1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Quốc tế học: Viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản cho Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2016

178 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản cho Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2016
Tác giả Đỗ Thị Hải
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thanh Hiền, PGS.TS Trần Thị Lan Hương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quốc tế học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 178
Dung lượng 46,76 MB

Nội dung

Với lý do đó, tác giả quyết địnhthực hiện đề tài “Viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản cho Việt Nam từnăm 1992 đến năm 2016” nhằm nhìn lại thực trạng thu hút và sử dụng ODA của Nh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI lTRUONG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN

Đỗ Thị Hải

LUẬN ÁN TIEN SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội - 2022

Trang 2

LUẬN AN TIEN SĨ QUỐC TẾ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:

1 PGS.TS Nguyễn Thanh Hiền

2 PGS.TS Trần Thị Lan Hương

Hà Nội - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ: “Viện trợ phát triển chính thức của Nhật

Bản cho Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2016” là công trình nghiên cứu của riêng

tôi và các kết quả trình bày trong luận án là trung thực, khách quan, chưa từng đượccông bồ trong bat cứ công trình nào khác Trong luận án này, tất cả các tham khảo và

kế thừa đều được trích dẫn day đủ

Tác giả luận án

Trang 4

MỤC LỤC MỤC LỤC 2: ©522S2S2E 2 E221221127112112112112711211211111 211.211.111 E1 re |

DANH MỤC TU VIET TẮTT 2 £+SE+SE2E£+EE£EEEEEEEEE2EEEEEE2E12112217171.22 2E tre 4

"9527105527 ‹::i1 6

Chương 1: TONG QUAN NGHIÊN CUU 2-2 ©52252+££+£E+£EtzEz+Eerxerxee 12

1.1 Các công trình nghiên cứu cơ sở lý luận về ODA : ¿-z-: 12

1.2 Các công trình nghiên cứu về ODA tại Việt Nam trong các lĩnh vực cụ

01m 18

1.2.1 ODA trong việc phát triển cơ sở hạ tẰng: -©c:-55c©csccccccsscei T8

1.2.2 Trong lĩnh vực thu hút và sử dụng QDÁ -e- «ccs£<<sscssesseesee 20

1.3 Các công trình nghiên cứu về ODA Nhật Bản -2-©525z2cscxze: 23

1.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài về ODA Nhật Bản trên thé giới 231.3.2 Các công trình nghiên cứu ODA Nhật Bản vào Việt Nam 27

1.4 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 331.5 Những van dé đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu -¿ 5¿©cx++zsccscees 34

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIEN VE ODA NHẬT BAN

CHO VIỆT NAM 12t 2 1212121212111 11 11111111111111111110111111111111110111c1ckrre 36

2.1 Cơ sở lý luận vỀ OIDA ¿- ¿525% EEEEEE18E101121121121111111111 1.1 1x 36

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm về ODA cccc-+ccvesccterrrrterrrrrrrrrrrvee 36

2.1.2 Các loại hình ODA nói chung và ODA Nhật Bản « + 41

2.1.3 ODA cua Nhật Bản cho Việt Nam dưới góc nhìn cua các trường phái lý

thuyết quan Né QUOC HỂ 5-52: 5tSE+SE+EE*EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE2E12112111111111 111.0 45

2.2 Cơ sở thực tiễn của ODA Nhật Bản cho Việt Nam ¿ ¿252555252 48

2.2.1 Sự hình thành và phát triển ODA của thé giới và Nhật Bản - 482.2.2 Thực tiễn ODA cua Nhật Bản đổi với các nước dang phát triển và Đông

Trang 5

2.2.4 Các nhân tổ ảnh hưởng trực tiếp đến ODA Nhật Bản đối với Việt Nam giaiGOAN 1992 ~ 2016 077877 5ä 62

Chuong 3: CHINH SACH VA THUC TIEN TRIEN KHAI ODA NHAT BAN TAI

VIET NAM GIAI DOAN 1992 - 2016 viccceccesecsesssessessecssessesseesecsusssessvcsecsussaeesecsesseeeese 75

3.1 Chính sách ODA của Nhật Ban và chính sách thu hút ODA của Việt Nam 75

3.1.1 Chính sách ODA của Nhật Bảm - - SE 333555 75

3.1.2 Chính sách ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam giai đoạn 1992 - 2016

" 80

3.1.3 Chính sách thu hút ODA của Việt Nam 555cc S+++££++++>sssssx 87

3.1.4 Vai nhận xét về chính sách ODA Nhật Bản và chính sách thu hút ODA của

3.2 Thực tiễn triển khai ODA Nhật Bản đối với Việt Nam giai đoạn 1992

-0 1Ó 94

3.2.1 Quan điểm Cung cấp ODA cua Nhật Bản cho Việt Nam - 94

3.2.2 Thu hút ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam giai đoạn 1992 - 2016 97

3.2.3 Sứ dung ODA cua Nhật Bản theo các du án trọng điểm giai đoạn 1992

-; 8P 102

Chương 4: ĐÁNH GIÁ VỀ ODA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

1992 - 2016 VÀ TRIEN VỌNG DEN NĂM 2030 - -cccccrevererervee 110

4.1 Đánh giá ODA của Nhật Bản ở Việt Nam giai đoạn 1992 - 2016 110

4.1.1 Một số thành CONG c5 SE EEEEEEEEEEEEEEE1112111 111k, 110

4.1.2 Ton tại, han chế và nguyên Nnan vecceccsceccescescessesesseeeesessessesssssesseseeseesee 121

4.2 Đặc điểm của ODA Nhật Bản tại Việt Nam giai đoạn 1992 - 2016 1254.3 Triển vọng ODA Nhật Bản đối với Việt Nam đến năm 2030 132

4.3.1 Tác động của bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay . - 132

4.3.2 Kha năng thu hút và sử dụng ODA cua Nhật Bản vào Việt Nam đến năm

2025, tâm nhìn 2030 veececcceccccccscecescssscsvsvsvecsussesssesssvsvavavevereusscacatsescsvavsveveeasaeees 1384.3.3 Một số bài học kinh nghiệm và giải PAGP eecceccccececcesseseeseesseseesessessessees 141

KẾT LUA eceeeccececsececscscsucscsucsesessuceesucsesussesessucersucersecersassucassucarsusaesacsesassucarsucansecare 153

Trang 7

DANH MỤC TU VIET TAT

TT | Từ viết tat Tiếng Anh Tiếng Việt

European Bank for ,

Ngân hàng Tái thiét và

4 EBRD Reconstruction and , R

phát triên Châu Âu Development

International Cooperation té Nhat Ban

Japan Export and Import Ngân hàng Xuất nhập

7 JEXIM Bank khâu Nhat Ban

8 LDC Least Developed Country | Quốc gia kém phát triển

Quốc gia có thu nhập

9 LIC Low Income Country ,

thap

Low and Middle Income Quéc gia có thu nhập

10 LMIC

Country thâp và trung bình

Offical development Viện trợ phát triên chính

11 ODA

Trang 8

TT | Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

Oversea Economic Quy Hợp tác kinh tê quốc

12 OECF ,

Cooperation Fund Japan té cua Nhat Ban

Organisation for Economic T6 chuc Hop tac phat

13 OECD ; ,

Cooperation trién kinh té

United Nations Population Quy Dan sé Lién hop

UNFPA ,

14 Fund quôc

United Nations Chương trình Phát triên

15 UNDP ,

Development Programme Liên hợp quôc

Cơ quan Chuyên tiếp

United Nations Transitional ,

16 UNTAC Liên hợp quôc tại

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Viện trợ phát triển chính thức (ODA) là một nguồn vốn hợp tác phát triên,khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi của chính phủ cácnước phát triển, các cơ quan chính thức thuộc các tổ chức quốc tế, các tổ chức phichính phủ Đối với mỗi quốc gia trên thế giới, nhu cầu cần đến các nguồn lực cơ bảnnhư đất đai, nhân lực, khoa học kỹ thuật và vốn cho việc phát triển kinh tế xã hội là

vô cùng cần thiết Trong đó, nhu cầu đối với nguồn vốn rất quan trọng và trở thành

yêu cầu cấp bách ODA được coi là một nguồn thu quan trọng, bù đắp những thiếu

hụt của ngân sách dé đầu tư phát triển kinh tế xã hội Nguồn vốn ODA là một trong

các nguồn vốn giúp các nước đang phát triển giải quyết tình trạng thiếu vốn Nguồnvốn hỗ trợ phát triển chính thức này chủ yếu được đầu tư cho các ngành quan trọngtrong nền kinh tế như cơ sở hạ tang, cải cách thê chế, phát triển nguồn nhân lực gópphan thúc đây nên kinh tế phát triển

Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Việt Nam đang thực hiện

đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư rất lớn cho phát triển, tuy nhiên, vốn đầu tư chophát triển kinh tế xã hội nếu chỉ dựa vào vốn đầu tư trong nước thì rất khó tiến hành

vì lượng vốn đòi hỏi lớn, do đó, nguồn vốn ODA trở thành nguốn vốn quốc tế quan

trọng để đáp ứng nhu cầu vốn và cũng là một trong nguồn hỗ trợ ngân sách của nhànước cho dau tư phát triển Với ưu điểm là lãi suất thấp hơn lãi suất thương mại, thời

gian ân hạn dài nên Việt Nam vẫn luôn coi ODA là nguồn vốn quan trọng cho việcphát triển kinh tế

Quan hệ giữa hai nước Nhật Bản - Việt Nam có truyền thống lâu đời trong lịch

sử, bắt đầu từ cuối thé kỷ XVI khi các nhà buôn Nhật Bản đến Việt Nam buôn bán

Năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản chính thức lập quan hệ ngoại giao Ngay sau khi

thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, Nhật Bản đã cung cấp viện trợ phát triểnchính thức cho Việt Nam Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam vàCamphuchia nồ ra, Nhật Bản đã dừng viện trợ ODA cho Việt Nam từ năm 1979 Đếnnăm 1992, Nhật Bản đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam và quyếtđịnh mở lại viện trợ cho Việt Nam Ké từ đó, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã

phát triên nhanh chóng trên nhiêu lĩnh vực và bước sang giai đoạn quan hệ mới di sâu

Trang 10

về chất, các mối quan hệ kinh tế, chính trị, giao lưu văn hóa không ngừng được nâng

cao và mở rộng, sự hiéu biết giữa hai nước không ngừng tăng lên Quan hệ hợp tácphát triển giữa hai quốc gia còn được đánh dau bằng những dấu mốc kinh tế quantrọng như: năm 1995 Nhật Bản là nước G7 dau tiên đón Tổng Bi thư Việt Nam đếnthăm; năm 2009 Nhật Bản đã thiết lập quan hệ “Đối tác chiến lược” với Việt Nam,Nhật Ban đã công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam vào năm 2011, 2014Nhật Bản và Việt Nam đã chính thức nâng cấp quan hệ của hai nước lên thành “Đối

tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phén vinh ở Châu A” Năm 2016, Nhật Ban

đã mời Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng Hiện tại, quan hệ ViệtNam - Nhật Bản đang trong giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử và Nhật Bản đã có

những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế cho Việt Nam, ngược lại ViệtNam cũng có những đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế của Nhật Bản

Không chỉ là một trong những nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam, kê

từ khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam vào năm 1993, Nhật Bản vẫn luôn là nhàtài trợ ODA lớn nhất cho Chính phủ Việt Nam, đóng góp vào công cuộc phát triển

kinh tế xã hội của đất nước Hơn 20 năm ké từ khi tái bình thường hóa quan hệ, Nhật

Bản luôn là nước viện trợ ODA lớn nhất của Việt Nam Trong những năm qua, nguồnvốn ODA của Nhật Bản đã có những đóng góp quan trọng, hiệu quả vào sự nghiệpphát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, hoàn thiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam

ODA của Nhật Bản tập trung vào 5 lĩnh vực chính như: (1) phát triển nguồn nhân lực

và xây dựng thể chế; xây dựng, (2) cải tạo các công trình giao thông và điện lực; (3)phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; (4) phát triển giáo dục

va dao tạo y tế; (5) bảo vệ môi trường Đặc biệt, Nhật Bản rất chú trọng tới lĩnh vựcphát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam vì lĩnh vực này rất quan trọng với mỗi quốc gia

Có thê nói, ODA đã và đang là nền tảng và trọng tâm trong hợp tác kinh tế

Việt Nam - Nhật Bản, góp phần to lớn vào việc tăng cường mối quan hệ hữu nghị,

nâng tầm mối quan hệ đối ngoại của hai quốc gia thành đối tác chiến lược Hơn thế,Việt Nam hiện nay đã trở thành một nước thu nhập trung bình thấp và lượng vốn

ODA thời gian sắp tới được nhận sẽ trở nên ít dần, chính vì thế việc đánh giá toàn

diện về ODA của Nhật Bản và việc nhìn lại sự ảnh hưởng của ODA Nhật Bản cũngnhư triển vọng hợp tác ODA Nhật Bản - Việt Nam trong giai đoạn sắp tới đối với

Trang 11

Việt Nam là quan trọng, góp phan rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm giúp quan

hệ hai nước thêm bên chặt hơn trong thời gian tới Với lý do đó, tác giả quyết địnhthực hiện đề tài “Viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản cho Việt Nam từnăm 1992 đến năm 2016” nhằm nhìn lại thực trạng thu hút và sử dụng ODA của

Nhật Bản đối với Việt Nam ké từ khi bình thường hóa quan hệ (1992), từ đó đưa ra

một số SỢI Ý đối với Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng vốn ODA của Nhật Bảnmột cách hiệu quả hơn trong giai đoạn hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế

thế giới và củng cố quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bảntrong thời gian tới.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn ODA của Nhật Bản làm rõ thựctrạng, đặc điểm và tác động viện trợ phát triển chính thức (ODA) Nhật Bản cho Việt

Nam từ năm 1992 đến 2016 dé có sự nhìn nhận toàn diện va sâu sắc hơn về quan hệhợp tác Nhật Bản - Việt Nam, từ đó dự báo triển vọng có các kiến nghị giải phápnhằm nâng cao hiệu qua thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản cho Việt Nam trong

thời gian tới, góp phần thúc day quan hệ “đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình vàphon vinh ở Chau A” giữa hai nước

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Đề đạt được mục tiêu trên, luận án cần phải giải quyết các nhiệm vụ nghiênCứu sau:

- Làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn ODA của Nhật Bản cho Việt Nam.

- Phân tích thực trạng viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản tại Việt Nam

giai đoạn 1992 - 2016 trên cơ sở làm rõ chính sách ODA cua Nhật Bản cho Việt Nam

và thực tiễn quá trình triển khai ODA của Nhật Bản tại Việt Nam; đồng thời đánh giá

hiệu quả, vai trò của ODA Nhật Bản đối với việc phát triển quan hệ đối tác chiến lượcViệt Nam - Nhật Bản trong giai đoạn này.

Chỉ ra những đặc điểm của ODA Nhật Bản cho Việt Nam giai đoạn 1992

-2016, đánh giá triển vọng và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu qua ODANhật Bản trong quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 12

Đối tượng nghiên cứu: Viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam.

Phạm vì nghiên cứu:

Pham vi nội dung: Nghiên cứu chi tập trung vào việc phân tích viện trợ phát

triển chính thức của Nhật Bản vào Việt Nam dưới góc độ chính sách, thu hút và sử

1992 Đến năm 2016 là giai đoạn chuyên giao của dòng ODA của Nhật Bản khi nướcnày thay đôi phương thức tiếp cận vốn ODA mới

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiên cứu

đề tài Mặt khác, tác giả luận án còn sử dụng các phương pháp khoa học liên ngành

như phân tích, phân tích chính sách, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, thống kê, dự báo trong từng nội dung cụ thể của đề tài

Đối với các lý thuyết trong quan hệ quốc tế, luận án sử dụng: chủ nghĩa hiện

thực và chủ nghĩa tự do nhằm phân tích mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Nhật

Bản, giải thích động cơ của viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam Luận án sử

dụng khung phân tích dựa theo lý thuyết về quan hệ quốc tế, nhắn mạnh kênh thamchiếu đối với lý thuyết về chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do với luận điểm lợiích quốc gia là tối cao, khi đó lợi ích quốc gia trở thành định hướng và ưu tiên chomoi chính sách đối ngoại và chính sách đối ngoại là dé thực hiện lợi ích quốc gia vàlợi ích quốc gia là tiêu chuan dé kiêm nghiệm chính sách đối ngoại Do vậy, chính

sách của Việt Nam đối với ODA của Nhật Bản dựa trên lợi ích của hai quốc gia và

phù hợp với định hướng phát triển trong mối quan hệ kinh tế và chính trị giữa Việt

Nam và Nhật Bản.

5 Đóng góp của luận án

Trang 13

Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước và tư liệu

có chọn lọc thu thập được từ nhiều nguồn, công trình này có một số đóng góp chính

sau đây:

Khái quát hóa toàn bộ quá trình thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản cho

Việt Nam giai đoạn 1992 - 2016 trên cơ sở phân tích các chính sách và việc thực hiện

chính sách của hai bên trong quá trình này.

Kết quả nghiên cứu và tư liệu thu thập được có thể dùng làm tài liệu tham khảo

về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực ODA nói riêng và quan hệ hợp tác,hữu nghị của hai nước nói chung đối với sinh viên, học viên cao học ngành Lịch sử,

Quốc tế học, Đông phương hoc của trong và ngoài trường cũng như đối với những

người hoạt động có quan tâm liên quan đến lĩnh vực quan hệ Việt Nam - Nhật Bản

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án được chia thành 4 chương với kết

cấu như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Trong chương 1 tổng quan tình hình nghiên cứu, luận án trình bày các kết quanghiên cứu của những người đi trước và chia làm 3 phan chính: (1) Các công trìnhnghiên cứu cơ sở lý luận về ODA; (2) Các công trình nghiên cứu về ODA tại ViệtNam; (3) Các công trình nghiên cứu về ODA Nhật Bản tại Việt Nam

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ODA Nhật Bản cho Việt Nam

Chương 2 của luận án xem xét các vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận và cơ sởthực tiễn về ODA của Nhật Bản cho Việt Nam

VỀ cơ sở lý luận, đề cập đến quan niệm, đặc điểm ODA của Việt Nam, các

loại hình ODA nói chung và ODA của Nhật Bản, đặc thù của ODA của Nhật Bản và

viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam thông qua quan điểm của lý thuyết quan

hệ quốc tế

Về cơ sở thực tiễn ODA của Nhật Bản cho Việt Nam, nêu sự hình thành vàphát triển ODA của thế giới và Nhật Bản, thực tiễn ODA của Nhật Bản đối với cácnước đang phát triển và Đông Nam A, thực tiễn ODA của Nhật Bản trước năm 1992

va các nhân tô ảnh hưởng trực tiếp đến ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam giai

đoạn 1992 - 2016.

10

Trang 14

Chương 3: Chính sách và thực tiễn triển khai ODA Nhật Bản tại Việt Nam giai

đoạn 1992 - 2016

Trong chương 3, luận án trình bày chính sách ODA của Nhật Bản, chính sách

ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam giai đoạn 1992 - 2016 và cả chính sách thu hútODA của Việt Nam, nêu vài nhận xét về chính sách ODA của Nhật Bản và chínhsách thu hút, sử dụng ODA của Việt Nam, thực tiễn triển khai ODA Nhật Bản đốivới Việt Nam giai đoạn 1992 - 2016 Luận án tập trung phân tích việc cung cấp ODA

của Nhật Bản cho Việt Nam và việc thu hút, sử dụng ODA của Nhật Bản đối với ViệtNam trong giai đoạn 1992 - 2016.

Chương 4: Đánh giá về ODA Nhật Bản cho Việt Nam giai đoạn 1992 -2016 vàtriển vọng 2030

Trong chương 4, luận án tập trung đánh giá ODA của Nhật Bản cho Việt Nam

giai đoạn 1992 - 2016 thông qua việc chỉ ra các thành công, hạn chế, nguyên nhân,

đặc điểm ODA của giai đoạn này và triển vọng, cũng như đưa ra một số khuyến nghịđối với việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản cho Việt Nam đến

năm 2030.

11

Trang 15

Chương 1: TONG QUAN NGHIÊN CUU

1.1 Các công trình nghiên cứu cơ sở lý luận về ODA

Các công trình nghiên cứu ở nữớc ngoài

Đối với cơ sở lý luận về ODA ở nước ngoài, có các nghiên cứu sau:

Các nghiên cứu về khái niệm ODA bao gồm các nghiên cứu như:

Helmer Fuhrer (1996) với nghiên cứu: “A history of the development assitance

committee and the development cooperation” - (Lich sử của Uy ban hỗ trợ phát triểnchính thức và hợp tác phát triển) đã định nghĩa như sau: “Nguồn vốn phát triển chínhthức (viết tắt là ODA) là nguồn vốn hỗ trợ đề tăng cường phát triển kinh tế và xã hộicủa các nước đang phát triển Thành to hỗ trợ chiếm một khoảng xác định trong tàikhoản này” Có thê nói, khái niệm sơ khai này đã phân biệt ODA với các nguồn vốn

đầu tư khác với hai đặc điểm chính: (i) Đây là khoản hỗ trợ phát triển chính thức; (ii)

Có bao gồm thành tổ hỗ trợ

Các nghiên cứu về sau như nghiên cứu của OECD (2012); OECD (2013) với

“Development Assistance” - (Viện trợ phát triển) đã bố sung thêm khái niệm về ODA

theo hướng lượng hóa tỷ lệ phần trăm thành tố hỗ trợ là 20 - 30% tùy thuộc vào nhà

tài trợ và quốc gia nhận tài trợ Tuy nhiên, qua thời gian, mục đích viện trợ cũng thay

đổi, từ mục đích ban đầu là hàn gắn vết thương chiến tranh, sau này là trách nhiệmcủa các nước giàu giúp các nước nghèo dé phát triển kinh tế xã hội

Về đánh giá hiệu quả của ODA, một số nghiên cứu khác đưa ra các đánh giá

hiệu quả của nguồn vốn ODA vào phát triển kinh tế xã hội nói chung ở các nước đangphát triển Đối với quan điểm viện trợ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế

xã hội có những tác phẩm của các tác giả Chenery va Strout (1966) nghiên cứu về tác

động của vốn ODA “Foreign Assistance and Economic Development” - (Viện trợnước ngoài va phat triển kinh tế) cho rang vốn ODA có tác động tích cực tới sự pháttriển kinh tế xã hội và khi tiếp nhận vốn ODA, các nước kém phát triển sẽ thu hẹp

được khoảng cách giàu nghèo Theo Teboul và Moustier “Foreign Aid and economic

growth” (2001) - (Viện trợ nước ngoài va tăng trưởng kinh tế) thì việc tiếp nhận việntrợ ODA giúp các nước kém phát triển gia tăng tiết kiệm, tăng trưởng GDP, phát triểnkinh tế xã hội Còn theo Sangkijjin “Revisting effects and strategies of official

12

Trang 16

development assistance” (2002) - (Xem xét các tác động và chiến lược của viện trợ

phát triển chính thức) lập luận rằng khi mức độ minh bạch quốc gia đạt đến một trình

độ nhất định, hiệu ứng cận biên ròng kinh tế của ODA cho các quốc gia giảm thì

ODA sẽ tác động tích cực tới việc phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia nhận viện

trợ.

Dang chú ý là các nghiên cứu của:

- Dollar& Craig (2000) “Aid, Policy, and Growth” - (Viện trợ, chính sách, sự

tăng trưởng), The American Economic Review, Vol 90 Nghiên cứu này dựa trên việc

sử dụng cơ sở dữ liệu mới về viện trợ nước ngoài nhằm xem xét các mối quan hệ giữaviện trợ nước ngoài, tăng trưởng GDP bình quân trên đầu người và các chính sáchkinh tế Nghiên cứu đã cho thấy viện trợ có tác động tích cực đến tăng trưởng ở cácnước đang phát triển có chính sách tốt trong các lĩnh vực tài khóa, tiền tệ, thương mại

và tác động tiêu cực đối với các nước không có chính sách tốt Đối với sự tăng trưởng,

các chính sách quan trọng là những chính sách tốt, chất lượng của chính sách chỉ cótác động nhỏ đến việc phân bồ viện trợ

- Hansen & Tarp (2001), “Aid and Growth Regressions” - (Viện trợ và các hoiquy tang trưởng), Journal of Development Economics, 64, 547-570 Nghiên cứu nay

xem xét mối quan hệ giữa viện trợ nước ngoai và tăng trưởng GDP thực tế trên đầungười Nghiên cứu chỉ ra răng viện trợ trong sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng và sựtăng trưởng không phụ thuộc vào chính sách tốt và lợi nhuận từ viện trợ giảm, hiệu

quả ước tính của viện trợ nhạy cảm với việc lựa chọn công cụ ước tính và tập hợp các

biến kiểm soát Tác dụng tích cực của viện trợ không có khi đầu tư và nguồn nhânlực bị kiểm soát và viện trợ tác động đến tăng trưởng thông qua đầu tư

- Karras, G (2006) “Foreign Aid and Long-Run Economic Growth: Empirical Evidence for a Panel of Developing Countries” - (Viện trợ nước ngoài va tang trưởng

kinh tế dài han: bang chứng thực nghiệm cho các nước dang phát triển), Journal of

International Development Nghiên cứu này xem xét viện trợ nước ngoài liệu có ảnh

hưởng đáng ké đến tăng trưởng kinh tế ở các nước Liên minh Kinh tế và Tiền tệ TâyPhi) hay không Dựa trên việc sử dụng 2 loại dữ liệu viện trợ: viện trợ tổng hợp vàviện trợ riêng dé chạy hai biến hồi quy khác nhau Kết quả của hai phương pháp ước

tính bên trong và giữa các thứ nguyên đều cho thấy tác động lâu dài của viện trợ đối

13

Trang 17

với tăng trưởng kinh tế là không đồng nhất giữa các lĩnh vực.

Tác gia Sebastian Galiani và các cộng sự trong nghiên cứu “The effect of aid growth: Evidence from a Quasi-experiment” - (Hiệu qua tăng tưởng của viện trợ:

Bằng chứng từ thử nghiệm Quasi) cho kết quả ước tính rằng mỗi 1% thu nhập củamột quốc gia có được từ nguồn vốn viện trợ thì tốc độ hàng năm sẽ tăng thêm 1/3điểm phần trăm trong ngắn hạn

Nghiên cứu của các tác giả này cho thấy viện trợ tác động tích cực đến tăngtrưởng kinh tế phụ thuộc vào những điều kiện khác nhau và cho rằng viện trợ chỉ đạtkết quả tích cực khi chính sách tài chính, tiền tệ thương mại được thực hiện tốt nhưng

sẽ không phát huy tác dụng khi các nước nhận viện trợ có chính sách sử dụng ODA

không tốt Kết quả nghiên cứu của Karras (2006) với “Foreign aid and Long - Run

economic growth: Empirical Evidence for a Panel of Developing country” cũng cho

rang viện trợ nước ngoài có tác động tích cực, lâu dài đến tăng trưởng kinh tế

Đối với quan điểm đánh giá ODA có tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội changhạn như tác giả Boonrne (1996) với bai “Politics and the effectiveness of foreign aid”

- (Chính tri va hiệu quả của hỗ trợ nước ngoài), European Economic Review Trong

bài này, tác giả dự đoán về hiệu quả viện trợ dựa trên khung phân tích liên quan đếnhiệu quả viện trợ đối với chế độ chính trị Ông cho rằng viện trợ không làm tăng đáng

kế đầu tu, cũng không mang lại lợi ích cho người nghèo như được đo bằng các cảithiện về chỉ số phát triển con người nhưng nó làm tăng quy mô của chính phủ Tácđộng của viện trợ không thay đổi tùy theo chính phủ của người nhận là dân chủ hay

tự do hay chính phủ độc quyền chuyên chế

Tác gia Tun Li Moe “An imperical investigation of relationship between the official development assistance and human and educational development” (2012) -

(Diéu tra thuc nghiém về mối quan hệ giữa viện trợ phát triển chính thức và sự phát

triển của con người, giáo dục), đã phân tích tác động tích cực của nguồn vốn ODA

trực tiếp đến sự phát triển giáo dục và con người

Tác giả Lensink, R Morrissey, O., 2000 với tác phẩm “Aid instability as a

measure of uncertainty and the positive impact of aid on growth” - (Viện trợ không

én định khi là thước do của việc không chắc chắn và tác động tích cực của viện trợ

đối với sự tăng trưởng) đã đưa ra quan điểm cho rằng tác động của nguồn vốn ODA

14

Trang 18

tới phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển là tiêu cực và không hiệu

quả trong quá trình thực hiện nguồn vốn ODA của các nước đang phát triển là tiêucực và không hiệu quả trong quá trình thực hiện nguồn vốn ODA của các nước nhận

viện trợ.

Bên cạnh hai quan điểm trên thì có những nghiên cứu có các kết quả không

hoàn toàn ủng hộ hai quan điểm trên Nghiên cứu của Adams và Atsu (2014) trong

“Aid dependence and economic growth in Ghana” - (Sự phụ thuộc viện trợ và phát

triển kinh tế ở Ghana), Economic Analysis and Policy, cho thấy viện trợ nước ngoài

có những tác động tích cực trong ngắn hạn nhưng tiêu cực trong dài hạn Nghiên cứu

của Museru và cộng sự (2014) với “The impact of aid and public investment volatilyty

on economic growth in Sub - Sahara in Africa” - (Tác động của viện trợ và biến đôidau tư công lên tăng trưởng kinh tế ở khu vực cận Sahara và Châu Phi) WorldDevelopment, cho thay ODA tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tiềm năngnhưng hiệu quả viện trợ có thé giảm bởi biến động trong đầu tư công

Tác giả Pojani.D, Stead D (2015) với “Sustainable Urban Transport in the

Developing World: Beyond Megacities” - (Giao thông đô thị bền vững trong thé giới

đang phat triển: đăng sau các siêu đô thị) và Weisbrod (2008) với “Models to predict

the economic development impact of transportation projects: Historical experience

and new applications” - (Mô hình dy đoán phát triển kinh tế của các dự án giao thông:Kinh nghiệm lịch sử và các ứng dụng mới) thì hầu hết các nước Châu Âu xây dựng

hệ thống giao thông vận tải công cộng đường bộ đô thị theo hướng đồng bộ, liên kếttrong suốt và nhằm phục vụ cho mọi đối tượng bao gồm cả người khuyết tật và ngườicao tuổi Những tiêu chí này cũng được Nhật Bản rất chú ý khi xây dựng phát triển

cơ sở hạ tang giao thông vận tải trong đó có phát triển kết cấu hạ tang giao thông

đường bộ.

Cũng có rất nhiều các công trình nghiên cứu về vai trò và sự cần thiết của

đường bộ cao tốc trong nền kinh tế Các tác giả như Isserman.A (1994) với “High

way and rural economic development: results from a quasi - experimental approach ”

- (Đường cao tốc và phát triển kinh tế nông thôn: kết quả từ cach yieeps cận thựcnghệm) đề cao vai trò của phát triển đường cao tốc, coi đây như là phương tiện đểphát triển kinh tế Tác giả Boarnet.M.G (1995) “Bussiness Losses, Transportation

15

Trang 19

Damage” - (Tôn thất kinh doanh, thiệt hại về giao thông vận tải) đã phân tích mối

quan hệ giữa phát triển đường cao tốc với sản lượng kinh tế

Các công trình nghién cứu trong nước

Đối với khái niệm về ODA, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu trongnước cũng đưa ra các khái niệm, nguồn gốc về ODA Đáng chú ý là các công trình

của các tác giả như:

Nhật Vinh (1994) “ODA và tinh hình tiếp nhận nguôn vốn ODA ở nước ta”, đãkhái quát sơ lược khái nệm ODA, hình thức, cơ cấu và tình hình tiếp nhận ODA củaViệt Nam trong những năm gần đây, đối với từng nước cụ thé có quan hệ ODA với

Việt Nam.

Vũ Thị Kim Oanh (2000) “Quá trình phát triển của ODA trên thé giới ”, đã kháiquát nội dung khái niệm hỗ trợ phát triển chính thức, nguồn gốc lịch sử, các loại hình

và các kênh cung cấp chủ yếu Ngoài ra, tác giả còn đi sâu phân tích tính hai mặt ưu

đãi và trục lợi của ODA.

Vũ Thị Kim Oanh (2002) với bài “Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có

hiệu quả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức tai Việt Nam”, LATS, Đại hoc Ngoại

thương, đã phân tích và đánh giá vai trò của vốn ODA trong chiến lược phát triểnkinh tế của các nước đang và chậm phát tiễn, thực trạng sử dụng vốn ODA của ViệtNam và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA

của Việt Nam đến năm 2010 như: các chiến lược thu hút và sử dụng ODA, xây dựng

và hoàn thiện quy hoạch phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm các quy hoạchODA, đây nhanh tốc độ giải ngân

Tôn Thành Tâm (2005) với “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn

hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam”, LATS, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tậptrung đánh giá hiệu quả quản lý ODA theo hướng: (i) các van dé lý luận cơ bản va

hiệu quả quan ly ODA; (ii) phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả quản ly ODA ở

Việt Nam (iii) đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu qua quản lý ODA ở Việt Nam đếnnăm 2010, đồng thời phân tích các kinh nghiệm sử dụng ODA của các nước trên thếgiới và bài học kinh nghiệm về quản ký sử dụng ODA Tuy nhiên, phân tích này chỉnêu lên kết quả của các nước trong quá trình sử dụng vốn mà không đi sâu phân tíchnguyên nhân, chưa đưa ra các khuyến nghị về chính sách và mô hình quản lý sử dụng

16

Trang 20

ODA Cuối cùng, tác giải đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quan lý nguồn

vốn ODA tại Việt Nam trong giai đoạn tới là: (¡) thành lập ngân hàng bán buôn nguồnvốn hỗ trợ phát triển chính thức; (ii) hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản ly ODA,

bổ sung, sửa đổi nội dung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quá trình

thực hiện các chương trình, dự án và các giải pháp bổ trợ khác nhằm góp phan quản

lý và nâng cao năng lực thu hút và sử dụng ODA.

Bài viết “Đặc điểm nguồn von ODA và việc quản lý nguồn vốn này ở nước ta”của hai tác giải Bùi Hồng Quang, Phan Trung Chính (2008), đã khái quát những đặc

điểm về điều kiện ưu đãi, quy mô vốn đầu tư dự án, mỗi quan hệ với thái độ chính trị

và khả năng gây nợ của ODA Tác giả cũng đã phân tích các hạn về về mặt nhận thức,

cơ chế quản lý và sử dụng, công tác theo dõi đánh giá ODA ở Việt Nam hiện nay

và đề xuất định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn này

Tác giả Nguyễn Anh Đức (2009) với bài viết “Tác động của việc gia nhập WTO

đến thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ở Việt Nam”, đã nêu

VỊ trí, vai trò của nguồn vốn ODA với việc phát triển kinh tế xã hội tại các nước đangphát triển, về những cơ hội có được từ việc mở rộng quan hệ ngoại giao, đây mạnh

cải cách hành chính, điều chỉnh hệ thống pháp luật của Việt Nam sau khi gia nhậpWTO tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận động ODA dé phat triển đất nước Việt

Nam.

Hà Thị Thu (2014), “Thu hút và sử dụng nguon von hỗ trợ phát triển chính thứcODA và phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: nghiên cứu tại vùng Duyên hảimiễn Trung”, LATS, Đại học Kinh tế Quốc dân, đã làm rõ khái niệm và điều kiện đểđược công nhận là ODA, phân loại ODA, tính chất và mặt trái của ODA, vai trò củanguồn vốn ODA đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn, các nhân tố ảnh hưởng

tới việc thu hút và sử dụng ODA, quy trình thu hút và sử dụng ODA, các tiêu chí

đánh giá thu hút và sử dụng ODA trong nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trần Thị Hồng Thủy (2015) trong “Viện trợ phát triển chính thức trong bồicảnh Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình”, LATS, Đại học Kinh tế Quốcdân, đã phân tích và đánh giá ODA trong bối cảnh Việt Nam trở thành nước có thunhập trung bình Luận án đã nêu rõ các đặc điểm mới trong huy động và sử dụng vốnODA trong điều kiện quốc gia có thu nhập trung bình, theo đó, việc chuyên từ quan

17

Trang 21

hệ viện trợ sang quan hệ đối tác phát triển đòi hỏi sự nỗ lực với tinh thần chủ động

của Việt Nam dé sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nay mà không chịu sức ép “khátvốn” và đi tới “từ chối” ODA ưu đãi trong tương lai Luận án đã xây dựng được lộtrình ODA ở Việt Nam song hành cùng với quá trình phát triển trong bối cảnh nước

có thu nhập trung bình, từ đó xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến ODA trongbối cảnh trở thành nước thu nhập trung bình đó là: (i) Nhóm nhân tố xuất phát từ phíacung cấp viện trợ (chiến lược, chính sách viện trợ của nhà tài trợ; tình hình kinh té,chính trị ) và (1) Nhóm nhân tố từ phía Việt Nam (môi trường kinh tế, chính trị,chính sách nhà nước về ODA và năng lực hấp thụ ODA) Từ việc phân tích thực trạngnhững vấn đề nảy sinh và các bài học kinh nghiệm từ các quốc gia có bối cảnh chuyểnsang các nước có thu nhập trung bình như Việt Nam, tác giả luận án đã đề ra bốnnhóm khuyến nghị chính sách bao gồm: (i) xây dựng lộ trình tốt nghiệp ODA choViệt Nam; (ii) đảm bảo an toàn nợ bên vững: (iii) có tư duy mới về quan hệ đối tác

(iv) xây dựng cơ chế tăng cường sự tham gia ODA của người dân Trong những năm

tới, khi Việt Nam là nước MIC, chính sách viện trợ cho Việt Nam thay đôi, theo đó

tính chất, quy mô, cơ cấu, điều kiện và phương thức cung cấp ODA cho Việt Nam

của đối tác phát triển sẽ khác so với trước kia khi Việt Nam là nước chậm phát triển

với thu nhập thấp Do vậy, việc xây dựng một chiến lược ODA có tính đến lộ trình

tốt nghiệp ODA là cần thiết để đảm bảo hiệu quả ODA cũng như hiệu quả các nguồn

vốn khác

Nguyễn Việt Cường (2016) với “Thu hút nguồn vốn ODA nhằm thực hiện mụctiêu đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020”, LATS, Đại học Kinh tếQuốc dân, đã phân tích và đánh giá vai trò của ODA trong việc thu hút nguồn vốnnày trong an sinh xã hội và tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu và các nhân tố ảnh

hưởng đến việc thu hút ODA đối với an sinh xã hội

1.2 Các công trình nghiên cứu về ODA tại Việt Nam trong các lĩnh vực cụ thể

1.2.1 ODA trong việc phát triển cơ sở hạ tang:

Các công trình nghiên cứu về phát triển kết câu hạ tang giao thông đường bộ

ở nước ngoài gôm có các nghiên cứu sau:

18

Trang 22

Ngân hàng Phát triển Châu Á là ngân hàng có mối quan hệ trực tiếp đến dự ánphát triển đường cao tốc Việt Nam, trong tài liệu “Vietnam: Expressway Networkdevelopment plan” - (Việt Nam: Mạng lưới đường cao tốc và kế hoạch phát triển)(2007) tiếp tục khăng định tầm quan trọng của hệ thống đường cao tốc và chỉ ra nhucầu phát triển đường cao tốc ở Việt Nam.

Đối với nghiên cứu ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng ở trong nước bao gồm

các nghiên cứu của các tac gia sau:

Một số nghiên cứu đánh giá ODA trong phát triển cơ sở hạ tang như NguyễnThi Hoàng Oanh (2005, 2006) với “7c trạng huy động và sử dụng vốn ODA trong

xây dựng kết cấu hạ tang ở thủ đô Hà Nội” và “Những nhân to tác động đến công

tác quản lý nguồn vốn ODA trong xây dựng kết cau hạ tang”; Phạm Thi Túy (2006a),Phạm Thị Túy (2006b) với “Một số kinh nghiệm thu hút và sử dụng vốn ODA chophát triển kết cau hạ tang” và “Phát triển kết cấu hạ tang ở Việt Nam”; các nghiên

cứ này đều tập trung đánh giá về ODA của Việt Nam cho kết cấu hạ tầng theo cácyếu tố như: tình hình lượng vốn huy động, số lượng các dự án thực hiện, tỷ lệ giải

ngân, tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, đồng thời cũng đánh giá về mức

ưu đãi lãi suất, thời gian ân hạn trả nợ của ODA và sự thích ứng với đặc điểm đầu tưtrong lĩnh vực cơ sở hạ tầng như quy mô vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, khảnăng sinh lời thấp Các tác giả cũng phân tích các yếu tô ảnh hưởng tới ODA như

mục tiêu và quy mô cung cấp ODA của nhà tài trợ, sự 6n định thé chế chính trị và

kinh tế vĩ mô, văn bản pháp lý và trình độ phát triển kinh tế của bên nhận tài trợđến công tác quản lý ODA

Tác giả Nguyễn Hồng Thai (2007) với bài viết “Tang cường năng lực quản lýODA trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tang giao thông ở Việt Nam”, Tạp chí Giaothông Vận tải, đã phân tích tác động của các nhân tố như: mục tiêu chiến lược cungcap ODA, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở phía nhà tài trợ và sự ôn định của théchế chính trị, mức độ ôn định kinh tế vĩ mô, trình độ phát triển kinh tế nói chung vàđặc biệt là trình độ phát triển hệ thống thé chế kinh tế ở nước nhận tài trợ đến côngtác quản lý nguồn ODA Thực trạng công tác quản lý đầu tư phát triển cơ sở hạ tầngViệt Nam hiện nay và định hướng, giải pháp đề nâng cao năng lực quản lý ODA nóiriêng và vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nói chung

19

Trang 23

Bài viết “Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút ODA dau tư phát triển co

sở hạ tang ở Việt Nam” của tác giả Từ Quang Phương năm 2008 trong Tạp chí Kinh

tế và phát triển đã đánh giá thực trang thu hút đầu tư ODA vào các lĩnh vực như: giaothông, năng lượng điện, cấp nước đô thị, bưu chính viễn thông và những đóng gópcủa nó với sự phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đây tăng trường kinh tế ở Việt Nam giaiđoạn 2001 - 2007, đồng thời trên cơ sở phân tích những hạn chế, yếu kém trong việchuy động, sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam hiện nay và đưa ra 3 nhóm giải

pháp nhằm tăng cường thu hút, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA đầu tư phát triển

cơ sở hạ tang trong thời gian tới

Bài viết “Thu hút và sử dụng ODA trong quá trình hội nhập kinh tế quốc té”

của tác giả Trần Minh Tuấn (2011) trong Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế - xãhội đã đánh giá kết quả thu hút nguồn vốn ODA của Việt Nam trong giai đoạn 1993

- 2009 và những đóng góp của nguồn vốn này trong việc cải thiện và phát triển kết

cau hạ tang kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tang cường nănglực pháp chế và góp phần xóa đói giảm nghẻo

Một số nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuan (2012) với “Giải pháp day nhanh tiến

độ giải ngân ODA” đã đánh giá quá trình sử dụng ODA trong các giai đoạn khác

nhau của nền kinh tế, tập trung trong các lĩnh vực như giao thông, năng lượng điện,cấp nước đô thị, bưu chính viễn thông và những đóng góp của nó đến sự phát triển

cơ sở hạ tầng, thúc đây tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Vũ Thị Thu Hang (2015) có bài viết ‘ODA phục vụ xây dựng kết cầu hạ tangkinh tế của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, đã khái quátmột số kết quả đạt được trong thu hút và sử dụng vốn viện trợ phát triển chính thứctrong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1993 - 2014 Tác giả

cũng nêu rõ một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế như: năng lực hấp thu vốnODA còn kém, các công trình bằng vốn ODA chưa coi trọng chất lượng, tham nhũng

đã ảnh hưởng xấu đến vai trò ODA đối với phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế

1.2.2 Trong lĩnh vực thu hit va sử dụng ODA

Trong lĩnh vực thu hút và sử dụng ODA cũng có nhiều tác giả nghiên cứu Cáctác giả như Vũ Thị Kim Oanh (2002) với “Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng

có hiệu quả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam”; Tôn Thành Tâm (2005)

20

Trang 24

với “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại

Việt Nam”; Trương Quang Lâm (2009) với “Thu hút và sử dụng vốn ODA dé pháttriển kinh tế xã hội là đòi hỏi khách quan của các nước đang phát triển”; PhươngNgọc Minh (2009) với “vốn ODA cho Việt Nam: Thận trọng với nguôn lực qu)”;Hữu Té (2010) với “Vietnam - An effective ODA user” ; Vũ Xuân Hải (2010) với

“Thu hút va sử dụng có hiệu quả nguôn von hồ trợ phát triển chính thức ở nước ta”;

Phạm Thị Tuy (2010) với “Chính sách sử dung ODA của Việt Nam”; Bình Anh(2010) với “Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA - 5 năm nhìn lại”; trong các nghiên cứu

của mình đã tập trung phân tích về cách thức thu hút ODA ở Việt Nam như: các chiến

lược thu hút, xây dựng và hoàn thiện quy hoạch phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại,

bao gồm quy hoạch ODA, đây nhanh tốc độ giải ngân, Từ những vấn đề nghiên cứutrên, có thé thấy quy về ba nhóm van đề chính còn tồn tại: / nhất, sự phù hợp mụctiêu giữa nha tài trợ và bên tiếp nhận nguồn vốn ODA; thir hai, các van dé chính sách,

chiến lược, thể chế, pháp luật của Việt Nam và cudi cùng, cách thức thu hút vốn của

phía Việt Nam liên quan đến các vấn đề như: vốn đối ứng, công tác quản lý

Các tác gia Phạm Thi Hồng Điệp, Bùi Đình Viên (2012) với “Hiệu quả sử dụngnguồn vốn ODA và các nguồn vốn vay kém wu đãi ở Việt Nam”; Hoàng Ngọc Âu(2013) với “Bàn thêm về quản lý nguồn von ODA tại Việt Nam”; Nguyễn Thu Thuỷ,Phạm Thị Hồng My (2013); Phạm Thị Bích Ngọc (2014) với “20 năm thu hút vốn

ODA tại Việt Nam: Những hiệu quả tích cực” ; Ha Thị Thu (2014) với “Thu hút và

sử dụng nguon vốn hỗ trợ phát triển chính thức và phát triển nông nghiệp, nông thôn

ở Việt Nam”; Nguyễn Bá Hùng, Phạm Tiến Chiến (2016) với “Đổi mới thể chế quản

lý, sử dụng và giám sát von ODA trong giai đoạn mới”; Trần Dinh Nam (2016) với

“Một số giải pháp về quản lý vốn ODA” đã phân tích việc sử dụng ODA dưới nhiều

lĩnh vực khác nhau như an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng thông qua tình hình cam kết

và giải ngân, cơ cau vốn theo ngành và lĩnh vực Đồng thời, các tác giả đánh giá khái

quát kết quả sử dụng ODA của Việt Nam trong các giai đoạn khác nhau qua một sốchỉ tiêu như: lượng vốn, số lượng dự án, tốc độ giải ngân, hiệu quả quản lý sử dụng.Các tác giả cũng đánh giá những tác động của nguồn vốn ODA đối với việc tăngnguồn lực tài chính quốc gia, hoạt động chuyên giao khoa học và công nghệ, hỗ trợ

phát triên kinh tê xã hội Cuôi cùng, các tác gia cũng đưa ra một sô giải pháp nhăm

21

Trang 25

nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý vốn ODA ở Việt Nam như: (¡) Thành lập ngân

hàng bán buôn nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, hoàn thiện các cơ chế, chínhsách quản ly ODA; (ii) bổ sung, sửa đổi nội dung các văn bản quy phạm pháp luật cóliên quan đến quá trình thực hiện các chương trình, dự án; (iii) Dam bảo an toàn nợbền vững: (iv) Có tư duy mới về quan hệ đối tác (v) Xây dựng cơ chế tăng cường sự

tham gia ODA của người dân.

1.2.3 Chính sách về ODA

Nghiên cứu về chính sách ODA, một số nghiên cứu của các tác giả như: TrầnKim Chung (2012) với “Thu hút FDI và ODA cho phát triển tam nông ở Việt Nam”;

Hoàng Thị Minh Hoa (2013) với “ODA của Nhật Bản cho Lào, Campuchia và Việt

Nam giai đoạn 199] - 2005: Thành tựu và đặc điểm”; Hoàng Thị Thu (2013) với

“Thái Nguyên: Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA cho nông nghiệp, nôngthôn”; Phan Hải Đường (2014) với “Khắc phục hạn chế trong thu hút ODA vào nông

nghiệp và phát triển nông thôn”; Vũ Thị Thu Hằng (2015) với “Thay đổi quan điểmtiếp nhận nguồn vốn ODA trong thời kỳ hội nhập ở Việt Nam”; Nguyễn Thi Tình(2015) với “Quản lý nhà nước về ODA: Kinh nghiệm một số nước cho Việt Nam” đã

tập trung phân tích thé chế, chính sách quản lý đối với vốn ODA theo các yếu tô như:

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới ODA trong nông nghiệp, nông thôn nhưtrong thời hạn thực hiện, năng lực các cơ quan, ngành địa phương, khả năng hấp thụ

trong ngành nông nghiệp, nông thôn.

- Các dự án ODA trong các nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào vùng nghèo

và phát triển cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn như các dự án phát triển cơ

sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ, lưới điện nông thôn, giao thông nông thôn, trườnghọc, trạm y tế, công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, phát triển sản xuất lâm nghiệp,thủy sản, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩmnông nghiệp, áp dụng công nghệ sạch, nâng cao chat lượng sản phẩm, an toàn thựcphẩm

- Đánh giá những ưu và nhược điểm của ODA khi dau tư vao, tập trung vào các

yêu tố như đầu tư sinh lời thấp, hạn chế khả năng thu hồi vốn nhưng việc tiếp cậnnguôn von dê dàng, ưu tiên các lĩnh vực nông nghiệp trong quá trình tái cơ câu.

22

Trang 26

- Hỗ trợ nghiên cứu phát triển hệ thống thé chế và xây dựng chính sách của nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vốn ODA góp phần quan trọng hỗ trợcải cách hành chính công, tăng cường năng lực và đổi mới quản lý ở các cấp từ trung

ương đến địa phương

1.3 Các công trình nghiên cứu về ODA Nhật Bản

1.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài về ODA Nhật Bản trên thé giới

Đối với các nghiên cứu nước ngoài về ODA của Nhật Bản có các nghiên cứunhư trong cuốn sách của Giáo su Alan Rix như cuốn “Viện tro kinh tế Nhật Ban”(1980) và cuốn “Thách thức viện trợ nước ngoài cua Nhật Ban” (1993), được coi lànhững tác phâm mang tính bước ngoặt dành cho các chính trị gia va các nhà học gianước ngoài mong muốn tìm hiểu về những nỗ lực viện trợ của Nhật Bản đã bị thúc

đây và lôi kéo bởi các điều kiện trong nước như thế nào

Robert M Or, với cuốn “Su tréi dậy cua sức mạnh viện trợ nước ngoài cuaNhật Bản ” năm 1990, theo cách tương tự như Rix, người đã giải thích cho thực tếrằng việc hoạch định chính sách hay bộ máy hành chính viện trợ của Nhật Bản đềukhông được đặt trong một cau trúc phân cấp mà thay vào đó xuất phát từ việc lập kế

hoạch và kiểm soát phi tập trung Tác giả cũng nhấn mạnh vào áp lực của Mỹ trongviệc định hình các chính sách của Nhật Bản.

Akiko Nakaya (1996) với “Japan s ODA: Foreign Aid Policy and Practice in

Asian countries” - (ODA của Nhat Bản: chính sách viện trợ nước ngoài va thực tiễntại các nước Asian), nghiên cứu trình bày hai mục tiêu bao gồm: (i) kiểm tra mối quan

hệ giữa quan điểm của người dân Nhật Bản và chính sách của chính phủ đối với việntrợ nước ngoài của Nhật Bản Các chương đầu khám phá các quan điểm của người

dân Nhật Bản và chính sách của chính phủ đối với viện trợ của nước ngoài của NhậtBản và thái độ của người dân Nhật Bản về viện trợ của nước này Các chương sau sosánh thái độ và chính sách của chính phủ và phân tích mối quan hệ giữa chúng; (ii)

Mục tiêu thứ hai của nghiên cứu tập trung vào quản lý viện trợ của Nhật Bản ở các

nước Châu A Châu A là khu vực ưu tiên nhận ODA của Nhật Bản ké từ khi khởi đầunguồn viện trợ ODA của Nhật Bản Tác giả cũng xem xét sự đóng góp viện trợ củaNhật Bản cho sự phát triển của các nền kinh tế trong khu vực

23

Trang 27

Marie Soderberg với “Viện trợ nước ngoài cua Nhật Bản” năm 1996 và “Hệ

thống hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản” năm 1999 do các cộng sự MichelineBeaudry va Chris M Cook của Co quan Phát trién quốc tế Canada đã có những thôngtin quan trọng về các dự án viện trợ song phương của Nhật Bản như thế nào, trên thực

tế những ai lập kế hoạch và thực hiện và các nghiên cứu này chỉ cung cấp các chỉ số

phân tích.

Một số nghiên cứu lại đánh giá việc thu hút ODA tại các nước đang phát triển

tiêu biểu như của Asian Development Bank (1999) trong tác pham “Technical

Assistance to Thailand for development of Agrriculture and cooperatives” - (Hỗ trợ

kỹ thuật cho Thái Lan dé phát triển nông nghiệp va hop tác xã), Manila, Philipines,

lại phân tích ODA theo hướng nước nhận viện trợ cần thành lập một hệ thống quản

lý, điều phối và thực hiện các chương trình, dự án đủ mạnh từ trung ương đến địaphương, các chương trình viện trợ được tập trung ở một cơ quan là Tổng vụ hợp tác

kinh tế và kỹ thuật trực thuộc của Chính phủ Các tác gia Jame Morrison, DirkBezemer va Catherine Arnold (2004) với “Official development assistance to

agriculture” - (Viện trợ phát trién chính thức cho nông nghiệp), DFID, lại nghiên cứucác nhà tai trợ vốn ODA ở các lĩnh vực y tế, giáo duc và một số quốc gia chuyên đổi

cơ cau kinh tế sang phát triển công nghiệp và dịch vụ; Antonio Tujan Jr (2009) với

“Japan s ODA to Philipines: The reality ofAid, Asia Pacific” - (ODA của Nhật Ban

cho Philipines: Thực trạng của Viện trợ, Chau Á, Thái Bình Dương) đã nhấn mạnh

việc thu hút ODA thì các nước nhận viện trợ cần tăng cường hơn nữa năng lực thựchiện; tăng cường quyền sở hữu và trách nhiệm của địa phương bằng cách giảm dan

sự phụ thuộc của nhà tài trợ.

Một số tác giả nước ngoài như Kohama Hirohisa, Yasuyki Sawasa với External Factors for Asia Development” - (Các nhân tô bên ngoài đối với sự phát

“ln-triển của Chau A) (2003); Hugh Patrick “Legacies of Change: The TransformativeRole of Japan’s Official Development Assistance in its Economic partnership with

Sotheast Asia” - (Di sản của sự thay đổi: Vai trò chuyên đổi của hỗ trợ phat triểnchính thức của Nhật Bản trong quan hệ đối tác kinh tế của nước này đối với ĐôngNam Á(2008), Jean - Michel Severini và Oiver Ray (2009) cũng đã phân tích cơ sở

của chính sách viện trợ của Nhật Bản, nêu sự hợp tác của Nhật Bản với các nước

24

Trang 28

Đông Á, sự mở rộng viện trợ ODA và các chính sách viện trợ của Nhật Bản.

Tác phẩm của nhà nghiên cứu người Mỹ David “A rase’s Foreign Aid - Japan’s

Aid” - (Cuộc đua của viện trợ nước ngoài - viện trợ của Nhật Ban) (2005), được trích

dẫn thường xuyên có sự so sánh giữa ODA của Nhật Bản với các nhà tài trợ khác vớiquan điểm về sự tham gia của khu vực tư nhân Hơn nữa, một giáo sư người Úc -Alan Rix với bài “Viện trợ kinh tế Nhật Ban” và “Thách thức viện trợ nước ngoàicủa Nhật Ban” viết về đóng góp cho viện trợ nước ngoài của Nhật Bản, đặc biệt tập

trung vào cơ chế quản lý và thực hiện ODA của Nhật Bản

Viện Nghiên cứu JICA (JICA-RI) ké từ khi được thành lập vào năm 2008, đã

có rất nhiều bài nghiên cứu về quan hệ viện trợ tư nhân, công cộng được viết bằng

tiếng Anh và các nghiên cứu này đã đa dạng hơn Giáo sư Jin Sato của Đại học Tokyo

có nghiên cứu “Loi ích của việc thống nhất thất bại: kiểm tra lại sự phát triển củahợp tác kinh tế ở Nhật Ban” năm 2015 có tính hướng dẫn, bổ sung những điều mới,

quan điểm về sự bat cân xứng giữa các cải cách về thực thi

Hugh Patrick với tác pham “Lagacies of Change: The Transformative role of

Japan’s Official Development Assistance in its Economic Partnership with Southeast

Asia” - (Di san cua su thay đôi: Vai trò chuyên đôi của viện trợ phát triển chính thứccủa Nhật Bản trong quan hệ đối tác kinh tế với Đông Nam Á) đã cung cấp một cáinhìn tổng quan về viện trợ nước ngoài của Nhật Bản cho Đông Nam Á Từ năm 1969

cho đến năm 2004, 65% các khoản vay ưu đãi bằng đồng Yên, 20% hỗ trợ kỹ thuật

và 15% trong các khoản viện trợ không ràng buộc, số lượng và loại viện trợ phụ thuộcvào quy mô và mức độ phát triển của người nhận Viện trợ này đã là một thành phầntong hợp không thể thiếu của hoạt động thương mai đang phát triển của Nhật Ban vàđầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đông Á

Chihiro Yabe với nghiên cứu “A study of Japanese Official Development

Assistance for educational development in post genocide Cambodia” - (Nghiên cứu

về hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Ban cho phát triển giáo dục của Campuchiasau chế độ diệt chủng) (2009) đã giới thiệu về viện trợ nước ngoài cho các xã hội bị

tàn phá bởi chiến tranh và viện trợ này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng

hòa bình sau giai đoạn đầu của việc can thiệp nhận đạo khẩn cấp Nhiều tô chức phát

triển đã góp phần xây dựng lại xã hội bị tàn phá bởi chiến tranh và Campuchia là một

25

Trang 29

trong các quốc gia đã nhận được khối lượng lớn viện trợ ké từ khi kết thúc cuộc nội

chiến với thảm họa diệt chủng thời Pol Pốt Tác giả cho rằng, Chính phủ Nhật Bản

đã phân phối hàng năm hơn 10 tỷ USD như viện trợ nước ngoài trực tiếp, gián tiếpcho các nước đang phát triển Tác giả cũng phân chia ODA của Nhật Bản thành bốn

nhóm như sau (1) tai trợ song phương: (11) hợp tác kỹ thuật ; (iii) viện trợ đa phương;

(iv) các khoản cho vay song phương Tác giả cũng cho rằng đã có những chỉ tríchrằng các khoản vay ODA của Nhật Bản được cung cấp chủ yêu dành cho các dự án

hạ tầng kinh tế và đáp lại những lời chỉ trích này, Chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố

đã nỗ lực chuyển đổi các khoản vay này thành nhiều các dự án thuộc lĩnh vực xã hộinhư các dự án nông nghiệp hoặc phát triển nông thôn

Trong tác phẩm “The end of ODA: Death and Rebirth of Global Public Policy”

- (Sự kết thúc cua ODA: Cái chết va sự tái sinh của chính sách công toàn cầu) (2009)

của Jean - Michel Severino và Oliver Ray (2009) đã đề cập đến xu hướng của ODA

và những vấn đề đặt ra trong việc cung cấp ODA của Nhật Bản cho thế giới Bài viếtnày lập luận rằng cần thiết phải di chuyên từ biện pháp thông thường của ODA đếnxây dựng các tiêu chuẩn rõ ràng hơn cho những việc quan trọng như tài nguyên và

kết quả phù hợp với sự phát triển quốc tế của thế kỷ XXI Cộng đồng hỗ trợ phát triểnquốc tế đang trải qua ba lần đồng hành các cuộc cách mạng và đồng tình với sự xuất

hiện của một chính sách cho toàn cầu

Alina Rocha Menocal và Lisa Denney, Mathew Geddes “Informing the Future

ofJapan’s ODA” - (Su hinh thanh tuong lai cua ODA Nhat Ban) da phan tich lich su

va su phat triển của mô hình hỗ trợ phát triển của Nhật Bản trong nỗ lực xác định giá

trị đương đại của nó trong bối cảnh đang phát triển và xem xét đặc điểm khác biệt

của ODA Nhật Ban có thé được áp dụng thực tế dé đáp ứng một số những thách thứchiện tại và mới nồi đối mặt với các nước Châu Phi va những bài học rút ra từ viện trợ

ở khu vực Châu Phi nhằm nâng cao ảnh hưởng của Nhật Bản tại khu vực nay

Keiichi Tsunekawa “Objectives and institutions for Japan s officialdevelopment Assisstance: Evolation and Challenges” - (Mục tiêu và thé chế cho hỗ

trợ phát triển chính thức của Nhật Bản) (2014), tác giả đã đánh giá lịch sử hỗ trợ phát

triển chính thức của Nhật Bản được chia thành bốn thời kỳ với những riêng biệt trong

mục tiêu của mình Tuy nhiên, các mục tiêu khác nhau từ sự phát triên kinh tê của

26

Trang 30

chính Nhật Bản như xóa đói giảm nghèo thúc day dân chủ và kinh tế thị trường vacác giải pháp cho những vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường Sự đa dạng của

các mục tiêu ODA đã được duy trì bởi thiếu một tổ chức thong nhất trong việc quản

lý ODA, thiếu sự phối hợp tốt giữa các bộ và cơ quan quản lý ODA Tác giả cũng

cho rằng, trong những năm gần đây, xu hướng quốc tế về viện trợ phát triển chuyên

từ tập trung trong xóa đói giảm nghẻo, định hướng vào “hiệu quả viện trợ” và quan

tâm nhiều hơn đến tăng trưởng kinh tế và hiệu quả của sự phát triển Tác giả cũngcho răng Chính phủ Nhật Bản cần phải làm rõ triết lý hỗ trợ của mình, sử dụng kháiniệm an ninh con người để ưu tiên xóa đói giảm nghèo và hoạt động của khu vực tư

nhân, cải cách sự quản trị và cần thành lập một trung tâm kiểm soát ODA theo sự chỉ

đạo của một hội đồng và thảo luận chiến lược quốc gia về ODA

Pitzen, Likki Lee “Japan s changing official development assistance: How

institutional reforms affected the role of Japan’s private sector in ODA delivery”

-(Vién tro phat triển chính thức đang thay đôi của Nhật Bản: Cải cách thể chế ảnhhưởng như thế nào đến vai trò của khu vực tư nhân của Nhật Bản trong việc cung cấpODA) (2016), đã phân tích về cách thức viện trợ của ODA Nhật Bản theo hướng tập

trung vào cơ sở hạ tầng, vốn phụ thuộc vào nhiều khu vực tư nhận của công ty thực

hiện, trong khi các cải cách thé chế đã thay đổi cấu trúc và nguyên tắc của viện trợ

ODA của Nhật Bản Ngoài ra, tác giả cũng nghiên cứu áp dụng mô hình lý thuyết tam

giác sắc của viện trợ ODA của Nhật Bản có nguồn gốc từ chính trị và các nghiên cứuphát triển, trước tiên thiết lập mối quan hệ quyên lực nội bộ giữa các tập đoàn quan

liêu trước khi cải cách Phép do tam giác dữ liệu định lượng từ thông kê MOFA vaOECD với dữ liệu định tính từ các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia phi thương

mại và kinh doanh.

1.3.2 Các công trình nghiên cứu ODA Nhật Bản vào Việt Nam

a Về chính sách ODA của Nhật Bản tại Việt Nam

Trong nghiên cứu về chính sách ODA của Nhật Bản tại Việt Nam có các

nghiên cứu đáng chú ý của các tác giả như Ngô Xuân Bình, Vũ Văn Hà và TrầnQuang Minh.

Tác giả Ngô Xuân Bình với cuốn sách “Quan hệ Nhật Bản - ASEAN - Chính

27

Trang 31

sách và tài trợ ODA” (1999) đã phân tích chính sách ngoại giao kinh tế của Nhật Bản

với chính sách “chính trị hóa” chính sách ngoại giao kinh tế, đưa ra được thực trạng

và dự báo hoạt động tài trợ ODA song phương của Nhật Bản cho một số nước thànhviên ASEAN Trong cuốn sách này, tác giả phân tích chính sách ngoại giao kinh tế

và chính trị hóa chính sách ngoại giao kinh tế của Nhật Bản sau cuộc chiến tranh thế

giới thứ hai Chính sách của Nhật Bản sau chiến tranh gắn chặt quan hệ với nước Mỹ,nôi bật là việc chuyên từ van dé bồi thường chiến tranh sang xem xét các van đề chínhtrị, hòa bình và hợp tác kinh tế giữa hai nước bao gồm bay diém: (i) Nới lỏng sự kiêmsoát cua quân đội Mỹ với Chính phủ Nhật Bản; (ii) Không nên tiếp tục sự thanh lọc;(iii) Tiến tới kết thúc hoàn trả bồi thường chiến tranh; (iv) Chuyển giao những cốgang cải cách cho người Nhật Bản; (v) Củng cô hệ thống cảnh sát quốc gia; (vi) Pháttriển nền kinh tế tự chủ của Nhật Ban; (vii) Xóa bỏ phan đầu của Hiệp ước Hòa bình.Nhật Bản dựa vào Mỹ, coi quan hệ với Mỹ là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại

để từng bước xây dựng mối quan hệ với các nước ASEAN Đề thực hiện được mục

tiêu đó, Nhật Bản đã thực hiện chính sách ngoại giao kinh tế với các nước ASEAN

và các nước này cũng nhận thức rằng sự bồi thường chiến tranh cũng như chương

trình tài trợ ODA của Nhật Bản là hết sức cần thiết, bao gồm: vốn, công nghệ, tri thức

quan lý Đây rõ rang là nhu cau của hai phía đã tạo cơ sở dé Nhật Bản thực thi chínhsách tài trợ của họ cho các nước ASEAN trong suốt may thập niên qua

Tác giả đã giới thiệu học thuyết Fukuda nhằm xác định chính sách Đông Nam

A mới của Nhật Ban Sau thắng lợi của cách mạng các nước Đông Dương, sự giải thé

của khối SEATO, Chính phủ Nhật Bản tìm cách giành vai trò chính trị ở Đông Nam

Á, hỗ trợ kinh tế và chính trị của ASEAN, thúc đây cục diện cùng tồn tại hòa bình và

sự hợp tác giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương Thực hiện ý định ấy,thủ tướng Nhật Bản T Fukuda đã đọc một diễn văn ở Manila vào tháng 8 năm 1977,

sau khi đi thăm và trao đôi ý kiến với các nhà lãnh đạo các nước ASEAN tại Kuala

Lumpua vào tháng 6 năm 1977 Thủ tướng Fukuda nêu lập trường ba điểm của NhậtBản về Đông Nam Á: Nhật Bản sẽ không trở thành cường quốc quân sự, quyết tâmgóp phần vào hòa bình, thịnh vượng của Đông Nam A và thé giới, củng có mỗi quan

hệ tin cậy lẫn nhau về mọi lĩnh vực; Nhật Bản sẽ hợp tác bình đăng với ASEAN vàcác thành viên của ASEAN nhằm tăng cường đoàn kết và tính tự cường, thúc đây mối

28

Trang 32

quan hệ hiểu biết lẫn nhau với các nước Đông Dương Đây là học thuyết đối ngoại

đầu tiên của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ II nhằm tăng cường vài tròchính trị ở Đông Nam Á thông quan đòn bẩy kinh tế, sử dụng công cụ kinh tế, vănhóa, kết hợp với chính trị để nâng cao vai trò quốc tế của Nhật Bản trong khu vực

Tác giả đã cụ thể hóa ODA của Nhật Bản tài trợ cho các nước Đông Nam Á bao gồm

Indonesia, Philipines, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam Nội dung của các phần nàytập trung vào hai yếu tố: chính sách và cơ cau tài trợ Chính sách nhất quán về hoạtđộng tai trợ của ODA Nhật Ban cho các nước ASEAN xuất phát từ các quan hệ địachính trị và các giá trị ảnh hưởng văn hóa mang màu sắc Phương Đông, do vậy, ODAkhông chỉ là việc tài trợ về kinh tế mà còn là cầu nối giữa Nhật Bản và các nước Đông

Nam Á Tài trợ của Nhật Bản chú trọng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu và có

sự đa dạng trong nhiều lĩnh vực Các nước có mức thu nhập thấp như Việt Nam,Indonesia, Philipines nhận được khoản tải trợ đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng và

đào tạo nguồn nhân lực; một số nước có trình độ phát triển như Thái Lan, Malaysia

thì được khoản tài trợ thông qua hợp tác phát triển kỹ thuật Đặc điểm tài trợ ODA

của Nhật Bản là không đặt ra các điều kiện mang tính chất áp đặt gắn với chính trị,

tuy nhiên, cũng dựa trên nguyên tắc nhất định và yêu cầu các nước nhận tài trợ chấpthuận như nguyên tặc không sử dụng sai mục đích tài trợ hoặc không tài trợ cho cácchương trình quân sự; tài trợ hiệu quả nhất hay chống tham nhũng

Cuốn sách của tác giả Vũ Văn Hà (2000), “Quan hệ Kinh tế Việt Nam - Nhật

Ban trong những năm 1990 và triển vọng” Cuôn sách đánh giá quan hệ kinh tế giữahai nước Việt Nam và Nhật Bản dưới góc độ thương mại, đầu tư và ODA

Tác giả tập trung phân tích quan hệ kinh tế Việt Nam và Nhật Bản trong thập

kỷ 1990 đã tăng về số lượng và chất Sự chuyền biến này là do (i) Việt Nam thực hiện

chuyển đôi sang nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với việc hội nhập

nền kinh tế khu vực và thé giới, tạo điều kiện cho dòng vốn quốc tế nói chung vàNhật Bản nói riêng vào thị trường Việt Nam; (ii) Sự chuyền hướng trong chính sách

kinh tế đối ngoại của Nhật Bản, chú trọng khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam

là địa bàn cung cấp nguyên liệu và thị trường gần gũi với Nhật Bản, là nơi tiêu thụ

sản phẩm cũng như tiếp nhận sự chuyền giao công nghệ, thực hiện sản xuất và xuấtkhẩu; (iii) Quá trình toàn cầu hóa dẫn tới phải hội nhập, đặc biệt là hội nhập kinh tế

29

Trang 33

Tác giả đã phân tích về đặc điểm và sự phát triển trong mối quan hệ thương

mại và đầu tư của Nhật Bản đối với Việt Nam Tác giả đã tập trung phân tích về ODA

của Nhật Bản cho Việt Nam trong mỗi quan hệ thương mại và đầu tư của Nhật Bản

đối với Việt Nam, tập trung phân tích về ODA của Nhật Bản cho Việt Nam trong giai

đoạn những năm 1990 và rút ra một số kết luận sau: ODA trong giai đoạn này phùhợp với những ưu tiên phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, đặc biệt là cơ sở hạtầng, chuyên giao công nghệ và phát triên nguồn nhân lực Hơn thé, việc nói lại ODA

cho Việt Nam là kết quả của sự tổng hợp nhiều nhân tố: sự cởi mở trong chính sách

đổi mới ở Việt Nam; thiện chí của Chính phủ Nhật Bản đối với ASEAN, trong khi

đó cơ cấu nguồn vốn ODA của Nhật Bản cho Việt Nam phan viện trợ không hoàn lại

quá thấp so với phần vốn vay, chênh lệch khoảng bảy lần, là quá lớn so với các quốcgia khác như Indonessia là 2 - 5 lần, Philipines 2 - 3 lần; Thái Lan khoảng 1,5 lần.Ngoài ra, thập ky 1990 đánh dau sự chuyên đổi trong chính sách Nhật Bản đối vớiViệt Nam, không chỉ hỗ trợ về mặt sản xuất, thúc đây xuất khẩu mà còn chú ý bảo

vệ, tái tạo môi trường, từ việc tập trung ODA vào hỗ trợ phát triển phần cứng - cơ sở

hạ tang kỹ thuật sang tập trung hỗ trợ phần mềm - ha tang pháp lý và nguồn lực xã

hội Việc quản lý và sử dụng còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả đồngvốn ODA Nhiều dự án sử dụng ODA không hoan thành tiễn độ, chất lượng các côngtrình chưa cao đã làm giảm uy tín tiếp nhận ODA của chính Việt Nam Tình trạnggiải ngân chậm là điểm nồi com nhất trong van dé ODA hiện nay Năm 1997 và 1999,chỉ tiêu ODA chỉ đạt 9,2% và 9%, mức thấp nhất trong số các nước nhận tín dụngcủa Nhật Bản Lý do cho vấn đề là giải phóng mặt băng chậm, tô chức đấu thầu vàtriển khai thiết bị thi công cũng các van đề thuộc cơ chế chính sách khác chang hạnnhư thuế

Tran Quang Minh (2013a) với “Hop tác kinh tế Việt Nam - Nhật Ban: Một số

thành tựu và triển vọng”; Trần Quang Minh (2013b) với “Điều chỉnh chính sách của

Nhật Bản đối với Việt Nam trong lĩnh vực hop tác về thương mai, dau tu và ODA từnam 2000 đến nay” đã đánh giá ODA của Nhật Ban dành cho Việt Nam dưới góc độchính sách và cơ cấu tài trợ, phân tích sự điều chỉnh về quy mô, cơ cau phân bỏ, chínhsách cung cấp và mục đích sử dụng ODA của Nhật Bản trong các giai đoạn khác nhau

của nên kinh tê với các đặc điêm chủ yêu của viện trợ ODA Nhật Bản cho Việt Nam,

30

Trang 34

quy mô của ODA Việc đánh giá tình hình sử dụng vốn đó theo hai loại hình dự án

băng vốn viện trợ không hoàn lại và các dự án băng vốn vay tín dụng ưu đãi đồngthời chỉ ra những vấn đề tồn tại trong công tác huy động và sử dụng ODA Nhật Bản

b Vai trò của ODA Nhật Bản doi với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam

Về vai trò của ODA của Nhật Bản đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt

Nam cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu Bài viết “Vai trò ODA của

Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam” của tac giả Nguyễn Quang

Thuan (2008), Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc A đã đề cập đến những ưu tiên trong

chính sách ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2007 Tác giảcũng phân tích vai trò ODA của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế xã hội ViệtNam trong phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường xã hội, chuyên giao thành

tựu khoa học kỹ thuật, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thúc day FDI, mở rộng dau tư nham góp

phan tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo

Tác giả Lưu Ngọc Trinh (2008) với bài viết “35 năm quan hệ kinh tế Việt Nam

- Nhật Bản: Một chặng đường phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á Tác giả

đã tổng kết quá trình 35 năm quan hệ kinh tế giữa hai nước từ năm 1973 đến 2008

trên các lĩnh vực như: quan hệ thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, viện trợ phát

triển chính thức ODA và cho rằng Nhật Bản luôn là đối tác kinh tế quan trọng hàngđầu của Việt Nam và Việt Nam là thị trường ưu tiên trong chính sách của các nhà đầu

tư Nhật Bản.

Tác giả Nguyễn Ngọc Sơn (2009) với bài viết “Nâng cao vai trò nguồn vốn

hỗ trợ phát triển chỉnh thức của Nhật Ban tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh té và Dự báo

đã phân tích, đánh giá tình hình vận động, tiếp nhận hiệu quả sử dụng nguồn vốnODA của Nhật Bản trên 5 lĩnh vực: Phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực; Cảitạo, xây dựng các công trình điện, giao thông: Phát triển nông nghiệp; Phát triển y tế

giao dục và bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong những năm gần đây Tác giả cũng

nêu những bất cập ở cơ chế chính sách, tốc độ giải ngân, khả năng chuẩn bị nguồn

vốn đối ứng làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn cũng như uy tín của Việt Nam đốivới nhà tài trợ và hướng giải quyết các van dé

c Về thực trạng thu hút và sử dụng ODA Nhật Bản cho Việt Nam

31

Trang 35

Về thực trạng thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản cho Việt Nam có các

nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Tuấn Dũng (2012) có bài “Vốn dau tr NhậtBản vào Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo đã phân tích thực trạng đầu tư củaNhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011 qua việc xem xét vốn viện trợ pháttriển chính thức và đầu tư trực tiếp nước ngoài Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp

dé thu hút hơn nữa nguồn vốn này từ Nhật Ban

Hai tác giả Hoàng Thị Minh Hoa, Nguyễn Thị Thu Hiền (2013) với bài viết

“ODA của Nhật Ban cho Lào, Campuchia và Việt Nam giai đoạn 1991-2005: Thành

tựu và đặc điểm”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á đã nêu những thành tựu ODANhật Bản cho Lào, Campuchia, Việt Nam và so sánh những điểm tương đồng, khác

biệt giữa ODA Nhật Bản với 3 nước dưới tác động của hoan cảnh lịch sử, chính sách

mỗi nước và biện pháp, cách thức phân bổ Từ đó, tác giả rút ra một số kết luận vàkhuyến nghị chính sách dé Việt Nam thu hút có hiệu qua ODA của Nhật Bản và nướcngoài cho công cuộc hiện đại hóa đất nước

Tác giả Trần Văn Thọ (2013) với bài viết “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong

quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam và gợi ý cho giai đoạn tới”, Tạp chí Nghiêncứu Đông Bắc Á đã xem xét vai trò của ODA và FDI Nhật Bản trong các giai đoạn

phát triển của Chau A Tác giả cũng phân tích, đánh giá quan hệ kinh tế của Việt Nam

và Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2012, xem xét vai trò của ODA

và FDI của Nhật Bản trong quá trình phát triển của Việt Nam, đồng thời đưa ra mộtval gol ý dé Viét Nam tan dụng hiệu qua các nguồn lực từ Nhật Bản

Đỗ Thi Ngọc Lan, Tran Thị Lan Anh (2015) với bài “Huy động và sử dụngvốn vay của Nhật Bản: cơ hội và thách thức”, Tạp chí con số và sự kiện đã đề cậpđến những cơ hội khi Việt Nam huy động và sử dụng vốn vay ưu đãi của Nhật Bảntrong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 Bài viết cũng đề xuất một số giải pháp

nhằm tăng cường hiệu quả huy động va sử dụng nguồn vốn vay của Nhật Bản cho

Việt Nam trong thời gian tới Hoàn thiện các văn bản pháp lý về quản lý nguồn vốnvay nước ngoài và tác giả cũng cho rằng cần có cơ chế tài chính đổi mới, tăng cườngchia sẻ trách nhiệm và rủi ro trong vay, trả nợ nước ngoài, tiếp tục ra soát, cải thiện

các thủ tục hành chính, quản lý hành chính

32

Trang 36

1.4 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Có thê thây răng, qua phân tích các nghiên cứu trong và nước ngoài vê các đê tai liên quan đên ODA nói chung và ODA Nhat Bản nói riêng đôi với Việt Nam càng

thây rõ hơn tâm quan trọng cũng như sức hút mà luận án đê cập tới, các cơ sở lý luận

và thực tiễn này là tài liệu tham khảo rat có giá tri cho luận án.

Số lượng tác phẩm nghiên cứu ODA Nhật Bản vào Việt Nam tương đối nhiều

và đa dạng nhưng các công trình này vẫn chưa khắc họa được toàn cảnh quá trìnhthực hiện ODA Nhật Bản vào Việt Nam một cách xuyên suốt, thống nhất ké từ khibình thường hóa quan hệ (1992) Hầu hết các tác phẩm đó thường tập trung giới thiệumột cách cơ bản về một số lĩnh vực của ODA Nhật Bản đối với Việt Nam trong mộtgiai đoạn ngắn nhất định; các học giả thường nghiên cứu ODA Nhật Bản trong tương

quan đối với khu vực hay cả nền kinh tế thế giới, hay chỉ nghiên cứu sâu về một khía

cạnh, hay một lĩnh vực cơ bản của ODA Nhật Bản đối với Việt Nam (cơ sở hạ tầng,nguồn nhân lực ) các số liệu cũng như chính sách của Nhật Bản và của Việt Nam vềODA, do vậy được cung cấp và phân tích thường chỉ tương ứng với mục tiêu của các

công trình đó.

Một số nghiên cứu đã đề cập tới van dé thu hút và sử dụng ODA Nhật Bản đối

với các nước trên thế giới, tuy vậy thường là giới thiệu và miêu tả khái quát về ODANhật Bản Cũng đã có một số tác phẩm đưa ra một số nhận định và phân tích về chínhsách ODA Nhật Bản đối với các nước trên thế giới, song sự phân tích về chính sách

này thường được lựa chọn trong những khoảng thời gian nhất định phù hợp với mụctiêu nghiên cứu của tác giả, chưa có các nghiên cứu chuyên sâu về cả quá trình hình

thành và phát triển của chính sách này từ năm 1992 đến năm 2016 cũng như các tácđộng của nó đối với quan hệ quốc tế

Ngoài ra, mặc dù ODA Nhật Bản là nguồn vốn quan trọng của Việt Nam trongnhiều năm trở lại đây, tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn thiếu các nghiên cứu chuyên sâuđánh giá tông thể nguồn vốn ODA Nhật Bản cho Việt Nam ké từ khi bình thường hóaquan hệ (1992) Hau hết các tác phâm thường tập trung phân tích tình hình ODA NhậtBan đối với các nước ASEAN, trong đó bao gồm Việt Nam, hoặc là các tác phẩm chỉ

nêu tông thé vai trò của nguôn von này đên sự phát triên kinh tê xã hội của Việt Nam

33

Trang 37

ma chưa đi sâu vào cốt lõi của hoạt động ODA Nhật Bản, chưa chỉ ra nguyên nhân

và động cơ gì mà Nhật Bản lại hỗ trợ ODA cho Việt Nam một cách tích cực.

Một số tác phâm khác cũng đã đánh giá khái quát về thu hút ODA Nhật Bảnvào Việt Nam, tuy nhiên thường hay lồng ghép với các nước trong khu vực hoặc làchỉ nêu một cách tương đối về quá trình này ở Việt Nam khi phân tích mối quan hệgiữa Việt Nam và Nhật Bản, chưa nêu nổi bat được tam quan trọng của nguồn vốnnày đối với sự phát triển đi lên của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện

đại hóa, cũng như các tác động của nó đến sự gia tăng và thúc đây quan hệ hợp tác

Nhật Bản - Việt Nam nói chung.

Mặc dù vậy, không thể phủ nhận các nghiên cứu đã có nhiều phân tích có giátrị về mối quan hệ ODA Nhật Bản đối với Việt Nam Đây là những tài liệu quan trọng

và quý báu giúp nghiên cứu sinh có thêm kiến thức trong quá trình nghiên cứu về chủ

đề này

1.5 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Có thé khang định lại, từ việc tổng hợp các nghiên cứu ở trên cho thấy đây lànguồn tài liệu rất có giá trị khoa học cho việc thực hiện luận án Tuy nhiên, có thêthấy rằng, hiện nay ở Việt Nam chưa có một công trình khoa học nào, đứng từ góc

độ quốc tế học, nghiên cứu một cách toàn diện về hoạt động ODA Nhật Bản đối vớiViệt Nam giai đoạn 1992 - 2016 Cũng chưa có các nghiên cứu nào đánh giá cụ thé

về kết quả thực hiện chính sách ODA Nhật Bản đối với Việt Nam trên cả hai mặtthành tựu và hạn chế dé từ đó phân tích sâu về tac động của chính sách này đối vớiViệt Nam cả mặt tích cực và tiêu cực xuyên suốt giai đoạn này Trên cơ sở tiếp thu

thành quả của các công trình khoa học đi trước, nghiên cứu sinh mong muốn đưa ra

một bức tranh đầy đủ hơn nữa về ODA Nhật Bản đối với Việt Nam giai đoạn 1992

-2016 từ góc độ nhìn nhận quan hệ quốc tế Do vậy, nghiên cứu sinh đã chọn chủ đề

“Viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản cho Việt Nam từ năm 1992 đến năm

2016” làm luận án tiên sĩ của mình với mục tiêu:

34

Trang 38

Một là, tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu đầy đủ hơn nữa các vấn đề lý luận liên

quan đến thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản vào Việt Nam từ góc độ nghiên cứuquan hệ quốc tế

Hai là, hệ thống hóa, bổ sung, cập nhật, phân tích và đánh giá toàn diện quá

trình thu hút và sử dụng ODA Nhật Bản vào Việt Nam trong giai đoạn 1992 - 2016,

từ đó chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế Chỉ ra cácđặc điểm của ODA Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 1992 - 2016

Ba là, phân tích tác động của bối cảnh trong nước và quốc tế, tác động của

quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản làm cơ sở cho việc làm cơ sở đánh giá triên vọng của nguôn vôn này đôi với Việt Nam năm 2030.

Bốn là, đưa ra một số bài học kinh nghiệm và khuyến nghị về các giải phápnhằm thu hút nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA của Nhật Bản cho Việt Nam đến

năm 2030.

35

Trang 39

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIEN VE ODA NHẬT BAN CHO VIỆT

NAM

2.1 Cơ sở lý luận về ODA

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm về ODA

2.1.1.1 Khái niệm về ODA

Có rất nhiều khái niệm về ODA được đưa ra Thuật ngữ “viện trợ phát triểnchính thức” (official development assistance - viết tắt là ODA) được Ủy ban Hỗ trợphát triển của tô chức Hợp tác Kinh tế và phát triển OECD chính thức sử dụng từ năm

1960 đề chỉ các khoản chuyên khoản song phương giữa hai chính phủ hoặc đa phương(từ các tô chức quốc tế cho các chính phủ) thi ODA là những khoản trợ cấp bao gồm:

- Cac khoản cho không.

- _ Các khoản cho vay ưu đãi.

- Cac đóng góp bằng hiện vật

- Tín dụng của các nước cung cấp hang hóa

- _ Tiền bồi thường (các khoản bồi thường chiến tranh )

Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng thé giới xuất bản tháng 6 năm

1999 có đưa ra định nghĩa về ODA như sau: “ODA là một phan của tài chính phát

triển chính thức (official development finance - tài chính phát triển chính thức), trong

đó có yếu tô viện trợ không hoàn lại phải chiếm ít nhất 25% trong tổng số viện trợ,cộng với cho vay wu đãi va ODA là tat cả các nguồn tài chính mà chính phủ các nướcphát triển, các tổ chức đa phương dành cho các nước phát triển ”

Theo Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc, ODA là viện trợ không hoàn

lại hoặc cho vay ưu đãi của các tổ chức nước ngoài, với phần viện trợ không hoàn lại

chiếm ít nhất 25% giá trị của khoản vốn vay

Ở Việt Nam, có thời kỳ Chính phủ Việt Nam coi ODA bao gồm cả các viện

trợ từ các tô chức phi Chính phủ nước ngoài Năm 2001, theo Quy chế quản lý nguồn

viện trợ phát triển chính thức ban hành theo Nghị định s617/2001/ND-CP ngày

4/5/2021, ODA bao gồm viện trợ dưới các hình thức:

- ODA không hoàn lại: ODA không phải hoàn lại cho các nhà tài trợ.

- ODA cho vay ưu đãi: Chính phủ Việt Nam vay với lãi suất ưu đãi với yếu tố

36

Trang 40

không hoàn lại đạt không đưới 25% tổng giá trị các khoản vay.

- ODA hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưuđãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại nhưng yêu tố khônghoàn lại đạt không dưới 25% của tổng giá trị các khoản đó

Theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 19/11/2006 của Chính phủ Việt Nam

thì “Viện trợ phát triển chính thức gói tắt là ODA được hiểu là hoạt động họp tácphát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

với nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ

chức liên Quốc gia hoặc liên Chính phú ”

Theo Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/04/2013 của Chính phủ, ODA là

nguồn viện trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của Chính phủ nước ngoài,các tô chức quốc tế, các tô chức liên Chính phủ hoặc liên Quốc gia (sau đây gọi chung

là nhà tài trợ) cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam dưới hai hình thức là ODA viện trợ không hoàn lại và ODA vốn Vay

Trong đó:

- ODA viện trợ không hoàn lại là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn

trả lại cho nhà tài trợ.

- ODA vốn vay là hình thức cung cấp ODA phải hoàn trả lại cho nhà tài trợvới các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, đảm bảo yếu

tố không hoàn lại đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối vớicác khoản vay không ràng buộc.

Như vậy, qua các khái niệm trên, có thê hiểu ODA như sau: “ODA là một phancủa hình thức viện trợ phát triển chính thức, là hình thức hợp tác giữa Nhà nước vàcác nhà tài trợ nước ngoài (có thể là quốc gia, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phichính phủ), được thé hiện dưới các hình thức như tài trợ song phương; các tổ chức

liên quốc gia hoặc liên Chính phủ ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại,

các khoản vay wu đãi nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của các nước dang và chậm pháttriển Nguồn vốn ODA có tính chất như wu đãi với lãi suất thấp, thời gian ân hạn vay

dai và ty lệ cho không phải chiếm ít nhất 25% của tổng số nguồn vốn viện trợ cho

bên nhận tài trợ Mục tiêu của các khoản viện trợ này nhằm phát triển kinh tế xã hội,

nâng cao phúc lợi xã hội ở các nước nhận tài trợ và thúc đây nên kinh tê phát trién.

37

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w