1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự hài lòng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong việc tiếp cận thông tin thị trường nhằm tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện tân sơn phú thọ nguyễn thị hồng

12 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

NGUYỄN THỊ HỒNG TÂM Nghiên cứu TẠP CHÍ RA MỖI THÁNG MỘT KỲ Số 3 538 THÁNG 3 NĂM 2023 NĂM THỨ 63 MỤC LỤC 3 Kiểm định các nhân tố chính tác động tới kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam

Trang 1

Số 3(538) 3-2023

- Kiểm định các nhân tố chính tác động đến nhập khẩu

Testing the main factors affecting Vietnam's imports

- Tác động của việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu tới việc làm

Impact of global value chain participation on employment

- Mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Expanding lending activities towards small and medium-sized enterprises

- Năng suất lao động và đổi mới công nghệ trong kỷ nguyên số

Productivity and technology innovation in the digital age

- Chất lượng công bố thông tin báo cáo của công ty niêm yết trên

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội

Segment reporting disclosure of firms listing on Hanoi Stock Exchange

VIỆN KINH TẾ VIỆT NAM - VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

VIETNAM INSTITUTE OF ECONOMICS - VIETNAM ACADEMY OF SOCIAL SCIENCES

Dư nợ tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2010 - 2022

587 616

1,052 1,115 1,131

20,1%

20,5%

20,2%

18,1%

17,4%

22,6%

24,6%

25,0%

20,8%

23,2%

21,7%

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 7-2022 Nghìn tỷ đồng

0 5 10 15 20 25 30 12.000

10.000

8.000 6.000 4.000 2.000

0

%

Dư nợ tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dư nợ tín dụng nền kinh tế

Tỷ trọng dư nợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trang 2

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

TỔNG BIÊN TẬP

PGS.TS BÙI QUANG TUẤN

TS NGUYỄN BÌNH GIANG

TS LÊ XUÂN SANG

Chủ tịch

PGS.TS BÙI QUANG TUẤN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Ủy viên

PGS.TS BÙI NHẬT QUANG

GS.TS ĐỖ HOÀI NAM

TS CHỬ VĂN LÂM

TS VŨ TUẤN ANH

PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐẠT

PGS.TS TRẦN ĐÌNH THIÊN

PGS.TS BÙI TẤT THẮNG

PGS.TS CÙ CHÍ LỢI

PGS.TS NGUYỄN CHIẾN THẮNG

Chế bản điện tử tại phòng máy

Viện Kinh tế Việt Nam

Giấy phép xuất bản

số 380/GP-BTTTT ngày

22/6/2021 của Bộ Thông tin

và Truyền thông

In tại Nhà in Sự thật

120 trang, khổ 19x27 cm

Giá: 70.000đ

THƯ KÝ TÒA SOẠN

TS NGUYỄN THỊ HỒNG TÂM

Nghiên cứu

TẠP CHÍ RA MỖI THÁNG MỘT KỲ

Số 3 (538)

THÁNG 3 NĂM 2023 NĂM THỨ 63

MỤC LỤC

3 Kiểm định các nhân tố chính tác động tới kim ngạch

nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2020

Lê Việt Đức, Nguyễn Thùy Linh

16 Tác động của việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và chỉ

số sẵn sàng công nghệ tới việc làm năng suất ở Việt Nam

Phạm Minh Thái

28 Mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm phát triển nông nghiệp và thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam

Nguyễn Cảnh Hiệp

36 Sự hài lòng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong việc tiếp cận thông tin thị trường nhằm tiêu thụ nông sản trên địa bàn huyện Tân Sơn, Phú Thọ

Nguyễn Ngọc Mạnh

Tô Thế Nguyên, Nguyễn Hà Phương Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Hồng

45 Liên kết hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ gia đình trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở tỉnh Thái Bình

Tô Xuân Dân Nguyễn Thị Kim Chi, Tô Xuân Hùng

55 Vai trò của mối quan hệ cá nhân và chi tiêu nghiên cứu

và phát triển đối với kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Võ Văn Dứt

67 Một số vấn đề về năng suất lao động và đổi mới công nghệ trong kỷ nguyên kỹ thuật số

Phan Anh

74 Chất lượng công bố thông tin về báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán

Hà Nội

Nguyễn Hữu Cường, Phan Viết Vấn

88 Phân nhóm người tiêu dùng cá tại Việt Nam dựa trên thuộc tính sản phẩm

Nguyễn Hữu Khôi Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Văn Ngọc

101 Ứng dụng phương pháp FAHP trong xếp hạng các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Lục Mạnh Hiển, Nguyễn Quang Vĩnh

110 Tác động của bối cảnh kinh tế mới đến kỹ năng và hiệu quả lao động tại các doanh nghiệp FDI Việt Nam

Kiều Quốc Hoàn

Giá: 70.000đ

Trang 3

ECONOMIC

Studies

A M O N T H L Y J O U R N A L

EDITOR-IN-CHIEF

BUI QUANG TUAN

DEP EDITOR-IN-CHIEF

NGUYEN BINH GIANG

LE XUAN SANG

EDITORIAL BOARD

SUB-EDITOR

NGUYEN THI HONG TAM

Members

BUI NHAT QUANG

DO HOAI NAM

CHU VAN LAM

VU TUAN ANH

NGUYEN HUU DAT

TRAN DINH THIEN

BUI TAT THANG

CU CHI LOI

NGUYEN CHIEN THANG

Chairman

BUI QUANG TUAN

No3 (538)

MARCH 2023

63rd YEAR

CONTENT

3 Testing the main factors affecting Vietnam's imports in the period 2000 - 2020

Le Viet Duc, Nguyen Thuy Linh

16 Impact of global value chain participation and technology readiness index on productive employment

in Vietnam

Pham Minh Thai

28 Expanding lending activities towards small and medium-sized enterprises for developing agriculture and promoting financial inclusion in Vietnam

Nguyen Canh Hiep

36 Satisfaction of minority ethnic women in accessing market information to consume agricultural products

in Tan Son district, Phu Tho province

Nguyen Ngoc Manh

To The Nguyen, Nguyen Ha Phuong Nguyen Thi Lan Huong, Nguyen Thi Hong

production and consumption of agricultural products in Thai Binh province

To Xuan Dan Nguyen Thi Kim Chi, To Xuan Hung

55 The effects of personal relationship and R&D expenditures on SMEs’ export performance in Vietnam

Vo Van Dut

67 Productivity and technology innovation in the digital age

Phan Anh

74 Segment reporting disclosure of firms listing on Hanoi Stock Exchange

Nguyen Huu Cuong, Phan Viet Van

88 Segmenting fish consumers in Vietnam based on product attributes

Nguyen Huu Khoi, Nguyen Thi Nga, Nguyen Van Ngoc

101 Application of FAHP method in ranking criteria to assess the human resources quality of state management for tourism in Ba Ria - Vung Tau

Luc Manh Hien, Nguyen Quang Vinh

110 Impact of new economic context on skills and workers’ performance of FDI firms in Vietnam

Kieu Quoc Hoan

Trang 4

T ạ p c h í N g h i ê n c ứ u K i n h t ế JOURNAL OF ECONOMIC STUDIES

ISSN 0866 - 7489

Số 3 (538) Tháng 3 năm 2023

SỰ HÀI LÒNG CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ

TRONG VIỆC TIẾP CẬN THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG NHẰM TIÊU THỤ NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN SƠN, PHÚ THỌ

Satisfaction of minority ethnic women in accessing market information to consume agricultural products in Tan Son district, Phu Tho province

NGUYỄN NGỌC MẠNH

TÔ THẾ NGUYÊN NGUYỄN HÀ PHƯƠNG NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG NGUYỄN THỊ HỒNG

ghiên cứu này sử dụng mô hình Probit đa biên (Multivariate Probit) nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của phụ nữ dân tộc thiểu số ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ với các kênh thông tin tiếp cận thị trường tiêu thụ nông sản Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nhận thức về thông tin càng nhiều sẽ làm tăng sự hài lòng với lựa chọn kênh truyền thông hiện đại của phụ nữ dân tộc thiểu số Những người phụ nữ dân tộc thiểu số có nhiều kinh nghiệm trao đổi với thị trường sẽ có xu hướng tiếp thu những cái mới thay thế những bất cập trong cách tiếp cận truyền thống Những người phụ nữ dân tộc thiểu số trong các hộ gia đình có mức thu nhập cao thì họ chi trả cho việc tiếp cận thông tin cao hơn, thể hiện khả năng tiếp cận thị trường tốt hơn Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, khi phụ nữ dân tộc thiểu số có người thân làm trong các tổ chức, chính quyền xã, địa

phương ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc sử dụng kênh truyền thông hiện đại

Từ khóa: phụ nữ, dân tộc thiểu số, tiếp cận thông tin thị trường, mô hình Probit đa biên

his study uses a Multivariate Probit model to determine the factors affecting the satisfaction of minority ethnic women in Tan Son district, Phu Tho province, Northern Vietnam with access to market information channels for agricultural products The results show that higher awareness of information increases satisfaction with modern communication channel choices among minority ethnic women Minority ethnic women with more experience in market exchange tend to adopt new innovations and overcome traditional approaches Minority ethnic women in households with higher incomes pay more for access

to information, indicating a better ability to access the market This study also shows that the presence of relatives in local organizations, government and local authorities has a strong impact on the use of modern communication channels by minority ethnic women *

Keywords: women, minority ethnic, access to market information, Multivariate Probit model

Nguyễn Ngọc Mạnh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Tô Thế Nguyên; Nguyễn Hà Phương; Nguyễn Thị Lan Hương, Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Hồng, Viện Đào tạo

và hợp tác quốc tế, Trường đại học Công nghệ Đông Á

N

T

Trang 5

Nghiên cứu Kinh tế số 3(538) - Tháng 3/2023 37

Sự hài lòng của phụ nữ dân tộc…

1 Đặt vấn đề

Công nghệ đang có vai trò mạnh mẽ đối

với nhiều ngành nghề và lĩnh vực, góp phần

quan trọng vào sự phát triển kinh tế, văn

hóa, xã hội Nhiều nghiên cứu đã khẳng

định được vai trò của công nghệ, trong đó

có công nghệ thông tin là hết sức quan

trọng Công nghệ thông tin có vai trò trong

việc tạo thuận lợi cho nông nghiệp đã được

các học giả khẳng định (Aker, 2011; Qaisar

và cộng sự, 2011) Tiếp cận thông tin của

nông dân ở các nước phát triển đã chuyển

biến mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua thông

qua việc số hóa ngày càng tăng của ngành

công nghiệp và dịch vụ (Starasts, 2015)

Việc tiếp cận các phương tiện công nghệ

thông tin có tiềm năng đóng góp đáng kể

vào việc trao quyền cho phụ nữ và hỗ trợ nỗ

lực của họ nâng cao năng suất trong mọi

hoạt động sản xuất Công nghệ thông tin là

một tập hợp đa dạng các công cụ và tài

nguyên công nghệ để tạo, lưu trữ, tạo ra giá

trị và quản lý thông tin Ahmed và Elder

(2009), Aker và Mbiti (2010), Mittal và

Tripathi (2009) mô tả những lợi ích của

thông tin và kiến thức được truyền tải qua

công nghệ thông tin đối với cuộc sống của

người nghèo, về hiệu quả của nông dân và

ngư dân, trao quyền cho phụ nữ Những mô

hình công nghệ thông tin này đã cung cấp

thông tin mới cho nông dân để giúp họ đưa

ra quyết định nhanh hơn và tốt hơn

Ở Việt Nam, hiện nay bản thân phụ nữ,

trong đó có phụ nữ là dân tộc thiểu số cũng

nhận thức được sự cần thiết của thông tin

đối với họ Nghiên cứu của Tạ Minh Thảo

và Lê Hương Linh (2020) tại một số tỉnh

miền núi phía Bắc Việt Nam đã chỉ ra rằng,

phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin ít

hơn nhiều so với nam giới là người dân tộc

thiểu số và gặp nhiều rủi ro hơn so với đàn

ông trong cùng cộng đồng và phụ nữ thuộc

các dân tộc đa số khác Lao động nữ dân

tộc thiểu số làm các công việc không ổn định, dễ bị tổn thương nhiều hơn so với lao động nam dân tộc thiểu số và lao động nữ Kinh (Nguyễn Thị Minh Nguyệt, 2020) Bên cạnh đó, do rào cản về tri thức, phụ nữ dân tộc thiểu số thường ít thông tin về các quyền được tham gia và hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất ở địa phương, ít được tham gia các khóa tập huấn nâng cao năng lực hay đứng tên vay vốn tín dụng ưu đãi (Nguyễn Thị Bích Thúy, 2019) Nhìn chung, họ không chỉ có rất ít

cơ hội tự quyết định vấn đề có ảnh hưởng tới cuộc sống, chứ chưa nói đến việc nâng cao vị thế của mình trong gia đình, xã hội bằng việc phát triển sản xuất, kinh doanh

2 Tổng quan tài liệu

Đến nay, trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về các kênh tiếp cận thông tin của nông dân Hầu hết các nghiên cứu cho thấy, do thói quen, truyền thống và các yếu tố thuận tiện của nông dân, các kênh tiếp cận thông tin của nông dân bao gồm giao tiếp giữa các cá nhân với nhau, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác

Nghiên cứu của Munyua và cộng sự (2009) chỉ ra rằng, thông tin nông nghiệp là một phần quan trọng của phát triển nông thôn Nó có thể giúp mở ra và tạo cơ hội cho nông dân cải thiện các hoạt động canh tác và cải thiện sinh kế của họ Sự khác biệt nhu cầu thông tin của nông dân được chia thành một số loại chính như: chính sách, kiến thức, công nghệ, thị trường và chuyên

thông tin của nông dân thành bốn loại: kỹ thuật/khoa học, thương mại, xã hội/văn hóa

và pháp lý Hơn nữa, trong bối cảnh ngày nay, thông tin về môi trường, sức khỏe, luật pháp và chính sách cũng được các nông hộ xác định là quan trọng (Aubert và cộng sự, 2012; Irivwieri, 2007) Nhu cầu thông tin

Trang 6

Sự hài lòng của phụ nữ dân tộc…

của nông dân sẽ giúp thiết kế các chính sách,

chương trình và đổi mới tổ chức phù hợp

Tang và cộng sự (2014) phát hiện ra rằng,

các nhóm dễ bị tổn thương thông tin có các

đặc điểm của hành vi thụ động và liên quan

đến lợi ích trong việc sử dụng thông tin công

cộng Vì vậy, sự hiểu biết về thông tin thị

trường của người dân sẽ phụ thuộc vào các

kênh tiếp cận thông tin hiện có

Mặc dù có nhiều kênh thông tin, nhưng

nông dân thường có xu hướng tập trung chủ

yếu vào truyền hình, người thân, bạn bè và

các cơ quan chính phủ Nghiên cứu của

Mkenda và cộng sự (2017) lại cho biết,

đồng nghiệp, bạn bè, hàng xóm và các

thành viên trong gia đình được cho là

những kênh hiệu quả nhất đối với hầu hết

nông dân, tiếp theo là cán bộ khuyến nông,

điện thoại di động và các phương tiện thông

tin đại chúng như truyền hình và đài phát

thanh Mặt khác một số nghiên cứu lại cho

thấy, điện thoại di động, internet và truyền

hình dường như là những kênh hiệu quả

hơn để cung cấp thông tin và kiến thức

nông nghiệp phù hợp và kịp thời cho nông

dân (Aldosari và cộng sự, 2017; Mkenda và

cộng sự, 2017; Mwantimwa, 2019; Raza và

cộng sự, 2020)

Từ các nghiên cứu tổng quan trên, có thể

thấy, nông dân ở các vùng khác nhau có

những khác biệt nhất định về nhu cầu thông

tin Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu tập trung

về nông dân tiếp cận thông tin thị trường

Các tác giả mới chỉ dừng lại ở xu hướng

nông dân tiếp cận thông tin qua các kênh

hay sử dụng như giao tiếp giữa các cá nhân

với nhau, truyền hình và các phương tiện

thông tin đại chúng Họ không đánh giá

cảm nhận của nông dân sau khi sử dụng

Mà yếu tố sau khi sử dụng là yếu tố quan

trọng xác định kênh thông tin có nên sử

dụng lâu dài không Hơn nữa, phần lớn các

nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu về khả

năng tiếp cận thông tin về nông dân nói chung, chưa tập trung riêng vào đối tượng người phụ nữ, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu

số để nâng cao vị thế của họ Đặc biệt, tại Việt Nam có rất ít các nghiên cứu về vấn

đề này Điều này minh chứng cần có một nghiên cứu theo hướng đánh giá sự hài lòng của phụ nữ dân tộc thiểu số khi sử dụng các kênh thông tin để tiếp cận thông tin thị trường

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Thu thập và xử lý dữ liệu

Việc lấy mẫu và thiết kế bảng câu hỏi liên quan đến một quá trình ba giai đoạn Chúng tôi sử dụng cả kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên

và thuần túy Đầu tiên, chúng tôi tham khảo

ý kiến của chính quyền xã và địa phương về các vùng nhiều người dân tộc thiểu số; tiếp

đó chúng tôi xác định vùng nghiên cứu gồm

15 xã tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ Sau khi tham khảo ý kiến của các quan chức chính quyền địa phương, chúng tôi đã nhận được danh sách các hộ nông dân cho từng xã khó khăn và thiếu tiếp cận thông tin Ở giai đoạn cuối, chúng tôi chọn ngẫu nhiên các hộ gia đình từ danh sách tổng hợp để phỏng vấn Chúng tôi cũng đã thực hiện thảo luận nhóm tập trung và khảo sát thí điểm với một

số người cao tuổi và lãnh đạo - những người đáng tin cậy và có uy tín trong thôn, bản của

họ tại một số xã để xem họ trả lời bảng hỏi tốt như thế nào và liệu họ có hiểu nội dung hay không Sau đó, chúng tôi đã hiệu chỉnh bảng câu hỏi trước khi tiến hành các cuộc khảo sát thực tế Bảng câu hỏi của chúng tôi được thiết kế để trích xuất thông tin chung về: các đặc điểm nhân khẩu học của nông dân; nhận thức, thái độ của họ về tiếp cận thông tin thị trường; mức độ tiếp cận thông tin thị trường; các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận thông tin thị trường Các câu hỏi đóng cũng như các câu hỏi theo thang đo và cho điểm từ 1 đến 10 (rất không hài lòng đến rất

Trang 7

Nghiên cứu Kinh tế số 3(538) - Tháng 3/2023 39

Sự hài lòng của phụ nữ dân tộc…

hài lòng) Chúng tôi đã nhận được 443

người trả lời khảo sát

3.2 Mô hình đa biên Probit

Khi nghiên cứu các yếu tố quyết định

đến sự lựa chọn nhiều phương pháp thích

ứng, Algaga và Sisay (2020) sử dụng mô

hình probit đa biến (MVP) Để xác định

được các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng

công nghệ thông tin của mỗi phụ nữ dân tộc

thiểu số trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh

Phú Thọ, nghiên cứu này sử dụng MVP

MVP thiết lập M phương trình, trong đó

mỗi phương trình mô tả một biến phụ thuộc

nhị phân quan sát được (có/không) khi áp

tuân theo phân phối chuẩn

Trong nghiên cứu này, có bốn loại kênh

thông tin là các kênh: truyền thông truyền

thống, kênh truyền thông hiện đại, kênh

giao tiếp giữa các cá nhân, kênh truyền

thông tổ chức có thể được lựa chọn bởi mỗi

phụ nữ dân tộc thiểu số, nên mỗi người có

thể chọn không, một, hai hoặc nhiều

phương tiện trong mỗi loại

4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1 Tình hình tiếp cận thông tin thị trường của phụ nữ dân tộc thiểu số

Giá trị trung bình là 38,9 đối với độ tuổi chỉ ra rằng, những người phụ nữ dân tộc thiểu số trong dữ liệu khảo sát gặp phải khó khăn trong tìm kiếm thông tin thị trường ở

độ tuổi khoảng 39 tuổi Độ tuổi cao nhất được khảo sát là 65, người trẻ nhất là 20, cho thấy, nhiều người tham gia khảo sát đang trong độ tuổi lao động Khoảng 55% phụ nữ dân tộc thiểu số có trình độ học vấn

từ tiểu học đến đại học và sau đại học, điều này cho thấy, hơn một nửa phụ nữ dân tộc thiểu số được đi học và biết tiếng phổ thông Việc trao đổi mua bán, điều kiện thương mại hóa của vùng ở mức 26%, chứng tỏ người phụ nữ sống xa so với chợ, nơi buôn bán, dẫn đến việc di chuyển để bán sản phẩm của họ và trao đổi thông tin, mua sắm các mặt hàng thiết yếu trên thị trường còn gặp nhiều khó khăn Họ chỉ sẵn sàng chi trả trung bình khoảng 50 nghìn đồng/tháng cho việc tiếp cận thông tin qua các thiết bị, con số này rất thấp, bởi tổng chi phí trên thu nhập của họ hàng tháng chỉ

khác, sự hiểu biết về thông tin thị trường cũng phản ánh tương đối với trình độ học vấn của phụ nữ dân tộc thiểu số khi nhận thức về thông tin trung bình là 6,89, cho thấy, ở ngưỡng trung bình khá đối với phụ

nữ dân tộc thiểu số (bảng 1)

BẢNG 1: Tổng hợp thống kê mô tả của các biến sử dụng trong phân tích

bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Trang 8

Sự hài lòng của phụ nữ dân tộc…

Tỷ lệ chi phí công nghệ (chi phí điện thoại,

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả

4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng

đến sự hài lòng đối với các kênh thông tin

Như bảng 2 cho thấy, tuổi tác của phụ nữ

dân tộc thiểu số được cho là càng cao thì

càng có tác động tích cực đáng kể ảnh

hưởng đến sự hài lòng đối với truyền thông

từ các tổ chức Các hệ số ước tính đối với

các kênh thông tin khác không đáng kể

nhưng chỉ ra rằng, khả năng thích nghi cao

hơn khi tuổi tác đang dần thể hiện tích cực

sự hài lòng của người phụ nữ dân tộc thiểu

số đối với kênh truyền thông hiện đại Hầu

hết phụ nữ dân tộc thiểu số trong vùng

nghiên cứu ở độ tuổi lớn tuổi, nên họ bị ảnh

hưởng tích cực bởi kênh truyền thông tổ

chức Người phụ nữ lớn tuổi có kinh

nghiệm và kiến thức về thị trường qua các

năm trước nên có xu hướng hài lòng bởi các

nguồn thông tin thu thập được qua tổ chức,

buổi tuyên truyền, tập huấn, giáo dục từ cán

bộ địa phương

Người phụ nữ có trình độ học vấn cao

hơn có tác động tích cực làm tăng khả năng

hài lòng của họ với các tổ chức địa phương,

hoặc trình độ học vấn của phụ nữ dân tộc

thiểu số như một phương tiện tạo động lực,

vì nó khuyến khích phụ nữ tiếp cận dễ dàng

với thông tin trong tổ chức Ngược lại, trình

độ học vấn thấp hơn lại tác động tiêu cực,

làm giảm sự hài lòng của người phụ nữ dân

tộc thiểu số với việc xác thực nguồn thông

tin qua kênh giao tiếp giữa các cá nhân Sự

hiểu biết về thông tin khiến nhận thức tích

cực ảnh hưởng đáng kể đến việc tăng hài

lòng về thông tin từ ba kênh thông tin: kênh truyền thông truyền thống, kênh truyền thông hiện đại và kênh giao tiếp giữa các cá nhân với các hệ số tương ứng là 0,088; 0,193 và 0,211, với mức ý nghĩa thống kê là

từ 1 đến 5%

Phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn có nhiều khả năng tổ chức các kênh truyền thông để trao đổi, đồng thời nắm bắt thông tin Phụ nữ dân tộc thiểu số có trình độ học vấn thấp thường dễ nhận được các nguồn tin truyền miệng từ hàng xóm và những người cùng làng Kết quả tương tự của Chen và Lu (2019) cho rằng, trong các kênh giữa các cá nhân, nông dân có trình độ học vấn cao hơn có nhiều khả năng nhận được thông tin thông qua bạn bè của họ So với các kênh khác, những người có trình độ học vấn thấp hơn có nhiều khả năng nhận được thông tin họ cần từ những người cùng làng hoặc hàng xóm của họ

Trình độ học vấn cao giúp phụ nữ nhận thức, tích lũy nhiều kinh nghiệm để biết tính xác thực của nguồn thông tin nằm ở đâu Sự hiểu biết của phụ nữ dân tộc thiểu

số có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng đối với các kênh truyền thông truyền thống, kênh truyền thông hiện đại và kênh giao tiếp giữa các cá nhân Trong các kênh truyền thông truyền thống, phụ nữ biết tiếng phổ thông tốt hơn sẽ có xu hướng thu thập thông tin qua sách, báo, tạp chí và đĩa CD, trong khi những người phụ nữ kém hơn thì lấy thông tin bằng cách nghe đài phát thanh

Trang 9

Nghiên cứu Kinh tế số 3(538) - Tháng 3/2023 41

Sự hài lòng của phụ nữ dân tộc…

và truyền hình địa phương Bên cạnh đó,

nếu những người phụ nữ dân tộc thiểu số có

khả năng tiếng phổ thông tốt hơn có xu

hướng sử dụng các phương tiện truyền

thông hiện đại để lấy thông tin, bao gồm cả

điện thoại di động và máy tính Về các kênh

giao tiếp giữa các cá nhân, người có khả

năng tiếng phổ thông kém được tiếp cận thông tin nhiều hơn thông qua người thân,

họ hàng hoặc hàng xóm; xét về kênh tổ chức, nông dân có khả năng tiếng phổ thông tốt hơn có xu hướng chọn doanh nghiệp và cơ quan dịch vụ thông tin chuyên ngành để lấy thông tin (Chen và Lu, 2019)

BẢNG 2: Ước lượng yếu tố tác động đến sự hài lòng của các cách tiếp cận thông tin

Tỷ lệ chi phí

công nghệ

Ghi chú:*, ** và lần lượt biểu thị ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%; giá trị trong

ngoặc đơn là sai số chuẩn

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu khảo sát của nhóm tác giả

Kết quả cũng cho thấy, các chi phí cho

điện thoại, internet, tiền điện không làm ảnh

hưởng đến việc phụ nữ dân tộc thiểu số sử

dụng các kênh thông tin để tìm hiểu về thị

trường Đối với các chi phí chi trả cho việc

xem các kênh truyền hình qua ti vi cho thấy

rằng, phụ nữ dân tộc thiểu số sẵn sàng hơn

để áp dụng các nguồn thông tin truyền

thông hiện đại và họ có thể chuyển từ các

nguồn thông tin giữa các cá nhân thông qua liên lạc điện thoại Chi phí chi trả cho việc tiếp cận thông tin từ kênh truyền thông hiện đại khiến phụ nữ dân tộc thiểu số giảm đi

sự hài lòng mà nguồn thông tin này đem lại Trong khi, phụ nữ dân tộc thiểu số lại muốn

bỏ ra chi phí để giao lưu cùng bạn bè, hàng xóm để những người này đem lại thông tin cho họ Tuy nhiên, tổng thu nhập của hộ gia

Trang 10

Sự hài lòng của phụ nữ dân tộc…

đình phụ nữ dân tộc thiểu số có tác động

tích cực đến sự hài lòng với số tiền mà họ

bỏ ra để tiếp cận thông tin thị trường Tổng

chi phí họ bỏ ra cao hơn để thỏa mãn tiếp

cận với thông tin thị trường nhanh chóng

hơn qua kênh truyền thông hiện đại, kênh

giao tiếp giữa các cá nhân, nhưng không có

ảnh hưởng với kênh truyền thông tổ chức

Chi phí cho internet, điện thoại, điện cũng

không ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với các

kênh thông tin của phụ nữ dân tộc thiểu số

Chứng tỏ họ không sẵn sàng cho việc chi trả

những loại chi phí này và có thể cho rằng, nó

không thực sự phù hợp với hoàn cảnh của

mỗi hộ gia đình dân tộc thiểu số Mặt khác,

chi phí cho ti vi, truyền hình lại ảnh hưởng

mạnh mẽ tích cực đến sự hài lòng của phụ

nữ dân tộc thiểu số Điều này cho thấy, tình

trạng thiết bị thông tin gia đình ảnh hưởng

chủ yếu đến các kênh truyền thông hiện đại

và giao tiếp với bạn bè Tương tự kết quả

này, Chen và Lu (2019) cho biết, những

nông dân được trang bị tốt hơn có xu hướng

thu thập thông tin qua các kênh truyền thông

truyền thống như ti vi, radio, điện thoại cố

định và các kênh truyền thông hiện đại như

điện thoại di động và máy tính

Sự hợp tác làm ăn với các đối tượng

xung quanh có ảnh hưởng đến sự hài lòng

của kênh truyền thông hiện đại và kênh

giao tiếp giữa các cá nhân Khi những

người phụ nữ tham gia các nhóm, hiệp hội

và hợp tác xã, họ tạo ra một đơn vị xã hội

mạnh mẽ mà qua đó dòng thông tin thị

trường có thể được chuyển kênh Việc sử

dụng công nghệ thông tin chắc chắn đã trở

thành một công cụ và nền tảng quan trọng

cho liên lạc Khả năng sử dụng công nghệ

thông tin của người nông dân sẽ đóng vai

trò trung tâm trong việc tiếp cận thông tin

thị trường Cách tiếp cận toàn cầu hiện nay

đối với khuyến nông là hướng theo nhu cầu

Nông dân sản xuất nhỏ hầu hết ở trường

hợp không biết về thị trường vì những đóng góp của họ được coi là như không đáng kể Hầu hết các công ty xuất khẩu giao dịch với những nông dân này ở cấp độ hợp tác xã hoặc nhóm, tuy nhiên, ảnh hưởng của các tập đoàn hùng mạnh trong các tổ chức đó khiến nông dân sản xuất nhỏ dễ bị bóc lột

và do đó bị từ chối tiếp cận thông tin do bỏ sót hoặc bằng cách khác (Asfaw và cộng

sự, 2010)

Phụ nữ dân tộc thiểu số có thu nhập cao hơn có xu hướng nắm bắt thông tin thông qua các kênh truyền thông hiện đại và doanh nghiệp, trong khi người có thu nhập thấp hơn có xu hướng sử dụng đài phát thanh, tổ chức hợp tác xã nông dân, liên đoàn lao động và hiệp hội để nắm bắt thông tin Thu nhập hộ gia đình trong vùng khảo sát được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm: nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, dạy nghề hoặc công việc phụ, lương hưu, tiền công và tiền gửi về Điều này chứng tỏ rằng, khi nhiều thành viên trong hộ gia đình dân tộc thiểu

số đang làm việc có thể kiếm được thu nhập

từ các lĩnh vực ngoài nông nghiệp, khả năng tiếp cận thông tin thị trường cũng tăng lên, đa dạng hóa thông tin từ các nguồn kênh Họ cũng có thể chi trả dễ dàng cho các chi phí tiếp cận thông tin hơn

Tương tự với kết quả nghiên cứu, thu nhập gia đình có ảnh hưởng đáng kể đến việc dùng các công nghệ thông tin hiện đại Zhang và cộng sự (2010) cho rằng, có một mối quan hệ trực tiếp giữa thu nhập và việc nông dân chấp nhận công nghệ để lấy thông tin nông nghiệp Kalba (2008) nhấn mạnh rằng, việc áp dụng công nghệ di động (trả sau cũng như trả trước) phụ thuộc vào thu nhập của gia đình theo thời gian

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, phụ nữ dân tộc thiểu số có lý do của họ khi lựa chọn một số kênh thông tin nhất định để

Ngày đăng: 31/08/2023, 10:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w