1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - TÀI NGUYÊN DU LỊCH - ĐỀ TÀI - NGHIÊN CỨU VỀ TNDL TẠI VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI NƯỚC TA

29 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu về tài nguyên du lịch tại vùng Bắc Trung Bộ và thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tại nước ta
Trường học Trường Đại học Thương mại, Khoa Khách sạn – Du lịch
Chuyên ngành Du lịch
Thể loại Bài thảo luận
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 84,85 KB

Nội dung

Nhận thấy được tầm quan trọng đó của tài nguyên du lịch cho nên cần phải nghiên cứu, đánh giá tiềm năng du lịch của từng vùng, để đưa ra những giải pháp, định hướng cho việc tiến hành kh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Trang 2

MỤC LỤ

A PHẦN MỞ ĐẦU 4

I Lý do chọn đề tài 4

II Mục đích nghiên cứu 4

III Nhiệm vụ nghiên cứu 4

B CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

I Các khái niệm 4

1.1 Tài nguyên du lịch 5

1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên 5

1.3 Tài nguyên du lịch nhân văn 5

1.4 Vùng du lịch 5

1.5 Khai thác du lịch 5

II Nội dung khai thác tài nguyên du lịch 5

2.1 Đối tượng khai thác 5

2.2 Tiêu chí khai thác tài nguyên du lịch 8

2.3 Khai thác tài nguyên du lịch như thế nào được coi là hiệu quả? 9

III Ý nghĩa và vai trò của khai thác 10

C THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ 10

I Giới thiệu khái quát về Bắc Trung Bộ 10

1.1 Khái quát về Bắc Trung Bộ 10

1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên 11

II Kết quả hoạt động kinh doanh, phát triển du lịch của Bắc Trung Bộ 13

2.1 Toàn vùng 13

2.2 Tỉnh Quảng Bình 14

III Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Quảng Bình 16

3.1 Đối tượng khai thác 16

3.2 Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch 17

3.2.1 Đầu tư cho phát triển du lịch 18

Trang 3

3.2.2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch 19

3.2.3 Xúc tiến, quảng cáo 20

3.2.4 Khai thác đồng thời chú trọng tới vấn đề bảo vệ môi trường 21

IV Khai thác TNDK tại Quảng Bình đã đạt được hiệu quả ntn? 21

4.1 Thành công trong việc khai thác TNDL của tỉnh Quảng Bình 21

4.2 Hạn chế trong việc khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Quảng Bình và nguyên nhân 23

V Giải pháp và kiến nghị 24

5.1 Giải pháp 24

5.1.1. Đầu tư và thu hút nguồn vốn cho phát triển du lịch 24

5.1.2. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 24

5.1.3 Phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường 25

5.1.4 Phát triển đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong ngành du lịch 25

5.2 Kiến nghị 27

5.2.1 Đối với các cơ quan Trung Ương 27

5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 27

D KẾT LUẬN 28

Trang 4

Một phần quan trọng và không thể thiếu được trong du lịch đó chính là tài nguyên

du lịch Sự phối hợp giữa tài nguyên du lịch và các thành phần khác để tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ du khách đem lại hiệu quả kinh tế Nhận thấy được tầm quan trọng đó của tài nguyên du lịch cho nên cần phải nghiên cứu, đánh giá tiềm năng du lịch của từng vùng, để đưa ra những giải pháp, định hướng cho việc tiến hành khai thác TNDL hợp lý góp phần phát triển du lịch phù hợp với điều kiện của từng vùng,

nâng cao hiệu quả du lịch Chính vì vậy, nhóm đã lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu về tài nguyên du lịch Bắc Trung Bộ và thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tại địa

phương.”

Trên cơ sở tìm hiểu tài nguyên du lịch, từ đó đưa ra những định hướng, những giảipháp nhằm khai thác hợp lý, có hiệu quả và có định hướng góp phần phát triển ngành

du lịch Bắc Trung Bộ

 Xây dựng cơ sở lý luận của tài nguyên du lịch

 Tìm hiểu về tài nguyên du lịch

 Đưa ra những định hướng và giải pháp khai thác nguồn tài nguyên du lịch

B CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trang 5

I.1 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

-I.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất,địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sửdụng cho mục đích du lịch

I.3 Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trịvăn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch

I.4 Vùng du lịch

Vùng du lịch là các tiêu chí được đặt ra nhằm phân loại các khu vực nhằm phát triển du lịch dựa trên những đặc điểm tương đồng về tuyến hay điểm du lịch trong khuvực đó

I.5 Khai thác du lịch

Là hoạt động khai thác, mở rộng phát triển các nguồn tài nguyên có khả năng đưa vào phục vụ du lịch tham quan, khám phá

II.1 Đối tượng khai thác.

Các tài nguyên địa lý, tự nhiên, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo… có tiềm năng khaithác để phát triển du lịch mang lại giá trị lợi ích cho du lịch Đặc điểm của tài nguyên

du lịch:

- Tài nguyên du lịch rất đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch

Trang 6

Tài nguyên du lịch là điều kiện cần để tạo ra sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch càng đa dạng và phong phú thì sản phẩm du lịch càng phong phú nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch Ví dụ để thoả mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu để nâng cao nhận thức của khách du lịch thì tài nguyên du lịch có thể là các lễ hội, các sinh hoạt truyền thống của một vùng chợ, của một số các dân tộc ít người, các di tích lịch sử, văn hoá, các bảo tàng, các thác nước, hồ, sông, suối, các hang động, các cánh rừng nguyên sinh với sự đa dạng sinh học cao.

- Tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị hữu hình mà còn có giá trị vô hình.

Đây có thể được xem là một trong những đặc điểm quan trọng của tài nguyên du lịch, khác với những nguồn tài nguyên khác Giá trị vô hình thể hiện giá trị chiều sâu văn hoá lịch sử, phụ thuộc vào khả năng nhận thức, đánh giá của khách du lịch Ví dụ đối với các tài nguyên như nhã nhạc cung đình Huế hoặc không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Người ta chỉ thật sự cảm nhận được giá trị của các tài nguyên nàythông qua tiếng nhạc, tiếng cồng chiêng vì các ý nghĩa khi dùng những nhạc cụ, dàn nhạc này chứ không thể sờ, bắt được âm thanh hoặc không thể cảm nhận giá trị chỉ dựa vào các nhạc cụ trong dàn nhạc hoặc thông qua những chiếc cồng, chiêng được

- Tài nguyên du lịch có tính sở hữu chung

Theo Luật Du Lịch Việt Nam, năm 2005 điều 7, mục 1 quy định: “Cộng đồng dân

cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch” Và tại Điều 5, mục 4 Luật Du lịch Việt Nam, năm 2005 cũng quy định: “Nhà nước ta đảm bảo sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch”.Qua đó cho thấy, về nguyên tắc thì bất kỳ công dân nào cũng có quyền được thẩm định, thưởng thức các giá trị của tài nguyên du lịch Việc khai thác tài nguyên du lịch

là quyền của mọi doanh nghiệp du lịch Không có cá nhân hoặc doanh nghiệp nào được độc quyền tổ chức các tour du lịch, khai thác tài nguyên du lịch tại bất cứ điểm

du lịch nào Thậm chí một công ty hay một tập đoàn tư bản đầu tư quy hoạch xây dựng một khu du lịch, song cũng không thể độc quyền tổ chức các tour du lịch mà chỉ

có thể hưởng lợi nhuận từ việc đầu tư xây dựng và tổ chức kinh doanh Vì thế nếu nhưlượng khách du lịch đến càng ít sẽ dẫn đến lãng phí tài nguyên, cơ sở vật chất kĩ thuật làm cho hiệu quả kinh doanh thấp

Trang 7

- Tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau

Trong số các tài nguyên du lịch, có những tài nguyên có khả năng khai thác quanhnăm như các tài nguyên nhân văn là các di tích, lịch sử, bảo tàng….Và cũng có những tài nguyên chỉ khai thác vào một số thời điểm trong năm, phụ thuộc chủ yếu vào thời tiết và chính điều này tạo nên tính thời vụ trong du lịch Đối với các tài nguyên biển, thời gian khai thác thích hợp nhất là vào thời kỳ có khí hậu nóng bức trong năm Hoặcđối với nguồn tài nguyên nhân văn là các lễ hội thì thời điểm hoạt động du lịch, thu hút khách trùng với thời gian diễn ra lễ hội Thời gian diễn ra lễ hội thường gắn với đặc điểm tôn giáo, hoặc đặc điểm hình thành các lễ hội đó và mùa xuân là mùa của lễ hội với các lễ hội nổi tiếng như lễ hội chùa Hương, lễ hội Đền Hùng (mồng 10 tháng 3), Hội Lim (ngày 13 tháng giêng), Lễ hội đền Cổ Loa (từ ngày 6 đến 16 tháng giêng),Hội Gióng, Hội Đống Đa…

- Tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra sản phẩm du lịch

Khác với các sản phẩm hàng hoá khác là sau khi sản xuất, chế biến thành sản phẩm thì có thể vận chuyển đến nơi khác để tiêu thụ nhưng đối với sản phẩm du lịch thì khác Khách du lịch muốn sử dụng sản phẩm du lịch thì phải đến tận nơi có nguồn tài nguyên du lịch được khai thác tạo thành sản phẩm du lịch đó để thưởng thức Tức

là quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xảy ra đồng thời

Chính vì đặc điểm khách du lịch phải đến tận các điểm du lịch, nơi có tài nguyên du lịch và thưởng thức các sản phẩm du lịch nên muốn khai thác các tài nguyên này điều đầu tiên cần quan tâm là phải chuẩn bị tốt các cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển khách du lịch…Vì thế những điểm du lịch nào có vị trí địa lý thuận lợi, tiện đường giao thông và các cơ sở dịch vụ du lịch tốt thì hoạt động du lịch

ở đó sẽ đạt hiệu quả cao Ví dụ khách muốn tham quan vịnh Hạ Long, tiêu dùng các sản phẩm du lịch ở Hạ Long thì bắt buộc khách phải đến Hạ Long thì mới có thể tiêu dùng các sản phẩm du lịch ở đây được chứ không ai có thể mang Hạ Long đến nhà cho khách dùng được

- Tài nguyên du lịch có thể sử dụng nhiều lần

Trang 8

Đặc điểm của các tài nguyên tạo nên sản phẩm du lịch là bán quyền sử dụng chứ không bán quyền sở hữu, chính vì thế với cùng một nguồn tài nguyên tạo nên sản phẩm du lịch có thể bán cho nhiều đối tượng khách khác nhau vào rất nhiều lần Tài nguyên du lịch được xếp vào loại tài nguyên có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài Vấn đề chính là phải nắm được quy luật của tự nhiên, lường trước được sự thử thách khắc nghiệt của thời gian và những biến động, đổi thay do con người gây nên Từ đó

có định hướng lâu dài và các biện pháp cụ thể để khai thác hợp lý các nguồn tài

nguyên du lịch, không ngừng bảo vệ, tôn tạo và hoàn thiện tài nguyên nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển

II.2 Tiêu chí khai thác tài nguyên du lịch.

Khai thác phải đi liền với bảo vệ tài nguyên du lịch : Song song với quá trình khaithác tài nguyên nhằm phát triển hoạt động du lịch còn cần chú trọng đầu tư bảo tồn, trùng tu nhằm duy trì du lịch bền vững lâu dài

Để khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng phát triển chúng ta cần thực hiện một số tiêu chí sau :

Một là: khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch một cách hợp lý và giảm

thiểu chất thải ra môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên

Hai là: khai thác phát triển du lịch phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng

của tài nguyên Khai thác một cách hợp lý các nguồn tài nguyên, tránh việc lạm dụng quá mức gây biến đổi cảnh quan, giá trị cốt lõi của tài nguyên

Ba là: phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vì du

lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng cao nên mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch chuyên ngành nói riêng và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội nói chung ở phạm vi quốc gia, vùng

và địa phương Tổ chức hoạt động du lịch với quy mô phù hợp với mức độ khai thác

Bốn là: nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, sự tham gia, ý kiến đóng góp

của các đối tượng tham gia du lịch trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch

Trang 9

Năm là: tăng cường tính có trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du

lịch

II.3 Khai thác tài nguyên du lịch như thế nào được coi là hiệu quả?

Một số dấu hiệu nhận biết khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch: Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư tôn tạo, bảo vệ; số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch; áp lực môi trường tại các khu, điểm du lịch được quản lý; cường độ hoạt động tại các khu, điểm du lịch được quản lý; mức độ đóng góp

từ thu nhập du lịch cho nỗ lực bảo tồn phát triển tài nguyên, bảo vệ môi trường

Để khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch cần đánh giá hiện trạng khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo ngành và theo lãnh thổ, đưa ra một số nguyên tắc, tiêu chí khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng phát triển bền vững Khai thác tài nguyên hợp lý, tập trung chú trọng khai thác những tài nguyên du lịch có giá trị du lịch cao phục vụ nhu cầu của du khách Khai thác được coi là hiệu quả khi số lượng khách tham quan tại điểm đến có số lượng nhiều và liên tục

Bên cạnh đó, việc quan trọng và cần chú trọng nhất khi tiến hành khai thác là phảichú trọng tới việc bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh khu du lịch :

- Đối với quá trình khai thác du lịch chắc chắn sẽ có các tác động tới môi

trường xung quanh Vì vậy để giảm thiểu, và bảo vệ môi trường một cách tối đa

nhất có thể nên có các giải pháp môi trường hợp lý Tùy thuộc vào loại tài

nguyên khai thác mà xây dựng các phương án khác nhau

- Đối với hoạt động khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên nên ưu tiên sử dụngcác hệ thống xây dựng thủ công, vừa nhỏ Tránh hoạt động xây dựng công nghiệp ồ ạtlàm tác động mạnh tới quanh cảnh tự nhiên, sản sinh nhiều chất thải công nghiệp gây biến đổi môi trường tự nhiên

- Trong quá trình khai thác các điểm du lịch cần xây dựng hệ thống xử lý rác thảihợp lý, các chương trình dự án xanh vì môi trường Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo

vệ môi trường đối với du khách tham quan nghỉ dưỡng

Trang 10

III Ý nghĩa và vai trò của khai thác.

Việc khai thác TNDL hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành

du lịch nước ta hiện nay, đặc biệt là trong thời kì này nước ta đang chủ định phát triển

du lịch theo hướng phát triển du lịch bền vững

Trong quá trình khai thác, việc sử dụng nguồn lực bền vững là rất quan trọng, điều đó giúp duy trì tính đa dạng, cả đa dạng về thiên nhiên lẫn đa dạng về xã hội, vănhóa tại địa phương khai thác

Khai thác hiệu quả góp phần đưa du lịch địa phương đó được biết đến rộng rải, thu hút số lượng lớn khách du lịch tới tham quan hàng năm, từ đó giúp nâng cao, cải thiện được nền kinh tế của địa phương nói chung và cả nước nói chung thông qua thu nhập kiếm được từ lượng du khách đó

C THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ.

I.1 Khái quát về Bắc Trung Bộ.

Bắc Trung Bộ là phần phía bắc của Trung Bộ Việt Nam có địa bàn từ phía nam Ninh Bình tới phía bắc Đèo Hải Vân Vùng Bắc Trung Bộ là một trong 7 vùng kinh tế được Chính phủ giao lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội Bắc Trung Bộ gồm 7 tỉnh thành : Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị.Vùng Bắc Trung Bộ nằm kề bên vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, trên trục giao thông Bắc Nam về đường sắt, bộ; nhiều đường

ô tô hướng Đông Tây gồm các quốc lộ chính: 7, 8, 9 và các quốc lộ phụ: 46, 47, 48 và

49 nối Lào với Biển Đông Có hệ thống sân bay (sân bay Thọ Xuân, sân bay Vinh, sânbay Đồng Hới, sân bay Phú Bài và các bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Vũng Áng, Sơn Dương, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Hòn La, Chân Mây ) có các đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản, là trung tâm du lịch quan trọng của đất nước (động Phong Nha-Kẻ Bàng, Cố đô Huế.v.v.) tạo điều kiện cho viêc giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các nước Lào, Myanmar.v.v

Trang 11

Lãnh thổ kéo dài, hành lang hẹp, Tây giáp dãy Trường Sơn và Lào, phía đông là biển Đông (Vịnh Bắc Bộ) cả trung du và miền núi, hải đảo dọc suốt lãnh thổ, có thể hình thành cơ cấu kinh tế đa dạng phong phú Địa hình phân dị phức tạp, thời tiết khắcnghiệt, nhiều biến động, cần phải lợi dụng hợp lý Nhiều vũng nước sâu và cửa sông

có thể hình thành cảng lớn nhỏ phục vụ việc giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh trong vùng, với các vùng trong nước và quốc tế

Về mặt hành chính, vùng Bắc Trung Bộ hiện nay bao gồm 6 tỉnh với diện tích

khoảng 5,15 triệu ha (tỷ lệ 10,5% so với tổng diện tích cả nước) với khoảng trên 10,5 triệu dân (tỷ lệ 15,5% so với tổng dân số cả nước), bình quân khoảng 204 người trên 1

Đá Nhảy (Quảng Bình); bãi biển Cửa Tùng, Cửa Việt, huyện đảo Cồn

Cỏ (Quảng Trị) và bãi biển Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên Huế).Tài

Đặc biệt sông Hương đã phát triển loại hình du lịch này phục vụ khách vừa đi thuyền trên sông và thưởng thức nhạc cung đình Huế Trong vùng còn có nhiều đầm hồ nổi tiếng và suối nước nóng: hồ Kẻ

Gỗ, hồ Tràng Đẹn, suối nước Mọc Nghệ An…

Trang 12

Pù Luông, Kẻ Gỗ Một phát hiện quan trọng là Phong Nha-Kẻ Bàng

có 3 loài thú: Sao La, Mang Lớn, Mang Trường Sơn Sự đa dạng, phong phú về thành phần, chủng loại động vật quý hiếm của vùng là

do điều kiện sinh cảnh và là đặc trưng về sinh thái của Bắc Trung Bộ

I.3. Tài nguyên du lịch nhân văn.

Bắc Trung Bộ là một trung tâm văn hóa quan trọng của Việt Nam có kho tàng các di sản văn hóa, bao gồm các di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể rất đặc sắc, vùng có 4 di sản văn hóa thế giới: quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đìnhHuế, Thành nhà Hồ, Mộc bản triều Nguyễn Đây cũng là nơi sinh ra nhiều danh nhân văn hóa chính trị Việt Nam: Hồ Chí Minh, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Trần Phú, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn… Với sự đa dạng, phong phú về tài nguyên du lịch nhân văn, Bắc Trung Bộ là vùng đất có tiềm năng phát triển du lịch của đất nước Bởi vậy, khai thác tiềm năng văn hóa các tỉnh Bắc Trung Bộ để phát triển du lịch có ý nghĩa đặc biệtquan trọng trong việc truyền tải văn hóa của vùng thành sản phẩm du lịch phục vụ du khách

Trang 13

Lễ hội và

văn hóa

dân gian

-Lễ hội tín ngưỡng: là các tín ngưỡng dân gian, thờ thần thánh (lễ hội

xã Thiệu Trung tưởng niệm ông tổ nghề đúc đồng Khổng Minh Không, lễ giỗ tổ nghề kim hoàn…)

-Lễ hội văn hóa lịch sử: gắn với việc tưởng niệm các nhân vật lịch sửcủa dân tộc (lễ hội Lam Kinh, lễ hội Lê Hoàn ở Thọ Xuân- Thanh Hóa…)

-Lễ hội gắn với các hoạt động vui chơi: lễ hội đua thuyền, lễ hội cầu ngư, hội bài chòi, hội cướp cù… Ngoài các lễ hội truyền thống thì festival Huế tổ chức hai năm một lần cũng là điểm hấp dẫn khách du lịch

Bên cạnh các lễ hội còn có ca múa nhạc (hò sông Mã, hát ví dặm, ca trù…đặc biệt là Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại) và ẩm thực (nem chua Thanh Hóa, bánh canh Quảng Bình, cu đơ Hà Tĩnh…)

II.1 Toàn vùng

Hiện nay, các sản phẩm du lịch vùng Bắc Trung Bộ tập trung khá đa dạng và phong phú du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch tham quan tìm hiểu di sản, du lịch sinh thái, khám phá hang động, du lịch tìm hiểu lịch sử - cách mạng, du lịch về nguồn Trong thời gian qua, du lịch vùng Bắc Trung bộ đã có những bước phát triển mạnh

mẽ, đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển du lịch của cả nước và kinh tế xã hội của khu vực Theo thống kê, du lịch vùng Bắc Trung bộ năm 2011 đón 11,595 triệu lượt khách, chiếm tỷ lệ bình quân khoảng 10,02% tổng số

Trang 14

lượng khách du lịch cả nước; tổng thu từ du lịch năm 2011 đạt 5.233,8 tỷ đồng Tốc

độ tăng trưởng khách bình quân giai đoạn 2000-2011 đạt 18,5%/năm

Mục tiêu phát triển du lịch của Bắc Trung Bộ đến năm 2030 là thu hút 14 triệu lượt khách quốc tế, 17 triệu lượt khách nội địa, tổng doanh thu đạt 3,6 tỷ USD; phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong vùng, là trọng điểm phát triển

du lịch của cả nước Để đạt mục tiêu này, đại diện các địa phương đề xuất quy hoạch tập trung xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng vùng, tránh tình trạng chồng chéo, liên kết du lịch giữa các tỉnh trong vùng và các vùng trong cả nước; nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và những người trực tiếp tham gia hoạt động du lịch; bên cạnh đó là định hướng phát triển du lịch từ chiều rộng sang chiều sâu, phát triển du lịch bền vững với chất lượng dịch vụ cao hơn; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành

du lịch hấp dẫn Nổi bật trong đó là hệ thống những bãi tắm đẹp trải dài ven bờ biển;

là hệ thống núi đá đổ ra biển tạo nên nhiều cảng biển, bãi tắm và các điểm nghỉ ngơi giải trí kỳ thú như: Nhật Lệ, Quang Phú, Vũng Chùa - Đảo Yến, bãi tắm Đá Nhảy thuận lợi cho phát triển du lịch và nghĩ dưỡng Một điểm nhấn không thể không nhắc đến trong các tiềm năng du lịch của tỉnh Quảng Bình đó là Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với hàng trăm hang động, có động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường Cùng với đó, Quảng Bình còn được du khách trong nước và quốc tế biết đến với hàng loạt di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh đẹp như Đèo Ngang, Đèo Lý Hòa, con đường huyền thoại Hồ Chí Minh…

Ngày đăng: 17/05/2024, 03:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w