1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Bảo vệ quyền phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000

115 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo vệ quyền phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
Tác giả Bùi Thị Mừng
Người hướng dẫn TS. Đinh Trung Tùng
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2004
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 77,72 MB

Nội dung

- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh, vấn đề bảo vệ quyền của phụ nữ trong Pháp luật về Hôn nhân gia đình qua các thời kỳ lịch sử và giưã Luật HNGĐ VN với Luật HN&GD của một số

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

3k3 3 3 3E 3k i 3É 3k :k 3K tk 3É sử ‡E s: tự

BÙI THỊ MUNG

BẢO VỆ QUYỀN PHỤ NỮ THEO LUẬT HÔN NHÂN

VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000

Chuyên ngành : Luật dân sự

Mã so : 603830

LUẬN VĂN THAC SĨ LUAT HOC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC : TS Dinh Trung Tung

Trang 2

Tôi xin cam đoan Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,

các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực Các kết

luận khoa học trong luận văn chưa từng được công bố trong

bất cứ một công trình nào khác.

Tác gia luận văn

Bùi Thị Mừng

Trang 3

© 1.1.1 Khái niệm về quyền phụ nữ

» 1.1.2 Khái niệm bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật

: 1.1.3 ý nghĩa của việc phi nhận vấn dé bảo vệ quyền phụ nữ

bằng pháp luật

1.2 Pháp luật quốc tế với vấn dé bảo vệ quyền phụ nữ

1.3 Khái quát về quyền phụ nữ và bảo vệ quyền phụ nữ theo

pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ ,

1.3.1 Quyền phụ nữ trong pháp luật Việt Nam trước cách mạng

Tháng 8 năm 1945

1.3.2 Quyền phụ nữ trong pháp Luật HN&QÐ Việt nam từ

cách mạng Tháng tám năm 1945 đến nay

Chương 2 : Những nội dung cơ bản trong việc bảo vệ quyền phụ nữ

theo Luật hôn nhân và giz đình Việt Nam năm 2009

2.1 Bảo dam sự bir) “ang nam nữ về các quyền HN&GD

2.1.1 Nam nữ bình đẳng trong mối quan hệ với cha, mẹ

2.1.2 Nam nữ bình đẳng về các quyền hôn nhân gia đình

2.1.3 Nam nữ bình đẳng trong mối quan hệ giữa vợ và chồng

2.2 Những quy phạm: đặc thù đảm bao vấn đề bình dang giới

Trang 4

vấn đề chia tài sản chung theo các trường hợp luật định

2.3 áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình với

việc bảo vệ quyền phụ nữ

2.3.1 Cơ sở của việc ghi nhận việc áp dụng phong tục tập quán

về Hôn nhân và gia đình

2.3.2 Nguyên tắc áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và

gia đình với việc bảo vệ quyền phụ nữ

Chương 3 Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

năm 2000 vào việc bảo vệ quyền phụ nữ

3.1 Bảo vệ quyền phụ nữ trong thực tiễn thi hành Luật Hôn

nhân và gia đình năm 2000

3.1.1 Nhận xét chung

3.1.2 Một số vấn đề cụ thể xung quanh việc bảo vệ quyền phụ

nữ trong thực tiễn thi hành Luật HN&GD Việt Nam năm 2000

3.2 Một sô giải pháp nhằm nâng cao việc bảo vệ quyền phụ nữ

trong quan hệ hôn nhân và gia đình

~ 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện các quy định của Luật hôn nhân va

gia đình nhằm bảo vệ quyền phụ nữ

v 3.2.2 Giải pháp nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cho người

phụ nữ

3.2.3 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử

3.2.4 Thực hiện xã hội hoá hoạt động bảo vệ quyền phụ nữ

Trang 5

Dan luat Bac ky

Dan luat Trung ky

Bo luat Gia long

Toà án nhân dân

Uỷ ban nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân

Trang 6

Trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước(1884) Ph.Angghen dé chi ra rằng: Trong ba hình thức bất bình đẳng lớn nhất của lịch

sử nhân loại ( bất bình đẳng chủng tộc, giai cấp, giới ), thì quan hệ bất bình đẳng giữanam và nữ chính là nguồn gốc đích thực về mặt lịch sử, xã hội của những mâu thuẫn cơ

bản, chủ yếu trong quan hệ vợ chồng Từ đó, Ông đã xây dựng lên quan điểm về giải

phóng phụ nữ: Muốn giải phóng phụ nữ thì phải xây dựng một xã hội mới, một xã hội

không còn áp bức bóc lột của người này đối với người khác, của giai cấp này đối với

giai cấp khác Như vậy, để xây dựng một xã hội công bằng văn minh thì vấn đề quan

trọng luôn được đặt ra ấy là phải giải phóng phụ nữ, phải đảm bảo cho phụ nữ được

bình đẳng với nam giới trên mọi phương diện, Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từngnói: “Nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải

phóng một nửa loài người Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội

chỉ một nửa”

Thấm nhuần quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về

vấn đề giải phóng phụ nữ, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn giành cho phụ nữ một sự

quan tâm đặc biệt Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp 1946), Nhà nước ta đã

ghi nhận quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới Từ đó, nguyên tắc nam nữ bìnhđẳng đã trở thành một nguyên tắc hiến định, được thể hiện nhất quán trong tất cả cácHiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước Hiến pháp 1946, 1959, 1986 và nay là Hiến

pháp 1992 Trên cơ sở, đó nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước đã cụ thể hoá quyềnbình đẳng nam nữ nhằm thực hiện triệt để việc bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ Trong sốcác ngRành luật đó, Luật HN&GD giữ một vi trí quan trọng, bởi vì muốn giải phóngđược phụ nữ trước hết phải đảm bảo cho phụ nữ được bình đẳng từ trong chính gia đìnhcủa họ Chính vì lẽ đó, nguyên tắc nam nữ bình đẳng đã trở thành tư tưởng chỉ đạo sâuchuỗi mọi quy định của Luật HN&GD Việt Nam, từ những văn bản Luật HN&GD đầu

tiên của Nhà nước ta cho đến Luật hiện hành Nhờ đó, quyền lợi của người phụ nữđược bảo vệ , vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được khẳng

định.

Nghiên cứu Pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ là một mảng đề tài lớn được khá

nhiều nhà khoa học, thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm Trong khoa học luật nói chung và

Luật HN&GD nói riêng , bảo vệ quyền phụ nữ được nghiên cứu như một cơ sở pháp lý

Trang 7

Mặc dù đã có một số nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau như : Giáo trình LuậtHôn nhân và gia đình của Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hôn nhân vàGia đình của khoa luật Trường khoa học xã hội và nhân văn, luận văn cử nhân luậthọc Tuy nhiên, trong các công trình nói trên, chưa có một công trình nào đề cập đếnvấn đề bảo vệ quyền của phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình một cách đầy đủ và

toàn diện Mặt khác, Luật HN&GD Việt Nam năm 2000 vừa được ban hành, trong quá

trình áp dụng vào thực tiễn vào việc bảo vệ quyền phụ nữ có nhiều điểm cần phải tiếp

tục được xem xét và hoàn thiện Vì thế, việc nghiên cứu các quy định của Luật về bảo

vệ quyền phụ nữ có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn Chính vì lẽ đó, chúng tôi

chọn dé tài: “ Bảo vệ quyền phụ nữ theo Luật HN &GD Việt Nam năm 2000” làmcông trình nghiên cứu cho luận#n thạc sĩ của minh

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan việc bảo vệ quyền phụ nữ theo quyđịnh của Luật HN&GD Việt Nam 2000

- Chi ra được vai trò của Luật HN&GD đối với việc bảo vệ quyền phụ nữ, tìmhiểu thực tiễn áp dụng các quy định của Luật HN&GD Việt Nam năm 2000 vào việc

bảo vệ quyền phụ nữ

- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩyhiệu quả của việc áp dụngcác quy phạm Luật HN&GD vào việc bảo vệ quyền phụ nữ

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Như da trình bày ở nội dung trên, bảo vệ quyền phụ nữ là một nội dung xuyên

suốt trong Pháp luật HN&GD của Nhà nước ta từ sau cách mạng ThángTám đến nay

Để cho nghiên cứu được tập trung, đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi giới hạnphạm vi nghiên cứu của đề tài là :

- Những vấn đề lý luận liên quan đến việc bảo vệ quyền phụ nữ theo quy định

của Pháp luật Hôn nhân và gia đình

- Thực tiễn áp dụng các quy định của Luật HN&GD Việt Nam năm 2000 vào

việc bảo vệ quyền phụ nữ

- Xây dung các kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật HN&GD Việt Nam năm 2000

về bao vệ quyền phụ nữ, nâng cao hiệu qua áp dụng của Luật HN&GD vào việc bảo vệ

quyền phụ nữ

Trang 8

Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước về Hôn nhân gia đình.

đồng thời kết hợp với việc sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích: Được sử dụng chủ yếu để làm sáng rõ những nội dung

thuộc phạm vi nghiên cứu.

- Phương pháp tổng hợp: Sử dụng để khái quát hoá nội dung nghiên cứu mộtcách hệ thống, làm cho các vấn đề nghiên cứu trở lên ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu

- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh, vấn đề bảo vệ quyền của phụ

nữ trong Pháp luật về Hôn nhân gia đình qua các thời kỳ lịch sử và giưã Luật HNGĐ

VN với Luật HN&GD của một số nước trên thế giới

- Phương pháp thống kê: Được sử dụng để cung cấp một số số liệu liên quan đến

vấn đề bảo vệ quyền của phụ nữ trong thực tiễn áp dụng Luật HN&GD

5 Những điểm mới của luận văn

- Tác giả đưa ra một hướng tiếp cận vấn đề hoàn toàn mới , ấy là tiếp cận vấn đềbảo vệ quyền phụ nữ ở phương diện giới, từ đó chỉ ra rằng muốn bảo vệ quyền của phụ

nữ, thì trước hết cần phải xây dựng các quy phạm về quyền hôn nhân gia đình của phụ

nữ trên cơ sở của vấn đề bình đẳng giới

- Trên cơ sở phân tích thực tiễn áp dụng Luật HN&GD VN 2000, tác giả mạnh

dạn khác hoa những vướng mắc, cản trở làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc áp dụng

Luật vào việc bảo vệ quyền của phụ nữ

- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những vướng mắc, thúcđấy hiệu quả điều chỉnh của pháp luật trong việc bảo vệ quyền phụ nữ

6 Kết cấu của luận văn

Phần mở đầu

Phần nội dung

Chương 1: Khái quát chung về quyền phụ nữ và bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp

luật

Chương 2: Những nội dung cơ bản trong việc bảo vệ quyền phụ nữ theo Luật hôn

nhân và gia đình Việt Nam năm 2000

Chương 3:Thực tiễn áp dụng Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 vàoviệc bảo vệ quyền phụ nữ

Phần kết luận và kiến nghị

Trang 9

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN PHỤ NỮ VÀ BẢO VỆ QUYỀN

PHỤ NỮ BĂNG PHÁP LUẬT

1.1 KHÁI NIỆM VỀ QUYỀN PHU NU VÀ BẢO VỆ QUYỀN PHU NU BẰNG PHÁP LUAT

1.1.1 Khái niệm về quyền phụ nữ

1.1.1.1 Cơ sở lý luận của quyền phụ nữ

Lịch sử xã hội loài người đã trải qua giai đoạn mà địa vị của người phụ nữ đượctôn vinh Người phụ nữ có nhiều quyền hành và địa vị “vinh dự” hơn người đàn ông.Giai đoạn ấy, theo Ph Ang ghen là giai đoạn của “chế độ mẫu quyền" Nhưng tồi.chế độ mẫu quyền bị lật đổ và thay vào đó là chế độ phụ quyền, người đàn ông đãdành lấy vị trí đó của người phụ nữ, Ph.Ang ghen cho rằng : “Chế độ mẫu quyền bịlật đổ là sự thất bại lịch sử lớn nhất của giới phụ nữ"

Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước”

Ang ghen chỉ ra rằng : Ở “chế độ mẫu quyền” với hai hình thức gia đình cơ bản là

gia đình huyết tộc và gia đình Pu na lu an, người đàn bà có địa vị và vai trò quantrọng trong gia đình Đứa con sinh ra được xác định theo dòng họ mẹ, người mẹ

được quyết định vấn đề thừa kế tài sản Vì thế mà quyền lực trong gia đình thuộc vềngười phụ nữ Khi chuyển sang hình thức gia đình đối ngẫu, địa vị của người đànông trong gia đình được phát triển một cách đáng kể Trong gia đình đối ngẫu, đứacon không chỉ biết mẹ mà còn biết đến người bố đẻ thực sự của mình Tuy nhiên,quyền lực của người phụ nữ vẫn được thừa nhận Chế độ mẫu quyền bị lật đổ, khitrong xã hội có sự phân công lao động diễn ra sâu sắc Sự phân công lao động diễn

ra trong gia đình, người đàn ông, người chồng có nhiệm vụ đi tìm kiếm thức ăn, nênnắm giữ những công cụ lao động cần thiết cho việc tìm kiếm thức ăn Mat khác, khi

sự phân công lao động xã hội diễn ra sâu sắc, của cải làm ra nhiều, xuất hiện của dưthừa Gia đình đối ngẫu chiếm lấy làm của riêng Người đàn ông nắm được địa vị

kinh tế trong gia đình nên mong muốn lập lại trật tự kế thừa tài sản Chế độ huyếttộc theo mẹ bị đánh đổ thay vào đó là chế độ huyết tộc theo cha Vì lẽ đó, người đànông để biết đích thực đứa con mà ông ta sinh ra, đã buộc người đàn bà phải tuyệt đốichung tình với mình Chế độ hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện mà mục đích là

“ Quyển chỉ phối của người đàn ông trong gia đình, sự sinh để con cái và những con

Trang 10

Như vậy, chế chế độ tư hữu là nguyên nhân sâu Xa dẫn đến sự bất bình đẳnggiữa đàn ông và đàn bà Và chừng nào chế độ tư hữu ấy chưa mất đi thì không thể có

cơ sở cho sự bình đẳng nam nữ Đây cũng là những minh chứng xác đáng để chúng

ta lý giải rằng, trong chế độ xã hội phong kiến, tư sản địa vị của người phụ nữ khôngthể được bình đẳng với nam giới Muốn thực hiện được bình đẳng nam nữ, bảo vệquyền phụ nữ thì phải xây dựng một xã hội mới, một xã hội không còn áp bức bóclột của người này đối với người khác, của giai cấp này đối với giai cấp khác Đâycũng là luận điểm hết sứquan trọng trong lý thuyết khoa học về giải phóng phụ nữcủa chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tạo tiền đề lý luận để chúng ta đi sâu nghiên cứu quyền

phụ nữ và bảo vệ quyền phụ nữ

Quyền con người, quyền phụ nữ không phải là một khái niệm trừu tượng,cũng không phải là quyền cá nhân con người mang tính tự nhiên bẩmsinh mà luôn gắn liền với cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống bấtcông trong xã hội, gắn với từng trình độ phát triển và tiến bộ xã hội, chịu

sự hạn định của chế độ kinh tế, đặc biệt của chế độ chính trị - Nhà nước

[61, tr 16]

* Khai nệm quyền phụ nữ

Theo nghĩa thông thường thì quyền được hiểu là điều mà pháp luật hoặc xã hộicông nhận cho họ được hưởng, được làm, được đòi hỏi [50, tr 815] Trong khoa hocluật, khái niệm về quyền phụ nữ chưa được làm sáng tỏ Để tiếp cận khái niệm vềquyền phụ nữ, chúng ta không thể tách rời với việc nghiên cứu khái niệm về quyềncon người

- Khái niệm quyền con người

Quyền con người là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng khá phổ biến Tuynhiên, trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia, chưa có một

định nghĩa chính thức về quyền con người mà chỉ dừng lại ở việc liệt kê các quyền

con người Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu luật học khi xem xét vấn đề này cónhiều cách tiếp cận khác nhau để đưa ra định nghĩa về quyền con người Trên cơ sởtìm hiểu những ý kiến của các nhà khoa học, chúng tôi nhất trí với cách hiểu sau vềquyền con người Bởi vì, theo cách hiểu này chúng ta mới có thể cắt nghĩa được bảnchất pháp lý của quyền con người

Trang 11

với Nhà nước và với những cá nhân con người khác” [ 61, tr 16].

Nội dung quyền con người

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nội dung quyền con người Do vậy, việcphân loại nội dung quyền con người cũng khác nhau Theo phương pháp tiếp cậncủa khoa học pháp lý, quyền con người được chia thành những nhóm chính:

+ Các quyền tự do dân chủ về chính trị bao gồm: Quyền tham gia quản lý nhànước và xã hội; quyền bầu cử và ứng cử; quyền bình đẳng nam nữ; quyền tự do tínngưỡng; quyền tự do ngôn luận; quyền tự do báo chí; quyền tự do thông tin; Quyền

- Khái niệm về quyền phụ nữ

Trên cơ sở khái niệm quyền con người, chúng tôi cho rằng khái niệm quyền phụ

nữ cần phải được nghiên cứu trong mối liên hệ khăng khít với quyền con người Bởi

vì, phụ nữ cũng như nam giới họ phải được hưởng tất cả những quyền con người mà

pháp luật ghi nhận và bảo vệ

Quyền phụ nữ là một khái niệm dùng để chỉ các quyền con người của phụ nữ.Phụ nữ là một nhóm xã hội đặc biệt, dé bi tổn thương Do đó, việc xác định và ghinhận các quyền con người cho họ, đặc biệt đảm bảo trên cơ sở của tiêu chí bìnhđăng là cần thiết Đây cũng chính là cơ sở để chúng ta tiến hành bảo vệ quyền conngười của phụ nữ Khi tiếp cận khái niệm quyền phụ nữ, quyền con người được hiểutheo nghĩa xác định hơn, nó phản ánh những quyền bức xúc nhất của con ngườiđược đặt ra trong hoàn cảnh lịch sử nhất định, đòi hỏi sự phối hợp trách nhiệm của

cả cộng đồng quốc tế trong việc phấn đấu vì quyền bình đẳng nam nữ trên khắp thégiới Chính vì vậy, mặc dù đã có rất nhiều Văn kiện quốc tế về quyền con ngườinhưng chúng ta vẫn xây dựng những quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền phụ nữ

Trang 12

nguyên nhân làm cho người phụ nữ không được hưởng những quyền con ngườigiống như nam giới [Xem mục 1.2].

1.1.2 Khái niệm bảo vệ quyền phụ nữ bang pháp luật

Tiếp cận khái niệm “Quyền con người” chúng ta nhận thấy, khi xem xét quyềncon người phải xuất phát từ mối quan hệ giữa cá nhân với Nhà nước “ Quyền conngười không phải là một nhân tố đầu tiên có trước Nhà nước mà phải bằng phápluật Nhà nước ghi nhận và thiết định mới trở thành hiện thực” [ 61, tr 18] Chính vì

lẽ đó, quyền con người, một mặt mang tính chất tự nhiên “ quyền mà con người vốn

có, không phải ai ban tặng cho họ” nhưng mặt khác các đặc quyền “quyền tự nhiên”phải được pháp luật chấp nhận thì mới trở thành “quyền con người”

Như vậy, có nhiều phương thức để bảo vệ quyền con người, song phương thứcquan trọng và không thể thiếu ấy chính là việc bảo vệ quyền con người bằng phápluật Theo đó, bảo vệ quyền con người nói chung, bảo vệ quyền phụ nữ bằng phápluật nói riêng trước hết phải được hiểu là sự ghi nhận các quyển con người bangpháp luật và phải bảo đảm cho quyền đó được thực hiện Mặt khác, do phụ nữ là mộtnhóm xã hội đặc biệt, bởi vậy quyền phụ nữ phải được xem xét và ghi nhận dựa trên

cơ sở của những yếu tố đặc thù về giới, nghĩa là pháp luật phải ghi nhận quyền phụ

nữ dựa trên cơ sở của vấn đề bình đẳng giới Chính vi vậy, bảo vệ quyền phụ nữ nói

riêng, bảo vệ quyền con người nói chung phải kể đến vai trò vô cùng quan trọng củaNhà nước Nhà nước ghi nhận các quyền con người , quyền phụ nữ và bảo đảm chonhững quyền này được thực hiện Đó cũng chính là nội dung của việc bảo vệ quyềnphụ nữ bằng pháp luật

1.1.3 Ý nghĩa của việc ghi nhận vấn dé bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp

phụ nữ trên thực tế thường hay bị xâm phạm Người phụ nữ chịu sự phân biệt đối xử

là tình trạng khá phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới Vì lẽ đó, việc ghi nhận các

Trang 13

lai giữ vai trò quyết định bởi sức mạnh từ tính cưỡng chế của nó Với ý nghĩa đó, các

quyền phụ nữ được thể chế hoá thành pháp luật phải được tuyên truyền phổ biến sâurộng cho chính các chủ thể này để họ nhận thức được và trên cơ sở đó họ sẽ có đủhiểu biết giác ngộ về các quyền của mình và nâng cao ý thức tự bảo vệ các quyền

mà pháp luật ghi nhận cho họ Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi cho rằng, phápluật luôn luôn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ các quyền con người Vì thế, để bảo vệtốt quyền con người của phụ nữ đòi hỏi chúng ta phải có một hệ thống pháp luậthoàn chính, đồng bộ Đây là phương tiện cơ bản nhất dé bảo đảm các quyền conngười, quyền phụ nữ

1.2 PHÁP LUẬT QUỐC TE VỚI VAN ĐỀ BAO VỆ QUYỀN PHU NU

Bảo vệ quuyền phụ nữ, không phải là vấn đề riêng của mỗi một quốc gia mà đó

là vấn đề chung của toàn nhân loại Xuất phát từ thực tế, quyền phụ nữ bị vi phạm

do sự phân biệt đối xử với phụ nữ diễn ra ở khắp nơi trên thế giới cho nên vấn đề cốtlõi trong việc bảo đảm các quyền con người cho phụ nữ chính là bảo đảm các quyềnbình đẳng giữa nam và nữ Về điểm này, luật pháp quốc tế đã sớm cụ thể hoá và ghinhận bằng các quy phạm luật trong các Văn kiện quốc tế về quyền con người: Ngay

từ khi mới thành lập, Liên hợp quốc đã xác định rõ mục tiêu hành động của họ làphấn đấu thực hiện việc bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ Điều này thểhiện rõ trong Điều 1, Hiến chương Liên hợp quốc: “ Khuyến khích phat triển sựton trọng các quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người,không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo ” Quyên bình dang này

tiếp tục được phát triển và khẳng định trong điều 2 “Tuyên ngôn thế giới về nhân

quyền” (1948 ) “ Mọi người đều được hưởng các quyền tự do nêu trong bản Tuyênngôn này, không có bất kỳ sự phân biệt đối xứ nào về chủng tộc, mầu da, giới tính,tôn giáo, chính kiến hay quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, giống nòihay các tình trạng khác ” Tiếp đó, các Văn kiện quốc tế về quyền con người khác,trong những chừng mực nhất định đều đề cập đến vấn đề quyền con người của phụnữ: Công ước quốc tế về các quyền kinh tế - xã hội - văn hoá; Công ước quốc tế vềcác quyền dân sự - chính trị đều chỉ rõ: Các quốc gia thành viên phải thực hiện cam

Trang 14

đến trong rất nhiều các Văn kiện khác của Liên hợp quốc và các tổ chức liên Chính

phủ như: Công ước Giơ-ne-vơ 1949 về bảo vệ thường dân trong chiến tranh; Tuyên

ngôn Viên và chương trình hành động1993 Đặc biệt, một số Văn kiện quốc tế còn

đề cập riêng đến quyền con người của người phụ nữ như : Công ước về các quyềnchính trị của phụ nữ 1952; Công ước về quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn 1957;Tuyên ngôn về loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1967 Mặc dù vậy,

Tuyên bố Teheran (Tuyên bố của hội nghị nhân quyền thế giới năm 1968) vẫn chỉ

1õ: “Sự phân biệt đối xu và do đó phụ nữ dang là nạn nhân tại nhiều vùng khácnhau trên thế giới phải được xoá bỏ Tình trạng thấp kém hơn của phụ nữ là dingược với Hiến chương Liên hợp quốc cũng như các quy định của Tuyên ngôn vềloại trừ sự phân biệt đối xử với phụ nữ là cần thiết vì sự tiến bộ của nhân loạt`.Mặc dù, vấn đề quyền con người của phụ nữ được đề cập khá sớm trong các văn

bản pháp luật quốc tế, và luôn luôn chiếm được sự quan tâm trong lĩnh vực lập pháp,

song tới đây, các văn kiện này vẫn chưa đủ sức để bảo vệ các quyền con người củaphụ nữ Thực tế này, càng đòi hỏi phụ nữ cần phải có một sự bảo vệ đặc biệt bằngpháp luật Cần phải có một văn bản pháp luật đề cập đến quyền con người của phụ

nữ một cách toàn điện và dé ra các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những can trởtrong việc thực hiện các quyền con người của phụ nữ Chính vì vậy, Công ước vềviệc xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) của Hội đồngLiên hợp quốc đã được thông qua ngày 10/12/1979 Đây là một văn bản pháp lýquốc tế quan trọng, đáp ứng được những yêu cầu khách quan trong việc bảo vệ cácquyền con người của phụ nữ Công ước đề cập một cách khá toàn diện đến các điềukiện đảm bảo thực hiện nam nữ bình đẳng và chỉ ra rằng sự “phân biệt đối xử” chính

là nguyên nhân dẫn đến các quyền con người của phụ nữ không được đảm bảo Vì lẽ

đó, việc quan trọng mà mỗi quốc gia thành viên cần phải thực hiện là phải loại bỏ sự

phân biệt đối xử với phụ nữ

Thuật ngữ “phân biệt đối xử với phụ nữ” theo tỉnh thần của CEDAW được hiểulà:

“, bất kỳ sự phan biệt, loại trừ hay hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tinh

có tác dụng hoặc nhằm mục đính làm tổn hại hoặc vô hiệu hoá việc phụ

nữ được công nhận, hưởng thụ hay thực hiện các quyền con người và

Trang 15

những quyền tự do cơ ban trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, vănhoá, dân sự và các lĩnh vực khác, bất kể tình trạng hôn nhân của họ nhưthế nào và trên cơ sở bình đẳng giữa nam và nữ” ( Điều 1 ,;CEDAW).Với tinh than đó, Công ước này đã có một hướng tiếp cận hoàn toàn mdi.CEDAW bảo đảm sự bình đẳng cho người phụ nữ bằng cách chỉ ra những lĩnh vực

cụ thể có sự phân biệt đối xử với phụ nữ như lĩnh vực HN&GD, dân su Đặc biệt,trong lĩnh vực HN&GD, do tác động của tôn giáo, phong tục, tập quán sự phân biệt

đối xử đối với phụ nữ diễn ra khá đậm nét và mang những sắc thái riêng CEDAWchỉ rõ cần phải đảm bảo quyền bình đẳng thực sự cho người phụ nữ với phương thức:

Bình đẳng nam nữ phải được ghi nhận dựa trên cơ sở sự khác biệt về giới và giới tính

giữa nam và nữ đồng thời chú trọng đến tác động của tập quán như là nguyên nhân

cơ bản của tình trạng phân biệt đối xử đối với phụ nữ Theo đó, bên cạnh những quyphạm pháp lý chung áp đụng cho cả nam và nữ, CEDAW còn có những quy phạm

pháp lý riêng có tính chất ưu tiên chỉ áp dụng cho phụ nữ nhằm đạt được mục tiêu

bình đẳng về quyền và cơ hội giữa nam và nữ: “Các nước tham gia Công ước phải

áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xoá bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong tất

ca các vấn đề liên quan đến hôn nhân và quan hệ gia đình và đặc biệt, phải đảm

bảo trên cơ sở bình dang nam nit” (17, tr173].

Trên cơ sở này, CEDAW xác định những biện pháp phù hợp nhằm xoá bỏ triệt

để sự bất bình đẳng với phụ nữ mà nội dung là: Phải cụ thể hoá bằng pháp luật

quyền bình đẳng giữa nam và nữ và bảo đảm thực hiện bằng pháp luật trên thực tế.

Thông qua pháp luật và các hình thức khác để trừng phạt nhằm ngăn cấm mọi sựphân biệt đối xử đối với phụ nữ CEDAW cũng đặt ra yêu cầu đối với các quốc gia

thành viên phải nhận thức đúng sự đóng góp của phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực

đồng thời xác định rõ mục tiêu hành động nhằm thực hiện công bằng xã hội, đảmbảo quyền lợi cho phụ nữ Điều đó cũng có nghĩa, các quốc gia thành viên Công ướcphải thực hiện tốt việc “nội luật hoá” để đảm bảo sự bình đẳng giữa nam và nữtrong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Như vậy, xét về bản chất, CEDAW được ban hành với mục đích nhằm trao chophụ nữ những quyền con người mà pháp luật quốc tế đã thừa nhận nhưng phụ nữchưa được hưởng trên thực tế bởi họ phải chịu sự phân biệt đối xử Chính vì vậy, nộidung quan trong đầu tiên về quyền con người của phụ nữ mà CEDAW ghi nhận vabảo vệ là quyền không bị phân biệt đối xử Theo đó các quốc gia thành viên phải lên

Trang 16

án va áp dụng các biện pháp thích hop và không chậm ché, dé xoá bỏ mọi su phânbiệt đối xử với phụ nữ Trên cơ sở đó, CEDAW ghi nhận và bảo vệ quyền bình đẳngcủa phụ nữ trên mọi lĩnh vực của cuộc sống.

CEDAW ghi nhận và bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ trước pháp luật Bởivậy, yêu cầu các quốc gia thành viên phải thể hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ vàoHiến pháp và pháp luật của mình để bảo đảm cho người phụ nữ được bình đẳng vớinam giới (Điều 2);

CEDAW ghi nhận và bảo đảm quyền được phát triển và tiến bộ của người phụ

nữ trên tất cả các lĩnh vực (Điều3) ;

CEDAW ghi nhận quyền được ưu tiên trong đối xử của người phụ nữ (Điều 4);CEDAW ghi nhận quyền con người của phụ nữ không bị ảnh hưởng bởi các yếu

tố văn hoá truyền thống có hại Vì lẽ đó Công ước cũng chỉ rõ, các quốc gia thành

viên phải loại trừ những thành kiến và tập quán văn hoá dựa trên cơ sở phân biệt đối

xử với người phụ nữ (Điều 5);

CEDAW ghi nhận cho người phụ nữ quyền không bị ảnh hưởng bởi các hình

thức buôn bán, bóc lột mại dâm phụ nữ Do vậy, các quốc gia thành viên phải đảm

bảo ghi nhận và bảo vệ người phụ nữ, bằng pháp luật, xoá bỏ mọi hình thức buônbán bóc lột mại dâm phụ nữ (Điều 6);

CEDAW ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ trong các lĩnh vực chính trị; thamgia các quan hệ quốc tế; quyển bình đẳng trong vấn đề quốc tịch; quyền bình dangtrong lĩnh vực giáo dục; quyền bình đẳng trong lĩnh vực lao động (Điều 7- Điều10);

CEDAW ghi nhận cho người phụ nữ quyền được cung cấp những thông tin riêngcho việc đảm bảo sức khoẻ và hạnh phúc gia đình, kể cả những thông tin về hướngdẫn kế hoạch hoá gia đình; quyền không bị phân biệt đối xử vì các lý do liên quanđến đặc trưng riêng biệt về giới tính; quyền của phụ nữ có thai được bảo vệ đặc biệt;quyền được quan tâm chăm sóc khi mang thai, sinh đẻ và nuôi con nuôi (Điều 11,Khoản 2; Điều 12 Khoản 2);

CEDAW ghi nhận va đảm bảo quyền bình đẳng của người phụ nữ trong các

lĩmh vực y tế; kinh tế xã hội; dân sự và trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình (Điều 12,

13, 15, 16)

CEDAW là một văn kiện quốc tế quan trọng về quyền phụ nữ, có ý nghĩa sâusắc trong việc thực hiện vấn đề giải phóng phụ nữ Có lẽ cũng vì vậy mà Công ước

Trang 17

này được chấp nhận một cách rộng rãi, tính đến nay đã có gần 170 nước tham giaCông ước, Việt Nam cũng là một thành viên của Công ước này (Việt Nam phêchuẩn Công ước ngày 19/3/1982) và bằng mọi nỗ lực của mình ,Việt Nam đã vàđang tiến hành nội luật hoá các quy định của CEDAW, nhằm đảm bảo tốt cácquyền phụ nữ, xứng đáng là một quốc gia thành viên Công ước [1].

Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng pháp luật quốc tế về vấn đề quyền phụ nữ vẫnluôn đặt trong sự phát triển và hoàn thiện bởi vì cuộc đấu tranh thực hiện việc giảiphóng phụ nữ là một cuộc đấu tranh lâu dài đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn khámphá và sáng tạo Hơn thế nữa, mặc dù các quốc gia trên thế giới đều hết sức phấn

đấu cho việc bảo vệ các quyền con người của phụ nữ, song trên thực tế quyền phụ

nữ vẫn chưa thực sự được đảm bảo, điều này đã được cựu tổng thư ký Liên hợp quốc

B Gali tổng kết: phụ nữ chiếm hơn một nửa nhân loại nhưng chưa có quốc gia nàotrên thê giới đối xử với phụ nữ một cách xứng đáng Chính vì vậy, pháp luật quốc tế

về quyền phụ nữ không ngừng được hoàn thiện với mong muốn bảo vệ tốt hơn cácquyền con người của phụ nữ Các văn kiện quốc tế về quyền con người của phụ nữtiếp tục được hoàn thiện trong sự phát triển của xã hội: Tuyên ngôn Viên và chương

trình hành động 1993; Tuyên ngôn về loại bỏ các hình thức bạo lực chống phụ nữ

1994; Tuyên ngôn Bắc Kinh va Cương lĩnh hành động 1995 Đây là những cơ sởpháp lý vững chác để chúng ta bảo vệ các quyền phụ nữ trong ngôi nhà chung củathế giới Tin tưởng rằng, với sự đóng góp to lớn cho xã hội loài người và vị trí quantrọng của mình trong xã hội, phụ nữ xứng đáng và nhất định sẽ được hưởng đầy đủ

các quyền con người mà pháp luật quốc tế ghi nhận và bảo vệ

1.3 KHÁI QUAT VỀ QUYỀN PHU NU VÀ BẢO VỆ QUYỀN PHU NU THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMQUA CÁC THỜI KỲ

1.3.1 Quyền phụ nữ trong pháp luật Việt Nam trước cách mạng Tháng

Tám năm 1945

Là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật không chỉ chịu ảnh hưởng

bởi cơ sở hạ tầng sinh ra nó, mà bên cạnh đó pháp luật còn chịu chi phối bởi các yếu

tố tâm lý xã hội, phong tục tập quán, truyền thống Pháp luật Việt Nam cũng chịu

sự phản ánh rõ nét của quy luật này Bởi vậy, qua mỗi thời kỳ phát triển của xã hội,pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ đều mang những sắc thái riêng, song điểm chungnhất là vẫn thể hiện những nét độc đáo mang đậm nét Việt Nam

Trang 18

1.3.1.1 Quyền phụ nữ trong cổ Luật Việt Nam.

Chế độ phong kiến Việt Nam dựa trên cơ sở nền kinh tế, chính trị phong kiến

Bởi vậy, pháp luật phong kiến với ý nghĩa là một bộ phận của kiến trúc thượng tầngkhông thể vượt ra khỏi khuôn khổ của cơ sở hạ tầng sinh ra nó Vì thế, khi nghiêncứu quyền phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam chúng ta thừa nhận về mặt

lý luận rằng người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến không thể được giảiphóng thực sự trên cơ sở của nguyên tắc nam nữ bình đẳng Bởi vì, chế độ phongkiến là một chế độ được xây dựng dựa trên phương thức sản xuất tư hữu về tư liệusản xuất Mặt khác, pháp luật phong kiến Việt Nam lại chịu sự ảnh hưởng sâu sắccủa hệ tư tưởng Nho giáo nên địa vị của người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào nam

giới Chữ “ Tam tòng tứ đức” của nền luân lý phong kiến được giai cấp thống trị coinhư “khuôn vàng thước ngọc” để đo phẩm chất của người phụ nữ Thực chất, tưtưởng này là xiéng xích chói chặt người phụ nữ phụ thuộc vào “người gia trưởng”.Bởi vậy, người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến Việt Nam, xét ở bình diệnchung không thể có sự bình đẳng với nam giới Sự bất bình đẳng đầu tiên trong giađình phong kiến chính là sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái Với quan niệmcần phải có con trai để nối dõi tông đường, nên xã hội phong kiến cho rằng “nhấtnam viết hữu, thập nữ viết vô” Quan niệm này chính là khởi điểm cho mọi sự bất

bình đẳng mà người phụ nữ ở chế độ ấy phải gánh chịu Tư tưởng đó đã đi vào pháp luật phong kiến, và nguyên tắc bất bình đẳng giữa nam và nữ đã trở thành tư tưởng

chỉ đạo trong cả hai văn bản pháp luật được đánh giá là thành tựu lập pháp của Nhànước phong kiến Việt Nam là Bộ luật Hồng đức (BLHĐ) và Bộ luật Gia long(BLGL) Bộ luật Hồng đức được ban hành dưới thời Lê- thế kỷ thứ 15, đây có thểcoi là một thời kỳ hưng thịnh của Nhà nước phong kiến Việt Nam nói chung va củacác triều đại Lê nói riêng Bởi vay, BLHĐ cũng thể hiện khá nhiều điểm tiến bộ vềviệc bảo vệ quyền phụ nữ Bộ luật Gia long (Ban hành dưới thời Nguyễn - thế kỷ19) Tuy được ban hành sau, song Bộ luật này không thừa kế được những điểm tiến

bộ của BLHĐ mà về mặt nội dung dường như sao chép Luật Đại Thanh Tuy nhiên,một điều dễ nhận thấy là trong cả hai văn bản pháp luật trên, các quy phạm ghinhận quyền phụ nữ còn tương đối ít và đặc biệt là đều được ghi nhận dựa trênnguyên tắc bất bình đẳng giữa nam và nữ

*Trước hết nói về quyền kết hôn

Trang 19

Theo quy định của pháp luật, quyền tự do kết hôn không được ghi nhận cho

người phụ nữ Câu “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” đã đi vào

các quy định của pháp luật, hạn chế quyền tự do kết hôn của người phụ nữ Điều

317 BLHĐ và điều 98 BLGL đều quy định việc cấm kết hôn khi đang có tang cha,

mẹ hoặc tang chồng Đây là một quy định thể hiện sự phân biệt đối xử với người

phụ nữ Luật pháp không cấm ngươì chồng kết hôn khi mang tang vo Bởi vậy, trênthực tế khi người chồng chết, theo quan niệm phong kiến người vợ vẫn phải thờ

chồng, nuôi con mà không được phép “tái giá” Còn người vợ chết thì không theo lệ

đó Đây cũng chính là biểu hiện của việc bảo vệ quyền của người gia trưởng Mặtkhác, trong xã hội phong kiến, việc xác lập quan hệ hôn nhân là do cha mẹ sắp đặt.Bởi vậy, người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến không thể tự nguyện lựa chọnngười chồng cho minh Quy định đó, can trở quyền tự do kết hôn của người phụ nữ

Về điểm này, cả trong BLHĐ và BLGL đều quy định việc ưng thuận của cha mẹ làđiều kiện bắt buộc để hôn nhân có hiệu lực pháp luật [38], [10]

* Các quyền nhân thân giữa vợ và chồng

® Về quyền nhân thân thể hiện quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng

“ Hôn nhân là sự chuyển giao uy quyền đối với người phụ nữ, từ người cha đếnngười chồng ” [ 21, tr 111 ] Bởi vậy, sau khi xác lập quan hệ hôn nhân, người phụ nữ

lệ thuộc vào người chồng như lệ thuộc vào người cha vậy Người vợ phải “ phụcning chồng và chiu sự dạy dé của người chồng “ (Điều 481 BLHĐ) Người vợ phảiluôn luôn thực hiện nghĩa vụ chung thuỷ đối với người chồng, trong khi đó ngườichồng được pháp luật cho phép lấy nhiều vợ nên sự không chung thuỷ của ngườichồng không được coi là lỗi Trên cơ sở đó, người vợ không chung thuỷ là mộtduyên cớ lỗi để người chồng có thể ly hôn người vợ Chính vì vậy, nghĩa vụ trungthành chỉ được đặt ra đối với người vợ mà không đặt ra đối với người chồng Người

phụ nữ dù là vợ cả, vợ lẽ hay nàng hầu nếu không trung thành với người đàn ông của

họ đều bị pháp luật nghiêm trị: Vợ cả hay vợ lẽ thông gian đều bị phạt tội lưu, điền

sản của họ phải chuyển sang cho người chồng ( Điều 401 BLHD), hoặc phạt người

vợ thông gian và gian phu 100 trượng cho người chồng tuỳ ý ga bán vợ cho ngườikhác (Điều 332 BLGL)

Như vậy, có thể thấy Pháp luật phong kiến thể hiện sự phân biệt đối xử khá rõnét trong các quy định về quyền nhân thân thể hiện quan hệ tinh cảm giữa vợ vachồng Các quy định của pháp luật về vấn đề này mang đậm màu sác của tư tưởng

Trang 20

Nho giáo Có thể nói, “ Khinh miệt, coi thường phụ nữ, điều này có lẽ là sai lầm lớnnhất về lý luận và thực tiền của những người sáng lập ra đạo Nho” [22, tr 47] Tuyvậy, bên cạnh những quy định thể hiện sự đối xử giữa người vợ và người chồng,Pháp luật phong kiến Việt Nam, trong các quy định thể hện mối liên hệ tình cảm

giữa vợ và chồng cũng có những nét riêng ít nhiều bảo vệ quyền của người phụ nữ

“Chồng bỏ lừng vợ 5 tháng thì mất vợ Nếu vợ đã có con thì cho hạn một năm Vì

việc quan di làm xa thì không theo luật nay ” (Điều 308 BLHĐ) Quy định nay

chứa đựng những nét nhân văn sâu sắc của BLHĐ, thể hiện sự vượt trội so với pháp

luật của các Nhà nước phong kiến phương đông thậm chỉ cả các Nhà nước phươngTây cùng thời trong việc bảo vệ người phụ nữ

ý bỏ nhà chồng” của người phụ nữ : Người dan bà tự ý bỏ nhà chồng di thì phải bị

xu tội đồ làm nô tỳ phục dịch ở nhà bếp; Nếu bỏ di lấy chồng khác thi bị xử tội đồlàm nhung thất ty (Điều 321 BLHD ) Nhu vậy, người chồng quyết định vấn đề lựachọn chỗ ở, còn người vợ thì phải tôn trọng sự lựa chọn của chồng Đó chính là thể

hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng mà suy rộng ra là sự bất bình đẳng giữa nam

và nữ

® Quyền nhân thân của vợ chồng xét trong mối quan hệ với các con

Theo quan niệm của lề giáo phong kiến thì người chồng là người chủ gia đình(người gia trưởng) Bởi vậy, trong mối quan hệ với các con, về thực chất, ngườichồng chiếm ưu thế hơn so với người vợ Người chồng thực hiện quyền quản lý tàisản, nắm giữ quyền làm chủ toàn bộ tài sản trong gia đình Mọi quyết định tronggia đình đều trên cơ sở ý kiến của người gia trưởng (người chồng, người cha tronggia đình) Vì thế, về cơ bản pháp luật vẫn thể hiện sự phân biệt đối xử với người phụ

nữ trong mối quan hệ đối với các con Tuy nhiên, xã hội phong kiến Việt Nam cũngkhá đề cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình với quan niệm người phụ nữ sinh

ra là để làm “việc nhà” Vì thế phải có nghĩa vụ dạy dỗ con cái, và giường như nghĩa

vu dạy dỗ con cái chỉ là nghĩa vụ của phía người vợ Vì thế, khi người con hư, lỗi ấycũng chỉ là lỗi của người vợ Câu “con hư tại mẹ” cũng theo đó mà thành Chính vì

Trang 21

vậy, trong mối quan hệ với các con, người phụ nữ có ít nhiều chút lợi thế, nhưngnhững lợi thế này vẫn chưa đủ đưa người phụ nữ thoát khỏi sự đối xử bất bình đẳngtrong gia đình nói chung và trong quan hệ với người chồng nói riêng.

® Quyền xin ly hôn của vợ, chồng

Có thể nói, các quy định của Pháp luật phong kiến liên quan đến quyền ly hôncủa vợ chồng là sự thể hiện sâu sắc của nguyên tắc bất bình đẳng giữa nam và nữ.Điều này thể hiện qua quy định về duyên cớ ly hôn Theo Pháp luật phong kiến,người đàn ông có thể bỏ vợ khi người vợ phạm vào “thất xuất”: Vô tử, ghen tuông,

ác tật, lắm lời, trộm cắp, không phụng sự cha mẹ chồng, dâm dang (Điều 108BLGL) Quy định về duyên cớ ly hôn này đảm bao quyền tu do ly hôn cho ngườichồng Quyền ly hôn của người phụ nữ bị hạn chế Tuy nhiên, pháp luật phong kiếncũng ít nhiều bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ khi đề cập đến trường hợp “tam bất

khứ” - Nghĩa là khi người vợ phạm vào “thất xuất” nhưng ở vào ba trường hợp sauthì người chồng không được phép ly hôn người vợ:

+ Khi người vợ đã để tang nhà chồng được ba năm,

+ Khi vợ, chồng lấy nhau nghèo về sau giầu có;

+ Khi vợ, chồng lấy nhau, vợ còn bà con họ hàng, lúc bỏ nhau vợ không còn

bà con nào để trở về [10]

* Các quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng

® Về quyền sở hữu tài sản giữa vợ, chồng

Có thể nói, các quy định của pháp luật Phong kiến liên quan đến vấn đề tài sảncủa vợ chồng tương đối ít, và cũng mang tính sơ lược Căn cứ vào quy định tại Điều

374, 375 BLHĐ về việc thanh toán “điền sản” của vợ chồng khi một trong hai bênchết, chúng ta có thể đánh giá một vài nét khái quát quyên sở hữu tài sản như sau:Theo quy định của Pháp luật phong kiến Việt Nam, tài sản gia đình gồm ba loại :

- Tài sản của chồng được thừa kế từ gia đình chồng (phu điền sản);

- Tài sản của vợ được thừa kế từ gia đình vợ (thê điển san);

- Tài chung do hai vợ, chồng cùng kiếm được sau khi lấy nhau (Tần tảođiền sản)

Pháp luật không quy định cụ thể các quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với từngloại tài sản trong gia đình, song xét ở bình diện chung thì người nắm giữ quyền quản

lý tài sản gia đình vẫn là người chồng Trong gia đình phong kiến, người chồng làngười “nắm giữ quyền hành xử”, bởi vì “phu xướng, phụ tuỳ” Moi tài sản trong gia

Trang 22

đình đều do người chồng quyết định, người vợ không được tiến hành công việc gìnếu không được sự cho phép của người chồng Tuy nhiên, BLHD cũng thể hiện mộtvài điểm tiến bộ khi gián tiếp thừa nhận quyền bình đẳng của người vợ đối với tàisản gia đình thông qua quy định về thanh toán điền sản của vợ chồng khi một tronghai bên vợ chồng chết “ còn điền sản của vợ chồng làm ra thì chia lam hai phần

vợ, chồng môi người hưởng một phần " (Điều 375 BLHD) Đây có thé nói là một

bước đột phá khá táo bạo của pháp luật thời đó khi cho người vợ được hưởng quyền

tài sản ngang với người chồng Tuy nhiên, trong BLGL các nhà làm luật thờiNguyễn lại không thừa kế được những điểm tiến bộ này mà cho phép người chồng

có toàn quyền chuyển nhượng, quyết định các vấn đề tài sản của gia đình Vì thế,quyền lợi của người phụ nữ theo BLGL lại là một sự phát triển mang tính thut lùi

® Về quyền thừa kế tài sản giữa vợ và chồng

Nếu như trong các quy định về quyền sở hữu tài sản, người phụ nữ ít nhiều được

“bảo vệ” thì đến quy định về quyền thừa kế tài sản giữa vợ và chồng lại thể hiện rõnét sự phân biệt đối xử với người phụ nữ Theo quy định tại Điều 374 BLHĐ thì khi

người chồng chết mà người phụ nữ tái giá sẽ không được hưởng hoa lợi từ tài sảncủa người chồng đã chết, nhưng ngược lại người vợ chết trước, mặc dù người chồng

lay vợ khác thì vẫn được hưởng hoa lợi từ tài sản của người chồng đã chết Tuynhiên, với tư cách là một người con, người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến lạiđược bảo vệ quyền thừa kế Theo đó, dù là con trai hay con gái cũng đều đượchưởng phần thừa kế tài sản của cha mẹ là như nhau: Khi cha mẹ mất cả, có ruộngđất, chưa kịp để lại chúc thư thì anh chị em được tự chia nhau, sau khi chia để lại1/20 số ruộng đất làm hương hoa, giao cho người con trưởng giữ Đặc biệt hơn, phápluật còn cho phép con gái hưởng tai sản hương hoa; “ Người giữ hương hoa có contrai trưởng thì dùng con trai trưởng, không có con trai trưởng thì dùng con gáitrưởng, ruộng đất hương hoả thì cho lấy một phần hai mươi” [38] Như vậy, có thểnói, quy định về bảo vệ quyền thừa kế tài sản của cha mẹ cho người người phụ nữ làmột điểm hết sức tiến bộ của Pháp luật thời Lê

Mặc dù, Pháp luật phong kiến được xây dựng trên nguyên tắc bảo vệ quyền củangười gia trưởng, đảm bảo quyền lợi cho người cha, người chồng trong gia đình,song ít nhiều đã thể hiện những nét tiến bộ khi ghi nhận cho người phụ nữ đượchưởng quyền ngang bang với nam giới Có thể thấy “ Luật Hồng đức, một Bộ Luật

man x=°x“Š

| xu pena he |

|?! ‘ VAI HAN |

Trang 23

phong kiến duoc coi la độc đáo, chẳng những trong lich sử Việt Nam mà cả tronglịch su nói chung, bởi những điều khoản của nó công nhận và bảo dam một sốquyền lợi quan trọng của người phụ ni?’ [56, tr 131] Điều này ngay cả pháp luật củaNhà nước phong kiến Trung Quốc cùng thời cũng không thể có được Bởi vì, saunày “sao chép” Luật Dai Thanh, BLGL lại không kế thừa được những điểm tiến bộ

về bảo vệ quyền phụ nữ của BLHD trước đó Từ những vấn đề nêu trên, có thể thấyrang, những quy định của pháp luật phong kiến thể hiện nội dung bảo vệ quyền phụ

nữ là những giá trị đáng khích lệ của pháp luật ở thời kỳ này Đó cũng chính lànhững điểm sáng chỉ có ở Pháp luật phong kiến Việt Nam, mang màu sắc Việt Nam,thể hiện truyền thống Việt Nam về việc ghi nhận va bảo vệ quyền phụ nữ

1.3.1.2 Quyên phụ nữ trong pháp luật Việt Nam thời kỳ pháp thuộc

Nam 1858, Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam Núp dưới chiêu bài “khai hoávăn minh” cho Việt Nam, nhà cầm quyền Pháp đã lựa chọn nhiều biện pháp, chiếnlược để thực hiện ý đồ chính trị của chúng là biến Việt Nam thành một nước thuộcđịa Luật pháp, cũng là một trong những công cụ hữu hiệu mà Thực dân Pháp lựachọn cho việc thực hiện mưu đồ chính trị này Dưới ách cai trị của Thực dân Pháp,

đất nước ta bị chia làm ba miền: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ Ở Bac kỳ và Trung

kỳ là đất bảo hộ nên về nguyên tắc quyền lập pháp thuộc về nhà Vua Nam kỳ làthuộc địa của Pháp nên vấn đề lập pháp là quyền của phía Pháp Song trên thực tế,

đó chỉ là hình thức “mi dân” Với chính sách “chia để trị” nhà cầm quyền Pháp đãbiến Việt Nam thành một nước thuộc địa nửa phong kiến, một mặt chúng chủ trươngduy trì nên sản xuất phong kiến đã tồn tại lâu đời ở Việt Nam để củng cố địa vịthống trị của mình, mặt khác chúng thực hiện việc xây dựng các quy phạm pháp luậtlàm công cụ hữu hiệu để thực hiện chính sách “nô dịch”, “ngu dân” Chính vì vậy,trong thời kỳ pháp thuộc, cả ba Bộ dân luật:Bộ dân luật 1931(hay còn gọi là bộ dânluật Bắc kỳ), Bộ dân luật 1936( hay còn gọi 14 Bộ dân luật Trung kỳ) và Tập giản

yếu 1883), về thực chất, đều mang “linh hồn” của pháp luật phong kiến Việt Nam.

Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật này lại không chứa đựng, kế thừa đượcnhững nội dung tiến bộ về quyền phụ nữ mà pháp luật phong kiến Việt Nam đã ghinhận, bảo vệ cho người phụ nữ

Pháp luật của Nhà nước phong kiến thực dân vẫn thừa nhận chế độ hôn nhânmột vợ, một chồng chỉ về phía người đàn bà Nghĩa là vẫn cho phép người đàn ônglấy nhiều vợ: “ có hai cách lập giá thú là gia thú chính thất và giá thú thứ that” [Š]

Trang 24

Vì lẽ đó, người vợ buộc phải chung thuỷ với chồng còn người chồng không phải có

nghĩa vụ chung thuỷ với vợ Bởi vậy, khi người vợ “phạm gian” người chồng có thể

xin ly hôn người vợ Trong khi đó, người chồng “phạm gian” lại không phải là mộtduyên cớ lỗi để người vợ có thể xin ly hôn người chồng (Điều 118 Bộ DLBK) Điềunày cho thấy sự đối xử không bình đẳng đối với người phụ nữ Xuất phát từ vấn đềnày mà quyền của người phụ nữ trong gia đình theo pháp luật thời kỳ đó hết sức hạn

chế Người đàn bà đã có chồng dường như bị “cột chặt” vào người chồng Chồng làngười chủ gia đình, người chồng chi phối và nắm quyền điều hành mọi việc tronggia đình Ngay cả trong mối quan hệ với các con, mặc dù pháp luật quy định vợ

chồng cùng nhau lo toan việc nuôi dạy con cái, song trên thực tế quyền quyết địnhcác vấn đề quan trọng của con lại thuộc về người chồng Bởi vì, trong gia đình,người nắm giữ quyền hành tuyệt đối là người gia trưởng: “Việc kết hôn phải do cha

mẹ đồng ý, nếu mẹ không bằng lòng thi chỉ cần cha đồng ý là được ” (Điều 77 Bộ

DLBK)

Cũng chính vì thé mà người vợ khi làm bất kỳ việc gi cũng phải được sự “chophép” của người chồng, mọi việc liên quan đến người vợ đều do người chồng quyếtđịnh: Nếu được sự đồng ý công nhiên hoặc mặc nhiên của người chồng thì vợ chính

hoặc vợ thứ được làm một chức nghiệp hoặc bất cứ công nghệ gì Hay: Nếu đượcchồng cho phép thì vợ chính, vợ thứ có thể đứng ra hành nghề thương mại riêng, khi

đó họ có đủ tư cách để giao kết các hợp đồng trong phạm vi của mình và ngườichồng cũng phải chịu trách nhiệm về các việc buôn bán đó hoặc vợ chính và vợ thứphải có chồng cho phép mới được thưa kiện cùng giao udc[5], [6]

Pháp luật đã cột chặt người phụ nữ trong sự lệ thuộc vào người chồng, người phụ

nữ có chồng gần như ở vào vị thế của người chưa thành niên, không có năng lực

hành vị dân sự cho nên làm việc gì cũng phải “xin phép chồng” Trong mối quan hệ

với các con, người chồng cũng chiếm ưu thế hơn so với người vợ Chẳng hạn, trongquy định về sự ưng thuận của cha mẹ đối với vấn đề hôn nhân của con cái Khiquyết định các vấn đề quan trọng của các con, mặc dù pháp luật vẫn ghi nhận cả cha

và mẹ đều có quyền quyết định song vẫn đề cao ý kiến của người gia trưởng: “ Hécha mẹ còn sống, thì có một mình cha mẹ được phép ưng thuận Như cha mẹ khônghiệp một ý, thì lấy ý cha lam hon ” [46] Su phân biệt đối xử về mat luật pháp đãđẩy người phụ nữ trong xã hội thời ấy xuống địa ngục, họ trở thành nạn nhân của

Trang 25

những phong tục cổ hủ, lạc hậu Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên nhiều nỗibất hạnh cho người phụ nữ sống trong xã hội thời đó.

Ngoài các quy định trên, các quy định liên quan đến vấn đề tài sản cũng thể hiện

sự phân biệt đối xử sâu sắc giữa nam và nữ Thời kỳ Pháp thuộc, các Toà án ở Nam

kỳ đã áp dụng nguyên tắc người chồng là chủ sở hữu duy nhất các tài sản của gia

đình Mọi tài sản trong gia đình đều thuộc quyền sở hữu và quản lý của người chồng

bao gồm:

2 + Các động sản đã mua trong thời kỳ hôn nhân, kể cả các động sản khi

mua đứng tên vợ.

+ Các bất động sản ban cấp riêng cho người vo

+ Các bất động sản có được trong thời kỳ hôn nhân, mặc dù các bất độngsản đó đứng tên người vợ khi mua

Trong Bộ DLBK và Trung kỳ, mặc dù có khá nhiều điểm tiến bộ xung quanhcác quy định về vấn đề tài sản, song nhìn chung sự phân biệt đối xử với người phụ

nữ vẫn hàm chứa trong đó Do vậy, pháp luật vẫn đứng về phía người đàn ông Pháp

luật cho phép người chồng có đặc quyền được thực hiện các giao dịch mua bán độngsản và bất động sản chung của gia đình mà không cần có sự tham gia và ưng thuậncủa người vợ, miền là việc mua bán đó đem lại lợi ích cho gia đình [5]

Bên cạnh các quy định thể hiện sự phân biệt đối xử với người phụ nữ, pháp luậtthời kỳ này cũng có những điểm tiến bộ mà theo chúng tôi ít nhiều đã thể hiện đượcquyền phụ nữ Lần đầu tiên, pháp luật quy định việc kết hôn phải do hai bên nam

nữ tự nguyện : Việc kết hôn phải do hai bên nam, nữ bang lòng (Điều 76 Bộ DLBK).Quy định này, trong pháp luật phong kiến chưa ghi nhận Bên cạnh đó, việc ghinhận các duyên cớ mà theo đó người vợ có thể xin ly hôn người chồng cũng đem

đến cho người phụ nữ sự bình đẳng nhất định so với người chồng [5], [6]

+ Chồng không làm những nghĩa vụ đã cam kết khi kết hôn là phải nuôidưỡng vợ con tHỳ theo kế sinh nhai;

+ Chồng bỏ nhà di quá 2 năm không có lý do chính đáng và không lo liệuVIỆC nudi nẵng vo' con;

+ Không có lý do chính đáng mà chồng đuổi vợ con ra khỏi nhà mìnhXét ở một khía cạnh nhất định, những quy định này bat đầu thể hiện việc "cởitrói" cho người phụ nữ, đặc biệt là trong các quy định về duyên cớ ly hôn, lỗi củaphía người chồng, người vợ đều là nhưng căn cứ để một trong hai bên được ly hôn

Trang 26

Quy định nay, đã bao dam quyền tu do ly hôn cho người phụ nữ Rất tiếc là đặttrong tính tổng thé, các quy phạm này lại chịu sự chế ngự của nguyên tắc chung chiphối toàn bộ hệ thống các quy phạm của cả ba Bộ luật, ấy là: Việc bảo vệ quyền củangười gia trưởng Vì thế hiệu quả điều chỉnh của nó cũng hạn chế và suy cho cùng,xét về mặt nội dung pháp luật thời kỳ này vẫn phản ánh sự bất bình đẳng sâu sắcgiữa nam và nữ, giữa vợ và chồng Chế độ đa thê vẫn được thừa nhận Người đàn

ông vẫn là “người nắm quyền hành xử”, người phụ nữ trong gia đình vẫn chỉ là cáibóng của người chồng

1.3.1.3 Quyên phụ nữ trong pháp luật ở miền Nam Việt Nam dưới chế độ Mỹ

nguy

Năm 1954, sau chiến thang lịch sử Điện Biên Phủ, đế quốc Mỹ đã âm mưu chiacắt nước ta thành hai miền Nam Bac Suốt hai mươi năm, chìm trong máu lửa, miềnNam nước ta nằm dưới chế độ thống trị của bè lũ tay sai (Diệm, Khánh,Thiệu) mànúp sau chúng là quan thầy Mỹ Để thực hiện mục đích, biến miền Nam thành

“thuộc địa kiểu mới”, chính quyền Sài Gòn cũng xây dựng một hệ thống pháp luậtriêng để củng cố và duy trì địa vị thống trị của chúng Đến thời kỳ này, đã có nhữngvan bản pháp luật riêng điều chỉnh quan hệ HN&GD như: Luật gia đình 2/1/1959

(dưới thời Ngô Đình Diệm); Sắc luật 15/64 ngày 23/7/1964 (thời Nguyễn Khánh).

Sang thời Nguyễn Văn Thiệu, các quy định về HN&GD được nhập chung vào Bộ

dan luật 1972 ngày 20/12/1972

Khác với pháp luật trước đó, trong cả ba văn bản pháp luật này đều chủ trươngghi nhận việc bãi bỏ chế độ đa thê Điều 3, Sắc luật 15/64 quy định: “Chế độ hônnhân hợp pháp là chế độ hôn nhân không ai được phép tái hôn nếu giá thú trướcchưa bị tiêu diét” Đây là quy định thể hiện quyền bình đẳng giữa nam và nữ, nếuđược thực hiện trên thực tế thì người phụ nữ không còn phải sống trong cảnh “chồngchung, vợ cha”, nghĩa là pháp luật không chỉ ghi nhận chế độ một vợ, một chồng chỉ

về phía người đàn bà mà còn một vợ, một chồng cả về phía người đàn ông Bên cạnh

đó, Sắc luật 15/64 cũng đã đảm bảo quyền tự nguyện cho hai bên nam, nữ khi xáclập quan hệ hôn nhân: “Sự kết hôn vô giá trị nếu không có sự ung thuận của đôi bênnam, nữ ” Quy định này, thể hiện việc đảm bảo quyền tự do kết hôn cho hai bênnam, nữ Như vậy, có thể nói cùng với việc xoá bỏ chế độ đa thê, việc ghi nhậnquyền tự nguyện của hai bên nam, nữ trong việc xác lập quan hệ hôn nhân, phápluật thời kỳ này cũng có những đóng góp đáng kể tiến dần tới việc đảm bảo quyền

Trang 27

bình đảng giữa nam va nữ Tuy nhiên, bên cạnh mot vài điểm tiến bộ về quyền phụ

nữ, pháp luật thời kỳ này vẫn còn quá nhiều các quy định thể hiện sự phân biệt đối

xử với người phụ nữ Nguyên tắc bất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn là nội dung tưtưởng chỉ đạo xuyên suốt các quy phạm pháp luật HN&GD Vì lẽ đó, quyền phụ nữvẫn chưa được bình đẳng với nam giới trước pháp luật Pháp luật thời kỳ này, tiếp

tục khẳng định và củng cố địa vị của người chồng trong gia đình Điều 41 Sac luật

15/64; Điều 137 Bộ dân luật 1972 đều quy định: “Chồng là trưởng gia đình và phải

xu hành quyền gia trưởng, theo quyền lợi của gia đình và con cái” Chính vì vậy,trong mối quan hệ với người chồng, người vợ vẫn phải chịu sự “lệ thuộc” mà không

có quyền quyết định mọi việc trong gia đình: “Chồng có quyền lựa chọn chỗ ở chogia đình; Vợ có bổn phận ở chung với chồng” [7] Quyền gia trưởng chi phối cả vấn

dé tài sản giữa vợ và chồng: Người chồng quản trị những tài sản cộng đồng vànhững tài sản riêng của vợ Nếu người chồng không thể bày tỏ được ý kiến vì không

có năng lực pháp lý, vì thất tung, vì đi xa vắng hay bất cứ một duyên cớ gì khác,người vợ sẽ thay thế trong quyền quản trị (Sắc luật 15/64; Bộ dân luật 1972) Bêncạnh đó, Luật gia đình 1959 và Sắc luật 15/64 còn ghi nhận cho các bên vợ chồng

+

được phép “ly thân” Khái niệm ly thân, lần đầu tiên xuất hiện trong Luật gia đình

1959 Có thể nói, việc quy định vấn đề ly thân chịu sự ảnh hưởng của pháp luật tư

sản và sự chi phối từ quan niệm tôn giáo Do đó, thật sai lầm khi Luật gia đình 1959lại thay thế chế định ly hôn bằng ly thân Điều 55 Luật gia đình 1959 quy định:

“Cấm ly hôn, chi được phép ly thân ” Điều nay theo chúng tôi là không có cơ sởkhoa học và quy định này về thực chất vẫn xoay quanh việc bảo vệ quyền của ngườigia trưởng Theo quy định tại Điều 63 Sắc luật 15/64 thì, vợ, chồng có thể được lythân trong những trường hợp sau:

- Vi sự ngoại tình của người phối ngẫu;

- Vì người phối ngẫu bị kết án trọng hình về thường tội;

- Su ngược đái, bạo hành hay nhục mạ, có tính cách thâm từ và thườngxuyên làm cho vợ chồng không thể sống với nhau được nữa;

- Vì có án văn xác định sự biệt tích của người phối ngẫu đã thất tung;

- Vì người phối ngẫu bỏ phế gia đình, sau khi có án văn nhất định xử phạtngười phạm lỗi

Việc ghi nhận những duyên cớ lỗi chung cho cả hai phía vợ chồng dường như

thể hiện sự bình đẳng giữa nam và nữ Song, xét về bản chất, quy định này thực chất

Trang 28

vẫn cứ xoay quanh việc bảo vệ quyền của người gia trưởng Bởi vì, trên thực tế, phápluật và phong tục, tập quán đã hạn chế người phụ nữ phạm vào những lỗi mà nhà

làm luật quy định Do đó, việc cho phép người chồng có thể ly thân người vợ không

thể bảo vệ được quyền lợi của người phụ nữ Mặt khác, việc quy định ly thân, ly hôndựa trên cơ sở lỗi là chưa khoa học vì nó không phản ánh được bản chất của cuộchôn nhân Vì thế, suy cho cùng quy định này vẫn hướng vào việc bảo vệ quyền lợicho người gia trưởng Nhu vậy, Pháp luật dưới chế độ Sai Gòn ở miền Nam van làpháp luật của chế độ phong kiến tư sản, đại diện cho nền sản xuất phong kiến, tưsản, nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất Do

đó, nó chỉ có thể là công cụ của Nhà nước phong kiến, tư sản, phản động, đi ngượclại lợi ích của nhân dân lao động và trong chế độ xã hội ấy việc bảo vệ các quyền

phụ nữ bằng pháp luật là không thể thực hiện được Bởi vì, theo Lê Nin: Ở đâu có

địa chủ, tư sản và thường dân thì ở đó không thể có nam, nữ bình đẳng ngay cả trước

Cách mạng Tháng tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

ra đời, chấm đứt sự tồn tại của Nhà nước phong kiến thực dân Ngày 9/11/1946, ban

Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta được thông qua Hiến pháp 1946 khẳng định vị

thế của một Nhà nước độc lập với bạn bè quốc tế Bản Hiến pháp này đã đặt nền

móng mở ra một thời kỳ mới cho người phụ nữ Do là thời kỳ mà người phụ nữ được

bình đẳng trước pháp luật: “ Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân

Việt Nam không phan biệt noi giống, trai gái, giầu nghèo, giai cấp, tôn giáo” Dac

biệt, Điều 9 nhấn mạnh “ Ở nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, đàn bà ngang quyền

với đàn ông về mọi phương điện ” Tuy nhiên, vào thời điểm này, chúng ta chưa xây dựng được một một van bản HN&GD hoàn chỉnh, thể chế hoá một cách đầy đủ và toàn điện nội dung về đảm bảo nam nữ bình đẳng Bởi vì, đất nước vừa độc lập,

chúng ta đã phải đứng trước bao khó khăn thử thách: “giặc đói, giặc dot, giặc ngoạixâm” cùng đe doa, lại phải tiếp nhận một cơ sở kinh tế nghèo nàn lạc hậu từ Nhànước thực dân phong kiến với bao tập quán cổ hủ, bám rễ vào đời sống HN&GD,đặc biệt phải kể đến những tập quán thể hiện sự phân biệt đối xử với phụ nữ Trước

Trang 29

thực tiễn trên chúng ta tạm thời ban hành 2 Sắc lệnh để đáp ứng việc giải quyết cácvin đề về HN&GD trong tình hình mới, đó là Sac lệnh số 97 và Sắc lệnh 159.

Sac lệnh số 97, ngày 22-5-1950 về việc sửa đổi một số quy lệ và chế định trongdân luật được ban hành Sắc lệnh đã cụ thể hoá quyền bình đẳng của người phụ nữtrong gia đình, xoá bỏ quyền gia trưởng của người chồng, người cha Chính vì vậy,

vị trí của người phụ nữ trong gia đình được ngang hàng với người đàn ông “Chồng

và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình” ( Điều 5 Sắc lệnh số 97) Sắc lệnh cũngđảm bảo quyền tự do kết hôn cho hai bên nam, nữ, xoá bỏ việc cấm kết hôn trongthời kỳ tang chế Người phụ nữ sau khi ly dị chồng có thể lấy chồng khác, nếuchứng minh là mình không có thai (Điều 4,5 Sắc lệnh) Đặc biệt, Sắc lệnh còn ghinhận quyền bình đẳng của vợ, chồng trong việc thừa hưởng di sản thừa kế của nhaukhi một trong hai bên chết: Trong lúc còn sinh thời người chồng goá hay vợ goá, các

con đã thành niên có quyền xin chia tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết sau

khi đã thanh toán tài sản chung (Điều 11 Sắc lệnh) Nhu vậy, có thể thấy mặc dù với

15 Điều (trong đó có 8 Điều quy định về HN&GĐ) song Sắc lệnh đã thể hiện một sựquan tâm đặc biệt đến phụ nữ Điều này càng thể hiện rõ tính bức xúc của việc đảm

bảo quyền bình đẳng cho người phụ nữ, bởi vì, trong chế độ xã hội phong kiến,

quyên phụ nữ không được bảo vệ, quyền lợi của họ bị xâm hại Vì thế, việc ghi nhận

bàng pháp luật quyền bình đẳng nam nữ đặc biệt là sự bình đẳng trong gia đình càng

trở nên cần thiết

Cùng với việc quy định quyền tự do kết hôn cho hai bên nam, nữ, quyền bìnhđẳng của vợ, chồng trong việc hưởng di sản thừa kế của nhau khi một bên vợ, chồngchết, Sắc lệnh còn ghi nhận quyền làm mẹ cho người phụ nữ thông qua quy định vềcho phép người con hoang vô thừa nhận được quyền thưa kiện trước Toà để truynhận cha hoặc mẹ của mình ( Điều 9) Có thể nói, quy định này đã mở đầu cho mộtquan niệm hoàn toàn mới về quyền phụ nữ Xã hội phong kiến không thừa nhậnngười con hoang Do đó, xã hội phong kiến có những định kiến không tốt đối vớingười con hoang, kéo theo những định kiến xấu về người mẹ sinh con khi không cóquan hệ hôn nhân Chính vì vậy, quy định tại Điều 9 Sắc lệnh mở ra một bước tiếnmới trong việc ghi nhận, phát triển và bảo vệ thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.Bên cạnh đó, dé đảm bảo quyền tự do ly hôn của vợ, chồng, Sắc lệnh 159 ngày[7/11/1950 được ban hành, Sắc lệnh đã ghi nhận duyên cớ ly hôn chung cho cả hai

vợ chồng Theo đó, vợ chồng bình đăng với nhau về quyền xin ly hôn Quy định này

Trang 30

thể hiện sự “giải phóng” người phụ nữ khỏi sự “trói buộc” của pháp luật phong kiến

vê việc hạn chế quyền xin ly hôn của phía người vợ Điều 2, Sắc lệnh 159 quy định:

Vợ, chồng đều có quyền ly hôn nếu một bên ngoại tình; một bên can ánphạt giam; một bên mắc bệnh điên hoặc bệnh khó chữa khỏi; một bên bỏnhà đi quá hai năm không có duyên cớ chính đáng; vợ, chồng tính tình

không hợp hoặc đối xử với nhau đến nỗi không thể sống chung được.Đặc biệt, Sắc lệnh 159 không chỉ ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ về ly hôn,

mà còn thể hiện sự bình đẳng về giới Nghĩa là, còn xây dựng quy phạm “ưu tiên”cho người phụ nữ trên cơ sở xem xét những đặc thù về giới: Trường hợp ly hôn màngười vợ có thai thì vợ hoặc chồng có thể xin Toà án hoãn đến sau khi sinh nở mới

xử việc ly hôn (Điều 5) Chúng tôi cho rằng, khi xem xét dưới khía cạnh về bìnhđẳng giới, thì quy định này chưa thực sự thể hiện một cách toàn diện của vấn đề

bình đẳng giới vì trong trường hợp người chồng xin hoãn ly hôn nhưng người vợ vẫn

mong muốn được ly hôn thì việc hoãn xin ly hôn vẫn có thể được áp dụng nênquyền lợi của người phụ nữ không được bảo vệ Tuy nhiên, người phụ nữ xin hoãn lyhôn khi đang mang thai và được chấp nhận lại là điều kiện tốt để bảo vệ bà mẹ và

thai nhi =

Nhu vậy, mac dù chưa thực su đầy đủ, song ở giai đoạn nay, Pháp luật của Nha

nước Việt Nam đã dành cho người phụ nữ một sự quan tâm đặc biệt ấy chính là việcbảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật, đây là những bước đột phá quan trọng củacuộc cách mạng làm thay đổi địa vị của người phụ nữ đặt họ vào vị trí ngang hàngvới người đàn ông, người chồng Các quy phạm pháp luật này đã đi vào thực tế cuộcsống, người phụ nữ được khẳng định mình trong các phong trào đấu tranh của dântộc, người phụ nữ tiên phong trong việc xây dựng nếp sống mới, tham gia lao động,sản xuất và các công việc khác trong xã hội Đây chính là chỗ đứng bình đăng củangười phụ nữ trong cuộc sống Và để làm được như vậy, điều cốt yếu là họ đã đứngvững ngay từ trong gia đình của họ

1.3.2.2 Quyền phụ nữ trong pháp Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam giaiđoạn từ 1954 đến 1975

Năm 1954, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc được hoàn toàn độclập, còn miền Nam tạm thời nằm dưới ách cai trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Vì

vậy, miền Bắc cùng một lúc phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược làthực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trang 31

Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa dần dần được xác lập không chỉ là tiền đề đểchúng ta xây dựng hệ thống pháp luật mới mà còn tạo cơ sở vững chắc để quyềnbình đẳng nam nữ được đi vào thực tế cuộc sống Hiến pháp 1959 được được banhành thay thế Hiến pháp 1946, tiếp tục ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam vànữ: “Phụ nữ nước Việt Nam có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt,chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình ” Trên cơ sở này, việc ban hành mộtđạo luật mới về HN&GD đã trở thành “ một đòi hỏi cấp bách của toàn xã hội Đó

là một tất yếu khách quan để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta [13]

Luật HN&GD năm 1959 được Quốc hội khoá II, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày29/12/ 1959, có hiệu lực kể từ ngày 13/01/1960 Day là văn bản Luật HN&GD đầutiên của Nhà nước ta thể hiện khá đầy đủ các quyền HN&GD của người phụ nữ theotiêu chí bình đẳng, là cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta bảo vệ các quyềnHN&GD cho người phụ nữ Nguyên tac nam nữ bình đẳng là một trong nhữngnguyên tắc chủ đạo xuyên suốt các quy phạm Pháp Luật HN&GD Theo đó, ngườiphụ nữ được bình đẳng với nam giới về các quyền HN&GD; Nam nữ bình đẳng vềquyền tự do kết hôn; bình đẳng về quyền xin ly hôn; có quyền và nghĩa vụ ngangnhau trong mối quan hệ với các con và đặc biệt là được ưu tiên bảo vệ xét theo góc

độ đặc thù về giới Luật HN&GD năm 1959 không chỉ thừa kế những giá trị nhânvin sâu sắc về bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHD mà còn là sự thể hiện một cáchnhất quán quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn

đề giải phóng phụ nữ: Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội phải gắn liền với việcgiải phóng phụ nữ Và cũng chỉ có ở chế độ xã hội, xã hội chủ nghĩa, với phươngthức sản xuất tiên tiến, dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất thì người phụ nữ

mới được bình đẳng với đàn ông Luật HN&GD năm 1959 đã góp phần to lớn vào

việc xây dựng chế độ HN&GD mới, tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ

chồng bình dang Đó cũng chính là đóng góp to lớn của Luật HN &GD cho xã hội,

bởi vì, gia đình có thuận hoà thì lòng người mới yên, đất nước mới thanh bình Saungày miền Nam giải phóng, cả nước thống nhất, Luật HN&GD năm 1959 được ápdụng trong phạm vi cả nước, nó thực sự là công cụ hữu hiệu để chúng ta xoá bỏ mọi

tàn tích của chế độ HN&GD phong kiến, tư sản; bảo đảm quyền bình đẳng cho

người phụ nữ

Trang 32

1.3.2.3 Quyên phụ nữ trong pháp Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam giai

đoạn từ 1975 đến nay

*Quyền phụ nữ trong Luật HN&GD Việt Nam năm 1986

Năm 1980, sau 5 năm đất nước thống nhất, Hiến pháp 1980 được ban hành,đánh dấu một bước phát triển mới của Nhà nước Việt Nam Hiến pháp 1980 phảnánh trình độ phát triển kinh tế xã hội của nước ta ở những năm tám mươi, bởi vìpháp luật bao giờ cũng phản ánh trình độ phát triển kinh tế nó không cao hơn hoặcthấp hơn trình độ phát triển đó “Quyền không bao giờ có thể ở một mức cao hơnchế độ kinh tế và sự nghiệp phát triển văn hoá xã hội, do chế độ kinh tế đó quyếtđịnh" [29] Hiến pháp 1980 thể hiện nhiều nội dung mới mẻ, đòi hỏi Luật HN&GDcần phải cụ thể hoá cho phù hợp Cùng với sự ra đời của Hiến pháp 1980, nhữngchuyển biến trong đời sống kinh tế xã hội đã tạo ra những cơ sở thực tiễn cho cuộcđấu tranh giải phóng phụ nữ Sự nghiệp giải phóng phụ nữ lại duoc nâng lên một

tầm cao mới, trong khi đó, Luật HN&GD năm 1959 đã bộc lộ những hạn chế nhất

định Bởi vì, được ban hành từ những năm sáu mươi với điều kiện kinh tế xã hội và

trình độ lập pháp thời ấy, chúng ta không dự liệu được hết tất cả mọi vấn đề của đờisống HN&GD Do đó, các quy định của Luật HN&GD 1959 ở vào thời điểm naykhông còn phù hợp nữa Việc ban hành một văn ban Luật HN&GD mới thay thếLuật HN&GD năm 1959 là yêu cầu khách quan để thúc day sự nghiệp xây dựng chủnghĩa xã hội trong phạm vi cả nước [52] Luật HN&GD năm 1986 được Quốc hội

khoá 7 kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 29/12/1986 và có hiệu lực từ ngày 03/01/1987

Luật này gồm 10 chương với 57 điều được xây dựng trên cơ sở của 5 nguyên tắc:

+ Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ

+ Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng

+ Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng

+ Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và con

+ Nguyên tắc bảo vé bà mẹ và trẻ em

Có thể nói, từ Luật HN&GD năm 1959 đến HN&GD năm 1986 chúng ta đã tiếnthêm một bước rất quan trọng trong việc ghi nhận và bảo vệ quyền phụ nữ Nguyên

tac nam nữ bình dang trong Luật HN&GD năm 1959 được cụ thé hoá bằng nguyên tac vợ chồng bình đẳng, thêm vào đó, Luật HN&GD năm 1986 còn ghi nhận nguyên

tác “bảo vệ bà mẹ trẻ em” Đây chính là nguyên tắc thể hiện việc bảo vệ quyền phụ

nữ xét trên phương diện đặc thù về giới Trên cơ sở những nguyên tắc này, Luật

Trang 33

HN&GD năm 1986 đã cụ thể hoá khá day đủ, toàn diện các quyền phụ nữ trong lĩnhvực HN&GD Dac biệt, là các quy định về tài sản và quyền tài sản Lần đầu tiên

pháp luật ghi nhận, người vợ có quyền có tài sản riêng, đồng thời đảm bảo bang

pháp luật để họ thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, đối với tài sản thuộc

sở hữu riêng của mình; quy định về việc thanh toán tài sản chung khi hôn nhân đangton tai; cụ thể hoá các quy định về nguyên tắc chia tài sản chung Tất cả các quyđịnh này đều góp phần bảo vệ quyền lợi về tài sản cho người phụ nữ trên thực tế

* Quyền phụ nữ trong Luật HN&GD Việt Nam nam 2000

Luật HN&GD Việt Nam năm 2000 được Quốc hội khoá X thông qua vào ngày

09/06/2000 và có hiệu lực từ ngày 1/1/ 2001 Luật HN&GD Việt Nam năm 2000

được ban hành thay thế Luật HN&GD 1986 là một đòi hỏi tất yếu khách quan Bởi

vì, qua hơn 10 nam thi hành, Luật HN&GD nam 1986 đã bộc lộ những hạn chế nhất

định Các quy định của Luật HN&GD năm 1986 còn mang tính nguyên tac, và khái

quát cho nên khi áp dụng vào thực tế không thống nhất trong đó có việc vận dụng

dé đảm bảo nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ [54 ]

Bên cạnh đó, công cuộc đổi mới của Nhà nước ta đã thu được nhiều thành tựutác động đến muôn mặt của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề HN&GD - một vấn

đề hết sức nhạy cảm Hiến pháp 1992, Hiến pháp của Nhà nước đổi mới được ban

hành thay thế Hiến pháp 1980, tiếp tục cụ thể hoá việc bảo vệ các quyền phụ nữ:

Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế,văn hoá, xã hội và gia đình Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xửđối với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ Nhà nước và xã hội tạođiều kiện đểphụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phat huy vaitrò của mình trong xã hội [16]

Đây chính là cơ sở lý luận và thực tiễn dẫn đến sự cần thiết phải ban hành LuậtHN&GD Việt Nam năm 2000 Với mục đích nhằm xây dựng và củng cố gia đìnhViệt Nam xã hội chủ nghĩa, phát huy các truyền thống tốt đẹp của gia đình ViệtNam đồng thời nâng cao trách nhiệm của nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi Luật này xây dựng

trên cơ sở của các nguyên tắc:

1 Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.

2 Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dan lộc, các tôn giáo,giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dan

Trang 34

Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo

con ngoài giá thu.

6 Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em,giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ [14,

tr 285-286]

Có thể nói, đến Luật HN&GD Việt Nam nam 2000, nguyên tắc bảo vệ quyềnphụ nữ được phát triển ở một bước cao hơn: “Nhà nước, xã hội và gia đình có tráchnhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện chức năng cao quý của

người mẹ” Nhu vay, trong Luật HN&GD nam 2000, không chỉ dừng lại ở việc ghinhận vấn dé bảo vệ quyền phụ nữ mà còn chỉ rõ hình thức đảm bảo các quyền phụ

nữ [53] Bảo vệ quyền phụ nữ không chỉ là việc của Nhà nước mà là việc của cả giađình, của toàn xã hội Đây cũng chính là lời cam kết bàng pháp luật của Nhà nước tavới tư cách là một quốc gia thành viên của Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phânbiệt đối xử với phụ nữ

Trang 35

CHƯƠNG 2

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN PHỤ NỮ THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000

Là quốc gia thành viên của Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối

xử với phụ nữ Việt Nam luôn luôn chú trọng đến vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ bằngpháp luật (ghi nhận và bảo đảm trên thực tế sự bình đẳng giữa nam và nữ) Đặc biệt,trong lĩnh vực HN&GD, theo đánh giá của CEDAW sự bất bình đẳng giữa nam và

nữ diễn ra sâu sac nhất Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện các quy phạm phápluật về HN&GD nhằm bảo vệ một cách tốt nhất các quyền phụ nữ trong phạm viđiều chỉnh của mình Bình đẳng nam nữ là một nội dung quan trọng xuyên suốt các

quy phạm Luật HN&GD Việt Nam nam 2000.

2.1 BẢO DAM SỰ BÌNH DANG NAM NU VỀ CÁC QUYỀN HON NHÂN VA GIA ĐÌNH

Trong gia đình, người phụ nữ với vị trí là người con, người vợ, người mẹ Bởi lẽ

đó trong từng ấy mối quan hệ họ phải được đối xử một cách bình đẳng với nam giới.Chính vì vậy, việc đảm bảo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ cho người phụ nữ khitham gia vào các quan hệ pháp luật HN&GD là vấn đề cốt lõi, là tư tưởng chỉ daokhi xây dựng Luật HN&GD Việt Nam nam.2000

2.1.1 Nam nữ bình đẳng trong mối quan hệ với cha, mẹ

Bảo vệ quyền phụ nữ, Luật HN&GD của nhà nước ta đã xoá bỏ quan niệm phânbiệt đối xử của người xưa khi nhìn nhận người phụ nữ Tư tưởng đảm bảo sự bình

đẳng giữa nam và nữ, chống sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ là một nội dung

quan trọng được ghi nhận thành nguyên tắc của Luật HN&GD Việt Nam “Nhànước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đốt xử giữa các con, giữa con trai vàcon gai ” Chính vì vậy, theo quy định tại Điều 34, Luật HN&GD Việt Nam năm

2000, dù là con trai hay con gái đều được hưởng sự chăm sóc yêu thương, nuôi

dưỡng, giáo dục từ phía cha mẹ:

“Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền yêu thương, trông nom nuôi dưỡng, chămsóc bao vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con;chăm lo việc học tập và giáo dục để con phái triển lành mạnh về vật chất,trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiểu thảo của gia đình, công dân

có ích cho vã hột.

Trang 36

Từ su bình dang trong các quy định của pháp luật, người phụ nữ trong gia đình

hiện nay được đối xử bình đẳng như nam giới Từ chỗ, người ta chỉ mong đợi có con

trai để nối dõi tông đường nên quan niệm “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” chođến cách nhận xét thật công bằng, xoá đi cái nhìn thiên vị đối với người con trai:

“Trai mà chi, gái mà chi Con gì có nghĩa có nghì thì hơn” Tuy nhiên, cần phải thấyrằng Pháp luật HN&GD chưa có quy phạm mang tính chất “chế tài” áp dụng chotừng trường hợp cha mẹ có hành vi phân biệt đối xử với con gái Bộ luật hình sự

1999 cũng như Nghị định số 87/CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực HN&GD

cũng chưa đề cập đến các hành vi thể hiện sự phân biệt đối xử giữa các con của cha

Roe

me dé “ngăn ngừa” và “xử lý” khi cha me phân biệt đối xử giữa các con Nên chang,

cần phải bổ sung thêm một số chế tài, để áp dụng trong những trường hợp cần thiết,bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ trên thực tế

2.1.2 Nam nữ bình đẳng về các quyền hôn nhân gia đình

2.1.2.1 Nam nữ bình đẳng về quyền Kết hôn.

“Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật

về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn" [L4, tr 289] Quyền kết hôn, là một quyềngắn với nhân thân của mỗi bên nam, nữ Quyền tự do kết hôn của các bên nam nữđược pháp luật bao vệ: “ Nam mữ có du điều kiện kết hôn theo quy định của phápluật về hôn nhân và gia đình có quyền tự do kết hôn, không bên nào được ép buộc,lừa đối bên nào; không ai được can trở hôn nhân tự nguyên, tiến bộ hoặc ép buộckết hôn ” [9] Trên cơ sở này, Điều 9, khoản 2 Luật HN&GD Việt Nam năm 2000quy định: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được épbuộc, lừa dối bên nào, không ai được ép buộc, cẩn trở'' Sự tự nguyện của hai bênnam nữ là một điều kiện kết hôn luật định Quyền tự do kết hôn của hai bên nam nữtheo quy định của Luật HN &GD Việt Nam năm 2000 là sự tiếp nối, phát triển từcác quy định của Luật HN&GD Việt nam năm 1959, 1986 [52] Dam bao cho haibên nam nữ được “tự do kết hôn” cũng chính là dam bao cho một trong những nội

dung về “quyền con người” của phụ nữ được bình đẳng với nam giới.

Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định Bởi vì quan hệ hôn nhân phải

duoc xây dựng trên cơ sở tình yêu Do đó, nó là “chuyện riêng” của hai bên nam nữ,nên việc “quyết định” phải thuộc về hai bên nam nữ, là “quyền” của hai bên nam nữ.Chính vì vậy, bảo đảm cho hai bên nam nữ được “tự nguyện” khi xác lập quan hệhôn nhân là tiêu chí quan trọng để nam và nữ thực hiện một cách bình đẳng “quyền

Trang 37

tự do kết hôn” của mình Việc pháp luật ghi nhận cho các bên nam nữ “quyền tự dokết hôn” còn xoá bỏ sự phân biệt trên cơ sở định kiến tôn giáo, nguồn gốc, dân tộcđối với mỗi bên nam nữ khi kết hôn Theo đó, mỗi bên nam, nữ có quyền lựa chọn

người bạn đời phù hợp với mình cho dù người đó không cùng dân tộc, tôn giáo,quốc tịch với mình, miễn là cả hai bên mong muốn xác lập quan hệ hôn nhân với

nhau và tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn luật định: “Hôn nhân giữa công dan

Việt Nam thuộc các dan tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người khôngtheo tôn giáo, giữa công dán Việt Nam với người nước ngoài được pháp luật tôn

trọng và bao vệ” [14, tr 285]

Đảm bảo quyền tự do kết hôn cho các bên nam nữ nên các hành vi “ép buộc, lừadối” hoặc “cưỡng ép, cản trở” nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân sẽ là những hành vi

vi phạm Luật HN &GD vì nó can trở các bên nam nữ tự nguyện đến với nhau Chính

vì vậy, pháp luật HN&GD coi vi phạm su tự nguyện là một trong những căn cứ để

áp dụng chế tài xử huỷ việc kết hôn trái pháp luật Bên cạnh đó, tuỳ theo mức độ viphạm, chúng ta có thể áp dụng các chế tài của lĩnh vực hành chính hoặc hình sự,những chế tai này không chỉ có tác dụng “trừng tri” mà còn có tác dụng ran đe các

hành vi can trở hôn nhân tự nguyên tiến bộ:

“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50000 đồng đến 200.000 đồng đối vớimột trong các hành vị sau đây:

a Cưỡng ép người khác kết hôn

b Can trở người khác kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tién bộ bằngcách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh than, yêu sách của cải hoặc bằngthủ đoạn khác ” [14, tr 412]

Trong bộ luật hình sự năm 1999, chế tài cũng được quy định một cách xứng

đáng đối với những người thực hiện hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc can trở kết hôn

tự nguyện, tiến bộ: “ người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyệncủa họ, can trở người khác kết hôn đã bị xử phạt hành chính về hành vi này màcon vi phạm, thì bi phạt cảnh cáo, cai tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù tit

3 tháng đến 3 năm `

Như vậy, không chỉ ghi nhận sự bình đẳng của nam, nữ về quyền tự do kết hôn,

pháp luật còn bảo đảm cho quyền đó được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế Tuy

nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, để bảo vệ một cách có hiệu quả sự bình đẳng giữa

nam và nữ trong việc thực hiện quyền tự do kết hôn, trước hết, chủ thể thực hiện

Trang 38

quyền phải có ý thức trong việc thực hiện quyền của mình Các chủ thể thực hiệnquyền, đặc biệt là người phụ nữ, nhiều khi còn có tâm lý mặc cảm cho rằng mình là

“phận gái” nên có thát độ buông xuôi, phó mặc, thậm chí muốn nhờ pháp luật canthiệp nhưng lại không dám lên tiếng Đây cũng là những lực cản nhất định có ảnhhưởng từ phong tục tập quán đến việc thực hiện quyền kết hôn của phụ nữ Mặt

khác, do trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, sự hiểu biết về pháp luật chưa có hoặcchưa đầy đủ cũng tác động đến việc thực hiện quyền kết hôn của phụ nữ Vì lẽ đó,chúng tôi cho rằng để bảo đảm các quyền của phụ nữ nói chung, quyền kết hôn nóiriêng cần thiết phải áp dụng một số biện pháp đồng bộ, có như vậy pháp luật mới

thực sự đi vào cuộc sống

2.1.2.2 Nam nữ bình đẳng về quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật.Theo điều 8, khoản 3 Luật HN&GD Việt Nam năm 2000 thì kết hôn trái phápluật được hiểu: “ là việc xác lập quan hệ vợ, chồng có đăng ky kết hôn nhưng viphạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định” Huỷ việc kết hôn trái pháp luật là

một chế tài của Luật HN&GD Việt Nam, được áp dụng đối với những trường hợp

được xác định là “kết hôn trái pháp luật” Theo đó, khi quyết định, bản án của Toà

án về huỷ việc kết hôn trái pháp luật có hiệu lực, hai bên nam nữ phải chấm dứt việc

chung sống bất hợp pháp Mỗi bên nam, nữ trong quan hệ hôn nhân trái pháp luật

đều có quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật: “Bên bị cưỡng ép, bị lừa dốikết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầuToà án hoặc dé nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật ”( Khoản |, Điều 15) Nhu vậy, sự bình đẳng giữa nam va nữ về quyền yêu cầu huỷviệc kết hôn trái pháp luật gắn bó một cách logic với quyền kết hôn được pháp luậtbảo vệ Suy cho cùng, việc đảm bảo cho hai bên nam nữ bình đẳng về quyền yêu cầuhuỷ việc kết hôn trái pháp luật, cũng chính là biện pháp đảm bảo cho các bên nam

nữ thực hiện quyền tự do kết hôn của mình Đảm bảo sự bình đẳng giữa nam và nữ

về quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật thể hiện tính ưu việt của pháp luật

Việt Nam dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Bởi vì, trong chế độ xã hội phong kiến, mặc

dù pháp luật của Nhà nước phong kiến Việt Nam có nhiều điểm tiến bộ khi ghi nhận

cho người phụ nữ được bình đẳng với nam giới ở một số lĩnh vực, song chưa có một

quy định nào thể hiện việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong việc khởi kiện, yêucầu xử lý hành vi vi phạm của người đàn ông Đó cũng chính là “rào cản” đối vớingười phụ nữ ở chế độ phong kiến Chính vì lẽ đó, bảo đảm sự bình đẳng cho người

Trang 39

phụ nữ trong việc thực hiện quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cũng là

một khía cạnh của vấn đề giải phóng phụ nữ

2.1.3 Nam nữ bình dang trong mối quan hệ giữa vợ và chong

Hai bên nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân, tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết

hôn, thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, sẽ được cấp

gidy chứng nhận dang ký kết hôn Giấy chứng nhận dang ký kết hôn chính là chứng

cứ pháp lý quan trọng ghi nhận họ là vợ chồng của nhau, kể từ thời điểm đó, giữa

hai bên nam nữ phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng Là nội dung của quan

hệ pháp luật HN&GD, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng bao gồm các quyền vanghĩa vụ về nhân thân và các quyền và nghĩa vụ về tài sản Theo quy định của LuậtHN&GD Việt Nam hiện hành, vợ chồng bình đẳng về các quyền và nghĩa vụ này

2.1.3.1 Vợ chồng bình đẳng trong các quyền và nghĩa vụ về nhân thân.

* Vợ chồng bình đẳng trong các quyền và nghĩa vụ về nhân thân thể hiện

môi liên hệ tình cảm giữa vợ và chồng

Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng thể hiện mối liên hệ tương ứng, quyền củangười này đồng thời là nghĩa vụ của người kia và ngược lại Trong mối liên hệ giữa

vợ và chồng, quyền và nghĩa vụ thể hiện tình cảm giữa vợ và chồng chính là nhữngquy phạm đạo đức được nâng lên thành luật “Vo chồng chung thuỷ, thương yêu, quýtrọng, chăm sóc giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến

bộ, hạnh phúc bền vững” [14, tr 295]

Yêu thương, chung thuỷ với nhau chính là cái gốc của tình yêu mà tình yêu là

cơ sở của hôn nhân Hôn nhân hạnh phúc chỉ có thể là một cuộc hôn nhân được xâydựng trên tình yêu, vì bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ được Do đó, nghĩa

vụ chung thuỷ được đặt ra cho cả hai phía vợ chồng và là yếu tố quan trọng đểchúng ta bảo vệ một chế độ hôn nhân tiến bộ “hôn nhân một vợ, một chồng” Nghĩa

vụ chung thuỷ, theo quy định của pháp luật HN &GD hiện hành được đặt ra đối với

cả hai phía “người chồng” và “người vợ” Bởi vậy, điểm tiến bộ của pháp luậtHN&GD xã hội chủ nghĩa là đảm bảo một vợ, một chồng cả về phía người đàn ông.Day chính là sự “cởi trói” đầu tiên mà pháp luật dành cho người phụ nữ với tư cáchngười vợ Cũng chính vì vậy, mà việc cho phép người đàn ông lấy nhiều vợ chỉ tồn

tại trong pháp luật phong kiến, còn trong chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa thì hônnhân một vợ, một chồng là hôn nhân một vợ, một chồng theo nghĩa gốc, chứ tuyệtnhiên không phải theo nghĩa lịch sử của danh từ đó [3]

Trang 40

Tình yêu gắn bó hai bên nam nữ trong quan hệ vợ chồng, nghĩa vụ thuỷ chung,thương yêu nhau là nhân tố quan trọng để duy trì cuộc hôn nhân hạnh phúc, bềnvững chính vì lẽ đó, nghĩa vụ chung thuỷ cũng được pháp luật đảm bảo thực hiện

một cách chặt chẽ Điều 4, Khoản 2 Luật HN&GD Việt Nam năm 2000 quy định:

“Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng vớingười khác hoặc người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợchồng với người đang có vợ, có chồng” Cụ thể hoá quy định này, Điều 10 LuậtHN&GD Việt Nam năm 2000 đã quy định cấm kết hôn đối với người đang có vợ

hoặc có chồng Trường hợp kết hôn vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng

sẽ phải xử huỷ theo quy định của pháp luật Bên cạnh đó, Luật hành chính cũng cónhững chế tài phù hợp áp dụng cho hành vi vi phạm nguyên tắc này:

Phat tiền từ 100000 đồng đến 500000 đồng đối với một trong các hành vi

sau đây:

a Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợchồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng

b Chưa có vợ hoặc có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng

với người mà mình biết rõ là đang có vợ hoặc đang có chồng nhưng chưagây hậu quả nghiêm trọng” [14, tr 412]

Đặc biệt, khi hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng ma “gây hậuquả nghiêm trọng” hoặc đã bi xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thi

trong trường hợp này, chế tài của luật hình sự sẽ được áp dụng, để bảo vệ chế độ hôn

nhân một vợ, một chồng : “phat cảnh cáo, cải tao không giam giữ đến 1 năm hoặcphạt tù từ 3 tháng đến 1 năm” [11] Day là một chế tài thực sự nghiêm khác dànhcho những kẻ vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

Tình yêu là cái gốc của hôn nhân Do đó, tình yêu trước hết phải là biểu hiệncủa lòng yêu thương, quý trọng sự chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau từ hai phía nam và nữ.Bởi vì, tình yêu nhất định phải là sự kết hợp một cách hài hoà giữa cả hai phía “cho”

va “nhận” Chính vi vậy, để xây dung một gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc,bên vững, nghĩa vụ quý trọng, chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau giữa hai vợ chồng là một

nghĩa vụ “bình đẳng” không chỉ dưới góc độ pháp luật mà ở cả khía cạnh đạo đức.

Trong chế độ xã hội phong kiến, người chồng luôn luôn trong vai trò “một ông chủ”còn người vợ thì phải chịu “lệ thuộc” vào người chồng Do vậy, nghĩa vụ quý trọng,chăm sóc người chồng là nghĩa vụ của người vợ Còn người chồng, chỉ phải làm tròn

Ngày đăng: 27/05/2024, 16:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w