với các biểu hiện tương đương trong các bản dịch tiếngAnh Trong tiếng Việt, từ dé biểu thị mức độ có thé bao gồm cả thực từ và hưtừ Do hạn chế về thời gian và dung lượng của luận văn thạc sĩ, trong nghiên

cứu này, chúng tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu nhóm hv ter chỉ mức độ trong

tiếng Việt và biểu hiện tương đương trong các bản dịch tiếng Anh.

Pham vi ngữ liệu

Như đã nói ở trên, đối tượng nghiên cứu được giới hạn trong phạm vicác hư từ chỉ mức độ trong tiếng Việt và các biểu hiện tương đương trong tiễn

Trang 12

Anh Phạm vi ngữ liệu được chọn để tiến hành khảo sát là hai tác phẩm vănhọc tiếng Việt có bản dịch tiếng Anh là:

+ Tác phâm “Dé Mèn phiêu lưu ký” (1941;1955) của nhà văn Tô Hoài

(tái bản 2019, NXB Kim Đồng, 2019) và ban dịch “Diary of a Cricket" của

Dang Thế Binh (An ban số 3, NXB Ngoại văn, 1991, Hà Nội)

+ Tác pham “Nỗi buôn chiến tranh (tên gốc: Than phận của tinh yêu)

(1990) của nhà văn Bảo Ninh (tái bản 2017, NXB Trẻ, 2017, Tp HCM) va

ban dịch “The sorrow of war” của Frank Palmos, Võ Bang Thanh, Phan

Thanh Hao (Tái ban 1998, NXB Vintage, Luân Đôn).

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vu nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài này nghiên cứu từ chỉ mức độ trong tiếng Việt và so sánh vớiđơn vị tương đương trong bản dịch nhăm chỉ ra sự tương đồng và khác biệt vềđặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa giữa chúng.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, luận văn đặt ra các nhiệm vụ sau:- Tổng quan tình hình nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý thuyết

- Miêu tả đặc điểm từ chỉ mức độ trong tiếng Việt về cấu tạo ngữ pháp,

Trang 13

Anh tương đương thông qua mô hình hoạt động cũng như ngữ cảnh xuất hiệncủa từ Sau khi miêu tả cách thể hiện ý nghĩa mức độ của nhóm từ này, chúngtôi tổng hợp lại sé lượng bao nhiêu hư từ chỉ mức độ, số lần xuất hiện, môhình hoạt động và đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của chúng trong tiếng Việt

cùng các biéu thức tương đương trong tiếng Anh.

Chúng tôi cũng sử dụng Thu pháp phân tích ngữ cảnh: Thủ pháp nàygiúp chỉ ra ngữ cảnh của hiện tượng ngôn ngữ, xem xét từ chỉ mức độ trong

ngữ cảnh cụ thê Khi nghiên cứu một vấn đề ngôn ngữ, chúng ta cần quan tâmđến các yếu tố ngôn ngữ nằm trong văn bản và yếu tố thuộc ngôn cảnh tìnhhuống, đồng thời xem xét đặc điểm của từ chỉ mức độ, cần chú ý đến cả ngữ

cảnh văn hóa - đó là những hiểu biết chung về lịch sử văn hóa tập quán màngười giao tiếp có được.

Phương pháp so sánh - đối chiếu

Phương pháp giúp tìm ra điểm giống nhau, khác nhau giữa nhóm từ chỉmức độ trong trong tiếng Việt và phần tương đương dịch thuật trong bản dịchtiếng Anh Qua đó cũng có thê đưa ra một số gợi ý đề xuất cho phần dịch nếubản dich trong tài liệu khảo sát chưa phủ hợp hoặc có khả năng làm thay đổi ýnghĩa nội dung của tài liệu gốc.

Ngoài ra, luận văn cũng sử dung thi pháp thống kê nhằm đưa ra các kếtquả thống kê trong nghiên cứu.

5 Ý nghĩa đóng gópÝ nghĩa lý luận

Việc nghiên cứu nhóm từ thể hiện ý nghĩa mức độ trong tiếng Việt vàcác đơn vị tương đương trong tiếng Anh nhằm góp phần làm rõ đặc điểmngôn ngữ của nhóm từ chỉ mức độ trong tiếng Việt, đồng thời góp phần chỉ ranhững tương đồng và khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh trong việc biểu

thị ý nghĩa mức độ.

Trang 14

Ý nghĩa thực tiễn

Xét về mặt thực tiễn, kết quả mà luận văn mang lại có thể sử dụng như

một tài liệu phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu ngôn ngữ Việc giảng dạy

tiếng Anh - một trong những ngôn ngữ phổ biến, cũng như việc giảng dạytiếng Việt cho người nước ngoài cần dựa trên cơ sở ngôn ngữ học, vì vậy, sosánh đối chiếu ngôn ngữ là một cách để người dạy nâng cao hiệu quả trongtruyền đạt và giúp người học dễ dàng tiếp thu hơn, đồng thời phục vụ chocông tác nghiên cứu dịch thuật cũng như trong giao tiếp đạt hiệu quả và chất

6 Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3

Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến dé tài luận văn

Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp của từ chỉ mức độ tiếng Việt và cácbiểu thức tương đương trong tiếng Anh

Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ chỉ mức độ tiếng Việt và cácbiéu thức tương đương trong tiếng Anh

10

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ THUYET

1.1 Lịch sử nghiên cứu van đề

Trong cuộc sống hàng ngày, các sự vật, hiện tượng đều mang các đặcđiểm, thuộc tính, tính chất, trạng thái nhất định và các đặc điểm, thuộc tính,tính chất, trạng thái đó đều có thể khác nhau về mức độ hoặc cấp độ Ví dụvới tính chất "nóng", chúng ta có thé có các mức độ: nóng, oi, oi bức, hamhập, hôi hồi hơi nóng, rất nóng, quá nóng, vô cùng nóng, không nóng lắm Đặc điểm ngoại hình của một cô gái có thể có các mức độ: hơi xinh, khá xinh,xinh, rất xinh, xinh đẹp, đẹp, đẹp hết sảy, mỹ miêu, đẹp nghiêng nước nghiêng

thành Chính vì vậy, trong các ngôn ngữ luôn sẽ có các phương tiện ngôn

ngữ khác nhau dé biéu đạt ý nghĩa mức độ hoặc cap độ.

Các nghiên cứu đã có đều phan lớn thống nhất quan điểm cho rang, sốlượng phương tiện biểu thị mức độ hiện có trong tiếng Việt rat lớn, ngoài phụtừ chỉ mức độ, từ láy, từ ghép, ngữ ghép, thành ngữ, quán ngữ, rất nhiềutrường hợp có nghĩa chuyên chỉ mức độ Chính vì vậy, từ trước đến nay, từngữ chỉ mức độ và vấn đề dải mức độ trên thang độ tiếng Việt nhận được sựquan tâm của nhiều nhà nghiên cứu [11, tr 13-22] Có thé nói, trong cácphương tiện biểu thị mức độ hiện có trong tiếng Việt, số lượng hư từ so vớithực từ tiếng Việt tuy không nhiều bằng, nhưng tiếng Việt với bản chất đơntiết tính và sử dụng phương thức ngữ pháp phổ biến là hư từ thì tần suất hoạtđộng của hư từ lại lớn, và ý nghĩa mức độ được thể hiện qua hư từ cũng là chủđề được nhiều người quan tâm Một số nghiên cứu về ý nghĩa mức độ đã đượccông bố, nhưng vẫn còn có những ý kiến khác nhau xoay quanh việc nhậndiện khái niệm từ chỉ mức độ về mặt từ loại, việc phân chia số lượng cũng

như cách gọi tên các thang bậc ý nghĩa mức độ.

11

Trang 16

Trong bài viết “Cách sử dụng các phó từ chỉ mức độ “rất, quá, lắm,hơi, khá” (1995), tác giả Dinh Lê Thư đã gọi các từ như rát, quá, lắm, hơi,

khá là các phó từ chỉ mức độ và phân biệt các phó từ chỉ mức độ theo hai bậc

là: Thấp -> cao (mức độ thấp: hoi, khá; mức độ cao: rat, quá, lắm) và miêu tả

các mặt ý nghĩa, khả năng kết hợp cũng như tần số xuất hiện để làm rõ cácđặc điểm của các phó từ theo các mức độ trên.

Nguyễn Thi Bích Liên (2006) trong luận văn thạc sĩ Tim hiểu đặc điểmngữ pháp - từ vựng của tô hợp từ có trạng từ chỉ mức độ cao trong tiếng Anhvà tiếng Việt đã lựa chọn đối tượng nghiên cứu là trạng từ chỉ mức độ cao

trong tiếng Anh và do đó, cũng đã nhận diện các đơn vị như rat, quá, lắm

trong tiếng Việt là các trạng từ chỉ mức độ, cụ thể là trạng từ chỉ mức độ cao.Tác giả cho răng trạng từ chỉ mức độ cao trong tiếng Việt cũng có khả năngkết hợp với động từ Tuy nhiên, so với các trạng từ khác, khả năng kết hợp

với động từ của các trạng từ chỉ mức độ cao không hoàn toàn tự do Nói cách

khác, trạng từ chỉ mức độ cao không có nhiều tiềm năng kết hợp với động từ.Trong khi đó, các trạng từ chỉ mức độ cao trong tiếng Việt như: khá, lắm, rất,đại, quá,cực, vô cùng, rõ, thật, tuyệt, hết Sức, quá thể có thê kết hợp khônghạn chế với các tính từ [13, tr.42].

Trong bài viết “Ý nghĩa chỉ mức độ và cách dùng của các đơn vị chỉmức độ trong tiếng Việt” (2011), tác giả Phạm Hùng Dũng cho rằng sự phânbiệt rạch ròi giữa các ý nghĩa mức độ chỉ là tương đối, ý nghĩa mức độ đượcbiểu hiện thông qua các phó từ có ba thang bậc là: Thấp -> cao -> cực cấp.

Ba thang bậc này được tác giả gọi là các dai mức độ và liệt kê 17 phó từ như

Sau: Thấp: “Hơi, khá, khí” -> Cao: “Ghê, lạ, lắm, quá, rat, tệ, thậm” -> Cựccấp: “Chí, chúa, cực, đại, tối, cực, siêu”.

Bài viết “Cách thể hiện ý nghĩa mức độ trong tiếng Việt và tiếngAnh” (2017) của tác giả Ngô Thị Ngọc Thao đã mô tả hệ thống chin cách

12

Trang 17

thể hiện ý nghĩa mức độ trong tiếng Việt và so sánh, đối chiếu sang tiếng

Anh [20, tr.24-41].

Theo bảng đối chiếu của tác giả, tiếng Việt có 9 cách thé hiện ý nghĩamức độ, trong đó cách dùng phụ từ trong tiếng Việt và đối chiếu với phụ từtương đương trong tiếng Anh Kết quả của tác giả như sau:

- Trong tiếng Việt và tiếng Anh đều có nhiều phụ từ mô tả ý nghĩa mứcđộ trên trung bình (từ khá cao đến cực cao), nhưng rất ít từ chỉ mức độ dướitrung bình (từ mức hơi thấp đến cực thấp) Các từ chỉ mức độ dưới trung bìnhhầu hết là các từ chỉ số lượng hoặc chỉ tần suất (mức độ thường xuyên)chuyên sang dùng dé chỉ mức độ của tính chat, trạng thái, các từ này đượcdùng khá thường xuyên trong tiếng Anh và nó còn được xem như phụ từ.

- Ở mức độ cực thấp, tiếng Việt sử dụng cấu trúc phủ định có các từ

ngữ chỉ số lượng bat định như: chút nào, một chút nào, một ti gi, V.V., còntiếng Anh thì dùng những trạng từ chỉ tần suất (adverb of frequency): hardly,scarcely, barely, ba từ này của tiếng Anh được xem như là phụ từ chỉ mức độ.

- Một số phụ từ chuyên dùng để miêu tả mức độ trong hai ngôn ngữ cósự tương ứng cao về nghĩa (vd: rat tương ứng với very, gud tương ứng với too,

khá” tương ứng quite, pretty, fairly).

- Đề thé hiện ý nghĩa cực cao, tiếng Việt có một số phụ từ có cấu tao từmột yêu tố mang ý nghĩa không xác định mức giới hạn như: vô, bắt, hết, khôn,không, v.v (vô cùng, bat tận, hết mức), trong tiếng Anh không có trường hopnhư thé mà chỉ có thé chuyền dich qua biéu thức tương đương.

- Một số phụ từ chỉ mức độ trong tiếng Việt khi kết hợp với từ khác dé

cc ^^

tạo thành những cụm từ cô định (vd: “rat” - rất chi là, rất ư là, rất mực ), thìnhững cụm từ này mang các sắc thái ý nghĩa khác nhau, còn tiếng Anh thìdùng các trạng từ có nguồn gốc từ những tính từ có ý nghĩa mức độ cao (vd:

totally, extremely, completely, greatly ).

13

Trang 18

- Ý nghĩa sắc thái của các phụ từ chỉ mức độ trong tiếng Anh và tiếngViệt còn có sự đối lập giữa nét nghĩa tích cực và tiêu cực ở một số phụ từ (vd:khá thường biểu hiện mang ý khen, trái ngược với khí thường mang ý chê.Trong tiếng Anh, các phụ từ như rather và fairly, quite đều có nghĩatương đương với khá, khí trong tiếng Việt Rather mang nghĩa tiêu cực,

còn fairly va quite mang nghĩa tích cực Các phụ từ biểu hiện mức độ cao:rất, quá, lắm thì rất mang mau sắc trung tính còn qud, lắm mang thêm sắcthái biểu cảm cao Trong tiếng Anh cũng có ba từ thé hiện ý nghĩa mức độcao tương ứng là very, too, so “very mang mau sac trung tính còn foo, somang sắc thái biểu cảm cao.

Như vậy, bài viết này đã đối chiếu phương tiện trong tiếng Việt vớiphương tiện tương đương trong tiếng Anh và cũng đã thực hiện so sánh cáchdùng phụ từ dé thé hiện ý nghĩa mức độ trong tiếng Việt và tiếng Anh ở bìnhdiện ngữ nghĩa nhưng chưa bàn đến bình diện khác Như vậy vẫn còn khoảngtrống dé luận văn của chúng tôi tiếp tục bé sung.

Nghiên cứu của Võ Tú Phương trong luận án Khảo cứu việc dịch trạng

từ tiếng Anh sang tiếng Việt (qua tác phẩm Harry Potter) (2011), tác giả đãnhận xét rằng, phụ từ tiếng Việt và trạng từ tiếng Anh đều biểu thị các ý nghĩavề thời gian, thé trạng và mức độ nhưng trạng từ tiếng Anh là thực từ còn phụtừ tiếng Việt là hư từ Như vậy, theo tác giả, phụ từ chỉ mức độ trong tiếngViệt tương đương có thể có đơn vị tương đương là trạng từ trong tiếng Anh.Điều này tiếp tục được tác giả chỉ ra trong nghiên cứu tiếp theo đó Không

trực tiếp nghiên cứu về mức độ nhưng tác giả Võ Tú Phương (2018) trong bàiviết Trạng từ tiếng Anh và phụ từ tiếng Việt đã đề cập đến các trạng từ chỉ ýnghĩa mức độ khi nhận diện trong tiếng Anh "trang tir (adverb) là từ thêmthông tin về nơi chốn, thời gian, hoàn cảnh, cách thức, mức độ cho một

động từ, một tính từ, một cum từ hay một trang từ khác" [18, tr.437] Còn

14

Trang 19

trong tiếng Việt, tác giả cho rằng có một đơn vị từ là là phụ từ và phụ từ"không có ý nghĩa thực, ý nghĩa từ vựng dé biểu thị tên goi, hoạt động, trangthái hay tinh chất, số lượng của sự vật và nó cũng không có ý nghĩa xưng ho,chỉ định hay thay thé tên gọi của sự vật, hiện tượng mà phụ từ chỉ mang ýnghĩa ngữ pháp nào đó tùy theo từ loại mà chúng di kèm, bồ nghĩa phụ từchỉ mức độ là phụ từ dé biểu thị nghĩa ngữ pháp về mức độ, ví dụ như: rất,khá, khí, hơi, qua, lắm, thật, hoàn toàn, hết sức, tuyệt đối " [18, tr.439] Nhưvậy, có thé thấy rằng, theo quan niệm của tác giả, trang từ trong tiếng Anh vàphụ từ trong tiếng Việt có thé coi là hai phương tiện biểu thị ý nghĩa mức độ

tương đương.

Tác giả Lê Thị Quynh (2020) trong luận văn “Đặc điểm của nhóm phótừ chỉ mức độ trong tiếng Viét” đã phân biệt các nhóm phó từ chỉ mức độ theo

bốn bậc: Thấp -> Vừa -> cao -> Cực cấp Theo cách chia thang độ này, tác

giả đã liệt kê 27 phó từ chỉ mức độ đi cùng mỗi bậc như sau: Thấp: “Hơi, khí,

kém” -> Vừa: “Tương đối, khá” -> Cao: “Quá, đại, thậm, rất, lắm, ra sức, hếtsức, hết mức, hết mực, quá đỗi, rất mực, chúa, vạn phần, vạn bội, bội phần” ->

Cực cấp: “Chí, tối, cực, cực kì, cực lực, kịch liệt, vô cùng”.

Như vậy, có thể nhận thấy khi nghiên cứu về ý nghĩa mức độ, các tácgiả đã có những quan điểm khác nhau trong việc gọi tên nhóm từ này là phótừ chỉ mức độ hay phụ từ chỉ mức độ, đồng thời ít nhiều có sự khác biệt trongviệc xác định các cấp độ và phân chia từ thuộc mỗi cấp độ Có tác giả phânchia nhóm từ chỉ mức độ theo ba dải cấp độ là Thấp -> cao -> cực cấp, có tácgiả nhóm các từ theo hai mức độ là Thấp -> cao dé nghiên cứu, có tác giảphân chia 4 thang bậc mức độ là Thấp -> vừa -> cao -> cực cấp, và có tác giảphân chia 4 mức độ với cách gọi tên khác Rat cao và cực cao - > khá cao - >

hơi thấp - > rất thấp và cực thấp.

15

Trang 20

Bên cạnh các nghiên cứu đã có về ý nghĩa mức độ trong tiếng Việt hayđối chiếu phương tiện biểu thị ý nghĩa mức độ trong tiếng Việt với tiếng Anh,cũng đã có một số nghiên cứu về ý nghĩa mức độ trong một số ngôn ngữ kháccó liên hệ với tiếng Việt Có thé ké đến một số công trình như Luận văn thạcsĩ Phó từ chỉ mức độ có ý nghĩa gần giống nhau trong tiếng Nhật- nâng caokhả năng sử dụng tiếng Nhật của người Việt học tiếng Nhật của Phạm ThịHuyền (2021), Các don vị từ vựng rất quá lắm trong tiếng Việt và các don vịtương đương 9Z(A JU), LJƑ'\NEO MU), "JƒMAE U) trong tiếng Hàn của

Ngô Hải Phương và Kim Seon Jong (2022)

Tựu trung lại, có thé nói, ý nghĩa mức độ đã có những nghiên cứu nhấtđịnh và các phương tiện dé biéu thị ý nghĩa mức độ trong tiếng Việt cũng đã

thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Tuy nhiên, vẫn còn những

khoảng trống cần bù đắp dé hoàn thiện hơn cơ sở lý luận về từ chỉ mức độtrong tiếng Việt và việc chuyền dịch tương đương sang tiếng Anh.

1.2 Về khái niệm từ chỉ mức độ

1.2.1 Từ và từ loại trong tiếng Việt

Trong ngôn ngữ, chức năng tiêu biểu của từ là chức năng định danh,gọi tên, biểu thị các sự vật hiện tượng, tuy nhiên, cũng có những từ khôngmang chức năng định danh (như số từ, thán từ, các từ bố trợ), không biểu thịsự vật, hiện tượng ngoài thực tế mà chỉ thể hiện những quan hệ trong ngônngữ (như hư từ), có những từ biểu thị khái niệm nhưng cũng có những từ chilà dấu hiệu cảm xúc (thán từ) vì vậy, van đề nhận diện từ, định nghĩa từ còncó nhiều quan điểm khác biệt nhau do những khác biệt về khuynh hướng tiếpcận cũng như nguyên tắc trong việc đưa ra khái niệm Dưới đây là quan niệm

của hai trong sô nhiêu các nhà nghiên cứu ngôn ngữ về khái niệm từ:

16

Trang 21

Đỗ Hữu Châu (2004) định nghĩa về từ khi xem xét mối quan hệ của từtiếng Việt trong câu: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết có định,bat biến về hình thức ngữ âm theo các quan hệ hình thái học (như quan hệ vềsố, về giống ) và cú pháp trong câu, nằm trong một kiểu cấu tạo nhất định,mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, ứng với những nghĩa nhất định,sẵn có đối với mọi thành viên xã hội Việt Nam, lớn nhất trong hệ thống tiếng

Việt và nhỏ nhất dé cầu tạo câu” [Ũ2, tr 29].

Nguyễn Thiện Giáp (2016) khi nghiên cứu về từ vựng trong tiếngViệt đã quan niệm: “Từ cửa tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ýnghĩa dùng để tạo câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một khối viếtliên” - [06, tr.69].

Nhu vậy, mặc dù khái niệm về từ trong tiếng Việt vẫn chưa có một sựthống nhất chung, nhưng các định nghĩa về từ trong tiếng Việt của các nhànghiên cứu đều dựa trên bản chất của tiếng Việt (là ngôn ngữ đơn lập, từkhông biến đổi hình thái) và các đặc điểm về ngữ pháp, ngữ nghĩa - ngữ dụng.

Hầu hết các tác giả đều xem xét tầm quan trọng của việc định nghĩa từ, phânđịnh từ và coi từ là đơn vi cơ bản có vi trí trung tâm của ngôn ngữ Để tiệncho việc thực hiện nghiên cứu luận văn này, chúng tôi xin chấp nhận quanniệm về từ của tác giả Nguyễn Thiện Giáp như sau: “Từ của tiếng Việt là mộtchỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói, nó có hình thức của mộtâm tiết, một khối viết liên” - [06, tr.69].

Theo Nguyễn Thiện Giáp, tất cả các từ trong tiếng Việt đều là nhữngcấu trúc vừa có tính hoàn chỉnh, không thé xen thêm một don vi nào vào giữa,vừa có tính độc lập, có thê tách rời khỏi những đơn vị khác dễ dàng, mặt hìnhthức và nội dung ý nghĩa trong một từ luôn có sự gắn bó không tách rời nhau,các từ đều tham gia cau tao câu và đảm nhận các chức năng ngữ pháp khácnhau ở trong câu Theo quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp thì đơn vị nhỏ nhất

17

Trang 22

và có nghĩa mới được xem là “từ”, còn các đơn vi nhỏ hơn từ - như hình vi

hay còn được ông gọi là tv rổ thì không thé coi là từ Nếu coi hình vị là đơn vịnhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ thì từ của tiếng Việt cũng có ranh giới trùng

với hình vi.

Cấu tạo từ trong tiếng Việt

Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp (2016), xét về cau tạo, đơn vị câu tạotừ trong tiếng Việt là từ tố hay còn gọi là hình vị “Từ là chuỗi kết hợp của

một hoặc một vài hình vị mang chức năng gọi tên và chức năng ngữ

nghĩa ”[06, tr 54] Dựa vào đặc điểm cấu tạo, từ tiếng Việt có thể được phânthành: từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy Bên cạnh việc phân chia vốn từ vựngtheo đặc điểm cấu tạo, có thé phân chia từ vựng thành từ loại theo hai tiêu chí:

tiêu chí ngữ nghĩa và tiêu chí ngữ pháp Theo tiêu chí ngữ nghĩa, người ta

phân biệt hai loại từ lớn là thực từ và hư từ, thực từ là những từ có ý nghĩa từ

vựng, hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp.

Dựa vào ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức năng cú pháp, các nhànghiên cứu ngôn ngữ học tiếng Việt chia từ loại tiếng Việt thành các từ loạisau: danh từ, động từ, tính từ, SỐ tir, đại từ, phụ từ, trợ từ, tình thái từ Theo

cách phân loại từ của Nguyễn Thiện Giáp, thì ngữ là đơn vị tương đương với

từ, đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại từ trong hệ thống tiếng Việt.Phân loại từ trong tiếng Việt

Khi phân loại từ trong tiếng Việt, người ta có thé dựa vào nhiều tiêu chí.Chang hạn, dựa vào phương thức cấu tạo từ, Nguyễn Thiện Giáp, các ngữ -đơn vị tương đương với từ trong tiếng Việt được phân loại thành: Ngữ định

danh, thành ngữ, ngữ lay âm, quán ngữ [06, tr 70].

Bên cạnh tiêu chí cấu tạo từ, từ còn có thé được phân loại dựa vào đặcđiểm ngữ pháp Đặc điểm ngữ pháp của từ bao gồm đặc điểm hình thái học vàthái độ ngữ pháp của từ Còn theo đặc điểm ngữ pháp của từ, Nguyễn Thiện

18

Trang 23

Giáp (2015) nhận định, "Tiếng Việt bao gom một số lượng từ khá lớn, hoạt độngkhác nhau về ngữ pháp Người ta có thể tập hợp các từ tiếng Việt thành một số từ

loại, gọi là các từ loại Từ loại chính là lớp từ được phân chia ra trong một ngôn

ngữ dựa trên ý nghĩa khái quát và đặc điểm hoạt động ngữ pháp của chúng" Tácgiả cũng cho rằng, trong tiếng Việt có những từ loại sau: danh từ, vị từ, quán từ,lượng từ, đại từ, liên từ, giới từ, trợ từ và thán từ Các từ như rất, hơi, quá đượctác giả xếp vào nhóm vị từ tình thái [07, tr.532-534].

Cũng liên quan đến đặc điểm ngữ pháp của từ, theo Đinh Văn Đức [05,tr.25], “từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chiatheo ý nghĩa khái quát, theo kha năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữlưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu" và tiêuchí phân định từ loại gồm có 3 tiêu chí: 1.Ý nghĩa khái quát của từ: sự vật,hành động, tính chat ; 2 Kha năng kết hop với các từ ngữ khác trong ngữ

lưu; 3 Chức năng ngữ pháp (chức vụ ngữ pháp, chức năng thành phần câu).Theo Đinh Văn Đức, các từ như rất, quá, lắm, thật, hơi, quá, khí đượcnhận diện là các phụ từ và là "những yếu tô lưỡng diện (ngữ pháp và tình

thái) cơ hữu của tính từ Chúng một mặt là những tác tử chuyên dụng đểđánh dấu "ảo đếm" đặc trưng của sự tình (là cái mà động từ không cóđược) Mặt khác, chúng thé hiện đồng thời những nhận xét, danh giả cuangười nói khiến cho phát ngôn có sắc thái chủ quan, nên cũng là một

phương tiện dụng pháp" [05, tr 476].

Nhu vậy, có thé thấy rằng, quan niệm về từ loại trong tiếng Việt của hai

tác giả là giống nhau nhưng kết quả phân định từ loại tiếng Việt cụ thể lại làkết quả khác nhau.

1.2.2 Từ và từ loại trong tiéng AnhQuan niệm về từ trong tiếng Anh

Trong Luận văn thạc sỹ Việt Nam học Đối chiếu phương thức cấu tạotừ trong tiếng Việt và tiếng Anh dưới góc độ day tiếng, Trường Đại học Khoa

19

Trang 24

học Xã hội và Nhân văn, Dai học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tác giảTrần Thanh Linh (2013) [14, tr 18] đã trích dan một số quan điểm về “từ”trong tiếng Anh của các nhà ngôn ngữ học như sau:

E Sapir (1921) xem xét các khía cạnh cú pháp và ngữ nghĩa khi ông

định nghĩa từ là "Mot trong những phân đoạn nhỏ nhất hoàn toàn thỏa mãnđược sự tách biệt về nghĩa" [34, pg 35] Sapir cũng chỉ ra một đặc điểm rất

quan trong của từ, đó là tinh không thé chia nhỏ, không thé bị phân tách makhông có sự xáo trộn về nghĩa.

A.H.Gar-diner (1922) định nghĩa: “7? la một ký hiệu âm thanh liénmach biểu thị sự vật hiện tượng được nhắc đến ” [29, pg 355]

Leonard Bloomfield (1973) quan niệm từ là một hình thức tự do tốithiểu (a minimal free form) và có thê kết hợp được với hình thức tự do hoặcràng buộc khác dé tạo nên từ “Một tir có thể được định nghĩa là “dạng tự do

toi thiểu ”, tức là đơn vị nhỏ nhất có thể tự ton tai” (26, pg 178).

Irina V Arnold (1986) quan niệm: “7? la đơn vị cơ bản cua ngôn ngữ

được cấu tạo bằng cách hợp nhất nghĩa với hình thức hoặc bằng cách kết hợp

một hay nhiều hình vi, mỗi từ được tạo nên bởi một hoặc nhiều âm trong phátngôn hoặc trình bày bằng văn bản của từ” (25, pg.27).

Ingo Plag (2003) quan niệm: “Một tir thé hiện khái niệm thông nhất về

20

Trang 25

thuộc loại ngôn ngữ biến hình, từ được tạo nên bởi hình vị và từ có khả năngbiến đôi hình thái, vi vậy, điểm chung của các tác giả trong việc xác định kháiniệm từ tiếng Anh là đều chú ý đến những đặc điểm của từ cũng như mốiquan hệ giữa hình thức và ý nghĩa của các đơn vị cấu tạo nên từ, vị trí của từtrong ngôn ngữ Dé thuận tiện cho việc nghiên cứu luận văn này, chúng tôixin được chấp nhận khái niệm từ trong tiếng Anh của E Sapir (1921) như sau:Từ là "Mot trong những phân đoạn nhỏ nhất hoàn toàn thỏa mãn được sự

tách biệt về nghĩa" [34, pg 35].

Phương thức cau tạo từ trong tiếng Anh

Khi nghiên cứu về phương thức cấu tạo từ trong tiếng Anh, các nhànghiên cứu ngôn ngữ học đều bắt đầu từ việc định nghĩa và nghiên cứu về đặcđiểm của hình vị Leonard Bloomfield (1973) cho rằng “Một hình thức ngônngữ mà không có phan nào tương đồng về ngữ âm - ngữ nghĩa với bat cứ hình

thức khác là một hình vi” [26, pg 161].

Về mặt ngữ pháp, Howard Jackson (1982) nêu ra khái niệm về hình vịnhư sau: “Những từ được phân tích về mặt ngữ pháp thành những đơn vị nhỏ

hon được gọi là hình vị” [32, pg 109].

Irina V Arnold (1986) căn cứ khả năng kết hợp về hình thức để địnhnghĩa hình vị như sau: “Hinh vị la don vị nhỏ nhất có nghĩa Một hình vị có

thể là hình vị tự do hay ràng buộc ” [25, pg 77].

Andrew Carstairs-McCarthy (2002) cho rằng “những phan nhỏ hơn của

từ nhìn chung được gọi là những hình vị” [28, pg 16].

Ingo Plag (2003) đưa ra khái niệm hình vị như sau: “Đơn vị nhỏ nhất

có nghĩa được gọi là hình vi” [33, pg 10].

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Anh hiện đại Ingo Plag (2003) trongcuốn Word-formation in English cho rằng từ tiếng Anh được cấu tạo chủ yếubăng phương thức sau:

21

Trang 26

- Thêm phụ tố: là phương thức cấu tạo từ trong đó từ được tạo thành từbăng cách thêm tiền tố, hậu tố hoặc trung tố vào một hình vị khác

- Phương thức ghép: là phương thức cấu tạo từ trong đó từ được tạothành bằng cách ghép hai hình vị với nhau.

Căn cứ vào sự kết hợp của hình vi, hình vị được phân loại thành hình vi

tự do - free morpheme, Vd: eat (ăn), dog (chó), book (sách) và hình vi ràng

buộc - bound morpheme, Vd: un- (không), -er (người, vật)

Dựa trên tiêu chí về loại hình vị và sự kết hợp của các hình vị dé cautao nên từ, từ tiếng Anh có thể được phân định như sau:

Từ đơn (simple word): Từ đơn trong tiếng Anh được cấu tạo bằng một

hình vi tự do như những từ sau: “cat (mèo), son (con trai), read (doc), live

Phân loại từ trong tiéng Anh

Bên cạnh việc phân loại từ theo phương thức cấu tao, từ trong tiếngAnh cũng có thể được phân loại dựa trên đặc điểm từ loại Hatch, E yC.Brown (1995) khi nghiên cứu về việc phân loại từ trong tiếng Anh đã địnhnghĩa từ loại như sau: “Thuật ngữ được dùng dé phân loại từ dựa trên cáctiêu chí chức năng của từ gọi là từ loại, trong đó bao gom danh từ, động từ,

tính từ và trạng từ Ngoài các từ loại chính này, còn có đại từ, giới từ, liên từvà thán từ” [30, pg 218-260].

22

Trang 27

Như vậy tác giả Hatch, E y C Brown (1995) đã đề cập đến 8 từ loạitrong tiếng Anh bao gồm: Danh từ (Nouns), đại từ (Pronouns), động từ

(Verbs), tính từ (Adjective), trạng từ (Adverbs), giới từ (Prepositions), liên từ

(conjunction), than từ (Interjection) Ngoài ra tác giả cũng đề cập đến mạo từ(Articles) - “a, an, the”, mạo từ có thé xem là nhóm từ loại thứ 9 trong tiếngAnh, đồng thời tác giả cũng xem xét các chức năng trong giao tiếp và cho

rằng: “Nếu chúng ta chỉ nhìn vào một từ riêng biệt, đôi khi rất khó dé phân

loại được từ do” [30, pg 218].

Liên quan đến việc biểu thị ý nghĩa mức độ, luận văn tập trung trìnhbày kỹ các nhóm từ loại là tính từ và trạng từ trong tiếng Anh.

Tính từ (Adjectives)

Tính từ là loại từ mô tả đặc trưng, tính chất của một danh từ hoặc cụmdanh từ hoặc đại từ nhăm cung cấp thêm thông tin cho câu Tính từ thường

đứng trước danh từ mà chúng mô tả.

Ví dụ: “The white birds built a nest (Những con chim trang xây to) (Tính từ

white bỗ nghĩa cho danh từ ‘birds’).

Các loại tính từ:

Tinh từ miêu ta (descriptive adjectives)

Tính từ miêu tả trong tiếng Anh là tính từ chỉ chất lượng hoặc thé hiệntính chất của một người hoặc một vật Chang hạn như: big, small, beautiful,

nice, friendly, tall, thin, fat, smart

Vi dụ: “The old rooster tried to sing - Chú gà trồng già có cat tiếng gay”.Tinh từ chỉ số lượng (numeral adjectives)

Tinh từ chi số lượng trong tiếng Anh là tinh từ cho biết số lượng, giá trị số, cóbao nhiêu người hoặc vật Chăng hạn như: One, two, three, few, first,

second

ví dụ: “Two years ago, we bought these computers and gave them to him_

-Hai năm trước, chung tôi đã mua những chiếc máy tính này và tang cho anh ay”.

23

Trang 28

Tinh từ chỉ định lượng (quantitative adjectives)

Tính từ chỉ định lượng trong tiếng Anh được sử dụng dé chỉ số lượng hoặcđịnh lượng của một danh từ Chang hạn như: Many (nhiêu), few (ít), all (tat

cả), several (một vài)

Ví dụ: “He has few books but all of them are interesting - Anh ấy có vài cuốnsách thôi nhưng tat cả chúng déu hay”

Tinh từ chỉ định (demonstrative adjectives)

Tính từ chỉ định trong tiếng Anh được sử dụng dé chỉ định hoặc xácđịnh một danh từ cụ thé, chang hạn như: This (này), that (kia), these(những này), those (những kia) Tính từ chỉ định đứng trước danh từ số ít(this, that) và đứng trước danh từ số nhiều (these, those).

Ví dụ: “This dress is too expensive - Chiếc váy nay quá đắt”

Tinh từ sở hữu (possessive adjectives)

Tính từ sở hữu trong tiếng Anh được sử dụng để chỉ sự sở hữu hoặcquan hệ giữa người nói hay người viết với một danh từ Các tính từ sở hữu

bao gồm: my (cua toi), your (cua ban), his (của anh ta), her (của cô ấy), our

(cua chúng toi), their (cua họ).

Ví du: “My cat sleeps all day long - Con mèo của tôi ngủ ca ngày ”Tinh từ cam than (exclamatory adjectives)

Tinh từ cam than được sử dụng dé bay tỏ cảm xúc hoặc sự ngạc nhiên như:

wonderful (tuyệt voi), amazing (kỳ diệu), fantastic (tuyệt vời)

Ví dụ: “Zhe weather is wonderful! - Thời tiết tuyệt qua!”Tinh từ nghỉ vấn (Interrogative adjectives)

Giống như tat cả các loại tinh từ trong tiếng Anh khác, tinh từ nghi vanđược dùng dé bô nghĩa cho danh từ Có ba tính từ nghi van: “which, whose,what” được sử dụng dé đặt câu hỏi về đặc điểm của danh từ.

What time should we go to the airports?Which color t-shirt do you like?

24

Trang 29

Whose books are those?

Tinh từ la mao từ (Articles)

Chỉ có ba mao từ trong tiếng Anh va tat cả đều là tinh từ: “a, an, the” Chúngđược sử dụng để nói về những người, vật cụ thé/ không cụ thể, a và an được

gọi là tính từ (mạo từ) không xác định, /he được gọi là tính từ (mạo từ) xác

định vì đây là mạo từ duy nhất được dùng dé chỉ người hoặc vật rất cụ thể.A red apple (một quả táo đỏ) -Tức chi một quả táo nào đó không cụ thé

The old house (ngôi nhà cũ) - Tức chỉ một ngôi nhà cụ thê đã biết

Tinh từ thuộc tính (attributive adjectives)

Các tinh từ thuộc tinh trong tiếng Anh nói về những đặc điểm, phẩm

chất hoặc tính năng cụ thé, chúng được su dung dé nói về các thuộc tính.

Các tính từ quan sát được: có thể biéu thi giá tri hoặc nói về các biện pháp chủ

quan như: real, beautiful, best, perfect, interesting,

Tinh từ kích thước và hình dang nói về những tinh chất khách quan, cóthé đo lường được bao gồm các đặc tính vật lý cụ thé: slow, fast, square,

small, large, round

Tinh từ biểu thị tuổi: old, new, young, two year old,

Tinh từ chi màu sắc: red, black, white, yellow blue, green,

Tinh từ chi nguồn gốc, cho biết nguồn gốc của danh từ (người, địa điểm, độngvật, đồ vật, ): French, Mexican, American,

Tinh từ chi chat liệu của một thứ gì đó: wool, cotton, silver,

Tính từ hạn định thường được coi là một phần của danh từ, giúp danh từ cụthê hơn: luxury, pillow

Trang tiv (Adverbs)

Trang từ (adverbs): Trạng từ có chức năng bồ nghĩa cho các danh từ,tính từ, hay một trạng từ khác Trạng từ trong tiếng Anh thường đứng đầu

25

Trang 30

câu hoặc cuối câu, tùy theo ngữ cảnh của câu Trạng từ được phân chiathành nhiều loại dựa trên vai trò chức năng của chúng.

Các loại trạng từ trong tiếng Anh được phân loại như sau:

Trang từ chỉ tan suất (Adverbs of frequency): Là một trong các trạng từ thôngdụng trong tiếng Anh, trang từ chỉ tần suất được dùng dé thé hiện mức độ xảy

ra, xuất hiện, lặp lại của hành động được nói đến Trong câu các trạng từ chỉ

tần suất thường đứng sau động từ to be, trước động từ chính.

Vi dụ: “Sometimes she forgets to lock the door - Đôi khi cô ấy quên đóngcửa” Trạng từ sometimes chỉ mức độ thường xuyên bổ nghĩa cho động từ

“She always goes shopping after work - Cô ấy luôn luôn di mua sắm sau

giờ lam”.

Trang từ chi nơi chốn (Adverbs of place): dung dé diễn ta nơi các hành động

xảy ra, và mô tả khái quát khoảng cách giữa người nói và hành động Trạng từ

chỉ nơi chốn có thé bổ nghĩa cho động từ, tính từ, trạng từ, cụm danh từ Cáctrạng từ này thường đứng cuối câu, sau động từ, và nếu động từ có tân ngữ thì

sau cả tân ngữ.Ví dụ:

“Do you live here? - Bạn có sống ở đây không? ” (Trạng từ here chỉ nơi chốnbổ nghĩa cho động từ live).

Trang từ chi thời gian (Adverbs of time): Trang từ chỉ thời gian được dùng décho biết một sự việc diễn ra vào lúc nào, có thé bố nghĩa cho động từ, tính từ,

trạng từ, cụm danh từ trong câu.Ví dụ:

“Did you see her yesterday? - Hôm qua bạn có trông thấy cô ấy không?.(Trạng từ yesterday chỉ thời gian bố nghĩa cho động từ see).

26

Trang 31

Một số trạng từ chỉ thời gian: “Already (da rồi), lately (gan đây), still (van),

tomorrow (ngày mai), early (sớm), now (ngay bây giờ), soon (som thôi),

yesterday (hôm qua), finally (cuối cùng thi), recently (gan đáy) `.

Trạng từ chỉ cách thức (Adverbs of manner): Diễn tả cách thức xảy ra hành

động Trạng từ chỉ cách thức thường đứng ở vị trí cuối câu, đứng sau động từhoặc sau tân ngữ, đôi khi có thể đứng ở vị trí giữa câu (nếu trạng từ khôngphải là phần trọng tâm của thông tin).

Ví dụ:

He did the test well (Anh ấy làm bài kiểm tra tốt)

He drove off angrily (Anh ta giận dữ lái xe di).

Trang từ chi mức độ (Adverbs of degree): Diễn tả mức độ diễn ra của hành động.

Một số trạng từ chỉ mức độ thông dụng: “Hardly (hau như không),little (một it), fully (hoàn toàn), rather (khá là), very ( rất), strongly (cực ki),simply (don giản), highly (hết sức), almost (gan như), almost (hau hết), barely

(hiém), enough (du), just (chi), (a) little (chút ít), much (nhiéu), nearly (gan

như), quite (khá), rather (hoi), really (thật) va scarcely (hiểm khi)

Vi du: “She is very beautiful - cô ấy rất dep” (trạng từ chi mức độ “very - rat”bổ nghĩa về mức độ cho “beautiful - đẹp”).

Trạng từ hội tụ (Focusing adverbs): Trạng từ hội tụ được dùng dé chỉ vùngphạm vi của đối tượng nói đến.

Ví dụ:

“Only adults over 22 years old are permitted - Chỉ người trưởng thành trên

22 tuổi được cho phép vào ” (Trạng từ “only - chi” khoanh vùng phạm vi củacụm danh từ “adults over 22 years old - người trưởng thành trên 22 tuổi”

Các trang từ hội tụ thông thường: “just (chi), only (duy nhất), mainly (chủyếu), largely (phan lớn là), generally (nói chung), especially (đặc biệt là)

27

Trang 32

Ví dụ: “The cheering audience is largely Russian - khán giả cô vũ phan lớn

là người Nga ”.

Trang từ phủ định (Negative adverbs): Trạng từ phủ định bỗ nghĩa cho động

từ, tính từ hay trang từ khác theo hướng phủ định “No” và “not” là những

trạng từ phủ định thông dụng nhất.

Ví du: “Our new products are no better than the existing ones - Những sản

phẩm mới của chúng ta không khá hon những sản phẩm trước đó ”.

“We may not go to the shopping mall today - Chúng tôi có thé sẽ không đến

trung tam thương mại vào ngày hôm nay ”.

Một số trạng từ phủ định khác: “Hardly”, “barely”, “scarcely” - mangý nghĩa “hẩu như không”.

Ví du: “Mark hardly finishes his tasks on time - Mark hau như không hoàn

thành nhiệm vụ cua minh đúng giờ”.

Trang từ nghỉ van (interrogative adverbsLa một trong những trạng từ thôngdụng, có chức năng dé hỏi về một việc gì đó, thường được sử dụng dé đặt câuhỏi, chăng hạn những từ “why, where, when, how ” thường đứng ở dau câu,đứng trước động từ tobe hoặc trợ động từ và có chức năng dùng dé hỏi Một

số trường hợp, các trạng từ nghi vấn cũng được sử dụng trong câu khăng định,câu trần thuật.

Ví dụ:

“Where is your sister? - Chị gái bạn dang ở dau?”

“Why didn’t you go to home yesterday? - Tai sao hôm qua ban không vé nha?”“How many sweets have you eaten? - Ban đã ăn bao nhiêu do ngọt rồi? ”.

Trang từ liên kết (Conjunctive adverbs): Trạng từ liên kết trong tiếng Anh kết

nôi những những mệnh đê, tạo sự liên kêt trong câu, thường đứng ở giữa câu.

28

Trang 33

Ví dụ:

“There are many history books, however, none of them may be accurate - Có

rat nhiều sách lịch sử, tuy nhiên, có thé chang quyền nào chính xác ca”.

“Tt rained hard, moreover, lightening flashed and thunder boomed - Trời đã

mua rất to, ngodi ra, còn có sắm sét nữa ”.

Than từ (Interjections)

Than từ (Interjections) là những từ bộc lộ cảm xúc của người nói Các

thán từ thường đứng một mình và đi sau các từ này có thể có dấu chấm than.Ví dụ: “Oh my God! You are so beautiful! - Ôi chúa ơi! Bạn thật đẹp! ”.

1.2.3 Từ chỉ mức độ

Ý nghĩa mức độ là gì?

Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (1988): “Mức độ là mức trên

mot thang độ, được xác định đại khá?” (15, tr 678] Các hành động, trạng thai,

tính chất, phẩm chat khi có cùng một đặc điểm nhưng lại mang những sắc tháikhác nhau được thể hiện trong các ngôn ngữ theo nhiều phương thức, mộttrong các phương thức biéu hiện ý nghĩa mức độ phô biến trong tiếng Việt làsử dụng phụ từ đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho vị từ (động từ và tính từ) Ýnghĩa mức độ giúp làm nôi bật và nhân mạnh đặc điểm của sự vật, hiện tượng,

giúp cho việc đánh giá sẽ được cụ thể, chi tiết hơn.

Pham Hùng Dũng (2013) cho rang “Thang độ luôn luôn bắt dau từ mộtmức/điểm góc là (0) đến mức/điểm đỉnh tột cùng và có thể là vô cực ” Haynói rõ hơn, là tập hợp các giá trị/mức độ, gọi chung là mức độ, được xếp theomột hướng tăng dần từ mức độ thấp nhất, gọi là điểm gốc 0, đến mức cao nhất,có thé là vô cực đề biểu thị dai mức độ về một phạm trù nào đó, như độ cao, độsâu, trọng lượng, SỐ lượng, màu sac, giá tri (04, tr 38].

Phương tiện chỉ mức độ

Như đã trình bày trên, Ngô Thị Ngọc Thảo (2017) khi nghiên cứu về

cách biêu hiện ý nghĩa mức độ trong tiêng Việt và đã nhận diện có 9 cách

29

Trang 34

biểu hiện ý nghĩa mức độ trong tiếng Việt, trong đó cách đầu tiên được nhắcđến là dùng phụ từ dé thé hiện ý nghĩa mức độ, như đã trình bày trong PhanMở đầu, đối tượng nghiên cứu của luận văn này chính là phương tiện này.

Đối với hư từ chỉ mức độ, thực chat, theo chúng tôi, có thé nhận diệnchúng là phụ từ chỉ mức độ Trong cuốn sách “Hv tir tiếng Việt trên các bình

diện ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng”, tác giả Bùi Minh Toán (2017), phụ từ

được định nghĩa như sau: “Phu ter là từ loại thường làm thành to phu cho thuctừ (di trước hay sau) để tạo nên cum từ, va bồ sung ỷ nghĩa cho thực từ" [24,tr 83] Bui Minh Toán xác định phụ từ là một tiểu loại trong các loại hư từtiếng Việt bao gồm phó từ và từ kèm, dựa vào ngữ nghĩa khái quát, phụ từtiếng Việt được phân thành một số nhóm cơ bản là:

Phụ từ chỉ thời thé, thường đi trước động từ, tính từ: đã, dang, sẽ, vừa,mới, sắp, từng Ví dụ: “Cho dù tôi sẽ sung sướng hay khổ sở, cái đó tùy ở tính

tình tôi khôn ngoan hay dan độn”.

[Trích “Dến mèn phiêu lưu ký” - Tô Hoài]Phụ từ chỉ ý chí khăng định, phủ định: có, không, chưa, chẳng (chả) Vídụ: “Toi cũng chẳng biết thế nào là thương xói Tại tôi chỉ nghe có tiếng

hoan hô râm ran cua bọn trẻ `”

[Trích “Dến mèn phiêu lưu ký” - Tô Hoài]Phu từ chỉ mệnh lệnh: hay, di, đừng, chớ Vi dụ: “Từ lòng sâu dat amxin bạn thân yêu hãy nghe thấu lời anh em vĩnh biệt ”.

[Trích “Nỗi buồn chiến tranh” - Bảo Ninh]Phụ từ chỉ sự tiếp diễn, đồng nhất: cing, déu, vẫn, con, mdi, lại, cứ,mãi, nữa Ví dụ: “Trong khi tat cả ta và địch đang nhanh chóng tản khai,nhào núp vào sau các thân cây và bắn loạn xạ thì Kiên cứ lừng lững tiễn

thang lên ” - [Trích “Nỗi buôn chiến tranh” - Bao Ninh]

30

Trang 35

Phụ từ chỉ mức độ: rất, quá, lắm, khá, khí, hoi, vô cùng Ví dụ: “Moiban da ngã kẻ địch, tôi lại được các cậu ấy tam bồ bao nhiêu là cỏ ấu rất non”

[Trích “Dén mèn phiêu lưu ký” - Tô Hoài]Phụ từ chỉ sự hoàn thành: mát, được, ra Ví dụ: “Đưa vào bờ còn phúc,nếu gió cứ mãi day bè ra khơi, thì thật chết ngáp mat”.

[Trích “Dến mèn phiêu lưu ký” - Tô Hoài]Phụ từ chỉ tần số: /hường, hay, năng, luôn, nữa, mãi Vi dụ: “Người tacòn bảo hông ma thường đặc biệt mọc dày ở những vạt đất từng có nhiềungười thiệt mạng, tử khí tụ lại nhiễu ”

[Trích “Nỗi buồn chiến tranh” - Bảo Ninh]

Như vậy, chúng tôi sẽ vận dụng cách nhận diện của Bùi Minh Toán, nhóm

hư từ chỉ mức độ được xác định là đối tượng nghiên cứu của luận văn là các phụtừ chỉ mức độ Kế thừa các kết quả nghiên cứu và tư tưởng đi trước, luận văn nàysẽ nghiên cứu nhóm phụ từ chỉ mức độ trong tiếng Việt và lựa chọn cách phânloại nhóm phụ từ chỉ mức độ trong tiếng Việt theo 3 cấp độ: Vira -> cao -> cựccấp và đôi chiéu với các đơn vị tương đương trong tiếng Anh.

Từ chỉ mức độ trong tiếng Anh

Trong cuốn sách “Degree words” [31, pg 14], tác giả đã dua ra nghiêncứu về từ chỉ mức độ trong tiếng Anh, theo tác giả, biểu hiện mức độ vàcường độ trong tiếng Anh không chỉ được gắn với tính từ và trạng từ theocách hiểu thông thường, các từ chỉ mức độ còn đi kèm với cả tính từ, trạng từ,động từ và danh từ Tác giả cũng chỉ ra các vẫn đề ngữ pháp hóa và phi ngữpháp hóa đối với các từ chỉ mức độ, sự chuyên đổi ngữ nghĩa và cú pháp của

các từ loại sang từ chỉ ý nghĩa mức độ.

Cũng theo tác gia Dwight Bolinger, phương tiện biểu thi mức độ trongtiếng Anh có thé thuộc cấp từ (thuộc các từ loại khác nhau: tính từ, trạng từ )

và có thé là cap độ trên từ (câu trúc so sánh hon, so sánh nhat )

31

Trang 36

+ Từ chỉ mức độ đi kèm tính từ, trạng từ: Very, highly, so, overly,

deadly, well, too, less, particularly, terribly, awfully, excessively, a bit, later,least, less, more, most, all, much, quiet, rather, somewhat, enough, right,awfully terribly, especially, really

Vd: “She is very beautiful - Cô ấy rất đẹp!”, “The weather is so cold - Thờitiết lạnh quá!”.

“Very, so” là các phụ từ đi kèm động từ, tinh từ, biểu hiện mức độ cao.

+ Các tính từ, trạng từ đứng cạnh nhau thì một trong các từ cũng biểu

hiện ý nghĩa mức độ:

Vd: “He’s pure crazy Anh ta hoàn toàn điên rồi!”, It’s terrible hot today

Hôm nay trời nóng kinh khủng!”

“Pure, terrible” là các tính từ khi đứng trước một tính từ khác thì đóng vai trò

giống như phụ từ, trong trường hợp này chúng thé hiện mức độ cực cấp.

+ Các dạng thức so sánh hơn, kém (tính từ, trạng từ + hậu tố “er” hoặc

kết hợp “more, less”) và so sánh nhất (tính từ, trạng từ + hậu tố “est” hoặc kết

hợp “most, least”) cũng biéu hiện mức độ của từ.

Vd: “He is more intelligent than John - Anh ấy thông minh hơn John”, “she isthe biggest one in our group - Cô ấy là người to con nhất trong nhóm của

+ Từ chỉ mức độ đi kèm danh từ: “Such”, “what”

Vd: “He is such a postman - Anh ấy đúng là người đưa thư tuyệt vời”, “It was

such a difficulty - Qua là khó khăn làm sao”, “They made such efforts - Họ da

32

Trang 37

thực sự nỗ lực”, “what a telescope it is! - Quả là một chiéc kinh thién van

Thông qua đối chiếu, nhiều đặc điểm quan trọng của các ngôn ngữđược phát hiện, cho phép các nhà nghiên cứu xác định rõ hơn các đặc điểmcủa từng ngôn ngữ được đối chiếu Việc miêu tả ngôn ngữ đòi hỏi phải thựcsự xuất phát chính từ cứ liệu của ngôn ngữ cần miêu tả Nghiên cứu đối chiếulà một trong những cách tốt nhất đề học hỏi kinh nghiệm phân tích từ nhữngngôn ngữ khác nhằm tìm kiếm thêm luận cứ biện giải cho một hiện tượng,

phạm trù nào đó trong ngôn ngữ đang miêu tả.

Tiêu chí đối chiếu ngôn ngữ

Tiêu chí đối chiếu là cơ sở, nền tảng chung cho việc đối chiếu các hiệntượng ngôn ngữ (được gọi là tertium comparationis) Trong đối chiếu ngônngữ, chỉ những đối tượng tương đương với nhau mới được so sánh với nhau,và mỗi cấp độ, mỗi bình diện ngôn ngữ đều có những tiêu chí đối chiếu riêng.

Có hai kiểu đối chiếu:

Đối chiếu định lượng: Nhằm xác định những khác biệt về sỐ lượng các

yêu tô ngôn ngữ xét theo tiêu chí đôi chiêu nào đó.

33

Trang 38

Đối chiếu định tính: Nhăm tìm ra những đặc điểm giống nhau và khácnhau giữa các yếu tổ ngôn ngữ tương đương của hai ngôn ngữ.

1.4 Lý thuyết dịch

Nghiên cứu về dịch thuật ở Việt Nam đã có nhiều công trình của cáctác giả với những đóng góp nhất định trong lĩnh vực nghiên cứu dịch thuậtnhư Lê Quang Thiêm (1989), Nguyễn Hồng Cén (2001), Nguyễn Thượng

Hùng (2005), Hoàng Văn Vân (2005), Nguyễn Quốc Hùng (2007), Lê HùngTiến (2007), Lưu Trọng Tuấn (2008), Hồ Đắc Túc (2012) Trên thế giới cócác tác giả nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu dịch thuật như: Peter Newmark

(1988), Nida & Taber (1974), Snell-Hornby & Gentzler (1988)

Trong luận án tiền sỹ ngôn ngữ học của Trần Thị Trung Hiếu (2021),Nghiên cứu tương đương dịch thuật các phát ngôn câu khiến Anh - Việt (quaso sánh nguyên bản tác phẩm "Gone with the wind" và 2 bản dịch tiếng Việt),

trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQGHN), thuật ngữ dịch

thuật (translation) được dùng với ba nghĩa: Nghĩa thứ nhất chỉ sản pham của

quá trình dịch thuật; Nghĩa thứ hai chỉ bản thân quá trình dịch thuật; Nghĩa

thứ ba chỉ hoạt động dịch thuật nói chung, bao gồm cả quá trình dịch thuật vàsản phẩm dịch thuật Lịch sử nghiên cứu dịch thuật đề cập đến 4 mô hình lý

thuyết dịch thuật chính, đó là mô hình của Roger Thomas Bell, Peter

Newmark, J.C Catford va Eugene A.Nida.

Luan an cũng chap nhận các quan niệm cua Nguyễn Hồng Cén,Nguyễn Hồng Cén (2005) đề xuất 5 phương pháp dich thường gặp trong dịch

Anh — Việt gồm: Dịch nguyên văn, Dịch nghĩa, Dịch thông báo, Dịch tự do,

Phỏng dịch và các thủ pháp dịch câu như: dịch từng từ, dich thay đổi từ, thêmhoặc bớt từ ngữ, tách, nhập hoặc hoán chuyên cấu trúc và chuyên một câu của

ngữ nguồn thành một câu thành ngữ hoặc có tính thành ngữ ở ngữ đích.

34

Trang 39

Tương đương dịch thuật: Theo tác giả Nguyễn Hồng Côn (2004):“Tương đương dịch thuật là sự trang hop hay tương ứng trên một hoặc nhiều

bình diện (ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng) giữa các đơn vị dịch

thuật của văn bản nguồn và văn bản đích với tư cách vừa là sản phẩm vừa làphương tiện cua dich thuật như một quá trình giao tiếp ” 103, tr 50-55]

Như vậy, tác giả đã khái niệm “tương đương dịch thuật” trên cơ sở

quan điểm ngôn ngữ học, tương đương dịch thuật là một thuộc tính kháchquan, một mối quan hệ có thực tồn tại giữa văn bản nguồn và văn bản đích vàcác đơn vi của chúng, là đại lượng động, biến thiên theo số lượng và tính chất

của các bình diện tương đương được dịch, chịu sự ảnh hưởng và chi phối của

nhiều nhân tố trong việc ưu tiên lựa chọn một bình diện, một khía cạnh tương

đương nao đó.

Về việc phân loại “tương đương dịch thuật”, tác giả cho răng không có

một tương đương dịch thuật lý tưởng nao chung cho các đơn vi dịch thuật, tùy

thuộc vào tính chất và số lượng của các bình diện tương đương được chuyêndịch, giữa các đơn vi dịch thuật có thể có các kiểu tương đương dịch thuật

khác nhau Tác giả đã đưa ra các tiêu chí phân chia như sau:

Xét theo các đặc tính tương đương được chuyên dịch thì có bốn bình

diện tương đương dịch thuật đó là: Tương đương ngữ âm (phoneticequivalence), tương đương ngữ pháp (grammatical equivalence), trong đươngngữ nghĩa (semantic equivalence), va tương đương ngữ dung (pragmatic

equivalence) Xét theo sự có mặt hay văng mặt của bốn bình diện tươngđương cơ bản trên, tác giả phân chia thành 2 nhóm bao gồm: Tương đươnghoàn toàn và tương đương bộ phận Tương đương hoàn toàn bao gồm 2 kiểulà hoàn toàn tuyệt đối và hoàn toản tương đối Tương đương hoàn toàn tuyệtđối là các tương đương dịch thuật tương đương với nhau trên cả bốn bình diệnngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, và ngữ dụng Ở cấp độ từ, đó là việc dùng lại

35

Trang 40

các từ mà ngữ đích vay mượn trực tiếp từ ngữ nguồn bằng cách phiên âm hayđể nguyên dạng trong bản dịch, ở cấp độ câu, sự tương đương hoàn toàn tuyệtđối chỉ xảy ra đối với các ngôn ngữ có quan hệ họ hàng rất gần gũi hoặc cóquan hệ tiếp xúc, vay mượn lâu đời, tuy nhiên, phần lớn các ngôn ngữ có hệthống âm vị khác nhau nên tương đương hoàn toàn tuyệt đối là rat ít Kiéu thứhai là tương đương hoàn toàn tương đối, đó là các tương đương dịch thuậtgiống nhau trên ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa, và ngữ dụng, ở cấp độ từ,đó là các tương đương đồng nghĩa ngữ cảnh và phi ngữ cảnh, còn ở cấp độcâu, nếu chúng ta giới hạn sự tương đương về ngữ pháp ở một vài đặc điểmquan trọng nhất như phạm trù từ loại của từ, trật tự từ, cau trúc ngữ pháp, kiểucâu thì các tương đương dịch thuật này cũng khá phổ biến Nhóm thứ 2 thuộc

tiêu chí này là nhóm tương đương bộ phận, đó là là các tương đương dịch

thuật chỉ tương ứng với nhau trên một hoặc hai bình diện bao gồm 4 kiểu là:

tương đương ngữ pháp - ngữ nghĩa; tương đương ngữ pháp - ngữ dụng; tương

đương ngữ nghĩa - ngữ dụng: và tương đương thuần ngữ dụng Tương đươngngữ pháp - ngữ nghĩa là kiểu tương đương mà do sự khác biệt tinh tế giữa haingôn ngữ, người dịch không thé chuyên tải được hết các thông tin dụng họckhác nhau của đơn vị dịch, tác giả cho rằng kiểu tương đương này thường chỉdùng để dịch chú giải nghĩa nguyên văn của câu, ít sử dụng trong giao tiếpthông thường Tương đương ngữ pháp - ngữ dụng là kiểu tương đương màcác đơn vị dich của văn bản nguồn và văn bản đích chi tương đương nhau vềngữ pháp, ngữ dụng mà không có tương đương về ngữ nghĩa Ở cấp độ từ, đólà khi một từ của ngữ nguồn được dịch bằng một từ của ngữ đích khác hắn vềnghĩa sở biểu nhưng tương đương về nghĩa phạm trù từ loại, nghĩa biểu cảmhay nghĩa liên hội Ở cấp độ câu thì có tự tương đương về các đặc trưng ngữpháp cơ bản và giá trị ngôn trung nhưng khác nhau về nghĩa biểu hiện Tươngđương ngữ nghĩa - ngữ dụng theo tác giả là kiểu tương đương phô biến nhất,

36

Ngày đăng: 29/06/2024, 12:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN