Tiểu Luận - Văn Hóa Ẩm Thực Đông Nam Bộ

17 2 0
Tiểu Luận - Văn Hóa Ẩm Thực Đông Nam Bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: “VĂN HÓA ẨM THỰC ĐÔNG NAM BỘ”MÔN: VĂN HÓA ẨM THỰC

Trang 2

MỤC LỤC

Chương I: Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực ở vùng Đông Nam Bộ 1 Vị trí địa lý

2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 3 Ảnh hưởng từ vùng khác, sự giao lưu văn hóa

4 Yếu tố văn hóa lịch sử trong ẩm thực Đông Nam Bộ 5 Yếu tố tôn giáo – sức ảnh hưởng đến ẩm thực Nam Bộ Chương II: Giá trị văn hóa ẩm thực của Đông Nam Bộ

1 Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Đông Nam Bộ 2 Giá trị văn hóa ẩm thực Đông Nam Bộ

Chương III Một số món ăn đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ 1 Cơm tấm – món ngon đậm dấu ấn của người Sài Gòn 2 Bánh khọt – đặc sản thành phố biển Vũng Tàu

3 Bánh canh Trảng Bàng – Tây Ninh 4 Ve sầu sữa – Bình Phước

5 Bò nướng ngói – Bình Dương6 Rượu bưởi Tân Triều – Đồng Nai

Trang 3

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Nói đến ẩm thực Việt Nam bạn bè năm châu đều có sự ngưỡng mộ không thể che giấu, sự giàu có và phong phú, hương vị riêng biệt từ mỗi tỉnh thành đem lại cảm giác mới lạ cho du khách mỗi lần tới thăm Và mỗi khi nhắc đến Việt Nam thì ẩm thực luôn là một đề tài thú vị Ẩm thực của người Việt không chỉ là những món ăn, công thức chế biến mà đây là một nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống Đặc biệt hơn có một vùng đất không chỉ được mẹ thiên nhiên ưu ái điều kiện tự nhiên hay khí hậu hòa hợp, chiều lòng con người mà nơi đây là sự gặp gỡ, giao thoa và cuối cùng là hòa quyện từ mọi miền đất nước để trở thành vùng đất giàu có về ẩm thực mà hơn hết đó là cả một nền văn hóa đặc sắc của những người dân vùng Đông Nam Bộ Mặc dù mang trong mình vẻ đẹp là vậy nhưng dường như nơi đây đang khiêm nhường mà giấu nhẹm đi.

Với lợi thế sở hữu những con sông lớn, giáp với vùng đất của sông ngòi kênh rach là đồng bằng Sông Cửu Long và phía đông giáp Biển Đông, người dân Đông Nam Bộ từ sớm đã tiếp xúc với nguồn nguyên liệu dồi dào từ thủy hải sản Qua dòng thời gian, con người ngày càng phát kiến thêm nhiều cách kết hợp món ăn khác nhau đã làm cho kho tàng văn hóa ẩm thực của dân tộc không ngừng phong phú lên.

Khi nghiên cứu về văn hóa nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng ở khu vực Đông Nam Bộ, yếu tố sông nước luôn đóng vai trò quan trọng, tạo nên nét đặc sắc riêng, tính phong phú, đa dạng và sáng tạo Chính vì vậy, nghiên cứu về văn hóa ẩm thực của người Việt ở Đông Nam Bộ là một đề tài phong phú, sẽ góp phần làm đa dạng hơn cho sắc thái văn hóa Đông Nam Bộ nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của vùng Đông Nam Bộ, trong đó chú trọng đến những yếu tố tạo thành và những giá trị của nền văn hóa ẩm thực Đông Nam Bộ Đồng thời chỉ ra những độc đáo, cụ thể là những món ăn đặc sắc đại diện cho mỗi tỉnh thành của vùng.

Trang 4

Chương I: Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực ở vùng Đông Nam Bộ:

1 Vị trí địa lý

Đông Nam Bộ là vùng đất mới trong lịch sử phát triển của đất nước, khu vực tập trung nhiều đô thị nằm giữa các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên là những vùng giàu tài nguyên đất đai, rừng và khoáng sản Phía Tây và Tây - Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long nơi có tiềm năng lớn về nông nghhiệp, là vựa lúa lớn nhất nước ta; phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, giàu tài nguyên hải sản, dầu mỏ và khí đốt và thuận lợi xây dựng các cảng biển tạo ra đầu mối liên hệ kinh tế thương mại với các nước trong khu vực và quốc tế; phía Tây Bắc giáp với Campuchia có cửa khẩu Tây Ninh tạo mối giao lưu rộng rãi với Cam puchia, Thái Lan, Lào, Mianma Với vị trí này Đông Nam Bộ là đầu mối giao lưu quan trọng của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế.

2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Địa hình

Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long Độ cao địa hình thay đổi từ 200 đến 200 mét, rải rác có một vài ngọn núi trẻ Nhìn chung địa hình của vùng tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp và đô thị, xây dựng hệ thống giao thông vận tải,

Khí hậu

Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm Đặc biệt có sự phân hoá sâu sắc theo mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa Lượng mưa dồi dào trung bình hàng năm khoảng 1.500 – 2.000 mm Khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai Tuy nhiên về mùa khô, lượng mưa thấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt

Tài nguyên biển

Bờ biển dài 350 km với vùng biển Ninh Thuận- Bà Rịa Vũng Tầu là một trong bốn ngư trường trọng điểm của nước ta với trữ lượng cá khoảng 290-704 nghìn tấn chiếm 40% trữ lượng cá của vùng biển phía Nam Diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là khoảng 11,7 nghìn ha.

Thiên nhiên ưu đãi cho Đông Nam Bộ bãi biển Vũng Tàu, Long Hải phát triển ngành du lịch trong vùng.

3.Ảnh hưởng từ vùng khác (yếu tố ngoại lai), sự giao lưu văn hóa.

Người Đông Nam Bộ gồm những tỉnh khác nhau, nhiều dân tộc khác nhau hợp thành, qua đó phần nào tạo nên bản sắc cho nền ẩm thực Đông Nam Bộ Các lưu dân khi xa quê hương vào đây lập nghiêp, ho mang theo cả những món ăn, cách nấu của quê hương

Trang 5

mình Vì thế mà ẩm thực Đông Nam Bộ hình thành, mang hương vị riêng biệt ở từng địa phương, từng vùng mà họ mang đến tạo nên một sự đa dạng về ẩm thực trong vùng này.

Các món ăn từ những vùng miền khác khi du nhập vào miền Nam đã được biến tấu khá nhiều Chẳng hạn, sợi bún của miền Bắc khi vào đến miền Nam trở nên to hơn, đặc bột hơn và được gọi là bánh canh Bánh canh miền Nam cũng rất phong phú khi được ăn kèm với thịt gà, tôm, cua, mực, giò heo Người miền Bắc khi di cư vào miền Nam mang theo món phở và phở đã bắt đầu có sự đổi khác Đặc biệt là ở Tp HCM, thịt bò trong phở được bán theo 6 kiểu: chín, tái, nạm, gầu, gân, bò viên tùy theo ý thích của khách.Phở miền Nam được ăn kèm với tương ngọt (tương đen), tương ớt đỏ, chanh, ớt tươi, ngò gai, húng quế, giá, hành tây cắt lát mỏng Nước phở thường không trong như phở miền Bắc mà có màu hơi đục, vị ngọt hơn, béo hơn.Món ăn có phần gia vị đậm đà hơn, vừa khẩu vị của mọi người hơn, bởi vì khẩu vị của người Đông Nam Bộ có thể nói là ăn đậm vị, ngọt phải ngọt béo như chè cốt dừa, cay phải xé lưỡi thở hồng hộc, mặn phải đặc quánh chấm mới thấm Còn về món chè của người miền Nam cũng rất phong phú Ngoài chè đậu, bánh trôi nước của miền Bắc, chè sen, chè bắp của miền Trung, miền Nam cũng tiếp nhận và biến tấu thành những món chè đặc trưng như chè khoai, chè chuối, chè bà ba, chè trôi nước… ăn với nước cốt dừa.

Ẩm thực miền Nam là sự tổng hòa của văn hóa ẩm thực miền Bắc, miền Trung Đó là những cư dân người Việt chạy trốn chiến tranh thời các chúa Trịnh- Nguyễn Họ là những nông dân, thợ thủ công phải chịu rời bỏ quê cha đất tổ chạy vào đây sinh cơ lập nghiệp Chính vì sự màu mỡ trù phú của mảnh đất Đông Nam Bộ này cùng với phát triển về kinh tế nên thu hút đc nhiều người đến đây lập nghiệp và phát triển ẩm thực sẵn có bên cạnh đó còn tiếp thu những đặc trưng từ nhiều vùng khác nữa

Bên cạnh đó, ngoài sự giao thoa tiếp thu từ những vùng trong nước, Đông Nam Bộ còn hân hạnh tiếp thu những văn hóa ẩm thực những tinh túy về hương liệu thức ăn từ những đất nước khác trên thế giới Thành Phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm lớn nhất cả nước nói chung và vùng Đông Nam Bộ nói riêng, chính vì sức lớn mạnh và ảnh hưởng về văn hóa của mình Sài Gòn thu hút người từ những nơi khác tới sinh sống và định cư nơi đây như trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và cũng chính vì thế nên nền ẩm thực cũng theo đó mà biến tấu phù hợp và cũng thay đổi nhiều đi tạo nên một đặc trưng mới.

4 Yếu tố văn hóa lịch sử trong ẩm thực Đông Nam Bộ

Trong quá trình đô hộ xâm lược Pháp và Mĩ cũng để lại cho chúng ta một phần ẩm thực có phần sang trọng hơn từ các món Tây cho đến văn hóa trên bàn ăn, trong một bữa ăn phải có rượu vang đi kèm, dùng dao nĩa khi dùng bữa, ăn cơm trên bàn…Các món ăn Tây Âu cũng được phổ biến rộng rãi hơn trong các tỉnh Đông Nam Bộ.

5.Yếu tố tôn giáo – sức ảnh hưởng đến ẩm thực Nam bộTôn giáo là một trong

những yếu tố khá quan trọngvà quyết định tời tập quán, khẩu vị ăn uống củaquốc gia Tôn giáo nào sử dụng thức ăn làm vật thờ cúng thìviệc sử dụng nguồn nguyên liệu này để chế biến

cũng bị ảnh hưởng, từ đó ảnh hưởng đến tập quánvà khẩu vị ăn uống Tôn giáo càng

Trang 6

nghiêm ngặt thì ảnh hưởng càngnhiều, có thể có nhiều điều cấm kị trong chế biến,sử dụng Tôn giáo càng mạnh thì phạm vi ảnh hưởng của nócàng lớn và càng sâu sắc.

Đa phần ở Đông Nam Bộ người ta thường theo đạo phật và Thiên Chúa Giáo Người theo đạo Phật có lối sống thanh tịnh, không ăn thịt cá, chỉ ăn rau , đậu hủ, v.v nói chúng là những món rau hay những chế phẩm làm từ rau, đậu Ta có thể thấy trong khẩu phần chay có vẻ rất đạm bạc, nhưng ăn chay cũng là nghệ thuật, nếu ăn đúng cách, món chay sẽ trở nên dinh dưỡng và bắt mắt hơn nhiều chứ không chỉ có mỗi dĩa rau trong tưởng tượng Ăn chay cũng có đạm, nhưng là đam không chân, bao gồm các loại đậu, chất xơ trong rau… Duy trì ăn chay khiến da dẻ căng mướt, dáng người nhẹ nhàng thanh thoát, sinh tâm thiện Và đặc biệt nếu theo Phật giáo thì gia vị trong bữa ăn chay không được có tỏi, nói đúng hơn là ngũ vị tân.Ngũ vị tân là năm món gia vị có mùi cay nồng gồm: Hành (cách thông) hẹ (từ thông), tỏi (đại toán), kiệu (lan thông) và hưng cừ Bởi theo Phật giáo Bắc Truyền hay còn được gọi là Phật Giáo Phát Triển, cho rằng đặc tính của những thứ nầy nó chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi, nóng nảy và bị kích dục, khoa học cũng khẳng định điều trên là đúng Vì thế nó ảnh hưởng đến con đường tu hành của các Phật Tử Người nào ăn năm món cay nồng ấy thì dẫu có tài giảng thuyết mười hai bộ kinh, chư Thiên mười phương đều chê bai hôi thúi và xa lánh Ma quỷ nhìn người ăn mấy món đó liền kéo đến liếm môi, liếm mép họ, vì thế nên thường ở chung với ma quỷ Phước đức của người ăn ngũ tân mỗi ngày một tiêu dần Bồ tát và thiện thần trong mười phương không đến ủng hộ người ấy” Vì thế, Kinh Phạm Võng, quyển hạ, Phật dạy: “Là Phật tử thì không được ăn ngũ vị tân, nếu ai cố ý ăn thì phạm khinh cấu tội”.

Thế nên khi nêm nấu các món chay người ta thường cân nhắc chú trọng phần nguyên liệu gia vị cho phù hợp và đúng với tinh thần món chay là thanh đạm những vẫn giữ hương vị thơm ngon bổ dưỡng.

Còn với Đạo Thiên Chúa thì họ ăn uống cũng có phần ảnh hưởng như thường xuyên ăn thịt chó hay ăn chay vào các ngày quan trọng.

Bên cạnh đó còn có một vài tôn giáo khác như và học cũng ảnh hưởng nhiều tới phong tục tập quán ăn uống của họ.

CHƯƠNG II: GIÁ TRỊ VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA ĐÔNG NAM BỘ1 Đặc trưng ẩm thực Đông Nam Bộ

Trang 7

Đông Nam Bộ là vùng đất của sự giao thoa văn hóa từ các vùng miền tổ quốc cùng với những ảnh hưởng văn hóa từ các nước trên thế giới Cùng với khả năng thích ứng nhanh kết hợp với sự sáng tạo để làm mới làm lạ, người dân nơi đây là sáng tạo nên cho riêng mình nét văn hóa rất riêng, hài hòa Ẩm thực miền Nam có thiên hướng hảo vị chua ngọt vì có sự ảnh hưởng nhiều từ ẩm thực Trung Hoa, Campuchia, Thái Lan, có đặc điểm là thường cho thêm đường hay sử dụng nước cốt dừa Ẩm thực nơi đây thường xuyên dùng nguồn nguyên liệu thủy hải sản hơn miền Bắc vì đây là vùng đất của những con sông lớn, giáp với miền đất kênh rạch đồng bằng Sông Cửu Long và có đường bờ biển dài Đặc trưng của nền ẩm thực vùng Đông Nam Bộ gồm có những:

 Tính hòa đồng hay đa dạng

Bắt đầu từ tính cách dễ dàng tiếp thu văn hóa, đặc biệt là văn hóa ẩm thực từ các dân tộc khác, để từ đó chế biến thành của mình Con người nơi đây từ lâu đã có sự nhanh nhẹn trong việc tiếp thu, tận dụng cái vốn có của các nền văn hóa du nhập để sáng tạo ra cái mới, cái độc đáo không chỉ trong cách sống mà trong phong cách ăn uống cũng có sự thay đổi rõ rệt Chính điều đó đã khiến cho ẩm thực ở đây có sự đa dạng, phong phú , có thể tìm các món ăn mà vốn là ở các đất nước xa xôi.

 Tính ít mỡ

Nếu như người Hoa hay người phương Tây sử dụng các nguồn nguyên liệu từ mỡ để có thể giữ ấm cho cơ thể giữa vùng thời tiết lạnh giá rét thì với vùng đất đầy nắng gió quanh năm người Việt Đông Nam Bộ thích sử dụng thành phần rau trong bữa ăn hay ngay trong chính các món ăn giúp thanh nhiệt , cân bằng trong và ngoài đem lại nguồn sức khỏe tuyệt vời cho con người Đây cũng chính là nguyên nhân phụ nữ Việt thường có vẻ ngoài trẻ trung và thanh mảnh hơn.

 Tính tổng hòa nhiều chất, nhiều vị

Sử dụng nhiều nguyên liệu trong một bữa ăn hay cùng một món ăn là cách kết hợp, lai tạo độc đáo để người dân nơi đây cho ra những món ăn riêng biệt.Các loại thịt được kết hợp với các loại rau để tránh gây ngán cùng với các loại hương liệu, gia vị để làm tăng vị, kích thích vị giác nhưng người dân ở đây ưa chuộng hương vị ngọt, không quá đậm vị, cũng không quá cay hay nồng như người miền Trung, cũng không nhạt như người miền Bắc, nhẹ nhàng nhưng lại tạo cảm giác lưu luyến nơi đầu lưỡi người thưởng thức

 Tính ngon và lành

Trang 8

Như đã nói ở trên, người Việt nói chung và người Đông Nam Bộ nói riêng có sự kết hợp các nguôn liệu, hương liệu để khai tạo nên các món ăn Tuy nhiên không phải cái gì cũng kết hợp, họ cân nhắc, hiểu rõ đặc tính của từng nguyên liệu để cho ra món ăn không chỉ có sự ngon mà đi kèm theo đó là tính lành, đảm bảo sức khỏe vẫn được đề cao trong văn hóa ẩm thực đa dạng Ví dụ như các món có tính hàn như thịt vịt, ốc, cua, hột vịt lộn ,….sẽ được kết hợp ăn kèm với các loại rau củ như gừng, rau răm, muối ớt, uống cùng rượu đế có tính ấm nóng, cân bằng âm dương luôn là nét văn hóa độc đáo được mọi thế hệ người Việt không chỉ riêng người dân Đông Nam Bộ giữ gìn và tiếp thu.

 Tính cộng đồng hay tính tập thể

Với lịch sử di dân, khai phá vùng đất mới, mở rộng lãnh thổ con người Đông Nam Bộ có tính cộng đồng cao hơn so với các vùng khác Việc khai phá vùng đất mới không phải là công việc dễ dàng, họ có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào vì vậy việc chăm sóc lẫn nhau, bảo vệ và chia sẻ đã là bản chất trong mỗi con người được sinh ra và lớn lên trên vùng đất này Điều này được thể hiẹn ngay trong chính bữa ăn, ngồi cùng nhau trong một mâm cơm, dùng chung bát nước chấm, san sẻ đồ ăn ngon cho nhau bằng đôi đũa của bản thân, cùng nhau nói về một ngày sắp qua,… đó là những điều mà một gia đình, một tập thể hay lớn hơn là cả một cộng đồng dành cho nhau.

2 Giá trị trong văn hóa ẩm thực vùng Đông Nam Bộ

 Nghệ thuật thưởng thức món ăn

Đối với người Việt nói chung và người dân Đồng Nam Bộ nói riêng, ẩm thực không chỉ đơn thuần là nhu cầu sống mà hơn hết, đó là nghệ thuật thưởng thức ẩn chứa đằng sau những lớp lang văn hóa được hun đúc, cô đọng, từ đời này qua đời sau.

Từ những ảnh hưởng của việc du nhập văn hóa đã nâng cấp lối sống và nhận thức của con người, biến những điều đơn giản, nhỏ nhặt , thường ngày thành một việc hết sức trang trọng, thiêng liêng và nghệ thuật Ăn là nhu cầu sống cơ bản của con người, người dân Đông Nam Bộ đã biến việc ăn thành một nghệ thuật thông qua việc thưởng thức nó, cảm nhận và đánh giá như những người nghệ sĩ lão luyện Sử dụng món ăn bằng tất cả giác quan, thị giác để quan sát màu sắc , hình dáng món ăn; khứu giác để cảm được hương vị; vị giác để chạm tới trực tiếp món ăn, thưởng thức một cách trọn vẹn sự hoàn hảo món ăn đem lại; …

Trang 9

Nếu như người miền Bắc khẩu vị ăn nhạt, thích các món luộc; miền Trung với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại thích thêm nhiều vị mặn, cay, món ăn đậm vị hơn; miền Tây thì ngọt gắt, mặn đắng Người miền Nam ( Đông Nam Bộ ) có vị giác nhẹ nhàng hơn, ngọt nhẹ, vị cay không quá nồng, thường sử dụng nước chấm là xì dầu ( nước tương ) trong bữa ăn thay vì sử dụng nước mắm như ở các vùng khác Do ảnh hưởng từ nền văn hóa của người Hoa đậm sắc nên người dân cũng vì thế mà có những cách chế biến món ăn giống người Hoa nhưng vị lại hoàn toàn là của người Việt vùng Đông Nam Bộ

Bên cạnh đó sự cân bằng âm duơng trong mọi hoạt động và ngay trong ẩm thực là nét văn hóa độc đáo, hấp dẫn du khách tìm hiểu và làm giàu hơn tinh thần sáng tạo Việc chế biến món ăn theo quy luật âm dương còn đem lại sự đảm bảo về sức khỏe, cuộc sống trên những con sông yêu cầu cần có một thể lực tốt, từ nhu cầu đó mà người dân Đông Nam Bộ đã sáng tạo và chế biến các món ăn không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe.

 Giá trị dân tộc

Thưởng thức các món ăn nơi đây du khách dễ dàng cảm nhận được hương vị dân tộc, cái vị thơm ngọt của gạo chính là tinh thần trong ẩm thực chung của người Việt nhưng với Đông Nam Bộ lại được biến tấu theo cách riêng biệt.

Món “cơm tấm Sài Gòn “ chắc chắn không ai không biết, nhưng nguồn gốc từ loại gạo nấu thành, câu chuyện đằng sau món ăn chính là minh chứng cho sự sáng tạo của người dân Đông Nam Bộ Gạo tấm tức là gạo bị bể, thường dùng cho gia cầm, trong lúc túng thiếu , sống ẩn dật trong thời chiến người dân đã sử dụng loại gạo này để sống sót qua lúc hoạn nạn Một món ăn dân dã, tầm thường được làm từ loại gạo dành cho gia cầm nay lại trở thành món ăn thượng hạng được nhiều người thưởng thức, trở thành món ăn đại diện cho một thành phố phồn hoa Từ trong món ăn, ta không chỉ nếm được hương vị đặc trưng mà hơn hết chính là tinh thần vươn lên, tìm kiếm mọi thứ có thể để vượt qua khó khăn, giá trị dân tộc được thể hiển rõ nét trong ẩm thực của người dân Đông Nam Bộ.

Là một trong những đứa con của Việt Nam, Đông Nam Bộ hiển nhiên cũng là vùng đất của lúa nước, chính vì vậy các món ăn chủ yếu nơi đây được làm từ gạo kể đến nổi bật như bánh canh, bánh khọt, … làm tăng lên tinh thần người Việt nơi đây.

Sự phong phú và đa dạng trong ẩm thực của Đông Nam Bộ đã góp phần đưa Việt Nam đến gần hơn với du khách thế giới Thuộc một trong những vùng hút khách du lịch, Đông Nam Bộ thuận lợi giới thiệu cho du khách hương vị quê nhà, tạo được ấn tượng

Trang 10

đầu sâu đậm trong lòng thực khách qua các món ăn Điều này là điểm quan trọng trong ngành du lịch Việt Nam, việc tạo ấn tượng đầu tốt đẹp sẽ khiến du khách có được nhiều hơn mong muốn, nhu cầu khám phá, tham quan tại nơi đến Thúc đẩy ngành kinh tế mũi nhọn hiện nay là ngành du lịch, đồng thời những du khách đến đây sẽ là những nhà PR khảo sát thực tế và đem kết quả thực nghiệm về tới đất nước của chính họ, tiếp theo sẽ là tuyên truyền, tán dương, nâng cao nhận thức của người dân nơi đó về Việt Nam và cụ thể hơn sẽ là Đông Nam Bộ Vì vậy mà Đông Nam Bộ mặc dù không có nhiều cảnh đẹp hùng vĩ như miền Trung, miền Bắc nhưng lại thuộc vùng du lịch hút khách du lịch của Việt Nam Việc tăng lượng khách du lịch đã chứng minh được rằng người dân ở đây đã ý thức được việc hỗ trợ đất nước giao lưu văn hóa, tăng kinh tế nước nhà và đưa tên dân tộc Việt nổi lên bản đồ thế giới

Ngày đăng: 05/04/2024, 21:14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan