Qua đề tài này, chúng em muốn giới thiệuvới tất cả mọi người về một nét đẹp rất đặc trưng của đất nước và con người ViệtNam, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực.Nước Việt Nam hình chữ “S”, trả
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
BÀI TIỂU LUẬN
Môn: Văn Hóa Ẩm Thực
Đề tài: Văn hóa ẩm thực vùng Bắc Trung Bộ
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Ẩm thực hay nói đơn giản hơn là ăn và uống vốn là chuyện hằng ngày, rất gầngũi và cũng rất đời thường Nhưng ở mỗi thời đại khác nhau thì ăn uống lại đượcquan tâm với những mức độ khác nhau Ngay từ xa xưa, ông bà ta đã rất coi trongviệc ăn uống, thế nên tục ngữ mới có câu: “có thực mới vực được đạo”, “ăn coinồi, ngồi coi hướng”, “học ăn, học nói, học gói, học mở” Ngày nay, khi cuộc sốngngày một phát triển, nhu cầu của con người ngày một cao hơn, ẩm thực cũng nhờvào đó mà trở nên hồn thiện hơn Vượt ra khỏi giới hạn “ăn no mặc ấm” để đạt đến
“ăn ngon mặc đẹp” Ẩm thực đã không còn đơn thuần là giá trị vật chất, mà xa hơnchính là yếu tố văn hóa, một mảng văn hóa đậm đà, duyên dáng và cốt cách
Tìm hiểu về ẩm thực của một đất nước chính là cách đơn giản nhất để có thểhiểu thêm về lịch sử và con người của đất nước ấy Qua đó góp phần nâng cao vốnhiểu biết và lòng tự hào dân tộc trong mỗi chúng ta Những điều được trình bàytrên đây cũng chính là lý do chúng em chọn đề tài “Văn hóa ẩm thực Bắc TrungBộ” để trình bày trong bài tiểu luận này Qua đề tài này, chúng em muốn giới thiệuvới tất cả mọi người về một nét đẹp rất đặc trưng của đất nước và con người ViệtNam, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực.Nước Việt Nam hình chữ “S”, trải dài trênnhiều vĩ độ, chia làm ba miền Bắc,Trung, Nam Mỗi miền có những đặc trưngriêng về đặc điểm tự nhiên, sinh hoạt, sản xuất và phong tục tập quán Từ đó hìnhthành nền văn hóa ẩm thực riêng cho từng miền Tuy nhiên, do thời gian hạn hẹp,khả năng có giới hạn và lượng thông tin vô cùng đa dạng chúng em chỉ xin đượctập trung nghiên cứu những đặc trưng ẩm thực tiêu biểu nhất của mỗi miền Nguồntài liệu em sử dụng là những kiến thức thực tế được tích góp từ những thế hệ đi
Trang 31 Giới thiệu sơ lược BTB
Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, QuảngBình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, có tài nguyên, dải bờ biển dài và nền văn hóađặc sắc, nhiều cửa khẩu giáp với Lào
Trang 41.1 Vị trí, địa lí, khí hậu, dân cư :
- Bắc Trung Bộ là phần phía bắc của Trung Bộ Việt Nam có địa bàn từ phíanam Ninh Bình tới phía bắc Đèo Hải Vân Nằm ở vị trí trung gian của đất nước, làcầu nối giữa hai trung tâm lớn nhất cả nước (Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh)
- Lãnh thổ kéo dài, hành lang hẹp, Tây giáp dãy Trường Sơn và Lào, phía đông
là biển Đông (Vịnh Bắc Bộ) cả trung du và miền núi, hải đảo dọc suốt lãnh thổ, Địa hình phân dị phức tạp,nhiều biến động, Nhiều vũng nước sâu và cửa sônghình thành cảng lớn nhỏ
- Khí hậu khắc nghiệt mùa đông khá lạnh và ẩm ướt; mùa hạ nóng bức và khôhạn do gió phơn Tây Nam Ngoài ra còn có nạn mưa to, gió lớn, lũ lụt, nước biểndâng do hiệu ứng bão
- Bắc Trung Bộ là nơi cư trú của 25 dân tộc khác nhau(Thái, Mường, Tày, Mông, Bru - Vân Kiều ) sống ở Trường Sơn Phân bố khôngđều từ đông sang tây Người Kinh sinh sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển phíađông
2 Những nét độc đáo về văn hóa ẩm thực:
2.1 Đặc trưng ẩm thực
Âm thực miền Trung gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của con người nơiđây Chính những yếu tố khắc nghiệt của thời tiết và sự nghèo khó, gian khổ củacuộc sống ảnh hưởng, chi phối rất lớn với ẩm thực của mảnh đất nắng, gió
Mặt khác, những ưu ái ít ỏi của thiên nhiên dành cho miền Trung cũng đã
Trang 5các món ăn bổ dưỡng và có sắc thái riêng Có thể nói thủy sản, nước mắm là yếu
tố không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hằng ngày của người dân tại đây
2.2 Hương vị:
Ẩm thực miền Trung mang tiếng đặc sắc bởi vị đậm đà, cay nồng như nghĩatình, dân giã và dung dị của con người Có vị chua và mặn hơn đồ ăn miền Bắc vàmiền Nam
Người miền Trung rất thích ăn cay và vị hơi đậm một chút từ món canh đếnmón kho Muối, củ nén, đậu phộng, riềng, tiêu và ớt… là những gia vị không thểthiếu làm nên hương vị món ăn đó Ví như món mỳ Quảng mà không có những gia
vị như trên trộn cùng thì sẽ không thể thành món mỳ Quảng nổi tiếng
Trang 62.3 Phong cách ẩm thực:
Cách chế biến các món ăn cũng rất đơn giản Thay vì tẩm ướp rất nhiều loại gia
vị để khử mùi tanh và vị mặn của thực phẩm hải sản thì người miền Trung lại cốgắng giữ lại gần như trọn vẹn hương vị nguyên thủy tự nhiên của thực phẩm Cách màu sắc món ăn được phối trộn phong phú, rực rỡ, thường thiên về màu đỏ
và nâu sậm Món ăn đơn giản, chân chất, không cầu kì
Trang 7Nhắc đến ẩm thực của Bắc Trung Bộ hầu hết mọi người nhắc đến: xứ Thanh,
xứ Nghệ, xứ Huế Đây là những nơi có phong vị ẩm thực phong phú, đa dạng,chứa đựng nét đặc trưng riêng biệt, khó có thể trộn lẫn với bất cứ mảnh đất nàokhác
2.4 Ẩm thực miền Trung bị ảnh hưởng từ các yếu tố:
- Chịu ảnh hưởng của ẩm thực miền bắc và miền nam
- Chịu ảnh hưởng của ẩm thực Chăm, tiêu biểu cho nền văn minh ẩm thực Việtcuối thế kỉ XVII sang thế kỉ XIX
- Kinh đô Huế nơi hình thành và phát triển văn hóa ẩm thực cung đình riêng biệt
và nổi bậc
- Con người cần kiệm, siêng năng, chịu thương chịu khó :“ăn chắc mặc bền”
Trang 83 Sơ lược về tập quán:
3.1 Nghệ thuật trang trí:
Đồ ăn vùng này với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vịriêng, nhiều món ăn cay, chua và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắcđược phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm Đặc biệt, ẩm thựcHuế mang ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, cho nên rất cầu kỳ trongchế biến và trình bày Về mặt khác, do địa phương không có nhiều sản vật mà ẩmthực hoàng gia lại đòi hỏi số lượng lớn món, nên mỗi loại nguyên liệu đều đượcchế biến đa dạng với trong nhiều món khác nhau
3.2 Đặc trưng nổi trội về khẩu vị có gì khác biệt với các vùng khác:
Khẩu vị của Bắc Trung Bộ sẽ mang vị cay và mặn hơn so với những nơikhác Màu sắc món ăn cũng thường thiên về màu đỏ và nâu sậm Điều đặc biệt của
ẩm thực miền Trung đó là sự hài hòa, đan xen của hai lối ẩm thực: cung đình vàđường phố Nếu ẩm thực cung đình nặng về lễ nghi, cầu kì và sang trọng thì ẩmthực đường phố dung dị, đơn giản nhưng cũng rất tuyệt vời Sự phát triển songhành này không hề đối chọi nhau, ngược lại càng khiến cho ẩm thực Trung trở nên
đa dạng, phong phú và khác biệt
Ẩm thực miền Trung tuy cũng nổi tiếng với các loại bánh nhưng chúng đượcchế biến cầu kỳ hơn khá nhiều so với ẩm thực miền Bắc Các món ăn kèm cung cóphần phong phú hơn, giúp tăng thêm hương vị của món ăn
3.3 Ẩm thực xứ Nghệ
Trang 9Cái riêng của văn hóa ẩm thực Xứ Nghệ nổi bật ở phong cách gia vị rất khác
lạ Bạn có thể bắt gặp người dân kho thịt gà với một nắm hành tăm, vài cái láchanh;
Bạn cũng có thể nhìn thấy nhân dân sử dụng chỉ với một nắm xơ mít và lưngchén tương lúc họ kho cá… với sự thông minh và khéo léo, người phụ nữ Xứ Nghệ
đã biến những thứ tưởng như không thể ăn được thành món ăn lạ miệng, không nơinào có như nham củ chuối, nhút mùng, nhút mít…
3.3.1 Ẩm thực xứ Thanh
Thanh Hóa rất đa dạng về các món ăn, phong phú trong cách chế biến, ngonthơm bổ về chất lượng, đẹp đẽ về hình thức trình bày, vừa chứa đựng vẻ thơmngon, bổ dưỡng của bốn phương vừa đặc sắc tính dân gian địa phương
3.3.2 Ẩm thực xứ Huế
Các món ăn kiểu Huế khá cầu kì do chịu ảnh hưởng của văn hoá cung đình
và kiểu cách của con người xứ Huế, chú trọng thưởng thức chứ không cốt để ăncho no, bữa ăn hoặc bữa tiệc, cổ bàn được trình bày mỗi món một chút chút chứkhông bày thịnh soạn, la liệt Người Huế ăn uống gắn liền với ba tiêu chí là: rẻ,ngon và nhất là phải đẹp, người Huế đã chia ăn uống thành ba bậc: khẩu thực, nhãnthực và tâm thực "Khẩu thực" là cách ăn bằng miệng, để tồn tại, "nhãn thực" làthưởng thức bằng mắt và "tâm thực", nghĩa là ăn bằng cả tấm lòng mình
4 Một số món ăn độc đáo và nổi tiếng của vùng:
Vùng Bắc Trung Bộ là nơi gắn kết hai miền của đất nước, con người nơi đâylam lũ, chịu khó, cuộc sống còn khá bấp bênh ở một số nơi Tuy nhiên, con người
Trang 10nơi đây vẫn luôn giữ được những bản sắc văn hóa vùng miền, nhất là ẩm thực vùngBắc Trung Bộ nức tiếng đó đây.
https://toplist.vn/top-list/dac-san-ngon-nhat-vung-bac-trung-bo-9869.htm
4.1 Nem chua Thanh Hóa:
Nem chua Thanh Hóa là một đặc sản nổi tiếng miền Trung, nó là một mónquà biếu mỗi khi có dịp ghé qua đây Nem chua có nhiều loại: Nem dài, nemvuông, nem cối, nem thính, nem nướng,
Nem chua được làm từ bì lợn thái chỉ, thịt mông nạc, thính gạo, gói cùng láđinh lăng hoặc lá ổi bánh tẻ và các gia vị đặc trưng như tỏi, ớt là có thể hoàn thànhchiếc nem ngon, và cũng phụ thuộc vào tay nghề gia truyền của người làm ra nónữa Thịt mông nạc chọn phải ngon, không dính mỡ và gân, sau đó thái thật mỏngcho vào cối xay nhuyễn, bì lợn thì lấy phần ở lưng và hông để có độ dày và giòn
Bì lợn phải lọc hết mỡ, thái chỉ nhỏ để trộn vào thịt nạc, nêm nếm muối tinh rangkhô, nước mắm ngon, hạt tiêu, mì chính và cả thính
Hoàn thành xong các công đoạn này là đã có được thành phẩm là nhữngchiếc nem chua ngon, tuy nhiên, nem chua cần phải có thời gian lên men nên khilàm xong không được ăn luôn
Với giá cả bình dân, từ 3.500 đến 4.000 đồng một chiếc, người xứ Thanh dù
đi đâu cũng mang theo vài chục quả nem làm quà hay đơn giản là góp phần làm đadạng mâm cơm hàng ngày của gia đình
Trang 114.2 Canh lá đắng:
Đây có thể nói là một món ăn rất đặc biệt của xứ Thanh mà nếu có cơ hộibạn nên thưởng thức một lần Một ít lá đắng thái chỉ nấu cùng lòng mề hoặc thịtbăm nhỏ hay cá rô đồng, cá mương cùng mẻ chua, mắm tôm, sả, hành khô phithơm và chút gia vị để tạo hương vị khó quên đánh thức vị giác của bạn khiến bữa
ăn ngon miệng hơn
Những người thưởng thức lần đầu sẽ có cảm giác đắng nơi cổ họng, tuynhiên sau đó sẽ cảm nhận được vị ngọt ngọt, bùi bùi của bát nước canh, của thịt,lòng mề hay hương vị lạ lạ, khó hòa lẫn của thứ rau rừng Một bát canh có đầy đủ
vị cay đắng ngọt bùi đều, mới thấy đời sống ẩm thực của người xứ Thanh thi vị tớinhường nào
Trang 12
4.3 Mắm cáy:
Nếu mắm tôm, mắm tép, mắm ruốc đã là thử thách cho không ít người thìmắm cáy xứng đáng được xếp vào hàng "đệ nhất mùi" Mắm cáy được làm từ concáy, một loại giáp xác có hình dáng khá giống cua đồng nhưng nhỏ và tinh nhanhhơn
Cáy được bắt từ đồng về đem rửa sạch, bóc yếm bỏ hoi, chặt phần kìm nhọn
ở còng rồi đem vào cối đá giã thật nhuyễn, sau đó trộn muối và thính cho vào vại,nén vỉ tre như nén cà rồi đem phơi nắng chừng một tháng là chín, càng được nắng,mắm càng nhanh chín và thơm ngon
Chẳng phải tự nhiên mà mắm cáy được xếp vào hạng món ăn có "cá tính"của người Thanh Hóa Mắm cáy có vị ngái nồng nhưng càng ăn càng thấy thơmngọt Mắm chấm thịt ba chỉ luộc ăn với cà muối xổi là món ăn giản dị khiến không
ít người luyến lưu
Trang 134.4 Bánh đa Minh Châu:
Không biết từ bao giờ, món bánh bình dị này đã trở thành đặc sản của đấtThanh Hóa Với hương vị đặc trưng, được làm từ những con người cần cù, hiềnhậu, chiếc bánh ẩn chứa nét văn hóa dân dã, khiến ai đã một lần thưởng thức đềukhông thể quên hương vị độc đáo ấy
Nằm ở bên bờ sông Chu, làng Minh Châu ở xã Thiệu Châu, Thiệu Hóa(Thanh Hóa) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm bánh đa với lịch sử hàng trăm năm.Bánh đa làng Minh Châu dày và nhiều vừng, chỉ được làm từ bột gạo nguyên chấtchứ không pha độn.Bánh đa làng Minh Châu ăn kèm với hến xào bắt ở sông Chu
Trang 14đa cứ bẻ thành từng miếng mà xúc, mà ăn Vị ngọt lịm của thịt hến, vị thơm và béongậy của vừng, vị cay của ớt, vị chua của chanh và vị nồng của xả quyện lẫn vào
nhau nơi đầu lưỡi.
Trang 15( loại đỗ ngon nhất, không pha trộn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng) đượcchế biến bằng tay nghề của những người nông dân có trên 30 năm kinh nghiệm dângian làm tương truyền thống.
Với kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, cải tiến mẫu mã, chủng loại sảnphẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh , mang lại những sản phẩm
có bao bì thiết kế vừa rất truyền thống lại rất hiện đại rất thích hợp cho việc làmquà đặc sản
4.6 Nhút Thanh Chương:
Ở xứ Nghệ có nhiều nơi làm nhút, nhưng nơi làm nhút phổ biến và ngon hơn
cả là ở huyện Thanh Chương bởi nơi đây nổi tiếng trồng được giống mít ngon củatỉnh Nghệ An Thường thì mỗi năm chỉ có một mùa mít, nên nhút được muối dùng
để ăn quanh năm, tùy từng mùa mà chế biến những món ăn khác nhau
Nghề làm nhút ở Thanh Chương có từ lâu đời, là thức ăn dân dã và phổ biếncủa mọi gia đình Vật liệu để làm nhút gồm có mít xanh và muối trắng Mít xanh,loại ương ương càng ngon Mít đang ở trên cây, người ta hái xuống, gọt sạch vỏngoài, rửa cho hết nhựa rồi bỏ vào nong hoặc nia, dùng dao băm hoặc thái thànhtừng sợi Sau đó cho muối trộn đều rồi bỏ vào cối giã sơ qua, dùng tay vò cho mềm
ra Cuối cùng bỏ vào vại sành khoả đều trên bề mặt, bỏ vỉ vào dằn đá cho nénxuống, đổ nước muối loãng vào cho ngập vỉ, đậy nắp che bụi, ủ khoảng 5-6 ngày.Hàng ngày trong bữa cơm, một bát nhút và nước mắm làm nước chấm là đủ Ngoài
ra nhút còn được chế biến thành món canh hoặc xào
Vào mùa đông gió rét, nhút xào thịt ba chỉ nêm ớt, đường ăn với cơm nóngrất ngon, vị chua chua của nhút, ngọt của đường, cay cay của ớt, sợi nhút sánh lên
Trang 16heo nhấm rượu hay đem nấu canh cá chua, canh lạc ăn bùi bùi chua chua rất lạmiệng lại có tác dụng thanh nhiệt rất tốt cho cơ thể Hay chỉ đơn giản, nhút chấmnước mắm tỏi, rau kinh giới ăn cơm canh cũng ngon không kém
Nhút ăn giòn giòn, mặn của muối, cay xè của ớt, và dậy mùi thơm của mít,thanh ngọt của mía đường…”quyện” một vị ngon rất đặc biệt Đến Nghệ An, ănmột bữa cơm quê dân dã với nhút du khách sẽ hiểu hơn về con người và sự đậm đà
xứ Nghệ
4.7 Bánh mướt Diễn Châu:
Một ai đã từng ghé mảnh đất Diễn Châu, thưởng thức món bánh mướt – mónngon Nghệ An sẽ vương vấn mãi không quên Bánh mướt Diễn Châu ngon nổi
Trang 17một món ăn dân dã đã gắn bó với người dân Diến Châu - xứ Nghệ từ rất lâu rồi
Mỗi buổi sáng ra đồng, trong những dịp đãi khách của mỗi gia đình haynhững buổi trưa đãi bạn bè, bánh mướt đều là một phần không thể thiếu Bánhmướt thoạt nhìn thì trông giống bánh cuốn của miền Bắc, bánh ướt ở miền Nam,nhưng đến khi ăn thử lại thấy hương vị riêng biệt, không thể lẫn vào đâu được
Loại bánh này làm từ gạo tẻ xay Bánh mướt dễ ăn, chỉ cần ăn kèm một chénnước mắm vắt chanh với ớt tươi xắt lát cũng đã thấy ngon miệng Nếu dùng bánhmướt để đãi khách thì có thể dùng kèm với thịt lợn nướng, bò nướng lụi, chả nemrán, bò lá lốt mỡ chài rất ngon
Tại vùng Nghệ An – Hà Tĩnh, bánh mướt chính là một món ăn được nhiềungười yêu thích Bánh mướt rất dễ ăn, bạn chỉ cần ăn kèm một chén nước mắm vắtchanh với ớt tươi cũng đã thấy ngon miệng Nếu bạn dùng bánh mướt để đãi kháchthì cũng có thể dùng kèm với bò nướng lụi, thịt lợn nướng, bò lá lốt mỡ chài, chảnem rán rất ngon Đặc biệt, bánh mướt ăn với bò nhúng dấm, bò hấp thố, … rồicuốn bánh tráng, ăn kèm rau xà lách cùng đủ loại rau thơm hấp dẫn
Đặc biệt hơn, bánh mướt ăn với bò hấp thố, bò nhúng dấm… cuốn bánhtráng, kèm rau xà lách và đủ loại rau thơm hấp dẫn
Trang 184.8 Bánh đa vừng:
Ở Hà Tĩnh có một món ăn dân dã, rẻ tiền mà thật ngon, đó là bánh đa Vùngnào, chợ nào, quán nào cũng có nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bánh đa Chợ Tỉnh,Chợ Cầy, Chợ Hội… Bánh đa ở những vùng này dầy, to, giòn và đặc biệt là có rấtnhiều vừng đen, ăn vừa béo, thơm, vừa giòn, khi đói có thể ăn trừ cơm, chỉ thấy no
mà không thấy chán.Bánh đa ở Hà Tĩnh được làm hoàn toàn bằng gạo ngon, khôngpha thêm ngô, sắn như ở nhiều nơi khác Thông thường khi làm bánh đa, nguời tachọn loại gạo gié vụ mùa, vừa dẻo, vừa thơm, không dùng gạo xay từ các vụ lúatrước, năm trước vì lúa để lâu nên gạo mất chất
Khách cầm bánh, bẻ từng miếng, chấm với nước mắm cốt pha chanh, ớt cay
xè, có vài giọt cà cuống thì càng ngon tuyệt Ở Hà Tĩnh người ta còn ăn bánh trángxúc nham (gỏi) bắp chuối, hến xào…