1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Văn Hóa Ẩm Thực Vùng Tây Nam Bộ

48 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Ẩm Thực Vùng Tây Nam Bộ
Trường học Trường Đại học Sài Gòn
Chuyên ngành Văn Hóa Ẩm Thực
Thể loại Tiểu luận học phần
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 220 KB

Nội dung

GIỚI THIỆUNhắc đến ẩm thực Việt Nam ngoài các món ngon từ Bắc thì cácmón ngon miền Nam không thể không nhắc đến những món ngonmiền Tây sông nước Nam Bộ.. Miền Tây sông nước – nơi nổi tiế

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: VĂN HÓA ẨM THỰC

ĐỀ TÀI: VĂN HÓA ẨM THỰC VÙNG TÂY NAM BỘ

Trang 2

GIỚI THIỆU

Nhắc đến ẩm thực Việt Nam ngoài các món ngon từ Bắc thì cácmón ngon miền Nam không thể không nhắc đến những món ngonmiền Tây sông nước Nam Bộ Nhưng để tạo nên một phần ẩm thựcmiền Nam phong phú, thì phần lớn phải nhớ đến khu vực đồng bằngSông Cửu Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang,… Vậy ta gọichung là các ẩm thực miền Tây

Miền Tây sông nước – nơi nổi tiếng mang đến hương vị ẩm thựcđộc đáo cho thực khách với những món ăn dân dã, đậm chất miềnTây Nam Bộ Không chỉ hương vị thơm ngon mà cách nấu cũngnhư trình bày những món ăn này cũng rất khác lạ và đẹp mắt Monngon mien Tay song nuoc dễ làm, dễ ăn và luôn được giới thiệu vớicác bạn nước ngoài hoặc miền khác muốn tìm hiểu con người và nétđẹp miền Tây (Nam Bộ)

Trang 3

MỤC LỤC

I CÁC KHÁI NIỆM VỀ VĂN HOÁ ẨM THỰC

II CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HOÁ ẨM

II.2 Văn hoá

II.3 Tôn giáo

III ĐẶC TRƯNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA ẨM THỰC VÙNG

TÂY NAM BỘ

1 Các đặc trưng cơ bản của nền văn hoá ẩm thực vùng

2 Các giá trị tiêu biểu của văn hoá ẩm thưc vùng

IV CÁC MÓN ĂN TIÊU BIỂU, ĐẶC TRƯNG CHO VÙNG

V KẾT LUẬN

Trang 4

I CÁC KHÁI NIỆM VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC

1 Khái Niệm Văn Hóa: Văn hóa là tổng thể những nét riêng

biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cáchcủa một xã hội hay một nhóm người trong xã hội

2 Khái Niệm Ẩm Thực: theo từ điển Tiếng Việt: ẩm thực

chính là “ăn và uống” ẩm thực được nhìn nhận dưới nhiều góc độnhư văn hóa, xã hội, y tế, kinh tế dịch vụ du lịch Ở góc độ nào nócũng có vai trò quan trọng

3 Khái Niệm Văn Hóa Ẩm Thực: Văn hóa ẩm thực là những

tập quán và khẩu vị ăn uống của con người, những ứng xử của conngười trong ăn uống, những tập tục kiêng kị trong ăn uống, nhữngphương thức chế biến, bày biện món ăn thể hiện giá trị nghệ thuật,thẩm mỹ trong các món ăn, cách thức thưởng thức món ăn

II CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA ẨM THỰC TÂY NAM BỘ

1 Điều kiện tự nhiên

1.1 Vị trí địa lý

Tây Nam Bộ còn gọi là Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích40.547,2 km², bao gồm 13 tỉnh, thành phố là Long An, Tiền Giang,Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ,Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau

Phía Tây Bắc giáp Campuchia Phía Đông Bắc tiếp giáp Vùng ĐôngNam Bộ Phía Đông giáp biển Đông Phía Nam giáp Thái

Trang 5

Bình Dương Phía Tây giáp vịnh Thái Lan Đây là vị trí thuận lợitrong việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy sảnphục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

1.2 Địa hình - đất đai

Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành

từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổimực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành nhữnggiồng cát (đất bằng) dọc theo bờ biển Những hoạt động hỗn hợpcủa sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọctheo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèntrên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ

Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau) ở bán đảo Cà Mau.Vùng đồngbằng sông Cửu Long có lượng phù sa dồi dào từ các dòng sông bồiđắp nên rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp Nghề chính ở khuvực này là nông nghiệp, cụ thể là gắn với cây lúa nước Ngoài sảnxuất nông nghiệp thì đất ở khu vực này còn được sử dụng để sảnxuất vật liệu xây dựng

1.3 Thủy văn và sông ngòi

“Đồng Bằng sông Cửu Long “ là vùng sông nước với hệ thống sôngngòi, kênh rạch dày đặc Với hệ thống hạ lưu sông Mê Kông ở ViệtNam là hai nhánh sông Tiền và sông Hậu tổng lượng nước sôngCửu Long là 500 tỷ mét khối Trong đó sông Tiền chiếm 79% vàsông Hậu chiếm 21% Chế độ thuỷ văn thay đổi theo mùa Mùa mưanước sông lớn vào tháng 9, tháng 10 làm ngập các vùng trũng ĐồngTháp Mười, Tứ giác Long Xuyên Về mùa này, nước sông mangnhiều phù sa bồi đắp cho đồng bằng Về mùa khô, lượng nước giảmnhiều, làm cho thuỷ triều lấn sâu vào đồng bằng

Đồng Bằng Sông Cửu Long lấy nước ngọt từ sông Mê Công vànước mưa Cả hai nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõrệt Nơi đây có hệ thống sông kênh rạch lớn nhỏ đan xen, nên rấtthuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm Với hệ thống sông ngòikênh rạch chằn chịt cũng như là hạ nguồn của sông Mê Công đã ban

Trang 6

tặng cho nơi đây nguồn thủy hải sản dồi dào từ đó ảnh hưởng ítnhiều đến văn hóa ẩm thực của vùng Tây Nam Bộ có thể kể đếnmột số món như: các món Mắm, lẩu cá linh bông điên điển, canhchua bần cá bông lao

1.4 Khí hậu

Tây Nam Bộ có nhiệt độ cao, ổn định trong toàn vùng, trung bình là

28 độ C Chế độ nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm từ 2.226 2.790 giờ, ít xảy ra thiên tai Một năm chia làm hai mùa: mùa mưa

-từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô -từ tháng 12 đến tháng 4 Đặc biệt,

ở miền Tây còn có một mùa gọi là mùa nước nổi Mùa này là thờiđiểm vô cùng lý tưởng dành cho những chuyến du lịch khám phámiền Tây sông nước Giai đoạn này bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11dương lịch hàng năm hoặc khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm tùytừng tỉnh và tùy từng năm mang đến một số sản vật như: bông điênđiển, cá linh, bông súng, chuột đồng

1.5 Sinh vật

Về hệ sinh thái của đồng bằng sông Cửu Long: Do những ảnhhưởng mạnh mẽ của môi trường biển và sông hồ, từ lâu miền TâyNam Bộ đã hình thành và phát triển hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo

và đa dạng Những hệ sinh thái ở khu vực này là:

 Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển: Vườn quốc gia U MinhThượng, vườn quốc gia U Minh Hạ,

 Hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt: Rừng tràm Trà Sư, ĐồngTháp Mười, vườn quốc gia Tam Nông,

 Hệ sinh thái nông nghiệp

Do có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằn chịt và là hạ nguồn củasông Mekong nên nơi đây có diện tích mặt nước lớn thuận lợi chođánh bắt nuôi trồng thủy hải sản nước ngọt cùng với việc nằm gần

Trang 7

ngư trường cá tôm trù phú cũng góp phần ảnh hưởng đến lối sốngcủa bà con nơi đây, nguồn thủy hải sản dồi dào dường như bất tậngiúp người dân chế biến ra nhiều món ăn vô cùng phong phú như:canh chua cá kèo, tép đất luộc gói với lá tằm ruộc, lươn um lá nhàu,

ốc bươu luộc hèm, chuột đồng xào sả ớt Đặc biệt Mắm được xem

là món ăn đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Tây Nam Bộ: mắm cálóc, mắm cá sặc, mắm rươi, mắm còng, mắm ba khía, mắm ruốc

và chỉ một món mắm với những cách ăn khác nhau: mắm sống,mắm kho, mắm chưng, lẩu mắm

2 Điều kiện xã hội-nhân văn

2.1 Lịch sử hình thành

Lịch sử hình thành của vùng đất nam bộ nói chung và tây nam bộnói riêng đi từ Phù Nam đến Việt Nam trãi qua các giai đoạn như:Vùng đất Nam Bộ dưới thời Phù Nam, qua các tài liệu thì chúng ta

có thể khẳng định vùng đất Nam Bộ ngày xưa là trung tâm của nướcPhù Nam, di vật thuộc văn hóa Óc Eo là di tích văn hóa vật thể củanước Phù Nam, Chân Lạp do người Khmer xây dựng là một thuộcquốc của đế chế Phù Nam

Vùng đất Nam Bộ dưới thời Chân Lạp: Chân Lạp phát triển thànhmột vương quốc độc lập vào thế kỷ thứ VI và sau đó đánh chiếmmột phần lãnh thổ của đế chế Phù Nam vào đầu thế kỷ thứ VII Nhưvậy từ chỗ một vùng đất thuộc Phù Nam, sau năm 627 vùng đấtNam Bộ bị phụ thuộc vào Chân Lạp và được gọi là thủy Chân Lạp

để phân biệt với lục Chân Lạp vùng đất gốc của Chân Lạp Và cóthể nói Chân Lạp đã chiếm vùng đất Nam Bộ bằng cách gây chiếntranh với Phù Nam, vùng đất Nam Bộ ngày xưa được gọi là thủyChân Lạp để phân biệt với lục Chân Lạp của người Khmer Từ nữasau thế kỷ VIII (đến năm 8020) cũng bằng chiến tranh vùng đấtNam Bộ ngày xưa nằm dưới quyền kiểm soát của nước Srivijaya(của người java), do phải khai phá vùng đất gốc lục Chân Lạp, lochiến tranh với Chămpa, đồng thời phải đối phó với quân xiêm xâmlấn nến vùng đất Nam Bộ ngày xưa hầu như không được Chân lạpquan tâm quản lý, khai phá;

Trang 8

Khi người Việt đến đây khai phá thì mang theo phong tục tập quánđến đây và bắt đầu thành lập làng, xóm khiến nơi đây trở nên sầmuất, trù phú là nhờ vào công lao khai phá của các nhóm cư dân chủyếu là người Việt từ thế kỷ XVII, từ đó thấy được Chân Lạp không

có điều kiện để quản lý và khai thác vùng đất phía nam, ChúaNguyễn bảo hộ cho quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ nên khẳngđịnh chủ quyền quản lý lãnh thổ đối với vùng đất này là một hệ quả

tự nhiên, quá trình thụ đắc vùng đất Nam Bộ của chúa Nguyễn chủyếu thông qua khai phá hòa bình kết hợp với đàm phán ngoại giao

để khẳng định chủ quyền , đó là phương thức phù hợp với thông lệlịch sử và các văn bản quốc tế hiện hành Chúng ta có thể khẳngđịnh sau năm 1774, tổ chức hành chính của Việt Nam trên vùng đấtTây Nam Bộ đã được xác lập và kiện toàn Các hiệp ước ký kết của

3 nước Đông Dương, các hiệp ước An Nam nhượng cho pháp cáctỉnh Nam Kỳ, đặc biệt là sắc lệnh số 49-733 ngày 4 tháng 6 năm

1949 của chỉnh phủ pháp trả lại Nam Kỳ cho Việt Nam là nhữngvăn bản có giá trị pháp lý quốc tế khẳng định vùng Nam Bộ thuộcchủ quyền Việt Nam Do là một vùng đất mới được khai phá nên ẩmthực nơi đây mang phong cách khẩn hoang, giản dị nhưng khôngkém phần hấp dẫn nổi tiếng như là cá lóc nướng chui, đuông dừa bên cạnh đó do lịch sử của vùng đất nơi đây cũng có sự ảnh hưởngcủa các món ăn theo hơi hướng phương Tây

2.2 Văn hóa:

Đồng bằng sông cửu long là vùng đông dân, chỉ đứng sau vùngđồng bằng sông Hồng Mới được khai phá cách đây hơn ba trămnăm, ngày nay đồng bằng sông cửu long đã trở thành vùng nôngnghiệp trù phú

Đặc điểm con người Tây Nam Bộ

Thứ nhất là về ngôn ngữ, người Tây Nam Bộ có ngôn ngữ rất phongphú Họ thường dùng những từ phương ngữ mà trong tiếng Việt phổthông không có Ví dụ như các từ có ý nghĩa liên quan đến nước củangười miền Tây rất đa dạng như rạch, xẻo, láng, xáng, đìa, bàu,

Trang 9

(nơi chứa nước) hay cù lao, cồn, bãi, bưng, trấp, (vùng đất cónước xung quanh), Những từ phương ngữ này không phải ai cũng

có thể hiểu mà hầu như chỉ có những người sống ở miền Tây mớihiểu

Người dân Tây Nam Bộ bị ảnh hưởng mạnh mẽ văn hóa sông nước,hay còn gọi là tính sông nước Họ có thói quen di chuyển bằngxuồng, phà, nhà ở gần sông, kênh rạch, Nguồn thực phẩm chủ yếuhàng ngày của họ cũng là từ thủy hải sản như cá tôm, cua, ốc, từbiển và các sông hồ, kênh rạch,

Người miền Tây không ngại thay đổi, dễ dàng thay đổi địa chỉ, chỗ

ở Nhiều người miền Tây chấp nhận từ bỏ quê hương để tìm đếnnhững vùng đất mới hi vọng đổi đời Vì văn hóa Tây Nam Bộ đánhgiá cao những con người bản lĩnh, dũng cảm, dám di chuyển, dámthay đổi Có lẽ điều này là do thừa hưởng tính cách của ông cha, tổtiên từ xưa đã đến vùng đất này để khai hoang, lập đất

Nơi giao thoa của 3 nền văn hóa Kinh – Khmer - Chăm

Có thể nói, văn hóa miền tây là sự giao thoa của nhiều nền văn hóa,

trong đó đặc trưng nhất là Kinh – Khmer – Chăm Và dấu tích của

sự giao lưu văn hóa này vẫn còn lưu lại trên những kiến trúc chùachiềng, đền miếu hay những di sản văn hóa của miền Tây Nếu

muốn tìm hiểu về văn hóa miền Tây thông qua những kiến trúc cổ,

một vài địa điểm gợi ý cho bạn: chùa Vĩnh Tràng, Vĩnh Trường Từ

đó các món ăn nơi đây mang đậm bản sắc vùng miền, có sự giaothoa giữa các món ăn của các dân tộc bên cạnh đó cũng có nét riêngđộc đáo của từng dân tộc, có thể kể đến như trong cộng đồng dântộc Khmer có một số món ăn thức uống nổi tiếng như: Bún nướclèo, cốm dẹp, bánh thốt nốt hay nước thốt nốt được người Việt tiếpthu và dần trở thành đặc sản song hành với các món ăn của ngườiViệt mà khi đến đây phải một lần nếm thử

Chợ nổi – nét độc đáo của văn hóa miền Tây

Vùng đồng bằng Sông Cửu Long vốn được biết đến là xứ sở củasông ngòi và hệ thống kênh rạch chằng chịt Nơi được gọi là vùng

Trang 10

đất của “chín rồng” Và sông nước có thể xem là nét đặc thù củamiền Tây Nam Bộ, hàng ngàn dòng sông, những cửa sông đan xennhau như mạng nhện Chính vì lẽ đó, từ xa xưa khi giao thông vẫnchưa phát triển mạnh, phương tiện di chuyển chủ yếu của người dânnơi đây là xuồng, ghe, tàu… Người ta tận dụng phương tiện giaothông này để mua bán, trao đổi hàng hóa sinh hoạt, tạo nên nhữngkhung cảnh mua bán ngộ nghĩnh nhưng không kém phần độc đáo

mà chúng ta vẫn thường gọi là chợ nổi

Chợ nổi là nét độc đáo trong văn hóa miền Tây, chợ họp chủ yếu

vào buổi sáng sớm, khi trời vẫn còn mát mẻ và nắng còn dịu Lênhđênh, dập dềnh trên chiếc thuyền ba lá, lướt nhẹ sóng nước và lenlỏi đến khu chợ họp, bạn sẽ thấy chợ cũng tấp nập, xôm tụ khôngkém gì những khu chợ trên mặt đất Những mặt hàng bán ở chợcũng rất đa dạng và phong phú, bên cạnh những mặt hàng rau củ,trái cây, người ta còn bán cả những món đồ sinh hoạt hàng ngày.Mỗi “gian hàng” bán món đồ gì, người chủ sẽ treo trên một chiếccây và cắm trên xuồng như một tín hiệu báo với khách đây là mónhàng hóa mà “cửa hàng” đang bán

Những khu chợ nổi tiếng như: chợ nổi Cái Bè (huyện Cai Lậy –TiềnGiang), chợ nổi Ngã Bảy (Phụng Hiệp – Cần Thơ), chợ nổi CáiRăng, Phong Điền (Châu Thành – Cần Thơ), chợ Ngã Năm (ThạnhTrị – Sóc Trăng), chợ nổi Sông Trẹm (Thới Bình – Cà Mau)…

2.3 Tôn giáo

Tây Nam Bộ là vùng đa dạng tôn giáo nhất nước do tiếp nhậnnhững tôn giáo từ các nơi trong nước truyền đến, từ ngoài nướctruyền vào và bản thân người Tây Nam Bộ cũng sáng lập ra nhiềutôn giáo bản địa

Trong quá trình di dân vào khai mở vùng đất Tây Nam Bộ, các didân đã đưa những tôn giáo từ miền Bắc và miền Trung vào pháttriển ở vùng đất mới như Phật giáo

Đạo Công Giáo phát triển đến Tây Nam Bộ vào khoảng năm 1670,

"Qua nghiên cứu các tài liệu lịch sử và các tư liệu sưu tập được từcác cuộc điều tra điền dã cho phép nhận định rằng người Việt cóđạo Công giáo đã có mặt tại vùng đất đồng bằng sông Cửu Long

Trang 11

cùng lúc với sự hình thành của cộng đồng người Việt tại đây Haynói một cách khác, người Việt có đạo Công giáo đã có mặt trong sốnhững lưu dân đến từ vùng Thuận Quảng, vào khai phá vùng đồngbằng sông Cửu Long

Tính mở của vùng đất mới làm cơ sở cho Tây Nam Bộ tiếp thunhững tôn giáo từ ngoài truyền vào Minh Sư Đạo do Trưởng lãoĐông Sơ Trương Đạo Dương từ Quảng Đông, Trung Quốc truyềnvào Chợ Lớn, lập tại Cầu Kho một Phật Đường gọi là Chiếu MinhPhật Đường, xây dựng Quảng Tế Phật Đường tại Hà Tiên năm

1863 Ban đầu, Minh sư đạo được truyền bá trong cộng đồng ngườiHoa ở Tây Nam Bộ, về sau phát triển mở rộng sang các dân tộckhác

Tin Lành được các giáo sĩ của Hội Truyền giáo Phúc âm Liên Hiệp(The Christian and Missionary Alliance) từ Mỹ truyền vào Đà Nẵngnăm 1911, phát triển vào Sài Gòn và các tỉnh Tây Nam Bộ và hoạtđộng mạnh vào những năm đế quốc Mỹ thực hiện chính sách thựcdân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam

Đạo Baha'i do một phụ nữ Ấn Độ truyền vào Sài Gòn năm 1954 Một vài dân tộc thiếu số có mặt sớm ở Tây Nam Bộ như Khmer,Chăm đã đóng góp vào sự đa dạng tôn giáo bằng những tôn giáoriêng của tộc người đó là Hồi giáo, Balamon trong người Chăm

và Phật giáo Nam tông trong đồng bào Khmer

Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa do Đức Bổn Sư Ngô Lợi thành lập năm

1867 tại vùng Bảy Núi, An Giang Phật giáo Hòa Hảo do ông

Huỳnh Phú Sổ sáng lập năm 1939 tại làng Hòa Hảo, nay thuộc thịtrấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang Cả 3 tôn giáo này đềulấy giáo pháp Học Phật - Tu Nhân làm pháp môn tu hành

Minh lý đạo Tam tông miếu ra đời tại Sài Gòn năm 1924

"Đạo Minh Lý ra đời lấy Tam giáo làm tôn chỉ, dung hoà các tínngưỡng, thực hiện cơ tận độ trong buổi hạ ngươn, tiếp tục và hoànthành sứ mạng cho Chánh pháp để hướng dẫn nhơn sanh tự tu, tự độtránh khỏi sanh tử khổ đau, thực hiện lòng từ bi, bác ái, bình đẳng

xây dựng xã hội hoà bình, an lạc" Đạo Cao Đài khai đạo tại tỉnh

Tây Ninh năm 1926 Tôn chỉ của đạo Cao đài là "Tam giáo quy

Trang 12

nguyên, Ng ̣ũ chi hiệp nhất", lấy sự thương yêu làm nền tảng, lấynhân nghĩa làm phương châm hành đạo.

Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam do ông Nguyễn Văn Bồng, người

quê Sa Đéc sáng lập năm 1934, ông được tín đồ tôn vinh là ĐứcTông sư Minh Trí Pháp môn của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam

là Phước Huệ song tu Đức tông sư Minh Trí chủ trương làm phước

để tạo duyên cho bá tánh đến với Phật pháp Để thực hiện pháp mônnày, mỗi Hội quán Tịnh độ Cư sĩ có phòng thuốc nam hốt thuốc trịbịnh miễn phí cho người bệnh, qua trị bịnh để truyền bá Phật pháp Nhiều ông Đạo nổi lên một thời ở Nam Bộ như đạo Khùng,đạo Dừa, đạo Nằm, đạo Ngồi nay đã lui vào quá khứ, nhưngnhững tổ chức mới mang màu sắc tôn giáo tiếp tục xuất hiện.Với sự

đa dạng của các tôn giáo không chỉ tạo cho nơi đây phát triển mạnhloại hình du lịch tâm linh mà còn tạo nên văn hóa ẩm thực đa dạngnhiều màu sắc thu hút du khách gần xa

III ĐẶC TRƯNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA ẨM THỰC VÙNG TÂY NAM BỘ

3.1 Đặc trưng của ẩm thực vùng Tây Nam Bộ

“Canh chua điên điển cá linh

Ăn chỉ một mình thì chẳng biết ngon

Rau đắng nấu với cá trê

Ai đến lục tỉnh thì mê không về.”

Qua 4 câu thơ trên cho chúng ta thấy được đặc điểm địa hình vàsinh hoạt kinh tế, văn hóa ở Tây Nam Bộ đã định hình cho nơi đâynhiều món ăn đặc sắc và hấp dẫn lòng người Nhưng trước tiênchúng ta phải biết Tây Nam Bộ gắn liền với nền văn minh sôngnước, ở đó nguồn lương thực – thực phẩm chính là lúa, cá và rauquả kể cả các loại rau đồng, rau rừng

Trang 13

Điểm nổi bật trong khẩu vị của người miền Tây Nam Bộ khôngchỉ có vị ngọt đến ngọt ngây, ngọt gắt của những món chè rưới đẫmnước cốt dừa béo ngậy, mà khi ăn mặn thì phải mặn đến quéo lưỡi,chua họ cũng nêm gia vị chua đến nhăn mặt, còn đắng thì đắng nhưmật, ăn cay thì phải chọn loại ớt cay xé, hít hà, vị béo mà phải béongậy mới được Thậm chí món ăn cũng phải nóng đến “vừa thổi vừaăn”.

Về gia vị

Gia vị vốn là các nguyên liệu được tẩm ướp vào món ăn để tănghương vị cho món ăn và xác định tính chất của món ăn đó Cònnước chấm là sự phối hợp một số gia vị và làm tăng hương vị món

ăn khi chấm, đôi lúc làm cho món ăn đậm hơn hay nhạt bớt, vì vậynước chấm đi kèm món ăn phải đúng mới làm món ăn ngon hơn,nhiều hương vị hơn Đặc biệt ăn kèm với món ăn, người miền tâyrất thích dùng nước mắm (nước mắm tỏi ớt, nước mắm gừng, nướcmắm me,…)

Trang 14

Bên cạnh các gia vị được sử dụng thường ngày như: muối,đường, bột ngọt, hạt nêm,… thì các gia vị từ các loại hạt, củ, quảcũng được người dân miền Tây Nam Bộ đưa vào để chế biến món

ăn như: tỏi, tiêu, gừng, chanh, me, ớt,

Các món ăn hay được người dân miền Tây cho thêm đường kếthợp với tỏi, hai thứ này làm cho món ăn có vị đầm, đậm đà và khửmùi tanh

Do miền Tây là mảnh đất trải dài với những hàng dừa xanh mướtnên nước dừa và nước cốt dừa là thứ gia vị không thể thiếu trong ẩmthực miền Tây, từ thịt kho hột vịt với nước dừa xiêm, bánh tằm bìchan nước cốt dừa, cho đến những món tráng miệng như là đậu hủnước cốt dừa, chè chuối,

Về nguyên liệu chế biến món ăn

Vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nguồn thủy hải sản phongphú, các loại rau, củ, trái cây là đặc sản nổi danh Chính vì thế, hầuhết các món ăn của người dân miền Tây Nam bộ chế biến đều sửdụng các nguyên liệu sẵn có, thiên nhiên, sạch sẽ mà tinh khiết…nên các món ăn nơi đây rất phong phú Đặc biệt, do phù sa bồi đắp,các loại rau củ ở miền Tây Nam Bộ cũng vô cùng tươi tốt, chế biếnmón ăn từ rau mọc tự nhiên là một điểm đặc trưng của ẩm thực nơiđây

Ở miền tây, đa phần các món ăn không thể thiếu một rổ rau sốngtươi ngon mà rổ rau sống ấy phải to hơn gấp đôi, có khi rau được

Trang 15

bày lên một mâm lớn với nào là rau nhút, rau đắng, đọt rau muống,bông súng, so đũa,

Về cách chế biến

Một đặc trưng khác trong ẩm thực Nam Bộ đó chính là chế biến

và ăn tại chỗ Người miền Nam cho rằng, thưởng thức món ăn kiểunày mới có thể tận hưởng trọn vẹn hương vị dân dã của nguyên liệu Bên cạnh đó, món gỏi và món trộn cũng đặc biệt được ưa thích ởmiền Nam Đây là những món ăn dùng những nguyên liệu sốnghoặc chỉ luộc chín rồi trộn với gia vị, sao cho có vị chua chua ngọtngọt là được

Những món phơi khô hay làm mắm cũng được người dân miềnTây rất ưa chuộng do vào mùa nước nguyên liệu phong phú nênngười dân sẽ làm khô hay làm mắm ăn dần như khô cá lóc, khô rắn,khô nhái hay mắm cá lóc, cá linh, cá sặc,…

Miền Tây còn nổi tiếng với những món bánh dân dã nức lòng dukhách như bánh tét, banh ít, bánh xèo, bánh khọt, bánh bò, bánhkẹp,…

Về bữa ăn

Với bữa cơm gia đình, tùy điều kiện trong nhà rộng hay hẹp màmọi người có thể ăn cơm trên bàn hoặc ngay trên sàn nhà Nếu là ăncơm trên ván hoặc trên sàn nhà thì chân phải xếp gọn lại, khi ăncơm trẻ con phải đợi người lớn gắp đũa trước thì mới được ăn Nếugia đình có ông bà lớn tuổi thì phải nhường những thức ăn mềm, thịtngon, đối với những món cá phải gắp từ đuôi gắp lên Tuy nhiên,

Trang 16

khi có đám tiệc hay khách đến nhà chơi, người miền Tây Nam Bộthường bày biện ở những nơi trang trọng, ấm cúng, thể hiện sự hiếukhách của gia chủ và nếu khách đến chơi nhà đúng vào mùa nướcnổi sẽ được thưởng thưc những món đặc sản nổi tiếng từ cá linh, cuađồng, bông điên điển, bông súng, thì ẩm thực vào mùa gặt ở miềnNam không thể không nhắc đến chuột đồng nướng lu, cá lóc nướngtrui, cá trê nướng rơm,…

Chuột đồng ngon nhất là vào mùa gặt Khi lúa trên đồng chín rộ,nguồn thức ăn dồi dào thì những con chuột đồng cũng trở nên béomúp hơn Chuột đồng được nướng chín vàng, lớp da giòn dai cònthịt mềm thơm, nhâm nhi với rượu gạo và nghe vài điệu vọng cổ đãtrở thành cái thú thưởng thức của người miền Tây Khi ngồi vàobàn ăn không quên “động viên” khách gắp đũa nằm, hoặc dùngmuỗng múc (mới được nhiều), cứ tự nhiên, hãy ăn thiệt tình “đừngmắc cỡ”, thậm chí ép ăn! Dùng bữa, thấy khách ăn nhiều, ngonmiệng chủ nhà không thể không cảm thấy sung sướng, hài lòng Trong mâm cơm gia đình, người miền tây thường thích ăn kèmvới trái cây Tí cơm nguội và 1 trái xoài cát, 1 trái chuối hay vàimiếng dưa hấu thế là có 1 bữa ăn đạm bạc mà ngon lạ lùng, khỏinấu chi cho cực

Về thức uống

Hầu hết ở mỗi gia đình người miền Tây Nam Bộ, trong nhà phải

có một cái ấm trà (hay bình tích) để khi khách đến chơi nhà gia chủ

Trang 17

dùng trà mời khách hay đơn giản uống trà vào mỗi buổi sáng là thúvui của các cụ lão nơi đây.

Trà phải đi đôi với rượu, rượu nếp khá được yêu thích ở miền TâyNam Bộ Khi có khách đến, người dân thường mời khách uống thứrượu cay thơm, nồng nàn để bày tỏ sự quý mến của gia chủ

Bên cạnh đó, người Nam có rất nhiều người có thói quen uốngcafe vào mỗi buổi sáng trước khi đi làm, hay gặp gỡ đối tác trongnhững quán café sang trọng, có người uống để giả khát, uống đểgiảm bớt cẳng, buồn ngủ trong khi làm việc,

3.2 Các giá trị tiêu biểu của văn hóa ẩm thực vùng

Miền Tây màu mỡ với các dòng kênh rạch nối nhau chằng chịt luôn thu hút du khách ghé thăm Không chỉ bởi những cánh đồng cò bay thẳng cánh, những rừng tràm bạt ngàn hay những dòng sông chở nặng phù sa.Người miền Tây vốn thật thà, chân chất, những

món ăn miền tây cũng vì thế mà rất dân dã, bình dị nhưng lại mangnét đặc trưng rất riêng Không chỉ góp phần vào nền ẩm thực ViệtNam những món ăn đặc trưng, mang đậm văn hóa của miền sông

nước, những món ăn đường phố miền tây cũng rất được lòng du

khách thập phương Món ăn miền tây dung dị, chân quê như chính

tính chất phát của người dân nơi đây Có những món ăn đặc sản cònđược nhiều du khách thưởng thức trên ghe,xuồng nó mang một cảmgiác rất lạ và độc đáo

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, cùng với sựphát triển của kinh tế - xã hội, du lịch đã trở thành nhu cầu thiết yếu,quan trọng trong đời sống con người Có rất nhiều loại hình du lịchđược quan tâm nghiên cứu trong quá trình phát triển du lịch, mộttrong những loại hình du lịch đang ngày càng phát triển mạnh mẽ vàthu hút khách du lịch đó là loại hình du lịch gắn với việc khai thác

Trang 18

bản sắc văn hóa, truyền thống của mỗi quốc gia, dân tộc, dựa trênnhững tiềm năng thế mạnh của tài nguyên du lịch tại điểm du lịch,

bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn Ẩm thực Tây

Nam Bộ nổi tiếng với sự độc đáo trong cách chế biến cũng nhưhương vị đặc biệt Ngày nay, các món ăn truyền thống miền Tây

đang dần được bạn bè quốc tế đón nhận nhiều hơn.

Thiên nhiên ưu đãi là thế nhưng chúng ta cần phải lấy đó đểlàm bước đà phóng ra thế giới cùng với bạn bè năm châu để làmrạng danh nền ẩm thực đậm đà bản sắc Việt Nhìn các nước nhưTrung Quốc hay Thái Lan và cả Ấn Độ nước chúng ta hoàn toàn cóthể sánh vai cùng vì trên nhiều bảng xếp hạng ẩm thực Việt Namđược bình chọn nằm top,chính vì điều đó chúng ta cần phát huynhiều hơn nữa để đưa văn hóa ẩm thực Tây Nam Bộ đến gần với dukhách đồng thời mang lại nguồn lợi lớn về kinh kế cho vùng

II ẨM THỰC TIÊU BIỂU VÙNG TÂY NAM BỘ

Nếu ẩm thực miền Bắc có phần tinh tế, cầu kỳ, ẩm thực miền Trung thanh đạm thì nhắc về ẩm thực miền Nam người ta thường dùng các tính từ “đơn giản, đậm đà” Nhiều người cho rằng ẩm thực Nam Bộ thể hiện đúng cuộc sống giản đơn, chân chất nhưng đầy nghĩa tình của người dân nơi đây Văn hóa ẩm thực Nam Bộ cũng có nhiều đặc điểm nổi bật khiến nhiều người tò mò và thích thú nghiên cứu Người Nam Bộ “ăn theo thuở, ở theo thời” hay nói cách khác người địa phương tận dụng nguyên liệu theo từng mùa Mỗi mùa nước nổi cũng là mùa cá linh, mùa đông bông điên điển, thiên lí, bông súng, sầu đông… Còn đến mùa gặt, người dân lại có cơ hội thưởng thức nhiều món ngon từ cá lóc, cua đồng, rau đắng… Mùa nào thức ấy quả không sai Ẩm thực miền Nam Bộ còn đa dạng bởi những loại thủy hải sản như con còng, con cua, ba khía, chuột, cóc, nhái, ếch… Thậm chí, người dân địa phương còn dùng các loại côn trùng để chế biến thành những món ăn độc đáo như cào cào, dế… Đặc trưng về nền ẩm thực đa dạng, phong phú theo từng vùng cũng được nhắc đến trong câu ca dao: “Gió đưa gió đẩy Về rẫy ăn còng

Trang 19

Về sông ăn cá Về đồng ăn cua Bắt cua làm mắm cho chua Gởi về quê nội khỏi mua tốn tiền”

 CANH CHUA CÁ LÓC:

Nói đến canh chua, không thể không nhắc tới món canhchua cá lóc - món ăn đậm đà hương vị xứ Nam Bộ,là ăn mộtlần sẽ nhớ mãi không quên.Việt Nam ta là đất nước nôngnghiệp lâu đời, có hệ thống sông ngòi dày đặc Bắt nguồn từđặc điểm địa hình và sinh hoạt, canh chua ra đời và trở thànhmón ăn phổ biến.Tùy từng vùng miền khác nhau sẽ có nhữngmón canh chua nấu với nguyên liệu khác nhau Miền Bắc cócanh chua sấu, miền Trung có canh chua khế, canh chua hến.Riêng miền Nam nổi tiếng với canh chua cá lóc (tên gọi khác

là cá quả) Món canh này được người dân Khơ me ở Nam Bộsáng tạo ra Nhiều người từ vùng khác đến đây, ăn thử và cónhiều thay đổi, hoàn thiện ra món canh chua cá lóc ngày nay.Đồng thời đưa nó từ món ăn hoang dã trở thành món ăn đặcsản nổi tiếng Nam Bộ

Canh chua cá lóc có màu sắc hài hòa, bắt mắt, hòa quyệngiữa nhiều nguyên liệu nấu chung Đó là sắc xanh của các loạirau thơm, ngò gai, rau quế, sắc đỏ của cà chua,bông súng, sắcvàng của dứa,đôi khi còn có cả bông điên điển và của hành phithơm nức Ngoài ra còn có sắc trắng của giá, của thịt cá, bátnước mắm thơm nồng vị ớt.Nghe qua thôi đã thấy ngon miệngrồi đúng không?Canh nấu từ cá nhưng không có mùi cá tanh

Trang 20

nồng khó chịu Hương vị đậm đà, chua chua ngọt ngọt Vịchua ngọt đều dịu nhẹ, không gắt không nồng Chua ngọtquyện trên đầu lưỡi nhưng chua phải là vị chủ đạo, ngọt vừaphải Chua ngọt hòa cùng hương vị của các loại gia vị khác,mang lại cho người ăn cảm giác thoải mái.

Là món ăn hấp dẫn, nhưng cách nấu lại không hề khó

Để nấu được món canh chua cá lóc, bạn chỉ cần khéo léo cẩnthận một chút là được Trước tiên, bạn chuẩn bị những nguyênliệu sau: cá lóc, dứa (quả thơm), đậu bắp (mướp tây), cà chua,giá đỗ, dọc mùng,bông sún, me chua chín Rau thơm các loạinhư hành lá, ngò gai, rau quế Gia vị thêm hành khô, tỏi, ớt,muối, đường, nước mắm Tùy thuộc khẩu phần ăn trong giađình mà khối lượng nguyên liệu khác nhau Nhưng nguyênliệu chính là cá lóc, cà chua và me cần phải đủ Điều kiêng kỵkhi nấu canh chua là không nêm bột ngọt sẽ gây ra vị chát

Nguyên liệu chuẩn bị xong thì tiến hành sơ chế Đây làmột khâu khá quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hương vịmón canh Hành tỏi lột vỏ băm nhuyễn Cá lóc làm sạch vảy,ruột thái lát, dùng dao khứa nhẹ Ướp cá với một phần hànhtỏi vừa băm, thêm hạt nêm, nước mắm, dầu ăn Ướp khoảngmười lăm hai mươi phút để cá ngấm gia vị Dứa gọt vỏ, rửasạch, cắt lát dài Đậu bắp làm tương tự Cà chua làm sạch, cắtmiếng nhỏ Me chua chín bạn đem bỏ hạt rồi ngâm nước ấm.Giá đỗ ngâm qua muối, rửa sạch để riêng Các loại rau thơm

Trang 21

khác cũng rửa, ngâm qua nước muối để sát khuẩn, sau đó tháinhỏ.

Bước kế tiếp là nấu canh Trước tiên bạn bỏ hành tỏi vàophi thơm Cho cá lóc đã ướp gia vị vào, đảo nhẹ nhàng mộtthời gian rồi cho nước vào Bỏ thêm dứa, me chua Đun đếnkhi sôi thì dùng thìa vớt bọt ra cho nước trong Sau đó cho càchua, đậu bắp, giá đỗ và ngò gai vào Nêm gia vị cho hợpkhẩu vị, thêm rau thơm, tỏi phi vào rồi tắt bếp Món canh chua

cá lóc của bạn đã hoàn thành xong, vô cùng đơn giản Lưu ýkhông nấu cá quá nhừ, chín tới là vừa ngon

Cá lóc ngọt, ít mỡ, giàu vitamin và chất dinh dưỡng.Món ăn từ cá lóc có thể chữa các bệnh nan y như ung thư, timmạch Các bệnh viêm gan, mồ hôi trộm, vàng da Ngoài ra

nó còn có tác dụng thanh nhiệt, bổ khí huyết Cá lóc đen còn

có công dụng chống oxy hóa, chống lão hóa

Đây cũng là món ăn rất ngon Canh chua cá lóc ăn kèmvới cơm trắng nóng hổi càng thêm đậm đà Những ngày thờitiết nóng nực, vị chua ngọt thanh thanh của canh chua cá lóc

có thể xua tan mọi mệt mỏi, khó chịu Những ngày mùa đônglạnh giá, canh chua cá lóc lại đem đến hương vị sưởi ấm lòngngười

Canh chua cá lóc là món ăn mang đậm dấu ấn miền TâyNam Bộ Nó là giá trị ẩm thực dân tộc ta Đồng thời cũng gửigắm cả tình cảm của người nấu và là sợi dây kết nối những

Trang 22

người con xa quê với Tổ quốc, đáng nâng niu, trân trọng vàgiữ gìn.

 BÁNH XÈO:

Bánh xèo là món ăn quen thuộc của người Việt Nam.Hầu như miền nào cũng có bánh xèo, tuy nhiên mỗi miền cócách chế biến đặc trưng khác nhau Trong số đó, bánh xèomiền Tây được xem là món ăn đặc sắc mang đậm cái hồn củaquê hương Từ nguyên liệu đến cách chế biến đều toát lênmùi… sông nước;thân thương, bình dị

Nếu như bánh xèo miền Trung có kích thước bé bé xinhxinh vừa ăn thì bánh xèo miền Tây lại thuộc hàng… ngoại cỡ.Không đổ trong khuôn nhỏ như ở miền Trung, người miềnTây đổ bánh trong chảo lớn Khi ra thành phẩm, cái bánh togần bằng chiếc mâm, vì vậy mà người ta hay gấp đôi lại khiđem ra khỏi chảo Chỉ cần ăn một hai cái là đã cảm thấy no nêrồi Sỡ dĩ vào tới miền tây bánh xèo to ra như thế có giả thuyếtcho rằng là do ảnh hưởng từ tính cách hào phóng, trọng nghĩakhinh tài của những người con vùng đất “chín rồng” đồng thờikết hợp với sự trù phú của các loại sản vật phương nam từ đóhình thành nên hình dáng của chiếc bánh xèo hiện nay

Tên gọi, nguồn gốc món bánh xèo miền Tây cũng thế,khi lớp bột vàng ươm được đổ vào chảo dầu nóng, tiếng kêu

Trang 23

“xèo xèo” phát ra và từ đó, người dân lấy chữ “xèo” để đặt têncho bánh.

Cái đặc sắc của món ăn này nằm ở những nguyên liệuchế biến Hầu như nguyên liệu đều là “cây nhà lá vườn”,không cần phải mua hay tìm ở đâu xa Bột bánh xèo được pha

từ bột gạo xay, trộn với bột nghệ để khi chiên bánh có màuvàng tươi đẹp mắt Để tăng hương vị cho chiếc bánh, người tathường pha thêm nước cốt dừa và hành lá thái nhuyễn vào bột

Vì vậy mà chiếc bánh chiên lên vừa có vị beo béo của cốt dừa,vừa có mùi thơm của hành lá, khiến người ăn nhớ mãi khôngquên

Nhân bánh xèo miền Tây vô cùng đa dạng, tùy vào sởthích và nguyên liệu sẵn có mà người chiên bánh có thể biếntấu một cách linh hoạt Thường thì mỗi tỉnh sẽ có nguyên liệulàm nhân khác nhau Ở Bến Tre, người ta có thể làm nhânbằng củ hũ dừa, nấm mối, ở một số chỗ người ta còn dùng lõicủa đầu trái dứa để chiên bánh Tuy nhiên, quen thuộc vàthường được sử dụng nhiều nhất là giá, tôm đất, thịt heo

Giá thường được trồng ngay tại nhà, cọng nhỏ, giòn vàngọt Tôm được chọn là những con tôm còn tươi, nhỏ vừa, nếu

Trang 24

lớn quá sẽ bị vướng khi ăn Thịt heo thường là thịt ba chỉ, luộclên, thái mỏng Hoặc có thể là thịt heo thái nhỏ rồi xào lên.

Làm nóng chảo, dùng bẹ chuối chấm một ít mỡ lợn quếtđều chảo, sau đó đổ bột vào tráng thật nhanh để bột dàn đều

ra Cho tôm, thịt, giá hoặc các nguyên liệu khác vào giữa chiếcbánh, đậy nắp lại khoảng 1-2 phút Sau khi mở nắp, người tadùng cái sạn gấp bánh lại làm đôi rồi xúc ra để lên lá chuốisạch

Bánh xèo sẽ mất ngon nếu thiếu đi hai yếu tố quan trọng

đó là rau và nước chấm Người miền Tây chuộng nước mắmchua ngọt Pha nước mắm với dấm, đường, ớt, thêm cà rốt tháisợi để tăng màu sắc Theo người sành ăn thì pha nước chấmbằng dấm sẽ ngon hơn pha bằng chanh Rau ăn bánh xèo cũngchủ yếu là các loại rau dân dã miền Tây như rau diếp cas, cảixanh, xà lách, húng quế, thơm, dưa leo,lá lốt…

Ăn bánh xèo không cần bát đĩa hay đũa muỗng gì cả Đểbánh xèo thành từng lớp trên lá chuối, dùng tay bốc một miếngbánh bỏ vào mấy lá rau, cuốn lại, chấm nước mắm chua ngọtrồi thưởng thức Người miền Tây hay ngồi quay thành vòngtròn, vừa ăn vừa trò chuyện hay nghe đờn ca tài tử Quả là hết

Ngày đăng: 05/04/2024, 21:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w