Luận văn phản ánh được thực trạng về công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích, chỉ ra các kết quả, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích và nguyên nhân của hạn chế đó.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-/ -
BỘ NỘI VỤ -/ - HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN HỒNG VÂN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI THUỘC
HỆ THỐNG THỦY LỢI SÔNG TÍCH
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI – 2018
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,
Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng 402, Nhà A, Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ
Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi 14h00 ngày 29 tháng 11 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học,
Học viện Hành chính Quốc gia
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Trong đó lĩnh vực quản lý, khai thác và bảo vệ đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực then chốt, mũi nhọn trong việc hình thành nên cơ sở vật chất,
hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế Quốc dân, đặc biệt đối với nước ta hiện nay, khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường, xu thể hội nhập kinh tế quốc tế có sự quản lý của Nhà nước thì lĩnh vực khai
thác và bảo vệ càng có ý nghĩa và giữ vai trò quan trọng
Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi là một trong những chức năng quan trọng của Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ phát trinh trong lĩnh vực này cũng như thiết lập được các trật tự pháp lý hướng các đối tượng chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi
Hệ thống công trình thủy lợi là cơ sở hạ tầng thiết yếu được thiết
kế để phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều hệ thống công trình thủy lợi hiện chỉ được thiết kế để phục
vụ cho nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, không đáp ứng được yêu cầu phục vụ nền nông nghiệp đa dạng, hiện đại Các hệ thống chủ yếu tập trung cung cấp nước cho cây lúa, phần lớn các cây trồng cạn chưa được tưới hoặc tưới bằng các biện pháp lạc hậu và lãng phí nước Việc
Trang 4xây dựng một số cơ sở hạ tầng đô thị, công nghiệp, giao thông đã làm cản trở việc thoát lũ, gây thêm áp lực cho các hệ thống công trình thủy lợi Để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững vừa đảm bảo ứng phó biến đổi khí hậu vừa đáp ứng yêu cầu của tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần phải nỗ lực hơn nữa trong nâng cao tính chủ động sáng tạo, đổi mới tư duy trong công tác quản lý
Mặc dù trong năm qua công tác khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về khai thác
và bảo vệ các công trình thủy lợi Sông tích vẫn còn một số hạn chế như: Tình trạng xâm hại công trình thủy lợi diễn ra phổ biến ở khắp các địa phương nhưng việc chế tài, xử phạt gần như bỏ ngỏ Nhiều hành vi xâm hại đến công trình như đục khoét mương bê tông, tự ý đục vào thành kênh để lấy nước; cơi nới nhà ở; chuồng trại trái phép trên các tuyến kênh đi qua khu dân cư và hành lang công trình; ngâm tre, nứa, gỗ làm cản trở đến dòng chảy; khai thác cát, sỏi trái phép
trong phạm vi bảo vệ công trình… Tuy nhiên, đa số các hành vi này chưa được các cơ quan quản lý nhà nước xử phạt vi phạm hành chính
về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều… dẫn tới nhiều công trình xuống cấp, hư hỏng nhanh chóng, gây ra thiệt hại lớn tài sản của Nhà nước và ảnh hưởng trực tiếp tới nông dân vùng hưởng lợi Công tác quản lý nguồn nước, sử dụng tổng hợp nguồn nước từ các công trình thủy lợi chưa được quản lý, khai thác triệt để, đặc biệt
là các hồ chứa như chưa tích nước đầy đủ về mùa mưa, mặt nước để nuôi trồng thủy sản chưa khai thác hợp lý; một số công trình không
Trang 5đảm an toàn nhưng chưa có nguồn lực để sửa chữa nâng cấp Do đó để khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích một cách có hiệu quả cần phải tăng cường quản lý hơn nữa
bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn tôi nhận thấy
“Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống Sông Tích” là vấn đề rất quan trọng và cần được
quan tâm nghiên cứu
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Liên quan đến khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi là vấn
đề được rất nhiều cấp lãnh đạo, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu của nhiều tác giả dưới nhiều gốc
độ khác nhau như:
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế: “Quản lý và khai thác công trình thủy lợi huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” của Trần Xuân Hòa – Đại học Quốc gia Hà Nội (2015).[13] Luận văn tập trung đánh giá thực trạng quản lý và khai thác các công trình thủy lợi ở huyện Thạch Hà, tỉnh
Hà Tĩnh để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và khai thác các công trình thủy lợi một cách có hiệu quả Luận văn tập trung vào công tác quản lý và khai thác hướng đến sự hiệu quả kinh tế
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế: “Giải pháp nâng cao kết quả sử
dụng các công trình thủy nông trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” của Nguyễn Thị Vòng – Trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội (2012) [21] Luận văn chủ yếu phân tích thực trạng hoạt động và kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn từ đó đề xuất
Trang 6các giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn góp phần phát triển nông nghiệp của Huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Luận văn nghiên cứu dưới gốc độ nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn một huyện
Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Nghiên cứu hiệu quả của việc phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi” của Nguyễn Công Thịnh – Đại học Thủy Lợi (2015) [17] Luận văn tập trung nghiên cứu hiệu quả của hoạt động phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi dưới góc độ hiệu quả kinh tế mang lại đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cáo hơn nữa hoạt động phân cấp quản
lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
Luận văn thạc sĩ luật học: Quản lý nhà nước về bảo vệ công trình thủy lợi từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam – Học viện khoa học xã hội Việt Nam(2017) Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ công trình thủy lợi tại một số địa phương cụ thể nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu tổng thể hoạt động quản lý nhà nước từ đó tìm ra những vấn đề còn tồn tại và đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về thủy lợi nhằm nâng cao chất lượng bảo vệ công trình thủy lợi và chất lượng quản lý nhà nước
Một số bài viết được đăng trên tạp chí chuyên ngành như:
Trần Chí Trung: “Phân tích thực tiễn và đề xuất các giải pháp thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi vùng Đồng bằng sông Hồng” – Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường số 28/2010.[16] Bài viết phân tích thực tiễn thực hiện phân cấp
Trang 7quản lý và đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả phân cấp quản lý đối với vùng Đồng bằng sông Hồng
Đoàn Thế Lợi: “Thực trạng quản lý, khai thác công trình thủy lợi” – đăng trên https://www.iwem.gov.vn/ Bài viết đã tập trung phân tích
cơ sở hạ tầng công trình thủy lợi, kết quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi đồng thời chỉ ra những tồn tại, bất cập quản lý, khai thác công trình thủy lợi
Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi tuy nhiên qua tìm hiểu thì
chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về “Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích” Do đó tôi đã chọn đề tài này làm luận văn cao học
chuyên ngành quản lý công
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi và đánh giá thực trạng về công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích, trên cơ sở đó tìm ra những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý cũng như những khó khăn tồn tại
trong quá trình quản lý nhà nước về lĩnh vực
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích
Trang 84 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước về khai thác
và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích
- Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu dưới gốc độ quản lý nhà nước về thực trạng công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích, giai đoạn từ 2013 đến nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp; kết
hợp nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn
Phương pháp thu thập số liệu: Các tài liệu, số liệu cần phải thu thập là: số liệu thống kê, báo cáo tổng kết, quy hoạch, sách, báo, tạp chí, internet…có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi Nguồn thu thập tài liệu là từ thư viện trường các trường Đại học, báo cáo của các Sở, ban ngành có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình
thủy lợi
Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin: Các tài liệu thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa, sắp xếp phù hợp với nội dung của luận văn
Phương pháp phân tích thông tin, so sánh Trên cơ sở phân tích số liệu theo các tiêu chí, nội dung phù hợp với luận văn tác giả sẽ tiến hành so sánh qua các năm qua các nội dung để tìm ra những nét khác
Trang 9biệt trong công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình
thủy lợi
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về lý luận: Luận văn đã khái quát hoá những nội dung lý luận
liên quan đến công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi
- Về thực tiễn:
+ Luận văn phản ánh được thực trạng về công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích, chỉ ra các kết quả, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích và nguyên nhân của hạn chế đó
Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho chính quyền địa phương tham khảo, hoạch định kế hoạch quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi phục vụ cho sự nghiệp phát triển vững mạnh của địa phương
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về khai thác và bảo
vệ các công trình thủy lợi
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích
Trang 10Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước
về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1 Lý luận về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
1.1.1 Công trình thủy lợi
1.1.1.1 Khái niệm công trình thủy lợi
Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước,
kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi
1.1.1.2 Vai trò của công trình thủy lợi
Thứ nhất, Thủy lợi có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp, bên cạnh đó còn góp phần phát triển công nghiệp và các
ngành nghề khác
Thứ hai, Đối với sản xuất nông nghiệp hệ thống công trình thủy
lợi vừa là phương tiện sản xuất vừa là điều kiện phục vụ tạo tiền đề cho các biện pháp kỹ thuật liên hoàn khác phát huy hiệu quả Trong sản xuất nông nghiệp, việc đảm bảo nước tưới là yếu tố vô cùng quan trọng để thâm canh, tăng năng suất cây trồng
Thứ ba, thủy lợi còn có đóng góp to lớn trong việc cải tạo và bảo
vệ môi trường nước bị ô nhiễm
Thứ tư: Công trình thủy lợi góp phần làm cho nông thôn phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội
Trang 12Thứ tư, Các công trình thủy lợi còn có tác dụng ngăn nước, giữ
nước, điều tiết dòng chảy theo ý đồ của con người và đã tạo nên những khả năng to lớn của con người trong việc khai thác và sử dụng, chế ngự, điều tiết tự nhiên cho phát triển kinh tế và đời sống
hệ thống thủy lợi mà có thể cung cấp nước cho những khu vực bị hạn chế nước tưới tiêu cho nông nghiệp đồng thời khắc phục được tình trạng khi thiếu mưa kéo dài và gây ra hiện tượng mất mùa mà trước đây tình trạng này là phổ biến
Thứ năm, ngoài ra các công trình thủy lợi góp phần nâng cao thu
nhập cho nhân dân, giải quyết nhiều vấn đề xã hội từ đó góp phần nâng cao đời sống của nhân dân cũng như góp phần ổn định về kinh tế
và chính trị trong cả nước
1.1.2 Khái niệm khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
1.1.2.1 Khai thác công trình thủy lợi
Khai thác công trình thủy lợi được hiểu đó là quá trình sử dụng và thu về những nguồn lợi từ các công trình thủy lợi mang lại
1.1.2.2 Bảo vệ công trình thủy lợi
Bảo vệ công trình thủy lợi được hiểu đó là hoạt động chống lại những xâm hại, xâm phạm tới các công trình thủy lợi để đảm bảo cho các công trình nguyên vẹn và an toàn
Trang 131.2 Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật
tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN
Khái niệm quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi
Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi là
sự tác động mang tính tổ chức và quyền lực của các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền lên các quan hệ xã hội trong lĩnh vực khai thác và bảo
vệ công trình thủy lợi nhằm đảm bảo cho hoạt động khai thác và bảo
vệ công trình thủy lợi diễn ra theo đúng quy định của Pháp luật và nhằm đạt được mục tiêu đã xác định
1.2.2 Vai trò quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
Vai trò thứ nhất trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của các cơ quan nhà nước là vai trò điều tiết
Vai trò thứ hai của quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi là vai trò định hướng