PHO BIEN, GIAO DUC PHÁP LUẬT CHO DONG BAO DAN TOC H’MONG TREN DIA BAN TINH HA GIANG
LUAN VAN THAC SI LUAT HOC
HA NOI - 2017
Trang 2PHO BIEN, GIAO DUC PHÁP LUAT CHO DONG BAO DAN TOC H’MONG TREN DIA BAN TINH HA GIANG
LUAN VAN THAC SI LUAT HOC
Chuyên ngành: Ly luận và lich sử nha nước va pháp luật
Mã số: 60380101
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Minh Đoan
HÀ NỘI - 2017
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được
ai công bố trong bat kì công trình nào khác.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
HÀ THỊ HẠNH HUYEN
Trang 4: Hội đồng nhân dân
: Phổ biến, giáo dục pháp luật
: Quy phạm pháp luật: Tủ sách pháp luật
: Ủy ban nhân dân
: Xã hội chủ nghĩa
Trang 5Lời cam đoanMục lục
Danh mục các chữ viết tắt
0710035 — 1
Chuong 1 NHUNG VAN DE LY LUAN VE PHO BIEN, GIAO DUC PHAP LUAT CHO DONG BAO DAN TỘC H°MÔNG - 9
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò phô biến, giáo dục pháp luật cho đồng
1903:0095 81/10:1-20007272727ô 9
1.1.1 Khải niệm pho biến, giáo duc pháp luật cho đồng bào dân tộc
Trang 61.3.1 Hiệu quả pho biến, giáo duc pháp luật cho đồng bào dân tộc
1.3.2 Các yếu tô ảnh hưởng đến hiệu quả pho biến, giáo đục pháp luật cho đồng bào dân tộc HMÔng, - +: + + St+‡E2EEEEEEEEEEEEEEEErkerkes 30 Chương 2 THỰC TRẠNG CONG TÁC PHO BIEN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO DONG BAO DAN TỘC H’MONG TREN DIA BAN TINH HÀ GIANG HIEN NAY 5-<5< 5° 5< 5s sESsEssEseEseEsersessesseserserserse 34 2.1 Khái quát về đồng bào dân tộc HˆMông trên địa bàn tinh Hà Giang và
các điêu kiện kinh tê- văn hóa, xã hội có ảnh hưởng đên phô biên, giáo dục
pháp luật cho đồng bào dân tộc H’M6ng trên địa bàn tinh Hà Giang 34 2.2 Những ưu điểm, kết quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bao
dân tộc H’ mông trên địa bàn tỉnh Hà Giang -. +55 + +++<<s52 40
2.2.1 Về ban hành văn bản chỉ đạo và tổ chức thực hiện - 42 2.2.2 Về đối tượng pho biến, giáo dục pháp luật - - 2-55: 43
2.2.3 Về chủ thể phổ biển, giáo dục pháp luật 2c 45
2.2.4 VE nội QUNG - - c5 EEEEEE11E1121211211112111121111101 11.11 eg 49
2.2.5 Về hình thức pho biến, giáo duc pháp luật -. - z5 50
2.3 Những han chế, bat cập trong phổ biến, giáo duc pháp luật cho đồng
bao dân tộc HˆMông trên dia bàn tỉnh Ha Giang - -«+++++++ 64
2.3.1 Về ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện và tổ chức thực hiện 64 2.3.2 Về đối tượng phổ biến, giáo duc pháp luật sec 64 2.3.3 Vé chủ thé phổ biến, giáo dục pháp Ïuật -:- -cs+cs+ss 67 2.3.4 VE nội đÏHg - 555cc E EEEEEE11E112121121112112121111101111nea 67 2.3.5 Vẻ hình thức pho biến, giáo dục pháp luật - s55 68
Trang 7H’MONG TREN DIA BAN TINH HA GIANG HIEN NAY 70 3.1 Quan điểm nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng
bào dân tộc HˆMông trên dia bàn tinh Ha Giang hiện nay 70
3.2 Giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bao dân tộc H’M6ng trên địa bàn tỉnh Ha Giang hiện nay i
3.2.1 Cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống kinh tế cho dong bào
dân tộc HMONG c3 831321883139 E398 1911111111111 1 11kg 72
3.2.2 Nâng cao dan trí cho đông bào dân tộc H Mông -: 74 3.2.3 Bồ sung nội dung phổ biến, giáo duc pháp luật cho đông bào dân
I010g01/(9)//-0 RE“ eee 75
3.2.4 Cải thiện, nâng cao các hình thức pho biến, giáo đục pháp luật
cho đồng bào dân tộc HMông - + + 52+t+E+E£EE2E2E£EE2EeEEeEzkersei 75
3.2.5 Xây dựng đội ngũ nhân lực thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc HMông, - 5+2 77
3.2.6 Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành
trong công tác pho bién, giáo dục pháp luật cho đồng bao dân tộc
Z8 78
3.2.7 Huy động nguon kinh phi dé thực hiện công tác phổ biến, giáo duc pháp luật cho đông bào dân tộc H Mông được hiệu quả - 79 KET 09/0077 — ,ÔỎ 82 DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO
Trang 8Đất nước ta đang trên con đường xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội của nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp ludt” là khâu hiệu, là tư tưởng chỉ đạo của hàng triệu người dân Việt Nam trong sự nghiệp đôi mới đất nước.
Nhà nước pháp quyền XHCN lấy pháp luật làm căn cứ điều tiết các hành vi cá nhân, các quan hệ xã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển bền vững Để có được xã hội pháp quyền như vậy, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tổ như xây dựng hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, có hệ thống tô chức bộ máy nhà nước từ Trung ương xuống cơ sở vững chắc, trình độ văn hóa pháp luật và ý thức của người dân đạt tới sự hiểu biết, tự giác cao, các cơ quan
giám sát thi hành pháp luật nghiêm minh Trong số những yếu tố trên, yếu tố
nào cũng có vai trò đặc biệt quan trọng Nhưng suy cho cùng, hệ thống luật pháp ấy có đến được với người dân không, nhân dân có hiểu biết và tự giác
thực hiện pháp luật hay không mới là van dé quyết định Nếu luật pháp van chi là luật pháp trên những trang giấy thì cho dù có hoàn chỉnh đến may, nếu
người dân cứ tự do sông theo kiểu của mình không cần biết đến luật pháp, thì
không những xã hội không phát triển mà còn rat tôi tệ và bất ôn Mau chốt
của vấn đề ở chỗ, pháp luật phải đi vào cuộc sống, nhân dân thấy cần pháp
luật như cần không khí dé hít thở vậy Cho nên, việc tuyên truyền, phô biến giáo dục pháp luật cho nhân dân là việc làm không thê thiếu và cũng không thé làm một, hai lần, làm một thời gian ngăn là xong mà phải rất kiên tri, sáng
tạo, linh hoạt, được toàn xã hội tham gia.
Nhận thức điều đó, trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã có những chính sách dé triển khai, giáo dục pháp luật toàn dân, đặc biệt là đồng bào ở
những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn Tuy nhiên, do rât nhiêu
Trang 9Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc, có nhiều dân tộc ít người sinh sống Trong đó, dân tộc H’Méng được coi là thành viên quan trọng của cộng đồng các dân tộc thiêu số ở Hà Giang Dân tộc H Mông trên Việt nam nói chung và địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng nằm trong nhóm dân tộc ít người vùng cao đang gặp một số khó khăn về đời sống kinh tế, văn hoá như: sự đe doa của nghèo đói, bệnh tat và các tập tục lạc hau Ho thiếu các cơ hội phát triển
văn hoá - giáo dục, thông tin, kỹ thuật, v.v Chính vì vậy, hoạt động pho bién,
giáo dục pháp luật đến đồng bào dân tộc H’Méng trên địa ban tinh Hà Giang
càng gap nhiều khó khăn.
Xuất phát từ tình hình đó, luận văn thực hiện nghiên cứu đề tài "Phổ
biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc H’Mong trên địa ban tỉnh Hà Giang" với mong muốn gop phan vào quá trình thúc day, nâng cao hiệu
quả của pháp luật trên toàn xã hội Đồng thời cũng đưa ra được những phương hướng, giải pháp dé cải thiện được trình độ dân trí, nhận thức văn hóa pháp luật của đồng bao H°Mông trên địa bàn tinh Hà Giang.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, phổ biến, giáo dục pháp luật là van dé hết
sức quan trọng Việc nghiên cứu về phổ biến, giáo dục pháp luật dưới góc độ
khoa học pháp lý được các nhà khoa học Việt Nam rất quan tâm Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về phổ biến, giáo dục pháp luật của tập thể, cá nhân đã được công bố.
Tìm hiểu các công trình đã được công bồ trong nước và nước ngoài cho
thấy, mặc dù phổ biến, giáo dục pháp luật được đề cập dưới nhiều góc độ,
khía cạnh khác nhau, song về cơ bản bao gồm các nhóm vấn đề sau:
Nhóm 1: Nghiên cứu những van đề lý luận chung về phổ biến, giáo dục
pháp luật, gồm khái niệm, mục đích, đối tượng, nội dung, hình thức của phổ
Trang 10Nguyễn Dinh Đặng Lục (2005), Vai rò của pháp luật trong quá trình
hình thành nhân cách, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Lê Văn Hoè (2008), Công fác nghiên cứu lý luận về giáo dục pháp luật trong thời kỳ đổi mới, tạp chí Nghiên cứu lập pháp Văn phòng Quốc hội
Phạm Mạnh Tiến (2011), Cẩn có cái nhìn mới về công tác pho biến,
giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, tạp chí Dân chủ và Pháp luật.Bộ Tư pháp (10/2011).
Nguyễn Minh Doan (2011), Ý ức pháp luật, Nxb Chính trị quốc giá,
Hà Nội.
Hoang Thị Kim Qué (2011), Bàn về hiệu qua phổ biến, giáo dục pháp
luật ở nước ta hiện nay, tạp chí Khoa học pháp lý Trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh (4/2011).
Phan Hồng Nguyên (2012), Thuc trạng tổ chức và hoạt động của hội dong phối hợp công tác pho biến, giáo dục pháp luật các cấp và giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động, tạp chí Dân chủ và Pháp luật Bộ Tư pháp
Đặng Thị Tuyết Hạnh (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tạp chí Dân chủ và Pháp luật Bộ Tư pháp,
Nhóm 2: Nghiên cứu phổ biến, giáo dục pháp luật đối với các đối tượng cụ thé nhằm lý giải những đặc thù và tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả pho biến, giáo dục pháp luật cho từng đối tượng Được thé hiện qua
các công trình sau:
Nguyễn Đình Dang Lục (2008) Giáo duc pháp luật trong nhà trường,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Trang 11Hà Nội.
Hoàng Minh Phuong (2013), Hoạt động giáo dục pháp luật cho can
bộ, công chức cấp huyện qua thực tiễn tại huyện Phúc Thọ, thành phố Hà
Nội, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
Bùi Duy Khoa (2013), Giáo duc pháp luật thông qua phiên toa xét xử
lưu động của Tòa án nhân dân tại thành phố Hải Phòng hiện nay, Luận van
thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
Cao Thị Ngọc Yến (2014), Phổ biến, giáo duc pháp luật cho đồng bào
dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học
Luật Hà Nội, Hà Nội.
Nguyễn Thị Tĩnh (2012), Giáo duc pháp luật trong hoạt động khởi
kiện và thụ lý vụ án, tạp chí Nghiên cứu lập pháp Văn phòng Quốc hội
Bùi Huyền (2013), Phổ biển, giáo dục pháp luật cho người lao động,
người sử dung lao động qua mô hình ngày pháp luật, tạp chi Dan chu vàPháp luật Bộ Tư pháp (11/2013).
Trần Thị Sẵn (2013), Phổ biến, giáo đục pháp luật và trợ giúp pháp lý
cho phụ nữ nghèo, tạp chí Dần chủ và Pháp luật Bộ Tư pháp (9/2013).
Trần Đức Toàn (2014), Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật cho thanh niên giai đoạn hiện nay, tạp chí Quản lý nhà nước Học viện
Hành chính Quốc gia (10/2014).
Cao Thị Thiên Phúc (2015), Huy động, phối hợp các nguồn lực xã hội cho công tác phổ biến, giáo duc pháp luật trong nhà trường ở TP Hô Chi
Minh, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (3/2015).
Lê Thị Phương Nga (2015), Giáo đục pháp luật cho trẻ em ở Việt Nam
hiện nay, Luận an Tiên sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
Trang 12Nguyễn Thị Phương Thảo (2010), Dé cao công tác phổ biến, giáo duc pháp luật nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tạp chí Kiém sát.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (10/2010).
Trần Ngọc Dũng (2010), Hoàn thiện hệ thống giáo dục pháp luật ở
Việt Nam nhằm thi hành hiến chương ASEAN, tạp chí Luật học (1/2010).
Ngọ Văn Nhân (2011), Phát huy vai trò của dự luận xã hội đối với
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, , tạp chí
Luật học (5/2011).
Đỗ Xuân Lân (2011), Về cách thức tiếp cận và một số nội dung cua dự thảo luật phổ biến, giáo duc pháp luật, tạp chí Nghiên cứu lập pháp
(17/2011), Văn phòng Quốc hội.
Nguyễn Thanh Bình (2012), Vai tro, nhiệm vụ cua Mat trận t6 quốc Việt Nam trong công tác tuyên truyền, pho biến, giáo dục pháp luật về quyên làm chủ, tạp chí Nghiên cứu lập pháp (6/2012), Văn phòng Quốc hội.
Đỗ Xuân Lân (2015), Tang cường phối hợp giữa ngành Tư pháp và
ngành giáo duc - đào tạo trong công tác pho biến, giáo duc pháp luật, tạp chí
Dân chủ và Pháp luật (3/2015), Bộ Tư pháp.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu khoa học của tập thể, cá nhân, các bài viết của các tác giả từ trước đến nay về phô biến, giáo dục pháp luật đã đóng góp rất nhiều các vấn đề cơ bản cả về van dé lý luận và thực tiễn dưới nhiều góc độ khác nhau về phổ biến, giáo dục pháp luật Tuy nhiên, có thể nói răng, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách day đủ và có hệ thống về phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc H Mông nói chung và phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc
HˆMôngở tỉnh Hà Giang nói riêng Vì vậy, đây là dé tài đầu tiên nghiên cứu
có hệ thong van đề phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào H°Mông trên
Trang 13$.I Mục dich
Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng công tác phô biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc H'Mông ở tỉnh Ha Giang, đề xuất
những giải pháp nhằm tăng cường nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật cho đồng bào dân tộc H’Mong ở Hà Giang hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ
Đề thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Trên cơ sở phân tích một số van dé lý luận chung về phô biến, giáo
dục pháp luật, luận văn phân tích rõ đặc điểm và vai trò phổ biến, giáo dục
pháp luật cho đồng bào dân tộc HˆMông.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân thực trạng của
công tác phố biến, giáo dục pháp luật cho đồng bao dân tộc H’Méng ở Hà
- Đề xuất phương hướng, giải pháp cụ thé nhằm tăng cường nâng cao hiệu quả công tác phô biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc H'Mông
ở Hà Giang hiện nay.
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng, những khó khăn, bat
cập trong quá trình thực hiện công tác phô biến, giáo dục pháp luật cho đồng
bao dân tộc HˆMông trên dia ban tỉnh Ha Giang Qua đó, đưa ra những giải
pháp cụ thé để nhằm tăng hiệu quả công tác phố biến, giáo dục pháp luật cho
đồng bao dân tộc H°Mông trên địa bàn tỉnh Hà giang.
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác phô biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc H’M6ng trên địa bàn tỉnh Ha Giang từ năm 2010 cho đến nay Tức là thời điểm Luật Phô biến, giáo dục pháp luật sắp được ban
hành và có hiệu lực.
Trang 14và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, về phố biến, giáo dục pháp luật nói chung và cho đối tượng là dân tộc thiểu số nói riêng.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật
biện chứng với các phương pháp: lịch sử - cụ thé, phân tích, tong hợp, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác: thống kê, so sánh, thu thập tài liệu
6 Đóng góp mới của đề tài
Luận văn góp phan làm phong phú thêm kho tàng lý luận về phổ biến,
giáo dục pháp luật, làm rõ tính đặc thù của công tác phố biến, giáo dục pháp
luật cho đồng bào dân tộc H Mông sinh sống ở Việt Nam.
Luận văn góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm chỉ đạo tô chức
hoạt động thực tiễn của các cơ quan Dang và nhà nước trong việc phô biến, giáo dục pháp luật cho đồng bao dân tộc thiêu số nói chung ở Hà Giang và
đồng bào dân tộc HˆMông ở Hà Giang nói riêng Đồng thời là tài liệu cho việc hoạch định chính sách đối với đồng bao dân tộc H’Mong.
Luận văn là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu có hệ thông và tương đối toàn diện về phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc H'Mông ở Hà
Giang, nêu được khái niệm và đặc trưng phổ biến, giáo dục pháp luật cho
đồng bao dân tộc H’Méng Vi vậy, luận văn có những đóng góp khoa hoc cu
thể sau: Luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản để tăng cường
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù là đồng bao dân
tộc HˆMông ở Hà Giang.
7 Kết cầu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Những van dé lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật
Trang 15đồng bao dân tộc H°Mông trên địa bàn tỉnh Ha Giang hiện nay Chương 3: Quan điểm và giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả phố biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc H’Mong trên địa bàn
tỉnh Hà Giang hiện nay
Trang 16LUAT CHO DONG BAO DAN TỘC H’MONG
1.1 Khái niệm, đặc điểm va vai trò của pho biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc H’Méng
1.1.1 Khái niệm phố biến, giáo dục pháp luật cho dong bao dân tộc
Phổ biến, giáo duc pháp luật (PBGDPL) là một hoạt động quan trọng trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.Hoat động này có ý nghĩa góp phần nâng cao giá trị của pháp luật trong đời sống Trong khoa học pháp lý có nhiều quan điểm, quan niệm khác nhau về khái niệm
Theo Luật PBGDPL 2012 định nghĩa: “Phổ biến, giáo duc pháp luật là
hoạt động có định hướng của toàn bộ hệ thong chính trị, trong do Nha nước
giữ vai trò nòng cốt nhằm hình thành và nâng cao tri thức pháp luật, tình cam
pháp ly của công dan phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành”.
Phổ biến là làm cho đông đảo mọi người biết đến một vấn dé, một tri
thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông quan hình thức nào đó hoặc làm
cho mọi người biết đến Phd biến pháp luật có đối tượng tác động rộng rãi,
mang ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, bởi trong lịch sử đã có lúc pháp luật được ban hành nhưng không được phổ biến công khai mà chỉ được coi là một công cụ để nhà nước dùng để trị dân Bên cạnh đó phổ biến pháp luật còn
mang tính tác nghiệp, truyền đạt nội dung pháp luật cho các đối tượng cụ thể.
Ở những mức độ khác nhau, phố biến pháp luật còn nhăm làm cho các đối tượng cụ thé hiểu thấu suốt các quy định của pháp luật dé thực hiện pháp luật trên thực tế Phố biến pháp luật thường được thực hiện thông qua các hội
nghị, các cuộc tập huân
Trang 17Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhăm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết để người ta có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội Giáo dục pháp luật là hoạt động truyền giao thông tin pháp luật một cách
có hệ thống, khoa học nhằm tác động lên nhận thức của con người sâu sắc hơn, có tính chất giáo huấn cụ thê hơn.
So với phổ biến thì giáo duc cũng nhằm nâng cao nhận thức, tình cảm
song nội dung rộng hơn, phương thức tiến hành chặt chẽ hơn, đối tượng xác
định hơn, mục đích lớn hơn Xét dưới góc độ nhất định thì phổ biến chính là các phương thức giáo dục cụ thể.
Phổ biến pháp luật và giáo dục pháp luật là hai hoạt động có mối quan
hệ đan xen, kết hợp chặt chẽ với nhau nhưng mục đích chung của cả hai hoạt
động này đều là để nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của người dân Dé tổ chức hoạt động này, đòi hỏi các tổ chức chính trị - xã
hội và cơ quan nhà nước phải lên kế hoạch bao gồm: nội dung, hình thức, phương pháp và phạm vi triển khai rõ ràng Quan trọng nhất, Nhà nước phải bảo đảm nguồn lực kinh phí cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp
Tóm lại, có thể hiểu phô biến, giáo dục pháp luật là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm niềm tin pháp luật cho đối tượng từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành
pháp luật của đối tượng; là hoạt động nhằm nâng cao tính khả thi và thực tế
của pháp luật.
Công tác phô biến giáo dục pháp luật bao gồm các công đoạn: Định hướng công tác phổ biến,giáo dục pháp luật;
Lập chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; Áp dụng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật;
Trang 18Trién khai chuong trinh, ké hoach pho bién, giáo dục pháp luật;
Kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn, sơ kết, tổng kết công tác phô biến giáo dục
pháp luật, đúc rút kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ lí
luận về phố biến giáo dục pháp luật.
Thực hiện phô biến, giáo dục pháp luật phải bảo đảm chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực, kịp thời, thường xuyên, có trọng điểm Trong quá trình thực hiện cần chú ý da dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phat triển kinh té - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương va đời sống hăng ngày của người dân.
Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật hướng tới tất cả các đối tượng
trong xã hội Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc H Mông nói riêng là một trong những đối tượng mang nét đặc thù Nghị định
số 05/2011/ ND — CP về Công tác dân tộc của Chính phủ ngày 14/01/2011
quy định: “Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân it hơn so với dân tộc da số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”).
Như vậy, có thê hiểu phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bao dân tộc
H Mông là sự tác động có định hướng của Đảng, Nhà nước và các cơ quan
chuyên trách lên các đối tượng là người H’Méng nhăm hình thành ở họ tri
thức pháp luật, xây dựng ở họ niềm tin vào pháp luật để họ có đầy đủ khả
năng tham gia các quan hệ xã hội phù hợp với quy định của pháp luật hiện
Trang 19Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bao dân tộc HMông mang day đủ những đặc điểm của phổ biến, giáo dục pháp luật chung như sau:
Thứ nhất, Phổ biển, giáo dục pháp luật cho đông bào dân tộc H Mông
là một bộ phận của công tác giáo dục trinh trị, tu tưởng.
Giáo dục chính trị, tư tưởng là hoạt động truyền bá, xây dựng, bảo vệ
và phát triển hệ tư tưởng của giai cấp cam quyền nhằm tập hợp, huy động và phát huy vai trò của quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm
vụ mà giai câp đê ra.
V.L Lê Nin đã nhẫn mạnh luật là biện pháp chính trị, là chính trị Đường lối cách mạng của Dang ta - chỗ dựa của công cuộc đổi mới mọi mặt về chính trị, kinh tế, xã hội đã đi vào tất cả các mặt của hoạt động lập pháp,
chỉ đạo nội dung pháp luật Có thé thay rằng ý thức pháp luật là một bộ phận không thê thiếu của ý thức chính trị Vì vậy, khi thực hiện PBGDPL sẽ tạo
khả năng cho việc giáo dục chính trị, hình thành ở đối tượng PBGDPL, cụ thể là đồng bào dân tộc HˆMông những hiểu biết nhất định về chính trị Ngược lại, giáo dục chính trị có những sự đan xen nhất định trong nội dung của mình
những tư tưởng pháp lý.
Tứ hai, Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bao dân tộc H Mông có moi liên hệ chặt chẽ với công tác xây dựng, thực hiện pháp luật.
Phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động truyền tải thông tin pháp ly đảm bảo với nội dung và tinh than của pháp luật thực định Pháp luật là những quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được Nhà nước thừa nhận, bảo
đảm thực hiện Bởi lẽ vậy, hoạt động phô biến phải bảo đảm được truyền tải
trên tinh thần nghiêm túc, chuẩn xác và bảo đảm những nguyên tắc nhất định PBGDPL không chỉ là thông tin cho các đối tượng biết về các văn bản QPPL
và các điêu luật mà còn phải giải thích đê họ hiéu được nội dung của các văn
Trang 20bản QPPL và điều luật đó Có như vậy, pháp luật trên thưc tế mới được bảo đảm thực hiện một cách đúng đắn và nghiêm túc.
Trong quá trình hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật có thé thực hiện hoạt động trao đôi tri thức pháp ly cho đồng bào dân tộc H'Mông Trước khi thực hiện PBGDPL cho dân tộc HˆMông, chu thể thực hiện PBGDPL phải tìm hiểu rõ thực trạng về ý thức pháp luật của đối tượng này Có như vậy mới có thé đưa ra được phương thức phô biến và giáo dục phù hợp với đối tượng.
Hoạt động PBGDPL phải được diễn ra tự nguyên trên cơ sở hai bên: nghe,
trao đôi, học hỏi và tiếp thu Điều này có ý nghĩa đối với hoạt động xây dựng pháp luật Bởi lẽ, suy cho cùng khi soạn thảo các điều luật, các nhà làm luật trước tiên đều rất coi trọng tính thực tế Qua việc phô biến, giáo dục pháp luật thì có thể tiếp cận được nhiều ý kiến, quan điểm của các đối tượng khác nhau Vì thế, dựa trên những đóng góp ý kiến đó, việc lên ý tưởng và xây dựng các quy tắc xử sự cũng trở nên dé dàng và mang tinh khả thi hon Quan trọng hơn,
từ công tác này, có thể xây dựng và hoạch định những cơ chế, chính sách chương trình nhằm hỗ trợ phát triển, khai sáng dân trí cho đồng bao dân tộc
H Mông.
Thứ ba, Phổ biến, giáo duc pháp luật cho đồng bào dân tộc H Mông nhằm truyền đạt thông tin, nội dung pháp luật giúp đồng bào dân tộc H Mông có những hiểu biết nhất định về pháp luật góp phan nâng cao ý thức pháp
luật cho họ.
Pháp luật của Nhà nước không phải khi nào cũng được mọi người trong
xã hội biết đến, tìm hiểu, đồng tình, ủng hộ và thực hiện nghiêm chỉnh Nhat
là trong điều kiện xã hội ngày càng diễn biến phức tạp cũng như trình độ dân trí của đồng bào H’Mong còn thấp thì phạm vi điều chỉnh của pháp luật chưa thật sự có điều kiện để tiếp cận được với pháp luật Trên thực tế có những đối
tượng đê phục vụ cho công việc của mình: học tập, nghiên cứu, sản xuât kinh
Trang 21doanh họ đều chủ động tìm hiểu pháp luật Các đối tượng còn lại, hầu hết chỉ khi xảy ra một sự kiện trong cuộc sống cần có pháp luật điều chỉnh thì họ
mới tìm đến và sử dụng pháp luật Còn đối với đồng bào H’Mong, pháp luật đa phần không hề hiện hữu trong tâm trí cũng như cuộc sống của họ Vì thế, hoạt động phô biến, giáo dục pháp luật chính là phương thức truyền tải những thông tin, những yêu cau, nội dung va các quy định pháp luật đến với đồng bào dân tộc HMông, giúp cho họ hiểu biết, nam bắt kịp thời mà không mất quá nhiều thời gian, công sức cho việc tìm hiểu, tự học tập Đó còn là phương
thức hỗ trợ tích cực dé nâng cao hiểu biết pháp luật cho họ.
Biết đến pháp luật thôi chưa đủ, để áp dụng được đúng và triệt để thì đồng bào H'Mông còn phải hiểu rõ pháp luật và năm bắt được cách sử dụng pháp luật Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật không chỉ dừng lại ở việc truyền bá pháp lý cho đồng bào H’Méng biết mà còn thực hiện giải thích, hướng dẫn cho các đối tượng hiểu đúng, hiểu rõ và cách thức áp dụng các
điều luật Thêm nữa, pháp luật cũng tồn tại cả hai mặt ưu điểm và hạn chế nhất định Pháp luật chưa hoàn toàn phản ánh được tất cả nguyên vọng của mọi người trong xã hội Chính vi thé, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
cần mang ý nghĩa sâu sắc hơn, giúp quá trình điều chỉnh pháp luật được thuận lợi, dé dang và gần gũi với nguyện vọng của đông đảo đồng bào H’Méng hơn nữa.
Có thé thấy ý thức chấp hành pháp luật của đồng bào H’Méng chỉ có
thé được nâng cao khi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân
được tiễn hành thường xuyên, kịp thời và có tính thuyết Phố biến, giáo dục
pháp luật không đơn thuần là tuyên truyền các văn bản pháp luật đang có hiệu lực mà còn lên án các hành vi vi phạm pháp luật, đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng pháp luật, hình thành dư luận và tâm lý đồng tình ủng hộ
hành vi hợp pháp, lên án các hành vi phi pháp.
Trang 22Ngoài ra, phô biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc H’Méng
còn có những đặc thù cơ bản sau:
Tht nhất, đây là hoạt động pho biến, giáo dục pháp luật cho dong bào dân tộc it người, sống phân tán và định cư chủ yếu ở khu vực núi cao Diéu kiện đời sống kinh tế của dong bào dân tộc H Mông da phan khó khăn Chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ Với đặc điểm dân cư sinh sông của đồng
bào dân tộc H’Mong, Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ ngân sách cao hon
so với công dân bình thường Bởi lẽ, chủ thé tiến hành phổ biến, giáo dục
pháp luật cho đồng bào dân tộc H’Mong phải đi đến từng làng từng bản vận
động người dân, do đặc điểm sinh sống phân tán khiến cho việc tập trung dân hết sức khó khăn Thêm nữa, do du canh du cư nên việc phố biến có hiệu quả cũng sẽ trở nên nan giải Chính vì thế, cần lập kế hoạch xây dựng ngân sách cho từng chiến dịch phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể nhằm động viên
những chủ thé PBGDPL có tinh thần phổ biến, tuyên truyền pháp luật và
đồng bao dân tộc H'Mông có điều kiện tiếp nhận kiến thức pháp luật.
Thứ hai, đồng bào dân tộc H Mông có trình độ dân trí thấp và mang nặng tín ngưỡng dân tộc sâu sắc Đồng bào dân tộc H'Mông có tâm lý rất dễ tin, nhưng niềm tin đó cũng dễ dàng bị thay đôi, hay tự ti, tự 41 va bao thủ bởi
vậy hiệu qua của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào người H Mông không chi là việc làm cho họ hiểu đường lối, chính sách của Dang,
pháp luật của Nhà nước quy định như thế nào mà quan trọng hơn là việc
đường lỗi và pháp luật đó có được thực hiện đúng dan trên thực tiễn hay
không Và điều rat quan trọng là chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật phải là
người gương mẫu So với mặt bang chung, đồng bào người H’Méng còn chịu nhiều thiệt thòi, ít có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu pháp luật và sử dụng phương tiện, công cụ pháp luật dé tự bảo vệ các quyên và lợi ích chính đáng của mình Điều đó đòi hỏi phải có những hình thức, biện pháp phù hợp và
hiệu quả hơn dé hỗ trợ một cách thiết thực cho những đối tượng này có được
Trang 23hiểu biết các quyền và nghĩa vụ của mình, được tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng va bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp Đó chính là cách thé hiện đường lối của Đảng về xóa đói, giảm nghèo trong lĩnh vực pháp luật.
Ngoài ra, đồng bào người H'Mông là dân tộc thiểu số duy nhất ở nước ta đã đạt đến một trình độ phát trién cao, xây dựng được quốc gia dân tộc độc lập, tôn tại hàng ngàn năm Sau hơn 300 năm ton tại và phát triển cùng cộng đồng dân tộc Việt Nam, tuyệt đại đa SỐ đồng bào người H Mông đều coi dân tộc minh là một bộ phận cấu thành không thé tách rời cộng đồng quốc gia dân tộc Tuy nhiên, ý thức về cội nguồn dân tộc, đặc biệt là ý thức sâu sắc về việc bảo tôn chính sự tôn tại của dân tộc mình, luôn tiềm ân trong cư dân nhất là trong giới trí thức, nhân sĩ H'Mông Đây là van dé hết sức nhạy cảm cần đặc biệt lưu ý trong việc lựa chọn hình thức, phương pháp tuyên truyền phô biến, giáo dục pháp luật.
Tứ ba, PBGDPL cho đồng bào dân tộc H Mông vừa mang tính
chất thuyết phục, tự nguyện vừa mang tỉnh chất cưỡng chế, bắt buộc PBGDPL là trách nghiệm, nghĩa vụ của Nhà nước đối với công dân Song
song với điều đó, công dân cũng có nghĩa vụ phải thực hiện pháp luật Muốn thực hiện được pháp luật đúng và đủ, công dân phải biết và hiểu các quy định
pháp luật Đối với trình độ dân trí cũng như đặc điểm sinh sống của đồng bào
dân tộc HˆMông, họ xem thường pháp luật và không nhận thức được sự cần
thiết, vai trò của pháp luật trong đời sống của họ Đặc biệt, đồng bào dân tộc HˆMông có bản tính rất dé tự ái và tỏ ra chai ly, bat cần Vi thế, đa số tâm ly
chung của đồng bào dân tộc H’Méng là không hề hưởng ứng phong trào tim hiểu pháp luật Bởi lẽ vậy, để có thể thực hiện tốt công cuộc cai cach , xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN thì Nhà nước cần phải thực hiện chương
trình PBGDPL trên quy mô mở rộng phạm vi và đối tượng, đặc biệt là đối với
đồng bào DTTS nói chung và đối với đồng bào dân tộc H Mông nói riêng Do đồng bào H'Mông là đối tượng đặc thù, nên phương pháp PBGDPL cho
Trang 24đối tượng này phải kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế Ngoài việc phổ
biến nhẹ nhàng bằng lời nói, truyền miệng, các phương thức quảng bá thì
phải có những biện pháp mang tính chất răn đe, và cảnh cáo đối với những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có tư tưởng chống đối.
1.1.3 Vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật luôn có vị trí và vai
trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩahiện nay; là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; là trách
nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam và sự điều phối, tô chức thực hiện của các cơ quan nhà nước và các
tô chức, đoàn thé; là khâu then chốt, quan trọng dé chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước thực sự đi vào cuộc sống xã hội, đi vào ý thức, hành động của từng chủ thé trong xã hội PBGDPL là cầu nối để truyền tải
pháp luật vào cuộc sống Nói cách khác, quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống được bắt đầu băng hoạt động PBGDPL Pháp luật là công cụ dé điều chỉnh xã hội của Nhà nước và cũng là thiết chế để bảo vệ quyền và nghĩa vụ
của công dân nói chung, của đông bào dân tộc H’MO6ng nói riêng.
Thứ nhất, PBGDPL sẽ góp phan nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa
— xã hội của đông bào dân tộc H “Mông.
Pháp luật của Nhà nước không phải khi nào cũng được mọi người trong
xã hội biết đến, tìm hiểu, đồng tình ủng hộ và thực hiện nghiêm chỉnh Tuy rằng bản chất pháp luật của Nhà nước ta là tốt đẹp, nó phản ánh ý chí, nguyện
vọng, mong muốn của đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội Tuy nhiên, dù những quy định pháp luật có tốt đẹp nhưng không được nhân dân biết đến thì vẫn không đi vào cuộc sống Nhat là khi sống trong điều kiện van hóa rất khó khăn, đồng bao dân tộc H Mông dường như không hè được tiếp cận đến văn hóa pháp lý Khi được khai sáng về văn hóa pháp lý, đồng bào
Trang 25dân tộc HˆMông sé hiểu rõ những quyền va nghĩa vu của minh; ho sẽ có thêm
hiểu biết về khuôn khổ pháp lý đặt ra cho việc kết hôn một vợ một chồng, sinh con
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta
hiện nay vấn đề phô biến giáo dục pháp luật ở miền núi, vùng dân tộc thiểu
số là nhiệm vụ rất quan trọng Nếu không giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí
cho đồng bào dân tộc thiêu số thì không thé phát triển kinh tế - xã hội, không thể đấu tranh tiễn tới xóa bỏ các tệ nạn xã hội Đối với đồng bào dân tộc
HMông cũng như vậy Khi nhận thức được giá tri của pháp luật, ho sẽ có cơ
hội tìm hiểu những chính sách, chủ trương dé nâng cao đời sống kinh tế, dé
dàng tiếp nhận các công trình, thành tựu khoa học kĩ thuật nông nghiệp dé áp
dụng vào đời sống Ngoài ra, khi nhận thức được những thông tin về pháp
luật, đồng bao dân tộc H "Mông cũng có cơ hội tim hiểu thêm được nhiều hình thức kinh doanh khác, làm quen với nhiều hình thức kinh doanh dé nâng
cao và cải thiện đời sống kinh tế của mình.
Thứ hai PBGDPL góp phan nâng cao nhận thức tri thức và ý thức cho đồng bào dân tộc H’Méng
Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, người dân trong xã hội ấy không thé không hiểu biết luật và ý thức tuân thủ pháp luật Điều dễ
nhận thấy là việc người dân thiếu hiểu biết pháp luật sẽ hạn chế nhiều trong
việc đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tệ nan, hu
tục lạc hậu trong đời song xã hội, cũng như không thé hình thành các quan hệ xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực, phù hợp với bản chất của chế độ xã hội
chủ nghĩa Là dân tộc thiểu số, dân tộc HˆMông là một thành phần dân tộc
không thẻ tách rời trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có quyền và nghĩa vụ như các dân tộc khác đang sống trên lãnh thé Việt Nam Tuy nhiên, trên thực tế họ không hề nhận thức được điều đó Vì vậy, việc PBGDPL sẽ tạo cơ hội
Trang 26cho họ biết và hiểu về giá trị của bản thân họ cũng như giúp họ đánh giá được
những hành vi tốt xấu trong quá trình tham gia vào các quan hệ xã hội Từ đó, hình thành trong suy nghĩ của chính những người dân HˆMông ý thức về việc
thực hiện pháp luật chính xác và đúng đắn hơn.
Thứ ba PBGDPL góp phan nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý
nhà nước, quản ly xã hội
Vai trò quan trọng này của công tác PBGDPL bắt nguồn từ chính vai trò và giá trị xã hội của pháp luật là phương tiện hàng đầu để quản lý nhà
nước, quan lý xã hội PBGDPL giúp cho mọi người có tri thức pháp lý, tình
cảm pháp luật đúng đắn và hành vi hợp pháp, tạo tiền đề cho việc sử dụng quyền lực nhà nước, tăng cường pháp chế, phát huy dân chủ và quyên tự do của mỗi người.
PBGDPL đồng thời tạo ra khả năng đổi mới các quan hệ xã hội trong
môi trường quản lý nhà nước bằng pháp luật, hình thành các điều kiện và
nhân tố thuận lợi cho quá trình quản lý nhà nước, quản lý xã hội; tạo ra khả năng phát hiện và loại trừ những hiện tượng tiêu cực, chống đối pháp luật diễn ra trong quá trình quản lý.
Thứ tr PBGDPL góp phan xây dựng chủ trương bình dang giữa các
dân tộc Việt Nam
Quyền bình đắng giữa các dân tộc là quyền thiêng liêng của các dân tộc Tất cả các dân tộc dù đông người hay ít người, có trình độ phát triển cao hay
thấp đều có quyên lợi và nghĩa vụ như nhau, không có đặc quyền đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ cho bất kì dân tộc nào Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đăng giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ và phải được thực hiện trong thực tẾ, trong đó việc khắc phục về chênh
lệch trong trình độ phát triển kinh tế văn hóa giữa các dân tộc do lịch sử dé lại
có ý nghĩa cơ bản.
Trang 27Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau Có những dân tộc thiểu số có trình độ thấp kém, đời song nhiều khó khăn Một trong số đó chính là đồng bào dân tộc H mông Vi thế, việc PBGDPL cho đồng bào dân tộc H mông sẽ phần nào kéo gần khoảng cách nhận thức cũng như văn hóa của đồng bao dân tộc H’méng gần lại hơn so với những dân tộc khác, góp phần nâng cao sự bình đăng giữa các dân tộc Việt
Mỗi một hoạt động đều nhằm đạt được những mục đích nhất định Việc đặt ra những mục đích nhất định sẽ có vai trò quan trọng trong quá trình thực
hiện cũng như là cơ sở cho việc đánh giá, nhận xét hiệu quả của công việc.
Mục đích của PBGDPL bao gồm:
- PBGDPL nhằm hình thành và từng bước mở rộng hệ thống tri thức
pháp luật cho mọi công dân.
- PBGDPL nhằm xây dựng nên lòng tin, tình cảm của mọi công dân
đối với pháp luật.
- PBGDPL nhằm hình thành động cơ, hành vi và thói quen thực hiện
theo pháp luật của mọi công dân theo chiều hướng tích cực.
Từ những mục đích của PBGDPL nói chung và những đặc điểm mang tính đặc thù của dân tộc HˆMông, có thể thay muc dich cua PBGDPL cho
đồng bao dân tộc H'Mông như sau:
Một la, PBGDPL cho đồng bao dân tộc H’Méng nhằm nâng cao trình độ nhận thực pháp lý Do đặc trưng về văn hóa, lối song nên hiện nay dân tộc
H Mông ở Việt Nam đa phần vẫn còn trong tình trạng mù chữ, ít được tiếp
xúc với nên văn hóa hiện đại toàn câu Quan trọng hơn, những phong tục tập
Trang 28quán, hủ tục vẫn còn bám rễ và ăn sâu vào tiềm thức của họ Bởi lẽ vậy, quan niệm “phép vua thua lệ làng” vẫn cỗ hữu trong nhận thức của họ Pháp luật
trong họ không có giá trị và không được vận dụng Chính vì vậy, PBGDPL sẽ
giúp cung cấp những nội dung cơ bản của pháp luật chủ yếu về những vấn đề xoay quanh cuộc sống của họ: Đảng, Nhà nước, quyền và nghĩa vụ của công
dân, những hành vi pháp luật cắm trong đời sông Đó sẽ là những van dé mà
đồng bao dân tộc H'Mông có thé dé hiểu nhất.
Hai la, PBGDPL cho đồng bào dân tộc H°Mông nhằm củng cé tinh thần, tình cảm, niềm tin vào pháp luật Biết đến pháp luật thôi chưa đủ, hiểu và coi trọng pháp luật mới là điều quan trọng Dân tộc H°Mông là một dân tộc có nền văn hóa khá day và được mỗi đồng bào dân tộc H’Méng luôn tâm
niệm và thực hiện Thế nhưng không phải phong tục, tập quán và hủ tục nào
cũng tốt Có những phong tục rất mang tính nhân văn va góp phan giữ gìn bản sắc con người Việt Nam Tuy nhiên, lại có những hủ tục mang tính rất lạc hậu
gây ảnh hưởng đến đời sống của họ nhưng đo trong tâm khảm họ đã khắc sâu truyền thống xa xưa nên trong tiềm thức họ vẫn thực hiện mặc dù họ thay SỢ
hoặc thay bất bình Do đó, để đồng bao dân tộc H Mông tiếp nhận và tin tưởng pháp luật thay thé phong tục của mình không phải điều dé dàng Vi
vậy, băng nhiều hình thức, PBGDPL thực hiện để xây dựng những tình cảm
của họ vào pháp luật.
Ba là, PBGDPL nhằm hướng dẫn đồng bao dân tộc H°Mông được thực hiện pháp luật đúng cách Như đã nói do ảnh hưởng nặng nề của phong tục tập quán cũ nên đồng bào H "Mông ngại việc phải thực hiện pháp luật Họ cho
rằng đó là những khuôn khô chật hẹp; đó là những hình phạt, trừng trị Họ được phô biến pháp luật nhưng chưa biết mình phải thực hiện sao cho đúng và quan trọng hơn là để đảm bảo được quyền lợi của mình Vì thế, PBGDPL
nhằm giúp họ có thực hiện nghĩa vụ nhất định như những công dân khác để
song song với nghĩa vụ họ nhận được nhưng quyền lợi Từ đó, họ càng ngày
Trang 29càng có lòng tin với pháp luật và thực hiện nó như một sự thôi thúc của bản
thân chứ không còn e dè, ngại khó như lối suy nghĩ cũ Đồng thời, PBGDPL cũng nhằm thực hiện lên án các hành vi vi phạm pháp luật và đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng pháp luật nhằm hình thành dư luận và tâm lí đồng tình ủng hộ hành vi hợp pháp, lên án các hành vi vi phạm pháp luật.
1.2.2 Chủ thể của phổ biến, giáo dục pháp luật cho dong bào dân tộc
H Mông
Chủ thê PBGDPL là tổ chức, cá nhân theo chức năng, nhiệm vụ hay
trách nhiệm xã hội phải tham gia vào việc thực hiện các mục đích pháp luật. Nguồn nhân lực cho công tác rất đa dạng, khác nhau về ngành nghề, trình độ,
chuyên môn, hiểu biết pháp luật và kĩ năng nghiệp vu Khái quát lại có thé chia các chủ thể này thành ba nhóm sau:
- Những chủ thể làm công tác quản lý tổ chức và hoạt động PBGDPL - Những chủ thé trực tiếp thực hiện hoạt động PBGDPL (chuyên trách
và kiêm nhiệm), gồm có:
+ Chủ thé PBGDPL chuyên trách được hiéu là tổ chức, cá nhân có chức năng nhiệm vụ hay trách nhiệm pháp lý chủ yếu được pháp luật quy định thực hiện nhiệm vụ PBGDPL Cơ quan chuyên trách về hoạt động PBGDPL được
thành lập ở bốn cấp: ở Trung ương (Bộ Tư Pháp), ở địa phương là Sở Tư pháp (cấp tỉnh); phòng Tư pháp (cấp huyện), ban Tư pháp (cấp xã) Cán bộ
chuyên trách thực hiện PBGDPL là cán bộ Tư pháp và cán bộ làm ở bộ phận
pháp chế của các cơ quan, sở, ban, ngành.
+ Chủ thé PBGDPL kiêm nhiệm là những cá nhân ngoài việc thực hiện
nhiệm vụ chính được phân công thì còn kiêm thêm nhiệm vụ PBGDPL như:
đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền pháp luật, các thành viên của Hội đồng phối hợp PBGDPL, tư pháp hộ tịch, hòa giải viên
- Những chủ thể thực hiện hoạt động PBGDPL thông qua hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của mình, hoặc lồng ghép hoạt động PBGDPL với
Trang 30các hoạt động xã hội như: Cơ quan, tô chức (Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; tổ chức hành nghề về pháp luật, cơ sở đào tạo luật; các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân ); cá nhân (đại biểu Quốc Hội, đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp; cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ trong lực lưỡng vũ trang nhân dân; gia làng, trưởng bản ).
Chủ thể PBGDPL cho đồng bào người H Mông ngoài những tiêu
chuẩn cần có thì phải là người có sự nhiệt tình tâm huyết, có hiểu biết về
phong tục tập quán người H Mông, am hiểu tâm lý người H'Mông và biết tiếng H’Mong.
Thực tiễn cho thay, trong cộng đồng người H’Méng, có những cá nhân có vị trí uy tín lớn, tiếng nói của họ có ảnh hưởng rất sâu rộng trong cộng
đồng và gần như mang tính quyết định trước nhiều vấn đề xảy ra Chủ trương
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có được triển khai mạnh mẽ,
sâu rộng đúng hướng và đạt hiệu qua hay không phụ thuộc khá nhiều vào
những người này Họ là sư cả, trưởng họ, trưởng thôn, những người có uy tín,
có khả năng giác ngộ, tập hợp những người khác trong cộng đồng, những
người "cẩm cân nảy mực" trong việc giải quyết các van đề phát sinh hàng ngày của cộng đồng, những mối bat hòa, những tranh chấp
Vì vậy, ngoài chủ thể chuyên nghiệp, cần thu hút đội ngũ sư cả, trưởng
họ, trưởng thôn, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của họ trong việc tuyên truyền,
giáo dục pháp luật là rất cần thiết có hiệu quả Nếu các thành phần này năm
chắc pháp luật, sẽ thúc đây hiệu quả việc phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, loại trừ những hủ tục lạc hậu, thông qua họ tác động tới
trình độ nhận thức pháp luật của từng người dân, dẫn dắt họ, giúp họ hiểu và
từng bước thực hiện pháp luật, thực hiện các qui ước của làng xã, xây dựng
đời sông văn hóa mới Như vậy, với lợi thê là uy tín của đội ngũ sư cả,
Trang 31trưởng họ, trưởng thôn với cộng đồng người H Mông, họ có thé là các cộng tác viên rất hiệu quả trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật.
1.2.3 Nội dung của phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân
tộc H’Mong
Nội dung PBGDPL là tổng thể các tri thức pháp luật mà chủ thể PBGDPL truyền tải đến đối tượng Căn cứ vào các đối tượng của PBGDPL chúng ta xác định được những tri thức pháp luật nào là cần thiết cho từng
nhóm đối tượng cụ thể dựa trên cơ sở đặc điểm của từng nhóm đối tượng Nội dung PBGDPL theo quan điểm chung hiện nay được xác định bao
gồm phạm vi tương đối rộng đó là:
- Các thông tin về pháp luật, gồm cả kiến thức cơ bản và văn bản pháp luật thực định; các thông tin về việc thực hiện pháp luật, về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm, về việc điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật.
- Các thông tin liên quan đến kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học về
thực hiện, áp dụng pháp luật; về vị trí, tác động của từng văn bản pháp luật
đối với đời sống kinh tế xã hội, đối với từng đối tượng; phản ánh nhu cầu,
nguyện vọng, ý kiến, dé xuất cau nhân dân, của các chuyên gia pháp luật va
các ngành khác trong việc xây dựng, thực hiện và hoàn thiện pháp luật.
- Các thông tin hướng dẫn hành vi pháp luật cu thé của công dân như: Quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, các quy trình, thủ tục để bảo vệ các quyên và lợi ích hợp pháp
Tuy nhiên, trong thực tiễn, nội dung chủ yếu của PBGDPL được xác định theo những cấp độ khác nhau tùy thuộc từng loại đối tượng, phù hợp với
những nhu cầu, đặc điểm của đối tượng mà hoạt động giáo dục pháp luật
hướng tới Nội dung PBGDPL theo quy định Luật PBGDPL năm 2012 bao
gồm nội dung chung cho công dân và nội dung cho một số đối tượng đặc thù.
Nội dung PBGDPL chung cho công dân bao gồm:
Trang 32- Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đăng giới, xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của các công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công
chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.
- Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên, các thỏa thuận quốc tế.
- Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.
Trên cơ sở những nội dung chung như trên, khi tiến hành PBGDPL cho đồng bao dân tộc H'Mông cần chú trọng những nội dung sau:
- Quyền và nghĩa vụ công dân:
+ Nghĩa vụ công dân trong việc cùng với toàn dân đấu tranh phòng và chống các vi phạm pháp luật dé pháp luật được thực hiện công bang.
+ Nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện nghiêm chỉnh, triệt để và
đúng dan pháp luật của Nhà nước cũng như các quy tắc sinh hoạt trong cộng đồng dân cư.
+ Quyên, lợi ích hợp pháp của công dân và trình tự thủ tục tố tung dé
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi có tranh chap.
- Phé biến, giải thích các văn bản pháp luật hiện hành, đặc biệt là những văn bản liên quan trực tiếp, thiết thực đến quyền và nghĩa vụ pháp lý
của công dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, pháp luật về hộ tịch, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, ưu đãi người có công với cách mạng, chính sách đối với đồng bào dân tộc vùng
sâu, vùng xa, vùng đông bào dân tộc thiêu sô Ngoài ra, nội dung pháp luật
2 Điều 10 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012.
Trang 33nên được lồng ghép trong chương trình xóa đói giảm nghèo, dân số, khuyến
nông, khuyến lâm
1.2.4 Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc
Hình thức PBGDPL là cách thức tô chức hoạt động PBGDPL và cách thức, biện pháp được chủ thé PBGDPL sử dung dé truyền đạt nội dung pháp luật đến với đối tượng nhằm trang bị tri thức pháp luật, hình thành và nâng
cao ý thức pháp luật.
Xét theo quan điểm triết học về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, hình thức PBGDPL giữ vai trò hỗ trợ hoặc tác động trở lại đối với kết qua chung của hoạt động PBGDPL Nếu nội dung pháp luật phù hợp, xa rời thực tiễn thì tất yêu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả PBGDPL Vì lẽ đó, hoạt động
PBGDPL luôn được xã hội quan tâm không những ở nội dung mà còn quan
tâm tới hình thức PBGDPL Hiện nay có rất nhiều hình thức để thực hiện tuyên truyền, PBGDPL, mỗi hình thức tuyên truyền PBGDPL đều có những
đặc thù và kỹ năng riêng.
Các hình thức PBGDPL nói chung g6m có: hop báo, thông báo cáo chí;
phổ biến pháp luật trực tiếp; tư van, hướng dan tìm hiểu pháp luật; cung cấp
thông tin, tài liệu pháp luật; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng,
loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động: đăng tải trên Công
báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ
sở, bảng tin của cơ quan, tô chức, khu dân cư; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật;
thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tổ cáo của công dân và các hoạt động khác của co
quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải
CƠ SỞ; lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tô chức chính trị và các đoàn thé, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn
hóa khác cơ sở; thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở
Trang 34giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; các hình thức PBGDPL khác phù hợp với từng đối tượng cụ thé mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thâm quyền có thé áp dụng đảm bảo cho công tác PBGDPL đem lại hiệu qua’.
Đề hoạt động PBGDPL đưa lại hiệu quả tốt nhất thì việc lựa chọn và sử dụng cách thức PBGDPL cho đồng bao dân tộc H'Mông cũng cần phải dựa
trên những căn cứ khác nhau như: căn cứ vào mục tiêu; căn cứ vào nội dung
giáo dục; căn cứ vào đặc điểm của đồng bào; lựa chọn phương pháp phải phù hợp với chủ thé, đối trong PBGDPL; thời gian, thời lượng; các điều kiện đảm
bảo thực hiện các phương pháp đó trên thực tế
Đối với đồng bào dân tộc H'Mông, có những nét rất đặc thù về đối
tượng, nội dung PBGDPL thì hình thức và phương pháp PBGDPL cũng có
những điểm khác biệt.
Có thê nói, thông tin pháp luật đến với nhân dân, đồng bào dân tộc
thiêu số nói chung, đồng bào dân tộc H’Méng nói riêng về thực chất là công
tác vận động quan chúng thực hiện đường lỗi, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Do đó, một trong những hình thức phổ biến giáo dục pháp luật
có hiệu quả phù hợp với đặc thù đối tượng nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số là hình thức là hình thức truyền đạt trực tiếp (tuyên truyền miệng) thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật Một hình thức khác cũng được sử dụng thường xuyên là biên soạn các tài liệu pháp luật phô thông
như: Sách giới thiệu văn bản, sách hỏi đáp về pháp luật, tờ gấp, tờ rơi việc dịch một số văn bản sang tiếng dân tộc H’Méng dé phổ biến cho đồng bao HˆMông là hình thức rat phù hợp có hiệu quả.
Các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật khác như: Thông qua hoạt
động hòa giải ở cơ sở, tủ sách pháp luật, trên các phương tiện thông tin đại
chúng truyền thanh cơ sở, lồng ghép trong các sinh hoạt truyền thống, lễ hội
của đông bao dân tộc, trong giải quyêt khiêu nại, tô cáo, thực hiện qui chê dân
3 Điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012.
Trang 35chủ ở cơ sở, qui ước của làng xã cũng được chú trọng Đặc biệt xuất phát từ
đặc điểm phong tục, tập quán sinh hoạt của cộng đồng dân tộc HˆMông thi
việc huy động, vận động cán bộ chính quyên, đoàn thé ở cơ sở, các sư cả,
trưởng họ, trưởng thôn tham gia công tác phổ biến giáo dục pháp luật được coi là một trong những hình thức, biện pháp phù hợp với đồng bào dân tộc
1.3 Hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả pho biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc H?Mông
1.3.1 Hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc
Ở nước ta, việc nghiên cứu, đánh giá vấn đề hiệu qua các loại hình hoạt động vẫn còn là những bước đi đầu tiên, đặc biệt đối với các lĩnh vực pháp luật trong đó có PBGDPL PBGDPL về bản chất sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho xã hội do vậy cần thiết phải tính đến hiệu quả trên cả bình diện cá
nhân, t6 chức và toàn xã hội.
Theo GS.TS Hoàng Thị Kim Qué thì “Hiệu quả phổ biến, giáo duc pháp luật là kết quả đạt được theo đúng yêu câu, mục đích của các quy định
pháp luật tương ứng và các lợi ích xã hội được dem lại với chỉ phí về vật chất, tinh thân thấp nhất”.
Nói đến hiệu quả là nói đến đòi hỏi nghiêm ngặt của xã hội đối với việc
đánh giá định lượng, định tính theo bộ công cụ kiểm định chất lượng và các
tiêu chí, tiêu chuẩn về hiệu quả của PBGDPL mang lại.
Hiệu quả PBGDPL cần được nhận thức, đánh giá trên cả hai phương
diện sau đây:
- Về hiệu quả PBGDPL xét trên phương diện thực hiện đúng các yêu câu, mục đích của các quy định pháp luật tương ứng
4 Hoàng Thi Kim Qué (2011), Bàn về hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay, tap chi
Khoa học pháp lý Trường Dai học Luật Thanh pho Hô Chí Minh (4/2011), tr23-26.
Trang 36Hiệu quả của PBGDPL cần được đánh giá trên từng mục đích cơ bản
của PBGDPL Theo đó có các tiêu chí sau đây:
Tiêu chí thứ nhất: đạt được mục đích nhận thức pháp luật;
Tiêu chí thứ hai: đạt được mục đích thái độ, tình cảm, niềm tin pháp
Tiêu chí thứ ba: đạt được mục đích hành vi phù hợp với pháp luật.
Ngoài ra, tiêu chí về mức độ chi phí dé đạt được kết quả thực té cting la cơ sở dé đánh giá hiệu quả của hoạt động PBGDPL Tiêu chí này thé hiện tính
kinh tế, tính văn hóa, tính hữu ích của hoạt động PBGDPL.
- Về hiệu qua PBGDPL xét trên phương điện hiệu qua xã hội dat duoc từ kết quả thực hiện các quy định pháp luật
Hiệu quả xã hội của PBGDPL về cơ bản phụ thuộc vào hiệu quả xã hội của chính ban thân các quy định pháp luật cần được phô biến, giáo dục cho các đối tượng xã hội nhất định Đó chính là các lợi ích xã hội đạt được do
thực hiện các quy định pháp luật của các đối tượng được PBGDPL Hiệu quả xã hội của PBGDPL phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của các quy định pháp luật mà cụ thê là tính hợp lý, công băng, sự thể hiện các loại lợi ích của cá nhân, cộng đồng, xã hội Hiệu quả xã hội của PBGDPL còn được thể hiện trên một phạm vi rộng hơn, lan tỏa ra cả những người xung quanh chứ không
chỉ đối với những người được trực tiếp PBGDPL Đây cũng chính là giá trị to
lớn của PBGDPL Pháp luật chỉ có hiệu lực thật sự khi được mọi người dân
tiếp nhận và thi hành một cách tự giác.
Theo quan điểm của PGS.TS Nguyễn Minh Đoan thì hiệu quả PBGDPL cần được xem xét ở cả chỉ phí đầu tư về vật chất, thời gian, công sức sự tương quan giữa chi phí đầu tư và kết quả đạt được chính là biểu hiện rõ nhất của hiệu quả cũng như tính cần thiết của hoạt động PBGDPL Dé đánh
giá hiệu quả này trong giai đoạn hiện nay thì cần chú trọng những tiêu chí cơ bản sau: mục đích, mục tiêu, yêu cầu của hoạt động PBGDPL; những kết quả
Trang 37thực tế do hoạt động PBGDPL mang lại; những chi phí cho quá trình tiến
hành hoạt động PBGDPL.
Kết hợp hai quan điểm về tiêu chí đánh giá hiệu quả PBGDPL có thé thay rằng hiệu quả PBGDPL cho đồng bào dân tộc H'Mông thê hiện ở chỗ với điều kiện cơ sở vật chất không quá ít, cũng không quá nhiều; kinh phí để
thực hiện PBGDPL tiết kiệm nhất; đội ngũ nguồn nhân lực không quá đông: thời gian dành chp PBGDPL không nhiều nhưng có thể tác động đến toàn
bộ đồng bao dân tộc H’Mong nhằm đạt được mục đích PBGDPL (nâng cao
nhận thức pháp luật, thái độ, tinh cảm với pháp luật và hình thành hành vi xử
sự hợp pháp trên thực tế) Ngoài ra, hiệu quả PBGDPL cho đồng bào dân tộc
H Mông còn thể hiện ở các lợi ích xã hội đạt được do thực hiện các quy định
pháp luật của đồng bao dân tộc H "Mông và phạm vi tác động của nó.
1.3.2 Các yếu tô ảnh hưởng đến hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc H’Méng
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bài dân tộc H'Mông đó là cả một quá trình và trong quá trình đó có nhiều yếu tố ảnh hưởng, tác động đến hiệu quả của hoạt động PBGDPL Quá trình này chủ yêu chịu ảnh hưởng của
một số yếu tô sau:
Thứ nhất, trình độ văn hóa của đối trợng PBGDPL Day là yếu t6 có tác động trực tiếp đến việc tiếp nhận tri thức pháp luật Nếu trình độ văn hóa cao sẽ có sự tiếp cận pháp luật hiệu quả hơn, họ sẽ dễ dàng hiểu biết pháp
luật, nhận thức đúng pháp luật và dẫn đến thực hiện những hành vi, sử xu hợp pháp Còn với những người trình độ văn hóa thấp thì sẽ rất khó khăn cho họ
trong việc hiểu biết cũng như thực hiện pháp luật.
Trình độ văn hóa, nhận thức của đồng bao dân tộc H°Mông hiện nay so với mặt băng chung của cả nước vẫn còn thấp, về cơ bản đã được xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học nhưng tỉ lệ học sinh đi học ở các trường trung
học vẫn chiếm tỉ lệ thấp Đây là một trong những hạn chế và trở ngại rất lớn
Trang 38dé đồng bao dân tộc H’Méng có thé tiếp cận được va nhận thức đúng về pháp luật Vì vậy, muốn PBGDPL cho đồng baoH’Mong có hiệu quả thì cần phải kết hợp với nâng cao dân trí.
Tứ hai, phong tục, tập quán Cũng như các yêu tố khác, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc H'Mông sẽ có những tác động lớn tới hoạt động
PBGDPL Đối với đồng bao dân tộc H'Mông thì phong tục đã trở thành luật
tuc, ăn sâu bén rễ rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả pháp luật, nâng cao nhận
thức pháp luật Những phong tục tập quán tích cực sẽ có vai trò quan trọng
trong việc củng có niềm tin vào pháp luật, nâng cao nhận thức pháp luật, cũng
như việc cử xử đúng pháp luật của người dân, tuy nhiên những phong tục tậpquán tiêu cực sẽ cản trở việc thực hiện đúng pháp luật của người dân, nó sẽ đi
ngược lại với tinh thần của pháp luật Hiện nay đồng bào dân tộc H°Mông vẫn duy trì những phong tục, tập quán lạc hậu, bên cạnh đó, tâm lý của đồng bào
dân tộc HˆMông thường hay tự ti, bảo thủ bao gồm cả tư tưởng cục bộ địa phương, địa phương chủ nghĩa, các cộng đồng, các cụm dân cư Điều này gây
bat lợi trong quá trình PBGDPL cho đồng bào dân tộc H Mông.
Do sự tác động của các yêu tố kê trên mà việc đưa pháp luật vào đời sống cộng đồng dân tộc rất khó khăn, chưa ké đến việc nhận thức đúng pháp luật và hành xử theo pháp luật Vì vậy khi PBGDPL cho đồng bào dân tộc H Mông phải nghiên cứu kế thừa các yếu tô hợp lí của phong tục tập quán và vận động đồng bào dân tộc cải tiến, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu Trong van dé này, vai trò của các vị chức sắc tôn giáo, các già làng trưởng ban là rất
quan trọng vì thế cần phải tranh thủ sự đồng tình của họ, qua họ vận động các
tín đồ, người dân nghe và làm theo để xóa bỏ tập tục lạc hậu, bảo ton và phát huy những tinh hoa truyền thống dân tộc.
Thứ ba, điều kiện cơ sở vật chat Muôn hoạt động PBGDPL có hiệu quả thì việc đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất là một yếu tô hết sức quan
trọng Điều kiện kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc HˆMông phát triển còn
Trang 39chậm và lạc hậu, hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu và yếu, vi vay dé dam bao duoc
day du va hoan thién hé thống cơ sở vật chất cho PBGDPL là hết sức khó
khăn Hiện nay kinh phí, cơ sở vật chat, phuong tién lam viéc danh cho hoat
động PBGDPL nhìn chung còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu Do đó việc PBGDPL cho đồng bào dân tộc H’Méng gặp rất nhiều khó khăn đặc
biệt là khi triển khai các hình thức PBGDPL cần đầu tư kinh phí dé thực hiện Dé hoạt động PBGDPL cho được hiệu quả cần phải dần dần bé sung và hoàn
thiện hệ thống cơ sở vật chất và cần có sự đầu tu đúng mức về kinh phí dé hỗ
trợ các hoạt động này.
Thứ tư, về nguôn nhân lực Nguồn nhân lực là yêu tổ mang tinh chủ đạo và xuyên suốt quá trình PBGDPL Hiện nay, nguồn nhân lực PBGDPL cho đồng bao dân tộc H Mông nói chung đã tăng về số lượng và chất lượng,
tuy nhiên trên thực tiễn thì nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, Tâm lý của một số bộ phận trong những chủ thể này vẫn chưa có sự tận tâm, nhiệt tình, bên cạnh đó lại chưa có sự quan tâm đúng mức của Nhà nước, đối
với đội ngũ hoạt động bán chuyên trách lại chưa có cơ chế rõ ràng trong quản
lý, sử dụng, nên trong thực tế hiệu quả chưa được cao.
Ngoài ra, việc sử dụng những người có uy tín trong cộng đồng như già làng, trưởng bản tại chính các địa phương, thôn, bản cũng gặp một số khó khăn bởi hau hết họ có trình độ thấp, bên cạnh đó, đặc điểm tâm lý — xã hội
ghi đậm dấu ấn trong đời sống ảnh hưởng trực tiếp đến nếp nghĩ, cách làm, dẫn tới khi giải quyết công việc họ còn chú ý nhiều tới tình cảm gia đình,
dòng họ, bản lảng, cộng đồng, mà chưa sử dụng đúng vai trò của pháp luật.
Trang 40Kết luận chương 1
Qua việc phân tích khái niệm chung về phổ biến,giáo dục pháp luật và
phân tích đặc điểm đặc thù về phố biến,giáo dục pháp luật cho đồng bào dan tộc H'Mông cho thấy:
- Phố biến,giáo dục pháp luật là một hoạt động có định hướng, có mối
quan hệ biện chứng giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan.
- Phổ biến,giáo dục pháp luật nói chung và phổ biến,giáo duc pháp luật
cho đồng bào dân tộc H’Méng nói riêng thực chat là công tác vận động quan chúng thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước Do đó, dé công tác phố biến giáo dục pháp luật đạt hiệu quả phải nghiên cứu các đối tượng, tìm ra đặc điểm đặc thù dé lựa chọn nội dung, áp dụng hình thức phương pháp phù hợp.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và phố biến,giáo dục pháp luật
cho đồng bào người H’Méng nói riêng là yêu cầu khách quan có ý nghĩa quan
trọng và cấp bách xuất phat từ yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, từ chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước.