1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Châu Á học: Đào tạo tiếng nhật cho điều dưỡng viên, hộ lý người Việt Nam đi Nhật bản làm việc từ năm 2012-2019: thực trạng và giải pháp

128 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đào tạo tiếng Nhật cho điều dưỡng viên, hộ lý người Việt Nam đi Nhật Bản làm việc từ năm 2012-2019: thực trạng và giải pháp
Tác giả Phạm Quỳnh Liên
Người hướng dẫn TS. Phạm Hoàng Hưng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Châu Á học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 31,31 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VA TONG QUAN TINH HÌNH PHAI CỬ DIEU (18)
  • DƯỠNG VIÊN, HỘ LÝ NGƯỜI VIỆT NAM ĐI NHẬT LÀM VIỆC (18)
  • LÀM VIỆC TỪ NĂM 2012 ĐÉN NĂM 2019 (40)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (84)
  • PHỤ LỤC (88)
    • 25. Sau khi đến Nhật, anh/chị có thay đôi gì trong việc học/ tự học tiếng Nhật? (93)
    • 26. Sự thay đôi trong việc học/ tự học của điều dưỡng viên, hộ lý sau khi đến (99)
    • Q: Khi mới sang Nhật Bản, các bạn có được học bồi dưỡng kiến thức trước khi về (111)
    • A: Có cô ạ. Khi về cơ sở em có lịch học cả tiếng Nhật và lịch học chuyên môn (118)
    • Q: Tại cơ quan của bạn có các buổi họp nâng cao chuyên môn có được tổ chức (124)

Nội dung

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng nghiệp, giáo viên tiếng Nhật người Việt Nam và người Nhật Bản tại các cơ quan phái cử thực tập sinhđiều dưỡng, hộ lý, cũng như các

DƯỠNG VIÊN, HỘ LÝ NGƯỜI VIỆT NAM ĐI NHẬT LÀM VIỆC

Tại Nhật Bản, điều dưỡng viờn (#iủủ) là người cú nhiệm vụ chăm súc, hỗ trợ điều trị cho người bệnh, người bị thương, người tàn tật, xử trí và thực hiện theo y lệnh của bác sĩ Điều dưỡng viên có nhiệm vụ báo cáo tình trạng của bệnh nhân tới bác sĩ, có thể sử dụng các thiết bị y té dé phục vụ cho tri liệu của bệnh nhân Ngoài việc hỗ trợ bác sĩ, điều đưỡng viên cũng có nhiệm vụ quan trọng trong việc giao tiếp, kết nối giữa bệnh nhân và nhân viên y tế, thực hiện tư vấn, hướng dẫn, chăm sóc tinh thần cho người bệnh như: hỏi về tiền sử bệnh tật, tình trạng bệnh hiện tại Điều đưỡng viên cần chú ý trong giao tiếp để người bệnh luôn có được tâm lý thoải mái trong quá trình điều trị [17].

Trong bối cảnh dân số Nhật Bản ngày càng già hóa, điều dưỡng viên không chỉ làm việc tại các bệnh viện mà còn có thể làm việc tại các viện dưỡng lão, cơ so chăm sóc sức khỏe người cao tuôi.

Tại Nhật Bản, hộ lý (r#@+) cú nhiệm vụ hỗ trợ sinh hoạt (#ù#‡#1), chăm súc thộ chat (#(k2:ù#), những hỗ trợ khỏc (ứ3422+‡#) Cụng việc hỗ trợ sinh hoạt cá nhân là làm những công việc mà người sử dụng dich vụ chăm sóc không thé tự làm: dọn dep, nấu nướng, giặt giũ Công việc chăm sóc thé chat là trợ giúp người sử dụng dịch vụ ăn uống, tăm rửa, bài tiết, đi chuyên, nghỉ ngơi Những hỗ trợ khác bao gồm: chăm sóc tinh thần, cung cấp các hoạt động giải trí, tập vật lý trị liệu, phục hồi chức nang, [15] Đặc biệt, khác với điều dưỡng viên, hộ lý tuyệt đối không được sử dụng các thiết bị y tế như: máy thở, máy moniter, bơm tiêm điện, máy truyền dịch, không được phép tiêm, truyền, quản lý dược phẩm [27]

Các hộ lý chủ yếu làm việc tại các viện dưỡng lão, trung tâm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người cao tuôi, các nhà chăm sóc theo nhóm [27].

Giỏo dục tiếng Nhật (H ọ##?Ÿ) là giảng dạy tiếng Nhật cho những người mà tiếng Nhật không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ Tùy từng mục đích học mà giảng dạy tiếng Nhật được chia thành 4 hình thức: giảng dạy tiếng Nhật như một ngoại ngữ (Japanese as a foreign language) dành cho người học tiếng Nhật trong một khoảng thời gian nhất định, giảng dạy tiếng Nhật như một ngôn ngữ thứ hai (Japanese as a second language) dành cho người không về nước mà ở lại Nhật làm việc lâu dài, sử dụng tiếng Nhật như một ngôn ngữ thứ hai, giảng dạy tiếng Nhật như một ngôn ngữ kế thừa (Japanese as the heritage language) dành cho những người nước ngoài gốc Nhật, học tiếng Nhật với mục đích kế thừa ngôn ngữ, văn hóa của cha mẹ, giảng dạy tiếng Nhật như là ngôn ngữ quốc gia (Japanese as the national language) [19].

Liên quan đến hình thức giảng dạy tiếng Nhật như một ngoại ngữ, tại Nhật Bản, bên cạnh đảo tạo tiếng Nhật cho du học sinh tại các trường tiếng Nhật, cho trẻ em người nước ngoài tại trường tiểu học, thì đào tạo tiếng Nhật cho các điều dưỡng viên, hộ lý người nước ngoài sang Nhật Bản làm việc theo Hiệp định hợp tác kinh tế cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ chính phủ.

1.2 Tổng quan tình hình phái cử điều dưỡng viên, hộ lý người Việt Nam đi

% Tình hình điều dưỡng viên, hộ lý của Nhật Bản hiện nay

- Khan hiểm nhân lực ngành điều dưỡng, hộ lý Từ sau thập niên 1990, Nhật Bản bước vào xã hội già hóa và tiễn tới xã hội siêu già hóa Theo báo cáo của Văn phòng Nội các Nhật Bản, Nhật Bản tiến vào xã hội già năm 1994 với tỉ lệ người cao tudi là 14% Ti lệ già hóa dân số tại Nhật tiếp tục tăng cao, đến thời điểm 1/10/2018 số người trên 65 tuổi chiếm 28.1% tổng dân số Lúc này Nhật Bản đã chính thức bước vào xã hội siêu già hóa Đến năm 2019, số người trên 65 tudi tiếp tục tăng manggh và chiếm 28.4% tổng dân số [18] Theo số liệu của Bộ Y tế-Lao động-Phúc lợi xã hội Nhật Bản, tuổi thọ trung bình của người Nhật ngày càng cao, được thé hiện trong biểu đồ dưới đây:

90 ss eee so xxx nanan

70 8 s#5šY# SE š#68zÈt8YšxÈỀŠ885=ahẽh As 4

Aaa nd Aaa naoscsdcsd â â G E E =ơ = = HA aA -= m œ œ 0 œ 0 0ứ G G0 G0 Oễ âễ Gễ CS CGSễÃC SG CC CcCCC CC Ss Ae et ơ aH TH FH TH TH HNN ẹN N N N NN 1n NNN NN nN N

Biểu đồ 1.1 Tudi thọ trung bình của người Nhật (1990-2015) [2]

( Nguồn: http://cjs.inas gov vn/index.php ?newsid= 1387, truy cập ngày 8/6/2019 )

Song song với vấn dé số người cao tuổi tăng cao thì số người trong độ tuôi lao động từ 14 đến 64 đang trong xu hướng giảm dan dẫn đến sự thay đổi về cơ cau dân số Theo báo cáo của Văn phòng Nội các Nhật Bản (2019), nếu như dân số trong độ tuổi lao động từ 16 - 64 tuổi vào năm 1995 là 87,16 triệu người thì những năm sau đó liên tục giảm, và đến năm 2020 chỉ còn 75,07 triệu người, chỉ chiếm 59,5% tổng dân số [18, tr.1] Vấn dé xã hội siêu già hóa, sự thay đổi trong cơ cấu dân số đã ảnh hưởng đến nguồn lao động, sự thiếu hụt lực lượng lao động trong xã hội Nhật Bản Năm 2015, cứ 10 người trong độ tuổi lao động thi có 1 người cao tuôi, nhưng dự báo đến năm 2050, con số này giảm xuống còn 1,2 người trong độ tudi lao động thì có 1 người cao tuổi [32] Sự thiếu hụt nguồn lao động xảy ra ở nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ liên quan đến các ngành nghé sử dụng nhiều lao động như: dịch vụ, xây dựng, điều dưỡng Nguồn nhân lực chăm sóc người cao tuổi ngày càng khan hiếm tại Nhật Bản Theo công bố của Bộ Y tế-Lao động-Phúc lợi xã hội Nhật Bản vào năm 2019, ngành điều dưỡng đang thiếu hụt một cách trầm trọng.

Nếu năm 2016, số lượng hộ lý cần khoảng 1.900.000 người, trong khi đó so với nhu cầu đó trên thực tế thiếu khoảng 70.000 người Cùng với việc già hóa dân số, số người cao tuổi trên 85 tuổi tăng cao, dự đoán đến năm 2020 cần 2.160.000 người, dự đoán đến năm 2025 cần khoảng 2.450.000 người dé đáp ứng nhu cầu trong nước

Hơn thế nữa, theo tình hình dự đoán trong tương lai khi Nhật Bản bước vào xã hội siêu già hóa, số người trên 75 tuổi sẽ chiếm số đông, kéo theo số lượng điều dưỡng viên, hộ lý chăm sóc cần tăng đáng ké thì số lượng hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu Như vậy việc thiếu nguồn nhân lực trong ngành này đang thực sự trở thành van đề tram trọng của xã hội Nhật Bản.

- Nguyên nhân dẫn đến sự khan hiểm lao động điều dưỡng, hộ lý Theo kết quả điều tra của Bộ Nội vụ (từ 2009-2017), hộ lý nguyên nhân thứ nhất dẫn đến sự thiếu hụt điều dưỡng viên, hộ lý là tình trạng tuyên dụng gặp nhiều khó khăn (chiếm 88,5%), điều dưỡng viên, hộ lý nghỉ việc tăng cao (chiếm 18,4%)

Chăm sóc tại nhà Li do thiểu nhân viên (có

: © 10 20 3 be sọ bed ww thé chon nhiéu dap an)

Nhân viên chăm sóc LÍ +6 ®%) O0 10 20 30 40 60 _

2255 Tỉ lệ 2355 ô| Thiộu nhiều thụi Khú Tủy tỡnh

245K Mi 136 | : Thiếu việc khăn hình kinh Lido

25 -——— cao trong doanh ma khá

27 oo 1 dung nhân viên da 7

Biểu đồ 1.2 Tình hình thiếu nhân viên tại cơ sở chăm sóc [21,tr.8]

(Nguôn: hftIps:/wuww.mhlw.go.jp/content/12601000/000349994.p4ƒ)

Nguyên nhân dan tới nghỉ việc tăng cao có thé ké đến giờ giấc làm việc không ồn định, trực ngoài giờ, một người phải phụ trách chăm sóc nhiều bệnh nhân, thực hiện nhiều vai trò khác nhau Những nguyên nhân này gây ra sự bất mãn không hề nhỏ cho điều dưỡng viên, hộ lý (chiếm 17,8%), thu nhập thấp (chiếm 15%) Lịch làm việc quá dày khiến điều dưỡng viên, hộ lý không có thời gian học tập nâng cao chuyên môn Việc thiếu nhân sự cũng dẫn đến khó xin nghỉ phép, các kì nghỉ ngắn khiến việc kết hôn, giáo dục con cái, chăm sóc gia đình gặp nhiều khó khăn (chiếm 18,3%) Hơn thế nữa, sự căng thang trong giao tiếp người cao tudi, mối quan hệ với đồng nghiệp tại môi trường làm việc cũng tác động không nhỏ đến tâm lý của điều

17 dưỡng viên, hộ lý (chiếm 20%) [21, tr.10] vé mặt lâu dài, ho không còn giữ được nhiệt huyết với nghề và tìm cách nghỉ việc, chuyên việc Như vậy, lí do nghỉ việc không chỉ đơn thuần dừng lại ở áp lực công việc vất vả, lương thấp, mà còn do những bat an trong mối quan hệ đồng nghiệp, môi trường làm việc áp lực, vat vả cả về tinh thần và thê chat.

Nguyên nhân thứ hai là sự phân bố không đồng đều về số lượng điều dưỡng viên, hộ lý ở các khu vực Trong khi các thành phó lớn, đô thị - nơi có bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe qui mô lớn thu hút được nhân lực làm việc, thì ở các địa phương - nơi có các bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe qui mô nhỏ lại không giữ chân được người lao động Điều này dẫn đến sự chênh lệnh trong phân bố số lượng điều dưỡng viên, sự thiếu hụt điều dưỡng viên, hộ lý tại các viện dưỡng lão địa phương [21, tr.7].

+ Nhu cầu nhập khẩu lao động điều dưỡng, hộ lý của Nhật Ban

Như đã trình bày ở trên, hiện nay Nhật Bản đang thiếu hụt nhân lực điều dưỡng tram trọng khiến nhiều gia đình có nhu cầu sử dung lao động nhưng không đáp ứng được dịch vụ này Có doanh nghiệp dù muốn cung ứng dịch vụ điều đưỡng cũng không thể do thiếu nhân viên Theo thống kê tháng 4 năm 2016, nhu cầu cần người làm điều dưỡng cao gấp 2,69 lần so với cung Hiện có khoảng 70.000 điều dưỡng nhưng nhu cầu lên đến hơn 190.000 người Tỉ lệ cao nhất là ở Tokyo với 5,29 lần, có nghĩa cần hơn 5 người chỉ có 1 Bởi vậy, các cơ sở cung cấp điều dưỡng phải thu hẹp dịch vụ Theo một điều tra vào tháng 9 năm 2015 tại Tokyo, có 8 cơ sở điều dưỡng dù còn phòng trống vẫn không tiếp nhận người già cần chăm sóc vì thiếu nhân lực điều dưỡng Nhiều cơ sở khác giảm số lượng người tiếp nhận, thậm chí tạm ngừng cung cấp dịch vụ [1] Đề bù đắp sự thiếu hụt đó, chính phủ Nhật cần tiếp nhận lực lượng lao động người nước ngoài Trong tháng 6 năm 2018, chính phủ Nhật Bản quyết định tiếp nhận hơn 500.000 người lao động nước ngoài từ nay đến năm tài chính 2025, nhăm khắc phục tình trạng thiếu hụt nhân lực Kế hoạch của chính quyền thủ tướng Abe Shinzo là cấp Visa hay tư cách lưu trú cho người lao động làm việc trong 5 lĩnh vực, trong đó có điều dưỡng Theo chương trình này, nếu đạt chứng chỉ tiếng Nhật và kỹ thuật thì người lao động sẽ có tư cách

18 lưu trú mới dài nhất là 5 năm Bên cạnh đó, chính phủ Nhật Bản cũng tìm cách mở rộng vai trò của điều đưỡng viên, hộ lý đến từ các nước khác Mục dich là dé đối phó với tình trạng thiếu hụt điều dưỡng viên, hộ lý khi dân số Nhật Bản bắt đầu già hóa Năm 2008, giới chức chính phủ Nhật Bản bắt đầu tiếp nhận người nước ngoài, tạo cơ hội để họ nhận được chứng chỉ làm điều dưỡng ở Nhật Bản Có được kết quả này là nhờ các hiệp định ký với các nước phái cử điều dưỡng viên, hộ lý Tháng 8/2008, 104 hộ lý và 104 điều dưỡng viên người Indonesia đã đến Nhật Bản trên cơ sở Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) Tiếp theo việc tiếp nhận hộ lý và điều dưỡng viên từ Indonesia, tháng 5/2009, 200 hộ lý và điều dưỡng viên người Philippines đến Nhật theo hiệp định EPA giữa Nhật và Philippines có hiệu lực từ tháng 12/2008.

LÀM VIỆC TỪ NĂM 2012 ĐÉN NĂM 2019

2.1 Tổng quan tình hình đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam

Giáo dục tiếng Nhật được triển khai ở Việt Nam vào những năm 40 của thế kỉ trước, khi quân đội Nhật vào Việt Nam Khi đó một bộ phận người Pháp sống tại Việt Nam can học tiếng Nhật dé có thé giao dịch với người Nhật Vì vậy giáo dục tiếng Nhật bắt đầu được triển khai với qui mô nhỏ Tuy giáo dục tiếng Nhật vào

Việt Nam sớm như vậy, song thời đó, mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản chưa được mở rộng, các ngành nghé sử dụng tiếng Nhật còn bị hạn chế.

Năm 1986, chính sách Đổi mới của Đảng và nhà nước Việt Nam mở ra một bước ngoặt mới trong phát triển kinh tế, xã hội, mở cửa hội nhập với thế giới Năm 1992, Nhật Bản - Việt Nam tái hợp tác kinh tế, nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam, mối quan hệ giữa hai nước ngày càng khăng khít Cùng năm đó, tiếng Nhật được đưa vào giảng dạy tại trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1993 chuyến thăm Nhật Bản của thủ tướng Võ Văn Kiệt đã làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước Từ năm 2003, dưới sự chỉ đạo của chính phủ hai nước, Đề án giảng dạy tiếng Nhật tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Việt Nam đã được khởi động và thực hiện suốt 10 năm Kết quả là từ

1 lớp thí điểm cho học sinh lớp 6 trường THCS Chu Văn An - Hà Nội (sau đó thí điểm tiếp ở thành phố Hồ Chi Minh, Da Nẵng, Huế), đến năm 2018 trên toàn quốc đã có 26.239 học sinh THCS và THPT, 2.054 học sinh Tiểu học học tiếng Nhật tại trường như ngoại ngữ | hoặc ngoại ngữ 2 (theo chương trình 7 năm) Năm 2008,

Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được kí kết, các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam gia tăng kéo theo nhiều công việc cần số lượng lớn nhân sự biết tiếng Nhật [7, tr 1-2] Theo kết quả tiến hành khảo sát các cơ sở dao tạo tiếng Nhật trên toàn thế giới của Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản, năm 1998 Việt Nam chỉ có 31 cơ sở đào tạo tiếng Nhật với hơn 10.000 người

36 học Nhưng từ năm 2015 đến 2018 số người học tiếng Nhật tại Việt Nam tăng từ 64.863 lên tới gần 174.500 người (đứng thứ sáu trên thế giới), trong đó có 115.000 học viên từ các trường tiếng và trung tâm đào tạo thực tập sinh Với 174.000 người học năm 2018, Việt Nam là nước có số người học tiếng Nhật lớn thứ 6 trên thế giới và đứng thứ 3 Đông Nam Á Số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam tăng lên hàng năm, đặc biệt trong 3 năm từ 2015 - 2018 số lượng người học tăng khoảng

110.000 người, tăng nhiều nhất thé giới [39]. Ông Ando Toshiki - Giám đốc Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam cho biết đặc trưng nồi bật trong đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam đó là số người dự thi các kì thi năng lực tiếng Nhật rất đông Chỉ riêng kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) năm 2019 là 78.318 thí sinh dự thi cả 2 dot tháng 7 va tháng 12 Số liệu này cho thấy số người học tiếng Nhật tại Việt Nam tăng lên hàng năm và người học Việt Nam mong muốn cụ thé hóa năng lực thông qua các kì thi dé du học, xin việc, tu nghiệp và làm việc tại Nhật Bản [39].

Không chỉ số người học tăng mà số giáo viên và các cơ quan đào tạo tiếng Nhật cũng tăng nhanh Từ năm 2015-2018, có 599 cơ quan đảo tạo tiếng Nhật mới được thành lập, tổng số cơ quan đào tạo tiếng Nhật trên cả nước là §18, tăng gấp 3 lần và đứng vị trí thứ 7 trên thế giới Số lượng giáo viên tiếng Nhật vào năm 2018 có 7030 người, đứng từ vị trí thứ 8 vào năm 2015 lên vị trí thứ 3 trên thế giới So với kết quả điều tra lần trước vào năm 2015, tốc độ tăng SỐ người học tiếng Nhật, giáo viên tiếng Nhật, các cơ quan đào tạo tiếng Nhật đứng dau thé giới Chi sau 20 năm, số cơ sở đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam tăng hơn 26 lần và số người học tăng lên hơn 17 lần [39].

Ngoài ra, khi các chương trình tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng, chương trình đưa điều dưỡng viên, hộ lý đi Nhật Bản làm việc theo dự án EPA được triển khai, cơ hội việc làm của các thực tập sinh, các điều dưỡng viên, hộ lý nhiều hơn, qui mô đào tạo tiếng Nhật trong các lĩnh vực này ngày càng được mở rộng Các cơ sở giáo dục tiếng Nhật ngoài giáo dục phô thông, Đại học (các trung tâm tiếng Nhật, đơn vị phái cử thực tập sinh ) và sô lượng giáo viên, người học tiêng Nhật tại các cơ sở

37 này cũng ngày một tăng lên Theo khảo sát năm 2015 của Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Ban, tại Việt Nam số lượng người học tại các cơ sở giáo dục tiếng Nhật này chiếm 52.8% tổng số người học Các cơ sở giáo dục tiếng Nhật này hướng tới giảng dạy tiếng Nhật cho sinh viên không chuyên, người đi làm, thực tập sinh đi Nhật Bản làm việc [39] Nhìn vào những con số này có thể thấy, việc học và đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam đang ngày càng được coi trọng Trong tương lai, để việc học và giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam ngày càng phát triển thì việc nâng cao chất lượng giáo dục tiếng Nhật là điều không thể thiếu Giáo dục tiếng Nhật cho các điều dưỡng viên, hộ lý người Việt Nam đi Nhật Bản làm việc cũng là một vấn đề cần được các cơ quan, chính phủ hai nước quan tâm.

2.2 Thực trạng trong đào tạo tiếng Nhật cho điều dưỡng viên, hộ lý người Việt Nam đi Nhật làm việc từ năm 2012 đến năm 2019 Ở chương 1, tác giả đã phân tích những vấn đề khi tuyển dụng điều dưỡng viên, hộ lý người nước ngoài tại Nhật Trong đó tiếng Nhật đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các van đề liên quan đến tuyên dụng lao động người nước ngoài trong lĩnh vực điều dưỡng Để nâng cao chất lượng điều dưỡng viên, hộ lý người nước ngoài tại Nhật, khi tiếp nhận ứng viên người nước ngoài cần đặc biệt quan tâm đến trình độ tiếng Nhật dé có thé thi đỗ kì thi lay Chứng chỉ quốc gia, dam bảo an toàn khi thực hiện các công việc chăm sóc Ngoài ra, nói đến năng lực tiếng Nhật của người lao động nước ngoài, ứng viên người nước ngoài cần chú trọng cả 4 kĩ năng nghe - nói - đọc - viết để có thê đáp ứng các yêu cầu trong công việc Ngoài ra, cần có kiến thức, am hiểu về văn hóa Nhật Bản dé thích Ứng với cuộc sống, trong mối quan hệ với người được chăm sóc, đồng nghiệp người Nhật.

Trước khi đến Nhật Bản, điều dưỡng viên, hộ lý người Việt Nam phải tham gia khóa dao tạo tiếng Nhật trong nước, đạt trình độ tiếng Nhật theo yêu cầu của từng chương trình mới có thé nhập cảnh vào Nhật làm việc Ở chương 1, tác giả cũng phân tích đặc điểm của các chương trình phái cử điều dưỡng viên, hộ lý người

Việt Nam đi Nhật Bản làm việc: chương trình EPA và chương trình thực tập sinh kỹ năng Trong chương 2, tác giả tập trung phân tích làm rõ thực trạng đào tạo tiếng

Nhật đôi với các ứng viên của hai chương trình này.

2.2.1 Đào tạo tiếng Nhật trưóc khi đến Nhật Đào tạo tiếng Nhật trước khi đến Nhật cho điều dưỡng viên, hộ lý chương trình EPA do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với đơn vị đầu mối phía Nhật Bản tô chức Với những ứng viên đã có chứng chỉ năng lực tiếng Nhật đạt NI, N2 thì không cần tham gia khóa dao tạo tiếng Nhật này, mà chỉ cần vượt qua kì thi cuối khóa học thì sẽ có đủ tư cách tham gia các vòng tiếp theo Trong nghiên cứu về tình hình tiếp nhận ứng viên EPA, Hirano Yuko (2011) cho rằng so với hai nước Philippines và Indonesia, Việt Nam có xu hướng coi trọng việc đào tạo tiếng Nhật trước khi đến Nhật với các ứng viên EPA hơn Phía Việt Nam chú trọng đạt mục tiêu tỉ lệ đỗ Chứng chỉ quốc gia trong thời gian ngắn, vượt trội hơn so với hai nước còn lại [12, tr.28] Đào tạo tiếng Nhật cho thực tập sinh kỹ năng được phụ trách bởi các cơ quan phái cử do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép.

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w