1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa của ca từ trong ca khúc cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975

363 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

NGUYEN THI THUY HA

DAC DIEM TU VUNG - NGU NGHIA CUACA TU TRONG CA KHUC CACH MANG

VIET NAM GIAI DOAN 1945 - 1975

LUAN AN TIEN Si NGON NGU HOC

Hà Nội — 2021

Trang 2

LUẬN ÁN TIEN SĨ NGÔN NGỮ HOC

CHỦ TỊCH HỘI ĐÒNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TS TRÀN TRÍ DÕI GS.TS NGUYÊN ĐỨC TÒN

Hà Nội — 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự

hướng dẫn khoa học của GS.TS Nguyễn Đức Tôn Kết quả nghiên cứu của dé tài

là trung thực, không trùng lặp với công trình của một tác giả nào khác đã công bố

trước đây Các nhận xét, đánh giá sử dung của các tac gia, cơ quan, tô chức khácđều được trích dẫn theo đúng quy định hiện hành về quy cách trình bày luận án.

Nêu có phát hiện bat kỳ gian lận nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Noi, ngày tháng 7 năm 2021Tác giả

Nguyễn Thị Thúy Hà

Trang 4

LOI CAM ON

Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Lãnh đạo và can bộ

các phòng ban, Ban Chủ nhiệm và các thầy cô trong Khoa Ngôn ngữ - Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ

tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thủ trưởng trong

Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường; chỉ huy các phòng, ban; ban chủ nhiệmkhoa Văn hóa Cơ bản - Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, nơi tôi

đang công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận án.

Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Đức

Tôn - người hướng dẫn khoa học đã luôn tận tình chi bảo cho tôi trong suốt quá

Trang 5

MỤC LỤC

1 Lí do chọn đề tài ¿- s- s St keSkềEEEEEEEEEEEEEEEEEEE11111111111111111E11 1111111 txe 5

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - ¿+ ©5£+5£+S£+E£+EE+EEtEEtzx+zxe+rerrxerxee 7

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU - 5 +55 +++2£++E++EE+e+eereeereeeeeerrserrke 84 Phuong phap nghién CU ồ'®'®.'®' 10

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiQn o.ceecceccecsesscsscsssessessessessessscsvessessesssssessvessessesseessenes 11

6 Bố cục của luận AN veeeeecececesccecsececsesececsesececscsesececsessucersessecacavsucacarseecevaveeeeceees 12

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ

THUYÉT NGHIÊN CỨU TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA CỦA CA TỪ TRONGCA KHÚC CÁCH MẠNG VIET NAM GIAI DOAN 1945 - 1975 13

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu - 2-2 2 s2 SE E2 EerxeExerxzxeexee 131.1.1 Tình hình nghiên cứu về trường từ vựng - ngữ HghĨA ccc+ccscsssxee 13

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về ca khúc cách mạng -©5c©5ess+cs+csscseẻ 24

1.2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu từ vựng — ngữ nghĩa trong ca từ của ca khúc

10.8101 0n 27

1.2.1 Cơ sở lí thuyẾT VỀ từ: 2-52 SE+EE‡EE‡ESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE2112111111111e xe 271.2.2 Lý thuyết về trường từ vựng - ngữ 3/70 110117e®eeaa 371.2.3 Nghĩa Diu tring coccsesssessesssesssesssessesssessssssessusssesssessesssessesssesssssesssessesssesseee 42

1.2.4 Máy vấn dé lý luận VỀ C000 coeesesscescessesseesesssessesssssesssessssssssessessesssesesseensenss 41

L.2.5, Ca l8 ng nan hố 50

Chương 2 TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA CUA CA TỪ TRONG CA

KHÚC CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI DOAN 1945 - 1975 54

2.1 Kết quả khảo sát L c7 1n 2n nhe 54

2.2 Trường từ vựng - ngữ nghĩa người -. 55 scs + ssseeeeserreserreeeske 56

2.2.1 Tiểu trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ người se ©cecccscssrsreees 58

2.2.2 Tiểu trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ hoạt động của người 70

2.2.3 Tiểu trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ trạng thái và đặc điểm, phẩm chất

CUA NQUOL PT SA rgrDỤỌQẦQ‹+I 79

Trang 6

2.3 Trường từ vựng - ngữ nghĩa không gian - - 5-c<S<<<+<c<<e2 86

2.3.1 Tiểu trường từ vựng - ngữ nghĩa không gian tự nhiên -: 872.3.2 Tiểu trường từ vựng - ngữ nghĩa không gian nhân tạo - -: 90

2.4 Trường từ vựng - ngữ nghĩa sự vậf (che 93

2.4.1 Tiểu trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ vật dụng phục vụ đời SONG 932.4.2 Tiểu trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ công trình xây dựng 952.4.3 Tiểu trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ vũ khí - 2 s+ccs+ce+rzxezcee- 97

2.5 Trường từ vựng - ngữ nghĩa thời gian ec c ScSsssseeereeerrrses 992.6 Trường từ vựng - ngữ nghĩa các khái niệm trừu tượng 102

2.6.1 Tiểu trường từ vựng - ngữ nghĩa khái niệm thuộc phạm trù cách mạng 1022.6.2 Tiểu trường từ vựng - ngữ nghĩa khái niệm thuộc phạm trù con người 103

2.7 Trường từ vựng - ngữ nghĩa thực vat - - S+cssssseesereees 1042.8 Trường từ vựng - ngữ nghĩa hiện tượng tự nhiên - 105

2.9 Trường từ vựng - ngữ nghĩa động vật 5S sssseseeresxes 106

2.10 Tiểu kết chương 2 - 2 % SE SE 2 19E19718111111111111111 11x ptxeE 106Chương 3 HIỆN TƯỢNG CHUYEN TRUONG VÀ Ý NGHĨA BIEU

TRƯNG CUA TỪ NGỮ TRONG CA TỪ CUA CA KHÚC CÁCH MẠNG

VIỆT NAM GIAT DOAN 1945 - 1975 S222 stetsterrrerrrrrrrrrrer 110

3.1 Hiện tượng chuyển trường của từ ngữ trong ca từ của ca khúc cách

mạng giai đoạn 1945 - 1975 - - - - c kn TH TH TH TT TH HH HH 110

3.1.1 Kết quả khảo sát ChUg, - - 2-5252 +s‡Ek+EE‡E+EEEESEEEEEEEEEEEEerkerkerrrrree 1103.1.2 Hiện tượng chuyển trường của trường từ vựng - ngữ nghĩa người 1113.1.3 Hiện tượng chuyển trường của trường từ vựng - ngữ nghĩa không gian 1213.1.4 Hiện tượng chuyển trường của trường từ vựng - ngữ nghĩa sự vật 1263.1.5 Hiện tượng chuyển trường của trường từ vựng - ngữ nghĩa thực vật 1313.2 Ý nghĩa biểu trưng của một số từ điển hình -¿- 5+- 134

3.2.1 Nghĩa biểu trưng của từ chỉ bộ phận cơ thé người - "lòng" 135

3.2.2 Nghĩa biểu trưng của từ "đường "/'con đường ” -.-©ce©cs+csscssceeced 1423.2.3 Ý nghĩa biểu trưng của từ "xuân"/"mùa xuÂn”" -:©-ce-sescse- 147

Trang 7

3.2.4 Ý nghĩa biểu trưng của từ "Ủứ4”" +©ccc©c+cks+ESEEcEEeEksrkerrerkerrkee 157

3.3 Tiểu kết chương 3 - 2-22 2c 22x 2E1E211271211271121171.211 211.11 xe 164KET LUẬN -2-25- 5+2 21 2212211271211 1121111121111 .11.11 1.111 re 166

CÁC CÔNG TRINH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BÓ ccccccec 168IV )80i9969:7 9/847 00008 ố 169

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 2.1 Kết quả khảo sát chung về trường từ vựng — ngữ nghĩa của ca từ trong

ca khúc cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 -+ 5s s++ssx+sssss 55

Bang 3.1 Kết quả khảo sát chung về hiện tượng chuyền trường của từ ngữ trong

ca từ của ca khúc cách mạng giai đoạn 1945 — 197Š s++sx+s+sexsss 110

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Biểu đồ số lượng từ ngữ của các trường từ vựng - ngữ nghĩa của ca từ

trong ca khúc cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 -«: 56

Hình 2.2: Biéu đồ tỉ lệ (%) số lượng từ ngữ của các trường từ vựng - ngữ nghĩa

của ca từ trong ca khúc cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 56

Hình 2.3: Biểu đồ tần số xuất hiện của từ ngữ trong các trường từ vựng - ngữ

nghĩa cua ca từ trong ca khúc cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 57

Hình 2.4: Biểu đồ tỉ lệ (%) tần số xuất hiện của từ ngữ trong các trường từ vựng

-ngữ nghĩa của ca từ trong ca khúc cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 57

Hình 3.1: Biéu đồ số lượng từ ngữ chuyền trường của ca từ trong ca khúc cách

mạng giai đoạn 1945 - 1 /7Š s1 hcm nrệp 111

Hình 3.3: Biểu đồ tần số xuất hiện của từ ngữ chuyên trường của ca từ trong ca

khúc cách mạng giai đoạn 1945 — ]Ø75 -c 13.31 19 131811111 rrry 112

Hình 3.4: Biểu đồ tỉ lệ (%) tần số xuất hiện của từ ngữ chuyền trường của ca từ

trong ca khúc cách mạng giai đoạn 1945 — 1'975 - +5 ++<x*+skxssxserssers 113

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người(V.I Lénin), là hiện thực trực tiếp của tư tưởng (C Mác), là công cụ dé tri nhậnthé giới; là phương tiện hữu hiệu dé bày tỏ thế giới nội tâm sâu kín, phong phú

của con người Ngôn ngữ tổn tại ở hai trạng thái: trạng thái tĩnh và trạng thái

động Khi ở trạng thái tĩnh, ngôn ngữ mang tính chung, tính xã hội, tính trừu

tượng, là tài sản chung của cả cộng đồng Ở trang thái động, ngôn ngữ được biểu

hiện trực tiếp qua lời nói của từng cá nhân Hay nói cách khác, lời nói chính là

sản phẩm được tạo ra bởi cá nhân trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thé, là biểu

hiện của ngôn ngữ hay là hình thức tồn tại hiện thực của ngôn ngữ Ở trạng thái

lời nói, ngôn ngữ được biểu hiện vô cùng tự do, phong phú, đa dạng, đây tínhsáng tạo và linh hoạt; mang đậm những nét đặc trưng về nghề nghiệp, văn hóa,vùng miền, ngành nghè, lĩnh vực của cá nhân sử dụng Có thé nói rằng, chỉ ởhoạt động hành chức, ngôn ngữ mới trở thành một công cụ đắc lực, tỉnh tế đểdiễn tả tư tưởng, tình cảm của con người một cách hiệu quả, sinh động nhất.

1.2 Trong hoạt động hành chức, ngôn ngữ và văn hoá, ngôn ngữ dân tộc

và văn hoá dân tộc có mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau và ảnh

hưởng qua lại lẫn nhau Có thê nói, ngôn ngữ là một thành tố rất quan trọng củanên văn hóa tinh thần của nhân loại Ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện đặctrưng văn hóa - dân tộc của các cộng đồng người; đồng thời là chất liệu sáng tác,phương tiện biểu hiện nội dung của nhiều loại hình nghệ thuật.

1.3 Trong các loại hình nghệ thuật, âm nhạc xuất hiện từ rất lâu đời, gănbó mật thiết, tồn tại và phát triển song song cùng với nền văn hóa của các cộngđồng dân tộc Trong âm nhạc, bên cạnh loại hình khí nhạc chỉ sử dụng một hệthống âm nhạc thuần túy còn có loại hình thanh nhạc đồng thời sử dụng hai loại

hình ngôn ngữ: ngôn ngữ âm nhạc — giai điệu và ngôn ngữ văn học (lời ca trong

ca khúc, hợp xướng; kịch bản trong hoạt cảnh, nhạc kịch; tên gọi, tiêu đề của bài

hát, bản nhạc ) Hai loại hình này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tac động, chi

phối lẫn nhau tạo nên một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh.

Trang 10

1.4 Trong nền âm nhạc Việt Nam, loại hình thanh nhạc là thể loại được

hợp thành bởi hai bộ phận: nhạc cô truyền — nhạc dân tộc (chèo, hát xâm, hát

quan họ, ca trù, hò, cải lương ) và tân nhạc (nhạc tân thời, nhạc cải cách hay

nhạc nhẹ) Trong đó, tân nhạc ra đời vào cuối thập niên 30 của thé ki XX gan

liền với dòng nhac tiền chiến có tinh lãng mạn tach rời đời sống, thường khôngcó không gian hoặc thời gian cụ thể Sau năm 1945, tại miền Bắc, nhạc cáchmạng hay còn gọi là “nhạc đỏ” ra đời với sự xuất hiện của nhiều nhạc sĩ mà saunày trở thành trụ cột của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại Ca khúc cách mạng đãtai hiện lại một thời ki lịch sử hao hùng, bi trắng, được ví như một pho sứ băngâm nhạc của dân tộc Việt Nam Trong suốt một giai đoạn dài (1945 — 1975), cakhúc cách mạng là dòng nhạc chủ lưu của nền âm nhạc nước nhà; là món ăn tinhthần không thé thiếu của nhân dân Tuy nhiên, ngày nay, trước sự biến đổi vềlịch sử, xã hội, văn hóa, kinh tế ; với sự giao lưu, tác động, ảnh hưởng của cácxu hướng âm nhạc trên thế giới, thị hiếu âm nhạc của công chúng (nhất là giớitrẻ) đã có nhiều thay đổi Có những thời điểm, phạm vi biểu diễn, đối tượng

thưởng thức, thời gian biểu diễn, sức lan tỏa của ca khúc cách mạng bị hạn chế,

thu hẹp lại Nhận thức được điều đó, trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạocủa Đảng, các Bộ, Ban, Ngành đã tô chức các cuộc thi, liên hoan tuyên truyền cakhúc cách mạng rộng khắp ở tất cả các địa phương, ban ngành, công ty, xí

nghiệp, trường học trên cả nước Những ca khúc thuở nào làm nên phong trào

Tiếng hát át tiếng bom trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ giờtrở thành những Bài ca di cùng năm tháng Đó là một hình thức giáo dục truyềnthống rất hiệu quả cho thế hệ trẻ hiện nay về lịch sử của dân tộc, tình yêu đấtnước và trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội

chủ nghĩa.

1.5 Vì thế, Dang, Nhà nước đã đề ra một số chủ trương, biện pháp dé “phục

hưng” nhạc cách mạng Các cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương đãxây dựng nhiều chương trình biểu diễn nhằm tuyên truyền, phổ biến ca khúc

cách mạng đên với đông đảo mọi tâng lớp nhân dân và thực hiện nhiêu công

Trang 11

trình nghiên cứu về ca khúc cách mạng Tuy nhiên, những công trình khoa họcđó chủ yếu tiếp cận ở góc độ âm nhạc, văn học, văn hóa Hướng nghiên cứu vềca khúc cách mạng trên phương diện ngôn ngữ chưa nhiều, chưa thực sự làm nồi

bật được vi trí, vai trò, sự dong góp của phương diện ngôn ngữ trong ca khúc

cách mạng đối với âm nhạc, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ dân tộc Trên bìnhdiện nay, đến nay mới chỉ có luận văn thạc sĩ Đặc điểm tiếng Việt thể hiện trong

phan loi ca cua ca khúc trữ tinh Cách mang Việt Nam giai đoạn 1954 — 1975

của Đỗ Thai Hà Qua đó, có thé thấy rằng, trên bình diện ngôn ngữ, nghiên cứuvề ca khúc cách mạng vẫn còn là một khoảng trồng rat cần được chú trọng, quantâm, đầu tư nhiều hơn cả về chất và lượng công trình nghiên cứu.

Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Đặc điểm từ vựng — ngữ

nghĩa của ca từ trong ca khúc cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 — 1975 nhằmnghiên cứu những đặc trưng từ vựng ngữ nghĩa, cụ thể là các trường từ vựng -

ngữ nghĩa và ý nghĩa biểu trưng của một số từ điển hình Qua đó, luận án chỉ ra

những chủ đề nỗi bật, những sáng tạo của các nhạc sĩ trong việc sử dụng ngônngữ dé xây dựng lời ca, biểu hiện tình cảm, tư tưởng Đó là cách góp phan gìngiữ, phát triển, đưa ca khúc cách mạng đến gần hơn với công chúng, có sức lantỏa, thâm thấu sâu rộng hơn.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là ca từ trong ca khúc cách mạng Việt

Nam giai đoạn 1945 — 1975.

2.2 Phạm vi nghiên cứu

2.2.1 Pham vi nội dung nghiên cứu

Để chỉ ra được tính hệ thống, đặc điểm phân bố, cách thức sử dụng từ ngữ

trong việc biểu hiện chủ đề, xây dựng hình tượng, khắc họa tư tưởng trong ca

khúc cách mạng, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu bình diện từ vựng - ngữ nghĩa

của ca từ trong ca khúc cách mạng, cụ thể là nghiên cứu các trường từ vựng ngữ nghĩa được xác lập, hiện tượng chuyền trường và nghĩa biểu trưng Luận án

Trang 12

-nghiên cứu hai phương thức chuyển nghĩa của từ làm cơ sở cho phương thứcchuyên trường là: ân dụ và hoán dụ, một số từ ngữ mang nghĩa biểu trưng có tầnsố xuất hiện nhiều (80 lần trở lên) Nội dung nghiên cứu của luận án, như vừa

nêu chỉ liên quan đến ngữ nghĩa của chủ yếu các thực từ và một số đại từ, do vậy

chúng tôi chỉ khảo sát, phân loại, miêu tả các thực từ (danh từ, động từ, tính từ),

một số ít đại từ có liên quan mà không nghiên cứu hư từ.

2.2.2 Phạm vi tư liệu nghiên cứu

Tư liệu mà chúng tôi lựa chọn khảo sát là 175 ca khúc cách mạng sáng tác

trong giai đoạn từ 1945 — 1975, được tuyên chon và in trong bốn tuyển tập:

1 Lá đỏ - 100 bài hát nồi tiếng của các nhạc sĩ Việt Nam (từ 1945 —1975) do nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha tuyển chọn và giới thiệu, Nhà xuất bản Hà

Nội, năm 2003.

2 Ca khúc vượt thời gian — 45 ca khúc trữ tình yêu nước và cách mạng

trước 1975 của tác giả Trương Quang Lục, Nhà xuất bản trẻ, 2003.

3 Tuyển tập 101 ca khúc đi cùng năm tháng Bài ca không quên — nhiềutác giả, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, năm 2005.

4 100 ca khúc chào thé ki (tái bản có sửa chữa) của nhiều tác giả, Nhaxuất bản Thanh niên, năm 2009.

Sở di chúng tôi sử dụng bốn tuyên tập ca khúc này dé thu thập ngữ liệu

khảo sát bởi vì đến thời điểm này, chưa có tông tập ca khúc cách mạng giai đoạn

1945 — 1975 Các ca khúc cách mạng giai đoạn này được xếp chung với các cakhúc cách mạng giai đoạn 1930 — 1945 va từ sau 1975 Vì thế, trong 4 tuyển tập

này, chúng tôi chỉ chọn lọc những ca khúc thuộc giai đoạn nghiên cứu của luận

án: 1945 — 1975 Sau khi loại trừ các yếu tố không thỏa mãn điều kiện nghiên

cứu, chúng tôi thu được 175 ca khúc.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là phát hiện đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa

của từ ngữ được sử dụng đê sáng tác ca từ trong ca khúc cách mạng như: đặc

Trang 13

điểm sử dụng, cụ thể là đặc điểm phân bó, phạm vi sử dụng và đặc điểm về

phong cách nghệ thuật, khả năng biểu hiện ý nghĩa Thông qua đó, luận án gópphần chỉ ra con đường tối ưu giúp các nhà sáng tác trong việc xử lí, lựa chọn cácphương tiện từ vựng tiếng Việt để viết ca từ cho các ca khúc và làm phong phúthêm kho tàng lí luận về ca từ trong phê bình âm nhạc phục vụ việc giảng dạy và

học tập trong các Học viện, Nhà trường liên quan.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận án cần giải quyết những

nhiệm vụ sau:

3.2.1 Xây dựng khung lí thuyết có liên quan đến đề tài như: nghĩa của từ,các phương thức chuyền nghĩa; lí thuyết về trường từ vựng - ngữ nghĩa, nghĩabiểu trưng của từ; quan niệm "ca khúc cách mạng", "ca từ".

3.2.2 Thống kê, xác lập hệ thống các từ ngữ thuộc từng trường từ vựng ngữ nghĩa và phân lập thành những tiểu trường của chúng: chỉ ra được đặc điểm

-từ vựng - ngữ nghĩa của các trường -từ vựng - ngữ nghĩa cơ bản của ca -từ trong

các ca khúc cách mang; phân tích đặc điểm riêng của từng trường từ vựng - ngữ

nghĩa và giá trị của chúng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của các ca khúc

cách mạng; chỉ ra tính hệ thống, tính tầng bậc và tính giao thoa trong lòng mỗitrường góp phần làm sáng rõ năng lực sử dụng ngôn ngữ giàu tính sáng tạo của

các nhạc sĩ;

3.2.3 Thống kê, phân tích hiện tượng chuyền trường nghĩa, nghĩa biểutrưng của một số từ ngữ điển hình với tư cách là những tín hiệu thâm mĩ văn

chương ở từng tiểu trường.

3.2.4 Phân tích đặc trưng văn hóa dân tộc trong việc sử dụng từ ngữ

thông qua các trường từ vựng - ngữ nghĩa đã được xác lập cũng như nghĩa biểutrưng của các từ điển hình trong ca từ của các ca khúc cách mạng Việt Nam đểlàm rõ đặc điểm tri nhận của con người Việt Nam trong chiến tranh; sự tác độngcủa những đặc trưng về lịch sử, chính trị, văn hóa đến cách sử dùng từ trong

sáng tác ca khúc cách mạng giai đoạn 1945 — 1975.

Trang 14

4 Phương pháp nghiên cứu

Dé giải quyết các vấn đề nghiên cứu của luận án, chúng tôi chủ yếu sửdụng một số phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:

ngữ của người Việt.

4.1.2 Thủ pháp so sảnh

Thủ pháp so sánh được sử dụng trong luận án dé làm nồi bật sự giống vàkhác nhau, quy mô giữa các tiểu trường trong cùng một trường từ vựng - ngữ

nghĩa hay giữa các trường từ vựng - ngữ nghĩa với nhau, cũng như hiện tượng

chuyền trường theo một số phương diện như: số lượng từ, cách dùng, sự chuyên

trường và giá trị biểu trưng.

4.2 Phương pháp phân tích thành tố nghĩa

Đây là phương pháp dùng để phân tích cấu trúc nghĩa của từ thành cácthành tố nghĩa, nét nghĩa khu biệt, trên cơ sở đó chỉ ra nét nghĩa làm cơ sở choSự chuyên trường của từ trong ca từ của các ca khúc cách mạng hoặc là cơ sở tạora các ý nghĩa biéu trưng của một số từ điền hình.

4.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Phương pháp nghiên cứu trường hợp được sử dụng dé phân tích sự chuyềnnghĩa và nghĩa biểu trưng của một số lượng từ nhất định mang tính đại diện để

10

Trang 15

rút ra những điểm mang tính quy luật chung do số lượng từ ngữ được khảo sát

trong luận án quá lớn.

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

5.1 Y nghia lý luận

Qua đề tài này, với kết quả đạt được, luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ vàsâu sắc hơn về tính hệ thống, tính tầng bậc và tính giao thoa của các từ ngữ trongngôn ngữ, trên cơ sở triết học — mọi sự vật, hiện tượng ton tai trong thé gidikhách quan đều có mối quan hệ biện chứng với nhau Vì thế, kết qua nghiên cứucũng có thể góp phần vào việc nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết về trường từvựng — ngữ nghĩa và nghĩa biểu trưng trong Việt ngữ học, như cơ sở dé tập hợp

các từ vào một trường từ vựng ngữ nghĩa, cơ sở đề phân lập các từ ngữ thành cáctiểu trường, cơ sở dé từ có thé chuyền trường từ vựng - ngữ nghĩa hoặc tạo nghĩa

biểu trưng; những mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các trường từ vựng — ngữ nghĩavà những quan hệ ngữ nghĩa trong mỗi trường từ vựng ngữ nghĩa Đồng thờiviệc nghiên cứu này còn giúp đúc rút ra những tri thức bổ ích để áp dụng líthuyết trường từ vựng - ngữ nghĩa vào nghiên cứu các nhóm từ vựng khác nhau.

Kết quả nghiên cứu còn góp phần làm sáng tỏ đặc trưng phong cách ngôn ngữ

của một thể loại văn bản nghệ thuật đặc thù - ca khúc vốn chưa được nghiên cứunhiều và sâu.

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng như một tài liệu tham

khảo cho việc học tập, nghiên cứu hay giảng dạy tiếng Việt trong nhà trường.

Không những thế, nó có thé là một tài liệu hữu ích cho các nhạc sĩ tham khảo dé

nâng cao chất lượng sử dụng ngôn ngữ trong sáng tác ca khúc; và các ca sỹ có

thé nâng cao năng lực cảm thụ ý nghĩa thâm mi hàm chứa trong mỗi ca khúc décó phong cách biễu diễn phù hợp tác động có hiệu quả đến trái tim khối óc củathính giả, đưa ca khúc cách mạng đến gần hơn nữa với công chúng, đặc biệt làgiới trẻ hiện nay Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng sẽ là tài liệu hữu ích cho

công tác giảng dạy các bộ môn lí luận sáng tác âm nhạc, phê bình âm nhạc; kĩthuật giảng dạy thanh nhạc trong các trường, Học viện âm nhạc, trung tâm văn

II

Trang 16

hóa nghệ thuật trong cả nước Đây cũng sẽ là tài liệu có ý nghĩa thiết thực đốivới những ai quan tâm tới các van dé được nghiên cứu.

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nộidung nghiên cứu của luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết nghiên

cứu từ vựng - ngữ nghĩa của ca từ trong ca khúc cách mạng Việt Nam giai

đoạn 1945 - 1975

Chương 2: Trường từ vựng - ngữ nghĩa của ca từ trong ca khúc cách mạngViệt Nam giai đoạn 1945 - 1975

Chương 3: Hiện tượng chuyền trường và ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ

trong ca từ của ca khúc cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 — 1975

12

Trang 17

Chương 1

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYET

NGHIÊN CUU TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA CUA CA TỪ TRONG CA

KHÚC CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI DOAN 1945 - 1975

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Từ vựng và ngữ nghĩa là hai bình diện ngôn ngữ từ lâu đã thu hút được sự

quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới và Việt Nam Các

kết quả nghiên cứu đã đưa ra được hệ thống khung lí thuyết quan trọng, toàndiện, đa chiều, đồng thời các nhà nghiên cứu còn áp dụng khung lí thuyết vào

nghiên cứu trường hợp trong nhiều lĩnh vực khác nhau của ngôn ngữ Đây là hai

bình điện ngôn ngữ vô cùng rộng, có mối quan hệ, ảnh hưởng, chi phối đếnnhiều bình điện khác của ngôn ngữ Tuy nhiên, vì phạm vi, mục đích nghiên cứu

của luận án là nghiên cứu về trường từ vựng — ngữ nghĩa, hiện tượng chuyền

trường và ý nghĩa biểu trưng của một số từ ngữ điển hình trong ca từ của các ca

khúc cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 — 1975 nên ở đây, chúng tôi chỉ trình

bày những van đề về trường từ vựng — ngữ nghĩa và ca khúc cách mạng ViệtNam nhằm chỉ ra những thành tựu đạt đã được và những khoảng trống cần tiếp

tục nghiên cứu.

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về trường từ vựng - ngữ nghĩa

1.1.1.1 Tình hình nghiên cứu về trường từ vựng - ngữ nghĩa trên thé giới

Trường từ vựng — ngữ nghĩa (hay còn gọi là trường từ vựng, trường ngữ

nghĩa) là một lĩnh vực nghiên cứu của từ vựng học Lí thuyết về trường đã được

các nhà nhân chủng học người Mỹ và các nhà ngôn ngữ học người Đức di tiên

phong nghiên cứu từ những năm 20 — 30 của thế ki XX Những học giả đó đãtiếp thu tư tưởng học thuyết về dạng lời nói bên trong của ngôn ngữ (inner

speech-form of language) của V Humbold Học thuyết này phản ánh khả năng

nhận thức riêng biệt của từng cá nhân về thé giới và đặc trưng của từng nhómsắc tộc Đây chính là tiền đề cho tất cả các lý thuyết về trường Ngoài ra, lý

13

Trang 18

thuyết về trường còn phần nào chịu sự ảnh hưởng tư tưởng của F de Saussure vềtính hệ thống của ngôn ngữ và những phương pháp cấu trúc nghiên cứu mốiquan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ F de Saussure tuyên bố: "Giá trị của bất cứyếu tô nào cũng do những yếu tố xung quanh quy định" [23, 224] và "Phải xuấtphát từ cái toàn thé làm thành một khối dé phân tích ra những yếu tố được chứađựng" [23, 220] Ngôn ngữ học thế giới đã có nhiều cách tiếp cận, nhiều quan

điểm khác nhau trong nghiên cứu về trường từ vựng - ngữ nghĩa Tuy nhiên, có

thé khái quát thành hai khuynh hướng chính như sau:

Khuynh hướng thứ nhất, trường từ vựng - ngữ nghĩa được quan niệm là"toàn bộ các khái niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện" [dẫn theo 33, 109].

Tiêu biểu cho khuynh hướng này là hai nhà ngôn ngữ học người Đức L.

Weisgerber và J Trier.

Trong công trình nghiên cứu Theories of Lexical Semantics [118], tac gia

Dirk Geeraerts cho rang, lý thuyết về trường từ vựng là chương trình nghiên cứu

xuất phát trực tiếp từ một quan điểm của Weisgerber Quan điểm cho rằng ngônngữ cấu thành một mức độ khái niệm trung gian giữa trí óc và thế giới được bắtnguồn từ khái niệm ân dụ của một từ ngữ Theo ông, nếu thực tế là không gianchứa các thực thê và sự kiện, thì ngôn ngữ sẽ vẽ ra các đường trong không gianđó, chia xếp trường vào những ô khái niệm Mỗi trường từ vựng là một tập hợp

từ ngữ có ngữ nghĩa liên quan với nhau mà nghĩa của các từ đó có sự phụ thuộc

với nhau, cùng tạo ra cau trúc khái niệm cho một phạm vi thực tế nhất định.

Mặc dù cơ sở lý thuyết của phương pháp tiếp cận từ vựng là doWeisgerber thiết lập, nhưng công trình nghiên cứu duy nhất có ảnh hưởng nhấttrong lịch sử của lý thuyết trường từ vựng lại là chuyên khảo của Jost Trier (xuấtbản năm 1931) Về mặt lý thuyết, Trier [theo 118] xuất phát từ quan niệm cơ bảncủa cấu trúc luận Quan niệm này cho rằng chỉ cần sự phân định lẫn nhau của

các từ đang được xem xét thì có thể có được câu trả lời mang tính quyết định về

giá trị chính xác của chúng Không nên xem xét từ ngữ một cách riêng lẻ, tách

biệt, mà phải xem xét trong môi quan hệ của chúng với các từ có liên quan về

14

Trang 19

ngữ nghĩa Trier minh họa ý tưởng của mình bằng hình ảnh một bức tranh nhiềumàu sắc Bản chất tri thức của con người - nội dung của nhận thức - được phânchia theo ngôn ngữ thành không gian hai chiều, theo phương thức giống như làbức tranh nhiều màu sắc phân chia không gian hai chiều bằng các hạt nhiều màu

sắc liền kề nhau Vị trí chính xác để đặt một hạt nhỏ trong một bức tranh nhiềumàu sắc lớn của các ký hiệu quyết định giá trị của nó, phần nào xác định chính

xác từ đa số đại diện mang tính nhận thức toàn bộ khi xem xét cách nó khắc họa

và đại diện mang tính biểu trưng Điều đó có nghĩa là từ của một ngôn ngữ nao

đó không phải là đại diện tách biệt của ý nghĩa, mà mỗi một từ có ý nghĩa chỉ là

vì có các từ khác liên hệ trực tiếp với nó Lý thuyết này đã mở ra một giai đoạn

mới trong lịch sử nghiên cứu ngữ nghĩa học J Trier đã đặt ra giả định về sự tồn

tại song song giữa trường khái niệm và trường từ vựng và ông cho rằng trườngtừ vựng bao phủ lên trường khái niệm giống như một cái hình ghép, cái áo khoáchay tam vải phủ.

Cách tiếp cận nghiên cứu về trường từ vựng của Trier đã nhận được ýkiến trái chiều khác nhau từ phía các nhà ngôn ngữ học Một mặt, các cơ sở cầutrúc luận của phương pháp tiếp cận này được nhiều người hoan nghênh; songmặt khác, lại có các nhận xét đề xuất đến các phương án thay thế dé hiện thựchóa cụ thé phương pháp tiếp cận từ vựng của Trier Hai điểm phê phán chủ yêu

tập trung vào cấu tạo nội bộ của trường từ vựng, và ranh giới bên ngoài của

trường Cơ sở triết học mà Trier sử dụng làm cơ sở khi xây dựng lí thuyết trườngngữ nghĩa từ vựng là duy tâm, nó đã thoát li khỏi thực tế nhận thức của thé giới

để đi sâu vào lĩnh vực tư tưởng một cách thuần túy Các mạng lưới từ vựng có

liên quan được F de Saussure đề cập đến bao gồm cả quan hệ ngữ nghĩa và quan

hệ hình thức, trong khi các trường của Trier chỉ dựa trên quan hệ ngữ nghĩa.

Không những thế, khi miêu tả hệ thống của một ngôn ngữ hiện đại và ghi nhận

những quan hệ giữa các yếu tố của nó, ông coi thường tính năng động của bản

thân hệ thống Cách quan niệm trường ngữ nghĩa chi là kết câu của những khái

niệm liên quan lẫn nhau như thê chưa bao gồm các đơn vị ngôn ngữ là ý nghĩa

15

Trang 20

và các trường khái niệm được phân xuất trên cơ sở logic thuần túy chứ khôngphải dựa trên tài liệu ngôn ngữ Việc sử dụng hình ảnh bức tranh nhiều màu sắc

của Trier không phải là một hình ảnh đúng Trước tiên, hình ảnh cho rằng bứctranh nhiều màu sắc bao gồm toàn bộ bề mặt của trường, tức là không có khoảngtrống trong trường từ vựng, răng không có phần nào thiếu trong bức tranh nhiềumàu sắc đó Việc Luckenlosigkeit (không có chỗ trống) này mâu thuẫn với sự

tồn tại của khoảng trống từ vựng, tức là những khoảng trống trong trường từ

vựng xảy ra khi một khái niệm - vì các lý do là tính hệ thống dường như là một

thành viên thực sự trong trường khái niệm - không phải là quá trình từ vựng hóa.

Hơn nữa, trong thực tế cũng không có những biên giới rõ rệt và bất biến giữa cáctrường khái niệm và trường từ vựng như J Trier đề cập đến Thuật ngữ lý thuyếttrường từ vựng có tính tương đối không ổn định Hau hết, trường từ vựng,trường ngữ nghĩa và trường từ được coi là những từ đồng nghĩa.

Khuynh hướng thứ hai xây dựng lý thuyết trường từ vựng - ngữ nghĩa trên

cơ sở các tiêu chí ngôn ngữ học Trường từ vựng — ngữ nghĩa không phải là

phạm vi các khái niệm nao đó nữa mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ lẫnnhau về nghĩa Đại diện cho khuynh hướng này là Ipsen, Konradt — Hicking,

Muller và Porzig

Ipsen [theo 118] căn cứ vào hình thái và chức năng của các từ dé xây

dựng trường nghĩa Theo ông, trường ngữ nghĩa gồm những từ có họ hàng với

nhau về ý nghĩa và hình thức Người ta gọi là trường từ vựng — ngữ pháp.

Konradt — Hicking [theo 118] lại căn cứ vào các từ ghép để xây dựng trường

nghĩa, trong đó từ rời với tư cách thành tố của từ ghép đóng vai trò thành viêncủa trường Theo ông, trong phạm vi một trường từ vựng duy nhất, tức là trongcác từ ghép, chỉ có thé tập hợp các từ thuộc cùng một phạm vi biểu tượng.

Những trường như thé gọi là rưởng cấu tạo tir Muller và Porzig [theo 118] xây

dựng một trường ngữ nghĩa khác gọi là trong từ vựng — cú pháp Hai ông xâydựng trường ngữ nghĩa căn cứ vào các ý nghĩa ngữ pháp của các quan hệ vì cho

rằng ý nghĩa của các từ lệ thuộc vào những liên hệ cú pháp Hai ông cho rằng

16

Trang 21

nghĩa của từ bị giới hạn bởi ngữ cảnh mà chúng được sử dụng và các từ xung

quanh chúng quy định.

Năm 1934, nhà ngôn ngữ học người Duc Walter Porzig [theo 118] đã chỉ ra

rằng khả năng kết hợp cú pháp có liên quan nhiều đến các khía cạnh của ý nghĩanhư đối với các đặc điểm ngữ pháp Để xác định các mối quan hệ từ vựng - cúpháp, Porzig đã đưa ra thuật ngữ “quan hệ ý nghĩa thiết yếu” Day là cơ sở dé địnhnghĩa quan niệm cú pháp của trường từ vựng, khi ông cho rằng (1934: 78) trongmột từ có thể chỉ một từ khác, có mối quan hệ ngữ nghĩa cần thiết với từ đầu tiên.Vì vậy tất cả các khái niệm được ngụ ý bởi một từ, ngay cả khi chúng không đượcthể hiện rõ ràng, cũng vẫn thuộc về trường ngữ nghĩa của từ đó.

Porzig đưa ra các vi du sau: cưỡi - lạc da, sua - chó, vàng hoe - tóc Theo

quan điểm của ông, các cặp từ này tạo thành các trường ngữ nghĩa, còn một nhómtừ tạo thành trung tâm của trường được gọi là nhóm kết hợp (paratactic) Đồngthời, các trường kết hợp (paratactic fields) chứa các từ cũng nằm trong một trường

cú pháp Như vậy, lý thuyết của Porzig, cú pháp đóng vai trò quan trọng hơn là

ngữ nghĩa Còn G Muller quan niệm trường từ vựng là trường khái niệm, còn

trường ngôn ngữ là trường kết hợp, tức là loạt các từ được thống nhất bởi ý nghĩacú pháp nào đó Vì thế, trường của các ông là những quan hệ đơn giản gồm động

từ hành động và danh từ chủ thé hành động hay danh từ bổ ngữ, tinh từ và danhtừ Các ông gọi những quan hệ như vậy là những trường cơ bản về nghĩa.

Trong một khoảng thời gian tương đối dài trong sự phát triển của ngônngữ học cấu trúc, các quan hệ cú pháp này ít được chú ý hơn các quan hệ môhình, nhưng trong những năm 1950 và 1960, khái niệm này xuất hiện với các têngọi khác nhau trong ngữ nghĩa cấu trúc và ngữ nghĩa tạo sinh: Firth (1957a,1957b) [theo 118] sử dụng thuật ngữ “kết hợp từ”, Katz và Fodor (1963) [theo118] nói đến “giới hạn lựa chọn”, Weinreich (1966) [theo 118] đề cập đến “cáctính năng chuyền đôi”, và Coseriu (1967) [theo 118] thảo luận về các

lexikalische Solidaritaten “sự liên hệ của từ vựng”.

Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu đã phân biệt trường ngữ nghĩa và trườngtừ vựng Tiêu biểu là Igor A Mel’cuk và một số nhà ngôn ngữ học khác Các ông

17

Trang 22

định nghĩa như sau: "Truong ngữ nghĩa là tập hợp các đơn vi từ vựng có chung

một thành tố nghĩa có giá trị nhận diện một trường nghĩa" [dẫn theo 33, 360].

Còn "Trường từ vựng của một trường ngữ nghĩa là tập hợp các từ ngữ có những

đơn vị từ vựng cơ sở cùng thuộc trường ngữ nghĩa này" [dẫn theo 33, 361] Tuy

nhiên, Mel’cuk và các cộng sự của ông đều thừa nhận rằng, khái niệm trường

ngữ nghĩa không chặt chẽ như người ta tưởng vì 3 lí do sau: ranh giới không

được xác định cụ thé; các từ vị có thé thuộc về nhiều trường ngữ nghĩa và có sự

chồng chéo giữa các trường ngữ nghĩa.

Nhìn chung, lí thuyết trường từ vựng - ngữ nghĩa là một trong những lí

thuyết đã và đang được vận dụng một cách rộng rãi dé nghiên cứu từ vựng cua

rất nhiều ngôn ngữ trên thé giới Lí thuyết này không những giúp các nhà nghiêncứu miêu tả từ vựng một cách hệ thống ma còn có thể tiến hành so sánh, đốichiếu các ngôn ngữ với nhau dé tìm ra những đặc trưng phổ quát và những nét

khu biệt, đặc thù của từng ngôn ngữ.

1.1.1.2 Tình hình nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa trong Việt ngữ học

Ở Việt Nam, người đầu tiên tiếp thu quan điểm về tính cấu trúc của ngônngữ của F de Saussure và áp dung lý thuyết trường từ vựng của các nhà nghiêncứu trên thế giới vào nghiên cứu từ vựng tiếng Việt là Đỗ Hữu Châu Theo ông,mối liên hệ về ngữ nghĩa trong từ vựng không được thê hiện trực tiếp khi các từ

được lựa chọn một cách ngẫu nhiên mà sẽ hiện ra khi đặt các từ vào những hệ

thống con thích hợp Ông thừa nhận tính hệ thống của từ vựng đồng thời đưa rađịnh nghĩa về khái niệm trường ngữ nghĩa và trường từ vựng Theo ông, trongthực tế, hệ thống từ vựng của mỗi ngôn ngữ là vô cùng lớn nên dé tìm ra mối

liên hệ ngữ nghĩa trực tiếp giữa các từ được lựa chọn ngẫu nhiên là quá khó Vì

thế, tác giả đã đưa ra giải pháp "đặt các từ (nói cho đúng ra là các ý nghĩa của từ)vào những hệ thống con thích hợp" [11,171] Đó là cơ sở để phân chia cáctrường ngữ nghĩa thành các tiểu trường nhỏ hơn Ngoài ra, Đỗ Hữu Châu còn

phân chia trường ngữ nghĩa thành hai loại: trường ngữ nghĩa ngang (trường ngữ

nghĩa tuyến tính) và trường ngữ nghĩa dọc (trường ngữ nghĩa trực tuyến) Từ

18

Trang 23

trường ngữ nghĩa dọc, ông chia thành trường ngữ nghĩa biểu vật, trường ngữnghĩa biểu niệm và trường ngữ nghĩa liên tưởng Như vậy, theo cách phân chia

của Đỗ Hữu Châu thì có bốn loại trường ngữ nghĩa: trường ngữ nghĩa biểu vật,

trường ngữ nghĩa biểu niệm, trường ngữ nghĩa tuyến tính và trường ngữ nghĩa

liên tưởng.

Không dừng lại ở việc phân loại, Đỗ Hữu Châu còn nghiên cứu sâu vềhiện tượng chuyển trường từ vựng - ngữ nghĩa (gọi tắt là hiện tượng chuyển

trưởng) Khi các từ ngữ được dùng đúng trường của chúng thì tác dụng gợi hình

ảnh của chúng giảm đi Nhưng khi sự chuyển trường đối với một từ ngữ càngmới mẻ thì năng lực gợi hình ảnh càng cao, ngược lại, sự chuyển trường cảngthường xuyên, tiến tới cô định (tức là tạo nên các nghĩa phụ của từ ) thì năng lực

đó càng mờ nhạt.

Một trong những tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về trường từvựng — ngữ nghĩa phải kể đến là Nguyễn Thiện Giáp Theo ông, "Trường ngữ

nghĩa là phạm vi những đơn vị từ vựng có quan hệ lẫn nhau về nghĩa, trong đó

đơn vị từ vựng có thể là một “vị từ” hay một “đơn vi thành ngữ” (ngữ vi) Cácđơn vị từ vựng trong một trường ngữ nghĩa phải có chung một thành tố nghĩa ”

[33, 265] Trong các trường ngữ nghĩa có thé có những quan hệ về nghĩa như:đồng nghĩa, trái nghĩa, đa nghĩa, bao nghĩa, tổng phân nghĩa, tính tương tự đồngtộc Ông đồng tỉnh với quan niệm phân biệt trường ngữ nghĩa với trường từ vựngcủa Igor Mel’cuk nhưng phan bác quan niệm của J Trier về việc đồng nhấttrường ngữ nghĩa với trường khái niệm Ông cho rằng, J Trier chưa quan tâm

đến việc sử dụng các từ trong ngữ cảnh, chưa chú ý đến hiện tương đa nghĩa của

từ Theo ông, "không thể đồng nhất trường ngữ nghĩa với trường khái niệm;trường ngữ nghĩa và trường từ vựng cũng có nội dung khác nhau, không thé thaythế cho nhau được" [33, 2241 Muốn xác định trường ngữ nghĩa, cần phải xácđịnh được thành tô nghĩa chung có giá trị nhận diện trường ngữ nghĩa Thành tốnày dùng làm tên gọi của trường và có thê phục vụ trong các định nghĩa của cácđơn vi từ vựng thành viên như một thành tố nghĩa.

19

Trang 24

Ngoài Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, quan niệm về trường từ vựng

cũng được đề cập trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác như:

Nguyễn Văn Tu trong Tir và von từ tiếng Việt hiện đại; Hoàng văn Hành với Về

tính hệ thống của vốn từ tiếng Việt và Về nghĩa của các từ biểu thị sự nói năng

trong tiếng Việt; Nguyễn Đức Tôn trong Đặc trưng văn hóa — dân tộc của ngôn

ngữ và tu duy;

Trong một nghiên cứu mới đây nhất, công trình Sự phat triển nghĩa từ

vựng tiếng Việt từ 1945 — 2005, tác giả Lê Quang Thiêm dua ra khái niệm

Trường ngữ nghĩa từ vựng Theo ông thì cơ sở, mức độ dé tập hợp thành trườnglà dựa vào mức độ đồng nhất về nghĩa Dựa vào nghĩa dé tập hợp ta có một số

lượng từ, ngữ xác định Ong phân chia tang nghĩa, kiéu nghĩa theo định hướng

hệ thống nghĩa với nội dung biểu hiện, biểu đạt của chúng Trên cơ sở đó, ôngdựa vào sự phân lập và xác định kiểu nghĩa để xác lập các trường ngữ nghĩatương ứng, nhất quán theo phạm vi ứẳng nghĩa, kiểu nghĩa và dựa han vào thuộc

tinh nội dung ngữ nghĩa của tang và kiểu nghĩa [95, 90] Theo đó, tương ứng với

3 tầng nghĩa chức năng với 6 kiêu nghĩa tương ứng ba tầng trường nghĩa: ườngtang nghĩa thực tiễn, trường tang nghĩa biểu trưng và trường tang nghĩa trí tuệvới 6 kiêu trường nghĩa: ường ngữ nghĩa biểu thị, trường ngữ nghĩa biểu chỉ,trường ngữ nghĩa biểu trưng, trường ngữ nghĩa biểu tượng, nghĩa biểu niệm vàtrường ngữ nghĩa biểu hiện.

Cơ sở để xác lập trường ngữ nghĩa là lấy nghia để tập hợp nên trườngnhưng trước đây, khi tập hợp trường mới dựa vào đồng nghia mà chưa chú ý đếnda nghĩa Theo ông, thành tô nội dung dé tập hợp trường ngữ nghĩa không chỉ làcương vị nghia mà còn tính đến cả nét nghĩa Day là một hướng xác lập trườngrất mới, cho phép người xác lập trường ngữ nghĩa tập hợp được đến cùng kiệt tất

cả các đơn vi từ vựng có chung một nét nghĩa nào đó với nghĩa của từ trung tâm,

qua đó có thé thay được sự phong phú va mức độ phát triển nghĩa của từ vung;quy mô, phạm vi phát triển của các trường nghĩa.

20

Trang 25

Ngoài việc nghiên cứu lí thuyết về trường từ vựng ngữ nghĩa, các nhànghiên cứu đã ứng dụng khung lí thuyết đó vào việc nghiên cứu các trường từvựng - ngữ nghĩa tiếng Việt trong sự đối chiếu với các ngôn ngữ khác như tiếng

Nga, tiếng Đức, tiếng Lào và một số ngôn ngữ của các dân tộc anh em dé tìm

hiểu đặc trưng văn hóa — dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của người Việt và cácdân tộc khác trên thế giới và trong nước như các công trình sau:

Năm 1988, luận án PTS Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa tên gọi

bộ phận cơ thể người (trên tư liệu tiếng Việt và tiếng Nga) của Nguyễn Đức

Tôn đã được bảo vệ tại Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm Khoa học LiênXô Trên cơ sở luận án PTS, năm 2008 tác giả đã xuất bản cuốn sách Đặctrưng văn hóa — dân tộc của ngôn ngữ và tu duy Cuỗn sách được tái bản lầnthứ 2 năm 2008 và tái bản có bổ sung lần thứ 3 năm 2015 Đây là là một

chuyên khảo có giá trị Trong đó, tác giả đã dành toàn bộ chương bốn dé nghiêncứu sâu về cấu trúc ngữ nghĩa của trường từ vựng và sự phản ánh các đặc trưngtri nhận thế giới khách quan của người bản ngữ Dé giải quyết nội dung đó, tácgiả đã chọn một số trường và nhóm từ vung - ngữ nghĩa tiêu biểu như: trườngtên gọi bộ phận cơ thể người, trường tên gọi động vật, trường tên gọi thực vật và

nhóm từ ngữ biểu thị sự kết thúc cuộc đời của con người làm đối tượng nghiên

cứu (có sự đối chiếu với tiếng Nga) Kết quả của quá trình nghiên cứu đó cùngbiểu hiện đặc điểm sau đây của tư duy ở mỗi dân tộc — đó là thiên về lối tư duyphạm trù của người người Nga và kiểu tur duy liên hop, cảm giác, hành động —

trực quan của người Việt [97, 404].

Cùng hướng nghiên cứu dưới sự hướng dẫn khoa học của Nguyễn ĐứcTôn, năm 1996, Nguyễn Thúy Khanh thực hiện luận án PTS Đặc điểm trường từ

vựng - ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tư liệu đôi chiếu tiếng Việt với tiếng

Nga) Trong luận án, tác giả đã làm rõ những đặc điểm dân tộc của trường từ

vựng — ngữ nghĩa tên gọi động vật trên cơ sở phân tích, đối chiếu tên gọi động

vật trong hai ngôn ngữ theo các tiêu chí mà Nguyên Đức Tôn đã đê xuât và vận

21

Trang 26

dụng trong các công trình đã dẫn của ông, như: đặc điểm định danh, đặc điểm

ngữ nghĩa của tên gọi động vật Không dừng lại ở đó, bằng phương pháp thực

nghiệm, tác giả đã đối chiếu kết quả thực nghiệm liên tưởng với những kết quả

thu được bằng những phương pháp khác qua việc phân tích cấu trúc định danh

va cau trúc ngữ nghĩa của trường tên gọi động vật tiếng Việt để khái quát đặcđiểm liên tưởng về thế giới động vật của người Việt.

Năm 2001, Trường từ vựng - ngữ nghĩa các từ ngữ biểu thị thời gian của

tiếng Việt trong sự so sánh với tiếng Đức của NCS Lê Thị Lệ Thanh đã nghiêncứu một cách hệ thống các đơn vị từ vựng biểu thị các chiết đoạn thời gian trong

tiếng Việt theo hướng mối quan hệ ngôn ngữ - văn hóa — tư duy Theo hướng đó,

luận án đã tập trung miêu tả, phân tích các đơn vi từ vựng biểu thị các chiết đoạn

thời gian trong tiếng Việt trong sự so sánh với tiếng Đức, từ đó tìm ra các đặctrưng văn hóa — dân tộc an sau ngữ nghĩa của các don vi từ vựng; khảo sát các đặcđiểm ngữ nghĩa của các đơn vị đó trong mối quan hệ với người sử dụng, tìm racác sự kiện cu thé về thời gian trong tiếng Việt có sự so sánh với tiếng Đức.

Năm 2014, luận án tiến sĩ Đặc điểm trường ngữ nghĩa ẩm thực (trên tưliệu tiếng Hán và tiếng Việt) của Ngô Minh Nguyệt đã nghiên cứu sâu về đặc

trưng cau trúc và ngữ nghĩa của từ ngữ 4m thực, đồng thời chỉ ra đặc trưng văn

hóa dân tộc thé hiện qua trường ngữ nghĩa âm thực tiếng Hán và tiếng Việt Qua

đó, luận án bước đầu so sánh, đối chiếu sự tương đồng, khác biệt trong trường

ngữ nghĩa này ở hai ngôn ngữ; chỉ ra vai trò của sự tiếp xúc ngôn ngữ và tiếpbiến văn hóa Hán — Việt.

Ngoài nghiên cứu của các nhà Việt ngữ học còn có một số công trình đốichiếu các trường từ vựng — ngữ nghĩa trên cứ liệu tiếng nước ngoài với tiếngViệt Đó là luận án Đặc điểm định danh và hiện tượng chuyển nghĩa trongtrường từ vựng tên gọi các bộ phận cơ thể con người tiếng Lào (có xem xéttrong mối quan hệ với tiếng Việt) của Chăn Phômmavông Đây là luận án vậndụng lí thuyết về trường từ vựng — ngữ nghĩa dé phân tích hệ thống - ngữ nghĩa

22

Trang 27

của ngôn ngữ Lao dé khảo sát, phân loại, hệ thống hóa cấu trúc ngữ nghĩa và đặc

thù định danh, đồng thời phát hiện, miêu tả được hiện tượng nhiều nghĩa, sự

chuyền nghĩa và các phương thức chuyền nghĩa chính của các đơn vị từ vựng chỉ

bộ phận cơ thể con người trong tiếng Lào Thông qua các kết quả nghiên cứu, tác

giả luận án đã so sánh, đối chiếu với các đơn vị ngôn ngữ tương đương trongtiếng Việt để tìm ra sự tương đồng và khác biệt trong cách tư duy và tri nhận về

thế giới giữa người Lào và người Việt.

Lý thuyết trường từ vựng - ngữ nghĩa còn giúp chúng ta nhìn nhận mộtcách hệ thống về quá trình phát triển nghĩa của từ và cơ cấu nghĩa của nó

trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ Vì thế, một hướng nghiên cứu khác

khá phổ biến và thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu Việt ngữ hoc

là vận dụng lí thuyết trường từ vựng - ngữ nghĩa vào nghiên cứu các trường

hợp, các yếu tố, các đơn vị ngôn ngữ cụ thể trong tiếng Việt Hướng nghiên

cứu đó đã làm nổi bat được những đặc trưng về tâm lí, tình cảm, văn hóa,

thiên hướng sử dụng ngôn ngữ của người Việt cũng như các phương thức phát

triển nghĩa của từ, đặc biệt là vai trò quan trọng của trường từ vựng - ngữnghĩa đối với quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản Chang hạn, các luận án:

Đặc trưng ngữ nghĩa của nhóm từ biểu thị tâm lí - tình cảm trong tiếng Việt

(1989) của Nguyễn Ngọc Trâm, 7rường ngữ nghĩa “nước” va “lửa” trong

tiếng Việt (2015) của Nguyễn Van Thao hay bài Một số khía cạnh ứng dụngtrường ngữ nghĩa trong hoạt động giao tiếp (Tạp chi Ngôn ngữ số 3 — 2010)

của Đỗ Việt Hùng

Đặc biệt, xu hướng vận dụng khung lí thuyết đó vào nghiên cứu ngônngữ nghệ thuật trong các tác pham van học ngày càng được các nhà nghiên cứu

chu trọng va quan tâm Thông qua các công trình, các nhà nghiên cứu đã làm

nổi bật được sự phong phú, da dang của ngôn ngữ trong các tác pham vănchương: kha năng sử dụng ngôn ngữ day biến hóa, linh hoạt; cách tư duy, trinhận về thế giới, con người độc đáo của các tác giả Ngay từ năm 1974, Đỗ

23

Trang 28

Hữu Châu đã có bài viết Trường từ vựng - ngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ trong

tác phẩm nghệ thuật (Tạp chí Ngôn ngữ số 3 — 1974) Sau này, trong các công

trình nghiên cứu Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Từ vựng học tiếng Việt, saukhi trình bày lí thuyết, tác giả đều gợi mở hướng nghiên cứu ngôn ngữ tácphẩm văn học theo trường từ vựng — ngữ nghĩa băng việc lựa chọn một số trích

đoạn văn chương dé phân tích Hướng nghiên cứu về trường từ vựng — ngữ

nghĩa trong văn học dân gian có các nghiên cứu: Luận văn thạc si Truong

từ vựng tên gọi các loại cây trong ca dao của người Việt của Phan Thị Thủy

Hang, Đặc điểm lớp từ ngữ thuộc trường ngữ nghĩa chỉ vật dụng - biểu tượng

tình yêu trong ca dao tình yêu lứa đôi (2008) của Lê Thị Thanh Nga và bài viết

Trường ngữ nghĩa biểu hiện quan niệm về nữ giới trong tục ngữ Việt (Tạp chí

Ngôn ngữ và đời sống, số 6 (140) - 2007) của Đỗ Thị Kim Liên Nghiên cứu về

trường từ vựng — ngữ nghĩa trong văn học hiện đại có các luận văn thạc sĩ:

Trường từ vựng - ngữ nghĩa về tôn giáo và chiến tranh trong tiểu thuyết lịch sử(2012) của Nguyễn Xuân Khánh, Nghiên cứu trường từ vựng — ngữ nghĩa thé

hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Xuân Quỳnh (2013) của Lê Thị Phương

Như vậy, trường từ vựng - ngữ nghĩa được nghiên cứu từ sớm và đạt được

rất nhiều thành tựu trên cả hai phương diện: lí thuyết và ứng dụng Trong Việtngữ học, lí thuyết trường từ vựng - ngữ nghĩa được ứng dụng vào nghiên cứunhiều trường hợp ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày cũng như trong ngôn ngữnghệ thuật Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về trường từ vựng -

ngữ nghĩa trong ca từ, đặc biệt là ca từ trong ca khúc cách mạng Việt Nam giaiđoạn 1945 — 1975.

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về ca khúc cách mạng

Ca khúc cách mạng là sản phẩm mang tính thời đại của một giai đoạn lịchsử đầy đau thương mat mát nhưng rất đỗi hào hùng, vĩ đại của dân tộc ta Từ mộttrào lưu, một khuynh hướng âm nhạc xuất hiện từ những năm 30 của thế kỉ XX,ca khúc cách mạng đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng,

24

Trang 29

khẳng định được vị thế, vai trò to lớn trong nền âm nhạc Việt Nam Vì thế, nó

nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, nhiều

nhất là ở phương diện âm nhạc, văn hóa và ngôn ngữ.

Trên lĩnh vực âm nhạc, ca khúc cách mạng được nghiên cứu từ rất sớm,

ở nhiều góc độ khác nhau: lịch sử ra đời, 36 lượng ca khúc, lực lượng sáng tac,

nội dung tư tưởng, những đặc trưng co bản, những thành tựu nỗi bật củadòng ca khúc cách mạng Những nghiên cứu đó gắn liền với những tác giả như:Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Dương Viết Á, Thái Văn Kiểm, Tô Vũ, Phạm

Dinh Sau,

Trên lĩnh vực văn hóa, ca khúc cách mang cũng có nhiều công trìnhnghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau Năm 2005, trong hai tập của tácphẩm Am nhạc Việt Nam từ góc nhìn văn hóa (tập 1 và tập 2) Năm 2009, trongluận án tiến sĩ Đặc trung của ca khúc cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 —

1975, Nguyễn Đăng Nghị đã nghiên cứu một cách toàn diện quá trình ra đời,

phát triển, những đặc trưng tiêu biểu của ca khúc cách mạng Việt Nam; đồngthời luận án đã chỉ ra được nền tảng cơ sở cho sự phát triển và tạo nên những đặctrưng riêng biệt của ca khúc cách mạng Đó chính là nền tảng của truyền thốngvăn hóa Việt Nam và những tác động từ các yếu tố lịch sử, xã hội, điều kiện tự

nhiên Bên cạnh đó, tac giả đã chỉ ra những giá trị văn hóa cũng như vai trò, vi

trí quan trọng của ca khúc cách mạng đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân

tộc và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong giai đoạn lịch sử

1930 — 1975 Ngoài ra, năm 2013, trong luận án Giáo duc nghệ thuật cho bộ độihiện nay qua ca khúc cách mang (1930 — 1975), Dang Mi Hanh đã xác định sự

cần thiết, hiệu quả của việc sử dụng ca khúc cách mạng làm phương tiện giáo

dục nghệ thuật cho bộ đội Với mục đích đó, luận án đã làm rõ những đặc trưng

và vai trò của ca khúc cách mạng trong đời sống của bộ đội; chỉ ra thực tiễn của

quá trình giáo dục nghệ thuật cho bộ đội hiện nay qua các ca khúc cách mạng.

Không những thế, luận án cũng đã xây dựng được một hệ thống giải pháp hoàn

thiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghệ thuật cho bộ đội, góp phần giáo

25

Trang 30

dục lí tưởng cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, giữ vững và

phát huy những phẩm chất tốt đẹp của người lính trong thời kì mới.

Nghiên cứu ca khúc cách mạng trên phương diện ngôn ngữ mới chỉ có

luận văn thạc sĩ Đặc điểm tiếng Việt thể hiện trong phân lời ca của ca khúc trữ

tình Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 — 1975 của Đỗ Thái Hà Trong luận

văn này, tác giả đã chỉ ra được một số đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa của ca từtrong ca khúc trữ tình cách mạng giai đoạn 1954 — 1975 như: vấn đề gieo vầntrong ca từ; một số biểu tượng và biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến tronglời ca Đặc biệt, trong luận văn, tác giả đã nghiên cứu những biểu tượng có tần

suất cao trong ca từ như: biểu tượng mùa xuân, biểu tượng liên quan đến ánh

sáng, biéu tượng trái tim Những biểu tượng đó được tác giả tiếp cận theo hướngbiểu tượng tu từ, xem biểu tượng với tu cách là hình tượng mang ý nghĩa biểu

tượng (tượng trưng, ân dụ) Đồng thời, tác giả luận văn cũng đã miêu tả, phân

tích những phương thức thê hiện mối quan hệ giữa phần lời và phần nhạc trong

các ca khúc đó Qua đó, tác giả đã chỉ ra được những giá trị lịch sử, giá trị văn

hóa nghệ thuật và giá trị ngôn ngữ của hệ thống ca từ trong các ca khúc trữ tìnhcách mạng giai đoạn 1954 - 1975 Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận vănthạc sĩ, lại giải quyết rất nhiều vấn đề nghiên cứu nên nội dung nghiên cứu chưasâu; tính hệ thống của từ vựng trong ca từ ca khúc chưa được đề cập tới; nghiêncứu về phương diện nghĩa của từ còn mờ nhạt và phạm vi tài liệu nghiên cứu chỉ

ở giai đoạn 1954 — 1975.

Qua đó, chúng tôi thấy răng, nghiên cứu về ca khúc cách mạng đã cónhiều công trình nhưng mới chỉ được nghiên cứu sâu trên bình diện âm nhạc vàvăn hóa Trên bình diện ngôn ngữ, nghiên cứu về ca từ các ca khúc cách mạngcon quá it ỏi (một luận văn thạc sĩ) Đặc biệt, vấn đề đặc điểm từ vựng ngữnghĩa, cụ thé là: trường từ vựng - ngữ nghĩa, hiện tượng chuyển trường và ýnghĩa biểu trưng của ca từ trong ca khúc cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 —

1975 chưa có công trình nào nghiên cứu.

26

Trang 31

1.2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu từ vựng — ngữ nghĩa trong ca từ của

khác nhau về từ nhưng chưa có một định nghĩa nào có thé bao quát đầy đủ, toàn

diện tất cả những nội dung mà từ biểu hiện Ngay cả người được xem là cha đẻcủa ngôn ngữ học cấu trúc hiện đại - F.de Saussure, cũng đã từng xác nhận:

" từ là một đơn vi luôn luôn 4m ảnh tư tưởng chúng ta như một cai gì đó trung

tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ, mặc dù khái niệm này rất khó định nghĩa

"[23, 111] Theo Nguyễn Thiện Giáp, trong ngôn ngữ học có khoảng hơn 300

định nghĩa khác nhau về từ.

Trong bài viết “Vé đơn vi được gọi là “cầu tạo từ” trong tiếng Việt” [99],

Nguyễn Đức Tén cho răng các đơn vị vốn được gọi là từ trong ngôn ngữ thực ra

là bản thể tồn tại thực Định nghĩa về từ ở các học giả, các hệ lí thuyết khác nhau

là khác nhau Nó phản ánh nhận thức chủ quan của mỗi học giả ngôn ngữ về đơn

vị bản thể nói trên Mỗi nhà ngôn ngữ học tùy theo quan điểm nhận thức củamình mà có cách định nghĩa, phản ánh nhận thức riêng về đơn vị bản thé của

ngôn ngữ được gọi là từ Cái được gọi là từ trong các ngôn ngữ thuộc loại hình

khác nhau trên thế giới và thậm chí ngay trong một ngôn ngữ là vô cùng đa dạngvà phong phú Mỗi định nghĩa về từ của một tác giả như là tấm gương phanchiếu hiện tượng ngôn ngữ được gọi là từ ở một phương diện nhất định.

Đối với từ tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học cũng đã nhận diện từ ở nhiềukhía cạnh, phương diện khác nhau Thậm chí, các định nghĩa về từ ở những tácgiả khác nhau mâu thuẫn với nhau Và hiện nay, chưa có một định nghĩa nào vềtừ nói chung và từ tiếng Việt nói riêng có thé bao quát được tất cả đặc trưng, cácthuộc tính, chức năng của từ Vì thế, chúng tôi đồng tình với quan điểm củaNguyễn Đức Tồn, không thé và cũng không bắt buộc phải có định nghĩa thống

27

Trang 32

nhất chung cho tất cả các nhà nghiên cứu về cái gọi là fir trong ngôn ngữ Mỗitác giả, mỗi hệ lí thuyết có quyền không sử dụng khái niệm tr hoặc đưa ra địnhnghĩa riêng của mình về hay lựa chọn một khái niệm phù hợp với hướng

nghiên cứu của mình miễn sao bộ máy khái niệm để nghiên cứu của mỗi nhà

khoa học có thể miêu tả toàn diện được một ngôn ngữ mà không có sự mâuthuẫn trong quan điểm, trong hệ lí thuyết của mình Trong luận án này, dé đảm

bảo tính thống nhất trong toàn bộ cơ sở lí thuyết, chúng tôi lựa chọn định nghĩa

về từ tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu làm cơ sở nghiên cứu Theo ông, "Từ củatiếng Việt là một hoặc một số âm tiết có định, bat biến, mang những đặc điểmngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một

kiêu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất dé tao câu" [11,16].

Trong định nghĩa trên, có một số điểm cần lưu ý sau:

Thứ nhất, các thành phần trong từ (thành phần ngữ âm, thành phần ngữpháp, thành phần cấu tạo, thành phần ý nghĩa) không độc lập mà quy định lẫn

nhau, thống nhất với nhau thành một hợp thé gọi là từ Bất cứ thành phần nào

tách riêng ra cũng không tự mình đủ sức xác định từ Đặc biệt một thành phầnngữ âm không thé cho ta biết nó có phải là từ hay không thé cho ta biết nó là một

a Khái niêm nghĩa cua từ

Cũng giống như khái niệm từ, khi nghiên cứu về nghĩa của từ, các nhà ngôn

ngữ học trên thế giới và Việt Nam cũng có nhiều quan điểm, khuynh hướng khácnhau Nghĩa của từ là nội dung phản anh, là sự phản chiếu thế giới, được hiệnthực hóa, kí hiệu hóa trong từ Nó là thực thể tinh thần bên trong của từ, cùngvới hình thức âm thanh bên ngoài làm thành một chỉnh thê thống nhất là ứờ.Nghĩa của từ - cái được biểu đạt trong từ là một phức thể, vì thé, nghĩa của từ có

28

Trang 33

được là nhờ sự tổng hop các mối liên hệ của nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bênngoài ngôn ngữ Nhân tô bên trong là toàn bộ những quan hệ về ngữ âm, ngữnghĩa, ngữ pháp diễn ra trong lòng hệ thống ngôn ngữ Nhân tố bên ngoài là toànbộ sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, ké ca thé giới nội tâm của conngười như tư duy, ý niệm hay khái niệm Các nhân tô này không đồng nhất vớinghĩa nhưng nếu không có chúng thì không thê có nghĩa của từ.

Trong luận án này, chúng tôi theo quan điểm của Nguyễn Đức Tén quan

niệm “nghĩa của từ là sự biểu biết cùng với xúc cảm kèm theo xuất hiện (hay

được gợi lên) trong trí óc người bản ngữ về sự vật, hiện tượng, hành động, tínhchất, quan hệ mà từ biểu thị khi nghe thấy (hoặc doc) từ ấy ”[99,1541.

b Kết cầu nghĩa của từ

Như chúng ta biết, ngôn ngữ mang bản chất tín hiệu bao gồm hai mặt: cáibiểu đạt (hình thức âm thanh) và cái được biểu đạt (nội dung phản ánh) Tuynhiên, có một nghịch lí là, nếu như mặt biểu đạt (hình thức ngữ âm) là các đơn vịngôn ngữ đều có giới hạn, biến đôi chậm thì mặt được biểu đạt (nội dung phảnánh) là thế giới khách quan và con người lại vô hạn, luôn vận động không ngừng

và biến đôi nhanh Đề khắc phục nghịch lí đó, một mặt, ngôn ngữ cầu tạo thêm

những đơn vi từ vựng mới; một mặt, sử dụng quy luật tiết kiệm [30, 187], băngcách phát trién thêm nghĩa của các đơn vị từ vựng đã có từ trước Quy luật này làcơ sở dé hình thành nên hiện tượng đa nghĩa Xuất phát từ tính hệ thống của

ngôn ngữ, nên trong một từ đa nghĩa, các nghĩa của từ luôn có quan hệ với nhau

và được tô chức theo một kết cầu nhất định Mỗi ý nghĩa của từ được gọi là mộtnghĩa vị Điều đó có nghĩa là một từ đa nghĩa có nhiều nghĩa vị khác nhau.

Nhưng mỗi một lần sử dụng từ thì chỉ có một nghĩa vị của từ được hiện thực

hóa Tuy nhiên, nghĩa vị chưa phải là đơn vị nhỏ nhất về nghĩa Từ nghĩa vị, cóthê chia tách thành các yếu tố nhỏ hơn, đến khi nào không thể chia được nhỏ hơn

nữa Những yếu tố được chia tách ra từ nghĩa vị gọi là nghĩa tố Nghĩa tố được

xem là yếu t6 ngữ nghĩa chung của các từ thuộc cùng một nhóm từ hoặc riêng

cho nghĩa của những từ khác trong cùng một nhóm [86, 10-26].

29

Trang 34

Ví dụ: Từ bung (danh từ) có 03 nghĩa vi [85,112], mỗi nghĩa vị được chia

tách thành nhiều nghĩa tố nhỏ hơn Chúng tôi diễn tả bằng sơ đồ sau:Từ Nghĩa vị Nghĩa tố

Bộ phận cơ thể người

1 Bộ phận cơ thé người hoặc Bộ phận cơ thể động vật

động vật, chứa ruột, dạ dày Chứa ruột

Chứa dạ dày

Bụng tượng của ý nghĩ, tình cảm Là biểu tượng của tình cảm

sâu kín đôi với con người, sự Đôi với con người

2 Bụng con người là biểu €: biểu tượng của ý nghĩ

viéc Đối với sự vật` ¬ - phần phình to

3 Phân phình to ở giữa của ;

- Ở giữa

một sô vật ,

+ của mot so vat

Nghia vi 1: (Bộ phan cơ thể) ( của người hoặc động vật) (chứa nội tạng:

ruột, dạ dày )

Nghĩa t6 bộ phận cơ thể là yếu tô ngữ nghĩa chung cho tat cả các từ trongnhóm từ chỉ bộ phận cơ thé như: chân, tay, tim, tai, đầu nhưng nghĩa tố "chứaruột, da dày " lại là yếu tố ngữ nghĩa riêng của từ bung mà các từ kể trên không

nhau ở một khía cạnh nào đó.

c Các thành phần ý nghĩa của từ

Từ có liên hệ với nhiều nhân tố, nhiều hiện tượng Bởi thế nghĩa của từcũng không phải chỉ có một thành phần, một kiểu loại Khi nói về nghĩa của từ,

30

Trang 35

người ta thường phân biệt các thành phần nghĩa Trong luận án này, chúng tôichọn theo quan niệm của Đỗ Hữu Chau dé làm cơ sở nghiên cứu, ý nghĩa của từgồm bốn thành phần như sau:

Trước hết, ý nghĩa biểu vật là thành phần nghĩa phản ánh các sự vật, hiện

tượng trong thé giới khách quan vào ngôn ngữ Cơ sở dé hình thành ý nghĩa

biểu vật là sự vật, hiện tượng khách quan Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là

ý nghĩa biểu vật trùng với sự vật hiện, tượng trong thực tế Bởi, thực tế rất đa

dạng, phong phú và biến hóa khôn lường Nó là một thế giới vô hạn, trong khi

các đơn vi từ vựng là hữu hạn Sự vật, hiện tượng, tính chất trong thực tế

khách quan có đặc trưng là cá thé và cụ thé, tồn tại độc lập, riêng rẽ với nhau,

còn ý nghĩa biểu vật lại mang tính khái quát.

Thành phần ý nghĩa thứ hai là ý nghĩa biểu niệm, đó là “tập hợp của một sốnét nghĩa chung và riêng, khái quất và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất

định” [10, 118] Định nghĩa trên được thé hiện băng sơ đồ tư duy như sau:

nghĩa biêu niệm trùng với khái niệm.

31

Trang 36

Cơ sở dé tạo thành ý nghĩa biểu niệm là tập hợp của một số nét nghĩa Mộtý nghĩa biểu niệm bao hàm nhiều nét nghĩa khác nhau.

Vi dụ: Chúng tôi giải nghĩa các nét nghĩa của từ theo cuốn Tir điển tiếngViệt của Hoàng Phê, nhà xuất bản Hồng Đức, năm 2018 Mỗi một mũi tên tương

cho từng từ (hay từng đơn vị ngôn ngữ) Theo cách hiểu đó thì ý nghĩa liên hội

đối lập với các ý nghĩa đã nằm trong cấu trúc, tạo nên hệ thống ngữ nghĩa từvựng, có nghĩa là nó đối lập với ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm.

Nghĩa liên hội không phải là nghĩa cố định của từ mà là nghĩa phụ thuộc Nó

phụ thuộc vào các yếu tố như dân tộc, tín ngưỡng, quan điểm, nghề nghiệp, kinh

nghiệm cá nhân Đặc biệt, đặc điểm quan trọng nhất của nghĩa liên hội là có mối

quan hệ mật thiết với văn hóa Ngôn ngữ được coi là sự ánh xạ của văn hóa, trong

một bối cảnh văn hóa nhất định Do văn hóa có tính dân tộc rõ ràng nên văn hóacủa các dân tộc khác nhau sẽ khác xa nhau Sự khác biệt văn hóa này tất yếu đượcthể hiện trong các khía cạnh khác nhau của hệ thống ngôn ngữ Ví dụ nghĩa của từđỏ biểu thị một loại màu sắc, chính là nghĩa khái niệm của nó, nhưng mau đỏ ởTrung Quốc tượng trưng cho nhiệt tình, vui vẻ, vui mừng, nên nghĩa liên hội củatừ chỉ màu đỏ trong tiếng Hán mang nghĩa tích cực, nhưng đối với dân tộc khác,

màu đỏ lại biéu trưng cho chiến tranh, d6 máu, khủng bố, nên từ chi mau đỏ

trong ngôn ngữ của những dân tộc này lại mang sắc thái tiêu cực Do vậy, từ chỉ

màu đỏ ở các dân tộc khác nhau sẽ có nghĩa liên tưởng khác nhau, được lý giải

32

Trang 37

khác nhau Điều đó có nghĩa là, nghĩa liên hội của từ tương đương nhau có thểthay đổi trong các ngôn ngữ khác nhau, thậm chí ngay trong nội bộ của một ngônngữ, các từ gần nghĩa có thê mang nghĩa liên hội khác nhau.

Nghĩa liên hội của từ được tạo nên trên cơ sở ý nghĩa cố định trong hệthong nghĩa của từ (ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm) nhờ phép tượng trưng,

loại suy và tâm lý của người sử dụng ngôn ngữ Trong quá trình sử dụng ý nghĩa

biểu vật, ý nghĩa biểu niệm của từ thông qua ý nghĩa từ vựng hay khái niệm mà

từ biểu hiện, ở người bản ngữ có thé nảy sinh những liên tưởng nào đó và từ đó

hình thành nghĩa liên hội Ví du: con cứ mèo ở phương tây thường được sử dụng

tượng trưng cho kẻ có trí tuệ, trong sách báo và tranh châm biếm của thiếu nhị,cú mèo thường là nhân vật rất nghiêm túc, có đầu óc sáng láng, thường giữ chứcvụ phán quyết Thế nhưng, ở người Hán, con cú mèo lại thường được liên tưởngđến điềm xấu, đến sự việc không may mắn, người ta lo sợ nếu nhìn thấy hoặc

nghe thấy tiếng kêu của nó, vì cho rằng nếu gặp nó thì báo hiệu sẽ gặp xui xẻo.

Ngoài ba thành phan ý nghĩa trên, từ còn có ý nghĩa biểu thái Thành phaný nghĩa này biểu thị thái độ đánh giá của người nói đối với chính hoạt động giaotiếp đang diễn ra, liên quan đến ba nhân tố: với chính mình, với người đối thoạivà với sự vật, đối tượng được nói đến, cho nên ý nghĩa biểu thái cũng chia ba.Thứ nhất là ý nghĩa biểu thái bộc lộ trạng thái tâm lí, sự ưa thích riêng củangười nói Thứ hai, những ý nghĩa biểu thái thể hiện thái độ của người nói vớingười nghe, người đối thoại với mình và thứ ba, những ý nghĩa biéu thái thé hiệntinh cảm, thai độ của người nói đối với sự vật được nói đến.

Như vậy, từ là một thể thống nhất, cho nên mỗi thành phần ý nghĩa là

những phương diện khác nhau của cái thể thống nhất đó Sự hiểu biết đầy đủ về

ý nghĩa của từ phải là sự hiểu biết thấu đáo từng mặt một nhưng cũng phải là sựhiéu biết tổng quát về những mối liên hệ quy định lẫn nhau giữa chúng.

1.2.1.3 Các phương thức chuyển nghĩa của từ

Theo Đỗ Hữu Châu, có hai phương thức chuyền nghĩa phổ biến trong moingôn ngữ là ân dụ và hoán dụ Ngoài hai phương thức chuyên nghĩa ân dụ và

33

Trang 38

hoán dụ, một số nhà nghiên cứu còn đưa ra một phương thức chuyền nghĩa nữalà mở rộng và thu hẹp nghĩa Trong luận án này, chúng tôi sẽ khảo sát sự chuyểnnghĩa của từ trong các trường từ vựng - ngữ nghĩa theo hai phương thức ân dụ và

hoán dụ Còn phương thức mở rộng hoặc thu hẹp nghĩa chỉ liên quan đến sự mở

rộng hoặc thu hẹp phạm vi đối tượng được biểu thị (tương tự như ngoại diênkhái niệm) trong cùng một phạm trù nên không thể giúp chuyển trường, do vậy

không được chúng tôi nghiên cứu trong luận án này.a Ân dụ

Ấn dụ là lay tén goi cua su vat nay dé gọi tên sự vật khác dựa trên sự tương

đồng, giống nhau (theo Nguyễn Đức Tén phải là sự đồng nhất) về một mặt nàođó giữa hai sự vật Tác gia Đỗ Hữu Châu đã phân loại các an dụ dựa trên hai loại

tiêu chí khác nhau:

Dựa vào tính chất cụ thê hay trừu tượng của các sự vật x và y: Theo tiêu chí

này, an dụ được chia thành an du cu thé - cu thé va an du cu thé - trừu tượng.

- An dụ cụ thé - cụ thé: x và y đều là các sự vat cu thé, chăng hạn nghĩa an

dụ của hai từ cánh, chân trong các ngữ cảnh đứng sau: cánh chim va cánh cua;

chân người và chân đèo.

- An dụ cụ thé - trừu tượng: x mang tính cụ thé còn y mang tính trừu tượng,

chăng hạn, so sánh: đường trong đường dat và đường đời; lửa trong lửa bếp vàlửa tình yêu; nắm trong nắm tay nhau và nắm kiến thức, v.v

Dựa vào các nét nghĩa chung theo đó xuất hiện các ân dụ: Với tiêu chí này,có các an dụ hình thức, an dụ cách thức, ân dụ vị trí, ân dụ chức năng va an dụkết quả.

- Ấn dụ hình thức: là các an dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữacác sự vật, ví dụ: răng trong răng bừa, răng lược; mat trong mắt lưới, mắt na,

- An dụ vi tri: là các ân dụ dựa trên sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật,ví dụ: đầu trong dau súng, đầu ngọn sóng, hay tuyến dau; lòng trong lòng dat,

lòng sông, bìa trong bìa rừng,

34

Trang 39

- An dụ chức năng: là các ân dụ dựa vào sự giống nhau về chức năng giữacác sự vật, ví dụ: bến: chỗ bờ sông thường có bậc lên xuống dé tắm giặt, lấy

nước được dùng dé chỉ nơi quy định cho tàu thuyền dừng lại: bến cảng.

- An dụ cách thức: là những ấn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức thực

hiện giữa hai hoạt động, hai hiện tượng, ví dụ: từ ăn có nghĩa là tự cho vào cơ

thé thức nuôi sống nhưng trong trường hợp ăn than, ăn xăng lại dùng dé chỉ máymóc, phương tiện tiếp nhận cái cần thiết cho sự hoạt động, cụ thé là than, xăng.

- An dụ kết quả: là những ấn dụ dựa vào sự giống nhau về tác động của các

sự vật đối với con người, ví dụ: giọng nói chua, ý nghĩ toi tam

Trong những an dụ kết quả, có một loại đáng chú ý là những ân dụ dùng têngọi của những cảm giác thuộc giác quan này dé gọi tên những cảm giác của giác

quan khác hay những cảm giác của trí tuệ, tình cảm Hiện tượng nay được gọi là

an dụ bé sung.

Sự chuyển đổi tên gọi trong phương thức ân dụ diễn ra tuỳ thuộc vào nhận

thức có tính chất chủ quan của con người về sự tương đồng giữa các sự vật đượcgọi tên Vì vậy ân dụ mang đậm tính chất chủ quan, bất ngờ.

hoán dụ này có các dạng nhỏ như sau:

+ Lay tên gọi của bộ phận cơ thé thay cho cả cơ thé, cho cả người hay chocả toàn thé: Ví dụ: Hãy giúp tôi một tay! Đủ mặt anh tài, v.v

+ Các từ ghép hợp nghĩa chỉ loại lớn trong tiếng Việt là một dạng hoán dụ

khá độc đáo Vi dụ: nhà cửa chỉ nơi ở nói chung , guẩn áo chỉ trang phục nói

chung, dat nước chỉ toàn bộ lãnh thô quôc gia, ăn ở chi cách cư xử nói chung,

35

Trang 40

+ Lấy đơn vị thời gian nhỏ gọi tên đơn vị thời gian lớn: ví dụ lẫy một mùadé chỉ thời gian một năm: Đã ba mươi xuân.

+ Lay tên gọi của một số nhỏ dé chỉ một số lớn, không đếm hết; hoặc lay

tên gọi của một số cu thé dé chi một số không xác định Ví du: tram, ngàn, van,

vai, dam

- Hoan du dựa trên quan hệ vat chứa - vat bi chứa: tên gọi của vat chứa

được dùng để gọi những cái nằm trong nó, ví dụ: Cả nhà vui vẻ; cả làng ra

đồng; V.V

- Hoán dụ dựa trên quan hệ nguyên liệu và sản phẩm được chế tạo từnguyên liệu, ví dụ tam vông: nghĩa là tre thân nhỏ, cứng, không có gai, thườngdùng làm gậy, được sử dụng dé chỉ một loại vũ khí trong chiến tranh: cây tâm

vông, hay cái thau (làm bằng đồng thau); v.v

- Hoán dụ dựa trên quan hệ đồ dùng, dụng cụ với người sử dụng, ví dụ: Áocham chỉ người miền núi, đo nâu: chỉ nông dan, sứng chỉ người lính, búa chỉngười công nhân, liém chỉ người nông dân, hay cây vot chỉ cầu thủ bóng bàn

hay cây but chỉ nhà văn, nhà tho

- Hoán dụ dựa trên quan hệ dụng cụ - ngành nghề: tên gọi của các dụng cụđược gọi thay cho tên ngành nghề, ví dụ: cudc cày chỉ nghề làm ruộng, vô lang

chỉ nghề lái xe ô tô, v.v

- Hoán dụ dựa trên quan hệ cơ quan chức năng và chức năng: tên gọi của

cơ quan được dùng dé chỉ chức năng, vi du: tim — frái tim: chỉ tình cảm, tâmhon; óc: chỉ trí tuệ, lí trí; mất: chi thị giác, tầm nhìn; gan: chỉ ý chí, bản lĩnh

- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa tư thé cụ thé và nguyên nhân của tư thé.tên gọi tư thế được dùng dé chỉ hành động hoặc tình trạng tâm lí, sinh lí đi kèm,ví dụ: khoanh tay chỉ sự bat luc, cui gục dau dé chi cái chết, sự đớn hèn

- Hoan dụ dựa vào âm thanh dé gọi tên hành động tạo ra: ví dụ: Mới tảngsáng đã i đi nhau ra dong.

- Hoan dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và san phẩm được tạo ra do hoạtđộng đó, ví dụ: lay tên gọi của hoạt động dé gọi tên lượng san phẩm của hoạt

động tạo ra: nam gạo rang hay: bó được hai bó lúa.

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:51

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w