ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
Trang 2MỤC LỤC I.Khái niệm Văn hóa ẩm thực
1.Định nghĩa Văn hóa2 Định nghĩa Ẩm thực
3 Định nghĩa Văn hóa ẩm thực
II.Những yếu tố ảnh hưởng đến Văn hóa ẩm thực vùng Nam Trung Bộ
III.Giá trị Văn hóa âm thực vùng Nam Trung Bộ
IV.Những món ăn đặc trưng các tỉnh vùng Nam Trung Bộ
Trang 3I.Khái niệm Văn hóa ẩm thực1.Định Nghĩa Văn hóa
Ngay từ thuở lọt lòng, chúng ta đã đắm mình trong chất men văn hoá: từ lời ru của mẹ, bài học của cha, trò chơi của chị… cho đến tiếng gọi đò bên sông, tiếng võng đưa kẽo kẹt lúc trưa hè, tiếng chuông buông khi chiều xuống… – tất cả, tất cả những sự kiện đó, những ấn tượng đó, những âm thanh đó, những hình ảnh đó… đều thuộc về văn hóa Cái tinh thần như tư tưởng, ngôn ngữ… là văn hoá; cái vật chất như ăn, ở, mặc… cũng là văn hoá.
Chính văn hoá đã nuôi chúng ta lớn, dạy chúng ta khôn Người ta nói: văn hóa ẩm thực, văn hoá trang phục, văn hoá ứng xử, văn hoá tiêu dùng, văn hoá kinh doanh, văn hóa chính trị, văn hoá Đông Sơn, văn hoá Hoà Bình, văn hoá rìu vai… Từ "văn hoá" có biết bao nhiêu là nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau.
Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.”
2.Đinh nghĩ Ẩm thực
Theo nghĩa Hán Việt thì ẩm nghĩa là uống, thực nghĩa là ăn, nghĩa hoàn chỉnh là ăn uống, là một hệ thống đặc biệt về quan điểm truyền thống và thực hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc, nghệ thuật chế biến thức ăn, thường gắn liền với một nền văn hóa cụ thể Và một khi ẩm thực có “tính văn hóa”, đạt đến “phạm trù văn hóa” thì nó lại thể hiện cốt cách, phẩm hạnh của một dân tộc, một con người.Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều tạo cho mình một phong cách ẩm thực riêng phù hợp với đặc điểm tự nhiên và đời sống văn hoá của dân tộc đó Ăn còn là một cách sống (ăn chẳng cầu no, người thế nào ăn thế ấy…); Ăn còn là một nghệ thuật sống (Ăn cây nào rào cây ấy, Ăn quả nhớkẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn…)…
3.Định nghĩa Văn hóa ẩm thực
Văn hóa ẩm thực là những tập quán và khẩu vị ăn uống của con người, những ứng xử của con người trong ăn uống; những tập tuc kiêng kỵ trong ăn uống; những phương thức chế biến, bày biện món ăn thể hiện giá trị nghệ thuật thẩm mỹ trong các món ăn, cách thức thưởng thức món ăn
Văn hóa ẩm thực bao gồm toàn bộ môi trường văn hóa dinh dưỡng của con người, như cách trang trí và cách thức ăn uống, nghi
Trang 4thức và nghi lễ, thực phẩm như biểu tượng của sự tinh khiết hay tội lỗi, hoặc đặc sản khu vực và do đó nhận dạng văn hóa Kể từ thời cổ đại, thực phẩm luôn luôn có liên hệ với địa vị xã hội, quyền lực chính trị và tôn giáo.
Ngày nay, trong nhiều nền văn hóa, cái nhìn sâu sắc vào bối cảnh liên quan đến sức khỏe hơn là các quy tắc nhịn ăn xác định các nỗ lực ăn uống điều độ Đồng thời, sự vội vã và do đó các món ăn làm sẵn và thức ăn nhanh chiếm ưu thế trong cuộc sống hàng ngày Trong bối cảnh đó, lối sống này thường bị chỉ trích là đánh mất văn hóa thực phẩm Bởi vì thường không có các bữa ăn cố định: chúng được thay thế bằng một số bữa "ăn vặt" phân bổ cả ngày.
Biểu hiện của văn hóa ẩm thực
Đối với khía cạnh vật chất là: món ăn, đồ uống với chất liệu, số lượng, mùi vị, màu sắc, sự sắp đặt các món ăn, đồ uống trong mâm cơm, bữa tiệc.
Đối với khía cạnh tinh thần bao gồm: Tập quán trong ăn uống; nghệ thuật chế biến món ăn; ý nghĩa, biểu tượng tâm linh; cách trang trí món ăn, khẩu vị ăn uống…
II.Những yếu tố ảnh hưởng đến Văn hóa ẩm thực vùng Nam Trung Bộ1.Vị trí địa lý
Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh trải dài: Bắt đầu là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và cuối cùng là Bình Thuận.
Vùng Nam Trung Bộ có lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang phía bắc giáp Bắc Trung Bộ, phía tây giáp Tây Nguyên, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía đông giáp Biển Đông.
Vùng Có nhiều đảo, quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa… Diện tích của vùng có thể nuôi trồng là 60.000 ha trên các loại thủy vực: mặn, ngọt, lợ.
Do đó vùng có nhiều ngư trường lớn để nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, kinh tế biển phát triển đã tạo nên ẩm thực vùng Nam trung bộ đa phần gắn với hải sản.
2.Địa hình
Các tỉnh đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp ở phía đông Vùng đồi trước núi có các đồng cỏ, thích hợp chăn nuôi trâu, bò đàn, dê, cừu Đồng bằng Tuy Hòa màu mỡ thuận lợi sản xuất lương thực thực phẩm.
Bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh với các cảng nước sâu như cảng Cam Ranh, Khánh Hòa Thuận lợi cho việc cập cảng của những tàu đánh bắt lớn.
Trang 5Nhờ địa hình phân hóa đa dạng nên nguồn lương thực, thực phẩm của vùng trở nên phong phú từ rừng núi đến biển cả.
3.Khí hậu
Vùng nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mưa về thu đông, có hiện tượng phơn về mùa hạ Mùa mưa có lũ lụt Về mùa khô, hạn hán kéo dài, đặc biệt ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
Nhiệt độ không có nhiều chênh lệch giữa các tháng trong năm, vẫn ở mức cao trên 29 độ.
Nền nhiệt độ cao như thế cũng đã ảnh hưởng một phần không nhỏ vào quá trình sản xuất lương thực của người dân Nam Trung Bộ Vì thế nhiều tiến bộ khoa học - công nghệ, kỹ thuật và các giải pháp liên kết sản xuất, hỗ trợ nông dân đã được đẩy mạnh Việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước đã được ứng dụng, cho các loại cây trồng như: Mía, cây ăn quả (Nho, Táo, Mãng cầu, ), cỏ chăn nuôi, cây rau màu các loại (rau ăn lá, ớt, hành, măng tây, ) Đặc biệt, mô hình sử dụng năng lượng mặt trời cho hệ thống tưới tiết kiệm (súng phun mưa) trên cây mía (bảo đảm tưới suốt vụ) Hằng năm, Đà Nẵng thu lợi từ 100 triệu đến hàng tỷ đồng từ sản xuất lúa hữu cơ, rau sạch CNC đạt chuẩn VietGAP, trồng hoa lan, dưa lưới.
4.Thổ Nhưỡng
Vùng có đa dạng các loại đất: Đất phù sa :có thành phần cơ giới nhẹ hơn đất phù sa sông Hồng và sông Cửu Long, đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính, đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính, đất vàng đỏ trên đá trên đá macma axit, đất vàng nhạt trên đá cát, đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất nâu vàng trên phù sa cổ… Vì thế hệ sinh vật cũng phong phú không kém, có nhiều loại thực vật khác nhau sinh trưởng, đa dạng các loại thảo mộc, hương liệu có thể kể đến như quế, hồi, trầm hương cũng đã góp phần vào sự phong phú của văn hóa ẩm thực vùng Nam Trung Bộ.
5.Thủy văn
Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu Lưu vực sông lớn như: sông Thu Bồn, sông Ba,…cùng với nhiều sông nhỏ đổ ra biển Vùng nước lợ, nước mặn ven bờ và các rạn san hô ven các đảo thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản Vùng biển có nhiều bãi cá, bãi tôm, có các ngư trường Ninh thuân – Bình Thuận.
Do đó ẩm thực Nam Trung Bộ luôn gắn với các món ăn được chế biến từ các nguyên liệu thủy hải sản tươi sống.
III.Giá trị Văn hóa âm thực vùng Nam Trung Bộ
• Về gia vị, người miền Trung đặc biệt thích ăn cay và mặn dù là món ăn cao lương mỹ vị hay món ăn dân dã đời thường, một khi đã
Trang 6thưởng thức thì thực khách không thể quên cái vị cay, mặn đặc trưng nơi đây Nam Trung Bộ ăn đậm đà, “chặt to kho mặn”, không thanh đạm như miền Bắc hay ngọt ngào như miền Nam.
• Ẩm thực Nam Trung Bộ mang đậm bản sắc văn hóa ẩm thực dân gian
• Màu sắc các món ăn thường là đỏ và nâu sậm
• Với bờ biển dài, bề ngang hẹp các món ăn chế biến từ hải sản gần như là không thể thiếu trong bữa cơm hằng ngày của người dân nơi đây.
• Người Nam Trung cũng ưa ngọt nhưng ngọt vừa phải chứ không quá ngọt như miền Nam hay Tây Nam Bộ
Nam Trung Bộ có hệ thống sông vừa và nhỏ cộng với khí hậu thời tiết, đất đai thổ nhưỡng phù hợp nên các loại rau củ được trồng ở vùng đất Nam Trung Bộ có vị ngon đặc trưng không giống với nơi khác Các loại rau củ sẽ có vị hơi đắng so với rau củ miền Nam bởi đất đai không quá phì nhiêu cộng với thời tiết khắc nghiệt, tuy nhiên nó vẫn có vị ngon khác biệt và mang hương vị đặc trưng riêng của miền Nam Trung Bộ đầy nắng và gió.
Với bờ biển dài và hẹp, nguồn hải sản phong phú những chén mắm ruốc, mắm nêm đi vào mâm cơm của đại đa số gia đình nơi đây và thậm chí trở thành những món đặc sản nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng và biết đến Bánh tráng, cá kho cũng đi dọc chiều dài Nam Trung Bộ.
Nhờ vùng biển sâu, nhiều ngư trường lớn nên các loại hải sản rất đa dạng như: tôm,cua, ốc, các loại cá biển: cá Chim Đen, cá Thu Bè, cá Ngân, cá Bao Aó,… Song song đó các loại cá nước ngọt cũng đa dạng không kém, vd: cá Trê, cá Rô Phi, cá Lóc…thường được người dân nơi đây nấu canh chua hay nấu cháo… tạo ra những món ăn đặc sản.
IV.Những món ăn đặc trưng các tỉnh vùng Nam Trung Bộ1.Quảng Nam
1.1Ẩm thực Đà Nẵng
Đà Nẵng nổi danh với nền ẩm thực phong phú nhất dãi đất miền trung, đây là vùng đất giao thoa , hội tụ ẩm thực của cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
Đà Nẵng chính là thiên đường của vô vàn món ngon nhưng muốn là một món ngon trước hết là món ăn nhưng không chỉ là món ăn.Ngon hay không ngon phụ thuộc vào khẩu vị của từng thực khách, có khi người này thấy ngon mà người khác lại thấy không ngon, nhưng khi đã được gọi là miếng ngon Đà Nẵng thì món ăn nào đó phải đạt đến một độ phổ quát nhất định không chỉ được cư
Trang 7dân bản địa mà cả du khách thập phương đều thừa nhận là ngon.
Một số món ngon không thể bỏ qua:
1.1.1 Bánh xèo
Bánh xèo Đà Nẵng không nhỏ quá và cũng không lớn quá, chỉ riêng một kích cỡ vừa ăn Bánh xèo ở Đà Nẵng được làm tự bột gạo xay có thêm lòng đỏ trứng và bột nghệ, đúc trên chảo nóng Nhân bánh cũng được lựa kỹ, chỉ làm từ tôm còn sống, thịt ba chỉ nửa nạc nửa mỡ và giá đỗ tươi Rau sống sạch sẽ, gồm xà lách, húng quế, chuối chát, rau cải con… Nước tương pha chế từ gan heo và đậu phụng xay tạo thành một loại nước chấm có hương vị bùi bùi, béo béo, bên cạnh một chén nước mắm ớt tỏi pha theo kiểu truyền thống.
Bánh xèo ăn nóng, quấn trong bánh tráng mỏng hoặc lá cải to Từng miếng bánh khi vào trong miệng còn thấy được độ giòn vừa, thêm mùi béo ngậy, vị ngọt của tôm và thịt với man mát các loại rau hòa chút chát chát của chuối xanh Ăn một lần rồi nhớ mãi cái hương vị thơm ngon này.
1.1.2 Gỏi cá nam ô
Ăn rồi là dễ nghiện, nhưng ít người dám thử món này bởi nó làm từ cá sống Gỏi cá Nam Ô có thể được chế biến từ cá mòi, cá tớp, cá cơm nhưng ngon và thích hợp nhất là cá trích Cá trích cỡ lớn hơn ngón tay, cắt đầu, đuôi, bụng, bỏ xương, tách thân làm hai và xắt từng miếng nhỏ, ép nước để ráo rồi đem ướp với gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn và thính.
Nước cốt cá được đun sôi, hòa thêm với nước mắm Nam Ô, ớt, bột năng, bột ngọt tạo thành thứ nước chấm đặc trưng cho riêng món gỏi Rau ăn kèm với gỏi cá Nam Ô rất đa dạng và đặc biệt, là đọt non của các loại cóc rừng, tim lan, lành ngạnh, lá trâm, lá dừng… vốn chỉ mọc trên trên đèo Hải Vân Tuy nhiên, giờ đây, các món rau khác như dưa chuột, xoài, chuối… được dùng nhiều để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thực khách.
Có hai cách ăn gỏi cá: cá với rau các loại cuốn bánh tráng hoặc chỉ việc trộn cá với rau và nước chấm, cứ thế ăn Cho rau lên bánh tráng, gắp thêm vài miếng cá lấm tấm thính riềng vàng ruộm, cuộn lại, chấm vào bát nước chấm và “cắn” Thịt cá ngọt mát, nước chấm đậm bùi, vị riềng, ớt cay thơm, quyện với các loại lá mang hương rừng khiến người lâng lâng khó tả khi cái ngon thấm vào từng tế bào lưỡi Gỏi cá Nam Ô thì phải tới khu vực Nam Ô để thưởng thức mới đúng điệu.
1.1.3 bánh tráng cuốn thịt heo
Trang 8Không đòi hỏi chế biến cầu kì, mà đơn giản và rất dễ ăn Thịt heo cuốn bánh tráng ở Đà Nẵng nổi tiếng vì nguyên liệu được chọn kỹ càng, khiến hương vị hoàn hảo Thịt heo chỉ lấy phần mông hoặc vai, sau đó đem hấp hơi để giữ nguyên vị ngọt Rau đều thuộc loại thông dụng, rất dễ tìm nhưng phải đảm bảo tươi xanh, không héo úa gồm xà lách, húng quế, diếp cá, hành lá, rau thơm, rau đắng, giá, búp chuối trắng, dưa leo, chuối chát…
Tuyệt chiêu của món này phải kể đến mắm nêm, loại nước chấm không thể thay thế Đây là điều làm ai ai cũng phải nhớ mãi khi thưởng thức món bánh tráng cuốn thịt heo Qủa vậy, khó thể nào từ chối cái dai dai của bánh tráng kết hợp với vị mềm mại của mì ướt, thêm chút ngọt sắc của thịt, vị tươi mát của rau và cay nồng nàn của mắm nêm.
1.2 Ẩm thực Quảng Nam
Từ bao đời nay, các món ăn đất Quảng đã đi vào đời sống và tâm hồn người Quảng Nam Những món ăn từ dân dã đến cầu kỳ đều ẩn chứa trong đó những phẩm chất, tính cách người Quảng: cần kiệm mà cũng rất phóng khoáng, mộc mạc mà cũng đậm chất riêng…, đó chính là “Vị Quảng” – hương vị của những người lao động, của sự ấm no, “đậm” và “đủ”.
Cũng giống như các tỉnh miền trung khác, các món ăn của Quảng Nam thường khá cay và đậm Tuy nhiên, nét tinh tế trong ẩm thực vùng này có thể nói chính là cách chế biến của người nấu để làm sao vẫn giữ được hương vị nguyên bản của món ăn.
Món ăn Quảng Nam trước hết có vị đậm đà Trải qua nhiều thế kỷ tích lũy những yếu tố nhân văn của cả nước, hương vị ẩm thực xứ Quảng chứa đựng đầy đủ khẩu vị của mọi miền, từ mặn, ngọt, béo, bùi đến chua, chát, đắng, cay Cũng chính sự phong phú, đậm đà đó đã tạo nên hương vị đặc trưng trong món ăn xứ Quảng Các món ăn ngon ở QN từ xưa đến nay đã nức tiếng gần xa trong đó có một số món :
1.2.1 Cao lầu Hội An
Cao lầu, món ăn độc đáo gắn liền với phố cổ Hội An Mới nhìn cao lầu trông giống như mì, nhưng không phải mì Người ta ít biết đến cao lầu không phải vì nó không ngon mà vì món ngon này khiêm nhường Nhiều người cho rằng món này của người Hoa, nhưng Hoa kiều ở đây lại không công nhận nó Còn người Nhật thì cho rằng nó giống mỳ udon của họ nhưng khác về hương vị và cách chế biến.
Trang 9Tinh túy của món cao lầu là sợi mì, thường được chế biến rất công phu Đầu tiên, gạo thơm đem ngâm vào nước tro, mà phải là tro nấu củi lấy ở tận Cù lao Chàm, khi ngâm mới tạo ra được sợi mì có độ giòn, dẻo, và khô Sau đó lọc kỹ, xay thành bột; nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ do người Chăm làm cách đây cả ngàn năm, mới được nước ngọt, không bị phèn và mát lạnh Tiếp tục dùng vải bòng nhiều lần cho bột dẻo, khô, cán thành miếng vừa cô, xắt thành từng sợi, đem hấp nhiều lần rồi phơi khô để làm sợi mì Qua nhiều lần xử lý như vậy nên dù cao lầu có để qua đêm cũng không sợ ôi thiu.
Người ta thường ăn cao lầu với giá trụng nước sôi nhưng không được quá mềm Thêm ít rau sống, được lấy ở làng rau truyền thống Trà Quế nổi tiếng ở Hội An Giá trụng đổ ra tô, xếp mì lên trên, thêm vài lát thịt xíu rồi đổ tép mỡ (da heo chiên giòn) và một muỗng mỡ heo rán để sẵn bên lò nước Với thịt xíu, chỉ dùng thịt heo cỏ, thịt săn chắc, thơm, vừa mỏng da vừa nhiều nạc và nước của nó mới có vị ngọt Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống, hương vị của mắm, bột thơm, nước tương… và tép mỡ vỡ tan trong miệng.
1.2.2 Bánh mì Hội An
Bánh Mì, món ăn dẫn dã có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam này Tuy nhiên có bao giờ bạn tự hỏi, bánh mì ở đâu ngon nhất Việt Nam chưa ? Gõ từ khóa “best banh mi in Vietnam” (dùng từ khóa Tiếng Anh để nhận được những đánh giá khách quan từ các bạn Tây, những người không ăn bánh mì từ bé như chúng ta Kết quả bạn nhận được là “Bánh mì Phượng ở Hội An”
Điểm gì là nên sự hấp dẫn của bánh mì phượng?
Phần quan trọng nhất để có một chiếc bánh mì ngon chính là bánh mì! Có rất nhiều tiệm mì bánh mì trong thành phố, nhưng không phải tiệm bánh mì nào cũng đầu tư để có được những chiếc bánh vàng giòn Việc sản xuất từ A đến Z cũng là một bí quyết để bánh mì Phượng được thành công Những ổ bánh mì làm tại chỗ, cho ra lò vẫn còn nóng hổi, khi được kẹp nhân thì vẫn giòn, đến tay khách thì vừa thơm vừa ấm, ai mà không suýt xoa cơ chứ!
Để phục vụ tốt nhất khách trong nuocwss và khách nước ngoài, tại đây có đến khoảng 20 loại nhân cho các bạn lựa chọn Từ các loại nhân mang đậm nét ẩm thực Việt Nam như chả giò, ruốc,… đến các loại đặc trưng ở Châu Âu như thịt jambong, phô
Trang 10mai,… Đặc biệt phải kể đến pate, pate cô Phượng làm rất mềm và béo ngậy, khi ăn bạn sẽ cảm giác như từng miếng đang tan ra trong miệng, những hương vị hòa quyện hấp dẫn.
Điểm đặc biệt nhất và là vũ khí giữ chân thực khách chính là nằm ở loại nước sốt được pha theo công thức riêng mà chỉ Bánh mì Phượng Hội An mới có Theo như cô Phượng chia sẻ “nước sốt nhà chị không phải dùng loại sốt mayonnaise thông thường mà là loại nước sốt được chế bến kỳ công, mang hương vị béo ngậy đậm đà”.Loại sốt này đã khiến những thực khách khó tính nhất cũng phải gật đầu khen ngợi.!
1.2.3 Mì Quảng
Mì Quảng cũng như phở, bún đều được chế tác từ gạo nhưng lại có sắc thái và hương vị riêng biệt Ðúng như tên gọi, mì này nguyên có nguồn gốc xuất phát từ xứ Quảng Nam Ðể làm mì, người ta dùng gạo tốt ngâm nước cho mềm, đem xây thành nước bột mịn, vừa trùng (không đặc không lỏng) pha thêm ít phèn sa để cho sợi mì giòn, cứng rồi đem tráng thành lá mì Khi chín vớt ra đặt lên vỉ cho nguội, thoa sơ lớp dầu cho mì khỏi dính sau đó xắt thành sợi Nước nhưn (nhân) mì tiếng địa phương còn gọi là nước lèo – được làm bằng tôm, thịt heo, hoặc bằng thịt gà, có khi được làm bằng cá lóc, thịt bò… rất là đa dạng nhưng phổ biến hơn cả là nhưn tôm, thịt hay thịt gà.
Muốn làm nhân tôm thịt người ta làm tôm sống, bỏ dầu, một số con đem giã dập, một số để nguyên con Thịt ba chỉ xắt mỏng cho vào với tôm ớp gia vị rồi đa lên bếp tô cho thấm Lại cho thêm mấy củ hành, đổ vào nồi nấu cà chua, thơm (dứa) để lấy vị thơm, ngọt cho nước lèo (nước nhưn) Ðối với nhưn thịt gà thì sau khi đã làm sạch, chặt thành từng miếng nhỏ trộn ớp với tiêu, hành, tỏi, đa lên bếp tô cho thấm, rồi nấu thêm với các loại cà chua, thơm hành đến khi chín thành nước lèo Nước nhưn mì không cần nhiều màu mè, không cần nhiều gia vị mà phải trong và có vị ngọt Cái ngọt này đặc biệt khác với vị ngọt của nước phở nấu bằng xương bò, nước lèo của bún hầm xương heo Rau sống để ăn với mì thông thường là loại rau đắng, diếp cá, rau húng, rau quế, rau cải, hành, ngò… của vùng rau Trà Quế nổi tiếng nằm ở phía Ðông Bắc phố cổ Hội An, ăn mì Quảng phải kèm rau sống Trà Quế mới thật đúng “tông” Chỉ có rau ở vùng này mới thể hiện hết cái nhiều mùi vị hương thơm: cay, chát, ngọt, đắng… làm tăng thêm hương vị của tô mì Quảng.
2.Quảng Ngãi
Trang 112.1.Kẹo gương
Một loại kẹo đặc sản của tỉnh Quảng Ngãi, có hương vị thơm ngon, lạ miệng, rất ưa thích không những đối với trẻ con, mà một số người lớn tuổi cũng thích ăn loại kẹo này.
Gọi là kẹo gương vì loại kẹo này vì nó có màu vàng, trông suốt nhìn rất ống ánh như thuỷ tinh, pha lê Khiến cho người ăn phải cầm cẩn thẩn nâng niu.
Kẹo gương từ xưa được sản xuất ở Thu Xà (xã Nghĩa Hoà, huyện Tư Nghĩa) Hiện nay, nghề sản xuất kẹo gương đã có khắp nơi trong tỉnh, nhưng chủ yếu tập trung ở TP.Quảng Ngãi Có người cho rằng kẹo gương Quảng Ngãi vốn có nguồn gốc từ bên Triều Châu, Trung Quốc được du nhập đến cảng Thu Xà từ thế kỷ 17 với tên gọi là "kia thứng" hay "pô lý thứng" ngày xưa, Kẹo gương từng được vua Lê Trung Tông nhà Lê Trung Hưng dùng làm món ăn tráng miệng trong triều nội Tại Quảng Ngãi, nghề làm kẹo gương được phổ biến khắp nơi nhưng chỉ có kẹo gương sản xuất tại thị trấn Thu Xà, cách thành phố Quảng Ngãi chừng 10 km về hướng đông, mới thơm ngon cái vị đặc trưng và nổi tiếng hơn cả.
Cách làm kẹo gương như sau, Kẹo gương được làm từ đường cát trắng kết hợp với mạch nha Nấu chảy hai nguyên liệu đó ở một nhiệt độ thích hợp đến khi có màu vàng nhạt thì trộn thêm với nước cốt chanh và vani vào Và khi hỗn hợp đã đạt yêu cầu thì sẽ tắt nồi nấu Sau đó tưới hỗn hợp lên một cái mâm hình chữ nhật lớn đã được đặt sẵn nguyên liệu kèm là đậu phộng tiếp tục người thợ sẽ lấy vá để dàn mỏng và thật nhanh lớp đường để đường không bị cứng lại Sau đó lấy mè rang rắc lên trên Để nguội và cắt đường thành miếng nhỏ Như vây là được hoàn thành
Mặc dù nghe thì có vẻ như là dễ dàng, nhưng để làm được kẹo gượng ngon, đặc trưng cũng cần những bí quyết và sự khéo léo của người thợ Cũng giống như đường phèn, đường phổi Làm kẹo gương lúc nấu đuờng người thợ dùng trứng gà để loại bỏ tạp chất và tạo vị đậm đà đặc trưng cho kẹo khi mà nấu Đường người thợ phải bật đúng độ lửa, phải canh cho đường vừa tới Không non quá cũng không già quá Nếu đường non sẽ bị lại cát và không có độ trong, bóng Già quá thì đường sẽ cháy,có vị đắng Ngoài ra, cái việc dùng mạch nha và chanh tươi là để tránh hiện tượng lại cát và tạo độ thơm cho đường một điểm lưu ýlà tuyệt đối kẹo gương không dùng bất kì một loại hóa chất nào trong quá trình chế biến.
2.2.Mạch nha
Trang 12Mạch nha là tên gọi của một loại mật dẻo được sản xuất từ ngũ cốc (lúa mạch, lúa mì, yến mạch, đại mạch, …)
Mạch nha có độ dẻo nhưng không dai, vị ngọt thanh, màu vàng sậm, thơm ngon mùi nếp Ở Việt Nam, vùng đất sản xuất mạch nha nổi tiếng và ngon nhất là ở làng Thi Phổ, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Theo Địa Chí Quảng Ngãi, kẹo mạch nha đã ra đời từ những năm 1930 của thế kỷ trước Kẹo mạch nha Quảng Ngãi lúc đó được được bày bán rộng rãi tại những nơi đông đúc ở kinh thành Huế và Hà Nội Các vua triều Nguyễn đã phong hàm “Cửu Phẩm Văn Giao” cho nghệ nhân làm ra món đặc sản ngon này Tương truyền, ông Phó Sáu ở thôn Thiết Trường, thị trấn Mộ Đức ngày nay, là nghệ nhân có vinh dự vua ban Cuối đời, ông đã truyền nghề con con rể của mình là Trần Diêu để duy trì phát triển sản xuất kẹo mạch nha quy mô hơn tại thị trấn Thi Phổ và thị trấn Đồng Cát Chắc có lẽ cũng vì sự nổi tiếng đó,mà dân gian đã có câu “Kẹo gương Thu Xà, mạch nha Thi Phổ” vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Mạch nha có tính ngọt tự nhiên nên thường được sử dụng để thay thể đường trong việc làm bánh kẹo, nấu chè, chế biến các món ăn hoặc thức uống Ngoài ra, mạch nha cũng có thể ăn trực tiếp, hoặc dùng kèm với các món như khoai, sắn, bánh tráng… rất ngon Muốn làm mạch nha phải trải qua một số quy trình khá phức tạp Trước tiên, chọn giống lúa thơm, hạt lớn đem ngâm trong vòng 24 giờ, sau đó lấy ra trải mỏng và tiếp tục ủ 4-5 ngày nữa rồi đem phơi khô và xay nhuyễn thành bột gọi là bột mầm Sau đó, chọn giống nếp thơm, dẻo đem nấu thành xôi Đem mộng lúa đã xay và xôi nếp ủ với nhau theo tỉ lệ 5 kg gạo nếp – 1 kg bột mộng Sau đó, đổ thêm nước vào theo tỷ lệ 2 kg bột – 1 lít nước và cho vào nồi to để nấu đến múc nhuyễn Sau cùng dùng kít ép lấy nước rồi đem nước đó nấu cô lại là thành mạch nha.đặc biệt, cũng như kẹo gượng trong quá trình nấu nước (đã ép) phải phải hết sức cẩn thận về độ lớn của lò lửa Nếu lửa lớn, mạch nha sẽ có mùi khét, còn lửa nhỏ thì mạch nha sẽ không có độ dẻo đặc trưng Nghệ thuật nấu mạch nha ngon nằm ở bước này Khi mạch nha vừa đủ độ dẻo cần thiết thì đổ vào lon, để nguội và đóng hộp.
Hoàn thành một mẻ mạch nha mất thời gian khá lâu, tốn nhiều công sức, và lợi nhuận không cao Thế nhưng, đối với người dân Quãng Ngãi thì chỉ cần thấy được thành quả của mình là những lon mạch nha thơm ngon, quyến rũ lòng người, là đặc sản của một xứ
Trang 13sở thì dù có khó khăn, mệt mỏi, vất vả bao nhiêu những người thợ làm kẹo mạch nha cũng thấy ấm áp lòng và có thêm nghị lực, niềm vui để sống tiếp với một nghề thủ công truyền thống của Quảng Ngãi.
2.3.Tỏi Lý Sơn
Tỏi Lý Sơn là nhãn hiệu địa lý của loại tỏi được trồng ở huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) Đã từ lâu không ai biết khi nào, Tỏi Lý Sơn đã có mặt ở đây theo thời gian trở thành đặc sản nổi tiếng là thương hiệu và nhãn hiệu của vùng (tỏi Lý Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận số 19213/QĐ-SHTT ngày 10/12/2007 và cuối tháng 3/2009).
Với đặc điểm đia hình và thổ nhưỡng được hình thành từ dung nham của những miệng núi lữa phun trào cách đây hàng triệu năm Tự nhiên đã ban tặng cho mảnh đất Lý Sơn một cảnh quang kỳ thú cùng với điều kiện tự nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng đặc trưng riêng biệt , sỏi núi Thới Lới và cát biển được phủ lên mặt ruộng cùng với kinh nghiệm canh tác của người dân địa phương nên cây tỏi Lý Sơn có mùi hương và vị cay dịu tinh túy đặc trưng so với các loại tỏi khác
Tỏi là một loại gia vị trong chế biến các món ăn hằng ngày giúp kích thích vị giác, giúp cho các món ăn có hương vị thơm ngon và đậm đà hơn Tỏi Lý Sơn ngoài công dụng như các loại tỏi thông thường thì người ta còn phát hiện ra những tác dụng kỳ diệu của tỏi Lý Sơn là làm Tinh dầu và các hoạt chất có trong tỏi giúp có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch , phòng chống ung thư, nâng cao sức khỏe
Phân loại
Tỏi Lý Sơn thường: Củ tỏi có kích thước nhỏ vừa, gồm nhiều tép nhỏ (mỗi củ tỏi Lý Sơn có nhiều tép hơn, do tép tỏi Lý Sơn nhỏ hơn khá nhiều so với tỏi vùng khác).
Tỏi cô đơn: Mỗi củ chỉ gồm duy nhất 1 tép
Cách phân biệt
Tỏi lý sơn mang những nét đặc trưng riêng biệt từ hình dáng , màu sắc cho đến hương vị
Tỏi Lý Sơn chính gốc phải được trồng tại Đảo Lý Sơn có các đặc điểm đặc nhận dạng trưng sau :
• Củ tỏi Lý Sơn có màu trắng , không bóng trong khi các loại tỏi khác có màu sẫm hơn
• Củ tỏi có kích thước từ 2 đến 6cm nhỏ hơn nhiều so với các loại tỏi khác Một củ tỏi Lý Sơn chỉ to bằng 1/3 củ tỏi thông
Trang 14thường khác Mổi củ có nhiều tép nhỏ , số tép dao động từ 12 đến 20 tép
• Tỏi Lý Sơn không để lại lõi ở giữa sau khi bóc hết các tép ra
• Rễ tỏi Lý Sơn có cọng to hơn, có màu sáng và dai hơn so với củ tỏi Khách Hòa có rễ cọng nhỏ hơn , màu sẫm, bỡ và dễ đứt hơn
• Tỏi Lý Sơn có vân nhỏ , màu nhạt và ít nỗi bật hơn • Có màu vàng nhạt ở phía đáy xung quanh bộ rể
Hương vị có lẽ là đặc điểm nhận biết rỏ nét nhất của tỏi Lý Sơn vì không có một loại tỏi nào có thề có được hương vị tinh túy đặc trưng như thế Tỏi có vị thanh ngọt nhẹ nhàng, không quá cay nồng như tỏi Trung Quốc, tỏi Đà Lạt hay tỏi Khánh Hòa Khi giả nhuyển có mùi thơm dễ chịu đặc trưng, không hôi miệng kể cả khi ăn sống
Chính nhờ những tính chất , hương vị và công dụng tuyệt vời của tỏi Lý Sơn nên dù giá tỏi Lý Sơn có cao hơn các sản phẩm tỏi khác trên thị trường người tiêu dùng vẫn yêu thích và ưu tiên lụa chọn và tìm mua
Đây cũng xem như là món quà nhỏ mà hầu hết mn thường mua về làm quà khi đến Quảng Ngãi Bởi Tỏi Lý Sơn được xem như đại diện cho hình ảnh người dân huyện Lý Sơn nói riêng và Quảng Ngãi nói chung
2.4.Don
Don thuộc loài nhuyễn thể, vỏ có hai mảnh hình dẹt và dài chỉ hơn 1 phân Bên trong phần thịt có màu vàng nhạt và vài tua dài tủa xung quanh Con don thường sống ở các vùng nước lợ, tại các vùng cửa sông đổ ra biển và sinh tồn bằng cách chui vào trong đá
Don chỉ có ở hai con sông lớn của Quảng Ngãi là sông Trà và sông Vệ Loài don thường sống rải rác khắp nơi, lòng sông, bờ sông và nhiều nhất là ở khu vực gần các cửa sông Thường vào mùa khô hạn khoảng tháng 4 đến tháng 5, người dân xung quanh hai con sông mới vào mùa cào don Nhưng có khi vào tháng 7 don cũng xuất hiện nhiều.
Công cuộc cào Don cũng không hề dễ, chúng nằm sâu trong cát vì vậy người ta phải ngâm nước hàng giờ và cào thật sâu mới có được số lượng nhiều.
Don khi được cào về người ta sẽ chế biến bằng việc chà vỏ, rửa thật sạch rồi ngâm cho nhả hết cát Sau đó người ta luộc cho đến khi há miệng thì vớt ra nước luộc don sẽ không bỏ đi người ta
Trang 15sẽ nêm nếm để làm cnh Canh từ nước luộc Don sẽ có vị ngọt thanh tự nhiên và nguyên chất Món đặc sản Don chỉ gồm một tô nước có màu đùng đục, trong có chứa nhiều con don nhỏ xíu Đơn giản vậy nhưng món ăn đã đi sâu vào tâm trí của mỗi người con xứ Quảng và hương vị của Don không trùng lặp với bất kì món nào trên đất nước ta Song song đó, món canh don gần như chứa đựng tất cả con người, tình cảm và văn hóa của vùng đất núi Ấn sông Trà.
Bên cạnh tô Don người ta còn dùng kèm thêm một ít bánh tráng và một ít gia vị chẳng hạn như hành tây , tiêu, hành lá, Nếu muốn món ăn ngon hơn thì nhất thiết phải có sự kết hợp của tép tỏi Lý Sơn và mùi cay thơm của ớt hiểm thì món don sẽ vô cùng hoàn hảo.
Ngoài món Don truyền thống, thì Don cũng được chế biến thành nhiều món như Don xào, cháo don, Vì don có theo mùa nên vào những thời điểm khác trong năm, người Quảng Ngãi thường thay don bằng hến Nhưng dù thay thế đi nữa thì hến không thể nào có được cái đặc trưng giống như Don
Có thể nói món don như đặc tính của người đất Quảng, như là hơi thở và cuộc sống của người dân không cầu kỳ, không đắt đỏ, cái ngon tự nhiên đến từ vị ngọt thanh lạ của những con don trên mảnh đất quê hương đã tạo nên một đặc sản, một niềm tự hào của ẩm thực Quảng Ngãi Mộc mạc, dân dã.
2.5.Cá bống sông Trà
Ở Quảng Ngãi bên cạnh con don là món ăn dân dã đậm đà thì cá bống nơi đây cũng thuộc hàng trứ danh nổi tiếng gần xa.
Theo màu sắc, người ta chia ra cá bống làm nhiều loại: cá bống mú, cá bống dô, cá bống cát, cá bống cằn.
Cá bống thường song ở các con sông Và hầu như là nơi nào cũng có Nhưng cá bóng sông trà mới là ngon , là nhớ mãi cái vị bởi Con sông Trà đầy ắp phù sa, nuôi dưỡng, tưới tắm cho cá bống sinh sôi phát triển mang đặc trưng riêng với cái vàng sáng trong hơi ngã ngà của cát sông
Ở sông Trà cũng có nhiều cá bống nhưng ngon nhất vẫn là cá bống kho tiêu để có món cá bống kho tiêu hảo hạng ngoài sự kì công của người chế biến thì việc lựa cá bóng của rất quan trọng, Có câu "Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ con cá bống Sông Trà kho tiêu" cá bống kho tiếu đã trở thành món ăn quen thuộc của người con vùng đất Quảng để kho được nồi cá ngon nhất thiết phải là con cá bống cát sống ở giữa sông
Trang 16Khoảng tháng tư, tháng năm âm lịch, là lúc cá bống nhiều nhất Lúc này cá nhiều trứng, và nhìn con cá sẽ tròn hơn.ăn ngon hơn.
Đặc biệt để cho con cá bống khi kho có thịt săn chắc, không cứng, không mềm thì kho cá ngon nhất vẫn là kho bằng cái trách đất, sanh đất, niêu đất… bất cứ thứ gì bằng đất nung để các hương vị được chất thổ dẫn truyền, quyện vào nhau tạo ra một hương thơm quyến rũ Vì theo chiết lý âm dương “thổ” khi giao thoa với “hỏa” có tác dụng điều tiết âm dương, cân bằng và làm hòa hợp các mùi vị béo bùi cay nồng mặn ngọt của món ăn.
Cá bống sông Trà là một phần hồn vía trong ẩm thực của người xứ Quảng Ở những góc trời xa, trong ký ức quê nhà của người Quảng Ngãi luôn có hình ảnh con cá bống và dòng sông Trà xanh mát.
2.6.Quế Trà Bồng
Trà Bồng không chỉ lừng danh là vùng đất giàu truyền thống hào hùng trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc Trà Bồng cũng không chỉ được cả nước biết đến vì 100% đồng bào Cor ở đây đã đổi từ họ Đinh sang họ Hồ để đời đời tưởng nhớ Bác khi nghe tin Người mãi đi xa… Trà Bồng còn nổi tiếng là vùng đất có loài cây quế giá trị không nơi nào sánh kịp.
Quế Trà Bồng - sản vật lừng danh của đất Quảng Ngãi - như một lời ngợi ca sự trù phú của vùng đất này.
Theo truyền thuyết, quế là cây thiêng do chim trời gieo xuống Người Cor (1 trong 54vdt anh em VN) thấy mùi thơm từ thân quế tỏa ra dễ chịu nên lấy hạt gieo ra khắp núi rừng, làng bản nên chúng mới nhiều như hôm nay Sau này, vì quế rất nhiều nên người ta mới gọi Trà Bồng là vùng đất quế Nếu người Kinh xem ruộng mẫu, trâu là khá giả thì người Cor lấy những đồi quế làm thước đo giàu nghèo” Một số sách xưa ghi lại từ thế kỷ VI, cây quế Trà Bồng đã được các thương nhân Ả Rập, Bồ Đào Nha và Trung Hoa biết đến Họ đã tới tận Trà Bồng mua quế và mang sang tận Tây Á, Đông Âu Chính vì thế mà ngày nay quế Trà Bồng đã đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Pháp
Từ hàng nghìn năm nay, người Kor ở Trà Bồng coi cây quế là cây trồng truyền thống, gắn bó với đời sống của họ như máu thịt.
Vào khoảng tháng 11, tháng 12 hàng năm, những cây quế tốt nhất được chọn lấy hạt để làm giống Cây giống phát triển sau từ 10 đến 12 tháng là có thể trồng được Hàng năm có hai đợt thu hoạch quế
Trang 17• Đợt một bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 3
• Đợt thứ hai từ tháng 7 đến tháng 8 âm lịch Theo kinh nghiệm của người Kor, thu hoạch vào thời điểm này thì quế dễ lột vỏ và cho hàm lượng tinh dầu nhiều.
Vỏ quế được chia thành 5 loại theo chất lượng, gồm:
• quế Tam Sơn, là loại cây quế lâu năm, có vỏ dày đến 5 ly • quế Ống dày từ 2 đến 3 ly và dài 0,6m
• quế Xô có độ dày như quế ống nhưng chiều dài ngắn hơn • quế Chi (tức quế nhánh)
• quế vụn, nát
Vỏ cây quế trong y học phương Đông xem như một phương thuốc chữa bệnh, một thứ “thần dược” Nhờ chứa hàm lượng tinh dầu cao và đặc biệt rất thơm mà các loại quế ở nơi khác không có được, quế Trà Bồng được đánh giá là nguồn hương liệu, dược liệu quý được nhiều người ưa chuộng Bên cạnh đó, với hương thơm dễ chịu, gỗ quế còn chế tác thành đồ thủ công mỹ nghệ như khay, ấm, chén, hộp đựng tăm, nhang
cây quế Trà Bồng đang từng bước trở thành điểm nhấn và là quà tặng yêu thích của khách du lịch gần xa
Cùng với quế Tây Trà, quế Trà Bồng đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Quế Trà Bồng –Tây Trà” vào tháng 6/2009 Cùng với món kẹo gương, cá bống Sông Trà và Don Năm 2012, quế Trà Bồng là 1 trong 4 đặc sản của Quảng Ngãi đã được xác lập kỷ lục Việt Nam Loại quế này có mặt trong Top 10 đặc sản thiên nhiên nổi tiếng Việt Nam Đến năm 2013, Tổ chức Kỷ lục châu Á tiếp tục công nhận đặc sản quế Trà Bồng xác lập kỷ lục châu Á.
3.Bình Định
3.1.Rượu Bàu Đá (An Nhơn)
Rượu Bàu Đá là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Định (Việt Nam) rượu Bàu Đá Bình Định là loại rượu ngon hàng đầu tại Việt Nam Nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng khi dùng qua loại rượu này đều khẳng định đây chính là “thiên hạ đệ nhất danh tửu” và từ lâu đã được xem là Quốc Tửu của Việt Nam.
Theo tuyên truyền,Ngày trước, tại xóm Tân Long, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định có một cái bàu (tên địa phương của “ao”, “trũng”) rộng khoảng 3000 mét vuông – dân trong vùng gọi là Bàu Đá (vì trong bàu có rất nhiều đá), mọi người thường lấy nước ở trong bàu để sinh hoạt và nấu ăn Tình cờ, có một người hành nghề nấu rượu tên là Hương Lễ
Trang 18phiêu bạt về đây, ông là người ở đất Tây Sơn và được thừa hưởng công thức nấu rượu từ thời vua Quang Trung Khi về đây sống, ông đã sử dụng nước của bàu để nấu rượu và không ngờ rượu nấu bằng nước của bàu có hương vị đặc trưng và thơm ngon một cách lạ lùng – không nơi nào có được Từ đó ông đã truyền nghề cho những người trong vùng và hình thành ra một làng nghề nấu rượu, dân trong vùng lấy tên của bàu để đặt tên cho loại rượu này – rượu Bàu Đá.
Ngày nay, nhiều người không biết tên nào là chính xác hơn giữa rượu Bầu Đá và rượu Bàu Đá Tuy nhiên, theo như thông tin ở trên thì rượu Bàu Đá mới là chính xác (từ “Bầu” là do cách phát âm sai của người dân địa phương và nó cũng dễ đọc hơn so với “Bàu”, từ đó dần dần thói quen gọi là rượu Bầu Đá).
Muốn có rượu ngon, người nấu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, gạo, men, dụng cụ nấu cộng với kinh nghiệm gia truyền.
Để có một lít rượu Bàu Đá ngon, thì công đoạn nấu rất công phu: rượu được nấu bằng gạo lứt, nấu một mẻ 5 kg gạo (sẽ lấy được 3,5 - 4 lít rượu) phải mất 6 giờ Dụng cụ dùng để nấu đều làm bằng sành, thủy tinh và tre nên có hương vị đặc trưng Khi chưng cất không được vội vàng, phải dùng lửa liu riu mới vắt cạn được tinh chất gạo Người nấu rượu lâu năm không cần nếm cũng có thể thẩm định được chất lượng của rượu bằng cách lắng nghe tiếng rơi của giọt rượu trong vại sành lúc chưng cất và hương rượu thoáng qua Rượu có nồng độ rất cao, hơn 50 độ.
Khi thưởng thức rượu Bầu Ðá, bạn nên uống một cách từ từ, từng ngụm nhỏ để cảm nhận được cái hương vị thơm ngào ngạt và nồng nàn đang tràn ngập các giác quan của bạn Thưởng thức rượu Bầu Ðá ướp lạnh và nhâm nhi rượu với một ít khô mực thì chẳng còn gì sánh bằng Hương thơm, vị nồng ấm của rượu hoà quyện với với mực béo thơm sẽ là một cảm giác tuyệt vời.
Các lò rượu nổi tiếng phải kể đến là : lò cô Năm Phượng, Lâm Xuân Mười, Ba Trương… Riêng lò cô Năm Phượng được sở văn hóa tỉnh Bình Định công nhận là người đầu tiên ở làng Bàu Đá nấu thành công rượu Bàu Đá Đậu Xanh khó tính.
3.2.Bánh ít lá gai
"Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi"
Người xưa truyền đời câu chuyện huyền thoại về tên bánh ít lá gai Chuyện kể rằng: Ngày xưa có một người đàn ông thường bán
Trang 19ở chợ loại bánh bằng bột nếp, gói trong lá chuối, nhưng bánh không có tên là bánh gì Thường các bà, các cô, ai cũng nói với ông: bán cho tôi mấy cái về cho con Một hôm chỉ duy nhất có một người phụ nữ nói: bán cho tôi một ít bánh về cho mẹ chồng tôi ăn thử Ông bán bánh ồ lên một tiếng: bánh đã có tên rồi- bánh ít Theo ông bán bánh, bởi vì lâu nay người mua chỉ nói mua về cho con, không ai nói mua về cho mẹ Nay có duy nhất một người nói mua về cho mẹ chồng, ít có người hiếu thảo với mẹ chồng như vậy, nên tôi đặt tên là bánh ít, “bánh hiếu thảo”.
Không biết câu chuyện hư thật ra sao, nhưng qua cau chuyện đó cũng nói lên ý nghĩa sâu sắc của chiếc bánh ít Nếu để ý sẽ thấy rừng, Bánh ít thường để cúng giỗ ông bà, cho con gái hồi dâu, làm quà cho người thân,…thì như vậy thôi cũng đủ biết giá trị bánh ít, moojt đặc sản của người Bình Định, những con người trọng tình, trọng nghĩa, làm nên chiếc bánh ít rất là kỳ công, vất vả cùng với sự khéo léo, thành thục Nguyên liệu phải đủ năm thứ: lá gai, gạo nếp, đường, đậu xanh và lá chuối
Cách làm bánh ít lá gai Bình Định
Đầu tiên là chuẩn bị lá chuối để gói bánh Bánh ít Bình Định thường được gói bằng lá chuối hột, để héo hoặc hơ qua lửa cho mềm và được cắt tròn để tiện cho việc bọc bên ngoài.
Tiếp đến là nếp – nếp được chọn thường là nếp loại một, để bánh được mềm dẻo và thơm ngon Sau khi chọn được loại nếp như ý sẽ đem ngâm, xay, đăng bột, sao cho chỉ còn lại phần bột nếp.
Một trong những công đoạn tốn nhiều thơi gian nhất là chuẩn bị lá gai Đây được xem là nguyên liệu quyết định đến sự thơm ngon của bánh Lá gai thường được mua ở các chợ đầu mối hoặc lá gai được người dân nơi đây tự trồng, để mang lại những vị ngon ngọt nhất của người xứ Nẫu Lá gai sau khi hái, được lặt bỏ phần cuống và gân lá; sau đó rửa sạch, luộc chín, để ráo nước, xay nhuyễn, vắt lấy nước và trộn với bột nếp được chuẩn bị trước đó Nhân bánh ít lá gai thường được làm từ dừa và đậu xanh Đậu xanh, ngâm cho nở, dừa bào thành sợi nhỏ, sau đó nấu chín với đường cát Nhân bánh sau đó được để nguội, vò thành viên Ngoài nhân đậu xanh và dừa như trên, bánh ít lá gai quy nhơn còn các loại bánh ít mặn đó là loại bánh ít nhân tôm thịt,loại bánh ít này ít được ưa chuộng, nên ít thấy ở Quy Nhơn.
Cách gói bánh ít
Trang 20Sau khi chuẩn bị nguyên liệu xong sẽ bắt đầu gói bánh Gói bánh rất đơn giản nhưng để có những cái bánh đẹp cần có cách gói bánh ít đẹp, mà ít người có thể thực hiện.
Dùng một lượng bột nếp vừa phải đủ để bọc nhân, vo tròn, cán mỏng, cho nhân vào và vo tròn lần nữa Sau đó, thoa đầu vào lá chuối, đặt nhân vào gói lại cho đẹp và mang đi hấp cho chins thì hoàn thành
Làm ra những chiếc Bánh ít lá gai là một quy trình vô cùng đặc biệt, đòi hỏi người làm bánh phải có sự khéo tay, đam mê và một tâm hồn luôn tràn ngập tình yêu thương quê hương của mình
Thông thường bánh ít chỉ để được một, hai ngày mà thôi! Nhưng muốn để bánh được thời gian lâu thì phải làm kỹ các khâu, trong đó có khâu làm chín nguyên liệu xong mới gói ra thành phẩm, không phải gói lá chuối xong mới nấu như cách truyền thống.
Bánh ít lá gai, dai dai, dẻo, béo, hơi ngọt, giòn giòn của nhân dừa, rất đặc trưng của loại bánh truyền thống Dù không thể bằng với các loại bánh cao cấp, nhưng người Bình Định vẫn ưa chuộng, bởi đó là loại bánh truyền thống của quê hương
Không đơn thuần chiếc bánh ít lá gai có hình tháp Việc gói bánh ít hình tháp cugnx có thể là tượng trưng những ngọn tháp Chăm Và cũng Không phải ngẫu nhiên người xưa đặt tên cụm tháp Chăm ở xã Phước Hiệp (Tuy Phước) là tháp Bánh Ít Đó là 5 ngọn tháp sừng sững hàng trăm năm đứng vững, trường tồn, mặc cho thời gian và phong ba bão táp
3.3.Tré BÌnh Định
Tré là món ngon bình dân, được nhiều người ưa chuộng Nó bình dân từ hồn cốt, hình thức bên ngoài và cả nguyên liệu bên trong có mặt ở hầu hết các tỉnh thành Trung Trung bộ là món ăn trên mân cổ của mọi nhà thế nhưng nổi tiếng thơm ngon nhất vẫn là Tré Bình Định, nó mang một hương rất riêng mà chỉ những con người ở Bình Định mới làm nên được.
Nguyên liệu để làm nên món tré nức tiếng đều là những nguyên liệu quen thuộc của địa phương: thịt tai heo, thịt đầu heo, thịt ba chỉ cùng với gia vị mè, thính, riềng, ớt, lá ổi non và tỏi.
Thịt lợn đem rửa sạch, xát muối cho trắng và hết hôi Sau đó đem lên bếp luộc chín, vớt ra ngâm trong nước lạnh để thịt giòn và không bị dính Rồi dùng dao sắc để thái mỏng thịt và đều miếng Theo những người làm tré lâu năm thì khâu tẩm ướp gia vị sao cho vừa miệng với người dùng là khó nhất Công thức nêm nếm đã trở
Trang 21thành bí quyết gia truyền của mỗi người làm tré Thịt sau khi được thái mỏng, cho riềng, tỏi thính gạo trộn đều với nhau.
Sau khi nêm nếm các gia vị đến khâu gói trẻ được coi là công đoạn quan trọng đòi hỏi sự khẻo léo của người làm nghề Tré Bình Định được gói trong lá ổi, bọc trong bịch bóng sau đó mới đem ủ trong cây rơm Bên ngoài được bọc bằng lớp áo rơm dày, bó chặt hai đầu bằng lạt Việc gói tré công phu như vậy nên món ăn này giữ được thời gian khá lâu.
Món tré sau khi được gói trong bó rơm khoảng từ 2-3 ngày thịt sẽ được làm chín lên men tự nhiên Khi ăn sẽ cảm nhận được vị chua, nồng hấp dẫn Trong những ngày lễ Tết, đây là món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình người dân đất Võ, trên bàn thờ gia tiên và trong bữa nhậu hàng ngày của dân bản địa.
3.4.Một số món khác
Bình Định còn rất nhiều món đặc sản đi vào trong ca dao, tục ngữ như :
"Nem chua chợ Huyện nướng phồng
Chấm tương Thập Tháp, con rồng Ngưỡn quan" Hay
"Đầm Châu Trúc nước xanh biêng biếc, Gạch tôm cua chi xiết mặn nồng
Chình mun nằm sát đáy sông
Sài Gòn, Hà Nội, Hồng Kông cũng thèm" Hay
"Mùa hè đến chốn Thạch Khô (Hoài Ân) Mắm thơm, rau mít, dựa kề thịt nai" Hay
“Thạch Bàu (Cát Hiệp), nhớ gỏi đa đa
Hội Sơn (Cát Sơn) rượu nếp, mắm cà Soi Duyên (Cát Hiệp)"
3.Phú Yên3.1 Bò một nắng
Thường được nhắc tới nhiều nhất chính là thịt bò một nắng Loại thịt được dùng để chế biến món bò thơm ngon này là loại bò được chăn thả nuôi tự nhiên trên các triền núi Phú Yên, thế nên thịt rất chắc và thơm Sau khi bò được mổ, người ta sẽ chọn những miếng thịt thăn hay thịt bắp ngon nhất, chắc nhất về chế biến Khi chế biến cần lưu ý luôn để tránh thịt bị ôi vì khi làm bò một nắng sẽ không chắc và không thơm Thịt sẽ được sơ chế, làm sạch, thái ra những lát hình chữ nhật với chiều dài 12cm, chiều rộng 5cm và dày 2cm.
Trang 22Thịt bò sẽ được đem đi ướp với hành, tỏi, ớt, tiêu, mắm, muối, và một số loại gia vị khác trong vòng 15 phút để thịt ngấm gia vị Sau đó đem thịt đã được ướp ra phơi nắng một nắng để thịt khô bớt lại nhưng không khô hẳn mà vẫn giữ được vị ngọt dai của thịt, sau đó thịt sẽ đem đi bảo quản và đóng gói Trước khi ăn, thịt phải được nướng trên bếp than để thịt chín hẳn Bò khô một nắng có thể ăn kèm với một số loại rau thơm và nước tương Thịt bò dai, cay nhưng rất ngon Còn gì thú vị hơn trong tiết trời se se lạnh được ngồi bên bếp than nướng thịt và thưởng thức cùng gia đình và bạn bè.
3.2 Mắt cá ngừ đại dương
Phú Yên nổi tiếng là vùng biển cá ngừ đại dương ngự trị Vì vậy nên không thể bỏ sót các món ăn chế biến từ loại cá quý hiếm này Đặc biệt có thể kể đến bộ phận được chế biến thành món ăn cực kỳ nổi tiếng là mắt cá ngừ đại dương.
Cá ngừ đại dương thường nặng từ 40-50 kg, thế nên mắt của chúng cũng khá to Mắt cá ngừ đại dương thường được chế biến bằng cách hầm thuốc bắc Đầu bếp sẽ lấy mắt của cá cho vào một thố đất nung nhỏ, cho thêm các rau củ quả, táo tàu,… để hầm, sau đó mang cả thố đã trang trí ra cho thực khách Mắt cá to tròn béo ngậy hòa quyện cùng hương vị thanh thanh của thuốc bắc thật sự là một hương vị đặc sản, tinh hoa của biển cả vô cùng đặc biệt bạn nhất định phải thử khi ghé vùng đất xứ Nẫu này Ngoài ra nếu yêu thích loại cá này bạn còn có thể thử qua các món khác như lườn cá nướng muối ớt, bao tử cá ngừ hầm tiêu xanh hoặc làm gỏi, cháo cá ngừ đại dương,…
Cá ngừ tại đây không chỉ được chế biến thành những món ăn tươi ngon, mang đậm hương vị biển cả, mà để phục vụ nhu cầu khách du lịch tới Phú Yên và muốn mua về làm quà cho gia đình và bạn bè, nên người dân địa phương đã chế biến thành món khô cá ngừ đại dương Đây là một món đặc sản Phú Yên ngon độc đáo, bởi dù đã được sơ chế bằng phương pháp sấy khô nhưng vẫn giữ được hương vị đậm đà, dẻo dai đặc trưng của cá biển, thực sự rất phù hợp làm món ăn kèm khi ngồi tiếp khách hay mời rượu bạn bè.
3.3 Bánh canh hẹ
Bánh canh hẹ là một món ăn dân dã ở Phú Yên với nguyên liệu làm ra cực kỳ đơn giản nhưng lại thơm ngon khó cưỡng
Bánh canh hẹ có sợi bánh làm từ bột gạo Sợi bánh hơi nhỏ hơn sợi bánh canh thông thường, có độ mềm dẻo nhất định, khi nấu không bị gãy vụn, ăn vẫn thấy độ dai vừa phải chứ không bị bở.