BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ VÂN UYÊN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 8 34 04 03
Trang 1HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ VÂN UYÊN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO TRỢ
XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
Chuyên ngành : Quản lý công
Mã số : 8 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học:
TS LÊ VĂN HÒA
Phản biện 1 : TS Chu Xuân Khánh, Học viện Hành chính Quốc gia
Phản biện 2: PGS.TS Lê Đức Niêm, trường đại học Tây Nguyên
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng 3, - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Phân viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên
Số: 51 - Đường Phạm Văn Đồng, P Tân Hòa, TP Buôn Ma Thuột Thời gian: vào hồi 10 giờ 18 háng 8 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài luận văn
Bảo trợ xã hội (BTXH) là sự chăm lo về vật chất, y tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho các đối tượng yếu thế cụ thể là các trẻ em mồ côi, người tàn tật không có khả năng lao động và tự phục vụ, người già neo đơn, những người bệnh tâm thần Bảo trợ xã hội thể hiện sự văn minh, tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc của nhà nước ta đối với các đối tượng yếu thế Trong thời gian gần đây, hoạt động bảo trợ xã hội được tổ chức thực hiện kịp thời, đồng bộ và đã đạt được những kết quả quan trọng
Đắk Nông là một tỉnh mới thành lập trong 5 tỉnh Tây Nguyên, thuộc biên giới Tây Nam của Tổ quốc, nằm ở phía Tây Nam của Tây Nguyên Là một tỉnh miền núi, với trên 40 dân tộc của các địa phương cùng sinh sống trên địa bàn, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai và một số yếu tố khác đã làm cho đối tượng bảo trợ xã hội cần được trợ giúp rất lớn Hiện nay, tỉnh đã chăm lo cho khoảng 8.867 đối tượng yếu thế được hưởng trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng… nhờ vậy các đối tượng yếu thế trên địa bàn phần nào giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống, có điều kiện hòa nhập vào xã hội Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, công tác quản lý đối với hoạt động bảo trợ
xã hội vẫn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục Những hạn chế trong
Trang 4tác động chưa cao đến đời sống cộng đồng của các đối tượng, chưa thể hiện được tính ưu việc của chính sách Chính vì lý do đó, học
viên chọn đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công: “Quản
lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” với mục tiêu hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về
bảo trợ xã hội tại tỉnh Đắk Nông, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội ở tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Cho đến hiện tại có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài này, Tuy nhiên bảo trợ xã hội còn khá mới mẽ ở Việt Nam, ít được quan tâm nghiên cứu, cơ sở lý luận thực sự chưa nhiều Cho đến hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về
“Quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” Vì vậy, đề tài luận văn không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố
3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trợ xã hội, nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, Luận văn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới
Trang 53.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Một là nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động bảo trợ xã hội
và quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội
- Hai là nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động
bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 – 2017
- Ba là nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn
thiện quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trợ xã hội tại tỉnh Đắk Nông
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về bảo trợ xã hội và quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trợ xã hội, nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông từ năm 2013 – 2017 và nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện công tác này trong thời gian tới
Trang 65 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1 Phương pháp luận
Tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật phép biện chứng
và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng làm cơ sở phương pháp luận
để nghiên cứu nội dung đề tài luận văn Dựa trên nền tảng lý luận quản lý công và quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trợ xã hội để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chú trọng các phương pháp dưới đây: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nhận dạng thực trạng vấn
đề bảo trợ xã hội, đặc biệt là việc triển khai, thực hiện các chính sách
về bảo trợ xã hội đối với người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Từ những dữ liệu nghiên cứu, luận văn sẽ nỗ lực góp phần hệ thống hóa
cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo trợ xã hội ở tỉnh Đắk Nông
Trang 76.2 Ý nghĩa thực tiễn
Những giải pháp được đề xuất của luận văn có thể được tham khảo để sử dụng trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trợ xã hội tại các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, đồng thời có thể xem xét như là các tiêu chí đánh giá về quản lý nhà nước trong hoạt động này
Kết quả nghiên cứu của đề tài này hy vọng sẽ giúp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trợ xã hội, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn
có điều kiện sống, phát triển và hòa nhập cộng đồng
7 Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn gồm Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Mục lục Phần nội dung được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trợ xã hội tại tỉnh Đắk Nông
Trang 8dễ bị tổn thương, bần cùng hóa, hòa nhập với cộng đồng, có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội, thúc đẩy công bằng và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Trang 9rủi ro cho đối tượng yếu thế có cuộc sống cơ bản, tạo nên công bằng xã hội, thực hiện an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
1.1.2 Đặc điểm của quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội
- Hoạt động bảo trợ xã hội mang tính nhân đạo, thể hiện truyền thống tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau
- Thực hiện mục đích xã hội vì cồng đồng, không vì lợi nhuận
- BTXH là quyền của mỗi thành viên trong xã hội, là trách nhiệm, là nhiệm vụ của cả cộng đồng
- BTXH là từ sự đóng góp của các bên, sự trợ giúp của xã hội
và sự chia sẽ của cộng đồng và BTXH còn phải phụ thuộc vào nền kinh tế của địa phương
1.1.3 Ý nghĩa của việc quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội
- Dưới góc độ của người thụ hưởng, BTXH được xem như là nguồn tài chính đảm bảo cho họ có cuộc sống tối thiểu trong xã hội, giúp họ từng bước khắc phục được những khó khăn, hòa nhập cộng đồng Đồng thời là nguồn an ủi rất lớn về mặt tinh thần đối với nhóm đối tượng chịu thiệt thòi trong cuộc sống
- Dưới góc độ kinh tế, BTXH không vì mục đích kinh doanh nhưng lại có ý nghĩa là công cụ phân phối lại tiền bạc, của cải và vật chất
Trang 10- Dưới góc độ chính trị xã hội và nhân văn, BTXH không chỉ
là thái độ, là biện pháp hỗ trợ tích cực mà còn giảm thiểu bất ổn xã hội
- Dưới góc độ pháp luật, BTXH là một định chế quan trọng trong hệ thống pháp luật an sinh xã hội
- Đối với xã hội, BTXH là một biện pháp của chính sách xã hội, một trong những chỉ báo quan trọng về định hướng XHCN ở nước ta trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường mà đối tượng của nó là những người gặp rủi ro, bất trắc trong cuộc sống
1.2 Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động bảo trợ xã hội
Một là, ban hành và tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội
Hai là, tổ chức bộ máy nhà nước
Ba là, thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo trợ xã hội
Bốn là, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo trợ xã hội
1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội
- Yếu tố chính sách, pháp luật về BTXH
- Yếu tố kinh tế
- Yếu tố phi kinh tế
Trang 11- Yếu tố con người
1.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội tại Đắk Lắk và bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho tỉnh Đắk Nông
1.4.1 Kinh nghiệm tại tỉnh Đắk Lắk
1.4.2 Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho tỉnh Đắk Nông
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO TRỢ XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
2.1 Khái quát chung về Đắk Nông
Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn; được xác định trong khoảng tọa độ địa lý:
11045' đến 12050' vĩ độ Bắc, 107013' đến 108010' kinh độ Đông Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia Đắk Nông là tỉnh nằm trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia
2.1.2 Đặc điểm xã hội
Trang 12Mil, huyện Cư Jut, huyện Krông Nô, huyện Đắk Song, huyện Đắk G’long, huyện Đắk R’lấp, huyện Tuy Đức và thị xã Gia Nghĩa
2.1.2.2 Đặc điểm về dân số và lao động
Dân số toàn tỉnh tính đến tháng 12 năm 2017: 628.067 người; mật độ 96 người/km2 Người dân chủ yếu sống ở nông thôn với 532.786 người gấp 5,6 lần dân cư sống ở thành thị
2.1.3 Đặc điểm kinh tế
Tài nguyên đất, nước, khoáng sản, du lịch ở Đắk Nông rất phong phú Các thủy điện nhỏ trên khắp các huyện thị phục vụ cho các hoạt động sản xuất nhỏ, các khu dân cư rộng khắp trên địa bàn tỉnh; tiềm năng về đất, rừng, có diện tích đất đỏ bazan lớn, màu mỡ, điều kiện khí hậu thuận lợi cho phép phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, tiêu và chăn nuôi gia súc Tiềm năng đất đai cho phép phát triển một nền nông nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa Có tiềm năng đất rừng và trữ lượng gỗ lớn cùng nhiều đặc sản lâm sinh phong phú đa dạng Trong rừng có nhiều thác nước, suối, hồ đẹp, có những khu rừng nguyên sinh tạo nên những danh lam thắng cảnh hấp dẫn có thể khai thác phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái
Trang 132.2 Thực trạng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
2.2.1 Ban hành, tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội
2.2.1.1 Ban hành văn bản về bảo trợ xã hội
Trong những năm qua, công tác BTXH đã được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện đã đưa vào Nghị quyết hành động của tỉnh; các cơ quan chuyên môn cũng đã chủ động tham mưu ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đóng góp quan trọng vào việc đảm bảo ASXH trên địa bàn tỉnh
2.2.1.2 Công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội
Công tác tuyên truyền đã góp phần làm thay đổi và nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của cấp Ủy, chính quyền, hội đoàn thể các cấp và mọi người dân trong việc thực thi chấp hành các quy định của luật BTXH; những bức xúc, phàn nàn, khiếu nại, tố cáo giảm dần Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như công tác thông tin, tuyên truyền chỉ mang tình cục bộ, chưa tạo được điểm nhấn và sự lan tỏa cao Việc tiếp nhận thông tin về chế độ BTXH của đối tượng hầu như chỉ thông qua chính quyền địa phương và cán bộ
Trang 142.2.2.1 Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội
Một là, đối với cấp tỉnh: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN đối với các hoạt động BTXH trên địa bàn tỉnh; Sở chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Hai là, đối với cấp huyện: Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội cấp huyện cũng phối hợp với hội NCT, hội bảo trợ NTT và TEMC cùng cấp để quản lý hoạt động BTXH ở địa phương mình
Nhìn chung tổ chức bộ máy khá chặt chẽ từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn Song công tác phối hợp thực hiện chưa thật sự hiệu quả, một số huyện, thị xã, chưa có cán bộ chuyên trách, nhiều xã, phường, thị trấn cán bộ LĐ-TB&XH còn kiêm nhiệm, nên công tác BTXH đôi lúc còn chậm trễ
2.2.2.2 Tổ chức bộ máy hoạt động
Phòng bảo trợ xã hội, có 01 Trưởng phòng, 02 Phó trưởng phòng và 04 cán bộ, chuyên viên, trong đó có 03 cán bộ hợp đồng, tổng số cán bộ, công chức là 07 người (trong đó có 02 nữ); về trình
độ có 01 Thạc sỹ, 06 Cử nhân Song số lượng cán bộ, công chức được đào tạo chuyên ngành về công tác xã hội là 02 người, còn lại chuyên ngành được đào tạo chủ yếu là kinh tế
2.2.2.3 Mạng lưới bảo trợ xã hội
Trang 15Trên địa bàn tỉnh có 02 cơ sở BTXH, trong đó có 01 cơ sở nhà nước, tổng số đối tượng đang được nuôi dưỡng đến năm 2017 là 551 đối tượng Ngoài ra còn có 06 có sở khác có nuôi dưỡng, dạy nghề, phục hồi chức năng cho những người có hoàn cảnh đặc biệt tổng số
đối tượng nuôi dưỡng 621 đối tượng
Với mạng lưới BTXH hiện tại tỉnh Đắk Nông đã cơ bản hoàn thành được nhiệm vụ quản lý nhà nước về BTXH Nhưng trong thời gian tới tỉnh Đắk Nông cần phải cũng cố lại Trung tâm BTXH, hoàn thiện hệ thống BTXH tại cộng đồng, nâng cao vai trò của cán bộ thực hiện công tác BTXH đặc biệt là của công tác viên tại các thôn và ngày càng mở rộng đội ngủ cộng tác viên để tham mưu giải quyết tốt công tác BTXH
2.2.3 Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hoạt động bảo trợ xã hội
Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc thực hiện pháp luật về BTXH là một khâu quan trọng trong chu trình thực hiện pháp luật nói chung, cũng như việc đảm bảo thực hiện tốt an sinh xã hội nói riêng Do chính sách BTXH mang tính chất đa hoạt động, vì vậy tỉnh Đắk Nông triển khai công tác theo dõi hoạt động BTXH để thu thập thông tin về tình hình đối tượng BTXH, những diễn biến tăng giảm của đối tượng BTXH tại các xã, phường, thị trấn để đánh giá và dự đoán đúng diễn biến thực tế, xu hướng của đối tượng từ đó