BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG NGUYỄN THỊ THÙY LINH BÌNH DIỆN KẾT HỌC VÀ NGHĨA HỌC CỦA CÂU ĐẶC BIỆT VỊ TỪ TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
NGUYỄN THỊ THÙY LINH
BÌNH DIỆN KẾT HỌC VÀ NGHĨA HỌC CỦA CÂU ĐẶC
BIỆT VỊ TỪ TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VIỆT NAM
HẢI PHÒNG - 2022
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
NGUYỄN THỊ THÙY LINH
BÌNH DIỆN KẾT HỌC VÀ NGHĨA HỌC CỦA CÂU ĐẶC
BIỆT VỊ TỪ TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8220102
Người hướng dẫn khoa học: TS Hồ Thị Kim Ánh
HẢI PHÒNG - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hải Phòng ngày 30 tháng 10 năm 2022
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thùy Linh
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 10
1.1 Lí thuyết về câu 10
1.1.1 Khái niệm câu 10
1.1.2 Phân loại câu tiếng Việt theo cấu tạo ngữ pháp 10
1.1.3 Câu đặc biệt 18
1.1.4 Các bình diện nghiên cứu câu 23
1.2 Lý thuyết về cụm từ 26
1.2.1 Khái niệm 26
1.2.2 Phân loại cụm từ 26
1.2.3 Các thành tố của cụm từ 27
Tiểu kết chương 1 29
CHƯƠNG 2: BÌNH DIỆN KẾT HỌC CỦA CÂU ĐẶC BIỆT VỊ TỪ TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU 31
2.1 Kết quả khảo sát câu đặc biệt vị từ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du 31
2.2 Câu đặc biệt vị từ xét theo từ loại của trung tâm cú pháp 32
2.2.1 Câu đặc biệt vị từ có trung tâm cú pháp là một cụm động từ 32
2.2.2 Câu đặc biệt vị từ có trung tâm cú pháp là một cụm tính từ 41
2.3 Câu đặc biệt vị từ xét theo cấu tạo của trung tâm cú pháp 44
2.3.1 Câu đặc biệt vị từ có trung tâm cú pháp là một kết cấu chính phụ 44
2.2.2 Câu đặc biệt vị từ có cấu tạo là một kết cấu đẳng lập 51
Tiểu kết chương 2 54
Trang 5CHƯƠNG 3: BÌNH DIỆN NGHĨA HỌC CỦA CÂU ĐẶC BIỆT VỊ TỪ
TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU 55
3.1 Nghĩa của câu đặc biệt vị từ miêu tả sự việc kèm thái độ đánh giá tốt 55
3.2 Nghĩa của câu đặc biệt vị từ miêu tả sự việc kèm thái độ đánh giá xấu 61
Tiểu kết chương 3 66
KẾT LUẬN 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 69
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Câu đặc biệt vị từ trong “Truyện Kiều” xét theo từ loại của TTCP 31Bảng 2.2 Câu đặc biệt vị từ trong “Truyện Kiều” xét theo cấu tạo ngữ pháp của TTCP 31
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Trong các đơn vị của ngôn ngữ, câu là đơn vị có chức năng thông báo nhỏ nhất Trên phương diện hình thức, căn cứ vào kết cấu chủ - vị làm nòng cốt, câu được phân chia thành ba loại là câu đơn, câu phức và câu ghép Mỗi loại câu lại được phân chia thành các tiểu loại Trong câu đơn có câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt Có thể nhận thấy những quan điểm lý thuyết khác nhau của các nhà ngữ pháp học đối với hiện tượng câu đơn đặc biệt Tuy nhiên, phần lớn đều cho rằng câu đơn đặc biệt là kiểu câu chỉ do một từ hay một ngữ tạo thành và xét về đặc điểm từ loại, câu đặc biệt vị từ do một ngữ tạo thành lại được xác định cụ thể là câu đơn đặc biệt do ngữ danh từ hay ngữ
vị từ tạo thành (sau đây gọi tắt là câu đặc biệt danh từ, câu đặc biệt vị từ)
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của tác giả Diệp Quang Ban, luận văn tìm hiểu, hệ thống lại những kiến thức về câu đặc biệt nói chung, tìm hiểu sâu hơn về câu đặc biệt vị từ nói riêng, vận dụng những lý thuyết đó vào tìm hiểu câu đặc biệt vị từ trong tác phẩm văn học Từ đó, luận văn sẽ đưa ra một số nhận xét cụ thể hơn về cấu trúc ngữ pháp cũng như giá trị ngữ nghĩa của kiểu câu này Ở nhà trường phổ thông, trong chương trình Ngữ văn, phân môn Tiếng Việt, kết quả của luận văn giúp rèn luyện cho học sinh kĩ năng phát hiện câu đặc biệt một cách chính xác, các em sẽ nhận ra sự linh hoạt trong việc sử dụng câu nói chung và câu đặc biệt vị từ nói riêng đúng và hay Phân tích bình diện kết học, nghĩa học của câu đặc biệt vị từ
trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du sẽ góp phần nhận diện cấu tạo và giá trị
của việc sử dụng câu đặc biệt vị từ trong hành chức, góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tiếng Việt
Trong nền văn học Việt Nam thời kì Trung đại, Nguyễn Du là thiên tài văn học với những tác phẩm viết bằng cả chữ Hán và chữ Nôm Ông có một
sự nghiệp văn học phong phú và đồ sộ, bao gồm ba tập thơ chữ Hán là
“Thanh Hiên thi tập”, “Nam Trung tạp ngâm”, “Bắc Hành tạp lục”, tổng
Trang 9cộng có 243 bài và nhiều sáng tác chữ Nôm như: “Văn chiêu hồn”, “Thác lời trai phường nón” Trong đó, xuất sắc nhất là tác phẩm “Đoạn trường tân thanh”, hay thường gọi là “Truyện Kiều” Với tài năng vận dụng ngôn ngữ xuất sắc trong kiệt tác “Truyện Kiều”, vào năm 1965, đại thi hào Nguyễn Du
đã được UNESCO công nhận là “Danh nhân văn hóa thế giới” Số lượng câu đặc biệt vị từ trong “Truyện Kiều” tuy không nhiều nhưng loại câu này cũng
góp một phần không nhỏ trong việc biểu đạt nội dung thi phẩm
Dưới góc nhìn lịch sử, ta còn thấy nhiều nét nổi bật nữa ở con người
Nguyễn Du, một thiên tài có nhiều tâm trạng, một con người “ba mươi tuổi đầu đã bạc”, hơn nửa thế kỷ trong cõi đời rất hiếm khi vui, đến lúc về nơi
chín suối vẫn mang một tâm sự cô hoài Là một nhà thơ lỗi lạc, ông còn là
một võ quan nhiều mưu đồ đại nghiệp, một vị văn quan rất biết cách “chăn dân”, cũng là một nhà ngoại giao xuất chúng Từ trước đến nay “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã được sưu tầm, biên soạn in và xuất bản, đồng thời
được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài khác nhau như: Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Trung Quốc và chắc hẳn sẽ còn nhiều thứ tiếng khác Với giá
trị cũng như tầm vóc của mình, “Truyện Kiều” được xem là kiệt tác văn chương của nhân loại và “Truyện Kiều” đã đưa tên tuổi của thi hào Nguyễn
Du ra ngoài lãnh thổ Việt Nam đến với thế giới Chính vì lẽ đó mà tác phẩm
đã hấp dẫn nhiều nhà nghiên cứu và phê bình Chọn cho mình đề tài luận văn
“Bình diện kết học, nghĩa học của câu đặc biệt vị từ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du”, luận văn mong muốn góp thêm một phần nhỏ vào việc tôn vinh giá trị của “Tập đại thành” nổi tiếng này
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1 Những công trình ngữ pháp về câu và câu đơn đặc biệt
Từ trước đến nay, trong Ngữ pháp học tiếng Việt, đã có nhiều tác giả
và công trình nghiên cứu về câu Mỗi tác giả lại đưa ra những quan điểm khác nhau về khái niệm câu cũng như phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp và mục đích phát ngôn
Trang 10Giáo trình “Ngữ pháp tiếng Việt - Câu” của tác giả Hoàng Trọng
Phiến (NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp năm 1980) Trong giáo trình, tác giả cho rằng câu là một đơn vị bậc cao của hệ thống các đơn vị ngôn ngữ, câu là ngữ tuyến được hình thành một cách trọn vẹn về ngữ pháp và ngữ nghĩa với một ngữ điệu theo các quy luật của ngôn ngữ nhất định, là phương tiện diễn đạt, biểu hiện tư tưởng về thực tế và thái độ của người nói đối với hiện thực Xét theo cấu tạo ngữ pháp, tác giả chia câu thành hai loại là câu đơn và câu ghép Trong đó câu đơn là loại câu cơ sở, phổ biến nhất Còn câu ghép là một tổ hợp các đơn vị vị ngữ hoặc các đương lượng văn cảnh được xây dựng theo các sơ đồ cấu trúc ngữ pháp nhất định để truyền đi thông báo
Còn xét theo mục đích phát ngôn, câu chia thành câu kể, câu hỏi và câu cầu
khiến
Khác với tác giả Hoàng Trọng Phiến, hai tác giả Đinh Trọng Lạc và
Bùi Minh Toán trong giáo trình “Tiếng Việt” - tập 2” (NXB Giáo dục năm
1998) khẳng định câu không phải là một đơn vị có sẵn Nó được tạo ra trong quá trình tư duy và giao tiếp ngôn ngữ, dựa vào các đơn vị có sẵn và các quy tắc kết hợp các đơn vị ấy Ở dạng đơn giản và bình thường nhất, câu có cấu tạo gồm hai thành phần chính ứng với hai thành phần của một tư tưởng: thành phần chỉ đối tượng được nói đến và thành phần biểu hiện nội dung về đối tượng ấy Căn cứ vào cấu tạo ngữ pháp của câu, các tác giả trên đã phân loại câu thành câu đơn, câu phức và câu ghép Trong đó câu đơn là câu được cấu tạo gồm hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ, hai thành phần này tạo nên nòng cốt của câu đơn Câu phức là câu có từ hai cụm chủ-vị trở lên (giống câu ghép) nhưng về quan hệ thì chỉ có một cụm chủ-vị làm thành phần, hay làm
thành tố cấu tạo trong cụm chủ vị khác (giống câu đơn) Còn câu ghép là câu
có từ hai cụm chủ-vị trở lên (hai nòng cốt câu đơn), đồng thời các cụm chủ-vị này có tính độc lập tương đối so với nhau: không có cụm chủ-vị nào mở rộng thành phần cho một cụm chủ-vị nào Mỗi cụm chủ-vị như thế làm thành một
vế và chúng ghép lại để tạo thành một đơn vị mới Khi căn cứ vào mục đích
Trang 11phát ngôn, hai tác giả trên chia câu thành câu tường thuật, câu nghi vấn, câu
cầu khiến và câu cảm thán
Tương tự như quan điểm của tác giả của Bùi Minh Toán và Đinh Trọng
Lạc, giáo trình “Câu tiếng Việt và nội dung dạy-học câu ở trương phổ thông”
của tác giả Nguyễn Thị Thìn định nghĩa “Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có
chức năng thông báo, được dùng trong việc giao tiếp hàng ngày” [4, tr.9]
Căn cứ vào cấu trúc ngữ pháp cơ bản, tác giả chia câu thành câu đơn và câu
ghép Theo tác giả, câu đơn chỉ có một nòng cốt câu Còn câu ghép là câu có
từ hai nòng cốt câu trở lên Xét đến công dụng thực hiện hành vi ngôn ngữ, tác giả Nguyễn Thị Thìn chia câu thành câu ngữ vi tường minh, câu ngữ vi nguyên cấp
Giáo trình “Câu và Tiếng Việt” của Nguyễn Thị Lương (NXB Đại học
Sư phạm năm 2016) cho rằng câu là đơn vị ngôn ngữ không có sẵn, dùng để biểu thị sự tình, được tạo nên từ các đơn vị nhỏ hơn theo những quy tắc ngữ
pháp nhất định, có dấu hiệu hình thức riêng Xét theo số lượng kết cấu C-V
làm nòng cốt, tác giả chia câu thành câu đơn (bình thường) và câu ghép Theo tác giả, câu đơn là câu được cấu tạo nên bởi một kết cấu C-V nòng cốt Còn câu ghép là câu có từ hai kết cấu C-V nòng cốt trở lên, mỗi kết cấu là một vế câu, nêu lên một sự việc; các sự việc trong câu ghép có quan hệ nghĩa với nhau và được thể hiện ra bằng một quan hệ ngữ pháp nào đó, nhưng không có kết cấu C-V nào “bị bao” bởi một kết cấu C-V khác
Kế thừa và phát triển các nghiên cứu trên, giáo trình “Ngữ pháp tiếng
Việt” của tác giả Diệp Quang Ban (NXB Giáo dục năm 2017) đưa ra định
nghĩa về câu như sau “Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ, có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất
bằng ngôn ngữ” [4, tr.107] Dựa vào cấu tạo ngữ pháp, tác giả Diệp Quang
Trang 12Ban chia câu thành câu đơn và câu ghép Trong đó, câu đơn là câu có một
cụm chủ -vị duy nhất làm nòng cốt câu Còn câu ghép là câu có tổ chức đặc thù gồm từ hai cụm chủ - vị hoặc hai dạng câu đơn đặc biệt (cái tương tự câu đơn đặc biệt nằm trong một cấu tạo ngôn ngữ lớn hơn chính nó) trở lên, không bao hàm lẫn nhau, có quan hệ ý nghĩa với nhau và được biểu thị theo những cách nhất định” [4, tr.205] Xét theo mục đích nói, tác giả chia câu
thành câu tường thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh (còn gọi là câu cầu khiến
và câu cảm thán
Ngoài những công trình trên, luận văn còn tham khảo một số chuyên
đề, chuyên luận của các tác giả như:
- “Một số vấn đề về cú pháp tiếng Việt hiện đại”, Đái Xuân Ninh, Ngôn ngữ
Về phân loại câu, căn cứ vào các tiêu chuẩn phân loại khác nhau, câu
có những tiểu loại khác nhau Căn cứ vào nòng cốt câu (tức là kết cấu chủ ngữ vị ngữ), câu được chia thành 3 kiểu là câu đơn, câu phức và câu ghép Căn cứ vào mục đích phát ngôn, câu được chia thành câu trần thuật, nghi vấn, cảm thán và cầu khiến
2.2 Những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
“Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc, khi Nguyễn Du viết “Truyện Kiều” đất nước hoá thành văn”, đó là lời nhận định của Chế Lan Viên về
“Truyện Kiều” và về đại thi hào Nguyễn Du Ông chủ báo “Nam Phong” thời
Trang 1330- 45 cũng nhận định như thế: “Truyện Kiều còn tiếng ta còn, tiếng ta còn nước ta còn ”
Trong lịch sử văn chương của dân tộc, người ta dành cho “Truyện Kiều” của Nguyễn Du một sự tôn vinh đặc biệt Tác phẩm là “Tập đại thành của một nghìn năm văn học thời phong kiến”, là một tác phẩm đạt đến đỉnh
cao của sự hoàn thiện Cùng với nội dung phong phú và sâu sắc, về mặt nghệ
thuật, “Truyện Kiều” là một kiệt tác với bút pháp của một nghệ sĩ thiên tài hầu
như trên tất cả các phương diện của nghệ thuật truyện thơ Nôm như thể loại,
bố cục, kết cấu, hình tượng nhân vật, nghệ thuật thể hiện nội tâm, miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, văn phong, bút pháp tả cảnh ngụ tình v.v Ở phương diện nào, Nguyễn Du cũng đều có những đóng góp to lớn có ý nghĩa thời đại Riêng về phương diện ngôn ngữ, thi hào Nguyễn Du được mệnh danh là nhà
“nghệ sĩ lớn về ngôn từ”, là “nghệ sĩ bậc nhất về ngôn từ” trong văn học
Trung đại Việt Nam
Nguyễn Du là một nhà thơ thiên tài của nền thi ca dân tộc Trong các tác phẩm của ông, Truyện Kiều là một kiệt tác được viết bằng chữ Nôm Đây
là một cống hiến to lớn của nhà thơ đối với sự phát triển của ngôn ngữ văn học dân tộc Nghiên cứu ngôn ngữ trong Truyện Kiều là góp phần hiểu biết sâu sắc hơn về tài năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ của nhà thơ Đã có nhiều nhà nghiên cứu dành nhiều tâm huyết để tìm hiểu về Nguyễn Du và các tác phẩm của ông (trong đó đặc biệt là Truyện Kiều) Các tác giả tập trung bàn về hình tượng nghệ thuật, triết lí nhân văn hay mâu thuẫn tư tưởng và nhân cách của nhà thơ Đó là các công trình có giá trị như:
- “Từ điển Truyện Kiều” và "Khảo luận về Truyện Thuý Kiều" của Đào Duy
Anh
- “Thi pháp Truyện Kiều” của Trần Đình Sử
- “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du qua Truyện Kiều” và "Phương pháp tự
sự của Nguyễn Du trong Truyện Kiều" của Phan Ngọc
- "Một vài đặc điểm của ngôn ngữ Truyện Kiều" của Đào Thản
Trang 14- “Giảng văn Truyện Kiều” và "Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm" của
Đặng Thanh Lê
- "Truyện Kiều của Nguyễn Du" của Đỗ Đức Hiểu
- "Mấy lời bình luận về văn chương Truyện Kiều" của Nguyễn Tường Tam
- “Bình giảng mười đoạn trích trong Truyện Kiều” của Trương Số hóa bởi
Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 http://www.Lrc-tnu.edu.vn Xuân Tiếu
Gần đây, có một số công trình nghiên cứu về mặt ngôn ngữ sử dụng trong Truyện Kiều như:
- “Tìm hiểu về từ ngữ Truyện Kiều” của Lê Xuân Lít
- "Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ trong Truyện Kiều" (luận
văn Thạc sĩ) của Cao Thị Phương Lan
- "Tìm hiểu hư từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du" (luận văn Thạc sĩ) của
Nguyễn Thị Ninh Ngọc
- “Tìm hiểu lập luận miêu tả trong Truyện Kiều” (luận văn thạc sĩ) của Lưu
Thị Thanh Mai
- “Cách sử dụng trực tiếp và gián tiếp các kiểu câu trong Truyện Kiều” (luận
văn thạc sĩ) của Quách Thị Bình Thọ
- “Tìm hiểu các phương tiện ngôn ngữ thể hiện hành động cầu khiến trong Truyện Kiều” (luận văn thạc sĩ) của Đặng Thị Thu Hương
- “Câu hỏi trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và việc sử dụng câu hỏi để biểu thị hành động nói” (luận văn thạc sĩ) của Trịnh Minh Thành
- "Đặc trưng thẩm mĩ của các ngữ liệu văn hoá trong Truyện Kiều" của Võ
Minh Hải và Nguyễn Quang Linh
- “Trường nghĩa lửa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và thơ Tố Hữu” (luận văn thạc sĩ) của Nguyễn Thị Thu Hà
Nghiên cứu “Truyện Kiều” về phương diện ngôn ngữ, các nhà nghiên
cứu đã khẳng định nghệ thuật dùng từ của Nguyễn Du đã đạt đến giá trị đỉnh cao Cụ thể là, nhiều công trình nghiên cứu về hư từ, từ đồng nghĩa, từ thuộc
Trang 15phong cách khẩu ngữ, ca dao, thành ngữ, tục ngữ trong “Truyện Kiều” đã
được công bố Nhưng trên bình diện khai thác cách sử dụng câu đặc biệt vị từ
và giá trị ngữ nghĩa của câu đặc biệt vị từ thì chưa công trình nào đề cập đến
Vấn đề tìm hiểu câu đặc biệt vị từ trong “Truyện Kiều” được xem là một vấn
đề mới để chúng ta có thể nắm bắt và khai thác sâu hơn nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm này Kế thừa cơ sở lý thuyết của tác giả Diệp Quang
Ban về câu đơn nói chung và câu đặc biệt vị từ nói riêng, luận văn sẽ vận
dụng vào việc phân tích đặc điểm kết học, nghĩa học của câu đặc biệt vị từ nhằm làm rõ hơn giá trị giao tiếp của câu đặc biệt vị từ trong tác phẩm
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Bình diện kết học và nghĩa học của câu đặc biệt vị từ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Câu đặc biệt vị từ trong tác phẩm “Truyện Kiều” của tác giả Nguyễn
Du (2021), NXB Văn hóa
4 Mục đích nghiên cứu
- Vận dụng lý thuyết về câu đặc biệt vị từ vào khảo sát câu đặc biệt vị
từ trong “Truyện Kiều”
- Chỉ ra hai bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa của câu đặc biệt vị từ
trong “Truyện Kiều”.
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp phân tích diễn ngôn
- Thủ pháp thống kê, phân loại
- Thủ pháp tổng hợp
6 Bố cục của luận văn
Trang 16Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí thuyết
Chương 2 Bình diện kết học của câu đặc biệt vị từ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
Chương 3 Bình diện nghĩa học của câu đặc biệt vị từ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
Trang 17CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Như đã trình bày ở phần lịch sử nghiên cứu vấn đề, có rất nhiều các công trình nghiên cứu, các quan điểm khác nhau về câu tiếng Việt, đặc biệt là câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, trong đó có câu đặc biệt Trong khuôn khổ của luận văn, tôi nhận thấy các quan điểm của tác giả Diệp Quang Ban
trong giáo trình “Ngữ pháp tiếng Việt” (Nhà xuất bản Giáo dục năm 2017) là
đầy đủ và sâu sắc nhất Toàn bộ các nội dung nghiên cứu của luận văn sẽ bám sát, đi theo các quan điểm về câu của tác giả Diệp Quang Ban
1.1 Lí thuyết về câu
1.1.1 Khái niệm câu
Là một trong những nhà ngôn ngữ học tiên phong đi theo quan điểm
của ngữ pháp chức năng, tác giả Diệp Quang Ban trong “Câu đơn tiếng Việt” (NXB Giáo dục Hà Nội, 1987) đã đưa ra khái niệm “Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ.” [4, tr.107]
Có thể nói, khái niệm về câu của tác giả Diệp Quang Ban là đầy đủ nhất và đã nêu ra được những đặc trưng cơ bản của câu tiếng Việt trên cả ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học
1.1.2 Phân loại câu tiếng Việt theo cấu tạo ngữ pháp
Trong “Ngữ pháp tiếng Việt” – 2000, tác giả Diệp Quang Ban thống nhất chia câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp thành 3 kiểu:
Câu
Trang 18a Câu đơn
* Khái niệm câu đơn
Là câu chỉ có 1 kết cấu chủ ngữ - vị ngữ và kết cấu chủ ngữ - vị ngữ ấy đóng vai trò nòng cốt câu
* Phân loại câu đơn
Câu đơn được chia thành các tiểu loại:
Câu đơn bình thường: là câu đơn có một cụm C-V duy nhất làm
nòng cốt câu Câu đơn hai thành phần chiếm vị trí trung tâm và chủ yếu của
việc miêu tả ngữ pháp về câu Câu đơn bình thường lại có hai tiểu loại câu
đơn bình thường không mở rộng và câu đơn bình thường mở rộng Câu đơn bình thường mở rộng gồm:
- Câu đơn mở rộng nòng cốt: thành phần phụ của câu: là câu đơn có chứa thành phần phụ của câu Trong đó, thành phần phụ của câu là thành phần ngữ pháp phụ thuộc vào toàn bộ nòng cốt câu và có tác dụng mở rộng nòng cốt câu để bổ sung những chi tiết cần thiết cho nòng cốt câu
- Câu đơn mở rộng thành phần câu/thành phần phụ của từ: là câu đơn
có chứa thành phần phụ của từ Trong đó thành phần phụ của từ là từ ngữ phụ thêm vào một từ hay một cụm từ đang giữ một chức vụ ngữ pháp nào đó trong câu (kể cả trung tâm cú pháp chính của câu đơn đặc biệt)
Câu đơn đặc biệt: là kiến trúc có một trung tâm cú pháp chính (có thể thêm trung tâm cú pháp phụ), không chứa hay không hàm ẩn một trung tâm
cú pháp thứ hai có quan hệ với nó như là quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ
Luận văn nghiên cứu về câu đặc biệt vị từ nên sẽ trình bày kiểu câu đặc
biệt trong riêng 1 mục 1.1.3 dưới đây
b Câu phức
* Khái niệm câu phức
Câu phức là câu chứa hai hoặc hơn hai kết cấu chủ-vị, trong số đó chỉ
có một kết cấu chủ -vị nằm ngoài cùng bao các kết cấu chủ-vị còn lại, các kết cấu chủ-vị còn lại bị bao bên trong kết cấu chủ-vị đó
Trang 19Nói khác đi, câu phức là câu có từ hai kết cấu chủ-vị trở lên, trong đó chỉ có một kết cấu chủ-vị làm nòng cốt câu, các kết cấu chủ-vị còn lại giữ vai trò thành phần nào đó bên trong nòng cốt câu
Hình 1.2 Phân tích cú pháp câu phức (1), có vị ngữ là cụm chủ-vị bị bao
* Các kiểu câu phức thường gặp
Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, các dạng hiện thực của câu phức khá phong phú, sau đây là ví dụ về một số kiểu thường gặp:
Hình 1.2 Phân tích cú pháp câu phức (1), có vị ngữ là cụm chủ-vị bị bao Hình 1.2 Phân tích cú pháp câu phức (1), có vị ngữ là cụm chủ-vị bị bao
(1.5) Cuộc sống trong chiến tranh khó khăn thế nào, thanh niên thời bình ít
hình dung được
Kết cấu chủ-vị Cuộc sống trong chiến tranh khó khăn thế nào được
dùng để nêu lên đề tài của câu nói chứa nó với tư cách là điểm xuất phát của
Trang 20câu nói Về mặt nghĩa, kết cấu C-V là đề ngữ này có quan hệ với động từ cảm nghĩ nói năng “hình dung”
- Câu phức có trạng ngữ là kết cấu chủ-vị
Nhìn chung, khi một trạng ngữ (gia ngữ) có cấu tạo là cụm chủ-vị thì câu thuộc loại câu ghép Thế nhưng nếu giữa chủ ngữ của vế câu đứng trước với chủ ngữ của vế câu đứng sau có quan hệ chỉnh thể-bộ phận thì vế trước là trạng ngữ và câu thuộc loại câu phức, vì kiểu câu này không diễn đạt hai sự kiện khác nhau
(1.6) Mắt đeo kính trắng, người đàn ông nhìn về phía công trường
có mặt trong câu hai tác tố bị, được, và sau hai tác tố này là một kết cấu
chủ-vị đầy đủ hoặc tỉnh lược (bổ ngữ của hai động từ bị và được có cấu tạo kết
cấu chủ-vị
(1.8) Cây // bị sét / làm đổ
Nhận xét: Câu phức là câu bị động chính là một tiểu loại của câu phức thành phần bổ ngữ Nhưng như đã nói “bị, được” là hai động từ chỉ sự tiếp thu một cách bị động” cho nên việc tách loại câu này thành mộ câu riêng là có cơ
sở và hợp lý
- Câu phức có bổ ngữ là câu ghép
(1.9) Tôi biết (rằng) Giáp không những lười học mà Giáp còn bướng
Câu phức là một hiện tượng có thực, dù xếp nó vào kiểu câu đơn hay tách ra thành kiểu riêng Việc xếp riêng câu phức có giá trị thực tế đối với ngữ pháp thực hành, cụ thể là cách đưa một câu bên ngoài vào làm một bộ phận trong câu phức thế nào cho thích hợp Đây là một vấn đề còn ít được
quan tâm trong tiếng Việt
Trang 21c Câu ghép
c1 Khái niệm câu ghép
Câu ghép là câu có từ hai kết cấu chủ-vị trở lên trong đó mỗi kết cấu
chủ-vị làm thành một vế câu, không kết cấu chủ-vị nào bị bao chứa bên trong
kết cấu chủ-vị nào
Cũng có một số trường hợp cụ thể như: trong các câu tục ngữ, cả hai vế
câu có thể đều không có chủ ngữ, nhưng nếu giữa chúng có thể xác lập được
một quan hệ như giữa hai vế của câu ghép thì câu đó được coi là câu ghép
(1.10) Vì tên Dậu // là thân nhân của hắn, cho nên chúng con // bắt nộp thay
(Ngô Tất Tố)
(1.11) Nắng // ấm, sân // rộng và sạch
(Nguyễn Đình Thi)
* Nhận xét:
- Cả hai câu đều có hai kết cấu chủ-vị
Câu (1.10) kết cấu quan hệ theo kiểu nguyên nhân – hệ quả
Câu (1.11) kết cấu quan hệ theo kiểu liệt kê
Các kết cấu này không phụ thuộc, bao hàm nhau mà độc lập với nhau,
quan hệ với nhau theo kiểu ghép nối cùng đón nhận chủ ngữ- những nòng cốt
câu (Cả hai đều là nòng cốt)
c2 Phân loại câu ghép
Căn cứ vào mối quan hệ giữa các vế (kết cấu chủ-vị) trong câu, câu
ghép có các loại
Đẳng lập Chính phụ Qua lại Câu ghép
Chuỗi
- Câu ghép chính phụ:
Trang 22+ Khái niệm: Là câu ghép có 2 vế, chính và phụ trong đó vế phụ bao giờ cũng được đánh dấu bằng quan hệ từ phụ thuộc ở đầu, vế chính có thể có quan hệ từ tương ứng hoặc không
(1.12) Vì nắng hạn kéo dài, cho nên lúa đỏ ngọn hết
(1.13) Vì nắng hạn kéo dài, lúa đỏ ngọn hết
+ Trật tự: Vế phụ - Vế chính, thường giữa 2 vế có dấu phẩy no không bắt buộc
+ Phân loại: Vì quan hệ từ sẽ quy định mối quan hệ giữa hai vế căn cứ vào các quan hệ từ, có thể chia câu ghép chính phụ thành:
> Câu ghép chính phụ chỉ quan hệ nguyên nhân – hệ quả
(1.14) Vì nó học kém nên nó thi hỏng
(1.15) Sở dĩ nó thi hỏng là vì nó học kém (Vế phụ đứng sau)
Đầu vế phụ có chứa quan hệ từ diễn đạt quan hệ nguyên nhân: vì, do tại, bởi, nhờ….vế chính: (cho) nên, mà…
> Câu ghép điều kiện/giả thiết – hệ quả
(1.16) Nếu lão có một cái mỏ vừa phải thì lão sẽ đẹp trai lắm
(1.17) Lão sẽ đẹp trai lắm nếu lão có một cái mỏ vừa phải
-> Quan hệ từ (thì) ở vế chính có thể lược bỏ
Vế phụ: Nếu, hễ, miễn (là), giá (mà), giả sử…
Chính: thì…
> Câu ghép nhượng bộ - Tương phản
(1.18) Tuy miệng nói cười như vậy mà bụng ông cũng rối bời lên
Quan hệ từ: Tuy, mặc dầu, dù….nhưng, mà…
> Câu ghép mục đích
(1.19) Để cô giáo vui lòng (thì) chúng ta phải chăm học hơn
Quan hệ từ: Để, để cho, cho… thì, mà…
Chú ý: Cần phân biệt:
(1.20) Vì trời mưa nên nước sông dâng cao (câu ghép chính phụ)
(1.21) Vì mưa nên nước sông dâng cao (câu đơn)
Trang 23> Câu ghép liên hợp có quan hệ từ (câu ghép đẳng lập)
Quan hệ liệt kê hay đồng thời
(1.22) Nước mắt mát rượi và thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể
Quan hệ nối tiếp:
(1.23) Một chiếc xe dừng lại và 2 chiếc xe khác đến đỗ bên cạnh
Quan hệ giải thích thuyết minh:
(1.24) Họ không đi là họ có lý do
Quan hệ đối chiếu: mà, nhưng (nhưng mà), còn, thì…
(1.25) Mẹ tôi là giáo viên còn bố tôi là bộ đội
Quan hệ lựa chọn:
(1.26) Tôi đọc hay anh đọc
(1.27) Tôi phải rời bỏ Tổ quốc hoặc tôi phải xa anh
- Câu ghép qua lại: là những câu đó các vế câu liên kết với nhau chặt chẽ nhờ những phụ từ hoặc những đại từ từng vế hô hứng với nhau (tức là hai
sự việc không hẳn là ngang hàng và tách bạch nhau như ở câu ghép (bình đẳng) trên mà chúng cũng không hẳn lệ thuộc một chiều như ở câu ghép chính phụ Đây là hiện tượng phụ thuộc hai chiều khiến cho mỗi vế câu vừa
có tư cách phụ thuộc lại vừa có tư cách ngang hàng với vế kia
> Câu ghép qua lại dùng các cặp phụ từ:
Chưa… đã… ; Mới (vừa mới)… đã…
Không những (chẳng những)… (mà)còn(lại còn)…
Càng … càng …, chưa … Đã
Vừa … vừa …
Trang 24(1.28) Giáp không những học giỏi mà Giáp còn chăm làm
(1.29) Con chó chưa đuổi, con mèo đã bỏ chạy
(1.30) Nó vừa đi, nó vừa ăn
Trật tự giữa các vế câu này nhìn chung không thay đổi được, điều đó chứng tỏ mức độ gắn bó giữa hai vế rất cao
> Câu ghép qua lại dùng các cặp đại từ
(1.32) Người làm sao chiêm bao làm vậy
(1.33) Anh cần bao nhiêu anh lấy bấy nhiêu
- Câu ghép chuỗi (câu ghép không có từ liên kết) đúng (hoặc gần đúng) được trong ngữ cảnh và tình huống
(1.34) Tôi đi, nó cũng đi
→ Câu ghép có quan hệ bình đẳng chỉ sự tương tự
Câu ghép chuỗi là câu ghép đó các vế câu chỉ được ghép nối với nhau bằng dấu phảy chứ không phải bằng các kết từ chính phụ, đẳng lập hay các cặp phụ - đại từ hô ứng Do đó quan hệ giữa các vế (quan hệ bổ sung, nguyên nhân, điều kiện, nghịch đối, thời gian) được xác định nhờ ngữ cảnh
(1.35) Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị
- Câu ghép hỗn hợp (nhiều bậc): là câu ghép mà một trong số các vế câu hoặc các vế câu có cấu tạo dạng câu ghép
(1.36) Tuy tôi đã nói nhiều lần nhưng nó không nghe tôi nên nó thi trượt
Xét về cấu tạo NP, câu này là câu có cấu tạo 2 bậc:
Bậc 1 Câu ghép chính phụ chỉ ý nhượng bộ - tương phản
“Tuy … nhưng nó không nghe,… trượt”
Trang 25Đề ngữ/ Giới ngữ (không gian, thời gian) - DT/ Vị từ - danh từ chủ thể
Bậc 2 Câu ghép chính phục chỉ nguyên nhân – hệ quả
“nó…trượt”
1.1.3 Câu đặc biệt
a Khái niệm câu đặc biệt
Giáo trình “Ngữ pháp tiếng Việt” của tác giả Diệp Quang Ban (NXB Giáo dục năm 1998) định nghĩa “Câu đơn đặc biệt là kiến trúc có một trung tâm cú pháp chính (có thể thêm trung tâm cú pháp phụ), không chứa hay không hàm ẩn một trung tâm cú pháp thứ hai có quan hệ với nó như là quan
hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ” [tr.125]
“Ngữ pháp tiếng Việt”, Diệp Quang Ban (chủ biên) và Hoàng Dân (NXB Giáo dục năm 2000)” đưa ra khái niệm câu đơn đặc biệt như sau: “Câu đơn đặc biệt là câu trong đó không phân biệt đâu là chủ ngữ đâu là vị ngữ cho nên cũng đươc gọi là câu đơn không phân định thành phần Câu đơn đặc biệt được làm thành từ một thực từ hoặc một cụm từ chính phụ hay cụm từ đẳng lập với tư cách là một trung tâm cú pháp, không chứa hay không hàm
ẩn một trung tâm cú pháp nói trên Trong câu đơn đặc biệt có thể sử dụng đề ngữ hay trạng ngữ.” [tr.125]
Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt tập II”, (NXB Giáo dục năm 2016), tác giả Diệp Quang Ban định nghĩa: “Câu đơn đặc biệt là kiến trúc kín
tự thân có một trung tâm cú pháp chính (có thể tự thêm trung tâm cú pháp phụ), không chứa hay không hàm ẩn một trung tâm cú pháp thứ hai có quan
hệ với nó như là quan hệ giữa CN với VN.” [tr.153]
Khuôn hình khái quát câu đặc biệt
-
Mô hình 1
b Phân loại câu đặc biệt:
Câu đơn đặc biệt danh từ: là câu có trung tâm cú pháp chính là
danh từ hoặc cụm danh từ (đẳng lập hoặc chính phụ)
Trang 26(1.37) Mưa
DT
Cụm danh từ tối giản, chỉ có một thành tố trung tâm là danh từ, không
có phần phụ trước, phụ sau Thành tố trung tâm có cấu tạo là một danh từ hoặc một cụm danh từ đẳng lập
(1.38) Vẫn cẳng chân Vẫn cẳng tay Vẫn đòn càn Vẫn đòn gánh
CDT
(Nguyễn Công Hoan)
(1.39) Bỗng một tiếng chuông gọi
CDT
(Nguyễn Công Hoan)
(1.40) Hà Nội Thu đông 1946
(1) (2)
(1) —► Cụm danh từ tối giản chỉ một địa điểm đã được xác định
(2) —► Cụm danh từ có thành tố phụ sau chỉ một khoảng thời gian đã được xác định đó là Thu đông của năm 1946
Trong Truyện Kiều cũng mang khá nhiều câu đặc biệt danh từ như:
“Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” (36)
Câu đặc biệt trên dù không trực tiếp nói về chủ thể nào nhưng qua câu đặc biệt cấu tạo cụm danh từ ta vẫn có thể hiểu câu thơ ngợi khen những phấm chất đẹp của một con người gia giáo, nề nếp qua các từ “phong lưu” lại còn “rất mực”; “hồng quần” danh từ chỉ váy đỏ - dùng để chỉ người con gái trẻ đẹp thời phong kiến (Từ cũ, Văn chương) Đồng nghĩa: quần hồng Ở đây câu thơ chỉ hai chị em Thuý Kiều và Thuý Vân - những người con gái đẹp được coi là chuẩn mực cho những quy tắc của lễ giáo phong kiến
Ý nghĩa khái quát nhất của câu đơn đặc biệt danh từ là chỉ sự tồn tại hiển hiện của vật, nêu lên vật, hiện tượng đang bày ra trước mắt hay xuất hiện tại thời điểm đó Chính khía cạnh ý nghĩa “hiển hiện” trong ý nghĩa tồn tại
Trang 28- Câu đặc biệt vị từ có kết cấu chính phụ
(Nguyễn Công Hoan)
(1.49) Chửi Kêu Đấm Đá Thụi Bịch
ĐT ĐT ĐT ĐT ĐT ĐT
(Nguyễn Công Hoan)
(1.50) Còn gian khổ đấy Còn thằng giặc đấy
Trang 29- Chỉ sự tồn tại khái quát
(1.53) Nhiều sao quá
(Nguyễn Đình Thi)
- Chỉ sự tồn tại định vị
(1.54) Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
(Bà Huyện Thanh Quan)
- Chỉ sự xuất hiện và tiêu biến
(1.55) Bỗng ùng ục một tràng tiểu liên
(Nguyễn Đình Thi)
Trong giáo trình, tác giả Diệp Quang Ban còn chỉ ra những điểm cần lưu ý như:
- Câu đơn đặc biệt có thể là thành phần phụ của câu
- Khi đứng trong một kiến trúc lớn hơn, câu đơn đặc biệt có thể (nhưng không nhất thiết) biến thành thành phần phụ của câu
- Có một số trường hợp không phân biệt được câu đơn đặc biệt là câu danh từ hay câu vị từ, vì bản tính của từ loại đang xét không rõ
- Câu đơn đặc biệt tuy có cấu tạo ngữ pháp không đầy đủ, không rạch ròi nhưng nó không phải là biến thể dưới bậc của câu như câu khuyết chủ ngữ, câu ấn chủ ngữ
Khuôn hình khái quát câu đặc biệt thán từ
Mô hình 6
(1.56) Ái chà!
(1.57) Ối!
Trang 301.1.4 Các bình diện nghiên cứu câu
Câu được xem xét từ nhiều phương diện Những phương diện đó tựu trung gồm 3 bình diện: Kết học (Ngữ pháp học), Nghĩa học (Ngữ nghĩa học), Dụng học (Ngữ dụng học)
a Kết học (syntactics)
Kết học là bình diện nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu với tín hiệu hay là bình diện của những mối quan hệ giữa các từ ngữ trong chức năng tạo câu Bình diện kết học xem xét những vấn đề như thành phần ngữ pháp của câu, các kiểu cấu tạo ngữ pháp và các quan hệ ngữ pháp trong câu
(1.58)
Gọi là gặp gỡ giữa đường (93)
Họa là người dưới suối vàng biết cho
Về kết học, câu 93 có cấu tạo là 1 cụm từ chính phụ Cụm từ này là trung tâm cú pháp của câu, bao gồm:
b Nghĩa học (semantics)
Câu xét trong hoạt động giao tiếp được gọi là phát ngôn (J Lyons, Lê Quang Thiêm gọi là lời - là biểu hiện cụ thể, là biến thể của câu trong lời nói, [19, tr 139]) Nghĩa của nó có hai thành phần theo mô hình
F(p), trong đó P là thành phần nghĩa miêu tả, còn gọi là nghĩa tường minh,
nghĩa hiển ngôn, nghĩa khảo nghiệm, nghĩa biểu hiện, nghĩa nội dung sự vật, thành phần thông tin … có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng – sai logic,
thành phần nghĩa này thường được biểu diễn bằng một nội dung mệnh đề F
Trang 31là hiệu lực ở lời, là một loại nghĩa liên nhân, nghĩa hàm ẩn, còn gọi là nghĩa
ngữ dụng F lệ thuộc sâu sắc vào ngữ cảnh Hai thành phần nghĩa F và P liên
thông với nhau, gắn bó với nhau không thể tách rời
Ví dụ, xét thành phần nghĩa của hai câu: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta.” (Hồ Chí Minh)
- Nghĩa biểu hiện (nghĩa miêu tả): câu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” nêu ra một sự thực có trong thực tại khách quan: một phẩm chất cao quý của dân tộc ta là nồng nàn yêu nước ; câu “Đó là một truyền thống quý báu của ta.” khẳng định sự thực: yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta
- Nghĩa tình thái thể hiện một tinh thần, thái độ của người viết: khẳng định, đánh giá cao là niềm tự hào, tin tưởng vào sức mạnh lòng yêu nước của dân tộc ta
Bình diện nghĩa học của câu nghiên cứu các vấn đề:
- Phân biệt thành phần nghĩa miêu tả (nghĩa phản ảnh hiện thực khách quan) và thành phần tình thái dụng học (nghĩa tình thái) của câu Đây là hai thành phần nghĩa cùng có mặt trong câu – phát ngôn, trong văn bản, trong ngữ cảnh khi nó được sử dụng
- Nghiên cứu – miêu tả thành phần nghĩa phản ảnh hiện thực khách quan (nghĩa miêu tả, nghĩa logic – ngôn từ) của câu và hình thức thể hiện
- Nghiên cứu – miêu tả thành phần tình thái dụng học (nghĩa ình thái) của câu và hình thức thể hiện
Tác giả Diệp Quang Ban gọi cấu trúc nghĩa biểu hiện là cấu trúc đặc
trưng/quan hệ - vai nghĩa và cho rằng: “Xem xét nghĩa miêu tả của câu nghĩa
là xem xét thành phần nghĩa phản ánh vật, việc, hiện tượng được nói tới trong câu, hay gọi chung là sự việc Phân tích nghĩa của sự việc là chỉ ra phần đặc trưng/ quan hệ của sự việc và các thực thể tham gia vào sự việc” [9, tr 188]
(1.59)
Vội chi liễu ép hoa nài, (521)
Còn thân ắt cũng đền bồi có khi (522)
Trang 32Ở bình diện nghĩa học, câu 522 gồm có:
- Hạt nhân nghĩa: vị từ vội, còn
- Các vai nghĩa do hạt nhân chi phối: cách thức liễu ép, hoa nài; ắt cũng đền bồi có khi; chủ thể thân
Các thành tố cấu trúc trên chỉ ra nghĩa biểu hiện của câu 522 là: không nên ép Kiều làm cái việc chưa thích hợp, khi bản thân nàng còn sống chắc chắn nàng sẽ có lúc đền ơn người đã cứu giúp mình khi hoạn nạn
c Dụng học (pragmatics)
Theo “Từ điển Bách khoa ngôn ngữ và ngôn ngữ học”, dụng học được hiểu như sau: “Dụng học là (bộ môn) nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ trong mối quan hệ với ngữ cảnh xã hội, đặc biệt là những ý nghĩa của phát ngôn xuất hiện trong các tình huống” Đó là bình diện liên quan đến những
yếu tố tham gia vào việc truyền tải và tiếp nhận văn bản: người nói, người nghe, hoàn cảnh giao tiếp và đến ý định thông báo của người nói Bình diện dụng học còn tính đến đặc điểm hay kiểu loại phong cách của văn bản
Như vậy, dụng học là bình diện nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu với người sử dụng tín hiệu và ngữ cảnh Ở cấp độ câu, dụng học nghiên cứu mối quan hệ giữa câu với người sử dụng (ngữ cảnh được hiểu là thời gian, không gian mà cuộc giao tiếp diễn ra, là quan hệ xã hội giữa các thoại nhân, hiểu biết chung giữa các nhân vật giao tiếp, là thái độ đối với nhau, là trạng thái tâm lí của các nhân vật …)
Dụng học của câu đề cập các vấn đề:
- Hành động ngôn ngữ trong các kểu câu xét theo đích nói
- Cấu trúc tin cũ – tin mới và tiêu điểm thông tin của câu
- Lựa chọn điểm xuất phát (phần đề cho câu)
- Hiển ngôn, hàm ngôn
Trong thực tế, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, cả bốn vấn đề trên cùng phối hợp, hòa quyện vào nhau, khó xác định một tỉ lệ nhất định trong từng phát ngôn Việc tách ra như vậy chỉ để thuận lợi cho nghiên cứu
Trang 331.2 Lý thuyết về cụm từ
1.2.1 Khái niệm
Trong giáo trình “Ngữ pháp tiếng Việt”, tác giả Diệp Quang Ban đưa
ra định nghĩa: “Cụm từ là những kiến trúc gồm hai từ trở lên kết hợp “tự do” với nhau theo những quan hệ ngữ pháp hiển hiện nhất định và không chứa kết
từ ở đầu (để chỉ chức vụ ngữ pháp của kiến trúc này)” [4, tr.06]
1.2.2 Phân loại cụm từ
Theo tác giả Diệp Quang Ban, cụm từ thường được gọi tên theo từ loại của thành tố chính Trong tiếng Việt, ta có thể gặp những loại cụm từ sau đây:
a Cụm danh từ: là tổ hợp từ tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ
giữa thành tố chính với thành tố phụ và thành tố chính là danh từ
(1.60) mấy người này, hai người nọ
b Cụm động từ: là tổ hợp từ tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ
giữa thành tố chính với thành tố phụ và thành tố chính là động từ
(1.61) đã đọc rồi, vừa đọc, đọc được
c Cụm tính từ: là tổ hợp từ tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ giữa
thành tố chính với thành tố phụ và thành tố chính là tính từ
(1.62) vẫn tốt hơn, rất tốt, tốt quá
d Cụm số từ: là tổ hợp từ tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ giữa
thành tố chính với thành tố phụ và thành tố chính là số từ
(1.63) hơn ba mươi một chút, độ ba mươi, ba mươi hơn
e Cụm đại từ: là tổ hợp từ tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ giữa
thành tố chính với thành tố phụ và thành tố chính là đại từ
(1.64) tất cả chúng tôi đây, hai chúng tôi, chúng tôi này
Trong số năm loại cụm từ trên, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
là có cấu tạo đa dạng hơn hẳn hai cụm từ cuối Vì vậy thông thường người ta chỉ xét ba loại cụm từ này với tư cách là hiện tượng tiêu biểu
Mỗi loại cụm từ thông thường có thể chia ra thành ba bộ phận:
- Phần phụ trước, đứng trước thành tố chính
Trang 34- Phần trung tâm, tức là phần chứa thành tố chính
- Phần phụ sau, đứng sau thành tố chính
Mỗi bộ phận có thể chứa nhiều yếu tố, mỗi yếu tố được gọi là một thành tố Một cụm từ chứa đủ ba bộ phận trên là cụm từ đầy đủ Trong hoạt động của mình, cụm từ có thể có mọi biến dạng cần thiết dựa trên cơ sở dạng đầy đủ, kể cả dạng vắng trung tâm
1.2.3 Các thành tố của cụm từ
a Thành tố chính
Là thành tố cần thiết về mặt tổ chức của cụm từ Trong một câu nói cô lập, tách rời tình huống nói năng, sự có mặt của thành tố chỉnh có tình chất bắt buộc Thành tố chính của cụm từ có thể được lược bỏ trong những điều kiện khắt khen về tình huống sử dụng
Thành tố chính là thành tố đại diện cho toàn bộ cụm từ trong mối quan
hệ với các yếu tố khác nằm ngoài cụm từ Do đó, chức vụ cú pháp của toàn bộ cụm từ trong kiến trúc hơn nó gắn bó mật thiết với chức vụ cú pháp của thành
tố chính
Trong quan hệ nội bộ cụm từ, thành tố chính chi phối tất cả các thành
tố trực tiếp phụ thuộc vào mình, nó quyết định chức vụ cú pháp của tất cả các thành tố phụ có liên quan
Về phương diện ý nghĩa, nội dung ý nghĩa của thành tố chính quyết định khả năng gia nhấp các kiến trúc lớn hơn của toàn bộ cụm từ Mặt khác cũng chính nội dung ý nghĩa của thành tố chính quyết định khả năng xuất hiện kiểu thành tố phụ Nhờ đó chúng ta có thể dựa vào khả năng xuất hiện của một thành tố phụ như là dựa vào một dấu hiệu hình thức để xác định từ loại, tiểu loại và thậm chí là ý nghĩa của lớp từ hay từ giữ vai trò thành tố chính
b Thành tố phụ
- Về vị trí: Xét vị trí tương đối với thành tố chính, có thể phân biệt
thành tố phụ trước và thành tố phụ sau Nhìn chung, vị trí trước và vị trí sau phần trung tâm của các thành tố phụ là ổn định, nhất là các từ ngữ có tính chất
Trang 35hư, chuyên làm thành tố phụ đi kèm các thực từ
Những từ có khả năng khi thì làm thành tố phụ sau, khi thì làm thành tố phụ trước trong cùng một loại cụm từ không nhiều Hơn nữa, khả năng chiếm hai vị trí như vậy thường kèm theo những biến đổi về ý nghĩa hoặc về chức năng (công dụng)
- Về từ loại: Các từ làm thành tố phụ trong các loại cụm từ có thể thuộc
lớp từ có tính chất hư, cũng có thể thuộc lớp từ thực hoàn toàn Dù thuộc lớp
từ nào chúng cũng đều góp phần giúp ta xác định được bản chất từ loại, tiểu loại và thậm chí ý nghĩa của từ làm thành tố chính
- Vai trò, ý nghĩa của thành tố phụ: Thành tố chính là thành tố có vai
trò quan trọng về mặt tổ chức ngữ pháp của cụm từ Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, chính thành tố phụ là yếu tố mang trọng lượng nghĩa lớn nhất, bởi lẽ ý nghĩa của thành tố chính thông thường là đã được biết Do đó, trong lời nói lắm khi có thể chỉ dùng một mình thành tố phụ đã đủ để truyền
đi những nội dung cần thiết Nhìn chung cách sử dụng này bao giờ cũng gắn với những tình huống cụ thể, nằm trong những phong cách nhất định
- Thành tố phụ trước: Nhìn chung, các thành tố phụ trước khá thuần
nhất về cấu tạo, về mặt từ loại và về mặt ý nghĩa khái quát Đó là những từ riêng lẻ, ít gặp những cụm từ chính phụ tại vị trí trước trung tâm, lại càng khó gặp những cụm từ chủ - vị ở vị trí đó
Về từ loại, đó thường là những phụ từ chuyên dụng, chuyên dụng đến mức có thể lập thành những nhóm nhỏ có cùng kiểu ý nghĩa khái quát và chuyên đi kèm với những tiểu loại, từ loại từ nhất định
Về ý nghĩa thì phần lớn các từ làm thành tố phụ trước thường biểu thị (chứ không phải trực tiếp gọi tên) những mối quan hệ của hiện thực khách
quan đi kèm với nội dung ý nghĩa của từ làm thành tố chính Chẳng hạn: vừa, đã…chỉ quan hệ thời gian đi kèm với hành động, trạng thái biểu thị bằng động từ hoặc tính từ làm thành tố chính.; từ chỉ số lượng khái quát: những, mấy, tất cả…biểu thị số lượng khái quát của sự vật được gọi tên bằng danh từ
Trang 36làm thành tố chính v.v
Xét một cách khái quát, có thể nói rằng các thành tố phụ trước của cụm động từ và cụm tính từ thường là những từ biểu thị quan hệ định vị và định tính thời gian, còn các thành tố phụ trước cụm danh từ thường là những từ biểu thị quan hệ số lượng
- Thành tố phụ sau: Các thành tố phụ sau của cụm từ thường rất đa
dạng và phức tạp về cấu tạo, về từ loại và về ý nghĩa Tại vị trí này, chúng ta không chỉ gặp các từ rời mà cũng thường gặp đủ các loại cụm từ trong nghĩa rộng (cụm từ C-V, cụm từ bình đẳng, cụm từ chính phụ), cũng như đủ loại cụm từ trong nghĩa hẹp (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, cụm số từ, cụm đại từ)
Về mặt từ loại có thể chia thành tố phụ sau thành hai lớp lớn:
+ Lớp những từ có tính chất hư (không dùng làm thành tố chính của cụm từ được), hoặc bị hư hóa ở vị trí này và chuyên biểu thị các ý nghĩa ngữ phép đi kèm các thực từ làm thành tố chính
+ Lớp gồm các thực từ phản ánh sự vật trong hiện thực hoặc trong tư duy và
dễ dàng phát triển lên thành những cụm từ nhỏ nằm trong lòng cụm từ ban đầu
Về mặt ý nghĩa cả các thành tố phụ hư từ và thành tố phụ thực từ đều
có tác dụng làm rõ, bổ sung thêm nội dung của thành tố chính, cụ thể hóa nội dung ấy hoặc về phưogng diện ngữ pháp, hoặc về phương diện từ vựng Các thành tố phụ sau là thực từ có thêm đặc điểm riêng cần chú ý nữa là có thể kết hợp với thành tố chính theo những cách khác nhau như: không dùng kết từ, phải dùng kết từ, hoặc dùng hay không dùng kết từ tùy trường hợp cụ thể, có khi có quy tắc, có khi không có quy tắc nào chi phối một cách chặt chẽ
Trang 37Theo tác giả Diệp Quang Ban, câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ
có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ
Câu xét theo cấu tạo ngữ pháp gồm câu đơn và câu ghép Câu đơn là câu được cấu tạo bởi một cụm chủ vị làm nòng cốt câu Câu đơn gồm câu đơn hai thành phần và câu đơn đặc biệt Câu đơn đặc biệt được chia thành câu đơn đặc biệt danh từ và câu đơn đặc biệt vị từ, câu đặc biệt thán từ và câu đặc biệt một số từ loại khác Trong đó, câu đơn đặc biệt vị từ được hiểu là câu có trung tâm cú pháp chính là động từ, tính từ hay cụm động từ, cụm tính từ (đẳng lập và chính phụ)
Luận văn còn đề cập đến các bình diện nghiên cứu câu bao gồm bình diện kết học, bình diện nghĩa học và bình diện dụng học
Luận văn cũng đề cập đến một số lý thuyết về cụm từ Cụm từ được hiểu là những kiến trúc gồm hai từ trở lên kết hợp “tự do” với nhau theo những quan hệ ngữ pháp hiển hiện nhất định và không chứa kết từ ở đầu (để chỉ chức vụ ngữ pháp của kiến trúc này) Cụm từ được chia thành cụm danh
từ, cụm động từ, cụm tính từ, cụm số từ, cụm đại từ Trong đó, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ có cấu tạo đa dạng hơn cả
Từ những lý thuyết về câu và câu đặc biệt ở chương 1, luận văn vận dụng vào việc nghiên cứu hai bình diện kết học và nghĩa học của câu đặc biệt
vị từ trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du ở chương 2 và 3
Trang 38CHƯƠNG 2: BÌNH DIỆN KẾT HỌC CỦA CÂU ĐẶC BIỆT VỊ TỪ
TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
2.1 Kết quả khảo sát câu đặc biệt vị từ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn
Du
Nghiên cứu bình diện kết học của câu đặc biệt vị từ trong “Truyện Kiều”, luận văn đã khảo sát câu đặc biệt vị từ trong tác phẩm “Truyện Kiều”
(2021) của tác giả Đào Duy Anh, NXB Văn học
Dùng thủ pháp thống kê, phân loại, luận văn đã khảo sát được 140 câu
đặc biệt vị từ trong “Truyện Kiều” Tất cả 140 câu câu đặc biệt vị từ này đều
có trung tâm cú pháp là 1 cụm động từ hoặc 1 cụm tính từ có cấu tạo chính – phụ hoặc đẳng lập, không có câu đặc biệt vị từ nào có trung tâm cú pháp chỉ gồm 1 động từ hoặc 1 tính từ Dưới đây là bảng thống kê 140 câu đặc biệt vị
từ trong “Truyện Kiều” xét theo từ loại của TTCP và xét theo cấu tạo ngữ
Bảng 2.1 Câu đặc biệt vị từ trong “Truyện Kiều” xét theo từ loại của TTCP
Câu đặc biệt vị từ xét theo cấu tạo
Trang 39* Nhận xét:
- Bảng 2.1 thống kê được 66/140 câu đặc biệt vị từ có trung tâm cú pháp là 1 cụm động từ, 74/140 câu đặc biệt vị từ có trung tâm cú pháp là một cụm tính từ Suy ra, câu đặc biệt vị từ có trung tâm cú pháp là một cụm tính
từ nhiều hơn câu đặc biệt vị từ có trung tâm cú pháp là một cụm động từ 8 câu Như vậy có thể nói từ loại đóng vai trò trung tâm cú pháp của câu đặc
biệt vị từ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du khá tương đương nhau
Cũng cần nói thêm rằng, khi nói câu đặc biệt vị từ có trung tâm cú pháp là 1 cụm động từ và câu đặc biệt vị từ có trung tâm cú pháp là một cụm
tính từ là nói khái quát Thực tế trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có kiểu
câu đặc biệt vị từ chỉ có trung tâm cú pháp là một cụm động từ hoặc một cụm tính từ, ngoài ra không bao chứa thêm thành phần phụ nào của câu Thêm vào
đó, có cả kiểu câu đặc biệt vị từ ngoài trung tâm cú pháp chính là một cụm động từ hay một cụm tính từ còn bao chứa những thành phần phụ của câu như trạng ngữ, đề ngữ, liên ngữ
- Bảng 2.2 thống kê được 101/140 trung tâm cú pháp của câu đặc biệt
vị từ là một 1 kết cấu chính – phụ, 39/140 trung tâm cú pháp của câu đặc biệt
vị từ là một kết cấu đẳng lập Suy ra, trung tâm cú pháp của câu đặc biệt vị từ
là một kết cấu chính phụ nhiều hơn câu đặc biệt có trung tâm cú pháp chính là một kết cấu đẳng lập là 62 câu Như vậy có thể nói trung tâm cú pháp của câu đặc biệt vị từ là một kết cấu chính – phụ chiếm số lượng áp đảo, gấp hơn hai lần trung tâm cú pháp của câu đặc biệt vị từ là một kết cấu đẳng lập trong
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du
2.2 Câu đặc biệt vị từ xét theo từ loại của trung tâm cú pháp
2.2.1 Câu đặc biệt vị từ có trung tâm cú pháp là một cụm động từ
Xem xét câu đặc câu đặc biệt vị từ có trung tâm cú pháp là một cụm
động từ trong “Truyện Kiều” ở bình diện kết học là phân xuất các thành tố
chính và các thành tố phụ trước, phụ sau của cụm động từ đóng vai trò trung tâm cú pháp của câu đặc biệt vị từ
Trang 402.2.1.1 Thành tố chính
Thành tố chính trong những câu đặc biệt vị từ có trung tâm cú pháp là
một cụm động từ của “Truyện Kiều” bao giờ cũng là động từ Nếu câu đặc
biệt vị từ có trung tâm cú pháp là một cụm động từ có kết cấu chính – phụ thì thành tố chính là 1 động từ Nếu câu đặc biệt vị từ có trung tâm cú pháp là một cụm động từ có kết cấu đẳng lập thì thành tố chính là hơn 1 (2 hoặc 3) động từ
(2.1)
Chơi cho liễu chán, hoa chê, (1211)
Cho lăn lóc đá, cho mê mẩn đời
Câu 1211 là câu đặc biệt vị từ có trung tâm cú pháp là một cụm động từ
có kết cấu chính-phụ Thành tố chính của trung tâm cú pháp là 1 động từ:
chơi
(2.2)
Làm cho rõ mặt phi thường, (2223)
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
Câu 2223 là câu đặc biệt vị từ có trung tâm cú pháp là một cụm động
từ có kết cấu chính-phụ Thành tố chính của trung tâm cú pháp là 1 động từ:
Nhịn ngừng, nuốt tủi, lảng ra, (1981)
Tiểu thư đâu đã rẽ hoa bước vào
Câu 1981 là câu đặc biệt vị từ có trung tâm cú pháp là một cụm động từ