Tìm hiểu hình tượng nhân vật cũng là một điểm mau chốt dé khám phá tai năng đíchthực của nhà văn và những đóng góp của họ trong nền văn học Van đề con người từ lâu đã trở thành thước do
Trang 1Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM THỊ THU HÀ
Luận văn Thạc si chuyên ngành Lý luận văn hoc
Mã số: 60 22 32
Người hướng dẫn khoa học:
TS Nguyễn Văn Nam
Hà Nội — 2010
Luận van thạc sỹ 0 Pham Thị Thu Ha
Trang 2Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8
4 Phương pháp nghiên cứu 9
5 Cấu trúc luận văn 9
Phần nội dung
Chương 1: Những nhân vật phụ nữ phản diện 10
1.1 Bối cảnh thời đại và những tư tưởng, lễ giáo phong kiến chỉ phối đến con người 10
1.2 Hình tượng người phụ nữ đại điện cho xã hội cũ 15
1.2.1 Hình tượng người phụ nữ lưỡng hoá 15
1.2.1.1 Người phụ nữ với gia đình, người thân 15
1.2.1.2 Mối quan hệ giữa mẹ chồng — nàng dâu, giữa di ghẻ - con chồng 29
1.2.2 Các nhân vật xấu 36
Chương 2: Hình tượng người phụ nữ “mới” 45
2.1 Điều kiện xã hội tác động tới sự hình thành tư tưởng mới 45
2.2 Một số đặc điển của những người phụ nữ “mới ” 47
2.2.1 Những nét đẹp truyền thống trong hình tượng người phụ nữ “mới” 47
2.2.2 Người phụ nữ “mới” - nạn nhân của xã hội phong kiến 31
2.2.3 Người phụ nữ với tư tưởng tiến bộ của thời đại 55
2.2.3.1 Ý thức về nhân phẩm, phẩm giá, danh dự của bản thân 552.2.3.2 Quan niệm về tình yêu, hạnh phúc gia đình 602.2.3.3 Đầu tranh dé bảo vệ tinh yêu, quyén sống, quyén hạnh phúc cá nhân 67Chương 3 : Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự
Lực văn đoàn 78
3.1 Nghệ thuật khắc họa chân dung, ngoại hình của nhân vật 78
3.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật 95
3.2.1 Miêu tả tâm lí nhân vật thông qua hành động 96
3.2.2 Miêu tả tâm lí nhân vật thông qua lời nói 102 3.2.3 Miêu tả tâm lí nhân vật thông qua ngoại cảnh 114
Kết luận 120TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
Luận van thạc sỹ 2 Pham Thị Thu Ha
Trang 3Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
PHAN MỞ DAU
1 Ly do chon dé tai
Cội nguồn của văn hoc là con người Chính cuộc sống của con người đã khơi
nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nhà văn nghệ sĩ Mỗi tac phâm văn học được viết ra
không gì khác là để phản ánh cuộc sống của con người Tuỳ từng thời kì lịch sử khácnhau mà van dé con người được dé cập đến ở những phương diện khác nhau Như vậy,
qua hình ảnh con người được phản ánh trong văn học người đọc có thể nhìn ra được
những quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn và tư tưởng thời đại chi phối sáng tác của
ho Tìm hiểu hình tượng nhân vật cũng là một điểm mau chốt dé khám phá tai năng đíchthực của nhà văn và những đóng góp của họ trong nền văn học
Van đề con người từ lâu đã trở thành thước do giá trị của văn học, là cơ sở déđánh giá vi trí các hiện tượng văn học trong tiễn trình văn học nước nhà Tìm hiểu mộttác phâm văn học thì điều trước tiên có lẽ là phải chú ý đến hệ thống nhân vật trong tácphẩm đó Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã nhận định rằng: “Không thê lí giải một hệthống văn, thơ mà bỏ qua con người được thé hiện trong đó ( ) Vấn đề quan niệm
nghệ thuật về con người thực chất là vấn đề tính năng động của nghệ thuật trong việc
phản ánh hiện thực, lý giải con người bằng các phương tiện nghệ thuật” [59, 20] Con
người là yếu tố đầu tiên và cũng là trung tâm trong thé giới nghệ thuật của một tác phẩmvăn học, góp phần bộc lộ quan niệm nghệ thuật của một tác giả hay một trường phái, trào
lưu văn học Trong tiến trình văn học Việt Nam chúng ta không thé không nói tới TựLực văn đoàn, một văn đoàn đầu tiên, có lẽ cũng là duy nhất trong lịch sử có tổ chức quy
củ, chặt chẽ, có kỉ luật nghiêm ngặt, có cơ quan ngôn luận riêng, có nhà In riêng, có
chương trình hoạt động theo một mục đích, tôn chỉ rõ ràng, minh bạch Lực lượng của họ
không đông, nhưng “quí hồ tinh bat qui hồ đa”, họ đều trẻ, có tài năng, tâm huyết và đặc
biệt là có cùng chí hướng nên đã chung sức tạo nên sức sống mới cho một văn đoàn bằngchính nội lực của mình Và họ đã gặt hai được những thành công rực rỡ ngay từ buổiđầu
Các nhà văn Tự Lực văn đoàn đã đấu tranh quyết liệt cho sự giải phóng cá nhân khỏi
vòng kiềm toả của lễ giáo phong kiến Trong xã hội cũ, người phụ nữ là những người
Luận van thạc sỹ 3 Pham Thị Thu Ha
Trang 4Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
chịu khổ cực nhất vì những ràng buộc, quy định khắt khe mà xã hội thiết lập nên dé bắt
họ phải phục tong vô điều kiện (Tai gia tong phụ, xuất gid tong phu, phu tử tong tử) Vớitôn chỉ đề cao cái mới, trẻ, yêu đời, tin ở sự tiến bộ, trọng tự do cá nhân, làm cho mọi
người thấy đạo Không không hợp thời nữa trong các sáng tác họ cô vũ cái mới, đấu
tranh cho tự do cá nhân, hạnh phúc con người, phê phán cái cũ, cái xấu xa, lỗi thời, lạc
hậu, những gì cản trở cái mới phát triển Muốn thực hiện được điều đó và tan công trực
diện vào thành luỹ phong kiến, họ phải xây dựng nên một hệ thống những hình tượngnhân vật Và đối tượng giúp họ nhiều nhất chính là những người phụ nữ Họ không chỉ là
phương tiện giúp nhà văn phản ánh những bắt cập trong xã hội thực dân nửa phong kiếnđương thời mà còn là thành viên tích cực trong cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ,
giữa cá nhân và xã hội dé đòi quyền sống, quyền tự do yêu đương và lựa chọn hạnh phúc
cho bản thân Nhìn nhận một cách tổng thể, hầu hết các nhân vật chính trong tác phẩmcủa Tự Lực văn đoàn đều là nhân vật nữ, số lượng nhân vật nữ chiếm tỉ lệ lớn trong sángtác Điều đó cho thấy các tác giả Tự Lực văn đoàn đã dành tình cảm ưu ái như thế nào
cho người phụ nữ trong xã hội Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam — những
cây bút chủ chốt của Tự Lực văn đoàn đều tỏ ra hết sức bênh vực những nhân vật phụ nữ
trong cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống tinh than.
Từ những lí do đó chúng tôi chọn dé tài xem xét hình tượng người phụ nữ trongtiểu thuyết Tự Lực văn đoàn đề qua đó có thê nhận ra được sự đôi mới cả về tư tưởng
và nghệ thuật trong việc khắc hoạ hình tượng người phụ nữ Đây không phải là vấn đề
hoàn toàn mới mẻ, nhưng mỗi người có cách tiếp cận và khai thác khác nhau sẽ chonhững cách hiểu khác nhau và van dé được nghiên cứu sẽ phong phú hơn lên Mặt khác,
tìm hiểu nhân vật cũng chính là tìm hiểu về tư tưởng, quan diém, tài năng của tác giả,
chúng tôi mong muốn qua việc phân tích những hình tượng người phụ nữ trong tiểu
thuyết Tự Lực văn đoàn sẽ đưa lại những kết quả dé một lần nữa nhận ra chỗ mạnh, yếu,
góp phần đánh giá về hiện tượng văn học đặc biệt này
2 Lịch sử vấn đề
Từ khi ra đời đến nay Tự Lực văn đoàn đã trở thành tiêu điểm chú ý của giới nghiên
cứu văn học Có rât nhiêu công trình xuât sắc nghiên cứu từ trước năm 1945 ở cả hai
Luận van thạc sỹ 4 Pham Thị Thu Ha
Trang 5Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
miền Nam Bắc Nhưng ý kiến đánh giá lại không hoàn toàn nhất quán, thậm chí tráingược nhau Ý kiến khen cũng nhiều nhưng chê cũng không ít
Trước năm 1945 đã xuất hiện các công trình của Trương Chính Trong cuỗn Didi
mat tôi (1939), ông đã dành nhiều trang dé đánh giá những tác phẩm tiêu thuyết tiêu biểu
của Khái Hưng, Nhất Linh đang “làm mưa làm gió” trên văn đàn thời đó với thái độ tôn
trọng, ghi nhận sự tiến bộ, mới mẻ Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sửyếu (1941), đã dành hắn bốn trang đánh giá về Tự Lực văn đoàn, chủ yếu là Nhất Linh
và Khái Hưng, nhận định rang Nhất Linh thiên về tiểu thuyết luận dé, còn Khái Hưng
thiên về khuynh hướng lí tưởng Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan trong bộ Nha văn ViệtNam hiện đại (1942) cũng đã dành hơn một trăm trang đánh giá về Tự Lực văn đoàn,
thừa nhận tài năng của các nhà văn, ông gọi Nhất Linh là “tiểu thuyết gia” Ngoài ra còn
có Trương Tửu (Loa số 76 - 1935), Lê Thanh (báo Ngdy nay số 126/ 9- 1938), TranThanh Mai (báo Phong hoá số 2/1934 và Sông Hương số 5/ 1941) đã đánh giá cao về Tự
Lực văn đoàn Các công trình trên bước đầu mới chỉ nêu lên một số đóng góp của tiểuthuyết Tự Lực văn đoàn về tư tưởng và nghệ thuật như đấu tranh giải phóng cá nhân,
nghệ thuật tả cảnh và miêu tả tâm lí nhân vật Tuy nhiên những luận điểm nêu ra cònđược đánh giá chung chung và có phần còn đơn giản
Từ năm 1945 đến 1986, do điều kiện đất nước chiến tranh, công việc nghiên cứu vănhọc tạm lắng xuống để nhường chỗ cho hoạt động tuyên truyền chính trị Tuy nhiên
không vì thế mà vấn đề về Tự Lực văn đoàn, thơ Mới hay văn học lãng mạn ít được chú
ý Tự Lực văn đoàn được nghiên cứu ở cả hai miền với những góc độ khác nhau
Ở miền Nam, những tác phẩm của Tự Lực văn đoàn được in lại, nhiều vấn đề được
nghiên cứu sâu hơn Nguyễn Văn Xung với Binh giảng về Tự Lực văn đoàn (1958),
Phạm Thế Ngũ với Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập III (1960), Doãn Quốc Sỹ
có bài VéTu Lực văn đoàn (1960), Lê Hữu Mục viết Khảo luận về Đoạn tuyệt (1960),
Thanh Lãng có cuốn Phê bình văn học thế hệ 32 (1972), Vũ Hân xuất bản Văn học Việt
Nam thé ky XIX tiền bán thế kỷ XX 1800- 1945 (1973), Thế Phong viết Nhà văn tiềnchiến 1930 -1945 (1974), Bùi Xuân Bào viết Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1972)
Nhìn chung các tác phâm này đánh giá nghiêng về khen nhiều hơn chê Phần lớn họ đều
Luận van thạc sỹ 5 Phạm Thị Thu Hà
Trang 6Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
đề cao Tự Lực văn đoàn ở tiểu thuyết luận đề và nghệ thuật tả cảnh, miêu tả tâm lí nhân
vật, còn vấn đề về người phụ nữ có được đề cập đến nhưng còn tản mạn và chủ yếu được
gợi ra dé minh chứng cho luận điểm khác
Ở miền Bắc, có công trình nghiên cứu của nhóm Lê Quý Đôn (Lược thảo lịch sử văn
học Việt Nam tập I- 1958), Bạch Năng Thi, Phan Cự Dé (Văn học Việt Nam 1930- 1945,
1961) Vũ Đức Phúc (Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930- 1945, 1961) và Bàn vềnhững cuộc đấu tranh tư tưởng trong văn học Việt Nam hiện đại 1930 — 1945, 1971) vàcác bài phê bình của Nam Mộc, Nguyễn Đức Đàn Nhìn chung các công trình chủ yếu
tập trung phê bình nội dung xã hội của tác phẩm trên phương diện chính trị, đạo đức, tư
tưởng Họ có cái nhìn khắt khe đối với Tự Lực văn đoàn, cho những tác phẩm này “cănbản là bạc nhược, suy đôi” vì không cô vũ con người hành động trong cảnh nước mat
nhà tan mà “ru ngủ thanh niên” trong những chuyện tình cảm lãng mạn Trong khi hàng
nghìn người đang sống chết cho một lí tưởng cao đẹp là độc lập dân tộc, giải phóng conngười thì Tự Lực văn đoàn lại dé cho các nhân vật của mình chìm đắm trong giấc mộngtình yêu, hạnh phúc cá nhân Vì thế nên Tự Lực văn đoàn được xem như là “cơ hội chủ
nghĩa”, “tư tưởng tiêu tư sản”, “lãng mạn thoát ly”
Từ năm 1986 đến nay, hiện tượng Tự Lực văn đoàn đã được nhìn nhận lại một cách
khách quan và công bằng hơn Chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã thực sự
thôi luồng sinh khí mới và “cởi trói” về mặt tư tưởng cho các văn nghệ sĩ và các nhànghiên cứu phê bình Họ được tự do hơn trong việc tiếp cận theo những góc nhìn khoáng
đạt hơn, được mạnh mẽ và thắng than cả khi khen và chê một cách khách quan và khoa
học Các hiện tượng văn học, các nghi án văn học được đánh giá, xem xét lại với thái độ
bình tĩnh và khách quan hơn Tự Lực văn đoàn cũng năm trong quỹ đạo đó Nhiều bài
nghiên cứu, chuyên luận mới ra đời Họ có những cách nhìn mới về văn xuôi Tự Lực vănđoàn Huy Cận trong cuộc Hội thao về Tự Lực văn đoàn ngày 27 tháng 5 năm 1989 tại
khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội đã di tới kết luận: “Tự Lực văn đoàn đã có
những đóng góp lớn vào nghệ thuật tiểu thuyết, vào tính hiện đại của tiêu thuyết, đónggóp vào tiếng nói và câu văn của dân tộc, với lối văn trong sáng và rất Việt Nam” [25,9] GS Hà Minh Đức cho răng Tự Lực văn đoàn với những tiền đề về văn hoá xã hội
Luận van thạc sỹ 6 Pham Thị Thu Ha
Trang 7Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
mới đã “tạo nên những giá trị mới cho văn học” Còn GS Phan Cự Đệ khẳng định: “tiểu
thuyết Tự Lực văn đoàn có công lớn trong việc đổi mới nền văn học vào những năm 30của thé ki, đôi mới từ quan niệm nghệ thuật cho đến việc đây nhanh các thể loại văn học
trên con đường hiện đại hoá làm cho ngôn ngữ trở nên trong sáng và giàu có hơn.” [35,
241] Trương Chính trong Báo Người giáo viên nhân dân số đặc biệt, (27, 28, 29, 30, 31)
tháng 7/ 1989 cũng cho rằng “Tự Lực văn đoàn có một vai trò rất quan trọng trong sựphát triển của văn học ta những năm 30” GS.Trần Đình Hượu nhắn mạnh: “Những năm
20 là quá trình khăng định văn học mới và Tự Lực văn đoàn đánh dấu giai đoạn toàn
thắng với sự đóng góp lớn chủ động và tích cực”[42, 60] Ngoài ra còn hàng loạt các
công trình nghiên cứu chuyên sâu của Lê Thi Đức Hạnh (Thêm may ý kiến đánh giá TựLực văn đoàn), Vũ Thị Khánh Dần (Nhìn nhận về tiểu thuyết Nhất Linh hơn nửa thé ki
qua,), Đỗ Đức Dục (Góp phan đánh giá văn học lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1945), Lê Thị Dục Tú (Quan miệm nghệ thuật vé con người trong tiểu thuyết Tự Lực văn
1930-đoàn), Phạm Quang Long (Tự Luc văn đoàn — một kiểu tư duy văn học), Mã Giang Lân
(chủ biên), (Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900- 1945 và những dong góp
của nó), Nguyễn Hữu Hiểu (Máy suy nghĩ về nhà văn Nhat Linh Nguyễn Tường Tam),
Mai Hương (tuyên chon và biên soạn) (7 Lực văn đoàn trong tiến trình văn hoc dân
tộc), Dương Hương (Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tiểu thuyết luận dé của Nhat Linh),
Lê Minh Truyên (Thạch Lam với Tự Lực văn đoàn), Nguyễn Trac va Dai Xuân Ninh (Vé
Tự Luc văn đoàn), Vũ Tiến Quỳnh (Tuyền chon) (Nhất Linh - Khái Hung - Hoàng Đạo),
Hà Minh Đức (Tự Lực văn đoàn — Trào lưu tác giả), Khúc Hà Linh (Anh em Nguyễn
Tường Tam — Nhất Linh ánh sáng và bóng tối) Do được nhìn nhận một cách khách
quan và công bằng hơn nên ở miền Bắc Tự Lực văn đoàn đã trở thành đề tài thu hút sự
chú ý của nhiều sinh viên ngành Ngữ văn trong các luận văn, luận án và khoá luận tốt
nghiệp.
Tất cả những công trình đó đã cho thấy sức sống mạnh mẽ của văn chương Tự Lực
văn đoàn, thé hiện sự đổi mới thái độ đánh giá, ghi nhận những đóng góp thực sự của
văn đoàn Thời gian cảng lùi xa thì độ sáng của hiện tượng văn học ma ta đang xem xét
dường như lại sáng hơn lên, diện mạo của những nhân vật nòng cốt trong Nhóm Tự lực
Luận van thạc sỹ 7 Pham Thị Thu Ha
Trang 8Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
lại càng han bóng noi tâm trí chúng ta Đó là bằng chứng chắc chan của những giá trị tự
khang định bản chất, không dé cho quy luật sinh tồn đào thải Tuy nhiên, khi tiếp xúc vớinhững công trình trên, chúng tôi nhận thấy vấn đề chống phong kiến, tính dân chủ, cá
nhân, nhân vật, kết cấu, cốt truyện, ngôn ngữ là những mảng được chú ý nhiều Còn
hình tượng người phụ nữ có được xem xét nhưng còn tản mát, chưa có hệ thống, chủ yếu
là dé chứng minh cho nội dung trung tâm của văn đoàn đó là chống lễ giáo phong kiến
mà người phụ nữ là nạn nhân tiêu biểu Có thé nhắc tới bài viết Nhìn lại vấn dé giải
phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn của Trương Chính Lê Thị Dục Tútrong cuốn Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn có đề cập đến
hình tượng người phụ nữ, đặc biệt là ở chương 2, 3 nói về Thé giới nội tâm và Vẻ đẹp théchất Nhưng nhìn chung những bài viết này chủ yếu khai thác nhân vật dé thấy sự đổi
mới về quan niệm, tư tưởng của tác giả so với đương thời, xem xét nhân vật ở bình diện
xã hội, triết học, mĩ học chứ chưa nhìn nhận nhân vật ở góc độ nhân cách con người
Hình tượng người phụ nữ là hình ảnh quen thuộc và là đề tài quan trọng trong văn
học dân tộc ta Tuy nhiên mỗi giai đoạn văn học lại có những cách phác họa hình tượng
này khác nhau Các nhà văn Nhất Linh, Khái Hung, Thạch Lam, Hoang Dao đã xây
dựng nên một hệ thống những nhân vật nữ rất độc đáo, rất hiện thực ở hai giới tuyến:
một phái “nệ cổ” là những phụ nữ đại diện cho xã hội cũ, chịu ảnh hưởng nặng né của
giáo lý Không, Mạnh và phái đối lập là những cô “gái mới” tân thời theo tư tưởng Tâyphương Cuộc chiến giữa hai phái này làm nảy sinh bao vấn đề trong gia đình, ngoài xã
hội, và chính điều này làm cho tiêu thuyết Tự Lực văn đoàn trở nên hấp dẫn người đọc.
Qua những trang viết về họ, các nhà văn đã bộc lộ tài năng cũng như tư tưởng tiến bộ
của mình.
3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu.
Tự Lực văn đoàn là một hiện tượng phức tạp Những năm đầu xuất hiện họ có những
đóng góp và thành tựu nổi bật nhưng từ năm 1940 trở đi họ nghiêng về hoạt động chínhtrị nhiều hơn Các thành viên chủ chốt của văn đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng
Đạo tham gia vào các Đảng Việt Quôc, Việt Cách vì thê nên việc đánh giá các tác phâm
Luận van thạc sỹ 8 Pham Thị Thu Ha
Trang 9Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
văn chương của họ gặp nhiều khó khăn, bởi vì tác phâm văn học ra đời là sản phẩm của
tư tưởng, quan điểm của nhà văn Tuy nhiên, chúng tôi đi nghiên cứu trong giai đoạn TựLực văn đoàn (khoảng 10 năm, từ 1932 đến 1942) và xem xét hình tượng người phụ nữ
trong tiêu thuyết Tự Lực văn đoàn không đứng trên bình diện xã hội, chính trị mà tìmhiểu đưới góc độ nhân cách con người, qua đó thay được hình ảnh người phụ nữ trong xãhội đương thời đã được các nhà văn nhìn nhận như thế nào, xây dựng những nhân vậtnày dé nhằm thé hiện tư tưởng gì của tác giả và cách họ xây dựng nên hình tượng có gìđộc đáo, mới mẻ, thành công Với đề tài này chúng tôi mong muốn đóng góp một phần
nhỏ bé vào việc đánh giá, nhìn nhận lại hiện tượng Tự Lực văn đoàn.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi chỉ đi nghiên cứu hình tượng người
phụ nữ trong tiểu thuyết của Tự Lực văn đoàn, còn hệ thống những truyện ngăn chúng
tôi xin dành cho một công trình khác.
3.3 Phạm vi nghiên cứu.
Với mục đích và đối tượng nghiên cứu như vậy chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát ở
các tác giả, tác phâm sau:
+) Nhất Linh: Đoạn tuyệt, Nắng thu, Lạnh lùng, Đôi bạn, Bướm trắng
+) Khái Hưng: Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Tiêu sơn tráng sĩ, Trồng mái, Gia
đình, Thoát ly, Thừa tu, Đẹp, Hanh, Ban khoăn.
+) Hoang Đạo: Con đường sáng.
+) Thạch Lam: Ngày mới.
Ngoài ra, Nhất Linh còn có tiểu thuyết Nho phong (1926), Giòng sông Thanh Thuỷ
(1960, 1961) và Xóm cẩu mới (1961) chúng tôi không xem xét vì không nằm trong giai
đoạn văn học Tự Lực văn đoàn.
4 Phương pháp nghiên cứu.
Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu, phương pháp
tâm lí học, phương pháp lịch sử - xã hội, phương pháp tiếp cận văn hoá học Các phương
pháp này không tách rời nhau mà kết hợp hài hoà, thống nhất trong quá trình nghiên cứu
Cầu trúc luận văn.
Luận van thạc sỹ 9 Pham Thị Thu Ha
Trang 10Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn sẽ gồm 3 chương:
Chương 1: Những nhân vật phụ nữ phản diện.
Chương 2: Hình tượng người phụ nữ “mới”.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự Lực văn
đoàn
Luận van thạc sỹ 10 Phạm Thị Thu Hà
Trang 11Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
PHẢN NỘI DUNG
Chương 1: Những nhân vật phụ nữ phản diện
1.1 _ Bối cảnh thời đại và những tư tưởng, lễ giáo phong kiến chi phối đến con người
Do chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hoá Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay nên
những tư tưởng, lễ giáo phong kiến đã ăn sâu bám rễ thâm căn cố dé vào tâm trí conngười Việt Nam Có thé nói phong tục tập quán của chúng ta bắt nguồn và phụ thuộc rat
nhiều vào Nho giáo Triết lý Không Tử luôn hiện hữu trong sinh hoạt của con người và
xã hội Việt Nam Quan niệm giáo dục của Không Giáo là “nam ngoại”, “nữ nội” :
Trai thời đọc sách ngâm thơ, Dui mài kinh sw, đợi chờ kịp khoa.
Gái thời giữ việc trong nhà, Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa
(Phận trai và gái — Nguyễn Trãi)
Người phụ nữ phải lui vào hậu cung để lo giữ việc trong nhà, còn những việc xã
hội hoàn toàn là công việc của đàn ông Ngoài việc canh cửi thêu thùa, người phụ nữ còn
phải cáng đáng mọi việc trong gia đình để người đàn ông có thời giờ đọc sách ngâm thơ,dùi mài kinh sử Bồn phận người phụ nữ là phục tong và trau dồi tứ đức: công, dung,
ngôn, hạnh dé trọn đạo làm con gái ngoan, dâu thảo, vợ đảm và mẹ hiền cho đẹp lòng
nam giới Cho nên người phụ nữ không được coi trọng trong xã hội, thậm chí họ coi:
Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô Không Tử nói rằng: “Duy đương nữ tử dữ tiểu nhân
nan giáo dã!” (Chỉ có đàn bà và kẻ tiểu nhân là khó dạy vậy!) Cho nên, Không Giáo có
một quy chế khắt khe trói buộc phụ nữ vào trong ngưỡng cửa gia đình, và bổn phận má
hồng là phải núp bóng tùng quân Điều đó đã có từ xa xưa và bao đời họ quan niệm và
hành xử như thế nên ho coi đó là chân lí, là chuân mực xã hội Di ngược lại điều đó làkhông thể chấp nhận được
Thực tế là tư tưởng của Khong giáo cũng có những mặt tích cực Quan niệm trên,nếu được thi hành đúng đắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đàn ông có được sự êm ấm
hạnh phúc, dành toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp Nhưng trong hoàn cảnh giáo dục này, phụ nữ chỉ là những người nội trợ giỏi, chứ không phải là những người tham gia vào xây
Luận van thạc sỹ 11 Phạm Thị Thu Hà
Trang 12Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
dựng xã hội Và quan trọng hơn, họ không có quyền sống riêng, không được có tiếng nói
và được biết đến tình yêu và hạnh phúc lứa đôi đích thực Họ phải sống âm thầm chịu
đựng và nhẫn nại hi sinh, chấp nhận như là cuộc sống tự nhiên của mình Cuộc sống của
họ là những người tù chung thân không bao giờ thoát khỏi cảnh sống tù day
Chính vì sự bất toàn đó, có người ép mình vâng chịu, nhưng cũng có phụ nữ bày
tỏ sự bất phục, như lời tuyên bố hào hùng của TriệuThị Trinh: “ Tôi muốn cối cơn giómạnh, đạp luéng sóng dữ, chém cá kinh ở biển đông, quét sạch giặc khỏi bờ cõi, dé cứudân ta ra khỏi nơi đắm đuối; chớ không thèm bắt chước đám người cui dau cong lưng délàm tì thiếp cho người ta!” Nhưng người phụ nữ như Bà Trưng, Bà Triệu thì vô cùng
hiếm hoi trong xã hội xưa Ngay như người tài hoa, sắc sao, “cái miệng chua ngoa” như
Hồ Xuân Hương cũng chỉ đám thốt lên:
Vi đây đổi phận làm trai đượcThì sự anh hùng há bấy nhiêu
( Đề dén Sâm Nghi Dong)Nhưng cái thiên chức trời sinh ra đã cho là người phụ nữ rồi thì không thê thay
đổi được Cho nên Hồ Xuân Hương đành ngậm ngùi:
Ran nát mặc dau tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tắm lòng son
(Banh trôi nước)
Hầu hết những người phụ nữ trong xã hội đã ý thức được về phâm chất tốt đẹp
của bản thân, muốn thoát khỏi cuộc sống này nhưng không thể, đành chung nhau cái
ngậm ngui chua xót:
Thân em như tắm lụa đào
Phat pho giữa chợ biết vào tay ai
(Ca đao)
Em như con hac dau đình
Muốn bay không nhắc nồi mình mà bay
(Ca dao)
Luận van thạc sỹ 12 Phạm Thị Thu Hà
Trang 13Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
Trải qua bao thế hệ, xã hội phong kiến vẫn tồn tại và bất bình đăng như vậy Cho
đến đầu thế ki XX, khi nước ta không chỉ tiếp xúc duy nhất với Trung Hoa nữa ma đãgiao lưu với phương Tây, chịu sự ảnh hưởng của nền văn minh rat mới lạ, thậm chí đối
lập với tư tưởng văn hoá phương Đông thì sự toả chiết của Không Giáo vẫn còn trong
cuộc sống, xã hội con người Việt Nam Họ sống với niềm tin vào chân lí đã tồn tại hàng
ngàn năm.
Lam thé nào dé mọi người thay đồi nếp sống, nếp nghĩ? Đó là công việc rất khó
khăn vì không đơn giản dé con người ta thay đổi được hệ tư tưởng Không phải là những
nhà tư tưởng cải cách xã hội nhưng những văn nghệ sĩ, những nhà thơ, nhà văn cũng góp
phần vào công việc tác động tới nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con người Công cụcủa họ là những tác phâm văn học Ý thức được điều đó nên trong những năm giao thời,
có một nhóm các nhà văn được tiếp xúc với tri thức và tư tưởng Tây phương đã nhận rahạn chế của thời đại, đã mạnh dan làm cuộc cách mạng trong văn học Qua đó họ mong
muốn thay đối thành kiến, suy nghĩ của con người để xây dựng một xã hội tiến bộ, nhânbản, vì quyền sống, quyền hạnh phúc của con người Đó là nhóm Tự lực văn đoàn
Tự Lực văn đoàn chính thức ra mắt độc giả trên số báo Phong Hoá tháng 3 năm
1933 với “bảy vì sao”: Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo, Tú Mỡ, Thế Lữ,
Nguyễn Gia Trí Ngoài ra, nhóm còn có sự cộng tác của nhiều người khác như NguyễnTường Câm, Nguyễn Tường Bách, Nguyễn Cát Tường, Trần Tiêu, Thanh Tịnh, Xuân
Diệu, Huy Cận Các nhà văn, nha báo trong Tự Lực văn doan ma Nhất Linh đứng đầu
có tư tưởng duy tân, muốn đả phá cái xã hội với những tập tục, lễ giáo mà thế hệ NhoPhong gọi là quốc hồn, quốc tuý, đả phá cái hủ tục của dân quê sau luỹ tre làng, đả phá
cái không khí bạc nhược, chán nản, bi quan dé thay vào đó là cuộc sống sôi động, vui vẻ,
trẻ trung, dé cao tự do cá nhân, cỗ vũ con người sống thoả mãn nhu cầu của bản thân,
giải thoát con người khỏi những trói buộc của khuôn vàng thước ngọc, đạo lí, luân lí giáo
điều Những điều đó được nhóm cụ thé hoá thành tôn chỉ hành động mà Hoang Dao đãđưa ra trong bài Mười diéu tâm niệm cho thanh niên (báo Ngày nay 1936)
Tự Lực văn đoàn tỏ ra là một tổ chức văn học rất qui củ và hoàn toản khác Trong
lịch sử, các thi xã thường phải dựa vào thế lực của tầng lớp bên trên như vua quan, hay
Luận van thạc sỹ 13 Phạm Thị Thu Hà
Trang 14Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
lãnh chúa một vùng, chăng hạn Hội Tao đàn của Lê Thánh Tông, Chiêu Anh các của
Mạc Thiên Tích, Mặc Vân thi xã của Anh em Miên Tham Các thi xã đó thành lập déthoả mãn nhu cầu muốn được đàm đạo thơ văn, coi đó là một thú vui tao nhã nên chỉ lay
việc ngâm vịnh văn chương dé choi Sáng tác của ho chỉ nhằm mục dich tự thân, để nêucao gương sáng, tư tưởng trung quân ái quốc, vua sáng tôi hiền Họ làm thơ dé cho moingười noi theo, răn dạy những điều hay, lẽ phải, những điều được ca tụng Tự lực văn
đoàn trái lại, là sự tập hợp những con người không có quan tước, cũng không có thế lựcnao bảo trợ Họ viết văn như là một phương tiện, một nghề dé kiếm sống nhưng không vi
thế mà thương mại hoá nghệ thuật Chính vì coi đó là cần câu cơm của mình cho nênmuốn được công chúng đón nhận, họ phải viết hết mình, luôn phải sang tao, tìm tỏi, trăn
trở viết thế nào cho hay, cho hợp với tâm lí độc giả để sách báo bán chạy Nếu như
không lao động nghệ thuật nghiêm túc, họ sẽ bị đào thải và lu mờ nhanh chóng Văn
chương Tự Lực văn đoàn không chỉ nhằm để nuôi sống bản thân, gia đình mà còn có ý
nghĩa cải tạo xã hội sâu sắc Sau ba năm, Hoàng Đạo đã tổng kết rằng: « Ba năm qua, sự
thay đổi của phong tục lễ nghi tuy chưa rõ rệt nhưng sự thay đôi linh hồn dân ta đã ngắm
từ tốn mà tiễn hành, không có sức mạnh nào mà ngăn cản được nữa Những lí tưởng,
những quan niệm cũ dan mat đi vẻ uy nghỉ lam liệt, tat rồi cũng phải theo thời gian mà bị
phá tan, nhường chỗ cho những quan niệm những lí tưởng mới » (Phong Hoá, số Kỷ
niệm ba năm, bài Bên đường đừng bước).
Từ thế kỉ XVIII- XIX, hình tượng người phụ nữ đã đi vào trong văn học với những
khát khao về hạnh phúc lứa đôi Nhưng đó cũng chỉ là những ước ao, những khát vọng
không thành hiện thực của nàng Dao Tiên ( Hoa tién của Nguyễn Huy Tự), nàng Chinh
phụ (Chỉnh phụ ngâm của Đặng Trần Côn — Đoàn Thị Điểm dịch (2), nang Vũ Nương
(Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ), nàng Vương Thuý Kiều (TruyệnKiểu của Nguyễn Du), Chu Kiều Oanh (Giác mộng con của Tản Đà) Họ cũng chính là
tiếng nói đại diện cho con người cá nhân lần đầu tiên được đưa vào văn học, đã tạo nên
cuộc cách mạng trong văn học khi trên văn đàn lúc bấy giờ chỉ chú trọng làm thơ đề nói
chí tỏ lòng, dé ngâm vịnh cảnh đẹp trong lúc nhàn tan tức cảnh sinh tình Chưa bao giờ
Luận van thạc sỹ 14 Phạm Thị Thu Hà
Trang 15Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
văn học lại vang lên những tiếng nói thé hiện sự khát khao hạnh phúc tới mức mãnh liệt,
sự khô héo trong mỏi mòn chờ đợi của người phụ nữ khi phải xa chồng:
Khắc giờ đằng đăng như niên
Moi sâu dang dặc tựa miễn biển xa
Hương gượng đốt hôn đà mê mải
Gương gượng soi lệ lại châu chan
Sắt cam gượng gay ngón đàn
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.
(Chinh phụ ngâm — Doan Thị Điểm)
Người phụ nữ cũng đã biết mạnh đạn, chủ động đến với hạnh phúc và tình yêu đích
thực, đã phá tan đi rào cản Cha mẹ đặt đâu con ngôi đấy mà Xăm xăm băng lỗi vườn
khuya một mình như nàng Kiều Bước chân “xăm xăm” của Kiều đã thể hiện sự đũng
cảm đạp lên trên mọi khó khăn, mọi sự kiềm toả của lễ giáo phong kiến dé đến với tinhyêu trong sáng đích thực Hồ Xuân Hương mạnh mẽ khăng định giá trị của bản thân vàlớn tiếng bảo vệ cho giới nữ:
Chém cha cái kiếp lấy chong chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Thế nhưng họ càng vùng vẫy thoát ra thì dường như lại càng bị chìm sâu hơn nữa
Thuý Kiều vẫn phải đầu hàng số phận, chấp nhận hi sinh mối tình đầu đẹp như mo délàm tròn phận sự mà đạo lý Nho gia đã định sẵn: “Làm con trước phải đền ơn sinh
thành” Hồ Xuân Hương vẫn phải hai lần cam chịu thân phận lẽ mọn lạnh lùng
Sang đến thé ki XX, nàng 76 Tâm của Hoang Ngọc Phách đã thể hiện ý thức độclập về hạnh phúc nhưng vẫn còn rất yếu ớt, mong manh, không đủ sức chống chọi với
thành luỹ kiên cố bao đời của thế lực phong kiến, cuối cùng đành chấp nhận kết cục đaukhổ, bi thương Mối tinh sầu thảm bi dat ay đã khơi mào cho thơ văn ái tình lãng mạn bắt
đầu hình thành với những tiếng khóc nỉ non Văn chương lúc này vô hình chung là phải
theo cái điệu sầu cảm, buồn rớt mộng rớt, luyến tiếc về mối tình đẹp đang đở Với nhữngnam thanh nữ tú lúc bấy giờ, dường như họ thấy sự dang do của mối tình mới là đẹp,
mới là đúng mốt Cho nên chăng thấy ai nói về sự sung sướng, hạnh phúc hay mối tình
Luận van thạc sỹ 15 Phạm Thị Thu Hà
Trang 16Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
kết thúc có hậu mà chỉ toàn là chia tay, dan vặt, đau khổ, ước ao Ngày pháo nỗ rợpđường cũng là ngày bước chân ra đi đầm dia nước mắt, lưu luyến, xót xa, chấp nhận lay
người không yêu và giữ trong tim bóng hình xưa Hay sầu thảm hơn là nhảy xuống hồ
thuyết Tự Lực văn đoàn có lẽ chính là cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa hai thế
hệ phụ nữ mà khoảng cách không được do bằng thời gian mà bằng sự thay đổi của ý thức
hệ, sự cách biệt của hai nền văn hoá văn minh Những bà mẹ chồng, mẹ kế từ bao năm
nay van sống với nền luân lí cũ không thé cùng chung sống hoà bình với những cô gái
mới, những nàng dâu tân thời đã trót nhiễm tư tưởng phương Tây mới mẻ, hiện đại Sự
va chạm giữa những người cùng giới nhưng khác nhau về tư tưởng này đã tạo nên néthấp dẫn của tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn, giữa một bên bảo thủ, kiên quyết bảo vệnhững gi đã tồn tại hàng ngàn năm với một bên quyết tâm chống lại cái cổ hủ, lạc hậu dé
được sống theo đúng nghĩa Mối quan hệ giữa me chồng nàng dâu vốn di đã không tốtđẹp gì, đã từng được dân gian ví rằng:
Thật thà cũng thể lái trâu
Thương nhau cũng thé nàng dâu me chong
Cho nên mẹ chồng thường được coi là xấu xa, cay nghiệt, là người có quyền hành
hạ và nàng dâu có trách nhiệm phải phục tùng, hầu hạ vô điều kiện Thế nhưng xem xét
kĩ hơn thì hình ảnh những bà mẹ chồng trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn không hoàn
toàn là xấu xa, ác độc như thé Họ vẫn có những nét phẩm chat đã trở thành truyền thống
của người phụ nữ Việt Nam.
1.2 Hình tượng người phụ nữ đại diện cho xã hội cũ được khắc họa trong tiểu thuyết Tự
Lực văn đoàn
1.2.1 Hình tương người phụ nữ lưỡng hoá
Luận van thạc sỹ 16 Phạm Thị Thu Hà
Trang 17Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
1.2.1.1 Người phụ nữ với gia đình, người thân.
Thế giới nhân vật nữ trong tiêu thuyết Tự Lực văn đoàn rất phong phú và đa đạng
Họ đã tạo ra một lớp nhân vật tượng trưng cho cội rễ của xã hội, mong muốn duy trì, bảo
vệ nền tảng xã hội đã được thiết lập hàng ngàn năm qua bằng những giáo lý, nguyên tắc,
những lời ran dạy của các bậc thánh nhân dé lại Như đã nói ở trên, giáo lý Không Mạnh
hoàn toàn là đúng đắn nếu như vận dụng linh hoạt, hợp lí hợp tình Có thé nói triết lí đó
đã đem lại cho xã hội và con người những điều tốt đẹp, đã xây dựng lên một hệ thống có
tôn ti trật tự từ hạt nhân nhỏ nhất là gia đình cho tới tầm rộng lớn hơn là quốc gia, dan
tộc Người phụ nữ góp công vào đó là sự giữ gìn gia đình trong ấm ngoài êm Cũng
chính vì thế mà họ sống không phải cho mình mà là vì gia đình, vì người thân, vì chồng
vì con Họ đồn tình yêu thương của mình cho những đứa con, làm mọi việc, kể cả dùngthủ đoạn ác độc dé làm cho con được hạnh phúc, sung sướng Họ cay nghiệt với ngườingoài dé mà giữ tiếng cho chồng, quản li cơ nghiệp của chồng Bà An trong Nita chừngxuân (Khái Hưng) biện bạch rằng: “Tôi nào có ác nghiệt gì, tôi chỉ là một người bao giờcũng nghĩ tới hạnh phúc của con, cháu, nghĩa là nghĩ tới bổn phận của một người mẹ,
một người đàn bà” [10, tr 365] Thế nên khuyên con không được thì bà dùng tới kế sách
chia rẽ, làm cho con trai mình nghi ngờ Mai mà dần dần xa lánh, ruồng bỏ Mai Ngay cả
khi Mai đã mang trong mình giọt máu của dòng giống nhà bà, bà cũng kiên quyết không
chấp nhận, vì mong muốn con trai mình được thăng quan tiến chức, làm ông Huyện, ôngChánh tương lai Nếu như lay Mai làm vo thì Lộc, con trai bà sẽ mất hết tương lai sáng
lan, gia đình ba sẽ bị ô nhục, phi bang, làm bia miệng tiếng đời cho thiên hạ đàm tiếu Bà
làm mọi cách, ké cả biết răng như thé con trai bà sẽ đau khổ va đó là việc thất đức.Nhưng vì tương lai của con, vì sự danh giá của gia đình, bà bất chấp tất cả “Phải làm
cho mau mới mong có kết quả Ké thì cũng hơi ác Nhung vi lòng thương con, biếtsao”[10, tr 234] Có thé nói bà Án là người phụ nữ rất mực thương con, yêu con nhưng
tình yêu đó trở thành mù quáng khi làm cho con trai mình luôn phải sống trong đau khổ,
ăn năn, dăn vặt Bà thương con bằng tình thương của một người mẹ luôn chú trọng tới
môn đăng hộ đối, tới gia sản gia nghiệp chứ không quan tâm tới cuộc sống tinh thần của
con Cai giá phải trả cho sự độc ác của bà An khi từ chôi cot nhục của gia đình đó là vợ
Luận van thạc sỹ 17 Phạm Thị Thu Hà
Trang 18Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
chồng Lộc không có con Vì sự nối dõi tông đường mà một lần nữa, bà Án lại phải ra tay
để cứu vớt cho gia đình Bà lặn lội lên tận Phú Thọ, muối mặt hạ mình cầu xin Mai trở
về để bà được nhận cháu đích tôn Phải là một người mẹ thương con, một người đàn bà
lo toan cho gia đình thì bà Án mới chấp nhận hi sinh danh dự như vậy Không dễ gì mộtngười bảo thủ, lại là bà Án quyền cao chức trọng lại phải hạ mình trước một người phụ
nữ bình thường như Mai Đành rằng sự hi sinh đó là nhằm mục đích tư lợi, thế nhưng xét
ở bình diện nhân cách thì vẫn thay sáng lên phâm chat của người phụ nữ hết lòng thương
chồng, yêu con, biết thu vén, lo toan cho gia đình cho dù cách làm còn mù quáng, vi bảnthân và gia đình mình mà sẵn sàng chà đạp lên trên người khác, đây người khác xuốngtới đáy sâu của sự đau khổ, éo le
Trong suốt cuén Doan tuyét (Khái Hưng) người đọc đều thấy hiện ra hình ảnh baPhán Lợi nanh ác, nham hiểm, cay nghiệt, điêu ngoa Đó là nhân vật phản diện điển hình
dé làm tăng thêm bi kịch giữa mẹ chồng — nàng dâu Khó có thé tìm thấy cái gì đó tốtđẹp ở nhân vật này Nhưng đứng trên góc độ tâm lí học, nhân cách học thì vẫn có thê lígiải được phần nào tại sao bà ta lại suy nghĩ và hành xử như thế Trước hết cũng lại thấyrằng bà Phán Lợi là người phụ nữ giỏi chu toàn việc nhà Bà lớn tiếng nói rằng: “Tôi
nuôi các người dé các người làm giúp đỡ tôi chứ dé các người ăn không, ngồi đùa ronday a? Chướng mắt lắm, không chịu nổi!” [17, tr 210] đã chứng tỏ rằng bà là người tay
hòm chìa khoá, cai quản mọi việc trong nhà, biết thu vén cho gia đình Là dâu trưởng,một năm gia đình có tới hơn ba mươi cái giỗ lớn nhỏ, bà đều làm chu tất Cuộc đời bà
cũng giống như bao người phụ nữ Việt Nam truyền thống khác, coi gia đình chồng là gia
đình mình, có nghĩa vụ và trách nhiệm lo toan, gánh vác, gây dựng, giữ gìn cái gia đình
ấy Cho nên bà Phán mừng như bắt được vàng khi Loan sinh cho bà được đứa cháu trai
quí tử nối dõi tông đường Xã hội truyền thống trọng con trai, thế nên gia đình nào cũng
mong có con trai Với bà Phán, ở địa vị là dâu trưởng của cả dòng tộc, lại chỉ có mỗi
Thân là con trai nên bà mong muốn đứa cháu này là con trai hơn ai hết Và bà đã toại
nguyện Đứa bé đã làm bà bớt đi sự hẳn học với mẹ nó khiến cho Loan rất ngạc nhiên
Bà thay đổi ngay thái độ, lời nói trở nên nhẹ nhàng, mềm mỏng Khi đứa bé ốm, bà cũngchạy ngược chạy xuôi tìm cách chạy chữa nhưng đáng tiếc là cách làm của bà hoàn toàn
Luận van thạc sỹ 18 Phạm Thị Thu Hà
Trang 19Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
sai lầm Không bao giờ bà nghĩ là bà sai vì bà chỉ làm theo cái cách mà người ta truyền
tai nói cho bà biết Bà đau buồn khi mất đi đứa cháu đích tôn mà lại bị Loan nói thăngvào mặt bà chính là nguyên nhân thì tất yêu ba không thể chịu nồi Bà không hiểu và dĩ
nhiên không thê chấp nhận được điều đó Niềm tin chân lí ăn sâu bám rễ trong đầu khiến
bà không thể ngờ là mình đã phạm lỗi Trách nhiệm của bà là phải duy trì dòng tộc nên
bà luôn nung nấu ý định tìm vợ bé cho Thân để tránh đường tuyệt tự Dù biết thiên hạ sẽ
dị nghị, xì xào, bà vẫn tổ chức đám cưới cho con trai duy nhất với con gái nuôi thật
hoành tráng, linh đình Bà đã đạp trên dư luận, đương đầu với những lời bàn ra tán vào
của xóm làng Điều đó không phải hoàn toàn là đũng cảm chấp nhận vì lợi ích bản thân
mà sâu xa hơn đó là vì gia đình, dòng tộc nhà chồng mà ba đã cố công vun đắp, gây
dựng.
Cũng giống như bà Phan Lợi, bà An Ba không muốn mắt di cái gia sản gia nghiệpkếch xù nên cô công đi tìm người Thờa (Khái Hưng) Bà đã phải hạ mình đối đãi tử
tế, ngọt nhạt với ba người con chồng dé mong có được người hương hoa cho bà sau nay,
va cũng mong để lại cái tiếng gia đình trong 4m ngoài êm, xoá đi những điều di nghị về
mẹ ghẻ con chồng Nhìn nhận một cách khách quan, bà Án Ba là người phụ nữ thông
minh, sắc sao Một tay bà gây dựng làm cho sản nghiệp của ông Án để lại vốn đã lớn lại
càng sinh sôi nảy nở hơn nữa Gitta bao nhiêu người khôn ngoan, tinh ranh nhòm ngó
(như sư cụ Giáp, như bà Hai) bà vẫn có cách để bảo toàn tài sản của mình Bà khôn
ngoan nói những gì nên nói khiến người ta khấp khởi hi vọng, chờ đợi Bà cũng biết
điểm dừng đúng chỗ dé không mat một đồng một xu nào cho thiên hạ Ngay cả việc kén
rễ, dù gặp phải bà mối tinh ranh, sắc sảo, chưa bao giờ chịu thiệt cái gì và chàng ré conquan huyện chuyên đi đào mỏ, bà cũng chống đỡ được hết Bà gả được con gái duy nhấtvào chỗ “thơm tho” mà không mất một chút gì cho chàng rể Tat cả sự khéo léo khônngoan bà đem ra trồ tài ấy không nằm ngoài mục dich bảo vệ tài sản cơ nghiệp bao năm
gây dựng lên và đánh bóng danh dự gia đình Một người phụ nữ yếu ớt mảnh mai mà
chống đỡ với tất cả thế lực thù địch như thế thiết nghĩ cũng là người giỏi giang, mạnh
mẽ, dũng cảm.
Luận van thạc sỹ 19 Phạm Thị Thu Hà
Trang 20Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
Với những người phụ nữ vốn được coi là phản diện trong tiêu thuyết Tự Lực văn
đoàn được phản ảnh với những nét xấu xa, ác nghiệt, thâm độc Nhưng khách quan mànhìn nhận thì họ đều một lòng phụng sự chồng con, hết sức lo vun vén gia đình dé giữ
được tiếng thơm và nền nếp gia phong Những bà Án, bà Phán, bà Tuần, bà Phủ đều trở
thành người cay nghiệt chỉ vì họ lo cho gia đình theo những chuẩn mực của ngũ luân ngũ
thường mà họ được dạy bảo từ khi còn rất nhỏ và noi gương theo liệt tô liệt tông Họ sẽ
trở thành “hiền mẫu” nếu như những người con tuân thủ và nghe theo lời họ Họ bỗngnhiên thành kẻ ác độc xấu xa khi có những người phản kháng, đối đầu với họ Ngay như
bà Hai (Đoạn tuyệt - Nhất Linh) là người phụ nữ có lẽ là hiền lành nhất trong số hìnhtượng những bà mệnh phụ cũng giận dữ quát tháo ầm ầm khi Loan cự lại việc cưới xin:
“À, ra bây giờ cô lại mắng cả tôi Phải, tôi tự tiện, nhưng cô phải biết, vì lẽ gì nên tôimới tự tiện chứ À ra mất tiền cho cô ăn học, để cô văn minh, cô về cãi bố mẹ Hỏng!”
[17, tr 169] Vì vậy xét ở góc độ nhân cách con người thì họ không phải là những phụ nữ
hoàn toàn ác độc, cay nghiệt, chỉ toàn vùi dập người khác Đây chính là khía cạnh rất
“người” của những nhân vật “xấu” như bà Án, bà Ba, bà Phán
Với những người con của mình, họ rất yêu thương và làm mọi việc để gây dựng
tương lai tốt đẹp cho con Hầu hết các bà đều cho con đi học từ nhỏ, mong muốn sau này
đỗ đạt thăng quan tiến chức dé mát mặt với đời Ké cả con gai cũng được di học, it nhiềubiết chữ Tây chữ Ta Một vài gia đình còn cho con gái học lên cao, có được bằng thành
chung như Loan (Doan tuyét), Thu (Đời mua gió), Hiền (Trồng Mái), Bao (Gia đình),
Hảo, Hồng, Nga (Thoát ly), Cúc (Thừa tự), Mai (Nửa chừng xuân), Lan (Hồn bướm mo
tién), Nhị Nương, Quynh Như (Tiêu sơn tráng sĩ), Loan (Đôi ban) chứng tỏ những ba
mẹ cũng đã có sự tiến bộ về tư tưởng rất nhiều so với phái nệ cổ coi việc cho con gái đihọc là “chỉ tô viết thư cho giai” Ba Án (Gia đình — Khái Hưng) còn cảm thấy rất hãnhdiện về cậu con trai sắp thi tú tài và cô con gái út đương học ở trường Đồng Khánh
Những bà mẹ đã tạo dựng công trình tương lai cho con ngay từ khi còn nhỏ như thế để
không thua chị kém em Khi lớn lên, các bả cũng mong đời con được sung sướng nên
phải tìm những chỗ danh giá, môn đăng hộ đối dé cưới ga Bà Hai (Đoạn tuyét) nghĩ
rang con gái minh sẽ được giàu sang, sung sướng nêu lây Thân, con trai ba Phan Lợi ở
Luận van thạc sỹ 20 Phạm Thị Thu Hà
Trang 21Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
ấp Thái Hà Vợ chồng bà cảm thấy vui vẻ, an ủi biết bao nhiêu khi thấy Loan chấp nhận
sự sắp đặt của cha mẹ: “Ông Hai, bà Hai bữa ấy ăn rất ngon miệng vì thấy Loan vui vẻchứ không mặt ủ mày chau như mọi lần khi nhà trai đến sêu tết” [17, tr 168] Cùng tư
tưởng đó nên bà Hai trong Đồi bạn (Nhất Linh) “lúc nào bà cũng tha thiết mong cho con
được sung sướng nên một cái hi vọng mong manh không căn cứ cũng làm cho bà rạo
rực, hồi hộp ( ) việc Loan lấy Thân thé nào rồi cũng thành Ong bà Phan Lợi giàu có
lại chỉ minh Thân là con trai Loan về làm dâu nhà ấy chắc sẽ được sung sướng” [18, tr
71] Cuộc sống gia đình bà khó khăn, chồng phải đi dạy học xa, cái tình của người phụ
nữ ở tuổi xế bóng khi phải xa chồng con cũng thật cảm động Bà luôn miệng hỏi: “Trênđây nước có độc không?” Và luôn thốt lên: “Tôi lo quá” Chồng đi xa, gánh nặng gia
đình đồ lên vai, bà không chắc số tiền ông Hai gửi về có nuôi nổi mẹ con ở nhà không
Với một người mẹ, không bao giờ muốn con mình chịu sống khô sống sở, thế nên bà có
niềm tin là gả con vào nhà giàu sang thì con gái cũng sẽ được giàu sang, danh giá.Nhưng tiếc rằng suy nghĩ đó của bà chỉ là sự hời hợt nhìn nhận bên ngoài, cái giàu sang
về vật chất không đánh đổi được sự sung sướng về mặt tinh thần
Bà Nghè trong Lạnh làng (Nhất Linh) cũng là một người phụ nữ nặng suy nghĩnhư vậy Việc bà gả Nhung cho nhà bà Án hay không đồng ý cho Phương lấy Luỹ cũngxuất phát từ mong muốn con được sống sung sướng Nhưng bà Nghè lại cư xử tỏ ra rấtthương con thực lòng, thương con bằng cách không quả quyết ngăn ngừa hay mắng chửi
con Trước việc Phương ngỏ ý muốn lay Luy, bà chỉ nói: “Mẹ gia nua tuổi tác, cũng
mong con lấy được chồng tử tế ở cùng làng để hôm sớm mẹ con được có nhau”[20, tr
31] Luỹ là con nhà hèn hạ, lại xa xôi Với tắm lòng của người me không ai muốn con
mình sa vào chỗ đó Thế nhưng bà Nghè không quyết liệt phản đối, mà chỉ “thấy buồn”,
“than thở” và khóc thầm thương con Ngay cả việc Nhung thú nhận tình cảm và ngỏ ýmuốn ra đi cũng Nghĩa, bà cũng tỏ rõ quan điểm: “nếu cô đã muốn lấy chồng thì cái đó
tuỳ Cho phép cô lấy ông giáo thì tôi không bao giờ cho phép Cô đã hỏi thì tôi cho cô
biết vậy” [20, tr 135] Cái lý bà đưa ra là: “Không phải là mẹ không biết thương con,
nhưng người ta ở đời không gi quí hơn là tiếng thơm Mẹ không nỡ nào dé con trong mộtlúc dai đột mà làm mắt cả công trình của con, của thay mẹ day dỗ con” [20, tr 139] Như
Luận van thạc sỹ 21 Phạm Thị Thu Hà
Trang 22Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
thế có thé thay là bà Nghè hiểu lòng con gái, hiểu sự đau khổ ma Nhung đã phải chịu
đựng Nhưng bà sống trong xã hội không cho phép người phụ nữ tái giá, được răn dạy kĩlưỡng rằng “gái chính chuyên chỉ có một chồng” nên bà không thé dé dang chấp nhận
điều đó Ở người mẹ này, lòng thương con dường như đồng nghĩa với việc hiểu lòngcon Bà chỉ khuyên con như vậy, chứ không bắt ép cũng không đồng tình Có lẽ chínhnhờ tình mẫu tử thiêng liêng ấy đã ngăn Nhung ở lại, dé nang có thé “giúp cho mẹ nànggiữ bền được tiếng thơm là một nhà gia giáo nhất vùng” [20, tr 136]
Điền hình cho mẫu người phụ nữ thương con quá mức thành nuông chiều, dung
túng cho con làm gi tuỳ thích là hình ảnh bà tham Hậu trong 7zóng mái (Khái Hưng) Bànhà giàu, góa chồng sớm, có được hai đứa con gái Con lớn lay chồng và đã sinh được
một trai, một gái Còn Hiền, con út thì tuy tuổi đã ngoài hai mươi nhưng vẫn nhất định
chưa bằng lòng ai Bà yêu con theo cách của bà mẹ muốn dành hết tình cảm cho con, bùđắp cả sự thiếu hụt tình cảm của người cha Với bà, con là nhất Bà nuông chiều quá hoá
nhát, hễ thay con tỏ ý giận dỗi là hoặc đấu dịu, hoặc làm theo ý con ngay Cho nên Hiềnđược mặc sức đi chơi, kết giao bạn bé tuỳ thích Mọi người thấy Hiền tự nhiên quá cóphan nàn bà Hậu không chịu uốn nan dạy con thì bà cũng mặc kệ Miễn sao con gái bà
được sống sung sướng, vui vẻ, trẻ trung, yêu đời Cái sự nuông con này không phải là
trường hợp ca biệt ở bà Hậu, mà những ba lớn như ba Phan Lợi (Đoạn tuyét) cũng dung
túng cho hai cô con gái là Bich, Châu hỗn hao, bắt nạt, chèn ép, xúc phạm, hành hạ chị
dâu Bà Han (Nang thu) cho việc Nhung, Nga hồng hách, lấy sự tàn tật của Trâm ra làm
trò tiêu khiển là việc thường Với con gái nuông chiều như thế thì với con trai, các bàcòn bao bọc hơn rất nhiều Vì con trai luôn được coi là “con vàng, con bạc” nên lẽ dĩ
nhiên bà dành hết tình yêu thương và chiều chuộng Hậu quả của tình yêu đó là người
con trai trở nên nhu nhược, sống phụ thuộc và không đám quyết điều gì Thân trở nênyếu đuối, dựa đẫm vào gia đình cũng là vì thế Khi xây dựng những nhân vật này, có lẽ
Nhất Linh, Khái Hưng muốn phản ánh những hạn chế, mù quáng, sai lầm của các bà mẹ
không chỉ trong xã hội thời xưa mà ở thời đại nào cũng vậy, nếu cứ chiều theo ý thíchcủa con, dung túng cho con thì không phải là cách giáo dục đúng dan
Luận van thạc sỹ 22 Phạm Thị Thu Hà
Trang 23Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
Ngoài việc thể hiện tình thương con rất mực của các bà mẹ vốn trở thành truyền
thống của dân tộc Việt Nam, có khác chăng là ở những bà mẹ này, tình yêu, cách giáodục còn nhiều sai lầm cần lên án, phê phán, các nhà văn Tự Lực văn đoàn còn thể hiện
hình ảnh những người vợ thực sự là “cánh tay phải” của chồng Đằng sau sự thành côngcủa người chồng là bao công lao khó nhọc của người vợ Nga (Gia đình) đã tìm mọi cách
dé có thể thuyết phục chồng bước vào quan trường Nàng áp dụng mọi chiêu bài có thé,
từ cương quyết đến nhẹ nhàng, mềm mỏng, thậm chi cả hờn dỗi, dan vặt, khóc lóc Nhưthế chưa đủ, nàng còn viện đến cả ông chú chồng, đến cả gia đình nhà mình nữa Cuốicùng nàng đã đạt được ước nguyện bấy lâu An đỗ đạt ra làm quan tri huyện khiến nàngđược mở mày mở mặt Nhưng khốn nỗi An làm quan mà không ham thú gì, chỉ để vui
lòng vợ, tránh được những xích mich gia đình Thế nên chàng bê trễ, chénh mảng việc
quan Nga lại phải ra tay để bảo vệ chồng Nàng chấp nhận bỏ ra hai vạn bạc đề lo cho
chồng, chưa kể một minh nàng đến hầu cụ lớn, bà lớn, ông quan Tuần, quan Phủ dé An
có thé ngồi được ở cái ghế tri huyện tốt Có thé nói việc làm quan của An là công trình
của Nga, con đường thăng quan tiến chức của An cũng là công lao và tài khéo léo, giỏi
giang của Nga Nga là người thiết kế và cũng là người thi công công trình này An chỉ có
việc là ngồi vào ghế quan An vẫn tiếp tục làm tri huyện được là nhờ Nga thông minh,
chịu bỏ tiền nhà ra mà lo lót cho chồng được êm thấm Nga quả là người phụ nữ đã đemdanh giá về cho gia đình, làm cho cha mẹ nàng được mát mặt và kiêu hãnh với hàng xóm
có hai con rể là tri phủ, tri huyện Bản thân vợ chồng Nga thì được trọng vọng, được kêu
ông lớn, bà lớn, quyền uy trong tay cai trị cả một huyện rộng lớn và tốt nhất trong hàng
tỉnh.
Với nhân vật Tuyết (Đời mưa gió), mọi người đều không có cái nhìn thiện cảm đù
ở thời nào cũng vậy vì nàng là một gái giang hồ Nhưng xét ở góc độ nhân cách học thìTuyết không phải hoàn toàn là xấu Sự sa ngã của nàng là do hoàn cảnh xô đây Nàng
vốn con nhà gia giáo danh giá, về nhà chồng bị bắt ne bắt nét từng li từng tý, chồng thì
mải chơi, trẻ con, vô dụng Không chịu được cảnh sống đó nên nàng sa vào con đườngtruy lạc Thế nhưng trong tác phẩm người đọc không hề thấy một cảnh ái ân truy lạc nào
Tuyệt hiện ra là người phụ nữ khéo léo, biét chăm chút nhà cửa, nâu ăn ngon, biệt cách
Luận van thạc sỹ 23 Phạm Thị Thu Hà
Trang 24Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
cư xử phải phép dé không làm mắt lòng ai Nàng giao thiệp với các bạn chồng rất khéo,
tỏ ra là người hiểu biết, lại có tài nắm bắt tâm lí người khác thế nên ai đã từng nóichuyện với Tuyết đều không còn coi khinh nàng nữa Tuy Tuyết ăn chơi vô độ, phung
phí tiền của các tình nhân khác không cần nghĩ suy thì với Chương, được Chương yêu
thương, coi như vợ thì nàng tỏ ra là người biết quán xuyến, chỉ tiêu trong nhà: “Thôi
mình ạ, em không muốn mượn đứa ở nữa Em làm lấy Bắt đầu từ nay, chúng ta phải cần
kiệm mới được” [7, tr 481] “Hai người cùng nhau bàn bạc việc nhà, việc cửa Tuyếtnhất định rút bớt các khoản chi tiêu, dé dành tiền trả nợ Nàng không quên rằng, vì nang,
Chương đã mắc món nợ hơn nghìn bạc” [7, tr 482] Tưởng như một cô gái giang hồ nhưTuyết thì chang còn liêm si, chỉ biết bon tiền cho thoả mãn thói ăn chơi phóng đãng.Tuyết không bao giờ có ý định lợi dụng Chương Lúc đầu chỉ là trêu tức cho thoả lòng
đố ki ghen ghét với Thu, sau đó thì nàng yêu thật lòng Và không muốn người yêu chịu
mang tiếng xấu, bị coi khinh vì minh, nàng quyết tâm rời bỏ Chương dé ra đi Ngay cảkhi nàng trở nên tàn tạ, tiều tuy, bệnh tật, ốm đau Chương vẫn dang rộng vòng tay đónnàng nhưng Tuyết cương quyết đứt áo ra di, dan thân vào trời mua gió rồi biệt tích.Trong người con gái làng chơi ấy vẫn còn lòng tự trọng, vẫn còn ý thức về thân phận vàdanh dự, đặc biệt là hi sinh thú vui bản thân dé người yêu được sống sung sướng Ta hãy
nghe Tuyết tâm sự với Chương: “Trời ơi, anh mà yêu em thì anh sẽ khổ sở, khổ sởkhông biết đến đâu mà kể” [7, tr 427] Không chỉ vì tình yêu cao thượng của Chương mà
Tuyết hành xử như thế mà “Tuyét vẫn có tình khang khái và tự trọng, tuy Tuyết đã sống
một đời xấu xa, nho nhuốc Tuyết cho dù tắm thân Tuyết có do ban đến đâu, Tuyết cũng
không có quyền dé ai bình phẩm được danh dự của nhà Tuyết, của cha mẹ Tuyết” [7, tr
507] Những hành động đó cho thấy Tuyết vẫn còn là một người có nhân cách, có lòng
tự trọng, không phải là hạng gái làng chơi vô liêm sỉ, mất hết danh dự, đáng lên án,
khinh rẻ.
Qua việc khắc hoạ nhân vật xấu nhưng vẫn để lại trong người đọc dư âm của một
chút lòng thương cảm, xót xa, vừa giận lại vừa thương đã cho thấy các nhà văn vẫn có
niềm tin thánh thiện vào giá trị nhân phẩm CỦa con người Nhất Linh, Khái Hưng muốn
thông cảm với họ, chia sẻ những khó khăn mà họ gặp phải trong cuộc đời Phải có cái
Luận van thạc sỹ 24 Phạm Thị Thu Hà
Trang 25Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
nhìn nhân đạo sâu sắc thì nhà văn mới xây dựng lên được hình tượng nhân vật như vậy
Nếu đọc thoáng qua, tưởng như nhà văn phê phán họ, nhưng thực ra các ông vẫn bênhvực, cảm thông nên mới để Tuyết còn giữ được nhân cách như vậy, để cho nàng vẫn
được là Người, được người ta cảm thông, thương xót Điều này có thé tìm thấy nét đồng
điệu trong nhân vật Tám Bính của Nguyên Hồng Một bi vỏ chuyên móc túi, trộm cắp đã
thành nghề nhưng không bị người ta ghét bỏ, khinh thường bởi chính vẻ đẹp trong tâm
hồn, trong nhân cách còn lưu lại qua tình mẫu tử với đứa con trai duy nhất đã mắt tích
bao năm trời Hay như cô Diên trong Nửa chừng xuân, một cô gái giang hồ nhưng trongtác phẩm lại hiện lên như một ân nhân của chị em Mai Khi Huy ốm nặng, Mai túng ban,
khó khăn, Diên đã chủ động di mời bác sĩ đến, tận tình chăm sóc chi em Huy trongnhững ngày tháng đen tối của cuộc đời Diên giúp với tắm lòng vô tư không toan tính
Dù là gái giang hồ nhưng Diên rất thương người Huy từng nói với Mai: “Chị ấy tốt lắm,
không những thương Trọng, mà còn đem lòng thương chung cả những người khốn khổ ởtrên đời Em vẫn ái ngại cho chị ấy là người thông minh, có nhan sắc mà sao lại bị savào cái cảnh bùn lầy như vậy” [10, tr 118] Một lần nữa Khái Hưng lại muốn chứngminh không phải những người xấu xa thì hoàn toàn đáng ghét, đáng khinh bi Bên trong
họ vẫn có những nét nhân cách đáng quí ân giấu trong đáy sâu tâm hồn Chính Thạch
Lam cũng đã từng phát biểu trong bài Quan niệm trong tiểu thuyết: “Cái hoàn toàn tốthay hoàn toàn xấu không có ở trên đời, đó là một điều ai cũng biết: Người ta là một động
vật rất phiền phức Tâm hồn người ta không giản dị như một biểu hiện và bao giờ cũng
có một phần bí mật Một người rất tốt có thé có những lúc giận dữ, tan ác, nhưng mộtngười rất ác có thể có những lúc hiền hậu, nhân từ Người ta là người với những sự cao
quý và hèn ha của người” [15, tr 394] Mỗi người khi sinh ra vốn di mang bản chất tốt
đẹp, bị tác động của hoàn cảnh sống mới trở nên xấu xa, độc ác “Nhân chi sơ tính ban
thiện” “Thiện căn đâu phải là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” (Hồ Chi Minh)
1.2.1.2 Mối quan hệ giữa mẹ chong — nàng dâu, giữa di ghé - con chong.
a, Người phụ nữ trong quan hệ mẹ chồng — nàng dâu
Luận van thạc sỹ 25 Phạm Thị Thu Hà
Trang 26Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
Từ xa xưa, mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu vốn đã không có gì tốt đẹp,
thậm chí là bi kịch của nhiều gia đình Điều này cuốn hút những nhà văn Tự Lực vănđoàn, đặc biệt là trong bối cảnh thời đại giao tranh giữa cai cũ và cai mới, khi những ba
mẹ chồng nặng óc tư tưởng phong kiến còn những cô con dâu lại được học theo cái mới
tân thời, hiện đại của phương Tây Sự va chạm giữa hai thế hệ này chắc chắn sẽ dai
dang, quyét liệt và thú vị Các nhà văn Tu Lực văn đoàn muốn phản ánh thực tế đó,
không phải chi là dé tạo sự cuốn hút độc giả, mà qua đó họ thé hiện quan điểm chống lạidao Khong, và cổ vũ cái mới Qua những trang viết về mối quan hệ giữa mẹ chồng —nàng dâu, các nhà văn đã làm được nhiều hơn thế Không chỉ làm cho mọi người nhậnthấy tính chất vô lý, lỗi thời, cổ hủ, lạc hậu của các bà mẹ chồng, các nhà tiêu thuyết TựLực văn doan đã góp vao trong văn học những hình tượng sống động, rất hiện thực, làmcho người đọc vô cùng thú vị và thêm yêu mến những tác phẩm của họ Đương thời,những Hồn bướm mơ tiên, Lạnh lùng, Đoạn tuyệt, Thừa tự, Gia đình, Thoát ly, Nửa
chừng xuân đã làm mưa làm giỏ trên văn dan, tạo ra một hiện tượng chưa từng thấy,
một đời sống văn học vô cùng sôi động và có giá trị cao
Hình tượng những bà mẹ chồng đi vào trong văn học đều là những người phụ nữcay nghiệt, độc đoán, luôn hành hạ, chì chiết con dâu Đứa con dâu mà bà đã mất bao
nhiêu tiền của, công lao đề cưới về thì phải “nhập gia tuỳ tục” Bà phải dạy bảo, uốn nắntheo phép tắc, gia phong nhà bà Điều đầu tiên mà bà Phán Lợi dạy Loan khi nàng về
làm dâu là “dạy bảo Loan như dạy bảo một con ở” [18, tr 210] Ba tỏ rõ cho nàng biết
rằng cưới nàng về dé hầu chứ không phải về để làm một người vợ Bà gò Loan vào
khuôn phép nhà bà băng cách phải làm những việc nặng nhọc mà lẽ ra đầy tớ làm được,nhưng bà bắt Loan phải làm cho quen, cho tỏ ra là người dâu trưởng đảm đang Không
chỉ có thế, bà còn hành hạ Loan bằng những lời nói cay độc Loan làm việc quần quật từsáng sớm đến tối mit, nhưng hễ ngơi là bà chì chiết, ding những lời mát mẻ cho nàng là
lười biếng, hư thân, chỉ biết “quấn lấy chồng” Thậm chí bà còn nghỉ ngờ con dâu khuân
của về cho bố mẹ đẻ Những lời nói mát của bà Phán đã làm cho Loan cảm thấy đau khổ
hơn rất nhiều lời măng chửi, làm cho tình nghĩa giữa nàng và mẹ chồng đã “đoạn tuyệt”
từ lâu.
Luận van thạc sỹ 26 Phạm Thị Thu Hà
Trang 27Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
Khi Loan kiên quyết không đưa con về để bà chữa thuốc lang và chỉ rõ bà là
nguyên nhân làm cho đứa bé chết thì bà không còn giữ được bình tĩnh mà nói mát nói
mẻ nữa, bà đứng phat dậy “xia xói”, “chỉ vào mặt Loan the thé” Rồi ba ding uy quyền
của bà mẹ chồng mà ra lệnh: “Anh tát nó cho tôi một cái xem nó có nỏ mồm nữa hay
không?” [18, tr 263] Dinh điểm của sự tàn ác đó là ba tru tréo: “Đánh chết nó đi cho tôi
Chết đã có tôi chịu tội” [18, tr 291] Mau thuẫn đã lên đến cao trào Họ không thể còncùng chung sống dưới một mái nhà Sức chịu đựng của Loan có giới hạn, đã là giọt nước
làm tràn ly Tuy là cô gái có tư tưởng tiến bộ thế nhưng từ ngày bước chân về làm dâu,
Loan đã suy nghĩ khác Nàng đã cúi đầu tuân thủ, phục tòng nhà chồng Dù cho mẹchồng tác oai tác quái, hạch sách đủ điều, Loan vẫn nhẫn nhịn nghe theo Thậm chí khi
con 6m, ba Phan Lợi nghe lời thầy bói giao nó cho thầy bùa chữa bang thứ thuốc dã
man, Loan cũng không ngăn cản Nàng ngoan ngoãn cứ hai ngày một lần đi với mẹchồng vào thăm con Rồi bị bà Phan đồ cho tiếng ác, điêu ngoa xâu bụng, nàng cũng chỉ
cắn rang lặng im, mặc cho ba “di ngón tay cai vào trán Loan, quệt mạnh một cái và mia
mai: Ác như thế Không trách tuyệt đường sinh đẻ” [18, tr 286] Nhưng Loan không
thé nhẫn nhịn được nữa khi hai mẹ con ba Phan xúc phạm nhân phẩm, thân thé và danh
dự của Loan Nàng đõng dạc: “Không ai có quyền chửi tôi Không ai có quyền đánh tôi”,
“Bà cũng là người, tôi cũng là người, không ai hơn kém ai” [18, tr 290] Rõ ràng, cái cũ
không thé chấp nhận được cái mới, không thé dung hoà được nhau, chúng phải bai trừ,
triệt tiêu nhau Hai nhân vật ở hai chiến tuyến khác nhau, đấu tranh đến cùng để bảo vệ
quan điểm, tư tưởng của mình tất yếu sẽ nảy sinh xung đột nảy lửa Họ không thể chungsông hoà bình được nữa Một bà mẹ chồng thủ cựu, không bao giờ chấp nhận mình sai vì
bà được giáo dục như thế từ nhỏ Một nàng dâu tân tiến, mạnh mẽ, kiên quyết bảo vệ
nhân pham, danh dự, quyền được sống Hai con người đó là hai thái cực hoàn toàn khácnhau Xung đột nảy ra là tất yếu Qua đây ta thấy Nhất Linh không phải là nhà văn lãng
mạn hoàn toản Ông rất hiện thực trong việc tái hiện lại cuộc sống trong gia đình phong
kiến, nhất là mâu thuẫn không điều hoà nồi giữa mẹ chồng va nang dâu Ông đã dé cho
mạch truyện phát triển tự nhiên, hợp logic khách quan Nhà văn Nguyễn Công Hoan phêphán cách xử lý tình huống của Nhất Linh, cho răng như thế không tích cực nên đã viết
Luận van thạc sỹ 27 Phạm Thị Thu Hà
Trang 28Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
tác phâm Cô giáo Minh Nhân vật chính cô giáo Minh có hoàn cảnh tương tự như Loan
nhưng cô Minh không phan kháng dữ đội như thế mà cô đã cảm hoá mẹ chồng, emchồng, rồi dan dan họ cũng theo mới Cả gia đình chung sống hoà bình, hạnh phúc Cách
kết thúc như thế, có lẽ có phần lãng mạn, không tưởng hơn các nhà văn Tự Lực văn đoàn
bởi lẽ rằng người ta không thé dé gì thay đổi quan điểm, tư tưởng trong ngày một ngày
hai, hơn nữa đó là những niềm tin đã ăn sâu bám rễ thâm căn cố dé trong họ Họ chỉ thayđổi khi có tác nhân ngoại cảnh lớn, là sự thay đổi của hoàn cảnh sống và của cả xã hội
Với tình hình Việt Nam những năm trước cách mạng, với hình thái xã hội thực dân nửa
phong kiến, chính quyền phong kiến vẫn còn tôn tại và ngự trị thì điều đó là chưa thé
được.
Dù chưa cưới hỏi chính thức nhưng có thé gọi quan hệ giữa bà Án và Mai (Nitachừng xuân) là mẹ chồng — nàng dâu được Mai tuy lấy Lộc không được bà Án cho phép
nhưng hai người đã ăn ở với nhau hạnh phúc như vợ chồng, lại có thêm đứa con Có lẽ
không ngày nào phải làm dâu nên quan hệ giữa hai người cũng không giống như mẹ
chồng — nàng dâu truyền thống Họ chỉ gặp nhau hai lần Lần thứ nhất, bà Án đến đểđuổi Mai đi Lần thứ hai bà Án lên để muốn đưa Mai về làm dâu, muốn nhận cháu đích
tôn Vì thế, cuộc giap mat của họ thực sự là hai cuộc chiến âm thầm giữa hai người đàn
bà Họ tuyên chiến bằng những lời lẽ rất mềm mỏng nhưng có gang có thép Bà Anmuốn đạt được ý muốn của mình nên phải trổ hết tài mưu lược Bà biết những gì cần nói
và đánh vào tâm lý đối phương Bà biết không thể dùng oai quyền với Mai được nên bà
dùng lời lẽ ngon ngọt, lại xoay chuyền nhiều mưu kế dé biết được chỗ yếu của Mai Bà
viện dẫn đến lời lẽ cỗ nhân, đến chữ Thánh hiền, đến cả những phẩm chat của con người:nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, đến cả việc vẫn xảy ra trong xã hội xưa nay: “Ông cha ta lay vo
lẽ là thường chứ Có hề gì” [10, tr 246] Cuối cùng, bà tổng công kích vào một điểm mà
van được coi là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam Đó là sự hi sinh vì người thân yêu.
Bà Án đã lợi dụng đức tính đó của Mai Và bà đã thắng Bà vẽ ra tương lại tốt đẹp củaLộc theo sự tính toán, sắp xếp của bà “Quan Tuần còn trẻ, bước hoạn đồ còn dài, saunày con tôi tất phải nương tựa vào bố vợ mới mong chóng thăng quan tiễn chức được
Nếu trái lại, tôi dé nó tự do kết hôn với cô, thì không những nó mat chỗ nương tựa mà nó
Luận van thạc sỹ 28 Phạm Thị Thu Hà
Trang 29Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
lại mang tiếng choi bời bay bạ, lay người không xứng đáng, tránh sao được nốt xấu trong
lý lịch Day cô nghĩ xem, nếu quả cô yêu con tôi và cô giàu lòng hi sinh thì chả còn sự hisinh nào to bằng, quí bằng, cao thượng bằng sự hi sinh này Vì cô sẽ giúp cho tương lai
của người cô yêu” [10, tr 246] Nói đến điều nay thì một người như Mai không thé từchối được Mai chấp nhận ra đi dé Lộc được sung sướng Hơn nữa, Mai không thé dé ba
An lăng mạ, bôi nhọ danh dự và lòng tự trọng của nang Nang quyết định ra di ngayngày hôm đó Vậy là cuộc hội kiến đầu tiên giữa hai người ở vị trí mẹ chồng — nàng dâu
ấy không hề đao to búa lớn, không hề có xung đột bạo lực, không phải trải qua sự hành
ha, áp chế như trong Đoạn tuyét nhưng nó không kém phan dit dội và hap dẫn người đọc.Đây là cuộc đấu trí giữa hai người đàn bà sắc sảo, thông minh, khéo léo Mỗi lời nói rađều là cả sự tính toán, cân não, dò xét đối phương đề tung đòn quyết định Cả bà Án vàMai đều dùng những ngôn ngữ rất nhã nhặn, lịch sự Cuộc đối đầu giữa hai người sở dĩ
có thể nhã nhặn như thế được bởi lẽ bà Án lúc này đang muốn đạt được mục đích của
mình, và Mai không phải là người bà có thé dùng uy quyền hay tiền bạc mà khuất phụcđược Cho nên bà phải bày mưu tính kế để đưa Mai vào tròng, phải từ tốn, từng bước,
từng bước như con mãnh thú rình môi Khi con môi đã mắc bay thì tung đòn quyết địnhcuối cùng tat sẽ thang
Lần thứ hai gặp gỡ, bà không còn ở thế thượng phong nữa Năm năm về trước bànhẫn tâm đuổi mẹ con Mai đi, mặc cho Mai van xin, de doa: “Trách nhiệm nặng né sau
này bà phải chịu lấy” [10, tr 248] Bây giờ, bà phải lên tận Phú Thọ dé cầu xin Mai trở
về cho bà được có cháu Cho nên khi gặp Mai, bà Án thấy “bối rối, lo sợ, nghĩ tới khoa
ngôn luận, tài ngoại giao sắp phải cùng Mai thi thố” [10, tr 353] Lần này thì bà bị rơivào thế bí nên hết sức nhún nhường So với lần trước, bà phải tính toán mưu kế hơn rất
nhiều lần Bà dùng “khổ nhục kế” mong muốn đánh vào điểm yếu của Mai Bà còn hết
lời khen ngợi, khâm phục Mai Chưa bao giờ một bà mẹ chồng lại hạ mình đến mức ay.Chưa bao giờ mẹ chồng lại khen ngợi, tỏ lòng khâm phục con dâu như thế Song thực
chất đó là âm mưu được chuẩn bị kĩ lưỡng của bà Án hòng mong muốn đạt được mục
đích Một lần nữa bà Án lại tỏ ý muốn đón Mai về làm vợ lẽ của Lộc Không phải bà ân
hận vì những lỗi lầm trong quá khứ mà bởi vì vợ chồng Lộc không có con Mà cháu Ái,
Luận van thạc sỹ 29 Phạm Thị Thu Hà
Trang 30Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
đứa con của Mai và Lộc lại hồng hào, kháu khinh, bụ bẫm, đáng yêu Tất cả mưu kế của
bà Án đã tan thành sương khói khi Mai lạnh lùng tuyên bố: “Tôi xin cụ đừng gọi tôi là
mợ Tôi không phải, tôi không còn là con dâu cụ, mà cũng không bao giờ cụ thẻm nhận
tôi là con dâu, cụ nhớ điều ấy cho” [10, tr 359] Lần này thì bà Án thất bại Bà thất bại vì
bà không được ở trong cái tháp ngà của mình Bà không được sự bao bọc của những luân
thường, đạo lý, của nền nếp gia phong Bà có tức giận quát tháo thì bị Mai đội cho gáo
nước lạnh: “Thua cụ, ở đây là nhà tôi, chứ không phải là dinh quan tri huyện, xin cụ nhớ
cho” [10, tr 364] Như thế có thé thay rằng những bà mẹ chồng có thé tác oai tác quái
được khi họ nắm quyền hành trong tay, khi họ có lực lượng hẫu thuẫn phía sau vô cùnghùng hậu và dày đặc, khi họ ở thế thượng phong, khi họ tin tưởng ở sự đúng đắn của bản
thân vì đã được dạy bảo như thế từ ngản xưa
Các bà mẹ chồng đều trở nên tàn nhẫn, cay nghiệt như thế không chỉ trong văn học
mà trong cả cuộc sống con người từ xa xưa Cứ nói đến mẹ chồng là người ta hình dung
ra một người ghê gớm, quyền năng tối thượng trong gia đình, luôn ác độc va tim mọicách hành hạ, chì chiết con dâu Các cô gái khi bước chân về nhà chồng đều rất sợ phảiđối mặt với mẹ chồng, nhất là những bà mẹ chồng có quyền có chức, được xếp vào hàng
bà lớn Tại sao lại có cái tư tưởng bất thành văn như vậy in sâu bám chắc vào suy nghĩ
của mỗi người Xét trên góc độ tâm lí học thì có lẽ nó xuất phát từ bản tính ích kỉ củacon người Khi còn trẻ, họ về làm dâu cũng bị mẹ chồng hành hạ, áp chế Bây giờ, đứng
trên cương vị bề trên, có quyền hành, họ không thé để những cô con dâu sung sướng hơn
họ ngày xưa Họ không thé chịu được cảnh con dau nhàn nhã, tân thời, ăn không, ngồi
rồi Bà sẽ cảm thấy “Chướng mắt lắm, không chịu nổi” [17, tr 210] Đời bà khổ nhiều rồi
nên ba cũng muốn người khác cũng phải khổ như bà dé thấm thía cảnh đi làm dâu, dé
những cô con dâu ấy không dám vượt quyền bà, phải chịu khổ chịu sở như bà ngày xưacho được thăng bằng Và những cô con dâu ấy sau này khi trở thành mẹ chồng cũng sẽ
lại mang tư tưởng, tâm lí như thế Bây giờ, họ không thể phản ứng lại mẹ chồng, phải
căn răng chịu đựng đề đợi đến khi được ở vị trí đó, họ trút hết những căm hờn tích tụ bao
nhiêu năm lên đầu người khác Đó là sự vô lý nhưng xét ở góc độ tâm lý học thi cũng là
điều dé hiểu Người ta chỉ có thể hành hạ người khác khi đang ở thế trên, khi có quyền
Luận van thạc sỹ 30 Phạm Thị Thu Hà
Trang 31Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
được phép làm vậy Còn yếu thé, thân cô thế cô không thé chống lại thì họ phải chap
nhận phục tùng không điều kiện Còn một lí do nữa khiến các bà mẹ chồng và con dâubat hoà với nhau, nay tiếng bắc mai tiếng chi bởi vì rang bà nhận thay đứa con trai mà bà
rất mực thương yêu ấy bây giờ không còn là của riêng bà nữa, tình cảm đã bị san sẻ
Tình vợ chồng của con trai và con dâu khiến bà cảm thấy như cái gai chọc vào mắt Vậy
nên bà khó chịu với kẻ ngoại đạo xen vào tình mẫu tử phá vỡ đi cái vị thế độc tôn của bà
trong lòng con trai.
Năm trong mối quan hệ mẹ chồng — nàng dâu nhưng mối quan hệ giữa bà Phán Lợi
và Tuất thì lại khác hoàn toàn với Loan (Doan tuyét) Dù cả hai đều là con dâu bà Phan
nhưng với Loan thì bà không đội trời chung Còn với Tuất thì đường như rất êm đẹp Bàchiều chuộng Tuất, bênh Tuất ra mặt từ khi Tuất đẻ được đứa con trai Sẵn ghét Loan
nên bà càng dung túng cho Tuất lên mặt lấn at vợ cả “Tuất đương bé con, vênh mặt
ngước mat nhìn trần nhà, rồi lên giọng thé thot nói: Ở nhà này chỉ có mẹ tôi dạy được
tôi chồng tôi dạy được tôi” [17, tr 280] Mẹ chồng — nang dâu có thé chung sống hoa
bình như thế được chỉ có một điều đơn giản, họ là những người cùng chiến tuyến, cùng
có suy nghĩ và hệ tư tưởng giống nhau Tuất chấp nhận lấy lẽ Thân vì muốn gửi thân vào
nhà giàu có dé được sung sướng, được làm bà no bà kia Tuất không từ thủ đoạn nào, từ
việc quyến rũ Thân đến việc lạy gia đình chồng “như một con vật” Lúc đầu, Tuất cũng
bị bà Phán mắng, có khi bị đánh nữa Nhưng rồi Tuất đã làm theo ý muốn của bà Phán,
nhất nhất theo mà không phàn nàn, kêu ca, phản kháng gì Hơn nữa cái điều mà bà Phán
chỉ mong duy nhất ở những nàng dâu là sinh được cho bà đứa cháu trai thì Tuất đã làmđược Đương nhiên thù sẽ trở thành bình Bà Phán nuông chiều, chăm chút đến bữa ăn,
giấc ngủ của con dau Nhà có giỗ to, cả nhà phải day sớm, Loan thức suốt đêm làm mệt
đến ngủ gục đi thì Tuất được bà Phan cho phép “dé nó ngủ”, rồi bà ham hải sâm cho condâu Quan hệ vốn di không tốt đẹp vì “mẹ chồng — nàng dâu khác máu tanh lòng” hoàn
toàn có thể điều hoà được nếu như nàng dâu kia biết phục tùng, nghe lời, biết tâng bốc,
lấy lòng mẹ chồng Và quan trọng là phải đem lại cho bà những điều bà cần Trong xã
hội phong kiến, không gì bà mẹ chồng cần hơn là phải có được cháu trai nối dõi tôngđường Một nàng dâu làm được như thế tất sẽ được sung sướng! Điều này theo đúng với
Luận van thạc sỹ 31 Phạm Thị Thu Hà
Trang 32Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
lại quy luật tâm lí của con người Lẽ dĩ nhiên, nếu làm cho người ta hài lòng thì sẽ được
yêu quí Và ngược lại, nếu làm cho người ta bực tức, khó chịu, không ưa thì sẽ chăng thểnao sống yên 6n được
Điều này được thể hiện rõ nhất trong tiểu thuyết Lạnh hing (Nhất Linh) Hiém có
gia đình nào mà mẹ chồng lại tự hào về nàng dâu như nhà ba Án Chưa bao giờ thấy có
bà mẹ chồng quan tam chăm sóc nang dâu với vẻ dịu dàng, ân cần thực sự đến thế “Bà
Án nhìn con dâu lo sợ hỏi: Mg làm sao mà người tái đi thế? ( ) Bà Án diu dàng bảoNhung: Con về nhà nghỉ, kéo lại ốm Con phải giữ gin, năm nay năm tuổi day” [20, tr
49] “Thay nét mặt Nhung bơ pho, đầu tóc rối boi, bà Án lo lắng và âu yếm bảo con dâu:Con vào nhà nghỉ kéo sương đêm xuống lại cảm” [20, tr 78] Cũng rất ít bà mẹ chồngtrong xã hội cũ lại đem con dâu ra khoe mỗi khi có dip: “bà Án đương khoe nàng vớimột người khách lạ Lần này cũng như bao nhiêu lần trước ( ) hình như bà Án đã thuộclòng hé ai động đến con trai và con dâu là đem ra ké lễ” [20, tr 25] Đọc những dòng này
ta cảm tưởng như Nhung là con gái bà Án được bà hết sức thương yêu và chiều chuộng
Bà Án từng xót xa thương con đâu: “Tội nghiệp Nó còn trẻ mà đã goá bụa mấy năm nayrồi” [20, tr 86] Lời nói của bà Án có lẽ là xuất phat từ đáy lòng, là tình thương thật sựbởi bà hiểu nỗi khổ của một người đàn bà trẻ dep mà goa chồng sớm Khi biết Nhung đilại với Nghĩa, bà không làm ầm ï lên Bà chỉ kin đáo đi theo, đứng nap sau cây ngọc lan,rồi thấy Nghĩa đi ra thì bà vội vàng quay trở vào chùa Gặp Nhung bà vẫn tỏ ra bình tĩnh,
ân cần rồi lại còn trách yêu Nhung Bà ngẫm nghĩ: “Phải làm thế nào cho nó không biết
được rằng mình đã rõ chuyện” [20, tr 86] Cách cư xử của bà Án khiến người đọc ngạc
nhiên Vì người ta chờ đợi sự nồi giận lôi đình của một bà mẹ chồng bắt gặp con dâu
ngoại tình Bà Án hoàn toàn có thể làm thế Nhưng bà làm ngược lại Bởi vì bà muốn giữgìn danh tiếng cho gia đình bà, và cũng vì thương Nhung thật sự Ba chỉ tìm cách cảnhtỉnh con dâu khỏi sa ngã Bà mượn điều mắng chửi Nhài để ám chỉ con dâu: “Đừng có
học cái thói lăng loàn ấy nữa, làng nước người ta cười cho Chúng mày tưởng nhà hạ lưu
thì không cần gì cả sao? Người sang thì tiếng lớn, người hèn thì tiếng nhỏ, nhưng ở đời
ai cũng có danh tiếng của mình, ai không có liêm sỉ” [20, tr 88] Bà nhắc khéo Nhung
nên ít di chơi vì thân phận một người đàn bà goa không thé đua đòi chị em chơi bời
Luận van thạc sỹ 32 Phạm Thị Thu Hà
Trang 33Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
được Và bà Án làm người đọc bat ngờ hơn khi nghĩ rang: “Đã may tháng nay Nhunghay đi chơi luôn, tìm hết cách cũng không sao ngăn nồi, nên bà Án giao cho Nhung việc
đi thu tiền họ và tiền nhà trên tinh dé tránh tiếng” [20, tr 143] Thật lạ lùng trong cách cư
xử của bà Án Có thé nói quan hệ mẹ chồng — nàng dâu giữa bà Án và Nhung khá yên
bình phăng lặng, tuy cũng có sóng ngầm bên trong nhưng khác hoàn toàn với suy nghĩ
của mọi người trong xã hội Mẹ chồng yêu thương, đối xử nhã nhặn, ôn hoà với con dâunhư thế bởi vì con dâu đã đem lại niềm tự hào cho bà, là tiếng thơm của gia đình bà, và
cũng vì xuất phát từ sự đồng cảnh nên có thể đồng cảm được với nhau giữa hai con
người vẫn được coi là “khác máu tanh lòng” ấy
Trong các tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn, chỉ duy nhất quan hệ giữa Bảo và mẹ
chồng trong Gia đình là ôn hoà nhất Ngày trước họ cũng y eo, bat hoà, nói bóng nói gió
dù bà Toàn rất hiền từ, Bảo ăn ở đúng mực, phải đạo, không có điều gì đáng chê Bây
giờ mẹ chồng — nàng dâu lại trở thành thương yêu, hoà thuận với nhau vì Hạc tìm ra cách
dé khắc phục tình hình Đó là kiếm việc cho hai người phụ nữ ấy làm Công việc đườngnhư đã đưa hai người vốn có hiềm khích với nhau ấy trở nên gần gũi và thân mến nhau
“Bao và mẹ chồng ngồi đánh suốt, đánh ống, thỉnh thoảng lại ngửng lên nhìn nhau mim
cười” [4, tr 650] Hai mẹ con trò chuyện rất âu yếm, thân mật như mẹ đẻ gắt yêu, mắng
yêu con gái:
“- Thưa mẹ, con sung sướng quá!
- Con điên hay sao thế?
Bảo vẫn miên man trong giấc mộng:
- Đời chúng ta đầy đủ, thực là đầy đủ!
- Nhưng có dim chục cái suốt chị đánh chưa được nửa Chị trông đây này
- O, mẹ đánh nhanh mà khéo nhỉ!
Bà Toản cười:
- Rõ thật mẹ hát con khen.
- Nhưng mẹ hát hay thì con phải khen chứ!” [4, tr 657].
Quan hệ giữa bà Toàn và Bảo là hình mẫu lí tưởng cho mẹ chồng — nàng dâu Gia
đình nào cũng mong được yên ôn như thế Nhưng Khái Hưng cũng nhận thấy rang điều
Luận van thạc sỹ 33 Phạm Thị Thu Hà
Trang 34Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
tốt đẹp ấy chỉ có thể xảy ra khi hai người phụ nữ ấy không có thời giờ nhàn rỗi để mà
sinh sự với nhau Đây là một tư tưởng mới mẻ, tiễn bộ, rất hiện thực và có ý nghĩa tíchcực với xã hội mà các nhà văn Tự Lực văn đoàn đưa ra Muốn cải tạo xã hội, trước hết là
cải tạo gia đình Điều này thể hiện cái nhìn vượt thời đại của Khái Hưng, và thời gian đã
chứng minh đó là tư tưởng đúng dan Ngày nay quan hệ mẹ chồng - nàng dâu cũng
không còn gay gắt như ngày xưa vì họ có tư tưởng thoáng hơn, và quan trọng là họ
không còn ăn không ngồi rồi dé mà “nhàn cư vi bat thiện” nữa
b Quan hệ giữa mẹ ghẻ - con chẳng
Quan hệ mẹ chồng — nàng dâu để lại bao điều tiếng cho xã hội thì quan hệ giữa mẹghẻ - con chồng cũng không ít tai tiếng
Máy đời bánh đúc có xươngMáy đời dì ghẻ có thương con chẳng
Trong tat cả các tiêu thuyết của Tự Lực văn đoàn chỉ có hai cuốn nói về van dé này,
đó là Thừa tự và Thoát ly, cùng của nhà văn Khái Hung GS Phan Cự Dé cho rang:
“Khái Hưng có sử dụng chất liệu hiện thực của chính gia đình nhà văn Khái Hưng xung
đột với người dì ghẻ và chính vì thế bị tuần phủ Trần Thế Mỹ từ bỏ” [35, tr 271] Phải
chăng vì lí do đó mà chỉ có duy nhất Khái Hưng viết về quan hệ này và viết rất hay Có
nhiều đoạn được coi là tuyệt bút Người đọc cảm thấy rùng mình ghê sợ khi thấy bà Phán(Thoát ly) hành hạ con chồng bằng những lời lẽ, thủ đoạn vô cùng cay độc, tàn nhãn
Dường như bà đã sắp sẵn kế hoạch, từng bước, từng bước đưa Hồng vào bẫy như một
con mãnh thú săn môi lão luyện, hiểu tâm lí con môi, giương bẫy dé con môi ngây thơ từ
từ bước vào mà không hay biết Khi thì bà ngọt ngào ra vẻ ân cần săn sóc cho Hồng,
quan tâm đến cuộc sống riêng tư của Hong, bàn việc cưới xin, can ngăn ông Phan đừng
hành hạ, đánh đập con rút cục chỉ dé phá hoại hạnh phúc cua Hồng Với hai đứa con
riêng của chồng là Hảo và Hồng, bà Phán coi như cái gai trước mắt “hễ thấy mặt nhau là
lườm, là nguýt, là tìm những câu bóng gió nói cạnh, nói mia nhau” [11, tr 1062] Bà
Phan ra sức muốn áp chế quyền hành lên những đứa con Lúc Hồng còn nhỏ, mới năm,sáu tuổi so ý đánh vỡ cái chén Nhật Bản, bà mắng nhiếc thậm tệ, rồi sắn lại toan tát
Hong Trong những bữa com Hồng không thé ăn ngon miệng vì bà chì chiết, day nghién,
Luận van thạc sỹ 34 Phạm Thị Thu Hà
Trang 35Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
tìm mọi chuyện để mắng chửi, nói xấu Hồng với ông Phán Không phải vì Hồng tính
ương ngạnh nên bà ghét mà ngay cả với Hảo, bà cũng hành xử như vậy Có điều Hảokhôn ngoan hon Hảo thông minh khéo léo thoát ra được những cái bẫy khiến ba Phan
tức lắm nhưng không làm gì được Rồi nàng nhanh chóng đi lấy chồng, mỗi năm chỉ một
đôi lần về thăm nhà và cũng chỉ ở hai ba ngày là đi ngay Thế nên bà không có cơ hội dé
hành hạ Hảo như với Hồng Dường như bà trút hết mọi sự tức giận, ghét bỏ đối với con
riêng của chồng lên đầu Hồng Bà không thể chịu được Hồng sẽ sống sung sướng “Từ
đó bà Phán càng cay nghiệt với Hồng Hình như thấy Hồng sắp thoát ly khỏi sự áp chế
bà phải cố hành hạ vớt vát kéo lại: Còn mười hôm nữa Hồng sẽ không ở hăn dưới quyền
bà nữa Chỉ nghĩ đến điều đó, bà cũng đủ tức lộn tiết” [11, tr 1084] Cái tâm lí ích kỉ, nhỏ
nhen đã làm bà mắt hết nhân tính, trở nên độc ác đến nhẫn tâm Khi nghe ông Phán báo
tin chồng tương lai của Hồng đã chết, bà “không giấu nồi sự sung sướng bồng bột ” [11,
tr 1085], bà “hớn hở”, “trẻ lại và sung sướng”, “tươi ngay nét mặt”, “bà nói luôn mon,
hình như lòng bà đương vui thích bồng bột” Và khi vui thì người ta dau có độc ác thìcũng trở nên dễ tính hơn, nhất là biết rằng kẻ thù của mình đương lâm vào cảnh đau khổ
và không thể thoát khỏi tay mình được nữa Thế nên bà đột nhiên đối xử với Hồng khác
hăn “Bà kéo Hồng xuống chiếc ghế bên cạnh chỗ bà, chiếc ghế mọi bữa của ông Phán
( ) Trong bữa ăn, bà Phan luôn gap tiếp Hồng như tiếp khách” [11, tr 1086] Rồi bà lạicòn lay món mứt man đặc sản bà cất rất kĩ chờ khi có khách quí mới đem ra thết dé mời
Hồng Bà ân cần hỏi chuyện Hồng như một “từ mẫu” Tất cả những hành động việc làm
đó của bà không phải là muốn an ủi Hồng, vì theo lệ cũ, đã có lễ ăn hỏi là coi như Hồng
đã có chồng Mà chồng nàng sắp đến ngày cưới lại đột nhiên chết Bà làm thế chăng qua
vì bà đương sung sướng quá, vì Hồng không thể toại nguyện Hồng càng đau khổ thì bàcàng lấy làm thích thú Bà tìm mọi cách phá vỡ hạnh phúc của Hồng, huỷ hoại danh dựcủa cô Bà phao tin Hồng viết thư cho trai, đi theo trai, làm bộ dễ tính, đồng tình với
Hồng để khôn khéo đây Hồng vào cái bẫy mà bà giương ra Hồng đã mệt mỏi, muốn
sống yên ôn nên tử tế, ngoan ngoãn, “không thù, không ghét, không ghen, không tức ai”
[11, tr 1082] Nàng ăn nói lễ phép, ôn tồn, nhã nhặn với dì ghẻ Nhưng cây muốn lặng
mả gió chăng đừng Bà Phán lại cho rắng cử chỉ của nàng là láo xược, khiêu khích, muôn
Luận van thạc sỹ 35 Phạm Thị Thu Hà
Trang 36Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
trêu tức bà Bà lại càng ghét Hồng hơn trước Hồng sốt rét nặng thì bà tống cô lên ở cách
li trên cái gian nhà kho, và thét mắng đầy tớ om sòm cốt dé chửi cạnh nàng, không cho
bác sĩ lên thăm bệnh vì sợ tốn tiền thuốc Chỉ khi Hong ốm thập tử nhất sinh, vì sợ mang
tiếng với mọi người mà bà vờ quan tâm đến Hồng Đến lúc Hồng nằm lim đi, tưởng nàng
chết rồi bà liền khóc oà lên, kế 1é thảm thiết ra chiều đau lòng thương tiếc lắm Nhưng ba
lấy lại “phong độ”, đứng thắng người lên, thét ầm ầm như xưa khi Hồng bảo tha thứ cho
bà Sự thù địch ăn sâu bám rễ trong tâm trí bà, làm cho bà trở thành kẻ độc ác, không còn
chút tình người, đứa con chồng đã gần kề cái chết, bà cũng không mảy may thương xót
Có thể nói hình ảnh bà Phán Trinh là tiêu biểu cho kiểu nhân vật bị sa đoạ về nhân cách,khó có thé tìm thấy ở con người ấy một nét đẹp trong tâm hồn để người ta có thé tha
thứ, bênh vực.
Nếu như quan hệ giữa mẹ chồng — nàng dâu nằm trong bản chat trả thù truyền kiếpgiữa những người đàn bà thì quan hệ giữa mẹ ghẻ - con chồng lại xuất phát từ cái lợi.Những bà dì ghẻ sợ chồng yêu thương con riêng hơn con chung nên phải ra sức hành hạ,
nói xấu, làm đủ cách đề chồng cũng thù ghét con riêng Họ sợ phải chia tài sản vì thân
phận vợ lẽ con theo thì không được chính thức và có đặc quyền như con vợ cả Trong xã
hội xưa thì chỉ bà Cả và các con bà là được ưu ái, được thừa nhận trong dòng họ, còn bà
Hai, bà Ba chỉ là thân phận tì thiếp, vợ lẽ nàng hau, bị coi thường, khinh rẻ Các con của
họ cũng vậy Vi thé bà Phan tim mọi cách dé hat chân con chồng ra khỏi gia đình, dé bà
và lũ con bà được độc tôn hưởng hết quyền lợi và tài sản Với Hảo, bà coi như đã trục
xuất, không phải lo đối phó Còn Hồng, bà phải làm cho sống khổ sống sở, sống khôngđược mà chết cũng không xong
Không chi trong gia đình ông Phan mà bat cứ gia đình nào rơi vào cảnh mẹ gà con
vịt đều bi kịch như vậy Mẹ kế của Lương gian ngoan chiếm đoạt hết tài sản hơn hai vạnbạc, đây anh em chàng vào cảnh nghèo túng đến nỗi không có nổi mấy chục nộp lệ phí
thi cử nhân luật, phải di dạy hoc tư kiếm tiền Người di ghẻ của Yến (bạn Lương) khiến
cô phải bỏ nhà di, dan thân vào nghề gái nhảy Người mẹ kế nào dường như cũng tác oai
tác quái, tàn ác, nhẫn tâm, tim mọi cách hành ha va chiếm đoạt tài sản của con chồng.
Đên mức người ta phải chép miệng mà nói rang: “Ai còn lạ gì cảnh mẹ ghẻ con chong”.
Luận van thạc sỹ 36 Phạm Thị Thu Hà
Trang 37Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
Vậy nên khi thấy bà mẹ ghẻ tỏ ra yêu chiều con chồng, khéo đóng vai từ mẫu thì mọingười đều cười thầm vì đã “đi guốc trong bụng bà” Họ biết rằng chăng bà mẹ ghẻ nào
tốt thực sự với con chồng Nó trở thành cái “mặc định” trong xã hội Cứ gia đình nào lâm
vào cảnh đó đều là khốn nạn, còn nếu có gia đình mà mẹ kế không được phép lộng hành,
bị người chồng áp chế, công khai bênh những đứa con riêng thì sẽ trở thành hiện tượng
lạ để người ta bàn tán như gia đình ông phán Trang Và vợ chồng đó cũng không sốngđược với nhau Vì những bà mẹ ghẻ dường như cho mình cái quyền được hành hạ con
chồng Khi không thoả mãn thì họ không thể chịu được, đù bà vợ ông phán Trang rất
giàu có, không màng đến tài sản của chồng và là một bà tây Qua đây, dường như Khái
Hưng muốn nói rằng trong xã hội nào cũng vậy, không kể tây hay ta thì mẹ ghẻ và conchồng vẫn rất căng thắng, không thể sống chung Chỉ có cách là xã hội xoá bỏ tập tục
cho phép đàn ông năm thê bảy thiếp thì mới đem lại cảnh sống yên vui trong từng gia
đình Đây chính là tiếng nói đấu tranh xã hội gay gắt của Khái Hưng nói riêng và các nhàvăn Tự Lực văn đoàn nói chung dé thé hiện chủ trương làm cho mọi người thay đạoKhổng không hợp thời nữa và muốn xây dựng xã hội tốt đẹp hơn
Khác với những ba dì ghẻ đối xử ác nghiệt với con chồng dé chiếm đoạt tai sản, bà
Án Ba trong Thita ty lại đem tài sản ra dé làm miếng mồi hap dẫn đám con chồng Mỗi
người đều đã có gia đình riêng, có tài sản không có gì phụ thuộc nhau Tưởng như họchang có cớ gì mà xích mich Các con chồng về hua với nhau dé chống lại bà Ba, vì ghét
cái tính độc ác, keo cúi, hom hĩnh của bà ta chứ không phải vì họ bị bà chèn ép, day doa
không thé sống yên 6n được Cái nham hiểm của bà Ba lộ ra khi bà đột nhiên có ý muốn
cho Trình, Khoa, một trong hai người được ăn thừa tự mình Nghĩa là người đó sẽ được
hưởng một phần gia sản của bà và có nghĩa vụ hương khói thờ cúng sau khi bà qua đời
Tưởng như vợ chồng Trình, Khoa vốn ghét cay ghét đắng bà Ba sẽ không bao giờ nhận
lời Nhưng trước món lợi kinh tế thì hai anh em, đặc biệt là hai bà vợ lại không thể dửngdưng Vậy là giữa hai chị em dâu xảy ra cuộc chiến dai dang, âm i và cuối cùng bùng
cháy mạnh mẽ chỉ vì tài sản của bà mẹ ghẻ Hai gia đình ngày xưa hoà thuận là thế mà
bây giờ không nhìn mặt nhau, đi đâu cũng nói xấu, nói cạnh nhau Như thế đủ chứng tỏrằng bà Ba đã gián tiếp phá hoại hạnh phúc gia đình, chia rẽ tình anh em, gây nghỉ kị,
Luận van thạc sỹ 37 Phạm Thị Thu Hà
Trang 38Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
hiềm khích giữa các con chồng Và trong chuyện này thì “trai sò đánh nhau ngư ông đắc
lợi”, bà Ba ung dung ngồi nhìn chúng đấu đá nhau, càng dữ đội thì bà càng sung sướng,
vì như thé bà sẽ tim được người cho ăn thừa tự càng dé dàng và càng ít Bà keo ban giữ
khư khư tài sản của mình, thậm chí con gái đi lấy chồng cũng không cho gì nên bị nhà
chồng hành hạ, bà cũng vẫn coi như thường Nhận ra bộ mặt thật của bà Ba, biết rằng cái
miếng thừa tự kia chỉ là hão huyền, và thấy được âm mưu chia rẽ anh em hiểm độc của
bà, họ đã từ chối Họ không thể để bà đương dương tự đắc, mãn nguyện với âm mưu của
mình Trong cuộc đối đầu này, rõ ràng ba Ba đã thất bại thảm hại Mối quan hệ giữa mẹ
ghẻ - con chong vì thê càng ngày càng tôi tệ hon ma không thê điêu hoà nôi.
1.2.2 Các nhân vật xấu.
Các nhà văn Tự Lực văn đoàn đã tạo nên những hình tượng nghệ thuật phục vụ tư
tưởng của mình thông qua những bà lớn như bà Án, bà Phán, bà Tuần, bà Phủ, bà Đốc Những người phụ nữ này mang nặng tư tưởng và nếp nghĩ phong kiến cô hủ, trở thànhđối tượng đáng công kích, lên án, tượng trưng cho gốc rễ hủ lậu bướng binh thường gây
ác cảm Họ là những đại biểu cho những nét xấu của người phụ nữ: tham lam, háo danh,ham tiền, keo kiệt, bun xin, cay nghiệt Theo tư tưởng Nho gia, “nam ngoại, nữ nội”,
người dan ông lo đối ngoại, phó mặc mọi việc trong gia đình cho người phụ nữ Do là sự
phân công rất rành mạch và công bằng Thế nhưng trong thực tế, những bà mệnh phụ
này khi năm quyền lực trong tay đã lạm dụng quyền đó dé mà tác oai tác quái Mọi việc
trong gia đình dù lớn đù nhỏ phải được bà đồng ý, nếu không thì tan cửa nát nhà Các bàtạo ra một thứ “nữ quyền trong gia đình” Người đàn ông đóng vai trò rất mờ nhạt, phầnlớn là nhu nhược, không có lập trường, là con rỗi cho vợ hoặc mẹ giật dây Họ chỉ cónhiệm vụ “tuyên cái án mà người đàn bà kia đã kết” [11, tr 1067] Các bà mới là vaichính, là “nội tướng” nên mặc sức hoành hành Dù nắm quyền thống trị rồi, các bà thực
thi cái quyền ấy rất khéo léo, khôn ngoan, xảo quyệt Các bà chỉ đóng vai trò hậu trường
dé tránh tiếng xấu Như bà Phan Trinh trong Thoát ly Ba là người chủ trương kế hoạchnhưng không ra mặt thực hiện dé khỏi mang tiếng ác di ghẻ con chồng Bà mượn tay ông
Phan Ong Phan còn tru trừ thì ba gid cái món võ muôn đời của ba V6 mom Bà gao lên,
Luận van thạc sỹ 38 Phạm Thị Thu Hà
Trang 39Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
bà thét, bà đập phá, ba day nghiến, dan vặt chồng suốt ngày đêm Ong Phan lúc đầu còn
thương con, nhưng sau muốn được yên thân và im cửa im nhà, ông đành về hùa với vợ
lẽ, mang at con vô cớ, động cái gì cũng mắng dé lấy lòng vo Bà Phan thấy thé lay làm
sung sướng Bà biết được điểm yếu của ông rồi nên bà càng làm già Rồi dan dần ông
Phán cũng thành ra ghét con riêng đúng theo ý muốn của bà Người đàn bà ấy còn xảo
quyệt, tinh ranh vô cùng Trước một việc gì đó của Hồng, bà giương đông kích tây, xúc
xiém, khơi chuyện, nói bóng nói gió dé ông Phan nổi trận lôi đình Ông quát mắng conthì bà ngọt nhạt đấu diu nhưng kì thực là đỗ thêm dầu vào lửa Việc bắt Hồng thôi học
chữ dé ở nhà học làm học ăn là theo chủ trương của ba Vậy mà khi ông Phan tuyên bốquyết định đó thì bà lại làm như sốt sắng: “Chết chửa! Cậu phải để cho nó học nữa chứ,
về nhà thì làm trò trống gì?” [11, tr 1068] Trước mặt khách thì bà ngọt ngào với Hồng,
như thé yêu quí Hồng lắm, khoe với khách những điều tốt đẹp của Hồng, thậm chi cònđặt điều, dựng chuyện lên dé nhằm mục đích là lay tiéng me ghẻ đối đãi tử tế với conchồng
Không chỉ nghiệt với con chồng mà ngay với chính con trai, khi Yêm khuyên bà
nên ăn ở tử tế với Hồng thì bà cũng cắt từ cắt đoạn: “Bà Phan ham ham nhìn con: Cả
mày nữa Mày cũng chết đi cho rảnh mắt tao Tao không muốn có thang con bất hiếu bat
mục như mày!” [11, tr 1079] Trong đôi mắt bà lúc này chỉ ánh lên cái nhìn thù han, ác ý
khiến cho Yêm cũng phải rùng mình sợ hãi Thật là một người đàn bà mất hết tìnhngười “Hồ di còn không nỡ ăn thịt con” mà bà Phan rủa đứa con mình dứt ruột đẻ ra
chết đi vì nó về phe với đối phương chống lại bà Bà còn thù lây cả nhà bà Án, thông gia
tương lai chỉ vì họ sắp làm cho Hồng được sung sướng Đó là sự mù quáng do tính đồ
ky, ich kỉ, nhỏ nhen tầm thường làm cho con người ta trở nên biến chất, thành kẻ ác, tàn
nhẫn lúc nào không biết Trong cả thiên truyện, bà Phán hiện ra là một bà đì ghẻ đáng
ghét, đáng lên án ngàn lần vì sự tàn nhẫn, thiếu tình người Dường như moi sự độc ac,nghiệt ngã, xảo quyệt, nhẫn tâm ở những mu di ghẻ đều tập trung hết cả trong nhân vật
Trang 40Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyét Tự Lực van đoàn
thì họ coi “đó là một cách chọc tức ghê gớm lắm, có thể xảy ra một cuộc cãi lộn và au danếu hai kẻ đương dau là hai người dan ba trẻ tuổi hung hang” [11, tr 1097] Bà Thông
“chi vì không kêu ba Phan Trinh là ba lớn, ma bà đã bi bà kia bắt bẻ rồi thù ghét Hai bên
vẫn còn hiềm khích nhau, không đi lại choi boi với nhau” [11, tr 1053] Cái việc xưng hô
đó họ coi như là dấu hiệu dé thiên hạ biết họ là những người thuộc tầng lớp quí phái,trưởng giả sang trọng Với những con người này thì họ đã bị “chết tên” từ lâu, họ khôngcòn có tên riêng nữa mà thay vào đó là cái tên rất chung chung chỉ chức vị: Bà Án, bàPhán, bà Phủ, bà Đốc, bà Tuần, bà Huyện, bà Hàn Rất hiếm khi tác giả gọi họ bằngtên cụ thể, nếu có cũng chỉ là gọi kèm theo tên chồng để dễ phân biệt như bà Phán Lợi(Doan tuyệt), ba Phan Hai (Nửa chừng xuân), bà Án Báo (Gia đình), bà Phán Trinh
(Thoát ly) Họ lay làm sung sướng khi được gọi như thế Không phải chỉ các bà lớntuổi mới háo danh mà với những cô gái trẻ như Phụng, Nga, Thoa trong Gia đình cũng
rất mong muốn được gọi như thế Nga về nhà bố mẹ đẻ bị thằng ở gọi gọn lỏn là cô Tú
đã ding ding nổi giận quát mang một trận Ngay với chị gái được làm bà huyện, Ngacũng tỏ vẻ tức tối, khó chịu ra mặt Mối hiềm khích ấy tích tụ ngày này qua tháng khác,
chị em gặp nhau chăng bao giờ “vé vập vui mừng Hai người lạnh lùng nhìn nhau, lạnh
lùng chào nhau, ué oải, rời rac nói chuyện với nhau như xưa nay chưa từng quen biết” [4,
tr 447] Tất ca chỉ vì cái danh “bà Huyện” Nga phan uất, quyết tâm ép chồng đi học, đithi ra làm quan bằng được Bao nhiêu tâm lực nàng dồn hết vào kế hoạch này và cuối
cùng đã đạt mục đích Điều đó làm Nga thay đổi han Từ người lăng loan, quá quắt, lắm
điều, cư xử tàn tệ, hỗn xược bỗng chốc trở thành người vợ ngoan ngoãn, hết sức âu yếm,phục tòng, chiều chuộng chồng Quả là khi người ta đạt được mục đích thì không gì làm
người ta hài lòng hơn Và theo quy luật tâm lí thông thường thì khi đã hài lòng rồi thì
người ta sẽ trở nên dé ưa, dễ mến, hiền lành, tử tế Nga ở nhà chăm lo mọi việc, cung cấp
tiền ăn ở, tiêu xài cho An học hành trên Hà Nội Vì tắm bằng nay mai Nga không baogiờ phàn nàn hay to tiếng Dù trong lòng tức tối đến đâu nhưng Nga vẫn kìm nén để vui
vẻ, lễ phép, dịu đàng với chồng Thậm chí chồng có nhân tình, ăn tiêu gấp hai, ba lần vàmắc cả bệnh kín nữa Nga cũng không tỏ thái độ gì Bởi trong lòng Nga đương ôm ấp cái
mộng lớn nhât đời nên “nang đã quyết hi sinh hét mọi sự, ca ái tình chuyên nhat của
Luận van thạc sỹ 40 Phạm Thị Thu Hà