1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nghiên cứu phát hiện những bất cập của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000

251 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu phát hiện những bất cập của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Cừ
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 251
Dung lượng 59,43 MB

Nội dung

Quá trình thực hiện và ápdụng Luật những năm qua cho thay có một số điều quy định của Luật chưa cụ thé,thiếu sự thống nhất trong hệ thống pháp luật nói chung và ngay cả trong Luật HN&GĐ:

Trang 1

DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CAP TRƯỜNG

NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000

MÃ SO: LH-2010-07/DHL-HN

Cha nhiệm dé tai: TS NGUYEN VAN CU

KHOA PHAP LUAT DAN SUTRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

| TAUNG TÂM THÔNG TIN THỰ Vic

Trang 2

BANG CHU VIET TAT

Nghị quyếtQuyết địnhViện kiểm sátTòa án nhân dân tôi cao

Thông tư Thông tư liên tịch

Trang 3

MỤC LỤC

PHAN THỨ NHẤTTONG THUẬT NOI DUNG CÁC CHUYEN ĐÈ NGHIÊN

CỨUPHAN THỦ HAICAC BAO CÁO CHUYEN DE

1 | NHUNG TÁC DONG CUA SỰ PHÁT TRIEN KINH TE - XÃ

HỘI DEN CAC QUAN HE HON NHÂN VA GIA DINH VA YEU

CẬU SUA ĐÔI,BÓ SUNG LUAT HON NHÂN VA GIA ĐÌNH

NAM 2000

ThS.Nguyễn Hong Hải - Bộ Tư pháp

59

2 | MỘT SỐ QUI ĐỊNH TRONG HỆ THONG PHÁP LUAT VIỆT

NAM HIỆN HANH LIÊN QUAN DEN LĨNH VUC HON NHÂN

VÀ GIA ĐÌNH

TS Nguyễn Thị Lan - Đại học Luật Hà Nội

69

NHAN XÉT, DANH GIA VE TINH HÌNH THUC HIỆN LUẬT

HON NHAN VA GIA DINH TRONG NHUNG NAM QUA

TS Ngô Thi Hường — Dai học Luật Ha Nội

80

4| CHE ĐỊNH KET HON TRONG LUẬT HON NHÂN VA GIA

ĐÌNH VIET NAM NAM 2000

|

Ths Bùi Thị Mừng - Đại học Luật Hà Nội

5 | MỘT SO DIEM CAN SUA ĐÔI, BO SUNG VE CHE ĐỊNH

QUAN HỆ GIỮA VO VÀ CHONG TRONG LUAT HON NHÂN

VA GIA ĐÌNH VIET NAM NĂM 2000

113

Trang 4

Mw# TS, Nguyễn Phương Lan-Đại học Luật Hà Nội.

VAN DE NUÔI CON NUÔI TRONG NƯỚC - SỰ SO SANH

GIỮA QUY ĐỊNH CUA LUẬT HON NHÂN VA GIA ĐÌNH NAM

2000 VỚI LUẬT NUÔI CON NUÔI

TS Nguyễn Phương Lan - Đại học Luật Hà Nội

131

CHE ĐỊNH XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON - NHUNG VUONG

MAC, BAT CẬP TRONG THUC TIEN ÁP DỤNG VÀ MỘT SO

GIAI PHÁP HOÀN THIỆN

TS Nguyễn Thị Lan - Đại học Luật Hà Nội

148

CHE ĐỊNH CAP DUONG GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG

GIA ĐÌNH THEO LUAT HN & GP VIỆT NAM 2000

TS Ngô Thị Hường — Dai học Luật Hà Nội

163

CHE ĐỊNH LY HON - NHỮNG VƯỚNG MAC BAT CẬP

TRONG THỤC TIEN AP DỤNG VÀ MOT SO GIẢI PHÁP

HOÀN THIỆN

TS Nguyễn Thi Lan - Dai hoc Luật Hà Nội

178

10

THUC TIEN AP DUNG VA NHUNG VUONG MAC, BAT CAP

POI VOI CAC TRUONG HOP CHIA TAI SAN CHUNG CUA

VO CHONG THEO LUAT HON NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIET

NAM NĂM 2000

TS Nguyễn Văn Cir - Dai học Luật Hà Nội

m7” 5 |

188

Trang 5

KET HON CÓ YEU TÔ NUOC NGOÀI THEO LUAT HON

NHAN VA GIA DINH VIET NAM NAM 2000

Ths Bùi Thị Mừng — Dai học Luật Hà Nội

12 PHÁP LUAT VE NUÔI CON NUÔI CO YEU TÔ NƯỚC NGOÀI, SO

SANH GIỮA LUAT HON NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NAM 2000 VỚI

LUẬT NUÔI CON NUÔI

TS Nguyễn Phương Lan — Đại học Luật Ha Nội

14 KET QUA XỬ LÝ THONG TIN TỪ PHƯƠNG PHAP DIEU TRA

XÃ HỘI HỌC TRONG QUA TRINH VIET DE TAI KHOA HỌC

Trang 6

MO DAU

ki %

1 Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tai:

- Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GD) Việt Nam năm 2000 có hiệu lực thi

hành từ ngày 01/01/2001 cho đến nay đã hơn mười năm Quá trình thực hiện và ápdụng Luật những năm qua cho thay có một số điều (quy định) của Luật chưa cụ thé,thiếu sự thống nhất trong hệ thống pháp luật nói chung và ngay cả trong Luật

HN&GĐ: đã có nhiều ảnh hưởng đến tính khả thi của Luật, ảnh hưởng tới chat

lượng và hiệu quả đối với các phán quyết của tòa án nhân dân các cấp khi giải quyếtcác tranh chấp từ quan hệ HN&GD và ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của

các đương sự.

- Do điều kiện kinh tế - xã hội phát triển của đất nước trong xu thế hội nhập đã

có ảnh hưởng nhiều tới hệ thống phát luật của Nhà nước ta nói chung và Luật HN

&GD nói riêng;

- Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật

trong đó có nhiều quy định liên quan tới van đề HN &GD như Bộ luật Dân sự, Luật

Dat dai, Bộ luật Té tung Dân sự, Luật Doanh nghiép, Luật Kinh doanh Bắt động

sản, Luật Nhà ở, Luật Nuôi con nuôi đòi hỏi cần có sự sửa đổi, bổ sung Luật

HN&GĐ cho phù hợp với quy định của các văn bản pháp luật trên;

- Một số văn ban của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, hướngdẫn áp dụng Luật HN&GD năm 2000 cũng chưa cụ thể, thiếu đồng bộ (Nghị quyết

số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội về thi hành Luật HN&GD năm2000; Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi

tiết thi hành Luật HN&GD; Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000của Hội đồng thâm phán TANDTC hướng dẫn TAND các cấp áp dung một số quy

định của Luật HN& GD năm 2000

- Tinh hình trên cho thấy: nghiên cứu nhằm phát hiện những vướng mắc bat

cập từ các quy định của Luật HN&GD năm 2000 trong qua trình thực hiện và áp

dụng chỉ rõ các nguyên nhân của những vướng mắc bất cập để từ đó kiến nghị, nêu

rõ các quy định của Luật cân phải được sửa đôi bỗ sung theo hướng hoàn chỉnh.

Trang 7

thông nhất nhăm hoàn thiện Luật HN&HD 2000 là rất cần thiết Dé tài có ý nghĩa lý

luận và thực tiên sâu sac trong tình hình hiện nay.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Từ khi Luật HN& GD năm 2000 có hiệu lực thi hành cho đến nay đã có một số

công trình khoa học nghiên cứu về nội dung của Luật HN&GD năm 2000:

* Giáo trình

- Giáo trình Luật HN&GD Việt Nam Trường Dai học Luật Hà Nội, 2001, 2008

* Luận án tiễn sỹ luật học

- Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GD Việt Nam năm 2000, Nguyễn

Văn Cừ 2005;

- Chế định cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình theo Luật HN&GD Việt

Nam năm 2000, Ngô Thị Huong, 2006;

- Nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam - Những cơ sở lý luận và thực tiễn,

Nguyễn Phương Lan, 2007;

- Van dé xác định cha, mẹ, con theo Luật HN&GD Việt Nam năm 2000 — cơ sở

lý luận và thực tiễn, Nguyễn Thị Lan, 2009;

- Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam : Luận

án tiễn sĩ Luật học, Nông Quốc Bình : Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Hà

Hùng Cường PGS TS Đoàn Năng, 2003.

* Luận an thạc sỹ luật hoc

- Xác định tài san của vợ- chồng theo Luật HN&GD năm 2000, Nguyễn Hồng

Hải.

- Căn cứ pháp lý và thủ tục giải quyết các vụ kiện ly hôn tại toà án Việt Nam : Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2002, Nguyễn Thị Tuy Hoa.

- Bui Thi Mừng, Bao vệ quyền lợi của phụ nữ trong Luật HN&GD Việt Nam.

Luận án thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2003.

ho

Trang 8

* Sach chuyên khao

- Một số van dé lý luận và thực tiễn về Luật HN&GĐÐ năm 2000 Nxb.CTQG, Hà

Nội 2003.

- Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật HN& GD Việt Nam Nxb Tư pháp

2008.

- Một số quy định về hôn nhân và gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, 2005

- Pháp luật về hôn nhân và gia đình trước và sau cách mang tháng tám Ngô Văn

Thâu, Nxb Tư pháp, 2005.

- Cấp dưỡng theo pháp luật Việt Nam Thu Anh NXB Tư pháp 2006

- Bình luận khoa học luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Đinh Thị Mai Phương

chủ biên; Bộ tư pháp Viện nghiên cứu khoa học Pháp lý, Nxb Chính trị quốc gia, 2004

- Tưởng Duy Lượng Binh luận một số vu án dân sự và hôn nhân va gia đình.

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001.

* Một số công trình khoa học đăng trên các tạp chi chuyên ngành về pháp luật

- Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tô nước ngoài tại Việt Nam những vướngmặc cần tháo gỡ, TS Vũ Đức Long, Tạp chí Dân chủ và pháp luật Bộ Tư pháp, Sốchuyên dé

- Bàn về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tổ nước ngoài,Thái Công

Khanh.,Tạp chí Toà án Toa án nhân dân tối cao, Số 01/2004, tr 12 - 17 2004, tr 02

- 4 & 32.

- Xem xét yếu tổ lỗi khi ly hôn với việc giải quyết quyền lợi người phụ nữ khi ly

hôn / Phan Thị Vân Hương.Tạp chí Toà án nhân dân Toa án nhân dân tối cao, Số 3/2011, tr 14- 15.

- Mối quan hệ giữa nghĩa vụ nuôi dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng trong Luật Hôn

nhân và gia đình ThS Ngô Thị Hường ,Tạp chí Dân chủ và pháp luật Bộ Tư pháp,

Số 4/2005, tr 13 - 18

- Quyền kết hôn và li hôn của phụ nữ Thái Lan và Việt Nam nhìn từ góc độ so

sánh luật Bùi Thị Mừng, Tạp chí Luật học Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 2/2011 tr 58 — 62.

Trang 9

- Hậu quả pháp lí của việc chia tài san chung của vợ chéng trong thời kì hôn nhân ThS.Nguyén Phương Lan, Tap chí Luật học Số 6 /2002 tr 22 -27.

- Nguyễn Văn Cừ "Quyên bình đăng của vo chông đối với tài sản thuộc sở hữu

chung hợp nhất theo Luật HN&GĐ năm 2000" Tạp chi nhà nước và pháp luật số

5.2003.

Những công trình khoa hoc trên phần nào đã nghiên cứu một số chế định, lĩnh

vực (nội dung) cơ bản của Luật HN&G D năm 2000 cả vỀ cở SỞ lý luận và thực tiễn

áp dụng.

- Dé tài * Nghiên cứu phát hiện những bat cập nhằm hoàn thiện Luật HN&GD

Việt Nam năm 2000” nghiên cứu toàn diện đầy đủ các chế định, các quy định của Luật HN&GD năm 2000, đặt trọng tâm phát hiện những vướng mắc, bat cập trong

quá trình thực hiện và áp dụng Luật HN &GD năm 2000; nghiên cứu những ảnh

hưởng của các điều kiện phát triển kinh tế-xã hội đối với các quan hệ HN&GD; từ

đó nêu các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện các quy định của Luật HN&GD năm

2000 là cần thiết, có tính thời sự

3 Phạm vi và mục đích nghiên cứu

3.1 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu phát hiện những vướng mắc, bất cập từ các quy định của Luật

HN&GD năm 2000 nhằm hoàn thiện các quy định của Luật HN &GD năm 2000

Đề tài nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực HN& GD gắn với hệthống pháp luật của Nhà nước ta

3.2 Mục đích nghiên cứu dé tài

Nghiên cứu ảnh hưởng sự phát triển của các điều kiện kinh tế-xã hội ở nước ta những năm qua đã có tác động đến các quan hệ HN&GD;

Nghiên cứu chỉ rõ những vướng mắc, bất cập trong các quy định của Luật

HN&GD Việt Nam năm 2000 qua quá trình thực hiện và áp dụng Luật những nam qua ở nước ta;

Nêu và phân tích rõ các lý do, nguyên nhân của những vướng mắc, bat cập do;

Kiến nghị các giải pháp, sửa đối, bố sung nhăm hoàn thiện va nâng cao hiệu

quả (tính khả thi) thi hành va áp dụng Luật HN&GD trong thời gian tới;

Dé tài khi hoàn thành sẽ là một công trình khoa học rất có ý nghĩa cả về lý

aon

Trang 10

luận và thực tiễn Luật HN&GD:; có giá trị tham khao trong việc pháp điên hóa

nhăm hoàn thiện các quy định của Luật HN&@GĐ; là tài liệu nghiên cứu học tap

môn Luật HN&GD Việt Nam.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận về nhà nước và pháp luật của họcthuyết Mác-Lênin va Tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đối mới đất nước.Trong suốt quá trình thực hiện dé tài, các phương pháp sau đây được sử

dụng dé làm rõ van dé được đặt ra:

e Phương pháp điều tra xã hội học

5 Nội dung của đề tài

Sự phát triển của các điều kiện kinh tế-xã hội ở nước ta những năm qua có

ảnh hưởng tới hệ thống pháp luật, trong đó có Luật HN&GD;

Những vướng mắc, bất cập của quá trình thực hiện và áp dụng Luật HN&GD

năm 2000 (theo từng chế định cụ thé: kết hôn, quan hệ pháp luật về tai sản giữa vợ

và chồng, van dé cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình, van dé xác định cha, me, con, van dé ly hôn, quan hệ HN&GD có yếu tố nước ngoai );

Nghiên cứu thực trạng áp dụng Luật HN&GD những năm qua ở Việt Nam —

những thành tựu và một số hạn chế;

Nghiên cứu các nguyên nhân, lý do của những vướng mắc bat cập đó;

Kiến nghị các giải pháp sửa đôi, bô sung nhăm hoàn thiện các chế định, các

quy định của Luật HN&GD năm 2000, tạo cơ sở thực hiện và áp dụng Luật thống

nhất;

Nghiên cứu về nội dung Luật Gia đình của một số nước trên thế giới từ đó

phân tích những nét tương đồng và khác biệt trong Luật HN&GD Việt Nam.

Trang 11

PHAN THỨ NHÁT

TONG THUATNOI DUNG CAC CHUYEN DE NGHIEN CUU

I Các điều kiện kinh tế-xã hội Việt Nam tác động đến các quan hệ

hôn nhán và gia đình.

Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh, dù xã hội đang ở bậc phát

triển nào, gia đình vẫn luôn khẳng định được giá trị bất biến như là một nền

táng xã hội - một nhóm xã hội cơ sở kiến tạo nên xã hội rộng lớn, cơ sở tiệm

tiền của xã hội qua mọi thời đại Do đó, sự trường tồn của quốc gia, dân tộcphụ thuộc rất nhiều vào sự tổn tại và phát triển của mỗi gia đình Gia đình

phải là điểm xuất phát và trở về của mọi chính sách xã hội Tuy nhiên, mối

quan hệ giữa gia đình và xã hội, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng luôn có

những tác động tích cực và tiêu cực đến hình thái, thiết chế và các chức năng

xã hội của gia đình Dé dam bảo phát huy vai trò của gia đình đối với xã hội,qua mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, nhà làm luật các nước

đều có sự điều chỉnh pháp luật về gia đình Gia đình và pháp luật về gia đình

của Việt Nam cũng mang những sắc thái chung như vậy Tính đến tới thời

điểm này, Việt Nam đã có ba văn bản Luật Hôn nhân và gia đình (năm 1959,

1986 và 2000), mỗi văn bản luật này đều được ban hành trong những bối cảnh

kinh tế - xã hội khác nhau Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bịsửa đối, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sự cần thiết của việcsửa đổi, bô sung lần này đã được các cơ quan xây dựng pháp luật dự liệu,

song có một nội dung không thé loại trừ, đó là những tác động của sự phát

triển kinh tế - xã hội đến các quan hệ hôn nhân - gia đình và yêu cầu sửa đổi,

bô sung Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

là)

Trang 12

* Chính sách phát triển kinh tẾ - xã hội tác động đến các quan hệ HN&GD.Giai đoạn 2001 — 2010 là giai đoạn Việt Nam thực hiện Chiến lược pháttriển kinh tế xã hội năm 2001 - 2010 được Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốclần thứ IX thông qua, với mục tiêu tổng quát là: Đưa nước ta ra khỏi tìnhtrạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tỉnh thần củanhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nướccông nghiệp theo hướng hiện đại Nguôồn lực con người, năng lực khoa học vàcông nghệ, kết câu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăngcường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hìnhthành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao Mụctiêu phát triển được thực hiện dựa trên 4 quan điểm: (1) Phát triển nhanh, hiệuquả và bên vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng

xã hội và bảo vệ môi trường; (2) Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm,xây dựng đồng bộ nên tảng cho một nước công nghiệp là yêu cau cấp thiết;(3) Đây mạnh công cuộc đổi mới, tạo động lực giải phóng và phát huy mọinguôn lực; (4) Gắn chặt việc xây dựng nén kinh tế độc lập tự chủ với chủđộng hội nhập kinh tế quốc té; (5) Gan chat viéc xay dung nên kinh tế độc lập

tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

* Sự phát triển kinh tế - xã hội tác động đến các quan hệ HN&GDP

Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001

-2010, Việt Nam đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn,

thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tàichính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rấtquan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhómnước đang phát triển có thu nhập trung bình Nhiều mục tiêu chủ yếu củaChiến lược 2001 - 2010 đã được thực hiện, đạt bước phát triển mới cả về lựclượng sản xuất, quan hệ sản xuất Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình

quân 7,26%/nam Năm 2010, tông sản phâm trong nước bình quân đâu người

~J

Trang 13

đạt ¡.!68 USD Cơ cau kinh tế chuyên dịch theo hướng tích cực Thê chế kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn

thiện Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt,

nhất là xóa đói, giảm nghèo Đời sống vật chất và tỉnh thần của nhân dân

được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng Chính trị

-xã hội ôn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững Công tác đối ngoại, hộinhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo môi trườnghòa bình, ôn định va tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước

Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi Thế và lực của nước ta vữngmạnh thêm nhiêu; vị thé của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo

ra những tiền dé quan trọng dé đây nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

nâng cao chất lượng cuộc song cua nhan dan

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nêu trên, Việt Nam cũng đã bộc

lộ những hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội của mình:

- Thứ nhát, kinh tê phát triển chưa bền vững, tăng trưởng kinh tế vẫndựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyên sang pháttriển theo chiều sâu;

- Thứ hai, các lĩnh vực văn hóa, xã hội có một số mặt yếu kém chậm

được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế: đạo đức, lối sống trong

một bộ phận xã hội xuống cấp;

-Thứ ba, môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên, đấtđai chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả, chính sách đất

đai có mặt chưa phù hợp;

- Thứ tu, thê chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cau

hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của nhiều quan hệ xã

hội, trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình.

Trang 14

“Cac quan hệ hôn nhân và gia đình đặt ra sự can thiết phải sửa đi,

bố sung Luật hôn nhân và gia đình

Những tác động về chính sách và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội

của Việt Nam trong thời gian qua đã có những ảnh hưởng hai chiều đến hình

thái, thiết chế và các chức năng xã hội cơ bản của gia đình cần được nhiên

cứu không chỉ vé mặt lý luận, thực tiễn mà ca trong sự điều chỉnh của phápluật đối với gia đình

- Tác động, ảnh hướng đến chức năng gia đình: Với tư cách là một đơn

vị tiêu dùng, gia đình có mối quan hệ phụ thuộc nhiều hơn, chặt chẽ hơn vào

các thiết chế, tô chức xã hội khác Đồng thời, nó có tác động mạnh mẽ đến

việc thực hiện chức năng kinh tế trong gia đình, đến tải sản, sở hữu và việc

thực hiện các giao dịch Mô hình các thành viên gia đình cùng tham gia lao

động, sản xuất, kinh doanh chung trên nền tang tài sản chung của gia đình

đang bị thách thức Với tác động này, đã đặt ra sự cần thiết có những điều

chỉnh thích hợp từ phía pháp luật về tài sản, sở hữu và giao dịch trong mối

quan hệ nội tại giữa các thành viên của gia đình, giữa gia đình và xã hội, giữa các thành viên của gia đình với người thứ ba.

- Tác động, ảnh hưởng đến cấu trúc gia đình: khi chức năng của giađình chuyền từ đơn vị sản xuất sang đơn vị tiêu dùng thì những chuẩn mực về

cấu trúc phục vụ cho chức năng sản xuất của gia đình đã dần thay đổi và hình

thành những chuẩn mực cấu trúc mới thích ứng với chức năng mới của gia

đình Đó là sự thay đối về mô hình hôn nhân và chung sống lứa đôi Đã xuất

hiện lệch chuân trong quan niệm về dao dire hôn nhân, ở một số người, một

bộ phận dân cư tính nghiêm túc của hôn nhân đang bị xem thường, từ lập

luận kết hôn khi yêu nhau và ly hôn khi không còn tình yêu vợ chồng, họ đã

bo qua tat ca các khía cạnh rang buộc của mối quan hệ cha mẹ — con cái Biéu

hiện xem nhẹ mức độ nghiém trọng của việc ly hôn đôi khi con có nguyên do là: lay việc kết hon làm "ban đạp” đê đạt một mục dich nào đó.

Trang 15

Ngoài sự thay đôi về cuộc sống lứa đôi, sự suy giảm của mô hình gia

đỉnh mo rộng ba thế hệ và gia tăng mô hình gia đình nhỏ, sự thay đổi về vaitrò và mỗi quan hệ giữa các thành viên và các thế hệ trọng gia đình (vợ -

chồng, cha mẹ - con, người cao tuổi — con cháu ) cũng dang là van dé xã hội

và pháp lý phát sinh trong giai đoạn phát triển hiện nay O Việt Nam, từ trướcdén nay, van dé cao việc chăm sóc con cái và con cái có hiệu đối với ông ba,cha mẹ Song, trong những năm gần đây, đã có một số gia đình quá yêu chiêu

con cái hoặc không quan tâm, săn sóc ông bà, cha mẹ không muốn làm nghĩa

vụ phụng dưỡng cha mẹ Từ ché đặt mục đích “loi ích" làm trọng, họ đã thúc

day các thành viên gia đình đối xu với lớp người già theo nguyên tắc trao đôisòng phăng Họ đã lây mức độ giàu — nghèo làm tiêu chuân xác định quan hệ

thân sơ trong họ hàng Sự lúng túng, bất lực trong việc giáo dục đạo đức gia

dinh cua cha mẹ, sự coi thường, phủ định sạch trơn những nội dung và hình

thức piáo dục đạo đức truyền thống cho con cái đã dẫn đến phá vỡ mối liênkết tinh thân của tô ấm gia đình Những thay đổi liên quan cấu trúc gia đình

như thé, đòi hỏi nhà làm luật nghiên cứu sửa đổi, bổ sung kịp thời các quyđịnh về quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, về công nhận, bảo

hộ quyên của các thành viên trong gia đình với tư cách là chủ thể cá nhân và

với tư cách là thành viên của hộ gia đình.

- Tác động, ảnh hưởng đến thiết chế của gia đình: kinh tế thị trường

phát triển, tự do cá nhân được dé cao cùng với quá trình hội nhập, toàn cầu

hóa đã và đang có những ảnh hưởng tích cực, song cũng đặt ra rất nhiều van

đề xã hội và pháp lý về thiết chế gia đình can phải giải quyết Trong đó có,Tác động về thiết chế quốc tịch trong hôn nhân; Tác động về thiết chế giới

tính trong hôn nhân;Tác động về thiết chế tình trạng chung séng;Tac động về

thiết chế gia đình không day đủ; Tác động về thiết chế tuổi kết hôn

10

Trang 16

II Môi liên hệ và chế ước của một số qui định trong các luật chuyên

ngành đối vớ Luật HN&GD

Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, các quan hệ hôn nhân và gia

dinh ngày cảng trở nên phức tạp hơn do sự đa dạng về các quan hệ xã hội ở

các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội vì vậy, các quan hệ pháp luật

hôn nhân và gia đình phải được đặt trong các mối liên hệ với các quan hệ

pháp luật thuộc các ngành luật khác nhau Các văn bản pháp luật trong hệ

thống pháp luật Việt Nam có liên quan và ảnh hưởng nhất định tới các quan

hệ thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình Trong đó có những qui định phù hợp

và thống nhất với nhau nhưng cũng có nhiều qui định giữa các ngành luậtkhông có sự gắn kết, bổ sung cho nhau vì vậy đã và đang dẫn đến nhiều bấtcập và vướng mắc trong thực tiến áp dụng pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân

gia đình.

¢ Bộ luật Dân sự năm 2005 qui định bao quát các quyền hôn nhân và

gia đình như quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền xác định cha, mẹ, con,quyền nuôi con nuôi, quyền xác định dân tộc, quyên đại diện cho nhau của vợ

chồng, quyền đại diên của cha mẹ đối với con những quyền cơ bản này

được pháp luật HN&GD qui định cụ thé và chi tiết trong các chế định cụ thẻ.

Bộ luật Dân sự qui định về xác định một người là chết cũng liên quan

mật thiết tới quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình như việc cham dứt hôn

nhân khi một bên vợ hoặc chồng chết, đồng thời, trong những trường hợp đặc biệt thì quan hệ hôn nhân có thể được khôi phục khi người bị tuyên bố là chết

trở về Tuy nhiên, do điều kiện khôi phục quan hệ hôn nhân là người bị tuyên

bố là chết trở về và phải được tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố là chết,

người ở nhà chưa kết hôn với người khác nên trong thực tế xảy ra rất nhiều

vướng mắc và bat cập khi giải quyết các vấn dé nhân thân và tài sản giữa

người vợ hoặc chồng bị tuyên bồ là chết với người vợ hoặc chong trước đây

của họ, đặc biệt là về xác định tài sản chung, tài sản riêng có trước và sau khi

1]

Trang 17

bị tuyên bố là chết, xác định con chung, con riêng trước và sau khi người bịtuyên bo là chết trở vé

Trong chế định quyền sở hữu, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã qui định về

sở hữu chung, sở hữu riêng, là cơ sở pháp lý cho pháp luật HN&GD qui định

quyền sở hữu đối với tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng Đặc biệt, Bộ

luật Dân sự năm 2005 qui định về việc chia tài sản thuộc hình thức sở hữu

chung “ Trong trường hop sở hữu chung có thé phân chia thì mỗi chủ sở hữu

chung déu có quyên yêu cầu chia tài san chung, nếu các chủ sở hữu chung đã

thoa thuận không phan chia tài sản chung trong một thời han thì mỗi chủ sở

hữu chung chỉ có quyên yêu cẩu chia tai sản chung khi hết thời hạn đó; khi tàisan chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiên để

chia Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu

chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng

hoặc tài sản riêng không đu dé thanh toán thì người yêu câu có quyên yêu cẩu

chia tài sản chung để nhận tiên thanh toán và được tham gia vào việc chia tài

san chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Nếu không thé chia

phan quyên sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung

còn lại phản đối thì người có quyên có quyên yêu cau người có nghĩa vụ bản

phân quyên sở hữu của mình dé thực hiện nghĩa vụ thanh toán” Đây là qui

định liên quan mật thiết đến van dé chia tài sản chung của vợ chồng trong thời

ky hôn nhân, đảm bảo quyên và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng cũng như

người thứ ba có liên quan.

Trong chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Bộ luật Dân sự

năm 2005 qui định khá chỉ tiết về các trường hợp bồi thường thiệt hại do xâm

phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác; năng lực chịu tráchnhiệm bồi thường thiệt hại Đây là những vấn đề có liên quan mật thiết và là

cơ sơ pháp lý quan trọng dé xác định khoản tiền được bồi thường thiệt hại đó

là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng khi vợ, chồng là người bị thiệt

hại; khoản tiền bồi thường thiệt hại đó thuộc về trách nhiệm của một bên vợ

12

Trang 18

chông hay cả hai bên vợ chồng khi vợ chồng là người gây thiệt hại hoặc con

của họ la người gây thiệt hai

Luật nhà ở năm 2005 có qui định “trong trường hợp chu sơ hữu nhà ở

thuộc sơ hữu chung văng mặt mà được tòa án tuyên bố là mát tích thì các chu

sơ hữu nhà ở thuộc sở hữu chung còn lại được quyên bàn nhà ở đó, phan giá

trị quyên sở hữu nhà ở của người mat tích được xử ly theo qui định cua pháp

luật dân sự ” Việc áp dung qui định này dé giải quyết cho vợ chồng được bán

nhà là tài sản chung khi một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố mat tích Qui định

này cần được mở rộng cho tất cả các loại tài sản chung của vợ chồng nhằm

đảm bảo cho các hợp đồng mua bán tai sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng

được thông thoáng, hợp pháp.

» Luật Dat đại năm 2003 và Luật nhà ở năm 2005 qui định rất cụ thể vềviệc xác định quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà đối với cá nhân Trong đó

qui định “ Trường hợp quyên sử dụng đất là tài sản chung của vợ và

chong, thì giấy chứng nhận quyên sử dụng đất phải ghi rõ cả họ tên vợ và họ,tên chồng ` Luật nhà ở năm 2005 qui định “ Nhà ở thuộc quyên Sở hữuchung hợp nhất thì ghi tên người được các chủ sở hữu thỏa thuận cho đứngtên trong giáy chứng nhận, nếu không có thỏa thuận thì ghi du tên các chủ sở

hitu nhà ở đó; trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chong thì ghi du

tên của ca vợ và chẳng, trường hợp có vợ hoặc chông không thuộc diện được

SỞ hữu nhà ở tại Việt Nam theo qui định của pháp luật thì chỉ ghi tên người

có quyên sở hữu nhà ở tại Việt Nam ” Những qui định nay góp phan giảiquyết triệt dé các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng, đảm bảo quyền và

lợi ích của các chủ thể trong việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản Mặtkhác, tạo ra những cơ chế hợp lý cho việc thực hiện các giao dịch liên quan

Trang 19

dụng tài san chung của vợ chồng dé kinh doanh nếu tài san đưa vào kinh

doanh là tài sản chung Mặt khác, luật Doanh nghiệp cũng qui định những hạn

chế mà vợ chồng rất khó khăn khi thành lập doanh nghiệp đó là khi vợ chồng

hoặc một bên vợ, chồng là cán bộ công chức Trong khi đó, pháp luật Hôn

nhân và gia đình qui định khá chặt chẽ về việc thỏa thuận của vợ chồng đối

với việc định đoạt tài sản có giá trị lớn, dùng tài sản để đầu tư kinh doanh, nếu

không có sự thỏa thuận của vợ chồng thì việc giao dịch đó bị coi là vô hiệu.

Như vậy, các văn bản pháp luật ở các lĩnh vực khác nhau qui định không

thong nhất, điều này dẫn đến việc khó khăn và vướng mắc trong việc áp dụng

pháp luật, đặc biệt là việc giải quyết tranh chấp của vợ chồng về xác định tài

san chung, tài sản riêng, trách nhiệm của vo chong đối với tài sản.

Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng qui định cụ thể những khoản tiền

lương, tiên thưởng, tiền thu lao và những lợi ích vật chất khác ma các thành

viên công ty với tư cách là giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị được hưởng Những khoản lợi ích vật chất này thường được tính dựa trên

vị trí của người đó trong doanh nghiệp, dựa trên phần vốn góp của họ trong

doanh nghiệp đó Qui định này có liên quan mật thiết đến quan hệ hôn nhân

và gia đình mà đặc biệt là quan hệ giữa vợ chồng trong việc xác định tài sản

chung của vợ chồng, tài sản riêng của một bên vợ, chồng Tuy nhiên, việc xác

định này trở nên khó khăn hơn khi phần góp vốn vào doanh nghiệp là tài sản

riêng của một bên vợ chồng nhưng phần lợi tức thu được lại nằm trong thời

kỳ hôn nhân, hoặc phan vốn góp là tài sản chung nhưng khi doanh nghiệp tái

đầu tư kinh doanh thì việc định đoạt phần tài sản trong doanh nghiệp thường

do những người đứng đầu trong doanh nghiệp quyết định Người vợ hoặc

người chồng còn lại thường không được thể hiện y chí trong việc định đoạt tài

sản chung đó.

Khi dé cập đến loại hình doanh nghiệp là công ty hợp danh, Luật

Doanh nghiệp năm 2005 qui định rằng hành viên hợp danh không được

chuyên một phan hoặc toàn bộ phan gop von cua mình tại công ty cho người

L4

Trang 20

khúc nếu khong duoc chap nhan cua các thành viên hợp danh con lai Qui

định này có liên quan chặt chẽ đến van dé chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Khi vợ chồng đăng đứng tên sở hữu phần vốn góp ở

công ty hợp danh, đã thỏa thuận để chong hoặc vợ đứng tên một phan hoặc

toàn bộ phân vốn góp đó Và trong sự thỏa thuận chia tài sản chung này cần

CÓ Sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại Vậy, việc chia tài sản

chung trong thời kỳ hôn nhân, về nguyên tắc chỉ cần sự thỏa thuận của vợ

chồng, nhưng trong những trường hợp đặc biệt vẫn có sự thể hiện ý chí của

người thứ ba.

Bên cạnh đó, mỗi loại hình doanh nghiệp, pháp luật lại qui định khác

nhau về trách nhiệm tài sản Việc tách bạch giữa tài sản của doanh nghiệp và

tài sản của gia đình, của vợ chồng trong nhiều trường hợp là không rõ ràng,

đặc biệt là các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân Từ đó, việc xác định trách nhiệm của chủ doanh nghiệp sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới tài sản của gia đình, đặc biệt là khi doanh nghiệp bị tuyên bồ là phá sản.

» Luật kinh doanh bất động sản 2007 qui định về hoạt động kinh doanh

bất động, quyên và nghĩa vu của tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh bất

động sản và giao dịch bất động sản có liên quan đến kinh doanh bat động sản

Vợ chồng với tư cách là chủ thể của Luật HN&GD nhưng khi tham gia

vào việc kinh doanh bất động sản phải chịu sự điều chỉnh của Luật kinh

doanh bất động sản, luật Doanh nghiệp, Luật đất đai Trong hoạt động kinhdoanh bat động sản, những bất động sản mà doanh nghiệp có được trước hết

phải coi là tài sản của doanh nghiệp Vì vậy, các chủ thể trong quan hệ HN&GD khi tham gia vào hoạt động kinh doanh bất động sản hay góp vốn

vào doanh nghiệp chuyên kinh doanh bất động sản tuân theo các qui định

mang tính chuyên biệt này.

¢ Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 qui định về van đề giảm trừ giacảnh Đây là vấn đề có liên quan mật thiết với các quan hệ thuộc lĩnh vực hôn

nhân và gia đình.

Trang 21

Điều 19 - Luật thuế thu nhập cá nhân qui định “giảm trừ gia canh là sốtiên được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ

kinh doanh tién lương, tiền công cua đối tượng nộp thuế là cá nhân Ngườiphụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, đó là:

Con chưa thành niên, con bị tàn tật, không có kha năng lao động: các

cá nhan không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức qui định,

bao gôm con thành niên dang học đại học, cao dang, trung hoc chuyên

nghiệp hoặc học nghệ; vợ hoặc chông không có khả năng lao động, bố mẹ đã

hết tuôi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không

Hơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng ” Qui định này

dam bảo quyên và lợi ích của cá nhân, bảo đảm sự bình đăng trong gia đình

và công bằng xã hội

* Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 qui định rất cụ thể về các quan hệ liên

quan đến quyên sở hữu trí tuệ Quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản, quyền

sở hữu trí tuệ là một quyền dân sự của cá nhân, tô chức đối với tài sản trí tuệ

Tài sản trí tuệ khác với những tài sản thông thường khác là nó có tính vô hình

bao gồm tri thức, thông tin, là kết quả của hoạt động sáng tạo nên mang tínhphi vật chất Những qui định về quyên sở hữu trí tuệ có liên quan đến các

quan hệ pháp luật HN&GD mà trực tiếp quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.

Đối với quyên tác giả, vợ chồng có thé với tư cách là chủ sở hữu tác giả đồng

thời là tác giả của tác phẩm, là chủ sở hữu quyên tác giả không đồng thời là

tác giả của tác phẩm, là tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả.Đối với quyên liên quan đến quyền tác giả, vợ chồng có thê với tư cách làngười biéu diễn, là nhà sản xuất băng ghi âm, ghi hình Đối với quyền sở hữucông nghiệp cần xác định quyên tài sản của vợ, chồng trong trường hợp vợ,chồng hoặc cả vợ chồng là chủ sở hữu của đối tượng quyền sở hữu công

nghiệp; la tác gia của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãnhiệu tên thương mại Đối với giống cây trồng cần xác định quyển tài sản của

vo chong trong trường hợp vợ, chong hoặc cả vợ chong là người trực tiép

16

Trang 22

chọn tạo, phát hiện, phát triển giống cây trồng hay là người chủ sở hữu đối

với giống cây trồng mà không đồng thời là tác giả tạo ra giống cây trồng đó

hoặc vợ chông là người được chuyên giao quyền đôi với giỗng cây trông

I, Nhận xét đánh giá chung việc thực hiện, áp dụng Luật HN&ŒĐ năm

2000 những năm qua

1 Những kết quả đã đạt được:

¢ Trong lĩnh vực kết hôn :

- _ Đa số nam nữ kết hôn đã tuân thủ các điều kiện kết hôn

- Nam nữ đăng ký kết hôn tại cơ quan có thâm quyền ngày càng cao

Điều này thể hiện ý thức tôn trọng pháp luật của nhân dân

- _ Việc kết hôn về cơ bản đã dựa trên sự tự nguyện cua nam nữ, tình

trạng cưỡng ép kết hôn hầu như không xảy ra

‹ Trong quan hệ vợ chẳng :

- Quan hệ vo chéng được duy trì trên nguyên tac bình đăng, tiến bộ

Vợ chong ngày càng bình đẳng với nhau về các quan hệ nhân thân và

tài sản.

- Đa số các cặp vợ chồng đã thực hiện nghĩa vụ và quyền của họ trên

cơ sở tự nguyện, lợi ích của vợ chồng được đảm bảo

¢ Trong quan hệ giữa cha mẹ Và con :

Về cơ bản, cha mẹ đã thực hiện tốt nghĩa vụ đối với con, đặc biệt là đối

với con chưa thành niên Con chưa thành niên được cha mẹ chăm sóc, nuôi

dưỡng tốt Đa số trẻ em trong độ tudi di học đã được cha mẹ đưa đếntrường, tạo điều kiện thuận lợi cho con phát triển

* Các cơ quan chức năng tích cực trong việc tuyên truyễn, giáo dục, vận

động tuân thủ pháp luật hôn nhán và gia đình

2 Một số điểm tổn tai:

- Vân còn tôn tại hiện tượng tao hôn, lây vo, lây chong sớm

' RUN Na VIAL o

wee HA NC pitt ay iy

R ĐẠI l

77 ip alata

| Prt N3 Q2

Trang 23

- Hôn nhân cận huyết thống còn phô biến ở nhiều vùng, nhiều dân tộc,đặc biệt là một số dân tộc vùng cao.

- Hién tượng da thê, lấy nhiều vợ còn tồn tại phô biến ở vùng nông

thôn, miền núi, đặc biệt là ở đồng bào dân tộc

- Bao lực gia đình vẫn còn là một van nan, không chi xảy ra ở nhữngvùng dân trí thấp, đời sống khó khăn mà xảy ra cả ở những vùng códân trí và đời sống cao

- Kết hôn có yếu tô nước ngoài tại Việt Nam hiện nay xuất hiện nhiềuvan dé tiêu cực

IV Những nội dung nghiên cứu phát hiện bất cập và định hướng hoàn

thiện các chế định của Luật HN& GD năm 2000

* VAN DE KET HON TRONG LUAT HON NHÂN VA GIA ĐÌNH VIET

NAM NAM 2000 :

- Những điểm bat cập : Trong những năm qua, Luật Hôn nhân và gia đình

năm 2000 đã thực sự là một cơ sở pháp lí vững chắc cho việc điều chỉnh các

quan hệ pháp luật trong lĩnh vực kết hôn trên thực tế Tuy nhiên, trong quá

trình áp dụng còn tôn tại một số điểm tổn tại sau:

+ Cách tính tuổi được quy định như hiện nay dễ dàng tạo ra sự tùy tiện

trong việc thực thi pháp luật về tuổi kết hôn

+ Chua tạo ra được mối liên hệ với các văn ban luật khác khi vẫn còntôn tại những điểm qui định chồng chéo, mâu thuẫn nhau (vẻ độ tuôi, về vẫn

dé tự nguyện, )

+ Những tập quán xấu trong lĩnh vực kết hôn vẫn còn tồn tại (tảo hôn,hôn nhân cận huyết thống, )

- Thực tiễn thi hành giải quyết việc đăng ký kết hôn cũng đặt ra một số vấn

dé cần trao déi dé tiép tuc hoan thién pháp luật về điều kiện kết hôn :

+ Với quy định về điều kiện kết hôn như tinh thần Điều 9 Luật hôn

nhân và gia đình hiện hành, đăng ký kết hôn không phải là một điều kiện kết

hón Tuy nhiên, về mặt lý luận đăng ký kết hôn có thể được coi như điều kiện

18

Trang 24

về hình thức Và khi coi đăng ký kết hôn là điều kiện hình thức thì mọitrường hợp vi phạm về đăng ký kết hôn đều xử lý theo hướng huy quan hệ đó.

Như vậy, việc xử lý vi phạm sẽ thuận tiện hơn và nâng cao tính phòng ngừa,

răn đe đối với những trường hợp xác lập quan hệ hôn nhân vi phạm điều kiện

tượng này, tránh tình trạng vi phạm điều kiện kết hôn đáng tiếc, ảnh hưởng tới

đời sống hôn nhân và gia đình

+ Việc quy định độ tuổi kết hôn của nữ, theo luật hiện hành là khôngđồng bộ với quy định của pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng dân sự nên cầnthiết phải sửa đối

* Điều kiện về sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn

Đảm bảo quyền tự do kết hôn, pháp luật hiện hành ghi nhận, việc kết

hôn phải đảm bảo sự tự nguyện của người kết hôn “ Việc kết hôn do nam và

nữ tự nguyện quyết định, không bên nao ép buộc, lừa dối bên nao: không ai

được cưỡng ép hoặc cản trở ”[2, Điều 9] Quy định điều kiện nay góp phanbảo vệ quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiễn bộ nhằm hướng tới việc xây dựng

gia đình hòa thuận, bên vững, hạnh phúc

Trường hợp kết hôn giả tạo, có thế một bên lừa dối bên kia xác lập

quan hệ hôn nhân nhưng không nhằm mục đích xây dựng gia đình Đó là

trường hợp vi phạm sự tự nguyện Một người sẽ không thể đăng ký kết hôn

với người kia, nếu người này biết rằng đối phương không thiết lập quan hệ gia

đình với họ ma hướng tới một động cơ khác Trường hợp đặc biệt là cả hai

bên cùng che mat cơ quan có thâm quyên, thể hiện sự “tự nguyện” kết hônnhưng che đậy một mục đích khác Ví dụ: Kết hôn nhằm mục đích đưa nguol

ra nước ngoài Vi thê, nêu phát hiện thay dâu hiệu nghi ngờ, co quan chức

19

Trang 25

năng phải xác minh can trọng trước khi thực hiện thủ tục đăng ký, nhằm tr6n

tránh những hậu qua đáng tiếc xảy ra, làm ảnh hướng dén tính thực thi của

các quy phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình

* Các trường hợp Luật cam kết hôn

Đảm bảo mục đích, ý nghĩa xã hội của việc kết hôn, bên cạnh quy định

về độ tuôi và sự tự nguyện của người kết hôn, nhà làm luật còn dự liệu các

trường hợp luật cắm kết hôn Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đìnhViệt Nam năm 2000, việc kết hôn bị cắm trong các trường hợp sau:

- Người đang có vợ hoặc có chồng;

- Người mat năng lực hành vi dân su;

- Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ ; giữa những người có

họ trong phạm ba đời;

- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; người đã từng là cha, mẹ nuôi với

con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rễ, bố dượng với con

riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của vợ chồng;

- Giữa những người cùng giới tinh (Điều 10).

Như vậy, có thể nói điều kiện kết hôn là một nội dung vô cùng quan

trong trong pháp luật điều chỉnh vấn dé kết hôn giữa hai bên nam nữ Chính vì

lẽ đó, các quy định về điều kiện kết hôn thé hiện tính khoa học, phù hợp với

phong tục tập quán, truyền thong của người Việt Nam sẽ góp phần xây dựnggia đình Việt Nam tiến bộ, hạnh phúc

Các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn có mối liên hệ mậtthiết với phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình Phong tục, tập quán về

hôr nhân và gia đình không chỉ là cơ sở, tiền đề để hình thành các quy phạm

vé điều kiện kết hôn mà trong chừng mực nhất định phong tục tập quán về

hôr nhân gia đình cũng có những tác động nhất định tới hiệu quả điều chỉnh

của pháp luật về hôn nhân và gia đình Chính vì vậy, “ phải khuyến khích phát

huy các phong tục, tập quán tốt đẹp và tiến tới xóa bỏ các phong tục, tập quán

lạc hậu về hôn nhân và gia đình của các dân tộc thiểu so”.

20

Trang 26

Đề dam bao nâng cao hiệu quá điều chính của pháp luật về điều kiện

kết hôn, việc phát hiện những bất cập, vướng mắc hiện nay trong thực tiễn thi

hành luật là can thiết Đây là cơ sở dé tiếp tục hoàn thiện pháp luật về điềukiện kết hôn, góp phan én định quan hệ hôn nhân và gia đình, xây dựng gia

đình Việt Nam hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc

Đăng ký kết hôn

Theo quy định của pháp luật hiện hành, mọi trường hợp xác lập quan

hệ hôn nhân đều phái đăng ký tại cơ quan nhà nước có thấm quyền “ việc kết

hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thâm quyền ( sau đây gọi

tắt là cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện Việc đăng ký kết hôn có ý nghĩa

quan trọng Đăng ký kết hôn là cơ sở để công nhận giữa hai bên nam nữ dãphát sinh quan hệ vợ chồng Thông qua việc đăng ký kết hôn chúng ta cònphát hiện được những trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn, co quan đăng ký

kết hôn, theo đó sẽ từ chối việc đăng ký kết hôn và giải thích rõ bằng văn bản

Thực tiễn thi hành giải quyết việc đăng ký kết hôn cũng đặt ra một số vấn dé

cần trao déi dé tiếp tục hoàn thiện pháp luật về điều kiện kết hôn

* Với quy định về điều kiện kết hôn như tỉnh thần Điều 9 Luật hôn

nhân và gia đình hiện hành, đăng ký kết hôn không phải là một điều kiện kết

hôn.

* Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan có thắm quyền đăng

ký kết hôn là Ủy ban nhân dân cơ sở nơi cư trú của một trong hai bên nam,

nữ.

* Về việc thẩm tra các quy định điều kiện kết hôn

Mặc dù quan hệ hôn nhân sau không được chấp nhận nhưng chúng tôi

cho rang, điều đó đã tạo ra những kẽ hở dé các bên xác lập quan hệ hôn nhân

vi phạm pháp luật về điều kiện kết hôn Vì lẽ đó, chúng tôi cho rằng cần phải

có văn bản hướng dẫn rà soát lại các trường hợp chung sống như vợ chồng màkhông đăng ký kết hôn dé quản lý chặt chẽ dé với các đối tượng này, tránh

tình trạng vi phạm điều kiện kết hôn đáng tiếc, ảnh hưởng tới đời sống hôn

Trang 27

nhân và gia đình Mặt khác, khi quan hệ giữa họ có mâu thuẫn dẫn đến ly hôn.

Tòa án sẽ có căn cứ đề thụ lý và giải quyết theo quy định của pháp luật

* Đường lỗi xử lý đối với các trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn

- Về thuật ngữ kết hôn trái pháp luật

Kết hôn trái pháp luật: Theo quy định của pháp luật hiện hành kết hôntrai pháp luật được hiểu là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hônnhưng vi phạm một trong các điều kiện kết hôn Điều kiện kết hôn theo tỉnh

thân Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chỉ ghi nhận các điều kiện

về nội dung Do đó, các trường hợp chung sống như vợ chồng mà không đăng

ký kết hôn thì không được thừa nhận chứ không bị coi là kết hôn trái phápluật Trường hợp đăng ký kết hôn sai thẩm quyền cũng không được thừa nhận

là vợ chồng chứ không phải là kết hôn trái pháp luật

Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng vi phạm điềukiện kết hôn Điều kiện kết hôn không chỉ có các điều kiện về nội dung màcòn bao gồm cả điều kiện hình thức Quy định như vậy chặt chẽ hơn và đảmbảo xử lý một cách nghiêm minh nếu có hành vi phạm xay ra

- VỀ người có quyền yêu cau húy việc kết hôn trái pháp luật

Theo quy định tại Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Việnkiểm sát nhân dân và Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em có quyền yêu cầuTòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật

tố tụng dân sự, Viện kiểm sát nhân dân không có quyền khởi kiện đối với các

vụ việc này Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em sau đó là Ủy ban dân số gia

đình và trẻ em, hiện nay đã giải tán thành 3 bộ phận khác nhau Mảng dân số

nhập vào bộ Y tế, mảng gia đình do Bộ văn hóa thông tin phụ trách, còn Bộ

lao động thương binh và xã hội phụ trách vấn đề trẻ em Tuy nhiên, cho đếnnay chưa có một văn bản nào quy định về chủ thể có quyền kế thừa tư cách

khởi kiện của Ủy ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em theo tỉnh thần Luật hiện

hành Vì lẽ đó, chúng tôi cho rang cân phải có quy định cụ thé vê các van dé

ra to

Trang 28

này dé dam bảo tính đồng bộ và tương thích của các quy phạm pháp luật, góp

phân nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về điều kiện kết hôn

- Về đường lỗi xứ lý đối với các trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đường lối xử lý đối với các

trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn luật định được quy định khádây đủ Bên cạnh chế tài xử hủy việc kết hôn trái pháp luật, cần phải kết hợpvới các chế tài xử phạt vi phạm hành chính hoặc chế tài hình sự khi hành vi vi

phạm cau thành tội phạm để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của các quy phạm

pháp luật về điều kiện kết hôn Chế tài xử phạt vi phạm hành chính phảinghiêm khắc hơn Hiện nay, theo Nghị định số 87/CP mức xử phạt đối với

các hành vi vi phạm điều kiện kết hôn là quá thấp, không phù hợp, điều nay

dẫn đến tâm lý coi thường pháp luật, sẵn sàng chấp nhận việc nộp phạt và

việc vi phạm điều kiện kết hôn theo đó mà ngày một gia tăng Đối với cáctrường hợp vi phạm điều kiện kết hôn nhưng được xử ly theo hướng nương

nhẹ, chăng hạn như hiện nay một số trường hợp không bị xử hủy có thé xử lý

theo hướng phạt hành chính nặng hơn.

- Một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật trong chế định

két hôn

Các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn có ý nghĩa sâu sắc đối

với đời sống hôn nhân và gia đình Bởi lẽ đó, việc hoàn thiện pháp luật về vấn

đề này là cần thiết tất yếu Dưới góc độ khoa học, trên cơ sở nghiên cứu vấn

dé lý luận và thực tiễn các quy định của pháp luật trong chế định kết hôn,chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả

thi hành pháp luật về kết hôn

- Hoàn thiện quy định về điều kiện kết hôn trong pháp luật hôn nhân và

gia đình

+ Sửa đối, bô sung một số quy định về điều kiện kết hôn trong Luật HN

&GD Việt Nam năm 2000

Trang 29

Hiện nay, một vài quy định về điều kiện kết hôn còn khiếm khuyết,

không đồng bộ với các ngành luật khác, gây khó khăn cho việc thi hành phápluật về điều kiện kết hôn Dé khắc phục tình trạng này, chúng tôi cho răng cần

phải sửa đôi, bồ sung một số vấn dé sau:

- Thứ nhất: Bồ sung vào điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hànhmột khoản về điều kiện hình thức Điều 9, nên được sửa như sau:

` Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

Ứ.

4 Việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thâm quyên"

Việc quy định như tinh thần điều 9, Luật Hôn nhân và gia đình hiện

hành không thể hiện rõ nội hàm của khái niệm điều kiện kết hôn Điều này

ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật về điều kiện kết hôn Trên thực tế, việc

quy định về điều kiện kết hôn theo pháp luật hiện hành dễ tạo ra cách hiểukhông chuẩn xác về điều kiện để hôn nhân được nhà nước thừa nhận Vì rằng,

điều kiện kết hôn được quy định tại điều 9 không bao hàm điều kiện hình

thức Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng, việc bé sung thêm một khoản về điều

kiện hình thức là cần thiết đồng thời tạo ra sự thống nhất đồng bộ giữa cácquy phạm pháp luật vẻ điều kiện kết hôn, đảm bảo nâng cao hiệu quả điềuchỉnh của pháp luật về điều kiện kết hôn

- Thứ hai: Sửa khoản 1 điều 9 Luật HN & GD năm 2000

Khoản 1, Điều 9 Luật HN & GD Việt Nam năm 2000 quy định về điềukiện tuối kết hôn

“1 Nam nữ kết hôn phải tuân theo các diéu kiện sau đây:

- Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lén; ”

Việc quy định độ tuổi kết hôn của nữ, theo luật hiện hành là không

đồng bộ với quy định của pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng dân sự Mặt

khác, quy định về độ tuổi kết hôn trong luật hiện hành dễ tạo ra sự vận dụng

Trang 30

tùy tiện pháp luật về điều kiện kết hôn Vì vậy, Điều 9 khoản | nên sửa lại

theo hướng sau:

“ Điều 9 Điễu kiện kết hôn

Nam nữ kết hôn với nhau phải tuần theo các điều kiện sau đây:

1 Nam từ du hai mươi tudi tro lên, nữ từ đủ mười tam tudi trở lên; "

- Thứ ba: Sửa đôi quy định tại khoản 3, Điều 10 Luật HN & GD năm

2000

“Những trường hợp cam kết hôn

Việc kết hôn bị cắm trong những trường hợp sau đây:

em, chị em cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ ( cùng mẹ khác cha) Quan

hệ nói trên phải đúng với quan hệ huyết thống không xét tính hợp pháp của

X55

no” [ 2, Điều 1450] Chúng tôi cho rang, quy định như vậy là hợp lý Bởi lẽ,

từ sự phân tích các cơ sở của việc quy định điều cắm và thực tiễn áp dụng chothay rang, việc quy định như tỉnh thần luật hôn nhân và gia đình Việt Namhiện hành tạo ra kẽ hở dẫn đến điều cắm không đạt được trọn vẹn mục đích, ý

nghĩa xã hội của nó Vì lẽ đó, chủng tôi kiến nghị cần phải cam kết hôn trong

phạm vi quan hệ thực tế Bởi vậy, Điều 10 khoản 3 nên sửa đồi theo hướng:

20

Trang 31

` Việc kết hôn bị cắm trong những trường hợp sau đáy:

độ,

3 Gitta những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ

trong phạm vi ba đời Quan hệ giữa những người trong phạm vi điều cam này

phai là quan hệ xét trên thực tế

cân dự liệu việc ghi nhận quyển kết hôn đối với người xác định lại giới tính.Cân có một điều luật cụ thể quy định về việc cho phép người xác định lại giớitính kết hôn Có thể quy định theo hướng: Người xác định lại giới tính theo

quy định của Luật Dân sự có quyền xác lập quan hệ hôn nhân theo các quy

định của pháp luật về kết hôn và đăng ký kết hôn Có quan điểm cho rằng

không nhất thiết phải quy định van dé này trong Luật Hôn nhân và gia đình

Bởi vì, khi xác định lại giới tính, các giấy tờ tùy thân của người được xác định

lại giới tính cũng thay đối Do đó, ho sẽ thực hiện việc kết hôn như những

người bình thường Chúng tôi không tán thành với quan điểm này Bởi vì,

thực tế cho thấy pháp luật ghi nhận va cho phép xác định lại giới tính nhưng

dé hòa nhập với cộng đồng như những người bình thường đó là điều khôngđơn giản đối với người thực hiện việc xác định lại giới tính Chính vì lẽ đó,

pháp luật phải giữ vai trò là người định hướng và dẫn dắt cách xử sự cho họ.

Từ đó, pháp luật mới đi vào cuộc sống và việc kết hôn đối với người xác định lại giới tính mới được cộng đồng chấp nhận như đối với một người bình

thường.

- Thứ năm: Cần phải có giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ những trường

hợp chung sống như vợ chồng mả không đăng ký kết hôn từ trước ngày

26

Trang 32

3/1/1987 Theo quan điểm của chúng tôi, đối với những trường hợp nay nêntheo hướng yêu câu họ lập tờ khai về tình trạng chung sống như vợ, chồng màkhông đăng ký kết hôn, sau đó, ủy ban nhân dân cơ sở nơi họ cư trú xác nhận

về tình trạng này Day là cơ sở dé chúng ta xem xét đến các van dé liên quan,nhăm bảo vệ quyên lợi cho các bên vợ, chồng, tránh những vi phạm dang tiếc

xây ra.

- Hoàn thiện các quy phạm pháp luật của các ngành luật có liên quan đến

việc thực thi pháp luật về điều kiện kết hôn

Đảm bảo hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về điều kiện kết hôn, việchoàn thiện pháp luật về điều kiện kết hôn là một nội dung quan trọng Tuynhiên, dé các quy phạm này được thực thi, cũng đòi hỏi phải có một hệ thống

pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ Trong mối liên hệ với các quy định về việc

thực thi pháp luật về điều kiện kết hôn, chúng tôi cho rằng cần phải có những

giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật ở một số khía cạnh sau:

+ Mot là: Cần tiếp tục thực hiện việc sửa đổi, bổ sung các quy định củapháp luật về hộ tịch dé quản lý tốt hon công tác hộ tịch, tạo tiền dé quan trọng

cho việc thi hành pháp luật về điều kiện kết hôn

+ Hai là: Cần xây dựng các chế tài hành chính, hình sự thật nghiêmkhắc, nhằm đảm bảo tốt mục đích răn đe, phòng ngừa đối với các trường hợp

vi phạm điều kiện kết hôn

- Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về điều kiện kết hôn của mỗi cá nhân

trong vã hội

Đề nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về điều kiện kết hôn,

bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của pháp luật cần phải chú trọng các

hoạt động nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về điều kiện kết hôn chomỗi cá nhân Bởi vì, chúng ta có một hệ thống các quy định về điều kiện kết

hôn hoàn chỉnh và đồng bộ nhưng các cá nhân trong xã hội không hiểu biết

pháp luật, không tuân thủ pháp luật thì các quy phạm pháp luật đó cũng không

có giá trị thi hành Vì vậy, tính thực thi của các quy định pháp luật về điều

27

Trang 33

kiện kết hôn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tuân thủ pháp luật của mỗi cánhân trong xã hội Thực tế cho thấy nhiều trường hợp, do không hiếu biếtpháp luật dẫn đến vi phạm pháp luật về điều kiện kết hôn Hoặc mặc dù hiểu

biết pháp luật nhưng ý thức tuân thủ pháp luật kém nên cố tình vi phạm cácquy định điều kiện kết hôn Chính vi vậy, chúng tôi cho rằng, việc nâng cao ýthức tuân thủ pháp luật về điều kiện kết hôn cho mỗi cá nhân trong xã hội làviệc làm cân phải được quan tâm một cách thỏa đáng

Muốn thực hiện tốt việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cho mỗi cánhân trong xã hội cần phải thực hiện một cách có hiệu quả hoạt động phổ biếntuyên truyền và giáo dục pháp luật cho mỗi cá nhân và xử lý nghiêm khắc đối

với các trường hợp vi phạm pháp luật về điều kiện kết hôn Thực hiện việc

phố biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật về điều kiện kết hôn phải kết hợp

với việc giáo dục đạo đức lối sống và nâng cao đời sống văn hóa tỉnh thần cho

mỗi cá nhân Từ đó, định hướng cho cá nhân cách ứng xử phù hợp với quy

định của pháp luật về điều kiện kết hôn góp phan nâng cao hiệu quả điều

chỉnh của pháp luật./.

- VAN DE QUAN HỆ GIỮA VO VÀ CHONG TRONG LUAT HON NHÂN

VA GIA DINH VIET NAM NAM 2000 :

Quan hệ pháp luật giữa vợ va chồng là một chế định quan trọng, là nội

dung cốt lõi của Luật Hôn nhân và gia đình (Luật HN&GD) Việt Nam Chếđịnh pháp lý về quan hệ giữa vợ và chồng đã được quy định từ Luật HN&GDđầu tiên của nhà nước ta Tuy nhiên có những quy định đã bộc lộ sự hạn chế,không chặt chẽ, chưa thông nhất và thiếu tính khả thi Một số quy định chưagiải quyết được những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, đặc biệt là việc liên

quan đến tài sản vợ chồng

Quan hệ về nhân thân giữa vợ và chồng

Các quyên và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ chồng theo quy định củaLuật HN&GD năm 2000 đã tiếp cận được với Công ước xóa bỏ mọi loại hình

28

Trang 34

thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) Các quy định về quan hệnhân thân giữa vợ và chồng khá day đủ, thé hiện sự bình đăng về mọi mặt

giữa vợ và chồng Các quy định trong Luật HN&GD năm 2000 rất cụ thé khiđiều chỉnh về quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, như nghĩa vụ và quyền

thương yêu chung thủy với nhau giữa vợ chồng: quyên đối với việc lựa chọn

nghề nghiệp phù hợp với khả năng, nguyện vọng của vợ chồng; quyền lựa

chọn chỗ ở không bị phụ thuộc bởi phong tục tập quán, địa giới hành chính

- Về quyền đại diện cho nhau giữa vợ và chồng:

Day là van đề có ý nghĩa thực tiễn rat sâu sắc Việc đại diện cho nhau giữa

vợ và chồng vừa bảo đảm quyên, lợi ích hợp pháp của vợ chồng, vừa đảm bảo

lợi ích của gia đình, tạo điều kiện cho VỢ, chồng có thé thực hiện được một

cách linh hoạt các quyền của mình khi tham gia vào đời sống xã hội Đặc biệt,kết hợp với pháp luật dân sự bảo đảm quyền đại diện giữa vợ và chồng trong

quan hệ tài sản giữa vợ và chồng và đại diện bảo vệ quyền lợi của con chưa

thành niên trước pháp luật

- Trach nhiệm liên đới của vợ chồng (Điều 25 Luật HN&GD)

Đây là quy định có ý nghĩa thiết thực trong đời sống của vợ chồng Tuy nhiên trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng chỉ phát sinh khi giao dịch do

một bên vợ hoặc chồng thực hiện là hợp pháp nhằm đáp ứng nhu cầu sinh

hoạt thiết yếu của gia đình Tuy nhiên thế nào là “nhu cầu sinh hoạt thiết yếu

của gia đình” thì chưa có quan điểm chung thống nhất, theo Nghị định số

70/2001/ND — CP của Chính phủ cũng đã dự liệu về việc vợ chồng phải chịu

trách nhiệm liên đới đối với những giao dịch dân sự hợp pháp do một bênthực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu về ăn, ở, mặc, học hành, chữa bệnh

- Nghĩa vụ thực hiện sinh đẻ có kế hoạch

Nghĩa vụ sinh đẻ có kế hoạch là nghĩa vụ chung của cả hai vợ chồng, là

một trong những nghĩa vụ của vợ chồng trong việc thực hiện chính sách dân

số của nhả nước Tuy nhiên Luật HN&GD năm 2000 không có quy định về

Trang 35

nghĩa vụ nay mà chỉ quy định về van dé này như một nguyên tac tại khoán 3Điều 2.

- Quan hệ hôn nhân khi một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bo chết trở về

Van dé này được quy định tại Điều 26 Luật HN&GD năm 2000 Mặc dù

đã có các văn bản pháp luật khác nhau quy định, song thực tế vẫn nảy sinh

những vướng mắc xung quanh van dé này vi hậu quả pháp lý chưa được quyđịnh rõ Đề có cơ sở pháp lý thống nhất giải quyết các tranh chấp phát sinh,cần có quy định cụ thé về van dé nay Vi du, thoi điểm khôi phục quan hệ hônnhân của vợ và chồng: trong thời gian người vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố là

đã chết thì liên quan đến các quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ chồng đượchiểu và áp dụng như thế nào ? Những tài sản mà vợ, chồng tạo ra được trongkhoảng thời gian mà người chồng, vợ bị Tòa án tuyên bố là đã chết sẽ được

xác định là tài sản chung của vợ chồng hay là tài sản riêng của vợ, chồng ?

- Quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng

Quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng bao gồm quan hệ sở hữu tài sản, quan

hệ thừa kế va quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng Các quyển và nghĩa vụ taisản giữa vợ và chồng với đặc điểm phát sinh từ cơ sở hôn nhân và luôn ganliền tương ứng với nhân thân của vo chồng, không thé chuyền giao cho ngườikhác Xuất phát từ tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân, từ mục đích củaquan hệ vợ chồng được xác lập, nhà làm luật đã dự liệu một quy chế pháp lýđặc biệt để áp dụng điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng

- Về tài sản chung của vợ chồng

Quy định của pháp luật hiện hành về tài sản chung của vợ chồng còn tồn

tại một số điểm chưa đầy đủ, cần được sửa đổi bổ sung như sau:

+ Thứ nhất, về căn cứ xác lập tài sản chung: Điều 27 Luật HN&GD năm 2000

đã quy định các căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng Về cơ bản các căn

cứ này là hợp lý, phù hợp với thực tế khách quan của quan hệ vợ chồng Tuynhiên trong các căn cứ này, Luật lại chưa có quy định nào về hoa lợi, lợi tứcphát sinh trong thời kỳ hôn nhân Hoa lợi, lợi tức có thê phát sinh từ tài sản

30

Trang 36

chung cua vợ chồng hoặc từ tài sản riêng của mỗi bên vợ hoặc chồng trongthời ky hôn nhân là tai san chung hay tài sản riêng của vợ, chồng.

+ Thứ hai, về các nghĩa vụ chung của vợ chong: Khoản 2 Điều 28 LuậtHN&GD quy định: tài sản chung của vợ chồng được chi dùng dé thực hiệncác nghĩa vụ chung của vợ chồng Tuy nhiên “các nghĩa vụ chung cua vợchong” được xác định như thé nào thì chưa có văn bản nào quy định rõ Vềvan dé này cũng có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau Luật cần sửa đổi, bôquy định rõ cơ sở xác định các nghĩa vụ tài sản chung của vợ chong

+ Thứ ba, đối với các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng, đặc biệt làchia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Điều 29, 30 LuậtHN&GD năm 2000; Điều 8 Nghị định số 70/2001/ND — CP của Chính phủ)chưa dự liệu được cụ thể về hậu quả pháp lý sau khi đã chia tài sản chung của

vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc trường hợp khôi phục chế độ tài sảnchung của vợ chồng sau khi đã chia tài sản chung của vo chồng trong thời ky

hôn nhân chưa được quy định rõ ràng

- Về tài sản riêng của vợ, chồng

Trong Luật HN&GD năm 2000, quy định xung quanh van dé quyền sở hữu

tài sản riêng của vợ, chồng còn tồn tại một số điểm cần làm rõ hơn như sau:

- Thứ nhất, trong các loại tài sản riêng của vợ, chồng thì đồ dùng, tư trang cánhân chưa được hiểu một cách thống nhất Trong thực tế đời sống, d6 dùng,

tư trang cá nhân thường được mua sắm, tạo dựng bằng tải sản chung, và cóthé có giá trị lớn Khi vợ chồng hòa thuận thì không có vấn dé gì, nhưng khi

vợ chồng có mâu thuẫn thì có thé phát sinh tranh chấp những tai sản này làchung hay tài sản riêng Về vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau, nên không

có cơ sở thống nhất để giải quyết, trong khi đó các văn bản pháp luật hiệnhành cũng không có quy định cụ thể nào Luật cần có những quy định cụ thê,thống nhất về van dé này

- Thứ hai, van đề nhập tài sản riêng vào tài sản chung được quy định tại khoản

2 Điều 32 Luật HN&GD năm 2000 và Điều 13 Nghị định số

70/2001/NĐ-3]

Trang 37

CP Việc nhập tài sản riêng có giá trị lớn, tài sản là bất động sản phái được lập

thanh văn bản có chữ ký của cả vợ chồng.

Tuy nhiên, về van dé này cũng còn nhiều quan điêm chưa thống nhất; Vivậy, cần có quy định cụ thé về căn cứ xác định tài sản riêng được nhập vào tài

san chung dé có cơ sở pháp lý thống nhất khi giải quyết tranh chấp Ví dụ,

trường hợp nao được coi là mặc nhiên là vợ, chồng đã tự nguyện nhập tài sản riêng vào tài sản chung; trường hợp nào thì việc thê hiện ý chí phải bằng văn

ban, phải được công chứng, chứng thực của cơ quan Nhà nước có thâm

quyền?

Van đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Kế thừa quy định tại Điều 18 Luật HN&GD năm 1986, luật HN&GD năm

2000 quy định về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

- Về lý do dé chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân: việc chia tài sản

chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chong phải có ly do chính đáng

- Về nguyên tắc chia, cần quy định rõ nguyên tắc chia đôi tài sản chung, trừ

trường hợp vợ chéng có thỏa thuận khác Điều này xuất phát từ quyền bình

đăng về tài sản giữa vợ và chồng

- Về hậu quả pháp lý: quy định về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản

chung trong thời kỳ hôn nhân tại Điều 30 Luật HN&GD năm 2000 là tương

đối phù hợp, tuy nhiên quy định tại Điều 8 khoản 2 Nghị định

70/2001/NĐ-CP chưa thật hợp lý, cần có quy định cụ thể hơn

Cần cho phép vợ chồng được thỏa thuận lập hôn ước trước khi kết hôn

Trên cơ sở bảo hộ quyền sở hữu tài sản của cá nhân, trong đó có

vợ, chồng, pháp luật cần tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có quyền tự do sử

dụng, định đoạt tài sản của mình một cách có ích nhất, hiệu quả nhất.

Việc thừa nhận quyền tự do xác lập hôn ước của các bên trước khi

kêt hôn cũng phù hợp với xu thế chung và suy nghĩ, sự lựa chọn của các

bên đương sự Trong điều kiện kinh tế hiện nay, việc thừa nhận quyền

của vợ chồng được tự do thoả thuận về hôn ước tạo điều kiện cho vợ

‘et

Trang 38

chồng chủ động thực hiện các kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư của ban thân trước va sau khi kết hôn, đảm bảo sự ổn định của hoạt động

kinh doanh sự ổn định của đời sống gia đình Việc ghi nhận quyền nảytrong pháp luật thé hiện sự tôn trọng quyền tự do dân sự của cá nhân, nâng

cao nhận thức về quyên của cá nhân và tạo cho ca nhân nam nữ khả năng tự

lua chọn, quyết định van dé tai san của mình khi kết hôn.

- VAN DE NUOI CON NUOI CUA LUẬT HON NHÂN VA GIA DINHNAM 2000

Quan hệ nuôi con nuôi ở nước ta trong thời gian qua có sự phát triển

khá sâu rộng, ké cả việc nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố

nước ngoài, đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay

Hiện nay Luật Nuôi con nuôi đã thay thế chế định nuôi con nuôi trong Luật

HN&GĐÐ năm 2000.

* Việc nuôi con nuôi phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản và phù hợp với mục đích mà pháp luật quy định

Luật Nuôi con nuôi đã quy định rõ mục đích của việc nuôi con nuôi tại

Điều 2 là: “ Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu đài,bên vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho

con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo duc trong môi trường gia đình "

Luật Nuôi con nuôi quy định nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi, đây là

một nội dung mới chưa được quy định trong Luật HN&GD năm 2000.

Nguyên tắc khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ emđược sống trong môi trường gia đình gốc (khoản | Điều 4 Luật Nuôi con

nuôi).

Nguyên tắc chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thé tìmđược gia đình thay thế ở trong nước Nguyên tắc này cũng xuất phát từ Côngước về quyền tre em và Công ước La Hay năm 1993 Quy định này nhằm hạn

t2) led

Trang 39

chế việc trẻ em phải thay doi môi trường sóng, giữ được ban sắc văn hóa, dân

tộc, ngôn ngữ của trẻ em.

Như vậy, khi giải quyết việc cho — nhận con nuôi cần xem xét, cân nhắcmọi quy định chung có liên quan Điêu này đảm bảo giải quyết việc nuôi connuôi đúng với bản chất nhân đạo, phù hợp với lợi ích của người con nuôi,đồng thời khắc phục các hiện tượng tiêu cực lợi dụng việc nuôi con nuôinhằm trục lợi hoặc hướng tới những mục đích phi pháp khác Đây là nhữngquy định rất mới so với Luật HN&GD năm 2000, xác định nguyên tắc,phương thức cơ bản giải quyết việc cho — nhận con nuôi trong nước cũng như

con nuôi nước ngoai.

* Các điều kiện để việc nuôi con nuôi hợp pháp

Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi

Điều 8 Luật Nuôi con nuôi quy định người được nhận làm con nuôi là trẻ

em dưới 16 tuổi Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng có thé được nhậnlàm con nuôi nếu được cha dượng, mẹ kế hoặc được cô, cậu, dì, chú, bác ruộtnhận làm con nuôi (khoản 2 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi) Luật Nuôi con nuôiquy định tuổi của người được nhận nuôi là phù hợp với bản chất, mục đích

của việc nuôi con nuôi.

Diéu kiện đối với người nhận con nuôi

Có thé nói, điều kiện đối với người nhận con nuôi quy định trong LuậtNuôi con nuôi có tính kế thừa các quy định trong chế định con nuôi của LuậtHN&GD năm 2000 Các điều kiện đối với người nhận con nuôi về cơ bảnkhông có gì thay đôi, nhưng với cách diễn đạt và kỹ thuật lập pháp trong LuậtNuôi con nuôi làm cho các điều kiện dễ hiểu, rõ ràng và mạch lạc hơn

Luật Nuôi con nuôi cũng quy định rõ trong trường hợp cha dượng mẹ kếnhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, chú, bác ruộtnhận cháu làm con nuôi thì không cần phải hơn người được nhận nuôi từ haimươi tuôi trở lên Đây là cơ sở pháp lý cần thiết để giải quyết một cách hợp lý

việc nhận con nuôi giữa những người trong gia đình, qua đó khuyên khích

34

Trang 40

việc nhận trẻ em lam con nuôi giữa những người thân thích, ruột thịt trong gia đỉnh.

Sự động ý cho làm con nuôi của các bên có liên quan

Việc cho con làm con nuôi trước hết là quyền của cha mẹ đẻ Cha mẹ đẻ

có quyên bình đăng như nhau trong việc thé hiện ý chí cho con minh làm con

nuôi Việc nhận trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý

của trẻ em đó (khoản | Điều 21 Luật Nuôi con nuôi)

So với Luật HN&GD năm 2000, Luật Nuôi con nuôi đã quy định một

cách chặt chẽ, rõ ràng về việc tư van đối với những người có quyền cho trẻ

làm con nuôi.

Luật Nuôi con nuôi cũng quy định rõ tại khoản 2 Điều 21: “sự dong ý

phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay

mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cẩu trả tiền hoặc lợi ích vát

chát khác”

* Thú tục giải quyết việc nuôi con nuôi

Luật Nuôi con nuôi quy định thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi tương

đối cụ thể, để mọi người có thé dé tiếp cận, hiểu biết cách thức tiến hành việc

nhận nuôi con nuôi Điều đặc biệt là trong quá trình giải quyết việc nuôi con

nuôi, trước hết cần tìm gia đình thay thế cho trẻ em

* Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi

Vấn đề hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi là một van dé rất nhạy cảm

và phức tạp Nếu trong Luật HN&GD năm 2000, Điều 74 chỉ quy định giữa

cha mẹ nuôi và con nuôi có các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, kể từ

thời điểm đăng ký việc nuôi con nuôi, mà không có quy định nào về mối quan

hệ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi được cho làm con nuôi, thì luật Nuôi con

nudi đã có quy định cu thé hơn về van đề này Theo quy định tại Luật Nuôicon nuôi, hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi bao gồm hai mối quan hệ

chính sau:

re Pa

Ngày đăng: 27/05/2024, 12:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w