1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An

130 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN THỊ NGÂN

LUẬN VAN THAC SĨ LUẬT HOC

Hà Nội — 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THỊ NGÂN

PHO BIEN, GIÁO DUC PHÁP LUẬT VE GIAO THONG

DUONG BO CHO HOC SINH PHO THONG TREN DIA BAN HUYEN NAM DAN TINH NGHE AN

Chuyên ngành — : Lý luận và lịch sử nhà nước va pháp luật

Mã số : 8380101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nao

khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học

Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét dé tôi có thé bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Ngân

Trang 4

MỤC LỤC

LOT CAM ĐOANN -s6<Ae4EEEAEE.AE77440 071440 071340071310 pEAiprrke i PHAN MO ĐÂU -s°°e©++dEEE+AE22341 972131922180 92941 92x 1

1 Lý do chọn để tài ¿- 2 5£ St Sx£SE£EE2ESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE11 2111k | 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài - - 2-52 2252+x+zxz£szse2 4 3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài -2- 2 55sccxccxcez 15 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: oo ees eseeseeseseesessessesesessesseeseaees 16 5 Đặc điểm của học sinh phổ thông và yêu cầu đối với giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho đối tượng NAY 22- 2525s+£s+zxczxzez 16

5.1 Đặc điểm của học sinh phổ thông - 2 2 2 + ++z++zxzxzze4 16 5.2 Yêu cầu đối với giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh

PhO thông - - ¿2£ £+S£2SE+EE£EEEEEEEEE112112112117171211211211211 111111 Cc1 xe 19 6 Phương pháp nghiên cứu dé tai ceccecceccessesssessessessessessessessessesseeseeseeseess 22 7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - ¿2252csccccrxerxerrcres 23

8 BỐ cục của đề tài cv 23 Chương 1: NHAN THUC VE PHO BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT GIAO THONG DUONG BO CHO HỌC SINH PHO THONG 25

1.1 Nhận thức về pháp luật giao thông đường bộ, -:5¿-52 25 1.1.1 Khái niệm pháp luật giao thông đường bộ 25

1.1.2 Nội dung cơ bản của pháp luật giao thông đường bộ 26

1.2 Nhận thức về phô biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phổ thong 2-2 £©S£E£+EE+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrvee 34 1.2.1 Khái niệm, mục đích, yêu cầu phô biến, giáo dục pháp luật giao

thông đường bộ cho học sinh phổ thông 2 2 2+2 s2 s2 34

1.2.2 Cơ sở pháp lý của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao

thông đường bộ cho học sinh phổ thông 2- 2 2 2+2 £s2 s2 41 1.2.3 Nội dung, hình thức, biện pháp phố biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phổ thông 2-2 252 s£s+£z+£4 45 1.2.4 Quan hệ phối hợp trong phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phổ thông - ¿5£ 522522£+£++£szxzxzez 49

Kết luận chương Ì - 2-2-5 SESE2EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEE21211211211 11111 53

il

Trang 5

Chương 2 TINH HÌNH ĐẶC DIEM CÓ LIEN QUAN VÀ THỰC TRANG

PHO BIEN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT GIAO THONG DUONG BO CHO

HỌC SINH PHO THONG c.cceccscsscsssesessessessesscssssessessesscssesesstssessesestsssssesnees 54 2.1 Những yếu tổ liên quan đến công tác phố biến, giáo duc pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phổ thông . - 22 2 22 2+££s+£+z++2 54 2.1.1 Đặc điểm địa lí dân cư và tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội huyện

09051: 8à3;1s02 1 n ồêồ.'ồ®^" 55

2.1.2 Tình hình đặc điểm kết cấu hạ tầng, phương tiện trên địa bàn huyện

Nam Dan tỉnh NghỆ An G5 11119 ng ngư 562.1.3 Tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa ban huyện Nam Dan

tinh Nghé And oo eee -.- 58 2.1.4 Tình hình phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phô thông trên địa bàn huyện Nam Dan tỉnh Nghệ An 61 2.2 Tổ chức lực lượng và thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật giao

thông đường bộ cho học sinh phô thông trên địa bàn huyện Nam Dan tỉnh 2.2.1 Tổ chức lực lượng, cơ sở vật chất và nguồn lực đầu tư cho phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phổ thông

trên địa ban huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An . 5-55 <5<<+<<+2 67 2.2.2 Thực trạng tiến hành phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông

đường bộ cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh

2.0.0 682.3 Nhan xét danh gia 76

2.3.1 Ưu điểm, những kết quả dat được -2- 2 s+cs+cssrxsrseez 76 2.3.2 Hạn chế, thiếu sót c: cccctccttttrrtrktrrrrrtirrrrtrirrrrrirrrrieg 78 2.3.3 Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót - 2-2 2 2 s+zs+zxzzsz+z 84 Kết luận chương 2 oo.ceeceeceecesssesscssssssssessessessessssvcsscsussuesuessssssesssssessesseeseesveaes 87 Chuong 3 DU BAO VA GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA PHO BIEN, GIAO DUC PHAP LUAT GIAO THONG DUONG BO CHO HỌC SINH PHO THONG TREN DIA BAN HUYỆN NAM DAN TINH

)/2:0 00 88

ill

Trang 6

3.1 Dự báo các yếu tố có ảnh hưởng, tác động tới phổ biến, giáo dục pháp

luật giao thông đường bộ cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Nam

900)080151080/34:1902 000077 33 S8

3.1.2 NOi dung du D400 93

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu qua pho biến, giáo dục pháp luật giao thông

đường bộ cho học sinh phé thông trên địa bàn huyện Nam Dan tỉnh Nghệ

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong phô biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phổ thông trên địa ban huyện Nam

085i) 8134:102 0 98

3.2.2 Xây dựng, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ trong phổ

biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phổ thông

trên địa bàn huyện Nam Dan tỉnh Nghệ An 5-5 + +55 ++5+ 101

3.2.3 Phát huy vai trò của người đứng đầu trong công tác tuyên truyền,

giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phô thông trên địa

bàn huyện Nam Dan tỉnh Nghệ An - - 25 5+ £++vsseeeseerss 103 3.2.4 Phát huy sức mạnh, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ

quan, tô chức, cá nhân trong phổ biến, giáo dục pháp luật giao thôngđường bộ cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh

Trang 7

DANH MUC CHU VIET TAT

: Pháp luật giao thong đường bộ: Trật tự an toán giao thông

: Tai nan giao thông: Vi phạm hành chính

: An toàn giao thông

: Giao thông vận tải

: Trật tự an toàn xã hội

: Tuần tra kiểm soát

: Ủy ban nhân dân

: Cảnh sát giao thông

Trang 8

PHAN MỞ DAU 1 Ly do chon dé tai

Giao thông van tai đường bộ được xem là huyết mạch của nền kinh tế,

văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh của đất nước Việc đảm bảo cho hoạt

động giao thông vận tải đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, ngoài

trách nhiệm của các ngành chức năng thì còn là trách nhiệm của mỗi người

dân khi tham gia giao thông Để thực hiện được điều đó đòi hỏi các chủ

trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải thực sự đi vào

cuộc sống, trở thành hành vi thực tế, hợp pháp của từng chủ thể, các cơ quan

nhà nước, tô chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành PLGTĐB.

Phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phổ

thông là cầu nối dé chuyển tải PLGTĐB vào cuộc sống là phương tiện không

thể thiếu trong việc nâng cao tri thức pháp luật, ý thức tôn trọng, chấp hành PLGTĐB của học sinh phô thông Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của

Ban bí thư trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã khang định: Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận

của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ - của toàn bộ hệ thống chính

trị đặt dưới sự lãnh đạo của Dang [1] Đặc biệt là sự ra đời của Luật Phổ biến,

giáo dục pháp luật năm 2012 đã một lần nữa khang định: Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt; Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác phổ

biến, giáo dục pháp luật; Thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục

pháp luật ” [52, tr 7].

Trang 9

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bac Trung Bộ, trung tâm hành chính là thành phố Vinh, nam cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía Nam Loại hình giao thông vận tải chủ yếu là giao

thông đường bộ với hơn 940 km đường Quốc lộ, 840km đường tỉnh trong đó, tuyến Quốc 16 1A là huyết mạch giao thông bậc nhất được nâng cấp, mở rộng với tông chiều dài 73,8 km với vốn đầu tư trên 5.000 tỷ đồng, đi

qua địa bàn thị xã Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và thành

phố Vinh, điểm đầu tại Khe nước lạnh (km383), điểm cuối tại cầu Bến Thủy (km467) tiêu chuẩn đường cấp III, kết cấu mặt đường rải nhựa, chiều rộng từ 10 - 12m Tình hình TTATGT trên dia ban tỉnh Nghệ An con nhiều

van đề bat cập, TNGT gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản cho xã hội, tình hình VPHC về TTATGT diễn biến phức tạp, tăng về số vụ, tính chất mức độ, trong đó đáng chú trọng là các vụ TNGT do học sinh gây ra

chiếm số lượng ngày càng lớn, mức độ, tính chất nghiêm trọng đặt ra nhiều

khó khăn, thách thức trong công tac dam bảo TTATGT.

Nam Đàn là huyện nằm ở phía đông nam tỉnh Nghệ An, nằm ở hạ

lưu sông Lam Kéo dài từ 18°34’B đến 18°47’B và trải rộng từ 105°24’D đếN

105°37Đ, có vi tri địa lý quan trọng: phía đông giáp huyện Hưng Nguyên,

phía tây giáp huyện Thanh Chương, phía nam giáp huyện Hương Sơn và huyện Đức Thọ thuộc tỉnh Hà Tĩnh, phía bắc giáp huyện Đô Lương va huyện Nghỉ Lộc Tình hình TTATGT trên địa bàn huyện trong thời gian gần đây khá phức tạp khi các hành vi VPHC của các em học sinh phổ thông liên tục tăng, số vụ TNGT liên quan đến học sinh phổ thông tăng khá nhanh trong thời gian gần đây Theo số liệu thống kê của Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ

An về tình hình vi phạm TTATGT giai đoạn 2019-2022 trên địa bàn huyện Nam

Đàn những năm gần đây đã có khoảng 10.636 trường hợp vi phạm TTATGT.

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2022, khu vực này xảy ra 126 vụ TNGT, làm 32

Trang 10

người chết, 118 người bị thương Trong đó, theo thống kê cho thấy, liê quan đến

hành vi VPHC của học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Nam Dan tỉnh Nghệ

An có khoảng 629 trường hợp, có 32 vụ TNGT liên quan đến học sinh phổ thông

(Bảng số liệu 1, Bang 2) Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các vụ TNGT liên

quan đến học sinh phổ thông, trong đó có đến 80% nguyên nhân là do ý thức chấp hành và trình độ hiểu biết PLGTĐB cua học sinh phố thông khi tham gia

giao thông.

Trước tình hình trên Đảng ủy, chính quyền các cấp luôn quan tâm, chỉ đạo các ban nganh tập trung thực hiện các biện pháp phổ biến, giáo dục pháp

luật giao thông đường bộ tới cho đông đảo nhân dân, đặc biệt là học sinh phổ

thông trên địa bàn huyện Nam Đàn Đồng thời thực hiện các văn kiện của

Đảng và pháp luật của Nhà nước về tuyên truyền, giáo dục PLGTĐB Hơn

bốn năm qua, các ban ngành, cá nhân đã chỉ đạo, tô chức triển khai các hoạt

động tuyên truyền, giáo dục PLGTĐB tới đông dao học sinh phổ thông trên

dia bàn huyện Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phô thông đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, hầu hết các văn

bản quy phạm pháp luật đã được phô biến bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tượng và địa bàn, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu PLGTDB

của học sinh phổ thông ; hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành PLGTĐB của học sinh phô thông cũng từng bước được nâng lên, góp phan tích cực vào

việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, TTATXH và tăng cường quản lý TTATGT bằng pháp luật.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phổ thông vẫn còn một số hạn chế nhất định như: Số lượng các buổi tuyên truyền còn chưa nhiều; nội dung tuyên

truyền còn chưa có trọng tâm, trọng điểm; chất lượng các budi tuyên truyền

còn chưa cao, sô lượng người dân tộc thiêu sô đên nghe các buôi tuyên truyền

Trang 11

còn ít; hình thức tuyên truyền còn chưa phù hợp với thực tiễn; trang bị,

phương tiện thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục PLGTĐB còn hạn chế,

đội ngũ tuyên truyền còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra;; quan

hệ phối hợp trong phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phổ thông còn chưa thường xuyên, Chính vì vậy hiệu quả công tác

tuyên truyền, giáo dục PLGTĐB cho phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông

đường bộ cho học sinh phổ thông nhìn chung chưa đạt hiệu quả cao.

Trên phương diện lý luận đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về công tác tuyên truyền, giáo dục PLGTĐB cho người dân tộc thiểu số Tuy nhiên chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện

đối với đối tượng là học sinh phổ thông Chính vì thế tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phổ

thông trên địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu

mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài - Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là những vấn đề mang tính toàn

cầu, khu vực và quốc gia Vì vậy, hầu hết các nước trên thế giới đều tổ chức nghiên cứu và công bồ nhiều công trình khoa học về các van đề liên quan đến

ATGT đường bộ.

Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến dé tài luận án: “Hoat động tuyên truyền pháp luật về giao thông đường hộ ở Việt Nam theo chức năng của lực lượng Cảnh sát giao thông” cho thấy, ở các khía cạnh khác nhau với những cấp độ khác nhau, đã có nhiều công trình ở ngoài nước nghiên cứu về công tác quản lý TTATGT đường bộ, trong đó có hoạt động phổ biến, giáo

dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phổ thông nâng nhằm caonhận thức của cộng đồng khi tham gia giao thông, giảm thiểu TNGT nhằm

Trang 12

bảo đảm TTATGT đường bộ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát ở Trung

Quốc, Indonesia, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Mỹ, Canada, Nga, Cộng hòa

dân chủ nhân dân Lào Có thể khái quát các công trình nghiên cứu khoa học

này như sau:

- Trong cuốn “Propaganda & persuasion” (Tuyên truyền và thuyết phục), nhà xuất bản SAGE, Mỹ, tái bản lần thứ 5 năm 2012 [67], hai tác giả

Garth Jowett và Victoria O'Donnell cho rang: Tuyén truyén là hoạt động có

chủ ý, có kế hoạch, phương pháp nhằm điều chỉnh suy nghĩ, thay đổi nhận thức, từ đó định hướng hành vi và tạo ra phản ứng thỏa mãn mong muốn của

người tuyên truyền Theo tác giả, đóng vai trò tiên quyết trong hoạt động

tuyên truyền chính là điều chỉnh suy nghĩ mà ngôn ngữ và hình ảnh là những

công cụ chính để làm nên điều này Một khi suy nghĩ được điều chỉnh thì

nhận thức cũng theo đó mà thay đổi Tuy nhiên, then chốt của định nghĩa

tuyên truyền nằm ở việc tạo nên phản ứng và thoả mãn mong muốn của tuyên

truyền viên Đây là nội dung cần tham khảo trong quá trình xây dựng khái niệm tuyên truyền pháp luật về giao thông đường bộ.

Trong cuốn Commercial culture: The media system and the public

interest (Văn hóa trong thương mai: Mang lưới truyền thông và lợi ích của

công chúng) New York: Oxford University Press [71], tác gia Leo Bogait đã

tập trung mô tả tuyên truyền viên như người truyền đạt thông điệp, Theo ông, tuyên truyền là cả một nghệ thuật cần đến năng khiếu đặc biệt chứ không phải

là công việc máy móc, rập khuôn Muốn tác động đến thái độ, quan điểm của người khác, tuyên truyền viên không những cần đến kinh nghiệm và vốn kiến thức sâu rộng mà còn phải có "kỹ năng phán đoán người nghe yêu thích chủ dé gi, lý lẽ ra sao" Chang có cuốn sách nào dạy cho tuyên truyền viên cả Tuyên

truyền viên phải là người “co tri tuệ, tài năng, nhạy bén và thông hiểu suy

nghĩ, phản ứng của người nghe” Đây là nội dung cần thiết trong việc nghiên

Trang 13

cứu, bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ làm công tác tuyên truyền pháp luật.

+ Trong cuốn “Propaganda and psychological warfare” (Tuyên truyền

và chiến tranh tâm ly) (1962), New York: Random House [7], tác gia Terence

H.Quaker nhắn mạnh sự đồng tình của người nghe là cần thiết Theo tác giả:

“Chỉ khi nào người nghe thấy được, nhớ được, hiểu được và thực hiện theo yêu cầu của từng tình huống, từng đối tượng thì tuyên truyền mới thực sự

mang lại hiệu quả” Cùng với đó, tác động tới thái độ và lường trước phản

ứng của người nghe theo từng tình huống và đối tượng là những thành tố không thể thiếu góp phần hoàn thiện quá trình truyền đạt thông tin.

+ Cuốn "Alberta Traffic Safety Communications Plan Three-Year

Strategy (2008 - 2010)" [66] (Chiến lược 3 năm kế hoạch tuyên truyén an

toàn giao thông ở Alberta (2008 - 2010), Canada, dé cao tam quan trong cua

công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục ATGT cho mọi người nhằm giảm

tỷ lệ tử vong và bị thương do TNGT Thông qua các cuộc họp trong và ngoài

nước, Chính phủ muốn gửi một thông điệp cương quyết nhằm tìm ra giải pháp truyền thông đúng đắn và sự ủng hộ của công chúng với vấn nạn giao thông

đường bộ Ở đâu vấn đề ATGT được chú trọng, ở đó tiếp thị xã hội hóa sẽ

phát huy được thé mạnh Kế hoạch 3 năm trên được vạch ra nhằm nâng cao

nhận thức về ATGT cho người dân, giáo dục người tham gia giao thông

nghiêm chỉnh chấp hành luật, tích cực tác động cả vào những đối tượng khó

tiếp cận Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đây là công tác khó khăn, phức tạp bài

bao gồm nhiều hoạt động và nhân tố cấu thành Truyền thông phải luôn nỗ lực, đổi mới, tìm ra cách tiếp cận phù hợp nhất dé có thé truyền tải thành công thông điệp “Giữ gìn trật tự, an toàn giao thông ” quen thuộc đến mọi người.

Trong chiến lược này đã xác định các nhân té trực tiếp ảnh hưởng đến tình hình ATGT gồm: sự sao nhãng khi điều khiển phương tiện, tuôi đời của

lái xe còn quá trẻ, sự gia tăng các loại xe thương mại, xe máy, vân đê an toàn

Trang 14

xe buýt trường học, người đi bộ và người đi xe đạp Bên cạnh đó, còn phải kê

đến van đề đường giao thông nông thôn, đội ngũ lái xe quá tuổi quy định, không đủ điều kiện sức khỏe về giải pháp để thực hiện tuyên truyền, giáo dục ATGT: Chiến dịch cần được đầu tư thêm ngân sách dé cải tổ, hoàn thiện

luật pháp, các chương trình, nghiên cứu và theo dõi kết quả công tác giáo dục thanh niên Cuốn sách gợi mở hướng nghiên cứu về đối tượng tuyên truyền,

nội dung tuyên truyền và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền

pháp luật về giao thông đường bộ ở Việt Nam.

+ Cuốn “Chiến dịch tuyên truyện thay đổi hành vi trong an toàn giao

thông đường bộ” [4] của các tác gia Barry Elliott va Ray Taylor thuộc Hiệp

hội An toàn đường bộ toàn cầu (GRSP) năm 2008 đã phân tích chỉ rõ: phát hiện và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm giao thông đường bộ là hết sức cần thiết, dé thiết lập ngay trật tự, ky cương trong hoạt động vận tải đường bộ

nhằm bảo đảm an toàn Tuy nhiên, về chiến lược lâu dài là cần phải bắt tay

vào nghiên cứu, tổ chức chiến dịch tuyên truyền sâu rộng trong xã hội nhằm "thay đổi hành vi trong an toàn giao thông đường bộ" Nội hàm của van đề

này bao gồm kế hoạch tổng thé với những bước đi khoa học, hợp lý thi mới có thé tạo ra chuyển biến tích cực trong xã hội Cụ thể, từ xác định vẫn đề thông qua việc phân tích thực trạng, các học thuyết thay đôi hành vi, lý thuyết

ngăn chặn và thực thi cưỡng chế, nghệ thuật thuyết phục đến giáo dục

truyền thông (makerting, tổ chức và đánh giá theo nhóm thảo luận chuyên dé,

hoạch định chiến dịch ) và xây dựng chiến dịch (xét chọn đối tượng, chiến lược thông điệp, quan hệ công chúng, kết nối các phương tiện thông tin đại chúng, đánh giá hiệu quả truyền thông ) Đây là kinh nghiệm và những bài học quý cho lực lượng CSGT tiếp thu, tham khảo và vận dụng vào quá trình

xử phạt, tuyên truyền, giáo dục nhằm tạo chuyền biến trong chấp hành Luật

giao thông đường bộ ở Việt Nam.

Trang 15

Cuốn "Regulations of Shanghai municipality on road traffic

administration (Quy định về quan lý giao thông đường bộ ở Thượng Hải) [65]

thuộc Chương VII “Tuyên truyén và giáo dục về an toàn giao thông" - Bộ luật Giao thông nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2005), gồm 4 điều quy định

rõ vai trò, nhiệm vụ công tác tuyên truyền ATGT của ngành Công an Về nội

dung tuyên truyền: Xây dựng kế hoạch, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện và có

các biện pháp khen thưởng, xử phạt kịp thời; hướng dan, giám sát các don vị khác cùng thực hiện; tổ chức các cuộc thi ATGT và duy trì đánh giá, thẩm định; thực hiện các hoạt động khác của công tác giáo dục, tuyên truyễn về

ATGT Vé hình thức, biện pháp tuyên truyền: Thường xuyên tổ chức nghiên cứu các kiến thức về ATGT; tổ chức kiểm tra độ an toàn của các phương tiện giao thông theo định kỳ, loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn của tai nạn; mỗi đơn

vị phát động các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ATGT ngay từ các cá nhân

trong đơn vị; cơ quan thông tấn báo chí, Cục điện ảnh, truyền hình, Bộ Văn

hóa - thông tin, Bộ Giáo duc, các tổ chức đoàn thể khác phối hợp cơ quan Công an bằng nhiều phương tiện khác nhau tham gia tuyên truyền về ATGT.

+ Hiệp hội quan chức cấp cao về GTVT và quốc lộ Mỹ, xuất ban năm

2005, nghiên cứu về Kế hoạch toàn diện nhằm giảm đáng ké ty lệ tử vong và bị

thương do TNGT trên đường cao tốc Kế hoạch trên tập trung chủ yếu vào 22

đối tượng nghiên cứu trọng điểm, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác giáo

dục, tuyên truyền đối với từng loại đối tượng cụ thé như: người điều khiến

phương tiện giao thông, người lái xe trên đường cao tốc Theo kế hoạch van dé đầu tiên cần quan Cuốn “Strategic Highway Safety Plan” (Kế hoạch bảo đảm an toàn giao thông trên đường cao tốc) [68] tâm dé giảm TNGT là đào tạo đội ngũ lái xe trẻ đủ năng lực, trong đó tập trung nâng cao chất lượng hệ thống

đảo tạo, sát hạch lái xe và ý thức của người tham gia giao thông Đây là vấn đềthen chốt bảo đảm tính lâu dài của chiến dịch thực hiện an toàn đường bộ.

Trang 16

+ Cuốn "Traffic Safety Fundamentals Handbook" (Cẩm nang cơ bản về an toàn giao thông) [70] của Sở GTVT, an toàn và kỹ thuật của tiểu bang

Minnesota, Mỹ của nhóm tác giả Howard Preston, PE, Michael Barry and

William Stein, PE gồm 81 trang do Văn phòng An toàn giao thông và Công

nghệ, Sở GTVT Minnesota xuất bản Nội dung chính của cuốn sách tóm tat có hệ thống đặc điểm tình hình TNGT, kết quả các chiến dịch về ATGT Cuốn sách gồm 3 phan, trong đó hai phần cuối là: “Công cuộc đẩy

mạnh an toàn giao thông ” và “Hộp công cụ an toàn giao thông” tập trung vào

các biện pháp cải tổ, nâng cao hiệu quả giữ gìn TTATGT tại tiểu bang

Minnesota Ké hoạch an toàn tuyến đường cao tốc chiến lược của Minnesota tháng 9/2007 đã được triển khai thực hiện một cách hệ thống và rộng khắp các tuyến đường bộ, đáp ứng đủ 4 tiêu chí về an toàn, đạt mục tiêu giảm hơn 400 vụ

chết người do TNGT trước năm 2010 Kế hoạch xác định 7 yếu tố quan trọng

ảnh hưởng đến tình hình ATGT tại Minnesota theo 2 tiêu chí: hành vi của người

lái xe và van đề kết cấu hạ tầng giao thông Đặc biệt trong mục “Hanh vi người lái xe” nhóm tác giả cũng phân tích kỹ rằng Cục An toàn công cộng Minnesota

chỉ đạo giải quyết vẫn đề trên chủ yếu thông qua giáo dục và các hoạt động thực

thi pháp luật như: Chiến dich “Click it or ticket” - viết phiếu phạt (cả ngày và

đêm) với lỗi không thắt dây an toàn của tài xế và những người trên xe; Chương trình “Safe & Sober” - chương trình giáo duc cho học sinh, sinh viên về tác hại Và sự nguy hiểm của việc uống rượu và dùng chất kích thích đặc biệt khi điều

khiển phương tiện giao thông thông qua website tuyên truyền; Chương trình H.E.A.T - chương trình được xây dựng nhằm giáo dục cho người dân và áp dụng các biện pháp pháp luật chống lại các hành vi lái xe quá tốc độ và phóng nhanh, vượt âu và một hệ thống toàn diện các giới hạn như số giờ thực hiện, số người đi

bộ không liên quan với nhóm có nguy cơ gây tai nạn lớn nhất ở Minnesota - lái

xe vị thành niên.

Trang 17

Các “Hộp công cụ an toàn giao thông” hiện nay được lưu trữ tốt hơn

và bao gồm một hệ thống toàn diện hơn các chương trình chiến lược ATGT là

kết quả của những nỗ lực gần đây của Chương trình nghiên cứu đường quốc lộ - chuỗi 500 báo cáo thực hiện Kế hoạch an toàn cao tốc chiến lược AASHTO và FHWA Các báo cáo này bao gồm 22 chương tài liệu về 600 chiến lược ATGT khẩn cấp.

+ Cuốn "Sir dụng chất có côn và tai nạn giao thông” của Tô chức Y tế

thế giới (WHO) - Câm nang an toàn đường bộ cho các nhà hoạch định chính sách và người thực thi [73] Nội dung cuốn sách chuyên khảo đã phân tích đề

cập rất sâu đến tác hại của đồ uống có cồn (rượu, bia và các chất kích thích khác) đối với vấn đề ATGT (nhất là quá trình điều khiển phương tiện tham

gia giao thông) Trong vòng một giờ uống vào cơ thê, rượu được hấp thu toàn bộ với 80% tại ruột non và số còn lại ở da dày Có 75% cồn ở trong máu đến

não, làm giãn mạch máu não và tăng khối lượng não tạo ra giai đoạn đầu là

kích thích nên người uống nói nhiều và tất cả hoạt động trở nên hỗn loạn Những người thường xuyên uống rượu dễ gây tai nạn lao động, TNGT nhiều

gấp 3 lần so với những người không nghiện rượu Các nghiên cứu đã chỉ ra rang 1/3 tong số các tai nạn gây chết người xảy ra trong lúc say rượu Rượu,

bia tác động tới hệ thần kinh trung ương, kích thích tâm lý và gây cảm giác

buồn ngủ, mệt mỏi Nó làm cho thời gian phản ứng của lái xe chậm lại, quá

trình suy nghĩ của họ thiếu sáng suốt, giảm khả năng tập trung khi lái xe và còn gây tác dụng phụ như mờ mắt và nặng tai làm gia tăng nguy cơ mất ATGT Không sử dụng rượu, bia và các chất có cồn trước khi điều khiển phương tiện giao thông là một nội dung cần thiết trong tuyên truyền nhằm bảo

đảm ATGT đường bộ ở Việt Nam.

+ Báo cáo: Changes in Traffic Safety Policies and Regulations in 7

countries (1950 -2010) (Những thay đổi trong chính sách và quy định về An

10

Trang 18

toàn giao thông ở 7 quốc gia (1950 - 2010) [69] do nhóm các nhà nghiên cứu

trẻ của Hiệp hội quốc tế về khoa học An toàn giao thông (IATSS) thực hiện

gồm 232 trang Báo cáo này tóm tắt tình hình chung về TNGT và những thay

đổi trong chính sách và quy định về ATGT ở 7 quốc gia: Trung Quốc,

Indonesia, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Mỹ và Nhật Bản Trong đó có đề cập đến một trong những vấn đề then chốt giảm thiểu TNGT đó là nâng cao nhận

thức chung của cộng đồng về ATGT băng các biện pháp tuyên truyền tích

cực Giáo dục ATGT phải được thực hiện ở nhà, trường học và toàn xã hội; từ

trẻ nhỏ đến người lớn

+ Ở Trung Quốc, từ tháng 10/2004 - 02/2005, Bộ Công an đã trién khai

thực hiện một chiến dịch tuyên truyền cấp Quốc gia về nhận thức ATGT

mang tên "Care for your Ufe and have a safe trip” Tiếp đó, tháng 4/2006,

Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã khởi động Dự án giáo dục, tuyên

truyền cấp quốc gia "Protect Ufe and have a safe trip” giai đoạn 2006

-2008.Mục đích chính của Dự án là xây dựng một cơ chế phối hợp hiệu quả

giữa các bộ, ngành khác nhau như Bộ Công an, Bộ Giáo dục, Bộ Thông tin &

truyền thông, Cục Kiểm định ATGT trong việc tuyên truyền vấn đề ATGT.

Ngoài ra, còn có rất nhiều chiến dịch tuyên truyền khác được tiến hành từ

Trung ương đến địa phương với mục đích nâng cao ý thức chấp hành pháp

luật cho người tham gia giao thông.

+ Ở Indonesia, Luật số 22 ban hành năm 2009 về GTVT đường bộ quy

định cơ quan GTVT đường bộ chịu trách nhiệm xây dựng văn hóa ATGT

bằng việc đưa ra các chính sách, chương trình như: giáo dục ATGT cho thế hệ trẻ; quốc tế hóa, mở các chiến dịch, chương trình ATGT, văn hóa giao thông và cộng đồng ATGT; đánh giá các hoạt động có liên quan đến ATGT Nhiều chương trình ATGT đã được chính quyền Trung ương và địa phương, cộng đồng nhân dân triển khai thực hiện trong một thập kỷ vừa qua dưới hình thức

11

Trang 19

hợp tác quốc tế hay đơn phương tiến hành ở các cấp địa phương, quốc gia, khu vực quốc tế nhằm giảm thiểu TNGT (chương trình An toàn đường bộ

toàn cầu 2003 - 2007; hỗ trợ an toàn vận tải Indonesia 2010 - 2014; xe an

toàn; Tuần tra an ninh trường học )

+ Kết quả của các hội thảo, hội nghị quốc tế như Hội thảo ASEAN về An toàn giao thông lần thứ nhất (từ ngày 26 đen ngày 28/03/2001) tại Thái Lan, Hội nghi quốc tế về An toàn đường bộ tổ chức tháng 9/2003 tại Nhật

Bản, Hội nghị quốc tế về An toàn giao thông tại Việt Nam (với sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới World Bank), Hội nghị An toàn giao thông ASEAN

-Nhật Bản tháng 12/2013 tại Thái Lan đã công bố nhiều công trình nghiên cứu về ATGT trong đó có dé cập đến sự cần thiết day mạnh hoạt động tuyên truyền pháp luật về giao thông đường bộ.

Phần lớn các công trình công bố tại các hội thảo, hội nghị ATGT thế giới

và khu vực đều khang định ATGT là van đề toàn cầu và khu vực, các Chính

phủ cần có chính sách quốc gia về bảo đảm TTATGT Các báo cáo đều khang định tới hơn 80% các vụ TNGT đều có nguyên nhân từ người điều khiển

phương tiện giao thông gây ra Vì vậy, muốn giải quyết vấn đề TNGT phải tập trung chủ yếu vào việc tuyên truyền, giáo dục; đào tạo, sát hạch và quản lý

người lái xe mô tô và 6 tô, phòng ngừa va xử phạt nghiêm hành vi vi phạm

giao thông đường bộ của các đối tượng tham gia giao thông Các báo cáo tham

luận tại các hội thảo, hội nghị khoa học nêu trên cũng chỉ rõ: Ở các nước trên thế giới, tỷ lệ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ của người lái xe thường chiếm khoảng 60 - 70% các vụ vi phạm và TNGT đường bộ Ở một số nước do trình độ pháp luật thấp nên tình trạng vi phạm giao thông đường bộ chủ yếu do khâu phòng ngừa làm chưa tốt, việc xử lý các hành vi này chưa nghiêm.

Tóm lại, nghiên cứu ở một số nước cho thấy, đã có một số công trình

nghiên cứu liên quan đến tuyên truyền pháp luật về ATGT và nâng cao nhận

12

Trang 20

thức chung của cộng đồng về ATGT của các nhà học nước ngoài; các quy định pháp luật về ATGT của một số nước trên thế giới gan với việc tuyên

truyền pháp luật và thực hiện văn hóa giao thông Các công trình đã nghiên

cứu, biện giải những van đề cần thiết dé dé ra các biện pháp tuyên truyền tích

cực về ATGT; xây dựng kỹ năng tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cho

người dân, đặc biệt chú trọng vào đối tượng học sinh phô thông.

- Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong giai đoạn hiện nay, công tác tuyên truyền, giáo dục PLGTĐB là vấn đề hết sức quan trọng Việc nghiên cứu về công tác tuyên truyền, giáo dục

PLGTĐB dưới góc độ khoa học pháp lý được nhiều nhà khoa học Việt Nam

quan tâm Có thê khái quát các công trình nghiên cứu đó theo hai nhóm vấn

đề sau:

Nhóm 1: Nghiên cứu những vấn dé lý luận chung về giáo dục pháp

luật và nghiên cứu giáo dục pháp luật trong mối quan hệ với các hiện tượng

khác; nhóm này có một SỐ công trình sau: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong thời kỳ đổi mới”, Dé tài khoa học cấp Bộ, mã số

92-98-223-DT của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp Đề tài đã

làm rõ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về giáo dục pháp luật trong thời kỳ đổi mới, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua giáo dục pháp luật trong điều kiện đổi mới của đất nước ta hiện nay “Ban về giáo dục

pháp luật” của các tác giả Trần Ngọc Đường và Dương Thanh Mai, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 Đề tài đã khái quát những mục tiêu, yêu cầu, nội dung cũng như các hình thức, phương tiện và phương pháp tô chức giáo dục pháp luật phù hợp trong điều kiện đổi mới ở nước ta nhằm nâng cao

ý thức pháp luật và hình thành lối sống theo pháp luật của nhân dân “Ý thức pháp luật và giáo dục pháp luật ở Việt Nam”, Luận án Phó tiến sĩ luật học,

Nguyễn Đình Lộc (bảo vệ ở Liên Xô năm 1977) Luận án làm rõ các khái

13

Trang 21

niệm, đặc trưng của ý thức pháp luật và giáo dục pháp luật; mối quan hệ giữa 4 chúng; phân tích thực trạng về ý thức pháp luật, giáo dục pháp luật ở Việt

Nam và nguyên nhân của những thực trạng trên, từ đó đưa ra các giải pháp

nhằm nâng cao ý thức pháp luật và giáo dục pháp luật ở Việt Nam.

Nhóm 2: Nghiên cứu phé biến, giáo dục pháp luật đối với các đối tượng cụ thể; nhóm này có một số công trình sau: “Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư pháp ở Việt Nam”, Luận án Phó tiễn sĩ Luật hoc của tác giả

Duong Thị Thanh Mai, 1996 Luận án làm rõ về phương điện lý luận và thực tiễn van đề giáo dục pháp luật qua hoạt động Tư pháp - một dang đặc thù của

giáo dục pháp luật Từ đó đưa ra phương hướng và đề xuất các giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục pháp luật qua các hoạt động tư pháp ở nước ta trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam “Phổ biến,

giáo dục pháp luật trong ngành xây dựng Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc

sĩ Luật học của Lương Thị Kim Loan, 2013 Luận văn nghiên cứu có hệ thống

và tương đối toàn diện về hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong

ngành xây dựng ở nước ta hiện nay, nêu khái niệm và đặc trưng của hoạt động

tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các đối tượng trong ngành và đề cập giải

pháp cơ bản dé nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật trong các cơ

quan, đơn vị thuộc ngành xây dựng “Phổ biến pháp luật cho người nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp

quyên”, Luận văn thạc sĩ Luật học của Hà Thị Tuyến, năm 2011 Luận văn

phân tích các cơ sở lý luận của tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người nông dân ở nông thôn và đồng bao dân tộc thiêu số ở nước ta hiện nay; đánh giá thực trạng tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người nông dân nông thôn và đồng bảo dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay từ đó đề xuất các giải pháp cơ

bản của việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người nông dân

nông thôn vả đông bào dân tộc thiêu sô ở nước ta; “Phô biên, giáo dục pháp

14

Trang 22

luật cho thanh thiếu niên dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc - thực trạng và giải

pháp”, Luận văn thạc sĩ Luật học của tac giả Dinh Công Sỹ, 2006 Luận van

đã phân tích trên phương diện lý luận về tuyên truyền, giáo dục pháp luật, ý thức pháp luật, mối liên hệ giữa phương pháp, nội dung, cách thức phổ biến

với đặc điểm đặc thù của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số và thực trạng tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đối tượng này hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua của tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong

5 thanh thiếu niên dân tộc thiêu số vùng Tây Bắc 3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Mục tiêu nghiên cứu:

Việc nghiên cứu đề tài nhăm góp phan làm rõ lý luận và thực tiễn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phô thông trên địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An Qua đó rút ra những kết quả đã đạt được cũng như những tôn tại thiếu sót của công tác này đồng thời đưa ra

một số đề xuất góp phần nâng cao chất lượng công tác phô biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phổ thông trên dia bàn huyện

Nam Đàn tỉnh Nghệ An.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Đề thực hiện được mục tiêu đã đề ra, việc nghiên cứu dé tài có các nhiệm

VỤ Sau:

+ Phân tích làm rõ những lý luận cơ bản trong phổ biến, giáo dục pháp

luật giao thông đường bộ cho học sinh phô thông.

+ Nghiên cứu phân tích đánh giá tình hình có liên quan và thực trạng

tiến hành phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phổ thông của các cơ quan, tô chức, cá nhân trên địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.

15

Trang 23

+ Đưa ra các dự báo về các yếu tố có tác động ảnh hưởng tới công tác

phô biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phổ thông trên

địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.

+ Đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hoạt động phô biến, giáo dục

pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện

Nam Đàn tỉnh Nghệ An.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Những vẫn đề lý luận và thực tiễn phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phổ thông trên địa bàn

huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.-Pham vi nghién cứu:

+ Về nội dung: Phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho học sinh phố thông trên địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.

+ Về chủ thé tiến hành: Cơ quan, cá nhân thông tin, tuyên truyền;

UBND các cấp; Cơ quan, cá nhân quản lý nhà nước về giáo dục và đảo tạo

+ Về địa bàn: huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.

+ Thời gian: Từ năm 2019 đến tháng 6/2022.

5 Đặc điểm của học sinh pho thông và yêu cầu đối với giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho đối tượng này

5.1 Đặc điểm của học sinh phổ thông

Học sinh phổ thông có thể có một số đặc điểm tâm lý theo lứa tuổi tương tự

nhau, song mỗi em lại có thể có những đặc điểm riêng về đặc điểm tâm sinh

lý, nhu cầu, nên khả năng và điều kiện tiếp thu sự tác động của giáo dục

không hoàn toàn như nhau Vì thế, muốn cho hoạt động giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ đạt hiệu quả thì phải nghiên cứu, phân tích kỹ về đặc

điêm của lứa tuôi các em, qua đó làm cơ sở khoa học cho việc xác định các

16

Trang 24

mục tiêu, yêu cầu, nội dung giáo dục pháp luật về giao thông phù hợp cho các em, từ đó để có những hình thức và phương pháp thích hợp cho độ tuôi này.

Về thé chất: Học sinh phổ thông là những em ở độ tuôi 6 -18, đây là lứa tuôi đang trong giai đoạn phát triển, còn có nhiều sự biến động về cơ thể, và sự

phát triển này ít nhiều có ảnh hưởng đến tâm sinh lý, nhận thức của các em Sự phát triển về thể chất tạo cho các em có nhu cầu thể hiện mình rất cao, muốn tìm hiểu, cộng với những tò mò hay ham muốn hiểu biết về mọi việc,

các em muốn làm những việc lớn hơn so với lứa tuôi nhưng lại không có cái nhìn bao quát về cuộc sông nói chung và thiếu hiểu biết pháp luật cho nên các em khó có thể cảm nhận được chính xác những gì đã và đang xảy ra xung

quanh cuộc sống của các em Vì thế, nếu không được giáo dục, không được day bảo thì các em dé có những nhận thức sai lầm, có tâm lý sai lệch dẫn đến

hành vi vi phạm pháp luật.

Về tâm lý: Do ở lứa tuổi học sinh đang trong quá trình hình thành nhân cách

nên tâm lý của các em không ổn định, rất nhạy cảm, thích thử nghiệm với những cái mới lạ nên dé bị kích động và tác động của các yếu tố bên ngoài,

hoặc các em xem thường quy định của pháp luật Thực tế cho thấy, trong tâm

lý của học sinh phổ thông còn tồn tại nhiều thói quen rất xấu như sự tuỳ tiện, thích thé hiện bản thân, dé bị lôi kéo làm những việc trái với pháp luật, coi

thường pháp luật là nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông Mặc dù các em có thể nhận thức được các quy định

của pháp luật về an toàn giao thông nhưng vẫn có tinh vi phạm, thấy bạn bè vi phạm nhưng chưa thực sự đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông của bạn bè các em, thậm chí còn ủng hộ, đồng tình với những hành vi vi phạm đó Đây là vấn đề bức xúc hiện nay đối với công tác

đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nếu không có sự định hướng, tác động

giáo dục cho các em theo các mục tiêu, chuân mực xã hội thi rat dê bi lôi kéo

17

Trang 25

vào các hành vi vi phạm Một số em có tâm lý coi thường các quy định của pháp luật, tâm ly cho rang mình ít tuổi nên không bị xử lý, trẻ con không phải

chấp hành Vì thế, khi tham gia giao thông, các em thường tự do di lại, đi xe đạp hàng 2-3; một số em chưa đủ điều kiện điều khiển xe máy vẫn ung dung

trên đường bằng những chiếc xe phân khối lớn, chở 3-4 người, đùa nghịch, lạng lách trên đường, vì các em cho rang mọi người khác tham gia giao thong đều phải nhường các em Mặt khác, các em còn cho rằng: mình còn là học

sinh, nếu có vi phạm cơ quan pháp luật cũng không phạt nặng hoặc bố mẹ các

em sẽ đứng ra bảo lãnh.

Một đặc điểm nữa là hầu hết các trường học đều tập trung ở khu vực trung, do đó lượng học sinh tham gia giao thông vào giờ cao điểm rất lớn Lỗi phần lớn

của các em là đi sai phần đường quy định, tụ tập đông người trên đường dẫn

đến ùn tắc giao thông và các vi phạm khác Đây là lứa tuổi khi tham gia giao

thông thường sử dụng phương tiện như xe đạp hoặc đi bộ, nên việc vận dụng

những kiến thức về pháp luật khi tham gia giao thông của các em thiếu linh hoạt Các em không nhìn thấy được tính nguy hiểm khi vi phạm pháp luật

giao thông, không có ý thức so sánh đối chiếu giữa hành vi của mình với các

quy định của pháp luật.

Về nhận thức: Ở lứa tuổi này các em có những tư duy rất chân thật, các em tự

phát hiện ra mình có những thay đối lớn về cả cách suy nghĩ mà từ trước giờ

chưa được nghe hay chưa có và tự ghi nhận suy diễn được đúng sai, các em

bắt đầu tiếp cận với những kiến thức khoa học, văn hoá và trong đó có kiến thức về pháp luật Vì vậy, nhận thức của các em về pháp luật còn nhiều hạn chế, các em chỉ nhận thức được một số quy định cụ thé của pháp luật về giao thông đường bộ như: không vượt đèn đỏ, không đi vào đường cam, đường

ngược chiều Lira tuổi 6-18 khi tham gia giao thông thường sử dụng các phương tiện thô sơ như di xe đạp hoặc di bộ, do đó phần nào cũng bị động,

18

Trang 26

thiếu chính xác, thiếu linh hoạt trong việc vận dụng kiến thức pháp luật khi tham gia giao thông trong thực tế cuộc sống, nên các em không đánh giá được hết tính nguy hiểm khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường

Tuy nhiên, có nhiều em nhận thức được hành vi của mình là trái quy định của pháp luật nhưng vẫn cô tình vi phạm Chang hạn như: các em biết điều khiển xe mô tô không có giấy phép lái xe là trái quy định của pháp luật nhưng vẫn

cố tình thực hiện, thậm chí còn lạng lách đánh võng trên đường, biết là nguy hiểm nhưng vẫn cố tình vượt đèn đỏ ; thậm chí các em còn ủng hộ bạn bẻ thực hiện những hành vi vi phạm đó Do vậy, dé thay đôi được nhận thức của các em học sinh trung học phổ thông là việc làm có tính liên tục, lâu dai và

cần sự tham gia của rất nhiều cơ quan.

Qua những đặc điểm về tâm lý, nhận thức của học sinh trung học phố thông

đã nêu, chúng ta thấy, đây là lứa tuổi hình thành và phát triển nhân cách, ý

thức pháp luật của các em cũng bắt đầu hình thành và phát triển Do đó, công tác giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật giao thông nói riêng có thé tác

động quan trọng đến việc làm hình thành thế giới quan và nhân sinh quan

mới, loại bỏ những tâm lý, thói quen xấu trong khi tham gia giao thông của

các em Điều đó cũng đặt ra yêu cầu cho các cơ quan chức năng cần nghiên cứu đưa ra các biện pháp giáo dục dé có những giải pháp tối ưu nhất làm giảm

tới mức thấp nhất tình trạng vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ của học sinh phổ thông.

5.2 Yêu cầu đối với giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phổ thông

Mục tiêu giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho học sinh phố thông phải xuất phát từ mục tiêu chung là giáo dục, đào tạo thé hệ trẻ phát triển toàn

19

Trang 27

diện, giúp học sinh nắm được một cách trực tiếp và tương đối đầy đủ, có hệ thống những tri thức cơ bản cần thiết cho một công dân và hình thành thói

quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật Vì thế, công tác giáo dục

pháp luật về giao thông đường bộ cho hoc sinh phổ thông cần đảm bảo các

yêu cầu sau:

Trước hết, giáo dục pháp luật giao thông phải nhằm giúp các em năm chắc, hiểu rõ các quy định của pháp luật giao thông, đặc biệt là các quy tắc gia

thông, các quy định về quyên, nghĩa vụ và trách nhiệm của người tham gia giao thông, người điều khiển các phương tiện giao thông.

Thứ hai, giáo dục pháp luật giao thông phải hướng vào việc hình thành, củng

cô lòng tin của các em vào pháp luật (vào các quy định pháp luật, vào thực tiễn áp dụng pháp luật ), tạo cho họ có ý thức rõ ràng khi tham gia vào các

quan hệ xã hội, đây chính là mục đích cảm xúc của giáo dục pháp luật Điều

này đặc biệt quan trọng góp phần hình thành động cơ và hành vi pháp luật;

hành vi đó vừa là hệ quả, vừa là thước đo ý thức pháp luật, thé hiện ý thức pháp luật, trình độ văn hoá pháp luật của các chủ thể một cách cụ thé.

Thứ ba, thông qua giáo dục pháp luật giao thông đường bộ phải làm cho các

em tham gia giao thông tự giác, tự nguyện chấp hành Luật giao thông và tham gia quan lý trật tự an toàn giao thông ở cơ sở.

Thứ tư, giáo dục các em chấp hành luật giao thông phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, rộng rãi trên phạm vi toàn xã hội Muốn cho cho

các em nhận thức được trách nhiệm, quyền lợi của mình dé tự giác chấp hành

luật giao thông, tham gia vào hoạt động quản lý trật tự an toan giao thông thì

phải tiến hành thường xuyên, liên tục và giáo dục rộng rãi trong cộng đồng chứ không thể nóng vội, một sớm, một chiều.

Thứ năm, nội dung và hình thức giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ

cho học sinh phô thông phải phù hợp với trình độ, năng lực, khả năng nhận

20

Trang 28

thức, tham gia giao thông của các em Xuất phát từ mục đích của công tác giáo dục pháp luật về giao thông nhằm làm cho các em khi tham gia giao thông, điều khiển phương tiện hiểu, năm rõ, chấp hành tốt luật giao thông Do vậy, các chủ thể tiến hành giáo dục cần nghiên cứu để xây dựng nội dung,

hình thức, biện pháp giáo dục cho phù hợp.

Thứ sáu, giáo dục pháp luật về giao thông phải kết hợp giáo dục đạo đức, có mục đích và yêu cầu hình thành tính hướng thiện trong hành vi của các em.

Sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật là cơ sở dé mỗi cá nhân hình thành ý thức tôn trọng và lối sống tuân theo pháp luật Con người có lòng tin thì luôn luôn trở nên hướng thiện, hình thành tính cân nhắc, lựa chọn, tự kiềm chế trong

hành vi của mình Thực tế cho thấy, các cá nhân có trình độ văn hoá thấp, Ít

hiểu biết, không có ý thức pháp luật, thiếu sự giáo dục thường có hành vi bột

phát, mat bình tĩnh khi tham gia giao thông nói riêng, trong các quan hệ giao

tiếp xã hội nói chung.

Như vậy, sự hiểu biết pháp luật, lỗi sống có đạo đức là cơ sở hình thành, xây dựng tính bền vững cho phong cách sống điềm tĩnh, chủ động trong những

tình huống xung đột của các cá nhân trước sự tác động phức tạp và đa chiều

trong khi tham gia giao thông.

Trong lĩnh vực giao thông, bên cạnh sự hiểu biết các quy định pháp luật và ý

thức chấp hành các quy định đó thì thái độ, tình cảm, đạo đức, ý thức trách

nhiệm của bản thân, nếp sống và tính cách của con người có ảnh hưởng vô cùng quan trọng Các phẩm chất này nếu được xây dựng, điều chỉnh thường xuyên bằng những biện pháp phù hợp thì chắc chắn sẽ góp phần tích cực trong việc giảm thiéu un tắc giao thông và đặc biệt là sự vi phạm các quy định pháp luật gây hậu quả xấu cho sức khoẻ, tính mạng và tài sản của người tham

gia giao thông Suy cho cùng, các hiện tượng coi thường pháp luật, lạng lách,

đánh võng, phóng nhanh, vượt ấu chủ yếu không phải là do các chủ thé vi

21

Trang 29

phạm không biết đến những quy tắc pháp luật cơ bản, tối thiểu về trật tự an

toàn giao thông ma con do những nguyên nhân khác thuộc phạm trù tâm lý

pháp luật như đã đề cập ở trên Do vậy, việc đầu tư nghiên cứu nhiều hon dé tìm kiếm và áp dụng các biện pháp thiết thực, phù hợp nhằm hạn chế các vi

phạm pháp luật, đảm bảo trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực hoạt động xã hội

đặc biệt quan trọng này vẫn luôn làcần thiết

6 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài nghiên cứu khoa học được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan

điểm cơ bản của Dang và Nhà nước đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phô thông.

Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp cụ thể như:

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong việc nghiên cứu

các văn bản pháp luật về phố biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ

cho học sinh phổ thông trên dia ban huyện Nam Dan tỉnh Nghệ An.

+ Phương pháp thống kê được sử dụng trong quá trình thu thập đối

chiếu số liệu về tình phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho

học sinh phô thông trên địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An từ năm 2015 -2018.

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong các

nội dung của đề tài để xem xét, đánh giá các tải liệu, công trình khoa học đã

công bố có liên quan đến đề tài nhằm phát hiện những vấn đề chưa được nghiên cứu đề cập trong các nghiên cứu trước, làm cơ sở cho việc thực hiện các nội dung của đề tài.

+ Phương pháp chuyên gia: Trực tiếp gặp gỡ trao déi với những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông

22

Trang 30

đường bộ cho học sinh phổ thông nhằm làm rõ những khó khăn, vướng mắc

trong quá trình thực hiện đề tài.

+ Phương pháp điều tra: Trực tiếp điều tra, khảo sát về các nhóm đối

tượng học sinh phô thông trên địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An về thực

trạng chấp hành PLGTDB, từ đó đưa ra những nhận xét và các giải pháp phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho các nhóm đối tượng này.

+ Phương pháp quan sát khoa học: Băng cách qua sát trực tiếp, gián

tiếp thực trạng chấp hành PLGTĐB của học sinh phổ thông trên địa ban huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An từ đó đưa ra các giải pháp phô biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho hoc sinh phô thông góp phan nâng cao ý thức chấp hành PLGTĐB của học sinh phổ thông trên dia bản huyện Nam

Đàn tỉnh Nghệ An

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Kết quả của việc nghiên cứu đề tài góp phần nhỏ vào việc bé sung

hoàn thiện lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phổ thông nói chung và đối với học sinh phổ thông trên địa ban

huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An nói riêng.

- Đồng thời đề tài đưa ra một số ý kiến đề xuất cụ thé góp phan nâng cao hiệu quả phô biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phô thông trên địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.

8 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương, cụ thé:

Chương 1: Nhận thức về phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phổ thông.

23

Trang 31

Chương 2: Tình hình đặc điểm có liên quan và thực trạng pho bién,

giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phổ thông trên dia ban

huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.

Chương 3: Dự báo và giải pháp nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục

pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh phố thông trên địa bàn huyện

Nam Đàn tỉnh Nghệ An.

24

Trang 32

Chương 1:

NHAN THỨC VE PHO BIEN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT GIAO THONG DUONG BO CHO HOC SINH PHO THONG

1.1 Nhận thức về pháp luật giao thông đường bộ

1.1.1 Khai niệm pháp luật giao thông đường bộ

Theo Đại từ điển tiếng Việt (2009): “Pháp luật là quy tắc, hành vi của

công dân do Nhà nước quy định, ban hành buộc phải tuân theo, không đượctrái phạm” [48].

Theo giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, HVCSND, năm 2011 thì “Pháp luật” là “hệ thống những quy tắc xử sự bắt buộc, do Nhà

nước đặt ra, thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm đưa

đến trật tự, ôn định và sự phát triển chung của xã hội” [46].

Từ các khái niệm trên, nhóm tác giả xin đưa ra khái niệm “Pháp luật”

như sau: “Pháp luật là những quy tắc xử sự chung do Nhà nước quy định,

ban hành va bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chi của giai cấp thong trị trong xã hội, buộc mọi người dân phải tuân theo, không được trái phạm, nhằm diéu

chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội ”.

PLGTĐB là một bộ phận của pháp luật hành chính nhà nước Từ trước

khi Luật giao thông đường bộ Việt Nam được ban hành (năm 2001), hệ thống

văn bản quy phạm PLGTĐB và được xây dựng từ những quy định trong các

văn bản quy phạm pháp luật dưới luật để điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong quá trình tô chức, tiến hành hoạt động giao thông đường bộ Sau một

thời gian thực hiện các quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2001,

cùng với những thay đổi nhanh chóng trên các mặt của đời sống xã hội đã đặt

ra những nội dung, yêu câu mới trong hoạt động quản lý nhà nước vê giao

25

Trang 33

thông đường bộ, do đó pháp luật về giao thông đường bộ cần có sự thay đổi,

bồ sung cho phù hợp với tình hình mới Đây chính là cơ sở của Luật giao

thông đường bộ năm 2008 ra đời vào ngày 13/11/2008 tại kỳ họp thứ 4, Quốc

hội khóa XII [2] Luật giao thông đường bộ mới ra đời đã góp phần nâng cao

hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực giao thông đường bộ trong thời kì

phát triển kinh tế, xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tăng cường hợp tác hội nhập quốc tế của đất nước trong tình hình mới Đồng thời,

căn cứ vào những quy định của luật giao thông đường bộ mới ra đời các vănbản quy phạm pháp luật khác có liên quan trên lĩnh vực giao thông đường bộ

cũng như có sự điều chỉnh, thay đôi cho thống nhất với các quy định của luật giao thông đường bộ Trải qua thực tiễn áp dụng các quy định của Luật giao thông đường bộ, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông

đường bộ ngày càng được bổ sung, hoàn thiện đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể

của hoạt động giao thông đường bộ tạo thành hệ thống PLGTĐB như hiện

Với các tiếp cận như trên, nhóm tác giả xin đưa ra khái niệm về

PLGTĐB như sau: “Pháp luật giao thông đường bộ là các văn bản quy phạm

pháp luật do nhà nước ban hành, nhằm diéu chỉnh các quan hệ xã hội phát trong quá trình tô chức, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực bào đảm

trật tự, an toàn giao thông đường bộ ”.

1.1.2 Nội dung cơ bản của pháp luật giao thông đường bộ

Đề đảm bảo giao thông vận tải đường bộ luôn được thông suốt, trật tự, an toàn và phát triển bền vững, Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản PLGTĐB bao gồm Luật giao thông đường bộ và các văn bản khác có liên

quan quy định về quy tắc giao thông, kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện

giao thông và hướng dẫn thi hành.

26

Trang 34

1.1.2.1 Nội dung cơ bản của Luật giao thông đường bộ

Luật giao thông đường bộ bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

Một là, về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Luật giao thông đường bộ điều chỉnh các quy định về quy tắc giao thông

đường bộ, kết cầu hạ tang giao thông đường bộ, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ, vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về TTATGT

đường bộ.

Luật giao thông đường bộ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thé nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hai là, quy định quy tắc giao thông và hệ thống tín, báo hiệu giao thông

đường bộ.

Luật giao thông đường bộ được cấu thành bởi các quy tắc giao thông

đường bộ Nó chính là hệ thống các nguyên tắc xử sự của con người khi tham

gia hoạt động giao thông đường bộ nhăm bảo đảm an toàn Hệ thống quy tắc giao thông đường bộ được ban hành phải phù hợp với từng loại đối tượng

tham gia giao thông và trong các tình huống đặc trưng của hoạt động giao

thông đường bộ Hệ thong tín hiệu giao thông chính là sự biểu hiện một cách

trực quan của quy tắc giao thông Day là tong hợp các phương thức dùng dé chỉ dẫn điều khiển hoạt động của người và phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ dé dam bảo an toàn Dé bảo đảm thực hiện các quy tắc giao

thông và hệ thống tín, báo hiệu giao thông đường hiệu quả, Chính phủ, các bộ, ngành chức năng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành.

Ba là, quy định về kết cau hạ tang giao thông.

Kết cau hạ tang giao thông là tài sản của quốc gia, cần được sự bảo vệ

của toàn xã hội Trong đó công trình giao thông là hệ thống cơ sở vật chất kỹ

thuật cơ bản của hoạt động giao thông vận tải Nó không những được bảo vệ

27

Trang 35

như một tài sản quốc gia mà còn phải được bảo vệ dé tránh mọi hành vi sử

dụng sai mục đích, thay đôi kết cầu hoặc làm giảm tinh năng tác dụng và thay đổi các tiêu chuẩn kĩ thuật an toàn Để bảo đảm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Chính phủ, các bộ, ngành chức năng đã ban hành nhiều văn bản

hướng dẫn, thi hành.

Bon là, quy định điều kiện bảo đảm an toàn giao thông khi tham gia

giao thông đường bộ của người và phương tiện.

Các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn giao thông của phương tiện

và người khi tham gia giao thông là một nội dung quan trọng c Luật giao

thông đường bộ Đối với phương tiện tham gia giao thông, ngoài những quy

định về những điều kiện chung (cấp, thu hồi, đăng ký về biển số phương tiện

xe cơ giới, bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) Luật

giao thông đường bộ còn quy định cụ thể điều kiện tham gia giao thông của

từng loại phương tiện (bao gồm phương tiện xe cơ giới, thô sơ, chuyên

dụng ) nhằm đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trong từng điều kiện cụ thê.

Tuy nhiên, dé đảm bảo cho các đối tượng tham gia giao thông có điều

kiện thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động giao thông,

chấp hành các quy tắc giao thông nhằm bảo đảm TTATGT; Luật giao thông đường bộ còn quy định các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông của từng đối tượng cụ thê như: người đi bộ, người già yếu, người khuyết tật, trẻ em, người

điều khiển phương tiện thô sơ Nhìn chung nội dung của Luật giao thông đường bộ tập trung chủ yếu vào các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, độ tuổi, giấy phép lái xe cùng một số điều kiện khác của người tham gia giao thông khi tham gia giao thông và khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Dé

bảo đảm thực hiện tốt các quy định điều kiện bảo đảm an toàn giao thông của phương tiện và người tham giao thông đường bộ một cách hiệu quả, giảm thiểu

28

Trang 36

tối đa thiệt hại về người và phương tiện khi tham gia giao thông, nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành chức năng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn,

thi hành.

Năm là, quy định quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

Công tác Quản lý nhà nước về TTATXH nói chung và công tác quản lý nhà nước về TTATGT nói riêng bao gồm nhiều mặt tác động trực tiếp đến đời sống xã hội, các quyền cơ bản của tô chức, công dân Vì vậy, trách nhiệm

quản lý TTATGT phải thuộc về nhiều co quan nhà nước có thâm quyên và phải đặt dưới sự chỉ đảo tập trung thống nhất của Chính phủ, mỗi cơ quan có

nhiệm vụ và phạm vi quản lý TTATGT phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của

mình Chính vì vậy, trong hệ thống PLGTĐB quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi quan ly và mối quan hệ của từng cơ quan nhà nước có thâm quyền cu thể, nhằm đảm bảo hoạt động quản lý TTATGT được tiến

hành một cách đồng bộ, chặt chẽ, khoa học và mang phạm vi toàn quốc.

Trong đó, tập trung chủ yếu vào trách nhiệm quản lý nhà nước của một số bộ ngành nòng cốt như: Bộ giao thông vận tải, Bộ công an, Bộ xây dựng cùng

UBND các cấp trong quản lý nhà nước về TTATGT đường bộ Sáu là, quy định vé hệ thống giao thông vận tải đường bộ.

Đối với hoạt động vận tải đường bộ, Luật giao thông đường bộ đã quy định cụ thé về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tai bằng xe 6 tô; thời

gian làm việc của người lái xe ô tô; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người

kinh doanh vận tải người lái xe, hành khách, người thuê vận tải hàng hóa,

người nhận hàng, người vận chuyển hàng hóa siêu trọng, nguy hiểm, vật sống Luật giao thông đường bộ cũng quy định rõ về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị; vận chuyên hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn

máy, xe moto 2 bánh, 3 bánh và các loại xe cơ giới khác.

29

Trang 37

Đề đảm bảo các quy định về giao thông đường tải đường bộ được vận hành và áp dụng một cách tốt nhất, Chính phủ, các bộ, ngành chức năng đã

ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, thi hành.

Bay là, quy định các hành vi nghiêm cam.

Các hành vi bị nghiêm cấm là các hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội quan trọng trên lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật giao thông đường bộ nhăm chủ động ngăn ngừa hậu quả, tác hại cho

các đối tượng khi tham gia giao thông, góp phần bảo đảm TTATGT, TTATXH.

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, các hành vi bị nghiêm

cam trong giao thông đường bộ bao gồm các hành vi chủ yếu sau: Nhóm hành

vi vi phạm về kết cau hạ tang giao thông; Nhóm hành vi vi phạm quy tắc an

toàn giao thông; Nhóm hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông:

Nhóm hành vi vi phạm quy định về người tham gia giao thông; Nhóm hành vi

vi phạm quy định về vận tải; Các hành vi vi phạm khác bị Luật giao thông đường bộ nghiêm cấm như bỏ trốn khi gây tai nạn; không cứu giúp người bi

tai nạn giao thông khi có điều kiện cứu giúp; xâm phạm tính mạng sức khỏe,

tài san của người bi nạn và người gây tai nạn; lợi dụng chức vụ quyền hạn nghề nghiệp của bản thân dé thực hiện hành vi vi phạm giao thông.

Các hành vi bị nghiêm cắm trong hoạt động tham gia giao thông đường

bộ đề thực hiện tốt hơn và không vi phạm thì, Chính phủ, các bộ, ngành chức

năng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, thi hành, áp dụng các chế tài xử lí đôi với các hành vi bị nghiêm cam này.

1.1.2.2 Nội dung cơ bản của các văn bản có liên quan trong hệ thong pháp

luật giao thông đường bộ

Đề quản lý TTATGT đạt hiệu qua tốt nhất, Nhà nước, các bộ, ngành có liên quan đã bản hành hệ thống văn bản pháp luật nhằm quy định các chuẩn

30

Trang 38

mực pháp lý để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức tiến hành quản lý nhà nước về TTATGT đường bộ, cũng như là các văn

bản hướng dẫn thi hành các nội dung cơ bản của Luật giao thông đường bộ.

Nội dung cơ bản của các văn bản này là:

Thứ nhất, các Nghị định của Chính phủ quy định các nội dung cụ thé như sau:

- Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt [ ].

- Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 100 ngày 8/12/2021 [ ].

- Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt [40].

- Nghị định 138/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 65/2016/NĐ-CP quy

định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch

lái xe [36].

- Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản ly và bảo vệ kết cấu hạ

tầng giao thông đường bộ [34].

- Nghị định 64/2016/NĐ-CP sửa đôi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cau ha tang giao thông đường bộ [42].

- Nghị định 125/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 64/2016/NĐ-CP sửa

đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết câu hạ tầng giao

thông đường bộ [35].

- Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tang giao thông đường bộ [33].

- Nghị định 56/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 18/2012/NĐ-CP về quỹ

bao trì đường bộ [41].

3l

Trang 39

- Nghị định 28/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 56/2014/NĐ-CP và

18/2012/ND CP về quỹ bảo trì đường bộ [39].

- Nghị định 168/2003/NĐ-CP quy định về nguồn tài chính và quan lý,

sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ [37].

- Nghị định 214/2013/NĐ-CP sửa đổi nghị định 103/2008/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới [38].

- Nghị định 104/2009/NĐ-CP quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyên hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Thứ hai, các Thông tư cua các Bộ, ngành có liên quan quy định các nội

dung cụ thể như sau:

- Thông tư 79/2015/TT-BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung

tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ban

hành [16].

- Thông tư 50/2015/TT-BGTVT hướng dẫn nghị định 11/2010/NĐ-CP

về quản ly và bảo trì kết cau hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ

giao thông vận tai ban hành [14].

- Thông tư 35/2017/TT-BGTVT sửa đổi thông tư 50/2015/TT-BGTVT hướng dẫn nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu

hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ban hành

- Thông tu 45/2018/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 90/2014/TT-BGTVT

hướng dẫn nội dung về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc

do Bộ trưởng Bộ giao thông vận tai ban hành [13].

- Thông tư 90/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc do Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ban hành

32

Trang 40

- Thông tư 08/2015/TT-BGTVT về công tác cứu hộ và định mức dự

toán công tác cứu hộ trên đường cao tốc do Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải

ban hành [9].

- Thông tư 52/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công

trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ban hành [15].

- Thông tư 22/2016/TT-BTC quy định quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do

Bộ trưởng Bộ tải chính ban hành [22].

- Thông tư 103/2009/TT-BTC về việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán quỹ bảo hiểm xe cơ giới do Bộ tài chính ban hành [25].

- Thông tư liên tịch 35/2009/TTLT-BTC-BCA hướng dẫn Nghị định 103/2008/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

do Bộ Tài chính - Bộ Công an ban hành [24].

- Thông tư 293/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn,

quản lý và sử dụng phí sử dụng đường Bộ do bộ trưởng Bộ tài chính ban hành

- Thông tư 133/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện do Bộ trưởng Bộ tài chính

ban hành [18].

- Thông tư 60/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, thanh

toán và quyết toán kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành [23].

- Thông tư 151/2012/TT-BTC sửa đổi Thông tư 126/2008/TT-BTC quy định quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc

trách nhiệm dân sự cua chủ xe cơ giới [21].

33

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:22

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w