Gần đây, bản về NNKTPT và thực hiện vai trò kiến tạo phát triển của nhà nước đã được triển khai nghiên cứu từ các môn khoa học khác nhau, như Triết học, Xã hội học, Kinh tế học, Chính tr
Trang 1ĐINH HỮU CÔNG
VAI TRÒ KIÊN TẠO PHÁT TRIENBEN VUNG CUA NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH HÀ TĨNH)
LUẬN ÁN TIỀN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Hà Nội - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐINH HỮU CÔNG
VAI TRÒ KIÊN TẠO PHÁT TRIENBÉN VỮNG CỦA NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HOP TỈNH HÀ TĨNH)
LUẬN ÁN TIỀN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1 PGS.TS Lê Minh Quân
2 TS Luu Minh Văn
Hà Nội - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các so liệu, két quả nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đây đủ theo quy định
Tác giả
Dinh Hữu Công
Trang 4Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN DEN DE TÀI
1.1 Các công trình nghiên cứu về nhà nước kiến tạo phát triển
1.2 Các công trình nghiên cứu về phát triển bền vững và nhà nước
kiến tạo phát triển bền vững
1.3 Kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề cần
tiếp tục nghiên cứu
Chương 2 MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE VAI TRÒ KIÊN TẠO
PHAT TRIEN BEN VUNG CUA NHÀ NƯỚC
Nhà nước kiên tạo phát triên bên vững - khái niệm, đặc trưng
cơ bản và vai trò chủ yêu Khái niệm và đặc trưng cơ bản của nhà nước kiên tạo phát triên
bên vững Vai trò chủ yêu của nhà nước kiên tạo phát triên bên vững
Vai trò kiên tạo phát triên bên vững của Nhà nước ở Việt Nam
và ở các địa phương của Việt Nam hiện nay
Chương 3 VAI TRÒ KIÊN TẠO PHÁT TRIÊN BEN VUNG CUA
NHÀ NƯỚC Ở TINH HÀ TĨNH - THỰC TRANG, VAN DE DAT RA
VÀ LIÊN HỆ VỚI CA NƯỚC
Van dé đặt ra về vai trò kiến tạo phát triển bền vững của nhà
nước ở Hà Tĩnh và liên hệ với cả nước
Trang
nan & NN
12 12 23
34
39
39 39 42 53
80
115
Trang 5Vẫn đề đặt ra về yêu cầu đối với vai trò kiến tạo của nhà nước
trong phat triên văn hóa - xã hội, bao đảm an ninh trật tự - an
toàn xã hội
Vẫn đề đặt ra về giải quyết đúng đắn quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tê với bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường ở Hà
Tĩnh hiện nay
Liên hệ về vai trò kiến tạo phát triển bền vững của Nha nước ở
Việt Nam từ thực tê Hà Tĩnh hiện nay
Chương 4 NHUNG QUAN DIEM VÀ GIẢI PHÁP THUC HIEN VAI
TRO KIEN TAO PHAT TRIEN BEN VUNG CUA NHA NUGC O
TINH HA TĨNH VA MOT SO VAN DE VỀ ĐỊNH HUONG DOI VOI
CA NUGC
4.1 Những quan điêm vê thực hiện vai trò kiên tao phát triên bên
vững của nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh và một sô định hướng đôi VỚI Cả nước
4.1.1 Những quan điểm về thực hiện vai trò kiến tạo phát triển bền
vững của nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh
4.1.2 Những quan điểm về thực hiện vai trò kiến tạo phát triển bền
vững của nhà nước ở Việt Nam
4.2 Những giải pháp về thực hiện vai trò kiến tạo phát triển bền
vững của nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh và một số định hướng đối
VỚI cả nước
4.2.1 Những giải pháp về nhận thức nhằm thực hiện vai trò kiến tạo
phát trién bén vững của nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh và một số định hướng đối với cả nước
4.2.2 Những giải pháp về thé chế nhằm thực hiện vai trò kiến tạo
phát triển bền vững của nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh và một số định hướng đối với cả nước
4.2.3 Những giải pháp về nguồn lực nhằm thực hiện vai trò kiến tạo
phát triển bền vững của nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh và một số
định hướng đối với cả nước KET LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN
QUAN DEN LUẬN AN
TAI LIEU THAM KHAO
115
116
118 120
123
123 123 124
125
125
130
153 163 166
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
ASXH An sinh xã hội
CMCN4.0 Cuộc cách mạng công nghệ 4.0
CNH, HDH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
HĐND Hội đồng nhân dân
KCN Khu công nghiệp
KTTN Kinh tế tư nhân
KTTT Kinh tế thị trường
NNKTPT Nhà nước kiến tạo phát triển
NNKTPTBV Nhà nước kiến tạo phát triển bền vững Nxb Nha xuat ban
PTBV Phát triển bền vững
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN Xã hội chu nghĩa
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tàiTrên thế giới nhiều thập kỷ qua, những hạn chế, thất bại của mô hình nhà
nước kế hoạch tập trung ở các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN); nhà nước theo
trường phái Tân Tự do ở các nước tư bản; nhà nước phúc lợi hay sự “lên ngôi”
của các nhà nước ở Đông Á, v.v đang ngày càng đặt ra yêu cầu nghiên cứu về
mô hình nhà nước và vai trò của nhà nước đối với sự phát triển xã hội Với giả
thuyết thứ nhất: “Van dé NNKTPT, nhất là qua kinh nghiệm của một số nướcphát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singgapore, v.v đã được thừa nhận vềnhững giá trị có tính lịch sử”, theo đó, trọng tâm cua các nghiên cứu về nhànước trên thé giới hiện nay là: Vai trò của nhà nước (bắt nguon từ yêu cẩu phát
triển kinh tế - xã hội và vị trí, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước) là gì? vai trò
đó can được thực hiện như thé nào (nhà nước nên làm gì và làm nhự thế nào,
v.v.) để đáp ứng yêu câu kiến tạo phát triển xã hội theo hướng bên vững
Ở Việt Nam, sau gần 35 năm đổi mới đã có những bước chuyển quan trọng từ nhà nước kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu bao cấp sang nhà nước
pháp quyền, từng bước thích ứng với yêu cầu phát triển nền KTTT định hướngXHCN Do vậy, yêu cẩu tìm kiếm, lựa chọn mô hình và xây dựng nhà nước vừa
tôn trọng các quy luật khách quan của thị trường, vừa đảm bao tính định hướng
XHCN và khắc phục tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, đáp ứng
yêu cau PTBV đang là van dé mới và phức tạp cả về lý luận và thực tiễn.
Từ một số nghiên cứu ở nước ngoài, thuật ngữ “nhà nước kiến tạo” được biết đến ở Việt Nam từ năm 2009 [87] Năm 2011, trong Hội nghị xác định nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 - 2016, người đứng đầu Chính phủ khi đó nhấn mạnh “Phải chuyển mạnh từ nhà nước điều hành nền kinh tế sang NNKTPT” như một cách thay đổi tư duy về mối quan hệ giữa nhà
nước và thị trường, nhà nước và xã hội Sau đó, thuật ngữ “chính phủ kiến tạo”(gần gũi với thuật ngữ “NNKTPT”) được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khắng
định tại phiên họp 4/2016 của Chính phủ: phải đây mạnh chuyên phương thức
5
Trang 8chỉ đạo điều hành băng mệnh lệnh hành chính sang chính phủ kiến tạo, phục vụ.
Trả lời chất van tại kỳ họp Quốc hội ngày 18/11/2017 Thủ tướng lại khang định,
chính phủ kiến tạo là chính phủ chủ động thiết kế chính sách, pháp luật dé phat
triển đất nước.
Gần đây, bản về NNKTPT và thực hiện vai trò kiến tạo phát triển của nhà
nước đã được triển khai nghiên cứu từ các môn khoa học khác nhau, như Triết
học, Xã hội học, Kinh tế học, Chính trị học, v.v Năm 2020, van đề “đây mạnh xây dựng nhà nước kiến tạo” đã được đề cập trong Báo cáo 10 năm thực hiện
Cương lĩnh 2011 (sách Nhà xuất bản - Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội) Đặcbiệt, vấn đề càng có tính thời sự và cấp thiết hơn khi trong cuốn Văn kiện Đạihội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Su thật, Hà Nội,
(3/2021), khăng định: “Xây dựng nhà nước kiến tạo, chính phủ liêm chính, hành động, phục vụ; nên hành chính hiện dai, ”[32, tr.146-147] Đây là định hướng, nhiệm vụ có tầm chiến lược trong đôi mới, phát triển đất nước giai đoạn 2021 -
2025, định hướng đến 2030 và tầm nhìn, khát vọng phát triển đến 2045.
Tuy vậy, cho đến nay các nhóm nội dung nghiên cứu về NNKTPT ở ViệtNam mới chủ yếu tập trung vào: NNKTPT là gì ?; NNKTPT ra đời, phát huytác dụng từ đâu và trong bối cảnh nào ?; nội dung, hình thức và phương thứcthúc đây sự phát triển xã hội của NNKTPT là gì ?; nhà nước làm thé nào dé pháthuy vai trò chủ động thúc đây sự phát triển trong điều kiện KTTT, v.v Bêncạnh đó, có luồng ý kiến cho răng bất kỳ nhà nước nào cũng có khả năng kiến
tạo (chỉ huy, điều hành, điều tiết), luồng ý kiến khác lại cho rằng chỉ một số nhà nước trong hoàn cảnh đặc biệt mới có khả năng kiến tạo (!) Nhìn tổng quát, nếu
khái niệm NNKTPT và vai trò của nó là mới mẻ và phức tap, thì khải niệm nha
nước kiến tạo phát triển bên vững (NNKTPTBV) và vai trò của nó trong pháttriển ở Việt Nam còn mới mẻ và phức tạp hơn nhiễu, bởi NNKTPTBV không chỉkiến tạo phát triển kinh tế mà còn kiến tạo phát triển văn hóa, xã hội, con người
và bảo vệ môi trường; kiến tạo phát triển một cách bên vững, v.v Với giả
thuyết thứ hai: “NNKTPTBV đã, đang được thừa nhận là một yêu cầu và xu
6
Trang 9hướng khách quan cần được xây dựng ở Việt Nam” thì vẫn đề được làm rõ hơn
ở đây (cả về lý luận và thực tiễn), đó là: NNKTPTBV phải chăng chỉ là sự b6
sung về đối tượng của sự tác động - PTBV so với NNKTPT, hay NNKTPTBV
có nội hàm riêng; trong bối cảnh hiện nay, thé giới và ở Việt Nam có NNKTPTBV không; NNKTPTBV ở Việt Nam có vai trò như thé nao đối với sự phát triển đất nước trong thời kỳ đây mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; Nhà nước ở Việt Nam (ở cả Trung ương, địa phương và cơ sở) hiện nay cần có những cải cách nào dé trở thành NNKTPTBV, v.v
Giả thuyết thứ ba: Với tính cách là thực tế một địa phương được nghiêncứu cụ thê của Luận án này (đề cập trong quá trình NNKTPTBV ở địa phương
Hà Tĩnh cũng như cả nước còn đang xây dựng và hoàn thiện) thì Chính quyền
tỉnh Hà Tĩnh đã làm gi trong việc xác định tầm nhìn chiến lược, dự báo, quy hoạch, hoạch định và thực hiện chính sách nhằm: tạo lập môi trường phát triển kinh tế - xã hội; phát triển và sử dụng hợp lý các nguồn lực, nhân lực; thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh; tạo việc làm, bảo đảm ASXH, phat triển
kinh tế bền vững va bảo vệ môi trường: v.v trên địa bàn ? Làm thế nào đề “nhất
quán thực hiện quan điểm PTBV””? Chính quyên Hà Tinh đã làm chưa, làm
được những gì theo hướng kiến tạo PTBV, v.v cũng là những van dé can đượclàm sáng tỏ về thực tiễn để có gợi mở cho cả nước
Mỗi quan hệ giữa chính trị, nhà nước với phát triển xã hội là một nộidung nghiên cứu của Chính trị học và từ các lý do trên, t6i chọn dé tài: “Vai trò
kiến tạo phát triển bên vững của nhà nước ở Việt Nam - nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Tĩnh”, làm Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học với nội dung nghiên cứu chính yếu là vai trò (sự tác động) của Nhà nước đối với sự PTBV ở
Việt Nam, lay tinh Ha Tinh làm dia bàn đánh gia thực trạng (chứ không phải Ha
Tĩnh đã có chính quyền kiến tạo PTBV và không phải là khuôn mẫu cho địa
phương khác về nội dung này)
1 2 x
Nghị quyêt Dai hội đại biêu Dang bộ tỉnh Ha Tinh lân thứ 19, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Trang 102 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án được 2.1 Mục dich nghiên cứu của luận an
Trên cơ sở làm rõ vấn đề lý luận về vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước
và thực trạng vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh, luận án nêu lên quan điểm và những giải pháp về thực hiện vai trò kiến tạo PTBV của nhà
nước ở Hà Tĩnh, định hướng với cả nước Việt Nam hiện nay và những năm tới.
2.2 Nhiệm vu nghiên cứu của luận an
Một là, tong quan tình hình nghiên cứu liên quan đến dé tài và làm rõ những vấn đề luận án cần nghiên cứu về vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước.
Hai là, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận chủ yếu về PTBV, NNKTPT từ
đó làm rõ một số van dé lý luận chủ yếu về NNKTPTBV và vai trò kiến tạo
PTBV của nhà nước nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Ba là, đánh giá thực trạng, phân tích vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước
từ thực tế tỉnh Hà Tĩnh và những liên hệ/gợi mở với cả nước.
Bon là, nêu những quan điểm và giải pháp về thực hiện vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước ở Hà Tĩnh và một số vấn đề về định hướng với cả nước
Việt Nam hiện nay và những năm tới.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án
Nội dung của NNKTPTBV và vấn đề thực hiện vai trò kiến tạo PTBVcủa nhà nước ở Hà Tĩnh và một số van đề về định hướng với cả nước Việt Nam
hiện nay và những năm tới.
3.2 Pham vi và giới hạn nghiÊn cứu
Về nội dung: Tập trung nghiên cứu nội dung cơ bản (chức năng, nhiệm
vụ, phương thức hoạt động) của NNKTPTBV và việc thực hiện vai trò nay cua
nhà nước ở tinh Hà Tĩnh và một số van đề định hướng với cả nước Việt Nam
hiện nay.
Về không gian: Nghiên cứu vẫn đề vai trò của NNKTPTBV ở Việt Nam,
địa bàn nghiên cứu thực tế là tỉnh Hà Tĩnh (để minh chứng, liên hệ, định hướng cho cả nước hiện nay và những năm toi).
8
Trang 11Về thời gian: Thời gian từ năm 2010 (khi vấn đề NNKT được nêu ra ở
Việt Nam) đến nay.
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1 Cơ sở lý luận
Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm,
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển xã hội, xây dựng và thực
hiện vai trò của nhà nước trong phát triển xã hội.
Tiếp cận lý luận về NNKT trong xã hội hiện đại trên cơ sở lý thuyết Kinh
tế chính trị học thé chế và từ quan niệm của tác giả Ch.Johnson trong công trình
nghiên cứu MITI and the Japanese Miracle, 1982.
Sử dụng lý thuyết của Chính trị học về vai trò của nhà nước đối với phát
triển xã hội - nhà nước sử dụng chính sách, luật pháp, tổ chức bộ máy, công
chức, công vụ và nguồn lực như thé nào dé tạo ra phát triển xã hội
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử cho việc tiếp cận nghiên cứu và xây dựng các lập luậnchính của toàn bộ luận án (từ khái quát lý luận, thực tiễn đến xác định quanđiểm, giải pháp) về vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước và việc thực hiện vai
trò này của nhà nước ở Việt Nam.
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thé như phân tích, tong hợp, lịch
sử, lô-gíc, so sánh, diễn giải, quy nạp, xử lý tài liệu thứ cấp, v.v cho việc
nghiên cứu các vấn đề lý luận về vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước và việc
thực hiện vai trò này của nhà nước ở Việt Nam, phân tích, làm rõ thực trạng của
tỉnh Hà Tĩnh để liên hệ, định hướng đối với cả nước hiện nay và những năm tới.
5 Đóng góp khoa học của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần:
Một là, 1) Làm rõ hơn những vấn đề lý luận có liên quan về NNKT,
PTBV và vai trò của NNKT trong phát triển kinh tế; ii) Góp phần phát triển
một hướng nghiên cứu mới trong khoa học chính trị nói chung, Chính trị học
9
Trang 12nói riêng về NNKTPTBV hay là vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước hiện nay
và trong tương lai; theo đó, nhà nước không chỉ kiến tạo sự phát triển xã hội
(với nghĩa rộng), nhất là phát triển kinh tế như những nghiên cứu cho đến nay,
mà còn kiến tạo sự PTBV (vẫn dé còn rộng rãi và sâu sắc hơn, mới mẻ và khó khăn hơn); iii) Ở bình diện lý luận, luận án lan đâu tiên làm rõ: Khái niệm
NNKTPTBV, Đặc trưng của NNKTPTBY, Vai trò cua NNKTPTBỨ, trong đó có
các phương thức (kênh) tác động của nhà nước và tiêu chí đánh giá sự tác động
ay vao su phat triển xã hội dé tao ra được sự PTBV ở Việt Nam; 1V) Do vậy,
làm rõ những đặc trưng cơ bản (thê hiện ở chức năng, nhiệm vụ và phương thức
hoạt động) của NNKTPTBV ở Việt Nam nói riêng.
Hai là, 1) Căn cứ vào các cơ sở lý luận, các tiêu chí đánh giá đã được xác
lập ở phan lý thuyết, luận án lan dau tiên đánh giá thực trạng (kết quả, hạn chế
và vấn đề đặt ra) trong việc thực hiện vai tro kiến tạo PTBV của chính quyên ở
tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (với tính cách là trường hợp thực tế nghiên cứu); ii) Từ
thực tế của Hà Tĩnh để tìm ra những liên hệ, gợi mở đối với Việt Nam (đối với
cả nước); ili) Những liên hệ/gợi mở, định hướng này được triển khai theo lô-gíc
của những thuận lợi, thời cơ, khó khăn và thách thức, rao cản và hướng tháo gỡ
dé hình thành NNKTPTBV ở tinh Hà Tĩnh nói riêng và ở Việt Nam nói chung
Ba là, i) Xác định rõ rang và khả thi những quan điểm và giải pháp (vềnhận thức, thé chế và nguồn lực) nhằm thực hiện có hiệu quả vai trò kiến tạo
PTBV của Nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, ở Việt Nam nói chung hiện nay
và những năm tới; ii) Những quan điểm, giải pháp thé hiện không chỉ những vấn đề, biện pháp trước mắt, mà còn thê hiện quan điểm, tầm nhìn kết hợp lý thuyết và hiện thực, lý luận và thực tiễn cho việc thực hiện một trong những nhiệm vụ lâu dải, cơ bản về xây dựng NNKTPTBV ở Việt Nam.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa ly luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phan phát triển lyluận về NNKTPT và NNKTPTBV từ góc độ của khoa học chính trị, nhất là
Chính trị học ở Việt Nam hiện nay; có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
10
Trang 13nghiên cứu, giảng dạy và học tập liên quan đến NNKTPT và NNKTPTBV, v.v.
trong các cơ sở nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở Việt Nam.
Y nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấpnhững luận cứ lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng, hoàn thiện và thực hiện
có hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về NNKTPTBV ở
Việt Nam nói chung và ở các địa phương (trong đó có tỉnh Hà Tĩnh) nói riêng.
7 Kết cầu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục cáccông trình của tác giả có liên quan, luận án được kết cấu gồm 4 chương (9 tiết)như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài;Chương 2: Một số van dé lý luận về vai trò kiến tao phát triển bền vững của nhanước; Chương 3: Vai trò kiến tạo phát triển bền vững của nhà nước ở tỉnh Hà
Tĩnh - Thực trạng, van đề đặt ra và liên hệ với cả nước; Chương 4: Những quan điểm và giải pháp thực hiện vai trò kiến tạo phát triển bền vững của nhà nước ở
tỉnh Hà Tinh và một sô vân đê về định hướng đôi với cả nước.
11
Trang 14Chương 1
TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐÉN ĐÈ TÀI
1.1 Các công trình nghiên cứu về nhà nước kiến tạo phát triển
1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về nhà nước kiến tạo phát triển
Cuốn sách “MITI and the Japanese Miracle; The Growth of Industrial
Policy 1925-1975” (1982), Stanford, CA: Stanford University Press, của tác gia
Ch.Johnson đã làm rõ: 1) vai trò của Bộ Thuong mai và Công nghiệp (MITI), cơ quan nhà nước giữ vai trò hàng đầu trong quản lý kinh tế đã góp phần làm nên
sự thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1925 - 1975; 11) khi phân tích sựphát triển kinh tế của Nhật Bản, tác giả đã so sánh với nền kinh tế Mỹ, Anh (môhình nhà nước điều chỉnh) và với các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa (KHCN) ởLiên Xô và các nước XHCN (mô hình nhà nước chỉ huy - kế hoạch hóa tập
trung) và nhận thấy: ở mô hình nhà nước điều chỉnh, nhà nước có vai trò trong phát triển kinh tế, nhưng vai trò đó thụ động trước thị trường tự do; còn ở mô hình nhà nước chỉ huy - kế hoạch hóa tập trung, nhà nước xây dựng kế hoạch, chỉ huy bằng mệnh lệnh hành chính, can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh
doanh, không tôn trọng quy luật thị trường iii) Dé phân biệt với các mô hình(nhà nước điều chỉnh, nhà nước chỉ huy trên đây), Ch.Johnson đưa ra khái niệm
“nhà nước phát triển” (nhà nước kiến tạo phát triển) như ở Nhật Bản, đồng thời
nêu rõ những đặc trưng cơ bản của nó (sự dung hợp những ưu việt của cả hai
mô hình nhà nước điều chỉnh và nhà nước chỉ huy)
Bai “The Developmental State: Odyssey of Concept’ (1999) của tác giả
Ch.Johnson, trong sach “The Developmental State” cua tac gia Woo-Cumings Meredith, Nxb Dai hoc Cornell, da tong quan những nhận định va phân tích, tranh luận xung quanh van đề nhận thức về NNKTPT; tong hợp một số kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác về vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh
12
Trang 15tế và xã hội ở một số nước như: Alice Amsden trong sách “Asia’s Next Giant:
South Korea and Late Industrialization”, Nxb Dai hoc Oxford, New York, 1989; Robert Wade trong sach “Governing the Market: Economic Theory and
the Role of Government in East Asian Industrialization”, Nxb Dai học
Princeton, 1990, v.v Trên co sở đó, Ch.Johnson lý giải những yếu tố bản chat
của NNKTPT (tinh hoa, hiệu qua, can thiệp thích ứng với thị trường, có cơ quan
trung tâm điều phối quốc gia).
Cuốn sách “The Developmental State in History and in the TwentiethCentury”, (2003) là cuốn sách của tác giả A.K.Bagchi, Nxb Regency
Publications, New Delhi, đã khảo sát vai trò của các nhà nước, chỉ ra các nhà
nước kiến tạo từng ton tại trong lịch sử ở một loạt nước phát triển ngày nay như
Hà Lan, Đức, Anh, v.v và liên hệ với các nhà nước ở Liên Xô và Trung Quốc
thời kỳ trước 1980 Tác giả chỉ ra trong những năm 1980 - 2000, sau Nhật Bản,
thì sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, v.v đã làm nóng lên sự tranh luận rộng rãi về khái niệm NNKTPT và các lập luận xung
quanh sự ưu việt cua nó, thậm chí còn được coi là phát triển quan trọng nhất của
khoa học chính trị trong những năm cuối thế kỷ XX.
P.Meyns và Ch.Musamba (eds.), trong tác pham “Zhe Developmental
State in Africa - Problems and Prospecf”, Institute for Development and Peace,
INEF-Report 101/2010, Nxb Duisburg: INEF, năm 2010, đã hệ thống hóa các
luận điểm lý thuyết của các tác giả khác nhau về NNKTPT như: i) can thiệp chủ
động, phù hợp đối với thị trường (Ch.Johnson); ii) độc lập, tự chủ, gan két
(Peter Evans); iii) chính tri là yếu tố chủ đạo (A.Leftwich); iv) sử dụng kinh tế học thé chế (Ha-Joo Chang); kiến tạo trong bối cảnh toàn cầu hóa (Linda
Weiss); kết quả nghiên cứu này có nhiều gợi mở khái quát và trực tiếp cho
Trang 16Developmental State in South Africa - Potentials and Challenges”, Human
Science Research Council Press, Cape Town, 2010, đề cập đến các hoạt động
tranh luận về chi phí cạnh tranh, điều phối, quan lý xung đột cũng như thảo luận
về phát triển kinh tế Đông Á hiệu quả, về khuyến khích các chính sách công nghiệp, công nghiệp hóa gắn với đổi mới thé chế, vấn đề chế độ sở hữu trí tuệ ở Nhật Bản và Hàn Quốc.
Báo cáo “Democratization in a Developmental State: The Case of Ethiopia-Issues, Challenges, and Prospects” của UNDP và Bao cáo cua Hội
đồng kinh tế Châu phi của Liên hợp quốc và Liên minh Chau phi “Economic
Report on Africa (2011): Governing Development in Africa - the Role of the
State in Economic Transformation” cùng nghiên cứu va xuất ban đều có những
bàn thảo đến mô hình NNKTPT và là những cơ sở lý luận cho các nghiên cứu
sau này ở Việt Nam.
Bài của tác gia Adrian Leftwich trên The Journal of Development Studies
“Bringing Politics Back in: Towards a Model of the developmental state” va
sach “Embedded Autonomy, State and industrial transformation” cua tac gia
P.Evans, Nxb Dai hoc Princeton University Press, v.v da phan tich vai tro cua
nhà nước các trường hợp phát triển kinh tế than ky của Dai Loan và Han Quốc
Ngoài ra, các công trình: “Late Marketisation versus Late Industrialisation in East Asia”, (2005), cua tác giả Lee K et al., Asian Pacific
Economic Literature, 19(1), 42-59, 2005; “Towards a Democratic
Developmental State”, (2006), cua tac gia G.White IDS Bulletin, 37(4), 60-70, 2006; “Democracy and State Capacity: Exploring a J-Shaped Relationship, Governance” (2008) của các tac gia H.Back va A.Hadenius, An International Journal of Policy, Administration and Institutions, 21(1), 1-24, 2008;
“Embedded Autonomy, State and industrial transformation ”(1995), của tac giả
P.Avans, Princeton University Press, 1995; “The Origin of Power, Prosperity,
and Poverty: Why Nations Fails”, (2012), sách cua các tac giả D.Acemoglu va J.Robinson, Nxb Randon House; “Breaking the Mould An Institutionalist
14
Trang 17Political Economy Alternative to the Neo-liberal Theory of the Market and the
State”, (2002a), Cambridge Journal of Economics, 26(5); “Kicking Away the Ladder Development Strategy in Historical Perspective”, (2002b) London: Anthem Books cua cung tac gia Ha-Joon Chang; “How to ‘do’ a developmental
state: Political, Organizational, and Human Resource Requirements for the
Developmental State’, (2010), trong O.Edigheji (ed.), Constructing a
Democratic Developmental State in South Africa - Potentials and Challenges
(Human Science Research Council Press, Cape Town, 2010, cua tac gia Chang, Ha-Joon; “Embedded Autonomy States and Industrial Transformation”, (1995), cua tac gia Evans, Peter B (1995), Princeton: Princeton University Press; “States of Discord”, (2002) cua tac gia TH.Friedman, March/April 2002.
“Political Institutions and Economic Performance: The Government-Business Relations in Japan, South Korea, and Taiwan”, (1985) cua tac giả Ch.Johnson
trong Asian Economic Development: Present and Future, eds Robert Scalapino, Seizaburo Sato, and Jusuf Wanandi (Berkeley: University of California Press,
1985); “The Non socialist NICs: East Asia”, (1986), cua tac giả Ch.Johnson trong International Organization, Số 40:2; “The Logic of the Developmental
State”, (1991), của tác gia Z.Onis, Comparative Politics 24 no.l; “Late industrializers, late democratic: developmental states in the Asia-Pacific”, (1996), cua tac gia M.Thompson, Third World Quarterly, 17(4), v.v ở những
mức độ khác nhau đều dé cập đến vai trò của nha nước trong mối quan hệ với
phát triển, gợi mở cho nghiên cứu về NNKTPT.
Các tác pham tiêu biéu nêu trên là những đóng góp to lớn cả về học thuật cũng như tổng kết, đánh giá thực tiễn về vai trò của NNKT trong phát triển xã
hội ở một số quốc gia (tập trung nhất là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và
cả ở một số nước châu Phi) và được tiếp tục nghiên cứu cho đến ngày nay, vớicác nội dung cơ bản là: bàn vỀ sự can thiệp chủ động, tích cực của nhà nước vàothị trường thông qua đường lối, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế, cùng với
đó là bộ máy hành chính chuyên nghiệp, hiệu quả với tam nhìn xuyên suốt, nhất
15
Trang 18quán đã được thực tiễn kiểm chứng, chang hạn như: mô hình NNKTPT Đông A
đã phát huy tốt chức năng “kiến tạo” và “chủ động dẫn dắt” nền KTTT bằng các
ưu tiên chính sách đối với các ngành công nghiệp mũi nhọn thông qua các
doanh nghiệp nhà nước là chủ yếu; tuy nhiên, đã có những thất bại như thảm
họa suy thoái môi trường từng xảy ra ở Nhật Bản trong những năm 1950 và
1960 (ô nhiễm Thủy ngân; ô nhiễm Lưu huỳnh điôxit và Nito điôxit, ), hay sự
khủng hoảng tài chính của “những con Hồ Đông Á” ở những năm 1997-2000 là những bài học quý giá cho kiến tạo phát triển bền vững Theo đó, cần có những
thay đôi gi hay những khác biệt nào trong nhận thức về NNKTPT và vai trò của
nó đối với phát triển bền vững hiện nay?
1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước về nhà nước kiến tạo
phát triển
Bài “Việt Nam trước thách thức xáy dung Nhà nước kiến tạo phát triển ”
(2009) trên http://www.tuanvietnam.net ngày 16/5/2009, của tac giả Vũ Minh
Khương đã khái quát vai trò then chốt thuộc về chất lượng thể chế, các yếu tố quyết định hướng lựa chọn thé chế phát triển và thách thức đối với Việt Nam,
khắc phục nhà nước cai tri - hủ bại, nhận diện các đặc trưng của nhà nước theo
hướng kiến tạo phát triển ở Việt Nam.
Bài “Ban thêm về mô hình nhà nước kiến tạo phát triển ” (2009), của tac
giả Phạm Hưng Hung đăng trên http://www.tuanvietnam.net ngày 26/5/2009,
luận giải, gợi ý về nội dung cơ bản để xây dựng mô hình NNKTPT và nêu rõphải có: 1) nhà lãnh đạo và đội ngũ hoạch định chiến lược tải giỏi, có tinh thầnyêu nước mãnh liệt, tận tụy, tâm huyết với sự phat triển đất nước, đặt lợi ích
quốc gia lên trên lợi ích cá nhân; ii) đội ngũ lãnh đạo phải có quyền tự tri, độc
lập tương đối trong việc theo đuôi các lợi ích quốc gia (có quyết tâm cao nhất
trong việc phát triển và đưa đất nước chuyền mình, cất cánh), mặc dù có thé làm ảnh hưởng đến các lợi ích của các nhóm cục bộ; iii) có bộ máy cán bộ công chức đủ năng lực và tương đối độc lập; iv) bộ máy nhà nước độc lập và đủ
mạnh phải được đặt trong một xã hội tương đối “yếu” hơn, đảm bảo khả năng
16
Trang 19quản lý, kiểm soát một cách có hiệu quả các lợi ích tư nhân; v) có tính chọn lọc cho phát triển trong định hướng cũng như trong chiến lược phát triển; bảo đảm
tinh hợp pháp và kết quả thực hiện của nhà nước kiến tạo; vi) có chế độ tuyển
dụng nhân tài rất nghiêm ngặt, v.v
Cuốn sách “Quản lý nhà nước về kinh tế” (2015), Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, của tác giả Phan Huy Đường khi nêu các đặc trưng kinh tế thị trường và quản lý nhà nước về kinh tế, các đặc trưng chủ yếu của kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; cơ chế, chức năng vànguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế (các quy luật kinh tế và cơ chế quản lýkinh tế, chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, các nguyên tắc quản lý nhànước về kinh tế, phương pháp và công cụ quản lý nhà nước về kinh tế), v.v đã
có những phân tích có giá trị về nội dung và phương pháp quản lý kinh tế ở Việt
Nam hiện nay theo hướng NNKTPT và NNKTPTBV.
Các tác giả Ngô Huy Đức và Nguyễn Thị Thanh Dung đã có bài “Nhà
nước kiến tao phát triển - khái niệm và thực tế” (2016), đăng trên Tap chi Ly
luận chính trị số 11/2016) Hai tác giả sau khi nghiên cứu cuốn sách “MITI and
the Japanese Miracle” (1982) của Ch.Johnson, cho rằng Ch.Johnson trong cuốnsách này đã chỉ ra vai trò rất khác biệt của Chính phủ Nhật, mà nôi bật là MITItrong việc đảm bảo một tốc độ tăng trưởng rất cao từ sau Thế chiến II Sự khác
biệt quan trọng nhất, không phải là sự can thiệp của nhà nước, mà cách thức mà nhà nước can thiệp vào nền kinh tế Có 2 cách thức nỗi bật được nghiên cứu so sánh trong thời gian dài của cuộc chiến tranh lạnh đó là cách thức “nhà nước chỉ huy” như của Liên Xô và các nước XHCN thời đó (nhấn mạnh kế hoạch tập
trung) và “nhà nước điều chỉnh” như các nước Anh, Mỹ và nhiều nước tư bảnchủ nghĩa khác Theo đó, Ch.Johnson chỉ ra, Nhật Bản mặc dù về cơ bản cũng
đi theo mô hình TBCN và dân chủ phương Tây nhưng lại thể hiện sự khác biệt
là nhà nước không chỉ đóng vai trò thụ động điều chỉnh như ở các nước Anh,
Mỹ mà có một vai trò lớn hơn nhiều, đặc biệt trong việc định hướng và tập
17
Trang 20trung nguồn lực cho các lĩnh vực kinh tế trọng tâm một cách nhất quán và trong
thời gian dài; do vậy, Ch.Johnson sử dụng khái niệm “nhà nước [kiến tạo] phát triển” (developmental state) đề chỉ sự khác biệt đó Hai tác giả Ngô Huy Đức và Nguyễn Thị Thanh Dung còn chỉ ra răng, qua so sánh MITI của Nhật Bản với hai mô hình nhà nước chỉ huy và nhà nước điều chỉnh thì Ch.Johnson và nhiều tác giả khác tin tưởng răng, mô hình NNKTPT đúng là tốt hơn với các điều kiện nhất định mà nỗi bật là về các thé chế chính trị của nhà nước đó Đồng thời, các
tác giả nêu rõ nội ham của khái niệm, các đặc trưng cơ bản của NNKTPT và các
yếu t6 tạo nên thành công của nhà nước này (tầm nhìn phát triển nhất quán vaxuyên suốt, bộ máy quản lý, hành chính hiệu quả và trung lập, quan hệ công - tưhòa hợp, quản trị hiệu quả và công bằng, v.v.)
Tác giả Vũ Minh Khương (2016) tiếp tục có bài “Xdy dung nhà nước kiến tạo phát triển: Kinh nghiệm quốc tế và Singapore - Những kiến nghị đối
với Việt Nam”, đăng trên http://www.tapchicongsan.org.vn, đã khái quát về sự
cần thiết (từ áp lực phía người dân về sự phát triển), nguyên tắc, lộ trình, bước
đi trong xây dựng NNKTPT và vận dụng kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan, Singapore về mô hình nhà nước này ở Việt Nam Theo tác giả,NNKTPT là nhà nước đặt mục tiêu phat triển đất nước lên hàng đầu, nhà nước
có hệ thống tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức có năng lực và phẩm chất, cộnghưởng các nỗ lực của xã hội vì mục tiêu phát triển NNKTPT trước hết phải xác
định được mục tiêu, tam nhìn, chiến lược phát triển rõ rang, cụ thể và tìm kiếm được biện pháp thực hiện mục tiêu đó Sứ mệnh của NNKTPT là hướng tâm các tiềm năng, thế mạnh đó để đưa đất nước vươn lên, trở thành một nước công nghiệp phát triển trong tương lai Theo đó, cần có tư duy “cùng thắng”, phải
hiểu người và làm cho người hiểu nhà nước, xây dựng được hình ảnh, thương
hiệu quốc gia.
Bàn về nhà nước kiến tao phát triển, tác giả Lê Minh Quân có bài “Nà
nước kiến tao”, đăng trên Tap chí Lý luận chính trị, số 8/2016, đã khái quát
những đặc trưng chủ yêu của nhà nước kiên tạo thông qua việc thực hiện các
18
Trang 21chức năng và nhiệm vụ, phương thức tô chức và hoạt động, cách thức sử dụng các nguồn lực, nhất là nhân lực.
Cuốn sách “Tir nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo phát triển”
(2017), do các tác giả Đinh Tuấn Minh, Phạm Thế Anh (đồng chủ biên), Nxb Tri thức, đã cung cấp một số luận cứ khoa học cho việc xây dựng thé chế theo hướng thúc day phát triển nền kinh tế thị trường day đủ ở Việt Nam - thé chế
“xương sống” tạo ra NNKTPT ở Việt Nam, trong đó có việc xây dựng hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước thân thiện với thị trường; nêu một SỐ CƠ SỞ lý
thuyết và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng thể chế, chuyên từ nhà nước điều
hành sang NNKTPT.
Ky yếu Hội thảo khoa học cấp Hoc viện Quốc gia Hồ Chi Minh (2017) có
tựa đề “Xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển trong thực tiễn Việt Nam, gồm nhiều bài viết liên quan trực tiếp đến nhiều khía cạnh của vấn đề NNKTPT ở Việt Nam, từ kiến tạo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đến bảo vệ môi trường; chăng han: bai “Vai rò kiến tao phat triển của nhà nước trong lĩnh vực văn hóa
- xã hội ” của tác giả Vũ Hoàng Công, bài “Nhà nước kiến tạo phát triển và cácrào cản chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế” của tác giả Phạm Sỹ An, bài “Đẩymạnh cải cách hành chính nhà nước đáp ứng yêu cau xây dựng Nhà nước kiếntạo ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Minh Phương, bài “Hoàn thiện thểchế dé xây dựng Nhà nước kiến tao phát triển ở Việt Nam” của tác giả Vũ Công
Giao, V.V
Bài “Giải mã Chính phủ kiến tạo của Thủ tướng Phúc” (2017), của tác giả Phạm Quý Thọ thuộc Học viện Chính sách và Phát triển - Bộ Kế hoạch và Dau tư Việt Nam đăng trên https://www.bbc.com/vietnamese/forum,
sơ lược “hình hài” của Chính phủ kiến tạo mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
cam kết khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 7/4/2016 là xây dựng Chính phủ
kiến tạo liêm chính, hành động vì người dân và doanh nghiệp, chuyên mạnh từ
nhà nước điều hành nền kinh tế sang NNKTPT
19
Trang 22Bàn về Chính phủ kiến tạo, tác giả Lê Quốc Lý có bài “Xây dựng chính
phủ kiến tạo - Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam” đăng trên Tạp chí Lý
luận chính trị, số 4/2017, nêu một số điểm về chính phủ kiến tạo và gợi ý mang
tính định hướng về thời cơ và thách thức cho việc xây dựng chính phủ kiến tạo
ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế thường niên về phát triển bền vững vùng Trung bộ Việt Nam, “Xây dựng và vận hành chính phủ kiến tạo: Thực tiễn
ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế”, do Viện Khoa học Xã hội vùng Trung bộ Học viện Khoa học Xã hội tổ chức vào tháng 10/2019 tại thành phố Đà Nẵng,trong đó có các bài: Chính phủ kiến tạo ở Việt Nam - Từ thực tiễn đến lý luận,của tác giả Hồ Việt Hạnh và Nguyễn Danh Cường: bài Chính phủ kiến tạo và
-liêm chính của tac giả Nguyễn Dang Dung; bài Chính phủ kiến tạo - Những van
dé lý luận và thực tiễn ở Việt Nam của tác giả Lương Văn Tuan; bài Chính phú
kiến tạo với việc thực hiện quyên hành pháp ở Việt Nam của tác giả Vũ Anh
Tuấn, v.v Các công trình nay nêu một số van dé cần tranh luận va làm rõ về
NNKTPT nhìn từ thực tiễn và nhận thức hiện có ở Việt Nam, nêu ra những ý
kiến của mình khi lập luận về những nội dung này.
Nghiên cứu, tiếp cận nhà nước kiến tạo dưới góc độ chủ nghĩa Mác
-Lénin, tác giả Dinh Văn Thụy có bài “Nhà nước kiến tạo phát triển - Một số
vấn dé lý luận và thực tiễn” đăng trên http://Iyluanchinhtri.vn, 2017, cho thay
nhà nước có chức năng giai cấp và chức năng xã hội “Chức năng xã hội là cơ
SỞ của sự thống trị chính trỊ; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào còn thực hiện chức năng xã hội” [132, tr.1] Van dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước cho thay, NNKTPT không phải là một kiểu nha nước mà là một mô hình nhà nước, bởi mô hình nhà nước đó đưa ra cách thức tổ
chức và thực thi quyền lực tương đối mới, đặc biệt là trong việc can dự vào thịtrường NNKTPT là nhà nước nghiêng về thực hiện chức năng xã hội; chức
năng của NNKTPT khác “nhà nước chỉ huy” và “nhà nước điều chỉnh” ở chỗ là phải đạt hiệu quả trong việc dẫn dắt, thúc đây và duy trì kinh tế phát triển ở tốc
20
Trang 23độ cao hơn NNKTPT là sản phẩm của CNTB, nhưng cũng là giá trị của nhân loại cần được ké thừa, vận dụng.
Nhóm tác giả Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyễn Minh Phong, Hoàng Gia Minh
và Hồ Quang Phương có các bài về NNKTPT đã đăng trên Báo điện tử Quân đội nhân dân (http://www.qdnd.vn, 2017), nêu nguồn gốc của khái niệm NNKTPT, khang định NNKTPT là một mô hình day tiềm năng, phù hợp với điều kiện và từng giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia Đồng thời, cho răng
kiến tao phát triển là tạo ra những cải cách đột phá, nghĩa là: i) nhà nước phảitạo ra được hệ thống khuyến khích để các nguồn lực của xã hội được tập trungđầu tư cho các mục tiêu phát triển; 11) tìm mọi cách dé cung cap cac dich vucông chat lượng, giá rẻ cần thiết cho sự phat triển năng lực và việc làm ăn của
các doanh nghiệp, của những người dân; iii) biết tạo ra cạnh tranh lành mạnh dé mọi chủ thể trong xã hội đều phải vươn lên và để thu hút được người tài Vì
vậy, các tác giả nêu lên tính cấp thiết xác định khung lý thuyết rõ ràng về
NNKTPT ở Việt Nam.
Cuốn sách “Nhà nước kiến tạo phát triển, lý luận trên thế giới và thựctiễn ở Việt Nam”, do các tac giả Trịnh Quốc Toản, Vũ Công Giao (đồng chủbiên), Nxb Lý luận Chính trị xuất bản, 2017 đã tập hợp 27 bài tham luận chất
lượng, nghiên cứu công phu kỹ lưỡng của nhiều tác giả đến từ nhiều đơn vị
khác nhau Các tham luận cũng bàn thảo nhiều vấn đề khoa học liên quan đến
Nhà nước kiến tạo phát triển, từ các vấn đề về nguồn gốc đặc điểm của Nhà nước kiến tạo phát triển trong bài của tác giả Vũ Công Giao, Nguyễn Sĩ Dũng,
v.v được trích dẫn khá nhiều khi nói về nhà nước kiến tạo phát triển, ngoài ra
còn nhiều các bài nghiên cứu có giá trị khác của các tác giả uy tín khác Đây được đánh giá là những công trình nghiên cứu có giá trị khoa học và chất lượng
học thuật ở Việt Nam về NNKTPT
Các tác giả Dinh Ngọc Thắng, Nguyễn Văn Quân có bài “Nhà nước kiếntạo phát triển và xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam” đăng trên
Tạp chí Kiểm sát (số 6 tháng 3/2017) đã nhận định tông quan về nhà nước kiến
21
Trang 24tạo (đó là một nhà nước năm giữa hai mô hình, một là mô hình nhà nước theo
chủ thuyết tân tự do với sự can thiệp tối thiểu của nhà nước vào thị trường, một
là mô hình nhà nước kế hoạch hóa tập trung dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhànước đối với nên kinh tế) Các tác giả trình bày quan điểm lai về NNKTPT của
Th.Johnson và A.Leftwich; trình bày đặc trưng của NNKTPT trong sự so sánh với các mô hình nhà nước khác trong chính sách công nghiệp; đưa ra các gợi ý
cho Việt Nam về xây dựng NNKTPT: i) nhà nước phải nắm vai trò trung tâm trong phát triển kinh tế; ii) NNKTPT phải hài hòa giữa các chính sách kinh tế va
sự vận động tự nhiên của nên kinh tế; il) xây dựng và thực hiện chiến lược pháttriển công nghiệp có tính lâu dài, nhất quán; iv) xây dựng nền hành chínhchuyên nghiệp hiệu qua dựa trên chế độ tuyên dụng nhân tài; v) xây dựng hệ
thống chính sách và pháp luật hoàn chỉnh.
Cuốn “Nhà nước kiến tạo phát triển qua mô hình một số nước và kinh
nghiệm đối với Việt Nam” của nhóm tác giả (do Nguyễn Thị Thanh Dung chủ
biên), Nxb Lý luận Chính trị, xuất bản 2019, đã phân tích, làm rõ những vấn đề
lý luận chung về NNKTPT: Quá trình hình thành, phát triển; những đặc trưng
cơ bản của NNKTPT phiên bản 1.0 và sự ảnh hưởng của bối cảnh mới; van đềđặt ra khi xây dựng NNKTPT Đồng thời nghiên cứu tham khảo mô hình của
một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan nhằm có một số
giải pháp cho xây dựng NNKTPT ở Việt Nam.
“Nhà nước kiến tạo phát triển - Ly luận và triển vọng thực tiễn ở Việt Nam” (2019), Luận án tiến sĩ Chính trị học của tác giả Mai Thị Hong Lién, da
hệ thống hóa những kết quả và những van đề đặt ra trong nghiên cứu lý luận va tổng kết thực tiễn liên quan đến nhà nước kiến tạo phát triển trên thế giới và ở
Việt Nam; trình bày cơ sở lý luận va thực tiễn của nhà nước kiến tạo phát triển;
khảo cứu, phân tích, nhận diện những đặc điểm, tính chất và những yêu cầu,
điều kiện cần thiết của nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam qua khảo sáttrường hợp của thành phố Đà Nẵng; nhận diện các rào cản và gợi mở một số
van dé về triển vọng thực tiễn ở Việt Nam Tuy nhiên, ở luận án này tác giả
22
Trang 25chưa làm rõ một cách có hệ thống về NNKT trong PTBV hay NNKTPTBV ở
Việt Nam hiện nay.
1.2 Các công trình nghiên cứu về phát triển bền vững và nhà nước
kiến tạo phát triển bền vững
1.2.1 Các công trình nghiên cứu về phát triển bền vững
a Công trình nghiên cứu ở nước ngoài về phát triển bên vững Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc
(WCED) trong báo cáo “Tương lai cua chúng ta” (Our common future) đưa ra
năm 1987, đã phân tích các nguy co và thách thức de doa sự phat triển bền vững
của các quốc gia trên thé giới Trong đó, quan trọng nhất phải ké đến khái niệm
về phát triển bền vững là “sự đáp ứng nhu cau của thế hệ hiện tại mà không gây
trở ngại cho các thế hệ mai sau” đang được sử dụng rộng rãi hiện nay
Cuốn sách “An Introduction to Sustainable Development” (2007), của tac giả Peter P.Rogers, Kazi F.Jalal và John A Boyd đã giới thiệu những kiến thức
cơ sở về PTBV, trong đó tập trung phân tích những vấn đề đo lường và chỉ sốđánh giá tính bền vững; vấn đề đánh giá, quản lý và chính sách đối với môi
trường: cách tiếp cận và mối liên kết với giảm nghèo; những ảnh hưởng và phát triển cơ sở hạ tầng; các vấn đề về kinh tế, sản xuất và tiêu dùng, những khuyết
tật của thi trường, v.v.
Cuốn sách “Understanding Sustainable Development” (2008) của John
Blewitt, đã có đóng góp quan trọng vao lý thuyết về PTBV, trong đó phải kế
đến kết quả phân tích về mối quan hệ giữa xã hội và môi trường, phát triển bềnvững và điều hành của chính phủ; các công cụ hệ thống để PTBV và nhữngphác thảo về một xã hội bền vững
Simon Dresner, trong cuốn sách “The Principles of Sustainability”
(2008), đã tổng hợp và phân tích các van dé có liên quan như: lịch sử phat triểnkhái niệm PTBV, các tranh luận hiện nay về con đường dé đạt được sự PTBV
cũng như các trở ngại của PTBV.
Trong cuốn “Sustainability Indicators: Measuring the Immeasurable?”
23
Trang 26(2008), các tác giả Simon Bell và Stephen Morse đã có những đóng góp lớn về
lý luận và thực tiễn sử dụng các chỉ số PTBV Trong đó, các tác giả đã chú
trọng hơn khi giới thiệu hệ thống các quan điểm và một loạt các công cụ, kỹ thuật có khả năng giúp làm sáng tỏ những vấn đề phức tạp trên cơ sở tiếp cận định tính hơn so với việc tiễn hành các biện pháp đo lường định lượng.
b Công trình nghiên cứu ở trong nước về phát triển bên vững
Dự án VIE/01/021 về “Hổ tro xây dựng và thực hiện Chương trình nghị
sự 21 quốc gia Việt Nam ” (2001), do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện,
với sự tham gia của nhiều bộ, ngành, địa phương, sự hỗ trợ của Chương trình
phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA) và Co quan phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) Một trong 4 hợp phần của Dự án này phân tích, hệ thống hóa, cụ thé hóa chính sách PTBV ở
Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, tổng kết các mô hình PTBV và nêu một số
nội dung liên quan đến vai trò của nhà nước đối với phát triển bền vững nói
chung và ở Việt Nam nói riêng.
Công trình Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bên vững cấp quốc
gia ở Việt Nam - giai đoạn I, (2003), do Viện môi trường và phát triển bền
vững, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam thực hiện trên cơ sở
nghiên cứu, tham khảo bộ tiêu chí phát triển bền vững của Brundtland và kinh
nghiệm các nước.
Định hướng chiến lược phát triển bên vững ở Việt Nam (Chương trình
nghị sự 21 của Chính phủ ban hành năm 2004), trong đó nêu rõ: Mục tiêu tông quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về
tinh thần va văn hóa, sự bình đăng của các công dân và sự đồng thuận của xãhội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp
lý và hài hòa được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi
trường Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển bền vững ViệtNam qua các giai đoạn và gần đây nhất là Kế hoạch hành động quốc gia thực
hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu phát
24
Trang 27triển bền vững va 115 mục tiêu cu thể trên tất cả các lĩnh vực kinh tế; xã hội;
môi trường.
Cuốn sách “Về các xu hướng chính trị trên thé giới hiện nay ” (2006), tai
bản năm 2014, của tác giả Lê Minh Quân, Nxb Chính trị quốc gia, đề cập đến
quá trình hình thành khái niệm PTBV, nội ham của khái niệm PTBV, mục tiêu,
yêu cầu và điều kiện của PTBV, v.v như là một trong những xu thế chính trị,
chính sách chủ đạo trong phát triển của thế giới hiện nay, trong đó có Việt Nam, khi Việt Nam sử dụng PTBV như là một trong những nội dung của phát triển
theo định hướng XHCN.
Bài “Một số nguyên tắc phương pháp luận căn bản của việc giải quyết mối quan hệ giữa hiện đại hóa xã hội và môi trường sinh thái” (2006), của tác giả Lương Đình Hải đăng trên Tạp chí Triết học (số 6), tr.37-43, đã đưa ra các
nguyên tắc để đảm bảo mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môitrường, cụ thể gồm bốn nguyên tắc sau: ¡) Nguyên tắc thay đổi nhận thức - làthay đổi về cách nhìn nhận về môi trường và vai trò của môi trường sinh thái
đối với các hoạt động của con người trong quá trình hiện đại hóa xã hội nhằm thân thiện với môi trường: ii) Nguyên tắc về mặt lợi ích - là gắn các lợi ích kinh
tế của con người, cộng đồng với các giá trị về môi trường sinh thái, đảm đảm cho quá trình duy tri và day nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm
phong phú thêm các giá tri của tài nguyên thiên nhiên và môi trường; iii)
Nguyên tắc tăng trưởng kinh tế gan liền với cải thiện va bảo vệ môi trường sinh
thái; và iv) Nguyên tắc công nghệ tiên tiễn - là áp dụng các thành quả khoa học,
công nghệ vao quá trình khai thác, tái tao, sử dung tài nguyên thiên nhiên cho
phát triển kinh tế và làm tốt công tác bảo vệ môi trường.
Bài “Phái triển bên vững - chiến lược phát triển toàn cẩu thé kỷ XXI”
(2008), của tác giả Trương Quang Học, Kỷ yếu khoa học của Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, giới thiệu khái quát Chiến lược PTBV toàn cầu và Định hướng PTBV của Việt Nam, những thành
tựu đã đạt được, thách thức và định hướng cho giai đoạn tới.
25
Trang 28Báo cáo khoa học: Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, (2010), của
Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường đã mô tả, phân tích làm rõ
điều kiện tự nhiên, các yếu tố ảnh hưởng: Việt Nam có hơn 3000 km bờ biển,
nam trong khu vực châu A gió mùa, hàng năm phải đối mặt với nước biên dâng, bão, lụt, xoáy lốc và hiện tượng thiên tai hầu như quanh năm trên khắp mọi miền lãnh thô tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường; triển khai Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đồi khí hậu, cam kết giảm thiểu phát thải khí nhà kính, ô nhiễm không khí, nguồn nước; đặc biệt,
những ảnh hưởng nguồn nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới: sông
Mê Công, sông Hồng Đồng thời, nêu rõ những kết quả đạt được, những bấtcập, tồn tại, hạn chế cũng như xây dựng các kịch bản ứng phó biến đổi khí hậu
Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng, dự báo thời tiết, khí hậu, thủy văn;
xây dựng và đảm bảo độ chính xác, độ ồn định của các hệ thống cảnh báo thiên
tai, V.V
Đề tài cấp Nhà nước Tổng kết 30 năm đổi mới và phát triển vùng Tây
Nam bộ trên quan điểm phát triển bên vững (2018) do Trung tâm Nghiên cứu
và Tư vấn về phát triển thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam thựchiện, đã tổng kết, đánh giá thực trạng phát triển vùng Tây Nam bộ trong 30 nămđổi mới và phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và tài nguyên,môi trường Cung cấp các luận cứ khoa học dé từ đó đề xuất quan điểm, định
hướng, mô hình và hệ giải pháp PTBV vùng Tây Nam bộ đến 2030 và tầm nhìn
đến 2035, v.v
Thảo luận chính sách về Đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam: Từ pháp luật tới thực tién, (2010) của Trung tâm Con người và Thiên nhiên đã chỉ
ra việc đánh giá tác động môi trường là một trong những công cụ pháp lý và kỹ
thuật quan trong dé xác định, phân tích và dự báo các tác động môi trường củacác dự án, kế hoạch, quy hoạch phát triển; chúng cung cấp những luận cứ khoahọc cho chính quyền, cơ quan quản lý chuyên ngành và doanh nghiệp cân nhắc
kỹ lưỡng phương án trong quá trình ra quyết định đầu tư Tuy vậy, về yêu cầu
26
Trang 29của đánh giá tác động môi trường đã được luật hóa và quy định trong Luật Bảo
vệ môi trường của Việt Nam, song thực trạng hoạt động này vẫn còn bộc lộnhiều bất cập và hạn chế, yếu kém cả về chất lượng cũng như sự tuân thủ quy
trình đánh giá (chủ yếu còn mang tính hình thức, cho đủ hồ sơ của dự án).
“Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung
bộ Việt Nam hiện nay” (2015), Luận án tiến sĩ Triết học của tác giả Đỗ Trọng
Hưng, đã cho thấy kết hợp giữa đây nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế với bảo vệ
môi trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ là vấn đề cấp thiết hiện nay; đồng thời, tácgiả cũng đã làm rõ: dé đạt được lợi ích kinh tế đơn thuần thì hiện nay ở các tinhthuộc khu vực này đang tạo ra sức ép rất lớn với môi trường Trên cơ sở đó,luận án đề xuất một số quan điểm, giải pháp bước đầu nhăm giải quyết tốt hơn
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường trên địa bàn này.
“Phát triển bên vững vùng Tây Nguyên hiện nay - Thực trạng và giải pháp ” (2020), Luận án tiến sĩ Chính trị học của tác giả Lê Văn Hưng, đã luận giải về khả năng, điều kiện đảm bảo phát triển, phát triển bền vững ở Việt Nam, những hạn chế, khó khăn và van đề đặt ra phải làm sao dé có thé kết hợp hài hoa
giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường trong quá trìnhphát triển, đặc biệt là vùng Tây Nguyên với vị trí địa lý và xã hội vô cùng quan
trọng đối với an ninh quốc gia Sự kết hợp hài hòa đó là yêu cầu khách quan từ
thực tiễn, Song sự thong nhất đó không tự nó diễn ra, mà rất cần đến vai trò của
chủ thể, mà trước hết là vai trò của Nhà nước trên các phương diện: Kinh tế (tăng trưởng kinh tế, vấn đề đời sống vật chất, đất đai, việc làm, thu nhập); Chính trị - xã hội (bao gồm các vấn đề như hệ thống chính tri cơ sở; cán bộ, dân
tộc, tôn giáo, quản lý trật tự ở nông thôn, ý thức pháp luật, tư tưởng, phân hoá
giàu nghèo); Văn hoá - xã hội (vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá
truyền thống các dân tộc, giáo dục, y té, nguồn nhân lực); Môi trường (van dé
bao vệ rừng, nguồn nước, tài nguyên); Quốc phòng - an ninh (van dé diễn biến
hoà bình, biên giới, thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân) Từ đó đưa ra những giải pháp có căn cứ khoa học cho vùng Tây Nguyên phát triển
27
Trang 30theo hướng bền vững.
Đề tài cấp Bộ “Phát triển bên vững từ quan niệm đến hành động”
(2009), do Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững chủ trì, tác giả
Hà Huy Thành chủ nhiệm, đề cập một số nội dung cơ bản, quá trình hình thành
và phát triển của khái niệm, khuôn khổ, chương trình hành động, chỉ tiêu PTBV
của Liên Hợp Quốc và các quốc gia, khu vực trên thế giới; trên cơ sở đó rút ra
những bài học về PTBV phù hợp với điều kiện Việt Nam, trong đó quan trọng
là vai trò của nhà nước đối với PTBV
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế của Học viện Báo chí - Tuyên truyền
và Văn phòng Viện Friedrich Ebert (CHLB Đức) đồng tô chức năm 2009 có tựa
đề “Chính trị và Phát triển bên vững trong bối cảnh toàn cau hóa và hội nhậpquốc tế - Những van dé lý luận và thực tiễn, đề cập nhiều nội dung phong phú
về mối quan hệ giữa chính trị với PTBV, nổi bật là bài “Vai rò của nhà nước
và các đảng phái chính trị đối với sự PTBV” của tác giả Th.Meyer
Cuốn “Hỏa bình, Hợp tác và Phát triển - Xu thé lớn trên thé giới hiện
nay” (2010), của tác giả Lê Minh Quân, Nxb Chính trị quốc gia, đề cập đến
PTBV, từ khái niệm đến quan điểm thực hiện PTBV, khang định PTBV là mục
tiêu và nhiệm vụ chung của tất cả các quốc gia, các nhà nước như là vấn đề cótính nguyên tắc trong sự phát triển của các quốc gia ngày nay, bat ké theo chế
độ chính trị, ý thức hệ và mô hình phát triển nào PTBV trở thành vấn đề chính
trị, chính sách quan trọng hàng đầu của các nước, các chính phủ, các đảng phái cầm quyên.
Bài “Về kinh tế xanh ở Việt Nam” (2015), của tác giả Nguyễn Văn Hậu, Tạp chí Lý luận chính trị số 12/2015, khi phân tích khái niệm “kinh tế xanh”,
sáng kiến chung về đối phó với khủng hoảng kinh tế - tài chính do Tổng thư kýLiên Hợp quốc và Ủy ban phối hợp các nhà lãnh đạo của hệ thống Liên Hợpquốc đề xuất va các chỉ tiêu cụ thé của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanhthời kỳ 2011 - 2020 và tam nhìn đến năm 2050 ở Việt Nam cũng gợi ý về vai trò
của nhà nước đối với các nội dung trên.
28
Trang 31Sách “Việt Nam 2035: hướng tới Thịnh vượng, Sáng tao, Công bang và
Dan chi” (2016), do Ngân hàng thế giới và Bộ Kế hoạch và Dau tư Việt Nam
an hành, nghiên cứu sâu về 3 trụ cột phát triển (thịnh vượng về kinh tế đi đôivới bền vững về môi trường và thúc đây công bằng, hòa nhập xã hội); tăng
cường năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước; chỉ ra sáu chuyên đổi lớn mà Việt Nam cần thực hiện đề trở thành một nền kinh tế thu nhập trung bình
cao đến năm 2035, trong đó có van đề xây dựng một nhà nước pháp quyền hiện
đại với nền KTTT day đủ, hội nhập và xã hội dân chủ phát triển cao.
“Thuc hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn Hà Tĩnh hiện nay”
(2019), Luận án tiến sĩ Chính trị học của tác giả Hoàng Trung Dũng, đã phântích, luận giải cơ sở khoa học chính trị, pháp lý và thực tiễn phục vụ nghiên cứu
thực hành dân chủ của nhân dân trên địa bàn nông thôn; phân tích, đánh giá
thực trạng, kinh nghiệm trong thực hành dân chủ ở nông thôn Hà Tĩnh và đề xuất phương hướng, giải pháp đây mạnh thực hành dân chủ ở nông thôn Hà
Tĩnh trong tình hình mới.
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu (2015), là sự cam kết toàn cầu đầutiên về khí hậu, trong đó nêu rõ giai đoạn từ 2015 - 2020 tập trung ba ưu tiên: i)Thực thi và theo dõi các cam kết của các quốc gia thành viên; ii) Triển khaichính sách công phù hợp của từng quốc gia, có hỗ trợ bên ngoài đối với cácnước đang phát triển; iii) Triển khai những nội dung cam kết trước năm 2020
bởi các doanh nghiệp, thành phó, vùng dé thúc đây nhanh quá trình chuyền đôi nguồn năng lượng cần thiết nhằm đạt mục tiêu chung đề ra (cụ thể là hạn chế mức tăng nhiệt độ trái đất ở ngưỡng +1.5 độ C ở năm 2018).
1.2.2 Các công trình nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong kiếntạo phát triển bền vững
a Công trình nghiên cứu ở nước ngoài về vai trò của nhà nước trong
kiến tạo phát triển bên vững
Năm 1997, Ngân hàng thế giới đã ấn hành cuốn sách của tác giảCh.Adrian với chủ đề “Nhà nước trong một thé giới đang chuyển đổi” do Nxb
29
Trang 32Chính trị quốc gia xuất bản, phân tích biến đổi của tình hình thế giới, đưa ra
những ví dụ điển hình hiệu quả hoạt động của một số nhà nước và chỉ ra những
biến đổi về vai trò, chức năng của nhà nước, trong đó có những gợi mở theo hướng NNKTPT Trọng tâm dé cập đến các van dé: i) nhà nước cần phải làm gi
và làm như thế nào dé đạt hiệu quả trong tình hình một thế giới đang có nhữngchuyển đổi sâu sắc; ii) đưa ra những vi du điển hình về một số nhà nước hoạt
động có hiệu quả cũng như một số nhà nước kém hiệu quả, từ đó dé xuất chiến lược hai phần dé nhà nước đạt hiệu quả.
H.J.Chang, trong cuốn sách “Globalisation, Economic Development and
the Role of the State” (2003), Nxb Zed Books, London, đã đánh giá vai trò của
nhà nước trong kinh tế và phát triển; đánh giá các lý thuyết và sự can thiệp thực
tế của nhà nước đối với phát triển trong hơn hai thế kỷ của chủ nghĩa tư bản hiện đại; với phương pháp tiếp cận thể chế về vai trò của nhà nước trong sự thay
đổi kinh tế đã xem xét các vấn đề liên quan đến các chính sách công nghiệp,thương mại, sở hữu trí tuệ, các quy định và các chiến lược đối với các tập đoànxuyên quốc gia, v.v những gợi ý liên quan đến NNPTPT
“Hoi ky Ly Quang Diệu”, Tap 1 (2005), “Câu chuyện Singapore”, Nxb Thế giới và Tập 2 (2017) “Từ thế giới thứ ba vươn lên thé giới thứ nhất”, Nxb.
Chính trị quốc gia, cho thấy vai trò dan dat của Nha nước Singapore và Dangnhân dân Hành động Singapore trong việc kiến tạo phát triển đất nước
Singapore.
“Quốc gia khởi nghiệp, câu chuyện về nên kinh tế than kỳ của Israel”
(2017), sách của các tác giả D.Senor và S.Singer, Nxb Thế giới, (Trí Vương dịch), cho thấy một trong những yếu tố tạo cho Israel những “cú nhảy vĩ đại”, nhất là từ đầu những năm 1990, là xóa bỏ tư duy cũ, vượt qua rào cản dé điều chỉnh vai trò của nhà nước và các chính sách của nó đối với phát triển kinh tế
theo hướng chọn những ngành, lĩnh vực, nhiệm vụ ưu tiên và tạo ra những “cú hích” từ vai trò của nhà nước.
Bai “Good governance in sustainable development: the impact of
30
Trang 33institutions (1998), của các tác giả K.C.Roy va C.A.Tisdell, Viewpoint
-International Journal of Social Economics, 25(6/7/8), nêu anh hưởng của thé
chế đối với phát triển thông qua quan lý nhà nước, ảnh hưởng của tập trung va
phân quyền trong quản lý nhà nước ở An Độ đối với các chính sách kinh tế - xã hội, chính sách cần được hỗ trợ bởi thé chế phù hợp hoặc những thay đổi thé chế hiệu quả.
Bài “Phát triển kinh tế và vai trò của chính sách công nghiệp ở Nhật
Bản” và bài “Phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường tại Nhật Bản” củacác tác giả K.Kazumasa và Y.Hisashi, trong cuốn sách “Kinh nghiệm chínhsách Nhật Bản (2016), do Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợpvới Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) xuất bản, chỉ ra ưu, khuyết điểm
về sự can thiệp của Chính phủ Nhật Bản vào việc phân bổ nguồn lực quốc gia; phân tích vai trò của Chính phủ trong việc điều tiết, định hướng phát triển thông qua thị trường mà không phải là mệnh lệnh hành chính từ trên xuống.
b Công trình nghiên cứu ở trong nước về vai trò của nhà nước trong kiến tạo phát triển bên vững
“Vai trò của pháp luật đối với phát triển bên vững ở nước ta trong giải đoạn hiện nay” (2010), Luận án tiễn sĩ Luật học của tác giả Võ Hải Long, nghiên cứu van đề PTBV dưới góc độ luật pháp, một công cụ quan lý của nhà nước; trong đó, phân tích vai trò của pháp luật về PTBV kinh tế, xã hội và môi trường, nêu lên những giải pháp dé phát huy vai trò của pháp luật nói riêng, vai
trò của nhà nước nói chung đối với PTBV đất nước ở Việt Nam
“Vai trò của nhà nước đối với việc thực hiện công bằng xã hội”, (2011),
Luận án tiến sĩ Chính trị học của tác giả Võ Thị Hoa, phân tích vai trò nhà nước
trong việc đảm bảo công băng xã hội trên lĩnh vực kinh tế và xã hội thông qua
các chính sách và pháp luật Theo tác giả, ở góc độ PTBV thì công bằng xã hội chính là điều kiện để đảm bảo sự kết hợp hài hòa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội; do đó, các chính sách nhằm thực hiện công bằng xã hội cũng đem lại sự PTBV cho đất nước.
31
Trang 34“Vai trò của nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với
bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam” (2014), Luận án tiễn sĩ Triết học của
tác giả Nguyễn Thị Khương đã làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa kết hợp
tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái (cả về lý luận và thực tiễn)
và một số nội dung cơ bản về vai trò, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của nhà nước trong kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
ở Việt Nam thời ky CNH, HDH.
Bài “Những thay đổi về chức năng của nhà nước hiện đại” (2011), củatác giả Lê Minh Quân, Tạp chí Khoa học Chính trị, số 6/2011, phân tích sự thayđổi từ chức năng, nhiệm vụ đến mô hình tổ chức và hoạt động nhà nước đápứng yêu cầu chuyền sang chức năng và mô hình mới, trong đó có chức năng và
mô hình nhà nước dịch vụ công, không chi là thay đổi thé chế quản lý, mà còn
là sự thay đôi quan niệm về nhà nước, về mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường và xã hội trước những yêu cầu phát triển mới của thời dai.
Đề tài cấp Nhà nước “Vai tro cua Nhà nước với phat triển xã hội và quản
lý phát triển xã hội ở nước ta trong tiến trình đổi mới” (2017), do Viện Nhànước và pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, luận giải
cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, kinh nghiệm, vấn đề đặt ra, dự báo xu hướngbiến động của các vấn đề xã hội và quan điểm, giải pháp, kiến nghị nhằm pháthuy vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở
Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Tác giả Nguyễn Kế Tuấn - Trường Dai học Kinh tế quốc dân có bài “M6 hình nhà nước kiến tạo phát triển - nhân tố trung tâm trong xây dựng và thực thi thé chế phát triển đất nước”, đăng trên http://hdll.vn/vi/thong-tin-ly-luan, phát hành 13/10/2018, khăng định mô hình NNKTPT ở các quốc gia được tổ
chức và hoạt động theo những cách khác nhau, nhưng đều có một số đặc trưngchung là: i) nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế - xãhội của đất nước; ii) hệ thống bộ máy quan lý nhà nước được tô chức tinh gon
với đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, mẫn cán và trong sạch; iii) xử lý
32
Trang 35hợp lý quan hệ nhà nước - thị trường - doanh nghiệp; iv) thiết lập và phát triển
nền hành chính công phục vụ quá trình phát triển Theo tác giả, ở Việt Nam van
đề NNKTPT gần đây được đề cập trực diện hơn, yêu cầu thực hiện quyết Liệt
hơn, nhưng không phải là vấn đề hoàn toàn mới, những khía cạnh về bản chất, nguyên tắc, nội dung và điều kiện xây dựng mô hình NNKTPT đã được đề cập
ở mức độ nhất định trong các nghiên cứu về xây dựng và hoàn thiện thể chế KKTT định hướng XHCN; về đổi mới quản ly nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế.
Bài “Nhà nước phục vụ và kiến tạo phát triển trên cơ sở cách tiếp cậndựa trên quyền con người ở Việt Nam Hiện nay”, của tác giả Thành Lê; bài
“Hoàn thiện thể chế kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, của tác giả Trần
Nguyễn Tuyên và các tác giả Nguyễn Đình Cung, Võ Đại Lược, Trần Đình Thiên, Lê Đăng Doanh, Pham Chi Lan, v.v cũng có nhiều bài viết về những nội
dung, khía cạnh của phát triển và tăng trưởng kinh tế, kiến tạo phát triển xã hội,trong đó nhà nước mà trước hết là chính phủ với vai trò quan trọng nhất và cần
thiết tạo dựng được môi trường pháp lý, các điều kiện nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp tham gia, huy động được sức mạnh tổng hợp, thu hút được các nguồn lực kinh tế, vốn đầu tư trong nước, vốn
nước ngoài đáp ứng yêu cầu PTBV
“Thông điệp của Thủ tướng và bước ngoặt 2014”, được tác giả Nguyễn
Chính Tâm ghi lại, phản ánh về ba đặc tính tiên phong của mô hình nhà nước kiến tao phát triển, bao gồm: i) chuyên từ chức năng kiểm soát sang quản trị và kiến tạo; ii) nhà nước sẽ mạnh khi mỗi người dân cảm thay day la thiét ché dai diện cho minh; iii) quan trị rủi ro (hon là giải quyết sự việc khi đã rồi).
Thông điệp đẩy mạnh xây dựng nhà nước kiến tạo trong cuỗn “Báo cáo
10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011”, Nxb Chính tri quốc gia Sự thật, Hà Nội,
2020, trang 182 và cuốn Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII, Nxb
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, Tập II, trang 146-147 (in 3/2021) khang định “Xây dựng nhà nước kiến tạo, chính phủ liêm chính, hành động, phục vụ; nên hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch”.
33
Trang 361.3 Kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề cầntiếp tục nghiên cứu
1.3.1 Kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài
a Các kết quả nghiên cứu về NNKTPT Trên thế giới, từ hơn vài thập kỷ trở lại đây đã có các nghiên cứu về
NNKTPT, vấn đề trước hết được đặt ra bởi nhà nghiên cứu người Mỹ
-Ch.Johnson (1982) khi xem xét trường hợp thần kỳ của kinh tế Nhật Bản, sau
đó đã có nhiều nhà nghiên cứu khác nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong
sự vươn lên thần kỳ của các quốc gia Đông Á và sau này là một số nước Châu
Âu và Châu Phi Các nghiên cứu này tập trung sâu hơn vào các vấn dé: i) kháiniệm; ii) nguồn gốc; iii) đặc điểm, mô hình; iv) vai trò; v) phương thức hoạt
động, v.v của NNKTPT trong mối quan hệ với kinh tế hay là vai trò của nhà
nước (ở các trường hợp nghiên cứu) trong việc kiến tao phát triển kinh tế Cácnghiên cứu này chưa có yêu câu và điều kiện tập trung vào nghiên cứu sâu van
đê NNKTPT doi với sự phát triển của các lĩnh vực khác của đời sống xã hội và
gần đây là vấn đề phát triển bền vững
Ở Việt Nam, van dé xây dung và thực hiện NNKTPT thu hút sự chú ý
của dư luận xã hội, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn, thể hiện sự
lan tỏa của thông điệp mà giới lãnh đạo chính trị nêu ra Theo đó, các nghiên
cứu về NNKTPT mới chỉ bắt đầu ở Việt Nam từ những năm 2010 trở lại đây,
trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới Trong đó tậptrung vào các van dé: i) Tìm kiếm và xây dựng khuôn khô lý thuyết chung về
NNKTPT - từ nguồn gốc, khái niệm, bản chất, đặc điểm cho đến phân loại, cách
thức va bảo đảm môi trường thực hiện thành công NNKTPT nói chung 1) Phân
tích kinh nghiệm của các quốc gia từng xây dựng NNKTPT thành công, trên cơ
sở đó rút ra những giá trị tham chiếu cho quá trình xây dựng thực tế NNKTPT ở
Việt Nam 111) Đánh giá mức độ thích hợp của Việt Nam với mô hình NNKTPT
trên nhiều góc độ chính tri, luật pháp, văn hóa, hành chính, quản tri, v.v hiện
nay iv) Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm thực hiện thành công mô
hình NNKTPT ở Việt Nam, phù hợp với điều kiện và đáp ứng yêu cầu PTBV ở
Việt Nam.
34
Trang 37Với các cách tiếp cận khác nhau, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã
luận giải nhiều vấn đề về nguồn gốc, khái niệm, nội dung và bản chất của
NNKTPT, kinh nghiệm từ một số nước trên thé giới về NNKTPT, đưa ra những
nhận định, gợi ý cho việc xây dựng NNKTPT ở Việt Nam hiện nay Giới nghiên
cứu ở Việt Nam chấp nhận những lý thuyết đã được nghiên cứu này và hầu như
it có những bồ sung khác biệt với các lý thuyết đã được tông kết Nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu liên quan đến định hướng vận dụng những ưu việt của mô hình NNKTPT phù hợp với điều kiện của nước ta là tất yêu khách quan trong
giai đoạn hiện nay, gợi ý về xây dựng NNKTPT, áp dụng mô hình quản trị nhànước này đối với Việt Nam hiện nay Các kết quả nghiên cứu nói trên là nhữngsản pham khoa hoc trí tuệ, nghiêm túc, có giá tri cả về lý luận và thực tiễn ở
bình diện chung hay mang tính cụ thé ở những mức độ, góc độ khác nhau: pháp luật, kinh tế, chính trị, chính trị học, xã hội học, triết hoc, ; đây là nguồn tư liệu phong phú, có giá trị tham khảo (về góc độ tiếp cận, phương pháp nghiên
cứu và kết quả đạt được) có thể tiếp thu, kế thừa nhăm thực hiện mục tiêu,
nhiệm vụ nghiên cứu luận án này.
b Các kết quả nghiên cứu về PTBV và NNKTPT bên vững
Về PTBV, đã có nhiều công trình (đề tài, hội thảo, sách tham khảo, bàibáo khoa học và có cả sách giáo khoa, giáo trình, v.v.), với các cách tiếp cận
khác nhau nhưng đã đưa ra quan niệm, nhận thức chung tương đối thống nhất
về nội hàm của khái niệm PTBV, lý giải sự cần thiết phải nhận thức sâu sắc và thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về PTBV Các công trình đã chỉ ra được một số kết quả, hạn chế và vấn đề đặt ra về việc triển
khai thực hiện chủ trương va sự thé chế hóa băng các quy định pháp luật vềPTBV ở một số nganh, lĩnh vực, địa phương hay vai trò cua nha nước đối với
PTBV ở Việt Nam Tuy nhiên, trong các nghiên cứu về những nhân tố tác động đến PTBV, nhân tổ nhà nước mới được đề cập ở mức độ rất hạn chế và không trực tiếp Về mối quan hệ giữa nhà nước với PTBV cũng đã có một số công trình đề cập nhưng chưa trực tiếp và cụ thể, bởi đến nay bản thân các vấn đề
35
Trang 38PTBV, NNKTPT đều phức tạp và mới mẻ về lý luận và thực tiễn, chứa đựng cả
thời cơ và thách thức đối với Việt Nam hiện nay.
Về NNKTPTBV nói chung và ở Việt Nam nói riêng, hấu hết các công
trình déu phân tích, làm rõ các mô hình NNKTPT trên thé giới với điều kiện,
đặc thù của các nước và trong những giai đoạn lịch sử trước đây - thời kỳ tập
trung cho phát triển (tăng trưởng) kinh tế, chưa có yêu cẩu và điều kiện của NNKTPT các lĩnh vực khác của xã hội và nhất là PTBV như hiện nay, do vậy
chưa đi sâu nghiên cứu về xây dựng mô hình NNKTPTBV nói chung và ở ViệtNam nói riêng như hiện nay Các công trình đã có cũng chỉ đề cập một cáchgián tiếp hoặc trong từng nhóm nội dung riêng về mối quan hệ giữa NNKTPTvới từng lĩnh vực phát triển ở Việt Nam, nhất là nhóm nội dung về kinh tế và
môi trường: có một số gợi ý về xây dựng NNKTPT đất nước theo hướng PTBV, trong đó có việc nhà nước tạo lập môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế hoặc về định hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, v.v nhưng chưa có công trình nào nghiên
cứu có hệ thong va trực tiép vé NNKTPTBV hay la vai tro kiến tạo PTBV của
nhà nước nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Do vậy, những vấn đề còn để ngỏ (hay những khoảng trồng chưa đượcnghiên cứu) là: Thứ nhất, thực chất của “NNKTPT” truyền thống theo cácnghiên cứu trước đây mới chỉ là kiến tạo phát triển kinh tế Thi hai,
NNKTPTBV là gì ? NNKTPTBV thì kiến tạo những nội dung gì, chứ không chỉ
là kiến tạo phát triển kinh tế ? Mô hình NNKTPT truyền thống trước đây chỉ kiến tạo một lĩnh vực kinh tế, nhưng mô hình NNKTPTBV kiến tạo trên năm lĩnh vực cốt yếu là: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, bảo vệ môi trường và phát triển không chỉ cho thế hệ hiện tại mà còn cho tương lai Thi ba, NNKTPT của
tác giả Ch.Johnson trong cuén “MITI and the Japanese Miracle”, 1982 chi tậptrung vào yếu tố phát triển, mà chưa nói đến phát triển bền vững (phát triển bền
vững với nghĩa phát triển kinh tế đồng thời với phát triển các lĩnh vực khác: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, bảo vệ môi trường; PTBV là phát triển cho cả
36
Trang 39thé hệ hiện tại và phát triển cho các thế hệ mai sau) Thi? tr, những yếu tổ của
PTBV và vai trò của nhà nước đối với PTBV ở Việt Nam thì đã xuất hiện,
nhưng NNKTPTBV với tư cách là một hệ thống, một chỉnh thé, tính ôn định và
tính xác định thì các nghiên cứu trước đây chưa có Thi năm, những van đề trên được nhìn nhận, phân tích như thế nào từ một địa phương cụ thể (tỉnh Hà Tĩnh),
từ đó làm thé nào dé có một chính quyền kiến tạo PTBV ở địa phương; lam thế nào đề thực hiện vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước trên phạm vi cả nước (hay
để có NNKTPTBV cho cả nước) trong bối cảnh chưa bao giờ có được nhữngthuận lợi về phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam như bây giờ
1.3.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Một là, trên cơ sở chọn lọc, tiếp thu những kết quả nghiên cứu trên thế
giới và ở Việt Nam về lý luận và thực tiễn NNKTPT, dé tiép tục xác định rõ (đểkhang định) nội hàm của khái niệm có tính công cụ về NNKTPT, PTBV nhằmlàm rõ nội hàm của khái niệm NNKTPTBV và vai trò kiến tạo PTBV của
NNKTPT.
Hai là, trên cơ sở chon lọc, tiếp thu những kết quả nghiên cứu trên thé
giới và ở Việt Nam về các nội dung và phương thức (kênh) tác động của NNKTPT và tiêu chí đánh giá sự tác động ấy vào phát triển kinh tế - xã hội, làm
rõ các nội dung, phương thức (kênh) tác động cua nhà nước và tiêu chi đánh
gia sự tác động ấy vào sự phát triển xã hội dé tạo ra được sự PTBV ở Việt Nam
Ba là, chọn lọc, tiếp thu những ưu việt cua mô hình NNKTPT trên thế
giới để làm cơ sở xây dựng mô hình NNKTPT đặc thù ở Việt Nam, làm rõ
những đặc trưng cơ bản (thể hiện ở chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt
động) cua NNKTPTBV nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Bon là, căn cứ vào các cơ sở lý luận, các tiêu chí đánh giá đã được xác lập ở phần lý thuyết để đánh giá thực trạng (kết quả, hạn chế và vấn đề đặt ra) trong việc thực hiện vai trò kiến tạo PTBV của chính quyền ở tỉnh Hà Tĩnh hiện
nay (với tính cách là trường hợp nghiên cứu); từ thực tế của tỉnh Hà Tĩnh để
tim ra những liên hệ, gợi mo về thuận lợi và thời cơ, khó khăn và thách thúc,
37
Trang 40rào cản và hướng tháo gỡ đối với Việt Nam (đối với cả nước) trong việc thực
hiện vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước ở Việt Nam.
Năm là, xác định những quan điểm và giải pháp (thể hiện không chỉ những biện pháp trước mắt, mà còn thê hiện quan điểm, tầm nhìn kết hợp lý thuyết và hiện thực, lý luận và thực tiễn cho việc thực hiện một trong những nhiệm vụ lâu dài, cơ bản) nhằm thực hiện có hiệu quả vai tro kiến tạo PTBV của nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh và định hướng đối với cả nước Việt Nam trong điều kiện KTTT, đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế nhằm
phát triển nhanh và bền vững đất nước theo định hướng XHCN
38