1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Văn Hóa Ẩm Thực Tây Nguyên

19 28 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: VĂN HÓA ẨM THỰCĐỀ TÀI: ẨM THỰC TÂY NGUYÊN

Trang 2

1 Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực vùng Tây nguyên 1.1 Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến văn hoá ẩm thực Tây Nguyên

- Vị trí địa lý Tây Nguyên là khu vực với địa hình cao nguyên bao gồm tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng Tây Nguyên là một trong 3 tiểu vùng của miền trung Tây Nguyên cùng với Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ hợp thành miền trung Việt Nam Vùng này là vùng mà không giáp biển và khá gần xích đạo nên vừa nắng vừa hạn hán Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeo ( Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (campuchia) Vùng Tây Nguyên rộng khoảng 54.7 nghìn km² Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề như Kon Tum, Kon Plông, Kon Hà Nừng, Pleiku, Buông Mà Thuộc, Mơ Nông, Lâm Viên và Di Linh Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao chính là Trường Sơn Nam Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (gồm tỉnh Kon Tum và Gia Lai), Trung Tây Nguyên (gồm tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (tỉnh Lâm Đồng) Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.

-Khí hậu Nằm trong vùng Nhiệt đới Xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400–500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, đặc điểm của khí hậu núi cao Vào mùa khô, khu vực Tây Nguyên ít mưa Nước của các con sông, dòng suối xuống thấp Nguy cơ khô hạn rình rập Do đó, Tình hình khô hạn vẫn diễn ra Các tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất là Kon Tum, Gia Lai, còn các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng có thể bị ảnh hưởng ít hơn Thời điểm hạn nhất có thể từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 4 Các cánh rừng đầu nguồn, hay là vùng lõi của một số cánh rừng cũng đã bị các đối tương khai thác trái phép nên độ che phủ của rừng hao hụt rất nhiều Từ đó dẫn tới việc biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu

-Nguồn nước: Đáng chú ý, nguồn nước dự trữ tại khu vực này không dồi dào Trước hết, do nhiều diện tích rừng đã bị phá nên việc giữ nước tự nhiên bị ảnh hưởng nghiêm trọng Tiếp đó, nước các dòng sông những năm qua đều ở mức thấp, kể cả trong mùa mưa Cùng đó, tổng đúng tích trữ của các hồ chứa nước tại đây cũng đạt mức thấp Việc điều tiết nước rất khó khăn vì hạn hán rộng

Trang 3

trong toàn vùng Người dân phải tìm nước bằng cách đào giếng khoan rất tốn kém vất vả, đời sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng Chính vì thế cần có chính sách dài hơn trong việc bảo đảm nguồn nước trước sự biến đổi khí hậu ngày vàng dữ dội

- Hệ thống động vật, thực vật Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ Bazan ở độ cao khoảng 500m đến 600m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như Cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tầm Cây điều và cây Cao su cũng đang được phát triển tại đây Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ và đang tiến hành khai thác mỏ quặng Bô Xít Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên có thể coi là mái nhà của Miền Trung, có chức năng phòng hộ Tính đa dạng phong phú về đa dạng sinh học của Tây Nguyên là nền tảng cho sản xuất nông nghiệp, là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, là nguồn dược liệu cho sức khỏe cộng đồng Từ năm 1977, Tây Nguyên đã hình thành được một hệ thống các khu rừng đặc dụng gồm 1 vườn quốc gia, 1 bộ phận của vườn quốc gia Nam Cát Tiên, 10 khu bảo tồn thiên nhiên và 2 khu văn hoá lịch sử nhằm mục tiêu bảo tồn những đặc trưng đa dạng sinh học ở Tây Nguyên Hiện nay tổng diện tích quy hoạch các khu bảo tồn là 460.559ha Đồng thời thông qua việc thực hiện chương trình 327, một phần lớn diện tích đất rừng đã được giao khoán bảo vệ cho các hộ gia đình Đây là một diễn biến tích cực góp phần tăng cường nhận tích và sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong công tác bảo vệ rừng ngay trong khu vực họ đang sinh sống Tuy nhiên vấn đề đáng báo động là rừng và tài nguyên thiên nhiên Tây Nguyên bị khai thác mạnh mẽ, rừng và đa dạng sinh học của rừng ngày càng suy giảm và các hệ sinh thái nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều

=>Tây Nguyên là vùng cao nguyên hùng vĩ, núi non bạt ngàn Nơi đây nổi tiếng với những món ngon mang hương vị rất riêng của rừng.Không chỉ sở hữu vẻ đẹp của những thác nước hoang sơ, hùng vĩ, núi non bạt ngàn, Tây Nguyên còn là vùng đất trù phú, được thiên nhiên ban tặng cho nhiều loại sản vật độc đáo.Có lẽ cũng chính vì thế mà ẩm thực Tây Nguyên mang hương vị rất riêng của núi rừng khiến ai một lần thử qua đều nhớ mãi đến những hương vị đặc trưng của quê hương vùng cao, nét tinh tuý của núi rừng vừa hoang sơ vừa lạ lẫm, vừa hấp dẫn khó cưỡng.

1.2 Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến văn hoá ẩm thực Tây Nguyên: - Lịch sử văn hóa:

Trang 4

Tây Nguyên với các sắc thái văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng, được biểu hiện qua kho tàng văn học truyền miệng, qua nghệ thuật cồng chiêng, qua các lễ hội của các dân tộc Tây Nguyên vùng văn hoá Tây Nguyên là vùng văn hoá hình thành và phát triển chủ yếu trên cơ cở của nền “văn minh nương rẫy”, khác cơ bản so với “văn minh lúa nước” ở vùng dồng bằng.

Cũng như các tộc người khác trên dải đất Việt Nam, hoạt động lao động sản xuất chủ yếu của người Tây Nguyên là canh tác nông nghiệp nương rẫy truyền thống Vì vậy, nguồn lương thực chính của họ là lúa gạo Trong đó món cơm lam của người dân Tây Nguyên thể hiện sâu sắc tính cộng đồng, gắn kết chặt chẽ với nhiều chi tiết liên quan đến đời sống thường nhật của người dân.Món cơm lam vừa ngon miệng lại thuận tiện trong việc mang đi làm rẫy xa Ngoài cơm lam, các món được chế biến từ lúa gạo còn có bánh gạo rang, cơm nếp cháy

Ngoài lúa gạo, người Tây Nguyên còn tự tay làm ra, trồng lấy nhiều loại cây khác trên rẫy của mình, đó có thể là những cây có củ như ngô, khoai, sắn; rồi các loại rau như bầu, bí, đậu…; các loại trái cây như chuối, mía…

Với người Tây Nguyên, cái ăn không chỉ là nhu cầu của từng cá nhân mà đã trở thành phương tiện giao lưu, gắn kết cộng đồng.Nhìn chung, nét đặc sắc của ẩm thực phần nào phản ánh nếp sống và tập quán lao động sản xuất của người dân bản địa Tây Nguyên Đó là những đặc sản của một vùng văn hóa mang trong mình hơi thở của những cánh rừng những dòng sông bao la hùng vĩ.

Không chỉ quan tâm đến việc lựa chọn thức ăn, cách chế biến món ăn sao cho đảm bảo sức khỏe mà ngon miệng, người Tây Nguyên còn biết tổ chức bữa ăn cho phù hợp với tập quán lao động sản xuất và đời sống sinh hoạt Chính sự khéo léo trong tổ chức ẩm thực tạo nên nếp sống, nét văn hóa truyền thống mang chất Tây Nguyên khó lẫn Ngày hai bữa cơm: sáng – tối, nhưng người dân nơi đây không chỉ quan tâm đến ăn uống mà còn chú ý mối quan hệ giữa nhu cầu vật chất và đời sống tinh thần Người Tây Nguyên coi sinh hoạt ăn uống là một nếp sống đầy tính nhân văn.

- Tín ngưỡng:

Trang 5

thờ cúng các vị thần tự nhiên (nhiên thần)( Yàng) Ở Tây Nguyên xưa và nay, Yàng là một đức tin về thế giới siêu nhiên của người bản địa Trong tiềm thức của họ, mỗi thành tố tự nhiên như rừng, núi… đều có vị Yàng cai trị, ảnh hướng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người Tây Nguyên.Ẩm thực Tây Nguyên còn là cầu nối giữa con người với thần linh Trong số những thức ăn bày trên mâm cúng Yang không thể thiếu thịt trâu Con trâu đem cúng phải được chọn lựa kỹ lưỡng, từ làm thịt đến chế biến phải đều khéo léo và cả cộng đồng cùng chung vui Từ khâu chọn trâu đến giết thịt, chế biến, tổ chức bữa ăn… đều được lựa chọn tỉ mỉ Đối với người Tây Nguyên sự giàu có thực sự thật đơn giản, đó chính lá có đủ thóc gạo để ăn và đủ trâu bò để cúng thần cháo chua là một món lạ của người Tây Nguyên món này vừa là thức ăn vừa là thức uống giải khát như rượu Tương truyền món ăn này do thần linh chỉ dạy người đồng bào cách chế biến để chống lại thời tiết khắc nghiệt của xứ Tây NguyênTheo quan niệm của người dân bản địa Tây Nguyên, rượu cần là thức uống của thần linh Nên ngoài giá trị vật chất đơn thuần rượu cần còn mang giá trị tinh thần tâm linh của con người Chính vì thế mà quá trình sản xuất rượu cần người Tây Nguyên tuân thủ rất nghiêm ngặt những điều kiêng kị Tuỳ theo phong tục từng nơi, nhưng thường thì nếu là lễ cúng tế thiêng liêng người ta thường hay uống rượu một cần Ché rượu nhiều cần thể hiện sự hoà hợp cái riêng tư của mỗi người trong cái chung của cộng đồng như dân làng mỗi người ở riêng mỗi nhà nhưng cùng uống chung nước một con suối, thì cùng uống rượu chung một ché nhưng mỗi người vẫn một cần riêng

Tín ngưỡng phồn thực ở Tây Nguyên được thể hiện bằng hình ảnh người dân giã gạo Từ thời xa xưa, chày và cối – bộ công cụ thiết thân của người nông nghiệp Đông Nam á – đã là những vật tượngtrưng cho sinh thực khí nam và nữ, còn việc giã gạo là tượng trưng cho hành động giao phối Hoạt động liên quan đến ẩm thực này mang trong mình hơi thở của buôn làng, đó vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khoắn của con người nơi núi rừng hoang vu này: phụ nữ tụ tập trên hiên để giã gạo chuẩn bị các bữa cơm chiều tối thì cánh đàn ông, người nọ tiếp người kia đến mồi ống điếu quanh bếp lửa chung.

-Phong tục tập quán

- Tây Nguyên được biết đến là một trong những trung tâm của nền nông nghiệp lúa khô nương rẫy Sử thi để lại dấu ấn văn hóa này đậm nét trong cả cách thức ẩm thực Nhìn bàn tay bốc những hạt cơm chúng ta có thể cảm nhận được sự quý trọng hạt gạo của người dân buôn làng Người Tây Nguyên cũng quen với việc ăn cơm nắm vì làm nương rẫy thì rất tiện lợi Những nắm cơm khô, những

Trang 6

nắm cơm nếp để ăn dọc đường kẻo bị đói Có thể thấy, không chỉ những món ăn mà cả cách thức tổ chức bữa ăn cũng mang màu sắc của núi rừng, nương rẫy - Hầu hết các món ăn, dù chế biến theo cách nào, người Tây Nguyên cũng ít quy định chi tiết tỉ lệ pha chế nguyên liệu, độ lửa, thời gian nấu nướng, và cả tính

chất của món ăn đó cần ăn nóng hay ăn nguội Người dân tộc Tây Nguyên cũng như đa số các dân tộc thiểu số khác chưa có sách dạy nấu ăn, chỉ tồn tại dưới dạng kinh nghiệm, truyền khẩu hay do sự giáo dục trực tiếp từ gia đình Do sống ở vùng rừng núi Trường Sơn Tây Nguyên nên các nguyên liệu chủ yếu của các món ăn mang đậm sắc thái núi rừng.

-Bữa cỗ trong văn hóa ẩm thực tây nguyên rất khác so với bữa cỗ trong văn hóa ẩm thực của các vùng miền khác Chính điều này tạo nên những nét văn hóa đặc sắc và rất riêng của vùng núi rừng tây nguyên Vùng rừng núi nơi tụ tập sinh

sống của nhiều dân tộc thiểu số, từ phong tục tập quán của các dân tộc hình thành

nên một nền ẩm thực rất khác, nền ẩm thực chủ yếu dựa vào núi rừng Chính vì thế bữa cỗ trong ẩm thục của vùng này cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ núi rừng.

Tuy nhiên, không vì thế mà nó mất đi tính đa dạng và phong phú của các món ăn trong bữa cỗ Các món ăn được chế biến từ nguyên liệu núi rừng mang tính chất rất tự nhiên đậm đà bản sắc văn hóa nơi đâyCỗ bàn ở đây cũng tập hợp đầy đủ từ cơm xôi, đồ xào, đồ luộc, đồ chiên, đồ nướng, đến các đồ uống và dùng như nó cũng rất thịnh soạn.

Trong các dịp lễ hội, cưới hỏi, tang ma không thể thiếu rượu, người ta ăn uống “suốt hai kỳ trăng”, rượu hết thì lấy thêm rượu khác, thức ăn hết thì giết thêm lợn, bò Người ta xem rượu là một thứ nước uống trong các dịp gặp gỡ văn hóa ẩm thực Tây Nguyên cũng theo mùa Vào mùa lễ hội “ăn năm uống tháng” thì cả cộng đồng ăn uống thỏa thuê, Còn vào mùa “mặt sấp lưng ngửa” thì mọi nhà đều ăn uống cho tạm qua cơn đói Dễ dàng thấy, không chỉ tập quán chế biến thức ăn mà thói quen ẩm thực của người Tây Nguyên gắn liền với nền nông nghiệp nương rẫy, với tập quán lao động sản xuất chiếm đoạt tự nhiên.

Trang 7

- Có nhiều dân tộc sinh sống ở đây như:

-Người Bana: Người Bana sống ở Kontum nhiều hơn, Thức ăn hàng ngày của người Ba Na đơn giản, gần như có gì ăn nấy, thường đạm bạc, chủ yếu là rau xanh, măng, nấm theo mùa; cá, cua, ốc, ếch kiếm được tùy thuộc sự tháo vát, đảm đang của các thành viên mỗi gia đình Cháo nấm muối là món ăn quen thuộc và ưa thích của người Ba Na Trước kia đồng bào thường nấu cháo bỏ vào trong vỏ bầu khô mang theo mỗi khi đi làm xa Sau những giờ lao động mệt nhọc, giải lao được thưởng thức món cháo mát lạnh đựng trong bầu, cái nắng, cái gió của cao nguyên như dịu đi phần nào Tôm lam rau dớn Trong các loại rau rừng, rau dớn được xếp vào hàng đặc sản ở Kon Tum, ai đã nếm thử một lần sẽ nhớ mãi hương vị.

- Người Gia Rai: Sống ở tỉnh Gia Rai nhiều hơn Gạo tẻ là lương thực chính, lương thực phụ là ngô Một bữa cơm hàng ngày cũng khá giống với người Kinh, với cơm tẻ, anh rau, có thể là canh cà đắng, canh mướp,… Đặc biệt, họ sẽ dành một đến hai lần mỗi tuần nấu canh peng (canh thính) hoặc nhăm pung (canh bột).

-Người Ê đê và người M’nông

Trong những dân tộc bản địa định cư lâu đời ở Đắk Lắk, Đắk Nông , thì dân tộc Ê đê và M'nông có số dân đông nhất, có nền văn hóa giàu bản sắc truyền thống Người Ê Đê làm rẫy là chính, riêng nhóm Bíh làm ruộng nước theo lối cổ sơ, dùng trâu dẫm đất thay việc cày, cuốc đất Ngoài trồng trọt còn chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải Trên nương rẫy, ngoài cây chính là lúa còn có ngô, khoai, bầu, thuốc lá, bí, hành, ớt, bông Ẩm thực Ê Đê là sự hòa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống với những phong cách nấu nướng đặc biệt Mỗi món ăn hay toàn thể bữa ăn đều có sự phối trộn tinh tế giữa vị cay, chua, và đắng Ẩm thực Ê đê là một phần của văn hóa Tây Nguyên và trở thành một trong những yếu tố thu hút khách du lịch Một món ăn đều sử dụng gia vị cay nóng Người Ê đê quan niệm bữa ăn là nơi giao tiếp thân mật của mọi người Trong bữa ăn, món ăn chính là cơm tẻ -Người Cơ Ho và Mạ

Trong những dân tộc bản địa định cư lâu đời ở tỉnh Lâm Đồng, thì hai dân tộc Cơ Ho và Mạ có số dân đông nhất, có nền văn hóa giàu bản sắc truyền thống nhất Người Cơ Ho ba bữa, ăn bốc, với canh rau rừng và các loại gia vị như tiêu, ớt Món ăn thường chế biến khô để thuận tiện cho ăn bốc Thực phẩm kho hoặc luộc, canh được chế biến từ rau trộn với tấm và cho thêm ớt, muối Gạo ăn với cá, thịt, rau nấu ăn bằng ống nứa, sau này nấu ăn bằng đất nung, đồng,

Trang 8

gang Ẩm thực của người Mạ chủ yếu là những món ăn với cách chế biến đơn giản nhờ các nguồn sản vật có sẵn trong tự nhiên Nhưng lâu dần những món ăn này trở thành một phần không thể thiếu trong các bữa cơm thường nhật, đãi khách hay những dịp lễ, tết, giỗ chạp Cơm ống, lá nhíp nướng, đọt mây hay canh thụt… là những món ăn dân dã mang hương vị đặc biệt, trở thành những đặc sản lạ miệng và không kém phần độc đáo của người Mạ ở Lâm Đồng.

2 Các giá trị văn hóa ẩm thực của Tây Nguyên:

Mảnh đất Tây Nguyên với cao nguyên hùng vĩ, núi non bạt ngàn không chỉ nổi tiếng có nhiều cảnh đẹp, mà còn gây ấn tượng rất nhiều món ăn mang hương vị núi rừng Không đơn thuần là những món ngon, ẩm thực Tây Nguyen còn có các món ăn rất đa dạng, lại lạ lẫm, cầu kỳ khác nhau, nhưng đem đến cho người dùng những hương vị quen thuộc của quê hương vùng cao, nét tinh túy của ẩm thực núi rừng mang đậm cả vẻ hoang sơ lẫn hương vị vừa lạ, vừa hấp dẫn, kết hợp các loại đặc sản, thảo dược quý của Tây Nguyên Ở đó có cả sự kết hợp của ẩm thực Việt từ Bắc – Trung – Nam, với sự biến tấu cho phù hợp điều kiện miền cao, để làm nên ẩm thực Tây Nguyên vừa quen mà lạ, dễ tiếp nhận mà cũng đầy lôi cuốn để khám phá Giá trị văn hóa ẩm thực Tây Nguyên trong việc góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch vùng cùng với tài nguyên du lich tại đó khi được xác định thương hiệu ẩm thực, đóng góp cho sự đa dạng, phong phú và tinh túy của văn hóa ẩm thực Việt Nam để quảng bá với người dân trong nước và du khách nước ngoài Tô điểm đời sống người dân bởi những món ngon, đậm vị vùng miền Tây Nguyên là nơi sinh sống của rất nhiều đồng bào dân tộc anh em nên văn hóa ẩm thực rất phong phú và đa dạng Rất nhiều các món ăn nơi đây nhận được cảm tình của du khách.

3 Những món ăn tiêu biểu của vùng Tây Nguyên:

Không chỉ làm say đắm lòng người bởi thiên nhiên dùng vĩ, tiếng đàn đá mang âm thanh của núi rừng hay văn hóa cồng chiêng Vùng đất Tây Nguyên ,đã khéo léo giữ chân du khách ở lại bằng những đặc sản mang đậm hương vị của cao nguyên đầy nắng và gió này

3.1 Gà nướng bản Đôn (gà sa lửa):

- Gà nướng là một món ăn dân dã của đồng bào dân tộc thiểu số Theo người địa phương, món ăn có xuất phát từ đồng bào dân tộc Ê Đê ở Buôn Đôn, Đắk Lắk Tuy nhiên, hiện nay món ăn này đã trở thành một đặc sản không thể bỏ qua đối với du khách khi đến thăm mảnh đất Tây Nguyên.

- Để có những con gà nướng thơm ngon, người dân Bản Đôn phải rất công phu nuôi, chọn gà Đó phải là gà thả vườn chính hiệu, là gà chạy bộ, cho thịt săn chắc, lớp da mỏng giòn sau khi nướng sẽ không khiến thực khách cảm thấy

Trang 9

ngấy mỡ Chủ yếu ăn thức ăn rơi vãi, côn trùng…Gà được chọn nướng là loại mới lớn, độ chừng hơn 1kg mỗi con Nếu gà lớn thì thịt sẽ dai, gà nhỏ quá lại có mùi hôi…

- Chế biến:

+ Gà sau khi làm sạch được bỏ đầu mổ dọc theo ức rồi bẻ dẹt ra Nước ướp gà được pha từ hành tím, sả, tỏi giả nhuyễn trộn với ngũ vị hương, mật ong, tiêu, nước mắm, muối và các loại lá rừng Để thịt gà thấm, trước khi ướp, người dân thường dùng mũi dao đâm thành nhiều lỗ nhỏ trên thân gà Điệu đặc biệt là sả chỉ được giã nhỏ rồi lọc lấy nước chứ không ướp cả xác, nước sả càng nhiều, thịt nướng càng thơm ngon.

+ Gà ướp khoảng 30 phút đến một tiếng thì được kẹp chặt vào thanh tre non chẻ đôi và nướng chín trên hơi nóng của lửa than Mỗi lượt nướng có hàng chục con gà Cách bài trí khi nướng thì biến đổi liên tục Có khi cắm thành hai hàng xung quanh đống than Cũng có khi thợ nướng cắm thành vòng tròn Khoảng cách giữa con gà với mặt than khoảng 50 cm, than phải cháy đượm để hơi nóng có thể làm gà chín nhưng không khô Cứ vài phút xoay trở một lần cho đến khi gà chín chuyển sang màu vàng, giòn mà không bị cháy, tươm mỡ béo ngậy.

- Thưởng thức: Sau khi nướng xong, các quán ăn thường phục vụ gà nướng nguyên con, để khách tự xé gà thưởng thức, rồi ăn kèm với muối lá é (một loại lá gia vị có nhiều ở vùng rừng núi Tây Nguyên, mùi thơm gần như húng quế, được giã nhỏ với muối hột, ớt xanh) cùng những ống cơm lam chín dẻo mềm và bình rượu cần (rượu ghè).

- Trong những buổi chiều se lạnh ở núi rừng, được quây quần bên bếp lửa giữa nhà sàn rồi tự tay trở từng con gà đang chín dần thì không còn gì thú vị bằng 3.2 Cơm lam:

- Cơm lam là một món ăn truyền thống đậm chất dân dã của dân tộc Jrai, Bahnar Trước kia, do đòi hỏi thường xuyên của việc làm nương rẫy cùng với tập quán sống du canh du cư , người Bahnar, Jrai đã tận dụng những ống tre, ống nứa có sẵn trong rừng để nấu những hạt gạo mà họ mang theo trong suốt mùa làm Thứ cơm mà họ nấu giúp ăn chắc bụng hơn các món ăn khác, đáp ứng được nhu cầu các công việc nặng Về sau, họ còn dùng cơm lam để thiết đãi bạn bè hay trong các dịp lễ trọng đại của cộng đồng Cơm Lam được coi là món ăn của núi của rừng bởi chắt lọc trong đó vị ngọt của dòng suối mát trong đầu rừng và hương thơm của rừng tre nứa xanh ngút đầu non

- Ngày nay, trong sự biến thiên, giao thoa của các giá trị tinh thần, cơm lam không còn là món ăn của riêng đồng bào dân tộc thiểu số nữa mà nó đã trở

Trang 10

thành tài sản chung mang đậm bản sắc trong khối tài sản văn hóa các dân tộc Việt Nam

- Để làm được cơm lam ngon đòi hỏi một sự tỷ mỉ đến từng chi tiết - Chuẩn bị nguyên liệu:

+ Người đồng bào thường phải đi sâu vào rừng từ lúc còn mờ sương mai để tìm và chặt lấy gióng lưng chừng nứa (tre) rồi phạt đi đầu mặt của nó Nứa (tre) không được quá non hay quá già để khi chín hạt cơm sẽ được hòa quyện bởi một chút vị ngọt cùng mùi đặc trưng của nứa (tre) làm tăng độ ngon của cơm + Gạo nếp phải chọn loại nếp nương trắng , hạt nhỏ thuôn dài, tốt nhất là "khảu tan" (nếp tan) để khi chín hạt sẽ dẻo và tỏa mùi thơm nức Gạo phải được ngâm ở trong nước lấy từ con suối đầu nguồn hay vách đá ngâm trong vài tiếng hoặc một đêm Sau đó, vớt ra rổ để ráo, rắc ít muối trộn đều Việc làm này có thể giúp cơm của bạn nở mềm sau khi nấu, dẻo ngọt và có mùi thơm ngon đặc trưng riêng.

+ Lá chuối thì đem ra rửa sạch và lau khô, cẩn thận tránh rách Sau đó, cắt ra thành từng miếng vuông nhỏ, xếp ngay ngắn trên khay đựng.

- Chế biến:

+ Lấy lá chuối (lá rừng) cuộn tròn lại để bịt kín một đầu ống tre/nứa đảm bảo nước không thoát ra khi nấu cơm lam Còn đầu còn lại thì đổ gạo vào Chú ý: Khi đổ gạo nếp vào ống tre/nứa thì phải đổ cách miệng ống một khoảng Điều này, giúp cơm chín đều và nở ra vừa khít với ống, không bị bung lá.

+ Sau đó đổ nước nào ống nứa ngập mặt gạo (có thể là nước suối, nước lã hoặc nước dừa để có mùi hương riêng) Cuối cùng là lấy lá chuối (lá rừng) bịt kín miệng ống nứa lại và đem đi nướng trên bếp lửa.

+ Phải đợi cho lửa than thật hồng để cơm dẻo không bị khô và cháy Ống cơm không trực tiếp được vùi hoặc đặt trực tiếp lên than, phải đặt một cái kiềng lên trên và xếp các ống cơm lên trên hay đặt một đầu đặt trên thanh ngang còn một đầu để chạm mặt đất Nấu cơm lam cầu kì hơn nấu cơm bình thường ở chỗ chúng ta phải canh bếp liên tục Khi nướng, phải xoay ống nứa để cơm được chín đều cho đến khi vỏ nứa cháy hơi xém và khô lại

+ Khi những hạt gạo dẻo bắt đầu rịt lấy nhau, nước từ các thành ống ngấm dần vào từng hạt gạo Thời gian nấu nướng món ăn cơm Lam này có thể kéo dài 1h Đến khi thấy thoảng được mùi nếp thơm ra từ ống thì cơm đã chín.

- Thưởng thức:

Ngày đăng: 05/04/2024, 21:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w