Tiểu Luận - Văn Hóa Ẩm Thực Tiểu Vùng Việt Bắc

12 0 0
Tiểu Luận - Văn Hóa Ẩm Thực Tiểu Vùng Việt Bắc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒNKHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI

VĂN HÓA ẨM THỰC TIỂU VÙNG VIỆT BẮC

Trang 2

A PHỤ LỤC

I ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ VĂN HÓA XÃ HỘI 1 Đặc điểm tự nhiên

2 Đặc điểm văn hóa – xã hội

II ĐẶC TRƯNG ẨM THỰC VIỆT BẮC 1 Đặc trưng ẩm thực Việt Bắc

2 Tầm ảnh hưởng của ẩm thực Việt Bắc 3 Ẩm thực Việt Bắc trong hội nhập và du lịch

Việt Bắc là một vùng phía Bắc Hà Nội gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên hay còn được gọi tắt là Cao -Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái Tuy nhiên, Việt -Bắc còn bao gồm phần đồi núi các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang và Quảng Ninh

Chủ yếu là núi trung bình và núi cao, cao nguyên Nổi bật với các khối núi và dãy núi cao biên giới phía bắc và thấp dần về phía nam phù hợp với sông ngòi.

Các cánh cung tụ lại ở Tam Đảo: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc sơn, Đông Triều.

Các cao nguyên đá vôi ở cực bắc bao gồm các dãy núi đá vôi Quảng Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc là các cao nguyên với địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, thiếu nước

Thủy văn:

- Với một đặc điểm tự nhiên đồi núi phong phú, đa dạng, nên mạng lưới

sông, suối, hồ tự nhiên khá nhiều, song phân bố không đều.

- Sông ngòi có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân

dân địa phương.

- Các sông lớn: S.Lô, S.Thao, S.Cầu, S.Thương, S.Lục Nam với đặt trưng

là độ dốc lớn và mùa lũ chảy mạnh.

Trang 3

- Ngoài ra còn có các hồ như Ba Bể, hồ Thang Hen…

Khí hậu:

- Nằm trong khu vực khí hậu cận nhiệt ẩm

- Vùng núi Việt Bắc là vùng có khí hậu khắc nghiệt, lạnh buốt về mùa

đông có khả năng băng giá và sương muối, còn về mùa hè lại oi bức.

- Nét đặc sắc của khí hậu khu VB là ấm hơn và ẩm hơn nhiều so với khu

ĐBắc, vì vai trò chắn gió mùa đông bắc của cánh cung Ngân Sơn; mặt khác các dãy núi cao phía bắc tạo nên địa hình chắn thuận lợi, nhất là gió mùa mùa hạ thổi qua vịnh BB vào MB nớc ta có hướng đông và đông nam.

- Lượng mưa khá cao và đồng đều tạo nên độ ẩm lớn.

Thổ dưỡng – sinh vật

- Do có những thuận lợi về khí hậu, địa hình nên khu VB có lớp phủ thổ

nhưỡng-sv rất phong phú Số lượng đai và á đai nhiều hơn so với khu núi thấp ĐBắc TV phục hồi tương đối nhanh.

- Có vườn quốc gia nơi tập trung sinh sống của các loại thực vật và động

vật quý hiếm 2 Văn hóa – xã hội

Lịch sử

Nói đến VB, ta sẽ liên tưởng đến vùng trung du, núi non trùng điệp trong những bài thơ vào những năm tháng kháng chiến chống Pháp, với những trận đánh đi vào lịch sử trong chiến dịch biên giới Nhưng VB cũng là địa danh cùng con người tạo ra một bề dày lịch sử đáng kể.

Việt Bắc từ thời tiền sử (bao gồm Quảng Tây, Vân Nam, Quảng Đông -TQ)

Đến ngày nay qua sự liên hệ mật thiết với lịch sử văn hoá Việt Nam đây từng là nơi cư ngụ của người dân Bách Việt, các dân tộc lâu đời như tộc người Tày-Nùng

Hay từ thời Hùng vương Cư dân nơi đây đóng vai trò chủ yếu trong lịch sử hình thành địa hình biên giới hai nước Việt-Trung

Từ thời tự chủ, cư dân Việt Bắc đã tham gia chống quân Tống, quân Mông -nguyên, tạo ra những chiến công vang dội, đóng góp công sức, của cải vào công cuộc giữ nước.

Không những vậy thời kì chống thực dân, VB trở thành căn cứ địa quan trọng của cả nước

Trang 4

Qua đó ta có thể thấy, nơi đây có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, với nhiều đồng bào dân tộc, tộc người đã và đang sinh sống thì song song là sự đa dạng, đặc sắc trong văn hóa con người, ẩm thực.

Hiện nay chủ yếu là các dân tộc Tày-Nùng, thuộc dòng ngôn ngữ Thái, xen kẽ các dân tộc Kinh, Mông, Dao, và các nhóm thiểu số khác đang sinh sống Người Tày và người Nùng, cùng tiếng nói và văn hóa, chỉ khác là người Tày gần với văn hóa người Việt hơn trong khi người Nùng chịu ảnh hưởng văn hóa Trung quốc họ sống chủ yếu ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, sống các tuyến đường, ven sông và suối hoặc thung lũng vì sống tập trung nhiều ở các khu vực này thì dần dần các bản làng được hình thành

Bản là đơn vị cơ sở nhỏ nhất Các gia đình trong bản và các thành viên hợp lại thành một cộng đồng dân cư và có tổ chức

Cũng giống như người Kinh, đơn vị xã hội nhỏ nhất của người Tày - Nùng nơi đây là gia đình, gia đình phụ hệ, chủ gia đình vẫn thường là người cha hay người chồng, làm chủ toàn bộ tài sản và quyết định mọi công việc trong nhà, ngoài làng vì theo chế độ phụ hệ thì nơi đây vẫn còn tình trạng trọng nam khinh nữ

Văn hóa vật chất - tinh thần Về văn hoá vật chất:

Điều đặc biệt nơi đây là những ngôi nhà của Người Tày - Nùng có hai loại chính : nhà sàn và nhà đất Nhà sàn là dạng nhà phổ biến, có hai loại nhà sàn, sàn hai mái và sàn bốn mái Nhà đất hiện nay xuất hiện ngày vàng nhiều, nó là sự thay đổi so với nhà sàn về quy mô, kết cấu, bố cục bên trong

Trang phục của người Tày - Nùng có tính thống nhất, được phân biệt theo giới tính, địa vị, lứa tuổi, theo nhóm địa phương Trang phục nam giới đồng bào nơi đây gồm áo cánh, áo dài, khăn đội đầu và giày vải, là các trang phục cơ bản chỉ khác nhau đôi chút về kích thước và chất liệu Trong khi đó, trang phục của nữ giới lại đa dạng hơn với nhiều trang sức như vòng, kiềng, khuyên tai, khăn,

Về đời sống văn hóa tinh thần :

Cư dân Việt Bắc có những nét cơ bản giống với các khu vực khác Về tín ngưỡng tôn giáo dân gian của cư dân Tày - Nùng hướng niềm tin của con người đến trời - đất, tổ tiên hay chúng ta gọi là đạo ông bà á Các thần linh của họ rất đa dạng, và nhiều thần như thần núi, thần sông, thần đất Các bản, dù mới lập hay có từ lâu đều có miếu thờ thổ công, mà nhiều nơi gọi là thổ địa Ngoài ra, trong nhà họ còn thờ vua bếp giống người kinh miền xuôi thờ ông Táo Các tôn giáo như Khổng giáo, Phật giáo, Đạo giáo cũng đều có ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống tâm linh của người dân ở Việt Bắc

Trang 5

Lễ hội Lồng Tồng (Xuống đồng) là lễ hội truyền thống đặc trưng của cộng đồng người Tày, được tổ chức thường niên vào tháng Giêng, tháng Hai âm lịch theo từng địa phương Lễ hội là dịp để bà con khắp nơi cầu phúc lộc, mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên, no ấm hạnh phúc Tất nhiên có nhiều món ăn đa dạng trong mâm cúng mang đậm văn hóa tinh thần của người dân nơi đây như bánh chưng, bánh pỏng, bánh khảo, xôi đỏ, xôi vàng.

Ở đây còn có nét văn hóa chợ độc đáo cũng được nhiều người biết đến ở vùng cao nên các bản làng sống cách xa nhau nên khi nào có phiên chợ, họp chợ thì đây không chỉ là nơi mng buôn bán mà còn là nơi nam nữ trao nữ gặp gỡ trao duyên với nhau

Các phong tục tập quán đa dạng như tập quán làm nhà, tập quán về ăn mặc, tập quán về sinh đẻ, tục mừng nhà mới, tục đặt tên làng bản, lễ cưới, cũng làm nên nét đặc sắc cho vùng cao Việt Bắc.

Như đã nói ở trên, đây vẫn còn trọng nam khinh nữ nhưng trong ăn uống họ khá là thoải mái, cả gia đình sẽ ngồi ăn cùng mâm cơm Con người nơi đây rất hiếu khách, cho nên khi tới đây sẽ được gia chủ tiếp đãi các món ăn đặc biệt nhất vùng này và thưởng thức chung bữa ăn với gđ họ

Công việc chủ yếu của các đồng bào nơi đây là làm ruộng, rẫy ở sườn núi, nghề thủ công hay chăn nuôi vì ở đây họ sống phụ thuộc vào thiên nhiên Với điều kiện tự nhiên xã hội, nơi đây có tiềm năng về du lịch rất lớn, đây còn sở hữu vô số địa điểm du lịch nổi tiếng Cao nguyên Đá Đồng Văn (Hà Giang), các hang động thác hồ ở Bắc Cạn, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pắc Pó (Cao Bằng)

Không những vậy, điều kiện về nhân sinh, con người nơi đây là yếu tố quan trọng nhất tạo nét đặc sắc cho văn hóa ẩm thực VB.Hội tụ sự độc đáo, mang đậm bản trong từng khâu chuẩn bị, chế biến, và trang trí

Tóm lại vì 2 điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện con người ưu đãi đã tác động nhiều đến văn hóa ẩm thực.

Vì vậy, đối với sự phát triển của du lịch vùng VB hoạt động quảng bá giới thiệu về ẩm thực có vai trò vô cùng quan.

II ĐẶC TRƯNG ẨM THỰC VIỆT BẮC 1 Đặc trưng ẩm thực Việt Bắc

Ẩm thực được ví là chiếc gương soi chân thực cho nền văn hóa của một vùng Giá trị của nền ẩm thực nằm ở chỗ nó sẽ lớn lên và đi cùng với bước phát triển của vùng đó Là một khía cạnh để đánh giá một vùng có được nền văn hóa phát triển, phồn vinh sẽ đi đôi với nền ẩm thực đa dạng, phong phú, muôn hình, muôn vẻ.

Thì Việt Bắc bên cạnh những món ăn hiện đại, song song đó là những món ăn cổ truyền phong phú và hấp dẫn.

Đầu tiên: Ẩm thực luôn là một phần quan trọng đời sống:

Trang 6

Về mặt ăn uống, tùy theo từng tộc người mà cách thức chế biến thức ăn và khẩu vị của cư dân Việt Bắc có hương vị riêng Việc chế biến món ăn của cư dân Tày - Nùng, một mặt có những sáng tạo, một mặt tiếp thu kĩ thuật chế biến của các tộc lân cận như Hoa, Việt Họ chế biến ngô một cách tinh tế, ngô được giã, hay xay nhỏ để nấu với cơm, làm các loại bánh Thức ăn chính là gạo tẻ, nhưng việc chế biến các món ăn từ gạo nếp lại càng được chú trọng Trong ngày tết, cốm là món đặc biệt hấp dẫn Các loại xôi màu hấp dẫn thường có mặt trong ngày lễ tết của cư dân Tày - Nùng Thịt lợn, thịt vịt quay thường được làm cầu kì như thịt lợn quay Lạng Sơn, vịt quay Thất Khê.

Dân tộc nào cũng mang đầy đủ các yếu tố: ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng, dễ chế biến, gần gũi với thiên nhiên và ai cũng có thể thưởng thức được… Bữa ăn của cư dân Việt Bắc, mang tính bình đẳng, nhân ái Tất cả các thành viên trong nhà ăn chung một mâm, khách đến nhà rất được ưu ái, nể trọng Ẩm thực hội tụ đủ Chân- Thiện- Mỹ: nói chung người Việt chúng ta ăn toàn diện, không chỉ ăn bằng miệng, nếm bằng lưỡi mà bằng ngũ quan Đã ăn thì mắt phải nhìn thấy màu sắc món ăn, cách trình bày món ăn đẹp, răng phải chạm vào món ăn, mũi phải ngửi được mùi vị hấp dẫn, lưỡi phải cảm nhận được, tai phải nghe được tiếng nhai thức ăn.

Người Việt Bắc ăn uống cũng rất đa vị Thông thường món ăn có 5 vị chính: ngọt, mặn, chua, cay, béo; có cả ngũ sắc: đen (tương), đỏ (ớt), xanh (rau), vàng (khế chín), trắng (bánh tráng, bún) Ăn một miếng mà mắt thấy 5 màu, lưỡi nếm 5 vị và có khi còn hơn thế nữa

Món ăn Việt Bắc hầu hết được chế biến từ các gạo nếp, gạo tẻ, các loại thịt như bò, heo, vịt…

Độ ngon của món ăn đều xuất phát từ cách chế biến, chủ yếu là luộc, hấp, nấu, nướng hoặc ăn tươi sống để giữ được hương vị tự nhiên.

Điều làm nên nét khác biệt chính sự cân bằng âm – dương, chua – cay – mặn – ngọt hài hòa, truyền tải trọn vẹn hương vị tự nhiên, cân bằng giá trị dinh dưỡng.

2 Tầm ảnh hưởng của ẩm thực Việt Bắc

- Ẩm thực Cao Bằng nổi bật với: Khẩu sli Nà Gian, bánh trứng kiến Cao

Bằng, Phở chua, Bánh Gai.

- Bắc Kạn: Khoai môn, bánh dày, trám đen, măng ngâm ớt, cơm lam, miến

dong Côn Minh.

- Thái Nguyên: bánh con gà, bánh con vịt bánh trứng kiến của người Sán Dìu.

Thịt Lợn quay và các loại giò của người Sán Chí, xôi ngũ sắc Đinh Hóa, Măng đắng ngàn me.

- Lạng Sơn: Vịt quay, heo quay, Khau nhục, Rượu cần của người Chu Ru.

Trang 7

- Tuyên Quang: Mắm cá ruông chiêm hóa, thịt lợn phơi khô của dân tộc Tày,

xôi năm màu.

- Hà Giang: Thắng cố, mèn mén, Rượu ngô thanh vân, Cháo ấu tẩu, ấu trùng

ong, Nọm dê tái, rượu thóc, Thịt bò khô đồng văn.

- Ẩm thực Việt Bắc phong phú, đa dạng và hội tụ những nét tinh tế riêng biệt

thông qua cách thức chọn lựa nguyên liệu, chế biến, bày biện và thưởng thức.

- Nói tóm lại, văn hóa ẩm thực nơi đây rất đa dạng đậm đà hương vị Việt

Bắc, để lại cho chúng ta những hương vị khó quên mà có lẽ không lẫn vớibất kỳ một vùng nào.

3 Ẩm thực Việt Bắc trong hội nhập và du lịch

- Văn hóa ẩm thực Việt Bắc hội tụ đủ được sự độc đáo và đa dạng, đậm đà

bản sắc dân tộc từ khâu chọn nguyên liệu, chế biến món ăn cho đến khâu trang trí

- Ẩm thực nơi đây xem như yếu tố chủ đạo trong mọi hành trình du lịch, làm

cho mỗi chuyến đi trở nên thú vị, hấp dẫn, nhiều trải nghiệm hơn

- - Vì vậy, đối với sự phát triển của du lịch vùng Việt Bắc, hoạt động quảng

bá, giới thiệu văn hóa ẩm thực có vai trò vô cùng quan trọng và ý nghĩa thiết thực.

III ĐẶC SẮC ẨM THỰC VIỆT BẮC 1 Thắng Cố

Hà Giang chính là quê hương của món thắng cố Toàn bộ phần nội tạng của dê, ngựa, bò ( động vật ăn cỏ ) sẽ được sơ chế, xào sơ qua lửa sau đó ninh cho nhừ Một số nơi còn cho cả phần xương, móng giò Dù ban đầu món thắng cố truyền thống là thịt ngựa nhưng về sau người ta ưa dùng thịt trâu, bò, dê hơn vì thịt ngựa đôi khi hơi có mùi gây gây khi ăn

- Vị trí địa lý của các tỉnh thuộc Việt Bắc mang đến điều kiện phát triển cho những loài cây thảo mộc, những loại gia vị độc đáo Nên món thắng cố sử dụng rất nhiều các loại gia vị như: lá thắng cố, thảo quả, củ sả, hạt dổi, địa liền, gừng, ớt để làm át đi mùi tanh nồng của nội tạng, tạo nên hương vị đặc trưng

- Đặc biệt nhất chính là phải có lá thắng cố của người HMong mới tạo nên được hương vị đúng chuẩn cho món ăn

Hình ảnh người dân vùng cao thưởng thức thắng cố là hình ảnh không thể thiếu ở các phiên chợ Món thắng cố ngày nay ở các phiên chợ hay ở các nhà hàng miền xuôi được biến tấu giản lược một số gia vị có mùi hương quá nồng đậm, rửa sạch luôn phần phân non ở đoạn ruột, nước dùng được nấu trong hơn phù hợp với khẩu vị chung cho khách du lịch bốn phương.

Trang 8

2 Mèn mén

Là một món ăn được làm từ ngô xay nhuyễn sau đó đem hấp (hay còn được dân địa phương ở vùng cao gọi là đồ lên); cũng tương tự như cách hấp xôi Món ẩm thực độc đáo này đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Việt Bắc và cả khu vực miền núi phía Bắc Cư dân nơi đây ăn mèn mén phổ biến như người dưới xuôi ăn cơm hằng ngày

 Nguyên liệu làm mèn mén là ngô trắng tẻ.

Sau khi phơi khô rồi tách hạt, sẽ được cho vào cối đá xay cho tróc vỏ ngoài hạt Sau đó rây bỏ phần vỏ rồi tiếp tục xay ngô tẻ cho tới mịn Bột ngô xay mịn xong thì cho dần dần nước vào bóp đều rồi bỏ lên chõ để đồ, thông thường sẽ đồ khoảng 2 lần( giống bỏ lên xửng để hấp) Tới khi chín đều ta được món mèn mén

 Ngày xưa người Mông có câu "Con gái Mông thì phải biết thêu thùa, biết thương chồng con, chăm lo cho bố mẹ và đặc biệt phải biết nấu mèn mén."

Nhưng thời gian sau món ăn này được nấu bán rất nhiều ở chọ nên hầu hết mọi người sẽ mua về nhà để ăn vào bữa chính Ăn cùng với canh cải chua, óc đậu, thắng cố Ngoài hàng quán, người bán mèn mén còn chuẩn bị sẵn ít rau thơm, bột ngọt, có cả xì dầu nếu bạn muốn ăn kèm

Người dân vùng cao rất thích ăn mèn mén vì hương vị ngọt bùi của ngô, đặc biệt là no rất lâu và giá rẻ hơn so với ăn cơm gạo, phù hợp với dân lao động phải làm công việc đồng án vất vả

Dạo gần đây Thoang - thánh ăn mèn mén cùn đã đưa hình ảnh tô mèn mén đến gần với mọi người hơn vì sự nổi tiếng của anh ấy Anh chàng sinh năm 2000 này nổi tiếng khắp khu chợ Simachai vì một lần có thể ăn được 5 tô mèn mén đầy ắp Các youtuber có tình yêu mãnh liệt với ẩm thực khu vực miền núi phía Bắc hầu hết đều tiếp cận đến Thoang để quảng bá, giới thiệu cho mọi người về món mèn mén nơi đây

3 Lợn quay mác mật ( mắt mật )

Là món đặc sản của vùng đất Lạng Sơn Đây là món ăn thể hiện văn hoá ẩm thực phát triển tại khu vực Việt Bắc Kinh nghiệm quay lợn truyền thống của cư dân Việt Bắc cùng loài cây đặc trưng sinh sống tại nơi đây - mác mật, tạo nên món lợn quay vàng giòng đậm vị, thấm hương lá mác mật thơm phức

 Mác mật ( mắt mật, Makmod ) sinh

sống chủ yếu ở khu vực Việt Bắc Loại cây thân gỗ này có những tán lá xum xuê xanh rì, lá cây thường ít bị hư, sâu Ngoài dùng để cất tinh dầu còn được sử dụng phổ biến trong gia vị của các món quay như lợn, gà, vịt

Món lợn quay mác mật ở Lạng Sơn là nổi tiếng nhất trong những nơi dùng lá mác mật trong đồ quay

Trang 9

Sau khi làm heo sạch sẽ, xiên thanh nướng từ đuôi heo lên đến đầu để quay nguyên con Chuẩn bị phần đồ ướp bên trong bụng heo, hành, tỏi, tiêu, ớt băm nguyễn, lá mác mật nêm vừa ăn rồi bóp mạnh để trộn gia vị, cho lá mác mật hơi giập giập để ra chất ngọt thơm trong lá

Sau đó nhét gia vị vào bụng heo cho đều trong thành bụng rồi may chặt lại Đặc biệt sau khi hoàn tất, họ dùng nửa ly nhỏ mật ong pha với một chén nước ấm, khuấy đều rồi thoa lên toàn bộ phần da heo Điều này giúp cho da heo khi qua không bị nứt, giòn thơm và có màu ánh nâu bắt mắt Quay heo khoảng 40kg thì sẽ quay trong tầm 2h hơn để đảm bảo được là heo đã chín và đạt được độ giòn cho phần da heo.

Ngày nay nếu muốn thưởng thức món lợn quay mác mật có rất nhiều nơi bán Nhưng trong lòng thực khách ưa ẩm thực, món lợn quay bằng lá mác mật tại chính vùng đất Lạng mới mang đến cho họ cảm giác hài lòng nhất 4 Rượu ngô Na Hang

Loại rượu đặc sản của xứ Tuyên Quang Với sản vật là hàng chục loại thảo mộc ở khu vực Việt Bắc Tuyên Quang cũng tận dụng hơn 20 loại thảo mộc (cán cuông, khúc khắc, ớt rừng, tẳng tó, lép nặm, nhân trần, mác mjầu, khau thương, pài đổng (cây vải rừng), chuối njồm, lạc moong, nét tỉ, hoom qua (chỉ thiên), một lá, tham tràng, trầu rừng, đứa poóng, mạt cần, củ giềng, củ xả, rau răm, môn thục, cam thảo, lá quế ) Các loại lá, rễ rửa sạch, phơi khô cho vào hũ ngâm nước lã cho thật ngấu rồi lấy nước hòa với bột gạo và giềng giã nhỏ nặn thành viên men nhỏ để trên trấu sạch Tiếp đến là chuẩn bị ngô nếp khô Cho vào nồi nấu với nước, thấy ngô nở bung nứt thành ba cạnh thì lấy ra rải mỏng cho bay bớt hơi nước Trong lúc đợi ngô nguội thì mang men ra giã nhỏ thành bột Khi thấy ngô còn hơi ấm thì rắc men, đảo đều Cứ 10kg ngô thì rắc 300gr bột men, sau đó đánh đều để ủ, nếu trời lạnh phải che đậy để giữ nhiệt độ ổn định( rắc men khi ngô còn quá nóng rượu sẽ bị chua) Để khoảng hai ngày hai đêm, thấy mùi thơm thì cho vào các chum vại ủ, sau khoảng 15-20 ngày thì có thể mang ra nấu cất lấy rượu

Rượu Na Hang ngon, gái Tuyên Quang đẹp và tháo vát Người phụ nữ luôn đảm nhận vị trí “bếp trưởng” trong việc nấu rượu ngô ở Tuyên Quang Vị thơm của rượu ngô dần lan tỏa trong cơ thể bạn, ngấm dần ngấm dần, khiến cho bạn có cảm giác như đang có một dòng máu khác chảy trong cơ thể, sự trải nghiệm thật mới lạ

5 Xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc là món ăn nổi tiếng của người Tày Hà Giang dùng trong những dịp lễ hội truyền thống Điểm đặc biệt của món xôi này là màu sắc độc đáo Xôi thường có 5 màu tượng trưng cho ngũ hành: trắng là kim, xanh là mộc,

Trang 10

tím là thuỷ, đỏ là hỏa, vàng là thổ Người Tày quan niệm rằng, sự tồn tại của ngũ hành làm nên sự tươi tốt của Thiên – Địa – Nhân.

Màu sắc đa dạng của món xôi cũng là ẩn ý cầu thịnh vượng, làm ăn thuận lợi của người Tày Xôi màu đỏ tượng trưng cho khát vọng, xôi màu vàng tượng trưng cho sự no ấm đủ đầy, xôi màu tím tượng trưng cho đất đai trù phú, xôi màu xanh tượng trưng cho núi rừng và xôi màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong trắng, thủy chung.

6 Hạt dẻ Trùng Khánh

Sở dĩ có tên gọi là “hạt dẻ Trùng Khánh” là vì hạt dẻ được trồng ở một huyện nhỏ tên là Trùng Khánh của tỉnh Cao Bằng Hạt dẻ ở Trùng Khánh đặt biệt vì có một vị rất riêng mà không phải ở bất kì đâu cũng có được Bởi vậy mà giống hạt dẻ Cao Bằng nếu mang đi nơi khác trồng, sẽ cho mùi vị hoàn toàn khác lạ, do thổ nhưỡng ở Trùng Khánh thường màu mỡ và rất phù hợp để gieo trồng hạt dẻ Nơi trồng hạt dẻ Trùng Khánh Cao Bằng nhiều nhất có lẽ chính là ở vùng sát biên giới Quảng Tây Trung Quốc

Hạt dẻ Trùng Khánh chỉ xuất hiện khi vào mùa thu Cụ thể là khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch Nên còn được biết đến với một cái tên khác là “hạt dẻ mùa thu” Vào thu không khí tại Việt Bắc bắt đầu se lạnh nên cái ấm nóng của hạt dẻ rang khiến món này rất được người dân ưa chuộng

Đặc điểm nổi bật của hạt dẻ Trùng Khánh, khác với hạt dẻ Lạng Sơn, hạt dẻ Quảng Uyên là hạt khá to đều (gấp 5-6 lần hạt dẻ rừng), có hình dáng hơi tròn (kích thước ba chiều gần bằng nhau), hạt nhỏ nhất cũng bằng ngón chân cái.

Năm 2012, hạt dẻ Trùng Khánh (Cao Bằng) là một trong “top” 10 đặc sản thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam do Tổ chức kỷ lục Việt Nam công bố Người Cao Bằng thường ninh hạt dẻ với chân giò lợn như một món hầm để đãi khách Do phần thịt hạt rất thơm ngậy, ngọt tự nhiên.

Người dân Cao Bằng còn có một cách thưởng thức hạt dẻ một cách độc đáo chính là sau khi rang và bóc lấy vỏ, họ thường nghiền nhân hạt dẻ thành bột rồi trộn cùng với cốm được làm từ lúa nếp Pí Pất Vị ngọt bùi bùi ngậy ngậy của hạt dẻ hòa quyện cùng với hương thơm nồng của cốm non được ủ kín trong lá chuối tạo thành một hương vị vô cùng đặc biệt.

Quả dẻ nhiều gai xù xì như chôm chôm Mỗi quả chứa 3-4 hạt Khoảng cuối thu đầu đông tháng 10,11 là quả dẻ chín rụng đầy mặt đất Khi ấy hạt mới đủ độ ngọt bùi Gai hạt dẻ rất sắc nên phải gắp bằng que tre.

Nếu rang phải chuẩn bị một ít đá sỏi nhỏ, rửa sạch cho vào chảo cùng với hạt dẻ hoặc rang cùng với muối hột Có khi người chế biến lại dùng muối hạt rang cùng Đây là cách tạo nhiệt để hạt dẻ nhanh chín và chín đều.

Ngày đăng: 05/04/2024, 21:03

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan