Tính cấp thiết của đề tàiPhổ biến, giáo dục pháp luật PBGDPL được hiểu là hoạt động có địnhhướng, có tổ chức, có chủ định nhằm đạt mục đích hình thành ở đối tượngđược tác động tri thức p
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHO BIEN GIÁO DỤC PHÁP LUAT
Nhận thức chung về phổ biến, giáo dục pháp luật
Xét về mặt bản chất, giáo dục pháp luật là quá trình hoàn thiện nhân tố xã hội - pháp lí của con người, nâng cao khả năng sáng tạo của con người trước đời sống thực tiễn.
Theo Từ điển Tiếng Việt năm 1992 (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, trang 775), phô biến là làm cho đông đảo người biết bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông qua hình thức, phương tiện nào đó (vi dụ: phổ biến chính sách của Nha nước về xóa đói, giảm nghèo, phổ biến quy định mới của pháp luật về bảo hiểm xã hội ).
Phổ biến pháp luật là hoạt động hoặc nhiều hoạt động bằng hình thức truyền đạt trực tiếp hay thông qua hình thức, phương tiện nào đó làm cho đông đảo người biết các quy định của pháp luật với mục đích là để cho mọi người hiểu biết pháp luật và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.
Theo Từ điển Tiếng Việt năm 1992 (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, trang 395), giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thé chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dan dần có được những phẩm chat, nâng lực yêu cầu đề ra (giáo dục công dân, giáo dục kiến thức về quốc phòng và an ninh, giáo dục giới tính ).
Giáo dục pháp luật là quá trình hoạt động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của cơ quan, người có thâm quyền nhằm xây dựng, hình thành ở đối tượng giáo dục tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý, niềm tin vào pháp luật, hiểu biết các quy định của pháp luật, lợi ích của viêc tuân thủ pháp luật, về hành vi phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
Xét về mặt bản chất, giáo dục pháp luật là quá trình hoàn thiện nhân tố xã hội - pháp lí của con người, nâng cao khả năng sáng tạo của con người trước đời sống thực tiễn Giáo dục pháp luật là quá trình tác động của nhiều hình thức, phương tiện vào ý thức của con người, đó không phải và không thể là sự áp đặt ý chí chủ quan duy ý chí tới quá trình nhận thức khách quan của các chủ thé Công tác phố biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối dé chuyền tải pháp luật vào cuộc sống Phổ biến giáo dục pháp luật là nhằm hình thành ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật cho mọi công dân, nhằm phát huy vai trò và hiệu lực pháp luật trong đời sống xã hội Do vậy công tác phô biến giáo dục pháp luật cho người dân có vị trí, vai trò rất quan trọng Đặc biệt khi Nhà nước ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Trước hết giáo dục pháp luật đó là một nhiệm vụ mang tính thường xuyên, liên tục của nhà nước Do đó, nhà nước cần thực hiện việc tô chức, quản lí, đánh giá kết quả lĩnh vực hoạt động này.
Giáo dục pháp luật phải dam bảo tính kip thời, sát thực và phù hợp ca về phương điện nội dung, hình thức và đối tượng Tuy nhiên, dưới góc độ tổng quan cần gắn việc giáo dục pháp luật trong nhà trường, trong các thiết chế chính trị xã hội với giáo dục ở ngoài cộng đồng xã hội và gia đình Kết nối việc phổ biến, giáo dục pháp luật với công tác giáo dục truyền thống lịch sử và phong tục tập quản tốt đẹp của dân tộc Đặc biệt, cần gan giáo dục pháp luật với quá trình thực thi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của từng vùng, miền địa phương và an sinh xã hội.
1.1.2 Cơ sở pháp lý của việc phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở Trong những năm qua, nhiều Nghị quyết quan trọng của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là các Nghị quyết Đại hội VI, VII, IX, X đã xác định tầm quan trọng và trách nhiệm của các cơ quan Đảng, Nhà nước và tô chức xã hội trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
10 luật Phé biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) được xem là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác PBGDPL, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này Tại Hiến pháp năm 1992 đã giao Chính phủ nhiệm vụ: “tổ chức và lãnh đạo tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân” Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (Chỉ thị số 32- CT/TW) đã khăng định: “Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thong chinh trị đặt dưới sự lãnh đạo của Dang” [15] Với việc thành lập Hội đồng phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật theo Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày
07 tháng 01 năm 1998 với tên gọi ban đầu là Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL và được thé chế hoá bằng quy định tại Điều 7 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 đã một lần nữa nhẫn mạnh về vai trò của nội dung này Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 Quy định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phổ biến, giáo dục pháp luật Hội đồng Trung ương đã tham mưu Ban Cán sự Đảng Chính phủ đề xuất Ban Bi thu ban hành Kết luận số 80-KL/TW; tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 6/10/2020 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW với tinh thần đổi mới toàn diện, đưa công tác PBGDPL đi vào thực chất, hiệu quả hơn
Ngày 21/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 21/2021/QD- TTg quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp PBGDPL, thay thế Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg ngày 19/5/2013 và Quyết
11 định số 42/2017/QĐ-TTg ngày 20/9/2017 Quyết định này có nhiều quy định mới quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng các cấp trước bối cảnh, yêu cầu của thực tiễn triển khai công tác PBGDPL hiện nay Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 — 2027”.
Hội đồng các cấp đã ban hành các văn bản tham mưu, hướng dẫn triển khai PBGDPL trên các lĩnh vực, dia bàn thuộc phạm vi quản lý với nội dung trọng tâm được xác định theo nhu cầu thông tin, tìm hiểu pháp luật của người dân, doanh nghiệp, yêu cầu quản lý Nhà nước, thực tiễn thi hành pháp luật, van dé dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện PBGDPL bằng nhiều hình thức, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL.
Từ năm 2013 đến nay, Hội đồng các cấp đã tham mưu, tô chức Ngày Pháp luật Việt Nam với các chủ đề phù hợp, có điểm nhấn với nhiều hoạt động hưởng ứng hiệu quả, thiết thực, qua đó lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật cho người dân trong xã hội Hội đồng các cấp cũng đã chỉ đạo, hướng dẫn, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong PBGDPL; trong đó chú trọng các giải pháp bảo đảm nguồn lực cho PBGDPL và xã hội hóa PBGDPL; chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao trách nhiệm của từng thanh viên trong phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ đề tránh trùng lắp đối tượng, địa bàn, lĩnh vực, tiết kiệm nguồn lực Trong những năm qua, Hội đồng phối hợp PBGDPL đã không ngừng triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; huy động lực lượng của các đoàn thê chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong cơ
Dac điểm của phố biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn
có nề nếp, có hiệu quả Trên cơ sở Hiến pháp 2013, cùng với việc Quốc hội thông qua các Luật như Luật tô chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật
Tổ chức Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân , các Nghị định về Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của các cơ quan thuộc Chính phủ cũng được ban hành kip thời tạo thành cơ sở pháp lý cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Có thể nói, chưa bao giờ các van đề xã hội được “luật hóa” rộng rãi như hiện nay Công tác xây dựng pháp luật, thực hiện và bảo vệ pháp luật là nhiệm vụ theo luật định của nhiều cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội Do đó, việc nghiên cứu xác định đúng nhiệm vụ tuyên truyền, pho bién giáo dục pháp luật trên cơ sở phân tích cơ so pháp lý của hoạt động quan lý
Nhà nước về tuyên truyền, PBGDPL là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ hoạt động giáo dục pháp luật để nâng cao dân trí pháp luật cho cán bộ và nhân dân Điều đó được thể hiện:
1.2 Đặc điểm của phố biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn 1.2.1 Về chủ thé, đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật
1.2.1.1 Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật được hiểu là tat cả những người mà theo chức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội đã tham gia góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật Chủ thể PBGDPL ở cơ sở xã, phường có nhiều loại Căn cứ vào mức độ liên quan giữa các mục tiêu giáo dục pháp luật và chức năng, nhiệm vụ do luật định, chủ thể PBGDPL được phân ra thành hai loại: chủ thé chuyên nghiệp và chủ thé không chuyên nghiệp.
Chủ thể chuyên nghiệp là những người mà nhiệm vụ chủ yếu, trực tiếp là thực hiện các mục tiêu giáo dục pháp luật Đây là các chủ thể nòng cốt của hoạt động giáo dục pháp luật Chủ thể chuyên nghiệp gồm có:
- Cán bộ Tư pháp cấp xã Đây là thành phần quan trọng vì họ vừa là công chức, là người thực thi pháp luật ở cấp cơ sở, tiếp xúc nhiều nhất với người dan, có nhiều nguy cơ xảy ra vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu, nhưng cũng chính là người tuyên truyền, phố biến pháp luật, tham mưu cho chính quyền cấp xã các nội dung, kế hoạch về công tác này tại “co sở” — địa phương Ngoài cán bộ Tư pháp xã còn có thể là lãnh đạo UBND cấp xã, các cán bộ, thành viên Hội đồng PBGDPL cấp xã, tuy nhiên, ké từ ngày 1/1/2013, theo Luật PBGDPL, cap xã không còn mô hình Hội đồng PBGDPL nữa.
- Các báo cáo viên, cô động viên, tuyên truyền viên về pháp luật ở các hệ thống Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội ở cấp Xã.
- Các phóng viên, biên tập viên của các báo, đài phát thanh, truyền hình phụ trách các nội dung liên quan đến pháp luật hoặc các chuyên mục pháp luật.
- Giáo viên dạy pháp luật trong các trường từ phổ thông đến đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường Đảng, hành chính, đoàn thé.
- Các giáo viên dạy pháp luật (GDCD) trong các trường THCS trên địa bản.
- Các cán bộ chuyên gia làm công tác nghiên cứu và chỉ đạo phô biến, giáo dục pháp luật tại các cơ quan Nhà nước, các tô chức nghề nghiệp pháp luật, các tổ chức xã hội.
Chủ thể không chuyên nghiệp là những người phải làm nhiều việc với những mục tiêu khác nhau, nhưng trong đó có nhiệm vụ là thực hiện mục tiêu phô biến, giáo dục pháp luật Chủ thé không chuyên nghiệp gồm có:
- Đại biểu Quốc hội và đại biéu Hội đồng nhân dân.
- Cán bộ thuộc các cơ quan hành pháp, tư pháp có một phần nhiệm vụ là PBGDPL, thí dụ: cán bộ Toà án nhân dân: “Bằng hoạt động của minh, Toa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật ”.
- Các cán bộ thành viên của các tô chức chính trị, xã hội như Đảng Cộng sản, đoàn thể thanh niên, Công đoàn, phụ nữ
- Các Luật gia đang hành nghề luật sư bào chữa, dịch vụ tư vẫn pháp luật.
- Các cán bộ, nhân viên ở các ngảnh kinh tế, quản lý Nhà nước về một lĩnh vực kinh tế nào đó (thuế, đất đai, rừng, thuỷ lợi ) trong khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, phô biến pháp luật chuyên ngành cho các đối tượng bị quản lý nhân dân nói chung.
- Chủ thé phổ biến, giáo dục pháp luật còn là chính các công dân - cá nhân bằng sự gương mẫu trong ý thức và trách nhiệm thi hành pháp luật trong đời sống đã có tác dụng ảnh hưởng giáo dục tích cực đến hiểu biết, nhận thức của các công dân khác (bố mẹ, ông bà trong gia đình đối với con cháu, thầy cô và học sinh, tổ trưởng dân phó, hoà giải viên, tuyên truyền viên ) Đối tượng này cần được tập trung tuyên truyền về Hiến pháp 2013, về các quyền con người và quyền công dân như quyền được tôn trọng, quyền được bình đăng trước pháp luật, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do tín ngưỡng , không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc Mỗi người, mỗi công dân đều có những quyên, nghĩa vụ nhất định, giáo dục pháp luật cho công dân chính là giáo dục cách để họ tôn trọng quyền, biết tự bảo vệ quyền Hiến pháp đã ghi nhận.
Dé hoạt động PBGDPL được thực hiện một cách thường xuyên và có hiệu quả, các chủ thé PBGDPL cần phải:
- Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của mình trong hoạt động PB, GDPL để xây dựng các chương trình, kế hoạch từng thời kỳ Đối với các chủ thể chuyên trách, đó là các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn chủ yếu (Ví dụ: Thực hiện chương trình tuyên truyền pháp luật trên loa truyền thanh đối với các cán bộ Tư pháp xã ) Nhiệm vụ của chủ thé chuyên trách ngoài phô biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,
16 thành phó, quận, huyện, còn phải phổ biến các văn bản pháp luật của địa phương, nhất là những lĩnh vực liên quan chủ yếu đến đời sống người dân ở địa phương, công tác thực thi pháp luật, phản ánh những khiếu nại, thắc mắc của người dân địa phương tới các cơ quan theo quy định (ví dụ: luật bầu cử; quyên tự đo tôn giáo, tín ngưỡng ) Đối với các chủ thể không chuyên trách, vẫn đề này thường ít chú ý đến Các hoạt động PBGDPL được các chủ thể này thực hiện phần nhiều theo tính chất “thời vụ”, “được đâu hay đấy”, thậm chí chưa trở thành ý thức trách nhiệm, không quan tâm tới đối tượng do mình tác động cũng như tới hiệu quả giáo dục do mình tiến hành Thông thường, hoạt động PBGDPL của các chủ thé không chuyên trách được gắn liền với hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
Do đó, hình thức tiến hành phổ biến, giáo dục pháp luật ở đây thường là cá biệt (đối tượng trực tiếp có quan hệ với lĩnh vực chuyên môn của chủ thê: người kinh doanh có nghĩa vụ nộp thué ) Vi vậy, các mục tiêu, nội dung phô biến, giáo dục ở đây cũng rất cụ thê và cần phải được chuẩn bị “thường trực” trong từng giai đoạn, từng bước tiến hành công việc chuyên môn Khi xây dựng kế hoạch, công tác chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời phải xác định các mục tiêu, nội dung giáo dục pháp luật cần thiết cho đối tượng mình quản lý, phục vụ Ví dụ: Luật bảo hiểm xã hội về chế độ khám chữa bệnh từ đó giúp người dân hiểu biết được rõ hơn về quyền lợi hưởng bảo hiểm và thanh toán bảo hiểm khi 6m khi có sự kiện bảo hiểm phat sinh.
Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của việc phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ SỞ - - SG HS TH TH HH 4I 1.3.1 Mục đích, ý nghĩa của việc phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở Xó, DhƯỜNỉ .- 11H nọ kg 4I 1.3.2 Yêu cầu của việc phố biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở
- Yêu cau đối với đội ngũ chỉnh quyên cơ sở phải trong sạch, vững mạnh, có trình độ pháp luật nhất định, không vi phạm, xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân Trong công tác thi hành pháp luật phải minh bạch, đúng quy định của pháp luật, tránh tình trạng nhũng nhiễu, vòi vĩnh, hạch sách, gây khó khăn, phiền hà cho người dân trong quá trình thi hành pháp luật.
1.4 Các điều kiện cơ bản đảm bảo chất lượng, hiệu quả của phố biến, giáo dục pháp luật ở co sở
1.4.1 Đảm bảo quyền được thông tin, quyền được tham gia quản lý nhà nước của công dân
Quyền con người, quyền công dân được khang định là nguyên tắc hiến định trong mọi hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi nhà nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì hơn bao giờ hết, quyền con người, quyền công dân được đặc biệt quan tâm Trong các quyền đó, quyền được thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng Có thé nói, quyền được thông tin là cầu nối dé công dân thực hiện các quyền của mình.
Phổ biến, giáo dục pháp luật với những đặc trưng, tính chất của mình góp phần bảo đảm “quyền truyền thông tin và nhận thông tin” của công dân, cụ thé trong lĩnh vực pháp luật, qua đó công dân có những điều kiện cần thiết dé tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội.
Thông tin pháp luật là thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là một ký kết hoặc tham gia, các tin tức, tri thức, dit kiện được tạo lập va thu nhận trong quá trình lập pháp, hành pháp, tư pháp, trong nghiên cứu và giảng dạy pháp luật Thông tin pháp luật và phổ
49 biến giáo dục pháp luật có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau Thông tin là nguon nội dung cho hoạt động PBGDPL PBGDPL là hoạt động truyền tải các thông tin pháp luật tới mọi đối tượng trong xã hội PBGDPL không giới hạn về phạm vi thông tin và đối tượng tiếp nhận thông tin Thông tin trong PBGDPL là những thông tin toàn diện và chung nhất về những van đề liên quan đến pháp luật, trước hết là hệ thống pháp luật hiện hành Với quyền được thông tin pháp luật, mọi công dân sẽ nắm được hệ thống pháp luật hiện hành từ khâu dự thảo, xây dựng đến khi công bố và đưa vào áp dụng, thực hiện pháp luật trong cuộc sống.
Nội dung cua PBGDPL có phạm vi rộng song lại có đặc thù riêng, bao gồm: các thông tin về pháp luật (cả kiến thức pháp luật cơ bản và văn bản pháp luật thực định); các thông tin về thực hiện pháp luật, về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm; về vị trí, tác động của từng văn bản pháp luật đối với đời sống xã hội, đối với từng đối tượng và ý kiến của nhân dân, của các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá hiệu lực pháp lý, hiệu quả kinh tế - xã hội của các văn bản pháp luật và các biện pháp thi hành pháp luật; các thông tin hướng dẫn hành vi pháp luật cụ thê (các quá trình, thủ tục đơn giản để người dân có thé tự bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của minh).
Hoạt động PBGDPL góp phần đảm bảo thực hiện nguyên tắc quyền tham gia quản lý nhà nước của nhân dân Nguyên tắc này được thê hiện ngay từ khâu xây dựng pháp luật, dé phổ biến nội dung pháp luật đến nhân dân và pháp luật đi được vào cuộc sống, đồng thời để người dân gián tiếp thực hiện quyền năng của mình trong quản lý nhà nước và xã hội theo quy định của Hiến pháp Cụ thé đó là việc tham gia thảo luận các van dé chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân được thê hiện trong 04 bản Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác Thực tế cho thấy, việc lấy ý kiến nhân dân, tiếp thu, chỉnh lý là khâu quan trọng góp phần hoàn chỉnh dự án, bảo đảm tính khả thi của dự án.
Tuy nhiên, để thực hiện quyền năng tham gia quản lý nhà nước của mình, đồng thời phải không ngừng nâng cao tri thức, hiểu biết, xóa bỏ tâm lý mặc cảm, tự ti khi tiếp xúc với cơ quan công quyén dé đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật, đó cũng là nghĩa vụ, trách nhiệm của người dân đối với đất nước, ở bất kỳ xã hội hiện đại đại nào thì lực lượng là ở nơi dân, nhà nước muốn làm việc gì đều phải dựa vào sức dân, thông qua việc huy động công sức và trí tuệ của nhân dân.
Hoạt động PBGDPL với những hình thức phổ biến, giáo dục phong phú, thiết thực đã trực tiếp và gián tiếp giúp người dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước của mình Khi người dân hiểu biết, nắm vững pháp luật, họ có thé tự tin dé “bàn”, để “làm”, và dé “kiểm tra”.
Khi nhà nước ta đang xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì một trong những điều kiện quan trọng là làm sao người dân được tham gia tích cực vào các hoạt động quản lý xã hội bang pháp luật Tăng cường dân chủ cũng có nghĩa là mở rộng sự tham gia của người dân vào các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp, thực hiện giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước Chính điều này đã nâng cao trách nhiệm của mỗi người trong xã hội PBGDPL góp phần quan trọng trong việc thúc đây sự lớn mạnh của tính tích cực, đảm bảo hành trang kiến thức pháp lý cần thiết cho sự tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật, để mỗi cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành quan tâm đến pháp luật và sử dụng công cụ pháp luật một cách có hiệu quả Đó chính là trách nhiệm của hoạt động PBGDPL.
1.4.2 Đảm bảo tính phù hợp với doi tượng, địa bàn, tính khả thi, tính hiệu quả của hoạt động phổ bién, giáo dục pháp luật
- Tinh phù hợp với đối tượng Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng là nguyên tắc quan trọng trong
51 hoạt động PBGDPL PBGDPL phải xuất phát từ đối tượng được phô biến, giáo dục Đối tượng của phổ biến, giáo dục pháp luật là những cá nhân, nhóm cộng đồng xã hội cụ thể tiếp nhận trực tiếp hoặc gián tiếp tác động của các hoạt động của PBGDPL do các chủ thể giáo dục, phổ biến tiền hành nhằm đạt mục đích đã đề ra Mỗi đối tượng PBGDPL có vị trí khác nhau trong xã hội, do đó có những nhu cầu, khả năng và điều kiện tiếp nhận thông tin pháp luật ở những mức độ khác nhau Vì vậy, để sự tác động PBGDPL tới các đối tượng hiệu quả thì việc xác định nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp đến đối tượng của các chủ thể PBGDPL là đòi hỏi khách quan.
Trên cơ sở phân loại đối tượng, các chủ thé PBGDPL lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp nhằm trang bị cho từng đối tượng những thông tin, kiến thức cần thiết để họ có những hành vi xử sự phù hợp với vị trí của mình trong các quan hệ pháp luật Có thể phân loại đối tượng theo năng lực chủ thé, địa vị xã hội, nghề nghiệp, độ tuôi
Nội dung PBGDPL có ý nghĩa quyết định cho việc đạt tới mục đích PBGDPL Tuy nhiên, để nội dung đó đi vào nhận thức, tình cảm của đối tượng PBGDPL thì phải thông qua các kênh truyền tải thông tin, qua cách thức và biện pháp tác động nhất định phù hợp với khả năng tiếp cận của từng loại đối tượng Do đó, hiệu quả pháp luật của quá trình PBGDPL còn phụ thuộc vào sự hoàn thiện của hình thức, phương pháp PBGDPL.
Trong một hình thức PBGDPL có thể sử dụng nhiều phương tiện, phương pháp khác nhau với từng đối tượng, những điều kiện, hoàn cảnh cụ thé, chủ thé PBGDPL cần vận dung sáng tạo việc sử dụng các phương tiện, phương pháp khác nhau nhằm tác động sâu sắc và mạnh mẽ tới ý thức pháp luật của công dân.
- Tĩnh khả thi PBGDPL là hoạt động vừa mang tính thời sự, vừa mang tính lâu dai,
52 thường xuyên, do đó, khi tiến hành PBGDPL phải xem xét tính khả thi Ngoài việc lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp PBGDPL cho phù hợp với đối tượng, tính khả thi trong hoạt động PBGDPL còn dựa trên những yếu tố về tô chức và nguồn nhân lực, về cơ sở vật chất và điều kiện của địa bàn thực hiện.