1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số qua thực tiễn tại thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

104 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

LÒ THỊ THANH NHÀN

TẠI THỊ XÃ MUONG LAY HIEN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HOC

(Định hướng ứng dụng)

HÀ NỌI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng

tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ

công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm

bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lò Thị Thanh Nhàn

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Đề hoàn thành công trình nghiên cứu này em xin bày tỏ lòng biết ơn tới Quy các Thay giáo, Cô giáo khoa Lý luận nhà nước và pháp luật, Trường Dai học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Lê Thị Phương Nga là người trực tiếp giảng dạy và cũng là người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu dé em có thé hoàn thành luận

văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn chính quyền xã Lay Nưa, Phường Na Lay, Phường

Sông Đà, tỉnh Điện Biên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hành, ứng dụng

tham vấn nhóm với phụ nữ dân tộc thiểu số thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên.

Trong quá trình thực hiện luận văn này, mặc dù đã có sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em mong nhận được sự góp ý chân thành của Quý các Thay giáo, Cô giáo, đồng nghiệp dé luận văn được

hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày tháng năm 2022

Trang 5

Chương 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE PHO BIẾN, GIAO DUC

PHAP LUAT CHO PHU NU DÂN TỘC THIEU SÓ - 7 1.1 Khai niệm, đặc điểm, vai trò của pho biến, giáo dục pháp luật cho

phụ nữ dân tộc thiểu số ¿2-52 S222 2EE 2121217121211 Ecree 7

1.1.1 Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số 7 1.1.2 Đặc điểm của phô biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số 9 1.1.3 Vai trò của phố biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số 12 1.2 Mục đích, nội dung, hình thức của pho biến, giáo dục pháp luật cho

phụ nữ dân tộc thiểu số ¿2 SE SESE2EEEE2 E211 2121 Ecree 13

1.2.1 Mục đích, yêu cầu của công tác phô biến, giáo dục pháp luật 13 1.2.2 Nội dung của Phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số 22 1.2.3 Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số 25 Kết luận chương I -¿- - 5£ +S+SEEEE2E SE 321511 212151212111111111 1111111 1x6 30 Chương 2: THUC TRANG PHO BIEN GIAO DUC PHÁP LUẬT CHO

PHU NU DAN TOC THIEU SO QUA THUC TIEN TAI THI XA

MUONG LAY, TINH ĐIỆN BIEN HIEN NAY -5-5-5¿ 31 2.1 Cac yếu tố anh hưởng đến hoạt động phé biến giáo dục pháp luật

cho phụ nữ dân tộc thiểu số qua thực tiễn tại thị xã Mường Lay,

timh Di€n Bie 0000777 31

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội thi xã Mường Lay, tinh Điện Biên 31 2.1.2 Dac điểm của phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Mường Lay 39

Trang 6

2.2 Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên - 255cc cccccccce2 2.2.1 Tình hình thực hiện Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nhu cầu

hiểu biết pháp luật của phụ nữ dân tộc thiểu số tại thị xã Mường Lay,

tỉnh Điện Biên TQ QĐ S111 HH nghe

2.2.2 Kết qua và nguyên nhân đạt được của công tác phô biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên 2.2.3 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động phổ biến,

giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số ở thị xã Mường Lay

Kết luận chương 2 - 52s S2 SE 1212212112121121 1121112111111 111 re.

Chương 3: QUAN DIEM VÀ GIẢI PHAP BAO DAM THUC HIỆN HIỆU

QUA CONG TAC PHO BIEN, GIAO DUC PHAP LUAT CHO PHU

NU DAN TỘC THIẾU SO TAI THỊ XÃ MUONG LAY HIEN NAY

3.1 Quan điểm phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số

qua thực tiễn tại thị xã Mường Lay, tỉnh Điện

Biên -3.2 Cac nguyên tắc đề xuất giải pháp bảo đảm công tác pho biến, Giáo

dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số - - 2 2+s<e552 3.3 Giải pháp bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác pho biến, giáo duc

pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số qua thực tiễn tại thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên - Q 1n S SH re reg 3.3.1 Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục

pháp luật phụ nữ dân tộc thiểu số . ¿2 ¿2+2 +E+E£E+£zEerzxerszed 3.3.2 Phối hợp với Hội LHPN và các cơ quan, đoàn thé địa phương trong Phé

biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu SỐ -¿-scscccccccc¿

3.3.3 Xây dựng hệ thống các chuyên đề bồi dưỡng phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiỀU SỐ St E11 rkg

3.3.4 Các biện pháp trong các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn thi xã

{00 1) 001.) 8N KET LUẬN, KIÊN NGHỊ, DE XUẤTT - 2 2 +EeEEE2EvEEEEzEeEerrkererrreee DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO - 2-2 2+S+S2+E+£+zEe£szEerszcee

PHU LUỤC - 2-5252 S22t 221 E212512112121212112112111111112112111111 1111011.

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

DTTS Dân tộc thiểu số

GDPL Giáo dục pháp luậtLHPN Liên hiệp phụ nữ

LLGD Luc lượng giáo duc

PBGDPL Phổ biến giáo dục pháp luật

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Số hiệu Tên bảng, hình Trang Bảng 2.1 | Tình hình phát triển kinh tế thị xã Mường Lay 34

Bang 2.2 | Tình hình phát triển xã hội thị xã Mường Lay 37 Bang 2.3 | Biểu thống kê sô liệu các dân tộc 40 Bảng 2.4 | Thực trạng cơ quan, đơn vị tham gia tô chức hoạt động phổ

biên, giáo dục pháp luật cho phụ nữ DTTS 42

Bang 2.5 | Thực trạng hình thức phổ biến, GDPL cho phụ nữ tại địa phương | 43

Bảng 2.6 | Thực trạng nhu cầu về nội dung phổ biến, giáo dục kiến thức

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương, các tô chức chính trị - xã hội các cấp đã quan tâm và tập trung triển khai các hoạt động tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng đồng bao dân tộc thiểu số và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần chuyền biến nhận thức về pháp luật của phụ nữ vùng dân tộc thiểu số Tuy nhiên công tác phô biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cau, thé hiện ở một số điểm sau: Nhận thức pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ vùng sâu, vùng xa còn thấp và không đồng đều Một bộ phận không nhỏ phụ nữ vùng dân tộc thiêu số vẫn chưa nhận thức đúng va coi trọng vai trò pháp luật Nhận thức về công tác phố biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng dan tộc thiểu số của các cơ quan quản lý nha nước,

của cán bộ làm công tác này chưa cao; vi trí, vai trò của công tác này chưa được coi

trọng đúng mức Nội dung, hình thức phô biến, giáo dục chưa phù hợp với từng địa bàn và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương Đội ngũ làm công tác giáo dục pháp

luật còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng Cơ sở, vật chất, trang thiết bị chưa

đáp ứng được yêu cầu của công tác phô biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số Chưa có cơ chế phối hợp giữa cơ quan hành chính nhà nước với

các cơ quan, t6 chức của hệ thống chính trị đặc biệt là ở cấp CƠ SỞ trong viéc phô

biến giáo dục pháp luật người dân Vai trò của Hội đồng phối hợp công tác phô biến giáo dục pháp luật các cấp chưa được phát huy đầy đủ Công tác phô biến, giáo duc pháp luật cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa được quan tâm đúng

mức Tình hình nêu trên đòi hỏi Nhà nước, các cơ quan hữu quan ở trên địa bàn thịxã Mường Lay, tỉnh Điện Biên phải tang cường hơn nữa công tác GDPL cho PN

dân tộc thiểu số trên địa bàn, trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật để giúp họ nâng

cao ý thức chấp hành pháp luật, biết sử dụng pháp luật như là một phương tiện quan

trọng dé giải quyết những sự kiện, công việc có liên quan đến pháp luật, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của bản thân, gia đình và cộng đồng.

Trang 10

Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 đã quy định về PBGDPL cho nhân dân ở vùng DTTS, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven

biên, hai đảo [47, Điều 17] Điều đó nói lên sự quan tâm thiết thực của Đảng, Nha

nước ta đối với đồng bào DTTS, trong đó có PN vùng DTTS Vấn đề quan trọng hơn dang được đặt ra là cần có những biện pháp dé đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về GDPL cho PN vùng DTTS, đi vào

thực tiễn cuộc song, nang cao hiéu biét pháp luật cho họ.

Thị xã Mường Lay là thị xã miền núi ngã ba giao thương duy nhất của tỉnh, có nền kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí chưa cao, các lĩnh vực văn hóa xã hội còn gặp nhiều khó khăn Một bộ phận khá lớn phụ nữ, đặc biệt là đồng bào dân

tộc thiểu số không quan tâm hoặc hiểu biết rất ít các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến phụ nữ.

Dé phụ nữ dan tộc thiểu số trong toàn thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên hiểu

và làm đúng các quy định của pháp luật, nhất là các quy định liên quan trực tiếp đến phụ nữ để tự bảo vệ mình và gia đình khi quyền lợi đó bị xâm phạm, đòi hỏi các

cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương phải có sự quan tâm nhất định Đồng

thời, dé nâng cao chất lượng phổ biến, GDPL cho phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa

bàn thi xã Mường Lay, cần có một công trình nghiên cứu nghiêm túc, có hệ thống

để tìm ra các biện pháp giúp thị xã Mường Lay thực hiện tốt hơn công tác giáo dục pháp luật đặc biệt là giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số Điều lệ Hội

Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã xác định rõ chức năng của Hội là: Đại diện, bảo vệ

quyền bình đắng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước; Đoàn kết, tập hợp, tuyên truyền, giáo dục, vận động, tô chức hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Xuất phát từ những lý do đó em lựa chọn đề tài “Phổ biến, giáo dục

pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số qua thực tiễn tại thị xã Mường Lay, tỉnh

Điện Biên” làm đê tài luận văn Thạc sĩ.

Trang 11

2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chủ đề về phổ biến pháp luật cho đồng bao dân tộc ít người trong những

năm gần đây đang nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều của Đảng và Nhà nước

cũng như các nhà nghiên cứu trong nước Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã tìm

hiểu và tham khảo hệ thống các văn bản pháp quy phô biến pháp luật cho đồng bao dân tộc ít người của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương; các bài báo khoa học, bài viết trên tap chí chuyên ngành, tài liệu chuyên đề về phô biến va giáo duc pháp luật của các địa phương khác có liên quan đến đề tài Đặc biệt, tác giả kế thừa nên tảng cơ sở lý luận về công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật và tư duy phân biệt khái niệm giữa giáo dục pháp luật với tuyên truyền, phd biến pháp luật từ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 (Luật số: 14/2012/QH13) ngày

20/6/2012; “Số tay hướng dẫn nghiệp vụ pho biến, giáo dục pháp luật", Nhà xuất

bản Văn hóa dân tộc, do Bộ Tư pháp - Chương trình phát triển Liên hợp quốc.

Qua quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ tham khảo một số sách, giáo trình, các công trình nghiên cứu khoa học, các luận án, luận văn, các bài báo, tạp chí, bài viết

có liên quan đến đề tài, như:

- “Nguyễn Văn Thọ (2016), Tổ chức thực hiện pho biến pháp luật cho dong bào dân tộc Edé tỉnh Đắc Lắk".

- “Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý (1995) Tim kiếm mô hình pho biến giáo dục pháp luật có hiệu quả trong một số dân tộc ít người”.

- “Hồ Viết Hiệp (2000), Xã hội hóa công tác pho biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mov’.

- “§6 tay hướng dan nghiệp vụ pho biến, giáo dục pháp luật (một chương

trình do Bộ Tư pháp - Chương trình phát triển Liên hợp quốc phối hợp thực hiện)” - “Hà Thị Tuyến (2011), Pho biến pháp luật cho người nông thôn và dong

bao dân tộc ít người trong điêu kiện xây dựng nhà nước pháp quyên”.

- “Tài liệu tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc cho giảng viên, báo cáo viên năm 2020”.

- "Phạm Thị Minh Ngọc (2012), Giáo duc pháp luật cho phụ nữ ở nước tahiện nay”.

Trang 12

- “Trung ương Hội LHPN Việt Nam (năm 2006), Nâng cao năng lực can bộTrung ương Hội LHPN Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015”)

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các bài viết trên có đề cập về phổ

biến, giáo dục pháp luật đưới nhiều góc độ khác nhau, ở nhiều địa phương khác

nhau, Tuy nhiên, có thể nói rằng, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về phô biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc

thiểu số nói chung và thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên nói riêng Vì vậy, có thé

xem đề tài này là bài viết khoa học đầu tiên phân tích thực trạng các vấn đề liên

quan đến công tác phô biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại thị

xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2016-2021.3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

* Mục đích

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng phô biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số, đề tài đề xuất biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của PN DTTS thị xã Mường Lay nói riêng,

chất lượng phô biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung.

* Nhiệm vụ

Đề thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Xây dựng cơ sở lý luận về phổ biến, GDPL cho PN DTTS;

- Khảo sát, đánh giá thực trạng phổ biến, GDPL cho phụ nữ dân tộc thiểu số

trên địa bàn thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên;

- Đề xuất biện pháp bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, GDPL cho phụ nữ dân tộc thiêu số trên địa bàn thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn * Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những lý thuyết chung về Biện pháp phổ biến, giáo

dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số qua thực tiễn tại thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên.

Trang 13

* Phạm vi nghiên cứu của luận van

- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những lý luận chung về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số, thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số của thị xã Mường Lay,

tỉnh Điện Biên.

- Về thời gian: Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 2016 đến nay.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Luận văn của học viên được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận biện

chứng và duy vật lịch sử; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trên cơ sở lý luận về Nhà nước và Pháp luật.

- Luận văn sử dụng các nhóm phương pháp

+ Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, gồm

Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa

các tài liệu có liên quan như: các văn kiện của Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà

nước, của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam về giáo dục phổ biến pháp luật cho phụ

nữ vùng đồng bào dân tộc thiêu số trong giai đoạn hiện nay; các giáo trình, sách báo, các công trình sản phẩm có liên quan

+ Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra (điều tra bằng bảng hỏi) các nhóm đối tượng: Cán bộ

Hội LHPN thị xã (Chủ tịch và các phó Chủ tịch Hội LHPN thị xã), cán bộ chuyêntrách Hội LHPN thị xã; cán bộ Hội LHPN xã (Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội LHPN

xã, phường); cán bộ tư pháp xã, phường; phụ nữ dân tộc thiểu số tại Phường Na

Lay, xã Lay Nưa: mỗi đơn vị 70 phụ nữ; phường Sông Đà: 40 phụ nữ,

Phương pháp khảo nghiệm khang định tinh khả thi của các biện pháp được đề xuất.

+ Nhóm các phương pháp bổ trợ, Phương pháp thống kê toán học, Sử dung phần mềm dé xử lý số liệu, lập bảng biểu, sơ đồ

6 Những đóng góp về khoa học của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống và tương đối toàn diện về

phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và phô biến, giáo dục pháp luật cho phụ

Trang 14

nữ dân tộc thiêu số qua thực tiễn tại thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên nói riêng.

Luận văn nêu khái niệm, đặc trưng của giáo dục pháp luật, thực trạng công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn thị xã Mường Lay Vì vậy,

luận văn có những đóng góp cụ thê là đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản về phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn thị

xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên.

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Luận văn góp phần làm rõ vai trò, vị thế của phụ nữ trong công cuộc đôi mới hiện nay Trên cơ sở đó góp phan nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã.

- Các giải pháp mà luận văn nêu ra có thé sử dụng trong công tác phổ biến,

giáo dục pháp luật cho riêng từng nhóm đối tượng phụ nữ trong toàn thị Luận văn

có thé làm tài liệu tham khảo trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho các

cấp trên địa bàn Luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác phố

biến, giáo dục pháp luật đối với các tô chức chính trị - xã hội, các đoàn thé trong hé

thong chính tri xã hội trên dia bàn thị xã Mường Lay 8 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1 Những lý luận chung phô biến, GDPL cho phụ nữ dan tộc thiểu sé.

Chương 2 Thực trạng công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ dan tộc thiểu số tại thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên hiện nay.

Chương 3 Quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác phô

biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại thị xã Mường Lay, tinh Điện Biên hiện nay.

Trang 15

Chương 1

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE PHO BIEN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIẾU SÓ

1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của phố biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số

1.1.1 Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số * Khai niệm pho biến, giáo dục pháp luật

Phổ biến, giáo dục pháp luật là là nội dung quan trọng dé cu thé hoa hoat

động quan lý xã hội của nha nước bằng pháp luật, nó không chỉ mang ý nghĩa pháp

lý mà nó còn có ý nghĩa xã hội, văn hóa và nhân văn dé hoạt động quản lý của nhà nước có hiệu lực và hiệu quả trong đời sống xã hội Qua hoạt động đó sẽ giúp chủ thé và khách thé của hoạt động phô biến, GDPL hiểu và biết được những quy định

của pháp luật dé họ thực hiện đúng vai trò va trách nhiệm của mình khi tham gia vào công tác PBGDPL cũng như các quan hệ pháp luật Từ điển Tiếng Việt của Nhà

xuất Da Nang năm 1997 thì: "Phổ biến là làm cho đông đảo mọi người biết đến một vân đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông qua hình thức nào đó” Từ điển từ và ngữ Hán - Việt thì "Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục

dich, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho con người những pham chat dao

đức và những tri thức cần thiết để người ta có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội" [33, tr 3] Các tài liệu khác nghiên cứu về giáo dục, pháp luật thì quan niệm “Giáo dục pháp luật là một khái niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng cao tri thức pháp luật cho đối tượng và bằng nhiều cách (thuyết phục, nêu gương, ám thị ) hình thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng”; Phổ biến và giáo dục pháp luật nhằm mục đích nâng cao nhận thức của nhân dân; tuy nhiên hoạt động đó cần phải được tiến hành một cách rộng khắp va cần phải được tô chức và tiến hành một cách có hệ thống và chặt chẽ hướng tới những đối tượng và phạm vi nhất định Quan niệm về phổ biến, GDPL được da phần các nhà nghiên cứu và các

tác giả đồng nhất trong các tài liệu khoa học pháp lý như sau:

Trang 16

Phổ biến, GDPL là hoạt động có định hướng của cơ quan, tô chức, có chủ chương và kế hoạch của chủ thé thông qua những hình thức và phương pháp dé tác

động lên khách thể là đối tượng tác động; qua đó hình thành cho khách thé những tri

thức pháp lý, có ý thức và tình cảm, tạo niềm tin để có những hành vi phù hợp với những quy định của pháp luật mà khách thé đó tham gia trong xã hội.

* Khái niệm Phổ biến, Giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số

- Phụ nữ vùng dân tộc thiểu sỐ

“Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thé nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Khoản 2, điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP) Dân tộc thiểu số là cụm từ dùng để chỉ chung cho 53 dân tộc anh em đang cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam có dân số ít hơn so với dân tộc Kinh (đa số) “Vùng dân tộc thiểu số” là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ôn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Khoản 4 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc) Vùng dân tộc thiểu số là vùng mà người DTTS chiếm đa số trong cơ cấu dân số Theo khảo sát, hau hết vùng DTTS đều có kết cấu ha tang chưa hoàn thiện, điều kiện sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn.

Phụ nữ vùng DTTS là khái niệm chỉ cộng đồng phụ nữ đang sinh sống ở

vùng DTTS

- Phổ biến, Giáo dục pháp luật cho phụ nữ dan tộc thiểu số

Phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ là một phan trong phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, tuy nhiên đã được cụ thể hóa về đối tượng được phô biến,

giáo dục Khác với nam giới phụ nữ có những đặc điểm riêng về tâm sinh lý, nhận

thức, trình độ rất khác nhau giữa các vùng, miền nên đòi hỏi có sự giáo dục riêng cho phủ hợp Từ khái niệm về phổ biến, giáo dục pháp luật, chúng ta có thé hiểu

rằng phô biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiêu số là hoạt động có định

hướng, có tô chức, có chủ định của chủ thê giáo dục, tác động lên phụ nữ dân tộc thiêu số nhằm hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành.

Trang 17

1.1.2 Đặc diém của phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số

1.1.2.1 Đặc điểm của pho biến, giáo dục pháp luật cho dong bào dân tộc

thiểu số

Trên thực tế và theo các văn bản của các cơ quan nhà nước có thâm quyền, Việt Nam hiện có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số Tại thị xã Mường Lay có 9 dân tộc, trong đó có 5 dân tộc thiểu số Theo Hiến pháp và nhiều văn bản pháp

lý cũng như tại luật phố biến và giáo dục pháp luật quy định thì có sau đối tượng

đặc thù cần quan tâm tới trong quá trình thực hiện phô biến, giáo dục pháp luật đó là: đồng bào dân tộc thiểu số; vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo, vùng ven biển và hải đảo cần có những cơ chế, chính sách và cách thức phổ biến, giáo dục

đặc thù dé phù hợp đối với từng dân tộc, lứa tuổi, phong tục, tập quán của khách thé

phổ biến, GDPL Do đó, khi tiến hành phô biến, giáo dục pháp luật, ngoài những đặc điểm chung các cơ quan, tổ chức và cán bộ làm công tác phô biến, GDPL cần phải chú trọng tới điều kiện và đặc điểm riêng có của từng đối tượng và địa bàn của

người DTTS, cụ thé như sau:

- Khách thé của phổ biến, giáo dục pháp luật là đồng bào các dân tộc thiểu

số, bao gồm các tầng lớp, lứa tuôi và trình độ dân trí khác nhau, mỗi dân tộc thiểu số lại có những phong tục, tập quán va tín ngưỡng riêng: hiện nay trên thực tế thi

trình độ dân trí của đồng bào dan tộc thiểu số có mặt bằng chưa cao, họ có tâm lý tự

ti và cũng có phần bảo thủ đo truyền thống văn hóa, địa phương của mỗi dân tộc và nơi cu trú, một số dân tộc thiêu số hiện nay cón có chưa có chữ viết riêng, chưa biết chữ và tiếng phô thông đó là những yếu tố cản trở và khó khăn cho quá trình thực

hiện công tác phô biến, giáo dục pháp luật cho đồng bao dé họ có thé dé dàng tiếp

thu những nội dung và kiến thức pháp luật; bên cạnh đó việc ý thức tự giác tìm hiểu về pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số là chưa cao, các quan hệ trong cộng đồng vẫn chịu sự điều chỉnh của các phong tục tập quán; chưa hiểu được pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng của họ Trong đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số, để điều chỉnh các mối quan hệ và sinh hoạt của đồng bào thì song song với hệ thống pháp luật của nhà

Trang 18

nước còn tồn tại những truyền thống, văn hóa và phong tục, tập quán đã được truyền từ đời nay qua đời khác Do đó, để quản lý nhà nước có hiệu lực va hiệu qua

đối với đồng bào dân tộc thiểu số, trong quá trình xây dựng và hoạch định chính

sách đảng và nhà nước cần phải vận dụng linh hoạt hay thừa nhận những phong tục tập quán có tính tích cực, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, vi phạm tới quyền và lợi ích chính đáng của công dân là đồng bào dân tộc thiểu số Chính vì vậy mục đích của

công tác PBGDPL cho đồng bào các DTTS không chỉ góp phần nâng cao hiểu biết

và ý thức tuân thủ pháp luật ở họ, mà còn phải giải thịch cho họ hiểu được những đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước là để phục vụ quyền và lợi ích chính đáng của họ, dé họ hiểu và tự ý thức tuân theo.

- Chủ thể của phố biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số là

người tuyên truyền, chỉ dẫn và giải thích pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiêu số nói riêng và nhân dân nói chung, đó là các cơ quan, tổ chức và các cá nhân có thầm quyền và được nhà nước trao quyền, (các thầy cô giáo, cán bộ chuyên trách, báo cáo và tuyên truyền viên, các hội và tổ chức nghé nghiệp ); bên cạnh đó cũng có những chủ thể khác là các cơ quan tô chức, xã hội và công dân không chuyên cũng có thê tham gia vào quá trình phố biến, giáo dục pháp luật; đó là những cá nhân, tổ chức mà chức năng, nhiệm vụ chính của họ không phải là phố biến, GDPL nhưng thông

qua hoạt động của mình có thê truyền tải nội dung và những quy định của pháp luật

tới khách thể của PBGDPL, thông qua những hoạt động của họ có thê thác động đến tâm tư, tình cảm, thái độ và ý thức tuân thủ pháp luật trong đồng bào dân tộc thiệu số và trong nhân dân.

1.1.2.2 Đặc điểm của phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đặc trưng tâm lý dân tộc là những sắc thái dân tộc độc đáo thé hiện trong

cách suy nghĩ, cách hành động của một cộng đồng dân cư Những nét tâm lý xã hội, những thói quen sống, kinh nghiệm sản xuất, truyền thống văn hóa được hình thành dưới ảnh hưởng những điều kiện sống trải dài theo dòng lịch sử và được thê hiện

trong nếp sống văn hoá và sinh hoạt của các dân tộc Tâm lý người dân vùng đồng

bào dân tộc, đặc biệt là phụ nữ thường hay tự ti, bao thu, gồm cả tư tưởng cục bộ

10

Trang 19

dân tộc, địa phương chủ nghĩa, các cộng đồng, các cụm dân cư, các dòng họ có

phong tục tập quán riêng biệt Bên cạnh đó vẫn còn có những hủ tục nặng nề, lạc

hậu như thách cưới, tang ma, tảo hôn khi phổ biến, GDPL phải chú ý và thận

trọng; có phê phán đối với những hủ tục lạc hậu nhưng phải hết sức khéo léo, tế nhị Do vậy nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm tam lý phụ nữ vùng DTTS là một

nhiệm vụ quan trọng của công tác phố biến, giáo dục pháp luật cho phu nữ vùng

dân tộc thiểu số Hiểu được tâm lý là chìa khóa dé có phương pháp vận động, giáo

dục, thuyết phục phù hợp Phụ nữ vùng DTTS có những đặc trưng tâm lý sau đây:

Về nhận thức: Phụ nữ vùng dân tộc thiểu số thường gặp những khó khăn nhất định về ngôn ngữ phổ thông, phát âm không chuẩn xác, chưa hiểu rõ các khái

niệm khoa học, diễn đạt chưa lưu loát Khả năng nhận thức chậm, ngại suy nghĩ, dễ

thừa nhận những điều người khác nói, ít đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, ý nghĩa, diễn biến hoặc hệ quả của sự việc, hiện tượng Khả năng độc lập tư duy, óc phân tích còn kém, thường suy nghĩ một chiều, thoả mãn với cái gì đã có sẵn, ít tìm tòi, ngại đôi mới Thiếu mềm dẻo trong tư duy, ít có khả năng thay đổi phương pháp suy nghĩ và

hành động cho phù hợp với hoàn cảnh mới, đôi khi tư duy còn máy móc rập khuôn.

Năng lực phân tích tong hợp, khái quát hoá ở phụ nữ dân tộc con han chế, thiếu tính toàn diện Phụ nữ vùng DTTS thường hay nhằm lẫn giữa thuộc tinh bản chất và

thuộc tính không bản chất của sự vật, hiện tượng Khả năng chú ý có chủ định phát

triển không cao, khả năng duy trì chú ý không bền Khả năng tư duy trực quan, hình anh của phụ nữ dân tộc thiểu số tốt hơn tư duy trừu tượng Trong nhiều trường hop, phụ nữ vùng DTTS thường tư duy theo sự vật, hình ảnh cụ thé gần gũi với đời sống,

không biết hay lật lại vấn đề, không biết phát hiện các sai sót của bạn hoặc không

dám đưa ra những thắc mắc, ngại đi sâu vào những vấn đề phức tạp.

Vé đời sống: Phụ nữ vùng DTTS sống ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên tính chất cộng đồng rất mạnh mẽ Sự hiểu biết về xã hội của phụ nữ vùng DTTS còn ít Lối sống tự do, phóng khoáng, không

thích gò bó, có những thói quen chưa tốt như, chậm chạp, thiếu ngăn nắp Thích được vui choi tập thé, thích hoạt động giao lưu xã hội, văn nghệ, thé thao là tiền

II

Trang 20

đề nảy sinh nhu cầu hoạt động Trong giao tiếp phụ nữ vẫn thường xuyên sử dụng tiếng dân tộc Gặp người lạ phụ nữ vùng DTTS thường ngại tiếp xúc, ngại trao đối,

nhưng hay tò mò quan sát Nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn duy trì phong tục tập quán lạc hậu, nhiều vấn đề xã hội đang được đặt ra (tình trạng tảo hôn, hôn

nhân cận huyết, phụ nữ rời địa phương di làm ăn xa, di xuất khẩu lao động trái

phép vẫn còn, tỉ lệ phụ nữ mù chữ, sinh con thứ 3 trở lên cao ).

Về tình cảm: Phụ nữ vùng DTTS có tinh thần đoàn kết, đặc biệt với những

người cùng một dân tộc hoặc với những người cùng là DTTS Họ gắn bó với bản làng, yêu quê hương, gia đình, người thân, bạn bè Có lòng vị tha đối với cộng

đồng, sẵn sàng đem lợi ích, năng lực cá nhân dé phuc vu cong đồng Phụ nữ dễ hình

thành niềm tin đối với cá nhân có uy tín hoặc giữ vai trò thủ lĩnh, đễ làm theo số đông, theo người thủ lĩnh mà chưa suy nghĩ kỹ Cuộc sống chân thực, mộc mạc, yêu ghét rõ ràng song biểu hiện tình cảm rất thầm kín, ít bộc lộ.

Phụ nữ vùng DTTS hiếu khách, tôn trọng người lạ nhưng dễ phản ứng tiêu cực khi bị đối xử không công bằng Giản dị, chất phác, thật thà, trung thực với mọi người và mong muốn có quan hệ chân thành, muốn được tôn trọng trong mọi trường hợp.

Phụ nữ vùng DTTS có tính tự trong cao, nhưng đôi khi bảo thủ, tự ti, mặc cảm.

Định kiến về giới vẫn còn ton tại ở một số địa bàn dan tộc thiểu số Tư tưởng trọng nam khinh nữ đặt người phụ nữ dân tộc thiểu số ở vị trí thứ yếu, chịu thiệt thòi nhiều lĩnh vực, ít có cơ hội tham gia các hoạt động cộng đồng tại địa phương dẫn tới tâm lý tự ti, thói quen sống an phận, chịu đựng không muốn thay đổi nếp nghĩ, nếp sống, tập quán của mình.

Như vậy, cùng với những đặc điểm tâm lý chung của phụ nữ, phụ nữ vùng

DTTS còn có những nét riêng về tâm lý, đòi hỏi cán bộ quản lý, cán bộ Hội LHPN

các cấp, người làm công tác giáo dục pháp luật cho phụ nữ miền núi sẽ phải có các

biện pháp quản lý, giáo dục phù hợp.

1.1.3 Vai trò của pho biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số Xuất phát từ đặc trưng của ý thức pháp luật được cấu thành từ hai bộ

phận chủ yếu là tri thức và sự hiểu biết về pháp luật của con người và thái độ

12

Trang 21

của con người đối với pháp luật trong cuộc sống hàng ngày thì giáo dục pháp

luật có vai trò đó là:

Hình thành tri thức pháp luật và thói quen sống theo pháp luật: Y thức pháp luật được hình thành, củng cố và phát triển phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, truyền thống Do đó, để hình thành tri thức pháp luật và thói quen sống theo pháp luật cho mỗi người dân nói

chung và cho phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng đòi hỏi phải thực hiện

nhiều hình thức, biện pháp để tạo ra các khả năng, điều kiện cho việc hình thành và phát triển ý thức pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiêu sé.

Việc tổ chức, triển khai công tác phổ biến, GDPL cho nhân dân đang sinh sông ở vùng DTTS nói chung, chị em phụ nữ nói riêng sẽ góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, thực hiện “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” Nhận thức pháp luật được nâng cao giúp chị em biết bảo vệ lẽ phải, bảo vệ cái đúng, đấu

tranh với cái sal, cái lạc hậu, phản khoa học; không nghe theo luận điệu tuyên

truyền của các thế lực thù địch.

1.2 Mục đích, nội dung, hình thức của phố biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số

1.2.1 Mục đích, yêu cầu của công tác phổ biễn, giáo dục pháp luật 1.2.1.1 Mục đích của việc phổ biến, giáo dục pháp luật

- Nâng cao hiểu biết pháp luật cho doi tượng

Pháp luật là công cụ quan trọng nhất trong đời sống quản lý xã hội của mỗi quốc gia Muốn quản lý xã hội bằng pháp luật thì đòi hỏi khi xây dựng và ban hành

những văn bản luật đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thấm quyền và các tô chức xã

hội có liên quan cần phải tổ chức phô biến, GDPL cho nhân dân hiểu được ý nghĩa và vai trò của của những quy định pháp luật đó, để họ biết, hiểu và hình thành ý thức ủng hộ và tuân thủ pháp luật trong đời sống Bản chất của pháp luật là thể hiện

ý chí, nguyện vọng của nhân dân, nhằm quản lý xã hội và phục vụ nhân dân, tuy

nhiên dù mục đích tốt đẹp của bất kỳ pháp luật của quốc gia nào thì khi tiến hành

xây dựng và ban hành phải xuất phát từ mục đích và quyền lợi của nhân dan, phải

13

Trang 22

phổ bién,GDPL rong trong nhan dan dé dân biết, dân làm va thực hiện Khi xây

dựng một văn bản pháp luật mới nào đó, theo quy định của pháp luật

các cơ quan ban hành văn bản cần phải thông tin và lấy ý kiến của các cơ quan tổ chức có liên quan và những đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của pháp luật; được

những chủ thể chịu sự tác động trực tiếp quan tâm, tìm hiểu do nhu cầu công việc và học tập, hay nghiên cứu, hoặc sản xuất kinh doanh; nhưng sỐ lượng tác động trực tiếp này không nhiều và trình độ dân trí, hiểu biết và tự ý thức tìm hiểu pháp luật

chưa cao và không đồng đều giữa các tầng lớp dân cư và đặc biệt đối với đồng bao

DTTS Do đó các cơ quan nhà nước có trách nhiệm và thâm quyền, các tổ chức xã hội và toàn bộ hệ thống chính trị cần phải tích cực tham gia và quá trình phổ biến, GDPL, thông qua hoạt động này những yêu cầu, nội dung và những quy định của pháp luật mới đến được với nhân dân và đặc biệt đối với đồng bào DTTS, vùng sâu,

vùng xa đó là cách thức và phương pháp hữu hiệu nhất để nâng cao hiểu biết về pháp luật cho nhân dân và là điều kiện, tiền đề của xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là quản lý xã hội trên cơ sở những quy định của pháp

luật và bằng pháp luật.

- Hình thành lòng tin vào pháp luật cho đối tượng Không có một pháp luật của quốc gia nào khi ban hành ra đã đảm bảo hiệu lực pháp lý và quản lý tuyệt đối; pháp luật chỉ có thể được thực hiện khi nhân dân hiểu, tin tưởng và phù hợp với quyên và lợi ich hợp pháp của công dân, bảo vệ và đảm bảo cho họ những quyền đó, thì khi đó nhân dân mới tin tưởng và tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật, khi đó không cần đến sự cưỡng chế của nhà nước thì đối tượng chịu sự điều chỉnh của

pháp luật sẽ tự giác và có ý thức thực hiện Tạo lập niềm tin vào pháp luật và cho mỗi người và cả cộng đồng đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố Trong đó phổ biến,

GDPL là yếu tô quan trọng và đầu tiên của quá trình thực hiện áp dụng pháp luật, qua đó sẽ biết được sự đồng tình ủng hộ hay phản ứng của nhân dân đối với những nội dung và van đề pháp luật đó muốn hướng tới và điều chỉnh Pháp luật cũng là những quy định và cũng như bất kỳ hiện tượng xảy ra trong xã hội thực tại nó cũng có tính hai mặt của nó, pháp luật không thé phản ánh và thỏa mãn cũng như đáp ứng

14

Trang 23

hết mọi yêu cầu và mong muốn của các tầng lớp nhân dân Do đó trong quá trình áp

dụng, điều chỉnh và thực hiện quản lý pháp luật vào trong đời sống xã hội nếu được

đông đảo và phù hợp với những nguyện vọng chính đáng của nhân dân thì đó chính

là thước đo sự phù hợp của pháp luật đó với đời sống xã hội; tuy nhiên bên cạnh đó

sẽ có những bộ phận, hay một số ít những người sẽ chưa thực sự đồng tình hay phản đối nó, do đó mới cần đến hoạt động PBGDPL để tất cả các đối tượng điều chỉnh của pháp luật và nhân dân hiéu đúng va tự nguyện thực hiện, qua đó mới hình thành ý thức và niềm tin của xã hội và nhân dân đối với pháp luật của nhà nước.

- Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của đối tượng Trong khoa học pháp lý thì ý thức pháp luật chính là bộ phận không thể thiếu của đời sống pháp

luật Bởi tất cả những hoạt động của con người đều là những hoạt động có ý thức,

được rèn luyện và nâng cao trong quá trình học tập và tìm hiểu và tâm lý của con người Do đó, văn bản pháp luật luôn luôn thé hiện trong tâm lý pháp luật và chính là tư tưởng, quan niệm của nhà nước và chế độ xã hội đó hình thành nên; sự tồn tài của pháp luật trong hoạt động quản lý xã hội của nhà nước luôn gắn chặt với tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật của xã hội đó Ý thức pháp luật của người dân được hình thành từ hai yếu tố đó tâm lý pháp luật và hệ tư tưởng pháp luật Tâm lý pháp luật là các cảm xúc, tâm trạng, xúc cảm, thái độ, tình cảm đối với pháp luật và

các hiện tượng pháp lý khác Tâm lý pháp luật được hình thành một cách tự phát,

thiếu tính hệ thống, ví dụ: tình cảm đối với vấn đề công bằng, nỗi sợ hãi trước hình phạt, sự đồng tình hay phản đối với bản án mà Tòa án đã tuyên cho bị cáo Thái độ quan tâm, phẫn nộ hay trung lập lãnh đạm, thờ ơ đối với các hành vi vi phạm pháp

luật đều là những biểu hiện đa dạng, nhạy cảm về tâm lý pháp luật của các cá

nhân Tâm lý pháp luật chịu sự tác động mạnh mẽ, thường xuyên từ các yếu tố

khách quan và chủ quan như môi trường tự nhiên, xã hội, văn hóa, tôn giáo, tâm lý,

tình trạng sức khỏe học vấn, tài chính, các mối quan hệ gia đình, xã hội Hệ tư tưởng pháp luật là tổng thể các tư tưởng, học thuyết, trường phái lý luận, quan điểm khoa học về pháp luật Đó là sự phản ánh, luận giải trong tư tưởng pháp luật bao

quát hau hét các lĩnh vực cơ bản của đời sông nhà nước và pháp luật như: vai trò, vi

15

Trang 24

trí, chức năng pháp luật, cách thức xây dựng, kỹ thuật xây dựng pháp luật và áp

dụng pháp luật; quan điểm về các loại nguồn pháp luật; các quyền và nghĩa vụ pháp

lý Giữa tâm lý pháp luật và tư tưởng pháp luật có mối quan hệ biện chứng, phụ

thuộc, tác động lẫn nhau So với tư tưởng pháp luật, tâm lý pháp luật là bộ phận bền vững hơn, bảo thủ hơn Đồng thời tâm lý pháp luật dưới sự tác động của đời sống xã hội cũng dao động, trong nhiều trường hợp lại thay đôi dễ dàng, nhanh chóng,

chỉ có điều thay đổi theo hướng nào, tích cực hay tiêu cực Tuyên truyền, phổ biến

và giáo dục văn bản pháp luật là hoạt động phổ biến và tuyên truyền những văn ban pháp luật có hiệu lực pháp lý đã và đang được áp dụng trong thực tế, mà còn phổ biến những văn bản pháp luật đã hết hiệu lực, hoặc không pha hợp với thực tiễn đã

được sửa đổi giúp nhân dân sớm tiếp cận và hiểu được những quy định của pháp

luật ấy, đồng thời lên án những hành vị sai trái với những quy định của pháp luật, khuyến khích động viên nhân dân sống và tuân thủ pháp luật của nhà nước và đặc biệt với đồng bào DTTS hiện nay; trong thực tế đời sống xã hội đồng bao vẫn còn

có những phong tục, tập quán trái hoặc chưa phù hợp với những quy định của pháp

luật thì trong quá trình phổ biến, GDPL chúng ta phải giúp nhân dân hiểu và thực

hiện đúng những quy định của pháp luật và loại bỏ những phong tục, tập quán

không còn phù hợp trên thực tế hiện này, từ đó nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân.

1.2.1.2 Yêu câu đối với việc phổ biến, giáo dục pháp luật - Yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

+ Đề cao tính Đảng trong phổ biến, GDPL: Trong cơ chế Đảng lãnh đạo nha

nước quản lý và nhân dân làm chủ thì pháp luật luật luôn phải là sự cụ thể hóa

đường lối, chủ trương, chính sách của đảng; pháp luật và đường lối chính sách của

đáng luôn có mối quan hệ mật thiết và biện chứng của nhau Pháp luật bao giờ cũng là sự thê chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, đường lối, chính sách của Đảng là

"linh hồn" của pháp luật Vì vậy, phố biến, GDPL là hoạt động phô biến, giáo dục

đường lối, chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước Thực hiện không đúng

pháp luật hay vi phạm pháp luật đều làm tốn hại tới Nhà nước và xã hội, ton hại tới

16

Trang 25

vai trò lãnh đạo của Đảng Pháp luật được thực hiện nghiêm minh, chính xác và đầy đủ thì đó cũng chính là thực hiện đầy đủ đường lối, chủ trương, chính sách của đảng

vào trong đời sống quan lý của nhà nước mà pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất

truyền đạt tính đảng trong mình Phổ biến, GDPL có thé là phổ biến các văn bản QPPL, có thể tuyên truyền về việc thực hiện va áp dụng pháp luật, phố biến từ cái chung đến cái cụ thể đều phải đề cao tính Đảng Những quy luật khách quan của sự vận động và phát triển của xã hội luôn được đảng vận dụng và bán sát nó để cụ thể hóa vào chủ trương, chính sách của mình, do đó pháp luật của nhà nước không thể phiến diện, chủ quan và xa rời đời sống khách quan của hoạt động quản lý Có như vậy thì khi đó chúng ta mới thực hiện đúng quan điểm đảng lãnh đạo, nhà

nước quản lý và nhân dân làm chủ Pháp luật là sự cụ thể hóa đường lối đó, nhưng

không phải là cụ thé hóa tat cả, chi tiết hóa đầy đủ thành các quy định để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội Mặt khác, các quan hệ xã hội luôn luôn biến đổi, vận động, do đó việc thực hiện va áp dụng pháp luật và việc phô biến, GDPL phải lay đường lối, chính sách của Dang làm hoạt động và mục đích của hoạt động phô biến, GDPL cần hướng tới.

+ Phé biến, GDPL cần tuân thủ tính khoa học, chính xác với nội dung và quy định của pháp luật Phé biến, GDPL có đặc thù riêng không giống với việc phổ biến

về văn hóa văn nghệ, Khi phổ biến về văn hóa văn nghệ người ta có thể nhân cách

hóa, hư cấu thành những hình tượng nghệ thuật dé phuc vu cho muc dich cua ho phổ biến, GDPL khác với các loại hình phổ biến, GDPL khác ở chỗ nội dung được phô biến, giáo dục là pháp luật, là những quy tắc xử sự chung được Nhà nước ban hành

theo một trình tự thủ tục đo luật định, có cấu trúc chặt chẽ từ câu chữ tới nội dung và yêu cầu của các quy định đó Do đó, công tác phô biến, GDPL phải tuân thủ những

nguyên tắc khoa học, phù hợp với đối tượng và thực tiễn, truyền đạt chính xác những

nội dung của pháp luật quy định và đúng quy đỉnh trong phổ biến, GDPL.

- Phổ biến, GDPL cần đảm bao tính kịp thời, dé nhớ, dé hiểu; phù hợp với

từng đối tượng được phô biến, phải trả lời được các câu hỏi như họ cần gì? Họ

muốn gi và làm như thé nào dé họ hiểu những gi mình cần phổ biến, cần có cách

17

Trang 26

thức phổ biến, GDPL phù hợp với trình độ văn hóa, nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi, dân tộc cho từng đối tượng phô biến Phổ biến, GDPL cần chọn được hình thức phù hợp: Hình thức phổ biến, GDPL còn phải phù hợp với từng địa bàn, điều kiện kinh tế xã hội nhất định, do đó khi phổ biến, GDPL cũng phải xuất phát từ địa bàn, điều kiện kinh tế của nơi tiến hành phổ biến, GDPL Bên cạnh đó hoạt động này cần phải được tiễn hành một cách thường xuyên và liên tục, theo chương trình và kế hoạch cụ thể; tạo được tâm lý tìm hiểu và thực hiện pháp luật trở thành thói quen trong nhận thức và hành động của đời sông nhân dân, tránh hình thức phô trương, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát cũng như khen thưởng kịp thời đối với những cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt công tác này Phải coi công tác PBGDPL là nhiệm

vụ chính trị và pháp lý của từng cấp ủy và chính quyền các cấp ở mỗi địa phương,

dé phát huy sức mạnh tong thé của cả hệ thống chính trị và nhân dân tham gia vào hoạt động phổ biến, GDPL Tóm lại, trong rất nhiều hình thức như vậy, khi tiễn hành phổ biến, GDPL cần chọn một hình thức phù hợp cho đối tượng được phổ biến hoặc kết hợp đan xen các loại hình thức.

- Yêu cầu về năng lực và trình độ đối cán bộ, công chức, viên chức làm công

tác và tham gia vào quá trình phố biến, GDPL:

+ Người làm công tác phô biến, GDPL cần có nền kiến thức xã hội cơ bản và

đặc biệt là kiến thức nhất định về nhà nước và pháp luật trong lĩnh vực mình tham gia phụ trách:

+ Người tham gia và thực hiện công tác phổ biến, GDPL cần có đức tính

kiên trì, tận tụy với công việc; bời hoạt động này là hoạt động mang tính chất xã hội

rộng rãi, khách thé của hoạt động phô biến là các tang lớp nhân dân; moi lứa tuôi,

dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau do đó chủ thé của hoạt động phô biến,

GDPL phải là người tận tình, tâm huyết và đam mê với công việc; không quản ngại

khó khăn và đặc biệt phải có sự hy sinh cống hiến vì công đồng: trách nhiệm với

công việc; có phương pháp và cách thức linh hoạt và sáng tạo cho phù hợp với nội

dung, từng hình thức và của nội dung của pháp luật cần truyền tải.

+ Người làm công tác phổ biến, GDPL cần có khả năng nói và khả năng viết:

18

Trang 27

Đây là khả năng cơ bản dé có thé truyền đạt những thông tin về pháp luật một cách

linh hoạt và rõ ràng đến khách thể - đối tượng tiếp nhận thông tin về nhà nước và

pháp luật trong hoạt động quản lý, dé nhớ, dé hiểu và dé áp dụng trong hoạt động

tuân thủ pháp luật.

+ Người làm công tác phổ biến, GDPL cần có khả năng truyền cảm trong

giao tiếp, thân thiện trong công việc vì đây là hoạt động tuyên truyền và vận động quan chúng, không đơn giản đơn thuần chỉ là người đi tuyên truyền giáo, giáo duc thông tin; phải nói sao cho họ nghe, họi hiểu, họ muốn nghe và ham muốn hưởng ứng và tuân thủ đối với những nội dung được phổ biến, GDPL Muốn thực hiện tốt công tác này họ phải tự đặt ra những câu hỏi khách thể của họ là ai? Khách thê cần gi và khi nào? Nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính của khách thé ra sao và cần phải có cách phổ biến, GDPL như thế nào cho đạt hiệu quả cao nhất Công tác phổ biến, GDPL là công tác hai chiều; nghe và nhận, không chỉ đơn thuần là truyền tải thông tin pháp luật mà còn phải biết nắm bắt đầy đủ và biết tông hợp chính xác những thông tin phản hồi; dé không những phản ánh với những co quan nha nước có thâm

quyền về chính sách pháp luật đó có được đồng tình, ủng hộ hay phản đối; đồng

tình vì sao? Chưa đồng tình ủng hộ là do những điều kiện gi? Do công tác phổ biến, GDPL hay do nội dung pháp luật chưa phù hợp với đời sống và sự phát triển thực

tế Chính vì lẽ đó cần đòi hỏi người làm công tác này cần phải có óc quan sát, sự

hòa đồng và giao tiếp khéo léo thì mới đảm bảo công tác này có hiệu quả có trong hoạt động phô biến, GDPL trong đời sống quản lý của nhà nước.

+ Người làm công tác phổ biến, GDPL cần có khả năng có kiến thức và tích

lũy những kinh nghiệm thực tiễn và phương pháp, phương tiện phổ biến, GDPL Vì

đây là hoạt động thường xuyên, liên tục và lâu dài, muốn hoạt động tốt trong lĩnh

vực này chủ thé phổ biến, GDPL phải là người có tri thức và kinh nghiệm; không chỉ đơn thuần về kiến thức về pháp luật mà còn cần phải có kiến thức sâu rộng như

văn hóa, xã hội; cần có tư liệu và hoạt động truyền truyền sinh động, phù hợp với

từng khách thê của hoạt động phô biến, GDPL.

+ Người làm công tác phổ biến, GDPL cần có khả năng và hiểu về tâm lý

19

Trang 28

học và công tác phố biến, giáo dục: tức là chủ thé phổ biến, GDPL phải hiểu được tâm ly của khách thé (đối tượng) mình hướng tới; hiểu được sự vận động có tinh

chất quy luật của tâm lý sẽ giúp khách thé có thé nắm bắt và dự đoán những gì có

thể diễn biến tiếp theo trong quá trình phổ biến, GDPL; sự phản ứng và lắng nghe của họ đối với những nội dung pháp luật mình sẽ và đã phổ biến, GPL đối với họ; dư luận về vấn đề sẽ ra saom có khả năng đinh hướng và điều chỉnh có lợi cho công

tác phổ biến, GDPL tất cả những yêu cầu đó nhằm thực hiện có hiệu lực và hiệu

quả dé nhân dân tình nguyện tìm hiểu và tuân thủ pháp luật.

+ Người làm công tác phổ biến, GDPL cần có kha năng hiểu nắm bắt và

quan sát địa bàn; hiểu biết về phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng của mỗi khách thể để mình cần PBGDPL với họ; có những nội dung, chính sách, pháp luật sẽ được bà con, nhân dân ủng hộ rất nhanh vì phù hợp với đời sống thực tiến của họ; cũng có

những nội dung chưa thực sự phù hợp và đặc biệt là những phong tục tập quán lạc

hậu của họ; muốn họ từ bỏ người làm công tác phô biến, GDPL cần phải linh hoạt và vận động phù hợp, linh hoạt ví dụ đối với đồng bào DTTS thì việc phổ biến, GDPL qua già làng, trưởng bản, người có uy tín trong xã hội có đạt hiệu quả rất

cao Tuy nhiên, trong hoạt động thực tiễn những nội dung, phong tục, tập quán,

truyền thống, văn hóa tốt đẹp đều được pháp luật và nhà nước bảo vệ và gìn giữ;

nhưng phong tục lạc hậu cần được pháp luật quy định và vận động nhân dân loại bỏ

dé hội nhập, hòa nhập với sự phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế; trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng đời sông văn hóa mới đáp ứng nôi dung, yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế - xã hội hiện này.

1.2.1.3 Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số Phụ nữ thuộc nhóm có nguy cơ cao, dễ bị xâm hại về các quyền và lợi ích

hợp pháp Đối với phụ nữ vùng DTTS, xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, chủ quan; từ những đặc trưng tâm lý như vừa phân tích ở trên, luôn tiềm tàng

nguy cơ bị xâm hại hoặc vì thiếu hiểu biết dẫn tới không phát huy được hết quyền

bình đăng giới cũng như các quy định của pháp luật liên quan tới phụ nữ nói chung,

phụ nữ vùng DTTS nói riêng Vi vậy, mục tiêu cần đạt tới là: Nâng cao nhận thức,

20

Trang 29

hiểu biết pháp luật đối với phụ nữ vùng DTTS nói chung, phụ nữ thị xã nói riêng Trên cơ sở kiến thức pháp luật được trang bị, phụ nữ vùng DTTS có chuyền biến về

hành vi, từng bước tạo lập thói quen thực hiện pháp luật Muốn đạt tới mục tiêu này,

cần tăng cường nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân sống ở vùng kinh tế xã

hội có điều kiện đặc biệt khó khăn, trong đó chú trọng tuyên truyền pháp luật cho

phụ nữ Nội dung tuyên truyền cần chú trọng phổ biến các văn bản quy phạm pháp

luật có liên quan mật thiết tới quyền và nghĩa vụ của phụ nữ, liên quan trực tiếp tới đời sống và việc làm như Luật Bình dang giới, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân

gia đình qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số Hình thành trong phụ nữ vùng

dân tộc thiêu số lòng tin vào pháp luật Bản chất của pháp luật là quyền lực, ý chí

của Nhà nước được xây dựng, hình thành trên cơ sở lợi ích của số đông và do đó

luôn hàm chứa trong nó mâu thuẫn lợi ích của một bộ phận không nhỏ với lợi ích

của số đông Mặt khác, pháp luật luôn luôn không thê và không bao giờ đáp ứng thỏa mãn nguyện vọng, mong muốn của tất cả các tầng lớp nhân dân trong xã hội Từ đó cho thấy sự cần thiết của giáo dục pháp luật giúp người dân hiểu rõ, hiểu đúng quy định của pháp luật dé từ đó có sự đồng tinh, ủng hộ các quy định của pháp luật Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân và phụ nữ vùng dân tộc thiểu

số Ý thức pháp luật của người dân được hình thành từ hai yếu tố đó là tri thức pháp

luật và tình cảm pháp luật Y thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân đặc biệt là phụ nữ vùng dân tộc thiểu số chỉ có thé được nâng cao khi công tác giáo duc pháp luật được tiễn hành thường xuyên, kịp thời và có tính thuyết phục.

Phổ biến, Giáo dục pháp luật nhằm hình thành, củng có tinh cảm tốt dep của con người với pháp luật, đồng thời ngày càng nâng cao sự hiểu biết của con người đối với các văn bản pháp luật và các hiện tượng trong đời sống xã hội, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân nói chung, phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng.

Việc xác định đúng đắn các mục đích xã hội cần phải đạt được trong quá

trình giáo dục pháp luật, có vai trò quan trọng trong lý luận và thực tiễn giáo dục

21

Trang 30

pháp luật Bởi vì, các phạm trù, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục pháp

luật phần lớn phụ thuộc vào việc xác định những mục đích xã hội nào được đặt ra

trước quá trình giáo dục.

Mục đích của giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số cũng thế, đòi

hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu cụ thé của xã hội đối với từng giai đoạn, trong các điều kiện lịch sử cụ thé Theo quan điểm chung của nhiều nhà khoa học, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số bao gồm các mục đích cơ bản sau đây:

- Mục đích thứ nhất: Hình thành, làm sâu sắc từng bước mở rộng hệ thống tri

1.2.2 Nội dung của Phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số

1.2.2.1 Nội dung của Phổ biển, giáo dục pháp luật

Việc xác định nội dung của phổ biến, GDPL là vấn đề đặc biệt quan trọng Bởi lẽ nội dung phố biến, GDPL quyết định hiệu quả của công tác phố biến, GDPL.

Hay nói cách khác, trên cơ sở mục đích và đối tượng mà xác định nội dung phổ biến, GDPL một cách thiết thực và hiệu quả Theo quy định của Luật phô biến,

GDPL thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần trú trọng vào những van dé sau: - Hién pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và nhiều văn bản pháp luật khác cụ thê hóa và chỉ tiết hóa quy định trong luật dân sự, hành chính, kinh tế, luật hồn nhân và gia đình, đất đai, lao động, giáo dục , những văn bản mới được xây dung va ban hành dé nhân dân hiểu, biết để tuân thủ và thực

hiện trong quá trình tham gia vào quản lý và phát triển đời sống kinh tế - chính trị của đất nước;

- Những văn bản mà nước cộng hòa chủ nghĩa việt nam là thành viên và đã

tham gia ký kết và được quốc hội phê chuẩn với các quốc gia và tô chức quốc tế;

- Nhà nước luôn đề cao trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích cơ bản, hợp pháp của công dân, quyên con người;

22

Trang 31

- Cần phô biến, giáo dục pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân năm rõ được

chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy nha nước; cũng như các cơ quan

trong bộ máy và hệ thống quản lý nhà nước; các chức năng nhiệp vụ và quyền hạn

của các cấp chính quyền; về trình tự, thủ tục và những điều kiện đảm bảo để thực

hiện những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp quyền tiếp cận và cung cấp thông tin nói chung, đối với đồng bào DTTS nói riêng, những đường lối, chính sách pháp luật khác của địa phương quy định.

1.2.2.2 Nội dung pho biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đề phổ biến, GDPL cho PN dân tộc thiểu số thì phải có những nội dung pho biến, GDPL cụ thé: Việc PBGDPL cho người dân ở vùng DTTS, miền núi,

vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biến, hải dao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân căn cứ vào đặc điểm của từng đối tượng mà tập

trung vào các quy định pháp luật về dân tộc, tôn giáo, trách nhiệm tham gia bảo vệ, giữ gìn an ninh, quốc phòng, biên giới, chủ quyền quốc gia, biển, đảo, tài nguyên, khoáng sản và các lĩnh vực pháp luật khác gắn liền với đời sống, sản xuất

của người dân [49, Điều 17, Khoản 1].

Nội dung Phổ biến, GDPL cho PN DTTS là những văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và những văn bản pháp quy do các cấp chính quyền

địa phương ban hành mà các chủ thé Phổ biến, GDPL cần truyền đạt, trang bị cho

PN vùng DTTS phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, giúp họ có được những kiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật; trên cơ sở đó, hình thành và phát triển ý thức pháp luật, củng cố niềm tin đối với pháp luật và hình thành lối sống theo pháp luật

cho PN vùng DTTS.

Nội dung phổ biến, GDPL cho PN DTTS gồm hệ thống các văn bản QPPL của Nhà nước và các văn bản pháp quy của các cấp chính quyền địa phương, cụ thé

theo từng nhóm nội dung như sau:

Những nội dung chủ yếu của giáo dục pháp luật cho phụ nữ ở nước ta giai

đoạn hiện nay, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, được xác định theo những mức độ,

từng cấp độ khác nhau tùy theo từng nhóm đối tượng Căn cứ vào nhu cầu và vị trí

23

Trang 32

xã hội của người phụ nữ, người ta phân định nội dung giáo dục pháp luật thành ba

mức, cấp độ khác nhau sau đây:

Một là, mức độ tối thiểu về Phổ biến, giáo dục pháp luật phé cập cho moi công dân trong đó có phụ nữ;

Hai là, mức độ Phổ biến, giáo dục pháp luật theo nhu cầu ngành nghề của

những phụ nữ hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật, văn hóa xã hội;

Ba là, mức độ Phổ biến, giáo dục chuyên luật, đây là mức độ cao nhất của nội dung giáo dục pháp luật, nhằm mục đích đào tạo cho phụ nữ là các luật gia, cán bộ làm công tác pháp luật trong bộ máy nhà nước và các tổ chức mang tính nghề

nghiệp về pháp luật.

Các văn bản pháp luật về hôn nhân, gia đình, gồm: Luật Đất đai, Luật Hôn

nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật hộ tịch, hộ khẩu, Luật nuôi con nuôi, Pháp lệnh về Dân số, kế hoạch hóa gia đình ; Các văn bản pháp luật về Bình đăng giới: Luật Bình đăng giới, các nghị định, Nghị quyết, Kết luận, Thông báo, Chỉ thị ; Các văn bản pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: Luật

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Chỉ thị số 1408 ngày 01/9/2009 của Thủ

tướng Chính phủ, các Thông tu hướng dan ; Các văn bản pháp luật về phòng

chống, tội phạm tệ nạn xã hội: Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự, Luật khiếu nại tố

cáo, Luật giao thông đường bộ, pháp luật về phòng chống ma túy, phòng chống mua

bán người, phòng chống mại dâm ; Các văn bản pháp luật về dân tộc, tôn giao: Pháp luật về chính sách dân tộc, tôn giáo ; Một số văn bản pháp luật về các vấn đề khác: Luật giáo dục, pháp luật về môi trường, Luật đất đai, pháp luật về Dân chủ ở

cơ sở, Luật bảo vệ rừng, kết quả triển khai phố biến, GDPL, kết quả thực hiện pháp

luật, những gương sáng điển hình, tam gương “người tốt, việc tốt” trong thực hiện

pháp luật, tình hình tội phạm trên địa bàn, các âm mưu, thủ đoạn, phương thức

phạm tội mới xuất hiện, kết quả hoạt động xét xử, bảo vệ pháp luật của các cơ quan

chức năng tại địa phương

Việc phổ biến, giáo dục những nội dung thông tin pháp luật cho PN có ý nghĩa rất quan trọng: mot mặt, trang bị cho PN có kiến thức về gia đình, chăm sóc

24

Trang 33

con cái, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, động viên, khuyến khích, cổ vũ PN

vùng DTTS học tập, làm theo những tắm gương sáng trong thực hiện pháp luật,

nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng; mat khác, phần da PN chỉ

được tiếp cận trên các phương tiện thông tin đại chúng, họ còn yếu trong nhận thức và chưa có kỹ năng nhận biết các âm mưu, thủ đoạn của các thể lực thù địch Do đó chính quyền địa phương cần quan tâm giáo dục cho PN vùng DTTS nâng cao cảnh

giác trước các âm mưu, thủ đoạn phạm tội, khuyến khích, động viên PN tích cực

tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm.

1.2.3 Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số Có nhiều quan niệm khác nhau về hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật.

Xuất phát từ giáo dục học, khái niệm hình thức phổ biến, giáo dục được hiểu là: Các

hình thức tổ chức hoạt động phối hợp giữa người giáo dục và người được giáo duc nhằm chiếm lĩnh nội dung giáo dục và đạt mục đích giáo dục Trên cơ sở của khái niệm này, hình thức giáo dục pháp luật được coi là các dạng cụ thể, có tổ chức phối hợp giữa chủ thé giáo dục pháp luật và đối tượng giáo dục pháp luật dé thé hiện nội

dung giáo dục pháp luật và đạt mục đích phố biến, giáo dục pháp luật Qua thực tiễn

cũng như qua nghiên cứu lý luận về nguyên tắc, nội dung, chủ thể, đối tượng giáo

dục pháp luật, hình thức phô biến, giáo dục pháp luật được chia làm hai loại:

- Các hình thức phô biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ mang tính phổ biến,

truyền thống của giáo dục chính trị tư tưởng và hình thức giáo dục pháp luật đặc thù Mục tiêu và nội dung của phố biến, GDPL cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số không thể tự thân đi vào nhận thức, tình cảm của mỗi phụ nữ được GDPL, mà phải

qua những kênh chuyền tải thông tin, là các dạng hoạt động cụ thé dé tô chức quá

trình phổ biến, GDPL, thé hiện nội dung phổ biến, GDPL Các dạng hoạt động cu thé đó phải phù hợp với khả năng tiếp cận của phụ nữ vùng DTTS Do đó, hiệu quả của phổ biến, GDPL không chỉ phụ thuộc vào việc xác định đúng mục đích và nội dung phổ biến, GDPL mà còn phụ thuộc vào việc xác định đúng hình thức, con

đường phổ biến, GDPL Các con đường phổ biến, giáo dục pháp luật cho PN vùng

DTTS được thực hiện phô biến theo những con đường sau:

25

Trang 34

PBGDPL trực tiếp thông qua tuyên truyền miệng: Đây là hình thức được sử

dụng thường xuyên thông qua việc học pháp luật, hội nghị, hội thảo, toạ đàm, các lớp tập huấn và một số hoạt động khác Trong nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm,

lớp tập huấn đã tăng cường thảo luận, trao đổi, đối thoại dé nắm bắt vướng mắc, nhu cầu của người nghe và giải đáp đúng những vấn đề mà họ cần Bên cạnh đó, nhiều địa phương chú trọng nội dung tập huấn, thảo luận theo chuyên đề, lồng ghép phổ biến kiến thức pháp luật trong các buổi họp thôn, họp giao ban Đặc trưng chính phổ biến, GDPL trực tiếp là dùng lời lẽ trực tiếp truyền đạt nội dung

pháp luật cho người nghe.

PBGDPL thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: qua các kênh của

Đài phát thanh và truyền hình Trung ương và địa phương Các chuyên trang, chuyên mục trên các loại hình báo chí (hỏi đáp, tình huống, tiểu phẩm, phóng sự, giới thiệu văn bản, nghiên cứu trao déi ); xây dựng các chuyên mục mang tính đặc thù: phat thanh - truyền hình băng tiếng dân tộc; phát thanh song ngữ tiếng Kinh-Tày, Dao, Mông, Giáy, chuyên mục tiếng dân tộc Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động thông qua đội phát thanh, đội chiếu phim lưu động, báo miễn phí cho các chỉ hội phụ nữ vùng đặc biệt khó khăn; Hệ thống đài truyền thanh các huyện, xã Đặc trưng chính phổ biến, GDPL thông qua các phương tiện thông tin đại chúng là sử

dụng báo nói, báo viết, báo hình dé truyền bá nội dung cần phổ biến.

Tài liệu pho biến giáo dục pháp luật: sách hỏi đáp, sách chuyên đề, sô tay

pháp luật, sách nghiệp vụ, tờ gấp, đề cương giới thiệu luật, pa-nô, áp-phích, tranh cổ

động, khẩu hiệu, tờ tin ảnh, băng rôn về chủ đề pháp luật Nội dung của các tài liệu

tập trung vào các vấn đề pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp

của người dân, của phụ nữ vùng DTTS Thông qua tìm hiểu nội dung các tài liệu tuyên truyền, người dân được cung cấp các kiến thức cơ bản về pháp luật được tuyên truyền giáo dục, từ đó có nhận thức và có hành vi đúng trong thực hiện pháp luật Hiệu quả của công tác phô biến, giáo dục pháp luật chịu sự tác động nhất định

của chất lượng các tai liệu pháp luật, vì vậy, việc biên soạn, phát hành các tài liệu này cũng được chú trọng cả hình thức và nội dung.

26

Trang 35

PBGDPL thông qua tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật: Thi tìm hiểu

pháp luật là hình thức thi do cơ quan nhà nước, các tổ chức, các doanh nghiệp tổ

chức nhằm động viên, khuyến khích đối tượng được giáo dục pháp luật nâng cao hiểu biết pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đối tượng và nâng cao dân trí pháp lý Việc tổ chức thi tìm hiểu pháp luật cho phụ nữ vùng DTTS là một trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo môi trường,

sân chơi là cầu nối chuyền tải những nội dung pháp luật vào cuộc sống của người

dân vùng DTTS, là hình thức sinh hoạt văn hoá pháp lý có sức hấp dẫn và hiệu quả Day là một trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hap dẫn, có hiệu qua cao và được sử dụng nhiều Những nội dung pháp luật được chuyển tải đến PN

vùng DTTS thông qua các cuộc thi một cách đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dé nhớ

hơn, sinh động hơn, tránh được sự cứng nhắc, khô cứng Bên cạnh đó, kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền pháp luật của người tổ chức cũng được trau dồi, got dũa Kết quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hình thức thi tim hiểu pháp luật tác động trực tiếp đến ý thức pháp luật của người dự thi, qua đó là nơi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức pháp luật và kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật của cả người tô chức cuộc thi và người theo dõi, tìm hiểu cuộc thi.

Đối với PN vùng DTTS, thi tìm hiểu kiến thức về pháp luật có thé được tô

chức bang các hình thức như: Thi viết bài, giao lưu sinh hoạt văn hoá, văn nghệ có

lồng ghép nội dung pháp luật, sân khấu hoá, hái hoa dân chu, Đặc trưng chính của con đường này là vận động, khuyến khích đối tượng tìm hiểu pháp luật thông qua thi thố tài năng.

PBGDPL thông qua xây dựng, quan ly và khai thác tủ sách pháp luật: TỦ

sách pháp luật, ngăn sách pháp luật, túi sách pháp luật được xây dựng ở xã, phường,

thị tran, được đặt ở điểm bưu điện văn hoá xã, thôn, làng, ở nhà văn hoá, tủ sách pháp luật đã trở thành chỗ dựa, là công cụ để cán bộ, công chức tra cứu, tìm hiểu pháp luật, phục vụ công tác phố biến pháp luật và các hoạt động điều hành, quản lý của hệ thống chính trị cơ sở, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp

hành pháp luật của người dân.

27

Trang 36

PBGDPL thông qua hỗ trợ tư van pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư van, trợ

giúp lưu động: Người thực hiện hoạt động này là cán bộ tư pháp xã, huyện,

những người có uy tín trong cộng đồng Tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp

luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp PN

vùng DTTS thực hiện và bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của họ Thông qua tu van pháp luật, cán bộ làm công tác tư van góp phan tuyên truyền, pho biến, giải thích pháp luật nhằm nâng cao văn hoá pháp lý cho công dân trong cộng đồng xã hội Hoạt động tư vấn pháp luật là cầu nối quan trọng giữa người xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, thực thi pháp luật và những người là đối tượng của việc

áp dụng pháp luật.

Trợ giúp pháp lý là sự giúp đỡ miễn phi của các tổ chức trợ giúp pháp lý của

Nhà nước cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với các dich vụ pháp lý (tư van pháp luật, đại diện, bào chữa) nhằm bao đảm cho mọi công dân đặc biệt là PN vùng DTTS đều bình đăng trước pháp luật và thực hiện công băng xã hội.

Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp

pháp lý sẽ giúp các đối tượng năm bắt được các thông tin pháp lý, hiểu được quyền

và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ pháp luật, hướng dẫn phương pháp xử sự

các hoàn cảnh cụ thể phù hợp với pháp luật và tránh được những hậu quả pháp lý bất lợi, hướng dẫn công dân, tô chức tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh pháp luật,

góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.

PBGDPL thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở: Người thực hiện hoạt động

này là cán bộ cơ sở: cán bộ Tư pháp, cán bộ các tô chức chính trị - xã hội, các hòa giải viên; địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; những người có uy tín trong cộng đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở là việc các tổ viên hoà giải băng hoạt động hoà giải của mình cung cấp các kiến thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm pháp luật cho các bên tranh chấp và những người khác trong

cộng đồng dân cư nhằm mục đích hình thành ở họ sự hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen hành động theo pháp luật.

28

Trang 37

Dé phô biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải có hiệu quả,

đòi hỏi phải có phương pháp thực hiện hợp lý và có những giải pháp phù hợp, kịp

thời để việc hoà giải đạt được mục đích đồng thời qua việc hoả giải, các bên hiểu được quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

PBGDPL thông qua tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ: Thông qua các buổi sinh

hoạt câu lạc bộ (Câu lạc bộ pháp luật, câu lạc bộ phụ nữ ) Ban chủ nhiệm các câu

lạc bộ có trách nhiệm tập hợp các thành viên tham gia sinh hoạt; trực tiếp làm báo cáo viên hoặc mời báo cáo viên tuyên truyền, giáo dục các nội dung pháp luật cho

các thành viên trong câu lạc bộ, giải đáp các thắc mắc, tư vẫn cho các thành viên về các van dé họ đang mắc, cần được giải quyết Đặc trưng chính của con đường này

là đối tượng của phé biến giáo dục pháp luật đồng thời cũng chính là chủ thể của

phô biến giáo dục pháp luật, ở đó mỗi thành viên phát huy tính nhận thức tích cực của mình trao đổi, tranh luận dé mở rộng kiến thức pháp luật của mình.

Lông ghép PBGDPL với việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước, các phong trào, lễ hội truyền thong của địa phương Các địa phương trong xây dựng kế

hoạch GDPL cho nhân dân, đặc biệt là cho người dân vùng DTTS cần Phối hợp với

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, ngành Văn hóa, tiếp tục triển khai Thông tư liên tịch số

03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBMTTQVN ngày 31/3/2000 của Bộ Tư pháp,

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn việc thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản,

thôn, âp, cụm dân cư.

29

Trang 38

Kết luận chương 1

Nội dung chương | đã phân tích va làm rõ những van đề cơ bản về lý luận, vai trò, đặc điểm, tính chat, chủ thé và những hình thức phô biến và giáo dục nói chung, và những vai trò, đặc điểm riêng có trong công tác PBGDPL đối với phụ nữ dân tộc thiêu sé.

Phổ biến, Giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số có vai trò đặc biệt quan trọng trong nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, giảm thiêu các hành vi vi phạm pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số và giúp phụ nữ DTTS có thể tự bảo vệ mình, góp phần xây dựng chất lượng cuộc sống bền vững.

Muốn đảm bảo hiệu lực và hiệu quả trong công tác PBGDPL đối với phụ nữ

dân tộc thiểu số đòi hỏi cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần hiểu và ý thức rõ được tính chất, vai trò giáo dục pháp luật nhằm mục đích tạo tâm lý, tình cảm va thói quen tuân thủ pháp luật của phụ nữ dân tộc thiểu số; muốn vậy trong quá trình

tô chức và thực hiện các cơ quan, tổ chức, cán bộ và nhân dân phải tích tuân thủ với

những nội dung, hình thức và phương pháp phù hợp với từng đối tượng (khách thé) của giáo dục pháp luật để đạt được mục tiêu trong công tác PBGDPL đối với nhân

dân nói chung và phụ nữ dân tộc thiêu sô nói riêng.

30

Trang 39

Chương 2

THUC TRANG PHÔ BIEN GIÁO DỤC PHÁP LUAT CHO PHU NU DAN TOC THIEU SO QUA THUC TIEN TAI THI XA MUONG LAY,

TINH DIEN BIEN HIEN NAY

2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động pho biến giáo dục pháp luật

cho phụ nữ dân tộc thiểu số qua thực tiễn tại thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên * Đặc điểm tự nhiên

Mường Lay là thị xã vùng cao, nằm ở phía Bắc tỉnh Điện Biên, cách trung tâm thành phó Điện Biên Phủ khoảng 102km về phía Bắc Phía Bắc và Tây bắc giáp huyện Nam Nhùn và huyện Sin Hồ - tỉnh Lai Châu; Phía Đông, Phía Nam và Tây

nam huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.

Mường Lay có địa hình đa dang, phức tạp Đồi núi cao, độ dốc lớn và bị chia

cắt bởi hệ thông sông suôi.

Mường Lay được chia thành 3 vùng chính: Vùng đồng bằng phân bổ doc

suối Nậm Lay, có địa hình bằng phăng, rất thích hợp dé canh tác lúa nước; vùng núi

thấp tiếp giáp với vùng đồng bằng Địa hình đồi núi thấp khá chia cắt, hiểm trở, thích hợp đề phát triển lâm nghiệp, cây lâu năm và đồng cỏ chăn nuôi gia súc; vùng núi trung bình và cao tiếp giáp với vùng núi thấp là đầu nguồn của các con suối nhỏ

thuộc lưu vực sông đà và suối Nam Lay, thích hợp dé phát triển lâm nghiệp.

Thị xã Mường Lay có diện tích tự nhiên toàn thị xã là 11.266,56 ha, chiếm 1,18% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Diện tích gieo trồng cây hàng năm 675,70 ha; duy trì diện tích nuôi trồng thủy sản và khai thác đánh bắt thủy sản tự nhiên đạt

79,27 tan; tỷ lệ che phủ rừng là 65,09%, hình thức khai thác phổ biến là khoanh

nuôi và bảo vệ rừng.

Mường Lay có hệ thống sông suối với độ dốc lớn, có lượng nước chảy lớn, không đều, giảm dan từ Bắc xuống Nam Mường Lay nam trong thung lũng hẹp, dài, nơi ngã ba giao cắt của các con sông: Sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay.

Hệ thông sông suôi của thị xã đã tạo điêu kiện thuận lợi đê phát triên sản xuât nông

31

Trang 40

nghiệp, thủy điện và phục vụ cho sinh hoạt của Nhân dân Cùng với Dự án thủy

điện Sơn La là các dự án thủy điện Nậm Nhùn, thủy điện Nậm He, thủy điện Nậm

Na và các dự án thủy lợi đang nghiên cứu triển khai đầu tư, khi hoàn thành sẽ ảnh hưởng lớn đến thủy văn trên địa bàn thị xã trong tương lai.

Trên địa bàn thị xã Mường Lay có quốc lộ 12, đường tỉnh lộ 142 và quốc lộ 6 từ Mường Lay đi Hà Nội Đây là 2 tuyến đường giao thông chính liên tỉnh, liên huyện nối

địa phương với tỉnh Lai Châu và các huyện, tỉnh, thành khác Quốc lộ 4D từ thị xã

Mường Lay - thị xã Lai Châu - Sa Pa - thành phố Lào Cai Tinh lộ 142 từ thị xã Mường Lay đi thị tran huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) ngoài ra trong thị xã còn có tuyến đường nhựa chạy dọc từ Nậm Cản lên Đồi Cao, đường vào các công trình ở khu vực

Đồi Cao, Chi Luông và các tuyến đường nội thị phục vụ dân sinh và sản xuất.

Thị xã có cảng sông với quy mô nhỏ tại khu vực Đôi Cao và Cơ Khí là điểm vận

chuyên chính bằng đường thủy từ thị xã đến các khu vực lân cận Năm 2011, hồ thủy điện Sơn La bắt đầu vận hành với mực nước dâng lên, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành vận tải, du lịch đường thủy mà thị xã Mường Lay sẽ là điểm trung chuyên quan trọng trong hệ thống giao thông đường thủy vùng Tây Bắc Do hệ thống sông suối

nhiều, vì vậy thị xã có rất nhiều cầu cống, trong đó có ba cây cầu lớn là cầu Hang Tôm

bắc qua sông Đà, câu Bản Xá và câu Cơ Khí - Nậm Cản bắc qua suôi Nậm Lay.

Ngày đăng: 05/05/2024, 16:30

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN