Ngày nay, cùng với sự phát triển và hội nhập kinh tế, tư vấn pháp luật đã có những đóng góp không nhỏ và đang dần trở thành một nhu cầu thiết yếu. Thông qua việc cung cấp và hướng dẫn pháp luật, tư vấn pháp luật là một hoạt động không thể thiếu đối với đời sống xã hội. Vì vậy, em xin chọn đề bài tập học kỳ số 3, “Phân tích vai trò của tư vấn pháp luật và ý nghĩa lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật vào hoạt động tư vấn pháp luật.”
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 2
1 Khái niệm tư vấn pháp luật 2
2 Hoạt động tư vấn pháp luật 2
3 Vai trò của tư vấn pháp luật 4
II LỒNG GHÉP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀO HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT 6
1 Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật 6
2 Mối quan hệ giữa tư vấn pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật 6 3 Ý nghĩa của việc thực hiện lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật vào hoạt động tư vấn pháp luật 7
KẾT LUẬN 7
Trang 2MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển và hội nhập kinh tế, tư vấn pháp luật đã có những đóng góp không nhỏ và đang dần trở thành một nhu cầu thiết yếu Thông qua việc cung cấp và hướng dẫn pháp luật, tư vấn pháp luật là một hoạt động không thể thiếu đối với đời sống xã hội Vì vậy, em xin chọn đề bài tập học kỳ số 3, “Phân tích vai trò của tư vấn pháp luật và ý nghĩa lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật vào hoạt động tư vấn pháp luật.”
NỘI DUNG
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT
1 Khái niệm tư vấn pháp luật
Điều 28 Luật Luật sư định nghĩa: “Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ”
Như vậy tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp khách hàng thực hiện
và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.1
2 Hoạt động tư vấn pháp luật
a) Phạm vi hoạt động tư vấn pháp luật
Hoạt động tư vấn pháp luật hiện nay thường bao gồm các công việc sau đây:
- Hướng dẫn, giải đáp pháp luật;
- Tư vấn, cung cấp ý kiến pháp lý;
1 TS Phan Chí Hiếu, ThS Nguyễn Thị Hằng Nga (đồng chủ biên), Kĩ năng tư vấn
Trang 3- Tư vấn và soạn thảo đơn, hợp đồng và các giấy tờ pháp lý khác;
- Cung cấp các văn bản pháp luật, thông tin pháp luật
Ở mức độ đơn giản, tư vấn pháp luật có thể hiểu là việc trả lời các câu hỏi
về một vấn đề pháp luật, hướng dẫn áp dụng quy định của một điều luật, một văn bản pháp luật hoặc cung cấp thông tin, văn bản pháp luật có liên quan khi được yêu cầu Ở mức độ cao hơn, người thực hiện tư vấn pháp luật phải sử dụng kiến thức pháp luật và kinh nghiệm của mình để đưa ra các phương án, đưa ra lời khuyên giúp khách hàng lựa chọn một hướng giải quyết đúng đắn
b) Người thực hiện tư vấn pháp luật
Tư vấn pháp luật là hoạt động chuyên môn đòi hỏi người thực hiện tư vấn pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn nhất định Luật sư, tư vấn viên pháp luật và cộng tác viên pháp luật phải là những người có kiến thức pháp luật,
kỹ năng và kinh nghiệm tư vấn, đồng thời phải tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, tận tâm, nhiệt tình và chịu trách nhiệm cá nhân đối với hoạt động tư vấn pháp luật của mình Hiện có hai mô hình phổ biến, đó là:
- Tư vấn pháp luật của luật sư theo quy định của Luật Luật sư năm 2006 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007): hoạt động này mang tính chuyên nghiệp, có thu thù lao hoặc phí dịch vụ
- Tư vấn pháp luật do các tổ chức đoàn thể xã hội thực hiện theo quy định của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật Hoạt động này được thực hiện thông qua các Trung tâm tư vấn pháp luật, mang tính chất xã hội và không nhằm mục đích thu lợi nhuận, do các tổ chức đoàn thể tự trang trải toàn bộ hoặc được nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí Khác với hoạt động trợ giúp pháp lý của Nhà nước là giúp
đỡ pháp lý miễn phí, mọi chi phí liên quan do nhà nước chi trả
Trang 4c) Người được tư vấn pháp luật
Thường rất đa dạng, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, bao gồm:
- Khách hàng của luật sư: từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đến cơ quan nhà nước đều có thể được luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật và thông thường phải trả thù lao cho luật sư
Thành viên, hội viên của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp (công đoàn viên, người lao động, nông dân, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh…) chiếm phần đông dân cư trong xã hội, chủ yếu là được tư vấn pháp luật miễn phí
- Người nghèo, đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật
- Các doanh nghiệp, tổ chức và đối tượng khác: ngoài đối tượng được hưởng chính sách xã hội nói trên, các Trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức đoàn thể còn thực hiện tư vấn pháp luật đối với doanh nghiệp, cá nhân khác khi có yêu cầu và thu phí thấp hơn so với các tổ chức hành nghề luật sư
3 Vai trò của tư vấn pháp luật
- Tư vấn pháp luật mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn, bởi tư vấn là một trong các biện pháp có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch, đặc biệt là cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Người tư vấn có vai trò tiên liệu rủi ro và tìm các giải pháp phòng ngừa, hạn chế, khắc phục rủi ro
- Tư vấn pháp luật cung cấp cho cá nhân, tổ chức những hiểu biết pháp luật ở mức cơ bản, phổ thông về một vấn đề nhất định, giúp họ hiểu
rõ vị thế, quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong một quan hệ pháp luật
cụ thể, tránh được những rủi ro không đáng có do sự thiếu hiểu biết pháp
Trang 5bằng miệng hoặc bằng văn bản Đó là những giải pháp cụ thể, hữu ích giúp đối tượng được tư vấn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ Hoạt động tư vấn pháp luật còn góp phần nâng cao văn hóa tư pháp cho công dân trong cộng đồng xã hội Bởi những lợi ích to lớn mà tư vấn pháp luật đem lại cho
cá nhân và tổ chức đã làm hình thành ở họ thái độ và hành vi ứng xử tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật
- Tư vấn pháp luật đóng vai trò quan trọng vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, từ đó giúp định hướng hành vi ứng xử của cá nhân, tổ chức theo khuôn khổ pháp luật và quy tắc đạo đức Khi đến với hoạt động tư vấn pháp luật, các cá nhân tổ chức được cung cấp những hiểu biết về vấn đề mà
họ đang quan tâm Nhờ đó, họ hiểu rõ hoàn cảnh, vị thế, quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình, tránh tình trạng nghi ngờ và thiếu tin tưởng vào hoạt động của các cơ quan nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật
- Tư vấn pháp luật góp phần giảm nhẹ sự căng thẳng cho các cơ quan,
tổ chức, tránh được sự quá tải trong hoạt động xét xử Bằng việc hướng dẫn thực hiện pháp luật, hoạt động tư vấn pháp luật đã góp phần ngăn ngừa được những hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội Khi có các tranh chấp xảy ra, hoạt động tư vấn pháp luật sẽ giúp các bên tìm ra một giải pháp tích cực và ôn hòa trong việc giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa giải thương lượng Nhờ đó, góp phần giảm bớt được tình trạng khiếu kiện tràn lan do người dân hiểu không đúng và đầy đủ về pháp luật
- Tư vấn pháp luật góp phần hoàn thiện pháp luật và hoạt động của các
cơ quan nhà nước và các tổ chức Hoạt động tư vấn pháp luật là cầu nối giữa người xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, thực thi pháp luật và những người là đối tượng của việc áp dụng pháp luật Thông qua hoạt động
tư vấn pháp luật có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của
Trang 6nhân dân thực trạng áp dụng pháp luật cũng như thực trạng vi phạm pháp luật ở địa phương cũng như trên cả nước, trên cơ sở đó có những kiến nghị kịp thời để xây dựng bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật Mặt khác, hoạt động tư vấn pháp luật giúp phát hiện những lỗ hổng của pháp luật giúp các cơ quan nhà nước thấy được khiếm khuyết của mình trong quá trình hoạt động Nhờ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết và có những khắc phục kịp thời để không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý
II LỒNG GHÉP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀO HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT
1 Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật
Phổ biến giáo dục pháp luật là một từ ghép giữa “phổ biến pháp luật” và
“giáo dục pháp luật”
Theo từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng năm 1997) hay Từ và ngữ Hán Việt (NXB Từ điển Bách Khoa - 2002) thì "Phổ biến là làm cho đông đảo
mọi người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông quan hình thức nào đó" hoặc “làm cho mọi người đề biết đến".
Theo Từ điển Từ và ngữ Hán – Việt "Giáo dục là quá trình hoạt động có ý
thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết để người ta có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội".
Tóm lại, phổ biến giáo dục pháp luật hiểu theo nghĩa rộng là là công tác,
lĩnh vực hoạt động, bao gồm tất cả các công đoạn phục vụ cho việc thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật Hiểu theo nghĩa hẹp là: Truyền đạt tinh thần, nội dung pháp luật giúp cho đối tượng tác động hiểu và hình thành ở
họ tri thức pháp luật, tình cảm, hành vi phù hợp với các đòi hỏi của các quy định pháp luật hiện hành 2
Trang 74 Mối quan hệ giữa tư vấn pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật
Tư vấn pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Qua quá trình thực hiện các công việc cụ thể của hoạt động tư vấn pháp luật, có thể triển khai, lồng ghép các mục tiêu và nội dung chính của phổ biến, giáo dục pháp luật như: Cung cấp thông tin, văn bản pháp luật, tài liệu pháp lý cho cá nhân, tổ chức; Giải đáp pháp luật cho cá nhân,
tổ chức giúp cho đối tượng được tư vấn hiểu về quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các quan hệ pháp luật trên cơ sở quy định của pháp luật; Hướng dẫn cho các đối tượng ứng xử đúng pháp luật trong từng hoàn cảnh
cụ thể để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; Giúp cho
họ nâng cao hiểu biết pháp luật thông qua nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử, hình thành và phát huy ý thức tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh pháp luật
5 Ý nghĩa của việc thực hiện lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật vào hoạt động tư vấn pháp luật
- Lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật sẽ góp phần tăng thêm hiệu quả, ý nghĩa xã hội của hoạt động tư vấn pháp luật Bởi vì, khi đó tư vấn pháp luật không chỉ phục vụ một người
mà là phục vụ nhiều người cùng lúc Kết quả là một lời khuyên đúng đắn không chỉ được áp dụng trong một trường hợp mà được nhân lên nhiều trường hợp, được sử dụng nhiều lần thay vì một lần
- Việc kết hợp tư vấn pháp luật sẽ giúp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào quần chúng không mang tính một chiều, đơn điệu, gắn quy định pháp luật vào các tình huống cụ thể, trả lời các câu hỏi thực tế đặt
Trang 8ra Như vậy, đây cũng là một cách thức hữu hiệu thúc đẩy phổ biến, giáo dục pháp luật phát triển, đa dạng hóa các kênh tuyên truyền pháp luật
KẾT LUẬN
Có thể thấy, tư vấn pháp luật là một hạot động đa dạng, phức tạp và quan trọng Việc tìm hiểu chi tiết về vai trò của tư vấn pháp luật và ý nghĩa lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật vào hoạt động tư vấn pháp luật giúp nâng cao chất lượng của hoạt động này, từ đó xứng đáng hơn với vị thế quan trọng của nó trong đời sống xã hội ở nước ta
Trang 9DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Chủ đề Luật phổ biến, tuyên truyền giáo dục, Đặc san tuyên truyền
pháp luật số 08/2012
2 Chu Liên Anh, Một số vấn đề lý luận về tư vấn pháp luật, Tạp chí
Tâm lý học, 2 – 2009
4 TS Phan Chí Hiếu, ThS Nguyễn Thị Hằng Nga (đồng chủ biên), Kĩ
năng tư vấn pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2011.