1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số trên báo chí Việt Nam

128 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số trên báo chí Việt Nam
Tác giả Nguyễn Minh Lập
Người hướng dẫn TS. Nguyên Câm Ngọc
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Báo chí
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 30,86 MB

Nội dung

Khi trở thành đối tượng phản ánhcủa báo chí truyền thông, phụ nữ DTTS với những đặc trưng về văn hóa, sựđóng góp của họ cho cộng đồng, xã hội hay các vấn đề về chính sách liênquan đến ph

Các nghiên cứu về giới và phụ nữ trên truyền thông Tác giả David Gauntlett trong cuốn Media, Gender and Indentify

Còn cuốn sách Gender Advertisement của Erving Goffman xuất bản năm 1976 cũng nghiên cứu về hình ảnh người phụ nữ sử dụng tập trung trong các quảng cáo Goffman đã khảo sát trên một số lượng lớn các hình ảnh của người phụ nữ trên các quảng cáo và phân tích tư thế, vị trí cơ thể, quần áo của họ dé tìm ra sự tương phản trong những bức ảnh chụp của nam giới và nữ giới Đồng thời, Goffman cũng tìm ra sáu tư thế chụp ảnh của phụ nữ thường xuyên được lặp lại trong các quảng cáo nhằm bộc lộc sự “nữ tính” của phụ nữ.

Trong bao cáo cua Margaret Gallagher năm 2005 mang tên ‘Who

Makes the News? Global Media Monitoring Project 2005” về Du án Kiểm soát truyền thông toàn cau thi những tin tức về phụ nữ được đưa ít hon rat nhiều so với thông tin về nam giới: chỉ 10% thông tin trên thế giới lấy nhận vật nữ làm trung tâm, chủ yếu là nữ nghệ sĩ, những người phụ nữ giàu có, nhà chuyên gia hay đại diện chính quyền Đặc biệt phụ nữ thường xuất hiện trong vai trò là nạn nhân Tác giá cũng cho rằng: “Vai tro xã hội cũng như vai trò nghề nghiệp của nam và nữ trên truyền thông bị phân biệt khá rõ ràng Phụ nữ bị gan với công việc nhà và hiếm khi xuất hiện như những người năng động, quyết đoán và có ly tri Đây được coi như sự phân biệt đối xử với phụ nữ trên các phương tiện và nội dung truyền thông”.

Tác giả Dao Hồng Lê trong bài viết Hình ảnh người phụ nữ trên truyén thông qua một số nghiên cứu (2009) đã điềm lại một sô nội dung về hình ảnh phụ nữ qua một số công trình nghiên cứu của các học giả Nhà nghiên cứu tập trung vào hai phương diện chính là hình ảnh phụ nữ trên các bản tin và chương trình truyền hình cùng với hình ảnh phụ nữ qua quảng cáo Kết quả cho thấy, tuy đã có một số chuyển biến nhưng phụ nữ vẫn xuất hiện trên truyền thông với những khuôn mẫu cứng nhắc, thường ở vị trí thứ yếu, là người nội trợ, người chăm sóc gia đình hay thực hiện những công việc mang

10 tính giản đơn, không đòi hỏi sự uyên bác Thậm chí quảng cáo truyền hình còn quá tập trung đến yếu tô hình thể của phụ nữ.

Cũng khảo sát về hình ảnh phụ nữ nhưng trên phương tiện báo in, tác giả Trần Thị Yến Minh với bài viết Định kiến giới trên báo chí Việt Nam (khảo sát một số tờ báo in qui I năm 2014) đã cho ra những kết quả cơ bản sau: “không những không chú trọng mục tiêu truyền thông giới, các bảo hau như không có kế hoạch và định hướng rõ ràng trong việc quan tâm đến mục tiêu nâng cao vị thé nữ giới trong kế hoạch sản xuất tin bài”; các tin bài củng cô khuôn mẫu rằng phụ nữ ở vị trí yếu hơn so với nam giới và gây áp lực mạnh hơn lên người phụ nữ Về mặt số lượng thì những bài viết về nam giới hay lay ý kiến nam giới vẫn là chủ đạo Những ảnh chụp minh họa cho bài viết về công việc gia đình thường sử dụng nhất vẫn là người phụ nữ đang làm việc nhà.

Các nghiên cứu về đề tài DTTS trên truyền thông Với đề tài DTTS trong truyền thông thì có thể nhắc tới công trình

“Truyén thông dân tộc thiểu số: Một quan điểm quốc tế” Ethnic Minority Media: An International Perspective của tác giả Riggins năm 1992 đã nhắc tới

7 lợi ích quốc gia khi tiến hành truyền thông DTTS Việc truyền thông về DTTS cũng có thể triển khai theo các mô hình hoạt động khác nhau Đó là:

Hợp thể (hoạt động truyền thông được thiết kế để văn hóa DTTS tạo thành một thé thông nhất với văn hóa dân tộc da số nhưng không mat đi bản sắc của mỗi dân tộc); Gan với kinh tế (Hoạt động truyền thông kết hợp với tác động kinh tế để các DTTS phải biến đổi và thích ứng); Phân tách (Hoạt động truyền thông làm nổi bật sự khác biệt giữa các dân tộc); Đặc quyên (Hoạt động truyền thông dựa trên sự phân biệt và chi phối về quyền lực); Đồng hóa (Hoạt động truyền thông được thiết kế nhằm đồng hóa DTTS vào dân tộc đa

Năm 1994, GS.TS Ta Ngọc Tan đã thực hiện Dé tài “Thông tin báo chí ở khu vực dân tộc và miễn núi phía Bắc, thực trạng và giải pháp phát triển ”, dé tài khoa học cấp Bộ Đề tài phân tích được thực trạng thông tin báo chí ở các tỉnh miền núi phía Bắc; xem xét, đánh giá vai trò tích cực, hạn chế trong hoạt động báo chí đối với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển KTXH ở miền núi phía Bắc; nêu 7 giải pháp cụ thé nhằm nâng cao hoạt động thông tin báo chí ở khu vực miễn núi.

Cuốn “Sổ tay truyền thông dân tộc ” được Đài Tiếng nói Việt Nam phát hành năm 2015 Cuốn số tay trang bị một cách hệ thống các kỹ năng truyền thông, đặc biệt qua các ứng dụng công nghệ truyền thông mới nhằm tăng cường hiệu quả truyền thông dân tộc trong bối cảnh Chính phủ đang tiếp tục đầu tư các chương trình phát triển toàn diện vùng dân tộc chính là góp thêm

“viên gạch” cho sự phát triển bền vững cộng đồng thiêu số.

Một tài liệu quan trọng khác về vấn đề truyền thông và DTTS đó là

Thông điệp truyền thông về DTTS trên báo in — Cộng tác nghiên cứu giữa Viện Nghiên cứu xã hội, Kinh tế và Môi trường với Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí tuyên truyền (2011) Theo đó, nghiên cứu đã chỉ ra hình ảnh người DTTS được khắc họa với khía cạnh tiêu cực nhiều hơn so với tích cực,

“dựa trên việc miêu tả và đánh giá phiến diện nhiều hơn là khách quan, đa chiều” Nghiên cứu cũng chia cách viết về văn hóa DTTS trên báo chí thành 3 khuynh hướng: khuynh hướng “lang mạn hóa”, “thần bí hóa” và “bi kịch hóa” và những yếu t6 tác động đến cách đưa tin — bình luận về DTTS.

Năm 2018, PGS.TS Đặng Thị Thu Hương và nhóm cộng sự đã thực hiện một công trình nghiên cứu chuyên sâu khác về truyền thông DTTS và được xuất bản bởi Nhà xuất bản Dai học Quốc gia Hà Nội, đó là cuén Truyén thông phát triển, Truyền thông dân tộc — Những van dé lý luận và thực tiễn, Nghiên cứu trường hợp vùng Tây Bắc, Việt Nam Cuôn sách của nhóm tac giả tập trung khảo sát các sản phâm báo chí viết về vùng Tây Bắc và chi ra những

12 nội dung về người DTTS thường xuất hiện trên báo chí Bên cạnh đó, cuốn sách cũng chỉ ra răng còn tồn tại những hạn chế của phóng viên khi phản ánh về DITS&MN, những định kiến giữa người Kinh — dân tộc đa số với DTTS và báo chí chưa thực sự chỉ ra được những điểm tích cực, những kinh nghiệm sản xuất có giá tri của người DTTS,

Luận văn “Phóng sự chuyên dé về dong bào dân tộc trên kênh VTV5”, (2015) của tác giả Trần Ngân Hà - Học viện Báo chí và Tuyên truyền Luận văn tập trung làm rõ vấn đề sản xuất chương trình truyền hình về phóng sự chuyên đề dành riêng cho đồng bao các dân tộc phát sóng trên kênh VTV5.

Với dé tài này, tác giả có thé kế thừa nội dung lí luận về đồng bào DTTS; hiểu được những đặc trưng, nhu cầu thông tin của đồng bảo.

Bên cạnh các công trình kế trên thì còn có rất nhiều cuốn sách, luận án, luận văn và bài viết nghiên cứu về chủ đề DTTS, truyền thông, phụ nữ và giới Tất cả các công trình đã dé cập tới nhiều khía cạnh của truyền thông về chủ đề DTTS và về nữ giới Trong nhiều công trình như 7hông điệp truyền thông về DTTS trên báo in — Cộng tác nghiên cứu giữa Viện Nghiên cứu xã hội, Kinh tế và Môi trường với Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí tuyên truyền hay cuốn sách Truyén thông phát triển, Truyền thông dân tộc — Những van dé lý luận và thực tiễn, Nghiên cứu trường hợp vùng Tây Bắc, Việt Nam của PGS.TS Đặng Thị Thu Hương (2018) đã có những phân tích rất sâu sắc về truyền thông về DTTS Nhiều công trình nghiên cứu khác lại quan tâm đến việc nghiên cứu DTTS như là đối tượng thụ hưởng, tiếp nhận các sản phẩm báo chí Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, các công trình nghiên cứu chưa quan tâm đến nhiều đối tượng phụ nữ DTTS và hình ảnh của họ xuất hiện trên báo chí như thế nào.

Chính vì vậy, đề tài Hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số trên báo chí Việt Nam là hoàn toàn mới, không trùng lặp với các công trình đã được nghiên cứu trước đó.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn Hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số trên báo chí Việt Nam tập trung phân tích số lượng, nội dung, hình thức tin bài về người phụ nữ DTTS Trên cơ sở đó, luận văn đóng góp một số kiến nghị và giải pháp phát huy các ưu điểm, khắc phục những hạn chế để nâng cao chất lượng các bài viết trên báo chí về người phụ nữ DTTS.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Đề thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, người viết triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu tài liệu về lý luận báo chí, về phụ nữ, Giới cũng như các quan điểm của Đảng, Nhà nước về truyền thông DTTS; qua đó hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu.

Thứ hai, khảo sát thực trạng, phân tích nội dung, ngôn ngữ, hình ảnh minh họa trên báo chí để giải mã thông điệp về người phụ nữ DTTS Người viết cũng chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của các bài viết về người phụ nữ

Ý nghĩa lý luận Trên thực tế đã có những giáo trình, tài liệu viết về phụ nữ, DTTS và

17 truyền thông về DTTS cũng như đưa ra những nhìn nhận và đánh giá khách quan về thực trạng các bài viết về phụ nữ DTTS trên các báo hiện nay.

Ý nghĩa thực tiễn

Với việc khảo sát day đủ, toàn diện, có hệ thống kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để những người đang làm việc trong lĩnh vực truyền thông, các nhà nghiên cứu về giới, các nhà báo nhìn nhận và đánh giá được thái độ, quan điểm của công chúng báo chí đối với hình ảnh người phụ nữ thuộc các dân tộc thiểu số Đặc biệt các nhà báo có thể xem xét lại về cách viết, cách nhận định, cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh hay thông điệp về phụ nữ DTTS đã đảm bảo bình đăng giới và ra khỏi các khuôn mẫu về giới cũng như định kiến tộc người hay chưa.Từ đó thiết thực nâng cao chất lượng các bài viết về phụ nữ nói chung và về người phụ nữ DTTS nói riêng. Đồng thời, luận văn còn là tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cho sinh viên, học viên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đồng bào DTTS&MN.

Cau trúc luận văn

Trong luận văn, ngoai phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương với nội dung chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về báo chí và hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số trên báo chí

Chương 2: Thực trạng hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số trên báo chí

Vấn đề đặt ra và các khuyến nghị nhăm nâng cao chất lượng

hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiêu sô trên báo chí.

NGƯỜI PHU NU DAN TỘC THIẾU SO TREN BAO CHÍChính sách thông tin - truyền thông 1.Đầu tư phát triển thông tin - truyền thông vùng dân tộc thiểu số, cung

2.Xây dựng, củng cô hệ thong thông tin tình hình dân tộc và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thông kê quốc gia về dân tộc; thực hiện chế độ thông tin, bảo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phòng, thiên tai, lũ lụt ở vùng DTTS.

3 Ap dụng công nghệ thông tin, xây dựng và tổ chức thực hiện trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc.

4 Tăng cường và nâng cao chất lượng sử dụng ngôn ngữ dân tộc trên các phương tiện thông tin đại chúng.

5 Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hop với các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành nội dung Diéu này.

Việc quan tâm đầu tư truyền thông cho vùng đồng bào DTTS của Đảng và Nhà nước ta đã được bắt đầu từ năm 1997 đến nay, Chính phủ thực hiện chính sách cấp không thu tiền một số loại báo, tạp chí cho vùng DTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn Quyết định đầu tiên là tháng 7-1997, Chính phủ phê duyệt cho UBDT thực hiện chính sách đặc thù này, Chính phủ phê duyệt các

Quyết định cấp miễn phí một số báo, tạp chí cho vùng DTTS, vùng ĐBKK như: Quyết định số 1637/QĐ-TTg ngày 31/12/2001; Quyết định số 975/QDTTg ngày 20/7/2006; Quyết định số 2472/QĐ-TTg ngày 28/12/2011;

Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 19/4/2016; Quyết định số 59/QD-TTg ngày 16/01/2017 và Quyết định gan đây nhất là số 45/QD-TTg, ngày 09/01/2019, có 19 báo, tạp chí thực hiện giai đoạn từ năm 2018-2021 Day là tiền đề cho sự ra đời và thúc đây các cơ quan báo chí phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan báo chí cung cấp thông tin đến đồng bào DTTS một cách thuận lợi, các thông tin đến với đồng bào bằng nhiều kênh khác nhau, với nội dung phong phú, da dạng: hình thức thay đổi phù hợp với thị hiếu của động bào.

Là một trong ba chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bao dân tộc thiêu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội cũng được đưa vào triển khai với 10 dự án thành phan Theo đó, dự án 10 được thực hiện với nội dung: Truyén thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS &

MN Đây chính là một cơ hội dé các cơ quan báo chí, truyền thông có thé day mạnh công tác tuyên truyền phục vụ vùng DTTS đồng thời thu hút sự quan tâm của công chúng đối với các vấn đề của đồng bào DTTS.

Việc quan tâm đầu tư truyền thông cho vùng đồng bào DTTS của Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan báo chí cung cấp thông tin đến đồng bào DTTS một cách thuận lợi, các thông tin đến với đồng bào bằng nhiều kênh khác nhau, với nội dung phong phú, đa dạng; hình thức thay đôi phủ hợp với thị hiếu của động bào Nhiều cơ quan báo chí không chỉ sử dụng tiếng phổ thông mà còn thông tin đến bà con bằng tiếng dân tộc Điều quan trọng trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào, giúp định hướng, hướng dẫn đồng bao các dân tộc cách làm ăn, phát triển KT-XH, 6n định cuộc sông Các cơ quan báo chí không chỉ phục vụ nhu cầu tinh thần của đồng bảo DTTS mà đây cũng chính là nội dung cung cấp cho đông đảo công chúng, thể hiện những hình ảnh chân thực về đời sống của đồng bào DTTS.

Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 219/QĐ-TTg (ngày 21/2/2019) Phê duyệt Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về Dân tộc, Tôn giáo Đề án hướng tới mục tiêu: Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về dân tộc và truyền thong lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, các quan điểm, đường lỗi của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, những giá trị của tôn giáo đối với đời sống xã hội, góp phan phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đề án cũng nhân mạnh mục tiêu góp phần xây dựng nhận thức đúng đắn của xã hội về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo và các chính sách, pháp luật về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo thông qua việc bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo cho các đối tượng chính: Cán bộ làm công tác dân tộc, cán bộ làm công tác tôn giáo; phóng viên, biên tập viên của các cơ quan bảo chí, xuất bản; cán bộ thông tin, tuyên truyền cơ sở, biên giới, người có uy tín, trưởng thôn, ban vùng dân tộc thiểu số và miễn nui; cán bộ làm công tác thông tin, tuyên truyền của các tổ chức chính trị - xã hội; chức sắc, chức việc, nhà tu hành của các tô chức tôn giáo; hướng dan viên du lịch Hoạt động truyền thông dân tộc, tôn giáo được thực hiện qua việc đây mạnh thông tin, tuyên truyền trên báo chí, xuất bản phẩm, thông tin điện tử, mang xã hội và các phương tiện truyền thông khác (bao gồm các sản phẩm thông tin, xuất ban phẩm phục vụ dân tộc thiểu số; phục vụ tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tổ chức tôn giáo).

Như vậy, với các yêu cầu được Đảng và Nhà nước đặt ra trong các văn bản, chương trình, dự án , việc thông tin, truyền thông về các dân tộc đến công chúng cả nước đã trở thành một yêu cầu cụ thể, rõ ràng và được đầu tư bài bản, mở rộng đến nhiều đối tượng liên quan đến công tác dân tộc.

1.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng truyền thông hình ảnh phụ nữ dân tộc thiểu số trên báo chí

Trong suốt những năm qua, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, báo chí đã và đang trở thành một “món ăn tinh thần” quan trọng đối với đồng bào dân tộc Nhiều tờ báo đã được phát hành tận nơi sinh sống của đồng bào, bằng các ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số Báo chí đã chuyền tải kịp thời thông tin cho đồng bào, là kênh truyền thông tin cậy và là câm nang không thê thiếu cho cán bộ, đảng viên, già làng, trưởng bản tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Nội dung của báo chí cũng có nhiều đổi mới tích cực khi cố gắng phản ảnh nhiều khía cạnh đa dang của đời sống, văn hóa dan tộc thiểu số Báo chí góp phan to lớn vào việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá cua dân tộc cũng như giao lưu, tiếp thu các tính hoa văn hoá của các dân tộc trên thế giới phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước Đề tài về dân tộc thiểu số cũng đang được nhiều nhà báo tập trung khai thác và hình ảnh người dân tộc không chỉ xuất hiện trên một số ấn phẩm dành riêng cho đồng bào nữa mà đã xuất hiện nhiều hơn trên các tờ báo khác.

Riêng với đối tượng phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ dân tộc đồng thời là đối tượng thụ hưởng — công chúng báo chí, đồng thời là một đề tài, một nguồn cảm hứng sáng tạo đối với báo chí truyền thông Không khó đề bắt gặp hình ảnh người phụ nữ các dân tộc xuất hiện trên báo chí như một bức ảnh minh họa cho bài viết, là chủ đề của các báo anh

Trên cơ sở các lý thuyết đã được chỉ ra trong các tài liệu về truyền thông đại chúng, luận văn xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng truyền thông hình ảnh phụ nữ DTTS và yêu cầu đối với việc truyền thông hình ảnh phụ nữ

DTTS một cách toàn diện như sau:

1.3.1 Tiêu chí về nội dung Báo chí viết về phụ nữ DTTS cũng giống như mọi tác phẩm báo chí thuộc đề tài khác, cần đáp ứng những tiêu chí chung sau:

- Thong tin mang tinh thời sự, nhanh chong, kip thời

Thông tin mang tính thời sự có thể hiểu là những sự việc, sự kiện vừa mới xảy ra, nóng hồi, liên quan đến nhiều người và có ý nghĩa ngày hôm nay, ngay bây giờ Tuy nhiên, cũng có sự kiện xảy ra lâu rồi nay mới được biết, được nhận thức lại được nhiều người quan tâm Đó là những sự kiện công chúng muốn biết, cần biết nhưng chưa biết hoặc những sự kiện lãnh đạo cần thông tin cho công chúng để thực hiện mục đích chính trị của mình Sự kiện xảy ra từ lâu, nhưng nay mới biết hoặc xảy ra đã lâu nhưng nay mang ý nghĩa thời sự, thời cuộc.

TRÊN BÁO CHÍKhái lược về các tờ báo được lựa chọn khảo sát 1 Báo Dân tộc và Phát triển

Báo Dân tộc và Phát triển là cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc, là cơ quan báo chí chính thống với những thông tin đầy đủ về DTTS.

Báo Dân tộc và Phát triển được thành lập theo Quyết định số 136/QD-

UBDTMN ngày 05/8/2002 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT& MN (nay là

UBDT) Ngày 27/10/2002, Báo Dân tộc và Phát triển xuất bản, phát hành số báo đầu tiên Ngày 04/11/2020, Báo Dân tộc và Phát triển đã chính thức ra mắt báo điện tử Dân tộc và Phát triển (www.baodantoc.vn) - đánh dấu cho bước khởi đầu trên hành trình đưa Báo Dân tộc và Phát triển lớn mạnh về mọi

45 mặt, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về công tác thông tin tuyên truyền trong tình hình mới.

Về định hướng phát triển, Báo Dân tộc và Phát triển được định hướng phát triển lâu dai, theo chiều sâu, tiếp tục làm tốt vai trò, chức năng là Cơ quan ngôn luận của UBDT; diễn đàn của đồng bao các dân tộc Việt Nam; triển khai thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền thông qua nhiều loại hình báo chí để đáp ứng được yêu cầu về công tác dân tộc và nhu cầu thông tin của bạn đọc trong giai đoạn mới Báo cũng từng bước định hình bản sắc riêng của một tờ báo phục vụ bạn đọc là đồng bào các DTTS, miền núi với những thế mạnh thông tin riêng. Đối với phiên bản điện tử, báo Dân tộc và Phát triển định hướng trở thành một tờ báo hiện đại, tích hợp các loại hình truyền thông như: Báo Điện tử tiếng phổ thông; Báo Điện tử phiên bản tiếng Anh; Bản tin truyền hình Dân tộc và Phát triển tiếng phổ thông và tiếng DTTS; Bản tin phát thanh Dân tộc và Phát triển tiếng phổ thông và tiếng DTTS; Xây dựng Diễn đàn tương tác bạn đọc trên nền tảng báo điện tử Để phục vụ cho nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát phiên ban điện tử của Báo Dân tộc và Phát triển và lựa chọn các tin, bài xoay quanh vấn đề phụ nữ DTTS trên các lĩnh vực khác nhau.

2.1.2 Báo Tiền phong Năm 1953, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, Đoàn Thanh niên Cứu quốc (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) quyết tâm ra một tờ báo thay thế những tờ báo tiền thân lúc đó đã không còn xuất bản Vì vậy báo Tiền Phong đã ra đời tại Bản Dõn, xã Thanh La, châu Tự Do, nay là xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Kể từ khi ra số đầu tiên vào ngày 16/11/1953 đến nay, báo Tiền Phong luôn bám sát nhiệm vụ, cô vũ các phong trào thi đua lao động sôi nổi của tuôi trẻ và nhân dân cả nước trong phát triển kinh tế, bảo vệ và xây dựng đất nước.

Báo Tiền Phong rất quan tâm chú trọng phát triển hệ thống, đa dạng hóa ấn phẩm.

Bên cạnh các báo in, chuyên san, từ năm 2005, báo Tiền Phong điện tử (www.tienphong.vn) ra đời giúp Tiền Phong trở thành báo cập nhật thông tin đến từng phút, từng giờ Báo điện tử Tiền Phong hiện có các chuyên mục lớn:

Xã hội, Kinh tế, Địa ốc, Sức khỏe, Thế giới, Giới trẻ, Pháp luật, Thê thao,

Người lính, Xe, Văn hóa, Giải trí, Giáo dục, Khoa học, Bạn đọc, Tôi nghĩ.

Các thông tin về DTTS xuất hiện trên nhiều chuyên mục của báo điện tử và đặc biệt trên Chuyên trang Tâm Việt — Chuyên trang về vấn đề dân tộc và tôn giáo (https://tamviet.tienphong.vn) Chuyên trang Tâm Việt được ra mắt vào dip kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2021), tập trung vào việc phát huy các giá trị tốt dep của truyền thống dân tộc và những giá trị tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo; góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, doan kết tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

2.1.3 Báo Phụ nữ Việt Nam

Báo Phụ nữ Việt Nam ra đời năm 1948, là cơ quan ngôn luận của Hội

Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; nội dung trên báo tập trung vào các vấn đề của phụ nữ.

Báo Phụ nữ Việt Nam có trụ sở chính tại 47 Hàng Chuối, Hai Bà Trưng, Hà Nội va có 01 văn phòng phía Nam tại 38 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP Hồ Chí Minh Hiện nay, báo Phụ nữ Việt Nam đang thực hiện quá trình chuyển đổi toà soạn từ báo in sang đa phương tiện Báo có 5 ấn phẩm dang in (báo giấy, ấn phẩm, tap chí) và 2 trang điện tử.

Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp 19 ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2019 - 2021 Chuyên đề “Dân tộc thiểu số và miền núi” của Báo Phụ nữ Việt Nam (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) nằm trong danh sách được phê duyệt

47 phát hành 02 kỳ/tháng (24 kỳ/năm), cấp cho Hội phụ nữ xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, mỗi đơn vị 01 tờ/kỳ Kể từ đó, chuyên đề đã được xuất bản thường xuyên, với nội dung khá chuyên sâu về các vấn đề phụ nữ và DTTS, công tác Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Ấn phẩm đã sử dụng rất nhiều hình phụ nữ DTTS để minh họa tin bài và dùng làm ảnh bìa cho mỗi số phát hành.

2.1.4 Báo Tin tức (Thông tấn xã Việt Nam) Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tấn nhà nước trong việc đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Dang va quản lý của Nhà nước; thu thập, phô biến thông tin bằng các loại hình báo chí và truyền thông đa phương tiện.

Là cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực quốc gia, hiện TTXVN xuất bản khá nhiều sản phẩm, bao gồm cả các báo in, báo ảnh, báo điện tử, kênh truyền hình và các sản phẩm băng tiếng nước ngoài, đồng thời cung cấp tin cho hệ thống truyền thông trong và ngoài nước Bên cạnh đó, TTXVN cũng xuất bản các nội dung bằng chữ viết của đồng bao các dân tộc thiêu số Báo ảnh Dân tộc và Miền núi của TTXVN hiện có 11 ấn phẩm song ngữ”

Theo quyết định năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về cấp 19 ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2019 — 2021, Chuyên đề “Dân tộc thiểu số và miền núi” của

Báo Tin tức (Thông tấn xã Việt Nam) được phát hành 01 kỳ/tuần (52 kỳ/năm) dé cấp cho Uy ban nhân dân xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi, mỗi đơn vị

01 tờ/kỳ Tờ báo đã phan ánh nhanh chóng, kip thời các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước cùng những thông tin nôi bật của đât nước và

> Việt - Khmer, Việt - Bahnar, Việt- Jrai, Việt - Ê đê, Việt - Chăm, Việt - Mông, Việt -

Kho, Việt - M'néng, Việt - Tay, Việt - Xê đăng và Việt - Cơ tu.

48 một số bài viết chuyên sâu, làm phong phú đời sống tinh thần của đồng bảo

2.2 Tần suất tin bài truyền tải hình ảnh phụ nữ dân tộc thiểu số trên các tờ báo được khảo sát

Nội dung và thông điệp của bài viết về phụ nữ DTTS Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi phân chia các bài viết theo hai

cực, thông tin tiêu cực và thông tin trung tính.

2.3.1 Nội dung bài viết về phụ nữ DTTS Trước hết, theo hai mảng nội dung chính: (1) Bài viết phản ánh chân dung của một hoặc một vài phụ nữ DTTS và (2) Bài viết phản ánh các vấn đề tích cực hoặc tiêu cực trong đời sống phụ nữ DTTS (các chế độ, chính sách cho phụ nữ; sự tham gia của phụ nữ DTTS trong xây dựng kinh tế, giữ gìn văn hóa truyên thông; các vân đê an ninh xã hội tác động đên phụ nữ

DTTS ), ở mỗi tờ báo được khảo sát lại có sé lượng bài khác nhau, được thể hiện trong biêu đô sau:

Biểu đô 1: Số lượng bài về phụ nữ DTTS trên các báo được khảo sát trong thời gian từ thang 6/2020 đến thang 6/2021 (chia theo hai mảng nội dung chính (don vị: số bài viết) mi Số lượng bài viết phản ánh các vấn đề đời sống phụ nữ DTTS m Số lượng bài viết phản ánh chân dung phụ nữ DTTS

Từ bảng số liệu trên, có thể thấy trong số 4 tờ báo thì báo Dân tộc và Phát triển có số lượng bài viết về phụ nữ DTTS nhiều nhất, đứng thứ hai là báo Phụ nữ Việt Nam, tính cả về tổng số bài viết và về số bài theo từng nội dung.

Khi phân tích nội dung bài viết, có thể nhận thấy khá rõ rằng bài viết thuộc dạng phản ánh về các vấn đề trong đời sống phụ nữ DTTS chiếm số lượng nhiều hơn so với dang bài về chân dung phụ nữ DTTS: 200 bài và 150 bài, tương ứng với 57,14% và 42,86% trong tổng số 350 bài viết đưa vào khảo sát.

* Đối với các bài viết thuộc dang phản ánh chân dung phụ nữ DTTS:

Bang 2 Số lượng các bài phan ánh chân dung phụ nữ DTTS (chia theo chủ dé bài viết) trên các báo được khảo sát thời gian từ tháng 6/2020 đến thang

Báo điện | Báo điện | Báo Phụ nữ | Báo Tin tức Tổng SỐ tử Dân tộc | tử Tiền ViệtNam- | - Chuyên | bài trên 4 và Phát phong | Chuyên đề đề báo theo triển DTTS&M | DTTS&M | từng nội

N N dung Chinh tri, 22 6 11 7 46 cong tac chinh quyén, doan thé Kinh té 10 4 14 4 32

Xã hội 0 0 3 2 5 An ninh 0 0 0 2 2 trật tự Pháp luật 0 0 1 0 1

Từ bảng số liệu trên, chúng ta có thể nhận thay bao điện tử Dan tộc va

Phát triển và báo Phu nữ Việt Nam — chuyên đề DTTS&MN là hai báo có quan tâm nhiều hơn đối với việc khắc họa chân dung phụ nữ dân tộc tiêu biểu.

Trong đó, phụ nữ dân tộc thiểu số được phản ánh khá rõ nét trong hai lĩnh vực: tham gia công tác chính trị, chính quyền, đoàn thể và phát triển kinh tế.

Cả ba nội dung này đều chiếm số lượng khá lớn so với các nội dung khác trên các báo.

Trên báo điện tử Dân tộc và Phát triển, ngày 24/6/2021, tác giả Thùy Dung có bài: “Chi hội trưởng gương mẫu ở thôn Tà Ka’ Bài viết khắc họa chân dung chị Y Ta, người dân tộc Ka Dong (một nhánh của dân tộc Xơ đăng.

Bài báo có đoạn: “Không chỉ di dau về phát triển kinh tế tai địa phương, chị Y

Ta, người Ka Dong (một nhánh cua dân tộc Xo Đăng) ở thôn Ta Ka, xã Po Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) còn là Chỉ hội trưởng Hội Phụ nữ năng nỗ, dam nghĩ, dám làm Chị luôn nỗ lực giúp đỡ các chị em hội viên thay đổi nếp nghĩ cách làm, vươn lên thoát nghèo.” Báo Dân tộc và Phát triển cũng có rất nhiều bài viết khác về gương mặt phụ nữ DTTS nỗi bật như: “Nghị lực làm giàu của người phụ nữ Bru-Vân kiểu” (tác giả Nguyễn Đình Phục, 08/6/2021); “Người đưa làng Jun trở thành Làng "Phụ nữ kiểu mẫu" (tác giả Thùy Dung,

17/4/2021); “Bí thư Chỉ bộ thôn Cờ Tang hết lòng vì dân” (tác giả Hồng Minh, 21/7/2020); “Người giữ nghệ dệt thé cam ở xóm Khuổi Khon” (tác gia

Minh Thu, 09/6/2020), “Ka Hiên nói và làm” (tác giả Minh Đạo,

Về chân dung phụ nữ DTTS tham gia công tác chính quyền, đoàn thé, báo Phụ nữ Việt Nam — chuyên đề DTTS&MN số phát hành ngày 30/6/2020 có bài “Muốn bà con tin, nghe theo thi mình phải xắn tay lam” của nhà báo Đình Nguyên Bài viết nêu gương chị Hồ Thị Thoi ở xã Trọng Hóa, huyện

Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình Chị là một phụ nữ dân tộc Chút lớn lên ở một bản làng nghèo khó; sau khi tốt nghiệp trở về, chị trở thành y tế thôn bản và

55 nỗ lực học tập, xông xáo trong công việc Chị đã trở thành Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Trọng Hóa với tâm niệm đóng góp công sức nhiều hơn nữa dé thay đôi đời sống cho bà con dân làng.

Về chân dung phụ nữ làm kinh tế, số phát hành ngày 30/9/2020 của Bao Phụ nữ Việt Nam — Chuyên đề DTTS&MN có bài: “7/ huyền trưởng ” của tô hợp nuôi bò sinh sản” (tac giả Đình Nguyên) phản ánh về một gương mặt có nhiều đóng góp trong hoạt động Hội LHPN tại địa phương và tích cực giúp đỡ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế, đó là chị Vi Thị Môn, Chỉ hội trưởng

Chi hội phụ nữ bản Chai (xã Mường Chanh, huyện Mường Lát,Thanh Hóa).

Bài về gương chị Hồ Thị Thoi trên lĩnh vực công tác chính trị, chính quyên, đoàn thé hay chị Vi Thị Môn trên lĩnh vực kinh tế không phải là dang bài hiểm gặp trên báo Phụ nữ Việt Nam Có thé kê tới nhiều bài viết khác như

VAN DE DAT RA VÀ CÁC KHUYÉN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHAT LƯỢNG HÌNH ANH NGƯỜI PHU NU DÂN TỘC THIẾU SOMột số thành công đã đạt được Sau khi tiến hành khảo sát báo điện tử Dân tộc và Phát triển, báo điện

Thứ nhất, mảng đề tài về phụ nữ DTTS đã và đang được các cơ quan báo chí quan tâm Các báo đều có các chuyên trang, chuyên mục khá rõ ràng, tiện cho việc lên nội dung và sắp xếp về hình thức các bài viết về phụ nữ DTTS Các tác phẩm báo chí về DTTS nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng thường do đội ngũ phóng viên, báo chí chuyên biệt, được phân công nhiệm vụ ro ràng, cu thé nên các nha báo có su chủ động, tích cực va năng động trong việc tìm kiếm các thông tin, xây dựng bài viết Chính vì vậy, hình ảnh phụ nữ DTTS đã được các báo thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau, không chỉ đóng khung trong một vai hoạt động lớn mà các tin, bài về phụ nữ DTTS đã được khai thác trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, nghệ thuật Điều này đem đến cái nhìn rộng hơn cho công chúng và những người quan tâm đến vấn đề phụ nữ nói chung, quan tâm đến phụ nữ

Thứ hai, số lượng các bai viết về chân dung nôi bật của phụ nữ DTTS tuy chưa nhiều (150 bài trong tổng số 350 bài đưa vào khảo sát) nhưng đều là những tác pham báo chí có chiều sâu, là các phóng sự hoặc các bai phản ánh

77 dày dặn khi thể hiện khá rõ được vai trò, vị trí và sự đóng góp của phụ nữ DTTS trong hoạt động cộng đồng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.

Thứ ba, các bài viết về phụ nữ DTTS đều có trích dẫn các thông tin rõ nguôồn gốc, đảm bảo tính chính thống, tính thời sự và độ tin cậy của bài viết.

Nhiều bài viết đã tập trung vào các vấn đề quan trọng, thiết thân trong đời sống của phụ nữ DTTS.

Thứ tư, các thông tin về phụ nữ DTTS được đưa ra trên báo chủ yếu là thông tin tích cực và thông tin trung tính Hai dạng thông tin này dần tác động đến quan điểm của công chúng, hướng công chúng nghiêng về đánh giá tích cực đối với phụ nữ DTTS Trong một số hoạt động tại vùng dân tộc và miền núi như trao truyền, giữ gìn, phát triển văn hóa bản địa, công chúng còn cho rằng phụ nữ DTTS có vai trò khá lớn và là sự có mặt không thé thiếu Các thông tin tiêu cực lại góp phan chỉ rõ các van dé ma phụ nữ DTTS đã va dang gặp phải, giúp thu hút sự chú ý của xã hội, thúc đây các hành động của chính quyền và cộng đồng dé có được môi trường sống tốt hơn cho phụ nữ DTTS.

Những thành công trên xuất phát trước hết là từ sự quan tâm, chỉ đạo đúng dan, kịp thời của cơ quan quản lý báo chí và cơ quan chủ quản tờ báo. Đặc biệt là các cơ quan báo chí được đưa vào khảo sát, các đơn vi chủ quản đã định hướng khá rõ đối với hoạt động của tờ báo Ngược lại, việc là đơn vi trực thuộc của Ủy ban Dân tộc, Hội LHPN Việt Nam, Thông tấn xã hay TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khiến cho các tờ báo có khả năng tiếp cận với nguồn thông tin chính thống, nhanh chóng, kịp thời Và dựa trên ưu thé đó, các tờ báo đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ chính trị và thé hiện tiếng nói đa chiều của phụ nữ DTTS.

Không chỉ ở 4 cơ quan báo chí nói trên, các cơ quan báo chí khác cũng có những lợi thế riêng khi xây dựng tuyến tin, bài về phụ nữ DTTS, bám sát vào tôn chỉ, mục đích của từng tờ báo Mặt khác, các cơ quan báo chí đã có sự

78 quan tâm xây dung tin, bài đảm bảo thé hiện được đặc thù của đối tượng phan ánh (phụ nữ DTTS) và đáp ứng đúng nhu cầu thông tin của các đối tượng công chúng riêng của tờ báo Các chuyên mục trên các báo khá cô định và có những đột phá, thay đổi phù hợp với bối cảnh đem tới sự tin tưởng của công chúng khi tìm kiếm thông tin, khơi gợi hứng thú của công chúng đối với tờ báo Mặt khác, các cơ quan báo chí đều có đội ngũ làm báo vững vàng về chuyên môn, kiên định về phâm chất chính trị và có định hướng tư tưởng khá ro ràng.

Một số hạn chế còn tôn tại Bên cạnh những thành công ké trên, việc xây dựng hình ảnh phụ nữ

Thứ nhất, phụ nữ DTTS thường được phản ánh trong “tệp” thông tin chung về vùng DTTS, ít phân tách thành đối tượng riêng biệt của báo chí.

Thứ hai, số lượng và tỷ lệ thông tin tích cực về phụ nữ DTTS chiếm số lượng và tỷ lệ cao, nhưng đề tài trên báo chí lại tập trung vào một vài lĩnh vực như kinh tế, văn hóa.

Bao chí đặc biệt khai thác những gương mặt phụ nữ DTTS có đóng góp cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Các bài viết đó cộng với việc truyền thông đưa tin khá nhiều về các lễ hội, các tập tục, thói quen sống của các dân tộc khiến cho công chúng nghiêng về cách nghĩ rằng phụ nữ DTTS thường gan liền với hoạt động văn hóa và cũng đóng góp nôi bật nhất trong lĩnh vực văn hóa Bên cạnh đó, việc khắc họa phụ nữ DTTS làm giàu cũng chủ yếu nói đến phụ nữ DTTS vay vốn để đầu tư con giống, thay đổi phương thức làm nông, trồng rừng , chưa chú trọng nhiều đến các gương mặt phụ nữ DTTS có đột phá trong nghiên cứu khoa học, hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp hoặc tích cực tham gia hoạt động bảo vệ an ninh Tổ quôc

Việc các tờ báo tập trung vào phan ánh một số khía cạnh như kinh tế, văn hóa của phụ nữ DTTS có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân Trước hết là do các thông tin này không khó dé khai thác Đặc biệt là khi khai thác về các gương mặt phụ nữ DTTS nỗi bật, rất dé dàng dé tìm ra những người phụ nữ làm kinh tế giỏi hay có đóng góp tích cực trong trao truyền, phát huy các giá trị văn hóa Đây lại là hay mảng hoạt động mà phụ nữ DTTS thường xuyên tham gia.

Thứ ba, việc phản ánh về đời sống phụ nữ DTTS thường gắn với những từ ngữ chưa tích cực như “đói”, “nghèo”, “khó khăn”, “lạc hậu”, “hủ tục”,

“tao hôn”, “hôn nhân cận huyết thống” Mặc dù nội dung chính của bài có thé không xoay quanh cái đói nghèo, lạc mà là các câu chuyện về thành công của phụ nữ DTTS hay các tín hiệu vui trong đời sống thì công chúng vẫn sẽ có cái nhìn khá “mặc định” về mặt bằng chung đời sống phụ nữ DTTS.

Thứ tư, về hình thức thê hiện thì các bài viết về phụ nữ DTTS thường chỉ bao gồm phần text va 1-2 ảnh minh họa, chưa hoặc ít có các hình thức biểu đạt khác Hình ảnh minh họa tùy dung lượng của từng bài nhưng trên báo in thì hình minh họa chỉ ở cỡ vừa và nhỏ Hình thức biểu đạt này khiến cho bài báo chưa có sự hấp dẫn đối với công chúng.

Về mặt nội dung, các bài viết về phụ nữ DTTS nghiêng về hướng mô tả, ít bài viết có phân tích chuyên sâu, chỉ rõ các vấn đề của phụ nữ DTTS và đưa ra các giải pháp hợp lý.

Thứ năm, các báo điện tử Dân tộc và Phát triển, báo Tiền phong đều không có phan tiếp nhận phản hồi (comment) của công chúng ở dưới các bài viết Báo Phụ nữ Việt Nam — Chuyên đề DTTS&MN, báo Tin tức — Chuyên đề DTTS&MN là dang báo in thì việc công chúng phản hồi tin tức càng khó hơn Chính vì tính tương tác kém nên sự thu hút đối với công chúng đối với các báo này và với mảng nội dung về phụ nữ DTTS trên các báo càng thấp.

3.2 Những vấn đề đặt ra

3.2.1 Về số lượng, tan suất các tin bài về phụ nữ dân tộc thiểu số Khi khảo sát các báo để phục vụ cho đề tài, chúng tôi nhận thấy, số lượng tin bài về phụ nữ DTTS không chiếm số lượng lớn trên các báo, mặc dù đó là cơ quan báo chí chuyên biệt về các vấn đề dân tộc như Báo Dân tộc và Phát triển Hình ảnh phụ nữ DTTS trên báo chí nhìn chung thường xuất hiện trong một số thời điểm như ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 hay khi có những sự việc nóng Trong thời gian từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021, kết quả khảo sát báo Dân tộc và và Phát triển, báo điện tử Tiền phong, báo in Phụ nữ Việt Nam — Chuyên đề DTTS&MN, báo Tin tức —

Chuyên đề DTTS&MN chỉ đưa lại 350 bài viết trên cả 4 báo Đây là con số khá ít 61, so với hai tờ báo điện tử có tin, bai cập nhật từng giờ, từng phút va với hai tờ báo in có số phát hành khá đều đặn, nhất là báo Tin tức phát hành hàng tuần.

Nguyên nhân xuất phát từ việc báo chí nhận định các vấn đề của phụ nữ

DTTS không được coi là vấn đề “nóng”, thu hút công chúng nhanh chóng và dễ dàng tìm kiếm thông tin bằng các tin tức khác Mặt khác, phóng viên báo chí cũng chưa thực sự dành chú ý lớn đến mảng nội dung về phụ nữ DTTS bởi đây là mảng khó, đòi hỏi hiểu biết sâu sắc của phóng viên đối với vấn đề và đối tượng phụ nữ DTTS Chính từ hai nguyên nhân nay mà số lượng tin bài về phụ nữ DTTS không nhiều, chưa có hệ thống, phản ánh vấn đề chưa sâu sắc.

Về nội dung và hình thức tin bài về phụ nữ dân tộc thiểu số

Trên báo chí nói chung, DTTS hiện lên như một cộng đồng nhất định Vì vậy, báo chí thường xây dựng tin, bài một cách chung chung như đưa tin về các chính sách, các dự án với vùng dân tộc, những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Nhiều bai viết lại ít khi phỏng van hoặc dành thời lượng nhiều cho đối tượng phụ nữ, ví dụ như bài “Quan tâm phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số” (báo Tin tức, số ra ngày 04/01/2021, tác giả Dinh Thùy) nói về

81 van dé phát triển số lượng, chất lượng đảng viên là người dân tộc ở huyện Tam Đường, Lai Châu Cả bài viết khoảng 1.000 chữ và 1 ảnh minh họa khổ vừa (ảnh mô hình trồng dâu tây của đảng viên Sùng A Chớ, xã Nùng Năng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) Bài viết có trích phỏng vấn ông Mạch

Thọ Quyết, Bí thư Đảng ủy xã Nùng Năng, đảng viên Sùng A Chớ và ở phần cuối của bài có 2 câu nói đến đảng viên nữ Thao Thị Hoa Bài cũng có nêu số lượng đảng viên mới mà xã đã kết nạp từ năm 2015-2021 (42 đảng viên mới, trong đó có 30 đảng viên người DTTS) nhưng không nhắc tới cơ cấu đảng viên nữ và có sự quan tâm phát triển đảng viên nữ hay không Có thé nói, tác giả bài viết chỉ tập trung phản ánh con số và con người trên bề mặt, chưa có sự đầu tư sâu về nội dung và chưa chú ý đến yếu tô giới trong bai viết Trên thực tế, các bai viết tương tự không khó dé gặp trên báo chí hiện nay.

Về mặt nội dung, ở chương II, khi khảo sát thực trạng các bài viết về phụ nữ DTTS chúng ta cũng đã thấy các chủ đề mà phụ nữ DTTS thường xuyên xuất hiện, đó là các hoạt động văn hóa, tham gia hoạt động cộng đồng và gắn với kinh tế nông nghiệp Báo chí cũng chưa phản ánh đầy đủ về tình hình kinh tế - xã hội của vùng DTTS và phụ nữ DTTS. Ở điểm này, các tác giả công trình nghiên cứu Thông điệp truyền thông về DTTS trên bdo in — Cộng tác nghiên cứu giữa Viện Nghiên cứu xã hội,

Kinh tế và Môi trường với Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí tuyên truyền

(2011) đã đưa ra quan điểm: “Các hoạt động kinh tế mà người dân tộc thiểu số tiễn hành được mô tả tương đối đa dạng, song phan lon dé cập đến các hoạt động nông nghiệp Các hoạt động khác như buôn bản dich vụ, thủ công nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, làm thuê cũng được đề cập nhưng với tỉ lệ rất thấp, khiến cho hình ảnh người dân tộc thiểu số có xu hướng gắn lién với việc làm nông Đáng nói hơn nữa là trong khi hình ảnh người dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế khá giả thường là những cá nhân điển hình, thì hình ảnh đồng bào nghèo đói, trông chờ trợ giúp thường không xuất hiện đơn lẻ mà

82 thường là hình ảnh của cả cộng dong Tat cả cùng nhau tạo nên ấn tượng chung tiéu cực vé doi song kinh tế của các dân tộc thiểu số”; “mặc dù độc giả có thé hình dung ra được người dân tộc thiểu số là những người chủ động, sáng tạo, nghị lực, thông minh, vượt khó, cần cù, hay khoẻ mạnh, xinh đẹp, tốt bụng, chân thành, thật thà, đoàn kết, hiển lành nhưng cũng không khỏa lấp được hình ảnh xuất hiện nhiều hơn đó là nghèo đói, khó khăn, thiếu thốn, lam lũ, vất vả, vay muon nợ nan, thiéu hiéu biét (hoc van thap, that hoc), lac hậu, mê tín dị đoan Bằng việc lặp đi lặp lại một số nhóm ngôn từ tiéu cực với tan suất cao, các bài viết về người dân tộc thiểu số trên báo in có thé gan nhãn tiêu cực và khắc sâu thêm định kiến đối với người dân tộc thiểu số”. Điều này thể hiện sự “đóng khung” trong cách báo chí thể hiện về người

DTTS nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng.

Bên cạnh đó, nội dung các bài viết về phụ nữ DTTS thường mang tính phản ánh các hoạt động bề mặt như kể những việc họ đã làm được, những hoạt động văn hóa, kinh tế, chính trị họ đã tham gia, các chính sách hướng tới họ Các bài viết có phân tích sâu sắc, tìm hiểu ngọn nguồn van đề hay đưa ra các giải pháp cho phụ nữ DTTS vẫn còn thiếu vắng trên báo chí.

Về mặt hình thức, như chúng tôi đã chỉ ra, các bài viết về phụ nữ DTTS thường chỉ gồm phan text và một vài ảnh minh họa khổ nhỏ và vừa, gần như không có các bảng biểu hay hình thức phi ngôn ngữ khác Điều này dẫn tới việc bài viết không thu hút được công chúng và hình thức bài viết đó trở thành “lối mòn” khiến cho phóng viên, nhà báo không phát huy tinh thần sáng tạo Điều này có thê xuất phát từ lý do chính là các vấn đề của phụ nữ DTTS không phải là van đề “nóng” hay coi là van đề phức tạp dé thé hiện bằng các hình thức ngôn ngữ báo chí đa dạng Phần ảnh minh họa cho bài viết cũng bộc lộ một số vấn đề như: kích thước ảnh không lớn, ảnh chưa rõ mặt nhân vật, ảnh không thê hiện được thực tiễn đời sống hoặc ảnh không phù hợp / không kết nối với nội dung bài Cũng có trường hợp nhiều bai viết không tập trung

83 vào đối tượng chính là phụ nữ DTTS nhưng vẫn lấy hình ảnh phụ nữ DTTS làm minh họa (ví dụ bai về các hoạt động vay von, bài về tinh trạng đói nghéo, lạc hậu, bài về văn hóa, du lịch ) khiến cho công chúng ngầm hiểu rằng các vấn đề đó, các hoạt động đó chỉ có sự tham gia của phụ nữ DTTS.

Về anh bìa của các ấn phâm báo chí, chúng tôi cũng đã đề cập ở chương II khi khảo sát hai báo in là báo Phụ nữ Việt Nam — Chuyên đề DTTS&MN và báo Tin tức — Chuyên đề DTTS&MN Các trang bìa bao gồm tên tờ báo, cơ quan chủ quản, hình ảnh chính, một số tiêu đề bài viết chính và các tiêu đề phụ, các thông tin về số phát hành Các tiêu chí mà trang bìa phải đáp ứng đó là bắt mắt, thé hiện một phan nội dung, thé hiện chủ đề chung của số báo, mau sắc hap dẫn, phông chữ dé đọc và thu hút được công chúng Những bức ảnh cũng thể hiện tính chuyên nghiệp của báo chí Tính chuyên nghiệp ấy được bộc lộ trong công việc chọn ảnh, biên tập, trình bày dé tạo ra một tổng thé hoàn chỉnh, thống nhất về kết cau, hòa hợp giữa nội dung tin, bài với hình ảnh minh họa Vì vậy, việc chọn ảnh nào cho tin, bài và đặc biệt cho trang bìa là rất quan trọng Thêm vào đó, ảnh báo chí không phải chỉ là những bức ảnh thông thường ghi lại đời sống, nhân vật mà ảnh báo chí phải mang tính thông tin, tức là truyền tải được những thông điệp nhất định Quay lại những bức ảnh bìa trên hai báo In thuộc diện khảo sát (báo Phụ nữ Việt Nam —

Chuyên đề DTTS&MN và báo Tin tức — Chuyên đề DTTS&MN), phải đánh giá khách quan rằng ảnh bìa được chọn lựa khá kỹ lưỡng, trình bày với màu sắc tươi sáng, thu hút Tuy nhiên, chủ đề của bức ảnh khá bó hẹp khi thường xuyên chọn các ảnh phụ nữ DTTS trong các hoạt động thường nhật như tham gia văn hóa văn nghệ, thêu thùa, dệt vải, nấu ăn, làm nông nghiệp Bởi vậy, chính các ảnh bìa cũng làm sâu hơn ấn tượng của công chúng về phụ nữ DTTS rằng họ chỉ gắn với một số hoạt động Không riêng gì hai báo in thuộc diện khảo sát (báo Phụ nữ Việt Nam — Chuyên đề DTTS&MN và báo Tin tức

— Chuyên đề DTTS&MN) có sự lựa chon, sắp xếp trang bìa như vậy, chúng ta

84 có thé dé dàng bắt gặp nhiều báo in khác lựa chọn phụ nữ hay trẻ em DTTS làm trang bìa, cũng xoay quanh những hoạt động mang “tính nữ” hoặc dạng ảnh nghệ thuật.

Về đánh giá của công chúng doi với các tin bài về phụ nữ dân tộc thiểu số

Mức độ quan tâm của công chúng đối với vấn đề của phụ nữ DTTS nhìn chung không cao Nói cách khác, công chúng có quan tâm đến phụ nữ DTTS nhưng chi coi đây là đối tượng yếu thế trong xã hội và hoàn toàn có thé bỏ qua thông tin về phụ nữ DTTS khi có các van đề khác thu hút hơn Chính vì vậy, sự quan tâm không nhiều của công chúng cũng khiến cho các báo chưa chú trọng vào việc phản ánh đối tượng phụ nữ DTTS và chưa có chiến lược dài hơi cho mảng đề tài này.

Nhà báo Thạch Hương -Báo Phụ nữ Việt Nam: Nếu nói hiện nay công chúng có quan tâm đến đổi tượng phụ nữ dân tộc thiểu số hay không thì cũng phải thắng thắn nói một là một câu rằng công chúng thiếu sự quan tâm.

Nếu có quan tâm đến DTTS thì chỉ chú ý đến vùng miễn dân tộc đó có những đặc sản gì, có những điểm du lịch nào, văn hóa có gì khác biệt Đối tượng công chúng quan tâm đến phụ nữ DTTS chủ yếu là các cơ quan liên quan, cơ quan báo chi hoặc là các tổ chức phi chính phủ.

Mặt khác, công chúng ngày nay có rất nhiều kênh dé tìm kiếm thông tin cũng như bày tỏ ý kiến cá nhân Chính vì vậy mà họ càng đặt ra yêu cầu về sự tương tác đối với các cơ quan báo chí Nhưng trên thực tế, nhiều cơ quan báo chí vẫn chưa có sự đầu tư đích đáng vào phần tương tác với công chúng Đặc biệt là với những tờ báo thường xuyên thông tin về phụ nữ DTTS thì việc nhận phản hồi hay nhận yêu cầu của công chúng chưa được quan tâm Điều này cũng khiến cho công chúng không quá mặn mà với các thông tin về phụ nữ DTTS.

Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2020, dân số Việt

Nam có 96.208.984 người, trong đó có 54 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh sống Theo đó, dân tộc Kinh có số dân cư đông nhất với 82.085.826 người, tức là chiếm trên 84% dân số Với số lượng lớn về dân số, người Kinh cũng trở thành nhóm công chúng chủ yếu của báo chí Việt Nam Như một lẽ tất yêu, công chúng người Kinh sẽ chủ yếu quan tâm đến các vấn đề chung của tộc người đa số, coi nhẹ hơn các vẫn đề của các tộc người thiểu số khác.

Bên cạnh đó, chính đối tượng công chúng là người dân tộc thiểu số cũng chưa dành sự quan tâm lớn đến báo chí và các tin bài về người DTTS nói chung, phụ nữ DTTS nói riêng.

Chị Hà Thị Kiều Liên (công chức, dân tộc Tày, Bắc Kạn): “Tôi thường đọc tin tức trên các báo điện tử nhưng ít khi chú ý đến các tin, bài về phụ nữ DTTS, trừ khi có công việc cần đến các thông tin đó Trong số ít lần tôi đọc thì thấy các thông tin trên báo chí đã phản ánh cơ bản đúng phong tục, tập quán của các dân tộc ít người nhưng vẫn chưa có nhiều thông tin về sự chuyển biến trong đời sống các tộc người, sự mai một về văn hóa hay vị thể của phụ nữ DTTS chúng toi”.

Về quan điểm của nhà báo khi xây dựng tin, bài về phụ nữ dân tộc thiểu số

Khi xây dựng các bài viết về phụ nữ DTTS, nhà báo vô tình mắc phải vấn đề định kiến giới hoặc định kiến tộc người Không phải bài viết nào về phụ nữ DTTS cũng mắc phải các lỗi định kiến nhưng trong bối cảnh quan điểm chung của xã hội, các nhà báo ít nhiều cũng bị tác động bởi quan niệm này. Định kiến tộc người có thể diễn ra dưới nhiều biểu hiện, theo các nhà nghiên cứu dân tộc học thì định kiến tộc người chiu ảnh hưởng của quá trình

“ngoại biên hóa” với hai chiều: (i) xa lạ hóa (alienation) và (ii) lãng mạn hóa (romatization) Đây là hai quá trình không nhất thiết tương phản nhau về bản

86 chất: (i) xa lạ hóa: dân tộc đa số day dân tộc thiêu số ra xa khỏi mình, không chấp nhận gần với mình, phủ nhận, e dé và không dé cao dân tộc thiêu số; (ii) lãng mạn hóa: truyền thuyết hóa, huyền bí hóa, thi vị hóa các giá trị, biểu hiện văn hóa của dân tộc thiểu số Từ đó, dân tộc đa số có xu hướng “dán nhãn” các tộc người thiểu số với những hệ giá tri nhất định, coi tộc người thiểu số có vị thế thấp hơn và chịu sự lãnh đạo của tộc người đa SỐ Những vấn đề này đã ăn sâu vào văn hóa và ảnh hưởng đến mỗi con người, khiến cho các nhà báo đôi khi không thực sự ý thức được mình đang định kiến tộc người khi xây dựng bài viết.

Có thé vi du một vai cụm từ thường cho thấy hàm ý so sánh với người Kinh như: “đo không biết tiếng phổ thông nên khó tiếp thu được đây đủ chủ trương, hướng dẫn của cấp trên” ; “Trước kia, như bao người khác trong làng, bà chỉ biết độc canh cây điều và chăn nuôi nhỏ lẻ với vài ba con gà, con lợn Tập quán sản xuất lạc hậu, thu nhập bap bênh nên cdi đói, cdi nghèo cứ đeo bám Đến khi giữ chức Phó Chu tịch UBND xã Phước Lộc, được di giao uu ở nhiều nơi, bà nhận ra gid tri của tu duy san xuất hiện đại và việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất”; “Đối với một người dân tộc thiểu số, dé có thé “chạm ngõ” chương trình học tập tại bậc đại học như bây giờ, Thuế đã can rất nhiều nỗ lực dé vượt qua những khó khăn về vật chất cũng như mang trong mình khát khao trở thành một người trí thức tot”

Báo chí cũng thường xuyên thê hiện việc phụ nữ DTTS phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống là phải dựa trên sự trợ giúp: “Trudc nguy cơ đó (mai một nghệ dệt của người Cơ Tu), một số cơ quan chức năng, don vị, doanh nghiệp tư nhân đã có những hoạt động thiết thực dé bảo tôn và phát huy di sản này”, “Trước thực tẾ này, một trong những hoạt động được các đơn vị hỗ trợ là tập trung vào việc giúp người dân xây dựng công trình vệ sinh, nâng cao nhận thức về môi trường ”; “Cũng nhờ cán bộ Hội (LHPN

87 xã) và Bộ đội biên phòng hướng dẫn mà nhà tôi sạch sẽ hơn, chuông gà, chuông lợn đã chuyển hết ra ngoài vườn, bếp hết mùi hôi roi”

Một khía cạnh khác mà báo chí thường đề cập khi nhắc đến các vấn đề của phụ nữ DTTS là sự thiếu hụt về kiến thức của họ, đơn cử như: “Trước đó, tại Bắc Xa, do phong tục, tập quan cũ, trình độ nhận thức của một bộ phận người dân và phụ nữ còn hạn chế bà con vẫn chưa quen thực hành bảo vệ môi trường, sử dụng các nhà vệ sinh Trong chăn nuôi, các hộ chưa biết áp dụng các biện pháp khoa học dé chăm sóc Những hiểu biết về chủ trương, chính sách cua Đảng va Nhà nước, các chương trình, phong trào cua Hội

LHPN còn hạn chế”; “Ông Lương Minh Thiện, Bí thư Đảng ủy xã Hà Đông (Đăk Đoa, Gia Lai) chia sẻ: “Nhiều đứa trẻ sinh ra còi cọc, suy dinh dưỡng do không được chăm sóc đây đủ Không ít bà mẹ vẫn chưa chú trọng cham sóc sức khỏe khi mang thai và vẫn duy trì thói quen sinh đẻ ở nhà rây”

Phụ nữ DTTS cũng được khắc họa trên báo chí như những người đóng vai trò chính trong việc duy trì truyền thống văn hóa nhưng cũng là những người cam chịu trước hủ tục: “Chị Bui Thi H., dân tộc Mường, ở xã Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc (Hoa Bình) tâm su, bản thân chị là hội viên Hội Phu nữ cua thôn nên thường xuyên được tập huấn về BĐG Theo đó, chị cũng hiểu việc chong say rượu đánh đập mình là vi phạm pháp luật và bất bình đăng giới.

Nhưng do lo sợ mắt hạnh phúc gia đình và hàng xóm chê cười, nên chị đành căn răng chịu đựng Nhiéu lan, các đoàn công tác tới thu thập thông tin, lắng nghe chia sẻ chị cũng không dám nói với ai về việc mình bị bạo hành”, “cuộc sống nghèo khó cộng với phong tục của người K’Ho nên chị em phụ nữ không có thói quen cũng như không chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục Chỉ đến khi bị bệnh nặng không thể chịu đựng được, họ mới đi khám”

Thực tế cho thấy, phụ nữ DTTS nói riêng, đồng bào DTTS nói chung thường được gan với bối cảnh chung là tình trạng đói nghéo, lạc hậu, sản xuất

88 manh mún, hạn chế về tri thức và kỹ năng, có nhiều hủ tục lạc hậu Hiện nay, báo chí đã có những thay đổi tích cực khi xuất hiện rất nhiều các gương mặt phụ nữ DTTS trên nhiều lĩnh vực nhưng đó vẫn chỉ là những điểm sáng nhỏ trong bức tranh chung của cộng đồng còn nghèo đói Về vẫn đề này, chính các nhà báo cũng đã có nhận định, như ba tác giả Sỹ Hào, Hiếu Anh, Lê Ngọc phản ánh trong bài viết “Làm báo cho đồng bào dân tộc thiểu số” (báo điện tử Dân tộc và Phát triển, 21/6/2019)

“Phan ánh đời sống kinh tế-xã hội khó khăn của đồng bào không sai, nhưng nếu “tô dam” quá thì sẽ thành tiêu cực; không có tác dụng cổ vũ, động viên người dân nỗ lực hơn nữa để vươn lên Theo lô gic thông thường thì sau khi đọc những bài báo như vậy, độc gia là đồng bào DTTS sẽ suy nghĩ không can cô găng, vì cô gắng nữa cũng không thể thoát nghèo được, cứ nghèo vậy đề được hỗ trợ. Đáng quan tâm hơn, không chỉ có xu hướng gắn dong bào DTTS với nghèo đói, hủ tục mà trong nhiều bài bdo của các cơ quan báo chí, cách lý giải nguyên nhân nghèo đói cũng như lý do dong bào thoát nghèo hiện van còn nhiều bat cập Khi phân tích nguyên nhân nghèo đói, một tỷ lệ lớn các bài báo đề cập đến các các điều kiện tự nhiên bat lợi và các yếu to chủ quan của đồng bào, như thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, đông con, không có kiến thức về khoa học-kỹ thuật, lười lao động, Chỉ có một ty lệ rất thấp đề cập đến trách nhiệm của chính quyên địa phương.

Ngược lại, khi phân tích nguyên nhân thoát nghèo, vươn lên khá giả của đông bào thì nhiều bài báo dé cập đến sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyên các cấp cũng như các chính sách dau tư, hỗ trợ Trong khi trên thực tế, sự quan tâm này là trách nhiệm của chính quyển các cấp trong việc hỗ trợ đồng bào vươn lên thoát nghèo. Đây chính là sự thiếu khách quan, chỉ nắm được bê noi trong khi tuyên truyền xóa đói giảm nghèo ở vùng dong bào DTTS Điêu này khiến cho nhiêu

89 bài báo khi viết về vùng đồng bào DTTS đã “vẽ” lên một diện mạo rất am đạm của người dân; một phần làm cho mục đích tuyên truyền, cô vũ, động viên ý thức vươn lên thoát nghèo cua tác phẩm báo chi không đạt như mong muon”.

Các van dé trên đây đều xuất phát từ việc cơ quan báo chí chưa có định hướng rõ ràng và hình thành một kế hoạch đài hơi với mảng nội dung về phụ nữ DTTS, trừ báo Phụ nữ Việt Nam chuyên biệt về các vấn đề của phụ nữ nhưng vẫn chưa có thời lượng thỏa đáng cho vấn đề phụ nữ DTTS Điều này cũng xuất phát từ việc báo chí vẫn theo các tin tức “nóng”, đáp ứng thị hiểu của công chúng và chưa đi sâu vào các vấn đề theo hướng báo chí phân tích, định hướng dư luận Từ sự thiếu định hướng chung của cơ quan báo chí, phóng viên, nhà báo chưa tập trung nhiều vào khai thác vấn đề của phụ nữ

DTTS hoặc chỉ “đóng khung” đối tượng vào một vải chủ đề nhất định.

Bên cạnh đó, hiện tại chưa có thống kê nào cho biết thành phần tộc người của tác giả những bài viết có liên quan đến các dân tộc thiểu số nhưng theo số liệu được đưa ra tại công trình nghiên cứu Thong điệp truyền thông về

Giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông hình ảnh phụ nữ dân tộc thiểu số trên báo chí

Từ các thành công, hạn chế và các van dé đặt ra, người viết xin đề xuất một số giải pháp cụ thê như sau:

3.3.1 Giải pháp khắc phục các hạn chế Với số lượng bài viết chưa nhiều, thông tin chưa hấp dẫn, vấn đề không mới / “nóng”, không khó dé hiểu tại sao các tin bài về phụ nữ DTTS không được công chúng chú ý Mặt khác, công chúng và người làm báo ngày nay, trong nhiều trường hop, lại bi ảnh hưởng bởi mạng xã hội — nơi mà những clip, thông tin về phụ nữ DTTS đôi khi hiện lên méo mó, sai lệch về văn hóa

91 hay dung tục về thầm mỹ Nhiệm vụ của báo chí chính thống là phải thực sự giúp cho công chúng có cách nhìn, cách hiểu đúng đắn về phụ nữ DTTS, về những đóng góp, những khó khăn thiệt thòi, vất vả lẫn những nỗ lực mà họ đã trải qua Để phản ánh được những nội dung đó trên báo chí lại vừa phải đảm bảo thu hút công chúng là một việc không đơn giản đối với nhiều tờ báo khi bị hạn chế về nguồn lực, kinh phí và đội ngũ nhà báo. Đối với những vấn đề đã và đang đặt ra khi báo chí truyền thông hình ảnh phụ nữ DTTS, có một số giải pháp mà các cơ quan báo chí cần đánh giá và áp dụng, đó là:

Thứ nhất, dành thời lượng xứng đáng hơn cho các tin, bài về phụ nữ DTTS Hiện nay, số lượng tin bài về phụ nữ DTTS không nhiều, như chúng tôi đã chỉ ra trong phần khảo sát ở chương trước Với số lượng ít ỏi đó, chắc chắn sự phản ánh về phụ nữ DTTS còn rất mờ nhạt Mặt khác, các báo chưa sắp xếp một vị trí thu hút hoặc rất tản mác đối với tin bải về phụ nữ DTTS dẫn đến việc công chúng khó có thể theo dõi thông tin liền mạch và không tạo ra cái nhìn đa chiều cho người tiếp cận Với van đề này, các báo có thé chủ động xây dựng các chuyên trang, chuyên mục riêng về phụ nữ DTTS với hệ thống các tin bài theo các tiểu mục nhất định.

Thứ hai, đổi mới về mặt hình thức của tác phẩm Trong nhiều tin, bài mà chúng tôi khảo sát, có những bài viết có ý tưởng hay, thông tin hấp dẫn, phản ánh rất đúng về đời sống, tâm lý của phụ nữ DTTS nhưng rất đáng tiếc là các tin, bài lại được sắp xếp với phan text dai, dày đặc và anh rất nhỏ Đây là van đề chung của nhiều tờ báo và việc sắp xếp, lên khuôn còn phụ thuộc vào form của từng báo, đặc biệt là báo in phải đáp ứng những quy chuẩn rất khắt khe.

Tuy nhiên, các cơ quan báo chí nên có sự đầu tư, nâng cao về mặt hình thức của tin, bai bang cach: tang sỐ lượng và chất lượng ảnh, lựa chọn những ảnh có tính báo chí, thé hiện được chân thực đời sống, chân dung của người được phan ánh Mặt khác, dé bắt kịp xu hướng của báo chí hiện đại, cơ quan báo

92 chí và người làm báo rất cần đầu tư, xây dựng các bài báo với đa dạng hình thức phan ánh như infographic, bảng biểu, sơ đồ Với báo điện tử thì việc dùng multimedia dễ dàng hơn so với báo in nhưng việc xây dựng multimedia cũng đòi hỏi nhà báo phải đầu tư nhiều hơn cho bài viết khi có được số lượng ảnh lớn, dung lượng cao, các clip đặc sắc phục vụ cho bài hay các hình thức đồ họa phù hợp.

Thứ ba, đổi mới về mặt nội dung Như đã chỉ ra ở phần đầu của chương, các thông tin về phụ nữ DTTS thường xoay quanh các chủ đề quen thuộc như phụ nữ DTTS tham gia giữ gìn, bảo tồn văn hóa; gương phụ nữ trên các lĩnh vực; phụ nữ DTTS thiếu hiểu biết Nhìn chung các chủ đề phản ánh chưa có tính đột phá Các tin, bài vẫn khiến cho người đọc tư duy theo một lối mòn về đời sống đồng bao và phụ nữ DTTS là nghèo đói, lạc hậu, hủ tục mà chưa nhìn được toàn diện về tri thức đồng bào, tỉnh thần vươn lên của phụ nữ DTTS Điều này xuất phát từ việc phản ánh các van dé của phụ nữ DTTS chưa sâu và không khai thác rộng các vấn đề của phụ nữ DTTS cũng như hoạt động của các cơ quan hữu quan đối với vấn đề phụ nữ DTTS Việc đào sâu nghiên cứu về tâm lý, nhu cầu, chỉ ra các van đề cét lõi trong đời sống phụ nữ DTTS vẫn còn quá ít ỏi và thưa thớt trên báo chí Chính vì vậy, các tin, bài về phụ nữ DTTS chưa thu hút, chưa có sức tác động lớn đối với công chúng.

Một khía cạnh khác của đổi mới về nội dung phản ánh về phụ nữ DTTS đó là cơ quan báo chí và người làm báo tìm ra những vấn đề “nóng” liên quan đến phụ nữ DTTS Dé làm được điều này thì người làm báo phải đi sâu, đi sát với đời sông đồng bào, không ngại xông pha vào các điểm phức tạp, các vụ việc nhạy cảm đồng thời tìm ra được khía cạnh mới mẻ của van dé.

3.3.2 Giải pháp phát huy các thành công đã dat được

Nhìn một cách khái quát, báo chí Việt Nam đã và đang thực hiện theo định hướng chung của Đảng và Nhà nước, thể hiện sự quan tâm của cơ quan báo chí đối với vấn đề dân tộc Các thành công đã được chúng tôi chỉ ra đó là:

93 sự định hướng đúng dan; thông tin về phụ nữ DTTS thường mang tính tích cực và trung tính; thông tin có sự tin cậy cao Nguyên nhân dẫn tới thành công cũng đã được lý giải ở phần đầu của chương.

Dé phát huy những thành công đã đạt được, chúng tôi cho rằng các tờ báo nên đánh giá lại những lợi thế riêng có của chính mình dé từ đó trở thành một trang thông tin chuyên sâu, nổi bật về vấn đề DTTS Đơn cử như báo điện tử Dân tộc và Phát triển có lợi thế là một tờ báo chính thống của một cơ quan nhà nước, hoàn toàn có cơ sở để xây dựng thành một tờ báo có sức ảnh hưởng với nguồn tin đa dạng về vấn đề DTTS nói chung, phụ nữ DTTS nói riêng.

Mặt khác, bước sang năm 2021-2022 và những năm tiếp theo, khi các Chương trình, Đề án cấp Nhà nước như Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030, Đề án Hỗ trợ thông tin, truyền thông về DTTS (Đề án 219) đi vào hoạt động, nhiều cơ quan báo chí hoạt động ở mảng thông tin DTTS nhận được nguôn vốn đáng kê để xây dựng các ấn phẩm, sản pham, chuyên trang, chuyên mục dành cho đồng bào hoặc về đồng bào Đây là một nguồn kinh phí đáng quí, điểm tựa để cơ quan báo chí có sức bật để xây dựng những sản phẩm chất lượng Các cơ quan báo chí được hưởng lợi từ các Chương trình, Đề án này hoàn toàn có thé lên phương án xây dựng, phân bổ kinh phí, tập trung vào các đề tài, các nội dung nôi bật, từ đó tiễn tới xây dựng hệ thống tin, bài chuyên sâu hơn về vấn đề DTTS nói chung, phụ nữ DTTS nói riêng, thu hút sự quan tâm của công chúng hơn nữa đối với mảng nội dung này.

3.4 Một số khuyến nghị 3.4.1 Dang, Nhà nước can có sự quan tâm, định hướng và chính sách phù hợp với các cơ quan báo chí, đặc biệt là báo chí chuyên biệt về DTT.S

Hiện nay có 19 cơ quan báo chí thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cấp phát các ấn pham báo chí tới đồng bào DTTS Bên cạnh các

94 sản phẩm chuyên biệt đó, nhiều cơ quan báo chí cũng có các chuyên mục về DTTS hoặc có các tin, bài về mảng DTTS, phụ nữ Đề có được sức lan tỏa lớn và thu hút sự quan tâm của công chúng, xã hội đối với van đề dân tộc, phụ nữ các dân tộc thì Đảng và Nhà nước nên có những chính sách phù hợp, khuyến khích các cơ quan báo chí xây dựng tuyến tin bài về DTTS nói chung, phụ nữ DTTS nói riêng và đặc biệt có chế độ ưu đãi đối với các cơ quan báo chí chuyên biệt Tạo điều kiện cho các báo, tạp chí cấp cho đồng bào DTTS rất cần được sự quan tâm của Nhà nước, của cơ quan chủ quản trong việc đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện tác nghiệp cũng như thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống của đội ngũ, cán bộ, PV, BTV của tòa soạn.

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w