1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Chính trị học: Vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị Thái Lan hiện đại: Trường hợp của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra

196 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 50,52 MB

Nội dung

Trong chế độ độc tài quân sự, doanh nhân Thái Lan chỉ đơn thuần hoạt động kinh tế, bị động về chính trị.Khi nền dân chủ Thái Lan được hình thành, giới doanh nhân trở thành lực lượngchủ đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN ĐÌNH THUAN

LUAN AN TIEN Si CHINH TRI HOC

Hà Nội - 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN ĐÌNH THUAN

Chuyên ngành: Chính trị học

Mã số: 62310201

LUẬN ÁN TIEN SĨ CHÍNH TRI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Hoàng Khắc Nam

XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYÉT NGHỊ

CUA HOI DONG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch Hội đồng đánh giá

Luận án Tiên sĩ

PGS.TS Hoàng Khắc Nam GS Vũ Dương Ninh

Hà Nội - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận an là trung thực Các kết luận của luận an chưa từng được ca nhân hoặc tô chức nào công bồ trong bát cứ công trình nào khác

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Nguyễn Đình Thuận

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Hoàng Khắc Nam, người thầy kính mến, vì đã hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án này Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các

thầy, các cô, giảng viên của Khoa Chính trị học, Đại học Khoa học xã hội và

nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tích cực giúp đỡ dé tôi được học tập,

nghiên cứu và hoàn thành công trình này.

Trong quá trình xây dựng và hoan hoàn thành công trình này, tôi đã

nhận được sự giúp đỡ tận tình về chuyên môn của các thầy, cô giáo và các

học giả về chính trị học và chính trị Đông Nam Á Đó là: GS.TS Đỗ Quang

Hưng, GS NGND Vũ Duong Ninh, GS.TS NGƯT Phùng Hữu Phú, GS.

TS Trình Quang Phú, PGS.TS Trần Khánh, PGS.TS Nguyễn Duy Dũng,

GS.TS Ngô Văn Doanh, PGS.TS Nguyễn Thu Mỹ, PGS.TS Phạm Thái

Việt, PGS.TS Lại Quốc Khánh, GS.TS Nguyễn Thiết Sơn, nhà báo Đặng

Bảo Trung.

Xin cảm ơn và luôn ghi nhớ sự hỗ trợ nhiệt tình của các đồng nghiệp từ Ban Nội chính Trung ương trước đây và Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thành phố Đà Nẵng hiện nay, đã tạo điều kiện các mặt để tôi

hoản thành luận án này.

Xin cảm ơn toàn thể gia đình, người thân và rất nhiều bạn bè đã sát

cánh bên tôi trong suôt thời gian vừa qua.

Trang 5

MỤC LỤC

MO 100005 |

1 Lý do chọn 6 tài - 2©5<+5<+EE+EE£EE£EEEEEEEEEEE211211211211211 11111111 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU .- ¿5 + ‡*+**+*eE£+eeeeeeeseeeress 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2 2+ 2+E£+E+Ex+Ex+rxsrxerxerxee 4

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên CỨU 5 55555 s+++++++£>++ 4

5 Đóng góp của Luận án - - óc + kg ng ngệc 7

6 Ý nghĩa của Luận án - 2 2+S£+SE+EE£EE£EEEEEEEEEEEE211221221221 71211 xe 7

7 Bố cục của Luận án -¿-c-c+SsSt+ESE9EESE+EEEEE12E25551115112111212E5111 21522311 SE2 8 Chương 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU 2 9

1.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoai nƯỚC - - 5 5555 sssss 9

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở trong NUGC - 5 5+5 s++£+*e£+ex++ 9 1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngOải - -+++s«++ss++s>+sss+ 13

1.2 Những kế thừa từ các công trình nghiên cứu đã xuất bản - 21 1.3 Những van đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu -2 2s+ss+cs+: 21 Chương 2: KHÁI QUAT VE NEN CHÍNH TRI THAI LAN HIỆN DAI 23 2.1 Tiến trình chính trị Thái Lan (1932 - 2014) s- s s+++x+rxzzzx+ 23

2.1.1 Chính thể quan liêu (1932 - 1978) -¿- +¿©s++zx+cxe+zsees 23 2.1.2 Nền chính trị “bán dan chủ” (1978 - 1988) -. -: 29 2.1.3 Nền chính trị dan chủ tuyên cử (1988 - 2014) - 32 2.2 Thé chế và hệ thống chính trị Thái Lan qua các bản hiến pháp 37

2.2.1 Hiến pháp 1978 ¿- + + 5s+SE+EE£EEEEEEEEEEE2E1221221 212121, 37 2.2.2 Hiến pháp 1991 - - 2-2 2+E+SE£ E2 E2EEEEEE15112171711112 2121 0, 38 2.2.3 Hiến pháp 199/7 -¿- 2 2+s+SE+EE£EEEEEEEEEEEE211211271271 717121 xeeU 39 2.3 Đảng phái chính trị và chế độ bau cử của Thái Lan - 41

2.3.1 Sự hình thành và phát triển của các đảng phái 4I 2.3.2 Chế độ bau cử và đặc điểm cử tri -¿-s se sx+x+EvEerezxzxererez 44

Trang 6

2.4 Các lực lượng chủ yếu trong nền chính trị Thái Lan - 46

2.4.1 Quốc vương Bhumibol A dulyadej - 252252222 46

2.4.2 Giới quan liÊU 2-22 ¿+ £+EE£EEE£EEtEEEEEEEEEEEEEErErrkrrkrrrreee 48 2.4.3 Các tướng lĩnh quân đỘi - - + 55 + * + *+vvEeseereeereeerrree 50 2.4.4 Giới doanh nhân - - - - G5 1313221111111 11111851111 ree 52

2.4.5 Mối tương quan giữa các lực lượng chính trị - +: 54 2.5 Tiểu kết - 2 ©2s 2k2 E21 211271211271211 112111111111 11 T1 T11 1g rên 57 Chương 3: VAI TRO CUA GIỚI DOANH NHÂN TRONG NEN CHÍNH TRI THAI LAN 8a .Ô 59 3.1 Nguồn gốc và quá trình phát triển của cộng đồng doanh nhân Thái Lan 59

3.1.1 Người Hoa, người Thái gốc Hoa và sự hình thành cộng đồng

3.1.2 Các loại hình doanh nhân Thai Lan hiện đạI1 63 3.2 Những hoạt động và ảnh hưởng chính trị của doanh nhân 68

3.2.1 Hoạt động trong các đảng phái - ¿5555 + s+ss+ecsseereesss 68

3.2.2 Hoạt động trong quá trình bầu cử - 2s sex: 73

3.2.3 Hoạt động trong chính phủ - ¿5+ *+++eeeeerseerseees 75

3.3 Doanh nhân - tác nhân dẫn đến sự sụp đồ của các chính phủ liên minh 81

3.3.1 Dang sau nhóm lợi ích và nạn tham nhũng - 81 3.3.2 Sự sụp đồ của các chính phủ liên minh 2 c5 s52 85 3.4 Đánh giá vai trò của giới doanh nhân trong nén chính trị Thái Lan 88

3.4.1 Vai tro tich CUC ae - 88

3.4.2 Val trO th@U CUC GẼP£ANẬIaaaiaÝŸ44Õ4 90

cố 92 Chương 4: TRƯỜNG HỢP CỦA CỰU THỦ TƯỚNG THAKSIN

Ji 0600.0011177 .a 94

4.1 Nguồn gốc gia đình và quá trình phát triển -¿- 2 -5¿©s=++ 94

4.1.1 Hoàn cảnh xuất thân -¿-¿- c2 tESE+EEESESEEEEEEEEEEEErErErErrererrra 94

Trang 7

4.1.2 Quá trình phát triển kinh doanh -2- 2 2 s2 xxx: 95 4.1.3 Tham gia vào “Nền chính trị tiền bạc” -.-¿s+s+cscs+s+s+zszszesed 97

4.2 Những hoạt động va ảnh hưởng chính tri cua Thaksin Shinawatra 99

4.2.1 Hoạt động dang phái - - - c3 ‡*+kE+veEEeeereeerereerrreree 100 4.2.2 Tham gia tran CỬ - c6 E111 1 91 91v vn net 106

4.2.3 Hoạt động trong chính quyễn 2-2 2 2 ++£++zx+zszzsz 113 4.3 Thủ tướng Thaksin - tác nhân chính khiến chính phủ sụp đồ 122

4.3.1 Thực hiện các chính sách gây tranh cãi -‹ -+s+ 122

4.3.2 Thể hiện phong cách trịch thượng và hiếu thang 122 4.3.3 Lạm dụng quyền lực và trục lợi cá nhân - «=- 132 4.3.4 Tạo điều kiện cho các đối thủ chính trị tri dậy 134 4.4 So sánh về vai trò của Thaksin và giới doanh nhân trong nên chính trị 138

4.4.1 Những điểm tương đồng - 2 2+ 2+EE+E+EE+EEerxerxerreree 141 4.4.2 Những điểm khác biỆt - 2 SE SE2EE2ESEEEEEEEEEEErEerkrrkrree 143 ôn 145

4500979015 148DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

DEN LUẬN AN + tt HH rrrrrree 151

TÀI LIEU THAM KHẢO 5+ 5+t te tk g1 re 152

000692 159

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Tên tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

AIS Advanced Info Service Công ty Dịch vụ Thông tin

ASEAN | Association of Southeast Asian | Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Nations BBC Bangkok Bank of Commerce Ngân hàng Thương mại Bangkok

BECL | Bangkok Expressway Consortium | Công ty TNHH đường cao tốc

CEO Chief Executive Officer Tổng giám đốc điều hành

CP Charoen Pokphand Tập đoàn kinh tế Charoen Pokphand

ETA Express and Rapid Transit Công ty Cao tốc va vận tải nhanh

Authority

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phâm quốc nội

JPPCC_ | Joint Public-Private Consultative | Ủy ban Tu van hợp tác công tư

Committee

NCPO | National Council for Peace and Hội đồng Hòa bình và Trật tự

Order quốc giaNESDB | The National Economic and Cục Phát triển kinh tế xã hội

Social Development Board quốc gia

PAD People’s Alliance for Democracy | Liên minh nhân dân vì dân chủ

PDP Parlang Dharma Party Dang Sức mạnh dao đức

PPP People Power Party Đảng Sức mạnh nhân dân

TOT Telecom of Thailand Cong ty dién thoai Thai Lan

TRT Thai Rak Thai Dang Người Thái yêu người Thai

UDD United Front of Democracy Mặt tran dân chu thống nhất chồng

Against Dictatorship độc tài

USD United States Dollar Đồng đô la Mỹ

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bảng 2.1: Các đảng phái dan đầu trong các cuộc bau cử Hạ nghị viện 42

Bảng 2.2: Chính quyền đa đảng của Thái Lan - 22 2 s5x+£s+s++£zzxcsez 43 Bang 3.1: Số liệu về nghị sĩ quốc hội chuyên sang đảng phái khác 71

Bang 3.2: Nguyên nhân hình thành và kết thúc của các chính phủ Thái Lan 85

Bảng 4.1: So sánh số lượng cơ sở và đảng viên các đảng phái - - 105

Bảng 4.2: Số ghế và tỷ lệ phiếu bầu trong cuộc bau cử năm 2001 - 113

Bảng 4.3: Danh mục các dự án cơ sở hạ tầng dự kiến triển khai trong giai đoạn

cầm quyền của Thủ tướng Thaksin - 2 2 2 ®+E£+E£+EE£EE£EEtEEt£EzzEzrxrrxerxee 119 Bảng 4.4: Tổng hợp hoạt động của giới doanh nhân va Thaksin Shinawatra

trong nền chính trị Thái Lan 2-2-2 S+E£2E£+EE+EE£EE££EE2EE+EE+EEeEEzEEzEeerxerxee 139

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chính trị học là một ngành học mới ở nước ta trong khi chính trị thế giới lại

càng mới mẻ hơn nữa Nhiều vấn đề chính trị quốc gia, đặc biệt là chính trị nội tại

mỗi quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan, cần được nghiên

cứu một cách thâu đáo dé góp phan mở rộng tri thức cũng như có cách nhìn khách

quan khoa học về khu vực

Thái Lan, một quốc gia láng giềng, có lịch sử quan hệ ngoại giao đầy thăngtrầm với Việt Nam Hai nước hiện nay đều là thành viên của ngôi nhà chung Hiệp

hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Năm 2013, hai nước cũng đã nhất trí thiết

lập quan hệ đối tác chiến lược với 5 trụ cột chính gồm quan hệ chính trị; hợp tácquốc phòng và an ninh; kinh tế; xã hội-văn hóa; hợp tác khu vực và quốc tế Trong

bối cảnh đó, việc tìm hiểu một cách toàn diện về đất nước, con người, trong đó có

nền chính trị của Thái Lan là điều vô cùng cần thiết Bởi vì hiểu biết rõ về các đặcđiểm của nền chính trị của một quốc gia góp phần tạo nền tảng cơ bản để hiểu vềnhau hơn và giúp hai nước tiến tới hợp tác lâu dai và bền vững

Mặc dù nhìn từ bên ngoài, Thái Lan được coi là đất nước thanh bình, đấtnước của những nụ cười, song ở bên trong, nhất là trong bản chất chính trị của quốcgia này, nó lại mang một bộ mặt hoàn toàn khác Kê từ cuộc chính biến năm 1932cho đến nay, nên chính trị luôn luôn có sự đan xen, đấu tranh va cùng ton tại giữacác giai cấp và đại diện tầng lớp xã hội khác nhau Mỗi biến động lớn về chính trị

của quốc gia này đều có sự xuất hiện và tham gia của các thế lực khác nhau từ quân

đội, cảnh sát, giới quan lại, lực lượng bảo hoàng và sau này là giới doanh nhân Sự

bất ôn về chính trị của quốc gia này cho đến nay vẫn được nhiều nhà nghiên cứu

nhìn nhận và đánh giá dưới các lăng kính khác nhau, thậm chí tương phản nhau.

Chính vì vậy, việc hệ thống hóa lại lịch sử vẫn đề, chỉ ra các nguyên nhân căn bảncủa những bat ồn, phát hiện tính quy luật, sự lặp lại trong quá trình vận động của hệthống chính tri Thái Lan hiện đại là việc làm cần thiết dé có sự hiểu biết đúng đắn

và toàn diện hơn.

Trang 11

Trong các lực lượng chính trị tại Thái Lan, giới tướng lĩnh quân đội thường

được nhắc đến nhiều hơn cả Đây là lực lượng truyền thống từng lãnh đạo độc tônnền chính trị Thái Lan suốt một thời gian dai, họ dường như là tác nhân tao ra nhiềubat ồn chính trị nhất cho Thái Lan và hiện nay, họ vẫn đang nam quyén sau cudc

đảo chính năm 2014 Tuy vậy, bên cạnh sự nổi trội của các tướng lĩnh quân đội

cũng như sau này là các chính khách dân sự trên chính trường Thái Lan, còn có một

lực lượng khác, tuy mới nổi nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong nền chính

trị của Thái Lan hiện đại Đó là cộng đồng các doanh nhân Trong chế độ độc tài

quân sự, doanh nhân Thái Lan chỉ đơn thuần hoạt động kinh tế, bị động về chính trị.Khi nền dân chủ Thái Lan được hình thành, giới doanh nhân trở thành lực lượngchủ đạo nắm quyền chính trị Từ thân phận những người chịu bảo trợ, phải cung

phụng cho giới tướng lĩnh quân đội lãnh đạo, doanh nhân Thái Lan vụt trưởng thành

về chính trị, họ trở thành một chủ thé quan trọng trong nền dân chủ tuyên cử và là

thế lực thao túng các hoạt động chính trị ở Thái Lan từ cuối thập niên 1980 cho đến

những năm đầu của thế kỷ 21 Như vậy là, việc tìm hiểu, phân tích dé từ đó đánhgiá đúng mức vai trò của giới doanh nhân sẽ góp phần quan trọng trong việc kiếngiải những chuyền biến chính trị Thái Lan trong giai đoạn vừa qua cũng như dự báobiến động chính trị của Thái Lan trong thời gian tới

Việc làm rõ vai trò của giới doanh nhân trong đời sống chính trị Thái Lankhông phải là nhiệm vụ dé dàng Chính trường Thái Lan trong giai đoạn đó có rấtnhiều doanh nhân tham gia chính tri, họ có động cơ khác nhau, tac động khác nhau

và mức độ thành công cũng khác nhau Dé giải quyết van đề này, một trong những

cách tiếp cận phô biến là lựa chọn được một nhân vật chính trị làm trường hợp điển

hình Nhân vật đó vừa phải là doanh nhân đồng thời là chính khách Người đó vừamang những đặc điểm chung nhất về bản chất, động cơ của giới doanh nhân khitham gia chính trị vừa cũng có những anh hưởng lớn hon tới nền chính trị Thái Lan

Chúng tôi nhận thấy, có thể chọn Thaksin Shinawatra là nhân vật chính trị điển

hình, thé hiện được gần như day đủ vai trò của giới doanh nhân nói chung trong nềnchính trị Thái Lan Thaksin Shinawatra vốn là một tỷ phú viễn thông; ông trực tiếpsáng lập và xây dựng thành công một đảng phái lớn mạnh và là một trong số không

Trang 12

nhiều doanh nhân trở thành thủ tướng chính phủ Cuộc đời hoạt động chính trị củaThaksin Shinawatra dù không dài song đã trải qua gần như đầy đủ các mối quan hệ

giữa đảng phái và nhóm lợi ích, giữa lợi ích cử tri và lợi ích của các trùm tài phiệt,

giữa lợi ích quốc gia và lợi ích gia đình, giữa quá trình chỉ đạo tập trung và vấn đề

dân chủ hóa chính trị Với thực tiễn như vậy, việc chon Thaksin Shinawatra làm trường hợp đặc thù cho giới doanh nhân Thái Lan sé làm cho bức tranh toàn cảnh

doanh nhân Thái tham gia chính trị thêm sống động hơn, sắc nét hơn và đặc biệt,

với hình ảnh người thật, việc thật sẽ làm cho những nhận định về vai trò của doanh

nhân trong nên chính trị Thái Lan có sức thuyết phục hơn

Với những lý do như trên, chúng tôi chon chủ đề: “Vai trò của giới doanhnhân trong nền chính trị Thái Lan hiện đại: Trường hợp của cựu Thủ tướngThaksin Shinawatra” là đề tài nghiên cứu của luận án

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích: Luận án trình bày và làm sáng tỏ vai trò tích cực và tiêu cực

của giới doanh nhân trong nên chính trị Thái Lan hiện đại với việc nghiên cứu chủyếu trường hợp Thaksin Shinawatra Việc nhiên cứu vai trò của giới doanh nhânchủ yếu thông qua các hoạt động trong các đảng phái, trong các cuộc bầu cử và

trong các chính phủ liên minh.

2.2 Nhiệm vụ

Đề đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây:

Một là, dựng lại bức tranh tổng thể về tiến trình chuyển đổi chính trị TháiLan ké từ sau năm 1932, phân tích những đặc điểm cơ bản trong nền chính trị TháiLan, bao gồm hệ thống chính trị Thái Lan, đảng phái và các vấn đề về bầu cử

Hai là, phân tích các lực lượng tham gia vào tiến trình chính trị Thái Lan và

mỗi tương quan giữa các lực lượng chính trị này

Ba là, phân tích sự nỗi lên của giới doanh nhân Thái Lan trong nền chính trị

gồm thông qua những hoạt động trong các đảng phái chính trị', quá trình bầu cử, và

“Đảng phái chính trị” được hiểu trong Luận án này là những tổ chức chính trị được pháp luật Thái Lan công nhận, là tập hợp của các lực lượng chính trị hoặc giai cấp với mục đích đấu tranh với các lực lượng

chính trị khác nhăm giành, giữ, sử dụng quyên lực nhà nước.

Trang 13

chính quyền trung ương, từ đó rút ra những đánh giá tông thể về vai trò tích cực,tiêu cực của họ trong nên chính trị Thái Lan.

Bốn là, chọn Thaksin Shinawatra, Thủ tướng Thái Lan giai đoạn 2001

-2006, làm trường hợp nghiên cứu điển hình trong số các doanh nhân Thái Lan tham

gia hoạt động động chính trị Trên cơ sở đó, tìm ra những đặc điểm tương đồng vàkhác biệt giữa Thaksin Shinawatra với giới doanh nhân Thái Lan nói chung dé củng

có các nhận định về vai trò của giới giới doanh nhân Thái Lan trong nền chính trị

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu chung là giới doanh nhân Thái Lan và sự tham giacủa họ trong nền chính trị cấp trung ương

- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin

Shinawatra.

3.2 Pham vi:

Về thời gian: từ năm 1932 đến năm 2006, trong đó tập trung vào giai đoạn

1988 - 2006 khi Thái Lan trải qua nền dân chủ tuyên cử

Về không gian: tập trung ở Thái Lan, địa bàn nghiên cứu là những diễn biếnchính tri ở cấp trung ương hoặc các vận động chính trị khác phục vụ cho diễn biếnchính trị cấp trung ương

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận:

Luận án nghiên cứu chủ đề này dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin Luận án cũngdựa trên lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về vai trò và sự phát triển các hình

thái kinh tế xã hội, về quan hệ giữa hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc cũng nhưcác lý luận khác về nhà nước, lý luận về mối quan hệ kinh tế - chính trị giữa cácgiai cấp trong xã hội Các cơ sở lý luận này chính là nền tang dé tìm hiểu về bối

cảnh và sự biến đổi chính trị ở Thái Lan, thiết chế va sự vận hành của nền chính trị

Thái Lan, mối quan hệ qua lại giữa giới chính trị, giới doanh nhân và các bộ phận

khác trong các hoạt động chính trị ở Thái Lan.

Trang 14

Ngoài ra, để có thé phân tích một cách thấu đáo và nhiều chiều các khía cạnh

tác động đến nền chính trị Thái Lan, luận án tham khảo một số ly thuyét cua cac

học giả phương Tây, cụ thé như sau:

- Lý thuyết về tinh hoa - quyền lực của Wright Mills: Theo đó, quyền lựcchính trị được tập hợp thông qua ba thiết chế kinh tế, chính trị và quân sự Các thiếtchế này có khả năng chi phối các thiết chế khác trong xã hội thông qua ba hình thái

cưỡng chế (quân sự), thống trị (chính trị) và thao túng (kinh tế) Luận án sử dụng lý

thuyết này nhằm phân tích vai trò của các lực lượng chính trị Thái Lan gồm các

tướng lĩnh quân đội, giới quan liêu và đặc biệt là giới doanh nhân Từ đó chỉ ra

rằng, giới tỉnh hoa Thái Lan đã giữ các quyền lực thống trị, cưỡng chế và thao túng

kể từ sau cuộc chính biến năm 1932 cho đến nay

- Lý thuyết về chuyên đổi dân chủ của Dankwart Rustow Lý thuyết này xác

nhận sự tồn tại của các nhóm tinh hoa trong xã hội và khẳng định chúng có ảnhhưởng quyết định đến sự chuyển đổi dân chủ Theo Rustow, việc chuyền đổi dan

chủ của một quốc gia là sự tranh giành và giằng co về quyền lực giữa các nhóm tỉnhhoa qua ba giai đoạn chính gồm chuẩn bị, chuyên đổi và củng cố dân chủ Lý thuyết

về chuyển đồi dân chủ được sử dụng trong Luận án góp phan chỉ rõ sự chuyền đổicủa nền chính trị Thái Lan từ nền độc tài quân sự sang chế độ dân chủ cũng như sự

thắng thế của giới doanh nhân trong nền dân chủ đó

4.2 Phương pháp nghiên cứu:

Do luận án là một công trình nghiên cứu chính trị cho nên chúng tôi thực

hiện nhiều phương pháp nghiên cứu chung trong khoa học xã hội và nhân văn cũng

như các phương pháp riêng trong ngành chính trị học:

- Các phương pháp lịch sử: Luận án đã sử dụng phương pháp lịch đại và

đồng đại để xem xét, trình bày một cách trung thực tiễn trình chính trị Thái Lanhiện đại, đặc biệt là ké từ sau cuộc Chính biến năm 1932 Các phương pháp nghiên

cứu xem xét chính trị Thái Lan một tiến trình liên tục trong mối liên hệ lịch sử vớinhiều nhân tố và tác động khác nhau của đời sống đất nước Thái Lan Ngoài ra,phương pháp này cũng được sử dụng dé chỉ rõ điều kiện, quá trình hình thành vàphát triển của giới doanh nhân Thái Lan cũng như những tác động của họ đối với

nên chính tri nước này.

Trang 15

- Phương pháp logic: Dé tìm ra bản chất, khuynh hướng tất yếu và sự vậnđộng của trong tiến trình lịch sử Thái Lan cũng như sự phát triển và vai trò của giớidoanh nhân trong nền chính trị, luận án cũng kết hợp sử dụng phương pháp lich sửvới phương pháp logic Phương pháp này giúp hình thành các luận điểm dé kháiquát, lý giải và đánh giá, từ đó đưa ra các kết luận về tiến trình chính trị Thái Lan vàvai trò của giới doanh nhân trong nén chính trị đó

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận án phân tích đặc điểm kinh tế - xãhội, chế độ chính trị, văn hóa chính trị, quyền lực chính tri cũng như các diễn biến

trong đời sống chính trị và từ đó tổng hợp lại để hình thành các nhận định mangtính quy luật về đời sống chính trị cũng như những đặc trưng của nền chính trị

Thái Lan.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp nay được sử dụng dé làm rõ đặc điểmcủa nền chính trị Thái Lan qua các thời kỳ lịch sử cũng như giúp tìm ra những điểmxuyên suốt và những điểm biến đổi Tương tự như vậy, phương pháp so sánh cũngđược áp dụng vào trường hợp doanh nhân Thái Lan dé giúp thay được làm rõ thêmnhững đặc điểm biến đổi và xuyên suốt cũng như có thé thay được vị trí, vai trò

tăng hay giảm của doanh nhân trong nên chính trị Thái Lan

- Phương pháp phân tích hệ thống - cấu trúc: Luận án coi nền chính trị TháiLan như một hệ thống với cau trúc quyền lực bên trong như phương thức tô chứccủa hệ thống Từ đó, luận án tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa hệ thống chính tri và

cau trúc quyên lực chính trị ở Thái Lan với giới doanh nhân Thái Lan với tư cách là

một phan tử trong hệ thống Đồng thời, phương pháp nay còn giúp luận án tìm ra

các tác động ràng buộc cũng như những “kẽ hở” từ hệ thống và cấu trúc này tới

hoạt động của giới doanh nhân trên chính trường Thái Lan.

- Phương pháp case-study: Luận án lấy nhân vật chính trị ThaksinShinawatra làm trường hợp điển hình dé nghiên cứu và phân tích sâu nhằm làm rõ

hơn vai trò, đặc điểm và tác động của giới doanh nhân trong nên chính trị Thái Lan

Từ đó, đưa ra những so sánh tương đồng và khác biệt dé kiêm chứng và khắc họa rõ

nét cho vai trò của giới doanh nhân nói chung trong nên chính trị Thái Lan.

Trang 16

- Phương pháp phân tích quyền lực: Coi quyền lực như vấn đề trung tâm củanền chính trị, luận án đã phân tích quyền lực như động cơ, lợi ích của các bộ phậntrong nền chính trị Thái Lan cũng như cấu trúc quyền lực của hệ thống chính trị đó.Qua đó, luận án cũng làm rõ những đặc điểm trong cấu trúc quyền lực như sự phân

chia, đối trọng và kiềm chế quyền lực ở Thái Lan qua các thời kỳ Phương pháp này

cũng được sử dung dé làm rõ những đặc thù trong động cơ quyên lực, lợi ích chínhtrị và kinh tế cũng như cách thức hoạt động chính tri của giới doanh nhân Thái Lan

- Phương pháp thống kê để tập hợp các số liệu, như: các chính quyền đa

đảng, số liệu về nghị sĩ quốc hội, các đảng phái, cơ sở đảng và đảng viên, SỐ phiếu

và tỷ lệ phiếu bầu cho mỗi đảng phái trong các cuộc bầu cử, Các số liệu trên

được tập hợp thành bảng biểu, giúp đem lại các nhìn khái quát và hỗ trợ cho phân

tích định lượng trong luận án.

5 Đóng góp của Luận án

Luận án trình bày một cách hệ thống về nền chính trị Thái Lan hiện đại từsau chính biến năm 1932 đến năm 2006, trong đó làm rõ quá trính chuyền biến théchế chính trị từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến, từ chế

độ độc tài sang chế độ dân chủ và các biến động chính trị xảy ra xung quanh các

quá trình chuyên đổi đó

Luận án cũng phân tích vai trò của các tang lớp xã hội trong tiến trình chuyểnđổi chính trị của Thái Lan, trong đó trình bày va phân tích một cách hệ thống về quátrình xuất thân, phát triển của giới doanh nhân Thái Lan, nhấn mạnh mối quan hệ

tương tác giữa giới doanh nhân với giới chính tri gia, giữa giới doanh nhân với các lực lượng chính trị khác và giữa hoạt động kinh doanh với hoạt động chính trị.

6 Ý nghĩa của Luận án

6.1 Về ly luận:

- Làm rõ những đặc điểm căn bản về nền chính trị nội tại của Thái Lan

- Đóng góp về mặt lý luận trong nghiên cứu chính trị Thái Lan khi chứng

minh được rằng, ngoài việc đóng vai trò tích cực trong nền chính trị nói chung, giới

doanh nhân đã góp phần làm suy thoái nền dân chủ tuyên cử của Thái Lan và là một

trong những tác nhân chính đưa nên chính tri này rơi vào bat ôn.

Trang 17

7 Bố cục của Luận án

Ngoài phần lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục các từ viết tắt,

danh mục các bảng, mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả

liên quan đên luận án và phụ lục, Luận án được chia làm 04 chương.

Trang 18

Chương 1: TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Từ nhiều thập niên trở lại đây, Thái Lan trở thành đối tượng thu hút các học

giả trong nước nghiên cứu ở những lĩnh vực lớn như lịch sử, chính tri và văn hóa va

quan hệ đối ngoại Khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, việc nghiên cứu về

nên kinh tế của các nước trong khu vực được đây mạnh hơn nhằm so sánh và rút ra

những bài học kinh nghiệm cho quá trình quản lý và phát triển kinh tế nước ta.Trong số đó, Thái Lan, một quốc gia tương đối thành công trong công cuộc pháttriển kinh tế hướng về xuất khẩu, nổi lên như một đối tượng nghiên cứu có sức thuhút mạnh mẽ Căn cứ vào thực trạng nghiên cứu Thái Lan ở trong nước, có thể tạm

chia thành ba nhóm chính là lịch sử - chính trị; kinh tế và quan hệ đối ngoại.

1.1.1.1 Về lịch sử - chính trị Thái Lan

Rất nhiều học giả trong nước đã nghiên cứu một cách có hệ thống về lịch sửcủa Thái Lan Tiêu biểu như các cuốn: “Thai Lan, một số nét về tình hình kinh tế xãhội chính trị lịch sử” (1988) của Nguyễn Khắc Viện; “Lịch sử Thái Lan” (1994) của

Vũ Dương Ninh; và “Lịch sử Thái Lan” (1998) của Phạm Nguyên Long và Nguyễn

Tương Lai (chủ biên) Đây là ba cuốn sách cung cấp những thông tin cơ bản về đấtnước, con người, nền văn hóa cũng như quá trình lịch sử và phát triển kinh tế - xã

hội của Thái Lan từ thời tiền sử và cho đến hiện đại Trong các tác pham nay, cactac gia đã dành nhiều công sức dé trình bày những chuyền biến của nền chính trị.Các kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa lớn, giúp tiếp cận, khai thác và phục dựng

bối cảnh của nền chính trị Thái Lan

Không chỉ dừng lại ở nghiên cứu lịch sử đơn thuần, nhiều học giả đã đi sâunghiên cứu Thái Lan theo chuyên đề về chính trị Ở đây, tôi trình bày một số côngtrình nghiên cứu về chính trị theo diễn trình lịch sử Thái Lan

Trước tiên, dé tìm hiểu ý nghĩa của cuộc chính biến năm 1932 và những tác

động của nó đến nền chính trị Thái Lan hiện tại, có thé tham khảo Luận án Tiến sĩlịch sử “Cách mạng năm 1932 ở Xiêm (Thái Lan): Tính chất và ý nghĩa lịch sử” của

Kim Ngọc Thu Trang (Học viện Khoa học xã hội - 2013) Luận án này đã khái quát

Trang 19

tiền đề, diễn biến, kết quả của cuộc cách mạng 1932 ở Xiêm; đồng thời phân tích,

làm rõ tính chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng này; so sánh, đối chiếu với các cuộccách mạng tư sản ở châu Âu trong những thế kỉ trước, từ đó rút ra những đặc điểm

của cuộc cach mạng 1932 Tac giả di đến kết luận rằng, sự chuyền đôi chính trị năm

1932 tại Xiêm là một “cuộc cách mạng” vì nó đã thay thế chế độ quân chủ chuyênchế bang chế độ quân chủ lập hiến, tạo điều kiện cho việc tiễn hành các cải cáchtheo hướng tư sản, mở ra một thời kỳ phát triển mới của Xiêm

Viết về những biến động chính trị của Thái Lan trong thập kỷ 1970, trong bàiviết “Nhìn lại cuộc nổi dậy của sinh viên Thái Lan tháng 10-1973” (Tạp chí Nghiêncứu Đông Nam Á, số 3 - 1994), Lê Hùng Nam đã tìm hiểu về truyền thống đấutranh của sinh viên Thái Lan trong thập niên 1970 Nhờ mối liên hệ chặt chẽ và sựgiúp đỡ của nhiều tầng lớp nhân dân, sinh viên trở thành lực lượng hùng hậu, gópphần quyết định trong việc lật đồ chế độ độc tai Thanom Kittikachon năm 1973

Nền chính trị Thái Lan tiếp tục được các tác giả Việt Nam quan tâm nghiên

cứu từ khi Thủ tướng Thaksin Shinawatra lên nắm quyền Qua những luận án hoặcbài viết ở đưới các góc độ khác nhau, chân dung Thủ tướng Thaksin Shinawatracũng như những ảnh hưởng của ông trong thời gian cầm quyền và sau khi chínhquyền của ông bị lật đỗ được khắc họa tương đối rõ nét

Phan ánh vai trò trong quan hệ đối ngoại của Thaksin qua bai viết: “Quan hệThái Lan - Trung Quốc dưới thời cầm quyền của Thủ tướng Thaksin Shinawatra

(2001-9/2006)” (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 12 - 2011), Đinh Hữu Thiện

đã trình bày vắn tắt về những chính sách ngoại giao lớn của Thaksin, đặc biệt là

việc cải thiện mạnh mẽ mối quan hệ với Trung Quốc.

Liên quan đến việc Thủ tướng Thaksin bị quân đội đảo chính lật đô, Văn

Ngọc Thanh và Dam Thi Dao có bài phân tích “Cuộc đảo chính ngày 19 thang 9

năm 2006 ở Thái Lan” (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 01 - 2008) Các tácgiả cho rằng, đảo chính bắt nguồn từ phong cách lãnh đạo của Thủ tướng Thaksin

và đây đơn thuần chỉ là sự thay đôi ở một bộ phận thượng tầng kiến trúc và thé hiện

“bước phát triển tiếp theo của nền dân chủ Thái Lan” Căn nguyên của cuộc đảo

chính cũng được tác giả Mạnh Kim phân tích một cách sâu sắc hơn trong bài

10

Trang 20

“Chính trường Thái Lan: Nồi súp de đã nỗi” (Tuổi trẻ cuối tuần, 23/9/2006) Tácgiả cho rằng Việc Thaksin bị lật đồ có nguyên nhân quan trọng từ các phi vụ làm ănbat minh của ông trước và trong khi nắm quyền thủ tướng Đó là phản ứng tat yếumột khi niềm tin bị lợi dụng vì nó dựa trên thủ đoạn mi dân và tham nhũng.

Nghiên cứu về tác động của việc Thủ tướng Thaksin bị lật đồ và cuộc khủng

hoảng chính trị tại Thái Lan diễn ra sau đó, trong bài viết “Tác động của khủnghoảng chính trị Thái Lan đến Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4 -

2011), Nguyễn Ngọc Lan cho rằng cuộc khủng hoảng chính trị của Thái Lan có thé

nói được bắt đầu từ một cuộc đảo chính do giới quân sự tiễn hành nhằm lật đồ cựuThủ tướng Thaksin Shinawatra năm 2006, tiếp theo đó là những cuộc biểu tình, bạoloạn gay gắt giữa phe áo đỏ (phe ủng hộ Thaksin) và phe áo vàng (phe ủng hộHoàng gia) dưới thời Thủ tướng Abhisit Vejajiva Tình hình chính trị bất ôn này đãgây tác động tiêu cực không chỉ đối với bản thân nước Thái mà còn có ảnh hưởngkhông nhỏ đến khu vực và các nước láng giéng, trong đó có Việt Nam Mặc dù vậy,những tác động này chỉ mang tính chất gián tiếp dưới dạng những bài học, kinh

nghiệm quý báu để từ đó giúp chính phủ Việt Nam sáng suốt hơn trong việc lựachọn những chính sách hợp lý, tương ứng với hoàn cảnh trong nước và xu hướngchung của khu vực và thế giới

Đề tổng hợp một thập kỷ đầy sôi động của nền chính trị Thái Lan đương đại,

Nguyễn Phương Bình có bài “Chính trường Thái Lan thập niên đầu thé kỷ 21” (Tap

chí Nghiên cứu Quốc tế Số 2 - 2010) Bài viết này tập trung phân tích sự nỗi lên vàthời gian cầm quyền của Thủ tướng Thaksin Shinawatra, những chính sách lớn khinăm quyền ông đã ban hành cùng các hệ lụy kèm theo Tác giả cũng đề cập tươngđối chi tiết những biến động chính trị liên tiếp ké từ sau khi Thủ tướng Thaksin bịquân đội lật đồ và kết luận: Cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan vẫn chưa có hồi

kết và đường như khó đi đến một giải pháp toàn diện vì những căn nguyên sâu xa từ

lịch sử và từ chính hệ thống chính trị của quốc gia này

Như vậy, mặc dù đã có nhiều công trình được các nhà khoa học trong nước

công bố song chưa có công trình nào trình bày một cách toàn diện về nền chính trị

Thái Lan, nhất là chính trị hiện đại với các nghiên cứu về hệ thống chính trị, đảng

II

Trang 21

phái, bầu cử hay các lực lượng chính trị Nếu như nhìn Thái Lan trong bối cảnh một

quốc gia láng giềng của Việt Nam cũng như trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam

A (ASEAN) thì có thé thấy đây là một hạn chế cần phải được bổ sung hoàn chỉnh

1.1.1.2 Về kinh tế Thái Lan

Đề tìm hiểu về nền chính trị của một quốc gia, không thé không nhắc đến cáctài liệu nghiên cứu về con đường phát triển kinh tế của quốc gia đó cũng như nhữngthực trạng, triển vọng và thách thức của nó Những tai liệu này góp phan quan trọng

dé minh định chính sách của các chính quyền cũng như những nhân tổ tương tác tới

hoạt động của một hệ thống chính trị

Kê từ cuối những năm 1980 cho đến năm 1997, con đường phát triển củaThái Lan trở thành đối tượng nghiên cứu thu hút sự quan tâm lớn của các học giảtrong nước Có thể thấy điều này qua các tác phâm: “Chính sách công nghiệp hóacủa Thái Lan - những kinh nghiệm quý cho các nước đang phát triển” (1989) của

Nguyễn Thu Mỹ; “Thái Lan: Cuộc hành trình tới câu lạc bộ các nước công nghiệp

mới” (1992) của Nguyễn Thu Mỹ và Đặng Bích Hà; “Con đường phát triển của một

số nước Châu Á, Thái Bình Dương” (1996) của Dương Phú Hiệp; “Kinh tế Thái

Lan - một số chính sách công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu trong ba thập niên

cuối thé kỷ 20” (2009) của Trương Duy Hòa Những tác phẩm này đã đề cập tương

đối toàn diện sự phát triển của nền kinh tế Thái Lan từ thập kỷ 1960, đặc biệt là khi

quốc gia này chuyền đổi từ nền kinh tế công nghiệp hóa hướng nội - thay thế nhập

khẩu sang nền kinh tế công nghiệp hóa hướng ngoại - hướng về xuất khẩu Các tácgiả đều có chung nhận định, trải qua một chặng đường dài và liên tục, nhờ tuân thủđúng các kế hoạch phát triển kinh tế nên kinh tế Thái Lan vẫn tăng trưởng đều vàcao bất chấp các biến động chính trị lớn, giúp Thái Lan có một diện mạo hoàn toànmới trong khu vực và trở thành một nước công nghiệp mới trên thế giới

Trong giai đoạn Thủ tướng Thaksin lên nắm quyền, các chính sách kinh tế

của chính phủ cũng được học giả Việt Nam quan tâm nghiên cứu Có thé ké đến

Luận án tiến sĩ kinh tế: “Chính sách phát triển kinh tế của Thái Lan dưới thời Thủ

tướng Thaksin Shinawatra” của Nguyễn Ngọc Lan (Học viện Khoa học xã hội 2013) Công trình này nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn các

-12

Trang 22

chính sách phát triển kinh tế của Thái Lan dưới thời Thủ tướng Thaksin Shinawatra.Không chỉ có vậy, tác giả Nguyễn Ngọc Lan đã đi sâu vào một lĩnh vực cụ thể trongcác chính sách của Thủ tướng Thaksin qua bài: “Các chính sách chống đói nghèocủa Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra” (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á,

số 2 - 2014) Bài viết này trình bày một cách khái quát những biện pháp Thủ tướngThaksin Shinawatra và Dang Người Thái yêu người Thái (Thai Rak Thai - TRT)

đưa ra từ khi tranh cử đến khi thực hành nhằm giúp cải tạo khu vực nông thôn Mặc

dù các chính sách này đều có những mặt mạnh và hạn chế, chúng đã có những tác

động không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế của Thái Lan nói chung và đời sống

của những người dân nghẻo nói riêng.

Tiếp cận nghiên cứu kinh tế Thái Lan ở một khía cạnh khác, trong tác phâm

“Vai trò người Hoa trong nên kinh tế các nước Đông Nam A”, tac giả Trần Khánh

đã phân tích tương đối toàn diện quá trình phát triển của người Hoa từ khi mới nhập

cư cho đến trở thành một thành phần trong cộng đồng các dân tộc Thái Lan Tác giả

cũng chỉ ra những đặc điểm cơ bản giúp người Thái gốc Hoa phát triển trở thànhcộng đồng doanh nhân đông đảo nhất của Thái Lan và tránh được sự kỳ thị như

từng thấy ở các quốc gia khác ở Đông Nam Á

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Trong điều kiện hạn chế về ngôn ngữ, tôi không có cơ hội được tiếp cận vớicác công trình khoa học nghiên cứu về chính trị Thái Lan bang tiếng Thái Việcnghiên cứu được thực hiện chủ yếu qua các công trình tiếng Anh của các tác giả

nước ngoài, trong đó có các tác gia Thái Lan.

Việc nghiên cứu về nền chính trị Thái Lan, đã được tiến hành rất quy mô vànhiều chiều bởi nhiều học giả đến từ các quốc gia khác nhau Năm 2006, GS.Michael H Nelson đã tập hợp thư mục và công bố có gần 2.000 bài báo khoa học,

chuyên đề khoa học và sách chuyên khảo bằng tiếng Anh có liên quan trực tiếp và

gián tiếp đến chính trị Thái Lan hiện đại Không chỉ xem xét chính trị Thái Lan quatiễn trình lịch sử, các tác giả còn tập trung nghiên cứu từng yếu tố cấu thành của nềnchính trị đó, từ hệ thống chính trị cho đến hoạt động của các đảng phái, từ vai trò của

hoàng gia, quân đội, doanh nhân cho đên sự nôi lên của các lực lượng dân sự và

13

Trang 23

truyền thông Các yếu tố khác như nền dân chủ, chế độ bầu cử cũng được đề cập với

những công trình nghiên cứu công phu, số liệu chỉ tiết và có sức thuyết phục cao

Đặc biệt, khi giới doanh nhân tham gia tích cực vào đời sống chính trị TháiLan, nhiều tác giả đã chuyên tâm nghiên cứu về đối tượng này Nội dung chủ yếu

được đề cập đến là hoạt động của đảng phái chính trị được doanh nhân hậu thuẫn

hoặc sáng lập; các chiến thuật, chiến dịch tranh cử, vận động tranh cử của doanh

nhân - chính khách; hoạt động của các chính phủ có sự tham gia của doanh nhân;các chính sách kinh tế - xã hội của chính phủ đối với việc phát triển cộng đồng

doanh nhân; mối quan hệ giữa doanh nhân và tiễn trình dân chủ hóa; sự liên kếtgiữa doanh nhân và các thế lực chính trị khác trong xã hội

Cùng một mục tiêu nghiên cứu về đối tượng doanh nhân Thái Lan tham gia

chính trị và cụ thể là trường hợp Thaksin Shinawatra, có thể chia ra các nhóm đề

tai, công trình khoa học có liên quan như sau:

1.1.2.1 Về lich sử Thai Lan

Năm 1981, tác giả John Girling cho xuất bản cuốn sách “Thai Lan: Xã hội va

Chính tri” (Thailand: Society and politics, Cornell University Press, 1981) Day là

một công trình nghiên cứu công phu, phản ánh Thai Lan qua góc nhìn lich sử Cuốn

sách đặc biệt tập trung vào thời kỳ hỗn loạn giữa những năm 1970, khi Thái Lan lần

đầu tiên thực hiện nền chính trị dân chủ Đáng lưu ý trong cuốn sách này là những

phân tích về sự ra đời và phát triển của các đảng phái chính trị và sự tham gia của

các doanh nhân (từ năm 1973 đến năm 1976)

Cuốn sách thứ hai đáng lưu ý là “Thái Lan: Một câu chuyện ngắn ” (Thailand:

A short story, Yale University Press, 2003) của cô giáo sư David Wyatt Dù có tiêu đề

khá khiêm tốn nhưng đây có thé được coi là một tác phẩm tương đối toàn diện vàtổng quát về lịch sử Thái Lan từ giai đoạn hình thành quốc gia cho đến những năm

cuối thập kỷ 1980, đặc biệt là giai đoạn chuyền đổi từ chế độ quân chủ chuyên chếsang quân chủ lập hiến với sự tham gia của các thé lực chính trị khác nhau

Cũng viết về chủ đề trên, cuốn sách “Lịch sử Thái Lan” (History of

Thailand, Chulalongkorn University, Bangkok, 2009) của Chris Baker và Pasuk

Phongpaichit đã phân tích tương đối toàn diện sự chuyên biến của Thái Lan từ một

14

Trang 24

vương quốc của quan lại, quý tộc, thương nhân và nông dân sang một xã hội được

chia làm hai nửa với một nửa là phần lớn nông dân và nửa kia là các công dân thànhthị Hai tác giả đã mô tả về một quốc gia đầy biến động trong giai đoạn kinh tế pháttriển bùng nỗ cũng như sự sôi nổi của các phong trào đại chúng

Trước đó, chính hai nhà nghiên cứu trên đã cho xuất bản cuốn sách “TháiLan: Kinh tế và Chính tri” (Thailand: Economy and politics; Oxford UniversityPress, 2002) Công trình này cung cấp các dữ liệu và thông tin cùng với những kết

quả nghiên cứu rất toàn diện về hệ thống chính trị và kinh tế Thái Lan hiện đại Hai

tác giả cũng phân tích sâu sắc những đổi mới trong chiến lược phát triển kinh tếcũng như chuyền đôi chính trị trong ba thập kỷ cuối của thé kỷ 20 và khang định vaitrò to lớn của các doanh nhân Thái Lan gốc Hoa trong sự thay đổi đó

1.1.2.2 Về nên chính trị Thái Lan và sự tham gia của giới doanh nhân

Nền chính trị Thái Lan hiện đại, đặc biệt là giai đoạn “dân chủ tuyển cử” với

sự tham gia của giới doanh nhân trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của đông đảohoc giả quốc tế Nhiều tác giả đã có gắng lý giải bản chất nền chính trị Thái Langiai đoạn này này thông qua việc tìm hiểu và đánh giá qua các chuyên đề khác nhaunhư dân chủ, hệ thống chính tri, lực lượng chính tri, vấn đề tổ chức bộ máy nhà

nước cũng như vai trò của các địa phương.

Đề cập sâu quá trình và hệ quả của việc doanh nhân tham gia chính trị, Anek

Laothamatas trong bài “Kinh doanh và chính trị tại Thái Lan: Những mô hình ảnh hưởng mới” (Business and politics in Thailand: New patterns of influence Asian

Survey, 28, 1988) cho rang: Doanh nhân có thé anh hưởng đến chính trị và chính

sách với tư cách cá nhân, và quan trọng hơn là với tư cách tập thể Điều này, cùng

với các lợi thế khác, ví dụ như uy tín xã hội ngày càng cao, quyền quyết định về đầu

tư và việc làm, cũng như sự tham gia trong các đảng phái, nghị viện và nội các, đã

đưa giới doanh nhân trở thành một nhóm “phi quan liêu” sở hữu quyền lực chính trịđáng ké ở Thái Lan Bên cạnh đó, các chính thé do doanh nhân dựng lên này khácvới “chinh thé quan liêu” trước kia không chỉ ở khía cạnh một hệ thống các dang cótính cạnh tranh, một hạ nghị viện do dân bầu và các cuộc bầu cử tự do, mà còn thểhiện ở sự phân phối quyền lực chính trị

15

Trang 25

Từ đối tượng doanh nhân, Anek Laothamatas tiếp tục đi xa hơn khi khái quát

về chính trị Thái Lan qua công trình: “Số phận của hai nền dân chủ: những kháiniệm mâu thuẫn về bầu cử và dân chủ tại Thái Lan” được in trong cuốn sách “Chínhtrị bau cử tại Đông Nam A” (The politics of elections in Southeast Asia, R H

Taylor (ed), Cambridge University Press, 1996) Tac gia lap luan rang, su mong

manh của nền dân chủ Thái Lan bắt nguồn từ khoảng cách giàu nghèo cũng nhưquan hệ lợi ich của khu vực nông thôn so với khu vực thành thị Đối với những

người ở vùng nông thôn, nền dân chủ như một phương tiện đạt được lợi ích trước

mắt từ các chính trị gia địa phương, trong khi tầng lớp trung lưu thành thị ở

Bangkok có niềm tin rằng, dân chủ sẽ mang đến các nhà lãnh đạo kĩ trị với các mục

tiêu, chương trình cụ thê Tuy vậy, nền dân chủ Thái Lan thực sự trở thành nan đềkhi khu vực nông thôn luôn có số cử tri lớn hơn và luôn bầu chọn ra các chính trịgia phục vụ lợi ích trước mắt của họ, khiến đại điện của tầng lớp trung lưu thành thị

trong quốc hội chỉ là thiểu số Điều này khiến cho một bộ phận không nhỏ tầng lớp

trung lưu chuyên sang thái độ ủng hộ cuộc đảo chính quân sự, coi đó như một cách

để loại bỏ các chính trị gia tham nhũng Tuy vậy, mong muốn của tầng lớp trunglưu lại hoàn toàn tương phản với ý chí của lực lượng quân đội vốn luôn muốn thống

trị chính trường Điều này đã gây ra một vòng luan quan và những xung đột trién

miên và khó gỡ trong nên chính trị Thái Lan

Về chủ đề bầu cử trong chính trị của Thái Lan, Suchit Bunbongkarn đã công

bố bài viết “Bau cử và dân chủ hóa tại Thái Lan”, được in trong cuốn “Chính trịbau cử ở Đông Nam A” (The politics of elections in Southeast Asia, Nelson,

Michael H (ed), Woodrow Wilson Center Press, New York, 2002) Tac gia cho

rằng, quyền lực chính tri tại Thái Lan dang chuyên đổi từ lực lượng quan liêu sangcác ông trùm chính trị, từ chính trị quan liêu sang chính trị đảng phái Trong đó, bầu

cử là một công cụ dé các lực lượng chính trị giành quyền lực thay cho đảo chínhquân sự trước kia Tuy Hiến pháp (1997) quy định bầu cử tự do song trên thực tế,

cử tri không có quyền lực và ảnh hưởng lớn thông qua các cuộc bầu cử Thông qua

hệ thống đỡ đầu, các lãnh đạo địa phương, các lãnh đạo đảng phái, các trùm tài

phiệt đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bầu cử Tình trạng mua bán, đánh tráo

16

Trang 26

phiếu bau và “chính trị r6 thịt” rất phổ biến trong quá trình tranh cử Chính vì vậy,bau cử tại Thái Lan không tạo ra được những chính phủ thực sự đại diện cho quyềnlợi của người dân Kết quả là nhiều doanh nhân, thậm chí là các bố già, những

người làm giàu bất hợp pháp tại địa phương cũng có cơ hội trở thành các nghị sĩ

hoặc bộ trưởng và từ vị trí đó, họ lại tiếp tục kiếm tiền nhiều hơn nữa

Đề cập đến vai trò của doanh nhân trong đảng phái của nền chính trị Thái Lan,Siripan Nogsuan Sawasdee, trong cuốn sách “Đảng phái chính trị Thái Lan trong kỷnguyên cải cách” (Thai political parties in the age of reform, Institute of public

policy studies, Bangkok, 2006), đã phủ nhận sự phát triển của các đảng phái Thai Lantheo mô hình của phương Tây Siripan cho rằng, trong suốt hai thập kỷ 1980 và 1990,các đảng phái chính trị đã phát triển qua hai giai đoạn chính với sự tham gia tích cựccủa giới doanh nhân Đầu tiên là làn sóng tiến vào chính trường của các doanh nhân -chính tri gia khu vực nông thôn va sau đó là sự thống trị của các trùm tư bản hoạt

động kinh doanh cấp quốc gia Từ đó, tác giả đi đến kết luận rằng đảng phái chính trị

đang chuyên sang giai đoạn phát triển thứ ba với đặc trưng là ảnh hưởng của các đảngphái lớn ngày càng rõ rệt và do các trùm tư bản điều hành

Như vậy, mặc dù cách tiếp cận và phân tích có thé khác nhau nhưng các bài

viết sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh đều có những nhận định quan trọng về doanh nhân

Thái Lan trong nền chính trị Thái Lan như sau:

Một là, doanh nhân Thái Lan đã có một quá trình hình thành và phát triểnnhanh chóng, song hành với sự phát triển của kinh tế Thái Lan từ thập niên 1970

cho đến nửa đầu thập niên 1990

Hai là, doanh nhân đã góp phan quan trọng làm thay đổi cấu trúc chính trị

của Thái Lan Từ vi trí là “vai phụ” trên đấu trường chính tri, họ đã vươn lên thànhthế lực chính Bằng sự hậu thuẫn lớn cho các đảng phái dân sự, họ đã góp phần

quan trọng đây lui các thế lực quân đội và tầng lớp quan liêu khỏi chính trường Thái

Lan vào năm 1988 và mở ra thời kỳ nam quyền chính trị thông qua tuyên cử tự do

Ba là, khi tham gia vào các hoạt động chính trị, doanh nhân chưa chứng tỏ được vai trò cua minh đôi với quá trình dân chủ hóa tại Thái Lan.

? “Chính trị rô thịt” là thuật ngữ được sử dụng chỉ việc các chính trị gia dùng ngân sách nhà để mua

chuộc cử tri thông qua nhiêu cách thức khác nhau trong khu vực bâu cử của mình.

17

Trang 27

1.1.2.3 Vé Thủ tướng Thaksin Shinawatra

Sau khi Đảng TRT của Thaksin Shinawatra giành thắng lợi trong cuộc bầu

cử năm 2001, tác giả James Ockey, trong bài viết “Thay đổi và tiếp diễn trong hệthống đảng phái của Thái Lan” (Change and continuity in the Thai political party

system, Asian Survey, 43, 2003), cho rang cuộc bau cử nghị viện năm 2001 được tổ

chức theo Hiến pháp mới, bên cạnh những thay đổi về cương lĩnh chính sách, việcxây dựng liên minh và nguồn bảo trợ, các đảng phái còn có “sự kế thừa” quan trọng

cách thức tranh cử từ các chính quyền trước đây

Khi Thaksin Shinawatra lên nắm quyền thủ tướng, đã có không ít nghỉ ngờthậm chi bi quan về viễn cảnh nền dân chủ của Thái Lan sẽ bị kéo thụt lùi Trongbài viết “Nền dân chủ lâm nguy: Thaksin của Thái Lan dang ve van chế độ độc

tài” (Democracy endangered: Thailand s Thaksin flirts with dictatorship, Current

History, 2003), Kurlantzick Joshua canh bao rang kế từ khi năm quyền lực,

Thaksin đã tăng cường kiểm soát quốc hội, xã hội dân sự, bộ máy nhà nước, quân

đội và truyền thông Trong khi không ngừng củng cố quyền lực, ông ta cũng liêntục đàn áp tự do dân sự và cuối cùng là việc Thái Lan có thé bị đây vào quỹ đạogiống như Singapore, một quốc gia với nền dân chủ bề nổi do hệ thống một đảng

thao túng.

Bước sang năm 2004, khi những chính sách và sự điều hành của chính phủThaksin đã có những hiệu quả rõ rệt nhưng cũng gây ra nhiều tranh cãi, đã có rấtnhiều bài viết, nghiên cứu về những điểm mạnh, điểm yếu của Thủ tướng Thaksin

Đánh giá về năng lực điều hành chính phủ, tính hiệu quả trong ban hành

chính sách, trong bai báo khoa học “Chủ nghĩa Thaksin hóa chính trị Thai Lan”

(Thailand: Politicized Thaksinization, Southeast Asian Affairs, 2004), Chookiat

Panaspornprasit cho rằng chiến lược chính trị của Chính phủ Thaksin va nhữngsáng kiến mới trong giai đoạn đầu cầm quyền của Thaksin đã nhận được sự khenngợi và khâm phục trong đa số xã hội Thái Lan Con đường đến đỉnh cao quyền lựccủa Thaksin có thé là kết quả của cả các nhân tổ khả biến của tình huống va cấu

trúc, của vô hình và hữu hình Các nhân tố này cũng bao gồm sự yếu kém của phe

đối lập và ý chí chính trị mạnh mẽ của chính bản thân Thaksin.

18

Trang 28

Trong cuốn sách “Thaksin: Việc kinh doanh chính trị tại Thái Lan” (Thaksin:

The business of politics in Thailand, Silkworm Books, Chiang Mai, 2004), hai tac

giả Pasuk Phongpaichit va Christopher Baker đã nghiên cứu kha bài bản về ThaksinShinawatra như là một nhà điều hành kinh tế hiệu quả và một chính trị gia có hiểu

biết Việc hai tác giả áp dụng phương pháp phân tích lịch sử về chủ nghĩa tư bản

khu vực và mối quan hệ của nó với nền kinh tế - chính trị nỗi trội của Bangkok đãtạo ra cái nhìn khá sâu sắc từ khi Thaksin nắm quyền Thủ tướng cho đến hết năm

2004 Mặc dù Pasuk và Baker đã đưa ra những kết luận ban đầu về cách Thaksin

khớp nối một cách hợp lý các chính sách kinh tế với các vấn đề xã hội khác nhausong hai tác giả cũng tỏ ra bi quan khi cho rằng còn rat lâu nữa, Thaksin mới trởthành đồng minh của người nghèo trong cuộc đấu tranh giành quyền dân chủ vìThaksin là người đã sử dụng nhiều mối quan hệ của gia đình dé kiếm lời thông qua

các đặc quyền của chính phủ

Trong bài viết “Chủ nghĩa dân túy" tài phiệt tại Thái Lan: Kinh doanh tái

lập chính trị”, được in trong cuốn “Chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa cải cách ở

Đông Nam A” (Populism and reformism in Southeast Asia: The threat and promise

of new politics, Yale University Council on Southeast Asia Studies Monograph

Series, 2005), van hai tac giả Pasuk Phongpaichit va Christopher Baker đã dé cậpviệc Thaksin sử dụng chu nghĩa dân túy trong đường lối chính tri của minh Hai tácgiả kết luận rằng chương trình dân túy của Thaksin Shinawatra là một sự thỏa hiệp

mà các doanh nghiệp lớn đã chuẩn bị từ trước và thực hiện nhằm kiểm soát nhà

nước với mục đích chính là quản lý tác động của các yếu tô tiêu cực của toàn cầuhóa Không chỉ vậy, Chủ nghĩa dân túy được Thaksin liên tục điều chỉnh và bổ

sung thành một chương trình nghị sự đầy tham vọng là tạo ra những chính phủ ônđịnh hơn với thủ tướng có quyền lực lớn hơn Trong đó ưu tiên là tháo đỡ hệ thống

3 Chủ nghĩa dan tuy là một thuật ngữ trong chính tri học được coi là tập hợp những tluận điệu và hoạt động chính trị đại điện cho nguyện vọng và nhu cầu của người dân bình thường trước các nhóm tỉnh hoa trong một nền chính trị nhất định Thông thường, các chính trị gia đi theo chủ nghĩa dân túy trong mỗi cuộc tranh cử thường đánh vào tâm lý lo sợ bị gạt sang một bên của cử tri tầng lớp thấp của xã hội để qua đó kiếm được sự ủng hộ Cho đến nay, tùy theo mỗi nền chính trị khác nhau, các chính trị gia theo chủ nghĩa dân túy có các

cách tiếp cận cử tri và vận dụng chủ nghĩa dân túy khác nhau nhằm tuyệt đối hóa số phiếu bầu của họ qua mỗi cuộc bầu cử dân chủ.

19

Trang 29

chính trị hiện thời, ngăn chặn ảnh hưởng của báo chí, các tổ chức dan sự trong hoạtđộng chính trị và xây dựng hình ảnh người lãnh đạo “tài đức vẹn toàn” với sự thuần

phục của dân chúng.

Xuất bản cùng năm với công trình trên, Duncan McCargo và Ukrist

Pathamanand, trong cuốn sách “Thaksin hóa Thái Lan” (The Thaksinization of

Thailand, NIAS, Copenhagen, 2005) đã phân tích những hoạt động chính tri trong

nhiệm kỳ Thủ tướng đầu tiên của Thaksin Shinawatra Hai tác giả nhiều lần nhắn

mạnh việc phát triển mô hình mạng lưới quyền lực chính tri của Thaksin hoặc là sự

“Thaksin hóa” nền chính trị Thái Lan, trong đó đặc biệt là cải cách quân đội và báochí Mô hình mới này đặt Thaksin ở vị trí tối cao và bao gồm nhiều lực lượng khácnhau đóng vai trò như những liên minh phụ thuộc của mạng lưới; thu hút nhiều khuvực kinh tế như các phương tiện truyền thông giải trí và các doanh nghiệp viễn

thông, cũng như các chính trị gia dựa vào nông thôn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ

mới thành lập, các doanh nghiệp dựa vào cộng đồng, quân đội, và cảnh sát.

Cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra cũng có những chia sẻ trực tiếp vớingười đọc và cung cấp những thông tin quan trọng về giai đoạn ông còn nắm quyên.Những nội dung này được kế lại chi tiết trong cuốn sách của Tom Plate “Đối thoại

với Thaksin - Lưu vong và giải thoát: Ông trùm dân túy Thái bộc bạch đời mình”

(Lê Thùy Giang dịch, 2013) Trong cuốn sách, tác giả Tom Plate đã phác họa trựcdiện hình ảnh Thủ tướng Thaksin Shinawatra qua chính những hồi ức của ông khi

còn đương nhiệm Đó là hình ảnh một Thủ tướng luôn mong mỏi xây dựng một xã

hội Thái Lan hiện đại hơn, đặc biệt là bién đổi cuộc sống của hàng triệu hộ nghèoThái Lan tới một cái đích tốt đẹp hơn Với quan điểm Thái Lan không thé giàu có

khi người nghèo vẫn nghèo, Thaksin đã thi hành các chính sách có lợi cho khu vực

nông thôn như một cách dé thực hiện các cam kết khi vận động tranh cử

Tuy nhiên, Thaksin cũng không ngần ngại thú nhận với tác giả những áp lực

sau này, bao gồm cả các thách thức về quyền lực và quyền hạn, khiến ông bắt đầu

dựa vào pháp quyền nhiều hơn, sử dụng “nắm đấm sắt” đối với các vẫn đề chính trị

và xã hội Thái Lan và đã gây ra nhiều hiệu ứng xấu Ngoài ra, sự điều hành quyếtliệt, không khoan nhượng và trực tiếp động chạm tới lợi ích của các thế lực chính trị

20

Trang 30

khác khiến ông có rất nhiều kẻ thù, đặc biệt là từ quân đội và giới quan liêu Thêm

vào đó, sự chủ quan và ngạo mạn đã khiến ông bị trả giá đắt qua cuộc đảo chính

quân sự năm 2006 và bị buộc phải sống lưu vong từ đó mà không biết đến ngày về

có quốc

Có thê thấy, khi nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp của Thaksin Shinawatra,

các tác giả nước ngoài đã làm rõ một cách tương đối những vấn đề cơ bản như:

Thứ nhất, Thaksin Shinawatra trở thành đại diện cho các doanh nhân lớn

thâu tóm và sử dụng quyền lực nhà nước của Thái Lan ngay từ những năm đầu tiên

của Thế kỷ 21

Thứ hai, Thaksin Shinawatra đã góp phần làm thay đổi tư duy về đảng phái

chính tri của Thái Lan, tao ra một cách thức thực hành chính tri mới mẻ hon với các

chính tri gia và đảng phái trước kia.

Thứ ba, Thaksin đã thé hiện là một thủ tướng mạnh mẽ với cách điều hànhmang tính mệnh lệnh và hối thúc trong khi sẵn sàng đối đầu với giới nghiên cứu cũngnhư báo chí Điều này gợi những ấn tượng không tốt về việc xuất hiện một nhà độctài mới trong nền chính trị dân chủ của Thái Lan và báo hiệu cho thấy nguy cơ nềndân chủ Thái Lan đang thụt lùi đưới sự cầm quyền của Thaksin và Đảng TRT

1.2 Những kế thừa từ các công trình nghiên cứu đã xuất bản

Một là, phương pháp luận nghiên cứu tổng quan về một nền chính trị và cáclực lượng chính trị trong quốc gia đó; những vấn đề lý luận về chuyên đổi chính trị,quá trình hình thành, phát triển và suy tàn của các lực lượng chính trị Thái Lan

Hai là, quá trình lực lượng doanh nhân phát triển và trở thành một thế lực

chủ yếu trong nên chính trị Thái Lan hiện đại

Ba la, quá trình hoạt động kinh doanh và tham gia chính trị của Thaksin

Shinawatra giai đoạn trước khi thành lập Đảng TRT năm 1998 cũng như việc ông

áp dụng thành công các chính sách kinh tế - xã hội khi nắm thủ tướng

1.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Ngoài những vấn đề luận án kế thừa, còn một số nội dung nghiên cứu vềdoanh nhân Thái Lan chỉ dừng lại ở mức gợi mở ban đầu hoặc chưa được đề cập

một cách toàn diện va cân có sự nghiên cứu bô sung.

21

Trang 31

Đối với lực lượng doanh nhân Thái Lan, những nội dung sau đây cần đượclàm sáng tỏ hơn Cụ thé như sau:

Một là, những đặc điểm riêng biệt của loại hình doanh nhân và tác động của

họ đến nền chính trị Thái Lan như thế nao va mức độ ra sao Cụ thé ở đây là vai trò

của doanh nhân gốc Hoa, doanh nhân cấp địa phương và doanh nhân cấp quốc gia

Hai là, trong mỗi quan hệ với giới doanh nhân, các đảng phái chính trị đã

nhận được gì và bị tác động ra sao Cụ thé hơn: nhờ sự hỗ trợ về tiền bạc, các mối

quan hệ, đảng phái chính trị Thái Lan được xây dựng va ngày càng hoàn thiện hon

hay ngược lại, bi chi phối, bị phân chia phe nhóm và ngày càng bị lũng đoạn.

Ba là, từ việc phân tích việc bồ trí nhân sự trong nội các va những hoạt độngmang tính chất lợi ích cục bộ của các chính phủ liên minh, có thé đánh giá như thếnào về chủ nghĩa thân hữu và cao hơn nữa là “nền chính trị tiền bạc” tại Thái Lan

Bon là, khi các lực lượng doanh nhân lên năm quyền, những mâu thuẫn nội

tại của họ là gì, mâu thuẫn giữa họ với các lực lượng chính trị truyền thống khác tập

trung ở những điểm nào và giải quyết những mâu thuẫn đó được thực hiện ra sao?

Đối với trường hợp cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, cần tập trung nghiên

cứu những van dé cơ bản nào nào dé minh chứng ông là trường hợp đặc thù chogiới doanh nhân Thai Lan tham gia chính tri.

Một là, Thaksin Shinawatra tiếp thu những bài học nào của giới doanh nhân

nói chung khi hoạt động chính trị và thực hiện chúng ra sao.

Hai là, những phương pháp, cách thức hoạt động được coi là mới mẻ va sáng

tạo trong quá trình tham gia chính trị của Thaksin Shinawatra so với cách thức hoạt

động của các doanh nhân - chính tri gia trước đây.

Ba là, những mâu thuẫn căn bản giữa Thủ tướng Thaksin Shinawatra, đảng

TRT với các đối thủ chính trị khác và những khuyết điểm và hạn chế trong quá trình

điều hành đã dẫn đến sự tốn hại về uy tín cũng như thất bại về chính trị của thủ

tướng Thaksin Shinawatra.

22

Trang 32

Chương 2: KHÁI QUÁT VE NEN CHÍNH TRI THÁI LAN HIỆN ĐẠI

2.1 Tiến trình chính trị Thái Lan (1932 - 2014)

Ké từ cuộc chính biến năm 1932 đánh dấu sự sụp dé của nền quân chủ

chuyên chế và sự ra đời nền quân chủ lập hiến cho đến nay (2016), Thái Lan trảiqua rất nhiều biến động về chính trị Khi nhìn lại, chúng ta không khỏi lúng túng vì

diễn biến của nó dường như không đi theo những quỹ đạo nhất định Ví dụ như:Một cuộc đảo chính quân sự xảy ra đột ngột giữa lúc nền dân chủ tưởng như đi vào

ồn định nhất; một cuộc bau cử được đánh giá là dân chủ khách quan nhưng an sâutrong đó là nạn mua bán phiếu bầu; Thái Lan trước cuộc đảo chính tháng 5 năm

2014 vốn được đánh giá là có nền chính trị tương đối dân chủ nhưng thực tế lại

đang bị giới tư bản tài phiệt và địa phương thao túng; quốc gia này tuy đang duy trì

chế độ quân chủ lập hiến song quốc vương đôi khi lại có quyền lực vượt qua khỏi

khuôn khô của các hién pháp dân chủ, wv

Mặc dù có những biến động trái nhiều như vậy song nếu căn cứ vào đặc

điểm và bối cảnh của mỗi giai đoạn, có thê thấy, lịch sử chính trị hiện đại Thái Lan

đã và đang trải qua hai giai đoạn khác nhau Đó là nền chính trị “chính thể quanliêu” và nền chính trị “dan chủ tuyển cử” “Chính thé quan liêu” vốn là thuật ngữ do

Fred Riggs sử dụng từ năm 1966 [64, tr.11-131] dé mô tả khái quát về thể chế chính

trị Thái Lan, trong đó quyền lực được hình thành trên cơ sở kết hợp giữa lực lượngquân đội và giới quan lai (bureaucrats) Còn “nền chính trị dân chủ tuyển cử”(electoral democracy), là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi hơn ở nhiều quốc gia dânchủ, nó mang một số đặc điểm như: Quyền lực chính trị được tập hợp, hình thành,hoặc thay đổi thông qua hình thức bau cử, có tính chất cạnh tranh giữa các đảng

phái chính trị và được thực hiện thông qua các hoạt động nghị trường Xen giữa hai

giai đoạn trên, nên chính trị Thái Lan vẫn có những khoảng thời gian thỏa hiệp giữa

các lực lượng chính trị khác nhau.

2.1.1 Chính thể quan liêu (1932 - 1978)

2.1.1.1 Con đường tới quyên lực của giới tướng lĩnh quân sự

Trước năm 1932, Thái Lan, còn gọi là nước Xiêm, vẫn giữ vững được độc

lập tương đối trong bối cảnh các nước lân cận đều đã trở thành thuộc địa của thực

23

Trang 33

dân phương Tây Nước Xiêm vẫn duy trì nền chính trị quân chủ chuyên chế vớiquyên lực thuộc về Vương triều Chakri Quyền lực tối cao của nhà nước tập trung

hoàn toàn trong tay nhà vua theo nguyên tắc thế tập Mặc dù từ thời vuaChulalongkorn (1868 - 1910), Vương triều Chakri đã có những cải tổ quan trọng vềchính trị, đặc biệt là trong tô chức bộ máy nhà nước, song những thể chế căn bản

của một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền vẫn không có nhiều thay đồi

Cho đến những thập niên đầu thế kỷ 20, khu vực châu A đã có nhiều chuyên

biến quan trọng Quá trình xâm lược, khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây

đã ảnh hưởng đến sự chuyển đổi chính trị của các nước châu A Một số quốc gia đã

bắt kịp với thời đại khi từ bỏ cấu trúc chính trị - xã hội xưa cũ dé học tập va đi theo

mô hình chính trị đang thịnh hành của phương Tây Tiêu biểu là Nhật Bản, quốc gia

đã tiễn hành cuộc cải cách toàn diện dưới thời vua Minh Tri dé trở thành một quốc

gia nước giàu binh mạnh Ở Trung Quốc, các lực lượng tư sản cấp tiến và tiểu tư

sản tiến hành cuộc cách mạng Tân Hợi lật đồ chế độ quân chủ phong kiến hangngàn năm và thành lập chính phủ Dân quốc Những ảnh hưởng về chính trị củaphương Tây cùng với những biến động chính trị của Nhật Bản, Trung Quốc cũng đã

tác động đến tư duy của không ít nhân sĩ tiễn bộ cũng như một bộ phận quan lại

trong Vương triều Chakri Họ nhìn thấy sự thay đổi mô hình chính trị là tất yếu déđưa nước Xiêm không bị tụt hậu cũng như phát triển hùng cường như Nhật Bản

Những cá nhân có cùng tư tưởng đó dần tập hợp nhau trong một hội kín

chính tri và đặt tên nó là “Đảng Nhân dân” (Khana Ratsadon) Tổ chức này kết nạpcác quan chức cấp cao, sĩ quan quân đội trung cấp từng đi du học tại các nước Anh,

Pháp và Đức Đảng Nhân dân ngay từ khi được thành lập đã chia ra hai nhóm rõ rệt

là dân sự (do Pridi Banomyong đứng dau) gồm các quan chức dân sự làm việc trong

các cơ quan hành chính và quân sự (do Phahol Phonphayuhasena làm thủ lĩnh) bao

gồm các sĩ quan quân đội và cảnh sát Cả hai nhóm trong Đảng đều thống nhất quan

điểm cần phải thay đôi nền chính trị Xiêm theo mô hình các nền quân chủ lập hiếncủa châu Âu

Đến năm 1932, tình hình thé giới có nhiều chuyền biến Cuộc khủng hoảngkinh tế thế giới bắt đầu từ năm 1929 đã tác động không chỉ đến các quốc gia châu

24

Trang 34

Âu mà cả những nước Đông Nam Á Ở Xiêm, tình cảnh sản xuất ngày càng trì trệ

do lương thực làm ra, khoáng sản khai thác lên không xuất khâu được trong khi nhucầu chi tiêu của nhà nước ngày càng nhiều Trước tình hình đó, Vua Prajadhipok đãban hành nhiều biện pháp tăng thu ngân sách nhà nước, cắt giảm các khoản chỉ tiêucông, nhất là giảm chỉ tiêu cho quốc phòng Các chính sách mới này đã ảnh hưởngtrực tiếp đến lợi ích của các tầng lớp quan lại và quân đội, làm cho mâu thuẫn giữa

họ với hoàng gia ngày càng lớn dan

Tận dụng tình hình chính trị, xã hội bế tắc và những phản ứng bất lực củavương triều trước cuộc khủng hoảng kinh tế, ngày 24 tháng 6 năm 1932, các sĩ quan

quân đội trong Đảng Nhân dân đã huy động được một lực lượng quân đội khá lớn

tiến hành cuộc đảo chính, tuyên bố lật đồ sự cai trị của đương kim hoàng déPrajadhipok Sau cuộc đảo chính, tháng 12 năm 1932, hiến pháp mới được banhành Theo đó, quyền lực tối cao thuộc về nhân dân, quốc vương là người thừa hành

trực tiếp trên cơ sở sự chấp thuận và thỉnh thị của các cơ quan nhà nước bên dưới

bao gồm Đại hội nhân dân (Quốc hội), Hội đồng nhà nước (Chính phủ) và Tòa án.Sau sự kiện này, quyền lực chính tri từ tang lớp quý tộc được chia sẻ cho các quanchức cao cấp “Tây học” và các sĩ quan quân đội Bản hiến pháp này đã đánh dấu sựchuyên mình của nước Xiêm từ nền quân chủ chuyên chế sang nền quân chủ lậphiến Quốc vương Prajadhipok vẫn giữ được ngai vàng nhưng thực quyên chính trị

của ông đã bị tước bỏ Như vậy, về bản chất, cuộc chính biến 1932 là sự thay đôi có

tính cách mạng trong nền chính trị Thái Lan Đây là thành quả hoạt động của một

bộ phận quan lại có tư tưởng tiễn bộ chứ không phải là nỗ lực cách mang của giai

cấp tư sản cấp tiến hay quần chúng nhân dân lao động Cuộc chính biến thành công

vì những người đứng đầu đã sử dung công cụ bạo lực của chính nhà nước dé chiếm

đoạt quyền lực tối cao của quốc vương

Được tô chức bài bản, thống nhất trong hành động và với uy tín chính trị hiện

có, các sĩ quan quân đội chính thức xác lập vai trò lãnh đạo sau khi họ lật đồ Thủ

tướng Manopakorn Nititada vào tháng 6 năm 1933 Dai ta Phahol trở thành thủ tướng

của 5 nội các từ đó cho đến tháng 9 năm 1938 Ông dần tập trung quyền lực tuyệt đối

vào tay mình, mở đầu giai đoạn quân đội thống lĩnh nền chính trị Thái Lan

25

Trang 35

Năm 1938, sau khi bất lực trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế quốc gia,

Thủ tướng Phahol buộc phải từ chức và Phibul Songkhram, một tướng lĩnh quân đội

khác trở thành thủ tướng Tháng 5 năm 1939, Tướng Phibul quyết định đổi tên nướcXiêm thành Thái Lan Giai đoạn Phibul cầm quyền từ 1938 đến 1944 đánh dấu thời

kỳ giới lãnh đạo quân đội kết hợp với tầng lớp quan liêu nắm quyền lực chính trị.Các hoạt động của đất nước thông qua các sắc lệnh và mệnh lệnh Thủ tướng Chínhphủ năm quyền lực chính trị cao nhất, Quốc hội dù không bị giải tán nhưng hoạt

động chỉ mang tính hình thức Dưới sự cố vấn của Luang Vichid Vadhakarn, chính

phủ thực thi học thuyết “Đại Thái” [6, tr.65] Theo đó, tinh thần dân tộc được dé

cao, các chính sách bài Hoa được ban hành và các doanh nghiệp của người Thái bảnđịa được khuyến khích Trong lĩnh vực đối ngoại, chính phủ ký hiệp ước liên minh

quân sự với Nhật Bản và chống lại lực lượng đồng minh Các tướng lĩnh Thái Lancoi chế độ quân phiệt Nhật Ban là một hình mẫu mà Thái Lan có thé học tập và

thành công.

2.1.1.2 Thứ nghiệm dân chủ thất bại và sự nổi lên của chế độ độc tài quân sự

Mặc dù có tập trung toàn bộ quyền lực song chính phủ Phibul cũng không

tồn tại được lâu Tháng 7 năm 1945, Chiến tranh thé giới thứ hai đi vào hồi kết.Tại mặt trận Thái Bình Dương, Nhật Bản, đồng minh trụ cột của Thái Lan thuatrận liên tiếp trên các khu vực họ chiếm đóng Điều này tác động gián tiếp khiếnChính phủ Phibul thân Nhật sụp đồ Khuang Aphaiwong, một thành viên cũ củanhóm dân sự trong Đảng Nhân dân trước kia, được bổ nhiệm làm thủ tướng tạmquyên Với sự thay đổi nay, xu hướng dân chủ hóa trong đời sống chính trị Thái

Lan được hình thành.

Từ tháng 8 năm 1945 đến thang 10 năm 1947, hiến pháp mới (1946) đượcban hành tạo nền móng cho một nhà nước dân chủ Hiến pháp này cho phép thànhlập các đảng phái chính trị và thực hiện tổng tuyên cử tự do Tuy vậy, thử nghiệm

trên sớm đi vào bề tắc Trong một thời gian ngắn, có đến 5 đời thủ tướng khác nhau(Khuang Aphaiwong, Tawee Punyaketu, Seni Pramoj, Pridi Banomyong và Thawal

Thamrongnavaswadhi) với tám lượt nội các được lập lên rồi sup dé Su bat ồn nay

bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các phe nhóm dan sự trong Quốc hội va từ sự bề tắc

26

Trang 36

của chính phủ trong giải quyết các van dé kinh tế, xã hội Điều này tạo cơ hội dé

quân đội quay lại nắm quyền Tháng 4 năm 1948, tướng quân đội PhinChoonhawan ép Thủ tướng Khuang từ chức Vậy là nền dân chủ sơ khai của TháiLan thất bại, chính thể quan liêu được tái lập khi Phibul Songkhram quay trở lại

giữa cương vi thủ tướng.

Giai đoạn cầm quyền lần thứ hai của Phibul diễn ra trong bối cảnh thực dan

cũ lần lượt rút khỏi các thuộc địa ở Đông Nam Á và Hoa Kỳ bắt đầu thực hiện chiếnlược toàn cầu “ngăn chặn” sự lây lan của chủ nghĩa cộng sản trong đó có các nước

Đông Dương Nhận thức được vai trò ngày càng lớn của Hoa Kỳ tại châu Á - TháiBình Dương, Chính phủ Phibul day mạnh chính sách ngoại giao thân Hoa Ky dénhận được những gói tài trợ phát triển kinh tế và quân sự lớn Khi các dự án lớnđược đầu tư vào Thái Lan cũng là lúc tập đoàn lãnh đạo bắt đầu chia rẽ về lợi ích

Nội các chính phủ Phibul chia thành hai nhóm riêng biệt: Nhóm gia đình RaJakru

do tướng Phin Choonhavan đứng đầu và nhóm Sisao Deves của tướng cảnh sát SaritThanarat Thang 9 năm 1957, với sự ủng hộ của các đảng phải dân sự và giới doanh

nhân nhà nước, tướng Sarit tiến hành cuộc đảo chính lật đồ Chính phủ Phibul đồng

thời gat bỏ nhóm Rajakru ra khỏi các hoạt động chính tri.

Tháng 10 năm 1958, tướng Sarit tuyên bố tiến hành cuộc đảo chính thê chế,

xóa bỏ toàn bộ mô hình nhà nước trước kia và thay băng một nền độc tài quân sự.Theo đó, Hiến pháp 1952 bị xóa bỏ, lệnh thiết quân luật được ban bố, các đảng pháichính trị bị cắm hoạt động Nhóm đảo chính cũng ban hành hiến pháp mới (1959)

dé tập trung hầu hết quyền lực cho thủ tướng chính phủ Trong khi đó, Hoàng gia

vốn đã suy giảm vai trò ở các chính quyền trước - được khôi phục địa vị chính trị

Quốc vương Bhumibol Adulyadej được tôn xưng là biểu tượng cao nhất của quốcgia, là người có quyền lãnh đạo cao nhất nhưng quốc vương trao quyền đó chotướng Sarit Thanarat để điều hành toàn diện đất nước Từ sau cuộc đảo chính, Thái

Lan chuyên hắn Sang chế độ độc tài toan diện Mặc dù Tướng Sarit đột ngột qua đời

vào tháng 12 năm 1963, song không vì thế mà chế độ này sụp đồ Quyền lực chính

trị được chuyển giao cho cho Phó Thủ tướng Thanom Kittikachorrn Viên tướng

này tự chỉ định mình làm thủ tướng năm 1969 và tiếp tục duy trì nền độc tài

27

Trang 37

Trong thời gian cẦm quyền, ngoài việc thực thi chính sách bóp nghẹt các

phản kháng chính trị, hai nhà độc tai Sarit và Thanom cũng tập trung xây dựng

chiến lược phát triển kinh tế và xã hội Một trong những nhiệm vụ trọng tâm củachính quyền Sarit là thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khâu.Chiến lược này thực sự làm cho nên kinh tế Thái Lan có sự tăng trưởng mạnh mẽ và

ồn định trong suốt thập niên 1960 Cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu vềnguồn nhân lực phục vụ cho quá trình đô thị hóa, cho các khu công nghiệp và các

ngành dịch vụ đã dẫn đến việc thành lập và phát triển các trường đại học và cao

đăng, nhiều ngành nghề kinh doanh ra đời và phát đạt làm cho cộng đồng doanhnghiệp ngay càng lớn mạnh đặc biệt, tầng lớp trung lưu, tiểu tư sản, học sinh, sinh

viên cũng tăng theo.

Từ sự lớn mạnh về số lượng, tầng lớp tiểu tư sản và tư sản mới đã có nhữngbiến đổi về chất lượng và mức độ liên kết Nhu cầu hình thành các tô chức, hiệp hộinghề nghiệp ngày càng mạnh mẽ Từ đó, nhận thức về chính trị của các tầng lớpnày có sự chuyên biến Các hoạt động biểu tình, tuần hành, thỉnh thị ý kiến đượcnhen nhóm dan Ban đầu là các cuộc tập trung, biểu tình hợp pháp như tuần hànhphản đối phán quyết của Tòa án Quốc tế vì Công lý công nhận đền Preah Vihear

thuộc Campuchia vào năm 1962 hay xuống đường tây chay hàng hóa Nhật Bản, kêu

gọi dùng hàng Thái Lan Sau này, những cuộc biểu tình dần chuyền sang chỉ tríchviệc điều hành nền kinh tế, tình trạng tham những và gia đình trị trong chính phủ.Đặc biệt, ngày càng có những tiếng nói mạnh mẽ đòi hỏi chính quyền mở rộngquyền tự do dân chủ, tự do báo chi, tự đo kinh doanh và thực hiện cam kết ban hành

lại hiến pháp dân chủ Nòng cốt của các phong trào bày tỏ chính kiến là lực lượngsinh viên vốn tập trung ngày càng lớn ở các đô thị Y thức chính trị, óc phản kháng

trong giới sinh viên ngày càng tăng thì sự đàn áp của chính quyền ngày càng quyếtliệt Mâu thuẫn đối kháng giữa hai bên trở nên gay gắt vào tháng 10 năm 1973, khi

các lực lượng dân chủ đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình ram rộ tại Bangkok dé đòi

chính quyền thả người bị bắt vì hoạt động chống chính phủ Biểu tình sau đó dần

chuyên hướng sang xung đột bạo lực khi quân đội cùng với cảnh sát tổ chức đàn áp

mạnh mẽ Đỉnh điểm của xung đột diễn ra vào sáng 15 tháng 10 năm 1973 khi cảnh

28

Trang 38

sát được lệnh bắn đạn thật vào đoản người biểu tình khiến hàng trăm người bị chết

và hàng trăm người khác bị thương [65, tr.56] Sự kiện này gây chấn động toàn bộ

hệ thống chính trị đến mức Quốc vương Bhumibol phải có chỉ dụ hàm ý can thiệp,gián tiếp buộc Thủ tướng Thanom từ chức, mở đầu cho sự sup đồ nhanh chóng của

chính quyền độc tài quân sự Quyền lực chính trị được chuyên giao cho một chính

phủ lâm thời có tính chất ôn hòa

Như vậy, chính thé quan liéu da thong trị nền chính trị Thái Lan trong hơn

40 năm cho dù có sự gián đoạn nhất định Chính thể này thực sự đã làm lu mờ hình

ảnh một quốc gia có nên quân chủ lập hiến kiểu mẫu Anek Laothamatas cho rằng

“Chính thé quan liêu của Thái Lan hoạt động giữa các tang lớp hoặc nhóm xã hội

dễ bị điều khiển, trì trệ và để quyền quyết định lọt vào tay của một nhóm nhỏ quan

chức tinh hoa” [8, tr.451] Cụ thé hơn, đó là nền chính trị khi “các viên tướng sửdụng sức mạnh quân sự và trọng pháo như một loại quyên lực của chính phủ dé

chong lại những người dám thách thức ho [55, tr.29] Sự sụp đỗ của thé chế này

như một tất yếu của lịch sử khi các lực lượng xã hội mới như tầng lớp trung lưu, tưsản mới trỗi day mạnh mẽ và đòi hỏi quyền lợi chính trị của mình và mở ra một tiến

trình chính trị mới của Thái Lan.

2.1.2 Nền chính trị “bán dân chú” (1978 - 1988)

2.1.2.1 Thất bại lần thứ hai của nên dân chủ

Sau biến cố năm 1973, nền dân chủ được hồi sinh Mô hình một quốc gia

dân chủ được xây dựng và cụ thể hóa qua bản Hiến pháp mới (1974) Tuy nhiên,bản Hiến pháp này có tính chất quá cấp tiến, không phù hợp với bối cảnh một đất

nước vừa thoát ra khỏi chế độ độc tài Các lực lượng chính trị cũ dù thất bại nhưng

vẫn còn có ảnh hưởng to lớn trong khi các lực lượng mới nổi tuy có nhiều tiềmnăng song kinh nghiệm thực hành chính tri còn hạn chế Đặc điểm nay đã làm taidiễn kịch bản chính trị như từng xảy ra những năm 1945 - 1947 Cụ thể là, sau cuộc

tổng tuyển cử tháng 01 năm 1975, Dang Dân chủ (Prachathipat) giành được số ghế

lớn nhất trong hạ nghị viện và được quyền thành lập chính phủ liên minh Nhưng

mâu thuẫn của một chính phủ đa đảng sớm bùng phát vì sự tranh giành các vị trí

trong nội các cũng như các đảng phái cầm quyền bất đồng về đường lối hoạt động

29

Trang 39

Trong khi đó, các đảng phái đối lập lại triệt để sử dụng quyền bỏ phiếu bất tínnhiệm nhằm phế truất chính phủ Vì vậy, trong vòng ba năm (1973-1976), lần lượtnội các của các Thủ tướng Sanya Dharmasakti, Seni Pramoj, Kukrit Pramoj rồi lạiSeni Pramoj được dựng lên rồi sup dé.

Không chi mâu thuẫn từ bên trong, chính phủ, các lực lượng dân sự, dang

phái và phong trào sinh viên còn phải đối mặt với sự kích động, chống phá của các

thế lực ủng hộ quân đội và lực lượng bảo hoàng cực đoan Sự chống đối này đã biến

thành các cuộc xung đột bạo lực lên tới đỉnh điểm vào tháng 10 năm 1976 khi cácnhóm cánh hữu tan công và truy sát các sinh viên ủng hộ dân chủ tại trường Dai họcThammasat Cuộc tấn công này khiến cho hàng chục người chết, hàng trăm người

bị thương, chủ yếu là sinh viên Nó đã gây ra khủng hoảng chính trị nghiêm trọng

và buộc Thủ tướng Seni Pramoj phải từ chức Ngay sau đó, các tướng lĩnh quân độichớp thời cơ tiến hành đảo chính, tuyên bố xóa bỏ Hiến pháp 1974, xây dựng Hiến

pháp lâm thời 1977, giải tán Quốc hội và cam các đảng phái chính trị hoạt động

Nhóm đảo chính chọn chính trị gia bảo hoàng Thanin Kraivichien làm Thủ

tướng Lên cầm quyền, Thủ tướng Thanin cho thực thi rất nhiều chính sách tran áp

dân chủ như bắt giam hàng ngàn sinh viên, truy bức hàng ngàn người ủng hộ dân

chủ khác và khiến cho hàng chục ngàn người dau tranh ở thành thị phải bỏ trốn về

vùng núi, vùng nông thôn và gia nhập Đảng Cộng sản Thái Lan Những chính sách

này đã làm cho tình hình Thái Lan thêm rối ren [29, tr.215-19]

2.1.2.2 Thỏa hiệp chính trị và sự ổn định của chỉnh phủ Prem

Tháng 10 năm 1976, nhận thay đường lối chính trị cực đoan của Thanin sẽdẫn đến việc chia rẽ đất nước, một nhóm sĩ quan quân đội trung cấp tự xưng là các

“Tướng trẻ” (Young Turks) đã tổ chức đảo chính lật đồ chính phủ Thanin Nhómnày thành lập Hội đồng Chính sách quốc gia và định ra một hướng đi khác nhằmhuy động sự ủng hộ của các đảng phái chính trị cũng như duy trì quyền lực hiện cócủa mình Đó là đưa hoạt động chính trị cởi mở hơn, tiễn hành hòa giải giữa các phenhóm vốn xung đột với nhau suốt từ đầu những năm 1970, đồng thời giảm bớtnhững căng thang cũng như bat an trong xã hội Tuy nhiên, điều cốt yếu là quan độivẫn tiếp tục năm giữ quyền lực lãnh đạo Điều đó được cụ thể hóa băng việc tướng

Kriangsak Chamanan được lựa chọn làm thủ tướng vào tháng 11 năm 1977.

30

Trang 40

Dé tạo cơ sở pháp lý giải quyết khủng hoảng chính trị diễn ra trién miên, các

lực lượng chính trị đã tập hợp lại và cùng xây dựng một bản hiến pháp mới Đâyđược coi là thỏa hiệp tam thời giữa các tướng lĩnh quân đội và tang lớp quan liêu cũvới các đảng phái chính trị và các lực lượng dân sự Hiến pháp 1978 vừa tạo điềukiện cho quá trình chuyền tiếp ôn định vừa dành thời gian cho các hoạt động dangphái được khôi phục Chai-anan Samudavanija gọi đây là đặc trưng của một nềnchính trị “bán dân chủ ôn định” [21, tr.102] Theo đó, hạ nghị viện được hình thành

trên cơ sở tuyên cử tự do, thượng nghị viện được thành lập trên cơ sở đại biểu do

thủ tướng lựa chọn về quan hệ qua lại giữa hạ nghị viện và chính phủ, các hạ nghị

sĩ phải chấp thuận cho một cá nhân trong giới quan liêu, đứng ngoài các đảng phái,

giữ cương vị thủ tướng Đổi lại, thủ tướng phải thành lập nội các với thành viên là

đại diện các đảng thang cử có chan trong hạ nghị viện Trên tinh thần đó, sau cuộcbầu cử tháng 4 năm 1979, tướng Kriangsak tiếp tục giữ chức Thủ tướng chính phủ

Đến tháng 2 năm 1980, Thủ tướng Kriangsak buộc phải từ chức trước cácsức ép từ suy thoái kinh tế và sự thiếu tin tưởng của các đồng minh dân sự Theonhư thỏa ước trước kia, các tướng lĩnh quân đội và các đảng phái thống nhất bầuchọn Đại tướng Prem Tinsulanonda, đương kim Bộ trưởng Quốc phòng làm thủ

tướng Đôi lai, tân thủ tướng tiếp tục cam kết xây dựng nội các trên cơ sở tham gia

của các đảng phái lớn Trong nội các mới, Thủ tướng Prem đã có cách sắp xếp khá

hợp lý để vừa bảo đảm quyền lực của mình, đồng thời kiểm soát và kiềm chế được

hoạt động của các thành viên từ các đảng phái.

Trong suốt 08 năm cầm quyền tiếp theo (1981-1988), Thủ tướng Prem đã cố

gang cân bang các mối quan hệ dé duy trì quyền lực của minh Bang cách gắn chặt

với Hoàng gia, ông tranh thủ được sự ủng hộ của giới quan liêu và các chính tri gia

bảo hoàng: bằng cách phân bé đồng đều vị trí trong nội các, ông giữ được uy tín vớicác đảng phái chính trị Trong việc điều hòa mối quan hệ giữa hai lực lượng cũ và

mới, Thủ tướng Prem sử dụng lực lượng này để kiềm chế lực lượng kia, ông tận

dụng sự đề phòng lẫn nhau của hai lực lượng mới và cũ để duy trì vai trò cá nhânlãnh đạo không thé thiếu của mình Chính vì vay, Prem đã đứng trên đỉnh cao quyền

lực suôt một thời gian dài No lực điêu hành dat nước của ông, với năm lân cải tô

31

Ngày đăng: 05/06/2024, 16:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN