1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của người phụ nữ trong công nghiệp hoá nông thôn (Nghiên cứu khu vực đồng bằng sông Hồng)

224 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Người Phụ Nữ Trong Công Nghiệp Hoá Nông Thôn (Nghiên Cứu Khu Vực Đồng Bằng Sông Hồng)
Tác giả Hoàng Bá Thịnh
Người hướng dẫn Giáo Sư Vũ Khiều, Giáo Sư, Tiến Sĩ Phạm Tất Dong
Trường học Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2001
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 224
Dung lượng 81,29 MB

Nội dung

Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về phụ nữ hoặc nghiên cứu giới đều tập trung nhiều vào các vấn đề như vai trò và địa vị của phụ nữ trong giađình, sự phân công lao động theo giớ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG BÁ THỊNH

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG

CÔNG NGHIỆP HOÁ NÔNG THÔN

(Nghiên cứu khu vực đồng bằng sông Hồng)

ie By): we, uoi huéng dan khoa học: ' = 1 Giáo sư Vũ Khiêu

2 Giáo sư, tiến sĩ Phạm Tất Dong

Hà Nội - 2001

Trang 2

2 TINH HÌNH NGHIÊN CUU ĐỀ TÀI 3

2.1 Những vấn đề chung liên quan đến công nghiệp hoá 3 2.2 Những nghiên cứu về phụ nữ trong công nghiệp hoá 5

3 MỤC DICH VA NHIỆM VU VA PHAM VI NGHIÊN CUU CUA LUẬN 15

AN

3.1 Mục đích nghiên cứu 15

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 16 3.3 Pham vi nghiên cứu 16 3.4 Địa ban nghiên cứu |7

3.5 Mẫu nghiên cứu 17

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU 18

4.1 Đối tượng nghiên cứu: 18

4.2 Vấn dé nghiên cứu 18

4.3 Cơ sở lý luận va phương pháp nghiên cứu: 20

5 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CÚU VÀ SƠ ĐỒ KHUNG LÝ THUYẾT 22

5.1 Giả thuyết nghiên cứu 22

5.2 Sơ đồ khung lý thuyết 23

6 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHỦ YẾU 24

6.1 Vai trò xã hội - công nghiệp hoá và công nghiệp hoá nông thôn 24

6.2 Quan điểm của Đảng về công nghiệp hoá nông thôn 39

7 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MAT KHOA HỌC CUA LUẬN ÁN 43

8 Ý NGHĨA KHOA HỌC VA THUC TIEN 43

8.1 Ý nghĩa khoa học 43

8.2 Ý nghĩa thực tiễn 44

Trang 3

CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN VÀ VAI.TRÒ CỦA PHỤ NỮ

TRONG PHÁT TRIỂN

1.1 VỀ LÝ THUYẾT PHÁT TRIEN

1.1.1 Về khái niệm

1.1.2 Động lực của sự phát triển xã hội theo quan điểm xã hội học:

1.1.3 Vai trò của phụ nữ trong phát triển: Lý luận và thực tiễn nghiên cứu

1.2 SƠ LƯỢC VE VAI TRO CUA PHU NU VIỆT NAM TRONG PHAT

1.3.1 Về vai trò của phụ nữ trong đấu tranh cách mạng

1.3.2 Về vai trò của phụ nữ trong xây dựng đất nước

1.3.3 Bình đằng giới: Một luận điểm quan trọng của Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 2 CÔNG NGHIỆP HOÁ NÔNG THÔN VÀ VAI TRÒ CỦA

NGƯỜI PHỤ NỮ |

2.1 VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.2 PHỤ NỮ: NGUỒN NHÂN LỰC QUAN TRỌNG TRONG SẢN XUẤT

Ở NÔNG THÔN

2.2.1 Phụ nữ chiếm số đông trong lực lượng lao động

2.2.2 Phụ nữ đảm nhận hầu hết các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp

2.2.3 Phụ nữ ngày càng có trình độ học vấn cao hơn

2.3 PHU NU VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NGHE TRONG

CÔNG NGHIỆP HOÁ NÔNG THÔN

2.3.1 Vai trò của phụ nữ trong vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

45 45 47 32

78

83 86

>

oF

99

Trang 4

2.3.2 Phụ nữ và khả năng phát triển ngành nghề ở nông thôn

2.3.3 Phụ nữ với các doanh nghiệp vừa, nhỏ và rất nhỏ

2.4 PHỤ NỮ VỚI ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP

HOÁ NÔNG THÔN

2.4.1 Vai trò của phụ nữ trong giáo dục

2.4.2 Phụ nữ với vai trò chăm sóc các thành viên trong gia đình

2.5 PHỤ NỮ VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

2.5.1 Phụ nữ và vai trò quản lý nông thôn hiện nay

2.5.2 Phụ nữ và văn hoá trong công nghiệp hoá nông thôn

2.5.3 Phụ nữ với dân số và phát triển

CHƯƠNG 3 NHỮNG VAN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VAI TRÒ CUA

PHỤ NỮ TRONG CÔNG NGHIỆP HOÁ NÔNG THÔN

3.1 CHƯA ĐƯỢC ĐÀO TẠO TỐT VỀ CHUYÊN MÔN, KỸ THUẬT

3.2 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHOẺ PHỤ NỮ

3.2.1 Về sức khoẻ thể chất

3.2.2 Sức khoẻ tinh thần

3.3 PHU NU VỚI GÁNH NANG CÔNG VIỆC GIA DINH |

3.4 CÔNG BẰNG XÃ HỘI CHO SỰ PHÁT TRIỀN PHỤ NỮ.

KẾT LUẬN

KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

DANH LỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

104

114 120

121 129 134 134 143 148

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt nam, phần

đánh giá tổng quát chặng đường sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn

diện (1986-1996) và 5 năm thực hiện Nghị quyết đại hội VII (1991-1995), sau

khi nêu lên thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới, Đảng ta nhận định rằng:

“Nhiệm vụ dé ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiên dé

cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới

đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ” [46, tr 68]

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trước hết phải tập trung vào nông nghiệp, nông thôn, là khu vực có ý nghĩa quan trọng bậc nhất, bảo đảm sự phát

triển ổn định tại nơi có 76,5% dân cư sinh sống và lao động trong khu vực nông

nghiệp hiện chiếm hơn 60% lao động toàn xã hội, cũng là nơi đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và là một thị trường rộng lớn của công nghiệp hoá.

Vì vậy Đảng ta đã nhấn mạnh một trong các nội dung cơ bản của công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, trong đó

nội dung được xác định của thập kỷ 90 cụ thể là “Đặc biệt coi trọng công nghiệp

hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư

nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, phát triển công nghiệp

sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu” [46, tr 86]

Từ đó, Đảng ta xác định nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp

và nông thôn là:

- Phat triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng tập trung

chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá

nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, bảo đảm an toàn về lương thực trong xã

Trang 6

hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong,

ngoài nước.

- Thuc hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, sinh hoc hoá

- Phat triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản với công nghệ ngày càng

cao, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị

- Phat triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao

gồm tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuấtkhẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông

nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

- _ Xây dựng kết cấu ha tang kinh tế va xã hội từng bước hình thành nông thôn

mới văn minh, hiện đại [46, tr 87]

Để làm được điều đó, việc phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao mức

sống, chất lượng sống cho mọi tầng lớp dân cư, thay đổi bộ mặt đất nước là một

trong những ưu tiên của Đảng và Nhà nước ta trong kế hoạch 1996-2000 Mục

tiêu của kế hoạch 5 năm này nhằm đạt đến:

“Trong vòng 5 năm tới, chúng ta tập trung sức cho mục tiêu phát triển, đạt tốc

độ tăng GDP bình quân hàng năm 9-10%; đến năm 2000 GDP bình quân đầu

người gấp đôi năm 1990 Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân

14-15%/năm; nông nghiệp 4,5-5%; dịch vụ 12-13% và trong chỉ đạo thực hiện phải tranh thủ mọi khả nang mới, phấn đấu dat cao hơn” [46, tr 34]

Vì vậy, một trong những yếu tố quyết định thắng lợi kế hoạch 5 năm đã đề ra trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chính là nguồn nhân lực

nói chung và nguồn nhân lực nông thôn nói riêng Do vậy cũng có thể nói rằng

để đạt được thắng lợi trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì

không thể thiếu sự đóng góp quan trọng của một nền nông nghiệp phát triển Và,

vì thế lực lượng lao động nữ ở nông thôn có một vai trò hết sức quan trọng

-chính là những người góp phần không nhỏ làm nên thắng lợi này.

Trang 7

Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về phụ nữ hoặc nghiên cứu giới đều tập trung nhiều vào các vấn đề như vai trò và địa vị của phụ nữ trong gia

đình, sự phân công lao động theo giới, vấn đề bình đẳng - công bằng giới, những

khó khăn mà phụ nữ đương diện trong phát triển, nhưng vấn đề phụ nữ nông

thôn trong công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn thì còn chưa được quan tâm

nghiên cứu.

Xuất phát từ nhữnè quan điểm nêu trên chúng tôi chọn “Vai frò của người

phụ nữ trong công nghiệp hoá nông thôn” làm đề tài nghiên cứu.

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.1 Những vấn đề chung liên quan đến công nghiệp hoá

Những năm gần đây, vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã thu hút

nhiều người quan tâm nghiên cứu Một số cuốn sách về lĩnh vực này đã được

công bố như: Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Đỗ Mười, 1997); Công

nghiệp hoá, hiện đại hoá: phát huy lợi thế so sánh: Kinh nghiệm của các nền kinh

tế đang phát triển ở châu Á (Đỗ Đức Định, 1999); Một số vấn đề chiến lược công

nghiệp hoá và lý thuyết phát triển (Đỗ Đức Định, 1999); Chiến lược công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước và cách mạng công nghệ (Bộ Khoa học công nghệ và

Môi trường, 1996); Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam đến năm 2000 (Võ

Đại Lược, 1996); Những xu hướng phát triển của thế giới và sự lựa chọn mô hình

công nghiệp hoá của nước ta (Võ Đại Lược, 1999); Quan hệ giữa phát triển khoa

học và công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội trong công nghiệp hoá và hiện

đại hoá ở Việt Nam (Danh Sơn, 1999); Khoa học xã hội và Nhân văn với sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Phạm Xuân Hằng, 2000).

Bên cạnh đó, có nhiều công trình nghiên cứu về công nghiệp hoá, hiện đại

hoá nông nghiệp, nông thôn đã được công bố như: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

nông nghiệp, nông thôn một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Hồng Vinh, 1998);

Trang 8

Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn các nước châu Á và Việt Nam (Nguyễn

Điền, 1997); Vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta (Viện nghiên

cứu chiến lược và chính sách khoa học công nghệ, 1997); Nông nghiệp, nông

thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trung tâm tư vấn đầu tư hỗ

trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn - VACVINA, 1997); Phát triển nông thôn

trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam (Nguyễn Văn Bích

-Chu Tiến Quang, 1999); Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi mới (BùiHuy Đáp - Nguyễn Điền, 1996); Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI

(Bùi Huy Đáp - Nguyễn Điền, 1998); Tâm lý nông dân đồng bằng Bắc bộ trong

quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay (Lê

Hữu Xanh, 1999); Phát triển nông thôn (Phạm Xuân Nam, 1997) Về đề tài khoahọc, cần kể đến chương trình khoa học cấp Nhà nước KX 08 “Phát triển toàn

diện kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam” do Chu Hữu Quý làm chủ nhiệm.

Một mang đề tài nữa cũng được quan tâm nhiều, đó là vấn dé con người và

nguồn nhân lực Ở lĩnh vực này, nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố.

Trước hết, cần kể đến chương trình khoa học - công nghệ cấp Nhà nước mã số

KX.07 “Con người - Mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” do

Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm (1991-1995), từ chương trình khoa học - công

nghệ này nhiều cuốn sách đã được xuất bản như: Vấn dé con người trong công

cuộc đổi mới (Phạm Minh Hạc, 1994); Phát triển giáo dục phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (Phạm Minh Hạc,1996); Bồi dưỡng và đào tạo

lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện đổi mới (Nguyễn Minh Đường, 1996) Liên quan đến vấn đề này còn có một số đề tài cấp Bộ như: Xây dựng cơ sở lý luận

cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ (Nguyễn Anh Thu,

1927); Lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu xây dựng chiến

lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước đến năm 2020 (Trần Thị Tuyết Mai, 1998)

Trang 9

Ngoài ra, nhiều tác giả đã đề cập đến vai trò nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở những góc độ khác nhau như: Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta (Tran Van Tùng - Lê Ái Lâm, 1996);Giáo dục nhân cách đào tạo nhân lực (Phạm Minh Hạc,

1997); Thanh niên, học sinh, sinh viên với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước (Nguyễn Phương Hồng, 1997); Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông

thôn để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nước ta (Nguyên

Văn Trung, 1998) và Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Mai Quốc Khánh, 1999); và còn một số bài viết liên quan đến các vấn đề nêu trên đã đăng ở các tạp chí chuyên ngành, chúngtôi không thể nêu hết được ở đây.

Nhìn chung, đó là những công trình nghiên cứu hết sức nghiêm túc và có

giá trị khoa học cao Những công trình nghiên cứu kể trên vừa phong phú về lý

luận, vừa gần thực tiễn, song những nghiên cứu này hoặc là đề cập đến tầm vĩ mô

của từng lĩnh vực nghiên cứu hoặc là khái quát thực tiễn kinh nghiệm trong nước

và quốc tế Ngay cả mảng đề tài về vai trò của nguồn lực con người trong qúa

trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các tác giả cũng đề cập ở tầm quốc

gia về chiến lược phát triển nguồn nhân lực có tính đến đặc điểm văn hoá-xã

hội-kinh tế từng vùng, miền Trong khi đó vấn đề nguồn nhân lực nữ nông thôn trong

quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn lại chưa được

bàn đến.

2.2 Những nghiên cứu về phụ nữ trong công nghiệp hoá

Nhiều người cho rằng trên bình diện xã hội học, khó có thể tìm thấy những

nghiên cứu một cách có hệ thống về vai trò của phụ nữ trong công nghiệp hoá

nông nghiệp, nông thôn Có thể lý giải điều này từ hai góc độ chính:

— Khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở Anh (thế kỷ XIX) và lan ra ở một

số nước chau Au thì lúc đó ngành xã hội học mới hình thành nó quan tâm

Trang 10

nhiều đến một số lĩnh vực khác của đời sống xã hội như: sự phân tầng xã hội,

tệ nạn xã hội, vấn đề lao động - việc làm, thất nghiệp hơn là chú ý đến xem

xét vấn đề phụ nữ trong quá trình cách mạng công nghiệp và công nghiệp hoá

như thế nào Hơn nữa, có một thực tế rằng: “những giải thích nhằm hiểu được

những vị trí của phụ nữ trong xã hội có sự hạn chế do sự thành kiến thường

xuyên được tạo nên trong các học thuyết Hầu hết các nhà xã hội học là nam

giới và họ chấp nhận một quan điểm bảo thủ về vai trò của phụ nữ” [184 tr.

8] và “nghiên cứu phụ nữ là lĩnh vực tương đối mới, được xác lập vào cuối

những năm 60 và đầu những năm 70 để điều chỉnh lại sự thiếu quan tâm về

phụ nữ trong hầu hết các lĩnh vực hàn lâm” [177, tr 3] A Giddens, khi trình

bày lý thuyết xã hội học, đã kể ra một số tình thế lưỡng nan, một trong nhữngvấn đề đó là vấn đề giới trong phân tích xã hội học, trong lịch sử nghiên cứu

của khoa học này thiếu vắng hình ảnh phụ nữ: “Tất cả các hình ảnh chủ yếu

trong sự phát triển lý thuyết xã hội học của quá khứ đều là nam giới, và trong

những bài viết của họ nam giới thực sự không chú ý đến thực tế rằng con

người được giới hoá Trong các tác phẩm của họ, các cá nhân con người xuất

hiện như là “giống trung” - họ là các tác nhân trừu tượng, hơn là sự khác biệt

giữa giới nam và giới nữ” [182, tr 568]

Xã hội học về giới với tư cách là một chuyên ngành của xã hội học, cùng với

nghiên cứu giới được hình thành và phát triển ở những năm 1970, khi đó là

thời kỳ chuyển hướng từ quan điểm “nghiên cứu phụ nữ” sang “nghiên cứu

giới” trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, có nhiều vấn đề đặt ra thu hút

các nhà khoa học quan tâm đến vấn đề giới nói chung và xã hội học về giới

nói riêng, mà vấn đề công nghiệp hoá chỉ là một trong những lĩnh vực quan

tâm của giới khoa học Mặt khác, xem xét vai trò của phụ nữ trong công

nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn lại chỉ là một phần của vấn đề công

nghiệp hoá mà thôi.

Trang 11

Vì thế, chúng ta có thể hiểu được vì sao chưa thể có những nghiên cứu một

cách hệ thống về chủ đề này Có thể nói các nghiên cứu về vai trò của phụ nữ

thường cho thấy sự thiếu công bằng đối với nữ giới Nhìn chung, khi nói đến vai

trò của phụ nữ trong quá trình phát triển, người ta thường nhắc đến cuốn sách

“Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế” của Ester Boserup (1970) theo nhà

khoa học nữ này thì cho đến những năm 1970, những nghiên cứu chỉ ra rằng mặc

dù phụ nữ thường là những người có đóng góp chính vào năng suất chủ yếu của

cộng đồng, nhất là trong nông nghiệp, nhưng những đóng góp của họ không được

tính đến trong thống kê quốc dân cũng như trong kế hoạch hoá và thực hiện các

dự án phát triển Cuốn sách của E Boserup đã được coi là lần đầu tiên đặt lại vấn

đề trong cách đánh giá về vai trò của phụ nữ, qua cuốn sách của mình, bà đã

chứng minh vai trò kinh tế của phụ nữ thông qua nghiên cứu phụ nữ nông dân

vùng Tây Sahara, châu Phi Điều này trước những năm đầu của thập kỷ 70, các

nhà tạo lập chính sách và trong giới nghiên cứu kể cả những nhà khoa học nữ đã

không thấy hết và do vậy không công nhận một cách đúng đắn vai trò kinh tế rất

quan trọng của phụ nữ.

Một tác giả nữ khác cho rằng “tác động ngược lại của phát triển đối với phụ

nữ” là: “sai sót trong việc bỏ qua hay không công nhận và sử dụng vai trò sảnxuất của phụ nữ” [100, tr 121] Ở Việt Nam công trình nghiên cứu về phụ nữ đầu

tiên xuất bản được phát hành rộng rãi và dịch ra nhiều thứ tiếng là cuốn “Phụ nữ

Việt Nam qua các thời đại” của Lê Thị Nhâm Tuyết (1973, 1975) Nhìn từ góc

độ nhân học xã hội, tác giả đã phân tích trong cuốn sách những nét cơ bản về các truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội Đặc biệt

về vai trò truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong sản xuất nông nghiệp Cuốn

sách đã trình bày nhiều tư liệu dân tộc học - lịch sử có giá trị khoa học, gay tiếng

vang trong giới nghiên cứu Một phần tư thế kỷ sau, tác giả cuốn sách “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại” lại cho xuất bản cuốn “Hình ảnh Phụ nữ Việt Nam

trước thêm thế kỷ XXI” [156] Như lời giới thiệu cuốn sách của GS Vũ Khiêu:

Trang 12

Cuốn sách này đã thu thập những ý kiến khác nhau xung quanh những vấn đề lớn

của người phụ nữ Việt Nam và đặc biệt là giới thiệu các kết quả thu được qua các

cuộc điều tra khoa học Cuốn sách tập trung vào những đặc trưng của người phụ

nữ Việt Nam trong lịch sử, trong lao động nghề nghiệp, trong gia đình, trong

quản lý xã hội.

Khoảng mươi năm trở lại đây nhất là từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII

-có nhiều cuốn sách xuất bản với nội dung đề cập đến vấn đề công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước, hoặc bàn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,

nông thôn Nhưng trong những tác phẩm đó thiếu vắng hình ảnh người phụ nữ.

Dưới đây là một số bài trên các tạp chí nghiên cứu đề cập đến địa vị, vai trò của

phụ nữ trong thời kỳ đất nước đổi mới Để tiện theo dõi, chúng tôi chia theo một

số chủ đề như sau:

l Phụ nữ và phân công lao động theo giới

Trong bài “Phân công lao động theo giới trong gia đình nông dân” đề cập đến

những biểu hiện mới của phân công lao động theo giới ở gia đình nông dân trong

quá trình chuyển đổi của nền kinh tế Tác giả nhận xét rằng: ở cả hai khu vực

đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long “đang diễn ra một quá trình sắp xếp lại lao động của các hộ gia đình ở nông thôn nhằm đáp ứng những đòi

hỏi mới của sản xuất” [168].

Qua khảo sát tại 2 xã Cẩm Vũ (miền Bắc) và Mỹ Luông (miền Nam), tác giả

cho thấy điểm giống nhau trong phân công lao động theo giới trong các gia đình

nông dân ở Bắc bộ và Nam bộ là: đàn ông hướng vào khu vực sản xuất để trao

đổi, còn phụ nữ hoạt động chủ yếu ở khu vực sản xuất để tiêu dùng và việc nhà.

Điểm đáng lưu ý: bối cảnh kinh tế - xã hội ở hai vùng có sự khác biệt, theo kết

quả nghiên cứu cho thấy “nông thôn miền Nam vận động mạnh hơn theo xu

hướng công nghiệp hoá và sản xuất hàng hoá” [168] Điều này cho chúng ta đi đến nhận xét: Sự phân công lao động theo giới chưa tương đồng với sự phát triển

Trang 13

kinh tế - xã hội Nói cách khác, mô hình phân công lao động theo giới truyền

thống vẫn được duy trì và chưa biến đổi nhiều.

Cũng theo chủ đề này, trong bài viết “Phân công lao động trong kinh tế hộ gia

đình nông thôn - vấn đề giới trong cơ chế thị trường”, tác giả đi từ giả thuyết

nghiên cứu là: sự thay đổi phân công lao động nói chung và ở cấp cộng đồng nói

riêng đã dẫn đến sự thay đối trong mô hình phân công lao động sản xuất trong

gia đình nông thôn So với mô hình phân công lao động truyền thống, sự thay đổi

đó chỉ xảy ra với người chồng [70]

Nghiên cứu của tác giả cho thấy phụ nữ có vai trò quan trọng trong sản xuất

nông nghiệp, bởi vì “phụ nữ hầu như tham gia chủ yếu trong mọi công việc” ngay cả “trong điều kiện cơ giới hoá hiện nay áp dụng trong nông nghiệp, lao động nữ góp vào sản xuất lúa nhiều hơn nam giới [70] Tác giả đã chỉ ra hai khía

cạnh của bất bình đẳng giới hiện nay của phân công lao động: 1) phương diện

đánh giá vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao thu nhập hộ gia đình ở nông thôn

và 2) khả năng cơ động đi lên trong các nhóm xã hội và nghề nghiệp Từ đó đi

đến kết luận “'sự đa dạng hoá nghề nghiệp và phân công lao động mới trên cơ sở

áp dụng tiến bộ kỹ thuật phù hợp là con đường chủ yếu nhằm nâng cao địa vị phụ

nữ” [70]

Trong bài “Phân công lao động nội trợ trong gia đình” [71] tác giả xuất phát từ

khung lý thuyết về cách giải thích liên quan đến xã hội hoá vai trò giới Một mặt,phụ nữ thích các công việc nội trợ Mặt khác, phụ nữ có thể chịu những sức ép xã

hội - từ người chồng của họ và những người khác, để làm những công việc này

Nghiên cứu này cho thấy sắc thái mới trong phân công lao động nội trợ ở gia

đình nông thôn “với những hộ gia đình cả hai vợ chồng đều làm nông nghiệp,

người chồng làm việc ở gần nhà thì khả năng chia sẻ công việc nội trợ với vợ sẽ

tăng lên” [71].

Trang 14

Bên cạnh những nghiên cứu về phụ nữ nông thôn ở khu vực đồng bảng, hai năm gần đây có một số nghiên cứu về vai trò giới trong ngư dân ở khu vực miền

Trung Trong bài “Phân công lao động theo giới trong gia đình ngư dân đánh bắt

hải sản” tác giả nhấn mạnh sự biến đổi vai trò trong sự phân công lao động theo giới: “trong các loại gia đình khác (kể cả gia đình nông dân sản xuất nông nghiệp) trong giai đoạn chuyển đổi nén kinh tế, người ta có thể dé dang nhận

thấy sự chuyển đổi hay đảo lộn vai trò giữa phụ nữ và nam giới trong phân công

lao động gia đình [169] Ở cả hai bài viết, tác giả có chung một nhận xét đáng

chú ý: Sự phân công lao động theo giới hiện nay “ở một mức độ nào đó đã làm

giảm vị trí của phụ nữ trong xã hội và phải chăng là dấu hiệu thụt lùi và thiệt thòi

của phụ nữ so với nam giới”

Cũng nghiên cứu về ngư dân ven biển miền Trung trong bài “vấn đề giới trong

kinh tế hộ: tìm hiểu phân công lao động nam nữ trong gia đình ngư dân ven biển

miền Trung” Khi dé cập đến vai trò giới lại có nhận xét đề cao vai trò nữ giới:

“Ngày nay rất ít nữ đi biển nhưng vai trò của họ tăng lên trong các lĩnh vực hoạt

động xã hội và các sinh hoạt của cộng đồng, dòng họ vì họ phải gánh vác trách

nhiệm và công việc của đàn ông mỗi khi nam giới đi biển xa nhà” Vai trò phụ

nữ rất quan trọng đối với hộ ngư dân “trong nhiều trường hợp, hộ ngư dân nào có

người phụ nữ biết chi tiêu, mua bán, làm dịch vụ và điều hoa các quan hệ gia

đình thì kinh tế của hộ gia đình đó mới thực sự ổn định và phát triển” [81]

Cuốn sách “Vai trò nam chủ hộ ngư dân ven biển trong bước chuyển đổi sang

nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” [121] là một công trình nghiên cứu

nam giới Với mục đích nhằm nhận diện vai trò của nam chủ hộ ngư dân với

những đặc điểm, loại hình, tính chất của vai trò người nam chủ hộ trong việc

đánh bắt hải sản, tổ chức lao động và cuộc sống trong gia đình, cộng đồng, chỉ ra

những yếu tố hình thành và tác động đến vai trò người nam chủ hộ ngư dân Về thực chất, nghiên cứu nam giới (Men’s studies) cũng chính là nghiên cứu về giới,

Trang 15

trong cuốn sách nói trên, điều này được thể hiện rõ nhất ở các chương chính của

cuốn sách (3, 4 và 5).

Từ một số nghiên cứu gần đây nhất về phân công lao động theo giới được giới

thiệu ở trên, có thể nhận thấy vai trò giới biến đối trong điều kiện phát triển kinh

tế - xã hội hiện nay vừa tác động tích cực vừa tiêu cực đến phụ nữ Và các tác gia

đều gặp nhau ở điểm chung: Sự da dang hoá nghề nghiệp va phân công lao động

mới trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp là con đường chủ yếu

nhằm nâng cao địa vị phụ nữ Như thế, các nghiên cứu trên đã đề cập đến một số

biểu hiện của công nghiệp hoá nông nghiệp ở nông thôn hiện nay song chưa đề

cập đến vai trò của phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hoá nông thôn

* Phụ nữ với phát triển ngành, nghề.

Bài viết “Tìm hiểu cơ cấu kinh tế và khả năng phát triển ngành nghề của phụ nữ nông thôn” nói về mối liên hệ giữa cơ cấu kinh tế và khả năng phát triển ngành

nghề của phụ nữ nông thôn Qua nghiên cứu ở Hà Tây và Hải Dương, tác giả đã

cho thấy vai trò to lớn của phụ nữ trong phân công lao động, chuyển dịch cơ cấu

lao động - nghề nghiệp ở khu vực nông thôn Nghiên cứu ở xã Cẩm Vũ (Cẩm

Bình - Hải Dương) tác giả đi đến kết luận “Việc quyết định phương hướng sản

xuất ngành nghề lại do người phụ nữ quyết định là chính” [82]

“Vấn đề ngành, nghề của phụ nữ nông thôn với quá trình công nghiệp hoá, hiện

đại hoá nông nghiệp, nông thôn” [127] Bài viết đề cập đến tiềm năng phát triển

các ngành, nghề của phụ nữ nông thôn và những khó khăn trở ngại của phụ nữ

trong sản xuất, kinh doanh và sự hỗ trợ của nhà nước, cộng đồng Ở bài viết này,

tác giả tập trung xem xét khó khăn và thuận lợi của phụ nữ nông thôn khi phát

triển các ngành nghề phi nông nghiệp Đây là một bài viết được phát triển từ một

công trình nghiên cứu trước đó của tác giả và những đồng nghiệp, cuốn “Phụ nữ

Việt Nam với việc phát triển doanh nghiệp nhỏ” [126] Điểm khác biệt là, nếu

như trong cuốn sách viết trước đó nội dung chính tác giả tập trung xem xét phụ

Trang 16

nữ và doanh nghiệp và tiềm lực phát triển các doanh nghiệp nhỏ của phụ nữ, từ

đó đưa ra các kiến nghị hỗ trợ cân thiết để giúp đỡ phụ nữ thành lập và phát triển

các doanh nghiệp nhỏ; thì trong bài viết này tác giả chỉ tập trung vào phụ nữ

nông thôn Nhìn chung, đây là một nghiên cứu khá tốt về phụ nữ với phát triển

doanh nghiệp vừa, nhỏ và rất nhỏ ở nước ta hiện nay Tuy nhiên, nghiên cứu này

nhằm ở tầm vĩ mô, và đề cập đến phụ nữ Việt Nam nói chung, mà không chỉ ra

đặc điểm của khu vực, vùng, lãnh thổ với những khó khăn, thuận lợi của phụ nữ

trong phát triển doanh nghiệp.

Cũng tìm hiểu về lĩnh vực phi nông nghiệp có bài “Người buôn bán nhỏ ở vùng trung du Bắc bộ” Có lẽ đây là một trong những nghiên cứu xã hội học đầu tiên

về lĩnh vực thương nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Xuất phát từ luận điểm cho rằng “thực chất của phát triển nông thôn hiện nay

nằm ở việc “du nhập” các quan hệ hàng hoá tiền tệ vào nông thôn” [39], tác giả

tập trung vào phân tích quan hệ giữa hai loại hộ: hộ thuần tuý thương nghiệp và

hộ kết hợp với nông nghiệp trong kinh doanh Nghiên cứu này cho thấy sự kết

hợp khá quan trọng giữa thương nghiệp và nông nghiệp ở các hộ kinh doanh.

Đáng lưu ý là, khía cạnh giới được xem xét với những phát hiện gây ấn tượng về vai trò của người phụ nữ tiểu thương, rằng “nam giới thì kinh doanh ít hơn, nhưng

họ kinh doanh các mặt hàng đắt tiền và thường đòi hỏi có nghề”, nhưng trong

buôn bán nhỏ 2/3 là phụ nữ, vì thế “ các bằng chứng có lẽ đủ để gợi lên rằng sự

phát triển của thương nghiệp nhỏ nằm trong tay người phụ nữ” [39]

Ngoài những nghiên cứu trên, còn một số cuốn sách là kỷ yếu của những hội

thảo khoa học xung quanh vấn đề phụ nữ, như “Gia đình và địa vị người phụ nữ

trong xã hội - cách nhìn từ Việt Nam và Hoa Kỳ” [151], “Những vấn đề chính

sách xã hội đối với phụ nữ nông thôn hiện nay” [23], hay từ kết quả đề tài nghiên

cứu được xuất bản như sách “Phụ nữ nghèo nông thôn trong cơ chế thị trường”

[24]

Trang 17

* Phụ nữ và sức khoẻ

“Sản xuất, sinh sản và phúc lợi gia đình: Phân tích mối quan hệ giới trong hộ

gia đình Việt Nam” [149] Mục đích của nghiên cứu này là xác định xem các quá

trình ra quyết định trong gia đình và liên quan đến vấn đề giới có ảnh hưởng đến

phúc lợi của gia đình Việt Nam như thế nào Các tác giả tin tưởng rằng, để có thể xác định được đầy đủ vai trò và vị thế của người phụ nữ trong xã hội và để xác

định các chính sách cần thiết nhằm có sự bình đẳng trong và ngoài gia đình, cần

tìm hiểu mối quan hệ nam - nữ trong gia đình

“Một số nghiên cứu về sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam sau Cairô” [129] là

những nghiên cứu của một số nhà khoa học tập trung vào chủ đề giới và sức khoẻ

sinh sản trong quá trình phát triển Đây có thể nói là cuốn sách đầu tiên ở nước ta

nghiên cứu về chủ đề này sau hội nghị quốc tế Dân số và Phát triển họp ở Cairo

(Ai Cập) Là một công trình nghiên cứu bước đầu, cuốn sách này đã cố gắng

phân tích những nguyên nhân của thực trạng sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt nhấn mạnh đến các khía cạnh về

trình độ nhận thức và phong tục tập quán cũ là những yếu tố gây cản trở cho sự tự

do lựa chọn kế hoạch hoá gia đình không những của phụ nữ mà cả nam giới [129,

tr 8]

“Bạo lực trên cơ sở Giới: Trường hợp Việt Nam” [86] Nghiên cứu này là một

bộ phận của một dự án nghiên cứu lớn hơn về Giới và phát triển do Ngân hàng

Thế giới tiến hành ở một số nước trên thế giới Đây là một vấn đề có tính chất

toàn cầu hiện đang xảy ra ở các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển Các tác giả của nghiên cứu này đã chỉ ra hai yếu tố quan trọng nhất góp phần gây ra

bạo lực trong gia đình, đó là “khó khăn về kinh tế và lạm dụng rượu” Hậu quả

của bạo lực trên cơ sở giới là phụ nữ phải gánh chịu những tổn thất về thể chất, tinh thần, tâm lý và tình cảm Nói về bao lực giới, cần phải kể đến những nghiên cứu của Lê Thị Quý, người đã quan tâm đến vấn đề này khá sớm và có những

công trình công bố từ nhiều năm trước.

Trang 18

“Phụ nữ - sức khoẻ và môi trường” [133] là một nghiên cứu cho thấy mối quan

hệ giữa môi trường lao động và sức khoẻ, đặc biệt môi trường ở nông thôn do lạm dụng hoá chất, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, đã ảnh hưởng xấu đến

sức khoẻ người lao động nữ hiện nay.

Những nghiên cứu về sức khoẻ phụ nữ cho ta thấy những ảnh hưởng trái chiều

đối với phụ nữ trong qúa trình phát triển hiện nay ở Việt Nam Điều này tạo nên

một trong những trở ngại đối với phụ nữ khi họ đảm nhận vai trò của mình trong

công nghiệp hoá.

* Phụ nữ và công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Mấy năm gần đây, đã có một vài nghiên cứu về phụ nữ liên quan đến công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được công bố, đó là:

“Giới, công tác quản lý nguồn nước và vấn dé chuyển đổi kinh tế” [148] phối

hợp giữa Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển

(CGFED) và Ngan hang phát triển châu Á (ADB) Mục đích của nghiên cứu này:

Đưa ra sự hiểu biết sâu sắc về các đặc điểm chủ yếu của vị trí phụ nữ nông thôn

thuộc mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi và mọi tình trạng hôn nhân, trong mối liên hệ

với nam giới, trong các quan hệ phân công lao động giới, việc sử dụng và điều

khiển các nguồn tài nguyên liên quan đến giới, các chiều hướng chính trị xã hội

và những yếu tố ảnh hưởng khác đến khu vực Dự án: tài nguyên nước đồng bằng sông Hồng va coi đó như những tài liệu cơ sở cho việc thành lập, thiết kế, xây

dựng, hoạt động duy trì và giám sát hệ thống thuỷ lợi và việc phát triển nông

thôn, xoá đói, giảm nghèo trong các dự án trong tương lai Nghiên cứu này được

thực hiện ở 9 xã thuộc 3 huyện của hai tỉnh Hải Hưng và Ninh Bình

“Vài nét về vai trò phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng

hiện nay” [128] là một nghiên cứu về phụ nữ nông thôn ở hai tỉnh Hải Hung (ci)

và Ninh Bình Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm làm sáng tỏ vai trò của người

phụ nữ nông thôn trong sản xuất nông nghiệp dưới tác động của biến đổi kinh tế

Trang 19

xã hội trong thời kỳ đổi mới Trên cơ sở nghiên cứu tập trung vào phân tích biến

đổi vai trò phụ nữ và chỉ ra những khó khăn mà người phụ nữ nông thôn đang gặp

phải trong quá trình thực thi vai trò của mình Từ đó đề xuất kiến nghị về chính

sách xã hội đối với phụ nữ trong quá trình phát triển nông thôn, thực hiện công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nghiên cứu này có mối liên quan khá chặt chẽ

với đề tài luận án, nó là cơ sở ban đầu để tác giả phát triển cao hơn vấn đề vai trò

phụ nữ nông thôn trong bối cảnh công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn

Tác giả luận án cũng đã có một số bài viết được công bố từ năm 1998 đến 2000 như “Công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn và vai trò của phụ nữ” [194],

“Những trở ngại của phụ nữ nông thôn khi bước vào công nghiệp hoá, hiện đại

hoá nông nghiệp, nông thôn” [130], “Phát huy tiềm năng của phụ nữ trong công

nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn” [131] và “Vai trò của phụ

nữ trong đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá” [134].

Như vậy có thể thấy, cho đến nay chưa có công trình nào thực sự tập trung vào

nghiên cứu vấn đề vai trò của phụ nữ trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Trong bối cảnh đó, đề tài này hy vọng đem lại sự đóng góp

nhỏ bé vào lĩnh vực nghiên cứu phụ nữ, nghiên cứu giới qua việc xem Xét vai trò

phụ nữ trong công nghiệp hoá nông thôn ở nước ta.

3 MỤC DICH, NHIỆM VU VÀ PHAM VI NGHIÊN CỨU CUA LUẬN ÁN

3.1 Mục đích nghiên cứu:

Xem Xét vai trò của người phụ nữ trong công nghiệp hoá nông thôn nhìn từ góc

độ nguồn nhân lực, để thấy được những thuận lợi và khó khăn cùng với triển

vọng của lực lượng nữ giới trong công nghiệp hoá.

Trang 20

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích đó, luận án nhằm thực hiện một số nhiệm vụ chính sau

đây:

— Xem xét một cách khái quát về vai trò của phụ nữ nông thôn trong lịch su và

trong thời kỳ đổi mới |

— Phân tích những ưu điểm và nhược điểm của nguồn nhân lực nữ nông thôn với

quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.

— Chira các khó khăn, thuận lợi về bối cảnh kinh tế - xã hội - văn hoá đối với

người phụ nữ khi họ thực hiện vai trò trong sự nghiệp xây dựng nông nghiệp,

nông thôn theo yêu cầu của công nghiệp hoá.

— Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ và tạo

điều kiện thuận lợi cho phụ nữ nông thôn phát huy được những tiềm năng để

họ có thể đảm nhận tốt vai trò trong công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn

3.3 Pham vi nghiên cứu:

Vấn đề vai trò của người phụ nữ trong công nghiệp hoá nông thôn được đặt ra

trong luận án này trước hết giới hạn trong bối cảnh kinh tế - xã hội nông thôn

đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế sang nền kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghiã trong những năm 90 của thế kỷ XX.

Đặc biệt luận án tập trung vào thời kỳ 1996-2000, là thời gian đại hội VIII nhấn

mạnh đến “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” và tầm quan trọng

của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đối với quá trình này.

Mặt khác, nước ta mới bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại

hoá nên những biểu hiện của công nghiệp hoá còn chưa thật rõ, cũng như cách

thức thực hiện công nghiệp hoá ở các vùng, miền có sự khác biệt Do vậy, khi

nghiên cứu vai trò của người phụ nữ chúng tôi tập trung xem xét về thực trạng,

tiềm năng và triển vọng của phụ nữ nông thôn khi thực hiện vai trò trong công

Trang 21

nghiệp hoá nông thôn Và, chủ yếu nghiên cứu những khía cạnh liên quan đến

nguồn nhân lực nữ nông thôn với công nghiệp hoá nông thôn mà thôi.

3.4 Địa bàn nghiên cứu

Đề tài giới hạn địa bàn nghiên cứu, điều tra ở khu vực đồng bằng sông Hồng,

số liệu chính được sử dụng trong luận án này dựa trên hai đợt khảo sát tại hai xã:

— Xã Giao Thịnh, huyện Giao Thuy, tỉnh Nam Dinh (1998)

— Xã Mễ Sở, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên (1999)

Bên cạnh đó, luận án cũng kế thừa kết quả nghiên cứu mà tác giả tham gia tại

9 xã thuộc 3 huyện ở tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và Ninh Bình (1996) Một phần kết qua của nghiên cứu này là Luan văn Thạc sĩ với đề tài “Vai nét về vai trò phụ

nữ trong sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng hiện nay”

3.5 Về mẫu nghiên cứu

— Tỷ lệ nam - nữ: Với dung lượng nghiên cứu tại Giao Thịnh (Nam Dinh) là 365

mẫu, trong đó tỷ lệ nữ là 59%, trong khảo sát tại Mễ Sở (Hưng Yên) dung

lượng mẫu nghiên cứu là 410 với tỷ lệ nữ chiếm 80%

— Nghề nghiệp: tại hai địa điểm khảo sát, đa số đều lấy nông nghiệp làm nghề

chính, tỷ lệ này từ 70% đến 80%, nghề thủ công từ 12%; dịch vụ từ

10-14%.

Dưới đây là một số đặc trưng nhân khẩu học về dung lượng mẫu được nghiên

cứu tại hai xã:

— Độ tuổi:

Giao Thịnh Mé Sở 18-25 10.0 6.6

26-35 27.9 33.4

36-49 48.8 51.0

Trén 50 13.2 9.0

Trang 22

_— Học vấn _

Giao Thinh Mé So

Mù chữ 0.3 0.2 Cấp 1 34.0 9.4 Cấp 2 54.5 71.4

Số liệu phụ nữ nông thôn từ các cuộc điều tra trên được tách riêng phục vụ cho

phân tích trong luận án này.

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu của dé tài này là vai trò của người phụ nữ trong công

nghiệp hoá nông thôn.

- Khách thể nghiên cứu: người phụ nữ ở nông thôn khu vực đồng bằng sông

Hồng.

4.2 Vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu vai trò của người phụ nữ trong quá trình công nghiệp hoá nông,

thôn ở khu vực đồng bằng sông Hồng được tập trung vào bối cảnh của những

biến đổi kinh tế - xã hội từ đại hội Dang lần thứ VII, ở một thời kỳ như Du thảo

các văn kiện trình đại hội Đảng lần thứ IX nêu rõ: “5 năm qua, bên cạnh một số

thuận lợi, nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng trong hoàn cảnh đó,

toàn Dang và toàn dân ta ra sức thực hiện nghị quyết đại hội VIII, đạt được

nhưng thành tựu quan trọng Cụ thể là: kinh tế tiếp tục phát triển nhanh, văn hoá

Trang 23

xã hội có những tiến bộ mới, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, ổn định

chính trị, xã hội ” [145]

Nhìn lại chặng đường một thập kỷ phát triển, Đảng ta đánh giá tổng quát

rằng: “Phân lớn các mục tiêu chủ yếu đề ra trong chiến lược kinh tế - xã hội

1991-2000 đã được thực hiện Nền kinh tế có bước phát triển mới về lực lượng

sản xuất, quan hệ sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế, tăng được thế và lực hơn

han 10 năm trước, khắc phục được một bước tình trạng nước nghèo và kém phát

triển, nâng cao kha năng độc lập tự chủ, tao thêm điều kiện đẩy mạnh công

nghiệp hoá, hiện dai hod” [50, tr 31]

Nghiên cứu về vai trò của người phụ nữ trong công nghiệp hoá nông

nghiệp, nông thôn được tiếp cận từ quan điểm xã hội học, đặc biệt quan điểm xã

hội học về giới trong phát triển Đồng thời, phương pháp tiếp cận liên ngành (tâm

lý xã hội, kinh tế học, văn hoá học, ) cũng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ vấn

đề nghiên cứu.

Luận án này mặc dù nhấn mạnh đến khía cạnh nghiên cứu thực nghiệm

song cũng chú ý đến việc kết hợp giữa nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lý

luận Đặt lực lượng đặc thù này trong sự tác động lần nhau của các thiết chế xã

hội để thấy được vai trò của người phụ nữ (và của các thiết chế xã hội) trong

công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn Mặt khác, chính những yếu tố của bản

thân người phụ nữ - lực lượng to lớn, có vai trò truyền thống, các đặc tính của

người lao động, - góp phần lý giải về triển vọng của vai trò người phụ nữ trong

sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn Sự đảm nhận vai trò này có những khía cạnh phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá nông

nghiệp, nông thôn, tuy nhiên cũng còn những điểm hạn chế của người phụ nữ

nông thôn trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay (như trình

độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật, sức khoẻ, quan hệ giới trong gia đình, ).

Trang 24

Trong bối cảnh đó, nghiên cứu về “Vai trò của người phụ nữ trong công

nghiệp hoá nông thôn” được tập trung xem xét các vấn đề sau đây:

a Vai trò của phụ nữ trong phát triển sản xuất (da dang hoá cơ cấu cây, con;

phát triển ngành nghề, dịch vụ)

b Vai trò của phụ nữ trong giáo dục - văn hoá (giáo dục thế hệ tương lai, chăm

sóc nguồn nhân lực, giữ gìn văn hoá, ).

c Vai trò của phụ nữ trong quản lý xã hội, xây dựng nông thôn mới.

4.3Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cau:

4.3.1 Cơ sở lý luận:

Trong quá trình nghiên cứu, luận án lấy những quan điểm của chủ nghĩa

Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận, phương pháp luận

nghiên cứu, đặc biệt quan điểm Mác xít về nhân tố con người trong phát triển

Luận án cũng bám sát các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát huy nhân tố

con người, về vai trò của phụ nữ Việt Nam trong quá trình phát triển.Bên cạnh

đó, lý thuyết xã hội học nói chung và xã hội học về giới nói riêng cùng với lý

thuyết nghiên cứu giới và lý thuyết nguồn nhân lực được lấy làm cơ sở lý luận

của đề tài.

4.3.2 Phuong pháp nghiên cứu:

Để nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của luận án, các phương pháp nghiên

cứu chính được sử dụng bao gồm:

Nghiên cứu thực địa: điều tra xã hội học dựa trên phỏng vấn cấu trúc Nghiên cứu định lượng được sử dụng như là phương pháp thu thập thông tin chủ yếu Bang hỏi được soạn thảo cho các xã như nhau Bảng hỏi bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở, trong đó câu hỏi đóng là chủ yếu Bằng việc sử dụng bảng hỏi, thông tin thu được bao gồm những đặc điểm về kinh tế-xã hội, điều kiện địa

lý và điều kiện lao động, về nhân khẩu học và những yếu tố liên quan đến vai trò

Trang 25

của người phụ nữ trong công nghiệp hoá nông thôn Mục tiêu nhằm mô tả những

khía cạnh liên quan đến khả năng và những hạn chế của phụ nữ trong phát triển

sản xuất, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, xây dựng nông thôn mới Thông tin từ

bảng hỏi được xử lý theo chương trình dành riêng cho xử lý các vấn đề nghiên

cứu điều tra khoa học xã hội: SPSS for Window 6.0 Mỗi điểm nghiên cứu được

xử lý thành tập dữ liệu riêng, sau đó phân tích, tổng hợp và so sánh với những

tương quan về giới tính, nghề nghiệp, tuổi, học vấn.

Phân tích tài liệu: Những bài viết đăng trên các tạp chí, sách; những đề tài nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến luận án; báo cáo hàng năm,

hàng quý của các tổ chức về những số liệu thống kê dân số, giáo dục, kinh tế-xã

hội tại các địa bàn nghiên cứu v.v: được thu thập để có được thông tin phong phú

về mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế - xã hội - văn hoá và các thiết chế xã hội

với vai trò của phụ nữ trong công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.

Phương pháp so sánh: Nhằm tìm hiểu bước đầu về vai trò của phụ nữ trong

công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn Việc thu thập số liệu và phân tích

thông tin thứ cấp của những nghiên cứu thực nghiệm, số liệu theo thời gian và

không gian khu vực đồng bằng sông Hồng và các khu vực khác sẽ g1úp cho việc làm rõ hơn về thực trạng và triển vọng vai trò của phụ nữ trong công nghiệp hoá

nông nghiệp, nông thôn.

Bên cạnh đó, luận án cũng chú ý đến việc vận dụng các phương pháp nghiên

cứu hệ thống; phương pháp thống nhất giữa lôgic và lịch sử; phương pháp phân tích-tổng hợp.

Các phương pháp này đều được đặt trong cách tiếp cận xã hội học về giới và

nhạy cảm giới trong nghiên cứu.

4.3.3 Các biến số

Căn cứ vào khung khái niệm đã phân tích ở trên, các biến số sau đây được sử

dụng đề tìm hiểu vai trò người phụ nữ trong công nghiệp hoá nông thôn.

Trang 26

—~ Biến số độc lập: Các biến số độc lập có thể ảnh hưởng tới vai trò của phụ nữ

nông thôn trong công nghiệp hoá nông thôn được thể hiện ở: độ tuổi, trình độ

học vấn, nghề nghiệp, sức khoẻ, quan niệm về vai trò giới và phân công lao

động theo giới.

— Biến số phụ thuộc: Vai trò người phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hoá

nông thôn được thể hiện ở một số khía cạnh sau:

= Vai trò sản xuất: sự vận dụng kiến thức, kỹ thuật vào sản xuất, vào thay

đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi, kinh doanh - dich vụ,

= Vai trò tái sản xuất: chăm sóc các thành viên trong gia đình nhằm tái sản

xuất sức lao động hiện tại, nuôi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tương

lai cho sự ughiép công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.

= Vai trò cộng đồng: phụ nữ với việc giữ gìn giá tri văn hoá, xây dựng nông

thôn mới, hoạt động dân số - kế hoạch hoá gia đình

— Biến số can thiệp: Sự nghiệp công nghiệp hoá nông thôn (sự chuyển đổi cơ

cấu kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp, chính sách xã hội về phát triển nông thôn).

5 GIA THUYẾT NGHIÊN CỨU VA SƠ DO KHUNG LY THUYẾT:

5.1 Giả thuyết nghiên cứu:

Phân tích các vấn đề nghiên cứu nêu ở trên nhằm trả lời cho các câu hỏi sau đây:

- C6 phải lực lượng đặc thù này - phụ nữ nông thôn - đóng vai trò quan trọng,

nếu không noi là quyết định, sự thành công trong công nghiệp hoá nông

nghiệp, nông thôn Việt Nam?

- Phải chăng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn là cơ hội phát triển đời

sống kinh tế - xã hội cho phụ nữ nông thôn?

- Những khó khăn thách thức nào mà người phụ nữ nông thôn phải đương điện

trong khi thực hiện vai trò của họ trong công nghiệp hoá nông nghiệp, nông

thôn?

Trang 27

Từ đó, giả thuyết nghiên cứu được xây dựng là:

- Phụ nữ nông thôn là một lực lượng lao động-xã hội quan trọng có tính chat

quyết định sự thành công trong việc thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp,

nông thôn

- Phụ nữ nông thôn có vai trò to lớn trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu

ngành nghề theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.

- _ Với những phẩm chất va năng lực của phụ nữ hiện nay, họ có nhiều thế mạnh

so với nam giới trong việc phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là

ở phạm vi hộ gia đình hoặc các hình thức doanh nghiệp vừa, nhỏ và rất nhỏ.

- Tuy có nhiều tiém năng đảm nhận vai trò trong công nghiệp hoá nông nghiệp,

nông thôn, song phụ nữ ở nông thôn đang gặp một số khó khăn cả về chủ

quan lân khách quan trong quá trình thực hiện vai trò này.

5.2 Sơ đồ khung lý thuyết:

BOI CẢNH XÃ HỘI - KINH TẾ - VĂN HOÁ l= a

= Vai trò sản xuất: vận dụng kiến thức, kỹ

thuật vào sản xuất, kinh doanh, dich vu

= Vai trò tái sản xuất: chăm sóc các thành

viên trong gia đình, giáo dục con cái

= Vai trò cộng đồng: giữ gìn giá trị văn hoá,

BIẾN SỐ PHỤ THUỘC

— E—

Sự nghiệp công nghiệp hoá nông thôn:

“ Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghề nghiép

* — Chính sách xã hội về phát triển nông thôn

BIẾN SỐ CAN THIỆP

Trang 28

6 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHỦ YÊU

Nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong công nghiệp hoá nông nghiệp nông

thôn, chúng tôi thấy cần trình bày một vài khái niệm chủ yếu liên quan đến luận

án như sau:

6.1 Vai trò xã hội - công nghiệp hoá và công nghiệp hoá nông thôn

a.Vai trò xá hột:

Các nha xã hội học đã vay muon thuật ngữ vai trò từ sân khấu để miêu tả

vai trò ảnh hưởng như thế nào trong đời sống xã hội Giống như các diễn viên

trên sân khấu, mỗi cá nhân đều đóng các vai trò trong cuộc sống hàng ngày của

chúng ta Gắn với mỗi vai trò là một kịch bản mà nó nói với chúng ta sẽ ứng xử

như thế nào với người khác và họ sẽ tương tác trở lại chúng ta ra sao Trong xa

hội học, lý thuyết vai trò có một vị trí đáng kể “Thuật ngữ vai trò sẽ được dùng

để chỉ ra toàn bộ tổng số về hình mẫu văn hoá được tạo nên với một địa vị cụ thể.

Do vậy, nó bao gồm các quan điểm, các giá trị hành vi được xã hội gan cho mỗi

cá nhân và tất cả các cá nhân (đang) chiếm giữ địa vị đó.” [179, tr 26]

Dưới ánh sáng này một vai trò có thể được hiểu như là một tập hợp cua các

chuẩn mực và những mong đợi được áp dụng đối với người chiếm giữ một vi trí

cụ thể [179, tr 28-29]

R Linton phân chia vai trò trong đó:

- Vai trò có sẵn: dấu hiệu đối với cá nhân không liên quan đến các khả năng

khác nhau của họ Tiêu chuẩn đối với vai trò có sẵn phải là dấu hiệu lúc sinh ra, tiêu chuẩn như vậy là những gì thuộc về giới tính, tuổi, các quan hệ họ hàng và

sinh ra trong một giai cấp hoặc đẳng cấp xã hội cụ thể.

- Vai trò đạt được: thông qua sự cạnh tranh và nỗ lực của cá nhân Vai trò đạt

được do vậy được gán cho những người mà họ hoàn thiện các phẩm chất của

mình, những thành công họ đạt được trong cuộc đời.

Trang 29

Cũng như trường hợp của khái niệm địa vị xã hội, khái niệm vai trò xã hội được

sử dụng với một nghĩa kép Mỗi cá nhân có một loạt vai trò, tương ứng với các

quan hệ xã hội của người đó Trong tiến trình cuộc đời, mỗi cá nhân thực hiện nhiều vai trò khác nhau, lần lượt hoặc đồng thời, và tổng hop tất cả các vai trò xã

hội của cá nhân đó đã thực hiện từ lúc sinh ra cho đến khi mất đi tạo thành nhân

cách xã hội của người đó.

Cần nhận thấy rằng, cá nhân không hoàn toàn thực hiện được vai trò của mình

nếu không có sự hợp tác của nhóm xã hội mà người đó tham gia Ví dụ sẽ không

có hoạt động của thầy thuốc nếu không có bệnh nhân, sẽ không có giáo viên mà không có học sinh, Mặt khác, sự thực hiện vai trò được hoàn thành bởi sự tương

tác với tác nhân khác (hoặc các tác nhân khác) Như vậy, các quyền của một tác

nhân đồng thời cũng là những nghĩa vụ về vai trò của đối tác của người đó (ví dụ

người chồng được chăm sóc bởi người vo: nấu ăn, giặt giũ, nhưng người vợ khi

thực hiện các công việc đó có quyền được hỗ trợ (ví dụ, về kinh tế) và những quyền này lại là nghĩa vụ của chồng) Sự “trao đổi” hay “sự nhân nhượng lẫn

nhau” này liên quan đến thực tế rằng, tất cả các vai trò có các quyền và các nghĩa

Khi đề cập đến vai trò, người ta thường nhấn mạnh hai điểm quan trọng của

vai trò đó là: các quyền lợi và những nghĩa vụ tương ứng với mỗi một vai trò cụ

9

thể.

Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng: vì vai trò được hiểu như là “một tập hợp của các

chuân mực và những mong đợi được áp dụng đối với người chiếm giữ một vị trí

cụ the”, nghĩa là vai trò được lượng giá bởi những giá trị, chuẩn mực xã hội Mà

Trang 30

những tiêu chí lượng giá này là các thành tố của văn hoá - có thể biến đổi và

thay đổi theo thời gian, nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của xã

hội ở những thời kỳ cụ thể Như vậy, cùng một vai trò tương ứng với một dia vi

xã hội cụ thể, song người chiếm giữ vai trò đó ở những thời kỳ xã hội khác nhau

thì phải đáp ứng “những mong đợi” không giống nhau; và đương nhiên vì vậy

những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng với vai trò cũng có thể khác nhau.

Vận dụng điều đó vào xem xét vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp,

chúng ta có thể thấy rằng: cũng là vai trò người lao động nữ trong nông nghiệp ở

nông thôn nhưng xã hội mong chờ ở người phụ nữ thập kỷ 90 này khác với mong

đợi người phụ nữ ở giai đoạn những năm 1960-1970, với vai trò là chủ thể xây

dựng nông thôn Điều làm nên sự khác biệt này chính là bối cảnh kinh tế - xã hội

- văn hoá ở hai thời kỳ nói trên không giống nhau; nếu vẫn giữ nguyên nhữngchuẩn mực xã hội của thập kỷ 60 để “lượng giá” người lao động nữ trong nông

nghiệp năm 2000 thì sẽ không phù hợp và ngược lại, nếu vậy xã hội sẽ không đạt

được mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

b Vai trò giới:

Vai trò là một khái niệm được sử dụng như là cách thức tổ chức hành vi của con

người trong một ý nghĩa tổng thể Nó ứng xử như một cơ chế để hiểu được những

cách thức mà ở đó những trông đợi xã hội, những hành động được phản ánh những khuôn mẫu chung về những hành vi được trông đợi Do vậy, vai trò sẽ

được thực hiện như thế nào, do ai và trong hoàn cảnh nào Trong bối cảnh về sự

hiểu biết các quan hệ giới này sẽ dẫn đến sự xác định các vai trò của nữ gidi Và

nam giới Những vai trò này được xem như là sự hướng dẫn các hành vi của hai

giới được xem là phù hợp với những mong đợi của xã hội Lý thuyết vai trò giới

xuất phát từ những nguồn gốc sinh học mà nó xác định sự khác biệt giữa đàn ông

và đàn bà Những nguồn gốc sinh học này tạo nên nguyên liệu thô trên cơ sở đó

tổ chức nên những hành vi cụ thể, được gọi là những vai trò giới, các vai trò giới

được hình thành thông qua quá trình xã hội hoá Xã hội học chức năng của

Trang 31

T.Parsons đã đặt gia đình ở trung tâm của sự học hỏi xã hội về các vai trò giới.

Theo Parsons, trong gia đình, trẻ em học các vai tré tinh cam là vai trò được tao

nên với sự nuôi dưỡng, chăm sóc và trông nom gia đình, đều là những việc phụ

nữ thường làm Còn vai frò công cụ, được xem như sự thành đạt, làm kinh tẾ, vai

trò “kiếm cơm”, do nam giới thực hiện Theo quan điểm của Parsons, những vai

trò này giúp cho xã hội ổn định từ thế hệ này qua thế hệ khác Hơn nữa, xã hội nói chung và gia đình nói riêng dược xem như là hoạt động có hiệu quả nhất trong các hình thức vai trò này Sự thừa nhận này trên cơ sở thực tế rằng, người

phụ nữ do có khả năng sinh đẻ, nuôi con do vậy họ được xem là phù hợp nhất với

vai trò tình cam.

Connell (1987) đã nói về lý do tại sao lý thuyết vai trò giới lại tạo nên sự hấp dân

khởi đầu cho những sự giải thích về sự quan tâm về giới và sự khác biệt giới

Ông đã cống hiến cho chúng ta ba lý do giải thích vì sao:

- Thứ nhất, lý thuyết vai trò giới cho rằng sự biến đổi của chúng ta về sinh học

là một cách giải thích những khác biệt về giới trong hành vi, giống như sự tiếp

cận học hỏi những trông đợi xã hội thay thế cho cách tiếp cận sinh học.

- Thit hai, lý thuyết vai trò nói chung và thuyết vai trò giới nói riêng, đem lại

một cơ chế nhờ đó có được sự hiểu biết về ảnh hưởng của cơ cấu xã hội có thểđược tiếp cận trong sự hiểu biết về nhân cách cá nhân Quá trình xã hội hoáhiển nhiên là quan trọng trong cách tiếp cận này và một cách tư duy linh hoạt

về những ảnh hưởng của các thiết chế trung gian của cơ cấu đối với các cá

nhân.

- Thứ ba, khi nhấn mạnh về quá trình xã hội hoá, lý thuyết vai trò đã dem lại

một quan điểm về sự biến đổi Phụ nữ và nam giới trở thành họ như hiện nay

là bởi vì đã trải qua và chịu ảnh hưởng của quá trình xã hội hoá Nếu quá trình

này có thể thay đổi, thì cũng có thể làm thay đổi nam giới và nữ giới

Trang 32

Điều đó cho thấy, vai trò giới được hiểu là những trông đợi về những hành vi va quan điểm mà nền van hoá xác định là phù hợp đối với phụ nữ và nam giới [177,

tr 31] Những vai trò giới này được học hỏi thông qua quá trình xã hội hoá Vai

trò giới và mối quan hệ giới có thể biến đổi qua các thời kỳ xã hội và khác nhau

giữa các nền văn hoá Vai trò và mối quan hệ giới phát triển dần trong sự tương

tác giữa các ràng buộc về sinh học, kinh tế, công nghệ và các mối quan hệ xã hội.

Các vai trò giới cơ bản bao gồm: vai trò tái sản xuất, vai trò sản xuất và vai trò

cộng đồng.

* Vai trò tái sản xuất

Vai trò tái sản xuất bao gồm trách nhiệm sinh đẻ hoặc nuôi con và công việc nhà do phụ nữ làm cần thiết để duy trì và tái sản xuất sức lao động Vai trò đó

không chỉ bao gồm sự tái sản xuất sinh học, mà còn có cả chăm lo và duy trì lực

lượng lao động (con cái và chồng đang làm việc) và lực lượng lao động sau này

(trẻ nhỏ và trẻ đi học) [100, tr 53]

Trong vai trò này, có sự phân công lao động theo giới rất rõ, K Marx và F

Engels trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức đã viết rằng; “Sự phân công lao động

đầu tiên là sự phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà trong việc sinh con đẻ

cái” Trong vai trò này, phụ nữ là người đảm nhận chính Tại sao lại như vậy?

Bởi vì do cấu trúc sinh học nên chỉ phụ nữ mới có thể mang thai, sinh đẻ và nuôi

con bằng sữa mẹ, và việc này gắn một cách tự nhiên với sự tái sản xuất con

người Nam giới, ngược lại họ không thể làm thay phụ nữ trong những công việc

nói trên, nhưng họ có thể tham gia vào vai trò tái sản xuất không chỉ ở việc tạonên đứa con mà còn ở việc chia sẻ cùng nữ giới trong việc chăm sóc- nuôi dạy

con cái, ví dụ: nam giới không thể nuôi con bằng sữa Mẹ nhưng có thể nuôi con

bằng sữa Cô gái Hà Lan Có một quan niệm phổ biến coi việc tái sản xuất con

người sinh học là thiên chức của phụ nữ Nhưng điều này sẽ không thể giải thích

được tại sao vai trò tái sản xuất lại mở rộng ra cả với việc chăm sóc, nuôi dưỡng

không chỉ trẻ em mà cả người lớn, người già qua những công việc trong đời

Trang 33

sống gia đình hàng ngày Rõ ràng, ở đây có điều gì đó không chỉ liên quan đến

yếu tố sinh học của phụ nữ, mà nó còn liên quan đến những yếu tố thuộc về văn

hoá-xã hội Nói cách khác, tuỳ thuộc quan niệm của xã hội về sự phân công lao

động theo giới mà trong vai trò này phụ nữ đảm nhận đến đâu và nam giới sẽ

đảm nhận dến đâu.

Thực hiện hai vai trò trên đây, nói như K Marx và F Engels, chính là: “Theo

quan điểm duy vật lịch sử,nhân tố quyết định trong lịch sử, quy cho đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại

có hai loại Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, ra thức ăn, quần áo và nhà Ở

và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác là sự sản xuất

ra bản thân con người, là sự truyền ndi giống” [89, tr 26] Với quan niệm duy vật

lịch sử này, Marx-Engels khẳng định tầm quan trọng của hai loại sản xuất đó quyết định những thiết chế xã hội trong đó những con người của một thời đại

nhất định và của một nước nhất định đang sinh sống

* Vai trò sản xuất

Vai trò sản xuất bao gồm những công việc do cả nam giới và phụ nữ làm để

lấy công hoặc bằng tiền, hoặc bằng hiện vật Nó còn bao gồm cả sản xuất hàng

hoá có giá trị trao đổi, và sản xuất vừa có ý nghĩa tiêu dùng tại gia vừa có giá trị

sử dụng, nhưng cũng có giá trị trao đổi tiềm tàng Đối với phụ nữ trong sản xuất

nông nghiệp, vai trò đó bao gồm công việc của người nông dân độc lập, vợ của

những người nông dân và công nhân làm ăn lương [100, tr 57]

O nông thôn, vai trò sản xuất của phụ nữ bao gồm các công việc cấy, làm cỏ,

gặt, chăn nuôi, trồng rau, lấy củi, thêu, ren, dét, còn nam giới vai trò sản xuất

thường thể hiện ở các công việc như: cày bừa, vận chuyển sản phẩm trồng và bảo

vệ cây, khai thác gỗ, làm mộc, xây dựng nhà cửa

Trong vai trò này, phụ nữ và nam giới đều là những người đảm nhận chủ yếu.

Trong quan niệm truyền thống, thường coi nam giới là trụ cột kinh tế, là người

Trang 34

kiếm cơm nuôi các thành viên trong gia đình Đây là lý do khiến cho hệ tư tưởng

gia trưởng cố gắng duy trì hình mẫu về vai trò kinh tế trụ cột của nam giới, để

khẳng định ưu thế và quyền lực của nam giới đối với phụ nữ.

Cân nhận thấy một thực tế, mặc dù phụ nữ tham gia sản xuất trong hầu hết

các lĩnh vực như nam giới, song còn tồn tại sự khác biệt về trả công theo giới

trong cùng một loại hình công việc, điều này dẫn đến một hiện tượng mà các nhà

xã hội học về giới gọi là bất bình đẳng về lương giữa phụ nữ và nam giới Một

trong những nguyên nhân dẫn đến tiền công lao động của họ thấp hơn bởi vì vị trí

thấp hơn của họ trên thị trường lao động đã được xác định và khả năng của họ là

sinh con cái Theo Moser: Phân chia thị trường lao động có nghĩa là ở tất cả các

nền kinh tế phụ nữ đứng ở đầu thấp hơn của thị trường lao động Họ không chỉ

được phân bố theo ngành dọc, có nghĩa là phân theo giới tính dựa trên thứ bậc

theo giới, vào các công việc tiền công thấp hơn và tay nghề thấp hơn Họ cũng

được phân theo chiều ngang trong một ngành cụ thể, với một số ít phụ nữ vào các

vị trí quản lý còn phần lớn là vào các nghề mở rộng của lao động ở nhà [100, tr.

60]

* Vai trò công đồng

Vai trò cộng đồng gồm các hoạt động do phụ nữ thực hiện ở cấp cộng đồng,

như là sự mở rộng vai trò tái sản xuất của họ Đó là để bảo đảm và duy trì các

nguồn lực khan hiếm để tiêu dùng chung, như nước, chăm sóc sức khoẻ và giáo

dục Đây là những công việc tự nguyện, không được trả tiền và làm vào “thời

gian roi” Vai trò hoạt động chính trị ở cộng đồng, ngược lại, gồm những hoạt

động do nam giới thực hiện ở cấp cộng đồng, ở cấp độ chính trị chính thức Thường đây là công việc được trả tiền, hoặc trả trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng tiền công hoặc tăng thêm vị thế và quyền lực [100, tr 63].

Vai trò cộng đồng có thể chia làm 2 loại:

Trang 35

- Vai trò tham gia cộng đồng: Bao gém các hoạt động chủ yếu do phụ nữ thực

hiện ở cấp cộng đồng: làng bản, khối phố như là sự mở rộng vai trò tái sản xuất của mình Đó là các hoạt động nhằm duy trì, bảo vệ các nguồn lực khan hiếm được sử dụng chung ở cộng đồng như nước sinh hoạt, chăm sóc sức khoẻ và

giáo dục, giu gìn môi trường (như quét, dọn đường làng xóm phố) Day là

những công việc tự nguyện, không được trả công và thường làm vào thời gian

TỐI.

- Vai trò lãnh đạo cộng đồng: Bao gồm các hoạt động ở cấp cộng đồng thường

trong thể chế, chính trị của quốc gia Những công việc này thường do nam giới

thực hiện và thường được trả công trực tiếp bằng tiền hoặc gián tiếp bằng tăngthêm vị thế và quyền lực.

Có quan điểm cho rằng, giống như công việc tái sản xuất, công việc quản lý cộng

đồng được xem như là việc “đương nhiên” của phụ nữ.

Các vai trò giới trên đây chính là thể hiện sự phân công lao động theo giới, vì giới là một sản phẩm xã hội-văn hoá nên sự phân công lao động theo giới cũng

biến đổi theo thời gian, như K Marx và F Engels đã viết: “Sự phân công lao

động cũng phát triển, lúc đầu chỉ là phân công lao động trong hành vi tình dục và

về sau là phân công lao động tự hình thành hoặc hình thành “một cách tự nhiên”

do những thiên tính bẩm sinh (như thể lực chẳng hạn), do những nhu cầu, do

những sự ngẫu nhiên,v.v và v.v.” [88, tr 291] F Engels, trong tác phẩm nổi

tiếng Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, khi nói về sự

phân công lao động theo giới trong thời kỳ bộ lạc đã cho thấy: “Sự phân công lao

động là hoàn toàn có tính chất tự nhiên; nó chỉ tồn tại giữa nam và nữ Đàn ông

đi đánh giặc, đi săn bắn và đánh cá, tìm nguyên liệu dùng làm thức ăn và kiếm

những công cụ cần thiết cho việc đó Đàn bà chăm sóc việc nhà, chuẩn bị cái ăn

và cái mặc:họ làm bếp, dệt, may vá.” Từ sự phân công lao động “hoàn toàn có

tính chất tu nhiên” như thế đã dẫn đến một sự phân chia phạm vi hoạt động theo

giới một cách tự nhiên: “Mỗi bên làm chủ trong lĩnh vực hoạt động riêng của

Trang 36

mình: đàn ông làm chủ trong rừng,đàn bà làm chủ ở nhà” Và, điều này đưa đến

một sự sở hữu có đặc trưng theo giới: “Mỗi bên đều là người sở hữu những công

cụ do mình chế tạo và sử dụng: đàn ông làm chủ vũ khí, dụng cụ săn bắn và đánh

cá; đàn bà làm chủ những dụng cụ gia đình” [89, tr 243-244] Một nghiên cứu về

224 nền văn hoá cho thấy có 5 nền văn hoá trong đó nam giới làm tất cả nhữngviệc bếp núc và 36 nền văn hoá trong đó phụ nữ làm tất cả những việc liên quan

đến xây dung nhà cửa [198, tr 88-89]

Tuy nhiên, có một điều cần nhận thấy là các nhà nghiên cứu phụ nữ đã phê phán

cách phân công lao động trong đó phân chia tách biệt hai lĩnh vực gia đình và xã

hội Trong đó sự phân công lao động theo giới ở đây là: nam giới hoạt động trong

lĩnh vực xã hội còn nữ giới hoạt động trong lĩnh vực gia đình, và đối với phụ nữ

thì “phường, phố là phân mở rộng việc nhà của họ”, nói cách khác với phụ nữ.

những hoạt động bên ngoài gia đình chỉ được xem như là những vai trò “thêm vào” mà thôi Chúng ta không tán đồng với tư tưởng cực đoan cho rằng chỗ của

“phụ nữ là ở trong ngôi nhà” nhưng cũng không nhất trí với quan điểm cho rằng

nam giới có thể thay thế phụ nữ trong công việc gia đình Về vấn đề này, có ý

kiến cho rằng sự phân công lao động theo giới trong gia đình cần được hiểu

bình đẳng theo nghĩa nam giới và phụ nữ đều làm những công việc như nhau,

thậm ‘chi nam giới có thể làm thay nữ giới những công việc gia đình Cách hiểu

như vậy giống như quan niệm của một người nước ngoài về phân công lao động

theo giới ở Việt Nam, ngài Morten Giersing-Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng liên

hợp quốc (UNICEF) trong bài trả lời phỏng vấn Báo Phu nữ thành phố Hồ Chí Minh, số 50 ngày 4/7/2001 cho rằng: “Do sự thay đổi cơ cấu kinh tế và sự phân

công nghề nghiệp mà ở một số lĩnh vực, người phụ nữ kiếm được nhiều tiền hơn

nam giới và vai trò của họ trong gia đình cũng thay đổi, người đàn ông sẵn sàng

đảm trách việc chăm sóc gia đình, dạy dỗ con cái Đáng mừng là sự thay đổi này

không còn là chuyện hiếm gặp ở Việt Nam và trên thế giới” Cách nhìn như vậy,

không đúng với thực tiễn nước ta kể cả trong lịch sử và hiện tại, chưa bao giờ

Trang 37

trong các nền văn hoá phương Đông có chuyện hoán vị vai trò giới, lại càng hiếm

có chuyện “người đàn ông sẵn sàng đảm trách việc chăm sóc gia đình, dạy đô con cdi” dé cho người vợ kiếm tiền Có thể có những người chồng sẵn sang chia

sẻ công việc gia đình cùng vợ, gánh vác công việc nhà cửa khi vợ đi vắng; hoặc

vì lý do việc làm mà chấp nhận làm công việc gia đình vì việc làm của vợ có thu nhập cao hơn Nhưng hiếm có chuyện người phụ nữ không chăm lo đến công

việc gia đình, giáo dục con cái, chăm sóc chồng con và các thành viên khác trong

gia đình của mình Ngay cả khi người vợ có thu nhập cao hơn chồng thì họ cũng

không vì thế mà lấn lướt chồng, lơ là công việc gia đình Ở nước ta, khó có thể có

một gia đình ấm êm, hạnh phúc khi người vợ sao nhãng vai trò nội trợ, chỉ mê

mai với công việc bên ngoài xã hội mà không làm tốt vai trò của một nội tướng.

Nhìn từ góc độ nghiên cứu giới, thì mục đích xác định vai trò giới không chỉ là

tách các công việc khác nhau giữa nam giới và nữ giới, giữa con gái và con trai,

mà nó còn để đảm bảo đánh giá công bằng các công việc thông qua việc xác định

vai trò của tái sản xuất, sản xuất, quan lý cộng đồng và chính trị.

c Công nghiệp hoá

* Vài nét về lich sử của công nghiệp hoá.

Nhìn trên phạm vi thế giới, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã trải qua

gần ba thế kỷ, mở đầu từ nước Anh Sau đó, công nghiệp hoá đã diễn ra như

những đợt sóng nổi lên từ châu Âu, tiếp đó là châu Mỹ và muộn hơn ở các nước

châu Á.

Cho đến nay, quá trình công nghiệp hoá đã cho thấy được nhiều bài học thành

công (theo Liên Hợp Quốc, khoảng 30 nước đã hoàn thành công nghiệp hoá) và những bài học thất bại ở một số nước Thành công hay thất bại trong công nghiệp hoá có quan hệ đến không gian và thời gian công nghiệp hoá, có quan hệ đến địa

kinh tế, địa chính trị nhất định.

Trang 38

Trong tác phẩm “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh” sau khi trình bày tóm tắt

lịch sử của công nghiệp Anh “một thiên lịch sử chưa từng thấy trong lịch sử của loài người” F Engels đã chỉ ra quá trình của nước Anh đi từ một nước nông

nghiệp đến công nghiệp và F Engels cũng cho thấy ý nghĩa vô cùng quan trọng

của cách mạng công nghiệp đối với nước Anh, khi ông so sánh nó với các cuộc

cách mạng ở Pháp và Đức “cuộc cách mạng công nghiệp đối với Anh có ý nghĩa

quan trọng ngang với cuộc cách mạng chính trị đối với nước Pháp và với cuộc

cách mạng triết học đối với nước Đức” Điều mà F Engels trình bày tuy ngắn

gọn song đã khái quát được nội dung cơ bản của công nghiệp hoá.

* Về khái niêm công nghiệp hoá

Có những quan điểm khác nhau khi định nghĩa về công nghiệp hoá, chúng tôi

xin đưa mot vài định nghĩa trong số đó:

Năm 1963, Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp quốc (UNIDO) đưa

rà định nghĩa: “Công nghiệp hoá là một quá trình phát triển kinh tế, trong qúa

trình này, một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động

viên để phát triển một cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện

đại Đặc điểm cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận luôn thay đổi để sản xuất ra

nhưng tư liệu sản xuất và hàng hoá tiêu dùng, và có khả năng bảo đảm cho toàn

bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao và bảo đảm đạt tới sự tiến bộ của nền

kinh tế và xã hội” [113, tr 151]

Theo từ điển xã hội học Harper-Collins: “Công nghiệp hoá là quá trình thông

qua đó các nền kinh tế và xã hội trong đó nông nghiệp và sản xuất thủ công thống trị chuyền sang nền kinh tế và xã hội mà sản xuất máy móc và các công

nghiệp khác là trung tâm.” [186, tr 231].

Ở nước ta, vấn đề này đã được nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành

Trung ương Đảng (khoá VII) ghi rõ “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình

chuyên doi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vu va

Trang 39

quản ly kinh tế, xã hội từ sử dung lao động thủ công là chính sang sử dụng phổ

biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiến tiến,

hiện đại dựa trên sự phát trién của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ,

tạo ra năng suất lao động xã hội cao” [45, tr 65] và Đảng ta đã xác định đó là một quá trình lâu dài chứ không phải ngày một ngày hai mà có được công nghiệp

hoá, hiện đại hoá.

Quan niệm của Đảng ta khác với hai định nghĩa trên về công nghiệp hoá ở chỗ

nhấn mạnh công nghiệp hoá không chỉ bao gồm các nhân tố về vốn, khoa học,

công nghệ, mà còn nhấn mạnh đến vai trò nguồn nhân lực và năng lực tổ chức có

hiệu quả về kinh tế - xã hội Quan niệm này khác với quan niệm chỉ nhấn mạnh

một chiều về vốn và công nghệ

Từ những quan niệm trên về công nghiệp hoá, chúng ta có thể nhận thấy những

điểm tương đồng giữa 3 định nghĩa, đó là:

- Tinh thời gian: Cả 3 khái niệm trên đều quan niệm công nghiệp hoá “là một

quá trình”, điều này có nghĩa công nghiệp hoá không thể hoàn thành nhanh

mà nó đòi hỏi phải có thời gian Lịch sử công nghiệp hoá diễn ra trên thế giới

đã cho ta thấy điều này

- Công nghiệp hoá tạo nên những chuyển đổi về kinh tế - xã hội: điều này thể

hiện ở sự tăng trưởng kinh tế, thay đổi cơ cấu kinh tế - ngành nghề.

- Cong nghiệp hoá gắn liền với sự chuyển đổi về tính chất lao động: từ chỗ chủ

yếu là sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc

Như vậy, công nghiệp hoá không chỉ đơn thuần phát triển công nghiệp mà

còn thực hiện sự chuyển dịch cơ câú trong từng ngành kinh tế, từng lĩnh vực,

từng lãnh thổ và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng công nghệ tiên tiến,

hiện đại.

Có nhiều cách thức tiến hành công nghiệp hoá, trên cơ sở rút kinh nghiệm của

các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, Đảng ta xác định cách thức tiến hành

Trang 40

công nghiệp hoá như sau: “Trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay, sự hạn

chế về quỹ đất và về phần lớn các loại tài nguyên, sự đồi dào về nguồn nhân lực,

lợi thế về giá nhân công rẻ, vị trí địa lý thuận lợi, đòi hỏi và cho phép chúng ta

lựa chọn chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu là chính để phát triển

nhanh, đồng thời thay thế nhập khẩu những hàng hoá - dịch vụ trong nước tự cung ứng có hiệu qủa hơn Hướng về xuất khẩu và cách thức tận dụng những lợi

thế so sánh, tranh thủ sức mua lớn trên thị trường thế giới để tích tụ vốn nhằm

nhanh chóng mở rộng quy mô và nâng cao trình độ sản xuất trong nước, tạo thêm

nhiều việc làm và thu nhập, tăng khả năng nhập vật tư, thiết bị để tạo ra những

hàng hoá, dịch vụ có giá tri gia tăng lớn, chất lượng cao, có sức cạnh tranh mạnh

cả trên thị trường nội địa và thị trường thế giới, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời

sống của nhân dân” [101, tr 117].

Tư tưởng này mang tính chiến lược của thời đại trên cơ sở kinh nghiệm công

nghiệp hoá của các quốc gia, chúng ta chủ trương tiến hành công nghiệp hoá gắn

liền với hiện đại hoá trên nền tảng vững chắc của những công nghệ cơ bản mà

tranh thủ đi tắt, đi nhanh kết hợp giữa tuần tự và nhảy vọt Tại Đại hội đại biểu

_ toàn quốc lần thứ IX, Dang ta đã xác định “Con đường công nghiệp hoá, hiện đại

hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa

có bước nhảy vọt” [50, tr 91]

d Công nghiệp hoá nông thôn

Là khái niệm để chỉ quá trình biến đổi của công nghiệp nông thôn từ chỗ là các

hoạt động kinh tế phụ trong cơ cấu kinh tế thuần nông truyền thống trở thành

ngành sản xuất chính trong cơ cấu kinh tế mới ở nông thôn theo hướng giảm dan

tỷ trọng của nông nghiệp và gia tăng ty trọng của các các ngành không phải là

nông nghiệp (bao gồm công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ) trên địa bàn nông

thôn.

Ngày đăng: 10/06/2024, 00:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN