1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Triết học: Quan niệm của Nguyễn Dữ và Nguyễn Du về người phụ nữ

94 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Lan

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HOC CHU TICH HOI DONG

TS Nguyén Thi Lan PGS.TS Nguyễn Quang Hưng

HÀ NỘI - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Quan niệm của Nguyễn Dữ và Nguyễn Du về

người phụ nữ” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng bản thân tôi, tôi tự

nghiên cứu, tự tìm hiểu và hoàn thiện luận văn trong đó có sự kế thừa kết quả

nghiên cứu của các tác giả đi trước với những trích dẫn và sử dụng trong giới hạn

cho phép Luận văn này chưa được công bố trên các phương tiện thông tin, cũng

không trùng với bat cứ luận văn nào tại thời diém hiện tại.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Tâm

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Lan - ngườiđã quan tâm và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn, đồng thờigiúp tôi có thêm nhiều kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Triết học, trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, dành nhiều công

sức giảng dạy, hướng dẫn giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu vàhoàn thành luận văn.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình và bạn bè đãluôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi có thé hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập vanghiên cứu trong suốt thời gian qua.

Mặc dù đã cé gắng rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài, song không thétránh khỏi những sai sót nhất định Tôi rất mong nhận được sự cảm thông và đóng

góp ý kiến của quý các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những người quan

tâm đến những vấn đề được trình bày trong luận văn.

Xin chân thành cảm on!

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Tâm

Trang 5

MỤC LỤC

MO DAU G9 9 9 9 9S 9 9 9 9 9 3 0 3 0 891950 1

)(0)80)0) I0 10

CHUONG 1 DIEU KIỆN, TIEN DE CO BAN CHO SỰ HÌNH THÀNH QUAN

NIEM CUA NGUYEN DU VA NGUYEN DU VE NGƯỜI PHU NỮ 10

1.1 Điều kiện chính trị - xã hội và kinh tế - xã hội thé ky XVI — đầu thé ky XIX 101.2 Tiền đề tư tướng cho sự hình thành quan niệm của Nguyễn Dữ và Nguyễn

Du vé ngudi phu ih 02 21

1.3 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Dữ va Nguyễn Du 29CHƯƠNG 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BAN QUAN NIEM CUA NGUYEN DU

VA NGUYEN DU VE NGƯỜI PHU NỮ -2- se ©css+vssezsserssersssrssee 35

2.1 Quan niệm về cuộc đời, số phận và dia vị của người phụ nữ - 352.2 Quan niệm về đức hạnh người phụ nữ 2-2 2s sssssesssssessessese 492.3 Quan niệm về giải phóng người phụ nữ -s- 55s scse=secsecssessessese 632.4 Giá trị và hạn chế trong quan niệm của Nguyễn Dữ và Nguyễn Du về người

DỤ HẴT 0G G0 Họ c0 0000.0000.000 04 06.04 000004 0000100080040 08000 70

KET LUAN 0 ,ôÔỎ 82

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHÁO 2s s2 ss+vssevssevseezsszssee 84

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử tư tưởng và văn hóa của dân tộc Việt Nam, bat kế ở giai đoạn và

thời điểm nào, người phụ nữ luôn có một vi trí vô cùng đặc biệt và quan trong Từ xaxưa, hình ảnh về người phụ nữ Việt Nam đã là một hình ảnh thân thương, gần gũi và

gan bó với mỗi con người Khi nhìn vào lịch sử của dân tộc, phải khang định rang,không chỉ có nam giới mà nữ giới cũng đã đóng góp một phần không nhỏ công sức củamình vào quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc Hơn nữa, trong văn hóa phương Đông

nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng, người phụ nữ luôn giữ một vai trò vô cùng

đặc biệt, đó là vai trò làm vợ và làm mẹ.

Đặc biệt, trong xã hội hiện đại, vai trò và vị trí của người phụ nữ ngày càng

quan trọng hơn Nếu trước kia, người phụ nữ đa phần dành thời gian cho gia đình,chăm sóc con cái và hỗ trợ, giúp đỡ cho người đàn ông và sự đóng góp của nữ giới đếnxã hội phần lớn mang tính gián tiếp thì hiện nay người phụ nữ ngày càng khăng địnhtầm ảnh hưởng quan trọng và tác động trực tiếp của mình tới thế giới Bởi không chỉtrong đời sống sinh hoạt hàng ngày, mà trong những lĩnh vực như kinh tế, chính trị,văn hóa, giáo dục vị thế, vai trò của nữ giới ngày càng cao và họ cũng nắm giữ nhiều

chức vụ trong các đoàn thé, bộ máy chính trị Chính vì nguyên nhân đó mà những van

đề như làm thế nào để nâng cao vai trò, vị trí của nữ giới trong xã hội hay việc xây

dựng lối sống, phong cách sống phù hợp cho người phụ nữ hiện đại ngày càng được

chú trọng và trở nên cấp thiết hơn Và dé tìm được câu trả lời cho những van đề nêutrên, không thé chỉ cố gắng học hỏi thêm những quan niệm hiện đại, những tư tưởngmới từ bên ngoài mà còn cần nghiên cứu lại những nội dung quan điểm truyền thốngtrước đó của dân tộc để chắt lọc những giá trị, loại bỏ hạn chế, đồng thời thấy được quyluật, khuynh hướng phát triển của những tư tưởng về người phụ nữ.

Trang 7

Ở Việt Nam hay những quốc gia phương Đông khác chịu ảnh hưởng của Nhogiáo, dù quan niệm trọng nam khinh nữ tuy chưa tới mức cực đoan như trong thế giớiHồi giáo, song dé khắc phục thành kiến đó, đòi hỏi một quá trình lâu dài về thay đổinhận thưc Trong quá trình nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam, ta thấy không phảilúc nào những nhà Nho cũng có cái nhìn khắt khe, độc đoán về người phụ nữ Ngượclại, trước hiện thực xã hội bất công, các nhà tư tưởng luôn dành cho họ sự cảm thông,trân trọng Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đều là những nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng tiêubiểu bàn đến vấn đề về người phụ nữ Thông qua sáng tác của mình, họ đã đưa ranhững suy tư về vấn đề cuộc đời, số phận, đức hạnh và tư tưởng về giải phóng nữ giới.Dù đã qua vài thế kỷ nhưng những nội dung ấy vẫn có giá trị cả về mặt lý luận và thựctiễn đối với xã hội Chúng đưa ra những lời khuyên, định hướng và góp phần vào việcxây dựng lối sống cho người phụ nữ ngày nay Từ những lý do đã nêu trên, tôi quyếtđịnh lựa chọn vấn đề “Quan niệm của Nguyễn Dữ và Nguyễn Du về người phụ nữ”

làm dé tai đê nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ ngành Triệt học của minh.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

s* Nhóm đề tài nghiên cứu Nguyễn Dữ và quan niệm của Nguyễn Dữ về

người phụ nữ

Trong số các công trình nghiên cứu về Nguyễn Dữ thì đáng chú ý nhất là côngtrình Truyén kb mạn luc [10] (tái bản năm 2018) của tác giả Trúc Khê dịch và giớithiệu, NXB Hội nhà văn, Hà Nội Trong tác phẩm này, ngoài việc Trúc Khê biên dịchthì ông có giới thiệu khát quát về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Dữ Cuốn sách cũngdé cập đến Truyén kỳ mạn lục là tác phẩm duy nhất của Nguyễn Dữ còn lại cho đếnngày nay Cuốn sách gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán theo thé loại truyền kỳ Cốttruyện Truyền kỳ mạn lục chủ yếu lay từ những câu chuyện lưu truyền trong dân gian,nhiều trường hợp xuất phát từ truyền thuyết các vị thần mà đến thời hiện nay vẫn còn.

Trúc Khê cũng đánh giá Truyén kỳ mạn lục là một tuyệt tác, nó vừa có giá trị vê mặt

Trang 8

văn chương, vừa thể hiện sự đặc sắc về mặt tư tưởng Ngoài bản dịch của Trúc Khê, tacũng không thể không đề cập tới bản dịch do Trần Thị Băng Thanh [9] giới thiệu và

chỉnh lý Trong bản dịch này, nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra những lời nhận xét, lời

bình của mình về tư tưởng triết học nói chung và tư tưởng về người phụ nữ nói riêngcủa Nguyễn Dữ Tác phẩm cho thấy rõ sự rạn nứt trong hệ thống tư tưởng của lịch sửtư tưởng Việt Nam nói riêng, sự biến chuyên của những quan niệm truyền thống vàmam mống của những giá trị mới đã xuất hiện, quan niệm về người phụ nữ chính làmột minh chứng cho điều này.

Ở phần Một số nội dung tư tưởng của Nguyễn Dữ qua tác phẩm Truyền kỳ mạnlục (Tập bài giảng Tư tưởng triết học Việt Nam từ truyén thống đến hiện đại qua mộtsố tác phẩm tiêu biểu) [22], tác giả Đỗ Thị Hòa Hới đã hệ thống, trình bày quan niệmvề nhân sinh, đạo đức của Nguyễn Dữ và phân tích những yếu tố của nền kinh tế thịdân cùng sự xuất hiện của tầng lớp phú thương đã tạo ra tiền đề cho sự ra đời củanhững quan niệm nhân sinh, dao đức mới, khác lạ Trong đó, quan niệm về đạo đức củangười phụ nữ là biểu hiện rõ nét nhất của sự rạn nứt khuôn khô lễ giáo chuẩn mực daođức của Nho gia “Ca ngợi, bảo vệ niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ có thể

coi là một chủ đề mới được thể hiện nhiều trong truyện Nguyễn Dữ cho thấy mâuthuẫn giữa khát vọng hạnh phúc với các thế lực tàn bạo của xã hội đây người phụ nữ

tới chỗ bất hạnh, hạnh phúc gia đình tan vỡ Ông tố cáo các thế lực phong kiến lànhân tố chủ yếu gây nên nỗi bất hạnh của người dân nhất là nữ giới là một nội dung tưtưởng khác với Nguyễn Trai, Nguyễn Binh Khiêm và những người di trước” [22,

Trong bài Tiếp cận Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ từ quan niệm về vô thức

cá nhân của Sigmund Freud (Hoàng Thị Thùy Dương) [12] đăng trên Tạp chí khoa học

trường Đại học Cần Thơ, tác giả đã sử dụng quan niệm về vô thức cá nhân của S.Freud để soi chiếu vào tư tưởng của Nguyễn Dữ Bài viết đã đưa ra những phân tích về

ước mơ của con người, đặc biệt là bản năng về tính dục, bản năng sông, chêt của con

Trang 9

người Tác gia đưa ra kêt luận Truyén kỳ mạn lục đã bộc lộ chiêu sâu tâm lý cua conngười trung đại nói riêng và con người nói chung, tác phâm đã cho thây sự đâu tranhmãnh liệt của con người trong cuộc sông, khao khát và nô lực nhăm đạt đên hạnh phúc

của moi cá nhân.

Trong công trình nghiên cứu Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam

[44] của các tác giả Nguyễn Hữu Sơn và Trần Đình Sử, các tác giả nhận định rằng khác

với thời kỳ trước đó, những tư tưởng về con người thường dé cập tố những yếu tố đạo

đức, lý tưởng cao thượng, lối sống thoát tục, thuần khiết trong sáng thì ở trong tácphẩm Truyén kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã đề cập đến con người ở những khía cạnh rất

khác biệt, đó là thế giới mà con người sống dam chìm trong mong muốn, khát vọng về

tình yêu, tình dục Đặc biệt, với người phụ nữ thì khát khao được sống, được mưu cầu

hạnh phúc lại càng rõ rét và mãnh liệt hơn, nó cho thấy nhu cầu được giải phóng cả về

mặt tư tưởng lần thực tiễn.

s* Nhóm dé tài nghiên cứu Nguyên Du va quan niệm của Nguyên Du về

người phụ nữ

Về nhóm công trình nghiên cứu về Nguyễn Du, ta không thể không nhắc đếnhai bản dịch Truyén Kiểu [7| của Trần Trọng Kim và Kim, Vân, Kiểu truyện [6] củaTrương Vĩnh Ký Cả hai bản dịch này đều có giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Ducũng như hoàn cảnh sáng tác, nguồn gốc của tác phẩm này Song ở bản dịch của

Trương Vĩnh Ký, ông tập trung vào phan lý giải nhan dé tác pham cũng như đưa ra sự

giải thích về các điển tích điển cố ở trong nội dung Còn ở bản dịch của Trần TrọngKim lại thiên về việc lý giải của ông về những tư tưởng và giá trị trong Truyện Kiều Ởphần lời tựa, Trần Trọng Kim cũng phân tích một cách khá sâu sắc về giá trị nhân văn,nhân đạo của tác phẩm Truyén Kiéu, trong đó, những nội dung nói về người phụ nữ có

thé nói là một trong những giá trị mới, tiễn bộ vượt bậc so với thời đại của Nguyễn Du.

Trang 10

Trong bài tạp chí Anh hưởng của Nho giáo trong tư tưởng của Nguyễn Du (tácgiả Lê Thị Lan 2005) [33] đã khang định tư tưởng dao đức của Nguyễn Du mang hìnhthức ngôn từ Nho giáo song thấm đượm nội dung Phật giáo và dân gian, nên nó khônghà khắc như đạo đức Tống Nho Giá trị đạo đức do Nguyễn Du tạo lập mang tính đachiều và đậm tính Việt Tác giả khang định rang, ông đánh giá đức trinh của người phụnữ trong những không — thời gian — con người cụ thé, chứ không nhìn nhận một cáchphiến diện, áp đặt Chính vì thế mà Nguyễn Du ca ngợi nàng Kiều — một người phụ nữhai lần vào lầu xanh, hai lần lấy chồng là một người phụ nữ trinh tiết Trong bài viếtkhang định trong bat cứ tác phẩm nào của Nguyễn Du, hình tượng người phụ nữ luônhàng đầu và luôn đẹp, thậm chí là lẫn at, vượt lên han so với hình tượng nam giới Hơnnữa, người phụ nữ trong tác pham của ông lại ôm trọn những đức tính của người quântử theo quan niệm Nho giáo Tác giả Lê Thị Lan đã đưa ra đánh giá về sự chuyên đôi

hình mẫu con người lý tưởng — người quân tử - từ nam sang nữ là một bước đột phálớn trong tư tưởng của Nguyễn Du nói chung và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói riêng.

Ở công trình Truyện Kiểu và thời đại của Nguyễn Du (1956) [58], tác giảTrương Tửu đã đưa ra nhận định, thông qua người phụ nữ trong Truyén Kiéu, Nguyễn

Du đã thê hiện khát vọng sông, khát vọng được giải phóng tình cảm, vấn đề con người

cá nhân, vấn đề con người cá tính Một mặt, những quan niệm ấy phác họa lại chân

dung của cuộc sông hiện thực đương thời Mặt khác cho thấy sự biến chuyên và nhucầu được giải phóng con người trong tư tưởng của Nguyễn Du nói riêng và của lịch sử

tư tưởng Việt Nam nói chung.

Trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (Trần Nho Thìn

2008) [51] đã phân tích thực tiễn văn học nhà Nho Việt Nam về van dé nữ quyên Bàiviết khang định Nguyễn Du - tác giả Truyện Kiểu, người tạo ra nhân vật Thúy Kiều tạo

gây làn sóng gió tranh luận, là nhà một nhà nhân đạo vĩ đại Bởi Nguyễn Du đã vượt

qua được rào can về địa vị xã hội, rào cản của những tư tưởng truyền thống dé bênhvực, đồng cảm với người kỹ nữ Thúy Kiều khốn khổ Dù là một nhà Nho, chịu anh

Trang 11

hưởng sâu sắc với hệ tư tưởng Nho giáo song trong vấn đề về người phụ nữ, NguyễnDu đã có một cách nhìn, một cách đánh giá rất mới, rất nhân văn Khác với nhiều nhàNho khác, sử dụng những quan niệm đạo đức của Nho gia dé bảo vệ xã hội nam quyên,sử dụng những quy định khắt khe mang danh là thuần phong, mỹ tục nhăm khống chế,

người thì trung tâm sự chú ý của xã hội luôn đặt vào người quân tử, vào người làm

quan, có học vấn, bậc Nho sĩ và chỉ có nam giới mới được coi trọng, đánh giá là có tài

hay không Song tới Nguyễn Du thì người tài không còn là độc quyền của nam giớinữa Truyện Kiéu đã cho thay khát vọng sống của người phụ nữ và khang định rang đólà quyền cơ bản của con người, họ có quyền và có giá trị bình đẳng với nam giới.

Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng khang định thông qua Truyện Kiéu, Nguyễn Du đã nêu

lên vai trò của nữ giới trong sự tự nhận thức của dân tộc Điểm mới trong tư tưởng củatác phẩm là sự tôn vinh người phụ nữ như những tinh hoa, anh tài của xã hội, tôn vinhvẻ đẹp hình thé, nội tâm và tai năng của họ.

Từ những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã nghiên cứu tư tưởng triếthọc của Nguyễn Dữ, Nguyễn Du nói chung và quan niệm của họ về người phụ nữ nóiriêng dưới nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau Tuy nhiên chưa có công trình nàokhái quát, phân tích quan niệm của họ về người phụ nữ cũng như chỉ ra ý nghĩa, hạnchế của nó một cách độc lập, hệ thống Chính vì thế, luận văn này sẽ kế thừa, tiếp thunhững kết quả nghiên cứu của những công trình trước đó nhằm mục đích phân tích sâuhơn quan niệm của Nguyễn Dữ và Nguyễn Du về người phụ nữ.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 12

3.1 Mục đích của luận văn

Làm rõ quan niệm của Nguyễn Dữ, Nguyễn Du về người phụ nữ Chỉ ra những

giá tri và hạn chê trong quan niệm của họ về người phụ nữ.3.2 Nhiệm vụ của luận văn

Dé đạt được mục đích trên, nhiệm vu của luận văn là:

- Phân tích, khái quát các điêu kiện và tiên đê cho sự hình thành quan niệm của

Nguyễn Dữ và Nguyễn Du về người phụ nữ.

- Phân tích, làm rõ những nội dung (quan niệm về cuộc đời, sô phận và dia vi

của người phụ nữ; quan niệm vê đức hạnh của người phụ nữ; quan niệm về giải phóng

người phụ nit), giá trị và hạn chế trong quan niệm của Nguyễn Dữ và Nguyễn Du về

người phụ nữ.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng những nguyên

ly cơ bản của triết học Mác — Lénin va quan điểm của Hồ Chí Minh và Dang Cộng sản

Việt Nam vé xã hội và con người.

4.2 Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu vận dụng phương pháp biệnchứng duy vật trong triết học Mác — Lénin, phương pháp nghiên cứu lịch sử triết họcvà kết hợp một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phương pháp logic kếthợp với phương pháp lịch sử, phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh, v.v.

5 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Quan niệm của Nguyễn Dữ và

Nguyễn Du về người phụ nữ.

Trang 13

5.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn:

- Về tư tưởng: Bối cảnh kinh tế, xã hội, lich sử tư tưởng Việt Nam thé kỷ XVI —đầu thế kỷ XIX.

- Về tác phẩm: Quan niệm của Nguyễn Dữ, Nguyễn Du về người phụ nữ thôngqua 2 tác phâm Truyén kỳ mạn lục và Truyện Kiểu.

- Về nội dung: chỉ giới hạn trong những nội dung về sô phận, cuộc đời, đức

hạnh và quan niệm giải phóng phụ nữ dưới góc độ triết học.6 Đóng góp mới của luận văn

Luận văn phân tích quan niệm về người phụ nữ trong xã hội Việt Nam thế kỷXVI - đầu thế ky XIX thông qua việc tìm hiểu các tác phẩm tiểu biéu của Nguyễn Dữvà Nguyễn Du Quan điểm về người phụ nữ thể hiện trong tư tưởng của họ bị quy địnhbởi các yếu tố thời đại và ảnh hưởng của sự phát triển tư tưởng triết học, chính trị - xã

hội phương Đông đương thời.

Luận văn bước đầu làm rõ được những giá trị cũng như hạn chế và ý nghĩa lịchsử của quan niệm về người phụ nữ trong thé ky XVI — đầu thế kỷ XIX; xây dựng sơ bộbức tranh tư tưởng và giúp người đọc có cách nhìn toàn diện hơn về tư tưởng củaNguyễn Dữ và Nguyễn Du nói riêng và lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn thế kỷ

XVI - dau thé ky XIX nói chung.

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn đóng góp vào việc nghiêncứu lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam nói chung và lịch sử tư tưởng triết học giaiđoạn XVI — dau thé ky XIX nói riêng.

Trang 14

Y nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thé làm tài liệu tham

khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn lịch sử tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVI —đầu thế kỷ XIX; tư tưởng của Nguyễn Dữ và Nguyễn Du.

8 Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2

chương, 7 tiết.

Trang 15

NỘI DUNG

CHUONG 1 DIEU KIEN, TIEN ĐÈ CƠ BAN CHO SỰ HÌNH THÀNH QUAN

NIỆM CUA NGUYEN DU VÀ NGUYEN DU VE NGƯỜI PHU NU

1.1 Điều kiện chính trị - xã hội và kinh tế - xã hội thế ky XVI — đầu thé

kỷ XIX

s* Điều kiện chính trị - xã hội

Sau thời kỳ thịnh trị của Lê Thánh Tông, nhà nước phong kiến nhà Lê sơ bắtđầu suy thoái về mọi mặt Sự suy thoái ay trước hết bat đầu từ tầng lớp cai trị, đó là sựxuất hiện của các ông “vua quỷ” Lê Uy Mục (1505-1509), “vua lợn” Lê Tương Dực(1509-1516) Nhà vua hoang dâm vô độ, ăn chơi chác táng, cho xây dựng nhiều đềnđài, cung điện Dưới các ông vua này là hệ thống quan lại hoành hành ngang ngược, lợidụng chức quyên dé tham 6 công quỹ và vơ vét tài sản của nhân dân Chính từ nguyêndo đó mà sự mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa triều đình phong kiến và nhân dântrong ngày càng trở nên gay gat Mặc dù trong thời gian nam giữ ngai vàng, Lê ThánhTông đã dẫn dắt và xây dựng được một bộ máy nhà nước tương đối ôn định và pháttriển Tuy nhiên sang đến thế ky XVI, do sự suy thoái trong chính đội ngũ vua quan masự ôn định và thế cân bằng trước đây đã bị phá vỡ, những mâu thuẫn cũ trong xã hộingày càng trở nên gay gắt hơn Bên cạnh đó, những mâu thuẫn mới tiếp tục nảy sinhcàng cho thấy rõ sự lạc hậu, bất lực của chế độ Nhà nước phong kiến đã trở thành đốitượng đấu tranh của các phong trào nông dân khởi nghĩa Họ đều là những người bịbóc lột thậm tệ bởi nhà nước phong kiến đương thời, chính chế độ ấy đã khiến họ trởnên ban cùng hóa và buộc phải đấu tranh dé tự giải thoát chính minh Ở giai đoạn nay,nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra trên khắp cả nước nhưng cuối cùng đều thấtbại Tuy không thể lật đồ triều đình Lê sơ nhưng những cuộc khởi nghĩa đó một mặt

10

Trang 16

cho thấy sự suy yêu của nhà nước phong kiến đương thời, mặt khác thé hiện được nhucầu, khát khao của nhân dân về một xã hội thái bình, thịnh trị.

Lợi dụng sự suy yếu, rối loan của triều đình Lê sơ, Mạc Dang Dung (1483 —1541) âm mưu lật đỗ nhà Lê dé giành lấy quyền chấp chính Năm 1526 Mạc DangDung giết vua Lê Chiêu Tông (1516 — 1522), tháng 6 năm 1527 bắt ép vua Lê CungHoàng (1522 - 1527) nhường ngôi cho mình Việc Mạc Dang Dung lật đồ nhà Lê,thành lập nhà Mạc đã gây nên làn sóng phản đối dữ dội từ đội ngũ trí thức Nho gia, đặcbiệt là những vị công thần và sĩ phu khoa bảng lúc bấy giờ như Nguyễn Thái Bạt, LêTuấn Mậu, Đàm Thuận Huy, Nguyễn Duy Tường Hình thành trong một bối cảnhdanh không chính, ngôn không thuận đồng thời vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ độingũ nhà Nho, nhà Mạc phải tìm biện pháp dé bảo vệ được ngôi vị của mình Trong lúcđó, nhà Minh ở phương Bắc cũng cử một đạo quân xuống phía Nam, phao tin muốnxâm chiếm nước ta Mạc Đăng Dung sợ hãi quyết định chủ động đầu hàng, nộp số sáchvà cắt đất 5 động ở phía đông bắc cho nhà Minh nhằm kêu gọi sự hậu thuẫn từ phíachúng đồng thời tìm cách đối phó với những người trung thành với triều dình nhà Lê.Chính hành động “cõng rắn cắn gà nhà” đó của Mặc Đăng Dung đã làm nhân dân vaquan lại chán nan, phan nộ Nhà Mạc ngày càng thé hiện sự yếu kém và dan rơi vào thé

bị cô lập.

Trong tình cảnh đó, các tập đoàn phong kiến khác đã mượn danh “phù Lê diệt

Mac” dé thành lập một triều đại mới là Lê Trung Hưng (ở Thanh Hóa) Chính sự xung

đột giữa nhà Mạc và nhà Lê Trung Hưng là nguyên nhân dẫn tới sự hình thành Nam

Bắc triều ở giai đoạn sau Trong đó Nam triều do họ Trịnh lấy danh nghĩa phù Lê quản

lý từ địa phận Thanh Hóa trở vào, còn Bắc triều do nhà Mạc cai quản tại miền Bắc.Cuộc chiến giằng co giữa hai thế lực phong kiến này diễn ra liên tục trong gần 50 nămvới 38 chiến dịch lớn nhỏ Mãi đến năm 1592, Nam triều mới giành chiến thang, nhàMạc buộc phải chạy lên Cao Bằng và tồn tại ở đó được khoảng hơn 60 năm thì tan rã.

Ở cuối thé ky XVI, lần đầu tiên trong xã hội Việt Nam cùng lúc có cả vua và chúa, tuy

11

Trang 17

nhiên vua Lê chỉ là coi rối bd nhìn, thực quyền nằm trong tay phủ chúa, chúa Trịnhmới thực sự là người nắm giữ triều đình, cai trị và chỉ huy mọi việc.

Khi cuộc xung đột giữa nhà Mạc và Lê — Trịnh kết thúc chưa được bao lâu, thìmột cuộc chiến tranh mới lại bùng nổ, đó là sự phân liệt Dang Ngoài — Dang Trong —chiến tranh Trịnh — Nguyễn Mầm mống của cuộc chiến tranh này có nguồn gốc từchiến tranh Nam — Bắc triều Năm 1545, sau khi đưa vua Lê lên thay thế, vì đảm bảoquyền lực tuyệt đối của mình mà Trịnh Kiểm tìm mọi cách để diệt trừ phe cánh củaNguyễn Kim mà trước hết là các con trai của ông Dé bảo toàn mạng sống, NguyễnHoàng nghe theo lời khuyên của Nguyễn Binh Khiêm, chủ động xin vào tran đất ở

Thuận Hóa Lúc ay, nhan thay vung đất Thuận Hóa vô cùng khó khăn Trịnh Kiểm đã

chấp thuận Sau này, ngoài Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng còn được cai quản luôn cả vùngQuảng Nam, sau khi ổn định được vùng đất này, ông còn đem quân ra Thăng Longgiúp chúa Trịnh tran áp tàn quân cua nha Mac, sau đó lại trở về Thuận Hóa Sau khiNguyễn Hoàng mat, Nguyễn Phúc Nguyên kế nghiệp cha và xây dung là bộ máy chínhquyền, dần dần tách khỏi sự phụ thuộc vào họ Trịnh Nhận thấy Nguyễn Phúc Nguyênkhông còn ý quy thuận, họ Trịnh mượn cớ không chịu nộp thuế đem quân tấn côngThuận Hóa Cuộc chiến tranh Trinh — Nguyễn bắt đầu từ đây Sau gần nửa thé kỷ với 7

cuộc giao tranh mà không có kết quả, nhân lực và vật lực của hai bên đều hao tổn nặng

nề, nhân dân đói khổ lầm than, hai họ Trịnh — Nguyễn đành ngừng chiến, lẫy sông

Gianh làm giới hạn chia cắt Đàng Ngoài, Đàng Trong.

Xã hội loạn lạc, triều đình bê bối, các tập đoàn phong kiến liên tục tranh đấu.

Trong cùng một lúc, Đại Việt vừa phải đối mặt với cuộc nội chiến vừa phải cảnh giác,

đề phòng âm mưu xâm lược đến từ nhà Minh Nhân dân bị ép vào đường cùng đànhphải đứng lên dé nỗi dậy Có thể nói, trong lich sử phong kiến của Việt Nam, đây chínhlà thời kỳ rối loạn nhất của triều đình, nó còn kéo theo cuộc khủng hoảng về tư tưởng,ý thức hệ, đạo đức và luân lý của mọi bộ phận, tầng lớp trong xã hội Trong suốt hai

12

Trang 18

thế kỷ XVII - XVIII chiến tranh Nam - Bắc, chống ngoại xâm, diệt Trịnh, Nguyễn,

phong trào nông dân khởi nghĩa diễn ra liên miên.

Cuối thé ky XVIII, đầu thế kỷ XIX chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào tìnhtrạng khủng hoảng sâu sắc Biéu hiện rõ nét nhất của sự khủng hoảng ấy chính là sứctroi day mãnh liệt với một khí thế chưa từng có của những phong trào nông dân Dinhcao lúc này là cuộc khởi nghĩa Tay Sơn Cuộc khởi nghĩa giành thang lợi, đánh đồ cáctập đoàn phong kiến thống trị trong nước, đánh tan hơn hai mươi vạn quân Thanh xâmlược, lập nên một vương triều phong kiến mới với nhiều chính sách tiến bộ Nhưng vuaQuang Trung chỉ lên ngôi trong một thời gian ngắn Sau khi Quang Trung mất, nhàTây Sơn lại trở nên lục đục Nhân cơ hội ấy, Nguyễn Ánh trở lại tấn công nhà Tây Sơn,

lập nên triều đại nhà Nguyễn Buổi đầu, để củng cố địa vị thống trị của mình, nhà

Nguyễn đã thực hiện được một số chính sách tiến bộ nhưng càng về sau nhà Nguyễncàng đi vào con đường phản động Vì thế, mâu thuẫn giữa tầng lớp thống trị và bị trịngày càng trở nên sâu sắc, nó dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nông dân vẫn liên tiếp

xảy ra.

Có thé nói rằng, chiến tranh và sự chết chóc chính là nỗi ám anh của nhân dântrong thời kỳ này Tình hình chính trị bất ôn đã day nhân dân vào tình cảnh khốn cùng,

giai cấp thống trị ra sức củng cố quyền lực bằng đủ mọi thủ đoạn phi nhân tính Điều

ay đã khiến con người trong giai đoạn này, đặc biệt là giới trí thức không chỉ biết cúiđầu cam chịu trước sự áp bức của chế độ mà họ đã bắt đầu tìm kiếm con đường đểphản kháng Sự tiếp xúc ngày càng mở rộng với văn hóa phương Tây một mặt làm nứt

vỡ đạo đức thánh hiền, khiến cuộc sống xã hội đảo lộn, nhưng mặt khác cũng tạo ra

một sự khởi động về mặt ý thức Đã đến lúc con người phải thay đôi cách nhìn đời,nhìn người và nhìn số phận của chính mình Họ đã biết thẩm định lại những giá trị vậtchất và tinh thần, rằng giá trị nào đem lại hạnh phúc cho con người, những gì gây đaukhổ, chết chóc Điều đáng nói là những nhà trí thức nhận ra nhưng lại chưa thé tìm

13

Trang 19

được một con đường nào để giải thoát cho bản thân và cộng đồng, sự bế tắc đó chính là

bi kịch của giới trí thức thời kỳ này.

Vấn đề về con người là một chủ đề mới và được quan tâm bởi những nhà tưtưởng lúc bấy giờ, dù có nhiều khác biệt song một điểm chung của họ đó là quan điểmlên án chiến tranh Từ thực tiễn xã hội, họ nhận ra được sự phi nghĩa của những cuộcchiến tranh, bởi chúng không đem lại hạnh phúc, ấm no mà ngược lại đem đến sự khổđau, ly tán và chết chóc Họ cho rằng nguyên nhân chính, trực tiếp dẫn đến sự thốngkhổ của con người là cuộc tranh giành quyền lực giữa các thé lực phong kiến, ngườidân vô cớ trở thành vật hy sinh cuộc sống êm ấm và thậm chí là cả tính mạng Từ đómà những câu hỏi về số phận, cuộc đời của con người bắt đầu trở thành sự trăn trở củanhững nhà tri thức Trong số đó, Nguyễn Dữ, Nguyễn Du và một số nhà tư tưởng khácđã tinh tế hơn khi phát hiện rằng người phụ nữ mới là nạn nhân đáng thương nhất Bởixét từ ngoài xã hội hay trong gia đình hoặc từ cách nhìn về giới thì trong xã hội phong

kiến, người phụ nữ luôn bị áp đặt lên mình số phận của kẻ bị trị, họ không có quyền

phản kháng và buộc phải chịu đựng những bat công, sự dày vò và đau khổ Truyén kỳmạn lục và Đoạn trường tân thanh là hai tac phẩm của hai nhà tư tưởng khác nhau,

được sáng tác ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, song điểm chung của nó là đều lênán sự bất công của xã hội đối với người phụ nữ đồng thời thể hiện quan niệm của

Nguyễn Dữ và Nguyễn Du về số phận, cuộc đời của người phụ nữ.

s* Điêu kiện kinh tê - xã hội

Vào thế kỷ XVI-XVII, trên cơ sở những biến chuyên từ thoi Mac và những tácđộng từ môi trường kinh tế quốc tế, chính quyên Lê - Trịnh cũng đã sớm nhận thứcđược những nguồn lợi từ kinh tế công thương và có những biện pháp tương đối tíchcực khuyến khích các ngành kinh tế này phát triển Trong thế cuộc đó, phủ Chúa muốntiếp tục khang định vị thế của mình như một chính thé mạnh Nhưng do những sức épchính trị liên tục từ phương Bắc, sự gắn kết quá sâu với đồng đất, với tư duy nông

14

Trang 20

nghiệp, với hệ tư tưởng Nho giáo nên chính quyền này đã không thé đưa xã hộiĐàng Ngoài đến những thay đổi về chất, thực sự tạo nên những chuyên biến căn bản

trong lịch sử Việt Nam.

Tuy nhiên, với cả Dang Ngoài va Dang Trong, ở lĩnh vực kinh tế - xã hội điểmnồi bật của thời kỳ này là sự biến chuyền của một số đô thị vốn là các trung tâm hànhchính, chính trị thành các đô thị đa chức năng Điều đáng chú ý là, cùng với các môhình thành thị truyền thống, thể hiện những đặc tính tiêu biểu của thành thị phươngĐông, từ thế kỷ XVI-XVII do sức phát triển của nền kinh tế hàng hóa cũng như tác

động của môi trường giao thương quốc tế, ở nhiều vùng duyên hải Việt Nam đã có sựtrỗi dậy và hồi sinh của các cảng thị Bên cạnh đó, được kích hoạt bởi các yếu tố ngoại

sinh, một mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hóa cũng đã được thiết lập trong mỗivùng và giữa các vùng có độ liên kết tương đối chặt chẽ Cùng với những biến chuyênđó là sự hình thành của nhiều trung tâm sản xuất thủ công gắn với sự chuyên hóa củacác làng nghề từ kiêm nghiệp sang chuyên nghiệp.

Vào thế kỷ XVI-XVIII, cùng với các quan xưởng do nhà nước hoặc chính quyềnđịa phương trực tiếp quản lý, sự phát triển của các làng nghề trong các vùng thôn quêđã làm thay đổi thậm chí đã “phá vỡ” tinh chất thuần nông của không ít vùng quêtruyền thống Bên cạnh đó, hệ thống chợ phiên cũng làm cho đời sống kinh tế củanhiều vùng nông thôn trở nên sôi động Như là một kết quả tất yếu, trên cả nước đãhình thành không ít làng buôn có phạm vi hoạt động tương đối lớn Sức mua của thị

trường trong nước, quốc tế đã cuốn hút một số ngành sản xuất vốn gắn VỚI cudc sống

nông thôn, với nền kinh tế “tự cung tự cấp” du nhập vào nền kinh tế sản xuất hàng

hóa Hoạt động của các làng buôn đã tạo nên gạch nối giữa thành thị với nông thôn,giữa các trung tâm sản xuất thủ công, khu vực khai thác với thương cảng Các hoạt

động kinh tế đó đã thúc day các tiềm năng kinh tế, đem lại sinh lực phát triển mới cho

nhiều trung tâm sản xuất thủ công cũng như toàn bộ nền kinh tế Như vậy, không chỉ ở

15

Trang 21

thành thị và cảng thị, ngay trong chính các làng quê cũng xuất hiện các thương nhânchuyên nghiệp Họ là một tầng lớp mới, có nhiều nét đặc thù trong bối cảnh xã hội ViệtNam truyền thống đang diễn ra nhiều biến đổi với biết bao mối quan hệ xã hội đan xen,

phức hợp.

Đến thé ky XVI — đầu thé ky XIX, thương nghiệp đã có sự phát triển mạnh mẽ

và vượt bậc so với giai đoạn trước Do nhu cầu thoát khỏi nền kinh tế nông nghiệp lạc

hậu, đồng thời do điều kiện giao thông thuận tiện hơn trước và do nhu cầu của đời sôngnên sự trao đổi hàng hóa ngày càng cần thiết hơn (biểu thị rõ nét hơn ở Đàng Trong).

Chợ mọc lên ở khắp nơi, đặc biệt những khu trung tâm chính trị đều sẽ có chợ lớn.

Năm 1743, chúa Trịnh hạ lệnh miễn thuế đò và thuế tuần ti cho cả Dang Ngoài đãkhiến “những bọn phú hòa và kẻ tiêu dân nhân cơ hội này đua nhau làm nghề ngọn, ít

kẻ chuyên vụ nghề nông Triều đình cũng nhận thấy tài lực của nhân dân thiếu thốn mà

chỉ còn trông vào các nhà giàu buôn bán vận chuyên từ chỗ có đến chỗ không”[19,tr.370] Chúa Trịnh cũng đã triệt bỏ nhiều sở tuần ti dé giảm bớt gánh nặng nộp thuếcho nhân dân Do đó, công việc buôn bán đã được thuận tiện và đơn giản hơn nhiều Sựhình thành các làng buôn có thé coi là một biéu hiện rõ nét của sự phát triển nội thương

đương thời.

Bên cạnh việc buôn bán trong nước, buôn bán với thương nhân nước ngoài cũng

là một điểm đặc biệt ở thời kỳ này Một mặt, do nhà Thanh đóng cửa nên các thương

nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm buộc phải dồn sang Việt Nam Mặt khác, nhờ cuộc

phát kiến ra con đường biển sang Châu A (cuối thé kỷ XV) và đoàn thuyền đi vòng

quanh thế giới (đầu thế kỷ XVI) đã mở ra một con người kinh doanh mới Hơn thếnữa, với vị trí địa lý nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, là ngã tư đường giao thoa

các nền văn hóa lớn, là một nhịp cầu nối chính yếu giữa Đông Nam Á và Đông Nam Áhải đảo Đồng thời, xuất phát từ đặc tính văn hóa của người Việt là văn hóa mở, sẵn

sảng đón nhận yêu tô mới, tạo điêu kiện cho việc trao đôi với thương lái ngoại quôc.

16

Trang 22

Việc giao thương giữa người Việt với nước ngoài trừ các nước phương Đông còn có

Hà Lan, Anh, Pháp và đặc biệt là Bồ Đào Nha Đi theo bước chân của thương nhân làcác giáo sĩ truyền đạo, họ là những phương Tây đầu tiên đặt chân lên mảnh đất ĐạiViệt Sự xuất hiện của những thương nhân nước ngoài đã đánh dấu thời kỳ Đại Việt đivào luồng giao lưu quốc tế Dù công việc giao thương với các thương nhân ngoại quốcchưa nhiều và đều đặn nhưng nó ít nhiều đã ảnh hưởng đến sự phát triển của côngthương nghiệp, đồng thời ảnh hưởng tới văn hóa, tư tưởng của người dân.

Nhìn chung, thương nghiệp ở thế kỷ XVI-XVIII đã vài chuyên biến lớn, trong

có 3 điểm đáng lưu ý: Một là sự hưng khởi của các đô thị; Hai, kinh tế hàng hóa pháttriển đã kéo theo sự phát triển của quan hệ tiền tệ; Ba, Sự xuất hiện của môt vài mầmmống của phương thức sản xuất mới ở Đại Việt Sang đến đầu thế kỷ XIX, kinh tế Đại

Việt bắt đầu suy yếu Nền kinh tế vẫn lấy nông nghiệp là chính nhưng triều đình nhàNguyễn lại bat lực trong việc giải quyết van đề ruộng dat nên canh tác nông nghiệp gặpphải hàng loạt khó khăn Dù đã hạ lệnh nhiều lần cho quan lại khuyến khích nhân dân

khai hoang đất, phục hóa nhưng diện tích ruộng đất bị bỏ hoang vẫn tăng giảm bất

thường Mãi dé năm 1828, sau đề xuất về hình thức khai hoang mới của Nguyễn CôngTrứ được áp dụng thì nền nông nghiệp mới dần khởi sắc Về thương nghiệp, từ cuối thếkỷ XVIII công việc buôn bán đã không còn phát triển được như thời gian trước Đếnđầu thế kỷ XIX, đất nước thống nhất đã tạo điều kiện cho việc trao đôi hàng hóa, việcthống nhất Đàng Trong Đàng Ngoài đã khiến giao thương lưu thông từ Nam ra Bắc.

Song ngược với tình hình phát triển khá ôn định của nội thương, việc buôn bán với

thương nhân nước ngoài suy giảm rõ rệt, nhà Nguyễn chủ trương “đóng cửa”, không

buôn bán các phương Tây, chỉ tổ chức các chuyến buôn sang khu vực Hạ Châu(Singapo), Giang Lưu Ba (Inđônêxia), Quảng Đông, Băng Cốc

Tóm lại, ở thời kỳ này, sự hưng thịnh của kinh tế đồng thời là sự xuất hiện của

một vài mâm mông của phương thức sản xuât mới đã phân nào ảnh hưởng tới tư tưởng,

17

Trang 23

quan niệm và lối sống của nhân dân Đặc biệt, trong quan niệm về người phụ nữ, doviệc buôn bán thường năm trong tay người phụ nữ nên thông qua hoạt động kinh tế, nữgiới đã tự khăng định vai trò và vị trí quan trọng của mình trong cả gia đình và xã hội.Nó đã làm thay đổi cách nhìn của xã hội phong kiến về người phụ nữ, họ không chỉ làbộ phận “chân yếu tay mềm”, không thể làm việc đại sự mà ngược lại, người phụ nữtích cực, chủ động vừa có thể quán xuyến việc nhà vừa có thể là nguồn nhân lực tạo racủa cải chính cho gia đình và góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội.

Ngoài ra, theo sử liệu ghi lại, những công buôn bán lớn hoặc buôn bán với nước ngoài

thường nằm trong tay đàn ông, điều này vô tình đã tạo cơ hội để họ được tiếp xúcnhiều hơn với những thương nhân ngoại quốc Qua đó được tiếp xúc với các môitrường xã hội khác, mở rộng tầm nhìn và sự hiểu biết, đồng thời chịu ảnh hưởng vớinhững quan niệm, luồng tư tưởng mới đến từ phương Tây Thông qua quá trình tiếpxúc với văn hóa phương Tây, nam giới đã dần có cái nhìn tôn trọng, đề cao hơn về vấnđề vai trò, địa vị của người phụ nữ đồng thời cởi mở hơn trong vấn đề đức hạnh, đặcbiệt trong cách đánh giá trinh tiết của nữ giới Nguyễn Dữ và Nguyễn Du sinh sốngtrong giai đoạn này, vì vậy những yếu tố trên đều có tác động và ảnh hưởng tới quanniệm của họ về người phụ nữ, nó làm biến đổi quan niệm chính thống của Nho giáo về

người phụ nữ trong cách hiéu của họ.

Có thể nói các nhân tố chính trị, kinh tế thời kỳ này đã góp phần quy định bộmặt đời sống văn hóa tư tưởng của xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVI- đầu thế ky XIX.Thời kỳ này Nho giáo vẫn được các tập đoàn phong kiến sử dụng là công cụ chính đểxây dựng, củng cố chính quyền và thành lập, củng cố trật tự xã hội Tuy nhiên, sựkhủng hoảng của chế độ phong kiến đã dẫn tới cuộc khủng hoảng tư tưởng của tầng lớptrí thức đương thời Do sự suy thoái của chế độ quân chủ chuyên chế, trung ương tậpquyền, sự tranh chấp giữa các thé lực, phe phái phong kiến và do ảnh hưởng ngày càngtăng của quan hệ hàng hóa - tiền tệ, Nho giáo đã thé hiện sự bat lực trước các van dé

18

Trang 24

của xã hội Một bộ phận không nhỏ nhà nho đã bị tha hóa, biến chất, điển hình nhưviệc những thầy đồ giỏi trục lợi bằng cách soạn sẵn đáp án, đem đến quan trường bán

cho các thi sinh dự thi Thậm chí, các bộ Neti Kinh, Tứ Thư còn được tóm tắt, người đi

thi chỉ cần học thuộc bản tóm tắt đây là đủ Nạn mua quan bán chức cũng là một điểnhình tiêu biểu cho sự rối loạn của triều đình phong kiến Sự suy đổi của Nho giáo diễnra trong chính hàng ngũ những người lấy Nho học làm nền tảng tri thức và có nhiệm vụtruyền bá học thuyết này Một bộ phận nhà nho khác còn lương tri, trách nhiệm với đấtnước, họ cố gắng khắc phục sự suy yếu, bat lực của Nho giáo, đồng thời lập lại trật tự,kỷ cương va sự én định của xã hội song bat luc Su suy đổi về mặt dao đức của Nho

gia một mặt gây nên sự chán nản trong đội ngũ trí thức đương thời, trong đó có cả

Nguyễn Dữ và Nguyễn Du Việc bàn về người phụ nữ giống như một cách rời sự chú ýcủa họ từ chính trị, xã hội sang một lĩnh vực khác Đó là vấn đề về con người, về khátvọng sống, tinh than đấu tranh chống áp bức, sự vươn day của tài năng và trí tuệ Vàngười phụ nữ - hình mẫu vốn rất hiếm được nhắc tới trước đây đã trở thành một đốitượng tiêu biểu dé họ có thé trình bay quan niệm của mình về những van dé trên Đồng

thời, do sự suy thoái của đạo đức Nho gia khiến niềm tin vào những giá trị đạo đức

truyền thống bị lung lay, trong đó có cả những quan niệm về đạo đức của người phụ nữ.Chính vì thế mà việc những tư tưởng, quan niệm mới về người phụ nữ được những nhà

nho đễ dàng tiếp nhận hơn so với những giai đoạn trước đó Những quan niệm của

Nguyễn Dữ và Nguyễn Du về người phụ nữ chính là kết quả của quá trình đó.

Quan niệm triết học của các nhà tư tưởng đều bị quy định một phần bởi bối cảnh,điều kiện về chính trị, kinh tế và văn hóa Việt Nam đương thời Mặt khác, tư tưởng của

họ cũng phần nào phản ánh được hiện thực của xã hội đó Về bối cảnh chính trị, ở thế

kỷ XVI — đầu thế ky XIX là thời kỳ chính trị nước ta có nhiều biến động và khủnghoảng to lớn, các thé lực và tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực lẫn nhau dẫnđến tình cảnh rối ren, bế tắc trong xã hội, dân chúng bị đây vào cảnh lầm than, khổ cực.Trong bối cảnh day biến động đó, Nho giáo không thể hiện được vai trò của mình trong

19

Trang 25

việc duy trì, bảo vệ sự ôn định của triều đình phong kiến và duy trì trật tự, kỷ cươngcủa xã hội Về mặt kinh té, những biểu hiện của một nền kinh tế mới bắt đầu xuất hiện,đó là nền sản xuất hàng hóa thủ công và sự giao lưu, trao đối buôn bán với nước ngoàiđã thôi một làn gió mới và đời sống nước ta lúc bấy giờ Nền kinh tế nước ta lúc bấygiờ là một nền nông nghiệp lạc hậu và nó đang trở thành một lực cản đối với quá trìnhphát triển của xã hội Về mặt đời sống văn hóa — tư tưởng, các tư tưởng của Nho giáongày càng trở nên hà khắc và giáo điều, nó trở thành gánh nặng, xiềng xích gò bó conngười trong những khuôn mẫu khắt khe Bên cạnh đó, thông qua con đường giaothương, văn hóa phương Tây dần được truyền bá vào Việt Nam trong giai đoạn này.Nhu cầu giải phóng tâm tư, tình cảm và lối sống phóng khoáng, tự tại hơn, thoát khỏinhững khuôn mẫu cũ là một điểm mới trong lịch sử tư tưởng của Việt Nam thời kỳ này.

Nguyễn Dữ, Nguyễn Du đều xuất thân từ Nho học, các ông thắm nhuan và khắc

sâu đạo thánh hiền Tuy nhiên thời đại của họ lại là một trong những giai đoạn vô cùngphức tạp với nhiều biến động xuất hiện ngay trong triều đại phong kiến Việt Nam Sự

phức tạp đó được biểu hiện ở chỗ, là nhà Nho họ luôn khắc khoải và khao khát được

đem trí tuệ của mình cống hiến cho quốc gia, dân tộc Nhưng xã hội đương thời lại đầy

rẫy những con người, sự kiện, hiện tượng di trái với luân thường, đạo ly Sự trái ngược

ay không chi biểu hiện trong đời sống nhân dân ma con trong chính nội bộ triều đình

phong kiến đương thời Đặc biệt, sự tranh giành quyền lực của các tập đoàn phong kiếnđã đây các nhà Nho vào tình cảnh không biết phải “trung” với ai Cuộc khủng hoảng tư

tưởng đã khiến vấn đề về con người trở thành một đề tài mang tính nổi bật ở thời kỳnày Hơn thế nữa, trước bối cảnh suy tàn và biểu hiện thoái hóa đạo đức của Nho giáo

đã khiến những nhà tư tưởng muốn lảng tránh những vấn đề liên quan trực tiếp đến

chính trị và Nho gia Trong bối cảnh ấy, việc Nguyễn Dữ, Nguyễn Du hay nhiều nhà tưtưởng khác lựa chọn tập trung vào vấn đề con người, đặc biệt là quan niệm về ngườiphụ nữ có thé coi là một xu hướng tất yếu trong lich sử tư tưởng Việt Nam ở thé kỷ

XVI- đầu thé ky XIX.

20

Trang 26

1.2 Tiền đề tư tưởng cho sự hình thành quan niệm của Nguyễn Dữ vaNguyễn Du về người phụ nữ

s* Quan niệm của Nho giáo về người phụ nữ

Trong những quan điểm cơ bản của Nho giáo, Nho giáo không bàn nhiều, khôngbàn trực tiếp, không xây dựng mẫu người phụ nữ cụ thể cho xã hội đương thời Nhưng,

chúng ta vẫn thấy bóng dáng của nữ giới trong các mối quan hệ tam cương, ngũ thường

một cách thụ động, mờ nhạt Tuy nhiên, Nho giáo vẫn xác định họ là lực lượng không

thé thiếu để xây dựng một xã hội ổn định Theo quan điểm của Nho gia, đàn ông là đốitượng tu đưỡng theo quan điểm đạo đức Nho giáo, mà phụ nữ luôn “tong” theo nam

giới - vậy tất yếu, những quan điểm đạo đức ấy sẽ ảnh hưởng đến người phụ nữ.Những quan điểm về thuyết tam tòng, tứ đức đã được đề cập một cách gián tiếp thông

qua việc phân tích những quan niệm về Tam cương, Ngũ thường “Tam tòng”, “Tứ đức”

là khuôn mẫu, quy chuẩn dao đức bat buộc đối với người phụ nữ, dù muốn hay khôngmuốn thì họ cũng phải thuận theo.

Tam tòng có thê hiểu là người phụ nữ khi còn là con gái ở trong nhà phải thuận

theo cha, khi lay chồng thì phải theo chồng, khi chồng chết thì phải theo con (con trai

trưởng) Điều này nghĩa là khi người con gái còn chưa kết hôn thì hạnh phúc của họphụ thuộc chủ yếu vào người cha, vì người mẹ cũng bị phụ thuộc vào chồng Khi lấychồng, thì số phận của người con gái lại bị quy định bởi chồng mình Và nếu chồngchết, người phụ nữ không được phép tái giá, mà sẽ cần dựa dẫm vào con trai Điều ấycó nghĩa là từ khi sinh ra, số phận của những người phụ nữ đã định phải quy thuận vàongười đàn ông, bất ké đó là cha, chồng hay con trai của chính họ Thực chất quy địnhcủa Tam tòng như thế không phải là sự bảo vệ tích cực đối với phụ nữ mà nó khăngđịnh một cách tiêu cực vị thế của người phụ nữ rằng họ phải lệ thuộc vào nam giới Từ

đó, phụ nữ chỉ còn là cái bóng mờ trong gia đình, ngoài xã hội Quan niệm như thế tồn

tại trong nên giáo dục mang tính gia giáo cô xưa Trung Quôc hàng mây ngàn năm và

21

Trang 27

nó cũng ảnh hưởng tới vai trò, vi trí của người phụ nữ trong lich sử tư tưởng Việt Nam

và xã hội Việt Nam truyền thống.

Tứ đức gồm có Công — Dung — Ngôn — Hạnh Trong đó, Công là nữ công giachánh, té gia nội trợ Chữ “công” đã bao gồm cả giới hạn và phạm vi công việc màngười phụ nữ được tham gia đó là công việc gia đình Người phụ nữ phải khéo léo, biết

làm việc một cách tỉ mỉ, nữ công, gia chánh phải giỏi Nghĩa là người phụ nữ phải có

trách nhiệm hoàn thành, quán xuyến công việc nội trợ trong gia đình tốt Dung là vẻđẹp hình thức, là dung mạo, dáng điệu, nét mặt, cách đi đứng, nói cười kết hợp với

cách lựa chọn trang phục, trang điểm phù hop, trang nhã Ngôn là lời ăn tiếng nói, nói

năng phải có ý tứ, nhã nhặn, kín đáo, âm thanh của lời nói phải nhỏ nhẹ, dễ nghe, thểhiện sự lịch sự lễ phép Hạnh là hạnh kiểm, đức hạnh, phẩm giá, là sự nết na, hành vitheo mực thước của người phụ nữ, lòng nhân ái, sự tuân theo những lễ giáo, hiểu dévới cha mẹ, giữ trọn trinh tiết với chồng, đối xử ôn hòa với anh em chồng, không đượcghen tuông, chua ngoa Trong tứ đức thì Hạnh là nền tảng cơ bản cho Công — Dung —Ngôn, và với người phụ nữ thì đức hạnh quan trọng nhất là sự thủy chung với chồng.

Quan niệm “Phu xướng phụ tùy”: chồng nói vợ phải nghe theo, người phụ nữphải phục tùng người chồng dù đúng hay sai Trong xã hội phong kiến nói chung và

trong quan niệm của Nho giáo nói riêng, tư tưởng trọng nam kinh nữ là nét đặc trưng.

Lý giải cho điều này, trong xã hội xưa quan niệm vì người đàn ông được coi trọng,

được xem là trụ cột của gia đình và xã hội, nên người phụ nữ luôn phải phụ thuộc vào

họ Nếu người đàn ông tu dưỡng đức tài dé trở thành những bậc thánh nhân quân tử,

những bậc đại trượng phu, thì tất yếu ở vị trí phụ thuộc người phụ nữ phải đi vàokhuôn phép Với việc đề cao tuyệt đối vai trò của người đàn ông, người chồng tronggia đình mà người phụ nữ tự cho mình phải phụ thuộc vào chồng, chấp nhận lép về so

VỚI chồng Từ đó tạo ra quan niệm an phận thủ thường, sự cam chịu, thụ động, lệ thuộc.

Người phụ nữ chap nhận cách sông như vậy nên cuộc sông vat vả, toàn tâm toàn ý

22

Trang 28

chăm lo vun vén gia đình, chăm sóc con cái mà không một lời kêu ca, trách móc Việc

chia sẻ công việc trong gia đình tuyệt nhiên không có.

Những nội dung tư tưởng trên của Nho giáo về người phụ nữ đã để lại dấu ấn

trong quan niệm của các nhà tư tưởng nói chung và của Nguyễn Dữ, Nguyễn Du nói

riêng Với Nguyễn Dữ, ta có thé thấy rõ việc ông dùng những giá trị đạo đức của Nhogia làm tiêu chuẩn về hình mẫu của người phụ nữ Những nhân vật được Nguyễn Dữca ngợi trong tác pham Truyén kỳ man lục như Vũ Nương, Nhị Khanh, GiángHương đều là những người phụ nữ tuân thủ theo những quy định của Nho gia về đứchạnh Còn những người phụ nữ có lối hành xử trái với những quan niệm ấy thì dù được

ông thé hiện sự thương cảm về số phận song vẫn không đánh giá cao và coi trọng ĐếnNguyễn Du, dù là một nhà tư tưởng có nhiều quan niệm tiến bộ, vượt khỏi lối suy nghĩ

truyền thống song xét đến cùng, giống như Nguyễn Dữ, ông vẫn là một nhà Nho vànhững dấu ấn của Nho gia được thé hiện trong từng suy nghĩ, quan niệm của ông.Trong Truyện Kiéu, dù nhân vật Kiều được cho là hình tượng vượt khỏi những quy tắc,

quan niệm truyền thống song khi đọc tác phẩm, ta vẫn thay được những nét tư tưởng

của đạo Nho trong lời nói, hành động của nàng, điển hình như câu đối đáp cùng KimTrọng, Thúy Kiều nói:

“Đã cho vào bậc bố kinh,

Đạo tong phu lấy chữ trinh làm đầu” [7, tr.116]

Xét đến cùng, Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đều có xuất thân Nho học, vì vậy

trong lối nghĩ, cách tiếp cận và tiếp thu các quan điểm, tư tưởng mới của họ đều được

lọc qua lăng kính của Nho gia Chính vì thế Nho giáo vẫn đóng vai trò nền tảng trong

tư tưởng của họ nói chung và tư tưởng về người phụ nữ nói riêng Điểm này được

chúng ta nhìn thấy rõ hơn trong khi nghiên cứu về Nguyễn Dữ Song với Nguyễn Du,cũng không khó dé nhận dáng dap của tinh thần Nho giáo trong tư tưởng của ông Cả

23

Trang 29

Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đều phê phán xã hội phong kiến thối nát đương thời, đềunhận ra được sự suy yếu và thoái hóa trầm trọng của đạo đức Nho gia Dù vậy, họ vẫnđề cao những giá trị tốt đẹp truyền thống về người phụ nữ và sử dụng Nho giáo làthước đo tiêu chuẩn cho mọi quan niệm của mình Tiếp thu những quan niệm mới vềngười phụ nữ không phải cách dé họ bài trừ Nho giáo, mà đây chỉ phương pháp déNguyễn Dữ, Nguyễn Du — những nhà Nho chân chính bổ sung, sửa chữa những điểmbat hợp lý nhằm củng cố, bảo vệ và chan hưng Nho giáo.

s* Quan niệm của Phật giáo về người phụ nữ

Nếu Nho giáo có một cái nhìn khắt khe, khinh thường đối với người phụ nữ thì

có thé khang định rằng trong quan niệm của Phật giáo, người phụ nữ được đánh giá cao

và là người có vị trí, vai trò nhất định trong cả gia đình và xã hội Là một tôn giáo xây

dựng dựa trên triết lý bình đăng, phủ nhận việc phân biệt giai cấp là bất công và đem

quan điểm bình đăng đề tiếp xúc mọi thành phần trong xã hội Phật giáo đã đưa ra quanniệm về bản thể của con người là như nhau, bản thể ấy không bị phân biệt bởi địa vị,

tầng lớp xã hội hay giới tính Quan niệm ấy đã mở ra cho nữ giới con đường giảiphóng, thoát khỏi thân phận đen tối thấp hèn, lệ thuộc vào nam giới Là những nhà tư

tưởng có xu hướng dung thông Nho và Phật, Nguyễn Dữ cũng như Nguyễn Du đềuchịu ảnh hưởng từ Phật giáo Ở Nguyễn Dữ, ông đã nhận thấy sự bất công, bất bìnhđăng giới một cách vô lý đối với người phụ nữ và ông đã phê phán những hành vimang tính áp đặt, vô nhân tính mà của những người đàn ông lên số phận của nữ giới, vídụ như hành vi bán vợ của Trọng Khanh hay việc vị Thần Thuồng luồng cưỡng épDương Thị về làm vợ Còn tới Nguyễn Du, quan niệm sự bình đăng đã được day đi xahơn khi ông đã xóa bỏ sự khác biệt về giới tính, về địa vị xã hội của bản thân mình détôn trọng, đồng cảm và thấu hiéu người phụ nữ với tư cách họ là con người cá thé độclập có tư duy, trí tuệ và lỗi sống riêng, không bị chịu phụ thuộc vào một cá thê khác.

24

Trang 30

Trong quan niệm của Phật giáo cũng khang định nam giới và nữ giới đều cónhững phẩm chất và tính xấu khác nhau, chính vì thé mà điểm mạnh của hai giới cũngkhác nhau Thí dụ như nếu ở nam giới Trí tuệ được dé cao, thi đức tính được dé cao ởnữ giới là Từ bi Nếu ở nam giới, can đảm được tán đương thì ở nữ giới người ta tôn

trọng sự nhẫn nhục ôn hòa, đức bao dung tha thứ Thanh Gandhi đã xem phụ nữ là hiện

thân của đức khoan hồng, tinh thương và long trắc an Phái nữ có những lĩnh vực hoạtđộng khác han lĩnh vực của nam giới, cho nên không thé so sánh Nếu trong xã hội,đàn ông năm giữ những dia vi then chốt thi trong gia đình, giềng mối lai do dan ba namgiữ Bởi thế đức Phật thường dùng danh từ Màtugàma những bà Mẹ, để tỏ ý kính trọngkhi nói về những phụ nữ lớn tuổi và danh từ Pàramàsakhà (những bạn tốt của chồng)dé chỉ những phụ nữ đã kết hôn Đông phương có danh từ “ndi zzớng” chỉ những ba

mẹ đảm đang trong gia đình, những bà Mẹ có một ảnh hưởng vô cùng quan trọng trongsự giáo dục con cai [18, tr.124-147] Ngay trong Chuyện người con gái Nam Xương,

Nguyễn Dữ cũng đề cao và tôn vinh vai trò của người phụ nữ, người mẹ trong gia đình,họ là nắm giữ một vi trí không thé thay thế được Và trong những hoàn cảnh nhất địnhthì người phụ nữ còn có thé thay người đàn ông dé gánh vác những trọng trách khác

như báo hiếu cha mẹ, dạy dỗ con cái, duy trì sự yên ồn và trật tự gia đình Cũng chịuảnh hưởng từ Phật giáo nên Nguyễn Du cũng đề cao người phụ nữ nhưng khác với

Nguyễn Dữ, ông lại đi sâu tập trung vào việc đề cao người phụ nữ với những tài năngthiên bam, và Nguyễn Du khang định rang cũng giống như nam giới, người phụ nữ

không chỉ được biết những công việc nội trợ, nữ công gia chánh mà họ cũng có tài hoa

và tài hoa của họ thậm chí còn có thê vượt trên nhiêu đâng mày râu khác.

“Thông minh vốn sẵn tư trời,

Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương” [7, tr.77]

25

Trang 31

Ngoài những nội dung đã đề cập bên trên, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâusắc một đạo lý khác của nhà Phật, đó là đạo lý Tứ Ân Tứ Ân gồm ân cha mẹ, ân sưtrưởng, ân quốc gia và ân chúng sanh Trong nội dung của ân cha mẹ, Phật giáo đặt vịtrí của người mẹ ngang hàng với người cha thậm chí có xu hướng đề cao hơn, bởi theohọ thì cha mẹ đều là những người nuôi dưỡng sinh thành ra ta, song phụ nữ là ngườivất vả hơn, bởi phụ nữ là người lấy máu thịt của mình để bao bọc, nuôi đưỡng con cáitrong thai kỳ, chịu nỗi khổ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày Và vì làngười gần gũi, chăm sóc con cái nhiều hơn mà người mẹ thường là người ảnh hưởng

nhiêu hơn tới nhân cách, đạo đức, lôi sông của con trẻ.

s* Quan niệm về người phụ nữ trong tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán

và văn hóa bản địa của người Việt

Trong văn hóa và tín ngưỡng dân gian Việt Nam, từ xa xưa đã có một nét đặc

trưng tiêu biểu đó là sự đề cao, coi trong và suy tôn nữ giới, đặc biệt là vi thế, vai tròcủa người mẹ Nét đặc trưng ấy đã bắt nguồn từ thời kỳ nguyên thủy, khi chế độ mẫuhệ được thực thi, người phụ nữ có vai trò là người chia thức ăn, sinh sản và đứng đầu

cai quản thị tộc Trong xã hội mẫu hệ, nữ giới đóng vai trò là đối tượng nuôi lớn cộng

đồng cả ở nghĩa đen và nghĩa bóng Chính từ thực tiễn đó mà trong các truyền thuyết,câu chuyện dân gian thì những vị thần, những dang siêu nhiên đa phan đều là nữ giới.Từ nguyên nhân ấy mà ở Việt Nam đã dần hình thành hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu,

các nữ thần tự nhiên được gọi là Mẫu với sự sùng kính và niềm tin tưởng rằng các Mẫu

sẽ che chở cho những đứa con của mình khỏi những thảm họa thiên nhiên Ngoài ra tại

Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu còn tôn thờ người mẹ với quyền năng tạo hóa, sinh sôira sự sống Quan niệm ấy đã được truyền lại từ đời này qua đời khác qua truyền thuyết

Con rong cháu tiên với mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân là những người đã khai sáng

ra lịch sự dân tộc Việt Trên dải đất hình chữ S, ở mỗi vùng đất đều sẽ có những nét tín

26

Trang 32

ngưỡng, tập tục bản địa đặc sắc riêng song việc tôn vinh Au Cơ là Quôc Mau và tín

ngưỡng thờ Mẫu là một nét văn hóa đặc trưng khắp ba miền Bắc — Trung — Nam.

Ngoài truyền thuyết về Âu Cơ, Lạc Long Quân thì cũng còn nhiều sự tích khác

nói đến vai trò, địa vị của người phụ nữ trong đời sống người Việt Có một đặc điểmđáng chú ý, đó là người cha vẫn xuất hiện trong các câu chuyện cô tích song đường

như vai trò của họ không thể vượt qua được người mẹ, và thậm chí có những lúc thì

người cha còn biến mắt, quá trình sinh thành và dưỡng dục nên con cái hoàn toàn phụthuộc vào người phụ nữ (điển hình như trong truyện So diva, Thánh Gióng ) Bên

cạnh đó, sự chủ động, tính tự chủ của nữ giới trong cuộc sông hôn nhân, lựa chọn bạnđời cũng là một nét khác lạ của người Việt so với nhiều đất nước phương Đông khác.Ngay từ thời vua Hùng, nàng Tiên Dung đã chủ động làm bạn trăm năm của Chử Đồng

Tử sau cuộc gặp tình cờ trên bãi Màn Trò (Khoái Châu - Hưng Yên hiện nay) Hay

trong truyền thuyết “Trau cau” kế về nhà họ Lưu có người con gái, thấy hai anh emTân, Lang đem lòng yêu mến muốn kết làm vợ chồng Nàng bày ra cách thử (so đũa để

trên mâm) xem ai là anh, ai là em, rôi xin với cha mẹ làm vợ người anh.

Không chỉ trong gia đình, người phụ nữ trong văn hóa truyền thống Việt Nam

còn có vai trò trong xã hội, lịch sử dân tộc điển hình như trong công cuộc bảo vệ tôquốc, chống giặc ngoại xâm Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu “Giặc đến nhà đàn bàcũng đánh”, câu nói cho thấy được những người phụ nữ trong văn hóa Việt là những

người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường, họ sẵn sàng cầm vũ khí đứng lên dé bảo vệ Tổquốc Điển hình như Hai Bà Trưng cùng 36 nữ tướng phất cờ khởi nghĩa đánh đuôiquân Đông Hán giành lại quyền tự chủ cho đất nước Các thế hệ phụ nữ Việt Nam dướichế độ phong kiến vẫn không ngừng tích cực tham gia vào sự nghiệp cứu nước, và vị

trí cũng như công lao của họ được toàn thé nhân dân trân trọng và kính phục.

Vào thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến ngày càng suy tàn, trong phong trào nôngdân khởi nghĩa, cuộc đấu tranh của phụ nữ chống ách thống trị phong kiến đã lan rộng

27

Trang 33

ra nhiều lĩnh vực, ví dụ như: Bùi Thị Xuân trong quân sự, Hồ Xuân Hương trong văn

học Dù chịu tác động từ Nho Giáo song vẫn thừa hưởng và bảo lưu truyền thống tôntrọng phụ nữ Chính truyền thống này là nguyên nhân quan trọng nhất khiến người phụnữ trong Nho Giáo Việt Nam không bị đánh giá một cách khắt khe, thậm chí tàn độcnhư Nho giáo ở Trung Quốc Điều nay không chỉ được biểu hiện trong tư tưởng và nócòn được hiện thực hóa trong chính pháp luật của triều đình phong kiến Việt Nam.Điền hình như trong luật Hồng Đức năm 1483 đã quy định con gái được hưởng quyềnchia tài sản sở hữu gia đình bình đẳng như con trai; khi đi lấy chồng, phần tài sản nàyvẫn là của riêng người vợ, không bị nhập vào tài sản của nhà chồng Điều đó cho phépngười vợ có quyền tự do nhất định trong gia đình nhà chồng Gia đình nào không cócon trai thừa tự thì người con gái được hưởng thừa kế ruộng, hương hoả Về lĩnh vựchôn nhân, trong một số trường hợp, phụ nữ được quyền ưu tiên Con gái đã đính hônchưa làm lễ cưới, nếu chăng may người con trai bị phạm tội, bị tàn tật, bị phá sản,người phụ nữ có quyền từ hôn bằng cách trả lại đồ sính lễ; ngược lại, người con gái bị

tàn tật, bị phạm tội thì người con trai không có quyền từ hôn [41, tr.199-203]

Là những nhà tư tưởng Việt Nam, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt, tư

tưởng triết học nói chung cũng như những tư tưởng về phụ nữ Nguyễn Dữ và NguyễnDu mang đậm bản sắc của văn hóa và tín ngưỡng dân gian Việt Nam Hơn thế nữa,cùng thời với họ còn có những nữ sĩ kiệt suất như Hồ Xuân Hương, Bùi Thị Xuân đây đều là những người con gái đã có sự ảnh hưởng tới lịch sử và văn hóa Việt Nam.Cách họ ghi tên vào lịch sử là phương thức trực tiếp nhất khăng định về vai trò và vịthế của người phụ nữ trong xã hội, nó khiến cho những nhà trí thức đương thời nhưNguyễn Dữ, Nguyễn Du buộc phải nhìn nhận lại một cách nghiêm túc về người phụ nữ.

Thông qua Truyén kỳ mạn lục và Đoạn trường tân thanh, có thé thay được

Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đã kế thừa và tiếp thu những quan điểm về “thiên mệnh”,

về thuyết “tam tòng, tứ đức”, “phu sướng phụ tùy” Bên cạnh đó là những quan niệm

28

Trang 34

về đề cao người phụ nữ trong truyền thống văn hóa và tôn giáo bản địa bản địa Mặc

dù Nguyễn Dữ và Nguyễn Du chỉ là hai trong số rất nhiều nhà tư tưởng ở thế kỷ XVI —

đầu thế kỷ XIX, nhưng qua sự chuyên biến trong quan niệm của phụ nữ, ta cũng phầnnào thấy được sự biến đổi liên tục, phát triển không ngừng của dòng chảy tư tưởng

Việt Nam.

13 Vai nét về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Dữ và Nguyễn Du

` Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục

Theo sử sách ghi lại, Nguyễn Dữ là người xã Doan Lâm, huyện Gia Phúc, thuộc

Hồng Châu xưa nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương Nguyễn Dữ không rõ sinhvà mat năm nao Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học Cha Nguyễn

Dữ là Nguyễn Tường Phiêu - người đã đỗ tiến sĩ khoa Binh Thìn niên hiệu Hồng Đức

thứ 17 năm 1486, làm quan đến Thừa Tuyên sứ, hàm Thượng thu Từ những dữ liệutrên, có thé xác định Nguyễn Dữ sinh ra vào cuối thé ky XV và sống chủ yếu vào nửadau thế ky XVI Đây là giai đoạn xã hội Việt Nam có nhiều sóng gió và biến động Sauthời Lê Thánh Tông trị vì, triều đại phong kiến Việt Nam bắt đầu suy yếu, đặc biệt làsự xuống cấp về đạo đức của bộ máy vua quan triều đình.

Nguyễn Dữ là một trong những học trò xuất sắc của Trạng Trình Nguyễn BinhKhiêm Từ nhỏ, ông đã nồi tiếng thông minh, hiếu học và có tài văn chương kiệt xuất.

Sau khi đậu kì thi Hương, Nguyễn Dữ được bổ nhiệm làm quan tại huyện Thanh Thuỷ.Tại nhiệm được một năm, chán nản trước sự xuống cấp của bộ máy triều đình, ông xintừ chức về quê, phụng dưỡng mẹ già cho toàn đạo hiếu Các nhà nghiên cứu đều đưa rasuy đoán người mẹ đã gây ảnh hưởng rất nhiều đối với tư tưởng của Nguyễn Dữ.Chính vì lý do đó mà trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục, hình ảnh người phụ nữ hầunhư xuyên suốt và là tâm điểm trong 20 truyện Đồng thời, Nguyễn Dữ cũng đã giành

rat nhiêu suy tư, tinh cảm về sô phận, cuộc đời người phụ nữ.

29

Trang 35

Sau khi từ quan, Nguyễn Dữ sống xa lánh thế tục, ở ẩn tại vùng núi Thanh Hoá.Ông lựa chọn lối sống an nhiên, tự tại, hàng ngày làm bạn với thiên nhiên, núi rừng.Chính vì lẽ đó mà Nguyễn Dữ có thể tập trung vào thú vui văn chương, chữ nghĩa Và

Truyền kỳ mạn lục được Nguyễn Dữ sáng tác trong giai đoạn này Bộ truyện được viếtsau khi ông tiếp xúc với tac phâm Tién đăng tân thoại của tác giả Trung Hoa - Cù

Tông Cát (1347 — 1433).

Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm duy nhất còn được lưu truyền của Nguyễn Dữtính đến hôm nay Truyén kỳ mạn luc được nguyễn Dữ viết vào khoảng vào nửa đầuthé kỷ XVI (khoảng những năm 20 — 30) Thời điểm ra đời của Truyén kỳ mạn lục làvào lúc triều đại nhà Lê trên đà suy vi với các ông vua nổi tiếng hoang, dâm tàn bạonhư Uy Mục (1505 - 1509), Tương Dực (1509 - 1516) Trong một số truyện của

Truyền kỳ mạn lục đã in đậm dẫu ấn đau thương của thời đại đó Truyén kỳ mạn lục củaNguyễn Dữ gồm 20 truyện, chia làm 4 quyền, được viết theo thể loại truyền kỳ Khi

viết Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã dựa chủ yếu vào những câu chuyện đã lưutruyền trong dân gian, có nhiều trường hợp lấy từ truyền thuyết về các vị thần mà hiệnnay vẫn còn đền thờ như đền thờ Vũ Thị Thiết ở Hà Nam, Nhị Khanh ở Hưng Yên vàVăn Dĩ Thành ở làng Gối, Hà Nội Nguyễn Dữ viết Truyền kỳ mạn lục bằng văn xuôi

chữ Hán có xen những bài thơ, ca, từ, biền văn, cuối mỗi truyện đều có lời bình thể

hiện rõ chính kiến của tác giả, trừ truyện 19 Kim Hoa thi thoại ký là không có lời bình.

Hau hết các truyện trong Truyén kỳ mạn luc, đều được tác giả lay bối cảnh ở các thờiLý, Trần, Hồ, thuộc Minh, Lê sơ và trên địa bàn từ Nghệ An trở ra Bắc Những câuchuyện kỳ lạ trong dân gian được Nguyễn Dữ đưa vào trong Truyén kỳ mạn lục thực

chất là những câu chuyện mang tính chất phản ánh xã hội đương thời Thông qua tác

pham Truyén kỳ mạn luc, tac giả đã bộc 16 tâm tư, hoài bão và cả những nhận thức củamình về nhiều vấn đề trong xã hội đương thời với thái độ nghiêm khắc, khách quan.Đó là một xã hội mà giai cấp thống trị giả dối, tham lam, độc ác, tranh giành quyền lực,chém giết lẫn nhau Kết cục, tất cả những kẻ độc ác, xấu xa đều bị trừng phạt, phủ nhận,

30

Trang 36

hoặc bị lên án chê cười Đó là một xã hội mà người phụ nữ là nạn nhân đau khô nhât

của thiệt chê xã hội, cua quan niệm nho giáo, của hiện thực cuộc sông Ong không chi

việt vê người phụ nữ như một đôi tượng phản ánh đơn thuân mà còn thê hiện sự suy tư

sâu sắc đên sô phận, cuộc đời của họ.

s Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

Nguyễn Du (1776 — 1820), tên tự Tố Như, là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời

Lê Mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là “Đại thi

hào dân tộc” Cha là Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775), sinh ở làng Tiên Điền, huyện

Nghi Xuân, Hà Tĩnh, có biệt hiệu là Hồng Ngự cư sĩ đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến

chức Đại tư đồ (Tế tướng), tước Xuân Quận công Mẹ là bà Trần Thị Tần (1740 1778), con gái một người làm chức câu kế Bà Tần quê ở làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo,

-Kinh Bắc nay thuộc tinh Bắc Ninh Tổ tiên của Nguyễn Du có nguồn gốc từ làng Canh

Hoạch, huyện Thanh Oai, tran Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội), sau di cư vào Hà Tinh, cótruyền thống khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền trong thời Lê mạt Trước ông, sáubảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan Nguyễn Du sau cũng đi thi và làm quandưới triều nhà Nguyễn.

Do mồ côi cha mẹ sớm nên ông phải đến ở cùng người anh khác mẹ là NguyễnKhan Nguyễn Khan nổi tiếng phong lưu một thời, rất mê hát xướng, chính những điềuđó đã ảnh hưởng và dé lại dấu ấn trong sáng văn học của ông, và có thé do đó mà hìnhảnh người ca nhỉ, kĩ nữ luôn được phác họa đậm nét trong các tác phẩm của ông Sinh

thời, do biến cé gia đình cũng như sự biến đổi, rối loạn của triều đình mà Nguyễn Du

đã phải sống trong nhiều hoàn cảnh cũng như điều kiện địa lý khác nhau Và yếu tố đó

phần nào đã ảnh hưởng tới quan niệm của ông, việc trực tiếp tiếp xúc với đời sống củanhân dân và những biến cố trong cuộc đời đã đem lại cho Nguyễn Du những trảinghiệm quý báu và một tâm hồn vô cùng nhạy cảm, tinh tế Có lẽ chính những đauthương dồn dập xuất hiện trong cuộc đời Nguyễn Du đã khiến ông dễ dàng hòa nhập và

31

Trang 37

đồng cảm với những thân phận khổ đau của xã hội phong kiến lúc bấy giờ Đồng thời,nó cũng khiến cho những quan niệm thể hiện qua tho ca của ông dé chạm tới tâm kham

và nôi niêm của nhân dân hơn.

Khi nói cuộc đời và tư tưởng của Nguyễn Du, ta không thể không nhắc tới địadanh Kinh Bắc và Phố Hiến Đây chính là quê hương họ ngoại của Nguyễn Du và đồngthời cũng là những trung tâm kinh tế tiêu biểu, phát triển bậc nhất ở giai đoạn lúc baygiờ Như đã trình bày ở tiết 1.1, những địa danh này là nơi bắt đầu xuất hiện nhữngmầm mống của một phương thức sản xuất mới, mang dáng dấp của một xã hội thị dânvới môi trường kinh tế - văn hóa phi cô truyền Chính mảnh đất ấy là nơi hội tụ đủ yếu

tố đề gieo mam, nảy sinh những giá tri tinh than mdi, la Va đương nhiên những giá tri

mới, lạ ấy đã ảnh hưởng tới Nguyễn Du, làm xuất hiện những sắc thái tình cảm, tư

tưởng “phi cỗ truyền” Những khát khao về tình yêu đôi lứa đi trái với quan niệm đạođức của Nho gia, những chiêm nghiệm “hiện sinh” về số phận con người, những trăntrở về người phụ nữ tài hoa Chúng đã được Nguyễn Du giãi bày thông qua các tác

phâm, sáng tác của mình.

Truyện Kiểu là một trong những tác phẩm nỗi tiếng, tiêu biểu và xuất sắc nhấtkhông chỉ của Nguyễn Du mà còn của thi đàn Việt Nam vào thế ky XVIII Tác phẩmcó tên gốc là Doan trường tân thanh, được lay cốt truyện từ tác pham Kim Vân Kiéutruyện của Thanh Tâm Tài Nhân Nội dung tác phẩm xoay quanh cuộc đời của nhânvật Kiều, thông qua việc ké về những biến có cuộc đời của các nhân vật, Nguyễn Du đãmô tả bối cảnh xã hội với những thăng trầm của lịch sử Đồng thời, tác giả cũng thể

hiện quan điểm những quan niệm, tư tưởng của những về các lĩnh vực chính trị, xã hội,

đạo đức và văn hóa Trong số đó, quan niệm về người phụ nữ là một trong những quan

niệm mang tính tiêu biêu và trung tâm ở giai đoạn này.

TIỂU KÉT CHƯƠNG 1

32

Trang 38

Nhìn một cách tổng quát, giai đoạn lịch sử của dân tộc Việt Nam từ thế kỷ XVIđến đầu thế kỷ XIX đã diễn ra nhiều bước chuyên mang ý nghĩa to lớn Đây là thời kìsụp đồ, tan rã toàn diện của kỷ cương, của lễ giáo phong kiến, của bộ máy quan liêu vànói chung là của toàn bộ cơ cấu xã hội Đồng thời, đây cũng là thời kỳ bão táp của cácphong trào nông dân khởi nghĩa Phong trào đấu tranh ram rộ của quan chúng liên tiếpnổ ra làm bùng dậy nhiều khát vọng, làm quật cường thêm tinh than dân tộc, tinh thandau tranh chống áp bức, bóc lột, bảo vệ quyền sống của con người, cô vũ cho sự vươndậy của tài năng, của trí tuệ Chính tiền đề đó đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của cáctrí thức gia với hàng loạt các tác phẩm mang ý nghĩa thời đại, nổi lên là những van đềvề con người, trong đó quan niệm người phụ nữ có thể coi là một đối tượng tiêu biểu,đặc biệt ở các tác phẩm văn học ở thời kỳ này Bởi lẽ, nếu ở giai đoạn trước, do ảnhhưởng bởi Nho giáo, người phụ nữ là hạng người không đáng được bàn, nhắc tới thì ởgiai đoạn này những tác phẩm về người phụ nữ lại được coi là một chủ dé sáng tác mớicủa chính bộ phận trí thức — những người được nuôi dưỡng bởi hệ thống Nho học Bêncạnh việc gia tăng số lượng tác phẩm thì những quan niệm sâu sắc, đa chiều và mangtính đột phá thời đại về người phụ nữ cảng là điểm đáng dé ta nghiên cứu.

Sự ảnh hưởng của Nho giáo nói chung, của thuyết tư tưởng tam tòng, tứ đức nói

riêng đối với người phụ nữ đã ảnh hưởng tới văn hóa và quan niệm của dân tộc Việt.Song tính chất khắt khe, tiêu cực của nó trong việc địa vị của người phụ nữ đã giảm đirất nhiều tại xã hội Việt Nam Đầu tiên, nó đã được mềm hóa trong quá trình Phật, Đạo

giáo gần như cùng lúc với Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam Thứ hai, do trong

văn hóa bản địa cũng như tín ngưỡng dân gian của người Việt, người phụ nữ có một

vai trò đặc biệt và vị thé cao, nó vẫn kế thừa và bảo lưu ké cả khi những yếu tố ngoạilai xuất hiện Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt chính là minh chứng xác đáng đểchứng minh cho việc người Việt Nam rất coi trọng người phụ nữ dù họ ở cương vị nào.Thứ ba, cùng với sự phát triển của ngoại thương mà việc tiếp xúc văn hóa với PhươngTây đã thổi vào xã hội Việt Nam đương thời những yếu tô mới và lạ Dù chưa thé tác

33

Trang 39

động mạnh mẽ đến mức thay đổi diện mạo đời sống văn hóa tinh thần của người Việtsong nó cũng đã ít nhiều để lại dấu ấn trong tư tưởng của các nhà tư tưởng lớn, trong

đó của Nguyễn Dữ và Nguyễn Du.

34

Trang 40

CHƯƠNG 2 NHUNG NOI DUNG CƠ BAN QUAN NIEM CUA NGUYEN DU’

VA NGUYEN DU VE NGƯỜI PHU NU

2.1 Quan niệm về cuộc đời, số phận và địa vi của người phụ nữ“ Về nguồn gốc con người

Van đề về con người là lĩnh vực mà các nhà Nho trong xã hội phong kiến ViệtNam hết sức quan tâm Về nguồn gốc hình thành nên người phụ nữ, Nguyễn Dữ vàNguyễn Du đều không trình bày quan niệm riêng mà đề cập đến nó trong quan niệmchung về nguồn gốc sinh thành của loài người Chiu ảnh hưởng từ quan niệm Nho gia,theo họ sự sinh thành, biến đổi của con người và xã hội loài người cũng không nămngoài sự biến hóa của trời, đất Cũng như quan niệm của nhiều nhà Nho khác, theo Dữvà Nguyễn Du, con người được sinh ra do sự giao hòa của trời và đất, sự xuất hiện củacon người được xem như là sự kết tỉnh tại một vị trí trung gian giữa trời và đất Trờiđất là nguồn gốc sinh ra mọi sự sống trên thế gian, trong đó có cả con người Nhưngdia vi của con người không phải tương đồng với các loài vật khác và địa vị đó lại vôcùng đặc biệt và quan trọng Bởi con người là “giống khôn thiêng”, được trời ưu ái phú

cho suy nghĩ và tình cảm.

Ở phần Lời bình của Truyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang, Nguyễn Dữ có viết:“Than ôi! Trời đất sinh ra mọi loài mà riêng hậu đối với loài người, cho nên con ngườita là giống khôn thiêng hơn muôn vật Tuy phượng hoàng là giống chim thiêng, kỳ lânlà giống thú nhân, cũng chỉ là loài vat mà thôi”[10, tr.162] So với các loài khác, kế cảphượng hoàng hay kì lân, dù là giống vật thiêng nhưng vẫn xếp Ở VỊ tri sau con ngườibởi theo Nguyễn Dữ là do trời phú cho con người trí khôn để biết phân biệt phải tráiđúng sai Còn các loài vật khác dù hiếm như kì lân, phượng hoàng thì cũng “chỉ là loàivật mà thôi”[10, tr.192] Hơn thế nữa, trong Truyện kỳ ngộ ở trại Tây, nàng Nhu

Nương và Hông Nương vôn là hai loài cây, sau khi tu luyện thì mới có dáng vẻ của con

35

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:08

Xem thêm:

w