Với những lí do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Tính từ trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng” với hi vọng tìm hiểu một cách sâu sắc và hệ thống hơn về từ loại tính từ tiếng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
ĐỒNG THỊ THANH
TÍNH TỪ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
HẢI PHÕNG – 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
ĐỒNG THỊ THANH
TÍNH TỪ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Ngoài sự giúp đỡ của GS.TS Đỗ Việt Hùng luận văn này là sản phẩm
của quá trình tìm tòi, nghiên cứu và trình bày của tác giả Mọi số liệu, quan điểm, phân tích, kết luận của các tài liệu và các nhà nghiên cứu đƣợc trích dẫn theo đúng qui định Vì vậy tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng mình
Hải Phòng, ngày tháng năm 2018
Tác giả
Đồng Thị Thanh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Tính từ trong truyện ngắn của Nam
Cao trước Cách mạng”, làm khóa luận tốt nghiệp, tác giả đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ để hoàn thành luận văn
Tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo thuộc Viện Ngôn Ngữ; các thầy giáo cô giáo khoa Văn trường ĐHSP Hà Nội và trường
ĐH Hải Phòng đã truyền thụ kiến thức về các lĩnh vực chuyên ngành cho tác giả trong suốt quá trình học
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô cán bộ quản lí, các thầy cô giáo thuộc Khoa đào tạo sau Đại học- Trường Đại học Hải Phòng
đã cho những ý kiến góp ý thiết thực và giúp đỡ, hỗ trợ tác giả thực hiện các thủ tục trong quá trình hoàn thành luận văn
Tác giả xin trân trọng cảm ơn GS.TS Đỗ Việt Hùng đã tâm huyết, tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các đồng nghiệp cơ quan đã tạo điều kiện và thời gian cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến những người thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã luôn bên tác giả, động viên, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn
Hải Phòng, ngày tháng năm 2018
Tác giả
Đồng Thị Thanh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN VĂN 8
1.1 Khái quát về tính từ 8
1.1.1 Khái niệm về tính từ 8
1.1.2 Đặc điểm ngữ pháp của tính từ 9
1.1.3 Phân loại tính từ 14
1.2 Vài nét về tác giả Nam Cao 19
1.2.1 Vài nét về cuộc đời Nam Cao 19
1.2.2 Vài nét về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao 20
1.3 Tiểu kết chương 1 23
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA TÍNH TỪ TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG 24
2.1 Đặc điểm cấu tạo của tính từ trong truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng 24
2.1.1 Tính từ có cấu tạo từ đơn 27
2.1.2 Tính từ có cấu tạo từ ghép 32
2.1.3 Tính từ có cấu tạo từ láy 37
2.2 Đặc điểm khả năng kết hợp của tính từ trong truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng 42
2.2.1 Kết hợp về phía trước 45
2.2.2 Kết hợp về phía sau 48
Trang 62.3 Đặc điểm chức năng ngữ pháp của tính từ trong truyện ngắn Nam Cao
trước cách mạng 50
2.3.1 Chức năng định ngữ 51
2.3.2 Chức năng vị ngữ 53
2.3.3 Chức năng bổ ngữ 54
2.3.4 Chức năng chủ ngữ 55
2.4 Tiểu kết chương 2 57
CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TÍNH TỪ TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG 59 3.1 Đặc điểm ngữ nghĩa của tính từ trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng 59
3.1.1 Tính từ miêu tả nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng 59
3.1.2 Tính từ miêu tả đời sống của các nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng 70
3.1.3 Tính từ miêu tả thiên nhiên 73
3.2 Ý nghĩa của việc sử dụng tính từ trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng 75
3.2.1 Tính từ có tác dụng làm nổi bật đặc điểm nhân vật về mặt ngoại hình, chân dung nhân vật 76
3.2.2 Tính từ giúp người đọc cảm nhận được hành động, tính cách, tâm trạng nhân vật 77
3.2.3 Tính từ tái hiện đời sống của các nhân vật 79
3.3 Tiểu kết chương 3 79
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
2.1 Bảng thống kê kết quả khảo sát số lượng tính từ trong
truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng 25
2.2
Bảng thống kê tần suất sử dụng tính từ xét theo đặc điểm cấu tạo trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng
27
2.3 Bảng thống kê tần suất sử dụng tính từ đơn trong
truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng 28
2.4 Bảng thống kê tần suất sử dụng tính từ ghép trong
truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng 33
2.5 Bảng thống kê tần suất sử dụng tính từ láy trong
truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng 38
2.6 Bảng thống kê kết quả phân loại tính từ có cấu tạo là
từ láy trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng 41
3.1 Bảng thống kê tần suất xuất hiện tính từ miêu tả nhân
vật trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng 59
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người Trong
sử dụng ngôn ngữ, việc nắm được ý nghĩa của từ ngữ chiếm một vai trò quan trọng Chỉ có thể tạo được phát ngôn đúng ý định diễn đạt và hiểu đúng phát ngôn của người khác, khi người tạo lập cũng như người tiếp nhận nắm chắc ý nghĩa của những từ được dùng Ý thức về việc sử dụng từ loại trong nghiên cứu và sáng tác văn chương luôn được các tác giả rất coi trọng
Từ loại là các lớp từ có sự giống nhau về đặc điểm ngữ pháp Từ loại
tiếng Việt được chia thành hai lớp: thực từ và hư từ Thực từ có ý nghĩa từ
vựng, nghĩa của nó gắn với chức năng tri nhận và định danh các đối tượng của hiện thực Trong đó, tính từ là từ loại quan trọng trong thực từ tiếng Việt đứng sau danh từ và động từ, đây là lớp từ chiếm số lượng khá lớn và có vai trò biểu thị tính chất, đặc điểm của sự vật, của hoạt động, trạng thái
1.2 Tiếng Việt có một khối lượng tính từ phong phú, vì thế tính từ trở thành đối tượng nghiên cứu từ lâu không chỉ của giới ngôn ngữ học mà còn là mối quan tâm của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn Từ góc độ ngôn ngữ, có các công trình nghiên cứu tính từ ở nhiều phương diện khác nhau:
nghiên cứu đặc điểm về cấu tạo, ngữ nghĩa của tính từ; nghiên cứu đối chiếu tính từ tiếng Việt với tính từ của các ngôn ngữ khác như Anh, Pháp; nghiên cứu về các tiểu loại tính từ…
1.3 Khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu về tính từ tiếng Việt, đồng thời quan sát các tính từ tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy có một số lượng nhất định tính từ tiếng Việt ngoài tác dụng là miêu tả các đơn vị ngôn ngữ còn làm phong phú khả năng diễn đạt, tạo ra giá trị cao về mặt thẩm mĩ cho ngôn ngữ, góp phần tạo nên sự trong sáng và giàu đẹp cho Tiếng Việt Cho nên tính từ là một trong những từ loại tạo hình rất đắc lực, giúp nhà văn sáng tạo văn chương Việc phân tích, sử dụng tính từ trong sáng tác văn chương là tùy thuộc vào mỗi nhà văn Từ đó giúp người đọc thấy được sáng tác văn chương
Trang 10mang đậm dấu ấn phong cách của nhà văn
1.4 Nam Cao có một vị trí đặc biệt trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 Là một nhà văn hiện thực xuất sắc, ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX Trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình, ông không giẫm lên lối mòn của những người đi trước Nói như Lê Văn
Trương[11]: “không nói những cái người ta đã nói, không tả theo lối người
ta tả, mà ông bước vào làng văn với những cạnh sắc của riêng mình” Đa số
tác phẩm của ông đều có sự đặc biệt ở ngôn từ miêu tả nhân vật (nhất là việc
sử dụng từ loại), tạo nên một phong cách riêng cho văn xuôi Nam Cao
Thông qua những tác phẩm này, người đọc thấy được quan điểm sống, quan điểm sáng tác, quan điểm nghệ thuật trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm Trong đó, việc sử dụng tính từ được Nam Cao rất chú ý và sử dụng có hiệu quả trong việc khắc họa hình ảnh nhân vật
và miêu tả hiện thực đời sống lúc bấy giờ Bởi quan điểm sáng tác của ông chủ trương là phản ánh chân thực cuộc sống ngột ngạt, đen tối của xã hội thực dân phong kiến và thể hiện sinh động thân phận khổ đau, bế tắc của những người tiểu tư sản và nông dân nghèo
Với những lí do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Tính từ trong truyện
ngắn của Nam Cao trước Cách mạng” với hi vọng tìm hiểu một cách sâu sắc
và hệ thống hơn về từ loại tính từ tiếng Việt trong hoạt động hành chức của chúng, qua đó thể hiện được tài năng bậc thầy trong việc sử dụng tính từ trong truyện ngắn, tạo nên phong cách sáng tác của nhà văn Nam Cao trước Cách mạng
2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1.Tính từ là từ loại quan trọng được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày và trong cả văn chương Tính từ là đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu Việt ngữ quan tâm và nghiên cứu trên nhiều khía cạnh Hướng tiếp cận tính từ được giới Việt ngữ quan tâm nhiều là nghiên cứu giá trị ngữ
Trang 11nghĩa, biểu trưng của tính từ Nghiên cứu tính từ trong tiếng Việt nói chung đến nay đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận
Năm 1986, việc xuất bản cuốn Ngữ pháp tiếng Việt- Từ loại của Đinh
Văn Đức đã nghiên cứu về ý nghĩa, vị trí, phân loại và khả năng kết hợp của tính từ Công trình nghiên cứu của tác giả rất đầy đủ và cụ thể, nó đã khái quát được những đặc điểm cơ bản nhất của lớp từ loại tính từ Về đặc trưng
của tính từ ông cho rằng: “nói một cách tổng quát, tính từ là từ loại chỉ đặc
trưng của tất cả những khái niệm được biểu đạt bằng danh từ, động từ [9,
tr.157] Trong tiếng Việt một ngôn ngữ không biến hình tiêu biểu, hiện tượng danh từ dùng như tính từ, động từ dùng như tính từ là phổ biến Năm 1992,
tác giả Hồ Lê trong “Cú pháp tiếng Việt”, NXB KHXH (Khoa học xã hội) Hà Nội lại cho rằng tính từ chủ yếu ở khả năng kết hợp Theo tác giả thì đặc điểm
ngữ nghĩa cú pháp của tính từ biểu thị phạm trù đặc trưng của sự vật và cách thức hành động, cho nên khả năng kết hợp được với danh từ và động từ Với
Lê Biên (1996), trong Từ loại tiếng Việt hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, lại nghiên cứu về đặc trưng và tiểu loại của tính từ Ông khẳng định:
“đặc trưng của tính từ không tách khỏi sự vật, hoạt động mà đó là dấu hiệu
thuộc tính sẵn có quan hệ gắn bó với sự vật hoạt động” Còn Nguyễn Kim
Thản (1997), trong “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt,” tập 2, NXB KHXH,
đã trình bày thêm sự phân định tính từ và các tổ hợp khác để chúng ta có thể phân biệt được từ loại và chức năng ngữ pháp của từ Theo đó, tính từ trực tiếp làm vị ngữ, chúng không kết hợp được với “hãy”, “đi” Ông còn chỉ ra sự khác biệt giữa tính từ Ấn Âu và tính từ tiếng Việt
Cũng trong năm 1997, nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu,
Hoàng Trọng Phiến xuất bản cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB
Giáo dục, thì quan niệm tính từ có ý nghĩa khái quát chỉ tính chất, có thể đứng sau từ “rất” và thường làm vị ngữ hay định ngữ trong câu Đỗ Thị Kim Liên
(1999), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục đã nêu lên đặc điểm, ý nghĩa của tính từ Tác giả quan niệm “tính từ có khả năng trực tiếp làm vị ngữ, giống
Trang 12động từ” Nguyễn Hữu Quỳnh (2001) trong Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Từ
điển Bách Khoa Hà Nội cho rằng: “tính từ là những từ chỉ tính chất, chỉ đặc
trưng của sự vật; tính từ có thể kết hợp với các phó từ “đã, đang, sẽ, vẫn, cứ,
còn.” Bùi Minh Toán (2002), trong Ngữ pháp tiếng Việt lại nghiên cứu đặc
điểm cơ bản và các tiểu loại tính từ Tác giả cho rằng:tính từ gần gũi với động
từ, và có khả năng kết hợp với các phụ từ Tuy nhiên tính từ rất ít khi kết hợp với phụ từ chỉ mệnh lệnh, ngược lại phần lớn tính từ dễ dàng kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ Tác giả Diệp Quang Ban (2005) trong “Ngữ pháp tiếng
Việt” (tập 1) cho rằng: tính từ là lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của
thực thể hay đặc trưng của quá trình) Ý nghĩa đặc trưng được biểu hiện trong tính từ thường có tính chất đối lập phân cực (thành cặp trái nghĩa) hoặc có tính chất mức độ (so sánh và miêu tả thang độ) Theo định nghĩa trên thì lớp
từ nào chỉ đặc trưng thì đó là tính từ Quan niệm này cũng cho ta biết đặc điểm nổi bật của tính từ là có tính chất đối lập phân cực và có tính chất mức
độ Gần đây nhất là nghiên cứu của Lê Kính Thắng (2009), lần đầu tiên đã xác lập khá triệt để phạm trù nội động và ngoại động trong tiếng Việt Trên cơ
sở này, tác giả làm rõ khả năng kết hợp của các tiểu loại vị trí có chứa tập hợp tính từ, với các tiêu chí khác nhau, đặc biệt là cú pháp Theo quan niệm của tác giả thì muốn xác định từ loại phải xuất phát từ sự hành chức của từ, nhưng khả năng hành chức là rất đa dạng và phức tạp Nguyễn Thị Nhung (2010),
Định tố tính từ trong tiếng Việt, NXB KHXH, Hà Nội, đã làm rõ những đặc
điểm về cấu trúc, chức năng của định tính từ tiếng Việt ,thực tiễn sử dụng định tố tính từ trong một số kiểu văn bản phục vụ nghiên cứu, giảng dạy Ngữ
pháp tiếng Việt Ngoài ra trong một số các luận văn thạc sĩ còn nghiên cứu một số đặc điểm của tính từ: Tính từ chỉ màu sắc trong truyện ngắn của các
tác giả như: Thạch Lam, Xuân Diệu, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu… Như vậy, qua các công trình nghiên cứu trên ta có thể thấy được tầm quan trọng của từ loại tính từ Nhiều công trình đã có một vị trí xứng đáng trong hệ thống ngôn ngữ Tiếng Việt
Trang 132.2 Hơn nửa thế kỉ qua, việc nghiên cứu về Nam Cao đã đạt được nhiều thành tựu Một số công trình nghiên cứu đáng kể như: Hà Minh Đức với tập
truyện “Đôi lứa xứng đôi”; Trần Đăng Suyền với “Chủ nghĩa hiện thực Nam
Cao”; Trần Đăng Suyền- Vũ Tuấn Anh - Hà Bình Trị với “Nam Cao con người và tác phẩm”…Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đều nghiên
cứu tác giả, tác phẩm trên phương diện nội dung - nghệ thuật Trong phương diện nghệ thuật thì vấn đề tính từ trong một số tác phẩm của Nam Cao trước Cách mạng chưa có công trình nào đi sâu, tìm hiểu phân tích để làm nổi bật lên cái hay, độc đáo của Nam Cao trong việc vận dụng tính từ vào trong sáng
tác văn chương của ông Trên cơ sở đó, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu “Tính từ
trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng” Với luận văn này
chúng tôi có thể sử dụng trong dạy học tác phẩm của Nam Cao Đồng thời giúp giáo viên dạy môn ngữ văn có thêm kiến thức chuyên sâu về từ loại tính
từ và sử dụng trong dạy học Tiếng Việt trung học phổ thông
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu
Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tính từ trong truyện ngắn của
Nam Cao trước Cách mạng” nhằm mục tiêu vận dụng lí thuyết về từ loại
tính từ để nắm được giá trị biểu đạt của tính từ trong tác phẩm truyện của Nam Cao trước Cách mạng Từ đó giúp người viết thấy được đặc điểm của tính từ trong hoạt động hành chức nó đa dạng và phụ thuộc vào cá nhân người
sử dụng ngôn ngữ, phụ thuộc vào tài năng văn chương của mỗi nhà văn Việc nghiên cứu đề tài còn phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy từ loại tính từ tiếng Việt trong nhà trường phổ thông đạt hiệu quả
3.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục tiêu này, luận văn đề ra nhiệm vụ cụ thể như sau:
1 Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu
2 Thống kê các tính từ tiếng Việt trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng và tiến hành miêu tả, phân tích, chỉ ra đặc điểm các tính từ tiếng Việt
Trang 143 Đánh giá giá trị biểu đạt của việc sử dụng tính từ trong truyện ngắn trước Cách mạng của Nam Cao trên phương diện ngữ nghĩa và ngữ dụng.Từ
đó nhận ra những dụng ý nghệ thuật của nhà văn trong việc xây dựng nhân vật đạt hiệu quả giao tiếp
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Tính từ trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Từ loại gồm nhiều loại từ Trong phạm vi của luận văn, để việc nghiên cứu được tập trung, chúng tôi chỉ nghiên cứu về tính từ
- Nhà văn Nam Cao sáng tác rất nhiều thể loại, nhưng chúng tôi chỉ tập
trung nghiên cứu về truyện ngắn trước Cách mạng của ông Trong đó chúng
tôi tiến hành khảo sát Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng, NXB Văn học, 2015
5 Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu
Sau khi đã xác định “Tính từ trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách
mạng” làm đề tài luận văn, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp và
thủ pháp nghiên cứu sau đây:
5.1 Phương pháp miêu tả
Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát về tính từ trong truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng, chúng tôi sẽ miêu tả các đặc điểm cơ bản của tính từ trong hoạt động hành chức của nó
5.2 Phương pháp phân tích
Trong quá trình phân tích cách sử dụng tính từ trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng, chúng tôi sẽ phân tích về giá trị nghệ thuật của việc sử dụng tính từ trong tác phẩm truyện Từ đó làm nổi bật được phong cách của nhà văn Nam Cao khi sử dụng tính từ trong sáng tác văn chương
5.3 Thủ pháp thống kê phân loại
Phương pháp này được sử dụng khi khảo sát, để thống kê từ loại tính từ
Trang 15trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng Từ đó làm cơ sở phân tích, nhận xét, đánh giá từ loại tính từ trên các đặc điểm về cấu tạo, khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp của tính từ
5.4 Thủ pháp so sánh
Thủ pháp so sánh được sử dụng để thấy rõ nét tương đồng và sự khác biệt của tính từ trong hoạt động hành chức của chúng khi đi vào sử dụng, cụ thể là sử dụng tính từ trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng
6 Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục
gồm ba chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
Chương 2 Đặc điểm ngữ pháp của tính từ trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng
Chương 3 Đặc điểm ngữ nghĩa và giá trị nghệ thuật của tính từ trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng
Trang 16
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN VĂN 1.1 Khái quát về tính từ
1.1.1 Khái niệm về tính từ
Tính từ thuộc từ loại cơ bản của thực từ Hiện cũng có khá nhiều định nghĩa về khái niệm này Dưới những góc nhìn khác nhau và bằng những cách diễn đạt khác nhau, một số nhà ngôn ngữ đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về tính từ
Theo tác giả Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung [1, tr.115] quan niệm:
“Lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của thực thể hay đặc trưng của quá
trình) là tính từ” Ý nghĩa đặc trưng được biểu hiện trong tính từ thường có
tính chất đối lập phân cực (thành cặp trái nghĩa) hoặc có tính chất mức độ (so sánh và miêu tả theo thang độ) Tác giả Đinh Văn Đức [9, tr.182] lại cho
rằng: Tính từ là từ loại chỉ ra đặc trưng của tất cả những gì được biểu đạt
bằng danh từ, động từ Bên cạnh Diệp Quang Ban và Đinh Văn Đức, tác giả
Bùi Minh Toán [28, tr.46] đưa ra quan niệm sau: “Tính từ là từ có ý nghĩa
khái quát chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái” Theo
quan niệm này, tính từ gần gũi với động từ, có khả năng kết hợp với các phụ
từ Công trình của nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ ,Vũ Đức Nghiệu, Hoàng
Trọng Phiến [7, tr.272] cho rằng: “tính từ có ý nghĩa chỉ tính chất” Còn tác giả Nguyễn Minh Thuyết [34, tr.154] (chủ biên) định nghĩa: “Tính từ là
những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái ” Đặc
điểm biểu hiện trong tính từ có hai loại: chỉ đặc điểm tương đối (khi kết hợp
với các từ chỉ mức độ) và chỉ đặc điểm tuyệt đối (không kết hợp với các từ chỉ mức độ)
Tóm lại, cho dù được diễn đạt khác nhau nhưng chúng ta vẫn tìm được
một cách hiểu khá thống nhất về khái niệm tính từ: “Tính từ là từ dùng để chỉ
màu sắc, tính chất, đặc trưng của sự vật, hoạt động, trạng thái” Xuất hiện ở
trong câu tính từ sẽ đảm nhận một chức năng nhất định, và có khả năng kết hợp với những từ khác về phía trước và phía sau
Trang 17Ví dụ: Truyện Chí Phèo: “Lúc ấy trong người hắn rượu đã hơi nhạt rồi,
không còn kêu gào và chửi bới…”[36, tr.26] … “Nó đi qua như một thằng
quái ác chán không muốn hành hạ một kẻ kiên nhẫn quá”.[36, tr.62]
Rõ ràng, nghĩa đặc trưng, tính chất của tính từ không phải là cái gì trừu tượng, tách khỏi sự vật hoạt động, mà phải thấy nó như là dấu hiệu của thuộc tính có sẵn, có quan hệ gắn bó với sự vật hoạt động và tiềm ẩn cách nhận thức đánh giá của mỗi người với sự vật, hoạt động đó
1.1.2 Đặc điểm ngữ phápcủa tính từ
Tính từ là một từ loại cơ bản, nó có vị trí quan trọng sau danh từ và động
từ và có vai trò quan trọng trong vốn từ tiếng Việt
Ví dụ: rất (hơi, khá…) / sẽ (đã, đang…) + cao (đẹp, tốt…)
không (chưa, chẳng…) / vẫn (đều, còn…)
- Tuy nhiên, một số tính từ, trong những hoàn cảnh nhất định, vẫn có thể kết hợp với phụ từ chỉ mệnh lệnh
Ví dụ: Truyện Mua nhà: “Anh đừng giận, anh Kim ạ” [36, tr.64]
Hoặc “Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi”
(Hồ Xuân Hương )
- Tính từ cũng có thể kết hợp với thực từ đi kèm (để bổ nghĩa cho tính từ)
Trang 181.1.2.2 Chức vụ cú pháp
Chức năng ngữ pháp chính của một từ loại là chức năng mà từ loại đó có
ưu thế về khả năng đảm nhiệm hơn các từ loại khác Vấn đề chức năng ngữ pháp của tính từ tiếng Việt đã được các nhà ngôn ngữ học quan niệm như sau
Xét theo Nguyễn Tài Cẩn [4, tr.240] thì làm định tố cho danh từ chính là
chức năng chính của tính từ Như vậy, với tác giả thì tính từ tiếng Việt không
phải chí có một chức năng ngữ pháp Đinh Văn Đức [9, tr.165] đã cụ thể hóa
điều này: “vị ngữ và định ngữ là hai chức vụ nổi bật lên trong chùm chức
năng của tính từ” Theo Nguyễn Minh Thuyết [34, tr.154] quan niệm “Tính từ
có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu Tuy vậy khả năng làm vị ngữ của tính
từ hạn chế hơn động từ” Gần đây nhất là ý kiến của Th.S Nguyễn Thị Nhung
(2007) trong Tạp chí ngôn ngữ số 4 trang 61, bàn về “Chức năng ngữ pháp chính của tính từ tiếng Việt” đã đưa ra kết luận: “chức năng ngữ pháp chính
của tính từ tiếng Việt là chức năng làm thành tố phụ trong cụm chính phụ và nổi bật là chức năng làm định tố trong cụm danh từ”
Từ các quan niệm trên, cũng như danh từ và động từ, tính từ cũng giữ các chức năng cú pháp trong câu (làm thành phần chính và thành phần phụ)
Ở luận văn này chúng tôi chỉ nghiên cứu sơ lược chức năng của tính từ làm vị ngữ và vai trò làm thành tố chính trong cụm chính phụ
- Làm thành phần chính
+ Chức năng làm chủ ngữ của tính từ: tính từ cũng giữ chức vụ chủ ngữ
trong câu, dù khá hạn chế Ví dụ: Hiếu thảo là đức tính tốt của những người
con
+ Chức năng làm vị ngữ của tính từ
Giống như động từ, tính từ có thể làm vị ngữ trực tiếp Theo Đinh Văn
Đức [9, tr.132]: “có tới 99% câu đơn tiếng Việt có vị ngữ do động từ và tính
từ đảm nhiệm”
Diệp Quang Ban cho rằng [1] “làm vị ngữ trong câu được coi là chức
năng chính của tính từ, nhưng tính từ được dùng kèm với danh và động từ để
Trang 19bổ nghĩa cho danh và động từ”
Ví dụ: “… Mụ có ngờ đâu trong lúc ấy thì tình nhân ngồi nghĩ ngợi xa
gần Y thẹn Y buồn Y giận đời Y giận trời Y giận thân Y tím ruột, tím
gan Y nghĩ đến cái nhục sáng hôm sau”.[36, tr.351]
Hay truyện Xu-vơ-nia: “…Tình cờ thế nào, Tơ là một cô gái xinh xinh Thị có đôi mắt bồ câu, cái miệng rất tươi, và đôi má hây hây…”[36, tr.256]
Tuy vậy khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ Đây chính
là sự khác biệt của tính từ tiếng Việt so với tính từ của các ngôn ngữ thuộc loại hình khác Ngoài ra trong câu, tính từ có thể đảm nhiệm chức năng cú pháp của nhiều thành phần khác
- Làm thành phần phụ
+ Chức năng làm định ngữ của tính từ
Tính từ làm định ngữ là những tính từ đi kèm với danh từ và thường đứng trước danh từ, bổ nghĩa cho danh từ đứng sau nó nhằm làm nổi bật hoặc nêu rõ đặc điểm, tính chất…cho danh từ được bổ nghĩa Theo ý kiến của một
số nhà Việt ngữ học đi trước đã đưa ra nhận định: “về khả năng kết hợp, hầu
như tính từ nào cũng có khả năng làm định ngữ cho danh từ; tính từ có ưu thế trong việc tham gia vào cấu trúc chính phụ hơn việc tham gia vào cấu trúc chủ vị” Với chức năng làm định ngữ thì tính từ có một đặc điểm nổi bật trong
chức vụ cú pháp là vừa làm định ngữ cho danh từ (khái niệm được diễn đạt bằng thực từ), vừa làm định ngữ cho động từ (khái niệm thuộc phạm trù vận động) Cho nên chức năng làm định ngữ là chức năng phổ biến và thường trực của tính từ
Ví dụ: “Người con gái đứng sau lưng tôi giống Nga như đúc cũng đôi mắt
trong trẻo ngây thơ, cũng cái miệng nhỏ, xinh xinh với làn môi hơi mỏng và
nếu không có nước da hơi rám nắng, bàn tay hơi lớn và thô, với dáng người
nặng nề vì quen khó nhọc thì tôi đã tưởng đó chính là Nga…”[36, tr.13]
+ Chức năng làm bổ ngữ: Ví dụ: Anh nói nhanh như gió
+ Chức năng làm trạng ngữ: Khi tính từ đảm nhiệm chức năng trạng
Trang 20góc độ khả năng kết hợp với yếu tố đứng trước hay đứng sau
Diệp Quang Ban [1, tr.100 - 101] cho rằng: Tính từ là thực từ, cho nên tính từ có khả năng kết hợp với các từ xung quanh để tạo thành cụm tính từ Các thành tố phụ của cụm tính từ gồm hai loại: thành tố phụ là phụ từ và thành tố phụ là thực từ Phần lớn những thành tố phụ ở cụm động từ đồng thời làm thành tố phụ ở cụm tính từ Cụ thể: đã, đang, sẽ, vừa, mới…với tư cách là thành tố phụ trước hoặc phụ sau
Xét tính từ ở vị trí trung tâm của cụm từ trong quan hệ với hai loại thành
tố phụ là hư từ và thực từ, có thể phân biệt hai trường hợp sau
Trường hợp 1: xét khả năng kết hợp với những phụ từ chỉ mức độ như
rất, lắm, quá, cực kì…Ở đây phân biệt được hai lớp con tính từ:
- Những tính từ có thể kết hợp với những phụ từ chỉ mức độ (rất, hơi,
khí, lắm) như: tốt, đẹp, xấu, trúng, to, nhỏ, đỏ, xanh…những tính từ loại này
gọi là tính từ có thang độ (hay tính từ tương đối) Những từ làm thành tố phụ như (rất, hơi, quá,…) đều có thể đứng trước và sau tính từ Khi chuyển lên
trước tính từ thường có tác dụng nhấn mạnh
Ví dụ: Truyện tình: “Anh có vẻ hơi bối rối…Mặt Lưu có vẻ hơi đỏ lên
một chút”.[36, tr.196]
Truyện Đời thừa: “Bởi thế luôn mấy năm trời, Hộ thấy Từ là một người
vợ rất ngoan, rất phục tùng, rất tận tâm Và đáng lẽ thì Hộ phải sung sướng
lắm”.[36, tr.328]
Nhà anh được một sào trầu tốt lắm phải không?/ Ở làng này, khó lắm
Trang 21Hắn thấy công việc xong xuôi thì mừng rỡ lắm”[36, tr.198, tr.201, tr.203]
- Những tính từ không kết hợp được với phụ từ chỉ mức độ như: riêng
tư, công, chính, đỏ au, chín nẫu…Những tính từ thuộc loại này gọi là tính từ không có thang độ (hay tính từ tuyệt đối)
Ví dụ:Trong truyện Đời thừa: “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên
trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài
người”.[36, tr.336]
Trường hợp2: xét khả năng kết hợp với thực từ về phía sau Có thể
phân biệt hai lớp con tính từ:
- Những tính từ có thực từ làm rõ nghĩa, tức là có bổ ngữ Bổ ngữ ở đây
là bổ ngữ do nội dung của tính từ đòi hỏi trong cách dùng nào đó Về bổ ngữ của tính từ chúng tôi chỉ nêu một vài ví dụ về tính từ có bổ ngữ như sau:
+ Tính từ chỉ lượng (nhiều, ít, đông, đầy, vắng, thưa)
Ví dụ: Truyện Lang Rận: “Con vợ cả, thấy mụ đi ở mãi, tưởng mụ dành
dụm được nhiều vốn liếng, lại hay làm, nên bàn với chồng, lấy mụ về để bòn
hệ định vị đó
Ví dụ: Nhà tôi xa trường Hoặc Hôm nay đã gần Tết rồi
+ Tính từ có bổ ngữ còn là những tính từnđòi hỏi làm rõ phương diện
mà nội dung tính từ phát huy tác dụng
Ví dụ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (Tục ngữ)
Trong cụm tính từ, các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất, sự khẳng định hay phủ định Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí, sự so sánh,
Trang 22mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất
1.1.3 Phân loại tính từ
Đinh Văn Đức [9], quan niệm: “Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa khái quát, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ liệu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu”.Trong việc phân chia hệ thống từ loại tiếng Việt, thì các nhà
ngôn ngữ đã nghiên cứu và phân chia làm hai loại là thực từ và hư từ
Tính từ thuộc thực từ, có ý nghĩa từ vựng Tính từ có thể đảm nhiệm vai trò của thành tố phụ và cả vai trò của thành tố chính trong cấu tạo của cụm từ
và câu Việc phân chia từ loại tính từ ít phức tạp hơn danh từ và động từ, có nhiều cách phân loại tính từ của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ
Diệp Quang Ban [1], chia tính từ tiếng Việt làm 4 loại nhỏ:
- Tính từ tính chất: là những tính từ vốn mang ý nghĩa chỉ tính chất, chứ
không phải vay mượn ở lớp từ khác Ý nghĩa tính chất phong phú về nội dung:
+ Ý nghĩa về các loại phẩm chất: tốt, xấu, đẹp, tầm thường, quan trọng…
+ Ý nghĩa về lượng thuộc nhiều phương tiện như mật độ, độ dài, trọng
lượng, hình dáng, màu sắc, âm thanh, mùi vị: nhiều, ít, đông, thưa, ngắn, dài,
béo, gầy, cao, thấp, nặng, nhẹ, tròn, vang, dội, ồn, lặng, thơm, nồng, cay, ngọt…
- Tính từ quan hệ: là tính từ mà ý nghĩa chỉ tính chất của chúng được vay
mượn ở ý nghĩa thực thể của danh từ Tính từ quan hệ ở tiếng Việt không nhiều song nó vẫn tồn tại Nó có thể có gốc là danh từ chung, cũng có thể có gốc là danh từ riêng
từ
Trang 23Ví dụ: giọng (rất) Sài Gòn, thái độ (rất) Chí Phèo, nhân cách (rất) Việt Nam, (rất) phương Đông, (rất) mới, (rất) hiện đại
- Tính từ thang độ: có thể kết hợp với các phụ từ: rất, hơi, khí …về phía
trước và lắm, quá, cực kì…về phía sau
Ví dụ:
Truyện Cái mặt không chơi được: “Tôi an ủi bằng cách bảo tôi rằng: bàn
tay cô dáng thon thon và tiếng nói của cô rất ấm Thế là được, cần gì đẹp, miễn
là có duyên Vậy tôi nhất định cho là cô có duyên lắm lắm”.[36, tr.90]
Truyện Bài học quét nhà: “Chơi một mình, buồn lắm Hồng ngơ ngẩn Hồng tiếc những ngày xưa cũ quá…”[36, tr.206]
- Tính từ không thang độ: tính từ không kết hợp với phụ từ chỉ thang độ
đứng trước tính từ Xét về phương diện ý nghĩa, nó có thể là tính từ tính chất hoặc tính từ quan hệ Xét về hoạt động ngữ pháp, tính từ không thang độ thường làm yếu tố mở rộng cho danh từ (trong trường hợp hợp này nó là từ tượng thanh đứng sau danh từ)
Ví dụ:Truyện Lão Hạc: “Lão hu hu khóc”[36, tr.305]
Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung [2] quan niệm: tính từ có thể
phân chia thành hai lớp: lớp tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ và lớp tính từ không xác định thang độ
- Tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ: chính là lớp tính từ chỉ
đặc trưng không biểu thị ý nghĩa tự thân Chúng có đặc điểm nổi bật thường
kết hợp với các phụ từ chỉ thang độ như: rất, hơi, quá, lắm, cực kì…hoặc kết
hợp với thực từ chỉ ý nghĩa thang độ
Một số biểu hiện của lớp tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ: phẩm chất; số lượng; cường độ; hình thể; màu sắc; mùi vị…
Ví dụ: Truyện Chí Phèo “Sao bà ấy còn trẻ quá! Gần bốn mươi rồi mà
trông vẫn còn phây phây Còn phây phây quá đi nữa! Cụ năm nay đã ngoài sáu mươi Già yếu quá, nghĩ mà chua xót Giá thế thì bà ấy cũng chỉ già cho xong Bà ấy lại cứ trẻ, cứ phây phây, cứ đẹp như mới ngoài hai mươi tuổi, mà
Trang 24sao đa tình Nhìn thì thích nhưng mà tưng tức lạ”.[36, tr.51]
- Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ là lớp từ biểu thị đặc trưng
đồng thời biểu thị thang độ đặc trưng trong ý nghĩa tự thân, thường ở mức tuyệt đối Chúng không kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ như: rất, hơi, quá;
và không cần thực từ đi kèm để bổ nghĩa
Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ gồm: chỉ đặc trưng tuyệt đối làm thành cặp đối lập (riêng - chung; công - tư; chính - phụ…) và chỉ đặc trưng tuyệt đối không làm thành cặp đối lập Trong trường hợp này, chúng thường
là từ ghép, hoặc láy, và chúng không kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ
Ví dụ:
Trong Chí Phèo: “Sự ngọt ngào làm mềm nhũn, vả lại những người đứng
xem đã về cả rồi, hắn thấy hắn hình như trơ trọi Cái sợ cố hữu trong lòng thức dậy, cái sợ của xa xôi ngày xưa, hắn quả thấy là táo bạo.”[36, tr.26]
Tác giả Bùi Đức Tịnh[28, tr.5] chia tính từ làm 3 tiểu loại:
- Tính từ lõi: là những tiếng tự nhiên đã là tính từ Ví dụ: lớn, nhỏ…
- Tính từ do từ loại khác biến thành:
+ Tính từ do danh từ chuyển loại, ví dụ: cửa quyền trong thái độ cửa quyền
+ Tính từ do động từ chuyển loại, ví dụ: đả kích trong tranh đả kích
Bùi Minh Toán [28, tr.47- 49], phân loại tính từ theo những tiêu chí:
- Căn cứ vào ý nghĩa khái quát của tính từ với phụ từ:
Loại 1: Các tính từ biểu hiện đặc điểm về chất
Trang 25Những đặc điểm này không thể “lượng hóa”, mà chỉ có thể được sắc thái hóa Đó là các nhóm tính từ:
+ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, đen, trắng…
+ chỉ kích thước, hình dáng: to, nhỏ, lớn, bé…
+ chỉ mùi vị: cay, đắng, ngọt, bùi, mặn, chát, chua, thơm…
+ chỉ hình thể: vuông, tròn, thẳng, cong
+ chỉ phẩm chất của sự vật: tốt, xấu, hiền, dữ, xinh, đẹp, tồi…
+ chỉ đặc trưng tâm lí: hiền, ác, dữ, điềm đạm, nóng nảy, phúc hậu… + chỉ đặc điểm sinh lí: khỏe, yếu, mạnh, cường tráng, ốm yếu…
+ chỉ tính chất vật lí: cứng, mềm, dẻo, giòn, rắn, căng, nhão…
+ chỉ đặc điểm trí tuệ: ngu, đần, dốt, thông minh, lanh lợi, khôn khéo… + chỉ cách thức hoạt động: nhanh, chậm, vững, bền, chắc, chậm chạp…
Loại 2: Các tính từ chỉ đặc điểm về lượng
Những đặc điểm này có thể “lượng hóa” (nhờ một thành tố phụ có số từ
chính xác đi sau: dày 400 trang)
Ví dụ: cao, thấp, nông, sâu, rộng, hẹp, ngắn, dài, nặng, nhẹ, mỏng, dày,
hợp với các thành tố phụ khác nhau: hơi, khá, rất, khí, lắm, vô cùng, cực kì…
Ví dụ: rất xinh/ khá hay/ vô cùng dũng cảm/ cực kì thông minh/ hơi đen…
Có thể thể hiện mức độ nhờ sự kết hợp với các thành tố phụ khác:
Ví dụ: đẹp như tiên, cao như núi/ sâu đến ngực, cao đến lưng trời/ sâu
thăm thẳm, cao vời vợi
+ Nhóm 2: Các tính từ chỉ đặc điểm không phân biệt theo các thang độ khác nhau Các tính từ này không kết hợp với các thành tố phụ chỉ mức độ
Có hai loại:
Trang 26Loại 1: Các tính từ chỉ tính chất được phân hóa thành 2 cực rõ rệt, giữa
hai cực không có các thang độ chuyển tiếp
Ví dụ: đực/ cái; trống/ mái; công/ tư…
Loại 2: Các tính từ được cấu tạo theo phương thức ghép, trong đó các
hình vị đi sau vừa sắc thái hóa ý nghĩa cho hình vị đi trước, vừa chỉ mức độ cao nhất của đặc điểm tính chất mà hình vị đi trước biểu hiện
Ví dụ: xanh lè, đen kịt, cao ngất, đỏ au, trắng xóa, xanh um, vàng ruộm…
Ngoài ra trong tiếng Việt có lớp từ tượng thanh, tức những từ mà âm thanh của nó mô phỏng các âm thanh của tự nhiên Một số từ tượng thanh có
ý nghĩa sự vật (gọi tên, sự vật, âm thanh mà chúng phát ra) Những từ đó
thuộc loại danh từ, ví dụ: con mèo, con bò, con tắc kè, con tu hú, xe cút kít, xe
bình bịch…
Có nhiều từ tượng thanh cấu tạo theo kiểu láy để mô phỏng âm thanh tự
nhiên: róc rách, lộp độp, đì đòm, đùng đoàng, loảng xoảng, leng keng, tí
tách…Các từ láy tượng thanh được các nhà nghiên cứu Việt học quan niệm
khác nhau: hoặc là động từ, hoặc là tính từ Nếu căn cứ vào công dụng, ý nghĩa của chúng (chúng thường miêu tả tính chất của một hoạt động, một quá
trình: chim hót líu lo, nước chảy róc rách), và chức năng thường làm thành tố
phụ cho động từ (như phần lớn các tính từ) thì có thể quan niệm từ láy tượng thanh là tính từ Nhưng xét về nghĩa mức độ, thì các từ láy tượng thanh này,
rõ ràng không hàm chứa nét nghĩa mức độ Chúng không kết hợp với các thành tố phụ chỉ mức độ
Tóm lại, khi bàn về tính từ đa số các nhà nghiên cứu đều quan tâm đến mặt nội dung ý nghĩa của từ và khả năng kết hợp của tính từ Mặc dù, có những cách phân loại khác nhau nhưng xét về phương diện ngữ nghĩa thì đều
có sự thống nhất trong cách phân chia tiểu loại tính từ dựa vào đặc điểm ngữ pháp của từ và hoạt động hành chức của tính từ trong câu
Trong phạm vi luận văn này, tác giả sẽ theo tiêu chí của Bùi Minh Toán
để làm cơ sở phân loại, phân tích về tính từ trong truyện ngắn của Nam Cao
Trang 271.2 Vài nét về tác giả Nam Cao
1.2.1 Vài nét về cuộc đời Nam Cao
Nam Cao (1917 – 1951), là một trong số những nhà văn hiện thực lớn, một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại
Nam Cao là bút danh của Trần Hữu Tri Ông sinh ngày 29 tháng 10 năm
2017, quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Xang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam (nay thuộc xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam) Xuất thân từ một gia đình bậc trung Công giáo, cha Nam Cao là ông Trần Hữu Huệ, thợ mộc, làm thuốc Mẹ là bà Trần Thị Minh làm vườn, làm ruộng và dệt vải Nam Cao học sơ học ở trường làng Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung
Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh Năm 1936, Nam Cao bắt đầu viết văn,
các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác Năm 1937, ông gửi in trên Tiểu
thuyết thứ bảy, các truyện ngắn: Nghèo, Đui mù, với bút danh Thúy Rư In
truyện ngắn Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp trên báo Ích Hữu
Năm 1938, Nam Cao trở ra Bắc, dạy học tư ở Hà Nội và viết báo Năm
1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch
cũ, với bút danh Nam Cao do NXB Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận
như là một hiện tượng văn học thời đó Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên
là Chí Phèo Phát xít Nhật vào Đông Dương, trường bị trưng dụng, Nam Cao
thôi dạy học
Rời Hà Nội, Nam Cao về dạy học ở Trường tư thục Kì Giang, tỉnh Thái Bình, rồi về lại làng quê Đại Hoàng Thời kì này, Nam Cao cho ra đời nhiều
tác phẩm Ông in truyện dài nhiều kì Truyện người hàng xóm trên Trung Bắc
Chủ nhật, viết xong tiểu thuyết Chết mòn, sau đổi là Sống mòn Tháng 4/
1943, Nam Cao gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên của tổ chức này
Trang 28Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lí Nhân, rồi ông được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương Năm 1946, Nam Cao ra Hà Nội hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc Đứng tên Thư kí tòa soạn (các số 2,3) tạp chí Tiên Phong của Hội Nam Cao vào mặt trận Nam Trung Bộ với tư cách đặc phái viên Văn hóa
Cứu quốc Thời kì này ông viết và gửi in truyện ngắn Nỗi truân chuyên của
khách má hồng; in truyện ngắn Cười ở NXB Minh Đức và in lại truyện Chí Phèo Ra Bắc, Nam Cao nhận công tác ở Ti Văn hóa Hà Nam, làm báo Giữ nước và Cờ chiến thắng của tỉnh này Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt
Bắc Ông là thư kí tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, viết Nhật kí ở rừng Tại
chiến khu- năm 1948, Nam Cao gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương
Năm 1950, Nam Cao chuyển sang làm việc ở Hội Văn nghệ Việt Nam,
làm việc trong toà soạn tạp chí Văn nghệ Sau đó ông được cử làm Ủy viên
tiểu ban văn nghệ của Trung ương Đảng Trong năm đó, ông tham gia chiến
Là cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực (1930 - 1945), là người
đi tiên phong trong việc xây dựng nền văn học mới, Nam Cao được Nhà nước
truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1,1996)
1.2.2 Vài nét về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao
Nam Cao là một trong số những nhà văn hiện thực phê phán có ý thức tự giác cao nhất và sâu sắc nhất về quan điểm nghệ thuật của mình
Trước cách mạng, nhà văn Nam Cao sáng tác tập trung ở hai mảng đề
tài: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo Tác phẩm của ông biểu
hiện một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam
Viết về đề tài người nông dân, Nam Cao được coi là nhà văn của những
Trang 29người nông dân nghèo khổ và bất hạnh, nhà văn của những người khốn khổ, tủi nhục nhất trong xã hội thực dân- phong kiến Trái tim nhân đạo và cái nhìn sắc sảo của ông đã thấu hiểu những hoàn cảnh thiếu nhân tính làm cho con người tha hóa Ông đã hiểu rõ cuộc sống những con người cùng khổ nhất, không có quyền, bị xã hội áp bức chà đạp xuống tận bùn đen GS Nguyễn
Đăng Mạnh [11] nhận xét: “Nam Cao là người hay băn khoăn về vấn đề nhân
phẩm, về thái độ khinh trọng với con người…” Ông đã để lại rất nhiều truyện
ngắn có giá trị về đề tài người nông dân như: "Trẻ con không được ăn thịt chó",
"Mua danh", "Một bữa no", "Một đám cưới", "Dì Hảo", "Điếu văn”, “Lang Rận”, “Nửa đêm", "Tư cách mõ",…Trong đó, “Chí Phèo” và “Lão Hạc” xứng
đáng là kiệt tác Với về đề tài này, Nam Cao khắc họa bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam xơ xác, bần cùng trong khoảng thời gian 1940 -1945 Ông đặc biệt quan tâm tới những kẻ bần cùng, thấp cổ bé họng, hiền lành nhẫn nhục, bị đối xử bất công Sự áp bức, bóc lột, cái đói đã đẩy người nông dân vào tình cảnh túng quẫn, bần cùng Họ đánh mất cả tính người lẫn hình người Viết về bi kịch của người nông dân, Nam Cao kết tội chính sự tàn bạo của giai cấp thống trị đã hủy diệt bản tính tốt đẹp của người dân lao động Nhà văn sâu sắc khám phá, khẳng định vẻ đẹp của con người ngay cả khi họ bị vùi dập, bị cướp đi nhân tính lẫn nhân hình Qua đó, chúng ta không chỉ cảm nhận được
số phận đáng thương, cùng cực của những người nông dân nghèo khổ: đó là những con người sống quẩn quanh, bế tắc trong những “kiếp lầm than” mà chúng ta còn thấy được bản chất lương thiện, tốt đẹp của họ Tư tưởng ấy được Nam Cao nói rõ trong truyện ngắn Lão Hạc Phải biết vượt qua những gàn dở, ngu ngốc, lẩm cẩm để mà gần họ, cố tìm hiểu cái bản tính tốt ở họ thường bị che lấp, vùi dập, không được phép tàn nhẫn, ghẻ lạnh với họ:
“Chao ôi! Đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu
họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…Toàn những
cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương” Đây chính là chiều sâu và nét độc đáo trong chủ
nghĩa nhân đạo của Nam Cao
Trang 30Viết về đề tài người trí thức tiểu tư sản: Nam Cao là nhà văn của những
trí thức nghèo, của những kiếp “sống mòn” có hoài bão, có tâm huyết, tài năng muốn vươn lên cao nhưng lại bị chuyện cơm áo ghì sát đất Nếu như mỗi tác phẩm viết về đề tài người nông dân là sự trả ơn, gửi gắm ân tình với người nghèo khổ thì mỗi trang viết về đề tài người trí thức đều chứa đựng tâm
sự, nỗi đau và niềm khát khao cháy bỏng của chính nhà văn Đáng chú ý nhất
là các tác phẩm "Giăng sáng", "Đời thừa", "Mua nhà ", "Nước mắt", đặc biệt là tiểu thuyết "Sống mòn" (1944) Nếu như trong tác phẩm viết về người
nông dân, xung đột giữa con người với môi trường, hoàn cảnh sống đã đẩy con người vào tình trạng tha hóa về nhân cách thì trong tác phẩm viết về người tri thức tiểu tư sản, nó lại đẩy con người vào tình trạng sống mòn không lối thoát Đó là tấn bi kịch dai dẳng, thầm lặng mà đau đớn của những tri thức
có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm Qua những tác phẩm của ông, người ta thấy rõ hơn sức mạnh ghê gớm, khủng khiếp của những cái
hàng ngày: muốn sống lịch sự nhưng nghèo túng buộc phải chi li tính toán;
muốn sống thanh thản hạnh phúc nhưng hoàn cảnh lại xô đẩy vào tình trạng sống dằn vặt khổ đau…Miếng cơm, manh áo với sức nặng vật chất của sự tồn
tại cứ giết dần giết mòn sự thư thái của tâm hồn con người, đẩy con người vào
bi kịch sống mòn không lối thoát Như vậy, phê phán cái xã hội phong kiến đương thời đã bóp nghẹt sự sống và tàn phá tâm hồn con người, Nam Cao đồng thời cũng thể hiện niềm khao khát muốn thoát ra khỏi tình trạng chết mòn, hướng tới một cuộc sống đẹp đẽ xứng đáng với giá trị con người
Tóm lại, viết về người trí thức hay viết về người nông dân, Nam Cao
đều đề cao quyền sống của con người
Sau cách mạng, Nam Cao dùng ngòi bút để phục vụ kháng chiến và có
sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật: nhìn nhận hướng đi mới cho nhân
vật Những tác phẩm của ông trở thành những tuyên ngôn nghệ thuật cho giới
nghệ sĩ đương thời Các tác phẩm chính: “Nhật kí ở rừng” (1948), “Đôi mắt” (1948), “Chuyện biên giới”(1950) Trong đó "Đôi mắt” được coi là phát ngôn
chung của các văn nghệ sĩ cũ thuộc lớp trí thức tiểu tư sản vừa mới đi vào
Trang 31cách mạng, tham gia kháng chiến
Nam Cao có phong cách nghệ thuật độc đáo Nam Cao ít miêu tả thiên nhiên, tuy vậy khi miêu tả cảnh vật thiên nhiên ông lại biết kết hợp việc miêu
tả cảnh vật với trạng thái tâm hồn nhân vật, tất cả nhằm hướng đễn cái đích: làm rõ tâm lí của nhân vật Ông luôn quan tâm đến đời sống tinh thần con người bộc lộ trong cuộc sống hàng ngày quen thuộc ở quanh ta Ông hướng
ngòi bút của mình vào việc khám phá con người trong con người, miêu tả và
phân tích mọi biểu hiện, mọi chiều sâu và mọi chuyển biến trong thế giới tâm hồn nhân vật Qua ngòi bút của ông, tâm lí con người được thể hiện một cách
phong phú, đa dạng nhiều sắc thái tinh vi Chính vì vậy mà “Chủ nghĩa tâm lí
đã trở thành một ý thức nghệ thuật thấm nhuần trong sáng tác của Nam Cao, tạo nên một đặc điểm nghệ thuật nổi bật nhất, đem đến cho những tác phẩm của ông một sức hấp dẫn to lớn”[10, tr.186]
Nam Cao xứng đáng là bậc thầy của ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật, ông
có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển ngôn ngữ của dân tộc, góp phần xây dựng và làm phong phú sự giàu đẹp của tiếng Việt
1.3 Tiểu kết chương 1
Ở chương 1, chúng tôi đã trình bày một số vấn đề cơ bản có liên quan
đến tính từ như: Khái quát về tính từ với các đặc điểm ngữ pháp của tính từ
theo ba tiêu chuẩn phân định từ loại: (1) ý nghĩa ngữ pháp, (2) khả năng kết hợp và (3) chức vụ cú pháp Những vấn đề lí thuyết trên là cơ sở để chúng tôi
nhận diện, miêu tả và phân tích một số đặc điểm ngữ pháp và đặc điểm ngữ nghĩa của tính từ trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng
Trên cơ sở lí thuyết đã trình bày ở trên, luận văn sẽ tiến hành thống kê, phân loại, phân tích và miêu tả việc sử dụng tính từ trong truyện ngắn Nam Cao theo các nội dung tương ứng với hai chương như sau:
- Đặc điểm ngữ pháp của tính từ trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng;
- Đặc điểm ngữ nghĩa và giá trị nghệ thuật của việc sử dụng tính từ trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng
Trang 32CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA TÍNH TỪ
TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG
Để giải quyết mục tiêu nhiệm vụ của luận văn, ở chương 2 người viết tập trung vào khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích các tính từ được sử dụng trong tác phẩm của Nam Cao trước Cách mạng với các nội dung sau: đặc điểm cấu tạo; đặc điểm khả năng kết hợp và đặc điểm chức năng ngữ pháp của tính từ trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng
Sau đây là nội dung cụ thể:
2.1 Đặc điểm cấu tạo của tính từ trong truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng
Như ở chương 1 đã đề cập, tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái
Có hai loại tính từ:
+ tính từ chỉ tính chất tương đối (có thể kết hợp với phụ từ chỉ mức độ:
rất, hơi, lắm, quá…và không kết hợp được với hãy, đừng, chớ…)
+ tính từ chỉ tính chất tuyệt đối (không kết hợp với từ rất, hơi, lắm, quá…loại tính từ này không đánh giá được về mức độ)
Căn cứ vào lí thuyết nói trên, chúng tôi đã khảo sát 38 truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng về việc sử dụng từ loại tính từ Kết quả cho thấy
Trang 33Bảng 2.1 Thống kê kết quả khảo sát số lượng tính từ trong truyện ngắn
của Nam Cao trước cách mạng
Tổng 3.915 100%
Từ kết quả khảo sát trên, cho phép rút ra những nhận xét sau:
Trong truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng, nhà văn đã sử dụng nhiều từ loại tính từ Điều đó cho thấy tính từ là từ loại quan trọng được sử dụng phổ biến không chỉ trong giao tiếp mà còn được sử dụng trong văn chương Cụ thể, xét về nguồn gốc, tính từ có tần suất xuất hiện cao nhất là tính từ thuần Việt (3762/3915 trường hợp, chiếm 96.1%); còn lại là các tính
từ vay mượn (Hán Việt) (chỉ có 153/3915 trường hợp, chiếm 3.9 %)
Tính từ thuần Việt xuất hiện với tần suất nhiều nhất là do ông là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc Truyện của ông chính là bức tranh đau buồn, bi thảm về cuộc sống hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám Thực dân Pháp cấu kết với địa chủ phong kiến bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy Bọn địa chủ cường hào trong xã hội cũ gian xảo, mưu mô, thâm độc Người dân lao động bị đẩy vào cảnh “con sâu cái kiến”, bị oan khổ, ngậm đắng nuốt cay, chịu đựng tủi hờn Vì thế, nhân vật của ông được hiện lên với những dáng điệu mệt mỏi, những nhân hình méo mó, xộc xệch do bị áp lực của thiếu thốn, lo toan đè nặng Hoặc đối lập là bọn cường hào, ác bá hiện lên với bản chất xấu xa, đê tiện Cho nên khi viết về họ, Nam Cao dường như không dùng thước đo đẹp, xấu như trong các tác phẩm lãng mạn Nam Cao cũng không chấp nhận lối văn sáo mòn, cũ kĩ, hình thức, ông đã tạo cho mình một lối văn mới đậm đà bản sắc bình dân Bên cạnh đó ,quan điểm sáng tác của Nam Cao là luôn coi trọng tính chân thực trong tác phẩm văn chương, nhà
văn Banzac đã từng viết về Nam Cao “Nhà văn là thư kí trung thành của thời
Trang 34đại, tác phẩm của anh là tấm gương xê dịch trên quãng đường đời” Quan
điểm này đã được Nam Cao thể hiện rõ trong tuyên ngôn “Trăng sáng” thông
qua nhân vật Điền: “Chao ôi! Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối
Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”
Ngoài tính từ thuần Việt, Nam Cao còn sử dụng 153 tính từ có nguồn gốc là từ Hán Việt, chiếm 3.9% Nam Cao sử dụng tính từ Hán Việt trong truyện nhắn của mình là do Việt Nam của chúng ta phải chịu hơn 1000 năm Bắc thuộc, tiếng Việt đã mượn của tiếng Hán một lượng lớn từ ngữ để biểu thị những ý nghĩa mà tiếng Việt của chúng ta không có Bên cạnh đó, từ Hán Việt thường biểu lộ sắc thái “trang trọng” hay “thi vị”, để bộc lộ cảm xúc Văn phong của Nam Cao đặc biệt giàu có về sắc thái và biểu cảm, được thể hiện qua lối kể chuyện bằng nhiều chất giọng: nghiêm nghị và hài hước, trân trọng, nâng niu Một số hình tượng các nhân vật có phẩm chất cao quý như lão Hạc, dì Hảo hay những nét tính cách đẹp đẽ của các nhân vật như tình mẫu tử, đức hi sinh hiện lên trong sự trân trọng của người kể
Ví dụ: Truyện Dì Hảo: “Rồi thì dì tức tối Sau cùng thì dì nhẫn nại; phải
nhẫn nại là hơn; nếu hắn không về thì cũng thế…Còn dì, dì biết phận dì…Dì
Hảo ngạc nhiên Rồi tức tối Sau cùng thì dì nhẫn nại Phải, nhẫn nại là
hơn: nếu hắn cứ ở nhà thì cũng thế.[36, tr.62 - 63]
Hay trong Lão Hạc “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta
không cố mà tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa,
bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi…Khi người ta
khổ quá thì người ta chẳng nghĩ đến ai được nữa Cái bản tính tốt của người
ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất”[36, tr.308]
Các từ “nhẫn nại”, “phận”, “ngạc nhiên”, “bần tiện”, “tàn nhẫn”,
“ác”, “khổ” là từ Hán Việt, được tác giả sử dụng nhiều trong ngữ liệu nhằm
mục đích bộc lộ sắc thái biểu cảm của tác giả trước đời sống nội tâm của nhân
Trang 35vật trong tác phẩm Qua đó nhằm miêu tả tính cách nhân vật một cách ngắn gọn, chi tiết, bộc lộ đặc điểm của đối tượng thật chính xác, tạo nên sự thành công cho tác phẩm văn học, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc Căn cứ vào lí thuyết về đặc điểm của tính từ, xét về cấu tạo, từ loại tính
từ được chia thành 3 nhóm: tính từ đơn, tính từ ghép và tính từ láy
Trong 38 truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng chúng tôi khảo sát, kết quả cho thấy có 3915 tính từ Kết quả cụ thể được tổng hợp bằng bảng sau:
Bảng 2.2 Thống kê tần suất sử dụng tính từ xét theo đặc điểm cấu tạo
trong truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng Tính từ xét theo đặc
điểm cấu tạo
là tính từ ghép là 1158/3915 trường hợp chiếm 29.6%
Sau đây, chúng tôi đi vào phân tích đặc điểm cấu tạo của tính từ trong truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng được nhà văn sử dụng với tần suất xuất hiện cao
2.1.1 Tính từ có cấu tạo từ đơn
Từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa tạo thành Đặc điểm nổi bật của tính từ đơn về mặt cấu trúc có sự đối lập hay trái nghĩa
Ví dụ: tốt/ xấu; vui/ buồn; hiền/ dữ; rách/ lành; đen/ đỏ…
Khảo sát trong 38 truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng chúng tôi
Trang 36thấy nhà văn đã sử dụng tính từ đơn xuất hiện với tần suất khá cao, cụ thể có 1480/ 3915 trường hợp, chiếm 37.8%
Chúng tôi khảo sát được kết quả trên là căn cứ vào tiêu chí phân loại tính
từ của Bùi Minh Toán trên cơ sở căn cứ vào ý nghĩa khái quát của tính từ với
phụ từ Các tính từ đơn được xác định dựa trên các biểu hiện đặc điểm về chất
và về lượng thông qua các nhóm tính từ chỉ: màu sắc, kích thước, phẩm chất, cách thức hoạt động, lượng…và xuất hiện với tần suất sử dụng khác nhau Kết quả được tổng hợp bằng bảng sau:
Bảng 2.3 Thống kê tần suất sử dụng tính từ đơn trong truyện ngắn Nam
Cao trước cách mạng Các biểu hiện
Tính từ chỉ phẩm chất của sự vật 278 18.8 Tính từ chỉ đặc trưng tâm lí 219 14.8 Tính từ chỉ đặc điểm sinh lí 56 3.8 Tính từ chỉ tính chất vật lí 20 1.3 Tính từ chỉ đặc điểm trí tuệ 46 3.1 Tính từ chỉ cách thức, hoạt động 486 32.9
Trang 37Kết quả tổng hợp trên cho thấy, trong các tính từ chỉ đặc điểm về chất các
nhóm tính từ có tần suất xuất hiện không đồng đều Trong đó nhóm tính từ
chỉ cách thức, hoạt động được sử dụng nhiều nhất với 486/ 1480 trường hợp,
chiếm 32.9%; tiếp theo là nhóm tính từ chỉ phẩm chất với 278/1480 lần xuất hiện, chiếm 18.8%; nhóm tính từ chỉ tâm lí có 219/1480 lần xuất hiện, chiếm 14.8%; nhóm tính từ chỉ kích thước, hình dáng có 123/1480 lần xuất hiện, chiếm 8.4%; nhóm tính từ chỉ màu sắc có 117/1480 lần, chiếm 7.9%; ít nhất
là nhóm tính từ chỉ tính chất vật lí chỉ có 20/1480 lần xuất hiện chiếm 1.3%
Tính từ chỉ đặc điểm về lượng có 52/1480 trường hợp ,chiếm 3.5%
Có sự khác biệt giữa tính từ đơn chỉ đặc điểm về chất cao hơn rất nhiều lần so với tính từ đơn chỉ đặc điểm về lượng Trong tính từ đơn biểu hiện đặc điểm về chất thì Nam Cao sử dụng nhiều tính từ đơn chỉ cách thức hoạt động, tính từ đơn chỉ phẩm chất, đặc điểm tâm lí và tính từ chỉ kích thước hình dáng
là do phong cách và quan điểm sáng tác của nhà văn Nam Cao(quan điểm hiện thực, quan điểm nhân đạo) Ông chủ yếu viết về cuộc sống của người nông dân lao động nghèo khổ, về những người trí thức tiểu tư sản có đời sống nội tâm tương đối phức tạp Ông muốn tìm đến sự thật, với tấm lòng yêu thương cực độ những mảnh đời đau khổ, với sự căm giận đến xót xa cháy lòng trước bao ngang trái bất công của chế độ cũ Ngôn ngữ trong truyện của tác giả tập trung làm nổi lên sự biến dạng của hoàn cảnh, của con người Với chất giọng vừa cộc, vừa đốp chát của người nông dân Bắc Bộ Nam Cao thường viết những kiểu câu ngắn, ngay cả khi câu dài, những câu ấy cũng được ông ngắt vụn ra làm cho mạch văn nhanh, giọng văn đanh thép Cho nên việc sử dụng tính từ đơn nhằm làm nổi bật đặc điểm của nhân vật một cách tỉ
mỉ, chi tiết nhằm gây ấn tượng mạnh với người đọc, đặc biệt là miêu tả về chân dung, dáng vẻ, tâm lí, hoạt động của các nhân vật Đó là những con người dị dạng, méo mó, xấu xí và bất hạnh
Ví dụ, nhân vật Thị Nở trong “Chí Phèo”: “Nhưng người đàn bà ấy lại
chính là thị Nở, một người ngẩn ngơ như người đần trong cổ tích và xấu ma
Trang 38chê quỷ hờn Cái mặt của thị thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má lại hóp
vào mới thật là tai hại, nếu hai má nó phình phình thì mặt thị lại hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng, trên cổ người Cái mũi thì
vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chén lẫn nhau với những cái môi cũng cố to không cho thua cái mũi…”[36,
tr.40] Nhân vật mụ Lợi trong Lang Rận thì:“Không một người đàn bà nào có
thể xấu hơn Mụ béo trục, béo tròn, mặt như tổ ong bầu, mắt trắng, môi
thâm, mà đen như thằng quỷ.”[36, tr.344] Nhân vật Nhi trong Nửa đêm:
“chẳng lấy gì làm đẹp, có thể nói thẳng ngay là vô cùng xấu…nhưng nó
trắng lắm, trắng như con lợn cạo…bàn chân to và dầy hùm hụp…hai cái má phị, cái mũi to và lỗ thì lại nhỏ, gần như đặc, mắt không còn chỗ để phô
ra…và cái môi thì dày như không có cái gì dày đến thế”[36, tr.310] Nhân vật
Điền trong Giăng sáng: “Điền tức sùi bọt mép Mắt hắn lóe ra lửa Hắn giơ
một bàn tay run lên…Cho nó chết! Cho nó chết! Sống làm gì nữa! nay ốm mai đau thì chết đi cũng phải! Sống lắm cũng chỉ khổ và làm người ta khổ thôi, được gì? Chết đi! Mày chết đi!” Hay nhân vật Lang Rận: “Y thẹn Y
buồn Y giận đời Y giận trời Y giận thân Y tím ruột, tím gan Y nghĩ đến cái nhục sáng hôm sau…”[36, tr.295]
Các tính từ “đần”, “xấu”, được nhà văn liên tục sử dụng miêu tả chân dung nhân vật một cách “không bình thường” như Thị Nở, mụ Lợi, Nhi Hoặc
dùng tính từ chỉ màu sắc nhưng lại không miêu tả vẻ đẹp mà lại càng nhấn
mạnh thêm nét xấu của nhân vật một cách ma chê quỷ hờn: mắt trắng, môi
thâm, da đen, mũi đỏ, trắng như lợn cạo Tính từ chỉ kích thước hình dáng
không dùng để mô tả sự vật mà lại đặc tả diện mạo của nhân vật một cách xấu
xí, dị dạng: má phị, mũi to, lỗ nhỏ, môi dầy…Tính từ chỉ đặc điểm sinh lí
“sống”, “chết”, “đau”, “ốm”, “khổ” trong ngữ liệu trên tô đậm tâm trạng
của những trí thức đương thời với những đấu tranh căng thẳng về tinh thần, những giằng xé về nội tâm giữa cuộc sống thực tế và đam mê nghệ thuật Còn
Trang 39tính từ chỉ đặc trưng tâm lí”thẹn”, “buồn”, “giận” “run”,”nhục” được nhà
văn sử dụng thông qua những kiểu câu ngắn nhằm nhấn mạnh tâm trạng của Lang Rận trước khi tìm đến cái chết trong tủi nhục Anh bị làm nhục, không thể sống trong nhục nhã, anh đã phải tìm đến một cái chết thật thê thảm Cái chết đó phản ánh sự ngột ngạt của một cuộc sống nghẹt thở đến mức tận cùng của sự bế tắc
Rõ ràng, việc sử dụng tính từ đơn trong việc miêu tả nhân vật trên các phương diện đặc điểm, tính cách, hoạt động, tâm lí… của nhân vật luôn được Nam Cao quan tâm và đạt hiệu quả Điều này khẳng định được vai trò của từ đơn được sử dụng để tạo từ ghép và láy, làm tăng thêm vốn từ của dân tộc Trường hợp này chúng tôi thấy xuất hiện khá phổ biến trong các truyện ngắn
Nam Cao như Nửa đêm; Điếu văn; Đời thừa; Một đám cưới; Chí Phèo
Nhóm tính từ đơn chỉ đặc điểm trí tuệ trong truyện của Nam Cao có 46/1480, chiếm 3.1% Chỉ có một số truyện nhà văn sử dụng nhưng không
nhiều Cụ thể cao nhất là truyện Ở hiền có 8/46 trường hợp, chiếm 17.4%;
Mua danh có 5/46 trường hợp, chiếm 10.8%; các truyện Đón khách, Những chuyện không muốn viết, Chí Phèo, Xem bói, Tư cách mõ, Nửa đêm, Giăng sáng đều có 2- 3 /46 trường hợp, chiếm khoảng 6.5%/ mỗi truyện; còn lại các
truyện khác có 01 hoặc không có tính từ chỉ đặc điểm trí tuệ Và nhóm tính từ chỉ tính chất vật lí ít nhất chỉ có 20/1480 trường hợp, chiếm 1.3%
Ví dụ: Truyện Ở hiền:”Con này hỏng Nó lành quá nên bị người ta bắt nạt
Không được sắc sảo như con Nhượng…Và chắc trong bụng bà cũng đinh ninh
rằng: con gái dại đến đâu mà chẳng biết ăn cắp tiền của mẹ…[36, tr.228 - 229]
Nhà văn sử dụng ít tính từ chỉ đặc điểm trí tuệ và tính từ chỉ tính chất vật
lí trong truyện ngắn trước Cách mạng là do Nam Cao chủ yếu viết về đời sống cùng khổ của người nông dân trong xã hội cũ Ông có cái nhìn sâu sắc về con người về nhân dân lao động, nhìn không chỉ bằng lòng thương mà còn bằng
sự cảm phục Người nông dân trong tác phẩm của Nam Cao là những con người hiền lành chân chất, chăm chỉ, tốt bụng Họ không vươn ra xã hội rộng
Trang 40lớn bên ngoài mà chỉ quanh quẩn trong những túp lều tranh lụp xụp, ngôi
làng, cánh đồng Cho nên, nhà văn thường chú ý đến số phận bi thảm của họ,
đến sự bóc lột đến cùng kiệt và đặc biệt là những phát hiện đến sâu sắc về sự
hủy diệt mất nhân tính của người nông dân khi bị đẩy vào cuộc sống khôn
cùng không lối thoát: Chí Phèo, Lão Hạc, Tư cách mõ, Một bữa no Còn
người trí thức trong suy nghĩ của Nam Cao là những người có văn hóa, có tâm
hồn biết rung cảm với cái đẹp, họ có lòng tự trọng và coi đó là niềm hạnh
phúc Những trí thức nghèo họ sống mòn mỏi về tinh thần, hủy hoại dần
những phẩm chất, bởi cuộc sống nghèo khổ, áo cơm ghì sát đất: Đời thừa,
Nước mắt, Quên điều độ, Giăng sáng
2.1.2 Tính từ có cấu tạo từ ghép
Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ
với nhau về nghĩa
Từ ghép có thể phân thành hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính, nó có
tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng
chính; từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp, nó có tính
chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của cá tiếng
tạo nên nó Từ ghép có tác dụng dùng để định danh sự vật, hiện tượng, nêu
đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật
Tính từ ghép trong tiếng Việt có thể được tạo ra bằng những cách sau đây:
Ví dụ: khó hiểu, dễ chịu, chậm hiểu
Căn cứ vào lí thuyết nói trên, chúng tôi tiến hành khảo sát truyện ngắn
Nam Cao trước cách mạng, kết quả thu được có 1158/3915 trường hợp,